Luận văn:Thực trạng yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng khách du lịch là kết quả của một quá trình học tập, nghiên cứu và vận dụng những tri thức được học trong suốt quá trình làm bài luận của tác giả. Kết quả này không chỉ là sự phấn đấu của bản thân mà còn có sự trợ giúp của quý Thầy, Cô đã hết lòng tận tụy, truyền đạt những kiến thức quý báu trong thời gian qua. Dưới đây là Đề tài Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách nội địa tại điểm đến du lịch tỉnh An Giang, mời các bạn đọc giả cảm nhận!
Nội dung chính
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Quy trình nghiên cứu
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu và nội dung của đề tài, tác giả đã thiết lập một quy trình nghiên cứu để đo lường và xác định mức độ tác động của các yếu tố đến sự hài lòng của du khách nội địa khi đến du lịch tại An Giang. Dựa vào thông tin thứ cấp và các nghiên cứu trước đó của các chuyên gia trong và ngoài nước, tác giả tiến hành xây dựng mô hình và khảo sát sơ bộ. Sau khi nghiên cứu sơ bộ tiến hành hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát chính thức. Bảng câu hỏi được đưa ra nhằm thu thập ý kiến của du khách, những ý kiến của du khách giúp tác giả phân tích và đánh giá những yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách nội địa tại điểm đến du lịch tỉnh An Giang. Cuối cùng, từ kết quả nghiên cứu có được, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao mức độ hài lòng của du khách khi đến du lịch tại tỉnh An Giang.
3.2 Nghiên cứu định tính hoàn thiện mô hình và xây dựng thang đo ( Luận văn: Thực trạng yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng khách du lịch )
3.2.1 Nghiên cứu định tính hoàn thiện mô hình
- Phương pháp nghiên cứu định tính
Thông qua nghiên cứu lý thuyết và các mô hình nghiên cứu trước đó, tác giả đề xuất mô hình cho nghiên cứu này theo hình 2.3. Trên cơ sở mô hình nghiên cứu đề xuất, tác giả xây dựng dàn bài thảo luận nhóm và phỏng vấn chuyên gia. Mục đích của thảo luận nhóm và phỏng vấn chuyên gia nhằm kiểm tra lại mô hình lý thuyết theo đề xuất có phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương hay không? Để thực hiện được điều này, tác giả đã tiến hành phỏng vấn và thảo luận với 10 chuyên gia có kiến thức, hiểu biết và am tường về du lịch… (Danh sách chuyên gia ở phần phụ lục 1).
Đầu tiên, tác giả liên hệ trước với các chuyên gia để gởi dàn bài phỏng vấn và sau đó gặp trực tiếp để phỏng vấn từng chuyên gia một. Tất cả các ý kiến đóng góp đều được ghi nhận lại để tổng hợp, những ý kiến nào trùng lập sẽ được lưu ý đặc biệt. Sau khi tổng hợp tất cả những ý kiến của từng chuyên gia, tác giả tiến hành thảo luận nhóm chung cho 10 chuyên gia với nội dung dàn bài ban đầu và đưa ra bảng tổng hợp ý kiến của từng chuyên gia.
+ Nội dung bảng câu hỏi các giả thuyết nghiên cứu
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách nội địa tại điểm đến du lịch tỉnh An Giang thông qua mức độ đồng ý của du khách đối với từng yếu tố trong bảng câu hỏi. Nội dung bảng câu hỏi gồm 3 phần:
Phần 1: Gồm những câu hỏi nhằm xác định đúng đối tượng mục tiêu là du khách trong nước đến An Giang.
Phần 2: Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách nội địa tại điểm đến du lịch tỉnh An Giang qua mức độ đồng ý của du khách với 6 nhóm nhân tố thông qua các câu hỏi.
Phần 3: Thông tin cá nhân
Thông tin cá nhân các đối tượng khảo sát bao gồm: Nhóm tuổi, thu nhập, giới tính, trình độ học vấn.
- Kết quả nghiên cứu định tính
Thông qua nghiên cứu trước đây của Nguyễn Trọng Nhân (2013) và Lê Văn Hưng (2013) thì cả hai đều có một số yếu tố giống nhau tác động đến sự hài lòng của du khách khi đi du lịch như cơ sở hạ tầng, hướng dẫn viên du lịch và giá cả.
Điều này chứng tỏ rằng các yếu tố này đều có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của du khách.
Mặt khác, sau khi phỏng vấn 10 chuyên gia là những người có hiểu biết về lĩnh vực du lịch, thì các chuyên gia đều đồng ý rằng 6 yếu tố mà tác giả đưa ra đều có ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa và phù hợp với đề tài nghiên cứu bao gồm: (1) Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; (2) Cơ sở lưu trú; (3) Dịch vụ vận chuyển du lịch; (4) An ninh trật tự, an toàn trong du lịch; (5) Hướng dẫn viên du lịch ; (6) Giá cả các loại dịch vụ. Vì thế, mô hình nghiên cứu vẫn giữ nguyên 6 yếu tố ban đầu như mô hình lý thuyết đã đề xuất.
3.2.2 Nghiên cứu định tính xây dựng thang đo ( Luận văn: Thực trạng yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng khách du lịch )
Dựa vào mô hình nghiên cứu từ kết quả nghiên cứu định tính, tác giả hoàn thành thang đo dựa vào kế thừa những nghiên cứu trước. Tuy nhiên, ở một phạm vi và địa điểm thực nghiệm khác nhau, mỗi nghiên cứu có những nội dung khác nhau.Vì vậy, khi nghiên cứu tại điểm đến An Giang cần phải kiểm tra lại có phù hợp với suy nghĩ của các doanh nghiệp và chuyên gia hay không? Cũng như nghiên cứu định tính hoàn thiện mô hình, tác giả thiết kế dàn bài phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm dựa trên thang đo kế thừa những nghiên cứu trước nhằm xác định lại có phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương hay không? Cũng thông qua phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm, nghiên cứu sẽ phát hiện ra những thang đo mới mang tính đặc thù của địa phương. Danh sách chuyên gia là các nhà khoa học, nhà doanh nghiệp… có kiến thức và am hiểu về lĩnh vực du lịch (Danh sách chuyên gia ở phần phụ lục 1).
- Thang đo “Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch”
Các chuyên gia cho rằng đây là một trong yếu tố quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu đi lại, nghỉ ngơi, sử dụng các dịch vụ… tại điểm đến du lịch. Nếu cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém hay chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch thì sự hài lòng của du khách sẽ không cao. Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý với các biến tác động đến sự hài lòng của du khách mà tác giả gợi ý. Tuy nhiên, có 1 chuyên gia đề xuất cần bổ sung thêm biến quan sát liên quan đến việc hệ thống thông tin liên lạc thuận tiện và có nhà vệ sinh công cộng đạt tiêu chuẩn.
- Thang đo “Cơ sở lưu trú”
Các chuyên gia cho rằng cơ sở lưu trú chính là nơi mà khách du lịch quan tâm nhiều, vì khi đi du lịch hầu hết du khách sẽ mệt nên cần một chỗ nghỉ ngơi tươm tất, sạch sẽ và có thể cảm thấy mình là “quý khách” ở nơi đây khi được chăm sóc cẩn thận, chu đáo và mọi nhu cầu của khách đều được quan tâm, đáp ứng. Khi thảo luận với các chuyên gia, hầu hết đều đồng ý rằng nếu cơ sở lưu trú làm tốt khâu chăm sóc du khách sẽ làm cho khách hàng thấy thoải mái, vui tươi… Điều này sẽ làm tăng thêm sự hài lòng của du khách trong chuyến đi. Không có bổ sung ý kiến.
- Thang đo “Dịch vụ vận chuyển du lịch”
Các chuyên gia cho rằng dịch vụ vận chuyển du lịch đóng góp một phần không nhỏ trong việc đưa đón du khách đến nơi đúng giờ, đúng lịch trình. Chính điều này sẽ giúp du khách cảm thấy thoải mái khi ngồi trên xe vừa ngắm cảnh vừa thưởng thức âm nhạc, xem phim hay chìm vào giấc ngủ êm đềm…Qua đó, sẽ làm cho đoạn đường đi dường như được rút ngắn. Tất cả các chuyên gia đều cho rằng xe đến điểm du lịch đúng giờ, lịch trình cụ thể, tài xế có tay nghề cao, lâu năm trong nghề, có đầy đủ dụng cụ và trang thiết bị y tế trên xe đều tác động đến sự hài lòng của du khách. Ngoài ra, có 2 chuyên gia đề xuất ý kiến thêm rằng nếu xe có chất lượng tốt và xe có độ an toàn cao sẽ nâng cao sự hài lòng của du khách khi đi du lịch.
- Thang đo“An ninh, trật tự an toàn trong du lịch”
Các chuyên gia cho rằng an ninh trật tư, an toàn là một trong yếu tố cần thiết trong du lịch và các ngành khác. Điều này thể hiện sự quay trở lại của du khách và đảm bảo tính mạng, tài sản của du khách trong chuyến đi. Nó rất quan trọng trong thời gian du khách đang trong hành trình đi du lịch. Nói cách khác, đảm bảo trật tự, an toàn, an ninh trong quá trình khách đi du lịch là điều cần thiết và điều này được các chuyên gia hoàn toàn đồng ý và không có đề xuất thêm ý kiến gì thêm.
- Thang đo” Hướng dẫn viên du lịch”
Các chuyên gia cho rằng hướng dẫn viên du lịch là một nhân tố hình thành nên sự thành công trong chuyến đi của du khách. Người này sẽ hỗ trợ, giải quyết các vấn đề xảy ra trong chuyến đi. Mặc khác, chính những hướng dẫn viên du lịch này là người cung cấp thông tin, sự kiện, nét văn hóa… của nơi mà khách du lịch sẽ đến. Chính sự phục vụ chuyên nghiệp, kiến thức chuyên môn vững, phong thái lịch thiệp và khả năng giao tiếp tốt, nhờ đó mà du khách cảm thấy yên tâm mỗi khi đi du lịch. Tất cả các chuyên gia đều đồng ý rằng sự nhanh nhẹn, linh hoạt, nhiệt tình, tận tụy với công việc, chân thật, lịch sự và tế nhị, kiến thức tổng hợp tốt, kỹ năng ứng xử, giao tiếp tốt sẽ tác động đến sự hài lòng của du khách.
