Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Thực tiễn quốc gia chịu ảnh hưởng của luật Civil Law hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tốt nghiệp tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: Thực tiễn hệ thống pháp luật các quốc gia chịu ảnh hưởng của Civil Law dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
Nội dung chính
1. Việt Nam
1.1 Triết lý pháp luật của Việt Nam
Việt Nam là một nước XHCN nên bị ảnh hưởng từ hệ thống pháp luật XHCN trước đây, hệ thống pháp luật cua những nước thuộc phe xã hội chủ nghĩa trước đây nằm trong hệ Civil law. Chúng vẫn giữ được những, yếu tố của hệ Civil Law như các hệ thống khái niệm, lý luận. Hệ tư tưởng Marx-Lenin đã chi phối pháp luật Việt Nam, đặc biệt là trong các lĩnh vực luật công. Theo đó pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp thống trị. Ở Việt Nam giai cấp lãnh đạo là giai cấp công nhân với Đảng Cộng Sản là đội tiên phòng, đại diện cho lợi ích và ý chí của nhân dân lao động.
Trong quá trình cải cách từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi Việt Nam phải xây dựng các bộ luật mới để điều chỉnh các quan hệ tư do trước đây, nền khoa học pháp lý của Liên Xô và các nước XHCN đã thu hẹp các quan hệ tư lại nên nhìn chung, luật tư ở Việt Nam kém phát triển. Để cải cách, các nhà lập pháp Việt Nam đã chọn cách vay mượn pháp luật từ nước ngoài. Đó là các nước có hệ thống pháp luật có điểm chung với Việt Nam ví dụ như Pháp, Nhật Bản.
1.2 Nguồn của pháp luật:
Nguồn của pháp luật Việt Nam bao gồm:
- Luật thành văn
- Điều ước quốc tế
- Tập quán
- Án lệ
1.3 Tổ chức tòa án: Khóa luận: Thực tiễn quốc gia chịu ảnh hưởng của luật Civil Law.
Tòa án nhân dân Việt Nam gồm bốn cấp: Tòa án nhân dân tối cao; các Tòa án nhân dân cấp cao; các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; các Toà án quân sự. Mặc dù có sự phân chia giữa công và tư pháp nhưng ở Việt Nam, Tòa hành chính lại nằm trong các Tòa án nhân dân.
Một điểm đặc biệt nữa là từ trước năm 2003, thẩm quyền quản lý các tòa án địa phương thuộc về Bộ Tư pháp, sau đó Bộ Tư pháp có văn bản ủy quyền cho Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện công tác quản lý về mặt tổ chức đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Việt Nam không có Tòa án hiến pháp và Tòa án hành chính nằm trong hệ thống Tòa án nhân dân
- Tòa án nhân dân tối cao
Tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao bao gồm Hội đồng thẩm phán và bộ máy giúp việc.
Theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân tối cao không thực hiện nhiệm vụ xét xử phúc thẩm mà chỉ thực hiện nhiệm vụ giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác. Tòa này xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 5 Thẩm phán hoặc Hội đồng toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao là quyết định cao nhất, không bị kháng nghị
- Tòa án nhân dân cấp cao Khóa luận: Thực tiễn quốc gia chịu ảnh hưởng của luật Civil Law.
Trong tòa án nhân dân cấp cao được chia thành các tòa án chuyên trách: Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp cao có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị; giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của Toà án thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị bằng Hội đồng 3 Thẩm phán hoặc Hội đồng toàn thể Uỷ ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao.
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh
Trong tòa án nhân dân cấp tỉnh có thể chia thành các tòa chuyên trách: Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên. Điều kiện về thành lập tòa chuyên trách được hướng dẫn tại thông tư 01/2016/TT-CA của TANDTC, đó là: Số lượng vụ việc mà Tòa án thụ lý, giải quyết thuộc thẩm quyền của Tòa chuyên trách theo quy định tại Điều 3 Thông tư này phải từ 50 vụ/năm trở lên, phải đảm đủ biên chế cho tòa chuyên trách
Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền: Xét xử Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật. Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
- Tòa án nhân dân cấp huyện
Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm và giải quyết các vụ việc khác theo quy định của pháp luật.
Điều kiện về thành lập tòa chuyên trách giống như Tòa án nhân dân cấp tỉnh
Có thể bạn quan tâm đến dịch vụ:
1.4 Đào tạo luật ở Việt Nam Khóa luận: Thực tiễn quốc gia chịu ảnh hưởng của luật Civil Law.
