Khoá luận: Giải pháp nâng cao quản trị nhân lực tại khách sạn là một bài luận văn tốt nghiệp thuộc chuyên ngành Du lịch – Khách sạn, bài mẫu này phù hợp cho các bạn sinh viên học viên có đề tài tương tự. Lối sống con người hiện đại trong nền kinh tế tthị trường làm nảy sinh xu hướng xen kẽ giữa lao động và nghỉ ngơi để lấy lại cân bằng và đi du lịch là một lựa chọn lý tưởng. Các khu nghỉ mát và các khách sạn là yếu tố quan trọng nhất trong cơ sở hạ tầng du lịch vì vậy ngành lưu trú nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng là một bộ phận cơ bản không thể thiếu đối với hoạt động du lịch đều dược tác giả triển khai chi tiết Đề tài: Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại khách sạn City View và một số giải pháp hoàn thiện dưới đây.
Nội dung chính
3.1. Cơ sở xây dựng những giải pháp
Những đề xuất về công tác quản trị nhân lực mà khoá luận đưa ra xuất phát từ thực trạng đã trình bày ở chương 2 và một số cơ sở chủ yếu như sau:
3.1.1. Xu hướng hoàn thiện đội ngũ nhân lực và công tác quản trị nhân lực tại doanh nghiệp
Trong sự biến động mạnh mẽ của môi trường kinh doanh, tính chất gay gắt của cạnh tranh và yêu cầu phải đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên trong nền kinh tế thị trường, đòi hỏi các nhà quản trị phải có quan điểm mới, cách nhìn và định hướng mới, lĩnh hội được những phương pháp mới và nắm vững những kỹ năng mới về quản trị con người. Trong xu thế chung đó các cán bộ quản lý tại khách sạn City View đã đưa ra những định hướng hoàn thiện đội ngũ nhân lực và công tác quản trị doanh nghiệp. Cụ thể là:
Điều chỉnh cơ cấu tổ chức phù hợp với tình hình phát triển của đơn vị.
Xây dựng và tổ chức chiến lược phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu về lao động ở thời điểm hiện tại và tương lai.
Hoàn thiện đội ngũ nhân lực cả về số lượng và chất lượng nhằm phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu đang mắc phải.
Phân công cụ thể, rõ ràng đến từng bộ phận các nội dung công tác quản trị nhân lực và tổ chức giám sát thực hiện.
3.1.2. Mục tiêu của doanh nghiệp
Về công tác quản trị nhân lực: doanh nghiệp đã đưa ra các mục tiêu cho từng nội dung.
- Trong công tác hoạch định nhân lực: xác định rõ các chức danh tham gia quá trình hoạch định nhân lực.
- Trong công tác thu hút nguồn nhân lực: tiến hành việc thực hiện việc liên kết tuyển dụng tại các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề về du lịch.
- Trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực: tiến hành việc chuyên môn hoá từ công tác thu hút đến công tác đào tạo nguồn nhân lực.
- Trong công tác phân công, bố trí nhân lực: thành lập tiểu ban về kỷ luật và nâng lương, tạo cho người lao động môi trường làm việc phù hợp, thành lập tổ chức công đoàn, thường xuyên tổ chức cho nhân viên đi du lịch và học hỏi kinh nghiệm thường niên.
Về các công tác khác: tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực kinh doanh. Doanh nghiệp đưa ra chiến lược marketing nhằm quảng bá thương hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng như qua truyền hình, báo, đài, tạp chí đồng thời xây dựng hệ thống biển quảng cáo tại nhiều điểm trên một địa bàn thành phố Hải Phòng và các vùng lân cận.
3.1.3. Kế hoạch phát triển của khách sạn trong thời gian tới ( Khoá luận: Giải pháp nâng cao quản trị nhân lực tại khách sạn )
Hiện nay, Công ty cổ phần Lâm Việt đang trên đà phát triển, triển khai xây dựng City View hotel thành một khách sạn với tổng số phòng là 39 phòng, trong đó có 5 phòng VIP. Dự kiến thời gian tới công ty sẽ cho xây dựng thêm một khách sạn 3 sao ngoài Cát Bà. Quy mô của khách sạn này lớn hơn City View và dịch vụ được mở rộng hơn. Đó là ngoài những dịch vụ sẵn có và truyền thống của khách sạn thì khách sạn được xây dựng ở Cát Bà sẽ tăng số lượng các dịch vụ bổ sung: massa, gội đầu thư giãn, bể bơi, khu vui chơi giải trí….
Nếu như City View tập trung vào kinh doanh lưu trú chưa chú trọng vào kết hợp lữ hành thì khách sạn ở Cát Bà sẽ kết hợp chặt chẽ trong việc kinh doanh hai lĩnh vực này nhằm mang lại doanh thu và đạt hiệu quả kinh doanh một cách tối ưu. Tuy nhiên để thực hiện được mục tiêu mà ban lãnh đạo Công ty cổ phần Lâm Việt nói chung và City View nói riêng cần nâng cao đoàn kết, sự đồng lòng nhất trí rất cao độ, phải tận dụng mọi cơ hội để đạt được kết quả theo đúng kế hoạch đã đề ra.
Cụ thể là ban lãnh đạo khách sạn nên có những định hướng cụ thể, bám sát và phù hợp với tình hình thực tế.
Do hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng bắt nguồn từ khách hàng và nhu cầu của khách hàng. Khách sạn City View cũng là một doanh nghiệp, thực hiện hạch toán kinh doanh độc lập. Nắm bắt được thực tế và dựa vào kết quả kinh doanh của khách sạn mà Ban giám đốc khách sạn đã có những định hướng cụ thể:
- Phục vụ khách
Nghiên cứu nhu cầu của khách hàng: khách sạn đã có những đầu tư đáng kể vào khâu nghiên cứu thị trường khách hàng. Tuy nhiên đạt hiệu quả chưa cao. Số lượng khách đến lưu trú và ăn uống tại khách sạn có xu hướng tăng nhưng đó mới chỉ là khách nội địa, còn số lượng khách quốc tế còn hạn chế. Những thông tin về chất lượng dịch vụ của khách sạn tới khách hàng chưa chính xác. Bởi chất lượng dịch vụ khách hàng chưa thực sự được quan tâm cho từng đối tượng khách hàng.
Vấn đề đặt ra cho các nhà quản trị là phải luôn luôn quan tâm và trả lời câu hỏi: khách hàng hiện tại và thị trường khách tiềm năng của mình là ai? Nhu cầu chính của họ là gì? Nhận xét được khả năng đáp ứng của khách sạn mình như thế nào?
Việc hiểu rõ thị trường mục tiêu, nhu cầu đòi hỏi của thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng cũng sẽ giúp cho khách sạn dễ dàng thành công trong việc cung cấp dịch vụ có chất lượng giúp khách sạn xác định rõ tiêu chuẩn dịch vụ sẽ cung cấp.
Mục đích của việc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng khách sạn nắm bắt được những thông tin sau:
- Khách hàng biết được gì về đặc trưng của dịch vụ mà khách sạn sẽ cung cấp?
- Ai là khách hàng của khách sạn và khách hàng mong muốn điều gì?
