Khóa luận: Thực trạng khai thác nghệ thuật ca huế trong du lịch

Rate this post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Thực trạng khai thác nghệ thuật ca huế trong du lịch hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tốt nghiệp tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: thực trạng khai thác nghệ thuật ca huế trong đời sống và trong du lịch dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.1. Biểu diễn ca Huế trong các Câu lạc bộ và tại Làng Ca Huế Quảng Bình

2.1.1. Câu lạc bộ Ca Huế Nguyễn Thị Lợi

Từ trước đến nay, khách du lịch khi đến Huế đều có nhu cầu thưởng thức Ca Huế. Nhưng hầu hết du khách khi đến đây đều chỉ nghĩ rằng nơi duy nhất có thể đáp ứng nhu cầu của họ đó là dịch vụ biểu diễn Ca Huế trên sông Hương. Song trên thực tế, ngoài không gian nghe và thưởng thức Ca Huế trên sông Hương, vẫn còn có rất nhiều không gian nghệ thuật rất riêng khác dành cho Ca Huế trên mảnh đất cố đô. Một trong những không gian đó chính là nhà riêng của nhà nghiên cứu văn hóa Huế Bửu Ý – trụ sở của CLB Ca Huế Nguyễn Thị Lợi.

Câu lạc bộ Ca Huế Nguyễn Thị Lợi được thành lập vào tháng 7/1996, ban đầu chỉ có 4 thành viên là bà Nguyễn Thị Lợi, nghệ nhân Thanh Hương, nghệ nhân Minh Mẫn và thầy Nguyễn Ngọc Hùng. Sau hơn 15 năm, đến nay số lượng thành viên trong CLB Ca Huế Nguyễn Thị Lợi đã có 15 người.

Bà Nguyễn Thị Lợi là người đầu tiên đề xuất ra việc thành lập CLB nên các thành viên đều thống nhất lấy tên bà đặt tên cho CLB. Bà Nguyễn Thị Lợi là một người rất yêu Ca Huế và cũng là một trong những người hát Ca Huế nổi tiếng trên đất cố đô, đồng thời bà chính là vợ của nhà nghiên cứu Bửu Ý. Khóa luận: Thực trạng khai thác nghệ thuật ca huế trong du lịch.

Năm 2005, bà Lợi đột ngột qua đời. Để luôn tưởng nhớ đến người vợ yêu quý của mình, nhà nghiên cứu Bửu Ý vẫn cố gắng bỏ tiền túi của mình để duy trì hoạt động của CLB diễn ra một cách liên tục và bình thường.

Ông Bửu Ý tâm sự: “Sinh thời vợ tôi rất tâm huyết với Ca Huế. Tâm nguyện lớn nhất của bà ấy là lập được một CLB Ca Huế để mọi người có nơi để tâm tình, trao đổi và học hỏi nhau thông qua lời ca, tiếng hát. Nhưng đến khi CLB được thành lập thì bà ấy lại qua đời. Vì vậy tôi vẫn luôn cố gắng duy trì tâm nguyện đó của vợ tôi”[38]. Dù có nhiều lúc bị gián đoạn do một số yếu tố tác động nhưng cho đến nay CLB Ca Huế Nguyễn Thị Lợi vẫn được duy trì. Đó là sự cố gắng rất lớn của các thành viên trong CLB.

Chiều thứ bảy hàng tuần, người dân ở đường Phạm Ngũ Lão, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế và du khách thường mê mẩn đứng nghe những làn điệu Ca Huế do CLB Ca Huế Nguyễn Thị Lợi thể hiện vọng ra từ ngôi nhà nhỏ bên đường của nhà văn Bửu Ý. Nhiều người không cưỡng lại được sự quyến rũ của những tiếng đàn, điệu hát nên theo vào thưởng thức. Họ được nhà văn Bửu Ý đón tiếp nồng hậu. Trong không gian ấm cúng, những ngón đàn tranh, đàn nguyệt, đàn bầu, tỳ bà, nhị, tam thập lục. . . của các nhạc công Trần Đình Khắc Du, Dương Tiến Cang, Nguyễn Ngọc Hùng, Thanh Vân. . . lúc khoan lúc nhặt khiến người nghe miên man. Bên cạnh đó là những lời ca, điệu hát du dương, lúc vui tươi lúc ai oán của các nghệ nhân “gạo cội” Minh Mẫn, Thanh Hương, hay của các ca sĩ không chuyên như các chị Diệu Huê, Diệu Bình… quyện với tiếng đàn đưa người nghe đến nhiều cung bậc cảm xúc. Ca sĩ, nhạc công say mê biểu diễn, còn những vị khách lặng lẽ thưởng thức và chiêm nghiệm. “Ca Huế với chúng tôi đã trở thành máu thịt, cần thiết như cơm ăn, nước uống. Hàng tuần nếu không gặp nhau để cùng đàn hát chúng tôi thấy như thiếu một cái gì đó rất lớn” – nhạc công Nguyễn Ngọc Hùng tâm sự[39].

Trong số những nghệ sĩ, nghệ nhân Ca Huế tham gia CLB, nhiều người đang ở tuổi “gần đất xa trời”. Đã 85 tuổi, lại mang di chấn nặng sau lần bị ngã cách đây 3 năm, nên việc đi lại của nghệ nhân Minh Mẫn hết sức khó khăn. Sức khỏe suy yếu là vậy nhưng người được coi là “báu vật sống” của Ca Huế vẫn đều đặn thuê xích lô chở đến CLB hàng tuần để sinh hoạt. CLB là nơi để các nghệ nhân, nghệ sĩ Ca Huế giữ gìn ngọn lửa đam mê, đồng thời là nơi truyền lửa cho các nhạc công, ca sĩ mới vào nghề và cũng là không gian nghệ thuật sống động dành riêng cho tất cả những ai yêu Ca Huế. Nhỏ hơn nghệ nhân Minh Mẫn 3 tuổi, cũng đã bước vào tuổi cổ lai hy, nhưng từ khi CLB ra đời đến nay, nghệ nhân Thanh Hương hầu như không vắng mặt buổi sinh hoạt nào, trừ những ngày lũ lụt. “Tuổi ngày càng cao nên chúng tôi đang chạy đua với thời gian để truyền nghề cho lớp trẻ” – nghệ nhân Thanh Hương cho biết[39]. Khóa luận: Thực trạng khai thác nghệ thuật ca huế trong du lịch.

Là một tay đàn Tì bà rất quan trọng và không thể thiếu trong mọi buổi sinh hoạt của CLB, thầy Nguyễn Ngọc Hùng cũng tâm sự: “Mình cũng thường hay đi biểu diễn nhiều nơi, công việc bận rộn nhưng từ khi thành lập CLB đến bây giờ hầu như chưa buổi sinh hoạt nào vắng mặt mình. Nơi đây có thể nói là ngôi nhà chung cho những người đam mê và yêu thích Ca Huế”[39].

Những người tham gia sinh hoạt trong CLB không kể là già hay trẻ, vai vế, nghề nghiệp. . . miễn sao có lòng mê, say Ca Huế là được. Tham gia CLB Ca Huế người nhiều tuổi nhất là nghệ nhân Minh Mẫn (85 tuổi), còn người ít tuổi nhất là chị Nguyễn Thị Thanh Vân (28 tuổi). Tuy nhiên, tất cả mọi thành viên trong CLB đều không nghĩ đến tuổi tác, ai ai cũng hướng về Ca Huế như là mục đích chính để họ được gặp mặt nhau, cùng nhau ca lên những bài Ca Huế bất hủ. Nhỏ tuổi nhất nhưng chị Thanh Vân lại có vai trò rất quan trọng trong CLB, chị là tay đàn tranh điêu luyện, từng khúc nhạc vang lên dưới đôi tay tài hoa của chị như đưa người ta vào một không gian Ca Huế thật sự. Tài hoa đến như vậy nhưng chị Thanh Vân hiện lại đang là một nhân viên kiểm toán chứ không phải là một nghệ sĩ Ca Huế. Lòng yêu Ca Huế mãnh liệt của lớp nghệ nhân già đã truyền ngọn lửa đam mê cho rất nhiều người. Hay như chị Diệu Bình, làm nội trợ nhưng những khi gia đình có giỗ chạp đúng vào dịp sinh hoạt của CLB, chị lại nhờ người làm giúp để không bỏ lỡ buổi học Ca Huế nào. Chị tâm sự: “Nhờ được truyền dạy bài bản, nên sau một thời gian tham gia CLB, tôi đã ca được nhiều làn điệu Ca Huế khá chuẩn”[39].

Không khí đầm ấm trong một buổi sinh hoạt CLB Ca Huế được diễn ra hàng tuần tại nhà ông Bửu Ý. Là một nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà dịch giả, nhà nghiên cứu văn hóa Huế…, ông Bửu Ý luôn luôn trăn trở với các làn điệu dân tộc mà đặc biệt là Ca Huế. Cũng chính từ những trăn trở với Ca Huế nên ông đã luôn mong những thế hệ sau có thể tiếp xúc và học Ca Huế. Với sự giúp đỡ của bạn bè ở nước ngoài và của Trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi Xuân Phú (TP Huế) nên ông đã mở lớp học Ca Huế cho trẻ mồ côi tại trung tâm này. Vì vậy, ngoài sinh hoạt hàng tuần, nghệ nhân, nghệ sĩ trong CLB còn giảng dạy tại trung tâm, bao gồm một lớp ca và bốn lớp đàn. Những đứa trẻ ở đây đã và đang được dạy Ca Huế bài bản, để không chỉ hát được Ca Huế, mà còn có thể kiếm sống bằng vốn Ca Huế được chân truyền. Nhưng quan trọng hơn là thông qua các em mà bảo tồn được một di sản văn hóa Huế. Ông Bửu Ý tâm sự: “Nói đến lưu truyền thì không có một cách nào có thể hay và hiệu quả hơn cách dạy lại cho đời sau biết và am hiểu về nó”[38].

Nói tóm lại, sự ra đời và hoạt động của CLB Ca Huế Nguyễn Thị Lợi không chỉ là nơi để những người yêu thích Ca Huế giao lưu, học hỏi mà còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, vừa có ý nghĩa tích cực về mặt xã hội, vừa góp phần bảo tồn và lưu truyền Ca Huế trước những biến đổi của thời gian. Khóa luận: Thực trạng khai thác nghệ thuật ca huế trong du lịch.

Có thể bạn quan tâm đến dịch vụ:

===>>> Hỗ Trợ Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Du Lịch

2.1.2. CLB ca Huế Phú Xuân – Thành phố Hồ Chí Minh

Nói đến Ca Huế, ai cũng nghĩ đến một bộ môn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của dân tộc mà lịch sử hình thành và đặc điểm thang âm thức điệu đều gắn liền và mang đậm dấu ấn của mảnh đất và con người chốn cố đô. Vì thế bất kỳ du khách nào cũng mang trong mình suy nghĩ chỉ có đến Huế mới được thưởng thức Ca Huế. Song ít người biết rằng, sức sống mạnh mẽ của bộ môn nghệ thuật này đã theo chân của nhiều người con xứ Huế đến với nhiều vùng miền của đất nước. Một trong những nơi “đất lành chim đậu” đó là thành phố Hồ Chí Minh – nơi có một CLB Ca Huế mang tên CLB Phú Xuân.

CLB Ca Huế Phú Xuân thành lập từ năm 2002, là nơi quy tụ nhiều người là doanh nhân, kỹ sư, bác sỹ, ca sỹ… gốc Huế. Những người con xứ Huế ở TP. Hồ Chí Minh nặng lòng với quê hương mình, muốn bảo tồn, phát huy và truyền bá di sản văn hóa phi vật thể của Huế đã tập họp lại để hình thành nên câu lạc bộ Ca Huế Phú Xuân, dưới mái nhà chung là Trung tâm văn hóa thành phố. So với câu lạc bộ Ca Huế Nguyễn Thị Lợi thì câu lạc bộ Ca Huế Phú Xuân còn non trẻ, nhưng từ khi thành lập đến nay, hoạt động của CLB không hề ngưng nghỉ. Nhiều anh chị em nghệ nhân vẫn ngày đêm miệt mài tìm tòi, sáng tạo để có những tác phẩm mang đậm nét văn hóa Huế và đưa chúng đến với công chúng trên cả ba miền Bắc – Trung – Nam và ra cả hải ngoại. CLB Ca Huế Phú Xuân cũng đã nhiều lần tham dự Festival Huế bằng những màn biểu diễn đặc sắc.