Để có bằng cử nhân luật thì học viên không nhất thiết phải có một bằng cử nhân khác mà chỉ cần đã tốt nghiệp trung học phổ thông, thi tuyển và hoàn thành chương trình đào tạo tại một cơ sở đào tạo luật. Trong chương trình đào tạo, sinh viên sẽ được cung cấp các khái niệm, hệ thống lý luận của khoa học pháp lý và các kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Marx-Lenin. Việc sử dụng tình huống (case study) trong chương trình học còn hạn chế và chủ yếu ở là phân tích, diễn giải các quy phạm pháp luật. Sau khi có được bằng cử nhân luật, nếu muốn trở thành người hoạt động trong ngành tư pháp thì phải tiếp tục đi học.
Xét về mặt pháp lý, Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 đã đưa ra những tiêu chuẩn chung để trở thành thẩm phán bao gồm:
- Có trình độ cử nhân luật trở lên.
- Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
- Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ được giao.
Trên thực tế, thời gian thực tiễn pháp luật thường được xem là thời gian mà ứng viên thẩm phán làm thư ký Tòa án. Thông thường trước khi có thể chính thức được bổ nhiệm làm thẩm phán, phần lớn họ trước đó đã có nhiều năm làm việc ở vị trí thư ký Tòa án và họ hiểu rõ cũng như nắm được trình tự thủ tục tố tụng. Sau một thời gian làm Thư ký Tòa án, ứng viên sẽ được cử đi học lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ xét xử ( thời gian một năm) và sau đó sẽ được bổ nhiệm làm thẩm phán.
Để trở thành luật sư, sau khi có bằng cử nhân luật, học viên tiếp tục học lớp đào tạo luật sư (thời gian một năm) tại học viện tư pháp. Sau đó thêm một năm tập sự tại một văn phòng luật sư trước khi thi đỗ và được cấp thẻ, gia nhập liên đoàn luật sư.
2. Lào Khóa luận: Thực tiễn quốc gia chịu ảnh hưởng của luật Civil Law.
2.1 Triết lý pháp luật của Lào
Lào được thừa hưởng một hệ thống pháp luật dựa trên Civil Law từ các nhà quản lý thuộc địa Pháp. Các bộ luật dân sự ban đầu đã dung nạp và đưa luật tục Lào vào. Sau khi giành độc lập, luật pháp Lào vẫn chưa được phát triển cho đến đầu những năm 1990 – kể từ đó, kế hoạch đầy tham vọng của Lào để phát triển và sửa đổi luật pháp đã chứng kiến ít nhất 120 luật mới hoặc hiện đại hóa, theo trang web của Bộ Tư pháp Lào. Các luật sửa đổi tuân theo các hình thức và cách tiếp cận điển hình của Civil Law, nhưng chịu ảnh hưởng của học thuyết Marx-Lenin và kinh nghiệm xây dựng pháp luật của Việt Nam. Luật tục được các dân tộc Lào thực hiện rộng rãi, nhưng không được chính thức công nhận là một phần của pháp luật.
2.2 Tổ chức tòa án
Hệ thống tổ chức nhà nước, pháp luật của Lào nhìn chung khá giống với Việt Nam. Các cơ quan tư pháp của Lào gồm: Bộ Tư pháp, Toà án các cấp và Viện Kiểm sát nhân dân các cấp. Những ảnh hưởng của hệ thống civil law:
Các tính chất pháp điển hóa, coi trọng luật nội dung, phân chia luật công luật tư rõ ràng cũng được thể hiện sâu sắc
Ngoài ra, hệ thống Toà án của Lào chia theo địa hạt hành chính gồm có Toà án nhân dân tối cao và toà án nhân dân địa phương (địa án tỉnh, quận, huyện, toà án ở một số khu vực đặc biệt), toà án quân sự và có Viện kiểm sát, khá giống với cách tổ chức ở Việt Nam.
3. Campuchia
3.1 Triết lý pháp luật của Campuchia
Hệ thống pháp luật Campuchia chủ yếu dựa trên hệ thống pháp luật của Pháp. Hiến pháp là Luật tối cao. Hệ thống luật pháp đã phát triển từ luật tục trong thời kỳ Angkor, đến thành văn dưới thời thực dân Pháp từ 1863 đến 1953 và cho đến năm 1975. Dưới thời Khmer Đỏ, từ 1975 đến 1979, toàn bộ hệ thống luật pháp Campuchia đã bị phá hủy hoàn toàn. Sau khi Việt Nam đóng quân tại Campuchia năm 1979, khung pháp lý Campuchia chịu ảnh hưởng của hệ thống Việt Nam. Trong sự hiện diện của Cơ quan Chuyển tiếp Liên Hợp Quốc tại Campuchia (UNTAC) từ năm 1991 đến năm 1993, một số luật đã được ban hành – bao gồm luật hình sự, luật tư pháp và luật báo chí. Do kết quả của sự trợ giúp pháp lý nước ngoài đối với cải cách pháp luật và tư pháp trong nước, hệ thống Campuchia cũng tiếp thu pháp luật nước ngoài. Do đó, hệ thống pháp luật hiện tại là một hệ thống lai của tất cả những ảnh hưởng này.
