Luận văn: Truyền thống văn học dân gian ở nhóm cư dân phía Bắc

Rate this post

Luận văn: Truyền thống văn học dân gian ở nhóm cư dân phía Bắc là bài luận văn Thạc sĩ của một bạn tác giả yêu thích tìm hiểu văn học tại khu vực tỉnh Kiên Giang. Trong những năm nửa đầu thế kỉ hai mươi đến nay, do nhiều nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan mà có nhiều đợt di cư của cư dân phía Bắc vào Nam. Dù cho họ xuất thân từ tầng lớp nào đi chăng nữa thì khi đến vùng đất mới họ vẫn mang theo những hành trang quý giá nhất về văn hóa vốn được hình thành từ bao đời được triển khai trong Đề tai: Khảo sát sinh hoạt văn học dân gian của một số nhóm cư dân phía Bắc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

2.1. Nhóm tư liệu điền dã

Dựa trên những cơ sở ban đầu về đối tượng nghiên cứu đã tìm hiểu ở chương một, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực tế trên từng nhóm cư dân trên địa bàn về những hình thức sinh hoạt văn học dân gian của họ. Việc khảo sát này được tiến hành lần lượt trên từng nhóm cư dân trong khoản thời gian nhất định.

“Điền dã”có nghĩa là vùng xa thành phố, là nơi tiến hành những cuộc điều tra, khảo sát trong nghiên cứu khoa học [33; tr. 133]. Theo nghĩa này thì đây là nhóm tư liệu mà chúng tôi thu thập được trong quá trình khảo sát thực tế ở cả ba nhóm cư dân. Tuy nhiên, do điều kiện khó khăn nên trong quá trình đi điền dã, chúng tôi chỉ chọn giới hạn một số lượng nhất định cư dân ở từng địa bàn. Sự chọn lựa này mang tính ngẫu nhiên mà cũng là do bộ phận cư dân này đã nhiệt tình cộng tác, giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực địa.

2.1.1. Nhóm tư liệu từ việc điều tra phỏng vấn

Cụm từ “điều tra phỏng vấn”mà chúng tôi dùng ở đây bao hàm cả việc phỏng vấn, đối thoại trực tiếp với từng đối tượng và cả việc quan sát họ sinh hoạt trong một khoảng thời gian nhất định. Ở đây, chúng tôi chỉ xin mô tả lại những kết quả thu được thật sự có ích, phục vụ cho việc nghiên cứu. Dựa vào kết quả khảo sát, chúng tôi có thể thống kê các hình thức sing hoạt văn học dân gian của cư dân miền Bắc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang thành gồm:

– Câu lạc bộ hưu trí, người cao tuổi: Để có thể ghi nhận tình hình sinh hoạt văn học dân gian ở đây, chúng tôi theo chân các cụ đến quan sát các buổi sinh hoạt ở các câu lạc bộ. Chúng tôi nhận thấy các tổ chức này sinh hoạt rất đều đặn từ một đến ba tháng một lần. Ngoài những nội dung sinh hoạt thường kỳ là những cuộc trò chuyện, giao lưu văn nghệ, kể chuyện rất sôi nổi. Đó cũng chính là sự giao lưu văn hóa giữa những người di cư và cư dân bản địa và trong những lần giao lưu sinh hoạt như vậy thì không thể thiếu món ăn tinh thần là những thể loại văn học dân gian của quê hương mỗi người.

Qua thống kê, chúng tôi ghi nhận ở cả ba địa bàn cư dân mà chúng tôi khảo sát mỗi địa bàn đều có một câu lạc bộ hưu trí và một câu lạc bộ người cao tuổi sinh hoạt rất đều đặn. Ở địa bàn thuộc nhóm cư dân thứ nhất, qua ba lần quan sát, chúng tôi ghi nhận được khoản mười ba truyện dân gian (gồm ba truyền thuyết, chín truyện cười); hai mươi tám bài ca dao – dân ca và một số thành ngữ được dùng thường xuyên trong lời nói. Ở địa bàn thuộc nhóm cư dân thứ hai, chúng tôi ghi nhận được mười sáu truyện dân gian (gồm hai truyền thuyết, hai truyện cổ tích và mười hai truyện cười, truyện trạng); mười chín bài ca dao, dân ca; một số thành ngữ được dùng thường xuyên trong lời nói và đặc biệt là có hai đoạn hát chèo (trong đó có một đoạn chèo dân gian). Qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng ở cả hai nhóm cư dân này khi sử dụng văn học dân gian từ truyền thuyết đến ca dao lại dùng nhiều tác phẩm chỉ nhiều địa danh khác nhau. ( Luận văn: Truyền thống văn học dân gian ở nhóm cư dân phía Bắc )

2.1.2. Một số trường hợp cần chú ý sau:

  • “Bình Lãng rut kén ươm tơ

Chợ Trâu Quãng Nhất, bánh đa làng Vò”

  • “Xanh mắt là chợ hàng Na

Mặn mà hàng muối ngọt hoa hàng đường”

