Khóa luận: Giải pháp sử dụng nguồn nhân lực tại Cty Thương Mại

Rate this post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Giải pháp sử dụng nguồn nhân lực tại Cty Thương Mại hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại VP dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

1. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TY TRONG TƯƠNG LAI

Trong những năm gần đây, Công ty Cổ Phần Đầu Tư Và Thương Mại VP nhất là Nhà hàng Lẩu Ba Lý đã ngày càng phát triển và khẳng định được vị thế – danh tiếng của công ty trên thị trường ngành dịch vụ ăn uống. Tương lai thì Công ty muốn phát triển thêm các chuỗi nhà hàng Lẩu Ba Lý với các món Trung hấp dẫn trên mọi miền Tổ quốc với mục tiêu: Thương hiệu phổ biến, nhà hàng sang trọng; nhân viên chuyên nghiệp. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng doanh nghiệp vẫn không tránh khỏi những thiết sót, dẫn tới việc ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy nếu Công Ty muốn mở rộng hơn nhà hàng trong tương lai thì toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty phải thực sự cố gắng, để công ty có bước đệm vươn xa hơn.

Công ty đã có chú trọng về người lao động, nhưng chưa thực sự sát sao và có hiệu quả, ví dụ như việc tuyển dụng nhân sự trong những năm trước chưa thực sự mang lại hiệu quả cao: hay việc đào tạo nhân viên chưa được chuyên nghiệp, hay quy trình phục vụ chưa được bài bản và nhân viên chưa nắm rõ….

Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Và Thương Mại VP, nhận thấy công tác quản lý và sử dụng nhân lực đã có những cải thiện mới, song còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục.

Xuất phát từ thực trạng trên, để đáp ứng được như cầu hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong thời gian tới thì việc xây dựng giải pháp về vấn đề nguồn nhân lực nhằm thúc đẩy các hoạt động phát triển kinh doanh lâu dài của Công ty thực sự rất cần thiết. Em xin đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tuyển dụng và cách đào tạo nhân viên với doanh nghiệp, để từ đó giúp doanh nghiệp phần nào có thể cải thiện và khắc phục khó khăn, đạt được doanh thu và lợi nhuận cao trong những năm tiếp theo. Khóa luận: Giải pháp sử dụng nguồn nhân lực tại Cty Thương Mại.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Marketing

2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI VP

2.1 Nâng cao chất lượng nguồn tuyển dụng

Căn cứ của giải pháp

Thực tế hiện nay, Công ty vẫn đang sử dụng cả hai nguồn lao động bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Nhưng công ty vẫn ưu tiên tuyển dụng từ người bên trong (nội bộ).

Bảng 2.1: Tình hình tuyển dụng, nghỉ việc, sa thải tại Công ty đối với khối văn phòng và ban quản lý năm 2019 và 2020

  • Nhận xét:

Qua bảng trên đã phản ánh cụ thể tình hình tuyển dụng, sa thải, nghỉ việc của lao động.

Công tác tuyển dụng lao động của công ty còn chưa thực hiện một cách bài bản, khách quan, nguồn tuyển dụng bó hẹp. Năm 2019, lao động được tuyển dụng chủ yếu là nguồn nội bộ chiếm 71,4%, còn lại là nguồn bên ngoài chiếm 28,6%. Tương tự, số lao động nghỉ việc đa phần là nguồn nội bộ, chiếm tới 75%. Đến năm 2020, Công ty tuyển dụng 60% là nguồn nội bộ, số lượng lao động sa thải cũng chiếm tới 100 %.

Bảng 2.2: Tình hình tuyển dụng, nghỉ việc, sa thải nhân viên tại nhà hàng tháng 12/2020

  • Nhận xét:

Công ty quá ưu tiên cho thân nhân cán bộ công nhân trong ngành trong việc xét tuyển đã dẫn đến việc người lao động mới có thói quen dựa dẫm, ỷ lại trong công việc. Khóa luận: Giải pháp sử dụng nguồn nhân lực tại Cty Thương Mại.

Công tác tuyển dụng nội bộ còn mang lại nhiều hạn chế như: Bỏ qua cơ hội tuyển dụng những ứng viên có trình độ, năng lực do nguồn tuyển dụng bị hạn chế. Bị ảnh hưởng bởi phong cách của nhân viên cũ (người thân), khó thay đổi được cách làm việc, dẫn tới thiếu sáng tạo, phát triển trong công việc.

Việc đánh giá hiệu quả công tác tuyển dụng của công ty thực chất chỉ dựa vào số lượng người được tuyển dụng và quan hệ xung quanh nhân viên, và dựa vào kinh nghiệm không thực tế của ứng viên.

Vấn đề chất lượng của lao động được tuyển dụng cũng như chi phí tuyển dụng chưa được đặt ra như một tiêu chí để đánh giá một cách nghiêm túc.

Chính vì những khuyết điểm trong công tác tuyển dụng, nên Công ty cần có những biện pháp để cải thiện hiệu quả – nâng cao chất lượng người lao động được tuyển dụng.

2.2 Nội dung giải pháp Khóa luận: Giải pháp sử dụng nguồn nhân lực tại Cty Thương Mại.

Công ty cần phải đa dạng hóa nguồn tuyển dụng để thu hút được nhiều ứng viên hơn nữa để từ đó lựa chọn được ra những lao động có năng lực và trình độ tốt,…phù hợp với yêu cầu của công việc. Dù nhân viên phục vụ nhà hàng không cần quá nhiều nhân viên trình độ cao nhưng để nhân viên giỏi làm việc trả lương xứng đáng để giữ nhân viên còn hơn là nhiều nhân viên mà không làm được việc.

Ví dụ: 1 nhân viên giỏi có năng lực có thể order và phục vụ được 4 bàn 1 khu còn hơn 2-3 nhân viên mà còn phục vụ không chuyên nghiệp. Muốn tìm nhân viên có năng lực cần lựa chọn kĩ nhân viên từ nguồn để không bỏ sót ứng viên. Để đa dạng hóa nguồn tuyển dụng thì công ty nên chú trọng các nguồn sau:

  • Lao động gián tiếp:

Từ các trường đại học, cao đẳng, là nguồn nhân lực chất lượng đã được đào tạo. Đây là nguồn tuyển dụng lớn, đang có xu thế tìm việc làm và có sự sáng tạo và phát triển trong công việc nên sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những lao động chất lượng. Với nguồn tuyển dụng này, mặc dù các ứng viên chưa đủ kinh nghiệm làm việc nhưng họ lại có sức trẻ, sự nhiệt tình, năng động, sáng tạo, tinh thần ham học hỏi và cầu tiến, khả năng thích ứng nhanh chóng với môi trường và sự sẵn sàng cống hiến vì Công ty.

