Luận văn: Thực trạng quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu là bài mẫu mà mình muốn chia sẻ cho các bạn tại đây.Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, ngành giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng được mở rộng và trở thành một ngành công nghiệp hiện đại với quy trình chặt chẽ. Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu cũng là một ngành mũi nhọn đối với Việt Nam có mối quan hệ mật thiết với các ngành kinh tế khác có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Dưới đây là Đề tài: Quản Trị Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Tại Công Ty Cổ Phần Đại Lý Hàng Hải Việt Nam – Chi Nhánh Hải Phòng, mời cấc bạn tham khảo
Nội dung chính
2.1. Khái quát chung về Công ty cổ phần đại lý hàng hải Việt Nam – chi nhánh Hải Phòng.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
VOSA Hải Phòng là một chi nhánh của Công ty cổ phần đại lý hàng hải Việt Nam với tên gọi ban đầu là Công ty đại lý tàu biển được thành lập vào ngày 13/03/1957 theo nghị định 50/NĐ của Bộ giao thông vận tải gắn liền với sự khôi phục các cảng biển Việt Nam. Tên công ty bằng tiếng Anh là Vietnam ocean shipping agency, tên giao dịch là VOSA, đặt trụ sở tại thành phố Hải Phòng tại số 25 Điện Biên Phủ, là cơ quan trung tâm của ngành đại lý hàng hải Việt Nam.
Trong nền kinh tế thị trường, ngoài làm đại lý và môi giới VOSA Hải Phòng còn hoạt động trong lĩnh vực đại lý vận tải, xuất nhập khẩu hàng hóa và liên doanh, liên kết với nhiều đơn vị khác. Thương hiệu VOSA VOSA Hải Phòng đã là thương hiệu quý giá và nền tảng quan trọng của nghề đại lý hàng hải trong cả nước.
2.1.2. Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh ( Luận văn: Thực trạng quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu )
- Đại lý tàu biển (dịch vụ cung ứng tàu biển)
- Đại lý vận tải (giao nhận kho vận, kho ngoại quan, xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận tải đa phương thức, vận tải container bằng đường bộ).
- Môi giới và dịch vụ hàng hải
- Giao hàng rời, hàng Air, hàng LCL, hàng FCL
- Làm hàng khai thác Container chung chủ
- Dịch vụ thông quan, vận chuyển bốc xếp, đóng gói hàng hóa xuất nhập khẩu
- Làm đại lý cung cấp cho 2 hãng tàu Container (Namsung shipping Ltd và SYMS)
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của VOSA Hải Phòng
- Giám đốc:
+ Quyết định các vấn đề điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty.
+ Chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan đến quản lý, kỹ thuật, tài chính.
+ Tổ chức việc triển khai kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty.
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý trong công ty.
+ Quyết định mức lương và phụ cấp với người lao động trong công ty.
+ Ra quyết định về tuyển dụng nhân sự hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.
- Phòng tổ chức hành chính:
+ Tham mưu cho Ban Giám Đốc về tổ chức bộ máy quản lý.
+ Quản lý nhân sự, đào tạo.
+ Thực hiện các thủ tục hành chính phục vụ bộ máy hoạt động tập trung và bảo vệ con người và tài sản trong Công ty.
- Phòng tài chính
+ Thực hiện công tác kế toán trong Công ty, tiến hành thu hộ và trả hộ các chủ tàu, theo dõi các hoạt động tài chính liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.
+ Quyết toán tài chính, lập báo cáo tài chính hàng năm và tiến hành phân chia các quỹ.
- Phòng đại lý tàu biển ( Luận văn: Thực trạng quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu )
Bộ phận hàng hóa:
+ Giao nhận hàng hóa cho kho hàng, kiểm kiện.
+ Giao giấy tờ cho chủ hàng
+ Xem xét các chứng từ gốc như vận đơn, giấy ủy quyền để cấp lệnh giao hàng.
+ Cấp giấy chứng nhận hàng hóa thừa thiếu
+ Theo dõi việc xếp hàng và tập hợp vận đơn
- Bộ phận đại lý tàu:
+ Làm việc trực tiếp với tàu, phục vụ tàu điều độ để bố trí tàu vào cầu tàu.
+ Đại lý viên phải nắm được toàn bộ hoạt động của tàu, giải phóng tàu khi tàu rời cảng, khi có yêu cầu mới phát sinh phải giải quyết kịp thời.
+ Bảo vệ quyền lợi của chủ tàu thực hiện các chỉ dẫn của chủ tàu.
- Bộ phận thương vụ:
+ Ký kết hợp đồng đại lý, trên cơ sở hợp đồng đại lý sẽ tiến hành điều phối công việc cho các bộ phận khác.
+ Liên lạc với chủ tàu, liên lạc với tàu, tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin, thông báo kịp thời cho tàu và các bộ phận làm tàu, bộ phận hàng hóa để chuẩn bị tốt mọi công việc.
+ Tiến hành môi giới hàng hải, làm trung gian trong việc ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng thuê tàu, mua bán tàu, hợp đồng thuê thuyền viên và các hợp đồng khác liên quan đến hoạt động hàng hải.
+ Ký kết hợp đồng đại lý vận tải, ký liên doanh với một số hãng đại lý vận tải.
- Phòng đại lý vận tải:
+ Làm đại lý vận tải cho các chủ hàng trong và ngoài nước.
+ Làm tất cả các thủ tục thay cho chủ hàng để xuất hàng đi cũng như nhận hàng về
+ Bố trí người giao nhận, cấp phát hàng lẻ, thu cước
+ Tư vấn cho khách hàng thông tin về thị trường vận tải, bảo vệ hàng hóa của chủ hàng
+ Nhận ủy thác xuất nhập khẩu
- Phòng đại lý hãng tàu VOSA Hải Phòng làm đại lý cho một số hãng tàu nước ngoài như Namsung shipping Co.Ltd và SYMS. Phòng có nhiệm vụ:
+ Làm đại lý tàu trực tiếp riêng cho tàu container của hãng
+ Nhanh chóng bốc xếp hàng hóa nhập khẩu vào các kho bãi
+ Tổ chức quản lý vỏ container của hãng tàu, quản lý vỏ container hàng nhập, giao vỏ container cho chủ hàng xuất mượn.
