Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Thực trạng P. luật chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tốt nghiệp tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: Khóa luận: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành các quy định pháp luật về hạn mức giao đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
Nội dung chính
2.1. Thực trạng quy định pháp luật về hạn mức giao đất và chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam
2.1.1. Thực trạng quy định pháp luật
Dựa trên sự ảnh hưởng của quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về công hữu tư liệu sản xuất và mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc, quy định đặt ra mức tối đa về diện tích giao đất cũng như chuyển quyền sử dụng đất nhằm mục đích hạn chế sự tích tụ ruộng đất, tập trung vào quyền sử dụng của một số chủ thể nhất định, dẫn tới việc tư hữu ruộng đất hình thành giai cấp địa chủ mới sau cải cách ruộng đất. Trải qua quá trình sửa đổi Luật Đất đai 1993, Nghị định 64/CP năm 1993, Luật Đất đai 2003 tới Luật Đất đai 2013, chúng ta đã có nới ra một chút rồi sau đó lại quay trở lại với hạn mức ban đầu. Và hạn mức hiện nay được quy định trong Luật Đất đai 2013, tại Điều 129 với hạn mức giao đất nông nghiệp và tại Điều 130 với hạn mức chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp. Người viết đã trích dẫn các quy định này tại phần trước đó và sẽ tóm tắt bằng bảng sau đây: (xem trang bên)
Hạn mức giao đất nông nghiệp (Điều 129 Luật Đất đai 2013)
Người viết rút ra một số nhận định như sau:
Thứ nhất, với đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đây là loại đất nông nghiệp phổ biến nhất ở Việt Nam. Theo báo cáo thống kê diện tích đất đai năm 2015 của các địa phương, tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 11.530.160 ha, trong đó diện tích đất trồng lúa là 4.143.096 ha, diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 797.759 ha và diện tích đất làm muối là 17.505 ha [03]. Khóa luận: Thực trạng P. luật chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Nhóm đất này đã chiếm đến gần 50% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Không những chiếm diện tích lớn, đây cũng là nhóm đất tập trung nhiều lực lượng lao động sản xuất, bởi lẽ Việt Nam xuất phát từ nền văn minh lúa nước, lúa gạo là nông sản có giá trị cao, vừa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước, vừa là mặt hàng xuất khẩu lớn có thứ hạng cao trên thế giới. Chính vì vậy, đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối có hạn mức thấp nhất so với các loại đất nông nghiệp khác, chỉ 2-3 ha đối với mỗi hộ gia đình, cá nhân sản xuất.
Đối với khu vực Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, hạn mức được giao đất là 3 ha, còn các khu vực khác không được quá 2 ha. Sự khác biệt này do có sự chênh lệch giữa diện tích đất và mật độ dân số. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2011, tổng diện tích các tỉnh, thành thuộc đồng bằng sông Cửu Long là 40.548,2 km² và tổng dân số của các tỉnh trong vùng là 17.330.900 người. Nó chiếm 13% diện tích cả nước và chỉ hơn 19% dân số cả nước, tốc độ tăng trưởng cao hơn cả nước (năm 2015 tăng 7,8% trong khi cả nước tăng 6,8%):chỉ riêng cây lúa đã chiếm 47% diện tích và 56% sản lượng lúa, xuất khẩu gạo từ toàn vùng chiếm tới 90% sản lượng cả nước. Trong khi các khu vực khác, điển hình như vùng đồng bằng sông Hồng, có diện tích: 15.000 km², chiếm 4,6% diện tích của cả nước trong khi dân số là 19.577.944 người (thời điểm 1/4/2009), chiếm 22,82% dân số cả nước hay như vùng đồng bằng duyên hải miền Trung còn nhỏ hẹp hơn nhiều, song có số dân không hề nhỏ. Như vậy, đồng bằng sông Cửu Long vừa có diện tích lớn hơn, mật độ dân số thấp hơn lại là vựa lúa lớn của quốc gia, nên việc đặt ra hạn mức cao hơn các vùng khác là hoàn toàn đúng đắn, vừa hợp lý vừa là hình thức khuyến khích sản xuất ở vùng này.