- Thang đo “Giá cả các loại dịch vụ”
Các chuyên gia cho rằng giá dịch vụ chính là những chi phí mà khách hàng phải bỏ ra để được sử dụng dịch vụ. Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý về các khoản chi phí khách hàng phải trả khi sử dụng dịch vụ, ảnh hưởng khá nhiều đến ấn tượng ban đầu và sự hài lòng của khách hàng. Các chuyên gia đều đồng ý rằng giá cả ăn uống hợp lý, giá chuyến đi hợp lý, giá cả giải trí hợp lý, giá cả mua sắm hợp lý, giá cả lưu trú hợp lý đều là các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách và không có đề xuất thêm ý kiến nào.
- Thang đo “Mức độ hài lòng của khách nội địa tại An Giang”
Các chuyên gia cho rằng mức độ hài lòng của khách nội địa chính là những cảm nhận của du khách khi đi du lịch hay hưởng các dịch vụ bằng hay tốt hơn sự mong đợi của du khách. Các chuyên gia đều đồng ý rằng sự hài lòng khi đi du lịch tại An Giang, sự thoải mái khi đi du lịch ở An Giang và ý định quay lại An Giang đều là các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách và không có đề xuất thêm ý kiến nào.
Thang đo này được xây dựng từ 3 biến quan sát.
Kết luận: thông qua các ý kiến của các chuyên gia và tham khảo các nghiên cứu trước tác giả đã thiết lập bộ thang đo gồm 33 biến quan sát trong đó kế thừa từ các nghiên cứu trước là 29 biến và ý kiến các chuyên gia bổ sung 4 biến quan sát.
3.3 Nghiên cứu định lượng sơ bộ ( Luận văn: Thực trạng yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng khách du lịch )
3.3.1 Phương pháp
Dựa vào kết quả nghiên cứu định tính các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách nội địa tại điểm đến du lịch tỉnh An Gang, mô hình nghiên cứu gồm 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa và bộ thang đo gồm 33 biến quan sát để khảo sát sơ bộ 50 mẫu. Kết quả khảo sát được nhập liệu và xử lý bằng phần mềm SPSS 20 nhằm phân tích hệ số tin cậy của thang đo. Theo đó, biến quan sát nào có độ tin cậy Cronbach’s Alpha > 0.6, hệ số tương quan biến tổng > mới đảm bảo độ tin cậy. Tuy nhiên, hệ số Cronbach’s Alpha không được lớn hơn 0.95 vì bị vi phạm trùng lắp trong đo lường. Những biến có hệ số tương quan biến tổng < 0.3 sẽ bị loại để kiểm tra sự chặt chẽ và sự tương quan của các biến, loại bỏ những biến không phù hợp trong mô hình.
Có thể bạn quan tâm:
3.3.2 Kết quả kiểm định sơ bộ
- Kiểm định thang đo cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Thang đo gồm 5 biến quan sát (CSVC1 – CSVC5). Kết quả kiểm định, hệ số Cronbach’s Alpha = 784 > và các giá trị tương quan biến tổng hiệu chỉnh đều > 3 thấp nhất là 0.463 (Chi tiết trong phần phụ lục 3). Kết quả này cho thấy thang đo cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.
Sau khi chạy kiểm định Cronbach’s Alpha thì kết quả thang đo được xác định, thang đo cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có 5 biến quan sát.
- Kiểm định thang đo cơ sở lưu trú: Thang đo về cơ sở lưu trú bao gồm 5 biến quan sát (CSLT1 – CSLT5). Kết quả kiểm định, hệ số Cronbach’s Alpha = 779 > 0.6 và các giá trị tương quan biến tổng hiệu chỉnh đều > 0.3 thấp nhất là 0.444. Tuy nhiên, biến CSLT4 bị loại vì giá trị tương quan biến tổng (Corrected Item – TotalCorrelation) = 0.263 <0.3, và có hệ số cronbach’s alpha là 0.819 > 0.779 (Chi tiết trong phần phụ lục 3). Kết quả này cho thấy 1 biến bị loại và 4 biến còn lại (CSLT1, CSLT2, CSLT3, CSLT5) của thang đo cơ sở lưu trú đảm bảo đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.
Sau khi chạy kiểm định Cronbach’s Alpha thì kết quả thang đo được xác định, thang đo cơ sở lưu trú có 4 biến quan sát.
- Kiểm định thang đo dịch vụ vận chuyển du lịch: Thang đo về dịch vụ vận chuyển du lịch bao gồm 5 biến quan sát (PTVC1 – PTVC5). Kết quả kiểm định, hệ số Cronbach’s Alpha = 0.694 > 0.6 và các giá trị tương quan biến tổng hiệu chỉnh đều > 0.3 thấp nhất là 0.370.Tuy nhiên, biến PTVC4 bị loại vì giá trị tương quan biến tổng (Corrected Item – TotalCorrelation) = 0.237 <0.3, và có hệ số cronbach’s alpha là 0.716 > 0.694 (Chi tiết trong phần phụ lục 3). Kết quả này cho thấy 1 biến bị loại và 4 biến còn lại (PTVC1, PTVC2, PTVC3, PTVC5) của thang đo dịch vụ vận chuyển du lịch đảm bảo đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.
Sau khi chạy kiểm định Cronbach’s Alpha thì kết quả thang đo được xác định, thang đo dịch vụ vận chuyển du lịch có 4 biến quan sát.
- Kiểm định thang đo an ninh trật tự, an toàn trong du lịch: Thang đo gồm 5 biến quan sát (ANTT1 – ANTT5). Kết quả kiểm định, hệ số Cronbach’s Alpha = 829 > 0.6 và các giá trị tương quan biến tổng hiệu chỉnh đều > 0.3 thấp nhất là 0.494 (Chi tiết trong phần phụ lục 3). Kết quả này cho thấy thang đo an ninh trật tự, an toàn trong du lịch đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.
Sau khi chạy kiểm định Cronbach’s Alpha thì kết quả thang đo được xác định, thang đo an ninh trật tự, an toàn trong du lịch có 5 biến quan sát.
- Kiểm định thang đo hướng dẫn viên du lịch: Thang đo gồm 5 biến quan sát (HDDL1 – HDDL5). Kết quả kiểm định, hệ số Cronbach’s Alpha = 0.855 > 0.6 và các giá trị tương quan biến tổng hiệu chỉnh đều > 0.3 thấp nhất là 0.637 (Chi tiết trong phần phụ lục 3). Kết quả này cho thấy thang đo hướng dẫn viên du lịch đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá. ( Luận văn: Thực trạng yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng khách du lịch )
Sau khi chạy kiểm định Cronbach’s Alpha thì kết quả thang đo được xác định, thang đo hướng dẫn viên du lịch có 5 biến quan sát.
- Kiểm định thang đo giá cả các loại dịch vụ: Thang đo gồm 5 biến quan sát (HDDL1 – HDDL5). Kết quả kiểm định, hệ số Cronbach’s Alpha = 0.676 > 0.6 và các giá trị tương quan biến tổng hiệu chỉnh đều > 0.3 thấp nhất là 0.403 (Chi tiết trong phần phụ lục 3). Kết quả này cho thấy thang đo giá cả các loại dịch vụ đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.
Sau khi chạy kiểm định Cronbach’s Alpha thì kết quả thang đo được xác định, thang đo giá cả các loại dịch vụ có 5 biến quan sát.
- Kiểm định thang đo mức độ hài lòng của khách nội địa: Thang đo gồm 3 biến quan sát (MDHL1-MDHL3). Kết quả kiểm định, hệ số Cronbach’s Alpha = 753 > 0.6 và các giá trị tương quan biến tổng hiệu chỉnh đều > 0.3 thấp nhất là 0.553 (Chi tiết trong phần phụ lục 3). Kết quả này cho thấy thang đo mức độ hài lòng của khách nội địa đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.
Sau khi chạy kiểm định Cronbach’s Alpha thì kết quả thang đo được xác định, thang đo giá cả các loại dịch vụ có 3 biến quan sát.
Như vậy, sau khi kiểm định mức độ tin cậy của từng thang đo. Ta có thể thấy các thang đo này có độ tin cậy cao. Đáp ứng được yêu cầu để đưa vào khảo sát các bước tiếp theo.
Kết luận: Qua việc khảo sát sơ bộ ban đầu ta xác định được 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách nội địa tại điểm đến du lịch tỉnh An Giang (biến độc lập) và 1 yếu tố sự hài lòng của khách du lịch nội địa tại An Giang (biến phụ thuộc). Với 33 biến quan sát ban đầu của biến độc lập, biến phụ thuộc và qua kiểm định sơ bộ đã loại bỏ hai biến do không đạt yêu cầu (Cronbach’s Alpha < 0.3) và còn lại 31 biến được chấp nhận vì có độ tin cậy cao (Cronbach’s Alpha>0.3) chính vì thế, mô hình nghiên cứu không có thay đổi so với mô hình ban đầu.
Sau khi loại bỏ hai biến quan sát có độ tin cậy thấp, các biến còn lại trong mô hình nghiên cứu sẽ là:
- + Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: CSVC1, CSVC2, CSVC3, CSVC4, CSVC5.
- + Cơ sở lưu trú: CSLT1, CSLT2, CSLT3, CSLT5.
- + Dịch vụ vận chuyển du lịch: PTVC1, PTVC2, PTVC3, PTVC5.
- + An ninh trật tự, an toàn trong du lịch: ANTT1, ANTT2, ANTT3, ANTT4, ANTT5.
- + Hướng dẫn viên du lịch: HDDL1, HDDL2, HDDL3, HDDL4, HDDL5.
- + Giá cả các loại dịch vụ: GCDV1, GCDV2, GCDV3, GCDV4, GCDV5.
- + Mức độ hài lòng của khách nội địa: MDHL1, MDHL2, MDHL3.
3.4.1 Phương pháp thực hiện ( Luận văn: Thực trạng yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng khách du lịch )
- Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu theo xác suất sẽ được sử dụng trong quá trình nghiên cứu, cụ thể là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản.
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc – Phân tích dữ liệu nghiên cứu SPSS, 2005. Kích cỡ mẫu cho phân tích nhân tố thường ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến. Nên để phân tích hồi quy đạt kết quả tốt nhất thì kích cỡ mẫu phải thỏa mãn công thức: n >= 5*k = 5*31= 155
Trong đó: n là kích cỡ mẫu.
k số biến độc lập của mô hình.
