Chia sẻ đề tài Tiểu Luận: Pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình cho các bạn đang chuẩn bị làm bài tiểu luận cùng nhau tham khảo nhé. Tiểu luận môn học là một trong những yêu cầu bắt buộc của các trường đại học, và Cao Học. Đối với sinh viên hay học viên tất cả các khóa học đều bắt buộc phải làm một bài tiểu luận, với đề tài bắt buộc hoặc là một đề tài cụ thể nào đó ví dư như đề tài: Tiểu Luận: Pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình, các bạn cùng tham khảo đề tài tiểu luận dưới đây nhé.
Nội dung chính
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.1 Khái quát về lao động là người giúp việc gia đình
1.1.1 Khái niệm về lao động là người giúp việc gia đình
“Lao động giúp việc gia đình” đã từng tồn tại từ rất lâu ngay từ thời nô lệ và phong kiến. Ở xã hội đó, gần như các gia đình khá giả trên lên đều có lao động giúp việc gia đình thường được gọi là: nô lệ, gia nhân, gia nô, nô bộc, … nhưng trong xã hội thời bấy giờ thì đây không được xem là một nghề họ bị hạn chế về quyền hoặc không có bất cứ quyền nào. Mà thậm chí họ chỉ được xem như là một loại “tài sản”. Trong xã hội tư bản, thì đây được xem là một công việc. Còn hiện nay, khi mà nên kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu về giúp việc trong các gia đình ngày càng tăng. Vì vậy lao động là người giúp việc gia đình đã được trở thành một nghề và được pháp luật nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận như: Philippines, Pháp, Campuchia, … Trong mối quan hệ lao động này, người lao động và người sử dụng lao động đều bình đẳng và nguyên tắc của quan hệ này là thỏa thuận, bình đẳng, tôn trọng nhau giữa các chủ thể. Định nghĩa về lao động là người giúp việc gia đình thì chưa có sự thống nhất trên thế giới, mà các quốc gia quy định khác nhau trong pháp luật của nước mình.
Đầu tiên, là tại luật lao động Philippines. Chương 141 luật lao động Philippines định nghĩa: lao động giúp việc gia đình hay dịch vụ giúp việc gia đình là dịch vụ thực hiện tại nhà của người thuê, theo nhu cầu, mong muốn về việc bảo trì nhà cửa và hưởng thụ, bao gồm cả việc chăm nom cho sự thoải mái của các thành viên trong gia đình của người thuê[1]. Ở Campuchia, Điều 4 Bộ Luật Lao động định nghĩa người lao động giúp việc gia đình như sau: Người lao động giúp việc là những người được thuê để làm các công việc chăm sóc chủ nhà hoặc tài sản của chủ nhà để đổi lấy thù lao. Nhóm người này bao gồm người giúp việc, bảo vệ, tài xế, người làm vườn và các nghề nghiệp tương tự khác miễn là có một “chủ nhà” thuê họ để làm việc trực tiếp tại nhà của mình[2]. Tiểu Luận: Pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình
Trong Pháp luật Pháp có định nghĩa về lao động giúp việc gia đình tại Khoản 1 Điều L7221 Bộ Luật Lao Động Pháp như sau: “Lao động giúp việc gia đình là một người được thuê làm công việc gia đình cho các cá nhân”. Không những thế để làm rõ hơn về định nghĩa này thì tại Điều 1 Thỏa ước lao động quốc gia Pháp đã mô tả lao động giúp việc gia đình như sau: Bản chất đặc biệt của nghề nghiệp này là làm việc tại nhà riêng của người sử dụng lao động giúp việc gia đình. Lao động giúp việc gia đình có thể làm việc toàn thời gian hoặc bán thời gian, thực hiện tất cả hoặc một phần công việc nhà chẳng hạn liên quan tới vệ sinh… Người sử dụng lao động giúp việc gia đình không thu được lợi nhuận thông qua công việc này.
Qua tìm hiểu pháp luật các quốc gia về lao động giúp việc gia đình có thể thấy rằng thuật ngữ này không chỉ một công việc cụ thể nhất định mà nó là bao gồm nhiều công việc khác nhau trong các công việc gia đình. Nhìn chung ta có thể thấy hai tiêu chí để xem xét thế nào gọi là lao động giúp việc gia đình như sau:
Thứ nhất, lao động giúp việc gia đình là lao động được sử dụng để làm các công việc trong gia đình mang tính chất giúp đỡ các hoạt động sinh hoạt của gia đình. Đó là những công việc chẳng hạn như: nấu ăn, dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, giặt giũ, trông trẻ, chăm sóc người già, …
Thứ hai, Người sử dụng lao động là lao động giúp việc gia đình không được phép thu lợi nhuận thông qua công việc này. Có thể hiểu tiêu chí này là người sử dụng lao động không được phép sử dụng người lao động vào các công việc liên quan đến hoạt động thương mại.
Qua hai tiêu chí nêu trên có thể định nghĩa lao động giúp việc gia đình như sau:
“Lao động giúp việc gia đình là lao động thực hiện các công việc trong gia đình mang tính chất giúp đỡ hoạt động sinh hoạt của gia đình. Và người sử dụng lao động không được phép thu lợi nhuận từ công việc này”.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Tiểu Luận Môn
1.1.2. Đặc điểm của lao động là người giúp việc gia đình Tiểu Luận: Pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình
- Phân loại lao động giúp việc gia đình
Chúng ta có thể phân loại Lao Động Giúp Việc Gia Đình theo thời gian làm việc.
Nhóm một, người Lao Động Giúp Việc Gia Đình làm việc theo hình thức không xác định thời gian. Trong loại hình lao động này, người lao động thường ở chung với chủ hộ được chủ hộ nuôi ăn, ở và được trả lương theo tháng.
Nhóm hai, người Lao Động Giúp Việc Gia Đình làm việc theo hình thức xác định thời gian. Người Lao Động Giúp Việc Gia Đình còn có thể làm việc theo giờ thỏa thuận, điều đó có nghĩa là họ không ở chung với chủ hộ. Công việc thực hiện được yêu cầu rõ ràng, trả lương theo giờ hoặc theo khối lượng công việc. Ở hình thức này người Lao Động Giúp Việc Gia Đình có thể thực hiện công việc cho nhiều hộ gia đình khác nhau.
