Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại

Rate this post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Phân tích thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại VP dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

Nội dung chính

2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI VP

2.1.1 Giới thiệu chung

  • CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI VP được thành lập ngày theo giấy phép kinh doanh số: 0200545339
  • Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hải Phòng.
  • Loại hình hoạt động: Công Ty Cổ Phần
  • Đại diện pháp luật: Ông Lương Mạnh Hùng
  • Ngày hoạt động: 09/05/2003 (Đã hoạt động 19 năm)
  • Tên công ty viết bằng tiếng việt:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI VP

  • Tên quốc tế: VP INVESTMENT AND TRADING JOINT STOCK COMPANY
  • Tên viết tắt: VPC
  • Địa chỉ trụ sở chính của Công ty: Tổ 1, xóm Trung (tại nhà ông Lương Mạnh Hùng), Phường Đằng Giang, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam.
  • Điện thoại: (0225)730053
  • Lĩnh vực hoạt động của Công ty:
  • Kinh doanh siêu thị điện máy VP
  • Kinh doanh trà sữa Pozza Tea
  • Kinh doanh nhà hàng Lẩu Ba Lý.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Khóa Luận Ngành Marketing

2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại.

Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại VP hoạt động đăng kí ngày 09/05/2003 và hoạt động chính thức ngày 22/05/2003 với các ngàng nghề kinh doanh chính sau:

Chuỗi siêu thị điện máy VP

  • Siêu thị điện máy VP ở 32 Lương Khánh Thiện thành phố Hải Phòng
  • Siêu thị điện máy VP ở 214 Trần Thành Ngọ, Kiến An, thành phố Hải Phòng

Chuỗi trà sữa Pozza Tea

  • Pozza Tea Kiến An
  • Pozza Tea Bigc Hải Phòng
  • Pozza Tea 72 Lạch Tray
  • Pozza Tea Thủy Nguyên
  • Pozza Tea Aeonmall Hải Phòng
  • Nhà hàng Lẩu Ba Lý ở trung tâm thương mại tại Hải Phòng và Hà Nội. Là một doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại VP đã xây dựng được công ty với những thành tựu đáng kể.

Với xã hội phát triển hiện nay ngành dịch vụ ăn uống phát triển khá đa dạng,do vậy công ty đang phát triển nhà hàng Lẩu một cách nhanh nhất, hướng tới nhu cầu thiết yếu của khách hàng nên hiện tại công ty đang hướng đến mở rộng nhà hàng. Do đó ta nhà hàng Lẩu Ba Lý tạo bước đệm để công ty phát triển và mở rộng thêm.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty

  • Ban giám đốc: Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại.

Gồm 4 người: 1 chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc, 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 1 giám đốc kinh doanh.

Nhiệm vụ của Ban Gíam Đốc là tổ chức,chỉ huy mọi hoạt động kinh doanh,tổ chức kí kết các hợp đồng kinh tế, điều kiện và ra quyết định,ngoại giao cũng như là người năng động phải tìm đủ biện pháp để tăng tốc độ của công ty, cải tiến kĩ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty, ổn định đời sống của nhân viên công ty.

  • Phòng kế toán:

Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo đúng quy định của nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán.

Tham mưu cho ban giám đốc về chế độ kế toán, những thay đổi các chế dộ qua từng thời kì trong kinh doanh.

Tham mưu về công tác quản lý kinh tế tài chính, thống kê tài chính công ty. Thực hiện nhiệm vụ kế toán tài chính và đôn đốc tình hình thực hiện tài chính của công ty. Hoàn thành đúng các nghiệp vụ kế toán một cách chuẩn xác.

  • Ban kiểm soát:

Kiểm tra và kiểm soát hoạt động của công ty, đảm bảo các báo cáo về kế toán và tài chính tin cậy trước công bố, thông qua kiểm soát sẽ phát hiện ra những sai sót, gian lận để bảo vệ tài sản của công ty.

  • Phòng kho:

Kiểm soát lượng hàng hóa trong toàn bộ công ty, đảm bảo lượng hàng đảm bảo cung cấp đúng lúc, nhanh chóng. Duy trì được nguồn cung ứng cho quá trình sản xuất và buôn bán ổn định.

  • Phòng Marketing: Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại.

Nghiên cứu dự báo thị trường, tổ chức triển khai chương trình phát triển sản phẩm mới. Xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược Marketing.

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức phía nhà hàng

  • Quản lý nhà hàng
  • Thông thạo và chịu trách nhiệm nhân sự tại nhà hàng: Tuyển dụng – Đào tạo – Giám sát – Đánh giá nhân viên. Xây dựng đội ngũ nhân viên ý thức, đoàn kết, phát triển.
  • Thông thạo và chịu trách nhiệm quản trị tất cả các mảng chi phí của nhà hàng đặc biệt là chi phí bếp và chi phí nhân sự.
  • Thông thạo và chịu trách nhiệm quản trị khách hàng. Xử lý khiếu nại, đảm bảo mọi khách hàng đều được thoả mãn khi sử dụng dịch vụ. Nắm bắt comment khách hàng
  • Thông thạo và chịu trách nhiệm quản trị tài sản của nhà hàng. Kiểm soát số lượng và đảm bảo không bị thất thoát tài sản của nhà hàng
  • Quản trị chiến lược, chiến thuật kinh doanh. Đưa ý tưởng, đề xuất, chỉ đạo thực hiện và đánh giá kết quả chiến lược.
  • Đào tạo người kế cận để sẵn sàng phát triển
  • Tổ trưởng bàn:
  • Thông thạo nội quy, văn hóa công ty.
  • Được bổ sung và hoàn thiện kỹ năng đào tạo nhóm.
  • Nắm vững quân số nhân sự đội bàn. Phân chia công việc, vị trí, phân vùng cho nhân viên.
  • Kèm cặp, hướng dẫn nhân viên mới. Giám sát nhân viên trong giờ làm việc.
  • Nắm vững Comment và xử lý khôn khéo những tình huống phát sinh khi phục vụ khách.
  • Chịu trách nhiệm đảm bảo đội bàn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nắm rõ chất lượng nhân sự (ý thức, tố chất, đạo đức).
  • Nhân viên thu ngân: Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại.
  • Nhập đầy đủ, xem xét tính hợp lệ của các chứng từ liên quan đến hàng hoá.
  • Lưu trữ các chứng từ nhập, xuất hàng hoá.
  • Báo cáo kịp thời cho quản lý nếu có trường hợp xuất, nhập hàng sai nguyên tắc.
  • Theo dõi giá cả hàng hoá mua vào. nếu có tăng, giảm cần thông báo kịp thời cho quản lý.
  • Xem xét số lượng nhập hàng ngày so với định mức tồn kho quy định.
  • Tổ chức kiểm kê hàng hoá, tài sản, trong nhà hàng vào 30 hàng tháng.
  • Thống kê chi tiết Doanh Thu và Chi phí ngày báo cáo quản lý.
  • Thực hiện các báo cáo về hàng hoá, tài chính theo đúng quy định của công ty.
  • Nắm vững quy trình thanh toán, thao tác thưc hiện trên máy POS, đảm bảo việc thanh toán cho khách chính xác.
  • Nắm vững các chương trình khuyên mại, giảm giá, thẻ thành viên đang chạy tại nhà hàng.
  • Kiểm soát lượng tiền lẻ trước bữa.
  • Kiểm soát tiền giả, tiền rách, Số lượng tiền nhận của khách.
  • Hạch toán rõ ràng tiền thẻ hay tiền mặt.
  • Bàn giao đầy đủ tiền hàng của 1 bữa cho quản lý.
  • Bếp trưởng:
  • Quản lý bếp
  • Phối hợp tuyển dụng, đào tạo nhân sự bếp mới.
  • Đào tạo, phân việc & trách nhiệm cho các thành viên trong bếp.
  • Chịu trách nhiệm trước công ty về tình hình nhân sự và chất lượng cả tổ bếp, đảm bảo chạy món đạt mọi tiêu chuẩn của công ty.
  • Kết nối với bộ phận bàn để hướng dẫn chạy món đẩy, chương trình khuyến mại, và tư vấn về món ăn cho khách.
  • Phối hợp với quản lý để cùng kiểm soát tổng thể tình hình kinh doanh sao cho đạt yêu cầu về doanh thu, lợi nhuận, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  • Quản lý, kiểm soát công cụ dụng cụ, tài sản được giao.
  • Giải quyết thắc mắc, khiếu nại của khách hàng về món ăn
  • Nhân viên tủ Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại.
  • Tuân thủ quy định sống – chín.
  • Thông thạo kỹ năng hàng hóa: Nhận hàng đủ số lượng, đạt chất lượng -> sơ chế, chia suất thực phẩm -> Bảo quản thực phẩm -> Xả hàng đảm bảo chất lượng
  • Đảm bảo vệ sinh tủ luôn sạch sẽ, nhiệt độ tủ đạt chuẩn
  • Hoàn thành tốt công việc do bếp trưởng sắp xếp.
  • Nhân viên phụ bếp:
  • Thông thạo nội quy, văn hóa công ty. Tuân thủ tuyệt đối quy trình làm món.
  • Tuân thủ quy định sống – chín. Đảm bảo vệ sinh khu vực làm việc và khu vực chung của bếp và nhà hàng.
  • Thông thạo kỹ năng hàng hóa: Nhận hàng đủ số lượng, đạt chất lượng -> sơ chế, chia suất thực phẩm -> Bảo quản thực phẩm -> Xả hàng đảm bảo chất lượng
  • Nắm vững những yêu cầu công việc của vị trí làm việc.
  • Hoàn thành tốt công việc do bếp trưởng sắp xếp.
  • Bếp chính
  • Thông thạo nội quy, văn hóa công ty
  • Thông thạo các vị trí phụ bếp và tuyệt đối tuân thủ quy trình món
  • Có kỹ năng quản trị hàng hóa trong nhà hàng. Có kỹ năng đào tạo và kiểm soát nhân sự.
  • Được đào tạo để hoàn thiện kỹ năng quản trị nhóm.
  • Khi không có Phụ trách bếp là người chịu trách nhiệm vận hành bếp nhà hàng

Nhân viên tạp vụ:

  • Vệ sinh nhà hàng.
  • Rửa bát, đĩa, dụng cụ bếp đạt tiêu chuẩn về tốc độ và dạt vệ sinh.
  • Thực hiện các công việc vệ sinh khác do cấp trên giao cho.
  • Làm việc với tinh thần tự giác, nhanh nhẹn, và trách nhiệm.
  • Sự liên kết các bộ phận trong nhà hàng: Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại.