CLB cũng thường xuyên biểu diễn phục vụ cho đồng bào vùng sâu, vùng xa. Các nghệ sỹ chuyên nghiệp và không chuyên đều rất nhiệt tình đóng góp và kêu gọi hướng về bà con nghèo.

Ngoài ra, cùng với việc tổ chức các chương trình biểu diễn Ca Huế, Câu lạc Bộ Ca Huế Phú Xuân thuộc Trung Tâm Văn Hóa TP. Hồ Chí Minh còn tổ chức các sinh hoạt chuyên đề nhằm làm phong phú thêm các hình thức hoạt động của Câu lạc bộ. Tiêu biểu có chuyên đề “ Ca Huế – Tiếng nhạc tri âm” với những người mộ điệu âm nhạc truyền thống Huế được tổ chức vào chiều ngày 30/03/2011, tại Trung Tâm Văn Hóa TP. Hồ Chí Minh (97 Nguyễn Thị Minh Khai, Q1). Trong nội dung chương trình có mời nhà thơ – nhạc sĩ Võ Quê – một người con gốc Huế – người am hiểu sâu sắc bộ môn nghệ thuật Ca Huế tới cùng nói chuyện. Bên cạnh các tiết mục Ca Huế của các nghệ sĩ: NSƯT Hồng Vân (ca Lý bốn cửa quyền), Võ Ngọc Lan (ca Tứ đại cảnh), Thu Thủy (ca Hành vân, hát Chầu văn), Trung Hiếu (ca Lý giao duyên)…; minh họa cho nội dung cuộc nói chuyện của nhà thơ Võ Quê còn có sự giao lưu với nhạc sĩ Nguyễn Phú Yên, một người đã có công trình nghiên cứu về âm nhạc truyền thống Huế. Phần 2 của chương trình, CLB Phú Xuân thực hiện phần tưởng nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của ông (1. 4. 2001 – 1. 4. 2011)[40].

Nhạc sĩ Võ Quê cho biết: anh đã rất nặng tình với CLB này trong những ngày đầu thành lập. Chỉ qua 6 năm, CLB đã trưởng thành mạnh mẽ và đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng những người yêu Ca Huế khu vực miền Nam. Đó cũng là thành quả tất yếu của những tấm lòng nặng tình với Ca Huế, với Phú Xuân, với đất thần kinh ngàn năm văn vật.

Như vậy, sự ra đời và hoạt động tích cực của CLB đã giúp Ca Huế ngày càng được nhiều người biết đến, không chỉ trong nước mà còn vượt ra ngoài biên giới Việt Nam, đến với bà con Việt kiều và du khách quốc tế. Đây là một điều kiện tốt giúp Ca Huế được bảo tồn và tiếp tục phát triển trong tương lai.

2.1.3. Biểu diễn ca Huế trong làng Ca Huế ở Quảng Bình Khóa luận: Thực trạng khai thác nghệ thuật ca huế trong du lịch.

Ít ai biết được rằng, một trong những vùng đất giáp ranh với đất thần kinh xứ Huế, tỉnh Quảng Bình cũng là một trong những cái nôi góp phần lưu giữ, bảo tồn và phát triển Ca Huế. Ca Huế ở Quảng Bình vừa mang đậm gốc Huế nhưng đồng thời cũng mang đậm hơi hướng dân dã, nồng hậu của vùng đất Quảng Bình.

Lịch sử Ca Huế của làng Quảng Xã – Quảng Bình được bắt đầu từ thế kỷ XVIII, khi quan Thừa phủ Nguyễn Văn Thừa – người con ưu tú của làng vào kinh đô Huế làm quan. Vốn là người rất mê Ca Huế, quan Thừa phủ học hỏi Ca Huế ở đất kinh thành rồi đưa về truyền dạy cho con cháu trong gia đình và dòng họ của mình. Sau đó, quan Thừa phủ đưa cụ Bát Vời – người làng Quảng Xã vào Huế để học các điệu hát cung đình. Sự hào hoa phong nhã cộng với tài Ca Huế của cụ Bát Vời đã khiến quan Trần Xã cảm phục và gả con gái yêu của mình cho ông. Từ đó, làng Quảng Xã có được một cô dâu đất kinh thành vừa nết na vừa giỏi cầm, kỳ, thi, họa. Cô dâu mới từ đó đảm đương luôn nhiệm vụ truyền dạy Ca Huế cho dân làng. Sự cuốn hút đặc biệt của Ca Huế đã mê hoặc cả làng Quảng Xã và không chỉ là món ăn tinh thần không thể thiếu của người làng Quảng Xã mà còn cuốn hút người dân khắp nơi trên đất Quảng Bình tìm đến thưởng thức, học tập và được lưu truyền mấy trăm năm nay.

Cụ Trần Đình Tư (75 tuổi), là một trong những người hát Ca Huế giỏi của làng, đồng thời là người phụ trách phần nhạc của chương trình diễn Ca Huế, kể: “Làng tôi có nhiều cụ tuổi “cổ lai hi” rồi nhưng hát Ca Huế thì giọng vẫn trong trẻo mượt mà đến khó tả. Tiêu biểu nhất là cụ Nguyễn Mại nay đã hơn 80 tuổi nhưng vẫn minh mẫn và đàn hát rất hay”. Làng Quảng Xã có 3 dòng họ, lớn nhất là họ Nguyễn, tiếp đến là họ Dương và họ Trần. Con cháu các dòng họ đều được học Ca Huế và thế hệ này đến thế hệ khác đều góp phần lưu giữ, bảo tồn và phát triển Ca Huế. Trưởng thôn Trần Đình Xờ cho biết, đến nay Ca Huế đã lưu truyền qua 6 thế hệ người dân trong làng. Các điệu hát của kinh thành như Nam Ai, Nam Bằng, Long Hổ, Kim Tiền, Lưu Thủy, Xuân Phong, Tương Tư Khúc, Tứ Đại Cảnh, Phụ Lục…, đã từ lâu ăn sâu vào máu thịt của các thế hệ người dân thôn Quảng Xã, trở thành một phần không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa của người dân”[40].

Việc tổ chức hát Ca Huế ở làng Quảng Xã được diễn ra chiều 30 mỗi tháng và trong các ngày lễ, tết. Vào những thời điểm này, cả làng trở nên sôi động, rộn ràng với những lời ca điệu nhạc, mọi người phấn chấn vui vẻ. Từ các cụ già cao tuổi, các nam thanh, nữ tú cho đến thiếu niên nhi đồng đều trở nên bận bịu với việc luyện tập Ca Huế để chuẩn bị cho đêm diễn. Mọi người tham gia luyện tập với tinh thần tự nguyện, xuất phát từ tình yêu Ca Huế, từ chất men say kì lạ của dòng nhạc kinh thành mà không hề nghĩ ngợi về tiền bạc, thời gian. Người dân trong làng, mỗi lứa tuổi đều tham gia đội văn nghệ riêng của lứa tuổi mình, vì thế “cơ hội hát ca được chia đều” và mỗi lứa tuổi đều gắng phấn đấu để hát hay hơn… Khóa luận: Thực trạng khai thác nghệ thuật ca huế trong du lịch.

Cũng bởi vậy mà trong mỗi dịp lễ hội dường như không ai muốn ở nhà lo cơm nước, do đó người làng đã nghĩ đến việc bốc thăm để phân công người ở nhà. Hình thức bốc thăm rất đơn giản: người làng cắt những cọng rơm thành những đoạn ngắn dài làm thăm, ai “rủi” bắt được cái thăm ngắn nhất thì buộc phải ở nhà. Cụ bà Dương Thị Choanh (71 tuổi), là giáo viên về hưu và là một trong những người lãnh đạo hoạt động Ca Huế của làng Quảng Xã, hồ hởi kể: “Các đội Ca Huế của làng đã nhiều lần tham gia biểu diễn một số nơi trong huyện Quảng Ninh và đã giành được nhiều giải thưởng, tiêu biểu nhất là năm 2000 với giải nhất của đội Ca Huế của Hội người cao tuổi, năm 2004, đoạt giải 2…”. Trưởng thôn Trần Đình Xờ vui vẻ kể: “Hát Ca Huế là hình thức sinh hoạt văn hóa đã có từ rất lâu ở thôn ni. Làng tui ai cũng say hát, không kể người già hay trẻ nhỏ”[40].

Trong ngày có biểu diễn Ca Huế, trên sân khấu nhỏ, đơn giản được dựng lên từ sáng sớm, chương trình diễn Ca Huế của người Quảng Xã chính thức bắt đầu. Tiếng vỗ tay vang lên khi người dẫn chương trình cho biết tiết mục Lưu Thủy Kim Tiền sẽ mở đầu đêm diễn, 6 cụ bà tuổi từ 60-80, trong trang phục biểu diễn, tay cầm quạt bắt đầu cất tiếng hát. Tiếng đàn nhị, đàn bầu, tiếng sáo của những cụ ông vang lên dìu dặt cùng điệu hát cuốn hút của các cụ bà. Những nam nữ thanh niên và các thiếu niên nhi đồng vừa xem các cụ biểu diễn, vừa chuẩn bị những thứ cần thiết để biểu diễn tiết mục của mình. Tất cả đều thổn thức với sự du dương của lời ca tiếng nhạc.

Lý giải việc mê văn nghệ của người làng mình, các cụ bô lão trong làng cho rằng yếu tố phong thủy đã đưa Quảng Xã thành một làng ca hát. Quả rất đúng! Bởi lẽ làng Quảng Xã nằm giữa hai con sông Kiến Giang và Long Đại. Hai dòng sông hiền hòa quanh năm trong mát này không chỉ tạo nên vượng khí cho vùng đất mà còn mang dáng dấp của những nốt nhạc quyến rũ, vì thế trong dòng máu của mỗi người con làng Quảng Xã đều thấm đẫm chất âm nhạc.

Đó cũng là lý do khiến cho nhiều người con của làng đi theo nghiệp nghệ sĩ. Người con ưu tú nhất là của làng Nhạc sĩ-GS-TS -Nhà giáo Ưu tú Dương Viết Á, những nhạc sĩ tên tuổi khác như: Dương Mạnh Đạt, Dương Viết Chiến, Dương Viết Hòa, Dương Bích Hà… hiện đang giữ những trọng trách quan trọng trong lĩnh vực âm nhạc ở trung ương cũng như các tỉnh, thành phố.

Theo trưởng thôn Trần Đình Xờ, người dân trong thôn thóat nghèo, nhiều gia đình trở nên giàu có cũng là “nhờ” ca hát. Ông lý giải rằng Ca Huế đã giúp người dân Quảng Xã sống yêu đời và sống lâu, quên đi mệt mỏi, muộn phiền trong cuộc sống để lao động và làm giàu. Có lẽ vì thế mà người dân Quảng Xã có một tình yêu mãnh liệt đối với Ca Huế, bây giờ và sau này nữa.

Như vậy, nhìn một cách tổng thể, việc xuất hiện một làng Ca Huế như làng Quảng Xã trên đất Quảng Bình không chỉ đáp ứng đời sống tinh thần của người dân mà còn giúp Ca Huế được lưu truyền và phát triển rộng rãi, đem đến cho nhiều người tình yêu với nền âm nhạc Việt Nam truyền thống.

