Khóa luận tình hình hoạt động tín dụng ngân hàng OCB

Rate this post

Hiện nay, các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, các công ty TNHH càng ngày càng đông đảo, phát triển và mở rộng trong nước, cho nên tác giả lựa chọn đề tài Khóa luận tình hình hoạt động tín dụng ngân hàng OCB đồng thời nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này cũng tăng lên, mà nơi có thể đáp ứng vốn cho họ chính là các ngân hàng thương mại. Dưới đây là Các giải pháp mở rộng tín dụng tại Ngân hàng OCB – Chi nhánh Hải Phòng, mời các bạn đọc giả tham khảo nhé

Nội dung chính

2.1 Giới thiệu về Ngân Hàng

2.1.1 Giới thiệu về Ngân Hàng Phương Đông

  • Tên tiếng Việt: NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG
  • Tên viết tắt tiếng việt: NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG
  • Tên tiếng Anh: ORIENT COMMERCIAL JOINT STOCK BANK
  • Tên viết tắt tiếng anh: OCB
  • Hội sở chính: Số 45 đường Lê Duẩn, Quận 1, Hồ Chí Minh, Việt Nam.
  • Giấy phép hoạt động số 0061/NH-GP ngày 13/04/1996 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 059700 do Sở Kế hoạch Đầu tư Hồ Chí Minh cấp.
  • Vốn điều lệ: Vốn điều lệ tính đến 01/10/2016 của Ngân Hàng Phương Đông là 500.000.000.000 đồng

Sứ mệnh:Tạo ra những giải pháp tối ưu đem lại giá trị cao nhất cho khách hàng và nhà đầu tư, đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của cộng đồng và xã hội thông qua việc xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên tâm huyết, am hiểu nhu cầu của khách hàng.

Tầm nhìn:Trở thành ngân hàng đa năng dẫn đầu về dịch vụ ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.

Giá trị cốt lõi:

  • Khách hàng là trọng tâm

Thấu hiểu và thân thiện. Thỏa mãn khách hàng là động lực tăng trưởng.

Cam kết mang lại giải pháp phù hợp nhu cầu.

  • Chuyên nghiệp

Thể chế minh bạch.Chuyên môn nghiệp vụ vững vàng.Văn hóa ứng xử chuẩn mực.

  • Tốc độ

Khát vọng tiên phong và dẫn đầu. Quy định đơn giản và nhanh chóng tác nghiệp chính xác và hiệu quả.

  • Sáng tạo

Chủ động nắm bắt cơ hội và đối phó nguy cơ.Sản phẩm, dịch vụ khác biệt.Liên tục cải tiến.

Đối tác chiến lược: Ngân hàng BNP   Paribas (Pháp).BNP   Paribas   là Tập đoàn hàng đầu Châu Âu trong lĩnh vực tài chính Ngân hàng và là một trong 6 Ngân hàng mạnh nhất thế giới theo đánh giá xếp hạng của Standard & Poor’s.

Mạng lưới kênh phân phối: Hiện nay, mạng lưới của OCB gồm 118 chi nhánh và phòng giao dịch tại hầu hết các địa bàn kinh tế trọng điểm trên toàn quốc.

2.1.2 Sự hình thành và phát triển của Ngân Hàng Phương Đông chi nhánh Hải Phòng ( Khóa Luận Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngân Hàng OCB )

Sáng 26-10-2011, Ngân hàng TMCP Phương Đông đưa vào hoạt động chi nhánh Hải Phòng tại số 83 Trần Phú, quận Ngô Quyền. OCB Hải Phòng là điểm giao dịch thứ 88 của OCB, thực hiện đầy đủ các dịch vụ ngân hàng hiện đại, thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn và cho vay, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội thành phố. Đây là chi nhánh cấp 1 thứ 51 và ngân hàng thương mại thứ 38 hoạt động trên địa bàn thành phố.

Sau 6 năm xây dựng và trưởng thành, hoạt động của Ngân hàng TMCP Phương Đông- chi nhánh Hải Phòng đã tập trung sức mạnh tổng hợp, phát huy nội lực, vươn lên từ khó khăn không ngừng đổi mới và phát triển, khẳng định vị trí là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu, thể hiện thế đi lên vững chắc và khả năng to lớn góp phần thực hiện có kết quả chính sách tiền tệ – tín dụng Quốc gia, từng bước hạn chế và đẩy lùi lạm phát, thúc đẩy sự hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động vàchức năng, nhiệm vụ các bộphận

2.1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ các bộphận

Giám đốc:

Điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của đơn vị.

Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban.

Đề xuất, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hay nâng lương cho các cán bộ công nhân viên trong đơn vị, ngoại trừ kế toán trưởng và kiểm soát trưởng.

Thực hiện công việc khác theo ủy quyền của Chủ tịch HĐQT/ Tổng GĐ.

Phòng kế toán – ngân quỹ:

Nhân viên kế toán: tổng hợp số liệu cuối ngày, gửi file phát sinh về hội sở; cân đối nội bảng- ngoại bảng hàng ngày. Hạch toán bù trừ, báo Có tài khoản khách hàng, theo dõi thu chi nội bộ. Kiểm tra, đánh số hoàn tất các chứng từ phát sinh trong ngày. Cho và giải ký hiệu mật trong thanh toán điện tử liên NH. Lập và kiểm tra các bảng cân đối, các báo cáo hàng tháng, hàng năm gửi về hội sở và các cơ quan có liên quan (NHNN, Cục thuế, Cục thống kê, …). Tổng hợp, báo cáo số liệu hàng ngày cho GĐ. Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán các kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương. Nhân viên ngân quỹ: Cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời Thu – Chi –

Tồn quỹ tiền mặt vào Sổ Quỹ – báo cáo khi cần cho BGĐ , KTT. Thực hiện đúng quy định về trách nhiệm về quản lý quỹ tiền mặt

Phòng hành chính nhân sự:

Chức năng văn thư: Nhận và lưu trữ công văn, fax đến. Photocopy và phân phối các văn bản, tài liệu GĐ, các phòng nghiệp vụ. Soạn thảo văn bản theo yêu cầu của GĐ.

Chức năng hành chính: Trực tổng đài điện thoại. Theo dõi, quản lý hồ sơ của nhân viên, cộng tác viên, tài sản của chi nhánh. Thực hiện chế độ BHXH, BHYT của nhân viên, chế độ thôi việc, nghỉ việc, công tác tuyển nhân viên. Lập danh sách chế độ tiền thưởng. Theo dõi hình thức chi tiền hành chính, quản lý cấp phát văn phòng phẩm, ấn phẩm. Lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng sửa chữa các thiết bị, máy móc, kiểm tra công tác bảo vệ trụ sở và vệ sinh cơ quan.

Phòng tín dụng- kinh doanh:

Có chức năng kinh doanh chính của ngân hàng trong lĩnh vực tín dụng, tiếp cận nắm bắt các nhu cầu vay vốn và thông qua hoạt động tín dụng để phát triển các sản phẩm dịch vụ khác cũng như mở rộng hơn nữa quy mô tín dụng. Gồm đối tượng khách hàng:

Khách hàng doanh nghiệp ( Khóa Luận Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngân Hàng OCB )

  • Thực hiện việc giải ngân vốn vay cho khách hàng vay là tổ chức trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt
  • Mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới.
  • Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội, ngoại tệ của khách hàng

Khách hàng cá nhân

  • Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch với khách hàng là cá nhân
  • Thực hiện việc giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt.
  • Mở tài khoản tiền gửi, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của

khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới. Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội, ngoại tệ của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới.

  • Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội, ngoại tệ của khách hàng.

Phòng giao dịch:

Có chức năng hạch toán báo sổ thực hiện một số giao dịch với khách hàng theo ủy quyền của chi nhánh.

Bộ phận giao dịch thực hiện việc giao dịch trực tiếp giữa khách hàng với ngân hàng như những giao dịch gửi, rút tiền, lập và tất toán sổ tiết kiệm…

Các nhân viên giao dịch đồng thời thực hiện hạch toán các giao dịch của khách hàng với ngân hàng, đảm bảo các giao dịch của khách hàng được thực hiện nhanh chóng.

2.1.4 Chính sách tín dụng của Ngân hàng

2.1.4.1 Các giới hạn tín dụng của Ngân hàng

_ Tổng dư nợ cho vay của TCTD đối với 1 khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của TCTD

_ Tổng dư nợ cho vay của TCTD đối với 1 nhóm khách hàng có liên quan không vượt quá 50% vốn tự có của TCTD

_ Trường hợp nhu cầu vốn của 1 khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của hệ thống Ngân hàng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì Ngân hàng cho vay hợp vốn theo quy định của Thống đốc Ngân hàng.

