Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch tôn giáo tín ngưỡng hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tốt nghiệp tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngưỡng tiêu biểu và tiềm năng khai thác phục vụ du lịch dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
Nội dung chính
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG Ở ĐỒ SƠN
Quá trình hình thành các di tích lịch sử tôn giáo tín ngưỡng của Đồ Sơn gắn liền với quá trình hình thành và phát triển mảnh đất Đồ Sơn. Người Đồ Sơn sơ khai đến đây lập nghiệp, cũng giống như bao người Việt khác họ đã tìm cho mình một vị thần bảo trợ. Vị thần ấy chính là “Điểm Tước Thần Vương” – vị thủy thần và sau này là Thành Hoàng của cả vùng Đồ Sơn. Để cảm ơn công đức của thần đã phù hộ, che chở cho họ được khỏe mạnh, bình an, làm ăn phát tài … họ đã lập đền lễ tạ thần.
Trong suốt chiều dài lịch sử, các công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng của người Đồ Sơn đã được xây dựng và ở mỗi công trình đều gắn liền với những sự kiện lịch sử trọng đại, những người anh hùng dân tộc, những điển cố, truyền thuyết như: đền Nghè với sự kiện ông Tổ của người Đồ Sơn đến lập nghiệp. Chùa Hang – ghi lại dấu tích nơi đầu tiên tiếp nhận đạo Phật du nhập vào nước ta hay đền Long Sơn gắn liền với tên tuổi của nhà sư Phạm Ngọc …
Ngoài ra từ xa xưa Đồ Sơn đã trở thành căn cứ quân sự của nhiều triều đại và các cuộc khởi nghĩa. Trong lịch sử nơi đây từng đóng vai trò là vị trí phòng thủ, là căn cứ thủy quân, nơi tập kết, luyện binh của nhiều triều đại. Có lẽ vì thế mà các di tích lịch sử tôn giáo tín ngưỡng ở Đồ Sơn không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa về mặt tâm linh mà còn mang ý nghĩa về mặt quốc phòng . Điển hình trong số đó là Tháp Tường Long được xây dựng dưới đời vua Lý Thánh Tông. Công trình này được xem như là khu tượng đài hoành tráng kỉ niệm nhà Phật, một trạm quan sát tiền tiêu và là hành cung của nhà vua ở miền biển đông bắc của quốc gia Đại Việt. Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch tôn giáo tín ngưỡng.
Trải qua thời gian có thêm rất nhiều đình, đền, chùa, kiến trúc Phật giáo… được xây dựng trên mảnh đất này, tuy nhiên vì những lí do khác nhau mà các công trình này đều bị mai một, xuống cấp hoặc biến mất. Hiện nay ở Đồ Sơn chỉ còn lại một số di tích vẫn được người dân giữ gìn, bảo tồn qua các thế hệ như là một minh chứng cho một nền văn hóa Đồ Sơn từ quá khứ đến hiện tại: đền Bà Đế, chùa Hang, đền Nghè … Ngoài ra cũng có một số công trình được xây dựng trong những năm gần đây nhằm phục vụ nhu cầu tâm linh, văn hóa của cư dân vùng biển này.
Dưới đây là bảng thống kê về các công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng trên địa bàn Đồ Sơn.
Có thể bạn quan tâm đến dịch vụ:
2.2. MỘT SỐ NGÔI CHÙA TIÊU BIỂU CỦA QUẬN ĐỒ SƠN
2.2.1. Lịch sử hình thành, phát triển và vai trò của Phật giáo trong đời sống cư dân Đồ Sơn
2.2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Phật giáo Việt Nam
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ngay từ đầu công nguyên các tăng sĩ Ấn Độ đã theo những thuyền buôn lớn tới nước ta. Với hoạt động truyền giáo của các tăng sĩ Ấn Độ đặc biệt là Khâu – đà – la thì Luy Lâu, trụ sở quận Giao Chỉ đã sớm trở thành một trung tâm Phật giáo lớn của nước ta. Từ thế kỉ II – V Phật giáo phát triển ở nước ta chủ yếu là dưới ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ. Đến thế kỉ IV – V lại có thêm luồng Phật giáo Đại Thừa Bắc Tông từ Trung Hoa truyền vào gồm có ba tông phái chủ yếu là Thiền Tông, Tịnh độ Tông, Mật Tông.
Phật giáo được truyền vào nước ta bằng con đường hòa bình và trong bối cảnh nước ta đang bị nhà Hán đô hộ nên ngay từ những năm đầu công nguyên Phật giáo đã được phổ biến rộng rãi. Đặc biệt dưới thời Lý – Trần Phật giáo Việt Nam phát triển đến mức cực thịnh và trở thành quốc giáo của nước ta. Rất nhiều ngôi chùa, tháp có quy mô lớn hoặc kiến trúc độc đáo được xây dựng trong thời gian này như chùa Phật Tích (Tiên Sơn – Bắc Ninh), chùa Trăm Gian (Hoài Đức – Hà Tây), chùa Diên Hựu (chùa Một Cột – Thăng Long) … Đặc biệt có bốn công trình lớn: Tượng Phật ở chùa Quỳnh Lâm (Quảng Ninh), Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền, Vạc Phổ Minh mà sử sách Trung Hoa gọi là “An Nam Tứ Đại Khí” là những công trình khẳng định thành tựu văn hóa Phật Giáo Việt Nam thời Lí – Trần. Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch tôn giáo tín ngưỡng.
Đến thời Lê Nho giáo được chú trọng phát triển và trở thành quốc giáo của nước ta, Phật giáo dần dần đi vào suy thoái. Đến thế kỉ XVIII Vua Quang Trung đã rất quan tâm đến việc chấn hưng Phật giáo nên đã cho xây dựng các chùa lớn đẹp và trùng tu các công trình đã xuống cấp. Nhưng sau khi ông mất thì việc này không được quan tâm. Đầu thế kỉ XX các cuộc đấu tranh về tư tưởng Phật giáo đã diễn ra hết sức sôi nổi, phong trào chấn hưng Phật giáo dấy lên mạnh mẽ với vai trò của các nhà sư Khánh Hòa và Thiện Chiếu.
Hiện nay Phật giáo là tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất và có số lượng tín đồ đông nhất so với các tôn giáo khác ở Việt Nam. Các công trình kiến trúc, chùa lớn được đầu tư xây dựng như chùa Bái Đính (Ninh Bình) là một hệ thống chùa đạt rất nhiều kỉ lục Việt Nam …
Có thể nói lịch sử Phật giáo Việt Nam đã trải qua bốn giai đoạn : giai đoạn hình thành và phát triển rộng rãi ( từ đầu công nguyên đến hết thời kì Bắc thuộc), giai đoạn cực thịnh ( thời Đại Việt), giai đoạn suy tàn (từ thời Lê đến cuối thế kỉ XIX), giai đoạn phục hưng (từ đầu thế kỉ XX đến nay). Cho đến nay Phật giáo đã trở thành một tôn giáo lớn ở Việt Nam và có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tâm linh của người Việt. Đặc biệt ngày 17/8/2008 lần đầu tiên tổ chức lễ hội Phật Đản thế giới đón rất nhiều đại biểu Phật giáo của các nước đến tham quan.
2.2.1.2. Vai trò của Phật giáo trong đời sống của người dân Đồ Sơn
Đồ Sơn là vùng đất cổ. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, trong những năm tháng đầu công nguyên, nơi đây là cửa ngõ đón tiếp các thương thuyền và các tăng ni Phật giáo dòng tiểu thừa đến làm ăn, buôn bán và hoằng dương Phật pháp ở đất Giao Châu. Từ Đồ Sơn ngược theo các dòng sông để đến với trung tâm Luy Lâu (Thuận Thành -Hà Bắc), phủ Tống Bình, thành Long Biên (Hà Nội) rất thuận lợi và nhiều người cho đó là con đường du nhập Phật giáo vào Việt Nam trước khi được truyền sang Trung Quốc. Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch tôn giáo tín ngưỡng.
Theo các tài liệu cổ thì các thuyền buôn của Ấn Độ sang Giao Châu đều đi qua các cửa sông Ba Lạt, sông Thái Bình, cửa sông Văn Úc, cửa Đại Bàng, cửa Họng Giang, Lạch Tray, cửa Cấm, cửa Nam Triệu. Tuy nhiên ở tất cả các cửa biển trên đều không có các di tích chùa tháp của đạo Phật, duy chỉ có Đồ Sơn nơi có cửa Đại Bàng, cửa Họng có di tích chùa Hang do nhà sư Ấn Độ có tên là Bần dựng.
Trong từ điển Bách khoa địa danh Hải Phòng cũng có ghi : “Có thuyết chép vùng bán đảo Đồ Sơn thời cổ có tên là Nê Lê – nơi đầu tiên Việt Nam tiếp nhận Phật giáo truyền vào Luy Lâu (vùng Dâu, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh ngày nay).
Với giáo lí đề cao lòng từ bi, bác ái, giáo dục lòng thương yêu đối với con người đạo Phật đã có những ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới đời sống tâm linh của người dân Việt Nam nói chung và cư dân vùng biển Đồ Sơn nói riêng. Rất nhiều ngôi chùa được xây dựng như chùa Hang, chùa Vân Bản, chùa Thiên Phúc, chùa Bần … Đặc biệt là Chùa Tháp Tường Long được xây dựng vào thời Lý – một công trình kiến trúc không chỉ có ý nghĩa về mặt tâm linh mà còn có một vị trí quan trọng trong lĩnh vực quân sự. Trong lịch sử có những ngôi chùa đã từng một thời đóng vai trò trung tâm văn hóa tinh thần của cộng đồng cư dân Đồ Sơn. Đây không chỉ là nơi thờ Phật, giảng đạo cầu Kinh, nơi tu hành và an táng tro, xá lị, hài cốt của các vị tăng ni mà còn là nơi hội họp, … tham quan, vãng cảnh, di dưỡng tinh thần của người dân miền biển này. Hiện nay ở Đồ Sơn mỗi làng đều có một ngôi chùa riêng, số lượng phật tử cũng khá đông đảo.
Ngoài ra đạo Phật còn ảnh hưởng sâu sắc đến phong tục tập quán của cư dân Đồ Sơn. Với các phong tục như : tục cúng rằm, mùng một và đi lễ Chùa hay qua nghi thức ma chay, cưới hỏi, các phong tục tập quán khác : Tập tục coi ngày giờ, tập tục cúng sao hạn ….
Ngày nay khi cuộc sống của người dân được cải thiện, họ chú trọng, quan tâm nhiều hơn đến các công trình lịch sử tôn giáo tín ngưỡng. Nhiều người đã công đức góp phần tu bổ, tôn tạo các công trình tôn giáo, tín ngưỡng như : Chùa Hang, Chùa Tháp, đền Nghè … nhằm mục đích gìn giữ và bảo lưu những giá trị văn hóa và các giá trị khác của các công trình này. Đồng thời giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn” cho thế hệ hiện tại và mai sau.
2.2.2. Chùa Hang Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch tôn giáo tín ngưỡng.
2.2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Chùa Hang có tên chữ là Cốc Tự là ngôi chùa thiên tạo lớn nhất Đồ Sơn, nằm dưới chân núi Pháo Đài (Vân Bổn), xưa thuộc địa bàn Vạn Tác, xã Đồ Sơn, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, đạo Hải Dương ; nay thuộc phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn.
Tương truyền chùa do một nhà sư nước Thiên Trúc (Ấn Độ) vào khoảng năm 200 – 100 năm trước Công nguyên theo các thương thuyền Ấn Độ sang Giao Châu truyền bá đạo Phật. Vị tăng sĩ ấy dân gian quen gọi là sư Bần đã không theo thương thuyền và các tăng sĩ khác vào buôn bán và truyền bá đạo Phật ở vùng Dâu, tức Luy Lâu thủ phủ của bọn đô hộ nhà Hán lúc bấy giờ mà ở lại thành Nê Lê để truyền bá đạo Phật. Tại đây ông chọn một hang đá để cư trú và mở chùa. Người Đồ Sơn vẫn truyền rằng sư Bần còn dựng chùa Bần trên núi Mẫu Sơn, sau Người viên tịch ở chùa Hang.
