Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch ở vườn quốc gia Pù Mát

Rate this post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch ở vườn quốc gia Pù Mát hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tốt nghiệp tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: hiện trạng hoạt động du lịch ở vườn quốc gia Pù Mát dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

3.1 Khách du lịch

3.1.1 Nguồn khách

Vườn quốc gia Pù Mát được thành lập trên cơ sở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát với nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản là bảo tồn hệ sinh thái động thực vật của vườn phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch. Sự đa dạng và phong phú của hệ sinh thái ở VQG đã phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu khoa học và đó cũng là nguồn tài nguyên du lịch quý giá cho phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, tiềm năng du lịch to lớn đó vẫn chưa được tận dụng và phát huy cho hoạt động du lịch. Điều này thể hiện rất rõ ở nguồn khách nghèo nàn đến tham quan VQG. Từ khi thành lập (2001) hoạt động chủ yếu của VQG là bảo vệ rừng, bảo tồn sự đa dạng sinh học mà ít chú trọng đến hoạt động du lịch. Thời gian đầu chủ yếu là các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước đến VQG để thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học. Khi trung tâm DLST và giáo dục môi trường của VQG đi vào hoạt động đã tìm nhiều biện pháp thu hút khách như liên kết với các công ty lữ hành trong và ngoài tỉnh để quảng bá và đưa khách tới tham quan song số lượng vẫn rất hạn chế. Phần lớn vẫn là người địa phương và các vùng lân cận tới VQG với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng.

Nguyên nhân dẫn tới việc lượng khách đến với VQG con hạn chế là vì việc cung cấp thông tin ở VQG Pù Mát kém, chưa liên tục khai thác hết tiềm năng của Vườn. Trang web giới thiệu về VQG Pù Mát mới được thành lập, việc giới thiệu về VQG mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát mà không có sự cập nhật thông tin thường xuyên như: các dự án đã thự hiện tại Vườn, số lượng khách đến hàng năm… Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch ở vườn quốc gia Pù Mát.

Như vậy, có thể thấy hoạt động quảng cáo của Trung tâm du lịch sinh thái nói riêng và của Ban quản lý nói chung là chưa hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

===>>> Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Du Lịch

3.1.2 Thành phần khách

3.1.2.1 Khách du lịch nội địa

Khách du lịch nội địa bao gồm những người dân trong tỉnh và các vùng lân cận đến đây để tham quan, nghỉ dưỡng. Khách du lịch là các nhà nghiên cứu khoa học, sinh viên các trường đại học (chủ yếu là sinh viên các trường lâm nghiệp và nông nghiệp) và học sinh trong huyện Con Cuông và TP Vinh đến tham quan, học tập và nghiên cứu. Cán bộ các cơ quan, xí nghiệp tới dự hội thảo, nghiên cứu chuyên đề kết hợp tham quan VQG.

Tuỳ từng đối tượng mà số lượng khách đến tham quan có sự khác nhau. Khách với số lượng đông thường là học sinh, sinh viên; thường đi theo nhóm lớn khoảng từ 30-50 người, có khi lên tới 100 người. Thời gian tập trung vào các ngày lễ, cuối tuần, các đợt thực tập hoặc là sau khi thi.

Cán bộ công nhân viên chức thì thường đi theo nhóm nhỏ từ khoảng 20-30 người. Mục đích chính của chuyến đi là nghỉ ngơi, giải trí, thoát khỏi môi trường làm việc hàng ngày tại công sở.

Khách đi lẻ là những nhà nghiên cứu, đến với số lượng nhỏ khoảng từ 1-5 người. Họ đi vào thời gian bất kỳ trong năm, không tập trung vào thời điểm nhất định mà rải rác ở mọi thời điểm trong năm và thời gian lưu trú của họ không cố định.

