Khóa luận: Hoàn thiện marketing-mix tại công ty Truyền Thông

Rate this post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Hoàn thiện marketing-mix tại công ty Truyền Thông hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing-mix tại công ty cổ phần Truyền Thông Và Đầu Tư Nam Hương dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

LỜI MƠ ĐẦU

1, Lý Do Chọn Đề Tài

Ngày nay, xã hội loài người không ngừng có những bước đột phá mạnh mẽ về nhiều mặt (kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ…). Ngoài ra, chúng ta không thể nào phủ nhận được sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông. Có thể nói truyền thông ngày càng có vai trò lớn mạnh trong xã hội, ảnh hưởng đến nhiều mặt tới đời sống của con người, từ đó đã kéo theo hàng loạt sự ra đời của các công ty về truyền thông và sự kiện, tạo nên áp lực cạnh tranh rất lớn. Trong những năm gần đây việc mở cửa gia nhập WTO, hội nhập với nền kinh tế thế giới đã và đang mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội thị trường mới. Tuy nhiên ngoài việc mở ra cho các doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam những cơ hội, đó cũng sẽ là những thách thức không nhỏ từ sự cạnh tranh, đối phó không chỉ những doanh nghiệp trong nước còn của các doanh nghiệp nước ngoài. Có thể kể đến trong lĩnh vực kinh doanh và truyền thông, với sự góp mặt của nhiều thương hiệu nước ngoài nổi tiếng như JWT và Ogilvy & Mather Worldwide Omnicom. Khóa luận: Hoàn thiện marketing-mix tại công ty Truyền Thông.

  • Vì vậy đối với hầu hết các doanh nghiệp Vệt Nam muốn thành công, phát triển trên thị trường thì Marketing-mix luôn là chiến lược hàng đầu đúng đắn và có vai trò vô cùng quan trọng. Đa số các công ty đều sử dụng để thu hút khách hàng, cái quan trọng là đưa ra Marketing-mix như thế nào để chiếm ưu thế trên trị trường, và phải có sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp đó muốn định vị được vị thế cạnh tranh của mình, phân khúc đối tượng khách hàng, cũng như muốn đưa hình ảnh công ty đến với khách hàng thì cần phải dựa vào Marketing-mix.
  • Nhận thức được tầm quan trọng đó nên sau thời gian thực tập, nghiên cứu và trực tiếp tham gia vào các hoạt động tại công ty Nam Hương, em đã quyết định chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing-mix tại công ty Cổ Phần Truyền Thông và Đầu Tư Nam Hương” cho khóa luận tốt nghiệp của bản thân.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Marketing

2. Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng hoạt động Marketing – mix của công ty Nam Hương trong giai đoạn từ năm 2013-2015.

Phạm vi nghiên cứu

  • Sử dụng các bảng báo cáo tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2013 đến năm 2015. Từ đó phân tích, đánh giá, so sánh các số liệu.
  • Thực trạng hoạt động Marketing – mix được tổng hợp từ nhiều nguồn khác Chủ yếu là 4 vấn đề: chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối, chính sách chiêu thị.
  • Thời gian nghiên cứu đề tài hoạt động Marketing – mix của công ty là từ tháng 5 năm 2016 đến tháng 8 năm 2016
  • Dữ liệu được lấy từ năm 2013 đến năm 2015 và còn dựa vào các tài liệu về hành vi của khách hàng của công ty. Do tính biến đổi thường xuyên của thị trường cũng như kiến thức hạn chế của tác giả, giải pháp sẽ được đề xuất với tầm nhìn đến năm

3. Mục Đích Nghiên Cứu

Mục tiêu chung

Phân tích thực trạng hoạt động Marketing – mix và đề xuất những giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing – mix của công ty Cổ Phần Truyền Thông và Đầu Tư Nam Hương để nâng cao uy tín và thương hiệu của công ty trên thị trường.

Mục tiêu cụ thể Khóa luận: Hoàn thiện marketing-mix tại công ty Truyền Thông.

Nghiên cứu cơ sở lý luận về Marketing – mix và những vấn đề liên quan.