  • “Ngày một, ngày bảy chợ Lương

Hai, sáu Ninh Cường năm ,

chín Đông Biên Cồn Chàm mươi ,bốn là phiên Ba,

tám chợ Đền, thêm chợ Xã Trung

Hôm Đình buổi sáng họp đông

Nửa ngày Phe Sáu, bên sông chợ

Cầu Giáp Phương để sớm Chợ Dâu

Lẻ chợ Cồn Cốc, chẵn âu Đông Cường”

Nhắn ai là khách thông thương

Quần Anh lắm chợ ta buôn nhiều hàng

  • “Mồng một chơi cửa chơi nhà

Mồng hai chơi xóm, mồng ba chơi đình

Mồng bốn chơi chợ Quả Linh

Mồng năm chợ Trình mồng sáu

Non Côi Qua ngày mồng bảy nghỉ ngơi

Bước sang mồng tám đi chơi chợ Viềng Chợ viềng một năm mới có một phiên Cái nón em đội cũng tiền anh mua”

-”Hỡi cô thắt dãi lưng xanh Có về Nam Định với anh thì về

Nam Định có bến đò chè

Có dinh Tổng Đốc, có nghề ươm tơ”

-”Quần Anh có tiếng từ xưa

Biển đình Phong Lạc, bia chùa Phú Lâm Khách về khách vẫn hỏi thăm

Nước chè Cầu Ngói, tơ tằm Chợ Lương”

  • “Bối Khê, Tiên Lữ, Chùa Thầy

Đẹp thì có đẹp chưa tày chùa Hương”.

  • “Lắm ma chùa Bứa Lắm dứa chùa Thành Lắm chanh chùa Nãi Lắm giải sông Bo Lắm bò Đoan Túc”
  • “Trên trời có đám mây xanh

Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng

Ước gì anh cưới được nàng

Hà Nội, Nam Định dọn hàng đưa dâu

Tĩnh Thanh cũng đóng trầu cau

Nghệ An thì phải thui trâu mỗ bò

Hưng Yên quạt nước hỏa lò ( Luận văn: Truyền thống văn học dân gian ở nhóm cư dân phía Bắc )

Thái Bình thì phải giả giò gói nem

Ninh Bình trải chiếu bưng măm

Hải Dương vót đũa, Phú Đông đúc nồi

Sơn Tây gánh đá nung vôi

Bắc Cạn thời phải thổi xôi nấu chè

Gia Định hầu điếu hàng xe

Phủ Đình thời phải chém tre bắt cầu

Anh mời mười tám nước chư hầu

Nước Tây, nước Tàu anh gởi tận nơi

Anh mời hai họ nhà trời

Ông Sấm, ông Sét, Thiên Lôi đứng đầu”

  • “Thái Bình đang cơn gió thổi

Chiếc thuyền em trôi nổi khác thể cánh bèo

Ý làm sao anh không ra chống đỡ chèo

Anh hùng sao lại nằm queo trong thuyền”. (Ông Lê Văn Nghệ – 69 tuổi – thuộc nhóm cư dân thứ hai)

“Gọc Đồng, Gọc Đống nung vôi

Cao trai đóng Cối, buôn dui

Hòa Đồng Xá Thị thì bán giầu không

Cao Dương rèn sắt nên công nhất miền

Hạt Ngang chẻ nứa đan thuyền

Đông hồ làm bạc, giấy tiền đem tiêu

Xê hương là của Lai Triều

Đông Dương dung tép, dung siu kiếm tiền”….

Ở nhóm cư dân thứ ba, chúng tôi ghi nhận chỉ mới có một câu lạc bộ người cao tuổi sinh hoạt thường kỳ mỗi tháng một lần.   Tuy thời gian dành để sinh hoạt văn học dân gian như ở các câu lạc bộ thuộc hai nhóm cư dân kể trên nhưng ở đây, chúng tôi nhận thấy những tác phẩm văn học dân gian sử dụng đan xen rất nhiều tác phẩm của cư dân bản địa. Chẳng hạn, những giai thoại, truyền thuyết về anh hùng Nguyễn Trung Trực trong kháng chiến chống Pháp; về lịch sử hình thành đất Hà Tiên,… và cả những bài ca dao của miền đất mới: ( Luận văn: Truyền thống văn học dân gian ở nhóm cư dân phía Bắc )

-”Ngó qua bên núi Tô Châu

Thấy cô gánh nước trên đấu giắt trâm” Hay”Kênh Vĩnh Tế, biển Hà Tiên

Ghe xuồng xui ngược hai miền thông thương”.

Hay là câu hát đối đáp sau:

-”Đường từ Châu Đốc, Hà Tiên Kinh nào chạy thẳng nối liền hai nơi

Đất nào lắm dốc nhiều đồi

Đèn nào cao nhất người người đều nghe

Sông nào tấp nập thuyền bè

Hồ nào với biển cặp kè bên nhau

Trai nào nổi tiếng anh hào

Anh mà đối đặn má đào em xin trao”.

