Khóa luận thực trạng luật an toàn lao động và vệ sinh lao động tại Hải Phòng

Rate this post

Công tác đánh giá rủi ro là một trong những công tác quan trọng, được tác giả nêu trong đề tài Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao động – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn tại Viễn thông Hải Phòng. Điều này được thực hiện liên tục và thường xuyên trong suốt quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, nhằm giúp kịp thời phát hiện các yếu tố nguy hiểm, độc hại và từ đó có giải pháp xử lý ngăn ngừa, đảm bảo an toàn cho NLĐ. Và dưới đây là Khóa luận thực trạng luật an toàn lao động và vệ sinh lao động tại Hải Phòng, mời các bạn đọc giả tham khảo

2.1. Giới thiệu về Viễn thông Hải Phòng

2.1.1 Thông tin chung về Viễn thông Hải Phòng

Viễn thông Hải Phòng (VNPT Hải Phòng) là đơn vị kinh tế trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 633/QĐ- TCCB/ HĐQT ngày 06-12-2007 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật trong phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ của mình. VNPT Hải Phòng là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam, có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ chuyên ngành Viễn Thông – Công nghệ thông tin như sau: Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa mạng viễn thông cố định và di động trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Viễn thông Hải Phòng

VTHP có các chức năng và nhiệm vụ sau:8

  • Tổ chức quản lý và thực hiện quy hoạch, phát triển mạng lưới, thiết bị, dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin trên địa bàn Hải Phòng.
  • Tổ chức xây dựng, lắp đặt, quản lý, vận hành, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống trang thiết bị của mạng viễn thông – công nghệ thông tin trên địa bàn Hải Phòng.
  • Tổ chức quản lý, vận hành, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở hạ tầng trạm BTS VNP, tiếp nhận xử lý sự cố và ứng cứu thông tin cơ sở hạ tầng trạm BTS VNP; quản lý các hợp đồng nhà trạm, hợp đồng điện phục vụ trạm BTS
  • Khảo sát, tư vấn, thiết kế, giám sát, lắp đặt, thi công, bảo dưỡng, xây dựng các hệ thống, công trình viễn Viễn thông, Công nghệ Thông tin và truyền thông.
  • Cung cấp dịch vụ viễn thông hệ I; tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và của cấp trên.
  • Kinh doanh các ngành nghề khác được VTHP cho phép và phù hợp với quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm:

Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp

2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật ATVSLĐ tại Viễn thông Hải Phòng. ( Khóa luận thực trạng luật an toàn lao động và vệ sinh lao động )

Thứ nhất, VTHP đã ban hành Quy định về ATVSLĐ

Nhiệm vụ của VTHP thực hiện các công việc về hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ ngành viễn thông – công nghệ thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng, lực lượng lao động trực tiếp quản lý vận hành, duy tu, sửa chữa hệ thống mạng viễn thông, CNTT, cáp đồng, cáp quang, lắp đặt, vận hành các trạm thu phát sóng BTS. Theo Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH ngày 20/8/2020 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, đây là công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ. Nhận thức rõ trách nhiệm trong việc bảo đảm ATVSĐ, căn cứ vào Luật ATVSLĐ năm 2015, quy định ATVSLĐ của Tập đoàn Bưu Chính Viễn thông Việt Nam, ngày 05 tháng 11 năm 2018, VTHP đã ban hành Quy định về ATVSLĐ. Theo đó, VTHP thành lập bộ máy làm công tác ATVSLĐ gồm Hội đồng ATVSLĐ, chuyên viên phụ trách Hội đồng ATVSLĐ. Tại các đơn vị trực thuộc thành lập các Ban ATVSLĐ đơn vị trực thuộc, cán bộ phụ trách ATVSLĐ đơn vị trực thuộc, mạng lưới an toàn vệ sinh viên. Ngoài việc ra quyết định thành lập, Quy định cũng nêu rõ thành phần, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận. Cụ thể như sau:

– Hội đồng ATVSLĐ:

Thành phần Hội đồng ATVSLĐ:

+ Lãnh đạo VTHP là chủ tịch Hội đồng;

+ Đại diện BCH Công đoàn là Phó chủ tịch Hội đồng;

+ Các uỷ viên là các phòng, bộ phận: Nhân sự – Tổng hợp, Kế toán – Kế hoạch, Kỹ thuật Đầu tư;

+ Chuyên viên phụ trách ATVSLĐ là uỷ viên thường trực, kiêm thư ký Hội đồng;

Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng ATVSLĐ:

+ Tham gia tư vấn, phối hợp các hoạt động trong việc xây dựng quy chế quản lý, chương trình hành động, kế hoạch ATVSLĐ và các biện pháp ATVSLĐ, cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa TNLĐ và bệnh nghề nghiệp của VTHP.