- Khách hàng nhìn nhận về khách sạn như thế nào? ( Khoá luận: Giải pháp nâng cao quản trị nhân lực tại khách sạn )
Việc tìm hiểu mong đợi thực sự của khách hàng mục tiêu là điều cần thiết nhằm giúp khách sạn cung cấp dịch vụ có chất lượng cao đáp ứng được đúng và đủ yêu cầu của khách. Khách sạn cung cấp các dịch vụ có chất lượng cao cho người yiêu dung và nghiên cứu marketing chính là mật mã đẻ giúp khách sạn nói riêng và các doanh nghiệp trong ngành hiểu biết mong đợi của khách hàng và sự cảm nhận của họ và chất lượng dịch vụ mà khách sạn cung cấp trên thị trường. Thông qua hoạt động nghiên cứu nhu cầu khách hàng khách sạn có thể đưa ra các định hướng để đạt mục đích sau:
- Nhận ra những điểm đã làm khách hàng không hài lòng và những thiếu sót cần phải khắc phục.
- Nhận ra những yêu cầu mong đợi thực sự của khách hàng về dịch vụ. Kiểm tra và theo dõi qúa trình thực hiện tại khách sạn.
- So sánh sự thực hiện cung cấp dịch vụ của khách sạn với đối thủ cạnh tranh.
- Đo lường hiệu quả của những thay đổi trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn.
- Đánh giá việc thực hiện công việc của nhân viên, của các bộ phận để ghi nhận và khen thưởng.
- Tìm hiểu mong đợi của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ mới. Theo dõi những thay đổi trong sự mong đợi của khách hàng.
- Dự đoán những mong đợi của khách hàng trong tương lai.
Như vậy, tìm hiểu được nhu cầu của khách hàng chính là tìm ra được những mong đợi của khách hàng để phụcn vụ khách ngày một tốt hơn, đáp ứng qua nhu cầu của khách hàng. Cần chú ý rằng, với mỗi đối tượng khách khác nhau thì khách sạn phải thiết lập được quy trình phục vụ phù hợp nhằm đạt được những mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là lợi nhuận.
- Nâng cao quá trình quản lý chất lượng dịch vụ: bao gồm các bước sau:
Bước 1: Thiết lập tiêu chuẩn dịch vụ: Trong ngành kinh doanh khách sạn, hoàn thiện quy trình thực hiện công nghệ phục vụ giúp các khách sạn chuẩn hoá các dịch vụ để cung cấp các sản phẩm dịch vụ nhất quán cho khách hàng. Khách sạn cần phải thiết lập quy trình cung cấp dịch vụ một cách chuẩn mực và quản lý tốt những vấn đề có thể xảy ra làm ảnh hưởng xấu tới quy trình công nghệ phục vụ của các bộ phận trong kinh doanh khách sạn. Nhờ đó, khách sạn thiết lập tiêu chuẩn dịch vụ phù hợp với những yêu cầu đòi hỏi của khách hàng mục tiêu rất quan trọng. Nếu khách sạn không chuẩn hoá có nghĩa là dịch vụ được thực hiện một cách cứng nhắc. Tiêu chuẩn dịch vụ theo định hướng hướng tới khách hàng là phải đảm bảo hầu hết các khía cạnh quan trọng của dịch vụ đang thực hiện cao hơn hoặc chi phí ngang bằng so với mong đợi của khách hàng. Điều đó không có nghĩa là tất cả các hoạt động cung cấp dịch vụ đều được kiểm tra một cách thống nhất, sử dụng tiêu chuẩn dịch vụ theo hướng hướng tới khách hàng cho phép và có xu hướng tăng sự uỷ quyền cho nhân viên khách sạn trong quá trình thực hiện công việc cụ thể. Sự thành công trong việc cung cấp dịch vụ có chất lượng nhất quán được thực hiện dựa trên cơ sở của việc xây dựng tiêu chuẩn để hướng dẫn nhân viên cung cấp dịch vụ một cách chuẩn mực. Nhân viên có thể cảm nhận chính xác họ cung cấp dịch vụ tốt như thế nào? Mất bao nhiêu thời gian để thực hiện các hoạt động phục vụ? Số lần cung cấp dịch vụ mắc lỗi? Giải quyết phàn nàn của khách hàng nhanh như thế nào?…Nhờ đó họ sẽ cố gắng hoàn thiện hoặc phục vụ khách hàng bằng việc xác định mục tiêu để đáp ứng và vượt qua mong đợi của khách hàng. Tất cả các tiêu chuẩn dịch vụ của khách sạn được xây dựng là nhằm đạt được mục tiêu ngày càng nâng cao năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh tế, giảm thiểu các chi phí bất hợp lý và cuối cùng nâng cao chất lượng dịch vụ, làm hài lòng khách hàng và phát triển khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. ( Khoá luận: Giải pháp nâng cao quản trị nhân lực tại khách sạn )
Dịch vụ tạo ra là để phục vụ khách hàng, do đó tiêu chuẩn dịch vụ của khách sạn phải dựa trên cơ sở những yêu cầu đòi hỏi và mong đợi của khách hàng đặc biệt là thị trường khách mục tiêu và vì thế nó cũng phải đo lường bởi khách hàng. Tiêu chuẩn này phải được lựa chọn một cách thận trọng để phù hợp với mong đợi của khách hàng mục tiêu của khách sạn.
Bước 2: Tiến trình áp dụng tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ:
- Huấn luyện và đào tạo: cán bộ lãnh đạo chịu trách nhiệm về đào tạo và giáo dục cấp dưới của mình. Trên cơ sở những định mức, tiêu chuẩn đã xây dựng người thừa hành phải được hướng dẫn một cách cụ thể. Cần đào tạo huấn luyện để mọi người có đủ nhận thức về mức độ đảm đương công việc của mình, sẽ tạo điều kiện hình thành những con người tin cậy, có thể trao quyền lực cho họ. Nên quản trị trên tinh thần nhân văn, dựa trên niềm tin con người và những phẩm chất tốt đẹp của họ.
- Sau khi xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn hoá các phương pháp cần tổ chức thực hiện công việc. Trong thực tế các tiêu chuẩn và quy chế luôn không hoàn hảo và điều kiện thực hiện lại thường xuyên thay đổi. Bởi vậy, nhà quản trị cần phải luôn đổi mới cập nhật các tiêu chuẩn, quy chế trên cơ sở những kinh nghiệm, trình độ, ý thức tự giác, tính sáng tạo…để không ngừng cải tiến nâng cao hiệu quả công việc của các bộ phận và toàn khách sạn.
Bước 3: Kiểm tra đều đặn thường xuyên quá trình cung cấp dịch vụ của khách sạn:
Mục tiêu của giai đoạn này sử dụng kết quả đo lường để chọn lọc ra những điểm ngắm trong quy trình và vạch ra tiêu chuẩn dịch vụ. Quy trình tiêu chuẩn và đo lường cần được kiểm soát để đảm bảo rằng khách sạn đang phục vụ tốt khách hàng và khuyến khích nhân viên cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách. Đo lường chất lượng dịch vụ khách sạn cho phép người quản lý kiểm soát thực tế hơn là dựa trên tầm nhìn, mục tiêu chiến lược mong muốn của khách sạn. Người quản lý có thể sử dụng số liệu thực tế để phân tích và ra quyết định.
Giải quyết phàn nàn của khách hàng: khách sạn có thể nhận nhiều lời phàn nàn khác nhau từ khách hàng, qua đó giúp khách sạn hiểu đúng những nguyên nhân có thể làm khách hàng mất lòng tin.
Kiểm soát hoạt động phục vụ của nhân viên lỏng lẻo, không tuân thủ các tiêu chuẩn dịch vụ đã được quy định của khách sạn. Có thể do sự phục vụ không đúng như đã hứa.