2.1.4.2 Đối tượng khách hàng ( Khóa Luận Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngân Hàng OCB )

_ Các TCTD được thành lập và thực hiện nhiệm vụ cho vay theo quy định của Luật các TCTD.

_ Khách hàng vay tại TCTD bao gồm:

+ Các pháp nhân là: Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty TNHH, công ty cổ phần, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại Điều 94 Bộ Luật dân sự.

+ Cá nhân

+ Hộ gia đình

+ Tổ hợp tác

+ Doanh nghiệp tư nhân

+ Công ty hợp danh

2.1.4.3 Thời hạn cho vay:

_Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về thời hạn cho vay theo 02 loại:

+ Cho vay ngắn hạn: tối đa đến 12 tháng được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng

+ Cho vay trung – dài hạn: thời hạn cho vay được xác định phù hợp với thời hạn huy động vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng, tính chất nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng.

  • Thời hạn cho vay trung hạn: trên 12 tháng đến 60 tháng.
  • Thời hạn cho vay dài hạn: trên 60 tháng trở lên nhưng không quá thời hạn hoạt động còn lại theo Quyết định thành lập đối với pháp nhân và không quá 15 năm đối với cho vay các dự án đầu tư phục vụ đời sống.

2.1.5 Các nghiệp vụ tín dụng mà Ngân hàng đang thực hiện ( Khóa Luận Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngân Hàng OCB )

_ Cho vay ngắn hạn từng lần

_ Cho vay ngắn hạn theo hạn mức tín dụng

_ Cho vay theo dự án đầu tư

_ Cho vay hợp vốn

_ Cho vay trả góp

_ Cho vay lưu vụ

_ Cho vay theo hạn mức thấu chi

_ Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng

_ Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng

_ Cho vay đối với người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

2.1.6 Quy trình tín dung của Ngân Hàng Phương Đông:

2.1.6.1 Mô tả quy trình

Bước 1:

Khách hàng có nhu cầu vay vốn liên hệ Phòng kinh doanh tại Sở giao dịch (SGD), các chi nhánh (CN) và Phòng giao dịch (PGD) trong toàn hệ thống Ngân Hàng Phương Đông để được hướng dẫn sử dụng vốn.

Nhân viên tín dụng (NVTD) hoặc nhân viên dịch vụ tín dụng (NVDVTD) có trách nhiệm hướng dẫn đầy đủ, chi tiết các thủ tục, điều kiện và giấy tờ cần thiết về việc vay vốn cho khách hàng.

Bước 2:

Khách hàng chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu và chuyển cho NVTD và/hoặc NVDVTD.

Bước 3:

Sau khi nhận được hồ sơ vay vốn từ khách hàng, NVTD tiến hành các công việc sau:

3.aGửi hồ sơ tài sản đảm bảo (TSĐB) cho Phòng thẩm định tài sản (TĐTS) để định giá.

3.bTrường hợp hồ sơ vay vốn không thuộc chuẩn tái thẩm định theo quy định của Ngân Hàng Phương Đông ban hành trong từng thời kỳ:

Trong thời gian 1 ngày làm việc NVTD lập danh mục hồ sơ cần bổ sung (nếu cần) gửi cho khách hàng đồng thời soạn thảo đề cương thẩm định căn cứ theo thực trạng của từng hồ sơ có kiểm soát của TBP/TP/PP kinh doanh và/hoặc Trưởng/Phó đơn vị.

NVTD sắp xếp lịch hẹn khách hàng để tiến hành thẩm định và thông báo cho TBP/TP/PP kinh doanh và/hoặc Trưởng/Phó đơn vị (nếu có hỗ trợ).

Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc (đối với khoản cấp tín dụng ngắn hạn) hoặc 10 ngày làm việc (đối với khoản cấp tín dụng trung/dài hạn, dự án) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, NVTD phải lập tờ trình thẩm định khách hàng để trình cấp thẩm quyền xét duyệt.

Trình tự thực hiện theo “Hướng dẫn lập tờ trình thẩm định KH”. 3.cTrường hợp hồ sơ vay vốn thuộc chuẩn tái thẩm định theo quy định Ngân Hàng Phương Đông ban hành trong từng thời kỳ:

Trong thời gian 01 ngày làm việc NVTD phải lập phiếu đề nghị phân tích ( Khóa Luận Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngân Hàng OCB )

tín dụng, trình cấp thẩm quyền ký duyệt và gửi hồ sơ cho Phòng Phân tích và quản lý tín dụng (PT & QL TD) thông qua thư ký phòng.

NVPTTD được phân công phối hợp cùng NVTD thực hiện công việc tương tự bước 3b nêu trên.

Trình tự thực hiện theo “Quy trình phối hợp tái thẩm định”.

Bước 4:

Sau khi lập tờ trình thẩm định khách hàng, tờ trình tái thẩm định, NVTD và nhân viên phát triển tín dụng (NVPTTD) trình cấp thẩm quyền ký duyệt và gửi tờ trình đã có đầy đủ chữ ký cho thư ký Ban tín dụng (BTD)/Hội đồng tín dụng (HĐTD) để sắp xếp lịch trình hồ sơ.

Trình tự thực hiện theo “Quy trình ký tên tờ trình thẩm định khách hàng” ban hành trong từng thời kỳ.

Bước 5:

Tại cuộc họp, thư ký BTD/HĐTD ghi nhận ý kiến thống nhất của các thành viên BTD/HĐTD vào Biên bản họp và trình cho thành viên ký.

Bước 6

Thư ký BTD/HĐTD gửi kết quả xét duyệt cho NVTD trong 01 vòng làm việc sau khi biên bản họp BTD/HĐTD có đầy đủ chữ ký.

Bước 7:

Trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được kết quả phê duyệt, NVTD hoặc NVDVTD lập 02 bản thông báo đồng ý/ từ chối cho vay trình cấp thẩm quyền ký duyệt, sau đó gửi 01 bản và thông báo cho khách hàng bằng điện thoại, 01 bản còn lại lưu hồ sơ. Trường hợp đồng ý cho vay, thông báo cho vay phải nêu rõ các điều kiện phê duyệt và phải có chữ ký xác nhận của khách hàng (không nêu các điều kiện miễn thực hiện trên thông báo).

Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày gửi thư báo cho khách hàng, NVTD phải ghi nhận ý kiến phản hồi của khách hàng về các điều kiện phê duyệt. Nếu vì các lý do khách quan và hợp lý mà khách hàng không thực hiện được các điều kiện phê duyệt thì NVTD lập “Tờ trình điều chỉnh điều kiện cho vay”, đính kèm hồ sơ phê duyệt ban đầu (tờ trình, biên bản phê

duyệt….) để trình lại cấp xét duyệt xem xét. Tờ trình thay đổi điều kiện cho vay phải nêu rõ nhu cầu của khách hàng, lý do điều chỉnh và đề xuất điều chỉnh điều kiện xét duyệt của đơn vị cho vay.

Bước 8:

Ngay sau khi nhận kết quả phê duyệt, trường hợp không đồng ý cho vay, NVTD tiến hành giao trả hồ sơ cho khách hàng (chỉ giao trả các chứng từ do khách hàng cung cấp) và bàn giao hồ sơ còn lại cho NVDVTD lưu trữ. NVDVTD thực hiện đăng nhập thông tin khách hàng bị từ chối và lý do từ chối trên hệ thống TCBS (chi tiết thao tác thực hiện theo hướng dẫn của Phòng Công nghệ thông tin Ngân Hàng Phương Đông).

Trường hợp đồng ý cho vay, NVTD bàn giao bộ hồ sơ cho NVDVTD để tiến hành các bước tiếp theo.

Bước 9:

NVDVTD soạn thảo hợp đồng tín dụng và các văn bản cam kết liên quan đến khoản vay theo phê duyệt, đồng thời chuyển hồ sơ cho NVPLCT để thực hiện các thủ tục thế chấp/cầm cố tài sản bảo đảm. Trường hợp cần sử dụng hợp đồng tín dụng để đi công chứng TSĐB, NVDVTD thực hiện thủ tục ký và đóng dấu trước 01 bản hợp đồng tín dụng và giao cho nhân viên pháp lý chứng từ (NVPLCT) đi công chứng.

NVPLCT soạn thảo hợp đồng bảo đảm và các văn bản thủ tục pháp lý liên quan đến tài sản đảm bảo theo phê duyệt, đồng thời sắp xếp lịch hẹn khách hàng thực hiện thủ tục công chứng, đăng ký tài sản đảm bảo.