Di tích về chùa Hang và truyền thuyết về sư Bần phù hợp với tư liệu của Trung Quốc được dẫn trong cuốn “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” của Viện triết học, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam xuất bản năm 1988, trang 22 là : “Có một học giả dựa vào một tài liệu Trung Hoa nói rằng ở Giao Châu tại thành Nê Lê có bảo tháp của vua A Sô Ca và học giả đó khẳng định thành Nê Lê mà sử liệu Trung Hoa nói tới là Đồ Sơn ngày nay.
Như tên gọi của chùa, người xưa lấy một hang đá núi cao 3,5 m lòng hang hình thang xuyên sâu vào trong núi, toàn bộ hang rộng khoảng 23m2, cửa hang rộng và phía trong hẹp dần với bề rộng là 1,3m, cao 1,2m.
Trước kia chùa có bàn thờ đá, tượng Adiđà, bát hương đều bằng đá. Trong lịch sử, nước ta có nhiều biến động lớn, chùa cũng có một số thay đổi song nơi đây luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho người dân Đồ Sơn.
Năm 1930, Tuần phủ tỉnh Bắc Giang Đặng Quốc Giám xin được lô đất gần chùa đã cho phá núi để xây biệt thự và đục mở rộng cửa hang nhưng nghe nói “ bị thần núi Cô Tiên quở” nên lại thôi.
Trong chiến tranh chống Pháp một phần vì dân tản cư đi nơi khác, phần thì chùa gần đồn Tây nên cảnh chùa càng hoang vắng. Năm 1937 quân Pháp xây pháo đài trên đỉnh núi, chúng cho chuyển tượng đồng, chuông về làng Nam. Tuy nhiên ở chùa vẫn giữ lại tượng đá, bệ thờ và bát hương bằng đá nên trước cách mạng tháng 8/1945 vào ngày Phật Đản và các ngày lễ Phật thuyền bè đậu san sát ở Vạn Tác. Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch tôn giáo tín ngưỡng.
Năm 1954 quân Pháp mở rộng sân bay, dồn dân làng Nam lên Quý Kim, dân chạy không kịp mang theo tượng và chuông. Cuối năm 1954 đầu năm 1955 khi dân làng Nam quay trở lại thì thấy một pho tượng Phật A di đà bằng đồng của chùa bị cắm dưới ao, đầu cắm xuống bùn, mông chổng lên trời. Sau khi hai ông Hoàng Gia Bính và Hoàng Xuân Sơn kéo tượng lên thì một bên tai đã bị mẻ mất dái tai, đầu tượng trùm mũ lưới, lưng bị đục. Theo ông Đinh Phú Ngà thì bức tượng bị đục là do thực dân Pháp tìm vàng yểm tâm. Bức tượng được bà Thông Ái, thủ từ đền Vừng đưa về thờ ở đền Bà Đế, mấy năm sau bà cho mời thợ Hà Sơn Bình chữa mũ lưới thành đầu bụt ốc, sơn son thiếp vàng rồi mang về thờ ở Miếu Vừng. Năm 1992 khi nhân dân Đồ Sơn xây chùa Tháp, bức tượng được chuyển lên thờ ở chùa Tháp.
Năm 1967, tiểu đoàn công binh đã phá rộng lòng hang ở chỗ cánh cửa hang chừng 8 m để cất giấu tài liệu cho thuận tiện, khai thác đá ở phía ngoài xây tường bảo vệ che cửa hang (nay tường vẫn còn). Vì vậy, những bài thơ đề vịnh Chùa Hang khắc trên vách đá, cùng bệ thờ đá đều bị hỏng.
Năm 1990 các tín đồ Phật giáo Đồ mua đồ thờ ở trong lòng hang , xây phía ngoài một ngôi chùa nhỏ gọi là “Động chùa Hang”.
Gần đây Đồ Sơn mở đường giao thông nên khuôn viên chùa Hang bị thu hẹp, mép đường sát chùa. Còn về quả chuông hiện còn nhiều tranh cãi, có nhiều học giả tranh luận là chuông chùa Vân Bổn nhưng theo ông Đinh Phú Ngà trong cuốn “Đồ Sơn – Lịch sử và lễ hội chọi Trâu” viết: “… Đó là chuông chùa Hang năm 1937 Pháp xây Pháo đài trên đỉnh núi mới chuyển chuông về làng Nam. Khi Pháp rút khỏi Đồ Sơn đưa chuông về đồi Vung doanh trại của quân Pháp gần bến Nghiêng có thể đưa xuống tàu sau không kịp nên bỏ lại, bộ đội vào tiếp quản treo lên làm kẻng rồi đưa vào viện Bảo tàng lịch sử …”. Vậy theo như cuốn sách viết thì đó là chuông chùa Hang.
Hiện nay vị trí của chùa có nhiều biến đổi, quanh cảnh chùa đã khác xưa. Chùa không còn nằm cheo leo trên bờ biển mà biển đã lùi xa cách khuôn viên của chùa hơn 100 m nhưng nhìn chung vị trí của chùa không thay đổi. Phong cảnh chùa vẫn rất đẹp rất xứng với lời ca tụng của người xưa : Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch tôn giáo tín ngưỡng.
“Chùa Hang cảnh Phật nhiệm màu
Ấy là Bụt mọc hay bầu tiên xây”
Nhà thơ Miễn Trai Hoàng người Đồ Sơn trong bài “Đồ Sơn Bát Vịnh” cũng có đoạn tả cảnh chùa Hang :
“Không rõ quỷ thần dựng thưở nào
Tự nhiên hình thế đẹp dường bao”
Ngày nay Chùa Hang – Đồ Sơn cùng với miếu Thị Đa ở Cốc Liễn, Kiến Thụy gần đó là những chứng tích quí liên quan đến quá trình đạo Phật du nhập vào nước ta khoảng những năm trước Công Nguyên. Vì thế đây có thể coi là một điểm du lịch hấp dẫn du khách.
2.2.2.2. Những giá trị độc đáo của Chùa Hang
- Về mặt kiến trúc và điêu khắc
Nước ta có nhiều chùa đặt trong hang động to rộng nhũ đá, thạch động kỳ thú như Chùa Hương, Chùa Trầm, Chùa Địch Lộng, Chùa Hang – Đồ Sơn không có quy mô rộng như các chùa trên. Song đây là địa điểm đầu tiên ở nước ta tiếp thu Phật giáo và là ngôi chùa thiên tạo lớn nhất Đồ Sơn.
Kiến trúc ban đầu của Chùa là một hang núi đá hang đá núi cao 3,5m rộng 7m chia làm 2 bậc thềm, bậc thềm ngoài rộng khoảng 23m2 , bậc thềm trong cao hơn độ 0,50m lòng hang hình thang, xuyên thẳng sâu vào núi, dài chừng 25 m, phía trong cùng cao 1,2m rộng 1,3 m. Bên trong có để một cái bàn, một bát hương và một bức tượng Phật bằng đá. Ngoài ra còn có một cái giếng nhỏ đựng nước ngọt, hiện nay vẫn còn. Nước trong giếng là nguồn nước tự nhiên rất trong và mát. Phía trước cửa hang là biển nước mênh mông, cảnh sắc xung quanh có sự đan xen, hòa quyện giữa núi, biển, mây, trời tạo nên một khung cảnh hữu tình, thơ mộng. Đến nay dân gian vẫn còn truyền tụng bài ca dao cổ ca ngợi về Chùa Hang :
“Chùa Hang,động Phật,hang Dơi
Bốn phương tám hướng chẳng nơi nào bằng” Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch tôn giáo tín ngưỡng.
Trong suốt quá trình phát triển mảnh đất Đồ Sơn, về mặt cảnh quan của chùa ít nhiều đã có sự thay đổi. Song đối với cư dân Đồ Sơn chùa Hang vẫn chiếm một vị trí nhất định trong đời sống tâm linh của mỗi người con vùng biển này.
Sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ ngày 5 – 8 -1964, Đồ Sơn trở thành vị trí phòng thủ bờ biển. Năm 1967 tiểu đoàn công binh đã phá rộng lòng hang, ở chỗ cánh cửa hang rộng khoảng 8m, xây tường bao quanh phục vụ cho mục đích quốc phòng. Vì thế mà diện mạo của chùa không còn giữ lại được như xưa.
Năm 1990 nhân dân Đồ Sơn đã công đức tôn tạo lại chùa và cho xây ở phía ngoài hang một ngôi chùa nhỏ gọi là “Động chùa Hang”. Từ đó đến nay ngôi chùa được xây dựng và mở rộng dần ra. Nguyên liệu để xây dựng chùa chủ yếu là gỗ Chò.
Kiến trúc của ngôi chùa mới cũng khá đơn giản, ngoài cái hang (chùa Hang cũ) thì chùa được chia làm bốn gian nằm trên một trục đường thẳng. Gian đầu tiên trước của Hang thờ Ban Tam Bảo, gian thứ hai khá nhỏ là nơi ở của thầy, gian thứ ba là nơi thờ các tổ sư : (Phật Quang, Phạm Ngọc, Đạt Ma), gian cuối cùng là nơi thờ Ban công đồng tứ phủ, Chử Đồng Tử, quan Trần Triều. Lưng chùa tựa vào núi, mặt quay ra hướng biển tạo ra một thế nhìn khá đẹp.
Nằm ở phía bên tay phải của ngôi chùa là ngôi tháp cao bảy tầng, lầu hóa vàng đều được xây dựng vào năm 2008. Theo như lời của bà Vũ Thị Ngát người trông coi chùa thì bên trong tháp có để xá lị của bảy vị tổ sư, trong đó có xá lị của tổ sư Bần, sư Phạm Ngọc và chú tiểu đi theo nhà sư Phạm Ngọc (mất khi đó mới 9 tuổi). Ngay cạnh ngôi tháp là bức tượng Bồ Tát Quan Âm, trước kia bức tượng này được làm bằng thạch cao nhưng đến năm 2008 một Việt kiều người Đồ Sơn ở Anh Quốc đã công đức cho chùa 200 triệu để tạc lại tượng bằng đá trắng. Trên núi còn được trang trí một bức họa những con Rồng trên mặt biển rất đẹp.
Nhìn chung kiến trúc của Chùa Hang cũng giống các chùa khác ở Việt Nam đều có một điểm chung là lối kiến trúc “tiền Phật, hậu Thần” với việc đưa các vị thần, Thánh, Mẫu, anh hùng dân tộc … vào chùa để thờ tự. Nhận thức được chùa Hang là một di sản văn hóa vô cùng quí hiếm nên Ban quản lí chùa cùng nhân Phật tử địa phương và thập phương, đặc biệt với sự giúp đỡ của Đại đức Thích Giác Hiệu ở chùa Phổ Chiếu (quận Lê Chân), nên chùa Hang đang tiếp tục bảo tồn, tôn tạo nhằm gìn giữ di tích.
- Về đối tượng thờ. Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch tôn giáo tín ngưỡng.
Chùa Hang là nơi thờ Phật, tượng Phật A Di Đà đầu tiên của chùa được tạc bằng đá bởi đôi bàn tay khéo léo của nhà sư Phật Quang. Hiện nay bức tượng này vẫn được lưu giữ ở chùa. Bức tượng có kích thước khá nhỏ được đặt trên một cái bàn xây bằng bê tông ở trong Hang phía sau tượng Tổ Sư Bần – Phật Quang .