  • Lao động trực tiếp: Khóa luận: Giải pháp sử dụng nguồn nhân lực tại Cty Thương Mại.

Công ty nên có chính sách thu hút từ những học sinh đang theo đuổi ngành dịch vụ, có niềm yêu thích ngành nhà hàng…đưa ra những đãi ngộ phù hợp để thu hút các sinh viên này sau khi ra trường tìm đến đầu quân cho công ty.

Vì vậy, để không bỏ sót nhân tài Công ty cần có thêm nhiều hình thức thu hút nguồn ứng viên hơn như trang mạng xã hội, thông báo ở các phương tiện hiện đại khác…

Công ty nên xây dựng quy trình tuyển dụng chặt chẽ hơn cho nguồn nội bộ, sao cho giống quy trình tuyển dụng bên ngoài. Đối với áp dụng quy trình chung, thì lao động từ nguồn nội bộ chỉ được ưu tiên biết thông tin để nộp hồ sơ ứng tuyển và thời gian thử việc ngắn hơn so với lao động từ nguồn bên ngoài, còn tất cả các bước đều tiến hành đầy đủ theo quy trình.

2.3 Kết quả đạt được

Sau khi tiến hành biện pháp này thì:

  • Công ty sẽ tuyển dụng được những lao động có trình độ, năng lực theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp và có ý thức trách nhiệm tốt.
  • Tiết kiệm được chi phí đào tạo khi đã sàng lọc và lựa chọn được những nhân viên có chất lượng cao.
  • Tạo điều kiện cho Công ty dễ dàng hơn trong việc quản lý nhân viên, tạo môi trường làm việc nghiêm túc, công bằng, thoải mái cho nhân viên yên tâm làm việc.

Dự tính chi phí tuyển dụng sẽ làm tăng 0,01 % tổng chi phí. Tổng doanh thu sau khi thực hiện biện pháp này sẽ tăng 2%.

Cụ thể như sau:

Bảng 2.3: Dự tính chi phí tuyển dụng của trước biện pháp và sau biện pháp

  • Nhận xét:

Qua bảng trên ta thấy, sau khi thực hiện biện pháp thì hiệu suất sử Dụng lao động tăng 7.067.048 đồng/người tương đương với mức tăng là 2%. Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty tăng lên 7.035.427 đồng/ người, tương ứng với mức tăng 18,94%. Việc đa dạng hóa nguồn tuyển dụng giúp cho Doanh nghiệp tìm kiếm được nguồn nhân lực chất lượng, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho Doanh nghiệp.

2.4. Đào tạo nhân viên để nâng cao chất lượng phục vụ Khóa luận: Giải pháp sử dụng nguồn nhân lực tại Cty Thương Mại.

  • Căn cứ của giải pháp

Một trong những khía cạnh nổi cộm của kinh doanh nhà hàng là nhân lực.

Do đặc điểm đội ngũ lao động trong kinh doanh ăn uống phải thường xuyên tiếp xúc với khách hàng và họ chính là một chỉ tiêu để khách hàng đánh giá về doanh nghiệp. Hơn nữa, xuất phát từ đặc điểm hầu hết đội ngũ lao động của nhà hàng có trình độ chuyên môn chưa cao, đa số là sinh viên năm nhất chưa có kinh nghiệm làm việc và môi trường. Do đó, việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động cũng là một vấn đề cấp thiết cần đặt ra đối với nhà hàng.

Thông qua các lớp huấn luyện về nâng cao nghiệp vụ, tay nghề hàng năm mà việc đào tạo tại chỗ không đáp ứng được. Công ty đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để cán bộ công nhân viên có thể tham gia. Công ty đặc biệt ưu tiên đội ngũ cán bộ trẻ, năng động bởi họ là những người có khả năng nhạy bén dễ dàng tiếp thu kiến thức mới. Công ty khuyến khích, động viên cán bộ, công nhân viên không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, những kĩ năng mềm vận dụng vào công việc.

Dưới đây là số liệu thống kê về số lượng nhân viên được đào tạo tại chỗ và được cử đi đào tạo năm 2019 và 2020 tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại VP. Khóa luận: Giải pháp sử dụng nguồn nhân lực tại Cty Thương Mại.

Bảng 2.4: Số liệu đào tạo nhân viên năm 2019 – 2020

  • Nhận xét:

Nhận thấy nhu cầu kế hoạch đào tạo và việc thực hiện kế hoạch có sự chênh lệch không lớn. Tuy nhiên hiệu quả đào tạo có thể thấy đang bị giảm so với năm 2019. Cụ thể năm 2019 nhu cầu đào tạo là 23 người, thực hiện kế hoạch được 20 người, trong đó việc thực hiện nhu cầu đào tạo tại chỗ không hoàn thành là 0 người, cử đi đào tạo cũng không hoàn thành là 3 người. Con số này khá nhỏ và có thể đánh giá là không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đào tạo.

Tuy nhiên, năm 2020 việc thực hiện kế hoạch đào tạo là kém hiệu quả hơn so với năm 2019. Cụ thể, nhu cầu đào tạo nhân sự tăng lên 6 người so với nhu cầu năm 2019, trong đó Công ty dự kiến đào tạo tại chỗ là 5 người, cử đi đào tạo là 22 người, nhưng cho đến cuối năm 2020, số liệu thống kê cho thấy, số nhân viên được đào tạo tại chỗ chỉ có 4 người, số nhân viên cử đi đào tạo chỉ có 17 người. So với năm 2019 thì số lượng đào tạo thực hiện được đã tăng nhưng lại giảm đi so với kế hoạch đặt ra. Điều này cho thấy công tác đào tạo của Công ty chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo thực tế, số lượng lao động được đào tạo còn rất ít, chưa đáp ứng được nhu cầu công việc, vì thế trong thời gian tới. Công ty cần quan tâm hơn đến vấn đề đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên để tăng hiệu quả làm việc cho Công ty, nhất là khi Công ty đang muốn mở rộng.