Nhân viên lễ tân đón khách và dẫn khách vào, tiếp theo nhân viên phục vụ bàn ra chào khách và hỏi khách đã đặt bàn trước chưa, số lượng khách đến, nếu khách đặt trước rồi thì hỏi tên và mời khách vào khu vực đã đặt sẵn còn nếu khách chưa đặt trước thì xem xét vả bố trí chỗ ngồi cho khách khi còn chỗ. Sau đó nhân viên phục vụ của bộ phận bàn sẽ trình thực đơn, ghi nhận yêu cầu của khách và chuyển phiếu order cho bộ phận bếp và bộ phận thu ngân. Khi bộ phận bếp chế biến món ăn xong thì nhân viên tiếp thực( nhân viên chạy bàn) sẽ mang đồ ăn lên cho khách. Nhân viên phục vụ bạn sẽ phục vụ trong quá trình khách ăn uống và đáp ứng mọi yêu cầu của khách nếu khách cần. Sau khi khách ăn xong thì nhân viên phục vụ bàn liên hệ với nhân viên thu ngân để thanh toán, tiếp theo là tiễn khách và tiến hành thu dọn bàn ghế.

  • Ý nghĩa mối quan hệ giữa các bộ phận trong nhà hàng:
  • Việc thiết lập các mối quan hệ giữa các bộ phận trong nhà hàng là một việc hết sức cần thiết Nhờ vào mối quan hệ này mà tạo ra được nhiều lợi ích:
  • Đảm bảo chất lượng phục vụ của nhà hàng
  • Giúp cho từng bộ phận hoàn thành nghĩa vụ
  • Nâng cao hiệu quả việc sử dụng các yếu tố chung

Giảm thiểu sai sót, tiết kiệm thời gian, công sức… Trên đây là nhiệm vụ, chức năng, ý nghĩa và mối liên hệ giữa các bộ phận trong nhà hàng Lẩu Ba Lý. Nhờ thực hiện đúng chức năng và phối hợp với nhau mà tất cả các bộ phận trong nhà hàng đều hoàn thành tốt vai trò của mình.

2.1.4. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại.

Sản phẩm:

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhà hàng nên sẽ có món ăn đặc trưng riêng tạo một thương hiệu cho nhà hàng:

2.1.4.1. Đồ ăn:tứ xuyên

Lẩu khô đặc biệt: Lẩu sườn bò cay thượng hạng, lẩu chim khô đặc biệt, lẩu gà hỏa kê, Lẩu gà bỗng rượu. Mỗi món ăn mang hương vị khác nhau, nếu lẩu sườn là vị cay nồng trên đầu lưỡi thì Lẩu chim khô lại mang hương vị đồng quê với bánh ngô đặc biệt, Lẩu gà bỗng rượu lại là vị chua, thanh của giấm bỗng cực thơm và hấp dẫn.

Lẩu uyên ương 2 ngăn nước lẩu cay và không cay. Vị cay Tứ xuyên với ớt khô, quế hồi, thảo quả, Vị không cay nước xương truyền thống với hương vị thuốc bắc, táo đỏ, kỳ tử, nhân sâm cùng 60 món nhúng lẩu tươi sạch, phong phú.

2.1.4.2. Đồ uống

  • Nhận xét:

 Tổng doanh thu năm 2020 đạt 18.374.324.005 đồng, tăng 2.691.749.026 đồng, tương đương với 17,16% so với năm 2019. Sự tăng trưởng trên cho thấy, doanh nghiệp đã hoàn thành tốt công tác hoạt động kinh doanh. Nguyên nhân là do doanh nghiệp có thêm nhiều các chính sách khuyến mãi để thu hút thêm khách hàng. Ví dụ: vào thứ 2 đầu tuần có chương trình áp dụng với khách đặt bàn sẽ được tặng 1 lon nước tùy chọn, còn với bàn đông thì tặng nước ép. Đây là chương trình vừa quảng cáo được cho nhà hàng và tăng doanh thu. Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại.

Nhưng, tổng chi phí của năm 2020 lại tăng lên 2.422.092.650 đồng, tương ứng với 17%. Tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng của doanh thu, cho thấy doanh nghiệp làm việc không hiệu quả. Nguyên nhân là do năm 2020 cả nước chịu ảnh hưởng của dịch bệnh covid – 19, doanh nghiệp cũng là một trong số đó. Dẫn đến phát sinh các chi phí cao hơn năm trước như: phí quảng cáo trên trang mạng xã hội, chi phí chiết khấu cho nhân viên khi nhân viên bán được hàng, chi phí nhân viên trực dịch vụ tiện ích (now, foody…).

Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2020 đạt 1.931.801.344 đồng, tăng 269.656.376 đồng so với năm 2019, tương ứng với 16,22 %.

Khi các khoản doanh thu, và lợi nhuận của công ty đang trên đà tăng trưởng nhưng, tổng số lao động của công ty lại giảm đi 3 người so với năm 2019.

Dưới sự nỗ lực nâng cao doanh thu và lợi nhuận nhằm đạt được hiệu quả cao, thúc đẩy hoạt động sản xuất cho công ty, doanh thu bình quân bán trực tiếp năm 2020 đã tăng so với năm 2019 một mức là 1.550.650.923 đồng, tương ứng với 10,52 %. Và doanh thu bình quân bán gián tiếp của năm 2020 tăng 1.141.098.103 đồng, tương ứng với 121,61 % so với năm 2019.

2.1.4.3. Quy trình phục vụ ăn uống

Bước 1: Chuẩn bị

Trong công tác chuẩn bị thì gồm những công việc như sau:

  • Quét dọn, vệ sinh các khu vực đón tiếp khách
  • Lau chùi toàn bộ bàn và ghế ngồi, chén, đĩa…
  • Phân công công việc (trực bàn, tiếp thực, tiếp nước…)
  • Kiểm tra tổng thể, người giám sát sẽ kiểm tra nếu đạt yêu cầu thì sẽ tiến hành phục vụ khách.

Bước 2: Giai đoạn tiếp xúc với khách Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại.

  • Đón tiếp khách, xếp chỗ, trải khăn, mời nước trước
  • Nhận yêu cầu của khách
  • Lập lại yêu cầu cho khách xác nhận
  • Chuyển yêu cầu lên bộ phận phục vụ

Bước 3: Chính thức phục vụ

  • Bưng bê thức ăn đến cho khách, quan sát và bổ sung các yêu cầu cho khách trong khu mình phục vụ.

Bước 4: Thanh toán

  • Yêu cầu cần phải tính nhanh, chính xác để khách không đợi lâu.

Bước 5: Đưa tiễn khách về

  • Cảm ơn khách và hẹn gặp lại

Bước 6: Dọn bàn và setup lại

  • Dọn sạch bàn, setup lại bàn mới để tiếp tục đón khách

Ý nghĩa:

Quy trình phục vụ là tập hợp những bước, giai đoạn có liên qua chặt chẽ với nhau để tạo ra 1 sản phẩm dịch vụ. Nâng cao quy trình phục vụ là đưa quy trình phục vụ hiện có tại mỗi nhà hàng hiện nay lên tầm cao mới, tiêu chuẩn mới, sản phẩm tạo ra từ quy trình mới này cũng tốt hơn, nâng cao và có chất lượng hơn. Từ việc tạo ra sản phẩm tốt Lẩu Ba Lý sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn làm tăng doanh thu. Giúp cho nhà hàng ngày càng nâng cao uy tín của mình trong việc phục vụ và đạt được tiêu chuẩn mà nhà nước đề ra trong việc kinh doanh nhà hàng hiện nay và trong tương lai.

  • Nhận xét Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại.

Ưu điểm: Nhìn chung quy trình phục vụ của nhà hàng cũng trình tự trải qua các bước như quy trình lý thuyết. Quy trình phục vụ tại nhà hàng cũng chu đáo, đảm bảo cho khách khi đến nhà hàng họ cảm thấy thoải mái và hài lòng. Với sự tận tình và nhanh nhẹn của nhân viên và cách xử lý tình huống khéo léo đã tạo cho khách có một ấn tượng tốt về nhà hàng.

Nhược điểm: Tuy quy trình phục vụ tại nhà hàng cũng trình tự trải qua các bước như trong lý thuyết nhưng thực tế vẫn thiếu giai đoạn “ hỏi ý kiến khách hàng”. Như vậy nhà hàng sẽ không biết được ý kiến nhu cầu của khách hàng về chất lượng phục vụ có tốt hay không. Thực tế cho thấy nếu không có ý kiến của khách, chúng ta sẽ không biết được ưu điểm khi phục vụ khách có gì sai sót gì. Hỏi ý kiến khách hàng là giai đoạn quan trọng để định hướng chất lượng phục vụ, để biết được khách hàng muốn gì và cần gì, từ đó có biện pháp để khắc phục và nâng cao chất lượng phục vụ một cách tốt hơn.

2.1.4.4. Phản hồi từ khách hàng mà nhà hàng nhận được

Chất lượng món ăn của nhà hàng nhìn chung được khách hàng đánh giá là chấp nhận được.