Như vậy, với 31 biến quan sát (sau khi đã loại 2 biến khi kiểm tra sơ bộ độ tin cậy), nghiên cứu cần khảo sát ít nhất 155 mẫu để đạt kích thước mẫu cần cho phân tích EFA. Phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi, phát phiếu khảo sát trực tiếp đến khách hàng và thu lại ngay sau khi trả lời. Tuy nhiên, để thu thập được nhiều đánh giá và ý kiến của du khách và tạo sự khách quan, chính xác cho bài nghiên cứu, người thực hiện đề tài đã quyết định kích thước biến quan sát là: 155 +185 =340.
- Đối tượng điều tra khảo sát
Đối tượng được khảo sát ở đây là khách du lịch trong nước khi đi du lịch tại tỉnh An Giang. Quá trình thu thập thông tin được tiến hành bằng phương pháp gặp trực tiếp, sau khi phát ra 340 phiếu khảo sát cho du khách và thu về được 330 (Do có 10 người không đưa lại) và qua sàn lọc có 21 phiếu khảo sát không hợp lệ bị loại ra (Do không đánh giá hoặc đánh giá hai lần), Chiếm tỉ lệ 9.1% và còn lại 309 quan sát, chiếm 90.9%. Tác giả tiến hành nhập liệu vào phần mềm và phân tích dữ liệu khảo sát để kết luận các giả thuyết và mô hình nghiên cứu. Kết quả cuối cùng từ phần mềm SPSS 20.0 sẽ được phân tích, giải thích và trình bày thành bảng báo cáo kết quả nghiên cứu.
3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu ( Luận văn: Thực trạng yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng khách du lịch )
- Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê nhằm mục đích thống kê những thông tin chung của khách hàng để hiểu được đối tượng khách hàng là ai, họ có những đặc điểm gì để nhìn nhận tổng quát về đối tượng nghiên cứu và từ đó hỗ trợ đưa ra kết quả nghiên cứu.
- Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Ý nghĩa: Hệ số Cronbach’s Alpha là để kiểm định độ tin cậy của thang đo, cho phép loại bỏ những biến không phù hợp trong mô hình.
Chỉ tiêu: Theo Nunnally BernStein (1994), những biến có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (Corrected Item- Total Correlation) lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 sẽ được chấp nhận và thích hợp đưa vào phân tích những bước tiếp theo.
- Phân tích nhân tố khám phá EFA
Ý nghĩa: Phân tích nhân tố EFA (Exploratory Factor Analysis) là một kỹ thuật nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu. Quan hệ giữa các nhóm biến có liên quan qua lại lẫn nhau được xem xét dưới dạng một số các nhân tố cơ bản. Mỗi một biến quan sát sẽ được tính một tỷ số gọi là hệ số tải nhân tố (factor loading), hệ số này cho người nghiên cứu biết được mỗi biến đo lường sẽ thuộc về những nhân tố nào.
Chỉ tiêu: Yêu cầu hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) phải có giá trị trong khoảng 0,5<KMO<1. Thêm vào đó hệ số tải nhân tố của từng biến quan sát phải có giá trị lớn hơn 0.45, điểm dừng khi Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) lớn hơn 1 và tổng phương sai trích dùng để giải thích bởi từng nhân tố lớn hơn 50% mới thỏa mãn yêu cầu của phân tích nhân tố (Gerbing & Anderson, 1988). Cùng với việc sử dụng kiểm định Bartlet để xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát trong tổng thể. Kiểm định Bartlet phải có ý nghĩa thống kê (Sig < hoặc = 0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
- Phương pháp phân tích hồi quy
Ý nghĩa: Phương pháp phân tích hồi quy cho phép rút ra phương trình hồi quy cuối cùng bao gồm các nhân tố tác động trực tiếp lên mức độ hài lòng.
Chỉ tiêu: Khi phân tích hồi quy cần đảm bảo một số nguyên tắc sau:
- Phương pháp đưa biến vào phân tích hồi quy là phương pháp đưa biến lần lượt từng biến vào mô hình –
- Kiểm tra hệ số R bình phương hiệu chỉnh Adjusted R Square để xét mức độ phù hợp của mô hình.
- Kiểm tra các giá trị Sig < 05 và hệ số F trong bảng ANOVA để kiểm chứng mức độ phù hợp của mô hình hồi quy với tổng thể mẫu.
- Đánh giá mức độ tác động mạnh hay yếu của các biến lêm mức độ hài lòng thông qua các hệ số Beta ở bảng
- Kiểm định phương sai One- Way ANOVA
Ý nghĩa: Dựa trên kết quả phân tích Independent T-Test và One -Way ANOVA để so sánh mức độ thỏa mãn theo một số yếu tố cá nhân ví dụ như kiểm định giả thuyết cho rằng du khách có giới tính là nam thì mức độ hài lòng cao hơn nữ hay không có sự khác biệt về mức độ hài lòng của du khách theo các yếu tố cá nhân còn lại (thu nhập, độ tuổi, học vấn). ( Luận văn: Thực trạng yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng khách du lịch )
Chỉ tiêu:
Levene test: Giả thuyết H0: “Phương sai bằng nhau”
+ Sig. < 0.05: bác bỏ giả thuyết H0 => Không đủ điều kiện để phân tích tiếp ANOVA mà phải sử dụng kiểm định Post Hoc (Thống kê tamhane’s T2).
+ Sig. ≥ 0.05: chấp nhận giả thuyết H0 => Đủ điều kiện để phân tích tiếp ANOVA. ANOVA test: Giả thuyết H0: “Trung bình bằng nhau”.
+ Sig. < 0.05: bác bỏ giả thuyết H0 => Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
+ Sig. ≥ 0.05: chấp nhận giả thuyết H0 => Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Kết luận chương
Trong chương 3, tác giả đã trình bày tổng quan về địa bàn nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, thực trạng vấn đề nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu đồng thời trình bày trọng tâm các phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng để đánh giá thang đo dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu cũng như kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu đã nêu trong chương 2.
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Tổng quan về tỉnh An Giang ( Luận văn: Thực trạng yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng khách du lịch )
4.1.1 Giới thiệu chung về An Giang
An Giang là một tỉnh thuộc Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, một trong những địa phương có nhịp độ phát triển kinh tế cao nhất, và là một điểm sáng về phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của cả vùng. Với sự hình thành và phát triển của các ngành kinh tế, trong đó có du lịch, dịch vụ đã có những bước phát triển mạnh trong thời gian qua.
Với thế mạnh của An Giang như cụm du lịch núi Sam – miếu Bà Chúa Xứ, di tích Ba Chúc, khu du lịch sinh thái Trà Sư, hồ Thoại Sơn, khu tưởng niệm chủ tịch
Tôn Đức Thắng …du lịch An Giang trong những năm qua cũng đã có những bước phát triển khá ổn định và đạt hiệu quả cao. Cùng với khu vực đồng bằng sông Cửu Long và các địa phương khác trong cả nước, An Giang ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch hơn, thu nhập xã hội từ du lịch cũng ngày càng tăng lên rõ rệt và vị trí của ngành du lịch ngày càng được khẳng định trong cơ cấu nền kinh tế Tỉnh nhà. Tuy nhiên, tỷ trọng thị trường khách quốc tế và giá trị thu nhập từ hoạt động du lịch của An Giang chưa thực sự cao. Hạn chế này xuất phát từ thực tế những khó khăn về điều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và đặc biệt là chất lượng dịch vụ, tính đa dạng và chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng to lớn của tỉnh.
Quyết định 492/2009/TT ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long là một quyết định quan trọng, khẳng định vị trí của vùng đồng bằng sông Cửu Long trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng của cả nước.Thực hiện quyết định này, sự hợp tác phát triển du lịch giữa 4 địa phương An Giang, Cà Mau, Cần Thơ và Kiên Giang đã chính thức được hình thành. Đây là những yếu tố thuận lợi cho phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng kinh tế trọng điểm cũng như của An Giang. (Nguồn: Sở VH- TT- DL tỉnh An Giang, 2013).
Để ngày càng đưa hoạt động xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch đi vào chiều sâu, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành quyết định số 1445/QĐ-UBND ngày 08/07/2013 cho phép thành lập Trung tâm Xúc tiến Du lịch An Giang. Theo đó, Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh An Giang là đơn vị sự nghiệp công lập có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng để hoạt động theo quy định của pháp luật.(Nguồn: Sở VH- TT- DL tỉnh An Giang, 2013).
4.1.2 Tổng quan về An Giang ( Luận văn: Thực trạng yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng khách du lịch )
- Vị trí địa lý
An Giang là một tỉnh của đông bằng sông Cửu Long có diện tích 3536 Km2. Phía Đông và bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía tây bắc giáp Campuchia, phía đông nam giáp thành phố Cần Thơ. An Giang là một tỉnh lớn đứng hàng thứ tư ở miền
Tây Nam Bộ của Việt Nam và một phần đất của tỉnh An Giang nằm trong tứ giác Long Xuyên. Tỉnh An Giang là một trong sáu tỉnh được thành lập từ nhà Nguyễn dưới triều vua Minh Mạng. Khi Pháp đô hộ Việt Nam thì tỉnh An Giang bị xóa bỏ sau đó được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa tái lập từ năm 1956 và giữ cho đến ngày nay.
- Khí hậu
An Giang nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và có hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa nắng. Vì nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ trung bình vào khoảng 27 độ C và độ ẩm từ 75- 80%, lượng mưa trung bình khoảng 1.130 mm. Với điều kiện khí hậu, địa lý này thì An Giang thích hợp cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp và du lịch.
- Dân cư
Tính đến năm 2011 dân số là 2.2 triệu người.Ngoài dân tộc Kinh ra còn có ba dân tộc chính. Trong đó dân tộc thiểu số có 114.632 người chiếm 5,17%.