2.5 Nôi dung giải pháp Khóa luận: Giải pháp sử dụng nguồn nhân lực tại Cty Thương Mại.

Sản phẩm dịch vụ chủ yếu mang tính phục vụ. Sự phục vụ này không thể cơ giới hoá được mà phải do con người làm ra. Trong quá trình khách sử dụng dịch vụ tại nhà hàng thì thời gian họ tiếp xúc với nhân viên chiếm gần như hết thời gian. Sự giao tiếp giữa nhân viên và khách thường xuyên không được sự giám sát, do đó nhà quản lý phải tuyển chọn nhân viên đúng ngay từ đầu, đồng thời sau khi tuyển họ phải quan tâm đến việc huấn luyện và đào tạo họ.

Một trong những cách để có được chất lượng phục vụ tốt phải đào tạo nhân viên từ căn bản cho đến nâng cao, nhà hàng cần có chính sách để có thể đào tạo nhân viên nhanh nhất, hiệu quả nhất và không tốn quá nhiều chi phí

Vì vậy phải có một chương trình hướng dẫn cho họ ngay ngày đầu tiên khi họ mới bắt đầu vào làm việc. Sau đây tôi xin đưa ra một bảng kê ra một số nguyên tắc làm việc, những chính sách và những quy định mà nhà hàng phải hướng dẫn và giải thích cho những nhân viên mới trong thời gian làm quen với công việc.

Thứ nhất, Đào tạo về bảng nguyên tắc về kiểm soát hoạt động của nhân viên trong nhà hàng:

  • Thủ tục khi nhân viên đi trễ – vắng mặt
  • Thái độ khi làm việc
  • Việc sử dụng cửa ra vào cho nhân viên
  • Chính sách trả lương theo giờ
  • Trang phục: đồng phục – không đồng phục
  • Cách cư xử trong khu vực có khách
  • Việc hút thuốc lá
  • Việc nhai kẹo cao su
  • Những cú điện thoại riêng
  • Khách riêng
  • Những nguyên tắc làm việc
  • Những thủ tục trong trường hợp nguy hiểm, hoả hoạn và an toàn

Thứ hai, Nhà quản lý phải làm cho nhân viên hiểu tầm quan trọng của hoạt động phục vụ trực tiếp đối với chất lượng dịch vụ, những nét văn hoá riêng của nhà hàng, nguyên tác của nhà hàng, thường xuyên nhắc nhở nhân viên về thái độ phục vụ đúng, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao và chủ động, đặc biệt nhà quản lý phải truyền đạt cho nhân viên hiểu rõ về hình ảnh của nhà hàng mà họ muốn nhân viên mang đến cho khách hàng.

Thứ 3, Đào tạo trực tiếp cho nhân viên nhà hàng Khóa luận: Giải pháp sử dụng nguồn nhân lực tại Cty Thương Mại.

Đối với nhân viên mới, kinh nghiệm cho thấy: những ngày và những tuần làm việc đầu tiên là giai đoạn khó khăn cho cả nhân viên mới và cả nhà hàng. Nếu một nhân viên mới vượt qua được giai đoạn này và bắt đầu làm việc thì có khả năng họ sẽ tiếp tục và hiệu quả của công việc sẽ từ từ gia tăng. Nhà quản lý cấn có sự kiểm soát và đánh giá trình tự các bước để hướng dẫn những điều cần làm cho nhân viên mới. Việc huấn luyện nhân viên mới có thể thực hiện như sau:

Người quản lý tiếp nhận nhân viên mới bằng phỏng vấn trực tiếp tại nhà hàng.

Sau đó dẫn nhân viên đến bảng phân công theo giờ của họ và giải thích các bước quy định thích hợp mà họ phải áp dụng và dẫn họ đi một vòng để giới thiệu phòng ăn của nhân viên, các lối đi thuận tiện nhất trong nhà hàng những khu vực liên quan đến công việc của họ. Phải giải thích từng chi tiết các bản quy định của nhà hàng cho họ.

Hướng dẫn họ càng nhiều càng tốt, quá trình chuẩn bị công việc. Họ sẽ phải huấn luyện thật kỹ trước khi bước vào hoạt động.

Khi thấy họ đã am hiểu công việc, thì họ làm việc một mình và sẽ kiểm tra định kỳ họ…Gặp họ cuối mỗi ca làm việc để giải quyết những kho khăn mà họ gặp phải, nên phân công người có kinh nghiệm kèm cặp nhân viên mới.

Kiểm tra họ trong vài ngày sau, ít nhất là hai lần trong một ca để giúp đỡ họ khi cần thiết.

Cuối cùng trong bốn tuần đầu, phải gặp gỡ họ và giải quyết những kho khăn cho họ.

Chọn những nhân viên tiêu biểu chuẩn mực về cả hình dáng và tác phong nghiệp vụ để thực hiện mẫu cho nhân viên mới xem, học hỏi. Khóa luận: Giải pháp sử dụng nguồn nhân lực tại Cty Thương Mại.

Thứ 4, Có khóa học nâng cao được diễn ra vào tháng 6 hàng năm công ty có chương trình cử nhân viên đi đào tạo nhằm: nâng cao khả năng giao tiếp của nhân viên tại các trung tâm. Việc huấn luyện giao tiếp với khách cho nhân viên nhà hàng là cực kì quan trọng, vì phần lớn thời gian làm việc của họ là tiếp xúc với khách hàng. Nhà quản lý không thể trực tiếp giám sát, hay kiểm tra hàng trăm cuộc tiếp xúc giữa nhân viên và khách diễn ra mỗi ngày. Chính vì vậy nhà quản lý phải tin tưởng vào nhân viên là họ sẽ làm đúng nên nhà hàng cần có lớp huấn luyện để tạo được sự hài lòng của khách.

Sau đây em xin đưa ra một số quy tắc khi giao tiếp với khách:

Những việc nên làm:

  • Chào hỏi và nồng nhiệt với khách ngay khi khách đến.
  • Nói chuyện với khách bằng tên.
  • Trình bày cho khách những dịch vụ của bar
  • Xin lỗi khi không thể phục vụ họ ngay lập tức.

Những việc không nên làm:

  • Làm ngơ như không thấy khách khi họ bước vào nhà hàng.
  • Tra hỏi khách.
  • Tranh cãi với khách
  • Nói về những người khách khác.
  • Đùa cợt cá nhân.
  • Viện cớ hoặc đổi lỗi cho người khác.
  • Chỉ nghe lời than phiền của khách khi quen biết họ. Khóa luận: Giải pháp sử dụng nguồn nhân lực tại Cty Thương Mại.

