Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Phát triển du lịch di tích tôn giáo tín ngưỡng ở Đồ Sơn hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tốt nghiệp tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngưỡng ở Đồ sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
Nội dung chính
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay nói đến du lịch là nói đến một nhu cầu không thể thiếu của con người. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, mức sống của con người được nâng cao rõ rệt thì nhu cầu vui chơi, giải trí …càng trở nên đa dạng, phong phú. Du lịch cũng góp phần rất lớn trong sự phát triển kinh tế chung của mỗi quốc gia. Nó không chỉ thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp, nâng cao mức sống của người dân địa phương….
Hiện nay cùng với xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa các quốc gia còn mở rộng quá trình hội nhập. Chính sự hội nhập ấy đã thúc đẩy mạnh mẽ hơn bao giờ hết nhu cầu giao lưu, tìm hiểu, học hỏi… lẫn nhau giữa các dân tộc. Đây là những điều kiện rất thuận lợi cho du lịch phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn không chỉ ở Việt Nam mà còn ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Khóa luận: Phát triển du lịch di tích tôn giáo tín ngưỡng ở Đồ Sơn.
Việt Nam – đất nước của hòa bình đã và đang mang trong mình một nền văn hóa phương Đông với bề dày lịch sử bốn nghìn năm, nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, đa dạng trong thống nhất mà không phải quốc gia nào cũng có. Với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, núi non sơn thủy hữu tình, con người thân thiện, mến khách và chính sách mở cửa của Đảng và nhà nước ta trong những năm qua du lịch nước ta không ngừng phát triển mạnh mẽ và gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể.
Hải Phòng không chỉ được biết đến là thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam mà còn được biết đến như là một trung tâm du lịch đầy tiềm năng. Cùng với Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng là một trong ba thành phố phát triển mạnh nhất miền Bắc với nhiều dự án lớn đã và đang được triển khai. Với tài nguyên phong phú, vị trí địa lí thuận lợi, con người mến khách và một nền văn hóa có bề dày lịch sử … Nơi đây đã trở thành một trung tâm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Nói đến Hải Phòng không thể không nhắc tới Đồ Sơn – một điểm du lịch nổi tiếng của Hải Phòng. Với đặc thù về địa hình núi rồng uốn, khu du lịch Đồ Sơn nổi tiếng với những phong cảnh sơn thủy hữu tình, có đường bờ biển dài 2.450 m được chia thành ba khu riêng biệt. Điều hay nhất là cả ba khu vực đều có nhiều di tích lịch sử giá trị, các dịch vụ du lịch hấp dẫn, hệ thống đường giao thông hiện đại thông suốt….
Cùng với các di tích lịch sử văn hóa như Bến Nghiêng, Bến tàu không số, Biệt thự Bảo Đại, … các công trình kiến trúc về tôn giáo tín ngưỡng cũng đóng góp một phần không nhỏ trong tài nguyên du lịch của Đồ Sơn. Có thể kể đến như: Đền Bà Đế, Đền Nam Hải Thần Vương, Chùa Hang … Các công trình này không chỉ mang ý nghĩa về đời sống tâm linh mà còn là một minh chứng về đời sống văn hóa của người dân Đồ Sơn từ quá khứ đến hiện tại. Nơi đây hàng năm đã và đang thu hút đông đảo khách du lịch từ các nơi đến tham quan.
Tiềm năng du lịch tại các di tích lịch sử tôn giáo to lớn như vậy nhưng hiện tại các điểm du lịch này khai thác chưa thực sự hiệu quả. Đặc biệt các hoạt động du lịch ở một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngưỡng còn đơn lẻ, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, cở sở vật chất phục vụ cho du lịch còn thiếu. Do đó tuy là một điểm du lịch rất hấp dẫn nhưng lượng khách đến đây còn chưa tương xứng, vai trò đối với sự phát triển của xã hội đặc biệt là du lịch còn hạn chế.
Xuất phát từ điều này nên tác giả đã mạnh dạn nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá vai trò cũng như tiềm năng của một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngưỡng đối với sự phát triển chung của khu du lịch ở Đồ Sơn. Từ đó đề xuất một số giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những hạn chế, tạo ra các sản phẩm mới, độc đáo thu hút, hấp dẫn du khách góp phần thúc đẩy du lịch Đồ Sơn phát triển. Khóa luận: Phát triển du lịch di tích tôn giáo tín ngưỡng ở Đồ Sơn.
Có thể bạn quan tâm đến dịch vụ:
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngưỡng của Đồ Sơn để từ đó thấy rõ được vị trí, vai trò, tiềm năng khai thác phục vụ du lịch của các di tích lịch sử tôn giáo tín ngưỡng này. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp hữu hiệu để khai thác các di tích làm phong phú nguồn tài nguyên, đa dạng về sản phẩm thu hút du khách đến tham quan, đồng thời góp phần giữ gìn, tôn tạo di tích.
3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Để đạt được các mục đích trên khóa luận phải đạt được các nhiệm vụ sau:
Cơ sở lý luận làm nền tảng cho vấn đề nghiên cứu.
Tổng quan về quận Đồ Sơn, thực trạng, tiềm năng phát triển du lịch của Đồ Sơn và vị thế của các di tích lịch sử tôn giáo tín ngưỡng trong hệ thống tài nguyên du lịch ở đây.
Giới thiệu khái quát về một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngưỡng ở Đồ Sơn như: Chùa Hang, Chùa Tháp Tường Long, Đền Bà Đế, đền Nam Hải Thần Vương, Đền Nghè. Nghiên cứu những giá trị độc đáo của các di tích nói trên từ đó cho thấy tiềm năng phát triển du lịch của các di tích này.