+ Phối hợp giữa Hội đồng ATVSLĐ và Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy đơn vị nhằm thực hiện tốt công tác ATVSLĐ và công tác phòng cháy, chữa cháy tại VTHP.

+ Định kỳ 06 tháng và hàng năm tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác ATVSLĐ tại đơn vị trực thuộc. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện thấy nguy cơ mất an toàn, có quyền yêu cầu đơn vị trực thuộc thực hiện các biện pháp loại trừ nguy cơ đó.

+ Chủ tịch hội đồng ATVSLĐ đơn vị quy định chế độ làm việc và Hội đồng và nhiệm vụ của các thành viên trong Hội đồng.

– Ban ATVSLĐ tại các đơn vị trực thuộc Viễn thông Hải Phòng:

Thành phần Ban ATVSLĐ các đơn vị trực thuộc gồm ( Khóa luận thực trạng luật an toàn lao động và vệ sinh lao động )

+ Lãnh đạo đơn vị và Trường ban;

+ Đại điện BCH Công đoàn trực thuộc là phó ban;

+ Các uỷ viên là các bộ phận: Tổng hợp, kế toán, kỹ thuật nghiệp vụ.

+ Cán bộ phụ trách ATVSLĐ đơn vị là uỷ viên thường trực, kiêm thư ký Ban.

Nhiệm vụ của Ban ATVSLĐ:

+ Phối hợp với Hội đồng ATVSLĐ VTHP trong việc xây dựng các chương trình hành động, kế hoạch ATVSLĐ và các biện pháp ATVSLĐ, cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa TNLĐ và bệnh nghề nghiệp của đơn vị.

+ Phối hợp giữa Ban ATVSLĐ với đơn vị PCCC phụ trách địa bàn nhằm thực hiện tốt công tác ATVSLĐ và công tác phòng cháy, chữa cháy của đơn vị.

+ Thường xuyên kiểm tra tình hình công tác ATVSLĐ tại các Tổ sản xuất. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện thấy nguy cơ mất an toàn, có quyền yêu cầu thực hiện các biện pháp loại trừ nguy cơ đó.

Mạng lưới ATVSV: Tại VTHP, mạng ATVSV do Giám đốc VTHP quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Mạng lưới ATVSLĐ. Theo đó:

+ Mỗi tổ sản xuất phải có ít nhất 01 ATVSV kiêm nhiệm trong giờ làm việc.

+ ATVSV phải là NLĐ trực tiếp, am hiểu nghiệp vụ (chuyên môn và kỹ thuật ATVSLĐ), nhiệt tình và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định ATVSLĐ và được NLĐ trong tổ bầu ra.

+ BCH Công đoàn VTHP quản lý và hướng dẫn hoạt động của mạng lưới ATVSV, phối hợp với chuyên môn tạo điều kiện nâng cao nghiệp vụ để ATVSV hoạt động hiệu quả.

Nhiệm vụ của ATVSV:

+ Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn các thành viên trong Tổ sản xuất chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về ATVSLĐ, bảo quản các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân.

+ Giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quy trình, nội quy ATVSLĐ, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về ATVSLĐ của NLĐ trong tổ sản xuất, phát hiện những trường hợp mất an toàn của máy, thiết bị.

+ Tham gia xây dựng kế hoạch ATVSLĐ, các biện pháp, phương án làm việc ATVSLĐ trong phạm vi tổ sản xuất; tham gia hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn đối với NLĐ mới đến làm việc tại tổ.

Quyền hạn của ATVSV:

+ Được cung cấp thông tin đầy đủ về biện pháp mà NSDLĐ tiến hành để đảm bảo ATVSLĐ nơi làm việc.