Hoặc do nhân viên không quan tâm đến khách hoặc thô lỗ, không lịch sự với họ…
Tất cả những thiếu sót này mang lại cảm giác tiêu cực và những phản ứng không mong đợi của khách hàng, khách hàng có thể rời bỏ khách sạn, kiến nghị lên cấp trên, hoặc nói với khách hàng khác về những cảm giác, kinh nghiệm không tốt và thậm chí còn kiện lên hội bảo vệ người tiêu dùng.
Khách hàng luôn mong đợi sự công bằng trong chính sách, nguyên tắc và thời gian quá trình xử lý phàn nàn. Họ muốn dễ dàng tiếp cận quy trình, muốn được giải quyết nhanh chóng. Họ thích được giải quyết ngay khi gặp rắc rối lần đầu tiên, thích được đối xử lịch sự trung thực và quan tâm. Bởi vậy giải quyết nhanh chóng kịp thời những phàn nàn của khách hàng là yếu tố rất quan trọng giúp việc nâng cao chất lượng dịch vụ.
Bước 4: Thực hiện những tác động của quản trị thích hợp.
Sau khi kiểm tra, tìm ra nguyên nhân dẫn đến những thiếu sót trong quá trình phục vụ cho khách hàng. Nhà quản trị cần thực hiện những tác động điều chỉnh này là phải áp dụng các biện pháp để tránh lặp lại những sai lệch đã được phát hiện. Cần phải loại bỏ được các nguyên nhân gây nên những sai lệch bằng cách dò đến cội nguồn của vấn đề và áp dụng các biện pháp ngăn ngừa thích hợp.
Làm tốt những điều trên chính là những biện pháp hiệu quả nhằm hoàn thiện liên tục chất lượng dịch vụ khách sạn và làm cho họ tình nguyện trở thành các khách hàng trung thành và lâu dài của khách sạn. ( Khoá luận: Giải pháp nâng cao quản trị nhân lực tại khách sạn )
Vấn đề đặt ra đối với khách sạn là phải liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Không bao giờ chấm dứt việc nâng cao chất lượng dịch vụ được thừa nhận là cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh nào muốn tồn tại và thành công trên thị trường. Thực tế đã chỉ ra rằng việc nâng cao chất lượng dịch vụ sẽ góp phần nâng cao lợi nhuận, giảm chi phí và nâng cao vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
- Hoàn thiện cơ sở vật chất
Bên cạnh những ưu điểm thì cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn vẫn còn những hạn chế làm ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ của khách sạn.Cần phải có giải pháp nhằm bổ sung, thay thế hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn. Biện pháp này đã và đang được khách sạn thực hiện.
Phòng ăn, phòng tiệc của khách sạn: cần trang bị thêm dụng cụ đồ ăn đồng bộ, sang trọng, có lọ hoa tươi cho mỗi bàn. Cần thay thế những dụng cụ cũ, hỏng không còn đảm bảo tính thẩm mĩ. Trang trí tại phòng sao cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng, theo từng mùa vụ trong năm….
- Bộ phận quầy bar:
Khách sạn cần có quầy bar riêng để phục vụ đồ uống.
Tại bộ phận bếp: cần được cải tạo, đầu tư hệ thống thông gió để khói không toả ra các khu vực khác. Chất lượng các dụng cụ chế biến đang giảm dần, cần phải thay thế ngay những dụng cụ quá cũ, hỏng hóc để không làm ảnh hưởng tới chất lượng món ăn phục vụ cho khách hàng.
- Bộ phận buồng:
Hiện nay khách sạn có mong muốn xây dựng thêm nhiều phòng nghỉ với chất lượng cao. Cơ sở vật chất kỹ thuật là rất cần thiết để tạo ra phòng tiện nghi, lịch sự, hiện đại, an toàn. Cơ sở vật chất kỹ thuật phải bao gồm đầy đủ trang thiết bị và có đủ các thiết bị đồ gỗ: giường đơn, giường đôi, trên giường có đệm dày, ga gối, chăn và tấm phủ giường. Tủ các loại: tủ quần áo, tủ đầu giường, giá để hành lý, bàn trang điểm, bàn ti vi, bàn làm việc, bàn trà, ghế. Các thiết bị đồ điện và tự động như: tủ lạnh, mini bar, điều hoà nhiệt độ, điện thoại quốc tế ổ điện dự trữ để sử dụng máy tính kết nối mạng. Hệ thống khoá cửa bằng thẻ có mã số đồng thời nối liền mạch điện, két an toàn. Các loại đèn: đèn bàn làm việc, đèn ngủ, đèn đứng, đèn phòng và bao gồm rèm ngày và rèm đêm. Ngoài cac thiết bị, dụng cụ chủ yếu được nêu trên còn có dụng cụ pha trà, pha cà phê, ấm điện, khay chè, gạt tàn, lọ hoa, bộ đồ ăn hoa quả, dép đi trong phòng, quyển gấp đựng tài liệu hướng dẫn gồm các tờ giới thiệu khách sạn, các dịch vụ trong khách sạn, thực đơn phục vụ tại buồng, các số điện thoại quan trọng, phong bì, giấy viết thư, tờ fax, ảnh quảng cáo, danh bạ điện thoại, một số tạp chí….Phòng vệ sinh phải đầy đủ có các thiết bị dụng cụ: bồn rửa tay, vòi hoa sen, bồn tắm, toilet, vòi nóng lạnh, gương soi, giá gương, thùng rác, máy sấy tóc, điện thoại…. Các vật phẩm: xà phòng, thuốc đánh răng, bàn chải, dầu gội, kem dưỡng da, mũ chụp tóc, giấy vệ sinh, kim chỉ, lược…….Tiện nghi trang thiết bị trong phòng nghỉ cần đồng bộ, chất lượng tốt, bài trí hài hoà phù hợp với sở thích và tính thẩm mỹ của từng đối tượng khách hàng.
- Bộ phận lễ tân:
Khu vực đại sảnh, nơi khách ngồi chờ làm thủ tục nhập phòng hoặc trả phòng còn tương đối nhỏ. Hiện nay khu vực này rất hẹp và không thoáng. Khách sạn cần phải mở rộng và bài trí khu vực này cho thoáng, tiện cho khách nghỉ ngơi, chờ đợi. Hình ảnh bộ phận sảnh có thể gây ấn tượng ban đầu cho khách hàng là tốt hoặc xấu về cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn.
- Phát triển nguồn nhân lực
Hiện nay khách sạn có tổng số lao động là 35 người, để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển trong khách sạn và tương xứng với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật khách sạn có nhu cầu tuyển thêm nhân viên và thường xuyên nhận các sinh viên thực tập tại các trường Trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học vào thực tập, đặc biệt là các nhân viên bàn, bar sử dụng nhiều sức người. Bên cạnh việc phát triển về mặt số lượng thì các cán bộ lãnh đạo cũng tạo điều kiện về mọi mặt để cho nhân viên trong khách sạn có thể phát huy hết khả năng của bản thân như: tạo điều kiện cho nhân viên học thêm để nâng cao trình độ chuyên môn, cho đi học các lớp đào tạo cán bộ học ngoại ngữ. Đặc biệt là mời chuyên gia về dạy theo định kỳ cho nhân viên. Giúp cho nhân viên nhận thức đúng đắn về nghề và cải thiện được cuộc sống của bản thân. Hơn nữa khách sạn còn thường xuyên tổ chức các cuộc bình bầu, chọn ra những người quản lý và những nhân viên ưu tú vào các dịp lễ tết trong năm nhằm khuyến khích, động viên nhân viên hăng say làm việc một cách có hiệu quả.