Thứ hai, trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp, bên đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối, đất trồng cây lâu năm cũng chiếm vai trò quan trọng. Cũng theo báo cáo thống kê diện tích đất đai năm 2015 của các địa phương, tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 11.530.160 ha thì diện tích đất trồng cây lâu năm là hơn 6.000.000 ha, lớn hơn diện tích đất trồng cây hàng năm. Theo thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 1-11-2004 của Bộ Tài nguyên – Môi trường [02], giải thích tên gọi các loại đất như sau: Đất trồng cây hằ ng năm khác là đất chuyên trồng các loại cây có thời hạn sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một 1 năm. Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng trên một năm, từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch, kể cả cây có thời gian sinh trưởng như cây hằ ng năm. Sự khác biệt về thời gian sinh trưởng này đối với hai loại đất, làm cho đất trồng cây lâu năm đòi hỏi cá nhân, hộ gia đình phải có kỹ thuật sản xuất cao hơn thông thường, số lượng lao động trên cùng một diện tích đất lại không bằng với đất trồng cây hàng năm. Vì vậy hạn mức giao đất đối với đất trông cây lâu năm theo quy định pháp luật là cao hơn so với đất trồng cây hàng năm, để đảm bảo thúc đẩy phát triển chung nền nông nghiệp nước ta, cổ vũ người dân đầu tư cho loại đất này. Và hơn cả, hạn mức 10 hoặc 30 ha này ít nhất mới có thể phù hợp với quy mô sản xuất của giống cây trồng lâu năm. Khóa luận: Thực trạng P. luật chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Còn sự khác biệt hạn mức giao đất trồng cây lâu năm giữa vùng đồng bằng và trung du, miền núi có thể hiểu là chính sách của Nhà nước luôn muốn tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào ở vùng trung du, miền núi, khuyến khích người dân ở đây tăng gia sản xuất, bởi lẽ giống cây trồng lâu năm cần có một lượng diện tích đủ lớn mới có thể đạt hiệu quả kinh tế cao. Mà trong khi đó tình cảnh “đất chật, người đông” ở các vùng đồng bằng hiện nay lại không có nhiều quỹ đất cho hình thức đất trồng này, phù hợp với trồng cây trồng hàng năm như lúa nước hơn. Có chăng, vùng đồng bằng sông Cửu Long mới có thể trồng hiệu quả cây trồng lâu năm, đặc biệt là các loại cây ăn quả có giá trị xuất khẩu cao cũng đều tập trung ở đây. Vậy nên cần có hạn mức cao hơn ở các vùng trung du, miền núi là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước. Cụ thể, hạn mức đất trồng cây lâu năm ở đồng bằng là 10 ha còn với ở trung du, miền núi thì hạn mức cao gấp 3 lần là 30 ha.
Thứ ba, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân với hạn mức 30 ha vừa để kết hợp sản xuất nông, lâm nghiệp vừa là hình thức để phát triển rừng, quản lý và bảo vệ rừng. Mức quy định này xem như cũng tương xứng với 30 ha hạn mức đất trồng cây lâu năm ở các vùng trung du, miền núi nói trên. Và thực chất người dân sản xuất cũng không quan tâm nhiều tới đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất này.
Thứ tư, việc quy định các trường hợp giao thêm đất, giao nhiều loại đất khác nhau tại khoản 4 Điều 129 Luật Đất đai 2013 cũng là một điểm đáng chú ý về quy định hạn mức. Một hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại trong số đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cũng chỉ được tối đa 5 ha. Còn các loại đất khác như đất trồng cây lâu năm, đất rừng phỏng hộ, đất rừng sản xuất được giao thêm nhưng phần đất được giao thêm cũng không được quá nhiều, so với hạn mức được giao ban đầu. Quy định này đảm bảo tính thực tiễn khác nhau giữa giao đất từng loại và giao đất nhiều loại, giao thêm đất thường xuyên phát sinh trong quá trình cấp đất cho người dân. Khóa luận: Thực trạng P. luật chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Thứ năm, ngoài ra Điều 129 Luật Đất đai 2013 còn có thêm quy định về đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng khi được giao cho hộ gia đình, cá nhân sản xuất theo quy hoạch. Với đặc điểm là loại đất chưa sử dụng, chưa có hiệu quả kinh tế cao nên pháp luật đất đai đã quy định phần đất này khi được giao sẽ không tính vào hạn mức của các loại đất nông nghiệp được giao khác, đã được kể đến ở phía trên nhằm tạo điều kiện cho người tiếp nhận đất có nguồn động lực xin đất chưa sử dụng để cải tạo đất. Tuy nhiên dù không được tính vào hạn mức đất nông nghiệp sẵn có nhưng đất chưa sử dụng, đất trống đồi trọc vẫn được giao theo hạn mức vì sau khi đưa vào quy hoạch, loại đất này cũng sẽ được đưa vào sản xuất nông nghiệp, trồng cây như các loại đất khác. Ví dụ như ông A đã được giao đủ hạn mức đất trồng lúa năm là 3 ha. Nhưng do nhu cầu muốn canh tác thêm phần đất trống, đồi trọc phía bên cạnh để trồng thêm lúa, ông A vẫn hoàn toàn có thể xin được giao thêm phần đất này. Và diện tích đất trống đó được giao tối đa là 3 ha. Tổng cộng ông A có thể có 3 ha trồng cây lúa đã sẵn có và có thêm tối đa 3 ha loại đất trống đồi trọc mới xin giao thêm nữa. Do đất đai được quản lý theo các cấp chính quyền địa phương nên để quyết định hạn mức giao đất chưa sử dụng sẽ do UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm.