+ Được dành một phần thời gian làm việc để thực hiện nhiệm vụ của ATVSV và được hưởng phụ cấp trách nhiệm như tổ trưởng sản xuất theo mức quy định của Nhà nước.

+ Yêu cầu NLĐ trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ, nếu thấy nguy cơ trực tiếp gây sự cố, TNLĐ.

+ Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp hoạt động do Công đoàn và Chuyên môn phối hợp tổ chức.

Thực hiện trách nhiệm của NSDLĐ, hàng năm VTHP đều triển khai việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch ATVSLĐ theo quy định tại Điều 76 Luật ATVSLĐ. Ngoài ra, Quy định ATVSLĐ của VTHP cũng quy định quyền hạn, trách nhiệm của trưởng đơn vị, công đoàn, tổ trưởng sản xuất và NLĐ trong công tác ATVSLĐ. Quy định cũng đưa ra công tác tổ chức thực hiện ATVSLĐ tại VTHP, các biện pháp khen thưởng kỷ luật. ( Khóa luận thực trạng luật an toàn lao động và vệ sinh lao động )

Có thể nói, việc ban hành Quy định ATVSLĐ của VTHP là sự cụ thể hóa quy định của phhasp luật về ATVSLĐ, quy định của ngành bưu chính viễn thông, phù hợp với điều kiện của đơn vị. Việc ban hành Quy định ATVSLĐ của VTHP còn thể hiện sự nhận thức sâu sắc của VTHP trong việc bảo đảm ATVSLĐ cho NLĐ, thực hiện nghiêm túc pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành trong việc đảm bảo tính mạng, sức khỏe cho NLĐ trong đơn vị.

Thứ hai, tổ chức kiểm tra (định kỳ, đột xuất), theo dõi, đôn đốc việc chấp hành các quy định pháp luật, các tiêu chuẩn, quy trình về công tác ATVSLĐ

Tăng cường kiểm tra ATVSLĐ tại hiện trường nơi làm việc ngay trước khi NLĐ bắt đầu công việc, kiểm tra nhà trạm viễn thông và phải có biển bản kiểm tra hoặc văn bản nhắc nhở, thực hiện kiến nghị:

+ Đầu mỗi buổi khi bắt đầu ca làm việc: đội ngũ nhân viên kỹ thuật thuộc VTHP đều được kiểm tra các công cụ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, chụp ảnh đầu giờ để báo cáo. Các Tổ trưởng sản xuất xác nhận đạt (đầy đủ công cụ dụng cụ- phương tiện bảo vệ cá nhân) thì nhân viên kỹ thuật đó mới được nhận nhiệm vụ triển khai công việc hàng ngày. Ngược lại, nếu không đạt (thiếu các công cụ dụng cụ- phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết) thì không được giao việc cụ thể, do đó, nhân viên kỹ thuật đó bắt buộc phải hoàn thành các quy định về ATVSLĐ của đơn vị.

Tăng cường giám sát việc thực hiện đúng quy định, quy trình và các biện pháp ATVSLĐ, đặc biệt là đối tượng lao động của bên được thuê/đối tác thực hiện thi công các công trình viễn thông mà đơn vị trực tiếp ký hợp đồng. Trong hợp đồng ký kết, phải có các điều khoản quy định trách nhiệm của đơn vị thi công, NLĐ phải được huấn luyện về ATVSLĐ và đã được cấp thẻ ATLĐ theo quy định. Các đơn vị gửi 01 bản phô tô của Hợp đồng đã ký với đơn vị thi công về phòng Nhân sự -Tổng hợp, phòng Kỹ thuật – Đầu tư để theo dõi, giám sát.

Trong trường hợp các đối tác/đơn vị khác được phép thi công tại công trình viễn thông của đơn vị quản lý, phải yêu cầu NLĐ xuất trình thẻ ATLĐ còn thời hạn trước khi thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là các lao động làm việc trên cao. Đơn vị tuyệt đối không cho phép NLĐ thực hiện nhiệm vụ nếu không có thẻ ATLĐ. Khi NLĐ xuất trình thẻ ATLĐ, cán bộ giám sát trực tiếp phải chụp ảnh và lưu trữ thông tin về thẻ của NLĐ tối thiểu 01 tuần sau khi NLĐ kết thúc công việc.