2.2. Biểu diễn ca Huế trong Festival Huế Khóa luận: Thực trạng khai thác nghệ thuật ca huế trong du lịch.

Xuất phát từ những kết quả bước đầu của Festival Việt – Pháp 1992 giữa thành phố Huế và Codev Việt Pháp, tỉnh Thừa Thiên Huế đã sớm hình thành ý tưởng tổ chức một Festival với qui mô lớn hơn, chất lượng cao hơn. Ý tưởng ấy đã được sự đồng tình của nhiều bộ, ngành Trung ương và Ðại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam. Tháng 10 năm 1998, Chính phủ đã có quyết định cho phép tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Ðại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Festival Huế 2000.

Ngay sau đó, các nhóm chuyên gia kỹ thuật Việt – Pháp đã phối hợp khẩn trương chuẩn bị theo hướng tổ chức Festival Huế 2000 là một sự kiện văn hóa lớn của Việt Nam, vừa có quy mô quốc gia vừa có tính quốc tế, thu hút sự tham gia của các vùng văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam và tiếp cận với nghệ thuật đương đại của Pháp, gắn mở rộng giao lưu văn hóa với phát triển kinh tế du lịch, từng bước tiếp thu công nghệ Festival quốc tế, xây dựng Huế xứng đáng là thành phố Festival của Việt Nam.

Từ cuối năm 1998, đầu năm 1999 – thời điểm chuẩn bị bước vào thế kỷ XXI và thiên niên kỷ mới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế với sự phối hợp, hỗ trợ của Chính phủ Pháp và Đại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam, sự giúp đỡ trực tiếp của Bộ Văn hóa Thông tin, Tổng cục Du lịch, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành đã chính thức đề nghị Chính phủ cho phép tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Festival Huế 2000 – một lễ hội văn hóa nghệ thuật, du lịch có quy mô quốc gia và tính quốc tế đầu tiên ở Việt Nam.

Từ đó đến nay, cứ 2 năm Festival Huế lại được tổ chức một lần. Hiện nay, Festival Huế đã thật sự trở thành một “thương hiệu” mạnh về lễ hội của châu Á, với cách thức tổ chức chặt chẽ, sinh động và mang tầm quốc tế, không những tạo được ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách, mà còn giúp Huế trở thành vùng đất hàng đầu về du lịch-văn hóa.

Qua mỗi dịp Festival, các sự kiện và nội dung của Festival đã góp phần đánh thức, khơi dậy những giá trị văn hóa Việt Nam và văn hóa Huế, tiếp thị một cách có hiệu quả với bạn bè năm châu hình ảnh của cố đô Huế – thành phố Festival của Việt Nam.

Trong các nội dung chương trình đó, việc biểu diễn các loại hình nghệ thuật truyền thống của Huế là một phần không thể thiếu. Chẳng hạn như, trong Festival 2000 với chủ đề “Nghệ thuật sống”, đã đưa vào giới thiệu và biểu diễn các bộ môn nghệ thuật truyền thống của Việt Nam như: Nhạc lễ và múa hát cung đình Huế, nghệ thuật múa rối nước và màn trình diễn các vũ điệu dân gian của ba miền Bắc, Trung, Nam. Tiếp theo trong Festival 2002, nhã nhạc cung đình và múa rối nước vẫn tiếp tục được đưa vào khai thác, ngoài ra trong Festival này cũng giới thiệu nghệ thuật cải lương đương đại và một số điệu múa đặc trưng của các dân tộc thiểu số Việt Nam. Trong Festival 2004, ngoài các loại hình nghệ thuật trên, ca nhạc sử thi Việt Nam, ca Huế, dân ca, dân vũ, kịch nói,…cũng đã được đưa vào các chương trình biểu diễn. Festival năm 2006, có giới thiệu thêm một số loại hình nghệ thuật mới như hát chầu văn và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Festival năm 2008, có thêm nghệ thuật múa đương đại bên cạnh các loại hình nghệ thuật truyền thống. Nhìn chung, trong các kỳ Festival đã diễn ra, nhã nhạc cung đình Huế, múa rối nước và quan họ là những loại hình nghệ thuật được biểu diễn thường xuyên; còn ca Huế tuy cũng đã được đưa vào biểu diễn, nhưng chỉ là phần điểm xuyết cho những đêm đại nhạc hội rực rỡ sắc màu. Do đó có phần bị chìm lấp và chưa thực sự thu hút được sự chú ý của du khách. Khóa luận: Thực trạng khai thác nghệ thuật ca huế trong du lịch.

Tuy nhiên hiện nay, việc chọn Ca Huế là một chủ đề biểu diễn chính trong các kỳ Festival dường như đang bị bỏ ngỏ. Ông Nguyễn Duy Hiền, Phó trưởng ban tổ chức Festival Huế 2010, nói: “Đi thuyền nghe Ca Huế trên sông Hương là một hoạt động du lịch thường xuyên diễn ra ở Huế, vì vậy Ban tổ chức không đưa vào các chương trình của Festival Huế 2010”. Các kỳ lễ hội trước, tình trạng cũng diễn ra tương tự. Ông Lê Tấn Thưởng, Giám đốc Trung tâm Quản lý, tổ chức biểu diễn Ca Huế, nhận xét: “Du thuyền nghe Ca Huế dường như đang bị cơ quan chức năng bỏ rơi trong thời điểm diễn ra Festival Huế 2010, bởi không được Ban tổ chức phối hợp để hoạt động này diễn ra thuận lợi”.

Cũng như ý kiến của ông Lê Tấn Thưởng, người viết cho rằng: Festival Huế hiên nay thu hút rất đông đảo du khách trong và ngoài nước, vì thế cơ quan chức năng nên coi đây là một cơ hội tốt để quảng bá sản phẩm du lịch đặc trưng của Huế, cũng như kéo dài thời gian lưu trú của khách. Vì vậy cần có những biện pháp và chính sách hợp lý để Ca Huế có điều kiện được biểu diễn và phát huy giá trị của mình trong mỗi kỳ Festival.

2.3. Khái quát hình thức biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

2.3.1. Tổ chức biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Ca Huế trên sông Hương gần như là dịch vụ chủ yếu hiện nay cung cấp cho du khách cơ hội được thưởng thức nghệ thuật Ca Huế. Du thuyền trên sông Hương là một thú chơi tao nhã gắn liền mật thiết với Ca Huế và Ca Huế trên sông Hương từ lâu đã trở thành một loại hình du lịch văn hóa độc đáo và hấp dẫn đối với du khách đến Huế.

Đối với những người gắn bó với Ca Huế lâu năm hay những người mới bắt đầu học nghề, thì điều không thể thiếu là niềm đam mê và tình yêu với Huế. Những người nghệ sỹ, nhạc sỹ, nhạc công… đã bằng chính tâm huyết của mình để gìn giữ và lưu truyền được cái hồn cốt Ca Huế, làm đẹp thêm cho Ca Huế. Hiện nay ở Huế có khoảng 400 ca sỹ, nhạc công phần lớn thuộc các đơn vị nghệ thuật được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực Ca Huế. Họ làm việc ở Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế, Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế, Câu lạc bộ Ca Huế – Nhà Văn hóa Huế, Câu lạc bộ Ca Huế – Trung tâm Thông tin Thừa Thiên – Huế. Hàng năm Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Thừa Thiên – Huế đều tổ chức rà soát, thẩm định, phân loại chất lượng diễn viên, nhạc công nhằm quản lý và chấn chỉnh hoạt động Ca Huế. Trong thời gian qua những người làm công tác quản lý Ca Huế và đội ngũ nghệ sỹ biểu diễn Ca Huế đã có nhiều cố gắng để mang lại cho Ca Huế một diện mạo mới, phù hợp nhu cầu phát triển của xã hội và nhu cầu thưởng thức của người nghe. Có thể nói, để Ca Huế được phổ biến và phát triển như hiện nay, người có công trong việc gây dựng phong trào Ca Huế trên sông Hương những ngày đầu là nhà thơ Võ Quê – nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên – Huế. Khóa luận: Thực trạng khai thác nghệ thuật ca huế trong du lịch.

Những năm đầu Huế mới được giải phóng, do nhiều nguyên nhân, nên nhiều loại hình nghệ thuật, trong đó có Ca Huế đã có thời gian bị mai một. Khoảng những năm 1983, Ca Huế bắt đầu xuất hiện trở lại và phát triển. Vào thời gian đó, nhà thơ Võ Quê đã có ý tưởng vận động và thuyết phục các nghệ sỹ xuống thuyền biểu diễn Ca Huế. Buổi đầu ấy mọi việc rất khó khăn vì ở Huế bấy giờ nhiều người không ủng hộ việc biểu diễn Ca Huế trên sông. Nhà thơ kể lại rằng: chiếc thuyền đầu tiên phục vụ Ca Huế trên sông là chiếc thuyền của ông Hà Văn Đới, chiếc thuyền này không phải là thuyền rồng như hiện nay mà đơn giản là chiếc đò (thuyền) dọc vận chuyển khách. Trên thuyền lúc đó chưa có ghế ngồi, không có đèn điện mà chỉ là ánh sáng của các ngọn nến, đèn dầu, đèn măng sông, những nghệ nhân, nghệ sĩ, ngồi xếp bằng trên chiếc chiếu hoa. Ban đầu chỉ tổ chức nhóm Ca Huế trên những chiếc đò lênh đênh sông Hương cho bạn bè ở mọi miền về thăm Huế thưởng thức với những nghệ sĩ tham gia như Tịnh Vân, Thanh Tâm, Quỳnh Hoa… Sau dần, có nhiều người muốn thưởng thức Ca Huế nên nhà thơ Võ Quê tổ chức hẳn các nhóm hát Ca Huế trên sông Hương.

Vào khoảng những năm 1991, để giới thiệu với du khách quốc tế nền âm nhạc cổ truyền đặc sắc của Huế, khách sạn Hương Giang đã đầu tư và tổ chức hoạt động này từ việc trang trí thuyền, các dịch vụ trên thuyền, hệ thống ánh sáng, số lượng các diễn viên và nhạc công… Lúc bấy giờ hoạt động này được khai thác chủ yếu để phục vụ khách quốc tế và những người thực sự đam mê nhạc cổ truyền.

Sau đó, nhận thấy loại hình nghệ thuật này thu hút ngày càng nhiều du khách, nhiều tổ chức, cá nhân đã đứng ra tổ chức dịch vụ Ca Huế trên sông Hương, đến nay dịch vụ này phát triển nhiều đến mức nhiều khi các cơ quan quản lý cũng không kiểm soát nổi.

Trong số hàng trăm nhóm Ca Huế đêm đêm hát trên sông Hương hiện nay, nổi tiếng nhất là nhóm Ca Huế do nhà thơ Võ Quê và nghệ sĩ Thái Hùng tổ chức. Khóa luận: Thực trạng khai thác nghệ thuật ca huế trong du lịch.

Nhu cầu thưởng thức Ca Huế trên sông Hương ngày càng tăng bởi sự hấp dẫn của loại hình du lịch văn hóa độc đáo này. Sau một ngày tham quan các đền đài, lăng tẩm, chùa chiền, tối đến, khi Huế lên đèn cũng là thời điểm những chiếc thuyền rồng lần lượt rời bến Tòa Khâm chầm chậm lướt sóng ngược dòng Hương giang để bắt đầu đêm Ca Huế trên sông. Trên những con thuyền rồng lộng lẫy (xưa chỉ dùng cho các đấng quân vương du ngoạn sông nước), du khách đắm hồn vào những khúc nhạc, câu hò, điệu hát du dương. Trong những bộ trang phục truyền thống, các ca sĩ, nhạc công Ca Huế là những nam thanh nữ tú bước ra cúi đầu chào khán giả. Những âm thanh của đàn tranh, đàn nguyệt, tỳ bà, nhị, tam thập lục… bắt đầu cất lên xóa đi không gian yên tĩnh. Những ngón đàn trau chuốt của nhạc công thể hiện các khúc nhạc tươi tắn, sang trọng như “Lưu thủy”, “Kim tiền”, “Xuân phong”, “Lang hô”, “Phú lục”, “Cổ bản”… làm lay động lòng người. Sau những khúc dạo đầu lúc khoan lúc nhặt miên man, hồn du khách bắt đầu lắng buồn với những điệu hát ai oán: Nam ai, Nam bình, Tương tư khúc, Quả phụ… Tiếp đó, du khách lại được dẫn dắt đến một trạng thái không buồn không vui với khúc Tứ đại cảnh: “Mấy thu qua rồi lại. Đường khôn dại chơi vơi. Một bước đời, một nỗi buồn vui, tuồng hư thật trêu ngươi… Sắc với tài, danh với lợi tàn phai, tình văn nghệ không phai… “. Rồi bất chợt mừng vui, cười hớn hở qua điệu khúc Hò giã gạo, bật cười vì sự láu lỉnh, cũng như sự thông mình tuyệt vời của người thanh niên nơi thôn dã… Nhịp xênh, nhịp phách như nảy hơn, giòn hơn, hai chiếc chén trên tay người ca công như đang múa, tạo ra những âm thanh quen thuộc mà bay bổng lạ kỳ… Không gian như lắng đọng, thời gian như ngừng tụ chỉ có lòng du khách đang thả hồn cùng tiếng hát mê ly… và chợt nhận ra rằng đằng sau cái giọng ca ngọt ngào ấy là nội tâm phong phú của người con gái Huế, âm thầm kín đáo và cũng rất đỗi tinh tế. Xa xa bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng, sóng vỗ in mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng tiếng đàn réo rắt, du dương.