Thứ sáu, tổng hạn mức đất nông nghiệp được giao không thu tiền sử dụng đất sẽ được các cơ quan quản lý đất đai nơi đã giao đất thông báo cho UBND cấp xã nơi người nhận giao đất đăng ký hộ khẩu thường trú (Khoản 7 Điều 129 Luật Đất đai 2013). Tức là pháp luật thừa nhận việc hộ gia đình, cá nhân được tích tụ đất đai ở nhiều nơi, không hẳn là người dân sinh sống ở đâu thì chỉ được nhận giao đất ở chỗ đó như các thời kỳ trước kia. Ví dụ một người đăng ký hộ khẩu ở xã A, được giao đất ở các xã A, B,C thì tổng diện tích đất được giao sẽ không được quá hạn mức pháp luật cho phép và các cơ quan quản lý đất đai ở xã, phường, thị trấn A, B, C sẽ gửi thông báo cho xã A để quản lý trường hợp này.
Có thể bạn quan tâm đến dịch vụ:
Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp (Điều 130 Luật Đất đai 2013)
Hạn mức đối với đất nông nghiệp không chỉ áp dụng khi được Nhà nước giao đất mà còn có trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất. Đây là hai trường hợp hoàn toàn khác nhau. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý và Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất. Trên cơ sở đó, sự giao đất nông nghiệp được hiểu như hình thức Nhà nước trực tiếp trao quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong ngành nông nghiệp. Còn đối với nhận chuyển quyền sử dụng đât, có thể hiểu là một hình thức gián tiếp trao quyền sử dụng đất của Nhà nước, tức là trao quyền sử dụng đất thông qua một cá nhân, hộ gia đình khác. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp bao gồm có nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho, nhận góp vốn.
Khoản 8 Điều 129 Luật Đất đai 129 quy định: “Diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân do nhận chuyển nhượng, thuê, thuê lại, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất từ người khác, nhận khoán, được Nhà nước cho thuê đất không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều này”. Theo quy định này, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp sẽ không được tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp, phần được nhận chuyển quyền và phần được Nhà nước giao là hai phần tách biệt, không gộp chung với nhau. Và hạn mức này gấp 10 lần đối với mỗi loại đất đã quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 129 (có thể xem tại bảng tóm tắt phía trên).
Quy định xử lý vi phạm Khóa luận: Thực trạng P. luật chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Luật Đất đai 2013 chỉ có quy định về xử lý vi phạm khi sử dụng đất quá thời hạn (Điều 65. Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người), nhưng chưa có quy định cụ thể về cách thức xử lý vi phạm khi hộ gia đình, cá nhân được giao đất hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất quá hạn mức cho phép. Tuy nhiên có thể xem xét một số điều luật sau:
Điểm b Khoản 1 Điều 56 Luật Đất đai 2013 về cho thuê đất:
- “1. Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê trong các trường hợp sau đây:
- b) Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức được giao quy định tại Điều 129 của Luật này;”
Điểm g Khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013 về thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai:
- “1. Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:
- g) Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;”
Khoản 13 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai:
- “Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
- ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai
Bổ sung Điều 15a như sau: Khóa luận: Thực trạng P. luật chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
“Điều 15a. Thu hồi đất đối với trường hợp không thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất:
Việc thu hồi đất đối với trường hợp người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước quy định tại điểm g khoản 1 Điều 64 của Luật đất đai được thực hiện trong trường hợp người sử dụng đất không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật mà đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ tài chính nhưng không chấp hành.”