Thứ ba, các hoạt động đầu tư trang thiết bị, trang bị bảo hộ lao động:

Về nội dung này, VTHP đang triển khai rất đầy đủ và chi tiết. VTHP giao cho phòng nhân sự tổng hợp chủ động lập kế hoạch trang bị, tổ chức mua sắm bảo hộ lao động, thiết bị an toàn cho NLĐ phục vụ công tác sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của Luật ATVSLĐ, Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH.

Trong năm 2020, chi phí mua sắm bảo hộ lao động trong VTHP khoảng 1.100.506.000 đồng.

Kế hoạch trang bị BHLĐ gồm các nội dung:

  • Quần áo BHLĐ, găng tay vải bảo hộ, giầy bảo hộ, kính bảo hộ.
  • Các trang bị an toàn: găng tay cách điện hạ thế, trung thế; bút thử điện…
  • Các dụng cụ đồ nghề phục vụ công tác: dây da an toàn, thang nhôm…

Nhận xét: VTHP đã thực tốt việc trang bị BHLĐ cho NLĐ theo Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH.

Thứ tư, công tác tuyên truyền giáo dục, đề xuất và tham gia việc tổ chức bồi huấn, huấn luyện, sát hạch định kỳ, đột xuất về công tác an toàn; đề xuất các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức nghiệp vụ về công tác an toàn cho NLĐ của VTHP

– Đối với công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục ATVSLĐ tại VTHP:

+ Hằng tuần, các đơn vị trực thuộc đều tổ chức sinh hoạt an toàn cho NLĐ khối sản xuất trực tiếp, khi đó bộ máy an toàn sẽ phổ biến rút kinh nghiệm những vụ TNLĐ, các biện pháp đảm bảo an toàn khi thi công; lắng nghe tâm tư, kịp tháo gỡ khó khăn và giải đáp thắc mắc cho người công nhân, nhằm giúp họ tăng kiến thức về quy định pháp luật và chuyên môn, cũng như cởi bỏ sự căng thẳng (nếu có) trong quá trình lao động.

+ Tất cả các đơn vị trực thuộc VTHP đã treo/dán ở xe, bảng công trường di động, trụ sở khẩu hiệu an toàn “An toàn là trên hết” tại nơi làm việc.

+ Tổ chức thực hiện hội thi, hội thao về công tác ATVSLĐ.

+ Dán tranh ảnh, áp phích, pano cổ động chấp hành quy trình, quy định an toàn tại các khu vực làm việc

+ Xây dựng các phong trào thi đua an toàn “ngày/tuần/ tháng không có TNLĐ”

+ Tổ chức cho NLĐ viết các bản tự cam kết về an toàn đối với bản thân.

– Công tác huấn luyện ATVSLĐ theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP, VTHP đã triển khai và tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho NLĐ theo đúng quy định pháp luật. Kết quả cụ thể VTHP đã triển khai như sau:

+ Tổ chức Huấn luyện định kỳ ATVSLĐ-PCCN cho cán bộ quản lý (Nhóm 1);

+ Tổ chức Huấn luyện định kỳ ATVSLĐ-PCCN cho CNV và NLĐ (Nhóm 2: phụ trách công tác ATVSLĐ các đơn vị; Nhóm 3: Nhân viên kỹ thuật viễn thông (bao gồm cả Lao động dịch vụ và Cộng tác viên); Nhóm 4: Nhân viên bảo vệ, tạp vụ và một số trường hợp chưa tham dự huấn luyện). ( Khóa luận thực trạng luật an toàn lao động và vệ sinh lao động )

+ Huấn luyện nghiệp vụ cho đội PCCC cơ sở.

Thứ năm, công tác chăm lo sức khỏe người lao động

Tuân thủ Luật ATVSLĐ năm 2015, Thông tư 19/2016/TT-BYT, VTHP đã ban hành quy định thực hiện công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe cho NLĐ. Nội dung thực hiện như sau:

  • Tổ chức kiểm tra sức khỏe cho toàn thể NLĐ theo quy định hàng năm/ 1 lần.
  • Tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho NLĐ có sức khỏe loại 4, 5 làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt, nặng nhọc, độc hại; cập nhật hồ sơ quản lý sức khỏe NLĐ sau từng đợt khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp theo đúng quy định.
  • Thực hiện báo cáo quản lý sức khỏe hàng 6 tháng/01 lần về Sở Y tế theo quy định pháp luật.