Có thể bạn quan tâm:
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh ( Luận văn: Thực trạng quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu )
Căn cứ vào bảng số liệu phân tích tình hình kinh doanh, biểu đồ phản ánh doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Công ty trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017:
– Tổng doanh thu của công ty biến động tăng giảm trong 3 năm từ 2015- 2017. Chỉ tiêu này đạt cao nhất vào năm 2015 với số liệu 38.888 triệu đồng, năm 2016 chỉ tiêu này giảm xuống chỉ còn 33.643 triệu đồng, tốc độ giảm 13,49%. Sau đó, doanh thu tăng trở lại lên mức 37.252 triệu đồng vào năm 2017 với tỷ lệ tăng 10,73%. Nguyên nhân chủ yếu là do ngành nghề kinh doanh của công ty phụ thuộc vào sản lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của các chủ hàng. Năm 2016, khi kinh tế gặp khó khăn, sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu giảm thì doanh thu của công ty cũng giảm sút. Doanh thu biến động chủ yếu là ở doanh thu đại lý vận tải do giá dịch vụ cung cấp của một số khách hàng lớn giảm mà đây là lĩnh vực chủ yếu đạt doanh thu cao nhất của công ty với khách hàng là các hãng tàu quan trọng như Namsung shipping Co.ltd, Toko Kaiun Kaisha.,Ltd , D & S Company ., Ltd, Glory Navigation Co.,Ltd , Tokyo Marine Co., Ltd , Well Lin Shipping Agency Corp …
Tổng chi phí của công ty có cùng xu hướng biến động với doanh Tuy nhiên tốc độ thay đổi của chi phí là lớn hơn. Cụ thể, năm 2016 chi phí giảm với tỷ lệ 14,87%, năm 2017 chi phí tăng với mức 11,03%.
Lợi nhuận của công ty có xu hướng tăng dần là do chi phí biến động cao hơn so với sự thay đổi của doanh Năm 2015, mức lợi nhuận đạt thấp nhất là 4.015 triệu đồng trong khi đó năm 2017 thì chỉ tiêu lợi nhuận lại cao nhất là 4.407 triệu đồng.
2.2. Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại lý hàng hải Việt Nam – chi nhánh Hải Phòng.
2.2.1. Khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu được giao nhận ( Luận văn: Thực trạng quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu )
Thông qua số liệu phân tích, khối lượng hàng hóa giao nhận có sự biến động qua các năm từ năm 2015 đến năm 2017. Năm 2015, tổng giá trị hàng xuất nhập khẩu là 1.189.204 tấn, sang năm 2016 giảm xuống với mức giảm 11,32% tương đương với mức giảm là 134.642 tấn và đến năm 2017, số liệu tăng trở lại 40.451 tấn ứng với 3,69%. Điều đó chứng tỏ tình hình hoạt động giao nhận của công ty có sự giảm sút hai năm gần đây. Trong đó, biến động cụ thể của hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu là:
– Khối lượng hàng hóa nhập khẩu thể hiện xu hướng giảm trong cả giai đoạn, năm 2015, tổng khối lượng hàng nhập là 896.204 tấn, năm 2016 giá trị giảm nhanh với mức chênh lệch so với năm 2015 là 149.975 tấn tức 16,72%, đến năm 2017, khối lượng tiếp tục giảm chỉ còn 659.925 tấn, mức giảm là 86.404 tấn tương đương 13,09%. Điều này là do công ty bị mất đi một số khách hàng truyền thống.
Số liệu cho thấy khối lượng hàng nhập khẩu luôn lớn hơn so với hàng xuất khẩu. Điều này cho thấy công ty đã khai thác rất tốt nguồn hàng nhập với vai trò là đại lý cho các hãng giao nhận vận tải quốc tế, đưa hàng hóa đến tận tay người nhận và thực hiện phân phối khi có yêu cầu.
– Khối lượng hàng hóa xuất khẩu biến động tăng. Năm 2016, số liệu tăng so với năm 2015 là 15.233 tấn tương đương với mức tăng là 5,2% và đến năm 2017, số liệu này tăng lên nhanh chóng đạt đến 435.088 tấn tăng 29,16% so với năm 2016. Sự gia tăng này là do công ty đã rất nỗ lực khai thác mặt hàng xuất khẩu.
2.2.2. Thực trạng quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần Đại lý hàng hải Việt Nam- Chi nhánh Hải Phòng
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại lý hàng hải Việt Nam – chi nhánh Hải Phòng được thực hiện trên cơ sở các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động giao nhận bằng đường biển bao gồm: Công ước Brussel, Quy tắc Hague, Luật hàng hải Việt Nam năm 2015, Luật thương mại 2005 và tiến hành các hoạt động giao nhận theo đúng quy trình được mô tả, phân tích tại sơ đồ 2.2 và 2.3.
2.2.2.1. Thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty
Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của Công ty cổ phần đại lý hàng hải Việt Nam tại Hải Phòng là quy trình giao nhận bằng đường biển, đây chính là thế mạnh của công ty.
- Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu tại VOSA Hải Phòng
Bước 1: Ký hợp đồng
Sau khi chào giá, nếu khách hàng chấp nhận mức giá đã đưa ra thì hai bên sẽ kí hợp đồng dịch vụ, ủy thác cho công ty giao hàng và làm các thủ tục có liên quan đến lô hàng xuất khẩu.