3.2. Một số kinh nghiệm ( Khoá luận: Giải pháp nâng cao quản trị nhân lực tại khách sạn )
Là một khách sạn mới thành lập vẫn còn non trẻ nên khách sạn City View về vấn đề quản lý và phát triển nguồn nhân lực tại đây có nhiều hạn chế từ cách tuyển dụng, tuyển chọn, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực. Nhìn từ góc độ quản lý, công đoạn tuyển dụng thường không được tuyển dụng theo mong muốn. Điều này ta sẽ nhìn thấy rõ rang trong quy định được làm nhân viên chính thức của khách sạn. Những yêu cầu tuyển dụng phải thong qua nhiều thủ tục. Hơn nữa việc tuyển dụng, tuyển chọn hầu hết thường thiếu công bằng và không tuyển được đối tượng như mong muốn. Do thị trường tuyển dụng bó hẹp, đối tượng tuyển dụng phần lớn là con ông cháu cha trong khách sạn hay nơi có mối quan hệ quen biết và tạo dựng cơ chế xin- cho, chứ chưa chắc đã có trình độ chuyên môn hay tay nghề tốt. Đây cũng là vấn đề bất cập ở nhiều doanh nghiệp Việt Nam.
Sử dụng chuyên môn còn hạn chế: trước tiên về mặt cơ sở vật chất kỹ thuật tại khách sạn chưa đáp ứng được hết khả năng của nhân viên hoặc nhân viên chưa có khả năng sử dụng trang thiết bị kỹ thuật. Ví dụ nhân viên lễ tân sử dụng chưa thành thạo máy tính. Một số nhân viên không phải là những người học chuyên ngành du lịch nên thiếu những kiến thức cơ bản của ngành khách sạn. Nhìn chung sự chuyên nghiệp trong du lịch không cao.
Chế độ đãi ngộ phụ thuộc lớn vào tình hình kinh doanh của khách sạn, không khuyến khích người lao động dẫn đến việc phát triển nguồn nhân lực rất nhiều bất cập, hệ số luân chuyển lao động trong khách sạn là lớn. Việc hoạch định nguồn nhân lực gặp nhiều khó khăn. Đời sống của người lao động không được dư giả. Từ những kinh nghiệm trên em xin đưa ra một vài giải pháp.
3.3. Một số đề xuất và giải pháp hoàn thiện và phát triển nguồn nhân lực
3.3.1. Những giải pháp chung
Trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã học và những hiểu biết ban đầu về khách sạn City View, qua thời gian ngắn thực tập tại khách sạn em xin mạnh dạn đề xuất một số khuyến nghị chung hy vọng sẽ góp phân nhỏ bé cùng khách sạn khắc phục những khó khăn hạn chế, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra, đưa khách sạn phát triển hơn nữa.
Các khuyến nghị chung bao gồm:
3.3.1.1. Xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực tại khách sạn
Chương trình định hướng công việc và phát triển nhân viên mới: tạo điều kiện cho nhân viên mới tìm hiểu về khách sạn, ý thức được vị trí, vai trò của mình và bộ phận mình sẽ làm việc.
Chương trình đào tạo bồi dưỡng phát triển đội ngũ nhân viên: khách sạn nên theo dõi quá trình phát triển chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng làm việc của nhân viên bộ phận để làm cơ sở cho việc hoạch định, tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Cân nhắc giữa chi phí đào tạo và hiệu quả sử dụng nhân viên sau đào tạo để lập kế hoạch đào tạo thích hợp với mỗi công việc. Đồng thời, khách sạn nên có kế hoạch luân chuyển nhân viên giữa các bộ phận để nhân viên hiểu biết nhiều hơn về công việc của nhau. Từ đó, đề ra biện pháp quản trị có hiệu quả.
Chương trình đề bạt, thăng tiến: ban lãnh đạo phảI tạo môi trường bình đẳng để khuyến khích nhân viên. Các tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể đối với từng vị trí công tác cần được công bố công khai. Những người được đề bạt vào vị trí cao hơn phải là người giỏi hơn. ( Khoá luận: Giải pháp nâng cao quản trị nhân lực tại khách sạn )
3.3.1.2. Nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nâng cao tính chủ động trong công tác đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ: các khách sạn cần phải xây dựng quy trình công nghệ chuẩn hoặc xây dựng chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn ISO. Trên cơ sở đó, mọi người lao động, mọi bộ phận phải được học tập, bồi dưỡng và thực hiện theo quy trình. Do đó công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân viên phải là nhiệm vụ thường xuyên của khách sạn.
Tăng cường sự liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo:
+ Liên kết giữa khách sạn và các cơ sở đào tạo nhằm phát triển mô hình đào tạo tại các doanh nghiệp theo đơn đặt hàng. Đây là mô hình đào tạo tiết kiệm và hiệu quả.
+ Mở rộng quan hệ và gắn bó với các tổ chức, hiệp hội, tập đoàn khách sạn sẽ tạo được cơ hội đào tạo, học hỏi cho đội ngũ nhân viên của khách sạn mình. Đồng thời thu hút và tuyển chọn được các nhân viên giỏi.
+ Liên kết chặt chẽ với các trường nghề, cao đẳng, đại học đào tạo về du lịch nhằm thu hút các học viên, sinh viên giỏi thông qua các chương trình nhận sinh viên thực tập, cấp học bổng tài năng trẻ….nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Thành lập quỹ đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực.
Đẩy mạnh sự hợp tác với các doanh nghiệp khác trong công tác đào tạo: trong ngành du lịch Hải Phòng còn tồn tại nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ nên hạn chế khả năng tự tổ chức đào tạo, bồi dưỡng. Do đó sự liên kết, hợp tác của nhiều doanh nghiệp sẽ tổ chức đào tạo dễ dàng và hiệu quả.
3.3.1.3. Cải thiện điều kiện lao động và nâng cao chất lượng môi trường làm việc trong khách sạn
Điều kiện làm việc có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả lao động của mỗi cá nhân đồng thời ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động.
- Hoàn thiện công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc theo yêu cầu của công việc, tạo ra môi trường thuận lợi về tâm sinh lý cho người lao động.
- Tạo ra bầu không khí dân chủ, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa những người quản lý, lãnh đạo với người lao động, giữa những người lao động với nhau để người lao động cảm nhận được sự tôn trọng và phát huy hết mọi tiềm năng của mình.
- Xây dựng môi trường văn hoá doanh nghiệp, tạo ra những dấu ấn đặc trưng cho doanh nghiệp như uy tín, ý thức tập thể, sự quan tâm và có ý thức trách nhiệm với nhau trong công việc. Điều đó vừa góp phần nâng cao chất lượng phục vụ và ý thức trách nhiệm của người lao động.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra sức khoẻ, có kế hoạch chăm sóc sức khoẻ cho nhân viên. Với việc làm này sẽ giúp cho nhân viên có một sức khoẻ tốt để họ tận tình với công việc và cảm thấy khách sạn quan tâm nhiều đến mình.