+ Dân tộc Khmer: với 86.592 người chiếm 75,54% dân tộc thiểu số và chiếm 3,9% dân số toàn tỉnh sống tập trung chủ yếu ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên số còn lại sống rải rác các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn… và hầu hết những người này theo Phật giáo Nam tông. Những người Khmer này có mối quan hệ rộng rãi với người Khmer ở các tỉnh khác ở đồng bằng sông Cửu Long và người Khmer ở bên Campuchia. Nguồn thu nhập của những người này chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi và làm thuê…
+ Dân tộc Chăm: với 13.722 người, chiếm gần 12% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 0,62% so tổng dân số toàn tỉnh, sống tập trung ở huyện An Phú và thị xã Tân Châu, số còn lại sống rải rác ở các huyện: Phú Tân, Châu Phú và Châu Thành. Hầu hết đồng bào Chăm theo đạo Hồi, có mối quan hệ với tín đồ hồi giáo các nước Ả Rập, Malaysia, Indonesia, Campuchia. Nguồn thu nhập chính của họ sống bằng nghề chài lưới, buôn bán nhỏ và dệt thủ công truyền thống.
+ Dân tộc Hoa:14.318 người, chiếm tỷ lệ 12,50% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 0,65% tổng dân số toàn tỉnh. Họ sống tập trung ở thành phố, thị xã, thị trấn, có mối quan hệ chặt chẽ với người Hoa trong vùng và nhiều nước trên thế giới. Đồng bào người Hoa phần lớn theo Phật giáo Đại thừa, đạo Khổng và tín ngưỡng dân gian. Một bộ phận lớn kinh doanh thương mại, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có cuộc sống ổn định, thu nhập khá hơn so với các dân tộc khác. (Nguồn: Sở VH- TT- DL tỉnh An Giang, 2011).
- Kinh tế
Theo Trần Tiến Hiệp- Văn phòng tỉnh ủy An Giang (2012) Kinh tế duy trì tăng trưởng hợp lý GDP cả năm của tỉnh đạt 8,45%, kim ngạch xuất khẩu đạt 850 triệu USD, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 31.422 tỷ đồng, thu ngân sách Nhà nước đạt 5.012 tỷ đồng (tăng 4,7%)…Thành tựu nổi bật về kinh tế là sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện cả về năng suất, chất lượng và hiệu quả. Quy hoạch và sản xuất nông nghiệp ngày càng theo hướng tập trung, gắn với thị trường, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được ưu tiên đầu tư. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề ở nông thôn đặc biệt được quan tâm đã có bước tăng trưởng rõ rệt, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động. (Nguồn: Sở VH- TT- DL tỉnh An Giang, 2012).
- Văn hóa
Với vị trí địa lý nằm bên bờ sông Hậu nên An Giang có nét đặc trưng của miền sông nước như chợ nổi trên sông và nhiều thắng cảnh khác. Bên cạnh đó thành phố Châu Đốc là thành phố biên giới, giáp ranh với Campuchia nên có nhiều nét đặc trưng của sự giao thoa văn hóa của các dân tộc vùng biên giới hai nước. Mặc khác Châu Đốc có nhiều khác biệt về văn hóa giũa các dân tộc Chăm, Hoa và Khmer hiện đang sống chan hòa trong cộng đồng dân cư. Đã tạo ra sự đặc trưng của vùng đất này về sự đa dạng văn hóa, càng làm tăng lên sự hấp dẫn cho du khách.
- Xã hội
Quyết định 474/QD-TT ngày 14 tháng 04 năm 2009 thành phố Long Xuyên là đô thị loại II thuộc tỉnh An Giang và quyết đinh 449/NQ-TT ngày 15 tháng 4 năm 2015 về việc công nhận thành phố Châu Đốc là đô thị loại II thuộc tỉnh An Giang và là tỉnh đầu tiên của đồng bằng sông Cửu Long có hai thành phố trực thuộc tỉnh đó là thành phố Long Xuyên và thành phố Châu Đốc.
Do vị trí địa lý và văn hóa nên hiện nay các cơ quan hành chính và các ban ngành đoàn thể của tỉnh An Giang được đặt tại thành phố Long Xuyên. (Nguồn: Sở VH- TT- DL tỉnh An Giang, 2015).
4.2 Tiềm năng phát triển du lịch ở tỉnh An Giang ( Luận văn: Thực trạng yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng khách du lịch )
4.2.1 Tiềm năng phát triển du lịch
Với vị trí địa lý thuận lợi An Giang là vùng đất giàu tiềm năng với các giá trị về tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, có thế mạnh về khí hậu, giao thông, đất đai…Với dự án cầu Vàm Cống sẽ hoàn thành trong thời gian tới thì An Giang sẽ có nhiều thuận lợi để phát triển, bên cạnh sự đa dạng về bản sắc văn hóa dân tộc, các lễ hội hấp dẫn, các điểm du lịch tâm linh, đặc sản hấp dẫn du khách, chính sách đầu tư hấp dẫn, an toàn, an ninh ở địa phương… tất cả sẽ góp phần đưa du lịch An Giang phát triển nhanh chóng trong thời gian tới.
4.2.2 Tài nguyên tự nhiên du lịch
Với vị trí địa lý vùng biên giới nên An Giang có nhiều núi non hùng vĩ, đây làm một trong những nét đặc trưng của du lịch An Giang so sánh với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nét đặc trưng này thể hiện qua dãy núi Thất Sơn và hệ thống rừng tràm đã tạo nên nhiều thắng cảnh nổi tiếng ở An Giang như khu du lịch Núi Cấm, cụm du lịch núi Sam… với hệ thống sông ngòi, du lịch sông kết hợp với du lịch sinh thái như rừng tràm Trà Sư, du lịch mùa nước nổi… đã tạo nên tiềm năng to lớn để phát triển du lịch ở An Giang điển hinh như:
- Khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư
Từ thành phố Châu Đốc, rẽ trái khoảng 17 km đến thị trấn Nhà Bàng thuộc huyện Tịnh Biên. Từ đây, đi theo đường tỉnh lộ 948 đến Km số 6, du khách tiếp tục rẽ trái đi theo một con đường nhỏ dài khoảng gần 4km là đến rừng tràm Trà Sư. Với diện tích 850 ha, rừng tràm Trà Sư phủ đầy một màu xanh của đám bèo tây giăng kín mặt nước tạo nên một cảm giác thanh bình và lãng mạn. Rừng Trà Sư là nơi trú ngụ của 70 loài chim trong đó có 2 loài chim quý hiếm đã được ghi vào sách Đỏ
Việt Nam và có 11 loài thú ở đây. Ngoài ra, rừng Trà Sư còn có 10 loài cá xuất hiện quanh năm và 13 loài chỉ xuất hiện vào mùa lũ. Không chỉ phong phú về động vật, Trà Sư còn là nơi tụ họp của 140 loài thực vật.
- Khu du lịch núi Cấm
Núi Cấm còn được gọi là núi Ông Cấm có tên chữ là Thiên Cấm Sơn (nghĩa là ngọn núi đẹp) nằm trong khu tam giác Tịnh Biên- Nhà Bàng- Tri Tôn thuộc cụm núi Thất Sơn , địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Đây là ngọn núi cao và hùng vĩ nhất trong cụm núi Thất Sơn ( cao 716m) . Núi Cấm mang vẻ hoang sơ kỳ bí và là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, lý tưởng nhờ vào địa thế cũng như thổ nhưỡng mà thiên nhiên ban tặng cho An Giang. Ở chùa phật Lớn, ngôi chùa nằm trong không gian tĩnh mịch bên những gốc bồ đề cổ thụ mà không ai biết có tự bao giờ ước chừng hơn thế kỷ. Gần đó là tượng Phật Di Lạc trắng toát cao 34m là tượng Phật Di Lạc lớn nhất Việt Nam và Châu Á với tư thế ngồi và đang mĩm cười nhìn du khách, (Vietbook 5/2013 ).
Để dần phát triển khu du lịch núi Cấm thành một khu du lịch với đầy đủ các chức năng như viếng chùa, thưởng ngoạn, giải trí thư giãn và ẩm thực… Công trình cụ thể nhất là hệ thống cáp treo Núi Cấm được khởi công vào cuối 2013 và sau hai năm đã được hoàn thành đưa vào phục vụ khách du lịch từ dịp Tết năm 2015. Hệ thống cáp treo này là cáp treo đầu tiên tại đồng bằng sông Cửu Long, được đầu tư xây dựng bài bản và hiện đại. Chính sự đầu tư đúng mức này đã đưa khu du lịch núi Cấm lên một tầm cao mới trong tổng thể du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung.
4.3 Phân tích kết quả nghiên cứu ( Luận văn: Thực trạng yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng khách du lịch )
4.3.1 Phân tích thống kê mô tả:
- Giới tính
Theo khảo sát có khoảng 47.6% là Nữ giới và 52.4% là Nam giới tham gia khảo sát. Điều này cho thấy không có sự khác biệt về giới tính khi quyết định đi du lịch và cũng có nghĩa các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng không bị tác động hoặc chi phối bởi giới tính. Nếu có chăng thì điều này không đáng kể. Qua đó cho thấy nhu cầu đi du lịch của cả hai giới tính Nam và Nữ có thể xem là ngang nhau thể hiện rõ sự bình đẳng giới trong xã hội ở Việt Nam trong mọi mặt từ tự chủ về kinh tế, tự chủ về công việc, về thời gian..
- Độ tuổi
Thông qua bảng kết quả cho thấy có sự chênh lệch khá lớn về độ tuổi từ 20 đến 40 khi quyết định đi du lịch tại An Giang. Điều này cho thấy du lịch tại An giang đang thu hút tất cả các độ tuổi và các yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách cần phải cân nhắc và xem xét sao cho phù hợp với tất cả các độ tuổi, nghĩa là những yếu tố này cần phải phát triển toàn diện để phục vụ cho toàn thể khách du lịch tiềm năng. Tuy nhiên, độ tuổi từ 31-40 chiếm 40.4% cho thấy những du khách này trong độ tuổi này có công việc ổn định và có khả năng sắp xếp thời gian để tham gia du lịch. Đồng thời, độ tuổi trên 40 chỉ chiếm 27.2% cho thấy An Giang vẫn đang thu hút được đối tượng ở độ tuổi đã có nguồn tài chính ổn định này. Vì vậy, cần đặc biệt quan tâm đến hai đối tượng trên vì họ chiếm tới 67.6% tổng lượng khách tới An Giang. Ngoài ra độ tuổi từ 20-25 và từ 26-30 lần lượt chiếm 13.6% và 18.8% ( chiếm 32.4%) cho thấy hai nhóm tuổi này cũng có nhu cầu đi du lịch. Điều này, giúp cho các nhà quản lý có chính sách phù hợp để thu hút khách du lịch với đa dạng lứa tuổi khi đến với An Giang.