Năm 1990 khi cho xây Động chùa Hang các tín đồ Phật tử của Đồ Sơn đã mua thêm một số đồ thờ và đúc thêm một số bức tượng để thờ tự. Do đó đối tượng thờ của Chùa có phần phong phú hơn trước. Tuy nhiên Phật vẫn được coi là đối tượng thờ chính. Điều này được thể hiện ở ngôi chùa chính điện là bàn thờ Ban Tam Bảo với các vị : Phật, Pháp, Tăng, trong đó Phật là người sáng tạo ra đạo Phật, Pháp là giáo lí – cốt lõi của đạo Phật, Tăng là người tu hành có công truyền bá và phát triển đạo Phật đến với quần chúng. Ngoài ba vị Tam Bảo còn có đức Phật A Di Đà, Địa tăng và Quan Âm Bồ Tát.
Đối tượng thứ hai được thờ là các vị Tổ sư có công khai sáng, phát triển đạo Phật ở mảnh đất Đồ Sơn như : Tổ sư Bần, Tổ sư Phạm Ngọc. Về Tổ sư Bần đã được trình bày ở trên, dưới đây ta sẽ nói đến Tổ sư Phạm Ngọc.
Tương truyền Phạm Ngọc là một nhà sư tu ở chùa Đồ Sơn, huyện An Lão, Hải Phòng. Ông sống trong thời gian đất nước ta bị giặc Minh giày xéo, đời sống nhân dân cơ cực lầm than. Chứng kiến và thấu hiểu nỗi đau của người dân mất nước, với sự khích lệ và hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân vùng Đồ Sơn, nhà sư Phạm Ngọc đã tạm cởi bỏ áo tu hành, tự xưng là La – Bình Vương, đặt niên hiệu là Vĩnh – Ninh, tập hợp quần chúng nổi lên chống quân Minh xâm lược. Cuộc khởi nghĩa của Phạm Ngọc được nhân dân vùng Đông – Bắc nhiệt liệt hưởng ứng và phát triển rất nhanh chóng. Nhiều thủ lĩnh nghĩa quân ở các vùng xung quanh như Đào Thừa, Phạm Thiện, Lê Hành, Ngô Trung, … đã tập hợp lực lượng dưới lá cờ của La- Bình Vương làm tăng thêm thanh thế cho nghĩa quân. Trong suốt những năm kháng chiến, nghĩa quân đã làm cho quân Minh tổn thất rất nhiều. Tuy nhiên đến năm 1420 cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, nhà sư Phạm Ngọc bị bắt và bị xử trảm. Sau khi ông mất để ghi nhớ công ơn của nhà sư Phạm Ngọc đối với dân với nước và những người Đồ Sơn tham gia cuộc khởi nghĩa Phạm Ngọc, nhân dân Đồ Sơn đã rước bài vị thờ ở đền Long Sơn cùng Mẫu Liễu Hạnh, Cô Chín. Hiện nay khi cùng với việc xây dựng và mở rộng chùa, các tín đồ Phật tử Đồ Sơn đã cho đúc tượng ông để thờ ở chùa Hang.
Ngoài Phật, các vị sư Tổ ở đây còn thờ Chử Đồng Tử, tương truyền Chử Đồng Tử là đồ đệ đầu tiên của Sư Bần. Người dân Đồ Sơn ngày nay vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện Chử Đồng Tử tìm thầy học đạo.
Chuyện kể rằng : Xưa Chử Đồng Tử nhà nghèo đến nỗi không có một cái khố che thân, ban ngày phải dìm nửa mình dưới nước đến đêm mới dám nên bờ. Nhưng vào một ngày nọ duyên trời rui rủi cho chàng gặp được công chúa Tiên Dung. Sau khi cùng Chử Đồng Tử nên duyên vợ chồng, Tiên Dung không trở về cung mà ở lại cùng chồng làm ăn buôn bán. Một hôm nghe theo lời khuyên của một khách buôn Tiên Dung bàn với chồng ra ngoài buôn bán làm ăn thì sẽ lãi to. Chử Đồng Tử nghe lời vợ theo khách buôn đi khắp nơi buôn bán. Một hôm qua ngọn núi giữa biển gọi là núi Quỳnh Tiên ở Đồ Sơn (tên Quỳnh Tiên chỉ là tên trong truyền thuyết), thuyền ghé vào xin nước ngọt. Tại đây Chử Đồng Tử đã gặp một đạo sĩ trẻ tên là Phật Quang. Chuyện trò ý hợp tâm đầu, Chử Đồng Tử theo lời Phật Quang giao vàng nhờ khách buôn đi mua hàng còn mình thì ở lại đây học đạo. Đến khi thuyền quay trở lại đón cũng là lúc Chử Đồng Tử giác ngộ hết những giáo lí của nhà Phật nên theo thuyền trở về đất liền. Khi từ giã, Phật Quang tặng Chử Đồng Tử một cái gậy, một cái nón và bảo : “Đây là vật thần thông”.
Về đến nhà Chử Đồng Tử truyền đạo lại cho vợ. Tiên Dung giác ngộ bèn bỏ việc buôn bán để cùng chồng đi tìm thầy học đạo. Một hôm trời tối, hai vợ chồng đi đã mệt mà chưa thấy nhà cửa đâu, mới dừng bước lại, cầm gậy che nón nằm dưới mà nghỉ. Vào khoảng nửa đêm, tự nhiên chỗ ấy nổi lên thành quách, cung điện bằng châu ngọc và kho tàng đầy đủ của cải, màn gấm chiếu hoa, không thiếu một thứ gì. Lại thêm tiên đồng ngọc nữ, các quan văn võ, lính tráng tấp nập đông đảo như một nước riêng. Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch tôn giáo tín ngưỡng.
Tin này truyền đến tai vua Hùng, vua cho là có ý tạo phản, vội xuất binh đi đánh. Nhưng vừa đến nơi thì trời đã tối, quân nhà vua đóng ở bãi Tự Nhiên cách đó một con sông. Đến nửa đêm bỗng nhiên bão to gió lớn nổi lên, thành trì, cung điện và cả bầy tôi của Tiên Dung – Chử Đồng Tử phút chốc bay lên trời. Sáng hôm sau, người ta kinh dị thấy chỗ đó đã hóa thành một cái đầm lớn và gọi đầm ấy là đầm Nhất Dạ (Một đêm).
Bên cạnh đó cũng giống như những ngôi chùa khác, chùa Hang còn thờ Ban công đồng Tứ Phủ, Quan Trần Triều, Chúa lâm sơn trang (người cai quản núi rừng) – một nét đặc trưng trong sự dung hợp giữa đạo Phật với tín ngưỡng dân gian truyền thống .
Về nguyên liệu đúc tượng : nhìn chung các tượng được thờ ở đây được đúc bằng ba nguyên liệu chủ yếu : đá trắng (Tượng Phật Quang, tượng Quan Thế Âm Bồ Tát), bằng đồng (ba bức tượng Tam Bảo, tượng Địa tăng, tượng Quan Âm ở ban Tam Bảo) và gỗ mít (quan Trần Triều, Chử Đồng Tử, các vị sư tổ, ban công đồng tứ phủ …). Ngoài ra còn có một số bức được đúc bằng thạch cao. Hiện nay nhà Chùa đang có dự định đúc lại tượng Phật Tổ Như Lai (Thích Ca Mâu Ni Phật) bằng đồng nguyên chất với chiều cao 2,7m, nặng 5 tấn.
- Những giá trị khác Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch tôn giáo tín ngưỡng.
Xét về mặt lịch sử : Chùa Hang là ngôi chùa cổ nhất Đồ Sơn và là nơi đầu tiên tiếp nhận đạo Phật vào nước ta. Sách “Lịch sử Phật giáo Việt Nam”có viết : “Có một học giả dựa vào một tài liệu Trung Hoa nói rằng ở Giao Châu tại thành Nê Lê có bảo tháp của vua A Sô Ca và học giả đó khẳng định thành Nê Lê mà sử liệu Trung Hoa nói tới là Đồ Sơn ngày nay”. Trong từ điển Bách khoa địa danh Hải Phòng cũng có ghi : “Có thuyết chép vùng bán đảo Đồ Sơn thời cổ có tên là Nê Lê – nơi đầu tiên Việt Nam tiếp nhận Phật giáo truyền vào Luy Lâu (vùng Dâu, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh ngày nay). Do đó đây có thể coi là một chứng tích quý giá giúp ta tìm hiểu rõ về quá trình du nhập đạo Phật vào nước ta. Đồng thời nghiên cứu quá trình phát triển của mảnh đất Đồ Sơn từ quá khứ đến hiện tại.
Xét về mặt tâm linh : Vì là ngôi chùa được hình thành sớm nhất nên ngay từ những buổi đầu ngôi chùa này đã đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của cư dân Đồ Sơn. Chùa không chỉ là nơi truyền giảng Phật pháp, giáo dục con người sống khoan dung, yêu thương đùm bọc lẫn nhau mà còn là nơi cư dân vùng biển này tìm thấy niềm tin và hy vọng trong những lúc cuộc sống cơ cực nhất. Một điều dễ nhận thấy đó là : trong những năm chiến tranh chống thực dân Pháp đầy ác liệt nhưng vào ngày hội Phật đản người ta vẫn thấy tàu, thuyền đậu san sát dưới chân núi Vạn Tác. Các tín đồ Phật tử vẫn tới đây với niềm tin sắt đá vào đức Phật nhưng cũng là để cảm tạ công ơn của đức Phật đã cứu độ chúng sinh.
Xét về mặt du lịch: Từ những giá trị đã phân tích ở trên cho thấy Chùa Hang là một điểm du lịch đầy tiềm năng. Nếu biết tận dụng những thế mạnh và khai thác hợp lí thì tương lai chùa Hang sẽ là một điểm du lịch hấp dẫn không thua kém gì đền Bà Đế.
2.2.3. Tháp Tường Long
2.2.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tháp Tường Long nằm trên đỉnh Ngọc Sơn – ngọn núi đầu tiên trong chín ngọn núi chạy dọc bán đảo Đồ Sơn, thuộc địa phận phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn.
Tháp được xây dựng dưới thời Lý, lúc mà Phật giáo đang ở thời kì phát triển mạnh mẽ. Theo cuốn “Đại Việt sử lược” thời Trần có đoạn ghi : “Năm Mậu Tuất niên hiệu Long Thụy thứ 5(1058).Mùa thu tháng 9, vua ngự ra cửa biển Ba Lộ nhân đó ngự ra chỗ xây Tháp ở Đồ Sơn. Năm sau (1059) Vua Lý Thánh Tông thấy Rồng vàng hiện lên ở điện Trường Xuân, vừa ban cho Tháp này tên hiệu là Tường Long, ý muốn ghi lại điềm lành”. Như vậy thì Tháp Tường Long được xây dựng vào năm 1058 dưới thời vua Lý Thánh Tông. Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch tôn giáo tín ngưỡng.
Trong số tháp được xây dựng vào thời Lý có hai tháp cao nhất, kì công và hùng vĩ nhất. Tuy nhiên đến nay cả hai ngôi tháp này đều không còn, đó là tháp Báo Thiên ở kinh đô Thăng Long và Tháp Tường Long ở Đồ Sơn, Hải Phòng.
Tháp Báo Thiên cao 70m gồm 12 tầng, tầng trên cùng và chóp tháp là bằng đồng, vì cao quá nên Tháp từng ba lần bị sét đánh vào năm 1228, 1322 và 1406. Năm 1427 tháp bị Vương Thông (tướng giặc nhà Minh)phá để lấy đá giữ thành.
Những di vật được tìm thấy ở Tháp Tường Long đã khẳng định tháp được xây cùng thời với tháp Báo Thiên. Công trình kiến trúc Phật giáo này đuợc xây trên bãi đất bằng phẳng rộng 2000 m2 (cũng có sách ghi là 1000 m2). Bốn góc tháp đều nghiêng vào tâm 190. Lòng tháp rỗng và là nơi đặt pho tuợng A di đà. Tháp con là nơi để kinh kệ, xem kinh, viết kinh, kể kinh, khảo kinh.