Thực trạng việc khai thác phục vụ và phát triển du lịch tại các di tích nói trên. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy du lịch Đồ Sơn phát triển.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Về mặt khoa học: Đề tài đem lại cái nhìn đầy đủ hơn về khu du lịch Đồ Sơn và các di tích lịch sử tôn giáo, tín ngưỡng ở đây. Từ đó khẳng định những giá trị của các di tích đặc biệt là đối với phát triển du lịch.
Về mặt thực tiễn: Những kết quả của việc điều tra, nghiên cứu và một số giải pháp mà tác giả đưa ra có thể áp dụng trong việc quy hoạch phát triển du lịch của quận Đồ Sơn, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển nâng cao mức sống của người dân địa phương. Khóa luận: Phát triển du lịch di tích tôn giáo tín ngưỡng ở Đồ Sơn.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi là một số di tích lịch sử tôn giáo, tín ngưỡng ở Đồ Sơn như: Chùa Hang , Chùa Tháp Tường Long , Đền Bà Đế , đền Nam Hải Thần Vương , Đền Nghè.
6. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Lý luận về du lịch và tài nguyên du lịch, hoạt động du lịch tại Đồ Sơn .
Một số di tích lịch sử tôn giáo, tín ngưỡng ở Đồ Sơn như : Chùa Hang, Chùa Tháp Tường Long , Đền Bà Đế , đền Nam Hải Thần Vương , Đền Nghè.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành bài khóa luận này tác giả đã sử dụng những quan điểm và phương pháp nghiên cứu sau :
- Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Quan điểm hệ thống
- Quan điểm phát triển du lịch bền vững
- Quan điểm kế thừa
- Phương pháp khảo sát thực địa
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu
- Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp và mô hình hóa
8. KẾT CẤU KHÓA LUẬN
Ngoài phần mở đầu phần nội dung của khóa luận gồm có ba chương :
- Chương 1 : Cơ sở lí luận của đề tài – Khái quát về cơ sở hình thành các di tích tôn giáo tín ngưỡng ở Đồ Sơn.
- Chương 2 : Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngưỡng ở Đồ Sơn và tiềm năng khai thác phục vụ du lịch .
- Chương 3 : Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh việc khai thác phục vụ phát triển du lịch tại các di tích.
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI – KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH CÁC DI TÍCH TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG Ở ĐỒ SƠN.
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm tài nguyên Khóa luận: Phát triển du lịch di tích tôn giáo tín ngưỡng ở Đồ Sơn.
Theo Phạm Trung Lương và nnk : “Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ liên quan, mà con nguời có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình”.
Theo PGS.TS. Trần Đức Thanh : “Tài nguyên là tất cả những nguồn thông tin, vật chất, năng lượng được khai thác phục vụ cuộc sống và sự phát triển của xã hội loài người. Đó là những thành tạo hay tính chất của thiên nhiên, những công trình, những sản phẩm do bàn tay khối óc của con người làm nên , những khả năng của loài người , … Được sử dụng phục vụ cho sự phát triển kinh tế và xã hội của cộng đồng ” .
Mỗi khái niệm đều có những hạn chế nhất định nhưng nhìn chung có thể nói ngắn gọn như sau : “Tài nguyên là tất cả những gì tồn tại trong vũ trụ được sử dụng để phục vụ cho mục đích sống của con người”.
Hiện nay nhiều học giả , tổ chức đã tiến hành phân loại tài nguyên theo một số cách như sau :
Theo khả năng tái tạo tài nguyên có thể chia thành hai loại : tài nguyên hữu hạn và tài nguyên vô hạn . Những tài nguyên có khả năng tái tạo là những loại tài nguyên được sử dụng và bảo vệ hợp lí thì có khả năng tái tạo được như tài nguyên đất, nước hay một số công trình kiến trúc do con người xây dựng. Những tài nguyên không thể tái tạo được là sau khi đưa vào sử dụng chúng bị cạn kiệt mất đi giá trị ban đầu và không có khả năng tái tạo được.
Theo nguồn gốc hình thành có hai loại tài nguyên : Tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn .
Theo tài nguyên đã được khai thác và tài nguyên chưa được khai thác thì tài nguyên được phân làm tài nguyên đã được khai thác và tài nguyên tiềm năng (chưa được khai thác). Khóa luận: Phát triển du lịch di tích tôn giáo tín ngưỡng ở Đồ Sơn.
Nói chung tài nguyên có vai trò đặc biệt góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội, phục vụ đời sống con người. Việc sử dụng tài nguyên một cách hợp lí, hiệu quả cũng như bảo tồn và tôn tạo các giá trị của tài nguyên không chỉ là việc của mỗi quốc gia, địa phương mà còn là ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong cộng đồng .
1.1.1.2. Khái niệm tài nguyên du lịch
Theo Th.S. Bùi Thị Hải Yến : “Tài nguyên du lịch là tất cả những gì thuộc về tự nhiên và các giá trị văn hóa do con người sáng tạo ra có sức hấp dẫn du khách , có thể bảo vệ , tôn tạo và sử dụng cho ngành du lịch mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường ” .
Theo khoản 4 – điều 4 – chương 1 Luật du lịch Việt Nam năm 2005 quy định : “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch , là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” .
Cũng giống như tài nguyên nói chung tài nguyên du lịch gồm có hai loại: Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Trong đó tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các thành phần : địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm có tài nguyên du lịch nhân văn vật thể và tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể .
Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể gồm: di sản văn hóa truyền miệng và phi vật thể của nhân loại, các giá trị văn hóa phi vật thể của quốc gia, địa phương: (các lễ hội, nghề và làng nghề truyền thống, văn hóa nghệ thuật, ẩm thực, ngôn ngữ, các đối tượng gắn với dân tộc học, các đối tượng văn hóa thể thao hoặc những hoạt động có tính sự kiện ,… ) .