Nghiên cứu tổng quan về công ty Cổ Phần Truyền Thông và Đầu Tư Nam Hương , đánh giá chung về tình hình kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2013- 2015 để từ đó nhận định tình hình phát triển của công ty trong tương lai. Đánh giá thực trạng hoạt động Marketing – mix tại công ty Cổ Phần Truyền Thông và Đầu Tư Nam Hương trong những năm qua.

Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing – mix của công ty Cổ Phần Truyền Thông và Đầu Tư Nam Hương trong thời gian tới giúp công ty đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng để xây dựng thương hiệu của công ty thành thương hiệu mạnh trên thị trường.

4. Phương Pháp Nghiên Cứu

  • Phương pháp điều tra: Tham gia vào các hoạt động Truyền Thông và Sự Kiện của công
  • Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Nghiên cứu khai thác các thông tin các trang mạng có uy tín, mang tính chuyên sâu có các bài phân tích đánh giá có liên quan đến thực trạng marketing của công ty Nam Hương: Như trang Website của công ty Nam Hương để phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Bên cạnh đó cũng nghiên cứu các thông tin từ tài liệu có sẵn được lưu trữ bằng bản giấy tại các Phòng ban tại công

5. Kết Cấu Đề Tài

  • Chương 1: Cơ sở lý luận về Marketing-mix.
  • Chương 2: Phân tích hoạt động Marketing-mix tại công ty Cổ Phần Truyền Thông và Đầu Tư Nam Hương.
  • Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình hoạt động Marketing-mix tại công ty.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING-MIX

1.1 KHÁI NIỆM MARKETING-MIX

  • Marketing – mix hay còn gọi là hỗn hợp, phối thức Marketing hiện đại. “Marketing mix là tập hợp những công cụ marketing mà doanh nghiệp sử dụng để đạt được các mục tiêu trong một thị trường đã chọn. Các công cụ Marketing được pha trộn và kết hợp với nhau thành một thể thống nhất để ứng phó với những khác biệt và thay đổi trên thị trường. Có thể nói marketing – mix là một giải pháp có tính tình thế của tổ chức”. (Th.S Nguyễn Công Dũng, 2005, 21)
  • Thuật ngữ Marketing – mix được sử dụng khi Neil Borden – chủ tịch Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ đặt ra vào năm 1953. Năm 1960, E. Jerome McCarthy – một nhà marketing nổi tiếng đề nghị phân theo 4P là công cụ được sử dụng rộng rãi ngày

Hình 1.1: 4P trong Marketing Mix

1.2 VAI TRÒ CỦA MARKETING-MIX TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DOANH NGHIỆP Khóa luận: Hoàn thiện marketing-mix tại công ty Truyền Thông.

  • Thứ nhất, Marketing – mix giúp doanh nghiệp định vị sản phẩm trên thị trường giúp khách hàng nhận biết và sử dụng. Tiêu thụ sản phẩm tốt tạo động lực cạnh tranh.
  • Thứ hai, Marketing – mix giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong các phương pháp thâm nhập thị trường, giới thiệu sản phẩm.
  • Thứ ba, Marketing – mix giúp doanh nghiệp phát hiện và tìm kiếm những xu hướng mới, nhanh chóng nắm bắt, trở thành đòn bẩy để biến thành cơ hội cạnh tranh của doanh nghiệp mình, giúp cho sự phát triển và tồn tại vững mạnh.
  • Thứ tư, Marketing – mix quyết định và điều phối sự kết nối giữa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường làm mục tiêu cho hoạt động kinh doanh, góp phần thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.

1.3 CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG MARKETING-MIX

  • Chức năng thích ứng: Làm cho sản phẩm thích ứng với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và làm thỏa mãn nhu cầu của họ một cách tối đa thông qua việc: phát triển và duy trì sản phẩm, dòng, tập hợp sản phẩm, hình ảnh sản phẩm, nhãn hiệu,
  • Chức năng phân phối: Xây dựng mối liên hệ với trung gian phân phối, quản lý dự trữ, tồn kho, vận chuyển, phân phối hàng hóa, dịch vụ, bán sỉ, bán lẻ. Chức năng này có thể phát hiện sự trì trệ, ách tắc kênh phân phối có thể xảy ra trong quá trình phân phối.
  • Chức năng tiêu thụ hàng hóa: Chức năng này thâu tóm thành hai hoạt động lớn: Kiểm soát giá cả và các nghiệp vụ bán hàng, nghệ thuật bán hàng.
  • Chức năng truyền thông cổ động: Thông đạt với khách hàng, công chúng qua các hình thức quảng cáo, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân và khuyến mãi.