So với Tháp Báo Thiên tháp Tường Long không cao bằng, theo sách “Đại Nam nhất thống chí” Tháp chỉ cao 9 tầng, cửa mở ra hướng Tây – nơi xuất phát của đạo Phật.
Việc xây dựng tháp Tường Long ở Đồ Sơn không đơn thuần mang ý nghĩa về mặt tâm linh mà nơi đây còn đóng vai trò là một trạm quan sát tiền tiêu và là hành cung của nhà vua ở miền biển đông bắc của quốc gia Đại Việt.
Nhận thấy rõ tầm quan trọng của công trình này nên ngay sau chiến thắng quân Mông – Nguyên lần thứ nhất (1258) vua Trần đã cho tu tạo, sửa sang lại tháp Tường Long, lúc bấy giờ đã bị hư hại nhiều. Đến đời vua Trần Nghệ Tông công trình này xuống cấp nghiêm trọng, vua có ý định cho khôi phục lại, song khi đó nhà Trần đã suy yếu, vua ở ngôi chỉ có 3 năm (1370 – 1372) nên kế hoạch đó không thực hiện được.
Sang thế kỉ XV khi giặc Minh xâm lược nước ta, với chủ trương hủy diệt văn hóa Việt cho dễ bề cai trị, chúng thiêu hủy kinh sách, phá hủy chùa chiền và nhiều công trình nghệ thuật khác.Kinh sách,tượng,chuông và nhiều đồ tế khí ở tháp Tường Long, chùa Hang, chùa Bần đã bị chúng cướp về nước hoặc phá hủy. Đến năm 1428 khi Lê Lợi chính thức lên ngôi, ông đã tiến hành cho tu tạo lại ngôi tháp này.
Tuy nhiên đến năm Gia Long thứ ba (1804) tháp lại bị phá một lần nữa.Trong cuốn “Đại Nam nhất thống chí” có ghi: “Tháp cũ Đồ Sơn ở xã Đồ Sơn, huyện Nghi Dương,tỉnh Hải Dương cao trăm thước, dựng từ đời Long Thụy – Thái Bình triều Lý; Năm Gia Long thứ ba(1804), phá tháp lấy gạch xây thành trấn Hải Dương”. Việc Gia Long phá tháp lấy gạch xây thành chứng tỏ Tháp Tường Long khi xưa có quy mô rất lớn. Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch tôn giáo tín ngưỡng.
Khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta chúng đã đào bới tháp Tường Long, cướp đi một số hiện vật bằng đá, bằng đồng, bằng đất nung và chặt đầu tượng A di đà … Cho đến những năm 60 công trình này vẫn còn một phiến đá cánh cửa tháp dài 2.5m, rộng 1.5m, ở giữa có đục lỗ rộng 15cm. Nhưng đến nay những hòn đá đó cũng không còn.
Hiện nay tháp Tường Long chỉ còn là phế tích với móng tháp hình vuông xây bằng gạch có kết cấu 3 tầng giật cấp thu dần vào :
- Tầng dưới cùng : 7,86m x7,86m
- Tầng giữa : 7,36m x 7.36m
- Tầng trên cùng : 6,92m x 6,92m.
Nhận thức rõ những giá trị mà Tháp Tường Long mang lại, các cấp chính quyền và nhân dân Hải Phòng nói chung, Đồ Sơn nói riêng đã đề nghị Chính Phủ cho phép khôi phục lại công trình Phật giáo vĩ đại này. Ngày 10/10/2008 Thủ tướng Chính Phủ đã kí công văn số 1700/TTg – KGVX về việc nhất trí đưa công trình dự án phỏng dựng, tôn tạo tháp Tường Long, chùa Tháp tại quận Đồ Sơn vào danh mục các công trình hòan thành kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Dự án này được thực hiện trong thời gian từ năm 2008 – 2015, được chia làm ba giai đoạn :
- 2008 – 2010 : Xây dựng chùa Tháp.
- 2009 – 2011 : Xây dựng Tháp Tường Long, nhà che hố khảo cổ.
- 2011 – 2015 : Xây dựng các hạng mục hạ tầng kĩ thuật, phụ trợ.
Với dự án này, Chùa Tháp Tường Long sẽ trở thành một điểm du lịch hấp dẫn, đầy tiềm năng trong tương lai.
2.2.3.2. Những giá trị độc đáo của Tháp Tường Long
- Về mặt kiến trúc, điêu khắc. Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch tôn giáo tín ngưỡng.
Căn cứ vào thư tịch cũ, nhất là những dấu tích kiến trúc hiện còn, kiến trúc thời Lý có giá trị nghệ thuật gồm cả những kiến trúc dành riêng cho triều đình và kiến trúc Tôn giáo, trong đó nổi trội lên là kiến trúc Chùa Tháp. Một trong số đó có Tháp Tường Long ở Đồ Sơn, Hải Phòng , là một trong hai ngọn Tháp đồ sộ, nguy nga nhất đời Lý. Ngọn tháp này đã từng được liệt vào hạng đại danh lam cùng với chùa Long Đọi (Duy Tiên – Nam Hà), chùa Một Cột, tháp Báo
Trong lần khảo cổ của Viện Khảo cổ năm 1977 đã cho thấy nền móng Tháp hình vuông xây bằng gạch có kết cấu 3 tầng giật cấp thu dần vào, tầng có kích thước dài nhất là tầng dưới cùng : 7,86m x7,86m. Bốn góc Tháp đều nghiêng vào tâm 190, công trình này được xây dựng bằng gạch và đá có kích thước khác nhau. Có loại 23 cm, có loại 40 cm, có loại 55 cm, tuy nhiên bề rộng là 20 cm, bề dày : 5 cm thì hoàn toàn thống nhất. Trên nhiều viên gạch ở chân tháp còn ghi rõ hai hàng chữ Hán “Lý gia đệ tam đế, Long Thuỵ Thái Bình tứ niên tạo” nghĩa là đời vua Lý thứ 3, niên hiệu Long Thuỵ Thái bình năm thứ tư chế tạo (Lý Thánh Tông), tính theo dương lịch là năm 1057.
Bên cạnh loại gạch xây, còn có loại gạch ốp ngoài vỏ tháp với nghệ thuật trang trí độc đáo như hoa sen, hoa cúc, hoa chanh và các loài chim thú quí hiếm, đặc biệt là những viên gạch được chạm trổ hình Rồng, Phượng. Cũng giống như nhiều công trình chùa, tháp khác được xây dựng vào thời Lý, hình Rồng, Phượng được trang trí trong hình chiếc lá đề bé nhỏ nhưng rất uyển chuyển.
Ngoài ra người ta còn tìm thấy rất nhiều gạch nhỏ vỡ, một số bị đem xây công sự hào giao thông và một bệ đá tòa sen bằng đá xanh đã vỡ có chạm cánh sen tạo thành hai cấp. Mỗi cánh cách nhau 0,12 ,có 8 hàng trang trí mỗi bên một con Rồng chầu vào lá đề, các con Rồng nối đuôi vào nhau. Trên bệ đá con có hoa văn trang trí giống như trên bệ đá của tượng A Di Đà ở chùa Phật Tích – Bắc Ninh.
Những lần khai quật gần đây, đặc biệt là lần khai quật vào năm 2009 do Viện Khảo Cổ học phối hợp với Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Hải Phòng tiến hành. Kết quả của lần khai quật này đã bổ sung thêm nguồn tư liệu, góp phần hoàn thiện hơn bộ hồ sơ về công trình này nhằm mục đích phỏng dựng, tôn tạo lại Tháp Tường Long.
Qua đợt khai quật này các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số đoạn móng kè dài 15,7m, rộng 0,83 m -1,05 m, cao 0,28 m – 0,68 m bằng đá có lẫn gạch, sành, sứ thời Lý. Xung quanh nền móng còn có rất nhiều vật liệu được sử dụng lại và theo các nhà khảo cổ thì có thể dấu tích móng kè này được hình thành vào thời Trần hoặc thời Lê với mục đích là kè để bảo vệ nền móng Tháp. Đồng thời các nhà khảo cổ còn tìm thấy rất nhiều vật liệu để xây Tháp được làm bằng đá, đất nung, các loại ngói : ngói bò nóc, ngói âm dương, ngói mũi sen, ngói mũi vát nhọn (ngói mũi lá) … với nhiều kích thước khác nhau. Trên các vật liệu này đều được chạm khắc hình Rồng, phượng và các loại hoa văn rất tinh xảo. Ngoài những di vật về tháp Tường Long cuộc khai quật còn thu được nhiều di vật như gạch, ngói đỏ, đồ gốm qua nhiều thời kì khác nhau.
Nhìn chung qua các cuộc khai quật đã thu được những di vật vô giá thể hiện một nền kiến trúc tinh xảo, độc đáo vượt xa các công trình đình, chùa thời Lê. Đồng thời cho phép chúng ta biết rõ thêm về diện mạo của tháp Tường Long – một trong những công trình kiến trúc Phật giáo nổi bật nhất thời Lý. Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch tôn giáo tín ngưỡng.
- Về mặt tôn giáo
Qua các thư tịch cổ đã chứng minh Đồ Sơn là nơi đầu tiên tiếp nhận đạo Phật được truyền bá vào nước ta. Tuy không phát triển mạnh mẽ như ở Luy Lâu nhưng ngay từ rất sớm đạo Phật đã rất thịnh hành ở đây. Bởi lẽ Đồ Sơn là mảnh đất nhỏ nhưng có rất nhiều chùa và các công trình Phật giáo khác như : Chùa Hang, chùa Vân Bản, chùa Khánh Minh, chùa Nam, đình Bằng, đình Công, đình Đoài, đình Nam, Đình Trung … đều mang dấu ấn của đạo Phật. Có thể Đồ Sơn là một trong những miền quê của gốc tích đạo Phật nên vua Lý đã quyết định cho xây dựng ở đây.
- Về mặt văn hóa
Qua nghiên cứu đã khẳng định tháp Tường Long không chỉ mang ý nghĩa về mặt kiến trúc, tôn giáo, quốc phòng mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về văn hóa.
Đó là tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng : Hầu hết các công trình chùa tháp dưới triều Lý đều được xây dựng với quy mô lớn, Tháp Tường Long cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên cung điện và lăng mộ lại được xây rất khiêm nhường. Sử gia Lê Văn Hưu còn viết về triều Lý rằng : “làm Chùa thờ Phật lộng lẫy hơn cung điện của vua”. Nhà Lý Không xây lăng mộ và cung điện nguy nga, nhưng lại xây Chùa Tháp cao to bề thế. Đây còn là biểu hiện tâm lý cộng đồng, tập thể đang còn rất mạnh ở người Việt đương thời. Ý thức ấy đã chỉ đạo việc xây dựng
Cung điện và lăng mộ dành riêng cho vua, Chùa Tháp có cầu chúc cho vua và dòng họ bền thịnh, nhưng cơ bản là thuộc tập thể. Ở đó cá nhân vua hòa trong ý muốn quần chúng, tất cả cùng hướng theo tinh thần từ bi, nhân ái của Phật giáo. Đồng thời cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc của nhà vua tới đời sống của quần chúng nhân dân, đoàn kết các tầng lớp nhân dân, tạo nên sức mạnh to lớn cho đất nước.
- Về mặt quốc phòng Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch tôn giáo tín ngưỡng.
Tháp Tường Long là sự kết hợp hài hòa giữa nhu cầu tâm linh với mục đích đời thường. Xây Tháp không chỉ là mối quan tâm đến sự phát triển của Phật giáo mà còn là mối quan tâm đến sự an nguy quốc gia của triều Lý. Mục đích quốc phòng của Tháp Tường Long ngày càng được các nhà nghiên cứu khẳng định.