Bảng 2.5: Đánh giá của khách hàng về món ăn tại nhà hàng Lẩu Ba Lý

Vẫn còn 45% khách hàng chưa bằng lòng với chất lượng món ăn

Về cách bài trí món ăn, đa số khách hàng đánh giá không cao về cách bài trí món ăn của nhà hàng Lẩu Ba Lý. Để khách hàng có thể cảm nhận món ăn thì hình thức của món ăn rất quan trọng. Món ăn được bài trí đẹp mắt, tinh tế sẽ tạo cho khách cảm giác ngon miệng. Cách bài trí món ăn của nhà hàng đơn giản, không có gì nổi bật, đặc sắc. Hơn nữa cách sắp xếp món ăn trên bàn không tuân theo một thứ thự hay một sự thống nhất nào. Nhân viên đặt món ăn không theo trình tự mà tiện đâu thì đặt đó.

Về vấn đề vệ sinh, phần lớn khách hàng phàn nàn về vấn đề vệ sinh. Trong tổng số 85 khách hàng được hỏi có tới 9 khách hàng đánh giá vệ sinh của nhà hàng không đảm bảo. Nhân viên chuyển thức ăn lên cho khách đôi khi không dùng khay để chuyển mà thường dùng tay bê. Khi nhân viên bày các dụng cụ ăn uống đã không dùng khăn lót mà dùng tay cầm trực tiếp vào miệng bát và cốc, cả chồng bát được ôm vào người rồi đi bày các bàn. Như vậy nhà hàng nên chú trọng hơn tới vấn để vệ sinh.

Về chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên: Nhân viên bộ phận bàn chủ yếu là nữ nên rất thích hợp cho công việc này, tuy nhiên vẫn còn nhiều khách hàng phàn nàn về tác phong phục vụ của đội ngũ nhân viên bộ phận bàn. Khách hàng phàn nàn về tốc độ phục vụ của nhân viên, nhân viên có tác phong chậm. Vì vậy nên nhà hàng chú ý phần đào tạo tác phong cho nhân viên một cách nhanh nhẹn, tinh tế, tỉ mỉ để có sự chuyên nghiệp cho nhà hàng. Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại.

2.1.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch ăn uống

Để đánh giá và quản lý chất lượng dịch vụ ăn uống trong nhà hàng, nhất thiết chúng ta phải làm rõ đặc thù của nó. Chất lượng trong kinh doanh ăn uống có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, chất lượng trong kinh doanh ăn uống khó đo lường và đánh giá: Đặc điểm này xuất phát từ chính bản chất và đặc điểm của sản phẩm của nhà hàng. Sản phẩm này gồm 4 thành phần cơ bản là: Phương tiện thực hiện dịch vụ, hàng hoá bán kèm, dịch vụ hiện, dịch vụ ẩn. Vì thế khi đánh giá chất lượng của sản phẩm trong nhà hàng cũng phải đánh giá cả bốn thành phần trên. Trên thực tế, đánh giá chất lượng của hai thành phần đầu tiên là phương tiện thực hiện dịch vụ và hàng hoá bán kèm có thể thực hiện dễ dàng hơn bởi đó là những vật cụ thể, hiện hữu. Người ta hoàn toàn có thể sờ mó, nhìn thấy, đo đếm được. Vì bản thân chúng đều có các tính chất hoá, lý cụ thể như độ dài, chiều rộng, kích cở, nặng, nhẹ, màu sắc, mùi vị…Song với hai thành phần sau là dịch vụ hiện và dịch vụ ẩn ta không nhìn thấy, không sờ được và không có những thước đo cụ thể vì thế rất khó lượng hoá khi đánh giá. Có nghĩa là chúng ta chỉ phụ thuộc vào sự cảm nhận của người tiêu dùng. Tuy nhiên sự cảm nhận là một phạm trù tâm lý nên chịu sự phụ thuộc vào các nhân tố chủ quan của mỗi người khách, nó không có tính ổn định và không có những thước đo mang tính quy ước. Vì sự cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ trong kinh doanh ăn uống phụ thuộc vào trạng thái tâm lý, tình trạng sức khoẻ, nguồn gốc dân tộc…của mỗi người tiêu dùng khác nhau.

Thứ hai, chất lượng dịch vụ ăn uống chỉ được đánh giá chính xác thông qua sự cảm nhận của người tiêu dùng trực tiếp sản phẩm. Đặc điểm này xuất phát từ các lý do: Đặc điểm thứ nhất của chất lượng dịch vụ trong nhà hàng đã chứng minh rằng chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào sự cảm nhận của người tiêu dùng trực tiếp sản phẩm. Do đặc điểm của sản phẩm dịch vụ ăn uống: Quá trình tạo ra và quá trình tiêu dùng các dịch vụ thức uống diễn ra gần như trùng nhau về thời gian và không gian đã khẳng định: Khách hàng đóng vai trò quan trọng đối với sản phẩm của nhà hàng. Khách hàng chính là thành viên không thể thiếu và tham gia trực tiếp vào quá trình này. Đánh giá của họ về chất lượng dịch vụ thức uống của nhà hàng được xem là chính xác nhất. Nếu sự cảm nhận của khách về việc cung cấp dịch vụ thức uống của nhà hàng càng tốt thì tức là khách hàng cảm thấy mức độ thoả mãn càng cao. Như vậy với những người không trực tiếp tiêu dùng sản phẩm món ăn và thức uống của nhà hàng thì sẽ không thể cảm nhận chính xác chất lượng của sản phẩm. Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại.

Thứ ba, cơ sở vật chất có ảnh hưởng lớn đối với chất lượng dịch vụ.

Trong nhà hàng có cơ sở vật chất tiện nghi, thẩm mỹ, vệ sinh, an toàn sẽ làm cho khách hàng cảm giác thoải mái, tạo cho khách hàng sinh hoạt trong những điều kiện đó mang lại sự tiện lợi và đem lại sự hài lòng cho khách hàng. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất đảm bảo về số lượng và chất lượng sẽ tạo điều kiện cho nhân viên phục vụ trong quá trình phục vụ được hoàn thiện và được chuyên nghiệp hơn tốt hơn giúp khách hàng hài lòng hơn. Tâm lý khách hàng muốn thể hiện đẳng cấp của mình thì khách hàng thường sử dụng sản phẩm dịch vụ của những nhà hàng có tiêu chuẩn cơ sở vật chất cao hơn. Ngược lại, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu thì sẽ làm cho khách hàng không hài lòng tức là chất lượng phục vụ chưa tốt. Vì vậy, để đánh giá chất lượng dịch vụ của một nhà hàng nói chung thì khách hàng một phần dựa vào mức độ cảm nhận về cơ sở vật chất.

Thứ tư, giải quyết phàn nàn của khách hàng: Nhà hàng có thể nhận được những lời khiếu nại, phàn nàn khác nhau từ khách hàng qua đó giúp nhà hàng hiểu đúng những nguyên nhân làm cho khách không hài lòng và đó là cơ hội để cải tiến chất lượng dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Như đã trình bày ở trên chất lượng dịch vụ chính là sự thoả mãn của khách hàng sau khi tiêu dùng sản phẩm. Nó được đo bằng sự chênh lệch giữa những gì mà khách thực sự cảm nhận được khi sử dụng dịch vụ so với những gì mà họ mong đợi trước khi tiêu dùng. Chính vì vậy mà những nhân tố tác động tới sự cảm nhận và sự mong chờ của khách sẽ ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ mà họ đánh giá. Sự mong chờ của khách có trước khi họ sử dụng dịch vụ, nó phụ thuộc vào các yếu tố: Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại.

  • Giá cả
  • Quảng cáo
  • Thông tin truyền miệng
  • Nhu cầu khác nhau của khách
  • Kinh nghiệm trong tiêu dùng dịch vụ của khách hàng

Giá cả: thói quen của người tiêu dùng là “tiền nào của ấy”,giá cả cũng là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm của tất cả các loại hàng hoá nói chung và dịch vụ ăn uống nói riêng. Giá cả tỷ lệ thuận với chất lượng dịch vụ mong đợi. Khi khách hàng chấp nhận giá càng cao thì kỳ vọng vào chất lượng dịch vụ cũng càng lớn. Để tăng sự cảm nhận của khách hàng doanh nghiệp có thể tăng giá sản phẩm của mình.

Quảng cáo: Quảng cáo đưa đến cho khách hàng một số cảm nhận ban đầu giúp khách hàng hình dung ra dịch vụ sẽ được cung cấp. Cung cấp cho khách hàng những thông tin ban đầu về sản phẩm. Quảng cáo chính là nhân tố tạo nên kỳ vọng của khách hàng về dịch vụ. Quảng cáo có thể được thực hịên trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng internet, báo chí, tập gấp…Người làm quảng cáo chính là các doanh nghiệp. Nó thành công khi mà thu hút được nhiều khách hàng, tạo ra kỳ vọng của khách với dịch vụ tiêu dùng trong tương lai. Quảng cáo cũng có thể được xem là một công cụ cạnh tranh của các doanh nghịêp hiện nay. Thông qua quảng cáo, các doanh nghiệp muốn đưa ra lời hứa đối với khách hàng. Nếu những lời hứa này hứa hẹn càng nhiều thì khách hàng càng kỳ vọng cao. Mọi lời hứa với khách hàng cần được thực hiện trong thực tế. Doanh nghiệp nào quảng cáo quá phóng đại thì cũng chính là đang đánh mất lòng tin của khách hàng vào doanh nghiệp và đang tự huỷ diệt mình. Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại.

Thông tin truyền miệng: Đây cũng được xem là một kênh thông tin có sức tác động rất lớn đối với khách hàng và doanh nghiệp. Những thông tin này thường xuất phát từ những người đã sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp rồi truyền đạt cho người khác. Đây là một nguồn tin đáng tin cậy cho khách hàng vì họ sẽ nhận được nó từ những người thân thuộc như: bạn bè, đồng nghiệp, người thân…Như vậy chúng có ảnh hướng lớn tới mong đợi của khách hàng. Thông tin mang tính tích cực sẽ tạo kỳ vọng cao và ngược lại.