Tóm lại, có thể hiểu, trong trường hợp cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp sử dụng quá hạn mức đất nông nghiệp được giao hoặc nhận chuyển quyền, mà muốn tiếp tục sử dụng phần đất này thì được Nhà nước cho thuê đất và chấp hành đầy đủ các quy định về cho thuê đất (dựa theo Điểm b Khoản 1 Điều 56 Luật Đất đai 2013). Nếu thực hiện hoặc không đầy đủ nghĩa vụ nộp tiền thuê đất theo quy định pháp luật mà đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ tài chính nhưng không chấp hành thì bị thu hồi đất theo Điểm g Khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013. Việc xử lý vi phạm vượt hạn mức giao, nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp phải thông qua nhiều văn bản luật như phân tích phía trên không đảm bảo việc thực thi pháp luật, xử lý vi phạm một cách đúng đắn. Đặc biệt là không quản lý được hạn điền, không phát hiện được người sử dụng đất vượt hạn điền và cũng không xử lý được những người vượt hạn điền. Cần phải có quy định cụ thể hơn về trường hợp này.
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 1 Điều 77 Luật Đất đai 2013 về bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân:
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại theo quy định sau đây:
- Diện tích đất nông nghiệp được bồi thường bao gồm diện tích trong hạn mức theo quy định tại Điều 129, Điều 130 của Luật này và diện tích đất do được nhận thừa kế;
- Đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật này thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại;
- Đối với diện tích đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất vượt hạn mức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Khi Nhà nước thu hồi đất thì phần đất nông nghiệp vượt quá hạn mức cho phép của các hộ gia đình, cá nhân sản xuất sẽ không được bồi thường về đất và được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.
2.1.2. Đánh giá thực trạng quy định pháp luật Khóa luận: Thực trạng P. luật chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Thứ nhất, trọng tâm của các quy định pháp luật về hạn mức tại Điều 129 và Điều 130 Luật Đất đai 2013 là lĩnh vực nông nghiệp. Quy định nhằm đã phần nào đạt được mục tiêu đảm bảo bình đẳng sản xuất, xóa bỏ bất bình đẳng, phù hợp kinh tế kế hoạch. Các quy định này phù hợp với chủ trương đường lối chung của Đảng Cộng sản Việt Nam, phù hợp với thẩm quyền của Nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn dân, có trách nhiệm giao đất cho người sử dụng đất trong hạn mức, được thể chế hóa đề cập nhiều trong các văn bản quy phạm pháp luật đất đai, đồng bộ với các quy định hạn chế về thời gian sử dụng đất, mức bồi thường khi thu hồi. Nhưng việc đề ra các quy định về hạn mức còn mâu thuẫn với một số chính sách, quy định như khẳng định xu thế tích tụ ruộng đất, khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, sản xuất lớn dài hạn.
Thứ hai, các quy định được đưa ra dưới cách thức quy định cụ thể con số, hay nói cách khác là quy định cơ học. Việc quy định như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan có thẩm quyền trong công tác rà soát, dễ thi hành và kiểm soát. Tuy nhiên quy định cơ học sẽ mang yếu tố duy ý chí của những nhà làm luật. Những con số được đưa ra trong quy định cần có sự so sánh, đối chiếu với tổng thể. Đồng thời, diện tích đất sản xuất nông nghiệp có sự biến động theo từng năm và khi quy định cơ học, điều luật có thể sẽ có thời điểm không còn phù hợp với điều kiện thực tiễn, không đảm bảo tính lâu dài, ổn định của pháp luật. Có thể lấy ví dụ giữa diện tích đất trồng cây lâu năm và đất trồng cây hàng năm. Theo số liệu từ báo cáo thống kê diện tích đất đai năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ năm 2014 – 2015, diện tích đất trồng cây lâu năm tăng 29.471 ha và diện tích đất trồng cây hàng năm giảm 4.746 ha [03]. Chủ yếu do hiện nay việc trồng các loại cây lâu năm (đặc biệt là keo lá tràm) đem lại thu nhập kinh tế cao, ổn định đời sống nên người dân sử dụng đất đồi, đất rừng, chuyển từ cây hàng năm hiệu quả thấp sang để trồng cây lâu năm [06]. Như vậy, câu hỏi đặt ra là liệu những con số cụ thể về hạn mức trong tương lai liệu còn đảm bảo tạo điều kiện phát triển kinh tế nông nghiệp cho người dân hay không?