1.4 MỤC TIÊU CỦA MARKETNG-MIX

  • Một là, tối đa hóa tiêu dùng tức là Marketing – mix tạo điều kiện để kích thích tiêu thụ sản phẩm một cách tối đa mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Hai là, tối đa hóa sự thỏa mãn của khách hàng là làm cho người tiêu dùng cảm thấy thỏa mãn tối đa về chất lượng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu, ước muốn thật sự của họ.
  • Ba là, tối đa hóa sự lựa chọn tức là làm cho danh mục sản phẩm phong phú, nhằm tối đa chọn lựa của khách hàng làm thỏa mãn cao nhất về sở thích, vật chất, tinh thần.
  • Bốn là, tối đa hóa chất lượng cuộc sống tức là làm tăng chất lượng cuộc sống, góp phần phát triển cuộc sống tốt đẹp hơn.
  • Năm là, tối đa hóa lợi nhuận lâu dài tức là phải tạo ra mức lợi nhuận cần thiết giúp công ty tích lũy và phát triển.

1.5 CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MARKETING-MIX Khóa luận: Hoàn thiện marketing-mix tại công ty Truyền Thông.

1.5.1 Sản Phẩm

Khái niệm sản phẩm

Theo giáo sư Phillip Kotler (1999): “Sản phẩm là mọi thứ có thể cung cấp cho thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn của thị trường”. Bao gồm hai loại sản phẩm hữu hình và sản phẩm vô hình. Phân loại sản phẩm: Theo mục đích sử dụng (hàng tiêu dùng hay hàng tư liệu sản xuất, theo thời gian sử dụng (hàng bền hay không bền), theo đặc điểm cấu tạo (sản phẩm vô hình hay hữu hình), theo tính chất phức tạp (hàng đơn giản hay hàng phức tạp).

Tầm quan trọng của sản phẩm

  • Một là, chính sách sản phẩm là công cụ có vai trò quan trọng nhất vì không có sản phẩm thì không thể triển khai hoạt động khác; nền tảng xương sống của hoạt động
  • Hai là, chính sách này giúp doanh nghiệp xác định được phương hướng đầu tư, hạn chế và giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể mang lại.
  • Ba là, Chính sách sản phẩm sẽ là vũ khí sắc bén giúp doanh nghiệp giải quyết tốt những khó khăn về sản phẩm.
  • Bốn là, chính sách sản phẩm giúp doanh nghiệp thực hiện những mục tiêu chung đảm bảo cho các việc thực hiện hiệu quả các P còn lại góp phần nâng cao sự an toàn, uy tín, lợi nhuận và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.

Nhãn hiệu và thương hiệu sản phẩm

  • Nhãn hiệu là tên gọi, dấu hiệu, biểu tượng hay sự phối hợp của chúng dùng để nhận biết và phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác. Doanh nghiệp cần phải xem xét quyết định có nên hay không nên gắn nhãn hiệu hàng hóa của mình. Nó phụ thuộc vào các yếu tố như: Đặc điểm hàng hóa, kênh phân phối, vị thế của công ty trên thị trường.
  • Thương hiệu là hình thức thể hiện bên ngoài, tạo ra ấn tượng thể hiện cái bên trong cho sản phẩm hoặc doanh nghiệp. Thương hiệu tạo ra nhận thức và niềm tin đối với sản phẩm, doanh nghiệp, là nhân tố quyết định khách hàng có hài lòng hay không. Vì vậy việc định vị thương hiệu cũng là một vấn đề quan trọng trong chính sách sản phẩm.