Khách du lịch tự do thì thường đi theo từng nhóm nhỏ khoảng từ 5-10 người với các loại xe nhỏ, xe máy…

Theo báo cáo hàng năm của phòng GDMT&DLST, khách du lịch nội địa tham quan VQG Pù Mát có cơ cấu như sau: đông nhất là học sinh, sinh viên, chiếm tỷ lệ khoảng 45,8%, tiếp đến là công chức, viên chức chiếm khoảng 30,2%; còn lại là các nhà nghiên cứu chiếm tỷ lệ ít nhất khoảng 20,3% (bảng 3.1)

3.1.2.2 Khách du lịch quốc tế

Khách du lịch quốc tế đến với VQG Pù Mát gồm 2 thành phần:

  • Khách du lịch chuyên đề gồm các chuyên gia nghiên cứu về đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hệ động thực vật, về công tác quản lý và bảo tồn… Thời gian lưu trú vào nhiều thời điểm trong năm.
  • Khách du lịch thiên nhiên thuần tuý đến tìm hiểu thiên nhiên và di tích lịch sử, văn hoá của khu vực. Đối tượng này thường đến vào mùa du lịch. Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch ở vườn quốc gia Pù Mát.

Mặc dù VQG Pù Mát được đánh giá là một trong những VQG có sự đa dạng sinh học cao nhất Việt Nam, song lại ít được khách du lịch quốc tế biết đến và hầu như chưa có các chương trình quảng bá. Khách du lịch quốc tế đến tham quan chỉ giới hạn ở các chuyên gia, sinh viên nước ngoài, các tổ chức quốc tế đến khảo sát phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học. Bước đầu chỉ mới có một số đoàn khách lẻ như người Anh, Nhật, Pháp, Thuỵ Điển… với số lượng nhỏ, từ 1-5 người đi theo hình thức du lịch trecking (du lịch đi bộ). Nhìn chung khách du lịch quốc tế đến với VQG Pù Mát còn rất hạn chế, mặc dù DLST là loại hình du lịch họ rất ưa thích.

Nói tóm lại, đa phần khách du lịch đến VQG là học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên chức, mục đích của họ là nghỉ ngơi, tham quan, giải trí. Vì vậy nên định hướng tổ chức các khu vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng phục vụ nhu cầu của du khách. Mặt khác, lượng khách này thường lớn và có mục đích, nhu cầu cụ thể, do đó khu du lịch nên có các thông tin để phục vụ kịp thời trong khâu quản lý.

3.1.3 Số lượng khách

Do công tác tổ chức quản lý hoạt động du lịch tại VQG còn nhiều hạn chế, chưa có vé tham quan rừng (chỉ thu tiền phục vụ công tác thu dọn vệ sinh tại các điểm tham quan), nên công tác thống kê sồ lượng khách gặp rất nhiều khó khăn và kết quả chưa thực sự chính xác. Qua số kiệu báo cáo tổng hợp của Phòng GDMT&DLST từ năm 2006-2009 (phòng này mới bắt đầu hoạt động khai thác du lịch từ năm 2004) về số khách lưu trú tại phòng nghỉ ở trụ sở hành chính của Vườn, lượng khách hàng năm được ước lượng trong bảng 3.1. Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch ở vườn quốc gia Pù Mát.

Năm 2006 có 9.176 lượt khách nội địa và 274 lượt khách quốc tế trong đó tỷ lệ sử dụng dịch vụ lưu trú của khách nội địa là 1077/9176 lượt (khoảng 11, 73%), của khách quốc tế là 164/274 lượt (khoảng 59,85%). Năm 2007 là năm tăng mạnh cả lượng khách nội địa và cả khách quốc tế, nhưng lượng khách sử dụng dịch vụ lưu trú lại giảm, đặc biệt là khách nước ngoài: 1414/16664 lượt khách nội địa (khoảng 8,48%) và 69/618 lượng khách quốc tế (khoảng 11,1%). Như vậy khách nước ngoài có xu hướng sử dụng dịch vụ lưu trú tại người dân hay chỉ tham quan trong ngày và không sử dụng dịch vụ lưu trú của Vườn.