Thứ ba, pháp luật đất đai cho phép chuyển quyền sử dụng song trong giới hạn (10 lần) chỉ với chuyển nhượng, tặng cho, xử lý nợ khi thế chấp để kiểm soát tích tụ, hạn chế đầu cơ nhưng lại không hạn chế với thuê, góp vốn quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, do thuê hay góp vốn là quan hệ trái quyền nên thường phát sinh tranh chấp và không ổn định do có đất dựa trên cơ sở thỏa thuận, nên quy định này không thể phát huy tác dụng thúc đẩy quá trình tích tụ đất đai.
2.2. Thực tiễn thi hành quy định pháp luật về hạn mức giao đất và nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp Khóa luận: Thực trạng P. luật chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
2.2.1. Thực tiễn thi hành quy định về hạn mức giao đất nông nghiệp
Quá trình giao đất sản xuất nông nghiệp bắt đầu từ năm 1981 với cơ chế khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động (gọi là khoán 100, khoán theo Chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng). Khoán như vậy vẫn chưa đủ động lực. Vào năm 1988, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 10 về cơ chế khoán ruộng đất cho hộ gia đình, cá nhân xã viên (gọi là khoán 10).Thực chất, cơ chế khoán 10 được coi như chủ trương chính trị, việc giao đất của hợp tác xã cho hộ gia đình, cá nhân để sử dụng ổn định đã được tiến hành ở khắp các địa phương. Chính sách giao đất đã tạo nên động lực mới trong nông nghiệp và nông thôn. Chỉ sau 2 năm thực hiện, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ ba thế giới. Tiếp theo, nhiều loại nông sản nước ta đã được xếp vào nhóm đứng đầu trong xuất khẩu như cà phê, hạt điều, hạt tiêu, cá, tôm, v.v.
Việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đã làm nhưng mãi tới Luật Đất đai 1993 mới thể chế hóa được phương thức cụ thể. Nhà nước giao đất sản xuất nông nghiệp, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối không thu tiền cho hộ gia đình, cá nhân để sử dụng ổn định với hạn mức thời gian (thời hạn) và hạn mức diện tích (hạn điền) theo quy định.
Các địa phương thực hiện giao đất trước đây đều thực hiện theo nguyên tắc công bằng, mỗi gia đình “có ruộng tốt, ruộng xấu, ruộng gần, ruộng xa”. Cách làm này tạo nên tình trạng ruộng đất quá manh mún. Theo ước tính, diện tích trung bình mỗi thửa ruộng chỉ khoảng 0,23 ha; mỗi hộ gia đình nắm giữ khoảng 0,66 ha. Trên tổng diện tích 10 triệu ha đất nông nghiệp, có khoảng 70 triệu thửa đất do khoảng 14 triệu hộ nông dân sử dụng [07]. Cho tới nay, quỹ đất nông nghiệp không còn để giao nữa. “Hạn mức đất nông nghiệp giao cho các hộ dân thực ra đã rất ổn định từ khi thực hiện Luật Đất đai 1993 và Luật Đất đai 2003. Giờ, muốn nới con số này cũng không thể nới được, vì đất đã giao hết từ thời đó, không còn để nới.” ((trích lời Bà Hoàng Thị Vân Anh, Vụ trưởng Vụ Chính sách và pháp chế, Tổng cục Quản lý Đất đai, Bộ Tài nguyên và môi trường).
Vì vậy, sau quá trình giao đất từ khoán 100 – khoán 10 – Luật Đất đai 1993 – Luật Đất đai 2003 thì đến thời điểm hiện tại, quy định về hạn mức giao đất chỉ còn mang tính hình thức và trở thành căn cứ để xác định thực hiện cho các quy định khác.