Theo số liệu báo cáo năm 2019 của VTHP: Đơn vị đã phối hợp với Bệnh viện Bưu điện tổ chức khám sức khỏe định kỳ vào tháng 08/2019 cho 403 CBCNV, còn 09 nhân viên chưa khám định kỳ do đang điều trị bệnh tại bệnh viện, nghỉ phép, nghỉ thai sản… Sau đợt kiểm tra định kỳ, một số CBCNV đã phát hiện ra bệnh và đã đi điều trị bệnh kịp thời. Kết quả phân loại sức khỏe như sau:

+ Sức khỏe loại 1: 01 người, chiếm tỉ lệ 0,2%;

+ Sức khỏe loại II: 347 người, chiếm tỉ lệ 86,1%;

+ Sức khỏe loại III: 52 người, chiếm tỉ lệ 13%;

+ Sức khỏe lại IV: 03 người, chiếm tỉ lệ 0,7%.

Tính đến hết tháng 11/2019, VTHP đã thực hiện chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng, nghỉ điều dưỡng trước nghỉ hưu cho 23 CBCNV tại Trung tâm Điều dưỡng và Chăm sóc sức khỏe Bưu điện.

Việc quản lý hồ sơ sức khỏe của NLĐ và hồ sơ vệ sinh lao động của đơn vị được theo dõi, thực hiện đầy đủ.

Kế hoạch chăm sóc sức khỏe NLĐ năm 2020 như sau

Thứ sáu, thực hiện chế độ tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động

Thực hiện quy định tự kiểm tra ATVSLĐ theo Thông tư 07/2016/TT- BLĐTBXH, VTHP tổ chức tự kiểm tra ATVSLĐ hàng năm. VTHP là đơn vị hoạt động trong ngành nghề có yếu tố nghiêm ngặt về ATVSLĐ, nên tổ chức kiểm tra toàn diện ATVSLĐ ít nhất 01 lần trong 06 tháng ở cấp VTHP. VTHP đã tổ chức kiểm tra việc triển khai các kế hoạch, chương trình, chỉ đạo về công tác ATVSLĐ tại VTHP và các đơn vị trực thuộc nhằm đánh giá, củng cố công tác quản lý ATVSLĐ, ngăn ngừa TNLĐ.

Kết quả cụ thể công tác kiểm tra ATVSLĐ 06 tháng đầu năm 2020 tại VTHP như sau:

  • Công tác an toàn nhà trạm, vệ sinh lao động, thực hiện phong trào 5S : các trung tâm đã có tiến triển tốt, nhà trạm văn phòng tổ vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng. – Tổ An Dương 2 và Tổ Hải An 2: đã thực hiện sắp xếp bố trí, sửa sang lại văn phòng Tổ.
  • Kiểm tra việc quản lý và sử dụng CCDC, PTBVCN của 16 NVKT: CCDC và PTBVCN tương đối đầy đủ và đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, có 1 vài nhân viên không thấy có găng tay và thang nhôm rút.
  • TTVT4, TTVT6 công tác tự kiểm tra từ cấp Trung tâm đến cấp Tổ thực hiện đầy đủ, ghi chép sổ rõ ràng.
  • Việc cấp phát bồi dưỡng độc hại: TTĐHTT, TTVT6 (Tổ Dương Kinh), TTVT3 thực hiện đầy đủ vào các quý 2

Một số tồn tại: ( Khóa luận thực trạng luật an toàn lao động và vệ sinh lao động )