Bước 2: Đặt chỗ (Booking)
Kí hợp đồng dịch vụ xong, chủ hàng sẽ gửi Booking request để xác nhận lại thông tin về hàng hóa: người gửi hàng, người nhận hàng, trọng lượng, loại container, nơi đóng hàng (đóng ở kho người gửi hay đóng tại bãi container của cảng), cảng hạ container chứa hàng để thông quan xuất khẩu (hạ container ở cảng nào thì thông quan tại cảng đó), cảng đến (ở nước nhập khẩu), ngày tàu chạy… Chủ hàng cần cung cấp cho nhân viên giao nhận chứng từ liên quan đến hàng xuất khẩu gồm có: Hợp đồng thương mại, Hóa đơn thương mại, giấy phép xuất khẩu. ( Luận văn: Thực trạng quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu )
Nhân viên giao nhận của công ty sẽ gửi Booking request đến hãng tàu để đặt chỗ, hãng tàu sẽ gửi lại Booking Confirmation (Lệnh cấp cont rỗng) để xác nhận đã chừa chỗ trên con tàu. Booking Confirmation thể hiện những thông tin cần thiết sau: Số booking, tên tàu, cảng xếp hàng (port of loading), cảng dỡ hàng (port of discharge), cảng chuyển tải (transhipment), bãi duyệt lệnh cấp container rỗng, giờ cắt máng (closing time),…
Đặt chỗ là một trong những bước không thể thiếu cho hàng xuất kể cả hàng LCL và FCL, đối với hàng LCL thì đặt chỗ với công ty mở cont, đối với hàng FCL thì đặt chỗ trên tàu, sao cho phù hợp với lịch đóng hàng của khách hàng và những yêu cầu khác như: thời gian vận chuyển, tuyến đường,…
Bước 3: Đóng hàng và chuẩn bị bộ chứng từ Đóng hàng
- Sau khi có Booking Confirmation từ hãng tàu, nhân viên giao nhận phối hợp với khách hàng đưa cont rỗng đến kho của khách hàng để đóng hàng và vận chuyển ra cảng, trường hợp là hàng LCL thì sử dụng xe tải để chở hàng lẻ đến kho Chi tiết tiến hành như sau:
- Nhân viên giao nhận sẽ đem lệnh cấp cont rỗng (Booking Confirmation) đến phòng điều độ của hãng tàu (thường ở cảng do hãng tàu chỉ định) để đổi lệnh lấy Phòng điều độ ở cảng sẽ giao cho nhân viên giao nhận một bộ hồ sơ gồm: packing list container, số seal, vị trí cấp container, lệnh cấp container có ký tên của điều độ cảng cho phép lấy container rỗng (chạy bãi).
- Nhân viên giao nhận sẽ giao bộ hồ sơ này cho tài xế kéo container đến bãi chỉ định của hãng tàu xuất trình lệnh cấp container rỗng đã được duyệt, đóng phí nâng container cho phòng thương vụ bãi. Lấy container rỗng vận chuyển đến kho người xuất khẩu đóng hàng.
- Hàng đã được người xuất khẩu chuẩn bị sẵn trong kho của mình thì nhân viên giao nhận chỉ đưa container đến kho và đóng hàng. Nếu hàng nằm ở những kho bãi khác nhau của cùng một công ty xuất khẩu thì nhân viên giao nhận phải tiến hành vận chuyển hàng về cùng một kho chung để đóng hàng.
Bộ hồ sơ hải quan hàng xuất gồm:
- Tờ khai hải quan: 2 bản chính (1 bản dành cho người xuất khẩu, 1 bản hải quan lưu)
- Hợp đồng ngoại thương: 1 bản sao y bản chính
- Hóa đơn thương mại (commercial invoice): 1 bản chính
- Bảng kê chi tiết hàng hóa (packing list): 1 bản chính
- Booking: 1 bản chính
Bước 4: Làm thủ tục hải quan
Đăng ký tờ khai: Dựa trên những chứng từ về hàng hoá mà người xuất khẩu cung cấp: contract, invoice, packing list, giấy phép kinh doanh,… Nhân viên giao nhận vào phần mềm ECUSKD của hải quan để tạo thông tin trên mẫu tờ khai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những gì đã khai.
Đóng thuế, lệ phí:
+ Nhân viên giao nhận phải nộp các khoản lệ phí theo yêu cầu khi làm thủ tục hải quan.
Rút tờ khai:
+ Nhân viên giao nhận mua tem (lệ phí hải quan) dán vào tờ khai.
+ Hải quan sau khi kiểm tra xong giữ lại tờ khai dán tem và trả lại nhân viên giao nhận: 1 tờ khai
Bước 5: Thanh lý hải quan bãi
- Nhân viên mang tờ khai đã thông quan đến hải quan giám sát bãi ghi số container/seal và thanh lý hải quan bãi để tiến hành thanh lý tờ
- Nhân viên giao nhận photo tờ khai hải quan điện tử sau đó nộp tờ khai (cả photo và gốc) để kiểm tra tại phòng thanh lý.
- Hải quan thanh lý kiểm tra đóng dấu xác nhận và trả lại bản gốc. ( Luận văn: Thực trạng quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu )
Bước 6: Vào sổ tàu
- Căn cứ vào Booking nhân viên giao nhận viết số hiệu tàu, số hiệu chuyến đi, số container, số seal vào tờ khai để tiến hành vào sổ tàu.
- Nhân viên giao nhận nộp tờ khai hải quan để vào sổ tàu
– Hải quan trả lại tờ khai và phiếu xác nhận vào sổ tàu. Kết thúc quá trình làm thủ tục thông quan cho lô hàng xuất khẩu tại cảng. Hàng hóa sẽ được sắp xếp lên tàu theo kế hoạch của hãng tàu. Trước khi giao hàng cho tàu, nhân viên giao nhận phải hoàn tất thủ tục liên quan đến xuất khẩu bao gồm có thủ tục về hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch (nếu có)…, báo cho cảng ngày giờ tàu đến, giao cho cảng sơ đồ xếp hàng và tổ chức xếp và giao hàng cho tàu, khi giao nhận xong phải lấy biên lai thuyền phó để trên cơ sở đó lập vận đơn.
Lưu ý: Phải vào sổ tàu trước giờ Closing time nếu không hàng sẽ rớt lại không xuất khẩu được mặc dù đã thông quan.
Bước 7: Liên hệ hãng tàu lấy B/L
Nhân viên giao nhận chuyển bộ hồ sơ (bản sao) cho khách hàng để họ gửi thông tin cho hãng tàu liên quan để yêu cầu cấp vận đơn.