Trình tự thực hiện theo “Thủ tục soạn thảo hợp đồng bảo đảm, hợp đồng tín dụng và các mẫu biểu có liên quan”, “Thủ tục công chứng, đăng ký, xác nhận và phong tỏa tài sản”.

Đối với việc cho vay đảm bảo bằng chứng thư bảo lãnh, NVTD tiến hành kiểm tra tính xác thực, hợp pháp và nội dung phù hợp của chứng tư bảo lãnh, sau đó bàn giao cho NVDVTD. NVDVTD sao lưu vào hồ sơ vay 01 bản chứng thư bảo lãnh, bản chính lưu kho theo quy định.

Bước 10: ( Khóa Luận Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngân Hàng OCB )

Sau khi hoàn tất thủ tục pháp lý để nhận thế chấp/cầm cố tài sản đảm bảo, NVPLCT chuyển trả hồ sơ và kết quả thực hiện cho NVDVTD, sau đó thực hiện thủ tục nhận và quản lý TSĐB bản chính theo “Hướng dẫn quản lý hồ sơ TSĐB”.

Bước 11:

NVDVTD hoàn tất các thủ tục ký kết hợp đồng tín dụng, các văn bản cam kết liên quan đến khoản vay theo phê duyệt và lưu hồ sơ theo “Hướng dẫn lưu hồ sơ tín dụng”.

NVDVTD lập biên bản bàn giao hồ sơ cho khách hàng và/hoặc bên có liên quan, hồ sơ bàn giao gồm hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm, hồ sơ khác (nếu có).

Bước 12:

Khi khách hàng có nhu cầu giải ngân, NVTD thông báo cho NVDVTD phụ trách hồ sơ để lên kế hoạch chuẩn bị tiền giải ngân, đồng thời lập “Tờ trình giải ngân” trình TBP/TP/PP ký kiểm soát, trường đơn vị ký phê duyệt và chuyển cho NVDVTD.

NVDVTD soạn khế ước nhận nợ (KUNN) và hoàn tất việc ký kết KUNN tại Ngân Hàng Phương Đông và giao cho khách hàng 01 bản.

Trình tự thực hiện theo “Thủ tục soạn thảo hợp đồng bảo đảm, hợp đồng tín dụng và các mẫu biểu có liên quan”.

Bước 13:

NVDVTD tạo tài khoản vay trên TCBS theo “Hướng dẫn tạo tài khoản vay” và chuyển hợp đồng tín dụng, các chứng từ liên quan cho Teller để thực hiện giải ngân cho khách hàng theo “Hướng dẫn giao dịch tài khoản tiền vay”.

Bước 14:

Sau khi giải ngân, giao dịch viên (Teller) thông báo cho NVDVTD về việc hoàn tất giải ngân.

Bước 15:

Sau khi giải ngân, NVTD phải tiến hành kiểm tra, giám sát vốn vay theo định kỳ hoặc theo phê duyệt của cấp xét duyệt. Việc kiểm tra kiểm soát vốn vay bao gồm: kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, nguồn thu nhập trả nợ, tài sản đảm bảo, trình trạng khách hàng và tính tuân thủ các điều kiện phê duyệt cấp tín dụng.

Trình tự thực hiện theo “Hướng dẫn kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay” ban hành trong từng thời kỳ.

Đối với việc đánh giá lại tài sản đảm bảo:

+ Bất động sản: thực hiện đánh giá 12 tháng/lần.

+ Động sản: thực hiện đánh giá lại 06 tháng/lần.

+ Tài sản khác: theo phê duyệt của cấp xét duyệt.

Bước 16:

NVTD và/hoặc NVDVTD phải thường xuyên theo dõi tình hình trả nợ của khách hàn. Trong vòng 04 ngày làm việc trước khi đến hạn thanh toán nợ gốc và/hoặc lãi vay, NVTD và/hoặc NVDVTD tiến hành nhắc nợ khách hàng bằng điện thoại.

Khi đến hạn thanh toán nợ gốc và/hoặc lãi vay mà khách hàng vẫn chưa thanh toán, NVTD báo cáo tình trạng khách hàng với cấp thẩm quyền đồng thời tiến hành làm việc trực tiếp với khách hàng để thu nợ.

Trước khi đến hạn kết thúc hợp đống tín dụng 15 ngày, NVDVTD lập thư báo gửi khách hàng và thông báo với khách hàng bằng điện thoại. Thư báo phải được gửi bằng thư bảo đảm hoặc có chữ ký xác nhận của khách hàng.

Bước 17:

Trong thời hạn 07 ngày trước khi đến hạn thay đổi lãi suất, NVDVTD tiến hành soạn “Thông báo lãi suất vay mới” và gửi cho khách hàng.

Thông báo lãi suất vay mới phải được gửi bằng thư bảo đảm hoặc có chữ ký xác nhận của khách hàng.Hàng ngày, NVDVTD phải theo dõi và thực hiện điều chỉnh lãi suất trên TCBS đối với các khoản vay đến kỳ điều chỉnh.

Bước 18:

Khi khách hàng thanh toán nợ vay theo định kỳ, Teller thực hiện thu nợ

theo “Hướng dẫn giao dịch tài khoản tiền vay”.

Trường hợp KH có nhu cầu trả nợ vay trước hạn nhưng không thực hiện đúng theo điều khoản trả nợ trước hạn trên hợp đồng tín dụng thì KH phải có văn bản đề nghị trả nợ trước hạn gửi cho NVTD hoặc NVDVTD. NVTD tiến hành lập tờ trình, trình cấp thẩm quyền xét duyệt sau đó chuyển cho NVDVTD để thực hiện theo phê duyêt.

Bước 19:

Khi khách hàng tất toán nợ vay, NVDVTD tiến hành kiểm tra, xác nhận dư nợ của khách hàng, nghĩa vụ đảm bảo của tài sản thế chấp, cầm cố và lập “Giấy đề nghị giải chấp tài sản” trình KSVTD/TBP/TP/PP ký kiểm soát, trưởng đơn vị ký duyệt.

Sau đó NVDVTD tiến hành thủ tục giải chấp tài sản cho khách hàng theo “Hướng dẫn quản lý hồ sơ tài sản đảm bảo”, việc bàn giao TSĐB phải được lập thành biên bản và có chữ ký xác nhận của khách hàng.

Trường hợp khách hàng thế chấp nhiều TSĐB, khi khách hàng thanh toán dư nợ tương ứng với nghĩa vụ đảm bảo của tài sản và có nhu cầu giải chấp tài sản đó thì khách hàng phải có giấy đề nghị giải chấp gửi NVTD hoặc NVDVTD lập “Tờ trình rút/thay đổi tài sản đảm bảo” trình cấp thẩm quyền xét duyệt trước khi thực hiện thủ tục giải chấp như trên.

Bước 20:

Khách hàng tiếp nhận tài sản giải chấp.

Có thể bạn quan tâm:

Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp

2.1.6.2 Các thủ tục của từng loại vay ( Khóa Luận Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngân Hàng OCB )

* Hồ sơ do khách hàng lập và cung cấp:

Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi đến NH OCB nơi cho vay các giấy tờ sau:

Đối với pháp nhân và doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh:

_ Hồ sơ pháp lý: Khách hàng gửi đến Ngân hàng khi thiết lập quan hệ tín dụng hoặc vay vốn lần đầu, tùy theo loại hình pháp nhân, Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có các giấy tờ sau:

+ Quyết định thành lập doanh nghiệp

+ Điều lệ doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân)

+ Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc (giám đốc), kế toán trưởng, quyết định công nhận ban Quản trị, chủ nhiệm Hợp tác xã

+ Đăng ký kinh doanh

+ Giấy phép hành nghề

+ Giấy phép đầu tư (đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)

+ Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập (đối với công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh)

+ Các thủ tục về kế toán theo quy định của Ngân hàng: đăng ký mẫu dấu, chữ ký của chủ tài khoản hoặc người ủy quyền, đăng ký chữ ký của cán bộ giao dịch với Ngân hàng, giấy đăng ký mở tài khoản tiền gửi (nếu chưa mở)

_ Hồ sơ kinh tế:

+ Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ

+ Báo cáo tài chính kỳ trước

+ Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh kỳ trước

_ Hồ sơ vay vốn:

+ Giấy đề nghị vay vốn

+ Bảng kê tình hình tài chính đến ngày xin vay

+ Dự án, phương án sản xuất kinh doanh

+ Các chứng từ có liên quan: giấy báo giá, hợp đồng, các chứng từ thanh toán khác…

+ Hồ sơ đảm bảo tiền vay theo quy định Đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác:

_ Hồ sơ pháp lý:

+ Chứng minh nhân dân, hộ khẩu

+ Đăng ký kinh doanh (đối với cá nhân phải đăng ký kinh doanh)

+ Hợp đồng hợp tác (đối với tổ hợp tác)

+ Giấy ủy quyền cho người đại diện (nếu có)

_ Hồ sơ vay vốn:

+ Hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp vay vốn không phải thực hiện bảo đảm bằng tài sản : giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất kinh doanh.

+ Hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác:

  • Giấy đề nghị vay vốn
  • Dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh
  • Hồ sơ đảm bảo tiền vay theo quy định

+ Hộ gia đình, cá nhân vay qua tổ vay vốn:

  • Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất kinh doanh của hộ gia đình, cá nhân
  • Biên bản thành lập tổ vay vốn
  • Hợp đồng làm dịch vụ

+ Hộ gia đình cá nhân vay thông qua doanh nghiệp: ngoài các hồ sơ đã quy định như trên đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác phải có thêm Hợp đồng làm dịch vụ

+ Doanh nghiệp vay để chuyển tải vốn cho hộ gia đình, cá nhân: ngoài hồ sơ đã quy định như trên đối với Doanh nghiệp phải có thêm:

  • Hợp đồng cung ứng vật tư, tiền vốn cho hộ gia đình, cá nhân nhận khoán
  • Danh sách hộ gia đình, cá nhân đề nghị ngân hàng cho vay Khách hàng vay phục vụ đời sống :

₋     Hồ sơ pháp lý: CMND, hộ khẩu (các tài liệu này chỉ cần xuất trình khi làm thủ tục vay vốn), giấy ủy quyền cho người đại diện (nếu có)

₋     Giấy đề nghị vay vốn

₋     Bản cam kết trả nợ từ thu nhập hàng tháng (đối với cán bộ công nhân viên)

₋     Hồ sơ đảm bảo tiền vay theo quy định

Hồ sơ do ngân hàng lập: ( Khóa Luận Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngân Hàng OCB )

₋     Báo cáo thẩm định, tái thẩm định

₋    Biên bản họp hội đồng tín

₋ Các loại thông báo: thông báo từ chối cho vay, thông báo gia hạn nợ, thông báo nợ đến hạn, thông báo nợ quá hạn, thông báo tạm ngừng cho vay, thông báo chấm dứt cho vay

₋   Sổ theo dõi cho vay – thu nợ (dùng cho cán bộ tín dụng)

Hồ sơ do khách hàng và ngân hàng cùng lập:

₋     Hợp đồng tín dụng

₋     Giấy nhận nợ

₋     Hợp đồng bảo hiểm tiền vay

₋     Biên bản kiểm tra sau khi cho vay

₋     Biên bản xác định nợ rủi ro bất khả kháng (trường hợp nợ bị rủi ro).

2.1.7. Quy trình thu nợ, thu lãi :

_ Trả lãi: hàng tháng, hàng quý (hoặc theo thỏa thuận) khách hàng trực tiếp đem tiền đến trụ sở Ngân hàng nộp lãi.

_ Trả nợ: thực hiện trả nợ trực tiếp tại trụ sở Ngân hàng.

_ Xử lý kỷ luật tín dụng:

+ Đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi trong thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, nếu khách hàng không trả được nợ đúng hạn số nợ gốc hoặc lãi phải trả của kỳ hạn đó và không được NH nơi cho vay chấp thuận chuyển số nợ gốc hoặc lãi chưa trả được sang kỳ tiếp theo, thì NH nơi cho vay chuyển toàn bộ số nợ gốc của hợp đồng tín dụng đó sang nợ quá hạn.

+ Đến thời điểm cuối cùng của thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, nếu khách hàng không trả hết nợ gốc hoặc lãi, NH nơi cho vay chuyển toàn bộ số dư nợ gốc của Hợp đồng tín dụng đó sang nợ quá hạn.

+   Các trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích sẽ bị chấm dứt cho vay. NH nơi cho vay phải thực hiện thu hồi nợ trước hạn đã cam kết hoặc chuyển ngay sang nợ quá hạn toàn bộ số dư nợ gốc.

2.1.8. Các sản phẩm dịch vụ hiện có

Sản phẩm thẻ: sản phẩm thẻ của Ngân Hàng Phương Đông – chi nhánh Hải Phòng bao gồm: Thẻ ATM lucky, Thẻ noname, Thẻ sinh viên, Thẻ tín dụng nội địa ECC, Thẻ quốc tế.

Ngân hàng điện tử: OCB online, OCB mobile, OCB SMS.

_ Dịch vụ chuyển tiền:

+ Dịch vụ chuyển tiền trong nước: đảm bảo hiệu quả, nhanh chóng và an toàn

Đặc điểm:

  • Chuyển bằng VND hoặc ngoại tệ (đối với người nước ngoài theo quy định quản lý ngoại hối Việt Nam).
  • Không hạn chế mức chuyển tối thiểu hay tối đa.
  • Không tính phí chuyển trong cùng hệ thống cùng địa bàn.

Tiện ích:

  • Giao dịch chuyển tiền nhanh chóng, thuận tiện đến người thân, bạn bè
  • Khách hàng có thể chuyển tiền trong hoặc ngoài hệ thống ( Khóa Luận Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngân Hàng OCB )

+ Dịch vụ chuyển tiền nước ngoài: Quý khách có nhu cầu chuyển tiền ra nước ngoài để thanh toán phí dịch vụ, hội phí, học phí và các loại chi phí khác theo quy định về quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể sử dụng dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài của OCB

Đặc điểm:

  • Đối tượng Khách hàng: Tất cả Khách hàng Cá nhân có nhu cầu chuyển tiền ra nước ngoài.
  • Tuỳ vào từng mục đích chuyển tiền khác nhau, Khách hàng chuẩn bị các hồ sơ phù hợp theo quy định.

Tiện ích:

  • Chuyển tiền ra nước ngoài các mục đích mà pháp luật cho phép.

+ Dịch vụ chuyển tiền kiều hối Western Union: Với mạng lưới điểm giao dịch rộng khắp cả nước, OCB thực hiện Dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài

thông qua công ty kiều hối Western Union giúp khách hàng có thể chuyển tiền đến các nước trên thế giới chỉ trong vòng vài phút, mục đích chuyển phù hợp theo quy định quản lý ngoài hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Đặc điểm:

  • Người gửi tiền là khách hàng cá nhân có đủ hồ sơ về mục đích chuyển tiền/nguồn gốc số tiền hợp pháp.
  • Số tiền tối đa được phép chuyển phụ thuộc vào từng mục đích chuyển tiền.
  • Khách hàng nộp USD mặt để chuyển ra nước ngoài, người nhận sẽ nhận tiền bản xứ hoặc USD

Tiện ích:

Khách hàng được tham gia các chương trình khuyến mãi hấp dẫn theo quy định của OCB trong từng thời điểm.

+ Dịch vụ nhận tiền kiều hối Western Union: Dịch vụ nhận kiều hối Western Union nhận chuyển tiền từ hơn 200 quốc gia trên thế giới về Việt Nam. Với mạng lưới điểm giao dịch rộng khắp cả nước, OCB kết hợp cùng công ty Western Union thực hiện nhận và chi trả các khoản kiều hối từ nước ngoài gửi về cho khách hàng trong nước với chất lượng dịch vụ tốt nhất và hoàn toàn không thu phí người nhận tiền.

Đối tượng:

  • Cá nhân người Việt
  • Cá nhân người nước ngoài (cư trú, không cư trú).

Đặc điểm:

  • Chỉ trong vài phút, Khách hàng sẽ nhận được tiền tại bất kỳ điểm chi trả kiều hối Western Union của
  • Khách hàng không cần mở tài khoản tại
  • Khách hàng không phải chịu thuế thu nhập đối với khoản tiền kiều hối được nhận.
  • Khách hàng không phải khai báo nguồn gốc số tiền chuyển về

Tiện ích:

  • Khách hàng có thể nhận tiền VND hoặc
  • Khách hàng không phải chịu bất kỳ loại phí nào khi nhận tiền.
  • Khách hàng được tham gia các chương trình khuyến mãi hấp dẫn theo quy định của OCB trong từng thời điểm.