Ngày trước để có thông tin nhanh chóng từ biên ải về kinh đô khi nguy biến, các triều đình phong kiến đã cho xây dựng hàng loạt trạm quan sát trên những đỉnh núi cao. Khi có giặc ngoại xâm,nếu là ban ngày các trạm đốt cỏ ướt để tạo khói, ban đêm đốt cỏ khô để thành lửa. Trạm này nhận tín hiệu của trạm kia, cứ thế mà truyền về kinh thành. Ở Đồ Sơn trạm được đặt trên núi cao nhất – núi Mẫu Sơn. Vì thế mà núi Mẫu Sơn về sau còn có tên là núi Chòi Mòng.
Đến năm 1057 vua Lý Thánh Tông cho dựng Tháp Tường Long trên núi Ngọc Sơn. Tháp cao 9 tầng và được đặt trên đỉnh núi Rồng đầu tiên của Đồ Sơn trên độ cao 91,7 m so với mặt nước biển (Theo kết quả khảo cổ được thực hiện vào tháng 8 – 1998). Với vị trí này Tháp Tường Long được coi là ngôi Tháp cao nhất so với các công trình kiến trúc cùng thời. Điều này cho thấy không phải ngẫu nhiên mà vua Lý Thánh Tông lại chọn đỉnh núi ở Đồ Sơn để xây tháp. Việc xây Tháp có thể ngoài lí do về mặt tôn giáo còn có lí do khác biến ngôi Tháp này giống như một trạm quan sát nhằm phục vụ cho mục đích quốc phòng.
Sau khi được xây dựng Tháp Tường Long và Chòi Mòng tạo nên một hệ thống “truyền đăng” quan trọng canh giữ vùng biển này.
- Về mặt phong thủy.
Ngoài những giá trị về mặt kiến trúc, tâm linh, ngôi Tháp này còn mang một ý nghĩa rất lớn về phong thủy.
Từ trên ảnh vệ tinh có thể thấy vị trí Tháp Tường Long nằm trên một Long Mạch ( Khí Mạch) lớn. Khí Mạch này chạy ngầm trong lòng đất đến khu vực Suối Rồng thì đột khởi vùng lên giống như một con rồng đã ra đến biển lớn, Long Khí cuồn cuộn di chuyển ra hướng biển tạo thành toàn bộ khu vực nghỉ mát của Đồ Sơn ngày nay. Cuối cùng Đầu Rồng đi ngầm dưới biển và cất lên tạo thành đảo Dáu. Đây cũng là Án Sơn – Hồi Long của Khí Mạch này. Chính tại khu vực Đình Ngọc đã kết phát một Huyệt Oa.
Hơn 2000 năm với một đời người là quá dài nhưng với một Long Mạch, một thế núi thì lại là quá ngắn, vì thế chắc chắn các bậc Thánh Tăng Cổ Hiền xưa đã sớm nhận ra Long Huyệt này. Có thể nói đây là một Long Huyệt khá điển hình và dễ nhận ra. Hình Oa rộng rãi, có thế có lực, Địa Nhục đầy đặn báo hiệu một vùng Sinh Khí thịnh vượng, bằng chứng là Long Khí còn tiếp tục chạy thêm một quãng đường dài ra tận ngoài biển lớn.Hơn nữa Long Mạch này nằm trên tuyến Tây Bắc Đông Nam nên dễ dàng đạt được Thế Cục “Tam Nguyên Bất Bại” . Tuy nhiên Huyệt này có một nhược điểm lớn là Tay Long (Nơi có Tháp tường Long) thấp hơn Tay Hổ và Tay Hổ lại hơi có tư thế doãi ra ngoảnh đi làm cho Huyệt bị Tán Khí ! Điều này ứng với “Thê Thiếp, Tiểu Nhân, Người Dưới lấn áp Bề Trên”. Và như thế Huyệt này cũng không thành Chân Long Đich Huyệt. Hiểu rõ điều này nên các vị Thánh Tăng xưa và Vua Lý Thánh Tông đã cho dựng Tháp để Tụ Khí Mạch, tạo uy thế cho Tay Long, Áp Chế Tay Hổ, để dần dần nơi đây thành một Huyệt Đất Quý. Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch tôn giáo tín ngưỡng.
- Về mặt cảnh quan
Kiến trúc Chùa Tháp thời Lý to lớn, lại được xây ở những vị trí ngoạn mục, gắn với thiên nhiên tạo thành cả một phong cảnh kiến trúc hoàn chỉnh có núi, có sông, có cây cối, có nhà cửa … Tháp Tường Long cũng được dựng trên đỉnh ngọn núi Rồng – nơi có phong cảnh rất đẹp. Từ vị trí tháp Tường Long có thể thấy biển với những con tàu ra khơi vào lộng, thấy thị xã Đồ Sơn ( nay là quận Đồ Sơn) cùng làng mạc, đồng ruộng xanh tươi, lại hiểu người xưa sao khéo chọn địa điểm xây tháp.
Cảnh đẹp sơn thủy hữu tình đã được các nghệ sĩ xây dựng thời Lý khám phá triệt để lợi dụng để tôn cái đẹp của kiến trúc lên vị trí xứng đáng, đáp ứng yêu cầu của Phật giáo về tư tưởng từ bi nhân ái và khuyến thiện, trừng ác.
2.3. MỘT SỐ ĐỀN TIÊU BIỂU Ở ĐỒ SƠN VÀ TIỀM NĂNG KHAI THÁC PHỤC VỤ DU LỊCH
2.3.1. Tín ngưỡng thờ thần của người dân Đồ Sơn
Dân tộc Việt Nam có tục thờ ông cha, thờ thần linh, thờ linh khí núi sông gọi chung là thờ thần linh. Tín ngưỡng thờ thần của người Việt không có triết lí sâu xa như triết lí của Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo và rất nhiều tôn giáo khác nhưng tín ngưỡng Việt Nam rất sâu sắc trong quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng, giữa người sống với người chết, giữa con người với môi trường thiên nhiên và xã hội.
Cũng giống như người Việt nói chung, người Đồ Sơn nói riêng cũng thờ thần linh. Việc thờ thần linh có một ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt. Thường khi di cư đến một vùng đất mới,người ta muốn có một vị thần bảo trợ. Với người Đồ Sơn sơ khai đó là “Điểm Tước Đại Vương”. Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch tôn giáo tín ngưỡng.
Sau này Phật giáo du nhập vào trong tín ngưỡng của người Đồ Sơn còn có thêm đức Phật.
Trong suốt chiều dài lịch sử người Đồ Sơn đã cùng với nhân dân cả nước đấu tranh chống lại những cuộc xâm lăng, có biết bao anh hùng dân tộc dám xả thân vì nghĩa lớn cùng với cả dân tộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập tự do của tổ quốc đã ngã xuống mảnh đất này. Những người anh hùng ấy được nhân dân Đồ Sơn ghi tâm khắc cốt, ngàn đời thờ phụng ở các đền, đình. Bằng cách này người Đồ Sơn muốn thể hiện lòng thành kính, biết ơn công trạng của các anh hùng dân tộc. Người Đồ Sơn tin rằng họ đã trở thành những vị thần và những vị thần ấy luôn sống mãi và thường hiện về che chở cho họ trong cuộc sống thường ngày. Một trong những vị thần ấy là nhà sư Phạm Ngọc – một vị tướng quân đã hi sinh trong cuộc khởi nghĩa chống lại quân Minh xâm lược .
Ngoài các thần là những anh hùng chống giặc ngoại xâm, người Đồ Sơn còn thờ những vị thần có công khai phá vùng đất này như : Nuôi Nường Thần vương, Hải Bộ Thần vương, Chàng Ngọ Thần vương, Đại Hùng Thần vương, Thanh Sam Thần vương , Cao San Thần vương ….
Việc thờ thần linh ngoài mục đích cầu mong thần che chở, phù hộ cho người dân được mạnh khỏe, bình an, làm ăn phát đạt còn có một ý nghĩa khác là phát triển văn hóa, bảo tồn truyền thống “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”.
Là một vùng đất gắn liền với 4000 năm lịch sử dân tộc nên các câu chuyện về các vị thần vừa có chính sử, vừa có huyền thoại, truyền thuyết được gọi là dã sử. Mỗi câu chuyện về các vị Thần linh, về tổ tiên người Đồ Sơn khai thiên lập địa đều được nhân dân tôn thờ. Nó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, con cháu ngưỡng vọng về tổ tiên tìm thấy ở đó bóng dáng của hào khí ông cha trong trường kì lịch sử oai hùng về buổi đầu dựng nước và giữ nước, khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc,tạo nên một nét độc đáo của Thần linh đất Việt.
2.3.2 Đền Nghè
2.3.2.1. Tên gọi và sự tích thần Điểm Tước
Nằm dưới chân núi Tháp là ngôi đền thờ thần “Hùng Trấn Điểm Tước” – vị thủy thần Đồ Sơn, cũng là Thành Hoàng chung cho cả vùng Đồ Sơn. Vị Thần đã được triều đại phong kiến sắc phong là “Thượng Đẳng thần” nên đền còn được gọi là “Thượng Đẳng Từ” (đền thờ đức thần cao nhất). Nhân dân Đồ Sơn thì quen gọi là đền Nghè.
Cũng giống như đền thờ bà Lê Chân ở quận Lê Chân, Hải Phòng, đền thờ thần Điểm Tước cũng được gọi là đền Nghè. Sở dĩ đền được gọi như vậy là vì “Nghè” là một danh từ chung chỉ nơi thờ cúng (Theo bản thần tích Điểm Tước năm 1938 của nhân dân Đồ Sơn), “Nghè” cũng có nghiã là đền và chỉ được dùng khi trong đó thờ vị thần (nhiên thần hoặc nhân thần). Đồng thời vị thần đó được coi như Thành Hoàng hoặc chủ thần có công khai khẩn lập đất và trợ giúp nhân dân sinh sống làm ăn. Thần Điểm Tước và bà Lê Chân đều là người có công như thế. Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch tôn giáo tín ngưỡng.
Theo truyền thuyết thì đền được xây dựng từ rất sớm, cùng với thời gian mà người Đồ Sơn đến mảnh đất này mở mang lập nghiệp. Bởi lẽ cũng giống như bao người Việt khác mỗi khi đến một vùng đất mới để làm ăn người ta thường tìm cho mình một vị thần bảo trợ, giúp họ trong cuộc sống, sản xuất. Người Đồ Sơn đến mảnh đất này chủ yếu là những người làm nghề đi biển. Họ phải đối mặt với rất nhiều gian nan, thử thách, sóng dữ nơi biển cả. Vì thế với tấm lòng thành kính thần linh mọi người đã tôn thờ vị thần hộ mệnh trên biển khơi và lập ngôi đền tế thần để cầu mong thần cho họ được xuôi chèo mát mái.
Tương truyền có một ông lão đêm ấy nằm mộng thấy Thủy thần hiện lên khuyên lập đền ở chân núi Tháp. Sáng hôm sau ông lão dậy thật sớm, một mình đi về phía núi Tháp thấy có đàn chim quần lượn trên một vùng đất địa thế đẹp. Ông lão xem xét và cho rằng ứng với mộng, liền về nói với dân làng, dân làng bèn lập đền tại đó.
Đền xây xong nhưng duệ hiệu của thần là gì thì không ai hay. Vì thế mọi người tiến hành cúng tế suốt một tuần trăng, vào ngày cuối cùng của cuộc tế người ta đặt trong đền một mâm gạo rồi tất cả ra khỏi đền. Vài ngày sau quay trở lại thấy một vết chân chim in trên mâm gạo, mọi người mới hiểu duệ hiệu của thần là Điểm Tước. Sau đó đem tấu lên triều đình, nhà vua bèn ban thần hiệu cho Thần là “Điểm Tước chi thần” (vị thần vết chân chim).