Sau khi tàu chạy, hãng tàu sẽ gửi vận đơn cho nhân viên giao nhận của công ty. Nhân viên giao nhận đến Chi cục hải quan nộp tờ khai và vận đơn để hải quan đóng dấu xác nhận thực xuất.
Bước 8: Tập hợp bộ chứng từ và quyết toán với khách hàng
Sau khi hoàn tất bộ chứng từ hàng xuất nhân viên giao nhận sẽ gửi thông báo mô tả sơ lược về lô hàng vận chuyển: shipper/ consignee, tên tàu/ số chuyến, cảng đi/ cảng đến, ETD/ETA (ngày đi/ngày dự kiến đến), số vận đơn (house bill, master bill), loại vận đơn (original, surrender, seaway), hợp đồng, invoice, packing list cho đại lý liên quan để đại lý theo dõi tiếp lô hàng tại cảng đến, đính kèm là bản sao HBL, MBL.
Nếu là cước phí trả trước, nhân viên chứng từ sẽ làm giấy báo nợ (debit note) gửi khách hàng và chuyển cho bộ phận kế toán theo dõi thu công nợ. Chỉ khi nào người gửi hàng thanh toán cước phí và các khoản phí liên quan (THC, B/L, seal,…) thì nhân viên chứng từ mới cấp phát vận đơn cho họ.
Nếu là cước phí trả sau, nhân viên chứng từ sẽ làm giấy báo nợ thu cước người nhận hàng gửi đại lý tại cảng đến nhờ thu hộ, người gửi hàng chỉ đóng phụ phí tại Việt Nam và nhận vận đơn. Sau khi hoàn thành thủ tục thông quan và vào sổ người giao nhận phải: Kiểm tra và sắp xếp lại các chứng từ thành một bộ hoàn chỉnh, người giao nhận sẽ trả chứng từ lại cho khách và công ty cũng lưu lại một bộ. Đồng thời, kèm theo đó là giấy báo nợ (1 bản dành cho khách hàng, 1 bản dành cho công ty) trên đó gồm các khoản chi phí mà công ty đã nộp cho khách hàng có hóa đơn đỏ, phí dịch vụ vận chuyển và các phí khác… Sau đó giám đốc kí tên và đóng dấu vào giấy báo nợ này. Người giao nhận mang toàn bộ chứng từ cùng với giấy báo nợ quyết toán với khách hàng.
2.2.2.2. Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại VOSA Hải Phòng. ( Luận văn: Thực trạng quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu )
Bước 1: Nhận thông tin chi tiết hàng và yêu cầu từ khách hàng
Nhân viên giao nhận tiếp nhận nhu cầu nhập khẩu của khách hàng. Sau đó tiến hành xem xét và báo giá, hai bên thỏa thuận và ký kết hợp đồng giao nhận.
Sau khi hoàn tất việc giao hàng và bộ chứng từ cần thiết cho hãng tàu thì đại lý của Công ty ở nước ngoài sẽ gửi chứng từ sang cho Công ty thông qua hệ thống email bao gồm các nội dung được đính kèm file: Master Bill of Lading, House Bill of Lading, Debit/ Credit Note, thông tin về con tàu và ngày dự kiến tàu đến, các nội dung yêu cầu Công ty kiểm tra và xác nhận.
Trong đó Master Bill of Lading thể hịên mối quan hệ giữa người gửi hàng và người nhận hàng. Debit note: giấy dùng thể thanh toán tỷ lệ hoa hồng mà Công ty phải trả cho đại lý Công ty. Credit note: giấy đòi tiền đại lý phát sinh khi đại lý nhờ Công ty đóng hộ cước hãng tàu.
Tất cả chứng từ này thể hiện mối liên hệ và tình trạng công nợ giữa đại lý và Công ty nhằm xác định khoản thu chi và lợi nhuận giữa hai bên.
Bước 2: Kiểm tra bộ chứng từ
Nhân viên giao nhận tiến hành kiểm tra chứng từ của đại lý gửi về một cách nhanh chóng nhưng cẩn thận bằng cách xem thông tin trên vận đơn có trùng khớp và đầy đủ các thông tin, tên người gửi, người nhận, tên tàu và ngày tàu đến, số cont và số seal, chi tiết hàng hóa.
Trong trường hợp không trùng khớp với các số liệu giữa các chứng từ với nhau, nhân viên chứng từ có nhiệm vụ liên lạc với đại lý để kịp thời bổ sung và thông báo cho Công ty khi có sự điều chỉnh gấp. Một số trường hợp do lỗi của đại lý không bổ sung chứng từ cho Công ty kịp thời thì phải chịu trách nhiệm về các khoản chi phí điều chỉnh.
Bước 3: Lấy lệnh giao hàng (lệnh D/O)
Trước ngày dự kiến hàng đến thông thường từ 1 đến 2 ngày sẽ nhận được giấy báo hàng đến của hãng tàu. Dựa vào số vận đơn trên giấy báo để kẹp vào các debit /credit của lô hàng.
Nhân viên giao nhận thực hiện việc đi đổi lệnh phải cầm giấy giới thiệu kèm theo giấy báo nhận hàng chờ xuất hoá đơn để lấy lệnh. Đối với hàng FCL thì khách hàng trực tiếp đóng tiền cược cont và đóng dấu chuyển thẳng tại đại lý hãng tàu khi có nhu cầu.
Bước 4: Khai báo hải quan và kiểm hóa
– Chuẩn bị các chứng từ cần thiết để mở tờ khai. Hồ sơ hải quan gồm:
+ Tờ khai hải quan : 2 bản chính (1 bản dành cho người nhập khẩu, 1 bản dành cho hải quan lưu)
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa :1 bản sao y
+ Hóa đơn thương mại(invoice) : 1 bản chính
+ Phiếu đóng gói (packing list) : 1 bản chính
+ Giấy giới thiệu của công ty nhập khẩu : 1 bản Truyền số liệu qua mạng hải quan điện tử ( Luận văn: Thực trạng quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu )
Nhân viên giao nhận dùng phần mềm khai báo hải quan điện tử để truyền số liệu lên tờ khai qua mạng. Nếu truyền thành công hệ thống mạng của hải quan tự động báo số tiếp nhận hồ sơ, số tờ khai và phân luồng hàng hóa.