Nhu cầu khác nhau của khách hàng: Tùy mỗi khách hàng mà nhu cầu của họ sẽ khác nhau. Sự khác nhau này cũng có thể do nguồn gốc, tinh cách, giới tinh, phong tục tập quán của dân tộc … mỗi khách hàng có thể có nhiều nhu cầu nhưng thường đặt kỳ vọng cao vào nhu cầu đặc trưng của họ. Ví dụ khách đến nhà hàng ngoài nhu cầu thư giãn, nghe nhạc… nhu cầu đặc trưng của họ là ăn uống. Họ mong đợi được thưởng thức những món ăn, thức uống ngon, đẹp mắt còn nghe được nhạc hay không không quan trọng.

Kinh nghiệm trong tiêu dùng dịch vụ của khách: Những khách hàng có nhiều kinh nghiệm thường mong chờ và kỳ vọng cao vào sản phẩm nhiều hơn là những người ít kinh nghiệm. Bởi họ đã trải nghiệm nhiều trong tiêu dùng dịch vụ thì họ sẽ có nhiều cơ hội để so sánh, đánh giá sản phẩm. Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại.

Ngoài ra, sự cảm nhận của khách hàng trong và sau khi tiêu dùng dịch vụ chịu tác động của nhân viên phục vụ. Khách hàng sử dụng dịch vụ trong nhà hàng thì phần lớn thời gian của họ sẽ tiếp xúc trực tiếp với nhân viên. Hơn thế đây là sản phẩm dịch vụ nên vai trò của nhân viên rất quan trọng trong việc quyết định đến chất lượng sản phẩm của nhà hàng.

Trước hết, nói về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên. Chỉ phục vụ thôi chưa đủ, mà nhân viên phải có sự hiểu biết về sản phẩm, có khả năng cung cấp cho khách hàng những thông tin về sản phẩm như là cách chế biến món ăn như thế nào? nguyên liệu ra làm sao?…tạo cho khách hàng cảm giác hài lòng, có thể nói chuyện với khách về một vấn đề gì đó mà khách muốn nhưng không ảnh hưởng tới công việc chính của mình khi làm việc.

Thái độ phục vụ của nhân viên: Nó đóng vai trò rất lớn trong việc đánh giá chất lượng dịch vụ của nhà hàng. Điều quan trọng không phải là cái mà nhân viên đó đưa ra cho khách mà quan trọng hơn cả là thái độ của nhân viên đó như thế nào. Khách hàng luôn mong muốn mình được chào đón, tôn trọng quan tâm khi đến nhà hàng. Họ muốn nhân viên hiểu được nhu cầu của họ, đối xử nhiệt tình. Do vậy, để khách hàng luôn cảm thấy hài lòng khi tới nhà hàng thì nhà quản lý cần đặc biệt chú ý đến thái độ phục vụ của nhân viên mình.

Thứ năm, tinh thần đồng đội của nhân viên: Là sự hợp tác của nhân viên trong công việc để phục vụ khách tốt hơn. Tinh thần làm việc tập thể là yếu tố không thể thiếu để đảm bảo sự nhanh chóng, chất lượng món ăn, phục vụ đúng và không có khách hàng nào cảm thấy bị bỏ rơi, phải chờ đợi lâu…đồng thời tinh thần làm việc này sẽ tạo được bầu không khí thân thiện hoà đồng, rất dễ chịu trong nhà hàng, làm cho khách hàng càng cảm thấy thoả mái và khẳng định mình đã lựa chọn đúng khi đến ăn uống tại nhà hàng.

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI VP Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại.

2.2.1 Cơ cấu lao động Công Ty

2.2.1.1 Cơ cấu lao động qua các năm

Bảng 2.6: Cơ cấu lao động qua các năm của Công Ty

  • Nhận xét:

 Về tổng số lao động:

Nhìn bảng ta thấy số lượng nhân sự của các năm thay đổi không quá lớn, năm 2019 số lượng nhân viên tăng nên 7 nhân viên là do nhà hàng mở thêm 3 bàn phía trong do lượng khách tăng mạnh, nên đến 200 khách/ngày vào các ngày cuối tuần và hơn nhiều với ngày lễ, tết. Tuy năm 2020 có sự giảm sút do ảnh hưởng của dịch covid 19, từ 55 người xuống 52 người giảm 3 lao động nhưng giảm không quá mạnh, do vẫn có nhiều nhân viên gắn bó với nhà hàng. Và ban quản lý nhà hàng vẫn tạo điều kiện cho nhân viên có thể kiếm tiền ở nhà bằng cách chia chiết khấu trên từng món ăn khi nhân viên chốt đơn trên trang các nhân của mình. Còn nhân viên bếp vẫn đươc luân phiên trực bếp để có thể phục vụ nhanh khi có nhu cầu.

Cơ cấu lao động theo giới tính Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại.

Qua bảng trên ta thấy, cơ cấu lao động giữa nam và nữ có sự chênh lệch, số lao động nữ luôn nhiều hơn lao động nam qua các năm. Số lao động nữ luôn trên 50% tổng số lao động của năm, cụ thể số lao động nam năm 2020 là 20 người tương đương 38,46% và số lao động nữ năm 2020 là 32 người tương ứng 61,54%.

Cơ cấu lao động theo giới tính được phân bố ở bảng trên là tương đối phù hợp với tính chất của ngành dịch vụ. Nhân viên bưng bê, và nhân viên bếp là bộ phận cần có thể trạng sức khỏe tốt, nhanh nhẹn còn về nhân viên nữ thì cần sự tỉ mỉ, ân cần, cẩn thận chuyên về bộ phận thu ngân, lễ tân, order. Đây là xu hướng nhân sự chung của ngành.

Cơ cấu lao động theo trình độ

Qua bảng trên ta thấy, nhân sự công ty chủ yếu là lao động làm thêm, chưa có trình độ chuyên môn nhiều. Trong đó trình độ sinh viên cao nhất chiếm 53,85% vào năm 2020. Do ngành dịch vụ số lượng lớn ở bộ phận ngoài bàn lên số lượng sinh viên khá cao. Có thể thấy số lượng sinh viên nhiều nên công ty cần có lịch trình đào tạo để có thể nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh trong các năm tiếp theo.

Cơ cấu lao động theo độ tuổi

Nhìn vào bảng ta thấy, cơ cấu lao động độ tuổi dưới 25 tuổi luôn cao hơn lao động trên 25 tuổi. Lao động dưới 25 tuổi chủ yếu là nhân viên bàn( số lượng nhân viên cao trong ngành) tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên yêu cầu về ngoại hình, cách giao tiếp và sự khéo léo khi mời khách. Còn lao động trên 25 tuổi là nhân viên bếp, văn phòng cần người có kinh nghiệp, cẩn thận và chịu được áp lực công viêc. Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại.

  • Tình hình lao động nghỉ việc

Với chế độ đãi ngộ lương thưởng hợp lí và hấp dẫn, hầu hết nhân viên của công ty đã làm việc từ khi thành lập công ty ít khi có tình trạng bỏ việc (Đối với khối văn phòng). Chính vì vậy công ty ít có nhu cầu tuyển dụng lao động khối văn phòng trong năm. Thay vào đó Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Thương Mại VP chú trọng tới chính sách đào tạo cho người lao động nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ mà công ty cung ứng thông qua sự chuyên nghiệp và năng động của nhân viên phòng. Còn đối với nhân viên từng bộ phận nhà hàng có sự thay thế khá nhiều, bộ phận tuyển dụng luôn phải tìm kiếm nhân lực do nhân sự bộ phận khá đông các bạn sinh viên đi làm thêm nên nhân lực không gắn bó lâu dài và cần phải tuyển dụng liên tục.

2.2.1.2. Hoạch định nhân sự Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại.

Hoạch định nguồn nhân lực là công tác rất quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện. Kế hoạch nhân sự của công ty luôn gắn liền với chiến lược phát triển của công ty. Nó ảnh hưởng và quyết định tới các mục tiêu phát triển của công ty. Công tác hoạch định nguồn nhân lực nhằm xác định số lao động hiện tại của công ty, dự báo nhu cầu lao động trong tương lai căn cứ vào kế hoạch sản xuất của công ty. Từ đó có các chính sách phù hợp: có cần tuyển thêm người không, có phải sa thải hay không…

Việc lập kế hoạch nguồn nhân lực phải dựa trên cơ sở sản xuất kinh doanh, chiến lược kinh doanh ngắn hạn hay dài hạn. Việc hoạch định nguồn nhân lực là do quyết định của Ban giám đốc Công ty dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty và nhu cầu thực tế của đơn vị. Công tác hoạch định nhân sự của Công ty được nhân viên văn phòng tổng hợp thực hiện qua bước sau:

Bước 1: Dự báo nhu cầu và dự báo khả năng sẵn có của Công ty về nhân lực. Trong bước này, phía văn phòng đã căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau như: kế hoạch kinh doanh và chiến lược, các thay đổi có thể phát sinh, số lượng nhân viên hiện có, trình độ chuyên môn của nhân viên, nhu cầu về doanh thu và lợi nhuận kỳ kế tiếp,…. Từ đó sẽ xác định được so với kế hoạch kinh doanh thì Công ty thừa hay thiếu nhân lực để đưa ra các quyết định đối với việc tuyển dụng, sa thải cho phù hợp.

Bước 2: Bên phía văn phòng sẽ đưa ra các bản báo cáo cũng như các ý kiến đề bạt lên Ban giám đốc xem xét và đưa ra ý kiến phê duyệt. Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại.