- Đặc điểm của lao động là người giúp việc gia đình
Qua quan sát dưới nhiều góc độ khác nhau có thể thấy Lao Động Giúp Việc Gia Đình có nhiều đặc điểm để phân biệt so với một số loại lao động khác. Ví dụ như về độ tuổi, trình độ học vấn, chuyên môn, … Có bốn đặc điểm chính sau đây về Lao Động Giúp Việc Gia Đình. Tiểu Luận: Pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình
Thứ nhất, về độ tuổi Lao Động Giúp Việc Gia Đình có tất cả các nhóm từ 15 đến 60 tuổi, tuy nhiên tập trung chủ yếu ở độ tuổi trung niên từ 40 trở lên. Bởi lẽ ở độ tuổi này phần lớn họ đã có con cái lớn và đến tuổi lao động do đó họ điều kiện thoát ly gia đình để đi làm xa, hơn nữa nhiều gia đình cũng thích thuê lao động ở độ tuổi này vì họ có thể ở lại với gia đình lâu hơn và có kinh nghiệm làm việc gia đình cũng như chăm sóc các thành viên trong gia đình tốt hơn. Bên cạnh đó, có một bộ phận là những người ở ngoài độ tuổi lao động tham gia vào thị trường lao động này nhưng thường không được “ưa chuộng” vì nhóm người này thường có sức khỏe yếu, nắm bắt công việc chậm không làm được công việc nặng nên nhiều hộ gia đình có tâm lí ngại thuê người già vì hay đau ốm và bất tiện khi để người già chăm sóc gia đình. Và chỉ ít độ tuổi 16 -18, sở dĩ ở độ tuổi này ở nông thôn đa phần các em gái thường không còn đi học nên khi gia đình khó khăn thì để có thêm thu nhập thì các em tranh thủ làm thêm nghề giúp việc gia đình, đối tượng này có cơ hội tham gia loại hình lao động bởi dễ bảo, học việc nhanh và có thể chơi và trông em nhỏ, tuy nhiên nhóm này thường trở lại quê nhà lập gia đình hoặc có mong muốn tìm kiếm một công việc khác khi đến 19-20 tuổi nên tâm lí nhiều gia đình không muốn thuê đối tượng này vì tính ổn định thấp và dễ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp vì chưa đến tuổi trưởng thành như trộm cắp, dễ bị kẻ xấu lợi dụng, xúi giục, quan hệ bất chính với chủ nhà,… Như vậy, nhóm lao động từ 40-55 là nguồn tiềm năng cho nhu cầu Lao Động Giúp Việc Gia Đình. Tiểu Luận: Pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình
Thứ hai, về trình độ học vấn những thành phần tham gia vời mối quan hệ lao động này thường là những người có trình độ học vấn thấp. Quan niệm xưa nay thường xem Lao Động Giúp Việc Gia Đình được coi là công việc thấp hèn và thường chỉ có những người sống ở nông thôn và có trình độ học vấn thấp mới làm công việc này. Những quan niệm về nghề giúp việc gia đình chỉ dành cho người nông thôn, có trình độ học vấn thấp và kỹ năng giao tiếp hạn chế là những điểm khá đặc trưng của phần lớn người Lao Động Giúp Việc Gia Đình. Hiện nay trong xã hội cũng xuất hiện thêm một số người Lao Động Giúp Việc Gia Đình có trình độ cao như sinh viên đại học đi làm Lao Động Giúp Việc Gia Đình theo giờ tại các gia đình người nước ngoài tại Việt Nam, tuy nhiên mới chỉ có lượng ít nhưng có thể thấy đây cũng là một công việc đem lại thu nhập cao so với nhiều ngành nghề khác và hứa hẹn có nhiều thành phần lao động ở nhiều trình độ khác nhau muốn gia nhập.
Thứ ba, Về điều kiện gia đình có thể thấy đa số người lao động lựa chọn công việc là do kinh tế khó khăn. Họ đi làm để có thêm thu nhập vì tiền công nhận được từ Lao Động Giúp Việc Gia Đình tương đối ổn định giúp họ trang trải các nhu cầu của gia đình và cá nhân.
Thứ tư, Về đào tạo chuyên môn phần lớn người Lao Động Giúp Việc Gia Đình ở nước ta chưa có qua đào tạo nghề. Đa phần những trường hợp được đào tạo để đi giúp việc cho gia đình ở nước ngoài.
Tóm lại, đa phần là người Lao Động Giúp Việc Gia Đình đều có những đặc điểm chung về độ tuổi, đặc trưng giới tính, trình độ văn hóa không cao, có hoàn cảnh xuất thân đặc biệt. Chính những đặc thù này đã tạo nên nét đặc trưng trong đối tượng lao động cần được bảo vệ này.
1.2. Nội dung pháp luật đối với lao động là người giúp việc gia đình Tiểu Luận: Pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình
Pháp luật Việt Nam đã có những ghi nhận về lao động giúp việc gia đình. Ở Bộ Luật Lao động 1994, đã đề cấp đến vấn đề này tại các Điều 2, Điều 28, Điều 139 nhưng vẫn còn khá mơ hồ chưa được rõ ràng và cũng như chưa được hướng dẫn cụ thể. Nhưng ở Bộ Luật Lao động 2012 thì lao động giúp việc gia đình đã được quy định một cách rõ ràng từ khái niệm đến nghĩa vụ của các bên khi tham gia quan hệ lao động này. Không những thế tại năm 2014, các vấn đề về lao động giúp việc gia đình được hướng dẫn một các cụ thể bởi các Thông tư và Nghị định đi kèm. Với sự thay đổi của pháp luật này, lao động giúp việc gia đình được công nhận như một nghề. Và xã hội cũng có nhìn nhận khác về những người là lao động giúp việc gia đình.
1.2.1. Khái niệm pháp luật đối với lao động là người giúp việc gia đình
Ở pháp luật Việt Nam, thuật ngữ “Lao động là người giúp việc gia đình” được định nghĩa là người lao động thực hiện các công việc trong gia đình của một hay nhiều hộ gia đình khác nhau một cách thường xuyên. Với định nghĩa này ta thấy rằng nhà làm luật không hạn chế phạm vi thực hiện công việc của người Lao Động Giúp Việc Gia Đình, họ có thể làm việc cho một hoặc nhiều hộ gia đình. Quy định này tạo điều kiện cho họ nâng cao thu nhập từ đó cải thiện cuộc sống. Bởi vì đa số những người lựa chọn công việc giúp việc gia đình thường có hoàn cảnh khó khăn hoặc không có trình độ chuyên môn, và công việc này mang lại thu nhập tương đối ổn định cho họ. Hơn nữa cũng sẽ có một số trường hợp họ chỉ thực hiện công việc giúp việc gia đình ở một khoản thời gian trong ngày, đây không phải là công việc duy nhất của họ, nên pháp luật đã tạo điều kiện để họ tận dụng thời gian đó để lao động giúp việc cho gia đình khác. Các công việc mà người Lao Động Giúp Việc Gia Đình có thể làm nhiều công việc như: nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại. Xuất phát từ bản chất của công việc giúp việc gia đình, đó chỉ đơn thuần là các công việc với mục đích chăm sóc gia đình về ăn uống, sinh hoạt,… chứ không nhằm mục đích tạo ra thu nhập cho người sử dụng lao động nên người Lao Động Giúp Việc Gia Đình sẽ không làm các công việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh tạo ra lợi nhận hoặc cạnh tranh trên thị trường. Tiểu Luận: Pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình
Ngoài ra pháp luật lao động còn quy định người làm công việc trong gia đình theo hình thức khoán việc không được xem là lao động giúp việc gia đình. Bộ Luật Lao Động có quy định này do tính chất công việc của lao động giúp việc gia đình là làm việc thường xuyên.Tính thường xuyên ở đây không phải là tình trạng lặp đi lặp lại trong một chu kỳ làm việc mà phải là tính chất lặp đi lặp lại liên tục hằng ngày của công việc. Công việc của người Lao Động Giúp Việc Gia Đình mang tính chất ổn định, hàng ngày họ có mặt thực hiện nghĩa vụ với tính chất làm công ăn lương và được biên chế vào thành phần sinh hoạt của gia đình. Nhưng trong hình thức khoán việc thì những công việc chỉ mang tính thời vụ diễn ra trong một thời điểm nhất định. Chẳng hạn như một người lao động được thuê mướn theo hình thức cứ đến một ngày nhất định trong tháng lại thực hiện công việc nhất định sao đó lại dược nhận một khoản tiền cho dịch vụ đó thì không được coi là Lao Động Giúp Việc Gia Đình mà họ là những người làm việc theo hình thức khoán việc. Việc thực hiện công việc khoán việc của họ được điều chỉnh bởi Bộ Luật Dân sự.