Dịch vụ thu hộ

+ Dịch vụ thu hộ tiền điện Đặc điểm:

  • Đối tượng Khách hàng: Tất cả Cá nhân có nhu cầu thanh toán tiền
  • Các kênh thanh toán:
  • Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt tại quầy giao dịch của OCB.
  • Thanh toán bằng chuyển khoản.
  • Thanh toán qua OCB Mobile, OCB

Tiện ích:

  • Thủ tục đơn giản.
  • Thời gian giao dịch nhanh chóng giúp khách hàng tiết kiệm thời
  • Không hạn chế số tiền và số lần thanh toán dịch vụ.
  • Với mạng lưới giao dịch rộng khắp và thực hiện trên các kênh OCB Mobile, OCB Online khách hàng có thể thanh toán mọi nơi.
  • Khách hàng sẽ được gạch nợ và nhận hóa đơn GTGT ngay sau khi thanh toán (đối với giao dịch tại quầy).
  • Khách hàng không phải mất phí khi sử dụng dịch vụ.

+ Dịch vụ thu hộ học phí

_ Dịch vụ khác

+ Dịch vụ giữ hộ vàng.

+ Kinh doanh ngoại tệ:

  • Mua/ Bán giao ngay (SPOT) ngoại tệ
  • Mua bán kỳ hạn (FORWARD) ngoại tệ
  • Hoán đổi (SWAP) ngoại tệ
  • Quyền chọn (OPTION) ngoại tệ

+ Thanh toán xuất nhập khẩu: Theo hình thức thư tín dụng (L/C), nhờ thu (D/A, D/P) và chuyển tiền (TTR).

+ Cho vay: Cho vay chi phí du học; cho vay chứng minh tài chính; cho vay mua ô tô, cho vay mua nhà dự án; cho vay đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; cho vay kinh doanh tại chợ; cho vay tiêu dùng đối với CBCNV; cho vay tiêu dùng có đảm bảo bằng số dư tk sổ thẻ tiết kiệm, GTCG; cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán; cho vay tiêu dùng thông thường; cho vay mua nhà ở, nhận quyền sử dụng đất ở; cho vay xây dựng và sửa chữa nhà.

+ Tiết kiệm:

  • Tiết kiệm không kỳ hạn thông thường
  • Tiết kiệm không kỳ hạn lãi suất bậc thang theo số dư
  • Tiết kiệm có kỳ hạn thông thường
  • Tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất bậc thang theo số dư
  • Tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất bậc thang theo thời gian
  • Tiết kiệm có kỳ hạn rút gốc linh hoạt
  • Tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất thả nổi
  • Tiết kiệm dự thưởng
  • Kỳ phiếu
  • Chứng chỉ tiền gửi

2.2 Khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng ( Khóa Luận Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngân Hàng OCB )

2.2.1 Công tác huy động vốn

Qua bảng huy động vốn theo kì hạn và theo loại tiền gửi ta nhận thấy nguồn vốn huy động tăn lien tục qua 3 năm, năm sau cao hơn năm trước.Trong đó huy động có kì hạn ngắn chiếm tỷ trọng chủ yếu; huy động bằng nội tệ tăng qua các năm chiếm tỉ trọng lớn; trong khi đó huy động bằng ngoại tệ có xu hướng giảm, chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng số dư tiềngửi.

Tổng số dư tiền gửi năm 2016 đạt 784.980 triệu đồng, hoạt động huy động vốn của chi nhánh có hiệu quả khi năm 2017 tăng mạnh 135.610 triệu đồng so với năm 2016 và đạt 920.590 triệu đồng. Năm 2018, tình hình huy động vốn tiếp tục tăng 9,93% và đạt 1.012.000 triệuđồng.

2.2.2 Hoạt động sử dụng vốn

Cho vay ngắn hạn năm 2016 đạt 333.893 triệu đồng, năm 2017 đạt440.426 triệu đồng tức là tăng 106.533 triệu đồng tương ứng với tang 31,91%. Nguyên nhân là cho vay bằng ngoại tệ năm 2017 là 4.864 triệu đồng tăng lên 427 triệu đồng tương ứng với tăng 9,62%,cho vay bằng nội tệ cũng tăng mạnh lên tới 435.562 triệu đồng tương ứng với 74,83% tổng dư nợ, tăng mạnh 106.106 triệu đồng. Năm 2018, cho vay ngắn hạn là 580.205 triệu đồng tăng lên 139.672 triệu đồng tương ứng với 77,82% tổng dư nợ.

Nguyên nhân là do cho vay bằng VND tăng 139.672 triệu đồng tương ứng với tăng 32,07%, cho vay bằng ngoại tệ cũng tăng lên 107 triệu đồng tương ứng với tăng 2,2%.

Cho vay trung hạn năm 2017 đạt 99.653triệu đồng, tăng 7.907 triệu đồng tương ứng với tăng 8,62% so với năm 2016. Nguyên nhân là cho vay bằng VND tăng 7.542 triệu đồng so với năm 2016 đạt 96.584 triệu đồng tương ứng với 16,59% tổng dư nợ, cho vay bằng ngoại tệ năm 2017 là 3.069 triệu đồng tăng lên 365 triệu đồng tương ứng với mức tăng 13,5%. Năm 2016, cho vay trun hạn là 92.154 triệu đồng giảm xuống 7.499 triệu đồng so với năm trước. Nguyên nhân là do cho vay bằng VND giảm 6.085 triệu đồng, đạt

90.499 triệu đồng, cho vay bằng ngoại tệ cũng giảm xuống 1.414 triệu đồng.

Ngược lại, cho vay dài hạn năm 2017 đạt 41.974 triệu đồng giảm 25.137 triệu đồng. Nguyên nhân là do cho vay nội tệ trong kỳ giảm 20.396 triệu đồng với tốc độ 33,89% so với năm 2014 và đạt 39.782 triệu đồng. Cho vay bằng ngoại tệ cùng kỳ cũng giảm 4.741 triệu đồng và chiếm 0,38% tổng dư nợ. Năm 2016 khoản cho vay nội tệ tăng 30.671 triệu đồng đồng thời cho vay ngoại tệ cũng tăng 31.207 triệu đồng và đạt 73.181 triệu đồng.

2.2.3 Kết quả tài chính đạt được

Doanh thu

Có thể nhận thấy thu nhập của chi nhánh tăng trưởng đều qua các năm (năm 2017 tăng 7.597 triệu đồng tương ứng với mức tăng 16,43%; năm 2018 tăng 5.228 triệu đồng tương ứng với mức tăng trưởng 9,71%).

Nguyên nhân làm cho doanh thu tăng là do 3 nhân tố. Thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong năm 2017 tăng từ 41.978 triệu đồng lên 49.602

triệu đồng tương ứng tăng 18,16%; năm 2016 nguồn thu này còn làm cho tổng doanh thu tăng thêm 10,24% tương ứng với tăng 5.081 triệu đồng.

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ cuối năm 2014 là 801 triệu đồng tăng lên 75 triệu đồng tương ứng với tang 9,36% và đạt mức 876 triệu đồng tính đến cuối năm 2017; sang năm 2018, thu nhập từ hoạt động dịch vụ là 997 triệu đồng, tăng 121 triệu đồng tương ứng với13,81%.

Thu từ các hoạt động kinh doanh khác của chi nhánh năm 2017 là 3.353 triệu đồng giảm 102 triệu đồng so với năm 2014 là 3.455 triệu đồng tức giảm 2,95%. Năm 2018, thu nhập từ các hoạt động kinh doanh khác tăng lên 26 triệu đồng so với năm 2017 tương đương với tăng lên 0,78%.

Chi phí

Doanh thu trong 3 năm 2016, 2017, 2018 tăng nhanh, đồng thời chi phí cũng tăng mạnh. Chi phí năm 2015 là 55.239 triệu đồng, tăng 7.111 triệu đồng so với năm trước tức là tang 14.78%; năm 2018, chi phí tiếp tục tang lên tới riệu đồng, tang 1.040 triệu đồng tương đương với tăng 1,88%.

