Khóa luận: Giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường khu công nghiệp

Rate this post

Khóa luận: Giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường khu công nghiệp là bài luận văn tốt nghiệp mà tác giả đã lựa chọn bởi vì trong thời gian qua,Việt Nam đã và đang từng bước đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, quá trình này góp phần to lớn và mang lại nhiều thành công trong việc cải thiện đời sống và thúc đẩy kinh tế đất nước ngày một phát triển hơn Khu công nghiệp Nomura được rất nhiều các doanh nghiệp đầu tư nhà máy.Qua đề tài nghiên cứu về hiện trạng môi trường khu công nghiệp Nomura, tác giả rút ra được một số kết luận trong Đề tài: Đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp Nomura tại Hải Phòng”, dưới đây!

3.1 Giải pháp về mặt quản lý

  • Cần phải rà soát lại giấy phép về môi trường cả các dự án đang hoạt động, giám sát môi trường tại các công ty, nhà máy, các thiết bị giảm thiểu tác động ô nhiễm cho môi trường. Đặc biệt là đối với các nhà máy có loại hình sản xuất có khả năng gây ô nhiễm cao.
  • Tăng cường nhân lực quản lý bảo vệ môi trường, tăng cường phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường, trong việc kiểm tra và giám sát, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong
  • Tăng cường tính thực thi của luật pháp thông qua hình thức thành lập các đoàn thang tra, kiểm tra môi trường. Giám sát quá trình xây dựng, vận hành các hệ thống xử lý chất thải của Thường xuyên kiểm tra hoạt động của khu nhà máy xử lý nước thải tập trung.
  • Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp trong KCN gây ô nhiễm môi trường mà chưa có biện pháp khắc phục cụ thể.
  • Cần xem xét, xây dựng một thể chế rõ ràng, cụ thể trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong KCN, đặc biệt là trách nhiệm và quyền hạn của các bên tham gia, bao gồm Ban quản lý KCN, Sở tài nguyên môi trường, UBND thành phố, huyện để tránh việc đùn đấy trách nhiệm trong quá trình xử lý cũng như trong công tác báo cáo lên đơn vị có thẩm quyền.
  • Xây dựng chế tài có tính pháp lý cao phù hợp với các loại hình sản xuất của các doanh nghiệp trong KCN để xử lý các doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ cam kết bảo vệ môi trường. Xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm tiêu chuẩn môi trường của các doanh nghiệp.

3.2 Giải pháp về mặt công nghệ ( Khóa luận: Giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường khu công nghiệp )

  • Về môi trường nước

Hiện nay, KCN Nomura đang áp dụng xử lý nước thải bằng công nghệ Arotank, với công nghệ thường đòi hỏi diện tích lớn, chi phí tốn kém, hiệu quả cũng chỉ ở mức chấp nhận đươc. Mặc dù, khu xử lý nước thải vẫn hoạt động tốt và quá trình xử lý nước thải luôn đạt theo QCVN, nhưng với những nhược điểm về công nghệ như trên thì KCN nên sử dụng một công nghệ mới vượt trội hơn để có được hiệu quả xử lý nước thải một cách tốt nhất. Giải pháp có thể thay thế công nghệ Arotank là “ phương pháp xử lý nước thải bằng công nghệ MBR”.

Công nghệ MBR là công nghệ hiện đại, được áp dụng mạnh mẽ trong thời gian gần đây trên thế giới và hoảng 5 năm trở lại đây tại Việt Nam. Công nghệ MBR là sự kết hợp của cả phương pháp sinh học và lý học. Cơ chế hoạt động của vi sinh vật trong công nghệ MBR cũng tương tự như bể bùn hoạt tính hiếu khí nhưng thay vì tách bùn bằng công nghệ lắng thì công nghệ MBR lại tách bằng màng. Quy trình xử lý bể sinh học bằng màng có thể loại bỏ chất ô nhiễm và vi sinh vật triệt để.

Hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ MBR có những hiệu quả sau:

Hiệu quả về xử lý:

  • Chịu được hóa chất, tẩy rửa dễ dàng.
  • Lưu lượng dòng hút cao, tiêu thụ năng lượng thấp.
  • Hiệu suất xử lý của màng MBR tính theo BOD, COD đạt 90-95 %
  • Không cần giai đoạn bể lắng bậc
  • Thay thế bể khử trùng.
  • Quy trình điều khiển tự động, dễ điều chỉnh hoạt động sinh học.
  • Không sử dụng hóa chất trong xử lý nước giúp tiết kiệm chi phí vận hành.
  • Kích thước lỗ màng lọc trên sợi từ 0,01 – 0,2um loại bỏ tất cả các vi khuẩn, vi sinh vật có kích thước nhỏ, các khuẩn coliform, e-coli.