1.2.2. Quy định của pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình Tiểu Luận: Pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình
Hiện nay, nhu cầu sử dụng lao động giúp việc gia đình ngày càng tăng cao. Tuy nhiên trong một thời gian dài lao động giúp việc gia đình được xem như một công việc không được xã hội tôn trọng. Vì vậy, để làm cho người sử dụng lao động có những hành vi và thái độ phù hợp với người lao động giúp việc gia đình, tạo những điều kiện thích hợp để người lao động giúp việc gia đình hoàn thành tốt công việc của mình, cũng như ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên. Bộ luật Lao động đã có những quy định riêng về lao động là người giúp việc gia đình.
Thứ nhất, đó là vấn đề hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình. Nhằm cụ thể hóa về quyền và nghĩa vụ vủa các bên, tạo cơ sở cho việc giải quyết các tranh chấp, Bộ Luật Lao Động 2012 đã có sự thay đổi so với Bộ Luật Lao Động 1994 về hình thức của hợp đồng Lao Động Giúp Việc Gia Đình. Bộ Luật Lao Động 2012 buộc hợp đồng lao động của quan hệ này phải được lập thành văn bản. Tức là về mặt hình thức hợp đồng này phải được lập thành văn bản chứ không như Bộ Luật Lao Động 1994 thì không bắt buộc về mặt hình thức. Trên cơ sở tôn trọng sự thỏa thuận của hai bên, Bộ Luật Lao Động 2012 cho phép hai bên tự thỏa thuận thời hạn hợp đồng lao dộng. Có thể hiểu là các bên có thể lựa chọn giao kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Tiếp theo là về nội dung của hợp đồng, hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hàng ngày, chỗ ở là những nội dung cần ghi rõ trong hợp đồng. Nội dung cụ thể của hợp đồng được ghi nhận tại các văn bản hướng dẫn thi gồm: thông tin cá nhân của các bên ký hợp đồng lao động; công việc và địa điểm làm việc; thời hạn của hợp đồng lao động; tiền lương; tiền thưởng (nếu có); thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; trang bị bảo hộ lao động; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; ăn và chỗ ở của người lao động; tiền tàu xe về nơi cư trú khi chấm dứt hợp đồng lao động đúng thời hạn; hỗ trợ học nghề, văn hóa (nếu có); trách nhiệm bồi thường của người lao động; những hành vi nghiêm cấm. Tiểu Luận: Pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình
Thứ hai, đó là về vấn đề quyền và nghĩa vụ của người sử dụng Lao Động Giúp Việc Gia Đình và người Lao Động Giúp Việc Gia Đình. Khi hợp đồng lao động được ký kết sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Đây có thể gọi là “quyền và nghĩa vụ đối ứng”[3]. Nghĩa vụ đầu tiên phải được nhắc đến của người sử dụng Lao Động Giúp Việc Gia Đình là: Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động. Các thỏa thuận này có thể là thỏa thuận về thời hạn thực hiện hợp đồng; thỏa thuận về tiền lương, hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương; thỏa thuận về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, nghỉ tết. Cũng như đối với các lao động khác, để đảm bảo cuộc sống về già hoặc không có thu nhập, đồng thời được chăm sóc sức khỏe khi đau ốm, bệnh tật của người Lao Động Giúp Việc Gia Đình, người sử dụng Lao Động Giúp Việc Gia Đình có nghĩa vụ trả cho người Lao Động Giúp Việc Gia Đình một khoản tiền theo quy định của pháp luật để họ tự lo đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó người sử dụng Lao Động Giúp Việc Gia Đình phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc gia đình. Người sử dụng Lao Động Giúp Việc Gia Đình phải bố trí chỗ ăn, ở sạch sẽ, hợp vệ sinh cho người giúp việc gia đình, nếu có thỏa thuận.Tạo điều kiện cho người giúp việc gia đình được tham gia học văn hóa, học nghề. Trả tiền tàu xe cho người Lao Động Giúp Việc Gia Đình để họ trở về nơi cư trú, tuy nhiên họ sẽ không được thanh toán chi phí này nếu họ kết thúc hợp đồng lao động trước thời hạn. Đây là những quyền lời đáp ứng các nhu cầu cơ bản nhất mà người sử dụng LĐGVGD phải đáp ứng cho người Lao Động Giúp Việc Gia Đình. Tiểu Luận: Pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình
Luật cũng quy định một bên có quyền đơn phương chấm dứt Hợp Đồng Lao Động bất kỳ lúc nào nhưng phải thông báo trước 15 ngày. Vì đây là quyền và nghĩa vụ đối ứng, tuy Bộ Luật Lao Động không quy định nhưng ta có thể thấy rằng người Lao Động Giúp Việc Gia Đình sẽ có những quyền tương ứng với những nghĩa vụ của người sử dụng Lao Động Giúp Việc Gia Đình đã nêu trên. Bên cạnh đó người Lao Động Giúp Việc Gia Đình cũng có những nghĩa vụ nhất định gồm bốn nghĩa vụ chính trong đó có một nghĩa vụ mà pháp buộc thực hiện để bảo vệ chính người Lao Động Giúp Việc Gia Đình. Nghĩa vụ của họ được quy định cụ thể tại Bộ Luật Lao Động 2012. Cụ thể là:Thực hiện đầy đủ thỏa thuận hai bên đã ký kết trong hợp đồng lao động. Trong quá trình người LDGVGĐ làm việc nếu họ làm hư hỏng, mất mát tài sản của người sử dụng Lao Động Giúp Việc Gia Đình thì phải bồi thường theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ tiếp theo là thông báo kịp thời cho người sử dụng lao động về những khả năng, nguy cơ gây tai nạn, đe dọa an toàn, sức khỏe, tính mạng, tài sản của gia đình người sử dụng Lao Động Giúp Việc Gia Đình và bản thân. Cuối cùng là tố cáo với cơ quan có thẩm quyền nếu người sử dụng Lao Động Giúp Việc Gia Đình có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc hành vi trái pháp luật khác. Ở đây quấy rối tình dục có thể hiểu là hình thức quấy nhiễu hướng tới giới tính của người có liên quan, còn cưỡng bức lao động cũng được định nghĩa tại Bộ Luật Lao Động 2012 như sau: Cưỡng bức lao động là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc người khác lao động trái ý muốn của họ. Tiểu Luận: Pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình
Quy định này đã chuyển từ quyền thành nghĩa vụ để bắt buộc người Lao Động Giúp Việc Gia Đình phải tố giác các hành vi đó của người sử dụng Lao Động Giúp Việc Gia Đình với cơ quan có thẩm quyền. Mục đích của của quy định này là để bảo vệ chính người Lao Động Giúp Việc Gia Đình, người có vị trí yếu thế hơn trong quan hệ lao động này và tạo cho họ một môi trường làm việc tốt nhất. Bên cạnh đó với mục đích tạo môi trường tốt nhất này cho người Lao Động Giúp Việc Gia Đình Bộ Luật Lao Động 2012 còn ghi nhận những hành vi nghiêm cấm đối với người sử dụng Lao Động Giúp Việc Gia Đình như sau: Nghiêm cấm ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình. Giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động. Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động.