Năm 2008 có 12140 lượt khách nội địa và 350 lượt khách quốc tế trong đó tỷ lệ sử dụng dịch vụ lưu trú của khách nội địa là 2361/12140 lượt (chiếm 19,45%), số lượt khách quốc tế đến lưu trú lại Vườn là 214/350 lượt (chiếm 62,4%). Năm 2009 số lượng khách quốc tế và nội địa cũng tăng khá nhanh, nhưng lượng khách sử dụng dịch vụ lưu trú lại giảm, số lượng khách nội địa lưu trú lại là 3061/13367 lượt (chiếm 22.67%), số lượng khách quốc tế lưu trú lại là 74/399 lượt (chiếm 18,5%).

Số lượng khách theo thời vụ

Trong du lịch, tính thời vụ là đặc điểm gây ra rất nhiều khó khăn cho việc quản lý du lịch. Do vây, muốn nâng cao hiệu quả trong quản lý, cần xác định các nhân tố quyết định tính thời vụ.

Việc xác định nhân tố ảnh hưởng tới tính thời vụ tại VQG Pù Mát được coi là một trong những biện pháp tìm ra nguyên nhân vì sao khách du lịch tập trung đông vào một số thời điểm trong năm. Cần phải tìm ra cách kéo dài mùa vụ kinh doanh du lịch bằng cách tổ chức thêm các hoạt động du lịch phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội như tìm hiểu di tích lịch sử, văn hoá dân tộc, đặc sản địa phương… Cần góp phần điều tiết lượng khách sử dụng hợp lý nguồn lao động và khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên của khu vực, hoặc tổ chức các hoạt động trùng tu, bảo dưỡng…

Tại VQG Pù Mát, thời gian khách đến tham quan tương đối tập trung theo mùa. Phụ thuộc vào đặc điểm khí hậu, thuỷ văn của khu vực khoảng thời gian thuận lợi cho hoạt động tham quan của VQG là các tháng mùa xuân và mùa hè (tháng 3-9) nên lượng khách tập trung đông. Đặc biệt là khách du lịch nội địa thường tập trung vào thời điểm nghỉ hè, mùa đông hầu như không có khách đi lẻ mà chỉ có khách đến dự hội nghị, hội thảo kết hợp tham quan. Khách du lịch quốc tế tham quan VQG rải rác vào các thời điểm trong năm.

3.2 Doanh thu từ du lịch Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch ở vườn quốc gia Pù Mát.

Hoạt động du lịch của VQG Pù Mát mới chỉ được khai thác từ năm 2004 với sự ra đời của Phòng GDMT&DLST, trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động này. Do mới được khai thác và chưa bán vé thu lệ phí tham quan, lượng khách tham quan ít nên nguồn thu từ hoạt động du lịch có được chủ yếu là từ dịch vụ thuê phòng và cho thuêb phòng họp, hội thảo. Doanh thu hàng năm từ hoạt động này chỉ khoảng trên dưới 100 triệu đồng. Theo số liệu báo cáo tổng kết các năm từ 2006-2009 của Phòng GDMT&DLST doanh tu từ hoạt động du lịch của các năm như sau:

Qua phân tích nguồn thu từ du lịch của VQG cho thấy, nguồn thu hàng năm có xu hướng tăng do lượng khách tăng. Tuy nhiên, đây chỉ là nguồn thu từ dịch vụ lưu trú và tổ chức hội nghị có thể thống kê được nên còn chưa cao, nguồn thu từ các dịch vụ khác thì chưa có. Điều này thể hiện khả năng khai thác các dịch vụ du lịch tại VQG chưa hiệu quả.

3.3 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ du lịch

3.3.1 Cơ sở hạ tầng

Điện nước

Đường dây tải điện của mạng lưới điện quốc gia đã đến các trạm biến thế của các xã trong khu vực. Người dân trong vùng đệm đã có điện từ các trạm biến thế ở trung tâm xã. Một nhà máy thuỷ điện đã được xây dựng tại huyện Tương Dương, cung cấp nguồn điện bổ sung cho địa phương. Tại khu vực hành chính của Vườn và trung tâm các huyện thuộc trong khu vực đều sử dụng điện lưới quốc gia.

Nhà máy nước xây dựng gần thị trấn Con Cuông, nơi đặt trụ sở hành chính của VQG cung cấp đủ nước sạch cho khu vực hành chính và người dân vùng lân cận. Ngoài ra người dân ở đây còn sử dụng nước giếng và nước mưa.