Ca Huế đưa hồn người đến những thái cực khác nhau nhưng các bài ca ấy đều có điểm chung là mang đậm tính bác học, cấu trúc chặt chẽ và phong cách biểu diễn trang trọng. Mặt khác, những tác phẩm này còn mang đậm sắc thái địa phương, sắc thái xứ Huế dịu dàng, gần gũi… Ca sĩ, nhạc công say mê biểu diễn, du khách lặng lẽ thưởng thức và chiêm nghiệm. Giữa người diễn và người xem chứa chan sự đồng cảm, đồng điệu đến kỳ lạ. Khoảng cách bị xóa nhòa, chỉ còn những tiếng lòng tri kỷ, tri âm hòa quyện vào nhau. Thời gian như ngừng lại, dòng sông Hương lấp lánh trăng vàng dường như cũng dùng dằng, ngừng chảy. Cuối chương trình, du khách được cô gái Huế mời thắp những cây nến trong những chiếc hoa đăng và thả xuống sông để ước nguyện những điều thầm kín của mình. Và khi những chiếc đèn hoa đăng trôi lững lờ giữa dòng sông Hương mang theo những điều nguyện cầu được phù hộ độ trì thì những câu hát ngọt ngào, da diết vẫn ngân mãi giữa mênh mông trời nước…

Thật sự Ca Huế trên sông Hương là một loại hình sân khấu độc đáo! Trên một con thuyền nhỏ, đội diễn viên và nhạc công chưa đầy mười người, khán giả cũng chỉ gấp đôi số nhạc công, diễn viên; và một chương trình Ca Huế trên sông Hương cũng chỉ kéo dài trong một giờ ba mươi phút, thế nhưng trong chừng đó thời gian, không gian, du khách có thể tiếp cận với nhiều thể loại Ca Huế. Chúng ta có thể thưởng thức Ca Huế tại nhà hát Duyệt Thị Đường, tại các khách sạn, nhà hàng với chất lượng và nội dung phong phú, nhưng nếu chỉ vậy thì Ca Huế chưa tạo cho mình một nét đặc trưng riêng, mà phải là nghe Ca Huế trên sông Hương thì du khách mới cảm nhận hết cái hay, cái đẹp của Ca Huế, của vùng đất Huế, con người Huế.

Ca Huế cũng là một môn nghệ thuật độc đáo bởi vì không phải ai ca cũng đúng giọng điệu, mà muốn nghe Ca Huế chuẩn, hay thì người biểu diễn phải là người Huế. Ca Huế chỉ dành cho người Huế ca, như quan họ Bắc Ninh chỉ dành cho người Kinh Bắc. Sắc thái của Huế là vậy! Sắc thái của ca nhạc Huế là vậy! Một sắc thái của riêng Huế “không nơi nào có được” trong tính cách hài hòa của Huế. Khóa luận: Thực trạng khai thác nghệ thuật ca huế trong du lịch.

Huế – nơi hòa hợp tuyệt vời giữa thiên nhiên và nghệ thuật – điều này càng trở nên đúng hơn khi nói về Ca Huế trên sông Hương và người ta thường nói với nhau rằng: “đến Huế mà chưa thưởng thức Ca Huế trên sông Hương coi như là chưa đến Huế”. Con sông Hương từng làm bao tao nhân mặc khách bâng khuâng vì vẻ đẹp nên thơ của nó, nay lại làm bao người xao xuyến vì loại hình sân khấu độc đáo mà nó đang lưu giữ một cách sống động, đang diễn ra hàng đêm trên sông Hương.

2.3.2. Đánh giá thực trạng biểu diễn và chất lượng dịch vụ biểu diễn Ca Huế trên sông Hương

2.3.2.1. Tổ chức, quản lý hoạt động dịch vụ Ca Huế trên sông Hương

Ca Huế trên sông Hương là một loại hình nghệ thuật truyền thống của Huế, là một dịch vụ văn hóa đặc biệt mang tính đặc thù của nghệ thuật truyền thống. Công tác quản lý liên quan đến nhiều cơ quan. Trước 11/2005, tham gia quản lý hoạt động của dịch vụ Ca Huế trên sông có các đơn vị:

Ủy ban nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế: Quản lý nhà nước về hoạt động biểu diễn Ca Huế trên địa bàn, cấp giấy phép cho các đơn vị kinh doanh thuyền du lịch, quy hoạch, chỉnh trang, xây dựng bến bãi.

 Sở văn hóa Thông tin (hiện nay là Sở Văn hóa thể thao và Du lịch): Là đơn vị chính tham gia quản lý hoạt động của các câu lạc bộ và các đơn vị tham gia biểu diễn nghệ thuật tại Huế. Sở có nhiệm vụ cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật Ca Huế cho các câu lạc bộ Ca Huế, các đơn vị nghệ thuật, cấp thẻ hành nghề cho các diễn viên, nhạc công, giấy chứng nhận cho người điều hành chương trình biểu diễn Ca Huế. Ngoài ra, Sở còn có chức năng tổ chức hoạt động nghiệp vụ hội thi, liên hoan, trại sáng tác, lập kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo… nhằm phát huy năng lực cho nghệ nhân, nghệ sĩ Ca Huế; không ngừng nâng cao chất lượng buổi biểu diễn, bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Ca Huế. Bên cạnh đó, Sở cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn việc thực hiện các quy định của nhà nước đã ban hành về hoạt động biểu diễn Ca Huế; tổ chức thanh tra, kiểm tra và phối hợp với các ngành có liên quan kiểm tra, xử lý những vi phạm của dịch vụ Ca Huế trên sông Hương.

Sở tài chính: Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng khung giá suất diễn Ca Huế trên sông Hương thích hợp với du khách. Hiện nay, ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế đã ra quyết định tạm thời khung mức thu và sử dụng nguồn thu biểu diễn Ca Huế trên địa bàn Tỉnh và quy định về mức giá vé xem biểu diễn Ca Huế trên sông Hương. Khóa luận: Thực trạng khai thác nghệ thuật ca huế trong du lịch.

Ban quản lý bến thuyền: Là đơn vị trực thuộc Công ty TNHH quản lý bến xe bến thuyền Thừa Thiên Huế, chịu trách nhiệm quản lý chính về các loại thuyền du lịch hoạt động trên sông Hương, Ban quản lý bến thuyền du lịch chính thức được thành lập vào năm 1999, có tổng số cán bộ, nhân viên là 18 người quản lý cả ba bến thuyền Toà Khâm, số 5 Lê Lợi và bến thuyền Phú Cát. Ban quản lý bến thuyền có chức năng kiểm tra việc chấp hành thể lệ vận chuyển hành khách, kiểm tra các thủ tục, giấy tờ của phương tiện và người điều khiển phương tiện theo quy định hiện hành của nhà nước khi tham gia vận chuyển khách du lịch tại các bến thuyền như: giấy chứng nhận đăng ký hành chính, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật, giấy phép vận chuyển khách du lịch, bằng thuyền trưởng, kiểm tra các thiết bị đảm bảo an toàn giao thông đường thuỷ nội địa trước khi xuất bến, số lượng khách có trên thuyền, ký lệnh xuất bến cho phương tiện khi đã đảm bảo các điều kiện nói trên. Như vậy, Ban quản lý bến thuyền có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo cho dịch vụ Ca Huế hoạt động hiệu quả.

Công an đường sông: Có chức năng kiểm tra an toàn của thuyền trong khi vận chuyển du khách trên sông Hương. Đơn vị này hoạt động độc lập và kiểm tra số lượng khách được phép chuyên chở, thuyền lưu thông vượt quá thời gian quy định.

Ngoài các đơn vị trên, tháng 11/2005, thực hiện quyết định số 3760 QĐ/UBND, ngày 07 tháng 11 năm 2005 của UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế về việc thành lập Trung tâm quản lý và tổ chức biểu diễn Ca Huế, Trung tâm quản lý và tổ chức biểu diễn được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 3/5/2006, Trung tâm này là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở văn hóa thể thao với tổng số cán bộ là 6 người, ban giám đốc 02 người (1GĐ và 1 PGĐ) và 4 cán bộ chuyên trách.

Trung tâm quản lý và tổ chức biểu diễn Ca Huế có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động biểu diễn Ca Huế phục vụ du lịch, quản lý diễn viên, nhạc công và các hoạt động biểu diễn Ca Huế theo đúng quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn của Sở văn hóa thể thao; quảng bá các dịch vụ biểu diễn Ca Huế; mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ hướng dẫn thi hành các quy định về tổ chức biểu diễn Ca Huế; phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan đến hoạt động biểu diễn Ca Huế, thanh tra, kiểm tra dịch vụ Ca Huế trên sông Hương, xử lý các vi phạm nhằm hạn chế tiêu cực của diễn viên, nhạc công.

Sau khi đi vào hoạt động Trung tâm quản lý và tổ chức biểu diễn Ca Huế là đơn vị trực tiếp quản lý và tổ chức hoạt động biểu diễn Ca Huế trên sông, đã có những quy định cụ thể đối với các câu lạc bộ, đối với trưởng nhóm, diễn viên và nhạc công, với chủ thuyền, với người dẫn chương trình. Khóa luận: Thực trạng khai thác nghệ thuật ca huế trong du lịch.

Tóm lại, Ca Huế trên sông Hương là một loại hình nghệ thuật đặc trưng của Huế, loại hình này được sự quản lý của nhiều ban ngành liên quan, mỗi ban ngành có những chức năng nhiệm vụ riêng, đối với những đơn vị quản lý trực tiếp như Ban quản lý bến thuyền du lịch quản lý thuyền, Trung tâm quản lý và tổ chức biểu diễn Ca Huế quản lý và thẩm định việc biểu diễn của diễn viên. Mục tiêu chung của các đơn vị là khai thác và phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật truyền thống Ca Huế đưa vào phục vụ khách du lịch nhằm đem lại lợi ích kinh tế cho các tổ chức, cá nhân, địa phương và khuếch trương quảng bá hình ảnh Huế đến khách du lịch.

Tuy nhiên, trong số những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đáng buồn của Ca Huế có một nguyên nhân không thể không đề cập đó là do tình trạng quản lý chồng chéo và không đồng bộ: biểu diễn thì do ngành văn hóa thể thao; trật tự bến bãi thì do ủy ban nhân dân sở tại; phương tiện thì do ngành giao thông vận tải; trật tự giao thông thì do cảnh sát giao thông đường thủy… Nhiều cơ quan cùng tham gia quản lý nhưng vẫn kém hiệu quả do thiếu sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên; thậm chí có khi còn nhìn nhau… chờ trong việc xử lý một vấn đề liên quan nào đó. Các ban ngành và lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên – Huế đều đã nhìn ra điều ấy và đã nhiều lần yêu cầu chấn chỉnh, song cho đến nay tình hình này vẫn chưa được cải thiện. Thiết nghĩ, để công tác tổ chức, quản lý dịch vụ này có hiệu quả cần phải thành lập một công ty quản lý và tổ chức biểu diễn Ca Huế riêng để tăng tính chuyên nghiệp hơn trong phục vụ, biểu diễn nhằm nâng cao chất lượng đối với dịch vụ này.