+ Nếu Doanh nghiệp vi phạm chậm nộp thuế thì nhân viên giao nhận tiến hành nộp thuế cho Doanh nghiệp . Sau đó nộp bản sao lại cơ quan Hải quan tiếp nhận hồ sơ cùng với bộ chứng từ để Hải quan kiểm tra.
+ Hải quan sẽ tiếp nhận bộ hồ sơ của nhân viên công ty và từ đó dựa vào mã số thuế của doanh nghiệp, hải quan sẽ tra cứu trên mạng xem doanh nghiệp có tên trong danh sách bị cưỡng chế hay không và kiểm tra ân hạn thuế, bảo lãnh thuế.
+ Sau khi kiểm tra xong Hải quan sẽ chuyển qua bộ phận tính giá thuế.
+ Nếu doanh nghiệp phải đóng thuế ngay thì nhân viên giao nhận đóng thuế và sao y biên nhận nộp tiền vào ngân sách Nhà nước Nộp lại cho cửa tính thuế xác nhận.
+ Sau khi kiểm tra và đóng dấu xong Hải quan sẽ chuyển qua cửa trả tờ khai Hải quan.
- Nhân viên giao nhận mua tem ( lệ phí Hải quan) dán vào tờ
- Hải quan trả lại bộ chứng từ bao gồm :
+ Tờ khai Hải quan
+ Phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ
Khi kiểm hóa, nhân viên giao nhận có trách nhiệm mở hàng, giải trình để hải quan kiểm tra xem có phù hợp với tờ khai và bộ chứng từ hay không, đồng thời giải thích tường tận về tên gọi, xuất xứ, chất liệu….
Sau khi kiểm hóa, hải quan sẽ xác nhận “ Đã hoàn thành thủ tục hải quan”, khi đó VOSA Hải Phòng được đem hàng ra khỏi cảng.
Bước 5. Nhận hàng nhập khẩu
- Nhân viên công ty mang bộ chứng từ gồm :
+ Lệnh giao hàng
+ Phiếu EIR
+Tờ khai Hải quan( bản chính và copy)
Khi nhận hàng nhập khẩu lưu ý đến lệnh giao hàng D/O còn hiệu lực hay không, nếu hết hạn thì đem lệnh đến hãng tàu xin gia hạn. Nhân viên giao nhận tiến hành làm giấy mượn container rỗng.
Đem lệnh giao hàng D/O đến phòng điều độ để đổi lấy phiếu vận chuyển container, đồng thời báo cho nhân viên phòng điều độ biết số xe nào sẽ vận chuyển container nào để ghi trên giấy nhận chuyển container. Cùng lúc đó nhân viên giao nhận sẽ ghi số container ứng với số xe để tài xế gắp container lên xe và chờ sẵn ở bãi.
Tiếp theo nhân viên giao nhận đến bộ phận hải quan ở cổng xuất trình tờ khai hải quan và giấy nhận chuyển container. Sau khi kiểm tra, hải quan cổng sẽ gửi lại nhân viên giao nhận, thủ tục nhận hàng xem như hoàn tất.
Bước 6. Giao hàng cho Khách hàng
Trong trường hợp, hợp đồng thỏa thuận khách hàng tự tổ chức vận chuyển từ cảng về kho thì nghĩa vụ của công ty chấm dứt.
Trong trường hợp nhận vận chuyển, nhân viên giao nhận cho xe chở hàng ra giao đến kho cho khách hàng.
Bước 7. Quyết toán và lưu hồ sơ
Sau khi hoàn thành xong thủ tục thông quan và chuyển hàng về kho cho khách hàng xong thì người giao nhận phải:
Kiểm tra và sắp xếp lại các chứng từ thành 1 bộ hoàn chỉnh, người giao nhận sẽ trao trả chứng từ lại cho khách hàng và Supertrans cũng lưu lại một bộ. Đồng thời kèm theo đó là 1 bản Debit Note – Giấy báo nợ (1 bản dành cho khách hàng, 1 bản dành cho công ty), trên đó gồm : các khoản phí mà công ty đã nộp cho khách hàng có hóa đơn đỏ, phí dịnh vụ vận chuyển hàng hóa, các chi phí phát sinh (nếu có)… sau đó Giám đốc ký tên và đóng dấu vào giấy báo nợ này. Người giao nhận mang toàn bộ chứng từ cùng với Debit Note quyết toán với khách hàng.
Mời bạn tham khảo thêm:
2.2.2.3 Thực trạng thực hiện kế hoạch giao nhận hàng hóa tại Công ty cổ phần Đại lý hàng hải Việt Nam- Chi nhánh Hải Phòng ( Luận văn: Thực trạng quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu )
Căn cứ vào số liệu phân tích trong bảng 2.3, tình hình thực hiện giao nhận hàng hóa xuất khẩu luôn vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể, năm 2015 khối lượng giao nhận vượt 4,64%, năm 2016 là 6,29% và năm 2017, khối lượng vượt đáng kể với mức chênh lệch là 24,31%. Về số container huy động tham gia vào hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu năm 2015 vượt 11,59%, năm 2016 thực tế chênh lệch với kế hoạch là 7,81% và năm 2017 là 15,3%. Giá trị giao nhận hàng xuất khẩu thực tế cũng cao hơn so với kế hoạch đề ra với tỷ lệ chênh lệch lần lượt là 1,96% năm 2015, 3,99% năm 2016 và 20,41% năm 2017.