Bước 3: Bên phía văn phòng của Công ty phối hợp với các nhà quản trị các lĩnh vực khác nhau để thực hiện các chương trình cụ thể như tuyển dụng hoặc sa thải, sắp xếp hay đào tạo nhân viên.

Bước 4: Bên phía văn phòng đánh giá hiệu quả và có sự điều chỉnh nguồn nhân lực sao cho phù hợp hơn với công việc thực tế của từng phòng ban đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm và phù hợp với chính sách đề ra.

Nhận xét công tác hoạch định nhân sự tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại VP chưa thực sự hiệu quả, mặc dù công tác hoạch định nhân sự được bên văn phòng tiến hành chặt chẽ theo 4 bước cơ bản trên nhưng thực tế việc hoạch định nguồn nhân lực vẫn chưa xác định rõ được nhu cầu nguồn nhân lực trong tương lai, để chủ động thấy trước được những khó khăn và tìm các biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực. Hiện nay công ty chỉ có kế hoạch nhân sự cho từng năm chứ chưa xây dựng được kế hoạch lâu dài. Kế hoạch nhân sự của công ty hiện được xây dựng dựa vào lượng khách của nhà hàng. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong các chiến lược kinh doanh dài hạn và ảnh hưởng trực tiếp đến các công tác khác trong mục tiêu quản trị nguồn nhân lực. Nguyên nhân chính vẫn là do tầm nhìn chiến lược và thay đổi thất thường của thị trường dịch cũng như nhu cầu của ngành ẩm thực trong nước. Ban lãnh đạo nên theo dõi tình hình thị trường chặt chẽ và tỷ mỷ hơn để đưa ra những quyết định đúng đắn và có tầm cỡ chiến lược nhất, bởi công tác hoạch định không chính xác sẽ dẫn đến hàng loạt những vấn đề khác bị ảnh hưởng.

2.2.1.3. Công tác phân công lao động Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại.

Công tác bố trí và sử dụng lao động hợp lý là điều kiện để tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Công ty đã có cách sắp xếp phân công lao động rất phù hợp với đặc thù kinh doanh của công ty mình. Nếu như người lao động không có khả năng đáp ứng được nhu cầu của công việc thì sẽ bị sa thải.

Các phòng ban của công ty có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám Đốc.

Tính đến tháng 12/2020 số lượng cán bộ công nhân viên của công ty là 52 người. Được phân bố như sau:

2.2.1.4. Tình hình tuyển dụng tại công ty

2.1.4.1. Tiến trình tuyển dụng

Tuyển dụng là một tiến trình thu hút những người có khả năng từ nhiều nguồn khác nhau đến đăng kí, nộp đơn tìm việc làm. Tiến trình tuyển dụng của công ty được thể hiện ở sơ đồ sau:

  • B1: Chuẩn bị kế hoạch tuyển dụng
  • B3: Tiếp nhận và chọn lọc hồ sơ
  • B2: Thông báo tuyển dụng
  • B4: Phỏng vấn
  • B5: Thử việc
  • B6: Quyết định tuyển dụng

Sơ đồ 2.4: Tiến trình tuyển dụng

2.1.4.2. Quy trình cụ thể các bước tuyển dụng:

  • Bước 1: Chuẩn bị kế hoạch tuyển dụng Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại.

Đây là khâu đầu tiên, cũng là khâu quan trọng trong quá trình tuyển dụng nhân sự, chính vì vậy cần phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng và chi tiết.

Ban quản lý sẽ báo cáo nhu cầu tuyển dụng cho Giám đốc để xác nhận.

  • Bước 2: Thông báo tuyển dụng

Sau khi được Giám đốc phê duyết và hoàn tất việc chuẩn bị cho quy trình tuyển dụng thì công ty sẽ thông báo tới các ứng viên. Thông qua các công ty việc làm, các kênh online (facebook, Trang công ty, Trên diễn đàn mạng xã hội qua các hội nhóm…).

  • Bước 3: Tiếp nhận và chọn lọc hồ sơ

Khâu chọn lọc hồ sơ cũng rất quan trọng, công ty phải căn cứ vào các yêu cầu công việc, quá trình công tác, trình độ học vấn – kinh nghiệm của ứng viên để lựa chọn cho từng bộ phận thích hợp. Giám đốc sẽ được ban tuyển dụng thông báo về những hồ sơ đạt yêu cầu sau đó công khai với những ứng viên đạt yêu cầu và tổ chức phỏng vấn.

  • Bước 4: Phỏng vấn

Lên lịch phỏng vấn, để xem xét, đánh giá lại cụ thể về khả năng làm việc, khả năng tổ chức công việc và lập kế hoạch, khả năm tư duy và giải quyết vấn đề,….của từng ứng viên.

Sau đó đưa ra quyết định cho các ứng viên

  • Bước 5: Thử việc

Sau khi qua vòng phỏng vấn các ứng viên sẽ được thực tập tại công ty, dưới sự theo dõi và dám sát của lãnh đạo. Trong quá trình thử việc, các ứng viên sẽ được hưởng 85% lương chính thức.

  • Bước 6: Quyết định tuyển dụng Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại.

Sau khi vượt qua các vòng và đáp ứng được nhu cầu công ty đưa ra, nếu đạt yêu cầu các ứng viên sẽ được chính thức trở thành nhân viên của công ty, được ký hợp đồng dài hạn và hưởng những chế độ đãi ngộ đang áp dụng tại Công ty.

2.1.4.3. Hướng tuyển dụng tại công ty

Công tác tuyển dụng của công ty được áp dụng theo hai hướng: tuyển nội bộ và tuyển bên ngoài.

Tuyển nội bộ: Cũng như nhiều doanh nghiệp khác công ty thực hiện chính sách ưu tiên cho những đối tượng là con em các cán bộ công nhân viên trong công ty, lựa chọn những người có khả năng, phù hợp với vị trí cần tuyển dụng. Đây cũng là một hình thức quan tâm đến lợi ích của cán bộ công nhân viên trong công ty. Và cũng là cơ hội thăng tiến cho những nhân viên đang làm việc trong công ty.

Ưu điểm của việc tuyển nội bộ: Nhân viên đã quen với văn hóa, nội quy của công ty và có thể vận dụng ngay mối liên hệ với các phòng ban khác, lãnh đạo có thể hiện rõ tính cách – năng lực của nhân viên đó để giao phó công việc 1 cách hợp lý.

Nhược điểm của tuyển dụng nội bộ: Việc tuyển dụng nội bộ dễ dẫn đến chuỗi đề bạt, làm cho doanh nghiệp vẫn thiếu lao động, dẫn đến cạnh tranh nội bộ không lành mạnh (cấu kết, bè phải, đấu đá), hay dẫn đến hiệu ứng kẻ thua cuộc (chán nản, bất mãn, chống đối) cũng như hạn chế số lượng ứng viên và ý tưởng mới.

Tuyển bên ngoài: Hình thức tuyển chọn của nguồn bên ngoài bao gồm các phương thức sau: Tuyển chọn qua các quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng, qua các hội chợ việc làm, mạng xã hội hoặc tuyển dụng trực tiếp từ các trường cao đẳng đại học. Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại.

Ưu điểm của việc tuyển dụng ra bên ngoài: Tuyển dụng bên ngoài thu hút được số lượng lớn ứng viên tiềm năng, thu hút được những tư tưởng mới từ những ứng viên mới, tận dụng được khách hàng và các mối quan hệ mới, kiến thức mới và kinh nghiệm chuyên môn từ bên ngoài.

Nhược điểm của việc tuyển dụng ra bên ngoài: Doanh nghiệp tốn thời gian cho công tác đào tạo nhân viên mới cũng như chi phí tuyển dụng nhân sự, giảm động cơ làm việc cho nhân viên hiện tại, tốn thời gian định hướng nhân viên mới… Nguồn tuyển dụng của công ty ưu tiên việc tuyển dụng nội bộ rồi sau đó mới đến tuyển dụng bên ngoài. Về cơ bản số lượng lao động trong công ty là phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

  • Nhận xét:

Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ lệ tuyển dụng từ nguồn bên trong của công ty rất cao so với tuyển dụng ngoài. Tỷ lệ tuyển dụng từ nguồn nội bộ chiếm tỷ lệ dụ năm 2019, tỷ lệ này chiếm 71,42% cho thấy công ty luôn ưru tượng là con em các cán bộ công nhân viên trong công ty. Đây cũng là một hình thức quan tâm đến lợi ích của cán bộ công nhân viên trong công ty và cũng là tạo cơ hội thăng tiến việc trong công ty để họ có cơ hội bộc lộ hết khả năng của mình.

2.2.1.5. Phân tích công việc Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại.

Do đặc thù công việc liên quan trực tiếp đến khách hàng và người trực tiếp, tiếp xúc với khách hàng chính là nhân viên. Do vậy, nên nhà hàng cần xây dựng chế độ tuyển dụng thích hợp đáp ứng được yêu cầu cao trong công việc từ đó mới đảm bảo được việc thu được kết quả cao nhằm đạt được mục đích tối ưu của công ty. Công ty đã thay đổi để thực hiện chặt chẽ công tác phân tích công việc thông qua nghiệp vụ bàn (mới) để giúp cho nhân viên thực hiện tốt hơn công việc được giao và cải tiến thêm phần mục để hoàn thiện hơn, hiểu được nhiệm vụ cần thực hiện trong suốt quá trình làm việc tại công ty. Công ty cần xây dựng bản tiêu chuẩn công việc được tiến hành dựa theo yêu cầu của mỗi vị trí, mỗi tính chất khác nhau của công việc, được thay đổi thường xuyên theo điều kiện thực tế, đảm bảo mang lại sự gắn bó lâu dài từ khách hàng. Điều này giúp cho công tác hoạch định, tuyển dụng cũng như công tác quản lý tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Và Thương Mại VP linh hoạt và hiệu quả hơn.