- Thu nhập
Thông qua kết quả nghiên cứu, đối tượng khách du lịch có thu nhập trên 20 triệu là đối tượng đi du lịch nhiều nhất (chiếm 32%). Thông thường, đối tượng này sẽ có những đòi hỏi khắc khe hơn những đối tượng còn lại vì họ là người có thu nhập cao hơn và sẵn sàng bỏ chi phí cao hơn để có những trải nghiệm dịch vụ tốt. An Giang đang thu hút được số lượng lớn đối tượng này nên cần phải đầu tư phát triển mạnh các yếu tố đang khảo sát nhằm thu hút đối tượng tiềm năng này. Bên cạnh đó, cũng cần có các dịch vụ giá hợp lý để thu hút lượng khách có thu nhập khá từ 16 triệu đến 20 triệu (chiếm 28.8%). Mặt khác, cần có những dịch vụ có những chi phí vừa phải để đáp ứng phần đông các đối tượng có thu nhập tương đối từ 11triệu đến15 triệu (chiếm 20.7%) và thu nhập dưới 10 triệu (chiếm 18.4%). Điều này sẽ giúp cho An Giang đáp ứng được các nhu cầu từ thấp đến cao của du khách khi đến nơi đây.
- Học vấn
Qua khảo sát, cho thấy gần đây những người đã tốt nghiệp đại học (chiếm 31.7%) thường có nhu cầu đi du lịch nhiều hơn những người khác. Những người này thích trải nghiệm cuộc sống hơn các nhóm người khác. Bên cạnh đó, lượng du khách có trình độ học vấn cao đẳng cũng chiếm tỷ trọng tương đối khá (23.6%), cho thấy lượng khách đi du lịch ngày càng được học hành, đào tạo bài bản hơn trước (tổng hai nhóm khách này chiếm 55.3% lượng khách đến An Giang). Hai nhóm khách khác chiếm 19.1% cho những người tốt nghiệp phổ thông trung học và 19.7% cho người tốt nghiệp trung cấp. Cả hai nhóm khách này chiếm 38.8% lượng khách. Ngoài ra, An Giang cũng có một số lượng khách có trình độ học vấn cao (trên đại học) đến tham quan, nghĩ dưỡng, nghiên cứu… với 5.8% lượng du khách. Điều này, chứng tỏ An Giang có lượng du khách đến nơi đây có trình độ học vấn đa dạng từ thấp đến cao. Qua đó, Tỉnh cần có chính sách đào tạo nguồn nhân lực tốt hơn, năng động hơn, chuyên nghiệp hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
4.3.2 Kiểm định độ tin cậy cronbach’s Alpha ( Luận văn: Thực trạng yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng khách du lịch )
Theo kết quả kiểm định thang đo từ SPSS 20.0, thì hệ số tin cậy Cronbach Alpha cho cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch là Alpha = 0.814. Hệ số alpha này lớn hơn 0.60 nên thang đo này đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, các biến đều có hệ số tương quan biến tổng > 0.3, nên tất cả các biến này đều phù hợp và đạt độ tin cậy.
Theo kết quả kiểm định thang đo từ SPSS 20.0, thì hệ số tin cậy Cronbach Alpha cho cơ sở lưu trú là Alpha = 0.819. Hệ số alpha này lớn hơn 0.60 nên thang đo này đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, các biến đều có hệ số tương quan biến tổng > 0.3, nên tất cả các biến này đều phù hợp và đạt độ tin cậy.
Theo kết quả kiểm định thang đo từ SPSS 20.0, thì hệ số tin cậy Cronbach Alpha cho dịch vụ vận chuyển du lịch là Alpha = 0.769. Hệ số alpha này lớn hơn 0.60 nên thang đo này đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, các biến đều có hệ số tương quan biến tổng > 0.3, nên tất cả các biến này đều phù hợp và đạt độ tin cậy.
Theo kết quả kiểm định thang đo từ SPSS 20.0, thì hệ số tin cậy Cronbach Alpha cho an ninh trật tư, an toàn trong du lịch là Alpha = 0.821. Hệ số alpha này lớn hơn 0.60 nên thang đo này đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, các biến đều có hệ số tương quan biến tổng > 0.3, nên tất cả các biến này đều phù hợp và đạt độ tin cậy.
Theo kết quả kiểm định thang đo từ SPSS 20.0, thì hệ số tin cậy Cronbach Alpha cho an ninh trật tư, an toàn trong du lịch là Alpha = 0.780. Hệ số alpha này lớn hơn 0.60 nên thang đo này đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, các biến đều có hệ số tương quan biến tổng > 0.3, nên tất cả các biến này đều phù hợp và đạt độ tin cậy.
Theo kết quả kiểm định thang đo từ SPSS 20.0, thì hệ số tin cậy Cronbach Alpha cho an ninh trật tư, an toàn trong du lịch là Alpha = 0.883. Hệ số alpha này lớn hơn 0.60 nên thang đo này đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, các biến đều có hệ số tương quan biến tổng > 0.3, nên tất cả các biến này đều phù hợp và đạt độ tin cậy.
Theo kết quả kiểm định thang đo từ SPSS 20.0, thì hệ số tin cậy Cronbach Alpha cho an ninh trật tư, an toàn trong du lịch là Alpha = 0.840. Hệ số alpha này lớn hơn 0.60 nên thang đo này đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, các biến đều có hệ số tương quan biến tổng > 0.3, nên tất cả các biến này đều phù hợp và đạt độ tin cậy.
Nhận xét: Thông qua kết quả của SPSS qua bảng Item-Total Statistics chúng ta thấy rằng hệ số Cronbach Alpha của tất cả các thành phần thang đo các yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách nội địa đối với chất lượng dịch vụ du lịch tỉnh An Giang đều đạt chuẩn Cronbach Alpha > 0.60, đồng thời tất cả các hệ số tương quan biến tổng đều đạt yêu cầu và có độ tin cậy khá cao Corrected Item-Total Correlation > 0.30 và không có biến nào bị loại. Cho nên, các biến đo lường của các thành phần này đều được sử dụng để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA tiếp theo.
Mời bạn tham khảo thêm:
4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ( Luận văn: Thực trạng yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng khách du lịch )
- Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho các nhân tố lần 1
Kết quả phân tích EFA lần đầu cho thấy 28 biến quan sát được gom thành 6 nhân tố, với hệ số mức độ phù hợp của mô hình phân tích nhân tố KMO= 0.873 > nên phân tích nhân tố hoàn toàn phù hợp, đáng tin cậy và hệ số (Bartlett’s Test of Sphericity)=0.000 (sig.<0.05) chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.
Kết quả cho ta thấy, các nhân tố đều có giá trị Eigenvalues >1. Phương sai trích là 62.479% > 50% là đạt yêu cầu. Với phương pháp rút trích Principal Components Annalysis và phép xoay Varimax. Có 6 nhân tố được rút trích ra từ biến quan sát. Điều này cho thấy 6 nhân tố rút trích ra thể hiện được khả năng giải thích được 62.479% sự thay đổi của biến phụ thuộc trong tổng thể
Như vậy, thang đo được chấp nhận và được chia thành 6 nhóm (6 cột theo hàng dọc) có một biến của thành phần thang đo có trọng số (Factor loading) nhỏ hơn 0.50 là HDDL4 sẽ bị loại ở lần phân tích lần 1
Do HDDL4 bị loại nên cần phân tích yếu tố khám phá lần 2.
- Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho các nhân tố lần 2
Kết quả phân tích EFA lần hai cho thấy 27 biến quan sát được gom thành 6 nhân tố, với hệ số mức độ phù hợp của mô hình phân tích nhân tố KMO= 0.873 > 0.5 nên phân tích nhân tố hoàn toàn phù hợp, đáng tin cậy và hệ số Sig.(Bartlett’s Test of Sphericity)=0.000 (sig.<0.05) chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.
Kết quả cho ta thấy, các nhân tố đều có giá trị Eigenvalues >1. Phương sai trích là 63.601% > 50% là đạt yêu cầu. Với phương pháp rút trích Principal Components Annalysis và phép xoay Varimax. Có 6 nhân tố được rút trích ra từ biến quan sát. Điều này cho thấy 6 nhân tố rút trích ra thể hiện được khả năng giải thích được 63.601% sự thay đổi của biến phụ thuộc trong tổng thể (xem phần phụ lục3).
Như vậy, sau khi loại 1 biến quan sát HDDL4 ta còn 27 biến quan sát có hệ số tải nhân số (Factor loading) lớn hơn 0.50. Các nhân tố này sẽ không bị loại trong phân tích EFA (Xem phần phụ lục). Dựa vào bảng phân tích nhân tố EFA, ta thấy so với mô hình nghiên cứu đề xuất, các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách nội địa tại điểm đến du lịch tỉnh An Giang cũng vẫn chia thành 6 nhân tố, kết quả tóm tắt như sau:
+ Nhân tố 1: Được trích lại thành 5 biến quan sát gồm GCDV1, GCDV2, GCDV3, GCDV4, GCDV5. So với mô hình nghiên cứu đề xuất, thành phần các biến quan sát vẫn không đổi nên vẫn giữ tên nhóm nhân tố là giá cả các loại dịch vụ và các giá trị hệ số tải nhân tố (Factor Loading) đều thỏa điều kiện, thỏa mãn để đưa vào phân tích hồi quy.
+ Nhân tố 2: Được trích lại thành 5 biến quan sát gồm ANTT1, ANTT2, ANTT3, ANTT4, ANTT5. So với mô hình nghiên cứu đề xuất, thành phần các biến quan sát không có sự thay đổi. Nên vẫn giữ tên nhóm nhân tố là an ninh trật tự, an toàn trong du lịch và các giá trị hệ số tải nhân tố (Factor Loading) đều thỏa điều kiện, thỏa mãn để đưa vào phân tích hồi quy.
+ Nhân tố 3: Được trích lại thành 5 biến quan sát gồm CSVC1, CSVC2, CSVC3, CSVC4, CSVC5. So với mô hình nghiên cứu đề xuất, thành phần các biến quan sát vẫn không đổi nên vẫn giữ tên nhóm nhân tố là cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và các giá trị hệ số tải nhân tố (Factor Loading) đều thỏa điều kiện, thỏa mãn để đưa vào phân tích hồi quy.