Hiệu quả kinh tế:

  • Giảm chi phí đầu tư do tiết kiệm được khá nhiều bể so với bể
  • Chi phí vận hành giảm do không sử dụng hóa chất.
  • Tiết kiệm diện tích xây dựng.

Hiệu quả về chất lượng đầu ra:

  • Luôn luôn đảm bảo chỉ tiêu vi sinh trong xử lý nước thải.
  • TSS luôn đảm bảo do không sử dụng bể lắng.
  • Hiệu quả xử lý tăng từ 10 – 30%.
  • Nước không màu, nước sau khi xử lý có thể tái sử dụng cho tưới cây, rửa đường.

Với những ưu điểm điểm trội hơn của công nghệ màng lọc MBR, nếu KCN Nomura áp dụng công nghệ này sẽ tiết kiệm được chi phí, thời gian và diện tích xây dựng nhưng vẫn mang lại hiệu quả xử lý nước thải cao khi thải ra môi trường bên ngoài. ( Khóa luận: Giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường khu công nghiệp )

Về chất thải rắn

Từ hiện trạng chất thải rắn của KCN, có thể thấy việc phát sinh CTR trong một năm là rất lớn. Bên cạnh lượng CTR thông thường được Công ty Môi trường Đô thị Hải Phòng thu gom, xử lý còn lượng lượng lớn CTNH được các đơn vị có chức năng thu gom xử lý nhưng việc lưu trữ, phân loại CTNH tại nguồn cũng như xác định chất thải vẫn chưa triệt để, việc phát tán các loại CTNH chưa được xử lý ra môi trường gây ô nhiễm môi trường xung quanh là không tránh khỏi.

Hiện nay KCN Nomura chưa được đầu tư xây dựng nhà máy xử lý CTR- CTNH chung cho toàn KCN và các doanh nghiệp cũng chưa xây dựng nhà máy xử lý cục bộ. Cho nên KCN nên xây dựng nhà máy theo “Phương pháp 3R (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế)”. KCN phải thực hiện thu gom, xử lý , tái chế triệt để các loại CTNH ngay tại nguồn phát sinh.

Để thực hiện giải pháp này, KCN cần kêu gọi nhà đầu tư thực hiện các dịch vụ thu gom, xử lý và tái chế chất thải ngay tại KCN. Việc xây dựng, thu hút được các nhà đầu tư thực hiện các dịch vụ thu gom, xử lý và tái chế gồm cả CTNH sẽ mang lại lợi ích rất lớn, nhiều phế liệu phát sinh trong các KCN được các doanh nghiệp này thu gom, phân loại để sử dụng lại, góp phần tiết kiệm nguyên liệu (tái sử dụng). Nhiều loại rác thải, phế liệu công nghiệp thông qua hoạt động tái chế được sử dụng lại làm nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm có ích. Hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể chế biến lại thành các sản phẩm mới phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất (tái chế) giúp ngăn chặn lãng phí nguồn tài nguyên, giảm tiêu thụ nguyên liệu thô cũng như nhiên liệu. Trong quá trình tái chế bao gồm cả việc tách và xử lý các CTNH lẫn trong phế liệu, không để phát tán ra môi trường xung quanh.

3.3 Giải pháp về mặt tuyên truyền và giáo dục ( Khóa luận: Giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường khu công nghiệp )

  • Ban quản lý cần tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo cho cán bộ quản lý, các doanh nghiệp về kiến thức, các kỹ năng áp dụng để tiếp cận với mô hình sản xuất sạch hơn, hỗ trợ các doanh nghiệp về kinh phí và các thiết bị kỹ thuật để các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận và áp dụng mô hình sản xuất sạch hơn.
  • Thường xuyên ban hành các văn bản yêu cầu các doanh nghiệp KCN và chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc các nội dung đã cam kết trong báo cáo.
  • Yêu cầu các doanh nghiệp tăng cường công tác bảo vệ môi trường bằng hình thức sử dụng băng dôn, áp phích, khẩu hiệu, phát động trồng cây, dọn vệ sinh nhằm nâng cao nhận thức của nhân viên, cán bộ, người lao động tại KCN về công tác bảo vệ môi trường.
  • Thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn về công tác bảo vệ môi trường đến từng doanh nghiệp trong KCN thông qua việc phổ biến kịp thời các văn bản pháp luật, các quy định mới của nhà nước và thành phố về công tác bảo vệ môi trường, về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
  • Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý tức cộng đồng về bảo vệ môi trường.
  • Xử lý các doanh nghiệp vi phạm, nhằm tạo sức ép đối với các doanh nghiệp vi phạm, gây ô nhiễm và động viên, khuyến khích những doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.