Trên cơ sở nghiên cứu phương pháp và hệ thống phân loại tài nguyên du lịch đồng thời do phạm vi của bài khóa luận nghiên cứu về “Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngưỡng …” nên tác giả xin phép được đi sâu vào những vấn đề sau :
1.1.1.3. Khái niệm di tích lịch sử – văn hóa Khóa luận: Phát triển du lịch di tích tôn giáo tín ngưỡng ở Đồ Sơn.
Theo luật di sản văn hóa của Việt Nam năm 2003: “Di tích lịch sử văn hóa là những công trình xây dựng và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử – văn hóa và khoa học ”.
Di tích lịch sử văn hóa chứa đựng những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Di tích lịch sử văn hóa là tài nguyên nhân văn quý giá được hình thành, bảo tồn, tôn tạo của nhiều thế hệ ở các địa phương và các quốc gia.Vì vậy nhiều di tích lịch sử văn hóa đã trở thành đối tượng tham quan, nghiên cứu, thực hiện các nghi lễ tâm linh của nhiều du khách và là nguồn tài nguyên du lịch quý giá .
Trong suốt chiều dài lịch sử trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, với truyền thống uống nước nhớ nguồn,nhớ ơn tổ tiên nên có rất nhiều công trình địa điểm trở thành các di tích lịch sử ghi dấu lại những chiến công oanh liệt chống giặc ngoại xâm, gắn liền với các sự kiện trọng đại của đất nước, dân tộc. Tính đến ngày 30/12/2006 cả nước ta có 1.367 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia .
1.1.2. Các loại di tích lịch sử văn hóa
1.1.2.1. Di tích khảo cổ
Các di tích khảo cổ là những di sản văn hóa lịch sử bị vùi lấp trong lòng đất hoặc hiện diện trên mặt đất được phát hiện khi các nhà khoa học hoặc các cá nhân nghiên cứu khai quật thấy. Các di tích khảo cổ gồm các loại : di chỉ cư trú, di chỉ mộ táng, những công trình kiến trúc cổ, những đô thị cổ, những tàu thuyền bị đắm .
Các di chỉ cư trú thường tìm thấy trong hang động, các thềm sông cổ, các bãi sườn đồi gần các hồ nước hoặc bầu nước, một số đảo gần bờ. Ở Việt Nam các nhà khảo cổ học cũng đã tìm thấy những dấu tích kiến trúc, các công trình kiến trúc và các cổ vật quý minh chứng cho các đô thị, các kinh thành cổ như: nền cung điện thời Đinh và Tiền Lê ở cố đô Hoa Lư, di tích khảo cổ Hoàng Thành – 18 đường Hoàng Diệu – Hà Nội, …
Di tích những con tàu đắm thường được khai quật thấy trên những con đường đi biển.
1.1.2.2. Các di tích lịch sử Khóa luận: Phát triển du lịch di tích tôn giáo tín ngưỡng ở Đồ Sơn.
Các di tích lịch sử là những địa điểm, công trình kỉ niệm, vật kỉ niệm, những cổ vật ghi dấu lịch sự kiện lịch sử, những cuộc chiến đấu, những danh nhân , anh hùng dân tộc của thời kì nào đó trong quá trình lịch sử của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Các di tích lịch sử bao gồm các loại :
- Di tích ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng tiêu biểu có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của quốc gia, địa phương
- Di tích ghi dấu về dân tộc học
- Các di tích ghi dấu chiến công chống quân xâm lược
- Di tích ghi dấu cuộc đời, sự nghiệp của các danh nhân, các vị anh hùng dân tộc
- Di tích ghi dấu những kết quả lao động sáng tạo vinh quang của quốc gia
- Di tích ghi dấu tội ác của đế quốc, phong kiến…
1.1.2.3. Các di tích kiến trúc nghệ thuật
Các di tích kiến trúc nghệ thuật là những công trình kiến trúc có giá trị cao về kĩ thuật xây dựng cũng như mĩ thuật trang trí hoặc các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, các bức bích họa, các công trình kiến trúc…
Trong các di tích kiến trúc nghệ thuật còn mang trong mình những giá trị lịch sử như : các cổ vật, bảo vật quốc gia, vật kỉ niệm và những giá trị văn hóa phi vật thể như truyền thống văn hóa, truyền thuyết, các giá trị lịch sử tâm linh, tôn giáo … nên nhiều nhà nghiên cứu gọi chung là di tích lịch sử văn hóa nghệ thuật .
Hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam có rất nhiều di tích kiến trúc nghệ thuật có giá trị cao về nhiều mặt đã và đang trở thành một điểm hấp dẫn khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu, học hỏi. Ở Việt Nam di tích kiến trúc nghệ thuật khá đa dạng bao gồm : đình, chùa, đền, miếu, nhà thờ , nhà cổ, lăng mộ, các tòa thành, cung điện, cầu, các tác phẩm điêu khắc, hội họa nổi tiếng, các bi kí, … Trong đó có những di tích tôn giáo tín ngưỡng là những di tích kiến trúc nghệ thuật lưu giữ nhiều giá trị về kiến trúc, mĩ thuật, lịch sử, văn hóa và là những điểm tham quan, nghiên cứu có sức hấp dẫn lớn đối với du khách như : chùa, đình, đền, nhà thờ, …
1.1.2.4. Các danh lam thắng cảnh
Các danh lam thắng cảnh là những cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mĩ và khoa học. Khóa luận: Phát triển du lịch di tích tôn giáo tín ngưỡng ở Đồ Sơn.