3.2 Nguồn luật Khóa luận: Thực tiễn quốc gia chịu ảnh hưởng của luật Civil Law.
Hệ thống pháp luật Campuchia chủ yếu dựa trên luật thành văn được thông qua bởi cơ quan lập pháp. Nguồn luật ở Campuchia có thể được phân loại thành nguồn chính và nguồn thứ cấp.
Các nguồn chính bao gồm các luật chính thức được ban hành bởi các cơ quan nhà nước. Luật quốc tế cũng là một nguồn không thể thiếu của luật pháp Campuchia: vì vậy từ ‘luật’ ở Campuchia có thể có nghĩa là cả luật pháp trong nước và quốc tế.
Nguồn thứ cấp bao gồm phong tục, truyền thống, học thuyết và các án lệ.
3.3 Tổ chức tòa án
- Tòa án cấp sơ thẩm
Tòa án cấp sơ thẩm là Tòa án xét xử đầu tiên và được tạo ra bởi Nghị định Hoàng gia và nằm trong Thủ đô và các tỉnh. Tòa án cấp sơ thẩm được chia thành các Tòa chuyên trách như Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa án thương mại và Tòa án Lao động. “Tuy nhiên, trong thực tế, vì số lượng nếu các thẩm phán rất hạn chế, vẫn không có sự tách biệt rõ ràng giữa các bộ phận. Một thẩm phán có thể xử lý cả vụ án dân sự và hình sự.”13
Trong tòa án cấp cơ thẩm được chia ra làm 2 tòa chính là tòa sơ thẩm dân sự và tòa sơ thẩm hình sự. Mặc dù trong luật chuyên ngành có quy định về tòa Tòa án thương mại và Tòa án Lao động, nhưng thực tế 2 tòa này chưa bao giờ được thành lập. Điều 55 của Luật về các quy định thương mại và đăng ký thương mại của Campuchia và Điều 389 của Bộ luật lao động 1997 Campuchia đã trao thẩm quyền xét xử về lao động và thương mại cho tòa dân sự.
- Tòa phúc thẩm Khóa luận: Thực tiễn quốc gia chịu ảnh hưởng của luật Civil Law.
Tòa phúc thẩm bao gồm Tòa phúc thẩm ở Phnom Penh và Tòa phúc thẩm khu vực được thành lập theo Nghị định Hoàng gia. Theo luật, Tòa phúc thẩm bao gồm Phòng hình sự; Phòng dân sự; Phòng điều tra; Phòng thương mại; Lao động và các phòng chuyên môn khác sẽ được tạo ra bởi Nghị định Hoàng gia khi cần thiết. Mỗi Phòng thực hiện phán quyết trong phạm vi thẩm quyền tài phán của mình, nhân danh Tòa án cấp phúc thẩm mà nó thuộc về. Mỗi Phòng, khi xét xử các vụ án, sẽ bao gồm ba Thẩm phán. Trong trường hợp một vụ án được Tòa án tối cao chuyển lại, Tòa phúc thẩm sẽ xét xử vụ án với năm Thẩm phán. Tòa phúc thẩm xem xét cả Ang Het (fact) và Ang Chbab (law). Tòa án cấp phúc thẩm có thẩm quyền xét xử tất cả các vụ án trong phạm vi lãnh thổ.
Phòng tổng hợp
Phòng tổng hợp trong Tòa án phúc thẩm có thể được tạo ra bởi Chủ tịch Tòa phúc thẩm để xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền của nhiều phòng hoặc nếu vụ việc dẫn đến xung đột về thẩm quyền giữa các Phòng khác nhau của cùng Tòa án phúc thẩm. Phòng tổng hợp bao gồm ít nhất năm Thẩm phán và quyết định của Phòng tổng hợp có ràng buộc đối với tất cả các phòng theo dõi. Chủ tịch Tòa phúc thẩm sẽ ra phán quyết theo quyết định của Phòng tổng hợp.
- Tòa án Tối cao
Tòa án tối cao là Tòa án cao nhất ở Campuchia và nằm ở thủ đô Phnom Penh. Nó có thẩm quyền xét xử tất cả các vụ án trong phạm vi quyền tài phán lãnh thổ của mình. Tòa án Tối cao có thẩm quyền, với tư cách là Tòa án sơ thẩm và chung thẩm thẩm, đối với các vụ kiện do Bộ Nội vụ đệ trình trong trường hợp phát hiện ra rằng một đảng chính trị đã phạm tội nghiêm trọng.
Theo luật, Tòa án tối cao bao gồm Phòng hình sự; Phòng dân sự; Phòng thương mại; Lao động và các phòng chuyên môn khác sẽ được tạo ra bởi Nghị định Hoàng gia khi cần thiết. Mỗi Phòng thực hiện phán quyết trong phạm vi thẩm quyền tài phán của mình, nhân danh Tòa án Tối cao. Mỗi Phòng, khi xét xử các vụ án, sẽ bao gồm năm thẩm phán.