Có thể bạn quan tâm:
3.3.2. Các giải pháp ( Khoá luận: Giải pháp nâng cao quản trị nhân lực tại khách sạn )
3.3.2.1. Công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực
- Trong quá trình hoạch định việc quan tâm chú ý đến các chính sách của chính phủ, các hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú du lịch, định hướng phát triển ngành nghề kinh doanh du lịch giúp khách sạn tìm kiếm những cơ hội và khắc phục những khó khăn. Mặc dù hiện nay City View hotel đang được đánh giá là nơi có chất lượng dịch vụ tương đối song trong tương lai khi hệ thống khách sạn nhà hàng đẳng cấp cũng như việc đào tạo phát triển nhân lực ngày càng được chú trọng thì việc đưa ra các định hướng cạnh tranh là rất cần thiết.
- Việc phát huy sáng tạo và luôn luôn chú ý lắng nghe ý kiến của nhân viên nhằm đáp ứng hiệu quả của các quy trình kỹ thuật trong phục vụ và nâng cao nghệ thuật phục vụ khách hàng cần được nâng cao hơn.
- Trong việc phân tích hiện trạng nguồn nhân lực cần chú ý đến tính chất quá trình trong quản trị nhân lực để thấy được hiệu quả làm việc của tổ chức doanh nghiệp và hiệu quả làm việc của cá nhân trong công ty. Từ đó phát huy những thuận lợi và khắc phục những khó khăn, hạn hế nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp.
- Cần tăng cường hơn nữa vai trò của các cán bộ phụ trách nhân sự để có thể nắm bắt được cụ thể và rõ ràng tình hình nhân sự của khách sạn nhằm trợ giúp ban giám đốc trong việc thuyên chuyển nhân sự, hoạch định các chính sách liên quan đến nhân viên.
- Công tác hoạch định nhân lực phải tiến hành liên tục từ trước và trong quá trình hoạt động của khách sạn.
- Quá trình hoạch định phải gắn liền với hệ thống thông tin quản trị bao gồm: nhu cầu đào tạo tiếp và đào tạo lại, về mức độ thỏa mãn của nhân viên đối với công việc của họ, về tình trạng thuyên chuyển nhân viên, về ý thức tổ chức kỉ luật, năng lực thực hiện công việc, khả năng thăng tiến của nhân viên, ý kiến, quan điểm của họ đối với các chính sách, thủ tục nhân sự cũng như những quyết định quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp.
3.3.2.2. Công tác thu hút nguồn nhân lực
Công tác tuyển dụng nhân lực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh doanh của khách sạn. Công tác này nhằm tuyển được nhân sự theo đúng trình tự, yêu cầu công việc, đảm bảo lực lượng lao động ổn đinh và có chất lượng cho hoạt động kinh doanh. Dựa trên những cơ sở mà khách sạn đã và đang thực hiện đặc biệt là việc xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ở giai đoạn hai thì nhu cầu về nhân lực sẽ rất lớn. Để tuyển được lao động đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng thì khách sạn có thể tiến hành thu hút nguồn nhân lực theo nội dung sau đây:
+ Tuyển dụng trên cơ sở xây dựng bảng phân tích công việc bao gồm bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc.
+ Việc tuyển dụng cần căn cứ vào nhu cầu sử dụng lao động tại mỗi thời điểm hiện tại và chuẩn bị cho nhu cầu sử dụng nhân lực trong tương lai.
+ Nguồn tuyển dụng cần phải phong phú bao gồm nguồn ứng viên trong nội bộ doanh nghiệp và nguồn ứng viên từ bên ngoài doanh nghiệp.
Đối với nguồn ứng viên nội bộ: việc thuyên chuyển vị trí công tác phải phù hợp với chuyên môn và năng lực thực tế của nhân viên. Việc bố trí, sắp xếp nhân sự phải dựa trên nguyện vọng của ứng viên và sự đánh giá, xem xét quá trình làm việc của họ để bổ nhiệm vào những vị trí phù hợp.
Đối với nguồn ứng viên bên ngoài doanh nghiệp có thể chuyển từ các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Đặc biệt đôi với lao động quản lý, khách sạn nên tuyển những ứng viên có trình độ học vấn cao, có chuyên môn sâu và kinh nghiệm quản lý tốt nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. Để nâng cao chất lượng đầu vào của đội ngũ nhân viên, khách sạn có thể liên kết với các trường đại học, cao đẳng và trung họ chuyên nghiệp nhằm thu hút những ứng viên giỏi thông qua việc tiếp nhận sinh viên giỏi, sinh viên thực tập hoặc đầu tư vào các hoạt động trong lĩnh vực du lịch tại các trường. ( Khoá luận: Giải pháp nâng cao quản trị nhân lực tại khách sạn )
+ Để nâng cao khả năng thu hút nhân lực của doanh nghiệp thì việc thông báo tuyển dụng cần được cán bộ tuyển dụng thông báo trên Email nội bộ của khách sạn, trên các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, báo chí….), liên kết tuyển dụng với các trường đại học, cao đẳng và các trường dạy nghề có ứng viên phù hợp với nhu cầu tuyển dụng hoặc thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm trong quá trình chuẩn bị tuyển dụng nhân sự thì việc lập hội đồng tuyển dụng cần có những thành viên giỏi về nghiệp vụ và những thành viên am hiểu về tài liệu liên quan đến công tác tuyển dụng. Bên cạnh đó cần xác định quyền hạn và trách nhiệm của tất cả cá nhân, bộ phận tham gia quá trình tuyển dụng.
+ Hồ sơ xin việc của các ứng viên cần được gửi cho cán bộ nhân sự trước khi phỏng vấn và nộp hồ sơ phải đáp ứng được nhu cầu về nội dung cũng như hình thức.
+ Căn cứ vào số lượng hồ sơ dự tuyển thì hội đồng tuyển dụng có thể loại bỏ một số ứng viên chưa đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng trước khi phỏng vấn. Bên cạnh đó hồ sơ có thể ưu tiên theo thứ tự như trình độ học vấn, kinh nghiệm chuyên ngành, kinh nghiệm làm việc, ngoài ra nếu số lượng hồ sơ ít có thể ưu tiên xem xét lại hồ sơ của đợt tuyển dụng.
Quy trình tuyển dụng nhân viên cần thực hiện qua 2 lần:
+ Lần thứ nhất là sơ vấn. Lần này khách sạn có thể cho các ứng viên làm bài kiểm tra về trình độ ngoại ngữ, tin học, trắc nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ du lịch. Qua đó có thể loại bỏ ngay những ứng viên không đạt tiêu chuẩn hoặc yếu kém mà khi nghiên cứu hồ sơ chưa phát hiện và loại bỏ.
+ Lần thứ hai là phỏng vấn trực tiếp để kiểm tra ứng viên trên nhiều phương diện như kinh nghiệm, trình độ, đặc điểm cá nhân.
Có thể tiến hành quá trình xác minh và điều tra để làm sáng tỏ những vấn đề chưa rõ với những vị trí lam việc qua trọng như quản lý.
- Chất lượng tuyển dụng: quá trình thi tuyển của các ứng viên phải được giám sát chặt chẽ, đảm bảo sự công bằng, chính xác từ khâu thông báo kết quả. Điều này đảm bảo thu hút được nguồn nhân lực đáp ứng được các vị trí công việc cụ thể trong bản mô tả công việc.
- Những ứng viên trúng tuyển cần được đào tạo lại về nghiệp vụ và cho thử việc hai tháng với mức lương 80%. Sau quá trình thử việc, trưởng các bộ phận đưa ra các đánh giá khách quan, cụ thể về các ứng viên. Trên cơ sở đó kết hợp với yêu cầu của từng loại công việc mà bố trí, sắp xếp họ vào những vị trí thích hợp.