Như vậy có thể thấy những quy định của pháp luật về Lao Động Giúp Việc Gia Đình ngày càng cụ thể, xóa bỏ đi sự mơ hồ trước đó về khái niệm, hợp đồng, hay cả quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ lao động này.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN Tiểu Luận: Pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình
2.1. Thực trạng về lao động là người giúp việc gia đình
Trên thực tế, nghề Lao Động Giúp Việc Gia Đình mang lại thu nhập tương đối ổn định cho người lao động, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Vì vậy, sử dụng người giúp việc là nhu cầu nhất thiết của nhiều gia đình, nhất là tại các đô thị lớn… Bởi thế, lực lượng lao động này tăng nhanh trong những năm gần đây. Theo thống kê chưa đầy đủ, lao động giúp việc gia đình tăng từ 157 nghìn người năm 2008 lên 246 nghìn người năm 2016, dự báo đến năm 2020, cả nước có khoảng 350 nghìn người[4]. Hiện nay, người Lao Động Giúp Việc Gia Đình chủ yếu ở độ tuổi trung niên (36-55 tuổi). Bên cạnh đó, có một bộ phận đáng kể là những người ở ngoài độ tuổi lao động (trên 55 tuổi) tham gia vào thị trường lao động này. Theo kết quả điều tra của IFGS[5] 2011, có 61,5% người Lao Động Giúp Việc Gia Đình ở độ tuổi 36-55, 23,8% người lao động ở độ tuổi 35 trở xuống; 14,8% người lao động ở độ tuổi 56 trở lên.
Các kết quả nghiên cứu về giúp việc gia đình tại Việt Nam thời điểm 2015 đều có chung nhận định: lao động giúp việc gia đình chủ yếu là nữ giới. Nhìn chung, người lao động giúp việc gia đình có trình độ học vấn không cao. Phần lớn có trình độ từ trung học cơ sở trở xuống. Theo kết quả điều tra tại Hà Nội và TP. HCM của IFGS, 2011 có 85,7% người lao động có trình độ học vấn THCS trở xuống. Tỷ lệ người lao động có trình độ tiểu học trở xuống là 31,8%. Tỷ lệ tương ứng theo điều tra của GFCD, 2012 là 84,6% và 22%. Lao động giúp việc gia đình là lĩnh vực có sự tham gia của lao động chưa thành niên, trong đó phần nhiều là nữ giới. Kết quả điều tra của IFGS cho biết trong số 371 người lao động nữ, có 3% ở độ tuổi 16-18[6]. Tuy là công việc không quá khó nhưng giúp việc gia đình đòi hỏi người lao động phải có nhiều kỹ năng về các công việc trong gia đình. Người lao động hiện nay chưa đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu của nghề. Theo trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng cho biết, Lao Động Giúp Việc Gia Đình có tới hơn 90% của qua đào tạo. Tiểu Luận: Pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình
Có thể thấy Lao Động Giúp Việc Gia Đình ở nước ta ngày càng phát triển, nhu cầu về loại lao động này cũng tăng cao và có những nhìn nhận khác nhau từ xã hội nhưng chưa đầy đủ. Tuy công việc này bình đẳng như các nghề khác, sự đóng góp cho sự phát triển của xã hội là đáng kể nhưng nghề này vẫn chưa được nhiều người trong xã hội xem trọng, và được gắn với tên thường gọi “ Ô Sin”.
2.2. Quy định của pháp luật Việt nam về lao động là người giúp việc gia đình
Tuy pháp luật lao động hiện nay quy định rất cụ thể về vấn đề Lao Động Giúp Việc Gia Đình. Với các quy định tại Bộ Luật Lao Động 2012 và các văn bản hướng dẫn đi kèm thì quy định của vấn đề này đã rất rõ ràng và có những hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện. Nhưng việc thực hiện trên thực tế vần còn rất nhiều khó khăn và bấp cập. Đặc biệt là các cơ qua có thẩm quyền gặp khó khăn trong vần đề quản lý quan hệ lao động này.
2.2.1 Về hợp đồng lao động Tiểu Luận: Pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình
HĐLĐ là căn cứ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Hợp Đồng Lao Động đối với Lao Động Giúp Việc Gia Đình là sự thỏa thuận giữa người lao động làm công việc giúp việc giúp cho gia đình với người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Sau đây là quy định của pháp luật cũng như yêu cầu về hợp động lao động đối với người giúp việc.
- Thử việc
Trước khi kí kết Hợp Đồng Lao Động, người sử dụng và người lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ hai bên trong thời gian thử việc và kết thúc thời gian thử việc theo quy định Bộ Luật Lao Động. Thời gian thử việc không quá 06 ngày làm việc. Hai bên chỉ được thỏa thuận về việc làm thử đối với công việc thường xuyên phải làm khi ký Hợp Đồng Lao Động. Tiền lương trong thời gian thử việc bằng 85% mức lương đã thỏa thuận, trường hợp chưa thỏa thuận được mức tiền thì mức tiền lương trong thời gian thử việc ít nhất bằng 85% mức lương tối thiểu vùng tại địa bàn nơi người lao động làm việc. Thực tế có rất nhiều trường hợp người sử dụng lao động vi phạm quy định này như: yêu cầu người Lao Động Giúp Việc Gia Đình thử việc dài hơn so với quy định 06 ngày như 10 ngày, 15 ngày hay thậm chí là 1 tháng; không trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc; không ký Hợp Đồng Lao Động bằng văn bản với Lao Động Giúp Việc Gia Đình khi đã hết thời gian thử việc mặc dù vẫn tiếp tục sử dụng người lao động. Tiểu Luận: Pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình
- Chủ thể hợp đồng lao động
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 19/2014/TT-BLĐTBXH, người ký Hợp Đồng Lao Động bên phía người sử dụng Lao Động Giúp Việc Gia Đình là: Chủ hộ; người được chủ hộ hoặc các chủ hộ ủy quyền hợp pháp; người được các thành viên trong hộ gia đình hoặc các hộ gia đình ủy quyền hợp pháp. Người ký kết Hợp Đồng Lao Động bên phía người lao động là: người LĐGVGD từ đủ 18 tuổi trở lên; người Lao Động Giúp Việc Gia Đình từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi và có văn bản đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người Lao Động Giúp Việc Gia Đình. Như vậy, pháp luật lao động cho phép trẻ em từ đủ 15 tuổi trở lên có thể làm Lao Động Giúp Việc Gia Đình nếu công việc đó nhẹ nhàng, phù hợp với lứa tuổi, thời gian làm việc không vượt quá thời gian quy định của pháp luật.
- Hình thức hợp đồng
Theo quy định Nghị định 27/2014/NĐ-CP hợp đồng lao động đối với Lao Động Giúp Việc Gia Đình bắt buộc phải được lập thành văn bản. Tuy nhiên, các quy định pháp luật về Hợp Đồng Lao Động với Lao Động Giúp Việc Gia Đình vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc gây tranh cãi và thiếu khả thi trên thực tế. Trên thực tế, đa số Hợp Đồng Lao Động với Lao Động Giúp Việc Gia Đình được giao kết bằng lời nói. Bởi vì, phần lớn người Lao Động Giúp Việc Gia Đình là phụ nữ nông thôn, thường lại chính là những người có quan hệ đồng hương, quan hệ họ hàng với gia đình sử dụng lao động, hiểu biết pháp luật còn hạn chế, cộng thêm tâm lý, thói quen giải quyết các quan hệ bằng tình cảm nên họ không biết hoặc không muốn ký hợp đồng lao động. Theo khảo sát của GFCD, có trên 90% Hợp Đồng Lao Động là thỏa thuận miệng giữa người giúp việc và chủ hộ. Khi được hỏi về ý định giao kết Hợp Đồng Lao Động bằng văn bản thì chỉ có 48,6% Lao Động Giúp Việc Gia Đình có ý định ký hợp đồng bằng văn bản với người lao sử dụng lao động[7]. Tiểu Luận: Pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình
- Nội dung của hợp đồng
Các nội dung cụ thể phải có trong Hợp Đồng Lao Động được hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư 19/2014/TT-BLĐTBXH gồm: Thông tin cá nhân của các bên ký Hợp Đồng Lao Động; công việc và địa điểm làm việc; thời hạn của Hợp Đồng Lao Động; tiền lương; tiền thưởng (nếu có); thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; trang bị bảo hộ lao động; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; ăn và chỗ ở của người lao động; tiền tàu xe về nơi cư trú khi chấm dứt Hợp Đồng Lao Động đúng thời hạn; hỗ trợ học nghề, học văn hóa (nếu có); trách nhiệm bồi thường của người Lao Động Giúp Việc Gia Đình; những hành vi nghiêm cấm. Trên thực tế, hầu hết Hợp Đồng Lao Động được không được ký bằng hình thức văn bản nếu có được ký bằng văn bản thì nội dung thường cũng rất sơ sài chủ yếu là nội dung về tiền lương; công việc và địa điểm làm việc, những nội dung khác ít được người sử dụng lao động và người lao động ghi nhận trong hợp đồng.