- Hội đồng Hiến pháp
Hội đồng Hiến pháp có nhiệm vụ bảo vệ sự tôn trọng Hiến pháp, giải thích Hiến pháp và pháp luật được Quốc hội thông qua, và có thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến bầu cử Quốc hội và bầu cử các thành viên của 30
Thượng viện. Hiến pháp quy định rằng Hội đồng Hiến pháp bao gồm chín thành viên với nhiệm kỳ chín năm. 3 thành viên được Vua bổ nhiệm; 3 thành viên của Quốc hội và 3 người khác do Hội đồng thẩm phán tối cao bổ nhiệm. Sau khi ban hành bất kỳ luật nào, Quốc vương, Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, 1/4 số thành viên của Thượng viện, 1/10 số thành viên của Quốc hội hoặc Tòa án có thể yêu cầu Hội đồng Hiến pháp xem xét tính hợp hiến của luật đó. Công dân có quyền kháng cáo về tính hợp hiến của bất kỳ luật nào thông qua đại diện hoặc Chủ tịch Quốc hội hoặc thành viên của Thượng viện hoặc Chủ tịch Thượng viện.
4. Indonesia Khóa luận: Thực tiễn quốc gia chịu ảnh hưởng của luật Civil Law.
4.1 Triết lý pháp luật
Triết lý pháp luật của Indonesia là: “thống nhất trong đa dạng”. Sự hiện diện của Hà Lan và sự chiếm đóng Indonesia sau 350 năm đã để lại di sản là một nền pháp luật, phần lớn là trong các lĩnh vực luật tư ở Indonesia. Sau khi giành được độc lập vào năm 1945, Indonesia bắt đầu hình thành luật pháp Indonesia hiện đại của riêng mình, không phát triển nó từ đầu, mà sửa đổi các luật hiện hành. Nhiều đạo luật của Indonesia được xây dựng dựa vào luật của Hà Lan, chẳng hạn pháp luật thương mại của Indonesia chịu ảnh hưởng rất lớn từ Bộ luật thương mại năm 1847 của Hà Lan14. Các quyết định pháp lý của Hà Lan duy trì một số thẩm quyền ở Indonesia thông qua việc nó vẫn còn phù hợp với nguyên tắc chung của nhà cầm quyền. Ba thành tố của pháp luật Indonesia bao gồm: Luật adat( luật tục), pháp luật được xây dựng trên nền tảng luật của Hà Lan và pháp luật Indonesia thời hiện đại.
4.2 Nguồn luật
Các nguồn chính thức của pháp luật có thể được mô tả như sau
- Luật thành văn
- Tập quán
- Án lệ
- Điều ước quốc tế
- Học thuyết pháp lý Luật thành văn
Từ các hình thức của nó, pháp luật có thể được phân biệt thành
- Hiến pháp
- Nghị quyết của Quốc hội
- Các đạo luật
- Quy định của chính phủ thay thế cho đạo luật
- Quy định dưới luật của chính phủ
- Quy định dưới luật của tổng thống
- Quy định dưới luật của cấp tỉnh
- Quy định dưới luật của cấp thành huyện Tập quán Khóa luận: Thực tiễn quốc gia chịu ảnh hưởng của luật Civil Law.
Tập quán là những chuẩn mực được xã hội tuân thủ mà không được chính phủ quy định. Để một Tập quán để trở thành luật áp dụng và được thừa nhận là nguồn như luật, cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Một hành động hoặc nhóm hành động của một người hoặc một nhóm được thực hiện nhiều lần trong cùng một vấn đề.
- Các quy tắc như vậy được phát triển phải có giá trị tốt, không trái luật, được nhiều người tuân theo và có sức mạnh rằng buộc.
- Án lệ
Án lệ là quyết định của các thẩm phán được theo dõi và sử dụng như hướng dẫn như thẩm phán trong việc quyết định các trường hợp tương tự.
- Điều ước quốc tế
- Học thuyết pháp lý
Đây là ý kiến của các chuyên gia và học giả pháp lý đáng kính. Các thẩm phán thường sử dụng học thuyết pháp lý trong việc đưa ra các quyết định của mình mà sau đó được gọi là Án lệ.
4.3 Tổ chức toàn án
Quyền tư pháp ở Indonesia được quy định theo điều 24 của Hiến pháp quy định quyền lực tư pháp sẽ được Tòa án tối cao và Tòa án hiến pháp thực hiện. Ngoài ra, điều 24 B của Hiến pháp cũng quy định sự hiện diện của Ủy ban Tư pháp độc lập về bản chất và có thẩm quyền bổ nhiệm các Thẩm phán Tòa án Tối cao và có các cơ quan khác để bảo vệ và giữ vững danh dự , nhân phẩm và hành vi của thẩm phán. Khóa luận: Thực tiễn quốc gia chịu ảnh hưởng của luật Civil Law.