2.3.2.2. Bến thuyền và thuyền phục vụ biểu diễn Ca Huế trên sông Hương

Thuyền là một trong những phương tiện giao thông vận tải bằng đường thủy, không chỉ dừng lại ở chức năng vận chuyển khách đơn thuần mà đã được đưa vào sử dụng để vận chuyển khách du lịch. Từ xưa, các vua chúa quý tộc ở Huế đã sử dụng thuyền để đi dạo trên sông Hương. Như vậy, du thuyền đã phát triển từ rất lâu. Du thuyền trên sông Hương để ngắm phong cảnh sông Hương, núi Ngự, thưởng thức Ca Huế, tham quan các di tích là loại hình du lịch văn hóa đặc trưng của Huế. Với lượng khách tham quan đến Huế ngày càng nhiều thì lượng thuyền du lịch càng tăng. Vì vậy, để giải quyết chỗ neo đậu, nơi đón khách cho thuyền du lịch, được sự quan tâm của ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế, các bến thuyền đã được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới. Hiện nay, tại thành phố Huế có hai bến thuyền thực hiện chức năng đưa đón khách du lịch và thưởng thức Ca Huế trên sông Hương là: bến Toà Khâm và số 5 Lê Lợi, còn bến thuyền Phú Cát là nơi để thuyền du lịch neo đậu sau khi thực hiện xong việc đưa đón khách. Khóa luận: Thực trạng khai thác nghệ thuật ca huế trong du lịch.

Theo thống kê của ban quản lý, bến thuyền du lịch có 11 đơn vị tham gia vào hoạt động kinh doanh thuyền phục vụ Ca Huế trên sông Hương, các đơn vị này được thành lập ở các thời điểm khác nhau và số lượng ngày càng tăng.

Hiện nay tổng số thuyền của các đơn vị tham gia vào hoạt động kinh doanh thuyền phục vụ biểu diễn Ca Huế là 112 chiếc với hai loại thuyền đơn và đôi, trong đó 75 thuyền đơn chiếm tỷ lệ 67%, trọng tải tối đa của loại thuyền này là 15 người (kể cả diễn viên và nhạc công). Thuyền đôi có 37 chiếc chiếm tỷ lệ 33% với trọng tải tối đa là 35 người (kể cả diễn viên và nhạc công).

Bảng: Số lượng thuyền du lịch được cấp phép tham gia phục vụ ca Huế năm 2009

Theo Ban quản lý bến thuyền cho biết, có đến 70% chủ thuyền tham gia vào kinh doanh dịch vụ thuyền phục vụ Ca Huế trên sông Hương xuất thân từ dân vạn đò, sống chủ yếu trên thuyền. Trước khi tham gia vào hoạt động kinh doanh thuyền du lịch, họ sống bằng nghề đánh cá, chở cát sạn và vật liệu xây dựng trên sông Hương. Khi dịch vụ Ca Huế trên sông Hương phát triển, cùng với việc nhà nước cấm khai thác cát sạn trên sông Hương, thì một số trong số đó chuyển sang kinh doanh thuyền du lịch và thuyền phục vụ Ca Huế trên sông Hương mà không qua một trường lớp đào tạo nào về nghiệp vụ đón tiếp khách du lịch. Nhìn chung, các chủ thuyền có điểm mạnh là am hiểu, thông thuộc luồng lạch, điều kiện sông nước, có kỹ năng nghiệp vụ lái thuyền và xử lý tốt khi có các sự cố xảy ra, phong cách sống mộc mạc, đơn giản. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh nói trên thì hầu hết các chủ thuyền có trình độ văn hóa thấp, chưa biết cách ứng xử trong đón tiếp khách, trang phục chưa phù hợp với hoạt động du lịch. Nhiều chủ thuyền khi phục vụ khách trên sông còn mang theo con cái và cả súc vật trên thuyền, tạo hình ảnh không tốt đối với khách du lịch…

Ngoài ra, thuyền trước đây chở cát sạn, vật liệu xây dựng được nâng cấp để phục vụ du lịch nên có hiện tượng máy nổ to. Phần lớn du khách không mua vé nghe Ca Huế từ các chủ thuyền mà chủ yếu mua tại các đơn vị lữ hành, khách sạn vì thế các chủ thuyền ít quan tâm đến vấn đề thẩm mỹ của thuyền, họ không nắm được nhu cầu của du khách về vấn đề này. Hiện nay việc trang trí thuyền không theo một khuôn mẫu thiết kế nào, chưa có một quy định chuẩn nào về hình thức của thuyền tham gia phục vụ Ca Huế trên sông Hương, chỉ biết đó là thuyền rồng. Do đó, việc tạo hình thức của thuyền và cách bài trí bên trong thuyền do các chủ thuyền tự trang trí nên giữa các thuyền có sự khác biệt nhau. Đây là nguyên nhân làm cho du khách chưa thật sự ấn tượng với cách bài trí thuyền du lịch. Bên cạnh đó, giữa các chủ thuyền thường xảy ra tình trạng cạnh tranh về giá để thu hút khách, trong khi đó lại chưa quan tâm đến vấn đề cạnh tranh bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ của thuyền. Vì vậy, có thể nói rằng đây cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ Ca Huế trên sông Hương. Khóa luận: Thực trạng khai thác nghệ thuật ca huế trong du lịch.

Trước những thực trạng biểu diễn Ca Huế đang bị thương mại hóa và có nhiều bất cập như vậy, tháng 11/2007, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ký quyết định thành lập Trung tâm quản lý và tổ chức biểu diễn Ca Huế, là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh. Ngoài các chức năng quản lý, chấn chỉnh hoạt động Ca Huế, tập huấn nghiệp vụ cho nhạc công, diễn viên, cấp phép biểu diễn, tuyên truyền quảng bá…, trung tâm này còn được phép tổ chức dịch vụ về biểu diễn Ca Huế. Tuy nhiên, từ khi được thành lập, hoạt động của trung tâm này đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới cần được giải quyết.

Tiêu biểu là vấn đề thuyền tham gia biểu diễn Ca Huế phải đăng ký sàn diễn. Tàu, thuyền hoạt động Ca Huế lại là tài sản của hơn 11 doanh nghiệp hoạt động du thuyền trên địa bàn, trong đó du thuyền nghe Ca Huế chỉ là một phần trong lĩnh vực kinh doanh của họ. Chính vì vậy, đã có trường hợp Trung tâm yêu cầu các doanh nghiệp này đăng ký làm sân khấu trên thuyền mới được tham gia hoạt động Ca Huế nhưng các doanh nghiệp không chịu. Trung tâm cũng không có cách nào, vì không có doanh nghiệp thì không có thuyền để tiếp tục tổ chức biểu diễn Ca Huế.

Theo ông Huỳnh Văn Cảnh – Chủ nhiệm hợp tác xã vận tải du thuyền sông Hương: Ca Huế được khai thác thương mại trên sông Hương từ những năm đầu thập niên 1990, xưa nay đều do các danh nghiệp đứng ra tìm khách, tổ chức và đóng thuế theo quy định. Từ khi ra đời, Trung tâm này tổ chức bán vé, biến doanh nghiệp thành “làm thuê” cho Trung tâm.

Ông Cảnh cho biết: “Đã có lần sau khi xin lệnh biểu diễn (mỗi lần trung tâm thu 100. 000 đồng) và có lệnh xuất bến của ban quản lý bến thuyền, nhưng đang biểu diễn thì trung tâm ra yêu cầu dừng chương trình vì cho rằng doanh nghiệp ghép khách”. Ngược lại, ông Cảnh cho rằng trung tâm tổ chức bán vé lẻ và vẫn làm việc ghép các nhóm khách nhỏ thành đoàn. Với lập luận đó, theo ông Cảnh: Trung tâm đang làm sai trách nhiệm của mình, không tập trung thực hiện chức năng quản lý mà sa đà vào việc bán vé, thu tiền[41].

Một điều bất cập nữa là cách đây hơn 2 năm, để hạn chế tình trạng nhếch nhác, chèo kéo khách du lịch, trả lại mỹ quan cho khu vực bến thuyền Toà Khâm, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã chi khoảng 1,8 tỉ đồng để làm nơi neo đậu ở bến Cát (cuối đường Chi Lăng) và quy định, các thuyền chỉ được neo đậu bến Tòa Khâm khi tới phiên, hoặc có hợp đồng đến đúng giờ, mới được chạy đến bến Tòa Khâm để đón khách. Dù đã được quy định như thế, nhưng hiện nay mỗi ngày tại bến Tòa Khâm vẫn có hơn 30 chiếc thuyền (không có phiên, không có hợp đồng) vẫn neo đậu mà không gặp sự cản trở nào của chính quyền địa phương và BQL bến thuyền. “Những người trên số thuyền “chui” này thường xuyên lên bờ chèo kéo khách”- ông Nguyễn Văn Mãi – Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý và Tổ chức biểu diễn Ca Huế – cho biết: “Mặc dù, trung tâm đã bố trí cán bộ đứng dọc đường để hướng dẫn du khách, nhưng hiệu quả cũng không cao vì nhiều lý do, mà lý do quan trọng nhất là đến nay vẫn chưa có được một văn phòng đặt tại bến để hướng dẫn, bán vé”[41]. Có một điều khá nghịch lý là trong khi Trung tâm Quản lý và Tổ chức biểu diễn Ca Huế chưa có văn phòng đặt tại bến, thì Ban quản lý bến thuyền du lịch Toà Khâm đã lấy nhà đón tiếp khách du lịch ở bến thuyền cho một tư nhân thuê mở quán bán kem, càphê. Vì vậy, mỗi lần chờ đến giờ lên thuyền đi nghe Ca Huế, cả du khách và nhạc công phải đứng lơ ngơ, lóng ngóng, hoặc ngồi vất vưởng ngay trên lối ra vào của bến. Và cuối giờ diễn, do không có địa điểm để trao đổi, rút kinh nghiệm, hoặc trả tiền “sô”, nên hầu hết các bầu “sô”, ca sĩ phải đứng trao đổi, chia tiền “boa” ngay trước mặt du khách[41]. Khóa luận: Thực trạng khai thác nghệ thuật ca huế trong du lịch.

Như vậy, những vấn đề bất cập đang diễn ra trong vấn đề thuyền biểu diễn Ca Huế là một trong những vấn đề cần sớm được giải quyết nhất hiện nay nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ biểu diễn Ca Huế.

2.3.2.3. Diễn viên, nhạc công – yếu tố quyết định thành công của chương trình ca Huế

Theo thống kê của Trung tâm quản lý và tổ chức biểu diễn Ca Huế, năm 2005, ở Huế có 351 ca sĩ, nhạc công, trong đó có 161 diễn viên chiếm tỷ lệ 46% và 190 nhạc công chiếm tỷ lệ 54%, phần lớn thuộc các đơn vị nghệ thuật được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực Ca Huế, bao gồm Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế, Câu lạc bộ Ca Huế – Nhà Văn hóa Huế, Câu lạc bộ Ca Huế – Trung tâm Văn hóa Thông tin Thừa Thiên – Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô, Trường trung học Nghệ thuật Huế. Trong số 351 diễn viên, nhạc công tham gia biểu diễn có 274 người được cấp thẻ chính thức và 77 người được cấp thẻ tạm thời là những sinh viên đang theo học tại các trường nghệ thuật ở Huế. Số diễn viên và nhạc công tham gia biểu diễn có trình độ đại học là 35 người chiếm tỷ lệ 9, 98%, cao đẳng 26 người chiếm 7, 4%, tốt nghiệp trung học 116 người chiếm 33%, số diễn viên đang học tại các trường nghệ thuật tham gia biểu diễn là 77 chiếm 21, 9 %. Số còn lại là các cán bộ, nhân viên công tác tại Sở văn hóa thông tin, các cơ quan khác ở Huế và một số khác được các nghệ nhân truyền nghề lại cũng tham gia biểu diễn Ca Huế sau khóa học ngắn hạn được thẩm định và được cấp thẻ chính thức. Trường Đại học Nghệ thuật và Trường Trung học Văn hóa Nghệ thuật Tỉnh là hai đơn vị đóng vai trò quan trọng trong công tác đào tạo diễn viên và nhạc công biểu diễn ca Huế. Sau khi theo học các khóa đào tạo, nếu hội đủ các yếu tố cần thiết, học viên sẽ được cấp thẻ biểu diễn.