+ Nhân tố 4: Được trích lại thành 4 biến quan sát gồm HDDL1, HDDL2, HDDL3, HDDL5. So với mô hình nghiên cứu đề xuất, thành phần các biến quan sát có thay đổi nhưng thay đổi không đáng kể. Nên vẫn giữ tên nhóm nhân tố là hướng dẫn viên du lịch và các giá trị hệ số tải nhân tố (Factor Loading) đều thỏa điều kiện, thỏa mãn để đưa vào phân tích hồi quy. ( Luận văn: Thực trạng yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng khách du lịch )
+ Nhân tố 5: Được trích lại thành 4 biến quan sát gồm CSLT1, CSLT2, CSLT3, CSLT5. So với mô hình nghiên cứu đề xuất, thành phần các biến quan sát vẫn không đổi nên vẫn giữ tên nhóm nhân tố là sơ sở lưu trú và các giá trị hệ số tải nhân tố (Factor Loading) đều thỏa điều kiện, thỏa mãn để đưa vào phân tích hồi quy.
+ Nhân tố 6: Được trích lại thành 4 biến quan sát gồm PTVC1, PTVC2, PTVC3, PTVC5. So với mô hình nghiên cứu đề xuất, thành phần các biến quan sát vẫn không đổi nên vẫn giữ tên nhóm nhân tố là dịch vụ vận chuyển du lịch và các giá trị hệ số tải nhân tố (Factor Loading) đều thỏa điều kiện, thỏa mãn để đưa vào phân tích hồi quy.
Kết luận: Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA thì mô hình khảo sát không có sự thay đổi, tuy nhiên có 1 biến quan sát (HDDL4) bị loại do có hệ số tải nhân tố <0.5.
- Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho sự hài lòng của du khách
Kết quả phân tích nhân tố EFA cho thấy 3 biến quan sát được gom thành 1 nhân tố, với hệ số mức độ phù hợp của mô hình phân tích nhân tố KMO=0.726>0.5 nên phân tích nhân tố hoàn toàn phù hợp, đáng tin cậy và Sig.(Bartlett’s Test of Sphericity) = 0.000 (sig.<0.05) chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau tổng thể.
Kết quả cho thấy, tất cả các biến số có hệ số tải nhân tố (Factor Loading) > 0.5 cho nên không có biến nào bị loại.
Kết luận: sau khi phân tích yếu tố khám phá EFA, biến HDDL4 (trong hướng dẫn viên du lịch –HDDL) bị loại do có hệ số tải nhân tố <0.5 và các biến khác không thay đổi. Như vậy mô hình còn 27 biến quan sát cho biến độc lập. Do chỉ có một (1) biến quan sát có sự thay đổi nên mô hình không bị ảnh hưởng và mô hình khảo sát vẫn được giữ nguyên như mô hình đề xuất ban đầu.
4.3.4 Phân tích hồi quy
Từ kết quả phân tích nhân tố EFA mô hình được gom lại thành 6 nhóm nhân tố độc lập với 27 biến quan sát và một nhóm phụ thuộc với 3 biến quan sát.
Gọi biến độc lập gồm 6 biến: “Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch”, “Cơ sở lưu trú”, “Dịch vụ vận chuyển du lịch”, “An ninh trật tự, an toàn trong du lịch”, “Hướng dẫn viên du lịch”, “Giá cả các loại dịch vụ”.
Gọi biến phụ thuộc: “Mức độ hài lòng của du khách nội địa” Để phân tích hồi quy, tác giả gọi:
- + Nhân tố 1: CSVC là cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (là trung bình của các biến CSVC1, CSVC2, CSVC3, CSVC4, CSVC5).
- + Nhân tố 2: CSLT là cơ sở lưu trú (là trung bình của các biến CSLT1, CSLT2, CSLT3, CSLT5).
- + Nhân tố 3: PTVC là dịch vụ vận chuyển du lịch (là trung bình của các biến PTVC1, PTVC2, PTVC3, PTVC5).
- + Nhân tố 4: ANTT là an ninh trật tự, an toàn trong du lịch (là trung bình của các biến ANTT1, ANTT2, ANTT3, ANTT4, ANTT5).
- + Nhân tố 5: HDDL là hướng dẫn viên du lịch (là trung bình của các biến HDDL1, HDDL2, HDDL3, HDDL5).
- + Nhân tố 6: GCDV là giá cả các loại dịch vụ (là trung bình của các biến GCDV1, GCDV2, GCDV3, GCDV4, GCDV5).
Gọi MDHL là mức độ hài lòng của khách nội địa (là trung bình của các biến MDHL1. MDHL2, MDHL3).
Ta thấy mối quan hệ giữa biến phụ thuộc mức độ hài lòng của du khách và 6 biến độc lập được thể hiện trong phương trình hồi quy có dạng sau:
Y= a0 +a 1X1 + a 2X2 + a 3X3 + a 4X4 + a 5X5 + a 6X6
Hay MDHL= a0 +a 1* Cơ sở vật chất kỹ thuật + a 2* Cơ sở lưu trú + a 3 * Dịch vụ vận chuyển du lịch + a 4* An ninh trật tự, an toàn trong du lịch + a 5* Hướng dẫn viên du lịch + a 6* Giá cả các loại dịch vụ
- Phân tích hồi quy
Từ bảng tóm tắt mô hình (model summary), ta thấy có 6 biến tác động được đưa vào mô hình phân tích hồi quy, các biến đều có quan hệ tuyến tính với biến mức độ hài lòng có các sig. 5%. Hệ số beta chuẩn hóa của các biến đều >0 chứng tỏ các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6 đều đúng, các biến “Cơ sở vật chất kỹ thuật, Cơ sở lưu trú, Dịch vụ vận chuyển, An ninh trật tự, an toàn, Giá cả dịch vụ” đều tác động đến “Mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa”. Tuy nhiên, hệ số Beta chuẩn hóa của biến hướng dẫn viên du lịch (-0.026) < 0 nên bác bỏ giả thuyết H5. Điều này chứng tỏ biến “Hướng dẫn viên du lịch” không ảnh hưởng đến “Mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa”. Điều này có thể giải thích được là những thông tin về địa điểm du lịch tại An Giang đều được cập nhật trên trang mạng hay được ghi ở bảng thông tin tại các địa điểm tham quan du lịch, nơi du khách có thể đọc hay tìm hiểu. Mặt khác, các nhân viên phục vụ tại các khu du lịch, điểm tham quan đều ân cần giải thích nếu du khách có câu hỏi hay chưa hiểu bất cứ vấn đề gì liên quan đến nơi đó. Ngoài ra, các địa điểm tham quan du lịch ở An Giang không rộng lớn lắm nên du khách thường tự tổ chức đi du lịch theo nhóm, gia đình đến các nơi họ đã biết để vui chơi, hay tham quan như các đền, miếu, chùa…mà ít tham gia vào các chương trình du lịch của công ty du lịch hay đoàn lớn có hướng dẫn viên du lịch. Với xu hướng mới trong du lịch hiện nay của giới trẻ là đi du lịch “phượt” nghĩa là tự tổ chức đi du lịch theo nhóm, tự sắp xếp chương trình, tự đặt phòng… trong hành trình của nhóm. Nên hướng dẫn viên du lịch là không cần thiết đối với nhóm du lịch này. Loại hình đi du lịch “phượt” này thường là có chi phí cho du lịch rất hạn chế nên phương châm tiết kiệm tối đa chi phí thường được áp dụng khi đi du lịch” bụi”.
4.3.5 Phân tích phương sai ANOVA ( Luận văn: Thực trạng yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng khách du lịch )
Các giả thuyết đưa ra để kiểm định
Giả thuyết A1: không có sự khác biệt về sự hài lòng của du khách nội địa giữa các nhóm khách có giới tính khác nhau.
Giả thuyết A2: không có sự khác biệt về sự hài lòng của du khách nội địa giữa các nhóm khách có học vấn khác nhau.
Giả thuyết A3: Không có sự khác biệt về sự hài lòng của du khách nội địa giữa các nhóm khách có độ tuổi khác nhau.
Giả thuyết A4: không có sự khách biệt về sự hài lòng của du khách nội địa giữa các nhóm khách có thu nhập khác nhau.
Kiểm định giả thuyết với mức ý nghĩa 5% (độ tin cậy 95%)
- Kiểm định giả thuyết A1
Kiểm định Levence cho thấy sig. = 0.042 < 0.05 nên giả thuyết phương sai của mức độ hài lòng là khác nhau giữa các nhóm du khách có giới tính khác nhau ở độ tin cậy 95%.
Lúc này, không thể sử dụng bảng ANOVA mà sẽ đi vào kiểm định Welch.
Kết quả thống kê Welch, ta thấy mức ý nghĩa Sig. = 0.559 (> 0.05). Nên chấp nhận giả thuyết và kết luận rằng không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê về mức độ hài lòng giữa các nhóm du khách có giới tính khác nhau.
- Kiểm định giả thuyết A2
Kiểm định Levence cho thấy sig. = 0.565 > 0.05 nên chấp nhận giả thuyết phương sai của mức độ hài lòng là bằng nhau giữa các nhóm du khách có trình độ học vấn khác nhau ở độ tin cậy 95%.
Do vậy, bảng ANOVA sẽ được sử dụng. Kết quả Sig. = 0.520 > 0.05 nên chấp nhận giả thuyết ở độ tin cậy 95% có nghĩa là không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê về mức độ hài lòng là bằng nhau giữa các nhóm du khách có trình độ học vấn khác nhau.
- Kiểm định giả thuyết A3
Kiểm định Levence cho thấy sig. = 0.051 > 0.05 nên chấp nhận giả thuyết phương sai của mức độ hài lòng là bằng nhau giữa các nhóm du khách có độ tuổi khác nhau ở độ tin cậy 95%.
Do vậy, bảng ANOVA sẽ được sử dụng. Kết quả Sig. = 0.004 < 0.05 Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ hài lòng của những du khách thuộc các nhóm tuổi khác nhau. ở độ tin cậy 95%.
- Kiểm định giả thuyết A4
Kiểm định Levence cho thấy sig. = 0.073 > 0.05 nên chấp nhận giả thuyết phương sai của mức độ hài lòng là bằng nhau giữa các nhóm du khách có mức thu nhập khác nhau ở độ tin cậy 95%.