1.1.2.5. Các công trình đương đại
Là những công trình được xây dựng trong thời kì hiện đại có giá trị về kiến trúc, mĩ thuật, khoa học, kĩ thuật xây dựng, kinh tế văn hóa, thể thao hấp dẫn du khách có thể là đối tượng tham quan, nghiên cứu, vui chơi giải trí, chụp ảnh kỉ niệm đối với khách du lịch. Các công trình đương đại bao gồm hệ thống các bảo tàng, các sân vận động , trung tâm hội nghị, hội thảo, các tòa nhà có giá trị về nhiều mặt hấp dẫn du khách.
Các di tích lịch sử văn hóa là nguồn tài nguyên du lịch quý giá góp phần bảo tồn giá trị lịch sử, giáo dục truyền thống yêu nước, biết ơn cho thế hệ hiện tại và thế hệ mai sau. Đặc biệt ngày nay du lịch phát triển, cùng với các tài nguyên khác di tích lịch sử văn hóa đã và đang trở thành điểm tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu, thực hiện các nghi lễ tâm linh của khách du lịch. Mỗi một di tích lịch sử đều có những giá trị văn hóa, lịch sử, thẩm mỹ, kiến trúc riêng thể hiện những nét văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc. Sự góp mặt của các di tích lịch sử văn hóa đã góp phần làm phong phú, đa dạng hóa sản phẩm du lịch của từng quốc gia, từng địa phương. Đây cũng là điều kiện, nền tảng để phát triển các hoạt động du lịch về nguồn.
1.1.3. Khái quát về tôn giáo,tín ngưỡng của người Việt
Cũng giống như các yếu tố văn hóa khác, tín ngưỡng của người Việt mang đậm màu sắc của nền văn hóa nông nghiệp. Điều này được thể hiện rõ trong tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng sùng bái con người.
Trước hết là tín ngưỡng phồn thực : Đối với văn hóa nông nghiệp việc duy trì và phát triển sự sống là một việc rất hệ trọng. Để duy trì sự sống cần cho mùa màng tươi tốt, để phát triển sự sống cần cho con người sinh sôi. Hình thức sản xuất lúa gạo và sản xuất con người này nhìn chung là có bản chất giống nhau, đó là sự kết hợp giữa các yếu tố đất – trời, mẹ – cha. Xuất phát từ ước vọng là cầu mong sự sinh sôi, nảy nở của tự nhiên và con người của cư dân nông nghiệp nói chung và Đông Nam Á nói riêng, kết quả là xuất hiện tín ngưỡng phồn thực (phồn : nhiều, thực : nảy nở) – tín ngưỡng cầu mong sự sinh sôi nảy nở. Tín ngưỡng phồn thực của người Việt được biểu hiện dưới hai dạng : thờ cơ quan sinh dục và thờ hành vi giao phối.
Trong tín ngưỡng sùng bái tự nhiên đó là sự tôn trọng gắn bó mật thiết với thiên nhiên. Con người sống phụ thuộc vào thiên nhiên nhưng không thể giải thích các hiện tượng đó. Họ nhìn thấy ở thiên nhiên một sức mạnh thần bí và tôn sùng nó như thần thánh. Điều này được thể hiện rõ trong đối tượng thờ như: thần mây, mưa, sấm, chớp, bà Đất, Bà Trời, … Ngoài ra trong tín ngưỡng sùng bái tự nhiên của người Việt còn có việc thờ động vật, thực vật. Động vật được người Việt thờ nhiều nhất là chim, rắn, cá sấu. Thậm chí họ còn hình tượng hóa những con vật này lên mức biểu trưng Tiên, Rồng. Thực vật mà người Việt sùng bái nhất là cây Lúa (thần Lúa, mẹ Lúa, hồn Lúa …), cây Đa, cây Dâu, quả Bầu, …
Ngoài tín ngưỡng phồn thực, sùng bái tự nhiên , tín ngưỡng Việt Nam rất coi trọng con người. Tín ngưỡng sùng bái con người được thể hiện qua quan niệm hồn và vía, tục thờ cúng Tổ tiên, thờ Thổ Công trong phạm vi gia đình. Trong phạm vi làng xã là tục thờ Thành Hoàng làng, trong phạm vi quốc gia người Việt thờ Vua Tổ – vua Hùng . Ngoài ra người Việt còn thờ bốn vị thánh bất tử, đó là Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Liễu Hạnh. Tuy nhiên ở tín ngưỡng sùng bái con người, tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên đóng vai trò quan trọng nhất. Tín ngưỡng này có mặt ở nhiều dân tộc Đông Nam Á nhưng đối với người Việt nó có một ý nghĩa vô cùng lớn lao và phát triển mạnh mẽ gần như một tôn giáo – người miền Nam gọi đó là đạo Ông Bà.
Là cư dân nông nghiệp nên việc chịu ảnh hưởng đồng thời nhiều yếu tố của tự nhiên đã dẫn đến lối tư duy tổng hợp, linh hoạt và trong tín ngưỡng là tín ngưỡng thờ đa thần. Các thần sống và làm việc theo lối cộng đồng và quan hệ với nhau và với con người theo nguyên tắc dân chủ. Khóa luận: Phát triển du lịch di tích tôn giáo tín ngưỡng ở Đồ Sơn.
Là con đẻ của nền văn hóa nông nghiệp, tín ngưỡng Việt Nam phản ánh đậm nét nguyên lí âm dương: từ đối tượng thờ cúng (Trời – Đất, Chim – Thú …) cho đến cách thức giao lưu hai cõi: (chợ âm dương, ông đồng – bà đồng…). Nguyên lí này được thể hiện rõ nhất trong tín ngưỡng phồn thực.
Ngoài ra đặc trưng âm tính của nền văn hóa nông nghiệp là thiên về tình cảm, trọng phụ nữ dẫn tới việc thờ hàng loạt các nữ thần: Bà Trời, Bà Đất, Bà Thủy, nữ thần mây, mưa, sấm, chớp … Việc thờ các nữ thần của người Việt mạnh đến nỗi sau này Nho giáo du nhập vào cũng không tiêu diệt được vai trò của người phụ nữ, vì thế có thể xem nó như một tôn giáo – Đạo Mẫu.