- Ký kết hợp đồng
Được quy định tại Điều 5, Nghị định số 27/2014/NĐ-CP nếu người sử dụng lao động có thuê mướn, sử dụng nhiều lao động là người giúp việc gia đình thì người sử dụng lao động ký kết Hợp Đồng Lao Động với từng người lao động. Hợp đồng lao động được lập ít nhất thành 2 bản, mỗi bên giữ một bản. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo với UBND xã, phường, thị trấn nơi người lao động làm việc về việc sử dụng Lao Động Giúp Việc Gia Đình trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký Hợp Đồng Lao Động. Bên cạnh đó để bảo vệ quyền lợi cho những người Lao Động Giúp Việc Gia Đình không biết chữ Điều 4 Thông tư 19/2014/TT-BLĐTBXH đã nêu rõ về việc ký kết hợp đồng lao động đối với lao động không biết chữ như sau: người sử dụng lao động đọc toàn bộ nội dung Hợp Đồng Lao Động để người lao động nghe và thống nhất nội dung trước khi ký Hợp Đồng Lao Động; người lao động thực hiện ký Hợp Đồng Lao Động bằng hình thức điểm chỉ; trường hợp cần thiết, người lao động yêu cầu người sử dụng lao động mời người thứ ba không phải là thành viên của hộ gia đình làm chứng trước khi ký Hợp Đồng Lao Động và trong hợp đồng phải ghi rõ tên, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, hộ khẩu thường trú, địa chỉ liên lạc khi cần và chữ ký của người làm chứng. Tiểu Luận: Pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình
- Chấm dứt hợp đồng lao động
Chấm dứt Hợp Đồng Lao Động là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên theo Hợp Đồng Lao Động đã giao kết. Nghị định 27/2014/NĐ-CP và Thông tư 19/2014/TT-BLĐTBXH quy định cụ thể về căn cứ chấm dứt, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên khi chấm dứt Hợp Đồng Lao Động. Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 27/2014/NĐ-CP, Hợp Đồng Lao Động chấm dứt trong các trường hợp sau: hết hạn Hợp Đồng Lao Động; đã hoàn thành công việc theo Hợp Đồng Lao Động; hai bên thỏa thuận chấm dứt Hợp Đồng Lao Động; Người lao động chết; người sử dụng lao động là cá nhân chết; người sử dụng lao động hoặc người lao động đơn phương chấm dứt Hợp Đồng Lao Động.
- Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Đối với người Lao Động Giúp Việc Gia Đình, khi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, họ phải thông báo trước cho người sử dụng lao động 15 ngày, tuy nhiên họ chỉ cần báo trước 03 ngày trong các trường hợp: người sử dụng lao động vi phạm hợp đồng (vi phạm về tiền lương, công việc, điều kiện làm việc) hoặc có vấn đề về sức khỏe. Và họ có thể nghỉ việc mà không cần báo trước khi bị người sử dụng lao động hoặc thành viên trong hộ gia đình ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, quấy rối tình dục, dùng vũ lực hoặc cưỡng bức lao động; khi phát hiện thấy điều kiện làm việc có khả năng đe dọa an toàn, sức khỏe của bản thân, đã báo cho người sử dụng lao động biết mà chưa được khắc phục; do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động. Hiện nay, người Lao Động Giúp Việc Gia Đình tự ý bỏ việc mà không tuân thủ quy định của pháp luật. Tiểu Luận: Pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình
Đối với người sử dụng lao động, họ cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người Lao Động Giúp Việc Gia Đình nhưng phải báo trước cho người Lao Động Giúp Việc Gia Đình 15 ngày. Nhưng nếu người Lao Động Giúp Việc Gia Đình vi phạm Hợp Đồng Lao Động hoặc khi họ bị ốm đau bệnh tật phải điều trị 30 ngày liên tục thì người sử dụng lao động chỉ cần báo trước 03 ngày. Và không phải báo trước nếu người Lao Động Giúp Việc Gia Đình có những hành vi sau đây: trộm cắp, đánh bạc, cố ý gây thương tích, có các hành vi ngực đãi, xúc phạm danh dự nhân phẩm, quấy rối tình dục người sử dụng Lao Động Giúp Việc Gia Đình hoặc các thành viên trong hộ gia đình; sử dụng các chất gây nghiện, mại dâm; hoặc do các nguyên nhân như thiên tai, hỏa hoạn và các trường hợp bất khả kháng khác mà người sử dụng Lao Động Giúp Việc Gia Đình đã tìm mọi cách khắc phục nhưng không thể tiếp tục thực hiện Hợp Đồng Lao Động.
- Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt
Khi hợp đồng lao động chấm dứt, người sử dụng Lao Động Giúp Việc Gia Đình sẽ có những trách nhiệm đối với người Lao Động Giúp Việc Gia Đình như sau: thanh toán các khoản liên quan đến quyền lợi của người lao động (tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế); tiền lương cho những ngày nghỉ hàng năm mà người lao động chưa nghỉ, chi phí ăn, chỗ ở của người lao động, tiền hỗ trợ học văn hóa, học nghề, các khoản thỏa thuận khác trong Hợp Đồng Lao Động (nếu có); tiền tàu xe đi đường khi người lao động về nơi cư trú, trừ trường hợp người lao động làm việc theo Hợp Đồng Lao Động xác định thời hạn và Hợp Đồng Lao Động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đơn phương chấm dứt Hợp Đồng Lao Động; trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của Bộ Luật Lao Động. Tuy nhiên, hiện nay các quy định này chưa được người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ như: không thanh toán tiền lương cho những ngày nghỉ hàng năm mà người lao động chưa nghỉ, trợ cấp thôi việc cho người lao động. Thông thường, khi chấm dứt Hợp Đồng Lao Động, người sử dụng lao động và người lao động chỉ thỏa thuận thanh toán khoản tiền lương còn thiếu và tiền tàu xe đi đường khi người lao động về nơi cư trú. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân trong đó có sự thiếu hiểu biết về pháp luật của người lao động làm cho người sử dụng lao động có điều kiện vi phạm và ý thức chấp hành pháp luật của các bên.
2.2.2 Về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế Tiểu Luận: Pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình
- Tiền lương
Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Theo đó mức tiền lương sẽ do hai bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng lao động. Mức tiền lương sẽ bao gồm cả chi phí ăn, ở của người lao động sống tại gia đình người sử dụng lao động (nếu có, nhưng không vượt quá 50% mức tiền lương trong hợp đồng lao động) và không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại nơi người lao động làm việc.