Qua quá trình phát triển số câu lạc bộ có diễn viên, nhạc công biểu diễn Ca Huế trên sông Hương đã tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng, từ 4 câu lạc bộ hiện nay tăng lên thành 6 câu lạc bộ được phép hoạt động. Câu lạc bộ là nơi để các thành viên trong đoàn sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm và nâng cao khả năng biểu diễn. Các thành viên trong các câu lạc bộ gia nhập một cách tự nguyện và ít bị ràng buộc về mặt pháp lý. Khóa luận: Thực trạng khai thác nghệ thuật ca huế trong du lịch.

Từ sau năm 2005 ở Huế có 10 nghệ sĩ ưu tú tham gia biểu diễn Ca Huế trên sông Hương chiếm tỷ lệ 2, 8 % và có 2 người đạt giải thưởng chuyên ngành Ca Huế chiếm tỷ lệ 0, 57%. Đối với loại hình nghệ thuật truyền thống này việc tham gia của các nghệ sỹ ưu tú rất quan trọng, nhằm nâng cao chất lượng của buổi biểu diễn Ca Huế.

Năm 2009, lần đầu tiên tỉnh Thừa Thiên-Huế tiến hành đánh giá các diễn viên, nhạc công qua việc tổ chức các đợt sát hạch để đánh giá chính xác chất lượng chuyên môn trước khi cấp phép biểu diễn. Các thí sinh sẽ phải thể hiện trọn vẹn hai bản ca Huế và một điệu lý; riêng đối với nhạc công phải thể hiện được hai trong số ba bài và bài còn lại sẽ đệm ca một bài bất kỳ do hội đồng chọn hoặc hát. Tính đến tháng 8-2010, tổng số diễn viên, nhạc công hiện được cấp giấy phép biểu diễn ca Huế lên đến con số 383 người. Việc rà soát, sát hạch lại chất lượng chuyên môn và cấp giấy phép hành nghề cho diễn viên, nhạc công biểu diễn ca Huế là một nội dung quan trọng nhằm thực hiện Đề án nâng cao chất lượng Ca Huế trên sông Hương đã được UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế phê duyệt năm 2008. Việc sát hạch cũng là dịp để đánh giá lại chất lượng của diễn viên, nhạc công tham gia biểu diễn ca Huế, từ đó làm cơ sở cho việc triển khai các bước của đề án. Thông qua sát hạch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ bổ sung thêm lực lượng nghệ sĩ tại các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp và các nghệ sĩ thuộc các câu lạc bộ ca Huế trên địa bàn. Việc cấp phép cũng sẽ giúp cho những nghệ sĩ tự tin hơn khi biểu diễn và giữ gìn nét văn hóa của xứ Huế.

Tuy nhiên, có một thực trạng thường thấy là, vào mùa cao điểm du lịch hay các ngày lễ, lượng khách đến Huế rất đông, một diễn viên, nhạc công thường biểu diễn 3 suất/đêm. Vì vậy, với lực lượng diễn viên và nhạc công như hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu thưởng thức chương trình Ca Huế trên sông Hương của du khách vào mùa cao điểm. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cắt xén thời gian biểu diễn, ca sĩ, nhạc công phải biểu diễn nhiều suất diễn trong một đêm dẫn đến chất lượng của buổi diễn không đảm bảo. Vì vậy, cần có chính sách đào tạo hợp lý để tăng số lượng diễn viên, nhạc công tham gia biểu diễn Ca Huế trên sông Hương. Khóa luận: Thực trạng khai thác nghệ thuật ca huế trong du lịch.

Trong tổng số 383 diễn viên, nhạc công được cấp thẻ biểu diễn, một số ca sĩ, diễn viên do tuổi cao, một số khác tham gia hoạt động biểu diễn trong các đơn vị nghệ thuật nên ít tham gia biểu diễn Ca Huế trên sông Hương, vì thế lực lượng tham gia biểu diễn Ca Huế trên sông Hương chủ yếu là sinh viên của các trường nghệ thuật được cấp thẻ tạm thời để hoạt động biểu diễn. Mặc dù đã được đào tạo bài bản ở các trường nghệ thuật nhưng do thiếu kinh nghiệm, hơn nữa trong Ca Huế có nhiều bản nhạc khó nên họ chưa thể biểu diễn tốt được, điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của buổi biểu diễn. Thậm chí, có những người chưa hề được đào tạo bài bản về Ca Huế, chưa được cấp giấy phép hoạt động nhưng vẫn tham gia biểu diễn. Nếu không may, xem phải một suất diễn có những ca sĩ này, ấn tượng xấu về Ca Huế là không tránh khỏi. Đây cũng là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến chất lượng chung của biểu diễn Ca Huế trên sông Hương.

Một khía cạnh khác là trong mỗi show diễn, ca sỹ và nhạc công được trả từ 50.000đ – 80.000đ/người/show. Như vậy, nếu mỗi tháng các nghệ sỹ biểu diễn đủ 30 ngày thì chỉ có 1, 5 – 2 triệu đồng, điều này dẫn đến một thực tế là các ca sỹ, nhạc công hầu hết phải làm thêm nghề tay trái, không có đủ thời gian để trau dồi nghiệp vụ.

Hơn nữa, thái độ của của các ca sĩ, diễn viên hiện nay trong khi biểu diễn cũng cần được chấn chỉnh. Nhiều du khách chưa thật sự hài lòng lắm về thái độ biểu diễn của các diễn viên. Ca Huế là loại hình nghệ thuật đòi hỏi các nghệ sĩ phải có phong cách biểu diễn riêng, ngoài giọng ca tiếng đàn còn phải có tư thế ngồi của các nghệ sĩ. Nhiều diễn viên trẻ đã không chú ý đến việc này thường ngồi vắt chéo hai chân, khi biểu diễn một số diễn viên trẻ ít nở nụ cười, biểu diễn nghệ thuật thì nụ cười luôn luôn phải có trên môi. Ngoài ra ở một số suất diễn, diễn viên đã sử dụng điện thoại di động trong thời gian biểu diễn, một số khác lại rúc rích cười nói trong khi chờ đến lượt diễn của mình đã gây thêm ấn tượng không đẹp về ca Huế. Từ đó, cho thấy rằng bên cạnh những diễn viên, nhạc công biểu diễn nhiệt tình nghiêm túc để lại ấn tượng cho du khách thì có một số diễn viên vẫn còn trong tình trạng biểu diễn chưa nhiệt tình, chỉ biểu diễn đúng theo yêu cầu của xuất diễn, diễn không hết mình. Ngoài ra, vẫn còn tình trạng nhạc công nam thường xuyên thay trang phục trước mặt khách, một số nam nhạc công vẫn không thực hiện quy định của Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh là khi biểu diễn phải mang trang phục truyền thống. Bên cạnh đó, theo nhận xét của du khách thì diễn viên cần phải hoà đồng với du khách hơn, không nên tạo khoảng cách giữa du khách với diễn viên – nhạc công. Đây là điểm rất đáng quan tâm của Ca Huế trên sông Hương hiện nay.

Trước những thực trạng trên, đòi hỏi các ban ngành chức năng, đặc biệt là Sở văn hóa thể thao và du lịch Thừa Thiên – Huế cần làm chặt chẽ hơn việc tổ chức rà soát, thẩm định, phân loại chất lượng diễn viên, nhạc công biểu diễn Ca Huế trên sông Hương, đồng thời phối hợp với tất cả các ban ngành có liên quan giải quyết các vấn đề khác nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ ca sĩ, diễn viên tham gia biểu diễn Ca Huế trên sông Hương. Khóa luận: Thực trạng khai thác nghệ thuật ca huế trong du lịch.

2.3.2.4. Nội dung chương trình biểu diễn Ca Huế trên sông Hương

Để có một chương trình biểu diễn Ca Huế đạt chất lượng, ngoài yếu tố diễn viên, nhạc công thì nội dung chương trình biểu diễn và quy định thời gian biểu diễn là rất quan trọng.

Trước khi thành lập Trung tâm biểu diễn Ca Huế, Sở văn hóa thông tin tỉnh Thừa Thiên – Huế quy định chương trình biểu diễn với thời gian là 60 phút, cho phép các câu lạc bộ tự xây dựng chương trình biểu diễn dựa trên những quy định của Sở đã ban hành, sau đó Sở văn hóa thông tin thẩm định lại chương trình. Đối với những chương trình do các nhóm Ca Huế xây dựng, số lượng các bài trong một chương trình quá nhiều so với thời gian biểu diễn và trên thực tế diễn viên không thể biểu diễn đủ các bài như trong chương trình đưa ra. Bên cạnh đó, các bài lý Huế, hò Huế sử dụng trong chương trình nhiều hơn các bản Ca Huế. Ngoài ra, chưa có chương trình dành cho khách quốc tế.

Hiện nay, Trung tâm quản lý và tổ chức biểu diễn Ca Huế đã xây dựng 6 chương trình mẫu (3 chương trình dành cho khách Việt, 3 chương trình dành cho khách nước ngoài). Dưới đây là 2 chương trình mẫu:

CHƯƠNG TRÌNH DÀNH CHO KHÁCH TRONG NƯỚC

(Thời lượng 60 – 70 phút)

CHƯƠNG TRÌNH I

  1. Hòa nhạc: Lưu thủy, Kim tiền, Xuân Phong, Long hổ
  2. Tổ khúc dân ca: Nón quê em
  3. Cổ bản (thường)
  4. Hò mái nhì – Nam bình
  5. Chầu văn
  6. Lý tình tang
  7. Ngâm thơ (Hoặc Tương tư khúc)
  8. Hát vè
  9. Tứ đại cảnh
  10. Hò giã gạo

(Kết thúc)

CHƯƠNG TRÌNH DÀNH CHO KHÁCH NƯỚC NGOÀI

(Thời lượng từ 50 – 60 phút)

CHƯƠNG TRÌNH I

  1. Hòa nhạc: Đăng đàn cung
  2. Lý mười thương
  3. Độc tấu nhạc cụ
  4. Hò mái nhì – Nam Bình
  5. Chầu văn
  6. Hòa nhạc: Lưu thủy, Kim tiền, Xuân Phong, Long hổ
  7. Lý chiều chiều – Lý Ngựa ô
  8. Độc tấu (hoặc song tấu)
  9. Hò giã gạo

(Kết thúc). Khóa luận: Thực trạng khai thác nghệ thuật ca huế trong du lịch.

Những chương trình mới này có nhiều ưu điểm hơn chương trình cũ do các nhóm Ca Huế tự xây dựng là: các bản Ca Huế được sử dụng nhiều hơn, thời gian biểu diễn so với số lượng bài trong chương trình phù hợp. Ngoài ra, Trung tâm quản lý và tổ chức biểu diễn Ca Huế đã chú ý đến việc thiết kế chương trình dành cho khách nước ngoài. Tuy nhiên khi xây dựng những chương trình này Trung tâm quản lý và tổ chức biểu diễn Ca Huế chưa một lần tìm hiểu nhu cầu của du khách nên nó mang tính chất cảm tính từ phía nhà cung cấp hơn là từ phía khách hàng. Vì vậy, Trung tâm cần nghiên cứu nhu cầu thị trường để có thể đưa ra những chương trình khác nhau, phù hợp với mọi đối tượng khách.