Nghiệp vụ bàn

2.2.1.6. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo trong công ty bao gồm hai nội dung: Đào tạo cho nhân viên mới và đào tạo nâng cao cho những nhân viên đang làm việc tại công ty.

2.1.6.1. Nhân sự mới

Nhân sự mới sẽ ký giao ước 3 ngày thử việc không lương. Trong 3 ngày này sẽ là ngày nhân viên làm quen với mô hình, tiếp nhận những sự đào tạo cơ bản. Về phía nhà hàng cũng là 3 ngày đánh giá sơ bộ nhân sự về ý thức, trình độ, đạo đức phù hợp với mô hình hay không. Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại.

Sau 3 ngày thử việc, khi được chính thức bắt đầu tháng thử việc quản lý sẽ tiến hành ký “Cam kết tháng thử việc” .

Sau khi đã ký cam kết tháng thử việc nhân viên sẽ bắt đầu làm việc với mức lương tháng thử việc đã được quy định trong bảng chế độ nhân sự.

Quản lý soạn: Giao ước thử việc, Cam kết thử việc, hồ sơ cá nhân của nhân viên rồi gửi về phòng nhân sự để phòng nhân sự làm hồ sơ nhân viên.

Sau khi hết tháng thủ việc, phòng nhân sự sẽ tiến hành ký hợp đồng và hoàn thiện hồ sơ nhân viên.

  • Quy trình đào tạo
  • Quản lý và bếp trưởng tiến hành đào tạo nhân viên theo đúng lộ trình đào tạo công ty đã đưa ra.
  • Nhân viên bàn:

Xác định đối tượng nhân viên:

Mọi nhân viên khi bắt đầu nhận việc đều cần được quản lý xác định ngay những vấn đề về nhân sự đó dựa trên 3 yếu tố then chốt: Ý thức – Nghiệp vụ – Đạo đức.

Ý thức: Nếu 1 nhân viên ko có ý thức tuyệt đối ko được nhận, VD như ko có ý thức tự giác, ý thức đi làm đúng giờ… Nếu nhận hoặc đào tạo những nhân viên như vậy sẽ rất tốn thời gian và ko xây thành công 1 đội ngũ như mong muốn. Có chăng cũng chỉ dùng trong phương án tạm thời. Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại.

Nghiệp vụ: 1 nhân viên đã có ít hay nhiều về kiến thức nghiệp vụ ko phải là quá quan trọng vì chúng ta có trách nhiệm và nghĩa vụ đào tạo cho họ thật bài bản và đầy tính thực tiễn thay vì những kiến thức mang tính lý thuyết mà họ có. Hãy luôn nhớ rằng nghiệp vụ luôn xếp sau tinh thần hăng hái lao động.

Đạo đức: về yếu tố này chúng ta chỉ cần tìm hiểu sơ qua nhưng nó cũng rất quan trọng để tránh nhận những nhân viên có cuộc sống phức tạp và sẽ làm ảnh hưởng tới đội ngũ của chúng ta. Ví dụ như: lô đề cờ bạc lưu manh trộm cắp… Và 1 số yếu tố tế nhị khác. Ngoài ra ở yếu tố này chúng ta chỉ cần thấy rằng ko quá ảnh hưởng tới công việc là được.

3 ngày đầu thử việc:

Ngày đầu cần tạo cho nhân viên cảm giác luôn được quan tâm, luôn được hướng dẫn tận tình và chu đáo. Đây cũng là cách chúng ta tìm hiều về thành viên mới này 1 cách nhanh nhất trong ngày đầu tiên. Ngày làm việc này chỉ phổ biến về văn hóa công ty và nội quy công ty. Cho họ quan sát và hỗ trợ chứ không cho họ tiếp xúc khách hàng tránh gây những trục trặc không đáng có. Chú ý cho về sớm nếu có thể, ưu ái hơn cho ngày này.

Ngày thứ 2: cho họ thuộc menu, đọc giáo trình nghiệp vụ bàn, và làm trả đồ rồi quan sát, cuối ca nghe về cảm nhận của họ và xem đã học được những gì.

Ngày thứ 3: Kiểm tra qua về kiến thức cơ bản và cho họ thử tiếp xúc với khách dưới sự quan sát của bàn trưởng hoặc trực tiếp quản lý. Sau đó đánh giá thành viên này về 3 yếu tố cơ bản của 1 nhân sự. Và tính toán định hướng cho họ có thể đảm đương được những vị trí nào …? Sau đó tính toán quyết định phương án để nói chuyện với họ.

Bắt đầu tháng thử việc: Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại.

Trong tuần lễ đầu tiên cần sát sao kiểm tra kiến thức nghiệp vụ của họ liên tục và sau đó quan sát thực tế thành viên đó trong công việc thực thi ra sao.

Và giảm dần tần suất giám sát, sau đó bàn giao dần cho bàn trưởng kèm cặp thực tế.

Nếu liên tục theo sát 1 nhân sự như vậy sau 1 tháng nhất định chúng ta sẽ có 1 nhân sự bàn đạt chuẩn với nhiệt huyết phát triển.

Cuối tháng thử việc mọi nhân viên bàn đều phải nộp cho quản lý bản về cảm nghĩ công việc của mình… để chúng ta có thể nắm bắt tốt hơn về tâm tư nguyện vọng, sức sáng tạo của mỗi thành viên trước khi đề xuất cho họ thi đạt chuẩn nghiệp vụ.

Hãy luôn ghi nhớ mọi nhân viên đều có thể phạm lỗi nhưng hãy truyển đạt cho họ hiểu mọi sai phạm đều không nên lặp lại vì điều đó minh chứng cho sự trì trệ. 1 đội ngũ bài bản và đầy trách nhiệm sẽ là sự tự do cho lãnh đạo để thực hiện được những công việc và mục tiêu lớn lao hơn. Đào tạo – Quán triệt – Nhất quán và xử lý tinh tế.

  • Nhân viên bếp:

Xác định đối tượng nhân viên:

Mọi nhân viên khi bắt đầu nhận việc đều cần được quản lý xác định ngay những vấn đề về nhân sự đó dựa trên 3 yếu tố then chốt: Ý thức – Nghiệp vụ – Đạo đức. Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại.

Ý thức: Nếu 1 nhân viên ko có ý thức tuyệt đối ko nhận, biểu hiện như ko có ý thức tự giác, ý thức chủ động, ý thức đi làm đúng giờ… Nếu nhận hoặc đào tạo những nhân viên như vậy sẽ rất tốn thời gian và ko xây thành công 1 đội ngũ như mong muốn. Có chăng cũng chỉ dùng trong phương án tạm thời.

Nghiệp vụ: 1 nhân viên đã có ít hay nhiều về kiến thức nghiệp vụ ko phải là quá quan trọng vì chúng ta có trách nhiệm và nghĩa vụ đào tạo cho họ thật bài bản và đầy tính thực tiễn thay vì những kiến thức mang tính lý thuyết mà họ có. Hãy luôn nhớ rằng nghiệp vụ luôn xếp sau tinh thần hăng hái lao động.

Đạo đức: về yếu tố này chúng ta chỉ cần tìm hiểu sơ qua nhưng nó cũng rất quan trọng để tránh nhận những nhân viên có cuộc sống phức tạp và sẽ làm ảnh hưởng tới đội ngũ của chúng ta. Ví dụ như: lô đề cờ bạc lưu manh trộm cắp…. Và 1 số yếu tố tế nhị khác. Ngoài ra ở yếu tố này chúng ta chỉ cần thấy rằng ko quá ảnh hưởng tới công việc là được.

3 ngày đầu thử việc: Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại.

Ngày đầu cần tạo cho nhân viên cảm giác luôn được quan tâm, luôn được hướng dẫn tận tình và chu đáo. Đây cũng là cách chúng ta tìm hiều về thành viên mới này 1 cách nhanh nhất trong ngày đầu tiên. Ngày làm việc này cần phổ biến rõ về giá trị ý thức vệ sinh và tầm quan trọng của nó khi bắt đầu làm nghề bếp nếu họ là lính mới. Văn hóa công ty và nội quy cần được nắm bắt ngay để sớm vào việc. Ngày đầu chỉ cho hỗ trợ ko cho làm món.

Ngày thứ 2: cho họ thuộc menu, đọc giáo trình nghiệp vụ bếp và công việc chi tiết, sau đó tiếp tục hỗ trợ và nắm bắt tổ bếp trong công việc. Cuối ngày nghe cảm nghĩ và đánh giá kỹ năng sơ bộ về ý thức– vệ sinh – nhanh nhẹn của họ.

Ngày thứ 3: Bắt đầu cho làm thử những món cơ bản và kiểm tra vị giác, kiểm tra và đánh giá tốc độ hay năng lực cơ bản của họ để sắp xếp vị trí bếp phù hợp với năng lực.

Bắt đầu tháng thử việc:

Trong tuần lễ đầu tiên cần sát sao kiểm tra vệ sinh và sự tôn trọng quy trình làm món của họ liên tục và ý thức hỗ trợ và khả năng kiểm soát xung quanh thế nào? Để thúc đẩy và đào tạo.

Sau đó bàn giao dần cho làm món và phụ trách bộ phận, làm việc dưới sự quan sát của chef.

Nếu liên tục theo sát 1 nhân sự như vậy sau 1 tháng nhất định chúng ta sẽ có 1 nhân sự bếp đạt chuẩn với nhiệt huyết phát triển tốt.

Cuối tháng thử việc mọi nhân viên bếp đều cần nộp cho chef bản cảm nghĩ công việc của mình… để chúng ta có thể nắm bắt tốt hơn về tâm tư nguyện vọng, sức sáng tạo của mỗi thành viên trước khi đề xuất cho họ thi đạt chuẩn nghiệp vụ hoặc tiếp tục đào tạo bộ phận khác nữa.