Còn trong một truyền thuyết khác thì nói rằng : Vào năm ấy ngoài khơi có thủy quái đầu Rồng mình Trâu đến phá hoại các xóm vạn chài, bắt dân cư mỗi năm phải cúng cho nó một “ thiện nam” tại Vụng Mát. Trước sức mạnh và sự tàn ác của thuỷ quái, nỗi đau mất mát ngày càng đè nặng lên đời sống của các ngư dân vạn chài, từ đó họ luôn cầu thần khấn phật ra tay cứu giúp. Thế rồi vào một đêm mưa to gió lớn, sấm sét xé trời, biển nổi sóng dữ dội. Sáng ra thấy xác thuỷ quái chết nổi, xác dạt vào bờ, trên cổ có vết chân chim, máu từ đó chảy ra không biết cơ man nào mà kể. Dân chúng mới hay đêm qua thần đánh nhau với thủy quái để trừ họa cho dân. Từ đó xóm vạn chài trở lên yên vui, do có vết chân chim trên họng Thủy quái nên nhân dân Đồ Sơn đã gọi thần là “Thần vết chân chim” – Thần Điểm Tước.
Thần Điểm Tước không kể vào “Bát bộ tôn thần” vì Thần được coi là vị thần tối cao, đứng đầu tất cả (chủ thần). Đồng thời là Thành Hoàng chung cho cả vùng Đồ Sơn. Trong sách “Đồ Sơn tổng sắc chi thần” có ghi 16 đạo sắc phong của các vương triều phong kiến, từ năm Lê Đức Long thứ 6 (1634) đến năm Lê Cảnh Hưng thứ tư (1743). Sau thần Điểm Tước lại được gia phong thêm hai chữ “Hùng Trấn” do đã có công trong việc coi giữ một vùng của ngõ phía Bắc.
Bài vị thờ thần Điểm Tước được đặt trang trọng trong Hậu cung của đền. Hậu cung này cũng được xây từ rất sớm, không rõ từ năm nào nhưng tiền sảnh mới được dựng từ thời Tự Đức năm 28 (1875), chữ vẫn còn chạm rõ ở xà đền. Năm 1988 đền được trùng tu, cùng năm đó người dân Đồ Sơn đã đặt tượng “Lục vị Tiên Công” thờ chung với thần.
Đến năm 2005 đền Nghè được xây mới lại hoàn toàn, kiến trúc của đền mới được mô phỏng theo kiến trúc của đền Nghè xưa. Theo ông Bùi Văn Ninh người trông coi đền thì vị trí của đền Nghè ngày nay cao hơn so với vị trí cũ. Trước kia đền nằm gần sát mặt đường nhưng khi xây lại nhân dân phường Quyết Tiến đã tiến hành san núi lấn sâu vào trong núi nên đền mới có quy mô lớn như hiện nay. Từ mặt đường phải bước qua 21 bậc thang mới lên đến sân đền.
Cũng theo ông Bùi Văn Ninh thì vật liệu dùng để xây đền chủ yếu bằng gỗ lim nhập từ Campuchia về. Hiện nay trong khuôn viên đền ngoài ngôi đền chính điện đặt ban thờ chung cho các thần và ban thờ “Lục vị Tiên Công” còn có Hậu cung là nơi để bài vị của Thần Điểm Tước ở bên tay phải của ngôi đền chính điện. Trước sân đền là lầu hóa vàng mới được xây dựng vào năm 2009.
Di tích đền Nghè – Đồ Sơn hội tụ đủ cả hai yếu tố vật thể và phi vật thể để trở thành một di sản văn hoá rất có giá trị, được xây dựng và tồn tại trong một không gian văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc.
2.3.2.2. Lễ hội chọi Trâu và các nghi lễ tâm linh diễn ra ở đền Nghè Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch tôn giáo tín ngưỡng.
Đền Nghè là một chốn linh thiêng của người đi biển, dần dần trở thành anh linh tôn kính của nhân dân cả vùng Đồ Sơn. Trong Bản khai thần tích phố Đồ Sơn, phố Đồ Hải, xã Ngọc Xuyên, tổng Đồ Sơn, phủ Kiến Thuỵ, tỉnh Kiến An năm 1938 của chức sắc Đồ Sơn ghi rõ : “Ba làng vẫn thờ chung một vị tôn thần Điểm Tước, thần là đức thiên thần, tên hiệu là Điểm Tước … Đền thờ Ngài đến bây giờ không có vị thần nào thờ chung với ngài cả … thờ Ngài ở Nghè chân núi Tháp Sơn (Ngọc Xuyên) và đình Công (Đồ Sơn) cùng đình tư các xã thôn (Đồ Sơn : 3 đình, Đồ Hải : 1 đình, Ngọc Xuyên : 1 đình), chỉ có Nghè chính là nơi chân chân núi rậm, còn các đình đều ở đồng bằng cả. Chốn Nghè chỉ để thờ cúng mà thôi, còn các đình ngoài sự thờ phụng thì họp bàn việc công nữa …”
Như vậy mới thấy ngôi đền này có một vị trí quan trọng như thế nào đối với người dân Đồ Sơn. Ngoài các nghi lễ tâm linh được thực hiện ở đây thì tất cả các việc khác của làng đều phải đến đền khác. Hàng năm ở ngôi đền này tổ chức các nghi lễ sau :
Trong tất cả các lễ diễn ra tại đền Nghè thì Phần lễ của hội Chọi Trâu là quan trọng nhất và được tổ chức quy mô nhất. Bởi lẽ nguồn gốc của lễ hội chọi Trâu có liên quan đến thần Điểm Tước : “Dân làng cho rằng thần đã diệt họa, mới mua trâu về để mổ nhằm lễ tạ thần. Những con trâu lạ từ các nơi đưa về tự dưng chọi nhau”. Từ đó mỗi năm trước khi mổ trâu tạ thần dân làng cho những con trâu đó chọi nhau, dần thành tục, thành lễ hội.
Lễ hội chọi trâu là một lễ hội truyền thống của người dân Đồ Sơn. Đây không chỉ là lễ hội gắn với tục thờ cúng thuỷ thần và tục hiến sinh mà còn thể hiện tinh thần thượng võ, tính táo bạo và lòng quả cảm rất độc đáo của người dân miền biển, Hải Phòng.
Theo cuốn “Lịch sử người Thăng Long” của Hà Ân viết : “… Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng đến xem hội chọi trâu ở Đồ Sơn, gặp Kì Vĩ đã cứu Nhượng Vương khỏi nạn cướp mới kết nghĩa huynh đệ” thì hội chọi trâu đã có từ đời Trần.
Lễ hội chọi trâu cũng như nhiều lễ hội khác có hai phần, phần lễ và phần hội đan xen. Phần lễ của hội chọi Trâu được tổ chức vào ngày 8/6 âm lịch và ngày 9/8 âm lịch hàng năm, các vị cao niên trong làng ra làm lễ tế thần Điểm Tước tại đền Nghè. Trong đó ngày mùng 9/8 được coi là ngày chính hội. Những làng có trâu chọi đều phải cho trâu ra làm lễ Thành Hoàng. Sau khi làm lễ thần, trâu chọi chính thức được gọi là “Ông trâu”, là biểu tượng của tâm linh, là niềm tin, và là ước vọng của người dân nơi đây. Phần hội diễn ra vào chính hội (9/8) với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc.Các Ông trâu sau khi làm lễ tế thần được mang ra chọi trong tiếng hò reo của tất cả mọi người. Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch tôn giáo tín ngưỡng.
Lễ hội kết thúc Trâu giải nhất được rước bát hương đền Nghè về đình làng, rước cờ “Đại Thượng đẳng thần” về làng. Theo quan niệm cổ xưa, nếu trâu làng nào thắng trận trong lễ hội, năm ấy cả làng sẽ gặp nhiều may mắn, mưa thuận gió hoà, mọi người bình yên trong suốt hành trình đi biển.
Theo tập tục của từng địa phương các trâu tham gia chọi dù thắng hay thua đều phải giết thịt. Ngày mùng 10 là ngày các làng mổ Trâu, lấy một bát tiết cùng một ít lông của trâu (mao huyết) để cúng thần, đến ngày 16 đổ xuống ao để tiễn thần. Mọi người cùng ăn chúc phúc. Truyền rằng, sau khi ăn thịt con trâu thắng cuộc, mọi người sẽ gặp được may mắn, đặc biệt là những người dân đi biển. Nhưng ý nghĩa hơn cả, lễ hội chọi trâu mang đậm nét văn hoá tâm linh của người dân miền biển đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách, góp phần tạo nên phong cách rất riêng cho một vùng duyên hải.
2.3.3. Đền Bà Đế
2.3.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Đền Bà Đế được xây vào năm 1736 là một trong những ngôi đền nổi tiếng về danh thắng và linh thiêng, nằm ở chân núi Độc, thuộc phường Ngọc Hải, quận Đồ Sơn, Hải Phòng. Đền thở bà Đế – người con gái tài hoa nhưng có một cuộc đời bất hạnh. Mặt đền hướng ra biển, lưng tựa vào núi. Đền không lớn, kiến trúc đơn giản nhưng cái thế rất uy linh huyền bí. Từ xa nhìn vào, đền lẫn vào núi hòa vào đất trời mộc mạc, dung dị. Nơi đây quanh năm gió thổi mang theo hơi thở nồng ấm và sự mặn mà của biển. Từ khi được xây dựng ngôi đền đã là điểm dừng chân của biết bao tao nhân mặc khách như Vua Tự Đức, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến … Hiện nay trong đền vẫn còn lưu lại rất nhiều bài thơ, câu đối ca ngợi lòng chung thủy, sắt son, đồng thời cũng thể hiện nỗi niềm thương cảm đối với số phận của người con gái tài hoa này.
Tuy nhiên trải qua các cuộc chiến tranh, ngôi đền đã bị đổ nát. Năm 1952 một số người có tâm đã xây đền thờ Bà Đế ở chân núi Tu Vè do bà Thông Ái làm chủ đền. Năm 1958 đền được đưa trở lại phía Bắc chân núi Độc như ngày xưa. Nhưng ngôi đền mới được xây lại không mô phỏng theo ngôi đền cũ. Cái Hang đá, chiếc cối đá, đoạn dây thừng, bát hương thờ bà xưa không còn. Đấy là những vật chứng nói lên nỗi oan tình của Bà Đế, nó còn có ý nghĩa tố cáo chế độ phong kiến Lê – Trịnh cùng cái hủ tục độc ác đối với người phụ nữ hoang thai. Những vật chứng đối với các vị thần được tôn thờ không còn, người xây dựng lại không căn cứ vào điển tích vị Thần được thờ để xây dựng đền. Điều này đã làm mất đi nét đặc thù riêng của ngôi đền.
Những năm gần đây người ta kè đá lấn biển làm cho quy mô của đền vì thế mà được mở rộng hơn. Đồng thời cho đúc thêm chuông treo ở trước sân đền. Cơ sở vật chất của đền đã có phần khang trang hơn trước.
2.3.3.2. Truyền thuyết về Bà Đế Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch tôn giáo tín ngưỡng.
Tương truyền Bà Đế là con vua Lê Anh Tông (1545 – 1569) xinh đẹp, tài giỏi hơn người. Thi khoa thứ nhất bà đỗ Thám hoa, khoa thứ nhì đỗ Bảng nhãn, khoa thứ ba thi Đình trường kì đã cất lên cao, nghe ba tiếng trống bước vào làm văn bà đỗ Trạng Nguyên
“Bảng vàng chói lọi cầm tay
Lọng dù che ngựa đến ngay sân Rồng”
Sau khi bà đỗ Trạng Nguyên, Trịnh Kiểm đến ép lấy bà làm vợ, bà không chịu, Chúa Trịnh cậy quyền, cậy thế cưỡng hiếp bà có mang. Con vua mà hoang thai là tội lớn vì thế nên bà đã tự vẫn.
Vua cha lặng lẽ đem Bà về khu vườn Cụ núi Ngọc Long – Đồ Sơn chôn và dặn con : “Đầu thai kiếp sau con làm người dân thường cũng được, mượn cửa mà ra, mượn nhà là tùy ở lòng con”. Sau đó vua cho xây đình Ngọc Tuyền và hàng năm ngự giá đến đây.