Nguyên nhân làm cho chi phí của Ngân Hàng Phương Đông chi nhánh Hải Phòng tăng lên là do nhiều nhân tố khác nhau, trong đó chi phí hoạt động tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí. Năm 2017, chi phí hoạt động TCTD là 34.705 triệu đồng chiếm 62,83% tổng chi phí và tăng 3.677 triệu đồng so với năm trước tương đương với tăng 11,85%; năm 2016 chi phí hoạt động TCTD là 33.206 triệu đồng giảm 1.499 triệu đồng tương đương với 4,32%. ( Khóa Luận Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngân Hàng OCB )

Tiếp theo là các loại chi phí dự phòng và bảo hiểm tiền gửi, chi cho nhân viên và chi về tài sản là ba khoản chi phí cũng chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí. Trong đó, chi cho nhân viên trong các năm qua không ổn định, do hoạt động kinh doanh của ngân hàng đang gặp khó khăn, các khoản lương, thưởng cho nhân viên bị giảm xuống; năm 2017 chi cho nhân viên là 3.349 triệu đồng giảm 249 triệu đồng so với năm 2014 với tốc độ giảm 6,92%; năm 2018, tuy tình hình kinh doanh có khả quan hơn nhưng ngân hàng mới cắt giảm bớt nhân viên cho nên các khoản chi cho nhân viên giảm nhẹ xuống 83 triệu đồng và đạt 3.266 triệu đồng. Ngân hàng OCB Hải Phòng cũng chú trọng đầu tư cải tiến trang thiết bị cho ngân hàng, cụ thể là năm 2017 ngân hàng đã chi 4.174 triệu đồng cho tài sản, chi nhiều hơn năm trước 1.163 triệu đồng tăng 38,63%; ngân hàng giảm đầu tư vào tài sản ở năm 2018 với 3.492 triệu đồng làm cho tổng chi phí trong năm này giảm xuống 682 triệu đồng tương đương với giảm 16,34%. Năm 2016 và năm 2017 do tình hình kinh doanh của ngân hàng gặp nhiều khó khăn nên để hạn chế rủi ro cho nguồn vốn tiền gửi của khách hàng, ngân hàng tăng cường chi cho dự phòng và bảo hiểm tiền gửi; năm 2017, chi dự phòng và bảo hiểm tiền gửi là 10.905 triệu đồng, tăng 1.929 triệu đồng so với năm 2016; năm 2018, khoản chi này lại tiếp tục tang 3.098 triệu đồng so với năm 2017 tương đương với tang 28,41%.

Ngoài ra, ngân hàng còn các khoản chi cho hoạt động dịch vụ, hoạt động quản lý công vụ và các chi phí khác.Trong đó,chi phí hoạt động dịch vụ năm 2017 là 57 triệu đồng chiếm 0,1% tổng chi phí,tang 8 triệu đồng so với năm trước nhưng đến năm 2018 khoản chi phí này lại giảm 11 triệu đồng với tốc độ giảm 19,3%. Chi phí hoạt động quản lý công vụ tăng đều qua các năm, năm 2017 là 1.405 triệu đồng tăng 394 triệu đồng tương ứng tăng 38,97% so với năm trước, năm 2018 tăng 111 triệu đồng tương đương với 7,9%. Các khoản chi phí khác tăng đều trong 3 năm, năm 2017 đạt 644 triệu đồng tăng 189 triệu đồng so với năm 2016, năm 2018 tăng lên 16,46% với 106 triệu đồng và đạt 750 triệu đồng

Lợi nhuận kế toán trước thuế

Dựa vào bảng kết quả kinh doanh của chi nhánh có thể dễ dàng nhận thấy lợi nhuận kế toán trước thuế của chi nhánh OCB Hải Phòng năm 2016 và năm 2017 đều âm, cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng đang gặp khó khăn, tuy thu nhập có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng chi phí còn cao hơn thu nhập làm cho lợi nhuận giảm. Năm 2016, lợi nhuận sau thuế của chi nhánh lỗ 1.894 triệu đồng do doanh thu đạt 46.234 nhưng chi phí lên tới 48.128. Năm 2017, doanh thu là 53.831 triệu đồng nhưng chi phí bỏ ra là 55.239 triệu đồng làm cho lợi nhuận trước thuế lỗ 1.408 triệu đồng.Con số này phản ánh tình hình kinh doanh trong thời kỳ này của chi nhánh gặp nhiều khó khăn thu không đủ bù chi. Tuy nhiên sang năm 2018, tình hình kinh doanh của chi nhánh đã có dấu hiệu khả quan hơn, điều này thể hiện qua số liệu lợi nhuận kế toán trước thuế tang 4.188 triệu đồng so với năm 2017 và đạt 2.780 triệu đồng, chi nhánh đã cân đối được thu chi tốt hơn trong năm này. Tuy nhiên, chi nhánh cần có những biện pháp tích cực hơn để có thể gia tăng thu nhập và giảm thiểu chi phí tới mức thấp nhất để có thể thu được lợi nhuận như mong muốn.

2.3 Thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Hải Phòng

2.3.1 Thực trạng hoạt động tín dụng

Trong 3 năm vừa qua, ngân hàng OCB Hải Phòng đã có những cố gắng mở rộng hoạt động tín dụng ngân hàng. Điều này được thể hiện qua:

  • Quy trình tín dụng

Cán bộ tín dụng của chi nhánh đã thực hiện đúng các thủ tục và điều kiện cho vay theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam một cách linh hoạt, đảm bảo được tính pháp lý và an toàn cho ngân hàng. Quy trình thẩm định hồ sơ vay vốn chặt chẽ hơn giúp cho chi nhánh giảm được rủi ro về tín dụng.

  • Thời gian xét duyệt

Đối với các dự án trong quyền phán quyết: Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối vớicho vay trung, dài hạn kể từ khi ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Hải Phòng nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo đúng yêu cầu và sau đó ngân hàng sẽ quyết định và thông báo cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng.

Đối với các dự án vượt quyền phán quyết:

+ Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ khi ngân

hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Hải Phòng nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng, ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Hải Phòng phải làm đầy đủ thủ tục trình lên ngân hàng TMCP Phương Đông cấp trên.

+ Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ khi ngân hàng TMCP Phương Đông cấp trên nhận đủ hồ sơ trình sẽ quyết định và thông báo cho vay hoặc không chovay.

Tuy nhiên những chỉ tiêu định tính này chỉ phản ánh được một cách tương đối về chất lượng tín dụng của ngân hàng. Để đánh giá được chính xác hơn cần sử dụng những chỉ tiêu định lượng sau đây.

2.3.1.1 Doanh số cho vay ( Khóa Luận Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngân Hàng OCB )

Cơ cấu doanh số cho vay theo kỳ hạn

Theo bảng số liệu có thể nhận thấy ngân hàng chủ yếu thiên về cho vay với kỳ hạn ngắn. Do kinh tế có nhiều biến động nên ngân hàng tập trung vào cho vay ngắn hạn để hạn chế rủi ro tín dụng, thuận lợi hơn trong công tác thu hồi nợ, bên cạnh đó khách hàng cũng muốn vay trong thời gian ngắn để hưởng lãi suất thấp hơn. Doanh số cho vay ngắn hạn năm 2016 đạt 408.743 triệu đồng chiếm 81,35% tổng doanh số cho vay, năm 2017 doanh số cho vay tăng so với năm 2016 đạt 501.341 triệu đồng tang 92.598 triệu đồng và chiếm 77,17% doanh số cho vay, đến cuối năm 2016 doanh số tiếp tục tăng lên 125.717 triệu đồng đạt 627.058 triệu đồng chiếm 81,69% doanh số cho vay. Có thể thấy, ngân hàng vẫn tập trung vào cho vay với kỳ hạn ngắn.

Bên cạnh hoạt động cho vay ngắn hạn, ngân hàng còn đầu tư, hỗ trợ vào các nhu cầu vay có kỳ hạn dài hơn, các khoản vay trung và dài hạn thường có rủi ro tín dụng lớn hơn nhưng nó lại mang đến cho ngân hàng khoản lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên với tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, khoản cho vay này cũng chịu ảnh hưởng lớn và có nhiều biến động.

Năm 2016, doanh số cho vay trung hạn đạt 77.031 triệu đồng chiếm 15,33% tổng doanh số. Năm 2017, khoản vay này giảm xuống chiếm 11,71% tổng doanh số, đạt 76.047 triệu đồng (giảm 984 triệu đồng so với năm trước). Năm 2018 tình hình cho vay trung hạn có khởi sắc tăng lên 3.086 triệu đồng đạt 79.133 triệu đồng tương ứng với 10,31% tổng doanh số cho vay. Doanh số chovay dài năm 2016 đạt 16.682 triệu đồng chiếm 3,32% trong tỷ trọng doanh số cho vay, khoản vay dài hạn tăng mạnh trong năm 2015 với 55.550 triệu đồng đạt 72232 triệu đồng và chiếm đến 11,12% doanh số cho vay, nhưng đến năm 2018 doanh số cho vay các khoản vay dài hạn lại giảm xuống 10.825 triệu đồng, chiếm 8% doanh số cho vay và đạt 61.407 triệuđồng.