Thông tin liên lạc

Tại trung tâm hành chính của VQG đã có mạng điện thoại cố định. Mạng thông tin di động chỉ được phủ sóng tại trung tâm thị trấn Con Cuông, song tín hiệu còn yếu, chưa có trạm truyền phát sóng di động. Các trung tâm cảnh báo tại những điểm tham quan của VQG còn chưa đủ trang thiết bị thông tin cần thiết.

Giao thông vận tải Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch ở vườn quốc gia Pù Mát.

Giao thông trong khu vực VQG Pù Mát bao gồm cả giao thông đường bộ giao thông đường bộ và giao thông đường thuỷ.

Giao thông đường bộ thì khá thuận lợi, ngoài trục đường chính là quốc lộ 7 dẫn từ miền xuôi lên các huyện miền núi và thông sang nước bạn Lào còn có nhiều tỉnh lộ và các đường liên thôn, liên xã được đầu tư nâng cấp. Hiện các con đường dẫn tới các điểm du lịch chính ngoài vùng đệm đã có thể đi được bằng xe máy, tuy nhiên vẫn còn khó đi. Trong khu vực Vườn có rất nhiều đường mòn dễ dàng đi lại dọc các đỉnh dông hay các đáy thung lũng và suối.

Ngoài ra còn có các đường mòn dân sinh cũng có thể sử dụng cho du lịch ở vùng đệm. Sông Cả và sông Giăng là 2 con sông chính cùng các nhánh sông suối nhỏ chạy dọc theo các thung lũng tạo nên các hệ thống giao thông đường thuỷ cho VQG. Tuy nhiên do địa hình phức tạp, độ dốc lớn, dòng chảy mạnh nên việc vận chuyển bằng đường thuỷ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vào mùa lũ. Dịch vụ vận chuyển khách du lịch tham quan VQG vẫn chưa được đưa vào khai thác gây khó khăn cho khách du lịch đặc biệt đối với những khách đi lẻ.

3.3.2 Cơ sở vật chất phục vụ du lịch

Cơ sở lưu trú

Nhìn chung cơ sở lưu trú của VQG còn nhiều hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng. Hiện tại ở khu vực hành chính của VQG tại thị trấn Con Cuông mới chỉ có tổng số là 35 phòng với sức chứa khoảng 70 khách. Bên cạnh một vài khu nhà cao cấp trước đây dành cho chuyên gia nước ngoài được chuyển sang khai thác cho du lịch được thiết kế theo kiểu nhà sàn dân tộc Thái là còn đảm bảo chất lượng, thì phần lớn các phòng nghỉ ở đây đã bị xuống cấp. Một số phòng được thiết kế cho số lượng lớn (10 người) không đáp ứng tiêu chuẩn cho du lịch. Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch ở vườn quốc gia Pù Mát.

Hiện chưa có các điểm, trạm lưu trú tại các điểm du lịch mà chủ yếu là ngủ nhà dân. Tại thị trấn Con Cuông, cách trung tâm hành chính của VQG khoảng 2 km cũng có một vài nhà nghỉ tư nhân, song chỉ đáp ứng được đối tượng khách trung bình với số phòng hạn chế (dưới 10 phòng).

Dịch vụ ăn uống và vui chơi giải trí

Các dịch vụ này ở trung tâm VQG và các khu vực lân cận còn rất nghèo nàn. Các cơ sở này chủ yếu phục vụ người dân địa phương chứ chưa phải là cho khách du lịch. Trong VQG chỉ có một cửa hàng nhỏ phục vụ ăn uống tại khu vực Thác Kèm. Cửa hàng hay quầy bán hàng lưu niệm cho khách cũng chưa có. Các sản phẩm bán tại các cửa hàng còn đơn điệu về chủng loại, chưa thực sự thu hút sự chú ý của du khách, chưa kích thích được nhu cầu chi tiêu của họ để tăng nguồn thu từ du lịch.

Hiện tại các dịch vụ vui chơi giải trí tại VQG Pù Mát hầu như là chưa có.