Huấn luyện cho nhân viên của mình khả năng giải quyết phàn nàn của khách một cách hợp lý, đưa ra những tình huống cụ thể sau đó khuyến khích khả năng giải quyết vấn đề độc lập, sáng tạo của nhân viên. Việc xử lý tốt những phàn nàn của khách là rất quan trọng đối với nhà hàng. Những sai sót là điều không thể tránh khỏi trong mọi nhà hàng, vì nhà hàng cung cấp sản phẩm dưới hình thức dịch vụ. Một vấn đề đặt ra ở đây là sai sót đó phải được giải quyết như thế nào? Nhà hàng có làm vừa lòng khách hay không, tất cả đều tuỳ thuộc vào cách giản quyết. Mục tiêu của nhân viên là giải quyết khó khăn của khách và đồng thời giảm bớt sự bực tức hay giận dữ của khách.

Các bước nên làm trong quá trình giải quyết phàn nàn của khách:

  • Lắng nghe lời phàn nàn của khách.
  • Nhận biết được thật sự vấn đề.
  • Hành động ngay.
  • Không nên hứa những gì không làm được.
  • Trình bày những vấn đề ngoài tầm giải quyết cho cấp cao hơn.
  • Tập trung lắng nghe khách.
  • Mỉm cười và vui vẻ.

Bên cạnh đó, để nhân viên làm việc một cách hiệu quả thì họ cần đến thông tin, sự ủng hộ và trao quyền. Nhà quản lý cần trao cho nhân viên những quyền nhất định để linh hoạt hơn trong việc xử lý các vấn đề của khách một cách nhanh chóng.

2.6 Kết quả đạt được Khóa luận: Giải pháp sử dụng nguồn nhân lực tại Cty Thương Mại.

Trong kinh doanh nhà hàng, phần lớn phục vụ là sản phẩm của lao động sống nên chất lượng đó phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ phục vụ trực tiếp tạo ra. Mặt khác, chất lượng phục vụ phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm và ý thức của đội ngũ nhân viên phục vụ. Do đó, muốn duy trì và nâng cao chất lượng phục vụ trong khách sạn thì phải quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng để có một đội ngũ phục vụ có ý thức lao động tốt, hăng say với công việc, đảm bảo chất lượng, đủ điều kiện phục vụ tốt.

Nhân viên có cảm giác được hỗ trợ khi làm việc theo nhóm thông qua sự phối hợp khăng khít giữa các bộ phận, họ có thể làm tốt hơn nếu được sự cảm thông và sẽ cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách. Chính vì việc khuyến khích làm việc theo nhóm không những tăng cường khả năng phục vụ của nhân viên mà còn tăng lượng khách để cung cấp một dịch vụ trên cả tuyệt vời.

Dưới đây là nguồn số liệu thống kê về tỷ lệ nhân viên hoàn thành kế hoạch đào tạo năm 2019 – 2020.

Bảng 3.5: Tình hình lao động sau đào tạo năm 2019 – 2020

Nhìn vào bảng thống kê ta có thể đánh giá chất lượng sau đào tạo đạt được là cao. Cả 2 năm, số nhân viên được đào tạo tại chỗ hoàn thành kế hoạch đào tạo đúng thời hạn là 100%, số nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao lớn hơn 50%, chỉ riêng năm 2020 là có 1 nhân viên nghỉ việc sau đào tạo do là nhân viên thực tập.

Về công tác cử đi đào tạo, số nhân viên không hoàn thành đúng thời hạn năm 2019 là 1 người, năm 2020 100% số người được cử đi đào tạo đã hoàn thành đúng thời hạn. Trong đó hầu hết nhân viên đều hoàn thành tốt công việc và không có nhân viên bỏ việc, bởi công tác cử đi đào tạo là những cán bộ, nhân viên làm việc lâu dài. Khóa luận: Giải pháp sử dụng nguồn nhân lực tại Cty Thương Mại.

Điều này cho thấy chất lượng đào tạo của Công ty đã đạt ở mức cao, mặc dù số lượng đào tạo chưa hoàn thành kế hoạch, nhưng nếu giữ được chất lượng đào tạo ở con số trên, Công ty vẫn có thể hoàn thành những kế hoạch về nhân sự, cũng như kế hoạch kinh doanh của mình. Bởi lẽ, số lượng đào tạo còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoài tầm kiểm soát của Công ty như: kinh phí đào tạo hạn chế, thái độ ỷ lại của nhân viên,… hoặc cũng có thể do chiến lược của Công ty, cắt giảm đào tạo khi chưa thực sự cần thiết, và còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thị trường. Trong thời gian tới Công ty nên có những biện pháp hài hòa số lượng và chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để nâng cao năng suất lao động.

Đối với cán bộ, công nhân viên được Công ty cử đi học các lớp đào tạo sẽ được tài trợ về kinh phí và chi phí đào tạo. Cán bộ tự nguyện xin đi học để nâng cao trình độ được Công ty, đơn vị tạo điều kiện về thời gian đào tạo, còn kinh phí học tập do nhân viên đó tự chi trả. Sau khi hoàn thành khoá học Công ty sẽ tạo điều kiện (trong khả năng có thể) bố trí sắp xếp nhiệm vụ phù hợp với năng lực, ngành nghề, trình độ chuyên môn.

Bảng 2.6: Chi phí đào tạo năm 2020

Do nhu cầu kèm theo với sự phát triển của nền kinh tế, chi phí đào tạo bình quân/người thường không thay đổi nhiều qua các năm. Chi phí đào tạo tại chỗ rất thấp nên thường không xác định thời gian đào tạo, miễn là nâng cao được chuyên môn. Chi phí cử đi đào tạo khá cao nên mỗi nhân viên thường được cử đi học trong khoảng 1 – 3 ngày để đảm bảo tiến độ làm việc.

2.7. Hoàn thiện công tác đánh giá thành tích thực hiện công việc Khóa luận: Giải pháp sử dụng nguồn nhân lực tại Cty Thương Mại.

  • Cơ sở của giải pháp

Đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên một cách chính xác giúp cho việc xây dựng chính sách đãi ngộ một cách công bằng hợp lý, đúng với sức lao động mà họ đã cống hiến cho Công ty. Công tác này được thực hiện dựa trên sự đánh giá cá nhân của các trưởng phòng, ban, đơn vị với nhân viên do họ phụ trách, quản lý do đó phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ tình cảm vì vậy mà công tác đánh giá thiếu tính khách quan. Việc đánh giá như vậy tạo tâm lý làm việc chán nản, thiếu sự cố gắng, sáng tạo, không phát huy được hết năng lực làm việc của bản thân và ảnh hưởng đến bầu không khí làm việc của toàn bộ Công ty.