Đối với giao nhận hàng hóa nhập khẩu, tình hình thực hiện có sự biến động so với kế hoạch. Năm 2015, khối lượng nhập khẩu thực tế vượt chỉ tiêu đề ra là 5,44%, số container vận chuyển vượt 5,29% số kế hoạch và giá trị dịch vụ tăng so với kế hoạch là 2,44%. Tuy nhiên, đến năm 2016 và năm 2017, khối lượng nhập khẩu giảm so với số liệu kế hoạch là 15,19% và 14,17%. Trong khi đó, số container cần huy động thực tế cũng giảm 2,48% vào năm 2016 và 4,95% vào năm 2017, giá trị dịch vụ không đạt chỉ tiêu đề ra, năm 2016 chỉ đạt 78,34% và năm 2017 bằng 84,04% số liệu kế hoạch.
Mức chênh lệch giữa thực hiện và kế hoạch ở mức đáng kể cho thấy việc lập kế hoạch giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu chưa sát với tình hình thực tế, công tác dự báo biến động chưa hiệu quả.
2.2.2.4. Thực trạng quản trị mặt hàng giao nhận tại Công ty cổ phần Đại lý hàng hải Việt Nam- Chi nhánh Hải Phòng
- Quản trị mặt hàng nhập khẩu
Mặt hàng giao nhận nhập khẩu tại Tổng công ty đại lý hàng hải Việt Nam – chi nhánh Hải Phòng rất đa dạng gồm có hàng công trình, hàng nguyên vật liệu, sắt thép…
Hàng nguyên vật liệu là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong hàng giao nhận nhập khẩu của công ty, năm 2015 là 25,1%, năm 2016 là 20,1% và năm 2017 là 18,6%.
Hàng công trình là mặt hàng giao nhận nhập khẩu đứng thứ hai, tỷ trọng lần lượt là 14,2%, 17,1% và 16,7%.
Đứng thứ ba trong các mặt hàng giao nhận nhập khẩu là dược, tỷ trọng của mặt hàng này tăng liên tục trong cả giai đoạn, cụ thể năm 2016 tăng lên 13,1% và năm 2017 tăng đạt 14%. ( Luận văn: Thực trạng quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu )
Như vậy, trong cơ cấu mặt hàng nhập khẩu mà công ty tiến hành hoạt động giao nhận chủ yếu là hàng công trình, hàng nguyên vật liệu. Đây là những mặt hàng mà trong công tác giao nhận phải sử dụng thêm các thiết bị hỗ trợ để phục vụ cho quá trình giao nhận. Hiện nay, VOSA Hải Phòng đã thực hiện việc quản trị hàng hóa nhập khẩu theo các mặt hàng, tập trung vào các mặt hàng có cơ cấu lớn tuy nhiên công ty chưa có các phương tiện vận tải nên phải thực hiện liên kết với một số các doanh nghiệp vận tải tại Hải Phòng để tổ chức vận chuyển hàng, trong đó có những mặt hàng dự án quan trọng, điều này có thể dẫn đến các vấn đề phát sinh trong giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu như việc chậm trễ giao nhận hàng.
- Quản trị mặt hàng xuất khẩu
Các mặt hàng công ty thực hiện giao nhận xuất khẩu chính là các mặt hàng ưu thế của Việt Nam như giày dép, dệt may, than đá, hàng thủ công mỹ nghệ…Hàng xuất khẩu của công ty trong những năm qua đã có sự gia tăng chứng tỏ công ty đã quan tâm đẩy mạnh thị trường giao nhận xuất khẩu, cụ thể:
Giao nhận xuất khẩu với mặt hàng giày dép tăng từ 14,6% năm 2015 đến 15,2% vào năm 2016 và tiếp tục tăng mạnh lên mức 20,2% vào năm 2017.
Hàng dệt may cũng có sự biến động trong suốt giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017 với tỷ trọng lần lượt là 19,6% năm 2015, 20,7% vào năm 2016 và 18,2% năm 2017.
Hàng gốm sứ thủy tinh và than đá cũng có tỷ trọng gia tăng trong cơ cấu hàng giao nhận nhập khẩu, hàng thủ công mỹ nghệ có sự biến động tăng giảm trong giai đoạn này còn các mặt hàng khác thì thể hiện xu hướng biến động giảm.
VOSA Hải Phòng đã thực hiện quản trị theo các mặt hàng xuất đảm bảo các yêu cầu về bảo quản và vận chuyển, có sự tập trung vào các mặt hàng ưu thế dệt may, giày dép, thủ công mỹ nghệ.
- Phân tích cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu
Cơ cấu thị trường giao nhận cho thấy công ty chủ yếu giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại thị trường châu Á với các nước là Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ…
Thị trường chính trong giao nhận hàng hóa của công ty là Hàn Quốc với tỷ trọng lần lượt là 52,5% tương ứng với doanh thu 20.416 triệu đồng vào năm 2015, 51,8% tương đương với 17.427 triệu đồng vào năm 2016 và 52% tương ứng 19.371 triệu đồng vào năm 2017. Trong vòng 3 năm, thị trường này có sự biến động giảm vào năm 2016 và tăng lên vào năm 2017 cùng xu hướng biến động với tổng doanh thu do việc công ty phải giảm giá dịch vụ nhằm duy trì quan hệ với các khách hàng lớn, khách hàng truyền thống của công ty. ( Luận văn: Thực trạng quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu )
Thị trường Nhật Bản là thị trường đứng thứ hai với giá trị 11.277 triệu đồng tỷ trọng 29% vào năm 2015. Năm 2016, giá trị giảm nhẹ xuống còn 9.420 triệu đồng tức 28% và tỷ lệ này giữ nguyên vào năm 2017, mức giá trị tương ứng là 10.430 triệu đồng.
Thị trường lớn thứ ba là thị trường Thái Lan, một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á. Tỷ trọng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng tăng tại thị trường này. Năm 2015, doanh thu thị trường Thái Lan chiếm tỷ trọng 9,8% tương đương với 3.811 triệu đồng. Năm 2016, giá trị giao nhận là 3.643 triệu đồng chiếm tỷ trọng 10,1% và năm 2017 là 10,3% ứng với giá trị 3.837 triệu đồng.
Thị trường Trung Quốc là thị trường đứng thứ tư, giá trị giao nhận hàng hóa trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017 biến động tăng giảm lần lượt là 2.022 triệu đồng, 1.614 triệu đồng và 2.049 triệu đồng, chiếm tỷ trọng tương ứng là 5,2%, 4,8% và 5,5%.