Mỗi đêm trên sông Hương diễn ra hai suất diễn ca Huế, suất một bắt đầu lúc 19giờ và kết thúc vào lúc 20giờ 30phút; suất hai bắt đầu lúc 20giờ30 và kết thúc vào lúc 22giờ.

Một chương trình Ca Huế trên sông Hương thường được biểu diễn trong 1 giờ 30 phút, bao gồm cả thời gian cho thuyền rời bến và cập bến. Chương trình được bắt đầu với lời giới thiệu về ca Huế và các làn điệu ca Huế của người dẫn chương trình, người dẫn chương trình này thường là trưởng của nhóm biểu diễn. Sau lời giới thiệu, chương trình bắt đầu với bản hòa tấu Long Ngâm, tiếp theo chương trình là các diễn viên thể hiện các làn điệu ca Huế như Cổ bản- Phú lục-Tương tư khúc- Lý tình tang- Chầu văn, tiếp đến tiết mục thả hoa đăng trên sông Hương với thời gian 10 phút, sau tiết mục thả hoa đăng các nhạc công biểu diễn tiết mục hòa tấu với những nhạc cụ truyền thống như đàn tỳ bà, đàn tranh, sênh tiền, bộ ly…., sau bài hò giã gạo thì chương trình kết thúc và thuyền quay trở lại bến.

Theo qui định của Trung tâm quản lý và tổ chức biểu diễn Ca Huế, trước khi biểu diễn, người trưởng nhóm có trách nhiệm phải giới thiệu cho du khách một vài điều về Ca Huế. Tuy nhiên phần giới thiệu về nguồn gốc ca Huế và các làn điệu hiện nay chưa sâu, còn chung chung chưa thể đáp ứng nhu cầu cho những du khách muốn tìm hiểu nhiều hơn về ca Huế và các bài bản ca Huế. Đặc biệt đối với du khách quốc tế, do sự khác biệt về ngôn ngữ nên có thể nói việc chuyển tải nội dung của từng bản ca Huế đến với họ là vô cùng quan trọng để giúp họ hiểu được vẻ đẹp và giá trị của Ca Huế.

Ngoài ra hiện nay mặc dù Trung tâm quản lý và tổ chức biểu diễn Ca Huế đã xây dựng nhiều chương trình biểu diễn Ca Huế khác nhau, dành cho cả du khách trong nước và du khách quốc tế, nhưng không có mấy khi chương trình được phát đến tay của du khách. Có một thực trạng đáng buồn là rất ít du khách được biết có nhiều nội dung chương trình để cho mình lựa chọn, du khách cũng không hề biết có bao nhiêu bài trong một chương trình và kết cấu như thế nào? nội dung chương trình chủ yếu do người trưởng nhóm quyết định. Do đó đã dẫn đến hiện trạng hiện nay, hầu hết những suất diễn Ca Huế trên thuyền đều giống nhau, thường hát đi hát lại những làn điệu quen thuộc và nội dung càng ngày càng mất đi tính truyền thống của nó.

Có thể hình dung như thế này: Ca Huế là nhạc thính phòng, ngồi xếp bàn, trên chiếu hoa, trầm ngâm, sâu lắng, không có múa may, cười cợt liếc mắt đưa tình; Trang phục phải là áo dài khăn đóng, phụ nữ khăn trùm hay khăn vấn trên đầu. Nếu chiếu theo đó thì hầu hết (nếu không muốn nói là tất cả) các suất diễn Ca Huế trên sông Hương cũng như tại nhiều điểm diễn hiện nay đều không được gọi là Ca Huế. Nhà nghiên cứu Huế Nguyễn Đắc Xuân cho hay: “Vì Ca Huế quá khó cho nên các chương trình Ca Huế trên sông Hương hiện nay lấy dân ca, nhạc thiền, nhạc cúng (chầu văn) và dân ca đưa vào cho đầy chương trình, ngao ngán hơn nữa là đưa cả ngâm thơ vào chương trình Ca Huế. Như thế là làm hạ giá Ca Huế”[42]. Khóa luận: Thực trạng khai thác nghệ thuật ca huế trong du lịch.

Ca Huế bị mai một ai cũng hiểu, nhưng không phải ai cũng bức bối với vấn đề này, bởi họ coi đó là lẽ tất nhiên khi một loại hình nghệ thuật chỉ phù hợp ở chốn cao sang nay lại được trình diễn rộng rãi phục vụ bất cứ đối tượng khán giả nào. Thực tế hiện nay một số chương trình ca Huế có bị pha tạp. Có không ít du khách ít am hiểu về ca Huế nên dễ bị lẫn lộn giữa ca Huế là loại hình âm nhạc truyền thống với nhạc mới là những ca khúc về Huế. Sau khi lên thuyền, nhiều du khách ngay lập tức yêu cầu các bài hát về Huế như “Mưa trên phố Huế”, “Huế thương”, “Đêm tàn bến Ngự”, “Ai ra xứ Huế, ” Ðây thôn vĩ dạ”. Đành rằng đó là những bài hát hay, đậm chất trữ tình và mang âm hưởng dân ca xứ Huế, nhưng việc biểu diễn thường xuyên những tác phẩm tân nhạc này sẽ gây ra sự ngộ nhận, hiểu lầm sâu sắc cho du khách về Ca Huế và giá trị của Ca Huế nguyên gốc. Do đó có thể nói, tùy đối tượng để cấu tạo chương trình phù hợp, nhưng nhất thiết phải duy trì chương trình ca Huế truyền thống. Đó chính là ý kiến của nhà thơ, nhạc sĩ Võ Quê – Chủ tịch câu lạc bộ Ca Huế (Nhà Văn hóa Huế), một người tâm huyết với sự phát triển của Ca Huế.

Chính vì vậy cần có những chính sách và biện pháp hợp lý để chấn chỉnh nội dung các chương trình Ca Huế, không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch mà còn giữ được giá trị vốn có của Ca Huế.

Ngoài nội dung các bài bản, làn điệu được biểu diễn trong chương trình thì thời lượng kết cấu của chương trình cũng là vấn đề được nhiều du khách quan tâm. Một số người cho rằng kết cấu chương trình có 2 phần và giữa 2 phần có thả đèn hoa đăng trên sông Hương, thời gian của một chương trình là 1giờ 30 phút trong đó thời gian thả hoa đăng là 10 phút, với thời gian quy định như hiện nay khách cho rằng không hợp lý vì khi thả đèn xong gần hết giờ biểu diễn. Do đó, nhiều người bày tỏ mong muốn rằng chương trình nên kéo dài thêm 15 phút nữa để du khách có thời gian giao lưu với diễn viên, nhạc công. Điều này sẽ tạo nên một không khí sôi động hơn của buổi biểu diễn ca Huế.

Ngoài ra, nhiều du khách cũng cho rằng, thả hoa đăng trên sông Hương mang đặc trưng của vùng đất văn hoá, tuy nhiên cứ mỗi đêm có hàng ngàn chiếc đèn thả xuống sông Hương sẽ gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, công tác tổ chức thả đèn hoa đăng trên sông Hương chưa tốt, còn diễn ra tình trạng xô đẩy chen lấn nhau, làm mất đi giây phút thiêng liêng khi mỗi lời cầu nguyện được cất lên. Do đó, biện pháp đơn giản mà hiệu quả được đề xuất là diễn viên nên phát cho từng du khách để họ thứ tự từng hàng một lần lượt thả hoa đăng, tránh tình trạng chen lấn xô đẩy mất an toàn như hiện nay.

2.3.2.5. Tổ chức bán vé dịch vụ Ca Huế trên sông Hương

  • Trước khi thành lập Trung tâm quản lý và tổ chức biểu diễn ca Huế:

Khách có nhu cầu thưởng thức dịch vụ Ca Huế trên sông Hương nếu lưu trú tại khách sạn chỉ cần liên hệ với lễ tân của khách sạn, sau đó lễ tân khách sạn sẽ liên hệ trực tiếp với chủ thuyền hoặc trưởng nhóm của các CLB hoặc bất kỳ diễn viên nào. Các chủ thuyền hay các trưởng nhóm, diễn viên sẽ tự tổ chức một suất diễn. Vào thời điểm này, các chủ thuyền được phép cung cấp vé xem biểu diễn ca Huế. Khóa luận: Thực trạng khai thác nghệ thuật ca huế trong du lịch.

  • Sau khi thành lập Trung tâm quản lý và tổ chức biểu diễn ca Huế:

Trung tâm quản lý và tổ chức biểu diễn ca Huế chính thức đi vào hoạt động vào ngày 3 tháng 5 năm 2006, với chức năng nhiệm vụ là trực tiếp quản lý và tổ chức hoạt động biểu diễn ca Huế trên sông. Các cơ quan, tổ chức, khách du lịch có nhu cầu thưởng thức Ca Huế trên sông Hương trực tiếp đến tại trung tâm để làm hợp đồng hoặc mua vé. Hiện nay, trung tâm chưa có địa điểm bán vé nên ủy quyền lại cho BQL Bến thuyền du lịch bán vé cho khách lẻ. Trung tâm trực tiếp mời diễn viên, nhạc công và phối hợp với BQL Bến thuyền du lịch hoặc trực tiếp ký hợp đồng với chủ thuyền để bố trí thuyền phục vụ biểu diễn. Các suất diễn ca Huế đều phải có giấy phép do Trung tâm trực tiếp cấp, người nhận giấy phép phải là các nhóm trưởng điều hành suất diễn. Suất diễn nào không có giấy phép và các loại vé xem biểu diễn Ca Huế trên sông Hương do Trung tâm cấp thì suất đó xem như là suất diễn lậu.

Theo quy định số 2807/2005/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2005 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về quy định tạm thời khung mức thu và sử dụng nguồn thu biểu diễn ca Huế trên địa bàn Thừa Thiên Huế; quyết định số 651/ QĐ-UBND ngày 02 tháng 03 năm 2006 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc quy định mức giá vé xem biểu diễn Ca Huế trên sông Hương phục vụ khách lẻ như sau:

  • Về xuất diễn của thuyền đơn gồm 7 diễn viên, nhạc công là 450.000đ.
  • Về xuất diễn của thuyền đôi gồm 8 diễn viên, nhạc công là 500.000đ. Tùy theo chất lượng diễn viên, theo yêu cầu của khách cần thưởng thức, nghiên cứu nghệ thuật ca Huế mà đơn vị quy định mức cụ thể. Thuyền đơn: từ 450.000đ- 650.000đ/ xuất diễn; thuyền đôi từ 500.000đ – 700.000đ/ xuất diễn.
  • Thù lao cho diễn viên, nhạc công từ 50.000đ- 80.000đ/người/suất.
  • Về giá vé lẻ xem biểu diễn ca Huế: 40.000đồng/người.

Không phân biệt giá giữa khách nội địa và khách quốc tế.

Đây là mức giá công bố do UBND tỉnh quy định. Trước đây, khi Trung tâm quản lý và tổ chức biểu diễn Ca Huế chưa thành lập thì giá của dịch vụ Ca Huế trên sông Hương do các đơn vị kinh doanh thuyền ấn định, các chủ thuyền hoàn toàn chủ động trong việc điều chỉnh giá của dịch vụ Ca Huế trên sông Hương (giá của thuyền đơn dao động 350.000đồng – 400.000 đồng và giá của thuyền đôi từ 400.000 – 500.000đồng). Khóa luận: Thực trạng khai thác nghệ thuật ca huế trong du lịch.

Khi Trung tâm quản lý và tổ chức biểu diễn Ca Huế đi vào hoạt động, việc xây dựng mức giá cho hoạt động của dịch vụ này dựa vào mức giá do UBND tỉnh quy định. Mức giá được quy định cụ thể như sau:

Giá của một suất diễn thuyền đôi là 680.000 đồng bao gồm:

  • Tổng thù lao cho các diễn viên: 400.000đ/suất
  • Chi phí quản lý: 100.000đ
  • Chi phí cho thuyền: 180.000 đ/ lượt
  • Giá vé lẻ: 40.000 đ/người.