1.5.2 Giá Khóa luận: Hoàn thiện marketing-mix tại công ty Truyền Thông.

Khái niệm về giá

  • Giá cả là số tiền mà người muốn bán và người muốn mua thỏa thuận với nhau để trao đổi hàng hóa và dịch vụ trong điều kiện giao dịch bình thường, hoặc giá cả là số tiền hay sản phẩm mà ta yêu cầu đưa ra để đổi lấy cái gì khác (quyền sở hữu, quyền sử dụng…). Trong quan hệ hợp tác và cạnh tranh, người sản xuất, người lưu thông và người tiêu dùng chủ động mua bán thỏa thuận với nhau về giá cả và hình thành nên giá thị trường.
  • Giá là một trong những 4P có tầm quan trọng của Marketing- mix. Giá đóng vai trò quyết định trong việc mua hàng này hay hàng khác đối với người tiêu dùng. Đối với công ty giá có vị trí quyết định cạnh tranh trên thị trường. Việc định giá sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số và lợi nhuận.

Tầm quan trọng của việc hoạch định chính sách giá

  • Với hoạt động trao đổi, giá là mối tương quan trao đổi trên thị trường.
  • Với người mua, giá cả của một sản phẩm, là số tiền mà người mua phải trả cho người bán để sở hữu sản phẩm, là cơ sở để khách hàng ra quyết định mua sản phẩm.
  • Với người bán, giá cả của một hàng hóa, dịch vụ là khoản thu nhập người bán nhận được nhờ việc tiêu thụ sản phẩm đó. Giá bán hợp lý và linh hoạt có tác động rất lớn đến việc tăng khối lượng hàng hóa tiêu thụ, gián tiếp thể hiện chất lượng sản phẩm từ đó giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, lợi nhuận, giữ thế ổn định, gián tiếp thể hiện chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến các hoạt động marketing

 Các quyết định cơ bản về chính sách giá

Về mục tiêu của chính sách giá, doanh nghiệp có thể sử dụng chính sách giá để: tồn tại và phát triển, tối đa hóa lợi nhuận trước mắt, tăng thị phần, thu hồi  vòng quay vốn nhanh, dẫn đầu về chất lượng hay cạnh tranh về giá trên thị trường. Cụ thể:

  • Một là, chính sách giá “hớt váng”: Là mức giá cao nhất có thể mà doanh nghiệp quyết định lựa chọn để định giá cho những đoạn thị trường người mua sẵn sàng
  • Hai là, chính sách giá “thâm nhập”: Là mức giá bán sản phẩm thấp hoặc ngang bằng với sản phẩm cạnh tranh với hy vọng hấp dẫn, thu hút nhiều khách hàng.
  • Ba là, chính sách giá “phân biệt”: Là việc doanh nghiệp sẽ bán những sản phẩm cùng loại với những mức giá khác nhau cho các khách hàng khác Khóa luận: Hoàn thiện marketing-mix tại công ty Truyền Thông.
  • Bốn là, chính sách “thay đổi” giá : Là việc doanh nghiệp tiến hành điều chỉnh mức giá cơ bản của mình thông qua các hình thức: Chính sách giảm giá, chính sách tăng giá, thực hiện giá khuyến mại hay còn gọi là chiết khấu, hoa hồng.

Các phương pháp định giá phổ biến

  • Một là, định giá dựa vào chi phí: Đây là phương pháp đơn giản nhất. Phương pháp này hướng vào mục tiêu chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • Hai là, định giá dựa theo người mua: Là phương pháp dựa trên sự cảm nhận của khách hàng về sản phẩm, đây là một yếu tố phi giá được xây dựng trên cảm nhận trong tâm trí khách hàng. Họ xem cảm nhận về giá trị của người mua.
  • Ba là, định giá dựa trên cạnh tranh gồm hai dạng:

Định giá theo thời giá: Chủ yếu dựa vào giá của đối thủ cạnh tranh mà ít chú ý vào chi phí, số cầu của mình. Giá có thể thấp, bằng hoặc cao hơn đối thủ.

Định giá đấu thầu kín: Công ty sẽ định giá dựa vào giá của đối thủ cạnh tranh hơn là chi phí và số cầu của mình. Muốn giành hợp đồng phải định giá thấp hơn.

1.5.3 Phân Phối Khóa luận: Hoàn thiện marketing-mix tại công ty Truyền Thông.

Khái niệm về phân phối và kênh phân phối

Phân phối là: Là hoạt động thiết lập dòng vận chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng để hỗ trợ và thúc đẩy tiêu thụ qua các kênh: Trực tiếp, gián tiếp.