Khoảng 200 năm sau vào năm 1718, Đồ Sơn còn hoang vắng, biển còn ăn lẹm vào các chân núi, cư dân thưa thớt. Ở phía đông nam vùng biển Ðồ Sơn có đôi vợ chồng họ Ðào tuổi đã cao nhưng tốt bụng, sống có nghĩa có tình, chăm chỉ làm ăn, tu thân, tích đức. Một đêm có con nhện trắng rất to sa vào lòng cụ xin được đầu thai. Bà cụ mang thai tròn ngày, tròn tháng thì sinh ra một bé gái. Từ lúc sinh ra, người đứa trẻ đã toả hương thơm ngát, phát ánh hào quang và đi đến đâu cũng có làn mây che đến đó. Vì thế ông bà đặt tên cho con gái là Ðào Thị Hương.
Cảnh nhà nghèo túng bấn, nàng sớm phải đi chăn trâu, cắt cỏ cho họ hàng. Càng lớn lên nàng càng xinh đẹp bội phần, không những khéo tay hay làm mà còn có giọng hát tuyệt vời. Người ta đồn rằng mỗi khi nàng cất giọng chim như thể ngừng hót, sóng như thể ngừng vỗ và đất trời lặng phắc như muốn thẩm thấu cho hết tiếng hát của nàng. Nhưng rồi hồng nhan bạc mệnh, tai họa đã ập đến với nàng vào một buổi chiều. Hoàng hôn hôm ấy cũng như hoàng hôn bao hôm khác , gió nhẹ, trời quang và biển liu thiu chuẩn bị vào đêm. Nàng dừng tay liềm đứng hát :
“Tay cầm bán nguyệt xênh xang Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch tôn giáo tín ngưỡng.
Bao nhiêu thảo mộc lai hàng tay ta”.
Tiếng hát vang xa … và tiếng hát ấy đã làm cho một đoàn thuyền dừng lại. Theo tiếng hát chiếc thuyền rồng trong đoàn thuyền đó tách ra và ghé vào bến. Một vùng non nước tĩnh mịch bỗng trở lên huyên náo, xáo động. Đó chính là thuyền của Chúa Trịnh Doanh đang đi kinh lí mạn Đồ Sơn.Tiếng hát của cô thôn nữ đã làm Chúa mê mẩn, Chúa liền cho lính đi vời đến thuyền.
Và đêm ấy, một đêm trên biển, gió hây hây, trong thuyền Rồng Chúa đã không cưỡng lại được vẻ đẹp tự nhiên, mộc mạc, rất thôn dã của cô con gái họ Đào. Sợi dây định mệnh đã thít chặt vào nàng, Chúa đã bỏ qua tất cả mỹ nữ trong cung để đêm đó ân ái với nàng. Tấm thân ngọc ngà, trong trắng thơ ngây hun đúc từ biển, từ gió mặn, từ đất trời thoáng đãng đành cam thân phận nhỏ mọn tôi đòi.
Dẫu là bắt buộc hay tình yêu thì chuyện cùng đã rồi. Trước khi rời khỏi Đồ Sơn Chúa hứa rằng ngày một, ngày hai sẽ cho thuyền hoa đến đón nàng về cung.
Nhưng ngày tháng qua đi vẫn không thấy thuyền của Chúa về đón. Trong khi đó cái thai trong bụng nàng lớn dần, nỗi lo sợ của nàng cũng từ đấy mà lớn lên. Hoang thai là tội lớn, đó còn là nỗi nhục, tiếng xấu để đời. Gọt trọc đầu bôi vôi, dẫn giải đi đầu làng cuối chợ là lẽ đương nhiên nhưng gia đình còn phải chịu phạt vạ.
Phạt vạ!Bố mẹ nghèo lấy đâu ra trâu, lợn, lúa gạo mà nộp phạt cho làng. Không nộp phạt thì phải khai ra cha đưa trẻ nhưng nàng biết khai ai. Cái đêm kinh hoàng ấy chỉ có nàng và người nhà Chúa biết. Hơn nữa câu chuyện một ông Chúa có trăm gái đẹp trong cung ăn ở với một cô gái nhà quê là sự hoang đường, ngoài sức tưởng tượng của người dân thật thà, ngu muội. Không có tiền nộp phạt, không khai ra được kẻ gian dâm thì chỉ có một con đường duy nhất : tội chết.
Họ Đào thuê thuyền của họ Hoàng Đình đưa nàng ra chân núi Độc, buộc nàng vào cối đá rong dây chão, dùng sào đẩy nàng xuống biển. Trước khi chết, nàng ngửa mặt lên trời khóc than rằng : “Phận gái thân cô, gặp chúa yêu thương tôi đâu dám chống, nhìn mẹ cha, hàng xóm tôi đâu dám quên. Xin trời phật chứng giám cho lòng con. Khi con bị dìm xuống nước, nếu có oan ức, trời phật cho con nổi lên ba lần”.Linh ứng thay cả ba lần họ Đào đẩy nàng xuống biển,cả ba lần nàng đều nổi lên.Dường như điều đó lại càng làm cho họ Đào thêm quyết tâm giết nàng. Nàng đã ra đi nhưng oan hồn của nàng vẫn quẩn quanh nơi ngọn núi Độc. Đêm đêm dân làng vẫn nghe thấy tiếng nàng vọng ra từ hàng núi:
“Khi nào dây thừng mục,cối đá tan mới cởi bỏ hận thù này”. Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch tôn giáo tín ngưỡng.
Rồi những người ném nàng xuống nước thay nhau lăn đùng ra chết. Nhiều người phải trốn đi biệt tích. Tại kinh thành, một đêm Chúa nằm mơ thấy người con gái vùng biển về đòi nợ. Chúa giật mình và chợt nhớ đến lời hứa trong đêm ái ân nơi vùng biển Đồ Sơn ngày nào, liền vội vã cho người về gấp nơi đó. Song mọi sự đã muộn, ông bà họ Đào phần vì thương con, phần vì không chịu tai tiếng nên lần lượt ra đi.Dân làng vỡ lẽ, lập tức vớt nàng lên và lập đền thờ dưới chân núi Độc để giải oan. Trong đền thờ nàng người ta để vào đó chiếc cối đá và đoạn dây thừng, chứng tích của tội ác. Chiếc dây thừng đó mỗi năm đều phải nhuộm lại cho bền chắc và cũng còn ngụ ý rằng câu chuyện về cái chết bi thảm của nàng không được mai một, lãng quên.
Chúa Trịnh ân hận phong cho nàng là “Hậu Đế”. Từ đó người ta gọi nàng là bà Đế, đền thờ nàng gọi là đền Bà Đế.
Chúa Trịnh cũng suy vị, năm 1732 Chúa Trịnh Giang làm tới chức Đại nguyên súy, Tổng quốc chính thượng súy, Uy vương. Không rõ lời nguyền của bà Đế có linh thiêng không, 50 năm sau nhà Tây Sơn diệt Chúa Trịnh.
Đền thờ bà rất linh thiêng nhưng người dân chài mỗi khi nhuộm lưới đều khấn vái và nhuộm lại dây thừng oan nghiệt kia. Có lẽ bà Đế báo thù cũng thỏa nên khoảng 100 năm sau tàn nhang rơi xuống đốt cháy sợi dây oan nghiệt.
Vua Tự Đức về thăm đền, ban sắc phong “Đông Nhạc Đế Bà Trịnh Chúa Phu Nhân”. Trong đền bà Đế đến nay vẫn còn đôi câu thơ :
- “Nhất phiến băng tâm thiên địa bạch
- Kính thành nhĩ tự quỷ thần tri
- Đế bà hương tỏa thiên thu tại
- Trịnh Chúa xa loan cựu tích truyền”
Dịch
- “Lòng sạch như băng trời đất biết
- Nỗi niềm thành kính quỷ thần hay
- Đế Bà hương tỏa ngàn thu ấy
- Chúa Trịnh xe loan truyện để đời”.
Nhân dân Đồ Sơn lấy ba ngày 24, 25 và 26 tháng 2 âm lịch hàng năm làm ngày cúng giỗ bà.
2.3.3.3 Lễ hội đền Bà Đế. Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch tôn giáo tín ngưỡng.
Lễ hội đền Bà Đế – Đồ Sơn được mở vào đầu tháng Giêng, kéo dài cho đến tháng Ba xuất phát từ nhu cầu giải toả những khuất khúc trong đời sống tâm linh của cộng đồng. Lễ hội chính của đền Bà Đế diễn ra vào các ngày 24, 25 và 26 tháng 2 âm lịch hằng năm, nhưng đối với người dân Hải Phòng, Hà Nội, Hải Dương và một số vùng quê khác thì cứ vào sau dịp Tết Nguyên đán, đền Bà Đế lại là một địa chỉ tín ngưỡng không thể không đến. Ngày nay người Hải Phòng và những vùng lân cận, ai cũng xem đó là điểm đến của những ngày đầu năm mới. Họ đến không chỉ để cầu tài, cầu lộc, cầu bình an cho mình và gia đình mà còn đến để chia sẻ và đồng cảm với người con gái xinh đẹp, thảo hiền nhưng có một cuộc đời thật bất hạnh.
Lễ hội đền Bà Đế đã góp phần làm sôi động hơn các hoạt động lễ hội ở Đồ Sơn. Tuyến du lịch tín ngưỡng gắn liền với du lịch văn hóa đã và đang được mở rộng. Cùng với lễ hội đảo Dáu, đền Nghè, tháp Tường Long, Đồ Sơn đang hình thành một tuyến du lịch tín ngưỡng – văn hóa hấp dẫn thu hút hàng vạn du khách trong và ngoài thành phố.
2.3.4 Đền Nam Hải Thần Vương.
2.3.4.1. Đảo Dáu và truyền thuyết về Nam Hải Thần Vương
Đảo Dấu (đảo Dáu) cách đất liền khoảng 2 km, được nhiều người biết đến bởi nơi đây còn bảo tồn, lưu giữ được khu rừng nguyên sinh – danh thắng thiên nhiên rất hoang sơ, cổ kính với hàng nghìn cây đa, si và nhiều loại cổ thụ có cách đây hàng trăm năm. Nơi đây nổi tiếng với lễ hội truyền thống vào ngày mồng 8, 9, 10 tháng 2 hàng năm, thu hút hàng vạn lượt du khách đến tham dự. Nhưng sức hút của hòn đảo không chỉ đến từ các hoạt động của lễ hội này mà còn chính từ truyền thống tín ngưỡng của ngư dân miền biển được bảo tồn qua ngôi đền thờ Nam Hải thần vương, một trong những điểm linh thiêng theo quan niệm của người Đồ Sơn, nhất là với những ngư dân.
Có người cho rằng hòn đảo này xưa có tên là hòn Dấu, bởi nó được đánh dấu trên bản đồ làm mốc cho thuyền bè qua lại nhưng do tiếng địa phương không chuẩn nên Dấu gọi chệch là Dáu. Còn theo sách “Đại Nam nhất thống chí” thì nơi đây xưa có tên là đồi Song Ngư hay Cồn Dừa.
Do quan niệm của người dân, mọi thứ trên đảo đều rất linh thiêng,nếu ai lấy vật gì trên đảo đều gặp những điều không may mắn. Vì vậy trên đảo hiện vẫn còn giữ được rừng nguyên sinh với sự đa dạng sinh học cao, có nhiều loài quý hiếm.
Hòn Dáu không chỉ là hòn đảo thơ mộng mà nó còn có một vị trí đặc biệt quan trọng.Vào thời Lý – Trần nơi đây là một trong những tiền đồn của quân dân Đại việt để chống quân xâm lược phương Bắc. Dưới thời Pháp thuộc, năm 1884 cây đèn biển trên đảo Dáu được xây dựng trên đỉnh núi của đảo. Từ lúc xây dựng cây đèn trên đảo Dáu là ngọn hải đăng quan trọng dẫn đường cho tàu thuyền ra vào cảng. Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch tôn giáo tín ngưỡng.