  • Mục tiêu của giải pháp

Đánh giá năng lực làm việc của nhân viên một cách khách quan, trung thực, hạn chế tối đa việc đánh giá thi đua khen thưởng mang tính chủ quan, gây lãng phí, trả công không xứng đáng, không công bằng.

Tạo được không khí thi đua lao động, thi đua sáng tạo trong công việc và nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc.

  • Nội dung thực hiện giải pháp

Hoàn thiện công tác phân tích công việc

Đánh giá thành tích thực hiện công việc có hiệu quả hay không là phải dựa trên cơ sở phân tích công việc. Với 3 nội dung chính: bản mô tả công việc, bảng yêu cầu công việc đối với người thực hiện, bảng tiêu chuẩn công việc, đây là cơ sở để xây dựng lên hệ thống tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng, hợp lý, giúp cho công tác đánh giá trở nên dễ dàng và chính xác hơn.

Trên thực tế, công tác phân tích công việc tại công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại VP vẫn còn tiến hành sơ sài. Hầu hết các phòng ban trực thuộc Công ty chưa có hệ thống phân tích công việc đạt chuẩn, mà chỉ thực hiện theo bảng tiêu chuẩn công việc đề ra từ trước. Khóa luận: Giải pháp sử dụng nguồn nhân lực tại Cty Thương Mại.

Để công tác đánh giá được hiệu quả, trước hết phải hoàn thiện bảng phân tích công việc. Một số phương hướng hoàn thiện có thể là:

  • Công ty nên thuê các chuyên gia phân tích công việc hoặc đào tạo cán bộ quản lý nhân sự.
  • Tuyển chọn ra các cán bộ được đào tạo đúng chuyên môn, am hiểu về công việc thực hiện nhiệm vụ này.
  • Từ công tác phân tích công việc đến công tác đánh giá phải được diễn ra tuần tự, đúng quy trình, dựa trên bản mô tả công việc, bản yêu cầu công việc và bản tiêu chuẩn công việc.

Theo quan sát, em thấy công việc trước mắt là phải xây dựng bảng mô tả công việc tại vị trí nhân viên nhà hàng bởi đây là đội ngũ ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ của Công ty.

Đối với vị trí quản lý cần phải xây dựng lại hệ thống phân tích công việc như sau:

BẢN PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC

A/ BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Vị trí: Quản Lý

Địa điểm: Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại VP

1/ Trách nhiệm

  • Quản lý tổng thể toàn bộ nhà hàng các mảng sau: * Quản lý trực tiếp nhân sự:
  • Trực tiếp tuyển dụng, chọn lọc, đào tạo nhân viên mới. Tổ chức hướng dẫn, Giám sát nhân viên theo đúng tiêu chuẩn nghiệp vụ của nhà hàng. Khóa luận: Giải pháp sử dụng nguồn nhân lực tại Cty Thương Mại.
  • Tổ chức đánh giá kết quả đào tạo và thử việc.
  • Lên lịch trình công việc cho nhân viên và điều chỉnh kịp thời nếu có phát sinh. Xây dựng kế hoạch hoạt động tuần, tháng cho các bộ phận trong nhà hàng.
  • Trực tiếp giám sát công việc thực hiện theo các tiêu chuẩn , quy trình hướng dẫn của nhà hàng, Báo cáo kết quả các sự việc hàng ngày cho tổng quản lý.
  • Quản lý tổng thể chi phí nhân sự và điều chỉnh ở hạn mức 10- 12% doanh thu thực tế của nhà hàng.

Quản lý tài chính:

  • Trực tiếp phê duyệt, chịu trách nhiệm các khoản chi phí phát sinh, các báo cáo doanh thu- chi phí trong ngày.
  • Trực tiếp quản lý tiền hàng trong ngày. Nộp tiền hàng trong ngày minh bạch và theo đúng quy trình.
  • Trực tiếp ký xác nhận và theo dõi việc huỷ hoá đơn bán hàng hàng ngày.
  • Xây dựng kế hoạch thực hiện kế hoạch về chỉ tiêu doanh số, lợi nhuận được giao.
  • Thực hiện thống kê tài chính được giao.

Quản lý tài sản, hàng hoá

Trực tiếp theo dõi, ký duyệt order hàng hàng ngày.

  • Theo dõi số lượng công cụ, dụng cụ, tài sản hàng tháng, giải trình và chịu trách nhiệm số lượng bị hư hỏng, mất mát trước công ty .
  • Xử lý vấn đề về các tổn thất về thực phẩm, các hóa đơn hủy hàng hóa nếu có. Xử lý trách nhiệm của Món ăn không đạt gây tổn thất cho công ty.

Chăm sóc khách hàng và giải quyết các vấn đề khiếu nại.

  • Theo sát, đánh giá sự thoả mãn của khách hàng theo quy định của công ty.
  • Trực tiếp giải quyết các khiếu nại của khách hàng. Báo cáo tổng quản lý kết quả giải quyết.

Thực hiện các công việc khác do cấp trên giao.

Quyền hạn Khóa luận: Giải pháp sử dụng nguồn nhân lực tại Cty Thương Mại.

  • Có quyền được đề nghị đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn.
  • Có quyền được nêu ra ý kiến, đề xuất cải tiến chế độ thực hiện công việc.
  • Được thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời.

2/ Điều kiện làm việc

  • Thời gian làm việc: 8 tiếng/ngày.
  • Được trang bị thiết bị làm việc đầy đủ như: Máy tính, máy in, điện thoại, văn phòng phẩm.
  • Môi trường làm việc tốt, mát mẻ,an toàn, không độc hại.

3/ Mối quan hệ trong công việc

  • Quan hệ hỗ trợ cấp dưới.
  • Quan hệ tương trợ với lãnh đạo.
  • Quan hệ khác phòng ban trong Công ty.

B/ BẢN YÊU CẦU CÔNG VIỆC

  • Tốt nghiệp đại học, cao đẳng.
  • Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm trở nên ở vị trí quản lý/ trợ lý/ giám sát.
  • Sử dụng thành thạo tin học và ngoại ngữ (tiếng Trung).
  • Có kĩ năng giao tiếp và xử lý tình huống tốt.
  • Hiểu biết sâu về ẩm thực.
  • Kỹ năng lập kế hoạch.
  • Kỹ năng lãnh đạo.
  • Kỹ năng tổ chức và giám sát công việc.
  • Kỹ năng phân tích, tổng hợp, báo cáo.
  • Có khả năng chịu được áp lực cao trong công việc.
  • Có tinh thần trách nhiệm cao.
  • Yêu thích công việc nhà hàng.