Các thị trường khác như Ấn Độ, khu vực Trung Đông chiếm tỷ trọng nhỏ, đây hầu hết là các thị trường công ty mới khai thác và còn nhiều tiềm năng để phát triển. Mức giá trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu là 1.361 triệu đồng vào năm 2015, 1.783 triệu đồng vào năm 2016 và 1.565 triệu đồng vào năm 2017. Tỷ trọng cơ cấu của thị trường khác trong giai đoạn này lần lượt là 3,5%,, 5,3% và 4,2%.
Việc phân tích cơ cấu thị trường cho thấy các thị trường lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản công ty cần tập trung có những chính sách ưu đãi và có các dịch vụ chăm sóc khách hàng để duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng, với các thị trường tiềm năng cần có các biện pháp quảng bá, nâng cao uy tín để thu hút khách hàng.
2.2.2.5. Thực trạng xử lý các vấn đề phát sinh trong giao nhận hàng hóa tại Công ty cổ phần Đại lý hàng hải Việt Nam- Chi nhánh Hải Phòng ( Luận văn: Thực trạng quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu )
Hiện tại công ty tổ chức quản lý dữ liệu và lập các biểu liên quan đến thông tin đặc thù của ngành dịch vụ giao nhận xuất nhập khẩu như danh mục chi phí: booking, kéo cont, list bill, local charge, phí kiểm dịch, phí hải quan, phí trucking…trên excel. Vì đặc thù một số báo biểu phải nhập liệu lại các thông tin ở báo biểu khác nên có thể sai sót, mặt khác gây lãng phí nhân lực, quá nhiều dữ liệu cần nhập nhưng lại lưu trữ phân tán ở nhiều file nên bị chậm trễ và mất nhiều nguồn lực khi cần tổng hợp dữ liệu.
Việc theo dõi tình hình hoạt động các bộ phận và báo cáo doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh phụ thuộc vào việc cập nhật, xử lý dữ liệu nên ảnh hưởng đến việc quản lý, điều hành và ra quyết định của các phòng ban và Ban giám đốc công ty.
Việc cập nhật hình ảnh cont rỗng và sau khi đóng hàng cần thực hiện đầy đủ, nhanh chóng tại hiện trường và cập nhật về cho các bộ phận trong công ty để thông tin đến khách hàng, hãng tàu, kho đóng hàng, hải quan… nhưng với số lượng ảnh phải chụp từng cont và số lượng cont phát sinh quá nhiều, thêm đó không có công cụ quản lý hình ảnh, đối tượng gửi nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kế tiếp và hậu quả có thể là trễ tàu.
Những yếu tố trên là những nguyên nhân dẫn đến các vấn đề phát sinh trong giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại VOSA Hải Phòng.
Các sai sót về thủ tục xảy ra tại Công ty là do nhân viên đôi khi áp sai mã thuế, tính sai thuế, nhập liệu sai… Đối với các sai sót về thủ tục, biện pháp xử lý của công ty là xác định xem sai sót trên nằm ở chứng từ nào hợp đồng, invoice, tờ khai hải quan… để hoàn thiện và nộp lại bộ chứng từ cho cơ quan hải quan. Các vấn đề này dẫn đến mất nhiều công sức, thời gian và kinh phí để điều chỉnh. Thậm chí làm lô hàng không thông quan được hoặc từ luồng vàng bị chuyển sang luồng đỏ ( phải kiểm hoá )
Đối với các sai sót làm chậm trễ giao nhận như :
+ Thu xếp không đủ phương tiện.
+ Thiếu chứng từ xuất nhập khẩu gây nên chậm trễ.
+ Và một số nguyên nhân khách quan của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan cảng…
Vậy biện pháp xử lý của công ty với sai sót này là xin thêm thời gian với hãng tàu, với khách hàng, lùi chuyến tàu hoặc lùi container và bồi thường các chi phí phát sinh do chậm trễ gây ra. Vấn đề sai sót trong giao nhận đôi khi sẽ bị phạt vì quá thời hạn xuất hàng theo qui định của Hải Quan.
Như vậy, trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017, số lượng các vấn đề phát sinh trong giao nhận hàng hóa tại VOSA Hải Phòng gồm có sai sót về thủ tục, sự chậm trễ trong giao nhận ngày càng tăng. Trong thời gian tới, công ty cần có biện pháp để hạn chế các sai sót có thể xảy ra nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận và nâng cao uy tín.
2.3. Đánh giá công tác quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại lý hàng hải Việt Nam – chi nhánh Hải Phòng.
2.3.1. Ưu điểm ( Luận văn: Thực trạng quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu )
- Công ty đã lập kế hoạch giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu hàng năm.
- Tổng khối lượng giao nhận hàng hóa xuất khẩu tăng lên trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm Điều đó chứng tỏ công ty đã khai thác ngày càng tốt hơn với nguồn hàng xuất trong vai trò là đại lý giao nhận cho các hãng vận tải quốc tế. Điều này có được phần lớn là do hãng tàu Namsung shipping tăng tuyến khai thác từ Hải Phòng nên lượng hàng xuất từ khu vực này tăng lên đáng kể.
- Lợi nhuận của công ty gia tăng trong cả giai đoạn từ năm 2015 đến năm Uy tín của doanh nghiệp ngày càng được khẳng định, tạo niềm tin và giữ vững sự tín nhiệm của khách hàng. Công ty luôn tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề môi trường nhất là vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh kho bãi.
- Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu giao nhận đa dạng, trong đó mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là hàng công trình, hàng nguyên vật liệu còn hàng xuất khẩu là những mặt hàng ưu thế của Việt Nam như hàng dệt may, giày dép, thủ công mỹ nghệ…
- Công ty xây dựng được các quy trình giao nhận với hàng nhập khẩu và hàng xuất khẩu và thực hiện theo đúng các bước của quy trình này trên thực tế.