Hãy luôn ghi nhớ 1 nhân viên bếp chỉ cần: Vệ sinh – nhanh nhẹn – tuân thủ tuyệt đối quy trình làm món là sẽ đạt chuẩn. Sau đó sẽ đào tạo về sự kiểm soát, khả năng đào tạo nv khác, gánh vác trách nhiệm bộ phận và ham mê học hỏi về nghệ thuật nấu ăn chuyên sâu thì sẽ trở thành 1 chef hoàn hảo. Chúc các chef sớm đào tạo thành công 1 đội ngũ bếp đáng tự hào và đoàn kết phát triển. Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại.

2.1.6.2. Nhân viên gắn từ 6 tháng trở lên

  • Đối với khối văn phòng, Quản Lý
  • Sau 6 tháng bắt đầu đóng bảo hiểm cho nhân viên.
  • Hỗ trợ tiền tăng lương theo năng lực và thưởng hàng tháng.
  • Được hưởng thưởng dựa trên độ hoàn thành mục tiêu doanh thu tháng.
  • Đối với nhân viên bàn và bếp:

2.2.1.7. Chế độ đãi ngộ

2.1.7.1. Đãi ngộ vật chất

Đãi ngộ vật chất là một động lực quan trọng thúc đẩy nhân viên làm việc nhiệt tình với tinh thần trách nhiệm, phấn đấu nâng cao hiệu quả công việc được giao.

Quy chế trả lương

Tiền lương là phần thu nhập cơ bản của cán bộ công nhân viên trong công ty Cổ Phần Đầu Tư Và Thương Mại VP. Trả lương đúng cho người lao động là thực hiện chi cho đầu tư phát triển nguồn nhân lực, góp phần quan trọng nâng cao ý thức trách nhiệm và hiệu quả công việc của từng cán bộ công nhân viên trong công ty. Do đó, xác định tiền lương phù hợp là một trong các yếu tố quan trọng nhất giúp nâng cao hiệu quả tạo động lực cho nhân viên trong công ty. Quy chế trả lương phải được gắn giữa giá trị lao động của cá nhân và kết quả thực hiện chi tiêu sản xuất kinh doanh của toàn công ty. Quy chế trả lương và phụ cấp cho người lao động có tác dụng trực tiếp tới kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Trước hết, để hiểu về các chính sách tiền lương của công ty, ta tìm hiểu về quy chế tả lương của công ty. Đây là những cơ chế, chính sách mang tính nền tảng, làm cơ sở cho người quản lý tiến hành công tác tính lương cho công nhân viên.

Khi bắt đầu làm việc tịa công ty, trong 3 tháng đầu làm việc nhân viên sẽ bị giữ lại 5 ngày lương để đàm bảo ràng buộc giữa nhà hàng và nhân viên. Khoản tiền này sẽ được thanh toán khi nhân viên chấm dứt hợt đồng, thôi việc tại nhà hàng.

Quy chế thưởng Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại.

  • Đối tượng được xét thưởng là tập thể và cán bộ công nhân viên làm việc thường xuyên trong Công ty từ 1 năm trở lên, chấp hành tốt nội quy lao động, đóng góp vào kết quả kinh doanh của Công ty.
  • Đối với nhân viên làm thêm giờ sẽ thưởng nếu như doanh thu đạt chỉ tiêu của ngày và vào ngày lễ tết còn thưởng khích lệ nhân viên bằng cách thưởng nóng bằng tiền mặt.

Quỹ khen thưởng chủ yếu trích từ lợi nhuận của công ty. Đối tượng khen thưởng là những cá nhân hay tập thể đạt thành tích xuất sắc trong công việc, là những người trung thành có đóng góp vào sự phát triển của công ty.

  • Trong lễ 30/4 và 1/5, 2/9, tết dương lịch, thâm niên…Số tiền thưởng giao động từ 300.000 – 500.000 đồng tùy thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.
  • Thưởng cuối năm Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại.

Hàng năm nếu công ty kinh doanh có lãi công ty sẽ trích từ lợi nhuận để thưởng cho người lao động, mức thưởng này phụ thuộc vào lợi nhuận từng năm của công ty.

Mức lương cụ thể cho từng người lao động còn tùy thuộc vào sự đóng góp của họ trong công ty.

  • Đánh giá theo chính sách tiền thưởng của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Thương Mại VP.

Chế độ phụ cấp

  • Phụ cấp là tiền trả công cho người lao động ngoài tiền lương cơ bản.
  • Chế độ phụ cấp có tác dụng bù đắp, khuyến khích cán bộ công nhân viên thực hiện tốt công việc, gắn bó với Công ty.
  • Phụ cấp thâm niên: đối với những người làm việc lâu năm.
  • Phụ cấp khác.

Bảo hiểm xã hội:

Công ty áp dụng mức đóng các khoản BHXH, BHYT, BHNT mới nhất theo Quyết định 959 / QĐ – BHXH.

Bảo hiểm xã hội(BHXH) là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại.

Bảo hiểm y tế (BHYT), (bảo hiểm sức khỏe) là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Theo đó, người mua bảo hiểm y tế sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe,… nếu không may xảy ra tai nạn, ốm đau.

Bảo hiểm nhân thọ (BHNT) là loại hình bảo hiểm con người trước mọi rủi ro trong cuộc sống.

2.1.7.2. Đãi ngộ về tinh thần

Ngoài vật chất, tinh thần là một phần không thể thiếu của con người, đặt biệt là người lao động. Tinh thần thoải mái sẽ giúp người lao động tích cực hơn, làm việc hiệu quả và sáng tạo hơn trong công việc của họ.

Hỗ trợ các hoạt động vui chơi, du lịch:

Nghỉ ngơi là chiếc chìa khóa cho hiệu suất làm việc đỉnh cao.

Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý sẽ cho người lao động năng suất tốt nhất để phát triển bản thân, hoàn thành những nhiệm vụ khó khăn và thậm chí sẽ tích cực làm việc hơn trong thời gian sắp tới.

Du lịch, nghỉ mát là khoảng thời gian giúp mọi người thư giãn, tìm lại năng lượng tích cực trong công việc.

Căn cứ vào kết quả kinh hoạt động doanh của Công ty, Giám đốc sẽ có quyết định cụ thể về địa điểm, thời gian, …. Để tổ chức đi du lịch cho các cán bộ, công nhân viên của Công ty.

  • Vào tháng 06 mỗi năm, Công ty sẽ tổ chức đi du lịch cho các cán bộ công nhân viên.
  • Mỗi cá nhân sẽ được hưởng số tiền từ 1.000.000 – 3.000.000 đồng, áp dụng cho mỗi chuyến du lịch (tùy vào doanh thu của công ty). Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại.

Công nhận đóng góp và tạo cơ hội thăng tiến:

Người làm việc trong tổ chức thường cảm thấy chán nản nếu mọi nỗ lực làm việc của họ không được cấp trên chú ý và đánh giá đúng mức. Ngược lại, khi được đánh giá đúng mức và được trân trọng vì những gì đã đóng góp, họ sẽ cống hiến không ngừng. Thể hiện niềm tin của lãnh đạo sẽ góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động.

Khi làm việc tốt, những đóng góp của người lao động cần được tổ chức và cấp trên công nhận bằng nhiều hình thức khác nhau như: khen thưởng, giao công việc thử thách hơn hoặc giao quyền nhiều hơn.

Khen thưởng và công nhận thành tích của người làm việc xuất sắc không chỉ mang tính chất động viên, đánh giá cá nhân về vật chất và tinh thần, mà còn khuyến khích các cá nhân khác cố gắng noi theo tấm gương của những cá nhân thành công để hoàn thiện bản thân…

Đó cũng là cơ sở để đảm bảo công bằng giữa các cá nhân trong tổ chức, tránh tâm lý chán nản, mất động lực làm việc của cá nhân làm việc tốt và tâm lý lại của các cá nhân có hiệu quả làm việc thấp.

Tạo cơ hội thăng tiến.

Bất cứ cá nhân nào cũng mong muốn có những bước tiến trong sự nghiệp.

Thăng tiến là một nhu cầu thiết thực của người làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, vì sự thăng tiến tạo cơ hội cho phát triển cá nhân, tăng địa vị, uy tín cũng như quyền lực của họ.

Chính sách về sự thăng tiến có ý nghĩa trong việc hoàn thiện cá nhân, tăng động lực làm việc cho cá nhân người lao động, đồng thời là cơ sở để thu hút, giữ chân người giỏi đến và làm việc với tổ chức.

Việc tạo những cơ hội thăng tiến cho người lao động giúp họ khẳng định và thể hiện mình, nhận ra những cơ hội mới để phát triển nghề nghiệp và gắn bó hơn với tổ chức, có ý thức phấn đấu và nỗ lực nhiều hơn trong công việc. Minh bạch con đường thăng tiến cho mọi người và thiết lập hướng thăng tiến rõ ràng cho tất cả cá nhân là yêu cầu của bất cứ tổ chức nào.

Muốn vậy, tổ chức cần quy định rõ ràng về chính sách thăng tiến, đảm bảo thăng tiến phải dựa trên năng lực, hiệu quả công việc và đảm bảo công bằng, bình đẳng trong việc tiếp cận cơ hội thăng tiến.

2.2.1.8. Phân tích môi trường làm việc Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại.

Một số nét đặc trưng trong môi trường làm việc tại công ty Cổ Phần Đầu Tư Và Thương Mại VP:

  • Văn phòng có hệ thống điều hòa, thiết bị thông gió, thiết bị làm mát tại các văn phòng và nhà hàng làm việc.
  • Cung cấp đầy đủ trang phục cho nhân viên: Áo, Tạp dề, Khăn đội đầu….
  • Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động để kịp thời ngăn chặn diễn biến xấu về sức khỏe người lao động (Đối với khối văn phòng và ban quản lý)
  • Tặng quà cho nhân viên với hình thức tiền mặt là chủ yếu.
  • Tổ chức đi du lịch, ăn liên hoan cho công ty.
  • Thăng cấp, khuyến khích mọi người hăng hái làm việc tạo cho công ty có môi trường làm việc tốt, bền vững và phát triển.