2.2.2. Thực tiễn thi hành hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp Khóa luận: Thực trạng P. luật chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Khi quỹ đất giao đã hết, mấu chốt vấn đề ở đây chỉ là hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp, chứ không còn là hạn mức giao đất, hạn mức giao đất này của Nhà nước không còn ý nghĩa.
Hộ gia đình, cá nhân tham gia sản xuất nông nghiệp chỉ được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong hạn mức tối đa gấp 10 lần hạn mức được giao. Và phần đất quá hạn mức sẽ không được công nhận, tức là không có sổ đỏ và người dân đó phải chịu nhiều rủi ro pháp lý ví dụ như không được bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi. Trên thực tế, muốn đầu tư sản xuất nông nghiệp lớn, dài hạn thì bên cạnh diện tích đất còn cần phải có một lượng vốn nhất định . Nhưng chỉ với hạn mức gấp 10 lần hạn mức được giao thì rất khó để có được cả hai điều kiện trên. Ví dụ một người dân muốn phát triển kinh tế trang trại thì chỉ được tối đa là 30 ha đối với vùng Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long và 20 ha đối với các vùng khác. Con số này là vô cùng nhỏ so với quy mô sản xuất nông nghiệp tương ứng tại các nước khác. Chẳng hạn ở Mỹ nông trại nhỏ có ít hơn 200 ha, nông trại lớn trên 1000 ha. Ở châu Âu đất đai hẹp hơn, nông trại được xem nhỏ dưới 50 ha và nông trại lớn trên 200 ha. Thông thường, một nông trại phải có diện tích tối thiểu 20 ha để sản xuất đạt đến hiệu quả kinh tế có thể chấp nhận được.
Nguồn vốn không có thì người dân có thể vay thế chấp ngân hàng hoặc kêu gọi doanh nghiệp đầu tư. Nhưng qua quá trình quan sát, các doanh nghiệp hay ngân hàng không mặn mà đầu tư cho nông dân. “Hiện nay, có một vấn đề chính là đầu tư cho nông nghiệp cũng chưa phải một ngành có lợi nhuận cao và cũng nhiều rủi ro. Vì thế, hiện nay số doanh nghiệp đầu tư cho nông nghiệp còn hạn chế và rất ít, mới khoảng 1% tổng số doanh nghiệp của cả nước.Trong đó, một số doanh nghiệp lại có quy mô vốn rất nhỏ” (trích lời Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh). Còn ngân hàng muốn vay vốn thì cần phải có thế chấp. Người nông dân lại chỉ có sổ đỏ để thế chấp trong khi đất nông nghiệp không thể có định giá cao nên mức vay được cũng không phải là nhiều, chưa kể tới lãi. Với tình hình sản xuất nông nghiệp như hiện nay ở nước ta, với hạn mức đang được đề ra thì vô hình chung trở thành rào cản hạn chế xử lý nợ cho người dân khi thế chấp.
Công tác quản lý đất đai còn nhiều bất cập khiến quy định hạn mức đất nông nghiệp không mang tính thực tiễn. Do các cơ quan quản lý cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý đất đai nhưng lại không kiểm soát được việc có đất ở nhiều tỉnh, quản lý không tập trung, dẫn tới không thể phát hiện và xử lý kịp thời đối với các trường hợp vượt hạn mức. Theo báo cáo kết quả kiểm toán năm 2011 về niên độ ngân sách 2010 của KTNN, công tác quản lý đất đai tại các địa phương còn nhiều bất cập, như: chuyển nhượng trái phép, cho mượn sai quy định, đất được giao hoặc cho thuê nhưng chưa sử dụng… Các tập đoàn, tổng công ty quản lý và sử dụng số lượng lớn diện tích đất đai nhưng chưa được ký hợp đồng cho thuê hoặc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm NSNN thất thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Khóa luận: Thực trạng P. luật chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Lại bàn tới vấn đề chế tài xử lý vi phạm, như người viết đã có phân tích ở phần trên, pháp luật đất đai không có quy định cụ thể nào về vấn đề vượt quá hạn mức. Trong khi đó các cán bộ cơ quan quản lý nhà nước vẫn còn tình trạng thiếu am hiểu pháp luật thì chưa thể giải quyết hợp tình hợp lý. Điều này vừa gây bất lợi cho cơ quan quản lý vừa tạo nên những rủi ro pháp lý không đáng có cho người dân. Thực tế chắc chắn có rất nhiều vi phạm vượt quá hạn mức nhưng lại không được xử lý. Bởi lẽ người dân thì vẫn tiếp tục sử dụng đất vượt hạn mức, còn Nhà nước không thừa nhận, không cấp sổ đỏ nhưng cũng không có biện pháp ngăn chặn nào cụ thể, dần dần cũng mất kiểm soát trọng vấn đề này.