C/ BẢN TIÊU CHUẨN CÔNG VIỆC

  • Hoàn thành tốt các công việc được giao.
  • Cập nhật kịp thời mức lương mới cho nhân viên trong Công ty.
  • Giải quyết được các thắc mắc về thủ tục cần thiết.

Trên đây là bản phân tích công việc được đề xuất cho vị trí quản lý nhà hàng theo tình hình hiện tại của Công ty.

  • Xác định lại chu kỳ đánh giá Khóa luận: Giải pháp sử dụng nguồn nhân lực tại Cty Thương Mại.

Hiện tại Công ty đang thực hiện 1 loại chu kỳ đánh giá, đó là: chu kỳ tháng, chu kỳ năm. Nhìn một cách tổng quát thì mô hình này có vẻ chặt chẽ, nhưng Công ty lại không tính đến vấn đề chi phí và thời gian. Tuy mỗi chu kỳ có một ưu điểm riêng, nhưng thực hiện quá nhiều lần đánh giá trong 1 năm thường sẽ khiến người lao động không thoải mái, hiệu quả làm việc đi xuống.

Chu kỳ đánh giá không nên quá ngắn (chu kỳ 1 tháng), có rất nhiều công việc khó hoàn thành và phải mất một khoảng thời gian dài, đối với các vị trí này mà sử dụng chu kỳ hàng tháng sẽ dẫn đến áp lực cho cả người đánh giá và đối tượng được đánh giá.

  • Lựa chọn và đào tạo người đánh giá

Người đánh giá có vai trò rất quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đánh giá, do vậy Công ty cần lựa chọn người đánh giá phù hợp. Riêng đối với cán bộ quản lý nên có thêm sự đánh giá từ phía cá nhân người lao động để kết quả đánh giá mang tính khách quan hơn, đồng thời cải tạo được mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới trong Công ty.

Để giúp người đánh giá trong Công ty có được sự hiểu biết về hệ thống đánh giá, mục đích đánh giá và kỹ năng đánh giá để nhất quán kết quả thì việc đào tạo là rất cần thiết. Công ty nên tổ chức thêm các lớp tập huấn, đào tạo về kỹ năng đánh giá, cũng như kỹ năng phỏng vấn đánh giá ngoài các lớp về kĩ năng mềm vào tháng 6 hàng năm. Đây là hoạt động thiết thực giúp hoàn thiện công tác đánh giá thành tích thực hiện công việc, tác động tới hiệu quả làm việc của mọi nhân viên.

Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi về kết quả đánh giá

Cũng như một số công ty khác, hiện nay Công ty đã có hệ thống văn bản chính thức bắt buộc các phòng ban phải phản hồi lại thông tin, tuy nhiên hệ thống văn bản này lại không chặt chẽ, chưa thực sự đầy đủ nên đôi khi khiến người lao động không nắm rõ được tại sao kết quả đánh giá của mình lại như thế, gây nên mối quan hệ mất niềm tin giữa người đánh giá và người được đánh giá. Khóa luận: Giải pháp sử dụng nguồn nhân lực tại Cty Thương Mại.

Giải pháp đưa ra là người quản lý nên có một cuộc thảo luận chính thức với chính nhân viên của mình vào cuối mỗi kỳ đánh giá. Trong cuộc thảo luận, quản lý sẽ thông báo kết quả và nhận xét cụ thể những việc đã làm được cũng như những thiếu sót nhằm mục đích giải trình, khuyến khích và giải đáp thắc mắc. Hệ thống thông tin phản hồi là căn cứ giúp nhân viên yên tâm, phấn đấu và hiểu rõ công việc, hiểu rõ mục đích công việc tạo điều kiện đạt kết quả tốt nhất.

  • Kết quả đạt được

Trong ngắn hạn: nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân viên. Giảm hẳn tình trạng đi muộn về sớm. Từ đó tăng năng suất lao động cho doanh nghiệp.

Trong dài hạn: nâng cao năng lực, năng suất lao động trong sản xuất kinh doanh. Khi thực hiện tốt công việc này, bầu không khí thi đua trong Công ty tăng cao hơn, nhân viên sẽ làm việc tích cực hơn, năng suất hơn so với trước. Bên cạnh đó, nhân viên sẽ cảm thấy hài lòng khi nỗ lực trong công việc của họ được đền đáp một cách xứng đáng.

Tiểu kết chương  Khóa luận: Giải pháp sử dụng nguồn nhân lực tại Cty Thương Mại.

Để có được sự nghiệp phát triển một cách vững chắc trên thị trường y tế Việt Nam và thế giới thì nền tảng chủ yếu là sử dụng nguồn nhân lực. Trước hết cần sự thay đổi về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ thuật. Công ty cần có cái nhìn sâu rộng, mạnh dạn lựa chọn và sử dụng một đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn và tay nghề điêu luyện. Có như vậy, Công ty mới có đủ năng lực cả về số lượng và chất lượng lao động để có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực.

Từ những cơ sở lý luận và việc phân tích, đánh giá hiệu quả công tác quản lý và sử dụng nhân sự, em đã đưa ra được một số giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác này tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại VP:

  • Nâng cao chất lượng nguồn tuyển dụng.
  • Đào tạo nhân viên để nâng cao chất lượng phục vụ.
  • Hoàn thiện công tác đánh giá thành tích thực hiện công việc.

Đây chỉ là những giải pháp đưa ra từ góc độ quan sát của cá nhân em, dự kiến kết quả đạt được cũng là kết quả tính toán và nhìn nhận của bản thân trong một thời gian ngắn. Em hi vọng Công ty có thể khắc phục được những hạn chế và thực hiện việc ổn định và phát triển lực lượng nhân sự tốt hơn, tiến đến hoàn thành các mục tiêu kinh doanh trong tương lai.

3. KIẾN NGHỊ

3.1. Kiến nghị đối với Ban Giám đốc

  • Trong xu hướng nhà hàng ngày càng phát triển ở Việt Nam hiện nay và để làm tăng các họat động kinh doanh dịch vụ, tôi xin có ý kiến đề xuất với ban lãnh đạo như sau:
  • Cần huấn luyện cơ bản cho nhân viên nhà hàng về phòng cháy và chữa cháy.
  • Công ty cần làm rõ thêm phần đánh giá thành tích để có thể bố trí và sắp xếp nhân viên phù hợp, đúng người đúng việc dựa trên kết quả đánh giá và cách trả lương theo sự cố gắng của từng người, từng chức vụ. Công ty có thể đánh giá theo:

Mức độ hoàn thành công việc: Khóa luận: Giải pháp sử dụng nguồn nhân lực tại Cty Thương Mại.