Cơ cấu doanh số cho vay theo đối tượng

Đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng OCB Hải Phòng cũng là các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế ngoài Nhà nước, thể hiện qua bảng số liệu với tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay. Doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp và các TCKT ngoài Nhà nước năm 2016 đạt 390.926 triệu đồng chiếm đến 77,8% tổng doanh số cho vay. Năm 2017 các khoản vay đối với các doanh nghiệp này tăng 119.793 triệu đồng đạt 510.719 triệu đồng tương ứng 78,62%. Năm 2018 tăng thêm 100.533 triệu đồng so với năm trước và đạt 611.252 triệu đồng chiếm 79,63% tổng doanhsố.

Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước cũng tăng đều trong 3 năm nghiên cứu, tuy nhiên tỷ trọng của nhóm doanh nghiệp này trong tổng doanh số cho vay lại có xu hướng giảm xuống. Năm 2016, khoản vay của các doanh nghiệp Nhà nước đạt 70.911 triệu đồng chiếm 14,11% doanh số cho vay. Khoản vay này tăng lên 10.387 triệu đồng ở năm 2017 đạt 81.298 triệu đồng tương ứng với tỷ trọng 12,51% trong tổng doanh số. Cuối năm 2016 tiếp tục tăng thêm 5.862 triệu đồng đạt 87.160 triệu đồng nhưng chỉ còn chiếm 11,35% trong tổng doanh số cho vay.

Đối với các cá nhân và các thành phần kinh tế khác, ngân hàng cũng tạo điều kiện cho các cá nhân và các tổ chức kinh tế khác có thể vay vốn để phục vụ nhu cầu riêng như tiêu dùng, xây dựng nhà cửa,.. Năm 2016, khoản vay đối với cá nhân và các thành phần kinh tế khác chiếm 8,08% doanh số cho vay, đạt 40.619 triệu đồng. Năm 2017 tăng lên 16.984 triệu đồng đạt 57.603 triệu đồng tương đương với tỷ trọng 8,87% doanh số cho vay. Năm 2018 doanh số cho vay đối với cá nhân và các thành phần kinh tế khác đạt 69.186 triệu đồng chiếm 9,01%, tăng 11.583 triệu đồng so với năm 2017

Cơ cấu doanh số cho vay theo loại tiền

Doanh số cho vay nội tệ có xu hướng tăng đều, doanh số cho vay nội tệ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng doanh số cho vay, năm 2017 doanh số cho vay nội tệ đạt 642.712 triệu đồng tăng 148.196 triệu đồng so với năm trước,năm 2018 lại tăng lên 114.644 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 98,67% tổng doanh số cho vay. Doanh số cho vay ngoại tệ tăng trưởng không ổn định, vào cuối năm 2017 đạt 6.908 triệu đồng giảm 1.032 triệu đồng so với năm trước, năm 2018 tăng lên 3.334 triệu đồng và đạt 10.242 triệu đồng

2.3.1.2 Doanh số thu nợ

  • Cơ cấu doanh số thu nợ theo kỳ hạn

Theo bảng số liệu, doanh số thu nợ theo kỳ hạn ngắn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh số thu nợ. Trong 3 năm 2016 – 2018, doanh số thu nợ ngắn hạn có xu hướng tăng dần. Năm 2015 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 361.562 triệu đồng, tăng 59.352 triệu đồng so với năm 2016 là 302.210 triệu đồng và chiếm 74,38% doanh số thu nợ. Năm 2018, doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 54.964 triệu đồng đạt 416.526 triệu đồng chiếm 76,96% doanh số thu nợ.

Doanh số thu nợ trung hạn cũng có cùng xu hướng tăng lên qua các năm với doanh số thu nợ ngắn hạn, biểu hiện năm 2017 doanh số thu nợ trung hạn tăng 14.422 triệu đồng so với năm trước và đạt 83.546 triệu đồng chiếm 17,19% doanh số thu nợ. Năm 2016 doanh số lại tăng mạnh lên 2.720 triệu đồng so với đầu năm đạt 86.266 triệu đồng tương đương với tỷ trọng 15,94% doanh số thu nợ.

Doanh số thu nợ dài hạn lại có chuyển biến giảm. Năm 2017, doanh số thu nợ dài hạn đạt 41.025 triệu đồng giảm xuống 794 triệu đồng so với năm 2016 và chiếm tỷ trọng 8,44% tỷ trọng doanh số thu nợ, đến năm 2018, doanh số thu nợ lại tiếp tục giảm xuống 2.583 triệu đồng đạt 38.442 triệu đồng tương đương với tỷ trọng 7,1% doanh số thunợ.

Cơ cấu doanh số thu nợ theo đối tượng ( Khóa Luận Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngân Hàng OCB )

Doanh nghiệp và các TCKT ngoài Nhà nước là đối tượng mà ngân hàng tập trung cho vay nhiều nhất. Doanh số thu nợ của doanh nghiệp và các TCKT ngoài Nhà nước cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số thu nợ. Năm 2016 doanh số thu nợ của nhóm doanh nghiệp ngoài Nhà nước đạt

298.455 triệu đồng chiếm 72,24% doanh   số thu   nợ, năm 2017, khoản   thu nợ này tăng lên 63.213 triệu đồng đạt 361.668 triệu đồng chiếm 74,4% doanh số thu nợ. Năm 2018, tiếp tục tăng lên 42.855 triệu đồng đạt 404.523 triệu đồng tương đương với 74,74% trong tỷ trọng doanh số thu nợ.

Doanh số thu nợ của doanh nghiệp Nhà nước năm 2017 giảm 3.654 triệu đồng so với năm 2016, đạt 74.798 triệu đồng chiếm 15,39% doanh số thu nợ. Năm 2018, doanh số thu nợ của doanh nghiệp Nhà nước tăng 7.658 triệu đồng và đạt 82.456 triệu đồng, chiếm 15,23% doanh số thu nợ.

Doanh số thu nợ của cá nhân và các thành phần kinh tế khác chiếm tỷ

trọng ít nhất trong 3 đối tượng nhưng cũng tăng qua các năm. Năm 2016 khoản thu nợ của cá nhân và các TPKT khác là 36.246 triệu đồng, chiếm 8,77% doanh số thu nợ. Năm 2017 khoản thu tăng lên 13.421 triệu đồng, đạt 49.667 triệu đồng chiếm 10,22% tổng doanh số. Năm 2016 tiếp tục tăng lên 4.588 triệu đồng đạt 54.255 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 10,02% trong tổng doanh số thu nợ.

Cơ cấu doanh số thu nợ theo loại tiền

Cũng như cơ cấu doanh số cho vay theo loại tiền, doanh số thu nợ nội tệ chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng doanh số thu nợ (chiếm khoảng trên 97% tổng doanh số thu nợ) và có xu hướng tăng qua các năm, năm 2017 doanh số thu nợ nội tệ đạt 478.454 triệu đồng tăng trưởng mạnh lên77.190 triệu đồng so với năm 2016, năm 2018 doanh số thu nợ nội tệ đạt 533.456 triệu đồng tăng 55.002 triệu đồng. Doanh số thu nợ ngoại tệ tăng trưởng không ổn định, năm 2017 đạt 7.679 triệu đồng giảm 4.210 triệu đồng nhưng sang cuối năm 2018 doanh số thu nợ lại tăng lên 99 triệu đồng và đạt 7.778 triệu đồng.

2.3.1.3 Tổng dư nợ

Cơ cấu tổng dư nợ theo kỳ hạn và loại tiền

Như đã phân tích ở bảng 2 ở trên, tổng dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng dư nợtheo kỳ hạn. Trong các năm 2016 – 2018, tổng dư nợ theo kỳ hạn ngắn tang trưởng đều nhưng tổng dư nợ trung và dài hạn lại tăng không ổn định qua các năm. Về cơ cấu tổng dư nợ theo loại tiền, ngân hàng có dư nợ chủ yếu theo đồng nội tệ, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dư nợ theo loại tiền và tỷ trọng dao động chiếm khoảng 98% tổng dư nợ.