  • TTVT5, TTVT6 vẫn còn thang tre cũ, hỏng không đảm bảo an toàn ở trong nhà trạm (Tổ Đồ Sơn – TTVT6), Trạm Tân Liên, Trạm Chợ Cầu – TTVT5.
  • Tại thời điểm kiểm tra: trạm BTS Đoàn 295 – TTVT6 nhiệt độ trong phòng cao do hỏng điều hòa của bên Mobiphone. Trạm Cửa Cấm (TTVT4) thời điểm kiểm tra nhà trạm có nhiều vật tư cũ hỏng, vật dụng không sử dụng nhưng đã khắc phục ngay hôm sau và chụp ảnh báo cáo về Viễn thông.
  • Cho người dân sử dụng nhà trạm, vệ sinh xung quanh nhà trạm không được dọn dẹp, tập trung nhiều rác thải (Trạm Lâm Động – TTVT2).
  • Việc cấp phát bồi dưỡng độc hại chưa kịp thời, không đầy đủ cho NLĐ: TTVT2, TTVT1, TTVT4,
  • Việc lập phương án, biện pháp thi công an toàn vẫn chưa được các đơn vị chú trọng thực hiện. Tổ Thủy Nguyên 3 có nhóm xử lý sự cố cháy cáp nhưng Tổ không xây dựng phương án/ biện pháp thi công an toàn.
  • Việc chụp ảnh xét duyệt công cụ dụng cụ trước ca làm việc: nhiều nhân viên chụp ảnh không thấy có găng tay và trong khi thực hiện công việc được giao cũng không sử dụng găng tay bảo hộ (Tổ Kỹ thuật – TTĐHTT).

Thứ bảy, công tác sơ kết, tổng kết

Hằng năm, việc thực hiện sơ kết, tổng kết công tác ATVSLĐ được VTHP thực hiện như sau:

  • Thực hiện sơ kết vào tháng 07 hàng năm, tổng kết vào tháng 11 hàng năm. Nội dung thực hiện sơ, tổng kết: kết quả thực hiện, phân tích hạn chế, tồn tại và bài học kinh nghiệm; tổ chức khen thưởng đối với các đơn vị và cá nhân làm tốt công tác ATVSLĐ tại cơ sở sản xuất, kinh doanh; phát động phong trào thi đua bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

Thứ tám, triển khai, hướng dẫn, thực hiện đánh giá rủi ro công tác an toàn, bao gồm xác định mối nguy hiểm, đánh giá mức độ rủi ro, đề xuất các giải pháp kiểm soát, giảm thiểu rủi ro Do đó, trong kế hoạch ATVSLĐ hằng năm của VTHP, công tác này là không thể thiếu, được lập thành chương trình riêng và thực xuyên suốt cả năm.

VTHP xác định việc đánh giá rủi ro về ATVSLĐ là nội dung yêu cầu bắt buộc đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh. VTHP giao phòng Kế toán Kế hoạch chủ trì phối hợp với các phòng ban chức năng và đơn vị trực thuộc lập kế hoạch triển khai đánh giá rủi ro về ATVSLĐ định kỳ hàng năm. Trong đó, thực hiện các nội dung sau:

  • Rà soát, cập nhật các mối nguy hiểm phát sinh trong quá trình quản lý – vận hành:

+ Phân tích đặc điểm điều kiện lao động, quy trình làm việc;

+ Kiểm tra thực tế hiện trường;

+ Ý kiến phản hồi của NLĐ;

+ Xem xét các tài liệu, hồ sơ về ATVSLĐ như biên bản kiểm tra các cấp, biên bản thanh tra, kết quả quan trắc môi trường, kết quả khám sức khỏe…

  • Phân loại các mối nguy hiểm và mức độ ảnh hưởng của từng mối nguy hiểm;
  • Nhận diện các hành vi mất an toàn của NLĐ như phớt lờ; đối phó; liều lĩnh; rối loạn; thụ động…;
  • Nhận diện và cập nhật các yếu tố liên quan đến mối nguy như: con người; vật liệu; môi trường; thiết bị;
  • Đề ra các biện pháp kiểm soát mối nguy.

Thứ chín, báo cáo công tác ATVSLĐ, TNLĐ hàng năm ( Khóa luận thực trạng luật an toàn lao động và vệ sinh lao động )

Chế độ báo cáo công tác ATVSLĐ, TNLĐ trong VTHP theo quy định pháp luật cho cơ quan quản lý nhà nước (Sở LĐTBXH Hải Phòng), thực hiện quy định pháp luật (Nghị định 39/2016/NĐ-CP và Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH), VTHP đã thực hiện đầy đủ các báo cáo định kỳ về ATVSLĐ (01 năm/ 01 lần), TNLĐ (06 tháng/ 01 lần) theo mẫu quy định.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 10 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định VTHP đã thực hiện chế độ báo cáo hàng 6 tháng (báo cáo trước ngày 05 tháng 7 hằng năm) và hàng năm (báo cáo trước ngày 10 tháng 01 năm tiếp theo đối với báo cáo năm) cho Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi đặt trụ sở chính của cơ sở lao động.