  • Đối với tiêu chí đánh giá về kết quả thực hiện công việc
  • Đối với tiêu chí đánh giá về năng lực nhân sự
  • Phương pháp đánh giá nhân viên
  • Phương pháp mức thang điểm
  • Phương pháp so sánh cặp
  • Phương pháp ghi chép các vụ việc quan trọng
  • Phương pháp định lượng
  • Chu kỳ đánh giá thành tích nhân viên
  • Chu kỳ đánh giá theo tháng
  • Chu kỳ đánh giá theo nửa năm (6 tháng)
  • Chu kỳ đáng giá theo năm
  • Kết quả đánh giá ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và sử dụng nhân sự
  • Kết quả đánh giá theo tháng dùng để làm căn cứ thưởng lương hàng tháng cho nhân viên. Mục đích lớn nhất muốn đạt được là để phát huy vai trò đòn bẩy kinh tế, kích thích nhân viên đóng góp vào hiệu quả kinh doanh.
  • Kết quả đánh giá theo nửa năm (6 tháng) và theo năm để:
  • Nâng mức lương chức danh
  • Bố trí và sử dụng nguồn lao động
  • Đào tạo và phát triển

Sau khi thực hiện công tác đánh giá thành tích của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại VP sẽ đánh giá sự phù hợp của hệ thống, đánh giá được quá trình làm việc của nhân viên theo một mục tiêu đề ra, đem lại một số lợi ích cho Công ty như sau:

Là cơ sở hoàn thiện hệ thống tổ chức, cơ sở đào tạo nhân viên.

Đánh giá đúng kết quả làm việc của nhân viên để đưa ra các quyết định hành chính hợp lý.

Cải tiến năng lực, trình độ của nhân viên, tránh sự tụt hậu về kỹ năng, trình độ.

Xác định được nhu cầu tuyển dụng, nhu cầu đào tạo, phát triển.

3.2. Kiến nghị đối với một số bộ phận liên quan

Để quá trình phục vụ nhanh chóng, không để khách phải chờ đợi lâu thì một yếu tố không kém phần quan trọng đó là sự phối hợp giữa các bộ phận. Khách hàng không bao giờ muốn chờ đợi lâu. Vì vậy, nhân viên không được phép bỏ rơi khách. Dường như bộ phận nào biết bộ phận ấy, chưa có sự liên kết chặt chẽ. Nhà quản lý cần quan tâm hơn và yêu cầu các bộ phận phải có trách nhiệm hơn trong việc phục vụ nhu cầu của khách… Do đó nhân viên nhà hàng phải liên tục duy trì mối quan hệ giữa nhân viên các bộ phận khác nữa. Cần thiết lập một kênh thông tin giữa nhân viên với nhà quản lý cấp cao, loại bỏ khâu trung gian. Nguồn thông tin về khách hàng phải được tổng hợp từ mọi bộ phận. Đây sẽ là một nguồn dữ liệu rất quan trọng để các nhà quản lý lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh. Bên cạnh đó, nắm được thông tin hoạt động phục vụ khi khách quay lại nhà hàng sẽ đạt hiệu quả cao và gây được ấn tượng mạnh cho khách về chất lượng dịch vụ. Khóa luận: Giải pháp sử dụng nguồn nhân lực tại Cty Thương Mại.

Tất cả các bộ phận từ khâu đón tiếp của lễ tân đến việc tiếp xúc nhận yêu cầu của khách của nhân viên phục vụ rồi chuyển cho bộ phận bếp và quầy pha chế chế biến, sau đó phục vụ khách đến khi khách ra về là 1 quá trình khép kín mà tất cả các bộ phận phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau nhằm mang tới sự thỏa mãn cao nhất cho khách hàng.

Cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận có liên quan để công việc được trôi chảy và đảm bảo chất lượng phục vụ khách hàng.

Cần hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ để mọi thành viên trong nhà hàng đều có trình độ chuyên môn cao, tránh tình trạng trình độ chuyên môn nghiệp vụ giữa các thành viên có sự chênh lệch quá cao gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và chất lượng phục vụ.

Mỗi bộ phận đều phải có ý thức bảo quản, giữ gìn các trang thiết bị dụng cụ nơi làm việc để tránh hư hao mất mát, xây dựng ý thức tiết kiệm trong từng thành viên để giúp nhà hàng giảm chi phí.

KẾT LUẬN Khóa luận: Giải pháp sử dụng nguồn nhân lực tại Cty Thương Mại.

Nền kinh tế thị trường Hội nhập hóa luôn là một nền kinh tế hiện đại, nhiều biến động. Nó khuyến khích các doanh nghiệp phấn đấu vươn lên bằng cách tự điều tiết chính sách về giá thông qua quan hệ cung, cầu thị trường. Đây là môi trường tốt cho các doanh nghiệp năng động sáng tạo, biết nắm bắt thời cơ và cơ hội kinh doanh, đặc biệt đối với các doanh nghiệp thương mại thì việc tổ chức tốt quá trình mua – bán – lưu chuyển hàng hoá là điều kiện quan trọng giúp cho doanh nghiệp phát triển. Để làm tốt công tác này, doanh nghiệp cần kết hợp hài hòa việc sử dụng các nguồn lực và chiến lược kinh doanh của mình.

Mỗi doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường cần phải có hướng đi riêng của mình theo xu thế phát triển chung của xã hội. Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường luôn phải đối mặt với những khó khăn thách thức khi gặp phải sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Sự cạnh tranh dẫn đến sự đào thải nhau trong thương trường, người chiến thắng là người nhạy bén, khôn khéo, năng động thì sẽ tận dụng được cơ hội, phòng tránh được các rủi ro. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng, và quyết định đến sự sống còn của họ. Bởi lẽ, mục đích cuối cùng trong hoạt động kinh doanh, của doanh nghiệp là mang lại lợi nhuận, khi đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực được xem như một chiến lược trong việc định hướng, phát triển góp phần hoàn thành mục tiêu doanh nghiệp.