Tòa án hiến pháp nằm ở thành phố thủ đô, và không có bất kỳ mối quan hệ thứ bậc nào với Tòa án tối cao. Tòa án hiến pháp có 9 thẩm phán.
Hệ thống tòa án được thành lập dựa trên bốn trụ cột, đó là Tòa án có thẩm quyền chung, Tòa án tôn giáo, Tòa án hành chính nhà nước và Tòa án quân sự.
Tòa án có thẩm quyền chung có thẩm quyền đối với các vấn đề hình sự và dân sự nói chung đối với người dân, bao gồm luật gia đình đối với người không theo đạo Hồi. Đặc biệt ở tỉnh Aceh, các vấn đề hình sự thuộc về Mahkamah Syari’ah ( tòa án đặc biệt dựa trên luật Hồi giáo) hoặc tòa án tôn giáo, mà ở các khu vực khác các tòa này chỉ có thẩm quyền đối với các vấn đề dân sự.
Dưới Tòa án có thẩm quyền chung, các tòa chuyên trách đã được thành lập, cụ thể là Tòa án thương mại, Tòa án chống tham nhũng, Tòa án thủy sản, Tòa án nhân quyền và Tòa án quan hệ công nghiệp.
Tòa án thương mại nằm ở 5 địa điểm, và có thẩm quyền đối với các vụ kiện phá sản và sở hữu trí tuệ.
Tòa án chống tham nhũng nằm trong Tòa án huyện của thủ phủ của một tỉnh, và có thẩm quyền đối với hành vi tội phạm tham nhũng.
Tòa án Thủy sản có thẩm quyền đối với hành vi tội phạm nghề cá.
Tòa án Nhân quyền có thẩm quyền xét xử vi phạm thô bạo về quyền con người và nằm ở Thủ đô.
Ngoài ra, theo Đạo luật số 14 năm 2002, còn có Tòa án Thuế có thẩm quyền xét xử và quyết định các trường hợp kháng cáo quyết định của Văn phòng Thuế về tranh chấp Thuế, Văn phòng Thuế nằm ở thủ phủ của tỉnh.
Tòa án tôn giáo có thẩm quyền về tranh chấp gia đình đối với công dân Hồi giáo, bao gồm tranh chấp về ly hôn, thừa kế và quyền nuôi con. Sau đó, theo Đạo luật số 21 năm 2008 về Ngân hàng Sharia (Hồi giáo), thẩm quyền của Tòa án tôn giáo đã được mở rộng hơn nữa để xử lý các vụ kiện về kinh tế.
Tòa án hành chính nhà nước có thẩm quyền xét xử các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực hành chính nhà nước giữa cá nhân hoặc pháp nhân với cơ quan hoặc nhân viên hành chính nhà nước, ở trung ương hoặc địa phương.
Tòa án hành chính còn giải quyết tranh chấp về việc làm của công chức theo quy định hiện hành.
Tội ác của các thành viên của lực lượng vũ trang được xét xử trước Tòa án quân sự.
Mỗi thẩm quyền của tòa án bao gồm phiên sơ thẩm và tòa phúc thẩm. Tòa án cấp sơ thẩm nằm ở các huyện, trong khi tòa phúc thẩm nằm ở thủ phủ của các tỉnh.
4.4 Đào tạo luật Khóa luận: Thực tiễn quốc gia chịu ảnh hưởng của luật Civil Law.
Indonesia có hơn hai trăm cơ sờ đào tạo pháp luật khác nhau. Trong số đó có khoảng 90% là những cơ sở đào tạo thuộc các trường tư. Có rất ít các cơ sở đào tạo luật trường công lập ở Indonesia có đủ nguồn lực để đảm nhiệm các chương trình đào tạo sau đại học ở bậc học thạc sĩ và tiến sĩ luật.
Giống như nhiều nước chịu ảnh hưởng của hệ thống Civil Law, điều kiện để đăng kí vào các khoá học đại học luật ở Indonesia không đòi hỏi người học phải cỏ bằng đại học khác. Điều đó có nghĩa là người có bằng phổ thông trung học có thể đăng kí học luật tại các cơ sở đào tạo luật ở Indonesia. Tuy nhiên, chương trình đào tạo đại học chỉ cung cấp những kiến thức chung về pháp luật có thể đáp ứng việc nghiên cứu ờ các bậc cao hơn chứ không chú trọng việc cung cấp kĩ năng thực hành nghề luật. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp đại học luật, để có thể hành nghề luật các cử nhân luật thường phải tham gia các khoá đào tạo nghề luật.