Hiện tượng “lách hạn điền” vẫn diễn ra đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Người dân nhờ người thân quen đứng tên, mua bán đất chui, tích tụ vượt hạn mức rất nhiều. Trường hợp của ông Út Huy ở Long An là một ví dụ điển hình. Ông Võ Quan Huy (Út Huy) được coi là nông dân tích tụ ruộng đất nhiều nhà miền Nam khi đang sở hữu khoảng 1.000 ha đất nông nghiệp, đầu tư bài bản, sản xuất quy mô lớn và hiện đại. Hiện tại, ông Huy đang nuôi hơn 100 ha tôm công nghiệp, gần 200 ha chuối xuất khẩu cho thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc, hàng trăm ha trà ô long, bưởi da xanh và một số cây đặc sản khác. Ông Huy cũng là người nhập về Việt Nam hơn 300.000 con bò Úc nuôi vỗ béo. Do làm ăn lớn, ông giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động cũng như hợp tác với hàng trăm hộ nông dân cùng hợp tác sản xuất [21].Mặc khác, ông Út Huy cũng méo mặt vì đang phải quản lý quá nhiều tấm sổ đỏ từ các mảnh đất được ông sang nhượng lại. Mọi thành viên trong gia đình, họ hàng thân thiết đều được ông huy động để đứng tên quyền sử dụng đất. Đây là một bất cập rất lớn, cản trở khát vọng làm ăn lớn. Hơn nữa nguy cơ xảy ra tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình nếu việc làm ăn có biến cố là rất lớn.Ngoài ra, bản thân ông Huy khi tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi của nhà nước, hỗ trợ phát triển nông nghiệp rất khó khăn. Việc vay vốn phải thực hiện thế chấp cùng lúc nhiều tài sản đất của nhiều người đứng tên, rất bất tiện và phát sinh nhiều chi phí [20].
Đó là một trong số rất nhiều trường hợp lách hạn điền hiện nay. Để có thể “lách” được như vậy đòi hỏi người nông dân phải có đầu óc kinh tế, có điều kiện nhưng rủi ro pháp lý cũng rất cao, khi phải nhờ người thân quen đứng tên để mua bán, chuyển nhượng đất. Việc quy định hạn mức lại một lần nữa được chứng minh là một rào cản rất lớn cho nông dân trong thực tế.
Một hình thức “lách” khác là hình thức hợp tác doanh nghiệp – nông dân thuê đất, góp vốn. Doanh nghiệp sẽ cung cấp đầu vào và đầu ra cho người nông dân, bao gồm cung cấp giống vật nuôi, cây trồng, hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng rồi tìm nguồn bán sản phẩm nông nghiệp trên thị trường, còn người dân chỉ cần tập trung làm tốt nhất việc của họ, đó là thực hiện sản xuất nông nghiệp. Bản thân doanh nghiệp đó có lợi nhuận cao và người nông dân tham gia cũng rất bền vững, cũng có lợi nhuận rất là cao. Nhưng cũng giống như trường hợp cá nhân ông Út Huy ở trên, doanh nghiệp muốn liên kết cánh đồng lớn thì cần có chiến lược thuyết phục người dân, đảm bảo quy tụ đủ số lượng người dân muốn cho thuê đất, góp vốn đất của họ, đồng thời duy trì ổn định mối liên kết này. Công tác này không hề đơn giản, khi người nông dân nhìn chung vẫn còn là tầng lớp lao động dân trí chưa cao, thường chạy theo xu hướng, cái lợi trước mắt hơn là lợi ích lâu dài. Vì vậy, “lách” được là như vậy nhưng độ rủi ro cao khiến mô hình này cũng khó phát triển được hơn nữa. Khóa luận: Thực trạng P. luật chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Ngoài ra, đi cùng quy định rõ ràng về hạn mức đất nông nghiệp, thời hạn sử dụng đất, có thể xuất hiện những nhóm lợi ích tham nhũng đến từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
2.2.3. Đánh giá thực tiễn thi hành
Tích cực
Các quy định về hạn mức giao đất và chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp được áp dụng đúng trên nguyên tắc bình đẳng trong phân phối ruộng đất, đúng với khẩu hiệu “ruộng đất cho dân cày”, “người cày có ruộng”, đúng chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra.Không có tình trạng tích tụ, ruộng đất vào một cá nhân xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam. Từ đó loại bỏ khả năng hình thành giai cấp địa chủ tước đoạt ruộng đất của những người nông dân sản xuất trực tiếp.