Mức giá trên không phân biệt giá giữa khách quốc tế và nội địa, đây cũng là một điểm tích cực của nhà cung ứng dịch vụ nhằm giúp cho Ca Huế đến được với nhiều người hơn.

Tuy nhiên việc bán vé hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là rất khó khăn đối với những khách đi lẻ song vẫn có nhu cầu thưởng thức Ca Huế. Có một thực trạng rõ ràng là đi nghe ca Huế, với những đoàn khách là gia đình, khách đi theo tour thì có thể bao nguyên đò đơn hoặc đò đôi gồm cả đoàn ca và nhạc từ bảy đến tám người để diễn. Với những đò bao như vậy, không gian thưởng thức ca Huế có phần trọn vẹn. Tuy nhiên, với những du khách đi lẻ, khó lòng được thưởng thức loại hình âm nhạc này một cách trọn vẹn.

Giá vé quy định cho khách lẻ là 40.000 đồng/vé/người nhưng nếu khách chưa kịp biết nơi mua vé, du khách sẽ được “cò” vé ra mời chào ngay đoạn bến sông Công viên Ba Tháng Hai, từ chân cầu Trường Tiền đến bến Tòa Khâm. Và giá vé thường được các “cò” chào bán với kiểu nhìn mặt nói giá, dao động từ 50.000-60.000 đồng hay cao hơn. Đặc biệt với những khách đi nghe Ca Huế vào khoảng thời gian của show diễn thứ hai (20h30), thường phải chấp nhận giá mà cò vé đưa ra vì phòng vé thường nghỉ bán rất sớm. Tuy nhiên, sau khi xuống thuyền, du khách cũng chưa chắc được thả hồn để thưởng thức Ca Huế ngay mà thường phải chờ đợi một khoảng thời gian dài để chờ chủ thuyền và cò vé ghép đủ số lượng khách cho một show diễn và thường thì con số này bao giờ cũng vượt quá số lượng người được phép chuyên chở trên thuyền. Hiện nay, Ban quản lý Bến thuyền vẫn chưa có cách nào để khắc phục tình trạng cò vé tràn lan và biện pháp hiệu quả để hỗ trợ những khách du lịch đi lẻ như vậy.

2.4. Đánh giá chung về chất lượng khai thác Ca Huế trong du lịch Khóa luận: Thực trạng khai thác nghệ thuật ca huế trong du lịch.

2.4.1. Những mặt tích cực

Ca Huế là một loại hình nghệ thuật cổ truyền của xứ Huế hình thành trên nền tảng dân ca và được phát triển, nâng cao thành một loại hình âm nhạc bác học, vừa mang tính cung đình, vừa gắn bó mật thiết với người dân xứ Huế nhiều đời nay. Từ lâu, Ca Huế đã gắn với thú chơi thuyền trên sông Hương, trở thành một nét văn hóa riêng biệt và trở thành sản phẩm du lịch độc đáo của ngành du lịch Thừa Thiên – Huế. Hoạt động biểu diễn Ca Huế hiện nay ngoài mục đích bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống nghệ thuật còn phải phục vụ yêu cầu phát triển du lịch nhằm giao lưu văn hóa, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của du khách và góp phần làm tăng nguồn thu cho ngân sách của địa phương.

Đối với nhiều du khách đến Huế, Ca Huế được xem như là sản phẩm đặc trưng của vùng đất này. Vì vậy có thể nói, Ca Huế không những góp phần làm phong phú cho ngành du lịch Huế, mà còn góp phần vào việc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Nhìn chung, việc khai thác nghệ thuật Ca Huế trong phát triển du lịch hiện nay có một số điểm tích cực và thuận lợi sau:

Hầu hết du khách cho rằng vị trí của bến thuyền phục vụ biểu diễn Ca Huế trên sông Hương nằm ngay trung tâm thành phố nên rất thuận lợi đối với du khách tham gia du thuyền thưởng thức Ca Huế trên sông Hương. Các bến thuyền được nhà nước đầu tư xây dựng và sửa chữa lại rất quy mô, khang trang. Thuyền phục vụ biểu diễn Ca Huế trên sông Hương đều quan tâm trang bị phao cứu sinh đảm bảo an toàn cho du khách, hình thức khá đẹp và có sức chứa khá tốt.

Về chương trình biểu diễn, nhìn chung khả năng thể hiện các làn điệu của các ca sĩ khá tốt, trang phục của diễn viên, nhạc công đẹp.

Giá của dịch vụ này cũng khá hợp lý, không có sự phân biệt giá giữa du khách quốc tế và nội địa.

Đối với dịch vụ Ca Huế trên sông Hương điều mà du khách ấn tượng nhất là các làn điệu ca Huế luôn đượm chất trữ tình, giàu tính biểu cảm, dịu dàng, trang nhã, tươi vui. Điều này tạo cho dịch vụ Ca Huế trên sông Hương có sức thu hút đối với du khách.

Công tác đào tạo đội ngũ diễn viên cũng đã được quan tâm. Hàng năm, đều có lớp ca Huế được đào tạo ở trường Trung học văn hóa nghệ thuật Tỉnh Thừa Thiên – Huế và một số khác được truyền nghề từ các nghệ nhân. Sở Văn hóa thể thao và du lịch cũng đã thường xuyên tổ chức thẩm định và cấp thẻ cho những người đạt trình độ biểu diễn.

Một yếu tố thuận lợi nữa, vào tháng 11/2005 UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã ra quyết định thành lập Trung tâm quản lý và tổ chức biểu diễn ca Huế, việc thành lập Trung tâm đã góp phần vào việc chấn chỉnh lại hoạt động của dịch vụ này, giúp cho hoạt động của dịch vụ ca Huế đi vào nề nếp.

2.4.2. Những mặt tiêu cực Khóa luận: Thực trạng khai thác nghệ thuật ca huế trong du lịch.

Bên cạnh những mặt tốt kể trên thì dịch vụ Ca Huế trên sông Hương vẫn còn tồn tại những vấn đề sau cần khắc phục:

  • Công tác quảng bá về dịch vụ chưa được các đơn vị quản lý trực tiếp quan tâm mà việc quảng cáo này chủ yếu là do các đơn vị lữ hành, khách sạn giới thiệu đến du khách.
  • Ánh sáng và cách bài trí của thuyền chưa phù hợp và chưa đạt tiêu chuẩn, tiện nghi bên trong thuyền phục vụ khách không đảm bảo vệ sinh.
  • Kết cấu chương trình chưa hợp lý, số lượng chương trình để khách có thể lựa chọn chưa nhiều, thời gian biểu diễn của chương trình quá ngắn, phần giới thiệu về ca Huế chưa sâu chỉ giới thiệu chung chung, việc tổ chức thả hoa đăng trên sông Hương lộn xộn, mất trật tự.
  • Công tác tổ chức dịch vụ chưa chuyên nghiệp, kiểm tra giám sát thực hiện các quy định của UBND Tỉnh và Sở Văn hóa thể thao và du lịch về hoạt động Ca Huế trên sông Hương chưa chặt chẽ, do đó vẫn còn tình trạng diễn viên – nhạc công chạy sô, tình trạng chủ thuyền sinh hoạt, ăn, ở trên thuyền, các chủ thuyền không niêm yết giá của dịch vụ trên thuyền. Qua khảo sát thực tế cho thấy có rất nhiều đoàn khách đến Huế, muốn thưởng thức Ca Huế trên sông Hương thường không biết địa chỉ liên lạc, họ đến thẳng bến thuyền, do đó các chủ thuyền tha hồ chèo kéo khách, mặc cả giá rồi sau đó gọi các chủ sô diễn. Không chỉ có vậy, do nhu cầu thị trường, trên thực tế hiện đã và đang tồn tại hiện tượng Ca Huế “chui”, nghĩa là những người không có chức năng, không có nghiệp vụ, không được cấp phép vẫn tiếp cận với du khách, hoặc móc nối với chủ thuyền, với khách sạn để tổ chức Ca Huế. Từ đó hoạt động Ca Huế bắt đầu xuất hiện “cò” Ca Huế, ca sĩ “chạy sô”, hoặc Ca Huế được biểu diễn bởi những giọng ca không đảm bảo chất lượng, nghệ sĩ không có giấy phép biểu diễn… đã làm giảm uy tín và chất lượng Ca Huế nói chung và Ca Huế trên sông Hương nói riêng. Đối với loại dịch vụ này, khi đông khách họ thường rút bớt diễn viên, nhạc công cho một chương trình bất chấp quy định về biểu diễn ca Huế cần đảm bảo chất lượng như thế nào? Khóa luận: Thực trạng khai thác nghệ thuật ca huế trong du lịch.
  • Đối với dịch vụ Ca Huế trên sông Hương vấn đề mà du khách không hài lòng nhất là diễn viên nói chuyện riêng, biểu diễn thiếu nhiệt tình, sử dụng điện thoại di động trong thời gian biểu diễn, một số nam nhạc công chưa chuẩn bị trang phục kỹ trước buổi biểu diễn, việc thiếu tế nhị trong cách cư xử của chủ thuyền đối với du khách… Một vấn đề đáng quan tâm khác là diễn viên và nhạc công Ca Huế bán và gạ gẫm khách mua băng cát-sét, băng hình Ca Huế sản xuất lậu với giá cả tùy tiện. Đêm đêm, trên sông Hương thường có hàng chục trẻ em bơi ghe bám theo thuyền du lịch, thuyền Ca Huế để xin tiền; rồi các chủ thuyền bày hoa tươi trên thuyền để kích thích khách lấy tặng diễn viên và tính tiền khách với giá ép…

Có một điều khá nghịch lý nữa là: trong khi Trung tâm quản lý và tổ chức biểu diễn Ca Huế chưa có văn phòng đặt tại bến, thì Ban quản lý bến thuyền du lịch Toà Khâm đã lấy nhà đón tiếp khách du lịch ở bến thuyền cho một tư nhân thuê mở quán bán kem, cà phê. Vì vậy, mỗi lần chờ đến giờ lên thuyền đi nghe Ca Huế, cả du khách và nhạc công phải đứng lơ ngơ, lóng ngóng, hoặc ngồi vất vưởng ngay trên lối ra vào của bến. Và cuối giờ diễn, do không có địa điểm để trao đổi, rút kinh nghiệm, hoặc trả tiền “sô”, nên hầu hết các bầu “sô”, ca sĩ phải đứng trao đổi, chia tiền “boa” ngay trước mặt du khách.

Như vậy, nhìn một cách toàn diện, Ca Huế trên sông Hương đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên – Huế. Tuy nhiên, khi loại hình này ngày càng bị thương mại hóa, nếu thiếu sự quản lý chặt chẽ của các ngành chức năng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và mất đi tính hấp dẫn của một bộ môn nghệ thuật nổi tiếng vốn đã tồn tại hàng trăm năm nay.

Tiểu kết chương 2:

Cùng với sự phát triển của du lịch Việt Nam, du lịch Huế ngày càng phát triển, số lượng khách đến Huế ngày càng tăng. Những năm qua, cùng với các chủ trương chính sách của Chính phủ cộng với việc Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận di sản văn hoá thế giới, sự thành công trong các kỳ lễ hội Festival Huế đã kéo theo sự tăng trưởng về lượng khách du lịch đến Huế. Kể từ năm 1991 đến nay, lượng khách đến Huế ngày càng tăng và ca Huế là loại hình giải trí duy nhất về đêm được rất nhiều khách du lịch yêu thích và muốn thưởng thức.

Biểu diễn Ca Huế trên sông Hương là một trong số ít những dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch về thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì việc biểu diễn Ca Huế nói chung và biểu diễn Ca Huế trên sông Hương nói riêng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong khâu tổ chức và biểu diễn mà đến thời điểm này chưa có một giải pháp phù hợp nào để khắc phục. Vì vậy, việc lập lại trật tự Ca Huế sông Hương là một việc làm bức bách và không thể trì hoãn được nữa. Khóa luận: Thực trạng khai thác nghệ thuật ca huế trong du lịch.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Khóa luận: Giải pháp khai thác nghệ thuật ca Huế trong du lịch

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993