Thứ mười, công tác khai báo, báo cáo, điều tra TNLĐ, sự cố kỹ thuật

* Thống kê tình hình TNLĐ trong VTHP trong 05 năm gần đây:10

+ Tai nạn té ngã do trèo cao (trèo cột, mái nhà…): Đã xảy ra TNLĐ gây chết 01 người trong năm 2017, 01 người năm 2018, thương tật nặng 01 người năm 2018.

+ Tai nạn giao thông trên đường làm việc: Đã xảy ra TNLĐ gây chết 01 người trong năm 2017, 01 người thương tật năm 2018.

+ Tai nạn do điện giật: 02 thương tật nặng trong năm 2019.

+ Năm 2021 để xảy ra 02 vụ TNLĐ làm bị thương 02 người: một vụ NLĐ đưa xe máy để cất đồ đạc vào trong nhà trạm, xe bị trượt đổ ra, đè lên người làm bị thương ở chân; một vụ NLĐ ngã thang khi đang thi công dây thuê bao quang bị chấn thương cột sống

* Xử lý khi xảy ra TNLĐ:

Thực hiện quy định tại Điều 10 NĐ 39/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm 2016 hướng dẫn thi hành Luật ATVSLĐ về khai báo TNLĐ, VTHP thực hiện như sau:

  • Khai báo, báo cáo TNLĐ:

+ Khi xảy ra TNLĐ, người bị TNLĐ hoặc người biết sự việc (người trực tiếp chứng kiến sự việc, người nhận được tin báo) phải báo ngay cho lãnh đạo cấp trên trực tiếp hoặc bộ phận phụ trách ATVSLĐ để kịp thời xử lý và khai báo theo quy định.

+ Trường hợp TNLĐ làm chết người hoặc TNLĐ làm bị thương nặng 01 NLĐ trở nên, VTHP phải báo cáo cho Tập đoàn bằng cách nhanh nhất trong vòng 02 ngày kể từ lúc tai nạn xảy ra.

+ Khi xảy ra TNLĐ chết người, TNLĐ làm bị thương nặng 02 người trở lên thì VTHP phải khai báo bằng cách nhanh nhất với thanh tra Sở lao động – Thương binh và xã hội, cơ quan công an nơi xảy ra tai nạn và Tập đoàn.

+ Trường hợp TNLĐ làm chết người hoặc bị thương nặng đối với NLĐ không theo hợp động lao động phải khai báo ngay với UBND xã, phường, thị trấn nơi xảy ra TNLĐ để kịp thời có biện pháp xử lý.

  • Thành lập Đoàn điều tra TNLĐ:

+ Giám đốc VTHP thành lập ngay Đoàn Điều tra TNLĐ cấp cơ sở khu biết tin xảy ra TNLĐ nhẹ hoặc TNLĐ làm bị thương nặng 01 người thuộc thẩm quyền quản lý của mình.

+ Đối với TNLĐ xảy ra tại nơi thuộc thẩm quyền quản lý của VTHP, nhưng nạn nhân là NLĐ thuộc thẩm quyền quản lý của NSDLĐ khác thì VTHP sẽ có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở, đồng thời mời đại diện NSDLĐ của nạn nhân tham gia Đoàn điều tra.

Thứ mười một, thực hiện chính sách, chế độ đối với NLĐ bị TNLĐ VTHP thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ đối với NLĐ bị TNLĐ theo đúng quy định của pháp luật về ATVSLĐ. Cụ thể như sau:

  • Tổ chức thăm hỏi, động viên gia đình CBCNV bị TNLĐ theo danh sách gửi kèm (01 gói quà trị giá 200.000 đồng + 500.000 đồng/người) và thanh quyết toán chi phí với
  • Bố trí công việc cho người bị TNLĐ phù hợp với sức khỏe và điều kiện làm việc của từng NLĐ.

Mời bạn tham khảo thêm:

Khóa luận giải pháp pháp luật an toàn lao động và vệ sinh lao động

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993