Ngày 22/ 1/ 2009, Đảo Dấu được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận và xếp hạng di tích – danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Trong đó sự hiện diện của ngôi đền Nam Hải Thần Vương trên đảo đã góp phần làm tăng thêm giá trị di tích của Hòn Dáu này.
Ngôi đền tuy không lớn nhưng ngày đêm nghi ngút khói hương. Nơi đây là một trong những nơi linh thiêng, sùng kính của người dân Đồ Sơn. Dân đi biển quanh vùng mỗi lần đi qua đều ghé vào đền thắp hương. Đây không phải là một thói quen mà là một tín ngưỡng có từ lâu đời. Và tập tục ấy đã trở thành một văn hóa ứng xử.
Tuy nhiên ngôi đền xây từ bao giờ thì đến nay chưa rõ. Nhưng theo truyền thuyết thì ngôi đền được xây dựng vào đời nhà Trần. Truyền thuyết kể rằng :
Vào năm 1288 khi Ô Mã Nhi từ cửa Ba Lạt ra cửa Đại Bàng để đi tìm thuyền lương Trương Văn Hổ thì bị thủy quân của vua Trần ở căn cứ Đồ Sơn đánh cho tan tác.
Hôm đó vào xẩm tối ngày mùng 9/2 âm lịch dân chài đi thuyền ra hòn Dáu thấy một xác người không đầu trôi lập lờ dưới mép nước sát bờ hòn Dáu. Dưới ánh sáng mập mờ của ngọn đuốc họ nhận ra đây là xác của một vị tướng nhà Trần đã hy sinh trong trận đánh quân Ô Mã Nhi ở cửa Đại Bàng. Mọi người bảo nhau vớt lên khâm niệm để hôm sau an táng. Nhưng sáng hôm sau mọi người vô cung kinh ngạc khi thấy chỗ thi thể của vị tướng đã được mối đùn lên lấp kín. Thấy sự lạ, mọi người cùng nhau quỳ xuống thắp hương khấn, cầu xin được sửa sang phần mộ.
Những ngày sau đó người ta thấy vị võ tướng hiển linh thành một ông già râu tóc bạc phơ, lúc câu cá ở mỏm đá phía Đông đảo, lúc thấp thoáng dạo chơi nơi bãi cát ngoài biển. Mọi người khấn vái xin cho biết quý danh thì ông cười rồi gật gù chỉ ra biển.Dân Đồ Sơn đành gọi cụ là Lão Đảo Thần Vương và lập đền ngay cạnh mộ để thờ. Vì hòn Dáu nằm ở phía Nam bán đảo Đồ Sơn nên đền thờ thần đảo còn có tên Nam Hải Đại Vương.
Cũng có truyền thuyết khác cho rằng : Vào thời Lê sơ, vua Lê ngự giá kinh lý vùng Đồ Sơn và nghỉ đêm trên Đảo Dấu. Lúc ngủ, nhà vua nằm mơ thấy một ông già râu tóc bạc trắng, vai đeo chiếc giỏ đến cạnh và xưng là thần đảo. Sáng hôm sau lên thuyền, nhà vua kể lại câu chuyện cho những người cùng đi rồi nói: “Nếu là thần đảo, hãy cho ta một báo ứng”. Vừa dứt lời, một con cá quẫy mạnh nhảy lên thuyền. Thấy linh nghiệm, nhà vua bèn phong cho tước hiệu Thần Vương và truyền cho dân địa phương lập đền miếu phụng thờ. Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch tôn giáo tín ngưỡng.
Cũng từ đó người đi biển hễ thấy cá nhảy lên thuyền là lập tức lễ tạ rồi thả xuống nước. Người dân Đồ Sơn và cư dân làm nghề đi biển trong vùng tin rằng vị thần trên đảo Dáu đã phù trợ cho họ được thuận buồm xuôi gió, tránh được mọi rủi ro trên biển, khỏe mạnh và dư dật. Vì vậy hàng năm họ tổ chức ba ngày hội trên đảo (mùng 8,mùng 9,mùng 10 tháng 2 âm lịch) để lễ tạ công ơn của thần.
2.3.4.2. Lễ hội đảo Dáu.
Lễ hội đảo Hòn Dáu chính là lễ hội đền Dáu. Đó là một ngôi đền cổ trên đảo nằm ở phía Nam bán đảo Đồ Sơn. Theo lời một số ngư dân thường đánh cá chung quanh khu vực, thì đây là một trong những nơi linh thiêng, sùng kính của người dân Đồ Sơn. Người dân Đồ Sơn chủ yếu sống bằng nghề đi biển, nên mỗi lần đi qua đây họ đều ghé thuyền vào đảo lên đền dâng hương và dần trở thành nét văn hoá ứng xử của người dân Đồ Sơn.
Và đã thành thông lệ, cứ đến tháng hai âm lịch hàng năm các dòng họ, gia đình và ngư dân trong vùng sắm lễ, thắp nhang thành kính để tỏ lòng biết ơn và cầu may. Lễ hội chính của đảo Dáu thường được tổ chức vào các ngày mồng 8, 9, 10 tháng hai âm lịch hằng năm. Đó cũng là lúc tiết trời thay đổi để ngư dân chuẩn bị bước vào mùa cá mới. Trong các ngày lễ hội, ngày mồng 9 là ngày chính hội, với phần lễ đặc trưng là tục rước đèn về đêm và tế lễ, thả thuyền giấy.
Theo người Đồ Sơn, đêm mùng 9 là đêm thần hiển linh.Bởi lẽ dù trong tiết tháng 2 sóng biển vẫn nổi lên rất mạnh. Do đó việc rước đèn về đêm là rước thần hiển linh để phù hộ cho nhân dân trong vùng. Đêm ấy, cả đảo Dáu lung linh trong ánh lửa từ những ngọn đèn và trong ánh lửa người Đồ Sơn muốn gửi gắm ước mơ của mình vào thiên nhiên, vào cõi tâm linh mong cho những chuyến đi biển về khoang thuyền đầy ắp cá, tôm.
Ngày 16-3 (tức mùng 1 tháng 2 âm lịch), lãnh đạo quận ủy, UBND và các ban, ngành, đoàn thể quận Đồ Sơn tổ chức dâng hương tại Đền thờ Nam Hải Thần Vương và thượng cờ chính thức khai hội Đảo Dấu năm 2010.
Đến Đảo Dấu, ngoài thắp hương cầu may tại đền thờ “Nam Hải Thần Vương”, du khách còn có thể thả bộ leo núi lên thăm quan đèn biển Hòn Dáu, khám phá rừng nguyên sinh trên đảo.
2.4. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ HẠN CHẾ TRONG KHẢ NĂNG KHAI THÁC DU LỊCH Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch tôn giáo tín ngưỡng.
2.4.1. Thuận lợi
Qua những nghiên cứu trên đã khẳng định hầu hết các di tích lịch sử tôn giáo tín ngưỡng ở Đồ Sơn đều được hình thành từ rất sớm như đền Nghè, Chùa Hang, Chùa Tháp Tường Long … công trình xây muộn nhất là đền Bà Đế cũng vào đời Lê – Trịnh. Do đó các công trình này đều mang những đặc trưng về văn hóa của nước ta nói chung, Đồ Sơn nói riêng qua các thời kì. Đây là một lợi thế rất lớn trong việc khai thác những điểm di tích này nhằm mục đích tìm hiểu, nghiên cứu những giá trị văn hóa của nước ta và Đồ Sơn trong quá khứ.
Hầu hết các di tích lịch sử tôn giáo tín ngưỡng này đều nằm ở gần các điểm tham quan, du lịch khác của Đồ Sơn. Đền Nam Hải Thần Vương nằm trên đảo Hòn Dáu – di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, cách di tích lịch sử Bến Nghiêng khoảng 2 km, Chùa Hang nằm cách bãi biển khu 1 khoảng hơn 100 m, đền Bà Đế nằm cách bãi biển khu 1 hơn 2 km, … nên thuận tiện cho việc xây dựng những chương trình du lịch tôn giáo kết hợp với các loại hình du lịch khác.
Hơn nữa các công trình này đều được xây dựng ở những vị trí có cảnh quan rất đẹp. Du khách đến tham quan, tìm hiểu ngoài việc chiêm ngưỡng những giá trị độc đáo của di tích còn có thể cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên. Bên cạnh đó các di tích này còn nằm gần đường quốc lộ nên khá thuận tiện trong việc tiếp cận di tích.
Hiện nay cùng với chính sách phát triển du lịch, quân Đồ Sơn đã cùng với nhân dân chung tay góp sức tôn tạo, tu bổ lại di tích ngày một khang trang hơn. Chùa Hang được mở rộng, đền Nghè được xây mới với quy mô lớn hơn ngôi đền cũ, đền Bà Đế người ta tiến hành kè đá lấn biển, cho đúc chuông, … Trong năm 2010 tại Bến Nghiêng chính quyền Đồ Sơn đã cho xây dựng bãi đỗ xe, nâng cấp số tàu, thuyền lên 10 chiếc để phục vụ du khách ra tham quan đảo Dáu, thăm đền Nam Hải Thần Vương. Đặc biệt với trong những năm gần đây chính quyền quận Đồ Sơn đã và đang triển khai thực hiện dự án phỏng dựng lại tháp Tường Long – một công trình Phật giáo vĩ đại của triều Lý. Việc xây dựng này không chỉ có ý nghĩa về mặt văn hóa mà còn góp phần làm phong phú hơn nguồn tài nguyên du lịch của quận.
2.4.2 Khó khăn.
Ngoài Tháp Tường Long thì hầu hết các công trình di tích lịch sử tôn giáo tín ngưỡng nói trên đều có quy mô khá nhỏ, kiến trúc khá đơn giản. Ngoài ra có một số công trình sau khi tu bổ không tuân theo mô hình kiến trúc trước đó, người xây dựng lại không căn cứ theo điển tích của thần được thờ nên làm mất đi những giá trị đặc trưng. Di tích rơi vào tình trạng bị “son phấn hóa” như đền Bà Đế. Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch tôn giáo tín ngưỡng.
Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch, cơ sở hạ tầng của các di tích trong những năm gần đây đã có sự nâng cấp nhưng nhìn chung vẫn nghèo nàn, sự đầu tư vào các công trình lịch sử này còn ít và thiếu đồng bộ, tại các di tích như Chùa Hang, đền Nghè, Chùa Tháp Tường Long hầu như không có bãi đỗ xe. Việc xây dựng và quảng bá hình ảnh về các di tích đến khách du lịch còn nhiều hạn chế. Hơn nữa sản phẩm phục vụ khách đến du lịch : đồ lưu niệm, sách, tranh ảnh giới thiệu về di tích, sản phẩm đặc trưng của địa phương còn ít, chất lượng một số mặt hàng chưa rõ nguồn gốc vẫn được bày bán công khai như thuốc nam, thuốc bắc ở đền Bà Đế.
Ngoài ra tình trạng chèo kéo khách trong mùa du lịch vẫn diến ra thường xuyên. Đây là những vấn đề phức tạp, nan giải cần phải giải quyết trong những năm qua đối với ngành du lịch của Đồ Sơn nói chung và Hải Phòng nói riêng.
Tiểu kết chương 2 Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch tôn giáo tín ngưỡng.
Trên đây là những nghiên cứu về một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngưỡng cụ thể của Đồ Sơn như : Chùa Hang, Chùa Tháp Tường Long, đền Nghè, đền Bà Đế, đền Nam Hải Thần Vương. Qua đó cho ta cái nhìn toàn diện về các di tích nói trên. Đồng thời cho thấy những giá trị độc đáo cũng như hạn chế của các di tích trong vấn đề khai thác du lịch.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Khóa luận: Giải pháp khai thác du lịch tại các di tích ở Đồ Sơn
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietthuethacsi.com/ – Hoặc Gmail: dicvuluanvanthacsi@gmail.com
[…] ===>>> Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch tôn giáo tín ngưỡng […]