- Hiện nay tại khách sạn City View lực lượng lao động không mạnh, thiếu lao động có chuyên môn, trình độ cao. Vì vậy công tác tuyển dụng trong giai đoạn sắp tới thu hút một lượng lao động phù hợp và bố trí hợp lý, đúng nguyên tắc.
3.3.2.3. Công tác đào tạo, phát triển nhân lực ( Khoá luận: Giải pháp nâng cao quản trị nhân lực tại khách sạn )
Đào tạo và nâng cao trình độ cho người lao động là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Đào tạo nhằm củng cố những thiếu hụt trong học vấn, được truyền đạt những khả năng thiết thực trong lĩnh vực chuyên môn, được cập nhật kiến thức và mở rộng tầm hiểu biết để không những có thể đương đầu với những biến đổi của môi trường xung quanh có ảnh hưởng tới công việc mà còn có khả năng thăng tiến, kích thích người lao động làm việc có hiệu quả cao và đồng nghĩa với việc nâng cao thu nhập.
Nhu cầu của khách là nhu cầu tổng hợp và đòi hỏi về chất lượng phục vụ ngày càng cao. Để thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng thì ngoài những hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực hiện tại, City View có thể bổ sung các hoạt động sau:
Nâng cao trình độ học vấn cho đội ngũ lao động: từ thực tế có thể thấy số lao động có trình độ đại học, cao đẳng tại City View hotel là rất thấp. Bởi vậy cần khuyến khích đội ngũ lao động đặc biệt là lao động quản trị tham gia các lớp học tại chức để nâng cao trình độ học vấn.
Lựa chọn và đào tạo tính chuyên nghiệp cho các bộ phận quản trị thông qua các yêu cầu về phẩm chất cá nhân, phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, năng lực tổ chức. Đội ngũ cán bộ quản lý trong khách sạn phải thực sự có năng lực, sự tận tâm với công việc và với chính sự sống còn của khách sạn. Việc nâng cao trình độ học vấn giúp cho các bộ phận quản lý của đơn vị cập nhật kiến thức, kỹ năng quản trị giúp họ chuyển dần sang cách làm việc có tính chuyên nghiệp, có thể hoạch định chiến lược và giải quyết các vấn đề quản trị con người trong tổ chức có hiệu quả và có thể kết hợp thỏa mãn tối ưu quyền lợi của doanh nghiệp và người lao động.
- Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ nhân viên. Mặc dù khách sạn đã tổ chức các lớp học tiếng Anh cho nhân viên nhưng kết quả đạt được từ hoạt động này chưa được cao. Nguyên nhân là do nhân viên đã nghỉ học lâu hoặc thời gian học chưa phù hợp gây cho nhân viên mệt mỏi. Thêm vào đó phương pháp giảng dạy chưa tạo được sự hứng khởi cho người học. Để khắc phục được điều này, khách sạn cần sắp xếp thời gian học hợp lý, chương trình học cần bắt đầu từ những kiến thức giao tiếp cơ bản, rồi mới giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành khách sạn.
- Trong những giờ học ngoại ngữ có thể kết hợp với các trò chơi bổ trợ để cung cấp kiến thức ngoại ngữ hoặc giảng dạy bằng công cụ máy chiếu nhằm tạo hứng thú cho nhân viên và giảm căng thẳng do vừa học vừa làm.
- Đối với lao động của các bộ phận buồng, bàn, bar, lễ tân, bếp cần đưa ra những dự báo và kế hoạch đào tạo nghiệp vụ cụ thể. Đối với đội ngũ lao động trực tiếp này có thể mời những giáo viên chuyên nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề về giảng dạy trực tiếp hoặc gửi đào tạo tại các khách sạn đẳng cấp, các cơ sở đào tạo nghề để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
- Do tính thời vụ biểu hiện rõ rệt nên vào các thời điểm ngoài mùa là thời gian tốt để tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho người lao động.
- Có thể áp dụng cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực trong cơ sở lưu trú theo kinh nghiệm của các chuyên gia du lịch với tỷ lệ 5:10:85. Nghĩa là cứ đào tạo 100 người thì có: 5 người lao động lãnh đạo quản lý- tập trung đào tạo tại các trường đại học. 10 người lao động chuyên viên kinh tế hoặc kỹ thuật tập trung đào tạo ở các khoa, trường chuyên ngành khách sạn và du lịch. 85 người là lao động trực tiếp phục vụ khách hàng- đào tạo ở các trường công nhân kỹ thuật.
- Tổ chức những chuyến đi thực tế cho cán bộ nhân viên góp phần mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ, tạo cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm.
- Trong công tác đào tạo nhân lực có thể chia lớp học theo trình độ của nhân viên để đảm bảo chất lượng của việc đào tao. Định hướng đào tạo phải phù hợp cho việc bố trí nhân sự đảm bảo đúng người với kỹ năng và trình độ phù hợp vào đúng công việc, vào đúng thời điểm thích hợp.
3.3.2.4. Công tác phân công, bố trí lao động ( Khoá luận: Giải pháp nâng cao quản trị nhân lực tại khách sạn )
- Vị trí làm việc là một động lực thúc đẩy nhân viên vận dụng được khả năng, trí tuệ của họ vào công việc mà họ đang đảm nhiệm.
- Phải xem xét, đánh giá trình độ chuyên môn của nhân viên du lịch, xem những người nào phù hợp với những công việc gì, từ đó bố trí đảm bảo đúng người đúng việc.
- Việc bố trí nhân viên cho các bộ phận của doanh nghiệp du lịch phải căn cứ vào tình hình thực tế về công việc, trách nhiệm của bộ phận đó. Phải bố trí sao cho khối lượng công việc mà mỗi cá nhân đảm đương phù hợp với khả năng thực tế của họ.
- Bố trí sắp xếp nhân viên làm việc ở các bộ phận cùng tính cách, cùng tâm lí vào một nhóm làm việc, lúc đó họ phải thúc đẩy nhau làm việc, cùng kết hợp, trao đổi để hoàn thiện công việc.
- Trên cơ sở đánh giá trình độ nhân viên thì cần mạnh dạn giao công việc cũng như quyền hạn và trách nhiệm cho nhân viên để họ có thể độc lập tự chủ trong công việc.
3.3.2.5. Đánh giá hiệu quả lao động
Hiệu quả lao động có thể đánh giá dựa vào hai chỉ tiêu:
- Năng suất lao động bình quân:
Có thể đánh giá với công thức; H=D/N Trong đó:
H: năng suất lao động bình quân D: tổng doanh thu
N: số lao động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết doanh thu bình quân trên tổng số lao động của doanh nghiệp(thường tính theo năm hoặc theo kỳ) hay một lao động thì tạo ra bao nhiêu đông doanh thu.
Như vậy nếu doanh thu tăng hay số lượng lao động giảm trong kỳ thì năng suất lao động trong kỳ sẽ tăng, nếu số nhân viên bình quân tăng thì năng suất lao động giảm. Trên thực tế nếu doanh thu tăng mạnh, số lượng lao đông tăng vừa phải thì năng suất lao động vẫn tăng.