Kênh phân phối

  • Một nhóm các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng.
  • Kênh phân phối bao gồm: Nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ, nhà bán buôn, nhà bán lẻ, đại lý,… và người tiêu dùng.

Tầm quan trọng của phân phối

  • Một là, chính sách phân phối là cầu nối giúp doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cho khách hàng đúng số lượng, thời gian, đúng địa điểm, đúng kênh, đúng nguồn hàng.
  • Hai là, chính sách giúp doanh nghiệp điều hòa quá trình phân phối sản phẩm.
  • Ba là, chính sách phân phối giúp doanh nghiệp tổ chức điều hành vận chuyển, tiết kiệm chi phí, giảm rủi ro kinh doanh.

Về phương thức phân phối có hai dạng cơ bản sau

Phân phối trực tiếp là phương thức phân phối mà chính doanh nghiệp sản xuất hàng hóa hay cung cấp dịch vụ tự tiến hành việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Ưu điểm là không bị chia lợi nhuận, phản ứng kịp thời với thay đổi trên thị trường.

Phân phối gián tiếp là phương thức phân phối qua trung gian. Các trung gian có thể là nhà bán buôn, bán lẻ, các đại lý hoặc nhà môi giới. Với ưu điểm là hạn chế được rủi ro trong kinh doanh vì phân chia bớt rủi ro cho trung gian, tận dụng tốt những kinh nghiệm, mối quan hệ của các trung gian để nhanh chóng thâm nhập vào thị trường, tiết kiệm chi phí phân phối.

  • Yêu cầu của kênh phân phối: Khóa luận: Hoàn thiện marketing-mix tại công ty Truyền Thông.

Khi thiết kế hệ thống kênh phân phối phải đảm bảo một số mục tiêu sau: Kênh phân phối phải đủ mạnh, có tính cạnh tranh trên thị trường, thuận tiện và đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

Các chức năng của phân phối

  • Tiếp cận người mua, thông tin người bán.
  • Tồn trữ và lưu
  • Phân chia và tạo ra các phân cấp mặt hàng.
  • Bán hàng và giúp đỡ bán hàng.
  • Cung cấp tài chính tín dụng và thu hồi tiền hàng.
  • Vận chuyển và giao hàng.
  • Xử lý đơn hàng, thu thập chứng từ và lập hoá đơn.

1.5.4 Xúc Tiến Khóa luận: Hoàn thiện marketing-mix tại công ty Truyền Thông.

Tầm quan trọng của việc hoạch định chính sách xúc tiến

Chính sách xúc tiến là biện pháp đẩy mạnh bán hàng và tiêu thụ sản phẩm, phát triển hình ảnh – uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, tạo điều kiện để quá trình cung – cầu gặp nhau nhằm nắm bắt thông tin hai chiều. Đặc biệt giúp xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng, hình thành lòng trung thành với thương hiệu.

 Các quyết định cơ bản về chính sách xúc tiến

Đối với thị trường sản phẩm công nghiệp, có một số hoạt động cơ bản sau:

  • Khuyến mại/khuyến mãi: Là những biện pháp kích thích ngắn hạn kích thích nhu cầu của thị trường trong ngắn hạn.
  • Marketing trực tiếp: Là hệ thống tương tác của marketing, có sử dụng một hay nhiều phương tiện quảng cáo, để tác động đến một phản ứng đáp lại đo lường được.
  • Bán hàng cá nhân: mối quan hệ trực tiếp giữa hàng bán và các khách hàng hiện tại và tiềm năng. Là một loại ảnh hưởng cá nhân và một quá trình giao tiếp phức tạp.
  • Quan hệ công chúng: Bao gồm tổ chức sự kiện, quan hệ báo chí, xây dựng thương hiệu, … nhằm mục đích PR cho công ty, cho thương hiệu và khắc sâu trong tâm trí của người tiêu dùng, tạo ra các kích thích gián tiếp, làm tăng uy tín của sản phẩm, doanh nghiệp bằng những thông tin theo hướng tích cực làm nhiều người biết đến và chú ý.
  • Quảng cáo: Là hình thức tuyên truyền được trả phí hoặc không để thực hiện việc giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng, là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin.