Ngoài tín ngưỡng truyền thống và những tàn dư của tôn giáo nguyên thuỷ như một nền tảng vững chắc trong đời sống tâm linh của người Việt suốt chiều dài lịch sử thì Phật giáo, Nho giáo và Thiên Chúa giáo là những tôn giáo du nhập từ bên ngoài vào có ảnh hưởng rộng lớn trên phạm vi cả nước.
Sự du nhập của các tôn giáo lớn trên thế giới vào Việt Nam hòa quyện với văn hóa gốc của dân tộc tạo nên một nền văn hóa thống nhất nhưng đa dạng và phong phú. Các tôn giáo được truyền bá vào nước ta vừa theo con đường hòa bình như Phật giáo, vừa có sự áp đặt như Nho giáo, Thiên Chúa giáo, Tin lành. Nhưng nhìn chung các tôn giáo này khi vào Việt Nam đã dung hợp với tín ngưỡng truyền thống dân gian làm đậm nét hơn cốt cách, tâm hồn, tình cảm của người Việt. Điều đặc biệt giữa các tôn giáo không hề có sự tranh giành tín đồ, bài trừ lẫn nhau như ở một số quốc gia mà luôn có sự dung hòa, hỗ trợ lẫn nhau cùng tồn tại và phát triển. Điều này được thể hiện rõ nhất ở thời kì Lý – Trần, nước ta có sự phát triển song song giữa ba tôn giáo lớn : Phật Giáo, Nho giáo, Đạo giáo hay còn gọi là “Tam giáo đồng nguyên”.
Tuy nhiên dưới thời Lý – Trần Phật giáo vẫn đóng vai trò chủ đạo và được coi là quốc giáo của nước ta. Đến thế kỉ XV khi nhà Lê tôn sùng Nho giáo lên làm quốc giáo cũng là lúc Phật giáo bước vào giai đoạn suy thoái và trong suốt những thế kỉ sau đó Thiên Chúa giáo được du nhập vào nước ta song Nho giáo vẫn luôn giữ vị trí độc tôn.Hiện nay Phật giáo và Thiên Chúa giáo là hai tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất nước ta.
Sau khi du nhập vào nước ta những tôn giáo này đã trở thành một bộ phận hữu cơ của nền văn hóa Việt Nam và đã có những đóng góp to lớn trên các lĩnh vực tư tưởng, triết học, đạo đức, văn hóa, nghệ thuật … Nhiều di tích lịch sử được xếp hạng là những công trình kiến trúc, điêu khắc của tôn giáo hoặc liên quan tới tôn giáo. Đó là những cống hiến đáng kể cho cảnh quan, môi trường văn hóa và du lịch của Việt Nam.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ MÔI TRƯỜNG HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG Ở ĐỒ SƠN
1.2.1. Khái quát về quận Đồ Sơn Khóa luận: Phát triển du lịch di tích tôn giáo tín ngưỡng ở Đồ Sơn.
1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lí
Đồ sơn là một bán đảo được tạo bởi dãy núi chín ngọn vươn ra vịnh Bắc Bộ và một tách ra đứng một mình là hòn núi Độc. Nằm cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 20km về phía đông nam, nơi có núi đồi trập trùng quy tụ trong thế cửu long tranh châu, là một vùng đất tốt theo phong thủy của người xưa. Phía Đông và phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ, phía Tây giáp huyện Kiến Thuỵ, phía Bắc giáp quận Dương Kinh. Nơi đây giữ một vị trí rất quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của thành phố Hải Phòng, một trung tâm đánh bắt cá và sản xuất muối của đất nước, một điểm du lịch hấp dẫn, khu danh thắng thiên nhiên kì vĩ và vùng văn hóa cổ truyền đặc sắc.
Địa hình
Địa hình đa dạng có vùng đất mới, có vùng đất được hình thành từ lâu đời, đồi núi, đồng bằng kề nhau và đáy biển thoai thoải uốn khúc bên lồi, bên lõm trong một không gian lục địa biển đảo tạo nên vẻ đẹp thiên nhiên sơn thủy hữu tình.
Đồi núi Đồ Sơn với nhiều ngọn núi nối tiếp nhau nhô ra như một bán đảo, đây là điểm mút của dải đồi núi chạy ra từ trong đất liền, có cấu tạo đá cát kết (sa thạch) tuổi Đevon, đỉnh cao nhất đạt 125 m, độ dài nhô ra biển 5 km theo hướng tây bắc – đông nam. Ưu thế về cấu trúc tự nhiên này đã tạo cho Đồ Sơn có một vị trí chiến lược quan trọng trên mặt biển, đồng thời cũng là một thắng cảnh nổi tiếng.
Khí hậu
Khí hậu nơi đây chủ yếu mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt, mùa đông và mùa hè. Mùa gió bấc (mùa đông) lạnh và khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa gió nồm (mùa hè) mát mẻ, nhiều mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 20 – 230C, cao nhất có khi tới 400C, thấp nhất ít khi dưới 50C. Độ ẩm trung bình trong năm là 80% đến 85%, cao nhất vào những tháng 7, tháng 8, tháng 9, thấp nhất là vào tháng 12 và tháng 1. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600 – 1.800 mm. Bão thường xảy ra tập trung từ tháng 6 đến tháng 9 gây tổn thất đến các hoạt động sản xuất và đời sống của người dân.
Sinh vật Khóa luận: Phát triển du lịch di tích tôn giáo tín ngưỡng ở Đồ Sơn.