- Hiệu quả lao động bình quân:
H’=L/N
Trong đó:
H’: hiệu quả sử dụng lao động binh quân L: tổng lợi nhuận
N: số lao động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi người trong khách sạn làm ra bình quân bao nhiêu lợi nhuận. ( Khoá luận: Giải pháp nâng cao quản trị nhân lực tại khách sạn )
Đánh giá năng lực thực hiện công việc của từng nhân viên là một hoạt động quan trọng trong quản lý nhân sự. Nó giúp khách sạn có cơ sở để hoạch định, tuyển chọn, đào tạo và phát triển nhân sự, đánh giá đúng năng lực của nhân viên, quyết định một phần không nhỏ trong sự thành công của khách sạn.
Để đánh giá đúng năng lực thực hiện công việc của nhân viên, nhà quản trị phải nắm vững tiến trình đánh giá, phải hiểu được mục tiêu, phương pháp đánh giá năng lực thực hiện công việc. Đồng thời phải hết sức thận trọng khi tiến hành đánh giá nhân viên. Đây còn là một công việc quan trọng, bởi vì nó là cơ sở để khen thưởng, động viên, khích lệ hoặc kỉ luật nhân viên… giúp nhà quản trị trả lương một cách công bằng. Nếu việc đánh giá sơ sài, theo cảm tính, theo chủ quan sẽ dẫn tới những hậu quả xấu gây hại cho công tác quản trị nhân sự.
Trong công tác này khách sạn đã lam tương đối tốt và có hiệu quả. Đó là khách sạn thực hiện các cách đánh giá khác nhau: đánh giá theo từng tổ, từng bộ phận dựa vào doanh thu thực tế của khách sạn, dựa vào việc kiểm tra và theo dõi thái độ làm việc của nhân viên. Đồng thời cho cá nhân tự nhận xét về hiệu quả công việc của bản thân và tất nhiên kèm theo đánh giá nhận xét của trưởng các bộ phận . Bên cạnh đó khách sạn còn thường xuyên thực hiện cuộc thi tay nghề giữa các nhân viên trong từng bộ phận để từ đó nắm vững năng lực của từng nhân viên. Nhờ vậy mà trong việc đánh giá năng lực làm việc của nhân viên được công bằng, chính xác tạo hứng thú làm việc cho nhân viên khách sạn
3.3.2.6. Chế độ khen thưởng, đãi ngộ và tiền lương lao động
- Đãi ngộ vật chất Tiền lương:
+ Việc trả lương cho người lao động phải đảm bảo chính xác, công bằng, kích thích người lao động cống hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong quá trình hoạch định cần chú ý đến các vấn đề về thù lao cho người lao động khách sạn có thể hoàn thiện tôt vấn đề này bằng cach mời các chuyên gia giỏi làm cố vấn cho doanh nghiệp trong vấn đề xây dựng hệ thống thang, bảng lương tổng quát.
+ Trong quá trình nghiên cứu đưa ra mức lương hợp lý mà doanh nghiệp đang tiến hành thì doanh nghiệp nên chú ý vấn đề nâng bậc lương cho người lao động, dựa trên một số căn cứ như: quy định về chức danh, thang, bậc lương từng nghề, thời gian được nâng lương, kết quả công việc, trình độ tay nghề, phẩm chất tư cách người lao động.
+ Doanh nghiệp cần khắc phục tình trạng trả lương muộn cho nhân viên, quy định một ngày cụ thể trong tháng và trong một số trường hợp buộc phải trả lương muộn thì thời gian này cũng không nên vượt quá một tuần.
+ Việc đảm bảo mức lương phù hợp với năng lực, trình độ, công việc sẽ tạo cảm giác yên tâm về mức sống gia đình, những lo lắng về công việc không ảnh hưởng đến công việc.
- Tiền thưởng:
Ngoài tiền lương thì tiền thưởng cũng là một kích thích vật chất có tác dụng rất tích cực đối với người lao động trong việc nỗ lực hoàn thành tốt công việc.
Tại City View hotel nhìn một cách tổng quát chưa áp dụng nhiều hình thức thưởng. Trong thời gian tới công ty có thể áp dụng một số hình thức thưởng như là:
+ Thưởng sáng kiến: áp dụng cho những nhân viên có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tìm ra những phương pháp làm việc mới có hiệu quả.(Chẳng hạn như: nhân viên có ý tưởng kinh doanh mang tính khả thi, có phương pháp làm buồng phòng tốt tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo chất lượng….). ( Khoá luận: Giải pháp nâng cao quản trị nhân lực tại khách sạn )
+ Thưởng theo kết quả hoạt động kinh doanh dựa theo doanh thu và lợi nhuận do từng bộ phận tạo nên. Trong mỗi kỳ kinh doanh khách sạn nên đặt ra mục tiêu về doanh thu và lợi nhuận cho mỗi bộ phận, nếu bộ phận đạt được mục tiêu quy định sẽ được thưởng theo % so với mức lợi nhuận đạt được. Trên cơ sở đó tổ trưởng mỗi bộ phận sẽ tiến hành tính cho các nhân viên trên cơ sở bình bầu giữa các thành viên trong tổ.
Để xác định chính sách tiền thưởng hợp lý thì đối với mỗi hình thức thưởng khách sạn cần chú ý đến tiêu chuẩn thưởng, điều kiện thưởng, nguồn tiền thưởng và mức tiền thưởng.
- Phụ cấp:
Tại đây các khoản phụ cấp chưa được áp dụng. Trên cơ sở tìm hiểu vị trí địa lý và cơ cấu tổ chức thì các khoản phụ cấp mà khách sạn có thể áp dụng như:
+ Phụ cấp khu vực: áp dụng cho toàn bộ nhân viên khách sạn và tính theo các mức so với lương tối thiểu.
+ Phụ cấp trách nhiệm: áp dụng cho đội ngũ lao động quản lý bao gồm phụ cấp đi lại, phụ cấp tiền điện thoại, phụ cấp trách nhiệm cao hoặc phải kiêm nhiệm công tác quản lý chứ không phụ thuộc vào lãnh đạo.
+ Phụ cấp làm đêm: áp dụng cho nhân viên làm việc từ 22h00 đến 06h00 sáng. Mức phụ cấp làm đêm áp dụng theo luật lao động.
- Phúc lợi:
Hiện nay số nhân viên thực tập đượ gửi đào tạo và nhu cầu nhân viên cần tuyển trong thời gian tới là rất lớn. Hiện nay khách sạn đã bố trí chỗ ăn, nghỉ cho nhân viên nhưng hiện nay khu nhà ở không đủ đáp ứng nhu cầu về chỗ ở và sinh hoạt cho cán bộ và nhân viên. Vì vậy, khách sạn muốn duy trì được số nhân viên hiện tại và ổn định lượng nhân viên sắp tuyển thì cần đầu tư xây dựng nhà ở cho nhân viên. Khu nhà ở của nhân viên có thể xây dựng ngay ở chỗ để gara ô tô để nhân viên không phải mất thời gian di chuyển trong thời gian giao ca. Đồng thời khu nhà ở cũng nên phân khu nam nữ riêng biệt.
Hàng năm khách sạn nên tổ chức các kỳ nghỉ, sinh hoạt ngoại khóa cho nhân viên. Quan tâm hơn nữa đời sống của nhân viên trong khách sạn như: tặng quà gia đình nhân viên mỗi dịp lễ, tết; hỏi thăm khi bản thân nhân viên và người nhà nhân viên lúc ốm đau; hay trao học bổng cho con của nhân viên có thành tích học tập từ khá trở lên…..