1.6 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MARKETING-MIX Khóa luận: Hoàn thiện marketing-mix tại công ty Truyền Thông.

  • Các nhân tố bên ngoài

Các nhân tố bên ngoài bao gồm: nhân tố vĩ mô và nhân tố vi mô bên ngoài.

  • Nhân tố vĩ mô có tác động trên bình diện rộng và lâu dài hơn.
  • Nhân tố vi mô bên ngoài có tác động trên bình diện hẹp và trực tiếp.

Khi phân tích sẽ nhận dạng được cơ hội, thách thức mà thị trường mang lại.

1.6.1 Những Nhân Tố Vĩ Mô

Về nhân tố kinh tế

Nhân tố này bao gồm tình hình phát triển hay suy thoái kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, giá cả, thu nhập bình quân, lãi suất, tỷ giá hối đoái, hoạt động khuyến khích đầu tư của Chính phủ, tốc độ tăng trường kinh tế, quan hệ kinh tế đối ngoại, … Các doanh nghiệp không thể tồn tại độc lập trong cơ chế thị trường mà phải luôn có mối quan hệ chặt chẽ và chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của chính sách kinh tế. Mặt khác, cơ chế quản lý kinh tế còn đảm bảo sự bình đẳng và công bằng trong sản xuất kinh doanh.

Về nhân tố chính trị và pháp luật

Nhân tố này bao gồm nền chính trị của một quốc gia, an ninh – an toàn  xã hội, hệ thống luật pháp, các chính sách phát triển kinh tế, các văn bản, quy định,… Các nhân tố này điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp theo đúng khuôn khổ của pháp luật. Sự ổn định của chính trị và luật pháp rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhân tố này có 3 chức năng chủ yếu: Bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp trong quan hệ với nhau, bảo vệ quyền lợi khách hàng tiêu dùng, bảo vệ lợi ích xã hội tránh khỏi những hành vị sai lệch. Khóa luận: Hoàn thiện marketing-mix tại công ty Truyền Thông.

Về nhân tố văn hóa xã hội

Nhân tố này bao gồm hành vi xã hội, trình độ văn hóa, trình độ nhận thức, tuổi tác, phân bố địa lý, dân số, các sự kiện văn hóa xã hội, hành vi mua sắm, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa, … Những nhân tố này thay đổi cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với hoạt động Marketing – mix, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, điều tra đặc điểm về văn hóa xã hội ở từng thị trường vì có sản phẩm tuy không được ưa chuộng ở thị trường này nhưng lại thành công ở một thị trường khác. Nhân tố này chi phối đến hành vi tiêu dùng của khách hàng. Quan tâm nhân tố văn hóa sẽ giúp phục vụ khách hàng tốt hơn.

Về nhân tố công nghệ và kỹ thuật

Nhân tố này có vai trò quan trọng vì công nghệ mới ra đời có thể thải loại một sản phẩm hoặc thậm chí cả ngành sản xuất. Các doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực cạnh tranh thì phải phụ thuộc vào công nghệ mới và sự phát triển của nhiều công nghệ tiên tiến. Mặt khác, chất lượng của sản phẩm cũng gắn liền với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật hiện đại. Khách hàng không bao giờ thoả mãn được với mức chất lượng hiện tại mà luôn mong muốn chất lượng tốt hơn và yếu tố về công nghệ, kỹ thuật sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện tốt điều này, giúp cạnh tranh giành thị phần, tiên phong ngành……

1.6.2 Những Nhân Tố Vi Mô Khóa luận: Hoàn thiện marketing-mix tại công ty Truyền Thông.

Nhà cung cấp: Có các đối tượng như người bán vật tư thiết bị, nguyên vật liệu; cộng đồng tài chính; nguồn cung cấp lao động. Sự tăng giá hay khan hiếm của các nguồn lực có thể ảnh hưởng đến hoạt động Marketing – mix của doanh nghiệp. Các nhà cung ứng phải đảm bảo cung ứng đầy đủ nguồn lực giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho quá trình và khả năng phục vụ khách hàng của doanh nghiệp. Đối với các công ty thì đây là nhân tố khá quan trọng gắn liền với các quyết định lựa chọn nhà cung ứng hàng hóa cho công ty. Việc lựa chọn nhà cung cấp tốt là một thành công đáng kể trong suốt quá trình kinh doanh của công ty. Vì vậy, các nhà marketing phải đảm bảo duy trì mối quan hệ với nhà cung cấp để đảm bảo nguồn cung ứng nhập đều đặn, giá cả ổn định, đảm bảo và cả chất lượng.