Do vậy, bảng ANOVA sẽ được sử dụng. Kết quả Sig. = 0.500 > 0.05 nên chấp nhận giả thuyết ở độ tin cậy 95% có nghĩa là không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê về mức độ hài lòng là bằng nhau giữa các nhóm du khách có thu nhập khác nhau.
4.4 Thực trạng các yếu tố tại An Giang ( Luận văn: Thực trạng yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng khách du lịch )
Trong thời gian qua du lịch An Giang đã giặt hái được nhiều thành tựu. Lượng khách đến An Giang năm sau cao hơn năm trước qua đó tái khẳng định tiềm năng du lịch của An Giang còn rất nhiều. Theo đó, lượng khách đến An Giang năm 2016 khoảng 6,5 triệu lượt khách. Dự kiến trong năm 2017 sẽ đón 6,8 triệu lượt khách du lịch. (Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang 2016).
4.4.1 Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của An Giang ngày càng phát triển. Các tuyến giao thông đang được xây dựng và mở rộng và cụ thể là cầu Vàm Cống sẽ thay thế cho phà Vàm Cống trong những tháng cuối năm 2017. Việc này, sẽ giúp cho giao thông đường bộ được thông suốt và rút ngắn thời gian chờ đợi phà. Điều này, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng cho nền kinh tế của tỉnh An Giang. So với các tỉnh lân cận của An Giang như Đồng Tháp, Cần Thơ, Bạc Liêu…thì Tỉnh An Giang có nhiều yếu tố thuận lợi hơn do có hai thành phố được xếp chuẩn đô thị loại II của vùng ĐBSCL và có nền kinh tế tăng trưởng qua từng năm (Nguồn: Kỹ yếu hội thảo khoa học An Giang, 2017).
Mặt Mạnh
– Hạ tầng viễn thông tại An Giang hiện nay: Phát triển khá nhanh và đồng bộ, công nghệ thông tin là một trong những yếu tố kỹ thuật có ảnh hưởng rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế của tất các quốc gia. Chính vì yếu tố quan trọng này mà An Giang đã đầu tư, hoàn thiện hạ tầng viễn thông phục vụ cho kinh tế của Tỉnh trong đó có ngành du lịch. Hệ thống truyền thông được nâng cấp, đường truyền internet đã được đảm bảo thông tin thông suốt, nhanh chóng và an toàn giúp nâng cao hiệu quả trong phục vụ nhu cầu của du khách. Ngoài ra, chính sự nâng cấp hạ tầng viễn thông đã giúp cho sức cạnh tranh du lịch của An Giang được nâng lên. Với việc thành phố Châu Đốc triển khai thí điểm phủ song wifi miễn phí tại 3 điểm: Công viên tượng đài cá Basa, công viên chùa Bồ Đề và khu du lịch Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam đã tạo ra nhiều thuận lợi cho du khách. Năm 2015, sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang đã kết họp với chi nhánh Viettel An Giang đã triển khai dịch vụ Tourist.one để quản lý thông tin của du khách, tạo ra các tiện ích tra cứu như đặt vé trực tuyến, chăm sóc khách hàng…( Nguồn: Nguyễn Văn Giác- Kỹ yếu Hội thảo khoa học An Giang, 2017).
Hạ tầng đô thị tại An Giang: cảnh quan đô thị đã được quan tâm và chăm sóc, môi trường sạch đã được đầu tư để phục vụ khách du lịch. Hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn cũng từng bước được đầu tư để phục vụ du khách. Trên địa bàn tỉnh có 14 khu, điểm du lịch đón và phục vụ khách, trong đó 8 khu, điểm đã được nâng cấp bổ sung trang thiết bị nhà vệ sinh theo tiêu chí, quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 02 điểm xây dựng mới hệ thống nhà vệ sinh. Các trung tâm mua sắm đã được đầu tư xây mới. Các sản phẩm dịch vụ phục vụ du lịch từng bước được quan tâm, đầu tư phát triển như cáp treo Núi Cấm, bãi giữ xe Núi Cấm, công viên văn hóa Núi Sam, bến tàu du lịch Tân Châu (Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang, 2016).
Hệ thống y tế, bệnh viện tại An Giang: Đã được Tỉnh đầu tư mở rộng, các trang thiết bị y tế đã được bổ sung, nâng cấp để phục vụ cho nhu cầu sức khỏe của nhân dân và du khách tốt hơn…( Nguồn: Nguyễn Văn Giác- Kỹ yếu Hội thảo khoa học An Giang, 2017).
So với cácTỉnh trong vùng Tứ giác Long Xuyên thì An Giang có nhiều điểm được thiên nhiên ưu đãi vừa có đồng bằng vừa có núi. Chính vì thế An Giang có đa dạng khí hậu ở nơi đây, bên cạnh đó cũng có đa dạng sinh thái mà các tỉnh lân cận không thể có được.
Những điểm chưa được
Bên cạnh các mặt mạnh mà An Giang có được thì vẫn tồn tại một số điểm yếu mà An Giang cần cải thiện như: hệ thống nhà vệ sinh công cộng và vệ sinh môi trường chưa được đông đảo người đân quan tâm, có ý thức giữ gìn, tình trạng xả rác bừa bãi còn nhiều, cảnh quan còn thiếu và yếu…Các công ty lữ hành có quy mô nhỏ và yếu, hoạt động chưa có tính chuyên nghiệp cao, hoạt động rời rạc, thiếu sự gắn kết giữa các doanh nghiệp với Hiệp hội Du lịch An Giang.
Nguyên nhân
Nhìn chung, các địa phương đã có quan tâm thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương, chỉ đạo của Tỉnh về công tác quản lý môi trường du lịch, an ninh trật tự, an toàn cho khách du lịch, quản lý chất lượng sản phẩm… nhưng chỉ mang tính hình thức, chưa thực sự đi vào chiều sâu. Cần quan tâm đến công tác quản lý tại các khu-điểm du lịch trọng tâm. Mặt khác chưa có sự phối hợp tốt giữa các đơn vị chức năng ở địa phương (Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang, 2016).
4.4.2 Thực trạng về cơ sở lưu trú ( Luận văn: Thực trạng yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng khách du lịch )
Hiện nay An Giang có trên 87 cơ sở lưu trú với hơn 3.000 buồng lưu trú, trong đó số buồn khách sạn đạt chuẩn từ 2 sao đến 4 sao chỉ đạt trên 2.000 buồng chiếm trên 50% (Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang 2016). Qua đó, cho thấy sự đầu tư cho cơ sở lưu trú còn hạn chế về tốc độ lẫn số lượng của cơ quan nhà nước lẫn doanh nghiệp tư nhân hay vốn đầu tư nước ngoài.
Về khía cạnh kêu gọi đầu tư nước ngoài cho các khách sạn cao cấp (4 -5 sao) trong những năm qua chưa đạt hiệu quả (từ 2014 đến nay chưa có khách sạn 4- 5 sao nào được xây mới). Mặt khác, các khách sạn cấp thấp cũng chưa được nhà đầu tư quan tâm mặc dù mức độ tăng trưởng của ngành du lịch tại An Giang khá ấn tượng (bình quân 4-5% / năm).
Mặt mạnh
Với mức tăng trưởng của ngành du lịch như vậy thì trong vài năm tới An Giang sẽ bị tình trạng cầu nhiều hơn cung. Điều này sẽ rất đáng quan tâm ngay từ bây giờ. Tỉnh cần có định hướng, kêu gọi đầu tư, khuyến khích đầu tư hay chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư mới vào lĩnh vực này sẽ giải quyết các vấn đề lưu trú trong những năm sắp tới.
Những điểm chưa được
Năm 2016, An Giang đón 6,5 triệu lượt khách tham quan, du lịch, trong đó phục vụ gần 550 nghìn lượt khách lưu trú, chiếm khoảng 8% tổng lượt khách. Khả năng tiếp đón như vậy phù hợp với năng lực, công suất hoạt động hiện tại của các cơ sở lưu trú trên địa bàn Tỉnh. Đa phần là các cơ sở lưu trú có quy mô nhỏ, chưa đạt tiêu chuẩn và không có khách sạn 5 sao nên không thể đáp ứng nhu cầu lưu trú chất lượng cao của khách du lịch (Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang, 2016).
Nguyên nhân
Do điều kiện khó khăn về kinh tế nên các doanh nghiệp đầu tư trong Tỉnh còn yếu về quy mô. Bên cạnh đó, việc xúc tiến thu hút vốn đầu tư của Tỉnh còn hạn chế chưa thu hút được các nhà đầu tư quốc tế có tiềm lực kinh tế, có kimh nghiệm trong lĩnh vực khách sạn, lưu trú. Mặt khác, do yếu tố địa lý nhiều sông nước nên đi lại có nhiều khó khăn nên chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn. Bài toán này đã được giải quyết bằng cầu Vàm Cống sẽ được thông xe trong năm 2017.
4.4.3 Thực trạng về dịch vụ vận chuyển du lịch ( Luận văn: Thực trạng yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng khách du lịch )
Hệ thống giao thông đường bộ cũng như đường thủy ngày càng được chú trọng hoàn thiện với nhiều mục tiêu. Về giao thông đường bộ thì Tỉnh đang đầu tư hoàn thiện các tuyến đường giao thông đến các khu, điểm du lịch như đường tránh quốc lộ 91 đoạn Châu Đốc – Tịnh Biên, đường tỉnh lộ 943 đi Thoại Sơn, đường tỉnh lộ 941 đi lộ Tẻ- Tri Tôn, xây dựng hai cầu đường tỉnh lộ 948 gồm cầu Bưng Tiền và cầu Tà Đé… tạo nên sự giao thông thông suốt và thuận tiện cho du khách. Bên cạnh đó cầu Vàm Cống sắp được đưa vào hoạt động sẽ giúp giao thông giữa An Giang, Đồng Tháp và thành phố Hồ Chí Minh được thông suốt. Về giao thông đường thủy thì Tỉnh cũng đang tiến hành nạo vét các kênh, sông tạo thuận lợi cho giao thông thủy. Mặt khác, các bến phà, đò được đầu tư ngày càng hiện đại, an toàn cho du khách. Cụ thể là cảng tại thành phố Châu Đốc (Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang, 2016).