- Đãi ngộ phi vật chất
Cơ hội thăng tiến: ban lãnh đạo khách sạn cần tạo môi trường trong sạch, bình đẳng để khuyến khích nhân viên ở tất cả các bộ phận phấn đấu rèn luyện phát triển năng lực cá nhân.
Ban giám đốc khách sạn, trưởng các phòng ban, bộ phận cần đóng vai trò tích cực trong việc giúp đỡ nhân viên tham gia vào quá trình thăng tiến, đề bạt. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ để chọn ra những nhân viên giỏi thực sụ và tích cực trong công việc và hoạt động chung của khách sạn.
Điều kiện làm việc: khách sạn nên đầu tư một khoản tiền cho các trang thiết bị đã xuống cấp hư hỏng, thêm mới một số công cụ cần thiết phục vụ cho công việc và sinh hoạt của nhân viên tại đơn vị. Lãnh đạo công ty phải hiểu rõ sức mạnh của tập thể là yếu tố thúc đẩy sự nghiệp của khách sạn nên khách sạn cần tạo điều kiện cho mỗi nhân viên có quyền tham gia góp ý kiến với cán bộ quản lý, về điều kiện làm việc, về chế độ đãi ngộ với người lao động.
Môi trường làm việc: tạo cho người lao động một môi trường văn hóa phù hợp với yêu cầu kinh doanh trong khách sạn thông qua việc phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp sẵn có trong khách sạn và thúc đẩy việc hình thành các giá trị văn hóa mới tốt đẹp.
3.3.2.7. Chế độ sa thải, thôi việc, chấm dứt hợp đồng lao động ( Khoá luận: Giải pháp nâng cao quản trị nhân lực tại khách sạn )
Khách sạn yêu cầu nhân viên khi làm việc phải tuân theo những quy định và nội quy mà khách sạn đề ra. Nếu vi phạm nội quy khách sạn sẽ áp dụng các hình phạt sau:
Đối với những nhân viên vi phạm nội quy, quy chế của khách sạn lần đầu và ở mức thấp sẽ bị cảnh cáo và khiển trách.
+ Biện pháp thuyên chuyển vị trí công việc: trong thời gian mà cảnh cáo còn hiệu lực, nếu tái phạm lỗi hoặc mắc thêm lỗi mới thì coi như bị vi phạm nghiêm trọng và xét đến khả năng thuyên chuyển sang công việc khác với mức lương thấp hơn trong thời gian tối thiểu là 3 tháng.
+ Biện pháp sa thải lao động: nhân viên sẽ bị sa thải nếu tái phạm trong khi đang bị thuyên chuyển công việc hoặc phạm lỗi rất nghiêm trọng như:
- Trộm cắp, tham ô tài sản của khách hàng, đồng nghiệp và khách sạn.
- Tiết lộ bí mật tài liệu, công nghệ, kinh doanh gây hậu quả nghiêm trọng đến lợi ích và hoạt động của khách sạn.
- Tái phạm hoặc vi phạm lỗi nghiêm trọng trong thời gian đang chịu sự thuyên chuyển công việc như một hình thức kỷ luật.
- Tự ý bỏ việc tổng số 7 ngày trong tháng hoặc 30 ngày cộng dồn trong một năm.
+ Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động: làm việc thiếu trách nhiệm, không đáp ứng được yêu cầu công việc do trình độ chuyên môn quá yếu hoặc không có.
3.3.3. Một số giải pháp khác
Ngoài những biện pháp kể trên thì để tăng doanh thu, lợi nhuận cho khách sạn thì cũng cần lưu ý một số biện pháp khác như sau:
+ Đa dạng hoá hình thức hoạt động kinh doanh của dịch vụ bán hàng lưu niệm, hướng dẫn du lịch….mở thêm và cải tiến các dịch vụ bổ sung: gội đầu, chăm sóc sắc đẹp….để tạo thành dịch vụ liên hoàn trong khách sạn.
+ Tổ chức các cuộc thi tay nghề, các trò chơi cho nhân viên khách sạn nhân dịp đặc biệt hoặc ngày lễ lớn như: ngày 8-3, năm mới, ngày 1-5…. Hay những trò chơi vui vẻ như: bốc thăm trúng thưởng….
+ Thiết lập mối quan hệ tốt với các khách sạn lân cận, liên kết với họ để có thể san sẻ khách cho nhau vào những ngày khách sạn hai bên quá tải và nhờ họ giới thiệu nguồn khách khác cho khách sạn mình.
+ Bổ sung loại hình phục vụ đồ ăn, đồ uống cho khách tự tay chế biến, hướng dẫn các khoá học nấu các món ăn truyền thống của Việt Nam cho khách nước ngoài ở dài hạn trong khách sạn.
+ Tăng cường mở tiệc cocktail, buffer cho khách đến và nghỉ tại khách sạn lâu ngày, có thể mở các buổi dạ hội, khiêu vũ dành cho khách cũng như cán bộ nhân viên trong khách sạn.
Tiểu kết chương 3 ( Khoá luận: Giải pháp nâng cao quản trị nhân lực tại khách sạn )
Có thể nói lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy, từ thực tế tìm hiểu công tác quản trị nhân lực tại City View hotel mà chương 3 đã nêu lên những đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện các nội dung trong công tác này giúp doanh nghiệp tận dụng được những lợi thế sẵn có để phát triển mở rộng hoạt động kinh doanh, khắc phục những tồn tại.
những đề xuất trong phạm vi khoá luận hy vọng sẽ góp phần bổ sung, hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại City View hotel, thúc đẩy khách sạn hoàn thành tốt mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra trong năm 2010 và trong thời gian tới.
Kết luận
Trong ngành kinh doanh khách sạn thì yếu tố con người luôn luôn là một yếu tố đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp, vì việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ với chất lượng hoàn hảo chỉ có thể thực hiện được khi nhân viên luôn làm tốt công việc của mình và đem lại sự hài lòng cho khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp thì vấn đề quản lý con người là rất quan trọng, nếu con người là điều kiện cần thì công tác quản lý là điều kiện đủ không thể thiếu để góp phần tạo nên hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.
Thực tế kinh doanh du lịch ở Hải Phòng thì City View hotel được nhiều người thừa nhận về chất lượng dịch vụ tốt. Có được sự thừa nhận đó là do khách sạn có lợi thế lớn về lao động cũng như những chính sách sử dụng lao động hợp lý, hiệu quả sử dụng lao động luôn được nâng cao qua các năm…Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, bất cập trong công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động nhưng City View vẫn xứng đáng là đơn vị đi tiên phong trong ngành kinh doanh lưu trú tại Hải Phòng. Do các bài học về sử dụng lao động và công tác quản trị nhân lực rất đáng kể được tổ chức kinh doanh khách sạn khác trên địa bàn thành phố học tập và làm theo.
Qua việc tìm hiểu những vấn đề thực tế tại khách sạn có thể thấy được những ưu điểm và hạn chế trong công tác quản trị nhân lực của khách sạn. Từ đó góp phần nhận ra những điểm tích cực và rút kinh nghiệm trong hoạt động quản lý đối với các doanh nghiệp khác nói chung và khách sạn nói riêng để tùng bước đưa hoạt động kinh doanh khách sạn đạt hiệu quả cao hơn và đội ngũ nhân viên phục vụ khách sạn chuyên nghiệp và năng động hơn.
Mời bạn tham khảo thêm:
→ Khoá luận: Hoạt động công tác quản trị nhân lực tại khách sạn

Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietthuethacsi.com/ – Hoặc Gmail: dicvuluanvanthacsi@gmail.com