Về hình thức trả lương: người sử dụng lao động có thể thỏa thuận trả lương cho người lao động theo thời gian (tháng, tuần, ngày, giờ). Thời hạn trả lương do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận, thời điểm trả lương cố định trong ngày, trong tuần hoặc trong tháng và ghi trong hợp đồng lao động. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần, tháng thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần, tháng làm việc hoặc trả gộp do hai bên thỏa thuận.
Tiền lương làm thêm được quy định cụ thể Thông Tư 19/2014/TT-BLĐTBXH. Người lao động là thêm giờ thì được trả lương ít nhất bằng 150% tiền lương theo giờ; làm việc vào ngày nghỉ lễ, tết được trả lương ít nhất 300% tiền lương ngày; làm thêm giờ vào ban đêm thì được trả thêm 20% tiền lương ngày. Tiểu Luận: Pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình
Tiền lương tính trả cho ngày nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết được tính nhau sau: tiền lương ghi trong Hợp Đồng Lao Động của tháng trước liền kề trước khi người lao động nghỉ hằng năm, lễ, tết chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng do hai bên thỏa thuận ghi trong Hợp Đồng Lao Động, nhân với số ngày nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, nghỉ tết của người lao động. Quy định nhằm tạo điều kiện cho người Lao Động Giúp Việc Gia Đình hưởng được những ngày nghỉ năm, lễ, tết được trọn vẹn về tinh thần củng như vật chất.
Theo Điều 16 Nghị định 27/2014/NĐ-CP thì tiền lương ngừng việc được quy định một cách rất dễ hiểu và hợp tình hợp lí. Người sử dụng lao động thanh toán đầy đủ lương khi người lao động nghỉ việc do lỗi của người sử dụng lao động; nếu không có lỗi trong việc nghỉ việc của người lao động thì không phải thanh toàn lương.
Khấu trừ tiền lương, đây là một chế tài rất thiết thực,tăng tính trách nhiệm kỷ luật cho “người làm” và “chủ nhà”. Tuy để trách sự bất công, lạm dụng quy định này để người sử dụng Lao Động Giúp Việc Gia Đình thu các khoản tiền vô lí gây ảnh hưởng đến quyền lợi, thu nhập của người Lao Động Giúp Việc Gia Đình. Quy định khấu trừ lương không quá 30% tiền lương đối với người lao động không sống cùng chủ hộ và không quá 60% tiền lương (khi đã trừ chi phí ăn ở) đối người lao động sống chung với chủ hộ. Tiểu Luận: Pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để người lao động tự lo bảo hiểm. Nhưng thường người lao động không tham gia bảo hiểm.
- Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị ốm, bị bệnh
Trường hợp người lao động sống cùng gia đình người sử dụng lao động bị ốm, bị bệnh, người sử dụng lao động tạo điều kiện để người lao động nghỉ ngơi, khám, chữa bệnh. Chi phí khám, chữa bệnh do người lao động chi trả, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Nhưng ngược lại cũng quy định người sử dụng lao động không phải trả lương cho những ngày người lao động phải nghỉ việc do bị ốm, bị bệnh nhằm bảo quyền lợi của người sử dụng lao động.
2.2.3 Về điều kiện làm việc, chế độ sinh hoạt
- Về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Về cơ bản, các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với Lao Động Giúp Việc Gia Đình được quy định tương tự như các trường hợp khác. Để phù hợp với đặc thù công việc của người Lao Động Giúp Việc Gia Đình pháp luật cho phép hai bên tự thỏa thuận thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tuy nhiên phải đảm bảo người lao động phải được nghỉ ít nhất 8 giờ, trong đó có 6 giờ liên tục trong 24 giờ. Thời giờ làm việc đối với lao động chưa thành niên từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Mỗi tuần người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Nhưng trên thực tế, các công việc giúp việc gia đình là những công việc nhỏ nhặt, không tên có thể diễn ra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày nên thời gian làm việc của người lao động có thể không kéo dài liên tục mà xen kẽ giữa thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi, nên khó có thể phân định rạch ròi. Kết quả khảo sát của GFCD cho thấy tỉ lệ số người giúp việc thỏa thuận thời gian làm việc với gia chủ là 30,8%, trong đó 61,1% cho biết họ làm việc nhiều hơn 8 giờ/ngày và 35% số người giúp việc cho rằng họ làm việc trên 10 giờ trên ngày[8]. Theo quy định điều 23 Nghị định 27/2014/NĐ-CP nếu người LĐGVGD làm việc từ đủ 12 tháng trở lên thì sẽ được nghỉ hàng năm 12 ngày được hưởng nguyên lương. Người Lao Động Giúp Việc Gia Đình có thể thỏa thuận với người sử dụng Lao Động Giúp Việc Gia Đình để nghỉ hàng năm nhiều lần, hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. Người Lao Động Giúp Việc Gia Đình được nghỉ làm và hưởng nguyên lương trong các ngày lễ, tết theo quy định của Bộ Luật Lao Động.
- Về an toàn lao động, vệ sinh lao động
Các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với Lao Động Giúp Việc Gia Đình được quy định tại Điều 24 Nghị định 27/2014/NĐ-CP. Cụ thể như sau: Tiểu Luận: Pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình
Thứ nhất, Người sử dụng lao động có trách nhiệm hướng dẫn cách sử dụng máy, thiết bị, đồ dùng, các biện pháp phòng, chống cháy, nổ trong gia đình có liên quan đến công việc của lao động là người giúp việc gia đình; thực hiện các chế độ có liên quan đến bảo đảm an toàn và chăm sóc sức khỏe của lao động là người giúp việc gia đình.
Thứ hai, Lao động là người giúp việc gia đình có trách nhiệm chấp hành đúng hướng dẫn sử dụng máy, thiết bị, đồ dùng và phòng, chống cháy, nổ.
Thứ ba, Hằng năm, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động khám sức khỏe định kỳ, trường hợp cần thiết, người sử dụng lao động yêu cầu người lao động phải khám sức khỏe, chi phí khám sức khỏe do người sử dụng lao động chi trả, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Việc khám sức khỏe này được hướng dẫn cụ thể tại Điều 19 Thông tư 19/2014/ TT-BLĐTBXH như sau: Người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động khám sức khỏe định kỳ ít nhất một năm một lần; Trường hợp cần thiết người sử dụng lao động yêu cầu người lao động thực hiện khám sức khỏe tại cơ sở y tế do người sử dụng lao động chỉ định; Chi phí khám sức khỏe định kỳ và khám sức khỏe theo yêu cầu của người sử dụng lao động do người sử dụng lao động chi trả, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Tiểu Luận: Pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình
Các quy định về việc khám sức khỏe của người lao động giúp việc gia đình góp phần đảm bảo sức khỏe cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho họ được khám chữa bệnh trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, các quy định này vẫn chưa được áp dụng rộng rãi trên thực tế. Bởi vì phần lớn người Lao Động Giúp Việc Gia Đình có trình độ thấp và không được trang bị tốt các kiến thức về pháp luật, nên họ không biết được các quyền lợi mà họ đáng được nhận. Và người sử dụng lao động cũng lợi dụng sự không hiểu biết của người Lao Động Giúp Việc Gia Đình mà tước đi quyền lợi đáng ra họ phải được hưởng.
- Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn lao động
Khi người lao động bị tai nạn lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm là cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo; thông báo cho người thân của người lao động biết; thực hiện trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Luật Lao Động; Khai báo và phối hợp với cơ quan chức năng có thẩm quyền để điều tra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật. Và hơn nữa người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bị tai nạn lao động trong thời gian điều trị, trừ trường hợp việc điều trị diễn ra trên 30 ngày liên tục.