Khách hàng (người mua): Khách hàng là người mua sản phẩm của doanh nghiệp, là nhân tố quan trọng đến sự sống còn của doanh nghiệp. Có một số dạng khách hàng sau: Người tiêu dùng, nhà sản xuất, trung gian phân phối, các cơ quan nhà nước – doanh nghiệp phi lợi nhuận, khách hàng quốc tế. Họ là đối tượng gây áp ực với doanh nghiệp và là người điều khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng. Doanh nghiệp phải thường xuyên nghiên cứu nhu cầu khách hàng, thu thập thông tin, định hướng tiêu thụ hiện tại và tương lai để thỏa mãn nhu cầu khách hàng, tăng lợi nhuận cho ngành hàng và làm cơ sở để hoạch định chính sách Marketing – mix phù hợp cho kế hoạch kinh

Đối thủ cạnh tranh: Là những doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm chức năng tương đương và sẵn sàng thay thế nên tìm hiểu tổ chức này rất quan trọng. Cơ bản có bốn loại đối thủ cạnh tranh: đối thủ cạnh tranh về ước muốn,

về loại sản phẩm, về hình thái sản phẩm, về nhãn hiệu sản phẩm. Cơ cấu cạnh tranh khác nhau sẽ tạo ra động lực cạnh tranh khác nhau. Ngành phân tán mạnh tức là có nhiều công ty vừa và nhỏ hoạt động riêng biệt không có sự thống nhất, các công ty dễ phát sinh cạnh tranh về giá cả dẫn đến nhiều nguy cơ hơn là cơ hội. Ngành hợp nhất là ngành có sự tương trợ giữa các công ty vì thế cơ cấu cạnh tranh cũng hết sức phức tạp và ảnh hưởng trực tiếp đến ngành.

1.6.3 Các Nhân Tố Bên Trong Khóa luận: Hoàn thiện marketing-mix tại công ty Truyền Thông.

Các nhân tố bên trong hay còn gọi là môi trường nội bộ như:

  • Tầm nhìn và khả năng lãnh đạo của ban lãnh đạo doanh nghiệp đó như thế nào?
  • Nguồn tài chính của doanh nghiệp đó có dồi dào hay không?
  • Nguồn nhân lực có được đào tạo bài bản hay không?
  • Có kinh nghiệm về ngành nghề đó hay không?
  • Văn hóa tổ chức đó ra sao?
  • Nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp đó như thế nào?.

Tầm quan trọng khi phân tích: qua việc phân tích nhân tố bên trong sẽ giúp doanh nghiệp biết mình mạnh cái gì? Yếu cái gì? Mạnh thì phát huy, tạo lợi ích lớn nhất  và yếu thì sẽ khắc phục để dần hoàn thiện.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua nội dung chương 1, với việc nêu lên các khái niệm về marketing – mix. Các chính sách: sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị và các nhân tố ảnh hưởng đến Marketing – mix.

Mỗi doanh nghiệp sẽ có một chiến lược marketing – mix khác nhau do mối quan hệ giữa môi trường thị trường và doanh nghiệp luôn luôn thay đổi nên đòi hỏi doanh nghiệp phải có các hoạt động marketing – mix năng động, chủ động ứng biến với thay đổi, luôn điều chỉnh để phù hợp thực tế. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải xác định rõ thị trường mục tiêu để định vị sản phẩm chính xác từ đó chiến lược marketing – mix mới áp dụng hiệu quả. Đây là hướng đi để có cơ sở lý luận chung để từ đó đánh giá thực trạng cụ thể của hoạt động Marketing – mix trong các chương tiếp theo. Khóa luận: Hoàn thiện marketing-mix tại công ty Truyền Thông.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Khóa luận: Phân tích hoạt đông marketing mix ở Cty Truyền Thông

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Khóa luận: Hoàn thiện marketing-mix tại công ty Truyền Thông […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993