Vai trò của người lao động trong doanh nghiệp là hết sức quan trọng , và vấn đề “quản trị nhân sự” lại càng trở nên quan trọng hơn, nó sẽ là nền tảng cho các hoạt động khác. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực không chỉ nhằm mục đích là đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, mà còn góp phần vào sự tăng trưởng của ngành nghề và trách nhiệm với xã hội. Dựa trên cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp, khóa luận chỉ ra được thực trạng công tác quản lý và sử dụng nhân sự của Công ty, cũng như xây dựng lên các tiêu chuẩn đánh giá cụ thể thông q ua công tác tuyển dụng, công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực,… Bên cạnh đó khóa luận đã xây dựng các tiêu chuẩn, chính sách đãi ngộ hợp lý theo quy định chung của công ty và Nhà nước. Công ty Cổ Phần Đầu Tư Và Thương Mại VP là một doanh nghiệp tuy tuổi đời còn trẻ nhưng cũng đã tạo được chỗ đứng trên thị trường ngành dịch vụ đồ ăn Trung Quốc. Có được thành công đó là nhờ vào sự cố gắng, nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty, đặc biệt là đội ngũ nhân viên kinh doanh đã từng bước hoàn thiện mình, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Khóa luận: Giải pháp sử dụng nguồn nhân lực tại Cty Thương Mại.

Về hoạt động kinh doanh: Cung cấp dịch vụ đồ ăn Trung mới lạ khích thích trường tiềm năng của ngành dich vụ ăn uống, hứa hẹn đem lại nhiều lợi nhuận với nhu cầu ngày càng tăng. Công ty đã nắm bắt được cơ hội này, cùng với tầm nhìn, năng lực và chiến lược kinh doanh của mình, Công ty đã khẳng định được vị trí của mình trên thương trường và ngày càng phát triển hơn nữa. Tuy nhiên, Năm 2020 là một năm khó khăn và biến đổi mạnh mẽ trong toàn thế giới do dịch Covid 19. Tưởng chừng Công ty không thể hoàn thành được mục tiêu của mình. Tuy nhiên, cùng với đội ngũ nhân viên nhiệt huyết và những quyết định mang tính chất mạo hiểm trên nền tảng chiến lược ổn định, Công ty đã đưa doanh thu và lợi nhuận đạt được mức khá ổn so với mặt bằng chung.

Về hoạt động nhân sự: Số lượng nhân sự tuy không dồi dào, dao động chỉ hơn năm mươi người, nhưng mang tính chất ổn định, có trình độ chuyên môn, năng lực làm việc tốt dưới sự quản lý của một hệ thống hợp lý, một môi trường lành mạnh, năng động. Phần lớn lực lượng nhân sự của Công ty đều là sinh viên làm thêm theo các ca . Năm 2020, số lượng nhân sự toàn bộ Công ty chỉ có 52 người, trong đó có 9 người tốt nghiệp đại học và 28 người là sinh viên trong các trường đại học và cao đẳng. Cơ cấu nhân sự trẻ, đa số toàn là độ tuổi dưới 25 hàng năm đều trên 50%. Nhân viên trẻ sẽ đem lại cho Công ty những lợi thế nhất định trong công tác quản lý, đào tạo và phát triển nhân viên. Các hoạt động quản lý nhân sự của Công ty có mối quan hệ mật thiết và ảnh hưởng, tác động lẫn nhau. Mức lương trung bình của nhân viên Công ty đang ở mức ổn định 200.000 đồng/người/ngày và cao so với trung bình ngành. Những con số trên được đánh giá là thành tích của Công ty trong việc sử dụng nhân sự. Tuy nhiên, công tác đánh giá thành tích của công ty vẫn chưa thực sự rõ ràng và vẫn còn thực hiện quá lồng ghép nên chưa đánh giá hết được về công tác đào tạo và chưa cải tiến được năng lực và trình độ nhân viên. Khóa luận: Giải pháp sử dụng nguồn nhân lực tại Cty Thương Mại.

Công ty nên áp dụng công tác đánh giá thành tích để đánh giá và hoàn thiện hơn về hệ thống tổ chức để đưa ra một số hình thức khen thưởng và quy định về mức độ, thời gian tăng lương hợp lý hơn để khích lệ, nâng cao hiệu quả làm việc, phát huy được thái độ tích cực, sáng tạo trong công việc. Còn về công tác hoạch định nhân sự công ty hiện nay công ty chỉ có kế hoạch nhân sự cho từng năm chứ chưa xây dựng được kế hoạch lâu dài, do đó Công ty nên có công tác hoạch định nguồn nhân lực nhằm xác định số lao động hiện tại của công ty, dự báo nhu cầu lao động trong tương lai căn cứ vào kế hoạch sản xuất của công ty. Từ đó có các chính sách phù hợp: có cần tuyển thêm người không, có phải sa thải hay không do tầm nhìn chiến lược và thay đổi thất thường của thị trường dịch cũng như nhu cầu của ngành ẩm thực trong nước. Tuy có mặt chưa đạt đươc thì công ty đã thành công hoàn thành về công tác nâng cao đào tạo cho ban quản lý đạt con số cao, tạo cho nhân viên một bầu không khí vui vẻ và thiết bị đầy đủ, tiên tiến giảm bớt thao tác và thời gian cho nhân viên. Còn về lương thưởng thì cán bộ công nhân viên trong công ty được trả lương đúng như quy định, thời hạn trong quy chế lương của công ty và có thêm thưởng nóng bằng tiền mặt nếu hôm đó đạt chỉ tiêu công ty đưa ra để nhân viên có động lực hơn để cống hiến cho công ty phát triển hơn. Vì nhân viên là cốt lõi, có câu “nếu ta quan tâm đến quyền lợi của nhân viên thì họ sẽ quan tâm đến quyền lợi của ta” đã trở nên phổ biến trong “kinh doanh”.

Quá trình thực tập thực tế ở Công ty Cổ Phần Đầu Tư Và Thương Mại VP cho phép em nghiên cứu và nắm bắt kiến thức thực tế nhằm củng cố kiến thức đã được trang bị từ nhà trường. Trên cơ sở lý thuyết và phân tích thực trạng cho thấy những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản trị nguồn nhân lực. Bằng cách phân tích đánh giá thông qua các chỉ tiêu cụ thể em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty sao cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay nhằm mục đích góp phần giải quyết những mặt hạn chế. Do quá trình tìm hiểu thực tế và trình độ bản thân còn nhiều hạn chế kinh nghiệm, kiến thức về thực tế tích lũy còn ít, một số thông tin và số liệu cần thiết bị hạn chế thời gian thu thập nên nguồn số liệu chỉ tương đối chính xác, chưa bao quát đầy đủ. Vì vậy, khóa luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Khóa luận: Giải pháp sử dụng nguồn nhân lực tại Cty Thương Mại.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Khóa luận: Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Cy thương mại

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993