Mặt mạnh
Chính sự hoàn thiện giao thông thủy và bộ đã giúp cho An Giang có một hệ thống giao thông hoàn chỉnh và thuận tiện cho nhu cầu đi lại của nhân dân và khách du lịch. Qua đó, đã giúp An Giang phát triển kinh tế ổn dịnh trong những năm qua.
Những điểm chưa được
Hệ thống giao thông dù được đầu tư mở rộng nhưng do ngân sách còn hạn hẹp nên chưa đáp ứng được lưu lượng giao thông ngày càng tăng, nhất là mùa cao điểm, mùa lễ hội của Tỉnh.
Hệ thống giao thông công cộng còn hạn chế, còn thiếu, yếu, chưa đồng bộ, chưa thuận tiện cho du khách. Còn thiếu thông tin chỉ dẫn địa lý cho du khách không đi theo đoàn.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chính là do ngân sách còn hạn chế, mà nhu cầu nâng cấp đường tại địa phương khá nhiều, nên có sự đầu tư dàn trải, không tập trung.
4.4.4 Thực trạng về hướng dẫn viên du lịch
Đã cấp mới và cấp đổi 40 thẻ hướng dẫn viên du lịch, trong đó cấp mới 15 thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế. Đến nay, tổng số đã cấp 198 thẻ hướng dẫn viên du lịch, trong đó có 56 thẻ HDV du lịch quốc tế; 17 Giấy chứng nhận Thuyết minh viên du lịch cho đội ngũ thuyết minh tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh (Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang, 2016).
Mặt mạnh
`Thủ tướng đồng ý chủ trương chuyển Đại học An Giang từ trực thuộc UBND tỉnh An Giang thành thành viên của Đại học Quốc gia TP HCM. Qua đó, nguồn giảng viên từ Đại học Quốc gia có thể bổ sung, hỗ trợ trong công tác giảng dạy các sinh viên tại nơi đây. Thông qua đó, chất lượng của nguồn nhân lực sau khi tốt nghiệp được nâng lên.
Những điểm chưa được
Hướng dẫn viên du lịch thể hiện tính chuyên nghiệp chưa cao. Trình độ ngoại ngữ của các HDVDL còn hạn chế và chưa đồng bộ. Các thuyết minh viên tại
các điểm du lịch, các điểm văn hóa, làng nghề còn yếu và thiếu. Bên cạnh đó, nguồn lao động mới chưa được đào tạo tốt về số lượng lẫn chất lượng. Ngoài ra, do thiếu lực lượng HDVDL nhiều kinh nghiệm nên du khách không hiểu hết giá trị, các di sản văn hóa nơi đây. Điều này làm du khách không cảm nhận được sự hấp dẫn của các khu, điểm du lịch.
Nguyên nhân
Do hệ thống đào tạo chưa đồng bộ, thiếu sự đầu tư của các trung tâm đào tạo nghề, thu nhập các nghề này chưa cao, chưa hấp dẫn với người lao động… Ngoài ra, du lịch mang tính mùa vụ nên khó duy trì được đội ngũ nhân viên ổn dịnh và gắn bó với nghề.
4.4.5 Thực trạng về giá cả các loại dịch vụ ( Luận văn: Thực trạng yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng khách du lịch )
Kinh tế phát triển đời sống người dân ngày càng nâng cao. Chính vì thế nhu cầu đi du lịch cũng tăng đáng kể qua từng năm. Giá cả là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định đi du lịch của du khách. Vào các ngày lễ, lượng khách tăng đột biến nên giá các dịch vụ cũng tăng theo. Mặc dù vậy, lượng khách vẫn không giảm mà tăng đều qua từng năm. Doanh thu các dịch vụ không ngừng tăng trưởng.
Mặt mạnh
Các cơ quan chức năng quản lý giá cả vào mùa cao điểm khá tốt nên tình trạng chặt chém du khách cũng được giảm thiểu đáng kể.
Ngoài ra, chính sách bình ổn giá của Tỉnh cũng phát huy được tác dụng khi giá đầu vào của thực phẩm được kiểm soát nên tình trạng năng giá cũng được hạn chế.
Những điểm chưa được
Vào các mùa lễ hội thì giá các mặt hàng bị nâng lên cao, thậm chí rất cao ở một số nơi do cán bộ quản lý còn mỏng, không thể quản lý hết trong mùa cao điểm.
Các hình thức xử phạt chưa chưa đủ mạnh mang tính răng đe nên một số người dân vì lợi nhuận mà tăng giá ảnh hưởng đến sự quyết định quay lại của du khách.
Nguyên nhân
Chính do tính chất của ngành du lịch là mùa vụ, nên lượng khách không trải đều từng tháng mà tập trung vào mùa cao điểm. Chính vì thế, khó cân đối được lực lượng quản lý để giám sát, kiểm tra giá cả dịch vụ. Mặt khác, các cơ sở kinh doanh nắm bắt cơ hội để tăng doanh thu bù vào mùa thấp điểm.
4.4.6 Thực trạng về an ninh trật tự, an toàn trong du lịch
Xu hướng đi du lịch hiện nay tai An Giang là thích đi lẻ, theo từng nhóm nhỏ hơn là đi theo đoàn, hay theo chương trình du lịch trọn gói. Điều này khiến cho việc quản lý khách càng khó khăn hơn. Việc phối hợp các lực lượng công an, lực lượng bảo vệ tại các khu, điểm tham quan du lịch, để giữ gìn trật tự an toàn tại điểm tham quan du lịch và giải quyết, bảo vệ các quyền lợi chính đáng của khách du lịch đang được quan tâm.
Các cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý các vi phạm trong lĩnh vực hoạt động du lịch. Giải quyết một cách triệt để tình trạng cò mồi, lôi kéo khách gây mất trật tự, mất an ninh, gây khó chịu đối với khách ở các khu, điểm du lịch, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và an toàn cho khách du lịch.
Mặt mạnh
Dự thảo quyết định về việc ban hành Kế hoạch hành động số 09-Ctr/TU ngày 05/12/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang và Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch- An Giang. Ông Nguyễn Văn Liêm khẳng định “Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn phát triển theo hướng không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh”, và mới đây ngày 17 /05/2017 Ủy Ban nhân dân tỉnh An Giang đã tổ chức hội thảo khoa học về du lịch tỉnh An Giang và Kỹ yếu hội thảo “ Phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch An Giang” đã tái khẳng định An Giang sẽ theo đuổi phát triển du lịch bền vững với khẩu hiệu” An toàn – thân thiện – chất lượng” Qua đó, xây dựng, qui định, chức năng nhiệm vụ của đơn vị giám sát thực hiện nhằm đảm bảo an toàn, trật tự của hoạt động du lịch, xử lý nghiêm việc gây mất an ninh trật tự, chèo kéo khách ( Nguồn: Bùi Việt Thành- Kỹ yếu Hội thảo khoa học An Giang, 2017).
Những điểm chưa được
Tệ nạn chèo kéo khách du lịch mùa cao điểm vẫn còn tồn tại, tệ nạn ăn xin, cướp giật, móc túi… tại các khu du lịch, điểm du lịch vẫn còn. Mặt khác, các hình thức mê tính dị đoan vẫn lén lút hoạt động gây mất trật tự vẫn còn diễn ra. Vào mùa cao điểm thì tình trạng kẹt xe kéo dài, tai nạn giao thông vẫn chưa giảm nhiều gây tổn thất cho người dân lẫn du khách.
Nguyên nhân
Do lực lượng quản lý còn mỏng và lượng du khách quá đông trong mùa cao điểm nên không đảm bảo tốt hết mọi nơi. Ngoài ra, do ý thức người tham gia giao thông chưa cao dẫn đến tình trạng kẹt xe kéo dài ảnh hưởng đến tâm lý của du khách. Nạn nói thách vẫn còn xảy ra do lực lượng quản lý thị trường chưa thể bao quát hết trong mùa cao điểm. ( Luận văn: Thực trạng yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng khách du lịch )
Kết luận
Nội dung chương 4 là phân tích kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách nội địa tại điểm đến du lịch tỉnh An Giang.
Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng đã xem xét các biến liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách. Đề tài nghiên cứu về các yếu tác động đến sự hài lòng của khách nội địa tại điểm đến du lịch tỉnh An Giang để kết luận giả thuyết nghiên cứu. Dữ liệu đã được thu thập qua 2 bước: khảo sát sơ bộ (n=50) và khảo sát chính thức (n=340) khách du lịch tại tỉnh An Giang. Các thang đo lường về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng được xây dựng trên cơ sở lý thuyết và được phát triển phù hợp với bối cảnh du lịch hiện nay của Tỉnh. Kiểm định độ tin cậy, phân tích nhân tố EFA, kiểm định phương sai, kiểm định sự ảnh hưởng các yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách nội địa.
Kết quả phân tích cho thấy, các yếu tác động đến sự hài lòng của khách nội địa tại điểm đến du lịch tỉnh An Giang: (1) Sơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, (2) Cơ sở lưu trú, (3) Dịch vụ vận chuyển du lịch, (4) An ninh trật tự, an toàn trong du lịch, (5) Giá cả các loại dịch vụ. Năm (5) yếu tố này đóng góp tích cực vào sự hài lòng của du khách, được kiểm định và đáp ứng các yêu cầu về giá trị, độ tin cậy và sự phù hợp của mô hình với dữ liệu hiện có. Như vậy, khái niệm về sự hài lòng của du khách nội địa khi đi du lịch tại An Giang như nghiên cứu này được xác nhận.
Kết quả nghiên cứu này giúp cho các nhà lãnh đạo của ngành du lịch tỉnh An Giang cũng như các ban ngành đoàn thể, các doanh nghiệp du lịch đánh giá lại khả năng đáp ứng sự kỳ vọng của du khách nội địa, xác định những mặt làm được và chưa làm được mà quan trọng hơn là xác định những yếu tố cần cải thiện trong thời gian qua nhằm nâng cao hơn nữa sự hài lòng của du khách nội địa khi quyết định đi du lịch tại An Giang.
Mời bạn tham khảo thêm:
→ Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả sự hài lòng khách du lịch
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietthuethacsi.com/ – Hoặc Gmail: dicvuluanvanthacsi@gmail.com
[…] → Luận văn: Thực trạng yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng khách du lịch […]