Cơ cấu tổng dư nợ theo đối tượng

Qua biểu đồ có thể thấy, dư nợ của doanh nghiệp và các TCKT ngoài Nhà nước, cá nhân và các TPKT khác đều tăng lên trong 3 năm, nhưng dưnợ của doanh nghiệp Nhà nước lại không ổn định. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, dư nợ cho vay năm 2016 đạt 99.655 triệu đồng chiếm 20,22% tổng dư nợ, năm 2017 giảm xuống7.541 triệu đồng, đạt 92.114 triệu đồng tương đương với tỷ trọng 15,83% tổng dư nợ. Năm 2018 dư nợ cho vay của doanh nghiệp Nhà nước đạt 98.614 triệu đồng chiếm 13,23% tổng dư nợ. Tuy dư nợ cho vay trong năm này tăng nhưng tỷ trọng lại có xu hướng giảm cho thấy ngân hàng đang tập trung đầu tư chủ yếu cho các đối tượng khác.

Dư nợ cho vay của doanh nghiệp và các TCKT ngoài Nhà nước có sự tăng trưởng mạnh, năm 2017 đạt 417.121 triệu đồng tăng 92.471 triệu đồng so với năm 2016 chiếm 71,66%. Đến năm 2018, dư nợ cho vay tăng lên

149.051 triệu đồng đạt 566.172 triệu đồng chiếm 75,94% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay của cá nhân và các TPKT khác năm 2017 đạt 72.818 triệu đồng tương đương với 12,51% tỷ trọng tổng dư nợ tăng 4.373 triệu đồng so với năm 2016, năm 2018 đạt 80.754 triệu đồng tăng lên 7.936 triệu đồng so với năm trước và chiếm 10,83% tổng dư nợ.

2.3.1.4 Hiệu quả sử dụng vốn ( Khóa Luận Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Ngân Hàng OCB )

Hiệu suất sử dụng vốn

Hiệu suất sử dụng vốn là một trong các chỉ tiêu đánh giá trình độ quản lý của ngân hàng, nó phản ánh ngân hàng sử dụng được bao nhiêu vốn trên tổng số vốn huy động được.

Qua bảng số liệu, ta thấy hiệu suất sử dụng vốn của chi nhánh Hải Phòng dao động trong khoảng từ 0.62 đến 0.74 nhỏ hơn 1 cho thấy chi nhánh hoạt động sử dụng vốn vẫn còn thấp, cụ thể hiệu suất sử dụng vốn năm 2016 là 62,77%, năm 2017 là 63,23% và năm 2017 là 73,67%, kết quả này thể hiện tình hình sử dụng vốn của ngân hàng vẫn chưa được hiệu quả, tổng vốn huy động được của chi nhánh cao trong khi nhu cầu sử dụng vốn thấp làm phát sinh hiện tượng thừa vốn, ứ đọng vốn. Do tình hình kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp hàng loạt phá sản làm ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn ngân hàng. Ngân hàng cần có biện pháp để xử lý hiệu quả nguồn vốn này để có thể tạo ra lợi nhuận, tránh lãng phí nguồn vốn huy động.

Vòng quay vốn tín dụng

Để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng, ngân hàng sử dụng chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng để thể hiện tốc độ luân chuyển các khoản vay mà ngân hàng cấp cho nền kinh tế, chỉ tiêu này cho biết ngân hàng thu được bao nhiêu   nợ khách   hàng để cho vay mới. Chỉ tiêu này còn được dung để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng, vòng quay vốn tín dụng càng cao cho thấy nguồn vốn ngân hàng vay luân chuyển nhanh, vòng quay vốn càng nhanh thì ngân hàng có xu hướng thiên về cho vay ngắn hạn, nếu vòng quay càng chậm thì ngân hàng thiên về cho vay dài hạn.

Vòng quay vốn tín dụng năm 2016 của chi nhánh đạt 0,9 vòng là do doanh số thu nợ đạt 413.153 triệu đồng, dư nợ bình quân trong kỳ đạt 458.745 triệu đồng. Năm 2017, tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của chi nhánh vẫn không đổi là do doanh số thu nợ tang lên 72.980 triệu đồng đồng thời dư nợ bình quân cũng tăng lên 78.657 triệu đồng, phần chênh lệch tăng lên khá đều nhau nên vòng quay vốn tín dụng không thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, trong năm 2018, tốc độ luân chuyển vốn tín dụng lại có chuyển biến giảm xuống 0.82 vòng. Như vậy, vòng quay vốn tín dụng của ngân hang vẫn còn biến động không ổn định cho thấy hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế. Ngân hàng vẫn tập trung chủ yếu cho các khoản vay ngắn hạn, tuy nhiên đến năm 2018, cơ cấu cho vay của ngân hàng đã có sự chuyển dịch sang khoản vay trung và dài hạn. Ngân hàng cần phải chú ý đảm bảo tốc độ luân chuyển vốn tín dụng ổn định và phù hợp với cơ cấu cho vay của ngân hàng nâng cao hiệu quả tín dụng và chất lượng tín dụng.

Tỷ lệ sinh lời từ hoạt động tín dụng

Qua bảng số liệu, ta thấy tình hình kinh doanh của chi nhánh khá kém khi tổng lợi nhuận của 2 năm 2016 và 2017 đều lỗ trên 1 tỷ đồng do chi phí bỏ ra vượt quá doanh thu nhận được, năm 2018, tình hình kinh doanh có khả quan hơn khi chi nhánh thu được lợi nhuận là 2.780 triệu đồng. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị lỗ chủ yếu là do kinh doanh từ hoạt động tín dụng bị lỗ. Có thể thấy trong tổng lợi nhuận, lãi từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn, năm 2016 và 2017 đều chiếm trên 68%, năm 2018 chiếm đến 70,68% tổng lợi nhuận.

Theo số liệu nhận được từ ngân hàng, năm 2016 lợi nhuận từ hoạt động tín dụng lỗ1.302 triệu đồng, tổng lợi nhuận lỗ 1.894 triệu đồng. Năm 2015, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng lại tiếp tục lỗ 971 triệu đồng, tổng lợi nhuận lỗ 1.408 triệu đồng.Trong 2 năm này, hoạt động tín dụng không đem lại lợi nhuận nào cho ngân hàng. Năm 2016, hoạt động kinh doanh của ngân hàng có chuyển biến tốt hơn, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đạt 1.965, tổng lợi nhuận đạt 2.780 triệu đồng làm cho tỷ lệ sinh lời từ hoạt động tín dụng đạt 0,26%. Điều này cho thấy chi nhánh đã có sự cố gắng trong hoạt động tín dụng trong tình hình kinh tế suy thoái.

Như vậy, tỷ trọng đóng góp của hoạt động tín dụng là cao, bởi vậy nếu hoạt động tín dụng tốt sẽ làm cho kết quả hoạt động kinh doanh tốt và ngược lại nếu hoạt động tín dụng xấu sẽ làm cho kết quả hoạt động kinh doanh xấu

2.3.1.5 Những hạn chế trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Phương Đông ( Khóa luận tình hình hoạt động tín dụng ngân hàng OCB )

Đối với hoạt động huy động vốn:

Ngân hàng Phương Đông có tỷ trọng vốn huy động có kỳ hạn khá cao, trên dưới 80%, đây là một lợi thế, tuy nhiên vốn huy động có kỳ hạn bao giờ cũng kèm theo chi phí tăng , ảnh hưởng đến hiệu quả chung. Vì vậy Ngân hàng Phương Đông một mặt giữ vững tỷ trọng nguồn vốn kỳ hạn, vì nguồn vốn này được sử dụng để cho vay mà không bị giới hạn quy định của Ngân hàng Nhà nước, mặt khác cần chú ý về mặt bằng lãi suất huy động, không nên quá chạy đua dẫn đến hiệu quả thấp

Đối với hoạt động tín dụng Đối với hoạt động tín dụng:

-Dư nợ cho vay các Tổ chức kinh tế còn thấp,chỉ khoảng 45% cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng lớn. Tuy đây không phải là khuyết điểm của OCB, nhưng cần phát triển khách hàng doanh nghiệp trong cơ cấu cho vay của OCB. Công tác tiếp thị, quảng cáo và thu hút khách hàng doanh nghiệp của OCB như vậy là chưa tốt.

-Dư nợ cho vay các tổ chức kinh tế của OCB vừa để mở rộng tín dụng và hiệu quả đối với chính OCB, mà còn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với nền kinh tế xã hội, thông qua việc tài trợ tín dụng cho doanh nghiệp sẽ góp phần tạo ra sản phẩm hàng hóa cho nền kinh tế góp phần thúc đầy tăng trưởng kinh tế.

Mời bạn tham khảo thêm:

Khóa luận giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng OCB

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
2 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] → Khóa luận tình hình hoạt động tín dụng ngân hàng OCB – Chi nhánh Hải Phòng […]

trackback

[…] → Khóa luận tình hình hoạt động tín dụng ngân hàng OCB […]

2
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993