- Về quyền lợi của người lao động
Mặc dù trong các quy định tại Bộ Luật Lao Động không có quy định riêng về quyền của người lao động là người giúp việc trong gia đình nên quyền của người lao động là giúp việc trong gia đình được hiểu từ nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với người lao động là giúp việc trong gia đình, bao gồm: Tiểu Luận: Pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình
Thứ nhất, Được người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ các thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.
Thứ hai, Người giúp việc gia đình được trả khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động tự lo bảo hiểm. Quy định này được cụ thể hóa tại Điều 19 Nghị định 27/2014/NĐ-CP.
Thứ ba, Người sử dụng lao động phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động là giúp việc trong gia đình.
Thứ tư, được bố trí chỗ ăn, ở sạch sẽ, hợp vệ sinh (nếu có thỏa thuận).
Thứ năm, được tạo cơ hội tham gia học văn hóa, học nghề. Khi người lao động có yêu cầu, người sử dụng lao động bố trí thời gian để người lao động học văn hóa, học nghề. Thời gian cụ thể để người lao động học văn hóa, học nghề do hai bên thỏa thuận.
Thứ sáu, Người giúp việc gia đình được trả tiền tàu xe đi đường khi thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
Thời gian qua, Bộ Luật Lao động năm 2012 được thông qua với 05 điều quy định về lao động là người giúp việc gia đình đã nhận được nhiều ý kiến đồng tình của dư luận. Việc công nhận loại hình lao động này không chỉ đảm bảo quyền lợi cho người lao động mà còn đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng lao động. Từ đó tiến tới từng bước tới tạo dựng sự bình đẳng trong quan hệ lao động vốn khá nhạy cảm này. Tiểu Luận: Pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình
- Các hành vi nghiêm cấm của người sử dụng lao động
Căn cứ Điều 183 Bộ Luật Lao Động năm 2012 quy định như sau:
“Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình.
Giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động.
Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động.”
Điều 183 Bộ Luật Lao Động 2012 quy định một số hành vi nghiêm cấm thực hiện của người sử dụng lao động đối với người lao động giúp việc gia đình. Trong đó có nhóm hành vi xâm hại tới thể xác hoặc và tinh thần của họ (ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực); hành vi lạm dụng sức lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình (giao việc không đúng thỏa thuận trong hợp đồng lao động) và hành vi sử dụng lợi thế người chủ để khống chế người lao động giúp việc (giữ giấy tờ tùy thân của người lao động). Có thể nói giữa hành vi nghiêm cấm người sử dụng lao động “Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình” có mối liên hệ với nghĩa vụ của người lao động được qui định ở khoản 4 điều 182 Bộ Luật Lao Động 2012 “Tố cáo cơ quan có thẩm quyền nếu người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc có những hành vi khác vi phạm pháp luật”. Bởi do tính chất công việc và đối tượng lao động đa phần là nữ nên việc bị xâm hại, lạm dụng là điều thường xuyên xảy ra nên các nhà làm luật muốn cho người lao động ý thức được việc tự bảo vệ bản thân không chỉ là quyền lợi mà còn là điều bắt buộc, là nghĩa vụ phải tố giác khi họ gặp phải sự việc trên. Quy định này thật sự cần thiết cho sự bảo vệ người lao động. Kết quả điều tra cho thấy, có 20,2% số người lao động đã từng bị các thành viên trong gia đình chủ lăng mạ, mắng chửi; 2,4% người giúp việc bị đánh đập/tát, đẩy ngã; 16% gặp nguy cơ bị lạm dụng tình dục; 0,8% bị đe dọa/đập phá đồ dùng cá nhân[9].
2.2.4 Về quản lý, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất và giải quyết tranh chấp lao động Tiểu Luận: Pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình
- Về quản lý lao động giúp việc gia đình
Trách nhiệm quản lý được quy định tại Nghị định số 27/2014/NĐ-CP và Thông tư số 19/2014/TT-BLĐTBXH. Trong đó, UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tiếp nhận thông báo sử dụng lao động là người giúp việc gia đình và chấm dứt hợp đồng lao động; hộ trợ giải quyết tranh chấp lao động khi người lao động hoặc người sử dụng lao động yêu cầu; tiếp nhận, giải quyết tố cáo của người lao động khi người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật. Việc quy định trách nhiệm của UBND cấp xã quản lý lao động giúp việc gia đình là khá phù hợp, bởi lẽ đây là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Nhưng trên thực tế, do không muốn ký kết hợp đồng lao động, nhiều gia đình sử dụng lao động này không trình báo với chính quyền, dẫn đến công tác quản lý còn nhiều thiếu sót, khi nảy sinh vụ việc dễ bị động, lúng túng.
Hoạt động quản lý nhà nước với các trung tâm giới thiệu việc làm về Lao Động Giúp Việc Gia Đình đang còn buông lỏng. Hiện nay, ngoài nguồn tuyển dụng thông qua người thân, bà con, họ hàng, bạn bè giới thiệu thì nhiều gia đình sử dụng người giúp việc còn thông qua các trung tâm. Mặc dù, thu phí “hai cửa”, nghĩa là các trung tâm thu phí cả ở người Lao Động Giúp Việc Gia Đình và người sử dụng Lao Động Giúp Việc Gia Đình. Nhưng trung tâm không có trách nhiệm gì về khả năng làm việc, nhân thân người lao động nên nhiều khi mất phí mà người sử dụng lao động vẫn không thể thuê Lao Động Giúp Việc Gia Đình được lâu dài. Tiểu Luận: Pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình
- Kỉ luật lao động, trách nhiệm vật chất
Điều 26 Nghị định 27/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về lao động là người giúp việc gia đình quy định về kỷ luật lao động và trách nhiện vật chất như sau:
Về kĩ luật lao động, khi người lao động có hành vi vi phạm các nội dung trong hợp đồng lao động, ngoài trừ các trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 12 Nghị định 27/2014/NĐ-CP thì người sử dụng lao động xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách; trường hợp người lao động tái phạm, tùy theo mức độ vi phạm mà người sử dụng lao động có thể chấm dứt hợp đồng lao động khi báo trước 15 ngày khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Về trách nhiệm vật chất, Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động phải bồi thường theo quy của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Điều 21 Thông tư 19/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định số 27/2014/NĐ-CP đã hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao Động về bồi thường thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của người lao động được hướng dẫn thực hiện như sau: Tiểu Luận: Pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình
Thứ nhất, Trường hợp người Lao Động Giúp Việc Gia Đình gây thiệt hại do vô ý cho người sử dụng Lao Động Giúp Việc Gia Đình với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng tại địa bàn nơi người Lao Động Giúp Việc Gia Đình làm việc thì họ phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động bằng hình thức khấu trừ tiền lương hàng tháng.
Thứ hai, Trường hợp, người LĐGVGD không phải do sơ suất hoặc gây thiệt hại với giá trị trên 10 tháng lương tối thiểu vùng tại địa bàn nơi họ làm việc thì người sử dụng Lao Động Giúp Việc Gia Đình căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau để xem xét quyết định mức bồi thường, thời hạn bồi thường và phương thức bồi thường thiệt hại. Trường hợp người lao động không đồng ý với quyết định của người sử dụng lao động thì có quyền yêu cầu Toà án giải quyết. Việc bồi thường này phải được lập thành bằng văn bản.