Từ xa xưa nơi đây có rất nhiều động vật hoang dã như: hổ, hươu nai, sơn dương, khỉ, cáo, chồn. “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú viết: “…đồi mồi, tôm, cá, hươu nai ở huyện Nghi Dương …” Đảo Đồ Sơn còn là nơi trú ngụ của các loài chim, cò, vạc … làm tổ và sinh sản ở vụng Ngọc và rừng Miêu. Nhưng hiện nay do rất nhiều nguyên nhân khác nhau số động vật hoang dã này còn với số lượng rất khiêm tốn hoặc không còn nữa.
Không chỉ có các động vật hoang dã Đồ Sơn xưa còn nổi tiếng với các loài cá và động vật biển: cá chim, thu, nhụ dé, song ngừ, tôm, mực, …
Thực vật ở đây cũng rất phong phú, đa dạng. Đặc biệt đồi núi Đồ Sơn có rất nhiều loại thảo dược quý : hà thủ ô đỏ, hà thủ ô trắng, lô hội, thạch xương bồ, cây hồng rừng, cây mặt quỷ, ….
1.2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Đồ Sơn xưa vốn là những hòn đảo trên bãi bùn, về sau được phù sa của các con sông Bạch Đằng, Lạch Tray, Văn Úc bồi đắp đồng thời nhờ công khai phá của con người nên Đồ Sơn mới được như ngày nay.
Có truyền thuyết cho rằng xa xưa Đồ Sơn có tên là Nê Lê, nơi đầu tiên nước ta tiếp nhận Phật giáo do các nhà sư Ấn Độ truyền vào và từ đây đạo Phật được truyền qua Luy Lâu (Bắc Ninh ngày nay ), rồi truyền sang Lạc Dương, Trung Quốc. Tên gọi Đồ Sơn cũng có rất nhiều các giải thích khác nhau, tuy nhiên hầu hết các cụ già người bản địa am hiểu đều giải thích “Đồ” với nghĩa là bùn, “Sơn” là núi bởi nơi đây xưa kia có những ngọn núi nhô lên trên những vũng bùn lầy.
Tên gọi Đồ Sơn đã có từ rất lâu đời. Trong thư tịch cũ nhất “Việt sử lược” đời nhà Trần thế kỉ XIII nói về việc xây tháp Tường Long của vua Lý Thánh Tông có ghi: “Năm Mậu Tuất niên hiệu Long Thụy Thái Bình thứ 5 (1058), mùa thu tháng 9, vua ngự ra cửa biển Ba Lộ, nhân đó ngự ra chỗ xây tháp Tường Long ở Đồ Sơn …”. Như vậy có thể nói địa danh Đồ Sơn có vào đời nhà Lý. Trải qua thăng trầm của lịch sử, đơn vị hành chính của Đồ Sơn cũng có nhiều thay đổi song hai chữ Đồ Sơn vẫn được giữ nguyên cho đến tận ngày nay.
Thời Minh vùng đất Đồ Sơn ngày nay thuộc huyện An Lão. Năm 1469 đời Lê Thánh Tông An Lão đổi thành huyện Nghi Dương, Đồ Sơn thuộc huyện này. Năm 1813 tổng Đồ Sơn gồm 3 xã: Đồ Sơn, Đồ Hải, Ngọc Tuyền. Đến đời Đồng Khánh Ngọc Tuyền đổi thành Ngọc Xuyên. Theo “Đại Nam nhất thống chí” do sử quán triều Nguyễn biên soạn khởi thảo năm 1864, hoàn thành năm 1882 có viết về Đồ Sơn như sau : “…chu vi 30 dặm, cao 80 trượng, ở giữa có 9 ngọn núi nên cũng gọi là Cửu Long … dưới chân núi là cư dân 3 xã : Đồ Sơn, Đồ Hải, Ngọc Xuyên. Hai ngọn thứ 7 và thứ 8 có nước chảy quanh ôm lấy, tục gọi là vụng Mát, rộng hơn 100 trượng … Một ngọn đằng sau phía hữu đứng một mình gọi là Độc Sơn, các giải núi phía tả đối với đồi Song Ngư ở đằng xa tục gọi là Cồn Dừa …”. Khóa luận: Phát triển du lịch di tích tôn giáo tín ngưỡng ở Đồ Sơn.
Năm 1898 Đồ Sơn thuộc huyện Nghi Dương, phủ Kiến Thụy,tỉnh Phù Liễn. Từ ngày 17 tháng 2 năm 1906 thuộc tỉnh Kiến An. Ngày 18 tháng 5 năm 1909 thành lập trấn Đồ Sơn gồm hai xã Đồ Sơn và Đồ Hải thuộc tổng Đồ Sơn, huyện Nghi Dương, phủ Kiến Thụy, tỉnh Hải Dương. Xã Ngọc Xuyên được ghép vào tổng Nãi Sơn, phủ Kiến Thụy. Ngày 31 tháng 12 năm 1921 thị trấn Đồ Sơn thuộc thành phố Hải Phòng. Ngày 20 tháng 10 năm 1923 lại thuộc tỉnh Kiến An. Những năm tiếp theo lúc thì Đồ Sơn thuộc Kiến An, lúc thì thuộc Hải phòng. Ngày 14 tháng 3 năm 1963 thành lập thị xã Đồ Sơn thuộc thành phố Hải Phòng gồm khu vực xã Đồ Sơn và hai xã Vạn Sơn, Ngọc Hải. Ngày 7 tháng 4 năm 1966 chuyển thêm xã Bàng La thuộc thị xã Đồ Sơn. Ngày 26 tháng 12 năm 1970 giải thể xã Bàng La và chuyển các thôn của xã này thành các tiểu khu thuộc thị xã Đồ Sơn. Ngày 5 tháng 3 năm 1980 thành lập huyện Đồ Sơn gồm xã Bàng La, thị trấn Đồ Sơn và 21 xã của huyện An Thụy vốn là 21 xã của huyện Kiến Thụy cũ. Huyện Đồ Sơn tồn tại đến ngày 6 tháng 6 năm 1988 sau đó tái lập thị xã Đồ Sơn trên cơ sở thị trấn Đồ Sơn và xã Bàng La, phần còn lại của huyện Đồ Sơn thuộc huyện Kiến Thụy.