3.4 Thực trạng khai thác các tuyến điểm tham quan

Khu vực VQG Pù Mát có nhiều tuyến điểm tham quan và có nhiều loại hình du lịch sinh thái được khai thác phục vụ khách du lịch: du lịch thiên nhiên, trecking, khám phá bản làng, du lịch nghỉ dưỡng…

Các tuyến điểm tham quan mới bắt đầu được khai thác từ năm 2004. Nhìn chung các tuyến điểm tham quan còn lẻ tẻ, rời rạc. Hoạt động du lịch tập trung một số điểm, tuyến du lịch chính với hình thức đơn điệu. Hầu hết, khách tham quan VQG Pù Mát đều lựa chọn tuyến đi vào Thác Kèm, Đập Phà Lài-Sông Giăng, Suối Nước Mọc… Bởi vì đây là các tuyến du lịch có quang cảnh thiên nhiên hết sức hấp dẫn và tương đối dễ đi lại không mất nhiều thời gian. Mặt khác các tuyến đường còn lại đều dài, có nhiều đoạn khó đi và thời gian không cho phép khách du lịch dừng lại ở nhiều điểm.

Hoạt động du lịch chủ yếu tại các tuyến tham quan này là chụp ảnh và ngắm cảnh. Các hoạt động khác còn hạn chế và rất ít được đề cập đến như: tham quan Trung tâm du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường, đi bộ xuyên rừng, tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hoá bản địa và tài nguyên thiên nhiên của Vườn. Các hoạt động thể thao như leo núi, bơi lội… rất ít được thực hiện đối với khách du lịch nội địa.

Chỉ ở trung tâm khu hành chính của VQG mới có một số khu vừa thực hiện chức năng bảo tồn vừa phục vụ khách tham quan như khu vực bảo tồn động vật hoang dã, trung tâm nghiên cứu và cứu hộ động vật hoang dã, vườn thực vật. Khu hành chính còn có Phòng giáo dục môi trường, ở đó giới thiệu khái quát hệ động thực vật và các tuyến điểm du lịch chính trong Vườn. Các điểm du lịch được giới thiệu chủ yếu nằm ở vùng phụ cận khu vực hành chính. Các tuyến cũng thường xuất phát từ trung tâm hành chính. Phụ thuộc thời gian, khách có thể lựa chọn các tuyến khác nhau. Tuy nhiên, tuyến 1 ngày là phổ biến: tham quan khu hành chính của VQG, các trung tâm cứu hộ và bảo tồn động vật hoang dã, các điểm lân cận như Thác Kèm (cách trung tâm thị trấn khoảng trên 20 km), rừng Săng lẻ. Tuyến này có thể đi được bằng xe máy hoặc ô tô.

Ngoài ra còn có những tour dài ngày khác (2-3 ngày) đi bằng xe máy kết hợp với thuyền, bè và đi bộ sâu vào trong vùng đệm, khám phá bản làng dân tộc. Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch ở vườn quốc gia Pù Mát.

Đặc điểm chung của các điểm, tuyến du lịch này là mức độ gắn kết còn rời rạc, dịch vụ yếu kém nên hiệu quả chưa cao. Một số cảnh quan hấp dẫn vẫn chưa được khai thác hiệu quả:

Thác Kèm – Cách trung tâm thị trấn Con Cuông khoảng 25km, Thác Kèm được coi là một kỳ thú cuả thiên nhiên đã ban tặng cho VQG Pù Mát. Từ độ cao 500m, độ dốc khoảng 800m, nước từ trên cao đổ mạnh xuống qua ba thang bậc, tung bọt trắng xoá. Thác Kèm theo tiếng dân tộc Thái là Bổ Bố-có nghĩa là dải lụa trắng-thác ở độ cao 150m chia hai tầng, được đánh giá là gần như còn nguyên sinh nhất Việt Nam. Thác Kèm rất thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng bởi không khí ở đây luôn trong lành mát mẻ, với dòng nước trong vắt, những phiến đá to đẹo dưới chân thác. Mùa hè cho dù Bắc Trung Bộ có hun hút gió Lào nhưng ở thác khe Kèm luôn ở 200C. Ngay tại chân Thác khách du lịch có thể ngồi trên những phiến đá, vừa tắm vừa thả câu.