Từ quá trình cải cách sau sự sụp đổ của Trật tự mới vào năm 1998, ngành tư pháp đã trải qua một số cải cách quan trọng. Cải cách cơ bản nhất liên quan đến cách thức tổ chức đào tạo tư pháp là việc chuyển giao quyền kiểm soát hành chính đối với các tòa án từ cơ quan hành pháp sang cơ quan tư pháp, gọi là ” hệ thống một mái nhà”. Điều này dẫn đến những thay đổi về tổ chức và sau đó là bổ sung trách nhiệm Tòa án tối cao (Mahkamah Agung) . Dựa trên việc sửa đổi Hiến pháp (1999-2002), một Uỷ ban tư pháp (Komisi Yudisial) đã được thành lập. Ủy ban này sao đó đã được trao quyền để nâng cao năng lực của thẩm phán.
Một người để trở thành một thẩm phán tại Indonesia cần phải trải qua khóa đào tạo tư pháp. Ngoài ra, có bằng cử nhân luật hoặc trình độ tương đương thường được yêu cầu để có thể trở thành một thẩm phán, ngoại trừ cho các vị trí tại các tòa án quan hệ lao động chỉ yêu cầu bằng cử nhân từ người nộp đơn. Bên cạnh các chương trình đào tạo tư pháp ban đầu, các chương trình đào tạo”chứng nhận” cho các ứng cử viên thẩm phán vụ việc người có thể không có nền tảng học vấn pháp lý, ví dụ, thẩm phán tòa án công nghiệp. thẩm phán vụ việc được yêu cầu phải trải qua chương trình đào tạo “chứng nhận” sau khi vượt qua kỳ thi tuyển. Học viên sẽ không chỉ đáp ứng yêu cầu học tập (bằng cử nhân luật- bằng cử nhân), mà còn là yêu cầu quốc tịch (người Indonesia), yêu cầu độ tuổi (25-40 tuổi), yêu cầu năng lực, một số yêu cầu nhân cách tốt (đạo đức, trung thành với Pancasila và Hiến pháp năm 1945, quyết đoán, trung thực, công bằng), và không có tiền án tiền sự.
Indonesia, điều kiện để trở thành luật sư là hoàn thành chương trình đào tạo tại một cơ sở đào tạo luật và hoàn thành chương trình đào tạo nghề được đoàn luật sư chấp nhận. Những người đang hành nghề luật sư có thể bị tước thẻ hành nghề luật sư nếu họ vi phạm các quy định của Luật luật sư và các quy định về đạo đức nghề nghiệp do đoàn luật sư ban hành.
5. Thái Lan Khóa luận: Thực tiễn quốc gia chịu ảnh hưởng của luật Civil Law.
5.1 Triết lý pháp luật
Hệ thống pháp luật Thái Lan là hệ thống pháp luật khá phức tạp. Xét về mặt tổng thể, hệ thống pháp luật này có thể được xêp vào dòng họ Civil Law. Mặc dù, trong giai đoạn đau của lịch sử phát triển, nó chịu ảnh hưởng rất lớn bởi pháp luật Hindu nhưng về sau lại bị ảnh hưởng bởi hệ thống pháp luật Civil Law do phải cải cách để giao thương với phương Tây. Kết quả là một loạt các bộ luật được ban hành dựa trên dựa theo mô hình của các nước có hệ thống pháp luật Civil Law. Bên cạnh đó, tại miền nam Thái Lan còn tồn tại luật Hồi Giáo do khu vực này đông người Hồi Giáo sinh sống
5.2 Nguồn luật của Thái Lan:
Pháp luật thành văn, bao gồm: Hiến pháp Thái Lan, Các đạo luật, sắc lệnh khẩn cấp hoặc tuyên bố của hoàng gia, các văn bản dưới luật Điều ước quốc tế Án lệ
5.3 Tổ chức tòa án
Liên quan đến các đặc điểm nhất định, cấu trúc của tòa án được chia thành hai phần, hành chính và xét xử. Trước năm 2000, Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm về các công việc hành chính của tất cả các tòa án. Vai trò chính của Bộ Tư pháp là cung cấp hỗ trợ, bao gồm nhân sự và thiết bị văn phòng, cho các tòa án để tòa án có thể vận hành công việc của họ một cách hiệu quả. Hiện tại, Bộ Tư pháp được thay thế bởi Văn phòng Tòa án Tư pháp, một tổ chức độc lập và một cơ quan tài phán. Văn phòng đã thay thế nhiệm vụ trước đây của Bộ Tư pháp. Sự thay đổi này nảy sinh từ ý tưởng rằng Bộ Tư pháp với tư cách là người làm chính trị có thể can thiệp vào hệ thống tư pháp. Do đó, để ngăn chặn sự can thiệp chính trị, các chính trị gia các không nên tham gia vào các công việc hành chính của tòa án. Khóa luận: Thực tiễn quốc gia chịu ảnh hưởng của luật Civil Law.