Ngày 12 tháng 9 năm 2007 theo nghị định 145/2007/NĐ-CP của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thành lập quận Đồ Sơn trên cơ sở diện tích tự nhiên của thị xã Đồ Sơn và diện tích tự nhiên của xã Hợp Đức thuộc huyện Kiến Thụy. Quận có 7 phường : Bàng La, Hợp Đức, Minh Đức, Ngọc Hải, Ngọc Xuyên, Vạn Hương, Vạn Sơn .
1.2.1.3 Con người.
Ngay từ buổi sơ khai dựng nước con người đã biết đến mảnh đất Đồ Sơn. Theo các thư tịch cũ thì cư dân Đồ Sơn từ nhiều vùng di cư đến lập nghiệp rồi trở thành dân bản địa. Đến nay người Đồ Sơn vẫn truyền nhau nghe huyền tích về quê hương, làng xóm . Chuyện kể rằng : Thuở mới khai sinh, lập địa có 12 vị tiên công tìm đến Đồ Sơn lập nghiệp. Sáu vị chuyên sống về nghề sông, thấy đất đai vùng này, đã thốt lên.
“Ở đây ăn lợi lộc gì
Lộc sung thì chát, lộc si thì già”
Sáu vị ấy bỏ đi. Còn sáu vị chuyên nghề chài lưới lại hết sức vui mừng :
“Ở đây vui thú non tiên
Ngày ngày đánh cá kiếm tiền nuôi nhau” Khóa luận: Phát triển du lịch di tích tôn giáo tín ngưỡng ở Đồ Sơn.
Theo gia phả chi họ Hoàng Gia là cuốn gia phả duy nhất còn lại của các dòng họ tới Đồ Sơn đầu tiên. Gia phả cho biết họ Hoàng vốn quê gốc ở làng Chàm Vạc, xã Mộ Trạch, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Vào khoảng thế kỉ XI nghe lời chiêu dụ dân khai hoang lập ấp của nhà Lý, cụ Hoàng Gia Màu mới đưa con cháu tới Đồ Sơn sinh cơ lập nghiệp sau định cư ở vùng Vạn Sơn ngày nay.
Lại có người cho rằng ngư dân đầu tiên đến Đồ Sơn là người Quảng Xương Thanh Hóa. Họ đi biển bị bão dạt vào rồi sinh cơ lập nghiệp luôn ở đây.
Tuy còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng dân Đồ Sơn đều thờ sáu người và các cụ cho rằng đó là đại diện cho sáu dòng họ có công đầu khai phá Đồ Sơn. Đó là các cụ : Lương Nuôi Nường, Lê Hải Bộ , Đinh Chàng Ngọ, Hoàng Đại Hùng, Nguyễn Thanh Sam, Phạm Cao Sơn (tức Cao San). Và họ đều được phong thần gọi là “Lục vị tiên công”.
- Nuôi Nường Thần vương (vị họ Lương)
- Hải Bộ Thần vương (vị họ Lê)
- Chàng Ngọ Thần vương (vị họ Đinh)
- Đại Hùng Thần vương (vị họ Hoàng)
- Thanh Sam Thần vương (vị họ Nguyễn)
- Cao San Thần vương ( vị họ Phạm)
Ngày nay Đồ Sơn không chỉ có sáu họ mà còn có rất nhiều họ khác đến sinh sống. Theo thống kê thì hiện nay quận Đồ Sơn có 51.417 người, mật độ là 1.212,44 người/km2 .
Trong suốt chiều dài lịch sử do tính chất nghề nghiệp và nhiều lí do khác nhau một bộ phận người dân Đồ Sơn đã di cư đến nơi khác lập nghiệp. Đặc biệt là cuộc di cư vào thế kỉ XVIII để tránh sự trả thù của Chúa Trịnh vì hầu hết dân Đồ Sơn đều theo Nguyễn Hữu Cầu khởi nghĩa. Một trong những nơi họ di cư đến là Trà Cổ, Quảng Ninh. Vì thế mới có câu : “Dân Trà Cổ, tổ Đồ Sơn” và ở đình Trà Cổ có câu đối rằng :
- Đồ Sơn ngất nhĩ hình hương địa
- Trà Cổ nguy nhiên kỷ niệm từ
Dịch:
- Đồ Sơn sừng sững đất lừng hương
- Trà Cổ nguy nga đình kỷ niệm
Ngoài Trà Cổ một số người còn di cư đến vùng đất Cát Bà và một số vùng đất khác sinh sống. Nhưng dù ở bất kì đâu con người Đồ Sơn vẫn toát lên cái khí phách mạnh mẽ, kiên cường, thẳng thắn, chân thật của người con miền biển.
1.2.2. Tiềm năng phát triển du lịch của quận Đồ Sơn. Khóa luận: Phát triển du lịch di tích tôn giáo tín ngưỡng ở Đồ Sơn.
1.2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Đồ Sơn là khu du lịch nổi tiếng với thắng cảnh có một không hai của cả nước, nơi đây nổi tiếng với các di tích và danh thắng hoà quyện trong không gian đầy thơ mộng của núi, biển, mây trời. Ở đó có cái đẹp của thiên nhiên, của con người hiện hữu trong từng ngọn núi, bãi biển với những huyền thoại đầy bí ẩn hấp dẫn khách du lịch. Đồ Sơn đã trở thành một khu du lịch biển thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng với một cảnh sắc thiên nhiên đẹp, một quy hoạch đô thị hợp lý.