Rừng Săng Lẻ – cách khu hành chính khoảng 40km, rừng Săng Lẻ thuộc địa phận xã Tam Đình, huyện Tương Dương. Đây là một khu rừng cổ thụ, thuần loài, độ cao trung bình 50m toả bóng mát quanh năm, được coi như là “thung lũng xanh” của núi rừng Tây Nghệ An. Rừng rộng khoảng 70ha, rất thích hợp cho cắm trại, píc níc vào mùa hè.

Suối Nước Mọc – Suối Nước Mọc được người dân địa phương gọi là Rốn cô tiên (tiếng Thái là Tà Pó), nắm trên địa bàn Bản Nứa, xã Yên Khê huyện Con Cuông, cách thị trấn Con Cuông khoảng trên 20km. Cái tên Suối Nước Mọc được đặt từ các đặc điểm của con suối này. Trong lòng đất sâu nhiều mạch nước hợp thành, chảy qua núi đá rồi “mọc” lên, do vậy nó được gọi là Suối nước mọc (suối mọc lên từ lòng đất). Dòng nước suối mát về mùa hè, ấm về mùa đông, trong lòng suối có nhiều cá thiêng, không ai dám bắt. Đây là điểm hấp dẫn cho du khách thích đến tắm và nghỉ dưỡng.

Đập Phà Lài – Sông Giăng – Đập Phà Lài thuộc xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, từ ngã ba cầu Khe Diêm vào khoảng 20km. Đây là công trình thuỷ lợi lớn nhất qua Sông Giăng hoàn thành năm 2002. Sông Giăng bắt nguồn từ Khe Khặng và chảy đến tận huyện Thanh Chương. Loại hình du lịch du thuyền trên sông Giăng ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hai bên bờ sông là núi đá vôi dựng đứng với những loài hoa phong lan khoe sắc lộng lẫy. Cảnh đẹp của đập Phà Lài (hoa của trời) tạo cho thư khách sự thư thái, dễ chịu.

3.5 Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch ở vườn quốc gia Pù Mát.

3.5.1 Nhu cầu của khách

Kết quả điều tra bằng bảng hỏi cho thấy đa số khách du lịch đến tham quan VQG do ở đây có cảnh quan đẹp. Phần lớn khách nội địa đến khu trung tâm hành chính và khu vực Thác Khe Kèm với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng hưởng thụ không khí trong lành của rừng. Các đối tượng là sinh viên, học sinh, các nhà khoa học đến đây với mục đích tìm hiểu động thực vật, các hệ sinh thái. Bên cạnh đó, một số bộ phận khách nội địa là những nhóm bạn bè, người thân trong gia đình, các tổ công đoàn, các cơ quan xí nghiệp trên địa bàn tỉnh tổ chức đi tham quan, nghỉ dưỡng tại VQG. Nhóm khách này ít có nhu cầu nghỉ trọ, trừ những nhóm nghiên cứu dài ngày. Tuy vậy, nhóm khách này lai có nhu cầu sử dụng các dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm quà lưu niệm.

Mục đích của khách du lịch nước ngoài là tìm hiểu hệ động thực vật phong phú của VQG và tham quan các bản làng dân tộc. Khoảng trên 20% du khách có nhu cầu nghỉ dưỡng và tham quan các di tích lịch sử văn hoá. Loại hình du lịch ưa thích của họ là du lịch mạo hiểm, đi bộ, khám phá làng bản dân tộc. Nhóm khách này cũng có nhu cầu mua sắm, đặc biệt là các hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm dệt của người dân của người dân địa phương.