Thứ ba, Trường hợp thiệt hại do thiên tai, hoả hoạn, địch hoạ, dịch bệnh hoặc nguyên nhân khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được dù người Lao Động Giúp Việc Gia Đình đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.
Khi người lao động giúp việc gia đình có hành vi vi phạm nội dung hợp đồng lao động thì tuỳ từng trường hợp có thể bị khiển trách hoặc có thể bị chấm dứt hợp đồng lao động. Ngoài ra nếu người lao động có hành vi gây thiệt hại cho người sử dụng lao động còn có thể phải bồi thường theo quy định. Tiểu Luận: Pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình
- Giải quyết tranh chấp lao động
Khi xảy ra tranh chấp giữa người Lao Động Giúp Việc Gia Đình với người sử dụng Lao Động Giúp Việc Gia Đình hoặc với thành viên trong hộ gia đình, người Lao Động Giúp Việc Gia Đình và người sử dụng Lao Động Giúp Việc Gia Đình cùng nhau thương lượng, giải quyết. Nếu không đạt được sự đồng thuận thì có thể yêu cầu hòa giải viên hoặc toàn án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo quy định của Bộ Luật Lao Động.
Hòa giải được xem là một trong những phương án tối ưu trong quá trình giải quyết tranh chấp nói chung và giải quyết tranh chấp lao động nói riêng. Thông qua hòa giải, người sử dụng lao động và người lao động có thể tháo gỡ những mâu thuẫn, tranh chấp lợi ích một cách nhanh chóng, đạt được lợi ích của mình một cách nhanh chóng mà không làm ảnh hưởng tới mối quan hệ của hai bên. Nhưng theo quy định của pháp luật thì Biên bản hoà giải các tranh chấp lao động của Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc Hoà giải viên không phải là đối tượng được cưỡng chế thi hành. Vậy nên vẫn còn rất nhiều trường hợp hai bên tham gia hòa giải không thực hiện các cam kết đã thỏa thuận. Dẫn đến các tranh chấp này tòa án vẫn thường phải giải quyết.
2.3. Kiến nghị về định hướng giải pháp hoàn thiện pháp luật
Thực tế cho thấy, mặc dù đã có những quy định pháp luật tương đối đầy đủ, rõ ràng điều chỉnh quan hệ Lao Động Giúp Việc Gia Đình nhưng nhiều người Lao Động Giúp Việc Gia Đình và người chủ gia đình vẫn không biết đến quy định này hay nếu biết đến thì họ cũng không thực hiện. Tình trạng người sử dụng lao động và người lao động không ký Hợp Đồng Lao Động, chủ yếu là thỏa thuận miệng, nội dung thỏa thuận rất sơ sài; không thỏa thuận về khoản tiền đóng bảo hiểm xã hội; vi phạm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; vi phạm quy định về đăng ký tạm trú cho người lao động; nhiều trường hợp người Lao Động Giúp Việc Gia Đình bị đối xử tàn tệ, bị xâm phạm thân thể hay nhiều trường hợp gia đình bị người giúp việc trộm cắp tài sản, tự ý bỏ việc làm ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình họ[10]. Vì vậy dưới đây là một số kiến nghị định hướng để hoàn thiện pháp luật về các quy định này: Tiểu Luận: Pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình
Thứ nhất, hiện nay, công tác quản lý chưa thực sự hiệu quả vì vậy cần lập ra tổ chức đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người Lao Động Giúp Việc Gia Đình. Cần tăng cường công tác quản lý Lao Động Giúp Việc Gia Đình một cách chặt chẽ. Để làm tốt công tác này, cần xây dựng cơ chế quản lý Lao Động Giúp Việc Gia Đình một cách khoa học trên cơ sở phối hợp giữa quản lý lao động ở địa phương với việc quản lý cư trú ở khu dân cư. Trong đó cần quy định rõ cá nhân, bộ phận ở phường, xã chịu trách nhiệm về công tác khai báo, đăng ký Lao Động Giúp Việc Gia Đình, đưa nội dung thống kê Lao Động Giúp Việc Gia Đình vào biểu mẫu thống kê các cấp. Bên cạnh đó, cần quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ sở, trung tâm giới thiệu việc làm trong việc thúc đẩy nâng cao chất lượng dịch vụ.
Thứ hai, hoàn thiện các quy định của pháp luật quy định về hợp đồng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Hiện tại Hợp Đồng Lao Động thường không được lập thành văn bản, nếu có cũng rất sơ sài, không đảm bảo đầy đủ nội dung mà pháp luật yêu cầu. Việc này làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người lao động. Vì vậy, việc ký kết hợp đồng giữa hai bên cần có sự chứng thực của cơ quan có trách nhiệm quản lý (xã, phường, thị trấn) nhằm đảm bảo về hình thức, nội dung của Hợp Đồng Lao Động; đồng thời, việc này cũng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của cơ quan có thẩm quyền về Lao Động Giúp Việc Gia Đình. Hợp Đồng Lao Động không được lập bằng văn bản ngoài việc xuất pháp từ tâm lý ngại sự ràng buộc của pháp luật, còn xuất phát từ việc chế tài quy định về việc này chưa đủ sức răn đe. Tiểu Luận: Pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình
Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 20 Nghị định 95/2013/NĐ-CP, người sử dụng Lao Động Giúp Việc Gia Đình sẽ bị phạt cảnh cáo nếu không ký kết Hợp Đồng Lao Động bằng văn bản với người LĐGVDGĐ. Vì vậy, cần quy định chế tài nặng hơn, chẳng hạn như phạt tiền. Và quy định một mức tiền phạt cao hơn nếu hành vi vi phạm đã bị phát hiện mà người sử dụng Lao Động Giúp Việc Gia Đình vẫn chưa có ký kết lại Hợp Đồng Lao Động bằng văn bản với người Lao Động Giúp Việc Gia Đình. Cần bổ sung thêm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Cụ thể là: Bổ sung quy định về giới hạn thời giờ làm việc buổi tối, giới hạn trong một khoảng thời gian nào đó (ví dụ từ 6h – 11h tối); quy định về các trường hợp khẩn cấp người sử dụng lao động được quyền huy động người lao động làm việc trong khoảng thời gian người lao động nghỉ ngơi mà họ không được từ chối; quy định linh hoạt về thời gian nghỉ lễ, tết theo hướng hai bên có thể thỏa thuận để dịch chuyển số ngày nghỉ lễ, tết sang những ngày khác với điều kiện người lao động phải tự nguyện đồng ý.
Thứ ba, về phía người lao động. Người lao động giúp việc gia đình chủ yếu xuất thân từ nông thôn, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, công việc của họ trước khi làm công việc giúp việc gia đình thường là làm nông hoặc làm các công việc tự do khác ở địa phương, nên gây ra nhiều khó khăn trong việc đào tạo, hướng dẫn Lao Động Giúp Việc Gia Đình để làm việc nhà khi những người này không quen làm việc với sự hỗ trợ của máy móc thiết bị. Hơn nữa trình độ học vấn của người Lao Động Giúp Việc Gia Đình tương đối thấp và đa phần là lao động phổ thông, không được trang bị các kiến thức pháp luật. Vì vậy, cần tổ chức các hoạt động để giúp đỡ người Lao Động Giúp Việc Gia Đình hiểu biết về pháp luật và hiểu biết các kỹ năng trong công việc ví dụ như: dự án “Bảo vệ quyền cho Lao Động Giúp Việc Gia Đình” do Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng tổ chức. Tiểu Luận: Pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietthuethacsi.com/ – Hoặc Gmail: dicvuluanvanthacsi@gmail.com