Tòa án Công lý Thái Lan là hệ thống tòa án lớn nhất. Các cấp tòa án được bao gồm ba tầng: tòa sơ thẩm, tòa phúc thẩm, Tòa án tối cao Thái Lan. Hệ thống hiện tại có nguồn gốc từ hệ thống tòa án dưới triều đại của vua Rama V.
- Tổ chức của Tòa án công lý
- a.1. Tòa án cấp sơ thẩm
Tòa án Công lý bao gồm các tòa án thẩm quyền chung (general courts) tòa án vị thành niên và gia đình và các tòa án chuyên ngành. Tòa án chung là một tòa án bình thường có nhiệm vụ xét xử và xét xử các vụ án hình sự và dân sự. Riêng ở Băng- cốc là một khu vực hành chính đặc biệt nên tổ chức tòa án tại đây sẽ khác với các tỉnh khác.
Tòa án có thẩm quyền chung (General Courts)
Tại Băng-cốc
Tòa dân: Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết các vụ án dân sự là Tòa án dân sự, Tòa án dân sự Nam Bangkok, Tòa án dân sự Thon Buri và Tòa án tỉnh Min Buri tùy thuộc vào nơi phát sinh nguyên nhân của vụ kiện hoặc bị đơn. Lý do để thành lập các tòa án dân sự khác ở Bangkok là để giảm bớt các sự quá tải của Tòa án dân sự
Tòa hình:Tòa án Hình sự, Tòa án Hình sự Nam Bangkok, Tòa án Hình sự Thon Buri và Tòa án Tỉnh Min Buri tùy thuộc vào quận nơi một bị cáo trú, hoặc bị bắt giữ, hoặc nơi bắt đầu tiến hành một cuộc điều tra. Giống như Tòa án dân sự, lý do để thành lập các tòa án hình sự khác ở Bang- cốc là để giảm bớt các công trình quá tải của Tòa án hình sự Tòa án tỉnh Min Buri: Tòa án tỉnh Min Buri, tòa án tỉnh duy nhất ở Bangkok, giải quyết vụ việc phát sinh ở phía bắc Bangkok. Các đặc điểm của tòa án này giống như tòa án có thẩm quyền chung cấp tỉnh
Tòa án Kwaeng: Tòa án Kwaeng giải quyết các vấn đề nhỏ và một thẩm phán xét xử với quyền hạn áp dụng hình phạt tù không quá sáu tháng hoặc phạt tiền không vượt quá 10.000 Baht. Khi có 2 thẩm phán cùng xét xử thì mức hình phạt được tăng lên. Quá trình tố tụng của Tòa án Kwaeng được được diễn ra nhanh chóng, vụ án được xét xử sơ thẩm và xét xử bằng phán quyết bằng miệng, hoặc phán quyết tóm tắt.
Ở các tỉnh khác ngoài Băng- cốc
Tòa án tỉnh: Các Tòa án tỉnh, xét xử cả vụ án hình sự và vụ án dân sự. Đối với mục đích mở rộng các dịch vụ của tòa án đến khu vực xa, một số tỉnh có thể có nhiều hơn một tòa án tỉnh. Trường hợp một vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án Kwaeng đưa ra tòa án tỉnh, Tòa án tỉnh phải chuyển vụ án cho Tòa án Kwaeng.
Tòa án Kwaeng: Tòa án Kwaeng ở các tỉnh có thẩm quyền và đặc điểm giống như Tòa án Kwaeng ở Băng-cốc, nghĩa là tòa án chuyên xét xử các vụ việc nhỏ, với thủ tục tố tụng nhanh chóng
Tòa gia đình và vị thành niên Khóa luận: Thực tiễn quốc gia chịu ảnh hưởng của luật Civil Law.
Tòa gia đình và vị thành niên bao gồm Tòa gia đình và vị thành niên Trung ương, Tòa gia đình và vị thành niên cấp tỉnh và Phòng Tòa án Gia đình và Vị thành niên trong Tòa án Tỉnh
Tòa án có thẩm quyền đối với các vụ án có những yếu tố sau : vụ án hình sự có người trên 7 tuổi đến dưới 14, hoặc trên 14 và dưới 18 tuổi, bị cáo buộc hình sự; Vụ án hình sự được chuyển từ tòa án có thẩm quyền chung; Vụ án gia đình có liên quan đến trẻ vị thành niên;
Tòa án đặc biệt
Có bốn loại tòa án đặc biệt, đó là Tòa án Lao động, Tòa án Thuế, Sở hữu trí tuệ và Tòa án Thương mại Quốc tế và Tòa án Phá sản. Cần lưu ý rằng mỗi tòa án chuyên ngành chỉ có một Tòa án ở trung ương, ngoại trừ Tòa án Lao động ngoài nằm ở trung ương còn được phân bổ về nhiều tỉnh
a.2. Tòa án cấp phúc thẩm
Tòa án cấp phúc thẩm được chia thành 2 bên: Tòa án phúc thẩm và Tòa án phúc thẩm vùng. Tòa án phúc thẩm xử lý kháng cáo chống lại bản án hoặc lệnh của Tòa án dân sự và Tòa án hình sự. Trong khi đó, Tòa án phúc thẩm khu vực xử lý kháng cáo chống lại phán quyết hoặc lệnh của các Tòa án cấp sơ thẩm khác (ví dụ như tòa án Kwaeng). Trong một số trường hợp đặc biệt, các tòa án cấp phúc thẩm sẽ tiến hành xét xử sơ thẩm . Mỗi phiên xét xử sẽ bao gồm 3 thẩm phán.