Kết quả điều tra cho thấy cơ cấu nhu cầu của các nhóm khách như sau:

  • Nhóm khách quốc tế: 15/60 phiếu có nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng, 43/60 phiếu có nhu cầu tìm hiểu động thực vật và nghiên cứu khoa học; 57/60 phiếu có nhu cầu tham gia loại hình du lịch mạo hiểm và du lịch văn hoá khám phá bản làng dân tộc.
  • Nhóm khách nội địa: kết quả tổng hợp cho thấy khách ó nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng chiếm 50/60 phiếu điều tra, khách có nhu cầu tìm hiểu động thực vật và nghiên cứu khoa học chiếm 25/60 phiếu điều tra và khách có nhu cầu du lịch mạo hiểm và du lịch văn hoá khám pha bản làng dân tộc chiếm 32/60 phiếu điều tra.

Kết quả nghiên cứu này cho thấy VQG cần xây dựng những sản phẩm du lịch phù hợp cho từng nhóm đối tượng khách để có thể thoả mãn ngày càng cao nhu cầu của họ để từ đó thu hút nhiều hơn sồ lượng khách đến với VQG.

3.5.2 Khả năng đáp ứng Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch ở vườn quốc gia Pù Mát.

Phòng du lịch sinh thái và giáo dục môi trường đảm nhận nhiệm vụ đón tiếp và phục vụ khách du lịch tại VQG, với đội ngũ chưa được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ du lịch (không có ai tốt nghiệp chuyên ngành du lịch) chủ yếu các cán bộ đều tốt nghiệp các trường lâm nghiệp được giao kiêm nghiệm luôn lĩnh vực du lịch. Cán bộ hướng dẫn, thuyết minh còn thiếu, đặc biệt là hướng dẫn cho khách quốc tế. Phòng có 9 cán bộ được chia ra 2 mảng chính là giáo dục môi trường, bảo tồn VQG và hoạt động du lịch, bao gồm quản lý nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống và hướng dẫn.

Đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng và các dịch vụ có liên quan đến hoạt động du lịch tại VQG Pù Mát cho thấy Vườn vẫn chưa đáp ứng được các nhu cầu của khách. Chỉ có dịch vụ lưu trú và ăn uống là tạm thời có thể đáp ứng được trong khi lượng khách chưa đông. Các dịch vụ khác như vui chơi giải trí, bán hàng lưu niệm, đặc biệt là các sản phẩm thủ công truyền thống của các dân tộc thiểu số là hoàn toàn chưa đáp ứng được.

Các phương tiện hỗ trợ công tác chuyên môn nghiệp vụ như các trang thiết bị dành cho hướng dẫn viên, các phương tiện vận chuyển (xe chuyên dụng, thuyền, bè…) chưa có nên hạn chế hoạt động du lịch, nhất là du lịch mạo hiểm.

Theo điều tra mức độ hài lòng của du khách đối với các dịch vụ du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tại VQG chưa cao (bảng 3.4).

3.6 Mức độ đảm bảo vai trò giáo dục và thuyết minh môi trường

Một trong những tiêu chuẩn để phân biệt DLST với các loại hình du lịch thông thường chính là đề cao vai trò giáo dục và thuyết minh môi trường. Tiêu chuẩn này thể hiện ở chỗ là khách du lịch cần có những thông tin đầy đủ xác thực trước khi đến tham quan VQG, được thuyết minh về môi trường thiên nhiên và các giá trị khác của VQG khi đến trong quá trình tham quan. Tại VQG Pù Mát mức độ đảm bảo yêu cầu giáo dục và diễn giải về môi trường còn rất nhiều hạn chế.

  • Đa số khách du lịch đến thăm VQG Pù Mát chưa được cung cấp các nguồn thông tin chính về Vườn.

Đa phần khách du lịch đến với VQG Pù Mát là do thông tin từ bạn bè, người thân của họ đã từng đến khu vực. Các nguồn thông tin từ sơ đồ chỉ dẫn các tuyến điểm, điểm tham quan, các tờ gấp giới thiệu về VQG cho du khách còn rất hạn chế. Số lượng khách du lịch được biết thông tin từ sách hướng dẫn du lịch, quảng cáo chiếm một tỷ lệ nhỏ. Điều này có nghĩa thông tin “truyền miệng” là nguồn cung cấp thông tin chính cho khách khi đến tham quan VQG

  • Pù Mát. Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch ở vườn quốc gia Pù Mát.