Có thể bạn quan tâm:

Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

1. Kết luận ( Khóa luận: Giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường khu công nghiệp )

Qua đề tài nghiên cứu về hiện trạng môi trường khu công nghiệp Nomura, tôi rút ra được một số kết luận sau:

  • Môi trường nước thải: KCN Nomura là KCN hiện đại, tập trung nhiều ngành nghề sản xuất có công nghệ hiện đại và được đầu tư xây dựng khu xử lý nước thải tập trung với công nghệ xử lý tiên tiến. Toàn bộ nước thải của các doanh nghiệp trong KCN đều được xử lý tại nhà máy xử lý nước thải tập trung. Các thông số nước thải đầu ra năm 2017 đều thấp hơn trong giới hạn cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Các kết quả quan trắc cho thấy hầu hết các chỉ tiêu quan trắc nước thải phát sinh từ KCN luôn đạt dưới ngưỡng cho phép và chưa để gây ra ô nhiễm môi trường nước sông Cấm.
  • Về khí thải: Thông qua kết quả quan trắc của KCN thì môi trường không khí xung quanh KCN đã có dấu hiệu ô nhiễm bởi bụi ( vượt 1,05 lần). Tiếng ồn tại các vị trí quan trắc nằm trong giới hạn cho phép. Một số doanh nghiệp mà tiếng ồn có vượt quá chỉ tiêu thì cần các biện pháp giảm thiểu như trang bị bảo hộ lao động làm trực tiếp tại nhà máy.
  • Rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt và CTNH: lượng CTR, CTNH phát sinh từ các doanh nghiệp hoạt động trong KCN hàng năm là rất lớn. Các loại CTR, chất thải sinh hoạt đều được ký hợp đồng với các đơn vị thu gom và xử lý theo quy định. Đối với CTNH, các đơn vị đã đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH theo quy định, định kỳ gửi báo cáo quản lý CTNH lên Chi cục bảo vệ môi trường Hải Phòng, việc ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý CTNH cũng được thực hiện. Tuy nhiên việc lưu giữ, phân loại CTNH tại nguồn cũng như việc xác định các loại chất thải là CTNH của các doanh nghiệp cần được cơ quan quản lý nhà nước quan tâm nhằm hạn chế tối đa việc phát tán các loại CTNH chưa được xử lý ra môi trường gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

2. Kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu hiện trạng môi trường KCN Nomura, tôi có một số ý kiến sau:

UBND thành phố hải Phòng cần chỉ đạo Sở tài nguyên và môi trường, Ban quản lý khu kinh tế và UBND huyện An Dương tổ chức các đợt tập huấn, tuyên truyền pháp luật bảo vệ môi trường cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý môi trường của công ty phát triển KCN Nomura và cán bộ môi trường của các doanh nghiệp hoạt động trong KCN.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật bảo vệ môi trường của KCN cũng như các doanh nghiệp trong KCN.

Ngoài ra KCN nên thường xuyên kiểm tra nước thải tại cống thoát nước thải về nhà máy, sau đó gửi đến Trung tâm quan trắc để xác định các thông số xả thải đầu vào để vận hành và xử lý nước thải tập trung đạt hiệu quả cao.

Giám sát môi trường không khí từng nhà máy và kiểm soát lượng khí thải phát sinh trong KCN là việc hết sức khó khăn. Vì thế các cán bộ chuyên trách về môi trường nên thường xuyên theo dõi tại các nhà máy đồng thời kiến nghị các nhà máy thực hiện quan trắc chất lượng không khí nếu có dấu hiệu ô nhiễm để còn khắc phục. CTR – CTNH cần được quản lý và giám sát chặt chẽ hơn trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý.

Mời bạn tham khảo thêm:

Khóa luận: Nghiên cứu hiện trạng môi trường tại khu công nghiệp

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] → Khóa luận: Giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường khu công nghiệp […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993