a.3. Tòa án tối cao
Tòa án Tối cao là tòa án xét xử cuối cùng và xét xử phúc thẩm bản án của Tòa án cấp phúc thẩm hoặc bản án của Tòa án cấp sơ thẩm. Tòa án tối cao được chia thành các phòng để xử lý trường hợp cụ thể về dân sự, hình sự.
- Các Tòa án độc lập khác
Bên cạnh hệ thống Tòa án Công lý, có 2 hệ thống tòa án đặc biệt trong tổ chức tòa án ở Thái Lan, độc lập với hệ thống Tòa án công lý Khóa luận: Thực tiễn quốc gia chịu ảnh hưởng của luật Civil Law.
b.1. Tòa án hiến pháp
Tòa án hiến pháp Thái Lan được tổ chức theo hiến pháp 2017, bao gồm chín thẩm phán của Tòa án hiến pháp do nhà vua bổ nhiệm. Tòa án Hiến pháp có thẩm quyền:
- Xem xét và xét xử về tính hợp hiến của một luật hoặc dự luật;
- Xem xét và xét xử tranh chấp đến nhiệm vụ và quyền hạn của Hạ viện, Thượng viện, Quốc hội, Hội đồng Bộ trưởng hoặc Cơ quan độc lập;
b.2. Tòa án hành chính
Tòa án Hành chính có quyền tài phán đối với các tranh chấp hành chính giữa khu vực tư nhân và các cơ quan Nhà nước liên quan đến vấn đề lạm quyền của cơ quan Nhà nước đó. Theo đó, Đạo luật thành lập và thủ tục cho Tòa án hành chính B.E.2542 (1999) trao cho Tòa án hành chính quyền tài phán đối với các trường hợp như sau:
- Tranh chấp giữa cơ quan nhà nước với công dân
- Tranh chấp giữa các cơ quan nhà nước.
5.4 Đào tạo luật Khóa luận: Thực tiễn quốc gia chịu ảnh hưởng của luật Civil Law.
Chương trình đào tạo cử nhân luật tại các trường đạị học ở Thái Lan kéo dài trong bốn năm với 8 học kì. Điềú kiện chủ yếu để có thề được chấp nhận vào học các chương trình đại học Luật tại các trường đại học Thái Lan là tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc có các bàng cấp tương đương. Ngoài ra, để có thể được tiếp nhận vào một số trường đại học công lập, người đăng kí học phải tham gia kì thi tuyển sinh do các trường tổ chức và phải đạt được một số điểm nhất định mới được tiếp nhận vào học. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo đại học, người đã tốt nghiệp đại học có thể theo học các chương trình sau đại học để lấy bàng thạc sĩ hoặc tiến sĩ luật. Có 2 cơ quan đào tạo tự pháp ở Thái Lan:
Viện đào tạo tư pháp – Đào tạo thẩm phán
Một ứng cử viên thẩm phán phải có các tiêu chí sau:
- Vượt qua kỳ thi tuyển sinh;
- Có quốc tịch Thái Lan;
- Có bằng luật;
- Vượt qua kỳ thi luật sư;
- Đã có kinh nghiệm làm việc ít nhất 2 năm trong nghề luật.
- Vượt qua kỳ thi tuyển sinh cho các công tố viên công do Văn phòng Tổng Chưởng lý tổ chức
- Có quốc tịch Thái Lan;
- Có bằng luật;
- Vượt qua kỳ thi của Đoàn luật sư Thái;
- Đã có kinh nghiệm làm việc ít nhất 2 năm trong nghề luật.
Như vậy, có thể thấy được rằng điều kiện chung của công tố và thẩm phán ở Thái Lan là đã có kinh nghiệm 2 năm làm luật sư trước khi được đào tạo và bổ nhiệm để trở thành thẩm phán. Khóa luận: Thực tiễn quốc gia chịu ảnh hưởng của luật Civil Law.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Khóa luận: Xu hướng phát triển và bài học kinh nghiệm cho VN
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietthuethacsi.com/ – Hoặc Gmail: dicvuluanvanthacsi@gmail.com
[…] ===>>> Khóa luận: Thực tiễn quốc gia chịu ảnh hưởng của luật Civil Law […]