Trung tâm du khách là nơi tiếp đón và cũng là nơi cung cấp thông tin về VQG, về hoạt động giáo dục môi trường cho khách. Nhưng hiện tại ở VQG chưa có, vì thế cho nên các thông tin chính về VQG chưa thể cung cấp được cho du khách khi đến tham quan.

Do lực lượng hướng dẫn viên còn thiếu và chưa được đào tạo chuyên nghiệp nên khả năng đáp ứng nhu cầu hướng dẫn cũng như cung cấp thông tin cho du khách còn yếu. Khách đến Vườn chủ yếu tự xem, tự thẩm nhận các giá trị du lịch ở đây. Vì vậy nên họ chưa có nhiều thông tin trong khi tham quan và cũng như khi ra về. Các thông tin cảnh báo về an toàn cũng như các quy định về bảo vệ cảnh quan môi trường của VQG còn rất thiếu.

Kết luận chương 3

Từ hiện trạng hoạt động du lịch và đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch tại VQG Pù Mát dưới góc độ du lịch sinh thái, có thể đưa ra một số nhận xét như sau:

Lượng khách du lịch đến thăm VQG chủ yếu là lượng khách nội địa, khách du lịch nước ngoài chiếm một tỷ lệ nhỏ. Nguồn khách nội địa chủ yếu là những người dân trong Tỉnh và các vùng lân cận. Thành phần khách đa dạng, chủ yếu vẫn là học sinh, sinh viên và cán bộ công nhân viên chức. Tính thời vụ thể hiện rất rõ, phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và thời gian rảnh rỗi của du khách, thường tập trung chủ yếu vào thời điểm nghỉ hè.

  • Mặc dù là lượng khách du lịch đến với VQG Pù Mát trong những năm gần đây có tăng lên khá nhanh. Tuy nhiên, số lượng này còn quá nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng của Vườn.
  • Hoạt động du lịch của khách tham quan tập trung vào một số tuyến điểm chính ở trong VQG như Rừng Săng Lẻ, Thác Kèm, Suối Nước Mọc… hầu như du khách không nắm được thông tin về các tuyến tham quan, các sản phẩm du lịch của từng tuyến cũng như tài nguyên thiên nhiên phong phú của Vườn. Vì vậy, việc tham gia các hoạt động du lịch còn hạn chế, nhận thức về bảo vệ môi trường và giá trị sinh học chưa cao, điều này đã ảnh hưởng tới việc đánh giá, nhận xét của du khách tới VQG.
  • Các tuyến điểm tham quan du lịch còn lẻ tẻ, rời rạc chưa có sự gắn kết. Hiện tại mới chỉ khai thác được một số điểm nằm ở khu vực hành chính của Vườn. Còn rất nhiều cảnh quan đẹp chưa được đầu tư khai thác.
  • Hiện tại, VQG Pù Mát mới chỉ đáp ứng được về dịch vụ lưu trú, còn các nhu cầu khác của du khách như dịch vụ lưu trú, ăn uống và hoạt động du lịch còn nghèo nàn, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của du khách. Nguồn thu từ hoạt động du lịch chủ yếu là từ dịch vụ phòng nghỉ và phòng họp, hội thảo chứ không phải là từ các hoạt động chính do đó còn hết sức hạn hẹp. Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch ở vườn quốc gia Pù Mát.
  • Đội ngũ cán bộ công nhân viên phục vụ khách du lịch, phần lớn chưa trải qua các lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch chính quy, nên hạn chế về trình độ hướng dẫn, trình độ ngoại ngữ cũng như kiến thức về môi trường và đa dạng sinh học.
  • Hoạt động du lịch chưa đảm bảo được những nguyên tắc của DLST như giáo dục và thuyết minh môi trường do nguồn thông tin về môi trường và VQG còn nhiều hạn chế. Do nguồn thu thấp nên các nguyên tắc còn lại của DLST như hỗ trợ, bảo tồn, hỗ trợ cộng đồng địa phương, thu hút cộng đồng vào các hoạt động du lịch cũng chưa thể thực hiện được.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Khóa luận: Giải pháp du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Pù Mát

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch ở vườn quốc gia Pù Mát […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993