2.2.1.9. Quan hệ nhân sự

Các bộ phận trong nhà hàng cùng hợp tác làm việc với nhau để thực hiện ba chức năng chính của nhà hàng đó là:

Chức năng sản xuất: nhà hàng tổ chức chế biến ra các món ăn đồ uống có chất lượng để phục vụ cho khách, trong đó bộ phận đảm nhận chính là bộ phận bếp đã đảm nhận việc sản xuất ra sản phẩm có chất lượng.

Chức năng bán sản phẩm: nhà hàng tiến hành bán các sản phẩm của mình, đó chính là các món ăn mà nhà hàng sản xuất ra và chuyển đến cho khách. Bộ phận phục vụ đảm nhận công việc này, là đại diện bán hàng trực tiếp của nhà hàng với khách hàng.

Chức năng tiêu thụ: nhà hàng tổ chức phục vụ trực tiếp cho khách tiêu dùng sản phẩm thức ăn tại chổ những món ăn mà bếp và bar đã chế biến để khách thưởng thức và cảm nhận chất lượng sản phẩm thông qua cách thức phục vụ, thái độ ứng xử và cách làm việc của nhân viên bàn thì nghĩa là đã thực hiện chức năng tiêu thụ của mình. Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại.

Mỗi bộ phận trong nhà hàng tuy là thực hiện những chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng dịch vụ của nhà hàng là một dịch vụ hoàn chỉnh, xuyên suốt từ khâu chuẩn bị chế biến đến khâu phục vụ cho khách, do đó các chức năng này có mối quan hệ với nhau đòi hỏi các bộ phận phải liên kết với nhau thành một dây chuyền sản xuất. Nếu thiếu một trong ba chức năng hoặc mất sự liên kết giữa các bộ phận thì nhà hàng sẽ không còn là nhà hàng phục vụ với chất lượng cao mà sẽ trở thành nhà hàng rất bình thường hoặc sẽ không xét về mức độ chất lượng dịch vụ trong nhà hàng được nữa.

Con người vốn là nhân tố linh hồn của nhà hàng chính vì thế để tạo nên sự thành công của nhà hàng thì quan hệ giữa những con người ở các bộ phận khác nhau là đặc biệt quan trọng. Đó chính là chìa khóa tạo nên sự cạnh tranh và thành công trong kinh doanh dịch vụ ăn uống.

2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI VP

Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị nhân lực của Công ty

Bảng 2.13: Một số chỉ tiêu đánh giá của Công ty

  • Nhận xét:

Hiệu suất sử dụng lao động của Công ty năm 2020 tăng lên so với năm 2019 là 68.214.658 đồng tương ứng với 23,92%. Nguyên nhân tăng lên của chỉ tiêu này là do doanh thu năm 2020 nhiều hơn năm 2019 là 2.691.749.026 đồng tăng 17,16%, trong khi đó lao động giảm 5,45%.

Năm 2020, số lao động giảm, doanh thu tăng. Do đó hiệu suất sử dụng lao động tăng.

Sức sinh lời của người lao động được tính dựa vào lợi nhuận sau thuế mà Công ty đạt được. Năm 2020, tăng 6.929.208 đồng tương ứng 22,93% so với năm 2019.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm đều tương đối tốt. Doanh thu và lợi nhuận đạt được năm sau cao hơn năm trước.

Đây là kết quả tốt và đáng mừng đối với Công ty. Điều này chúng tỏ, Công ty đã sử dụng và bố trí lao động đúng người, đúng việc. Không có tình trạng lao động nhàn dỗi hay nghỉ việc. Từ đó tăng được doanh thu và đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.3.2. Đánh giá chung về tình hình quản lý nhân lực tại công ty Cổ Phần Đầu Tư Và Thương Mại VP Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại.

2.3.2.1. Thành tích đạt được

Cán bộ công nhân viên trong công ty được trả lương đúng như quy định trong quy chế lương của công ty, theo đó mức lương cán bộ công nhân viên nhận được trừ khác theo quy định của nhà nước. Mức thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty khá ổn định, họ có thể yên tâm công tác bởi công ty luôn trả lương đúng hạn như theo thỏa thuận lao động.

Các chính sách thưởng, trợ cấp đáp ứng nhu cầu tạo động lực cho các cán bộ công nhân viên trong công ty. Tuy nhiên, công ty vẫn cần phát huy hơn nữa vai trò của nó trong hoạt động kinh doanh của người lao động để khuyến khích họ đạt được kết quả cao nhất.

Công ty đã đào tạo được môi trường làm việc tốt, bầu không khí thoải mái cho người lao động. Hiện nay công ty thường xuyên củng cố và hoàn thiện các chính sách tạo động lực cho nhân viên, nâng cao tinh thần đoàn kết của tập thể các cán bộ công nhân viên trong công ty.

Công ty đã trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị tại nơi làm việc. Đảm bảo nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về không gian và đạt tiêu chuẩn vệ sinh.

Cán bộ quản lý lãnh đạo của Công ty được chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đạt hiệu quả công việc cao hơn qua đợt đào tạo đạt kết quả cao. Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại.

2.3.2.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian qua, Công ty cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót khiếm khuyết trong công tác quản lý công việc, thể hiện ở mặt sau đây:

Một số cán bộ công nhân viên mới có trình độ chuyên môn còn non kém, chất lượng làm việc chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại của Công ty, ý thức trách nhiệm trong công việc chưa cao.

Vẫn có sự phàn nàn quy trình phục vụ của nhà hàng: phục vụ chậm, nhân viên hay buôn chuyện và không để ý khách, nhân viên bê đồ không dùng khay, nhân viên order không tư vấn sâu cho khách, nhân viên chưa nắm rõ được thành phàn món ăn, nhân viên chưa kĩ năng sử lý tình huống phát sinh… vì vậy công ty cần hướng điều chỉnh để nhà hàng tốt hơn.

Trình độ chuyên môn của một số bộ phận còn hạn chế do công tác tuyển dụng nhân sự còn sơ sài chưa được quan tâm đúng mức. Ban tuyển dụng vẫn có sự ưu tiên quá lớn cho người thân của nhân viên vào làm việc dẫn đến sự chênh lệch giữa 2 nguồn tuyên dụng mà không cân bằng để thể tuyển dụng thêm nhiều nhân tài từ nguồn bên ngoài khác. Do đó nhân viên có ý thức dựa dẫm, đùn đẩy công việc cho nhân viên khác, không làm tốt trách nhiệm của mình, hay kéo bè phái ảnh hưởng mối quan hệ nhân viên trong nhà hàng công ty.

Công tác đào tạo và phát triển nhân viên nhân chưa được sự ủng hộ nhiệt tình của cán bộ công nhân viên, 1 vài nhân viên vẫn chưa tích tham gia các khóa học của công ty nên số lượng nhân viên được đào tạo vẫn chưa đạt 100% theo như dự kiến.

Công ty vẫn chưa hệ thống tiêu chuẩn đánh giá một cách rõ ràng, hợp lý, làm cho công tác đánh giá chưa thực sự chính xác. Do vậy nên Công ty cần có: bản mô tả công việc, bảng yêu cầu công việc đối với người thực hiện, bảng tiêu chuẩn công việc để cho công tác đánh giá thành tích được dễ dàng hơn.

Công tác hoạch định nhân sự công ty hiện nay công ty chỉ có kế hoạch nhân sự cho từng năm chứ chưa xây dựng được kế hoạch lâu dài. Vì thế mà Công ty chưa xác định rõ về cung-cầu của nguồn nhân lực.

2.3.3. Tiểu kết chương 2 Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại.

Qua quá trình phân tích thực trạng công tác quản lý và sử dụng nhân sự tại Công ty, em đã nêu được khái quát tình hình nhân sự nói chung và tình hình quản lý, sử dụng nhân sự của Công ty. Kết quả tính toán một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nhân sự. Sau khi phân tích, em đã tổng kết lại khá nhiều mặt tích cực mà Công ty đã đạt được như: chính sách tiền lương, thưởng và trợ cấp cho nhân vên để tạo động lực làm việc. Công ty đã tạo dựng được một môi trường làm việc thuận lợi, tiện nghi với điều kiện làm việc, chế độ làm việc, trang thiết bị và cơ sở vật chất đảm bảo để nhân viên có thể yên tâm làm việc.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, tình hình sử dụng nhân sự của Công ty vẫn còn một số hạn chế nhất định, đặc biệt là trong công tác hoạch định và tuyển dụng nhân sự. Việc tuyển dụng đa số là từ nguồn nội bộ giúp cho Công ty có những lợi thế về năng lực nhân viên và tiết kiệm thời gian tuyển dụng, nhưng lại mang đến hạn chế về phạm vi, cũng như mất đi cơ hội lựa chọn nhân viên giỏi trong tương lai. Công tác hoạch định nhân sự mang tính đại khái, qua loa, ảnh hưởng đến kết quả của một số công tác khác. Còn về đánh giá thành tích công ty vẫn có sự lồng ghép để thực hiện xen kẽ nhưng chưa rõ rành để có thể nhìn tổng quan mọi mặt cơ sở đào tạo nhân viên. Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại.

Nguyên nhân của những vấn đề tồn đọng đó là do đâu? Một số kiến nghị sau đây em xin đưa ra trên phương diện nhìn nhận của cá nhân nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Và Thương Mại VP.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Khóa luận: Giải pháp sử dụng nguồn nhân lực tại Cty Thương Mại

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Khóa luận: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty thương mại […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993