Không ai bị áp bức, bóc lột lao động trong sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh quy định hạn mức, Nhà nước cũng có một số chính sách để giải quyết điểm hạn chế của quy định hạn mức. Ví dụ như chính sách “dồn điền đổi thửa”, “cánh đồng mẫu lớn”, “kinh tế trang trại” nhằm khuyến khích người dân áp dụng cải tiến kỹ thuật, tăng cường sản xuất lớn.
Tiêu cực Khóa luận: Thực trạng P. luật chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Các hạn mức được đặt ra là không đủ trên nhu cầu thực tế, khiến các hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp vẫn phải duy trì phương thức sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, tiểu nông. Cũng chính bởi giao ruộng đất theo nguyên tắc “người cày có ruộng”, “ruộng tốt, ruộng xấu, ruộng gần, ruộng xa” khiến cho đất đai trở nên manh mún, thiếu tập trung. Muốn có một nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất ra giá trị hàng hóa lớn thì yêu cầu về diện tích đất tập trung, đủ lớn là điều tất yếu để đưa cơ giới hóa vào sản xuất, vừa giảm chi phí vừa nâng cao năng suất lao động vừa góp phần quan trọng xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế đất nước nói chung.
Đặt ra hạn mức đất nông nghiệp là rào cản chung cho cả người nông dân, cả các doanh nghiệp muốn đầu tư nông nghiệp và các ngân hàng muốn cho vay vốn.
Người nông dân không đủ đất sản xuất, không được tạo điều kiện phát triển nông nghiệp là đầu tiên. Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp đương nhiên sẽ lấy nông nghiệp là nghề nghiệp chính, là kế sinh nhai của họ. Đóng thuế hay làm giàu cho đất nước, đó là nghĩa vụ của mỗi người dân nhưng trước hết cần phải lo cho chính bản thân mình trước đã. Khi sản phẩm nông sản của họ đưa ra thị trường mà thiếu đi sự đầu tư thì không thể có sức cạnh tranh và khả năng bị ép giá là cao hơn. Công nghệ tiên tiến, cải tiến kỹ thuật hay cơ giới hóa nông nghiệp sẽ chỉ có hiệu quả khi diện tích đất đủ lớn. Do đó người dân có muốn áp dụng kỹ thuật hiện đại trong nông nghiệp cũng khó mà áp dụng được.
Tới đó, các doanh nghiệp muốn tham gia thị trường nông nghiệp, bắt tay với người dân lại khó hơn khi phải “lách” luật bằng hình thức cho thuê đất, góp vốn quyền sử dụng đất. Điều đó khiến doanh nghiệp e dè hơn khi sử dụng nguồn vốn của mình, đòi hỏi mặt phức tạp về pháp lý và nếu không tập hợp đủ diện tích đất cần thiết thì không mang lại giá trị lợi nhuận kinh tế tương xứng. Ngân hàng muốn cho vay lại cần có thế chấp, quy hoạch cụ thể. Sổ đỏ là căn cứ cần thiết mà trong khi người dân lại chỉ được công nhân phần diện tích đất nông nghiệp sở hữu còn quá nhỏ trên giá trị thực tiễn. Mặc dù cũng đã có những chương trình tiếp cận với người nông dân, cho vay không cần thế chấp nhưng vẫn còn mang tính thử nghiệm, không có số lượng nhiều và ngay cả nhiều người nông dân, ít hiểu biết, cũng không hề biết tới chính sách này. Khóa luận: Thực trạng P. luật chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Khóa luận: Kiến nghị pháp luật chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietthuethacsi.com/ – Hoặc Gmail: dicvuluanvanthacsi@gmail.com
[…] ===>>> Khóa luận: Thực trạng P. luật chuyển nhượng quyền sử dụng đất […]