Du lịch tự nhiên của Đồ Sơn chủ yếu là du lịch biển, do đặc điểm địa hình là ba mặt giáp biển nên đây là điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch này. Với 2.450m bờ biển đầy cát mịn làm bãi tắm lý tưởng và nhiều loại cây như phi lao, bàng, dừa trồng ven bờ, từ lâu Đồ Sơn đã là một trong số những khu nghỉ mát nổi tiếng của nước ta. Đằng sau bãi biển là những ngọn núi và đồi thông.
Khác với bãi biển Trà Cổ, Cửa Lò, Qui Nhơn, Đại Lãnh – một đường cong cánh cung thì bãi biển Đồ Sơn chạy vòng vèo gồm nhiều đoạn. Bãi biển Đồ Sơn được chia làm ba khu riêng biệt, mỗi khu đều có bãi tắm riêng.
Khu 1 nằm ngay đầu thị xã Đồ Sơn có bãi tắm chứa được hàng chục ngàn người với nhiều khách sạn lớn. Khu 2 bãi tắm hẹp hơn nhưng mịn màng hơn và là nơi thu hút nhiều du khách đến tắm nhất. Nơi đây có nhiều khách sạn và biệt thự ẩn mình trong rừng thông, theo thống kê thì ở khu 2 có tất cả 6 biệt thự, một trong số đó là biệt thự của vua Bảo Đại – vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. Đến đây ngoài tắm biển du khách có thể tham gia các trò chơi giải trí như : đá bóng, thả dù, đi canô, đi dạo bằng xe đạp … hay ăn những món ăn hải sản : cua, ốc, mực nướng, …
Bãi tắm khu 3 thì khá nhỏ và yên tĩnh, nơi đây có nhà hàng Pagodon nổi tiếng với kiến trúc độc đáo giống như một ngôi chùa. Đặc biệt có khách sạn Vạn Phong cùng rất nhiều biệt thự được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn của du khách. Đến đây một địa chỉ không thể bỏ qua là sòng bạc Casino Đồ Sơn. Hàng năm nơi đây thu hút rất nhiều du khách đến vui chơi, giải trí, đặc biệt là khách đến từ Trung Quốc. Khóa luận: Phát triển du lịch di tích tôn giáo tín ngưỡng ở Đồ Sơn.
Tuy nhiên do tính chất tài nguyên nên loại hình du lịch biển này chịu ảnh hưởng nhiều vào điều kiện thời tiết. Đặc biệt vào mùa hè, Đồ Sơn thu hút rất đông du khách từ khắp mọi miền Việt Nam cũng như khách quốc tế về đây tắm biển, nghỉ ngơi, thư giãn và leo núi, ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên hòa quyện với núi, biển, mây trời.
1.2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Do có vị trí địa lí quan trọng nên ngay từ những buổi đầu dựng nước con người đã sớm biết đến mảnh đất Đồ Sơn. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử mảnh đất Đồ Sơn đã và đang thay đổi từng ngày nhưng những dấu tích lịch sử và giá trị văn hóa thì vẫn còn đó. Nó được nhân dân bảo tồn từ thế hệ này qua thế hệ khác nhằm mục đích giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn, nhớ ơn tổ tiên”. Đồng thời thể hiện những giá trị văn hóa đặc sắc trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người dân Đồ Sơn.
Hiện nay quận Đồ Sơn có 5 di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng cấp quốc gia, 4 di tích cấp thành phố và một số lễ hội nổi tiếng…Trong đó bao gồm các di tích lịch sử tôn giáo tín ngưỡng, các di tích lịch sử ghi lại dấu tích sự kiện trọng đại, những địa điểm gắn liền với tên tuổi của các anh hùng dân tộc … Ngoài các di tích lịch sử cấp thành phố,cấp quốc gia Đồ Sơn còn nổi tiếng với rất nhiều điểm tham quan du lịch hấp dẫn như : đền Bà Đế, Khu Casino – Đồ Sơn, Chợ Cầu Vồng, Biệt thự Bảo Đại, Suối Rồng, đền Cô Chín (đền Long Sơn) … Nơi đây hàng năm thu hút rất đông khách đến tìm hiểu, khám phá, nghiên cứu.
Dưới đây là bảng thống kê về các loại tài nguyên nhân văn của Đồ Sơn :
- Danh sách lễ hội của quận Đồ Sơn
- Danh sách các di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố,cấp quốc gia.
- Danh sách các di tích lịch sử , điểm tham quan, du lịch nổi tiếng khác của Đồ Sơn.
Cùng với tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là nhân tố chính quyết định loại hình, sản phẩm du lịch đặc trưng của từng địa phương.
Tiểu kết chương 1:
Trên đây là cơ sở lí luận làm tiền đề cho việc nghiên cứu đề tài “Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngưỡng ở Đồ Sơn và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch”. Trong đó bao gồm các khái niệm về tài nguyên, tài nguyên du lịch, di tích lịch sử văn hóa và khái quát về tôn giáo và tín ngưỡng của người Việt. Ngoài ra chương này còn cho ta có cái nhìn tổng quan về môi trường hình thành và phát triển các di tích lịch sử tôn giáo, tiềm năng phát triển du lịch của quận Đồ Sơn để từ đó có thể thấy được vị trí của các di tích lịch sử tôn giáo trong hệ thống tài nguyên. Khóa luận: Phát triển du lịch di tích tôn giáo tín ngưỡng ở Đồ Sơn.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch tôn giáo tín ngưỡng
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietthuethacsi.com/ – Hoặc Gmail: dicvuluanvanthacsi@gmail.com