- Trong những năm qua, ban lãnh đạo công ty đã tích cực chủ động làm việc với các khách hàng truyền thống, tăng cường sự hợp tác nên các chủ tàu tiếp tục ủng hộ và sử dụng dịch vụ của công
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế
- Kế hoạch giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu được lập chưa sát với thực tế, năm 2016 và năm 2017, khối lượng, giá trị hàng hóa giao nhận chưa đạt chỉ tiêu theo kế hoạch đặt
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị của công ty đã lạc hậu, xuống cấp nhiều thiết bị như hệ thống mạng, hệ thống phần mềm quản lý giao nhận đã hết khấu hao nhiều năm vẫn tiếp tục sử dụng chưa được thay thế ảnh hưởng đến tiến độ, thời gian thực hiện các công việc.
- Công ty không có phương tiện vận tải, hoàn toàn phụ thuộc vào phương tiện thuê ngoài nên khó chủ động về giá cả, thu xếp phương tiện… đối với khách hàng nên thường bị động khi thực hiện các dịch vụ.
- Tại công ty vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề phát sinh trong hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu mà chưa có biện pháp cụ thể để hạn chế, các vấn đề phát sinh trong hoạt động giao nhận ngày càng tăng và công ty chưa tập trung giải quyết tất cả các vấn đề phát ( Luận văn: Thực trạng quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu )
Nguyên nhân của các hạn chế
Nguyên nhân chủ quan
- Chính sách chăm sóc khách hàng của công ty còn tồn tại nhiều hạn chế, công ty chưa chú trọng đến việc chăm sóc các khách hàng cũ, do đó một số các khách hàng truyền thống của công ty đã chuyển sang các công ty giao nhận hàng hóa khác.
- Hệ thống cơ sở vật chất chưa được quan tâm đúng mức, công ty chưa đầu tư mua sắm mới các tài sản đã cũ, hết khấu hao, chưa mua sắm các phương tiện vận chuyển phục vụ cho hoạt động kinh
- Đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên của công ty còn yếu về chuyên môn và nghiệp vụ so với trình độ giao nhận của thế giới, nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đòi hỏi nhân viên thực hiện phải có kiến thức sâu rộng về pháp luật quốc tế, kinh nghiệm trong giao nhận vận tải quốc tế, nắm bắt được các thuộc tính của hàng hóa khi vận chuyển và phải có khả năng sử dụng ngoại ngữ một cách thành thạo khi giao dịch với các đối tác nước ngoài.
Nguyên nhân khách quan
- Các quy định về cấp phép, điều kiện kinh doanh giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu còn chưa đồng bộ, Việc cấp phép hoạt động cho các công ty của địa phương được thực hiện đại trà, dễ dàng mà không xem xét đến cơ sở vật chất và điều kiện về tài chính.
- Vấn đề tổ chức quản lý còn chồng chéo như Cục hàng hải – Bộ giao thông vận tải quản lý vận tải biển, Bộ thương mại quản lý giao nhận và kho vận.
- Hiện tại, hạ tầng cơ sở phục vụ cho hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam nói chung và của Hải Phòng nói riêng còn nghèo nàn, bố trí bất hợp lý, chất lượng hệ thống giao thông chưa đồng đều, chưa đảm bảo về mặt kỹ thuật. Hệ thống giao thông đường bộ còn chật hẹp, chắp vá mặc dù được nâng cấp nhưng chưa hoàn chỉnh. Hệ thống cầu cảng còn nhỏ hẹp, gây ùn tắc hàng. Cảng biển chưa được trang bị các thiết bị xếp dỡ container hiện đại, thiếu kinh nghiệm trong điều hành xếp dỡ
- Tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt do tại Hải Phòng có rất nhiều công ty về giao nhận vận tải, logistic như công ty MLC Logistics, công ty TNHH giao nhận và vận tải Keyline, công ty TNHH Tiếp vận SITC-Đình Vũ hầu hết đều là các nhà cung cấp có uy tín, có lợi thế và chiến lược kinh doanh riêng nhằm thể hiện vị trí trên thị trường trong nước.
- Giá cước giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu có nhiều biến động, giá các loại dịch vụ hàng hải và phụ phí có nhiều biến động, phụ phí chưa ổn định vì chưa có sự quản lý của Nhà nước về vấn đề này, các công ty tự điều chỉnh giá mà không căn cứ vào vào chi phí và mức giá chung trên thị trường. Thêm vào đó, lĩnh vực này chịu ảnh hưởng của tỷ giá ngoại tệ. Khi tỷ giá tăng, các khoản tiền dịch vụ thu bằng ngoại tệ khi tính ra VNĐ sẽ nhiều hơn nhưng khoản thu bằng VNĐ tính ra ngoại tệ sẽ giảm đi và ngược lại.
- Nhiều khách hàng lớn gặp khó khăn trong kinh doanh phải thu hẹp hoặc rời bỏ thị trường, một số khách hàng tự tổ chức vận tải bằng cách lập ra các công ty vận tải hoặc sử dụng dịch vụ của các công ty vệ tinh của mình do đó chấm dứt dịch vụ với VOSA Hải Phòng.
- Các khách hàng đều yêu cầu giảm giá dịch vụ trong khi chi phí thuê ngoài không giảm nên hiệu quả kinh doanh của dịch vụ ngày càng bị thu hẹp.
- Một số khách hàng truyền thống rời bỏ công ty như hãng tàu NYK đã chuyển toàn bộ container rỗng và có hàng từ kho bãi của công ty về Yusen logistic cùng với việc thành phố xây cầu vượt gần khu vực kho và cấm đường đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc kinh doanh của công
- Hoạt động cung ứng dịch vụ gặp khó khăn do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt .
- Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, tốc độ của tàu biển còn thấp nên dẫn đến nhiều hợp đồng công ty bị chậm trễ, gây tổn thất về doanh thu và lợi nhuận, làm giảm uy tín của công ty.
Mời bạn tham khảo thêm:
→ Luận văn: Giải pháp nâng cao giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietthuethacsi.com/ – Hoặc Gmail: dicvuluanvanthacsi@gmail.com