-”Em ơi! Đường từ Châu Đốc – Hà Tiên

Có kinh Vĩnh Tế nối liền hai nơi

Đất Nam Vang lắm dốc nhiều đồi

Đèn cao Châu Đốc người người đều nghe

Sông Cửu Long tấp nập thuyền bè

Biển Hồ hai chữ cặp kè bên nhau

Trai Việt nam nổi tiếng anh hào

Anh đã đối đặng vậy má đào em trao đây”.

2.1.3. Sinh hoạt hội đồng hương: ( Luận văn: Truyền thống văn học dân gian ở nhóm cư dân phía Bắc )

Một hoạt động tập thể khác cũng sinh hoạt có sử dụng văn học dân gian là các hội đồng hương. Ở mỗi địa bàn cư dân khảo sát, chúng tôi đều nhận thấy có các hội đồng hương hoạt động. Cụ thể, ở địa bàn thuộc nhóm cư dân thứ nhất có hai hội đồng hương hoạt động đều đặn là “Hội đồng hương Nam Định” và “Hội đồng hương Thái Bình”; địa bàn thuộc nhóm cư dân thứ hai cũng có hai hội đồng hương hoạt động là: “Hội đồng hương Nam Định” và “Hội đồng hương Phú Thọ”.

Tuy có đến bốn hội đồng hương hoạt động nhưng chúng tôi nhận thấy ở địa bàn thuộc nhóm cư dân thứ ba lại ít dành thời gian cho sinh hoạt văn học dân gian hơn hai nhóm thứ nhất và thứ hai (Các hội đồng hương : Bắc Giang; Thái Bình; Thanh Hóa). Mặc dù vậy, trong sinh hoạt văn học dân gian, những hội viên này cũng lại sử dụng nhiều tác phẩm văn học địa phương, nhiều nhất là ca dao dân ca. Chẳng hạn:

  • Muốn ăn cháo cá rau cần

Thì về Rạch Giá cho gần đường đi”.

-”Sông Giang Thành quanh co uốn khúc

Nước Giang Thành khi đục khi trong”….

Đặc biệt, nhiều hội viên còn thể hiện những câu ca dao liên quan đến nghề nghiệp của họ. Chẳng hạn:

-”Ngó ra hòn Chảo sóng bổ lao xao

Thấy thuyền anh chạy như dao cắt lòng”.

-” Thẻ mực tuy cực mà vui

Ráng đầy khênh mực cho vui vợ chồng”…

Các hội đồng hương này tuy hoạt động không nhiều (mỗi năm chỉ sinh hoạt từ ba đến bốn lần) nhưng phong phú, đa dạng hơn về đối tượng tham gia so với nhóm trước. Chủ yếu sinh hoạt văn học dân gian diễn ra trong các giờ văn nghệ, vì vậy thể loại văn học dân gian được sử dụng nhiều là: Chèo và ca dao – dân ca cùng một số truyện cười.

2.1.4. Sinh hoạt trong các lễ hội dân gian địa phương: ( Luận văn: Truyền thống văn học dân gian ở nhóm cư dân phía Bắc )

Khảo sát cả ba nhóm cư dân thuộc đối tượng nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có hai lễ hội ở địa bàn của nhóm cư dân thứ nhất và thứ hai có sử dụng văn học dân gian, đó là lễ hội của đền thờ Đức Thánh Trần (Xã nam Thái Sơn – Hón Đất – Kiên Giang) và lễ hội đền Hùng (Thị trấn Tân Hiệp – Tân Hiệp – Kiên Giang). Những lễ hội này như chúng tôi đã giới thiệu qua ở phần chương một, lễ hội đền thờ Đức Thành Trần diễn ra hàng năm vào ngày rằm tháng giêng âm lịch hàng năm và lễ hội đền Hùng diễn ra hàng năm cũng vào mồng mười tháng ba âm lịch. Ở lễ hội này, tác phẩm văn học dân gian gắn liền với môi trường diễn xướng – những truyền thuyết về Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, về các vua nhà Trần được nhóm cư dân thứ nhất sân khấu hóa thành những hoạt cảnh rất sinh động cũng như những truyền thuyết về”con rồng cháu Tiên”và các vua Hùng cũng được nhóm cư dân thứ hai thể hiện rất độc đáo. tuy nhiên, những hình thức sinh hoạt văn học dân gian này cũng còn hạn chế về thời gian (mỗi năm chỉ sinh hoạt một lần) và đối tượng tham gia sinh hoạt. Riêng địa bàn thuộc nhóm cư dân thứ ba, qua khảo sát, chúng tôi chưa ghi nhận được hình thức sinh hoạt văn học dân gian này.

Có thể bạn quan tâm:

Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  • Những hình thức sinh hoạt trong phạm vi gia đình:

Hình thức sinh hoạt này chủ yếu là do người phụ nữ thể hiện và thể loại sử dụng chủ yếu là ca dao – dân ca và một số ít là chèo. Qua khảo sát cả ba nhóm cư dân, chúng tôi nhận thấy những gia đình có trẻ nhỏ, hầu hết đều sử dụng hình thức này. Ở nhóm cư dân thứ nhất, việc hát ru sử dụng văn học dân gian có phần nhiều hơn hai nhóm còn lại. Trong khi đó nhóm cư dân thứ hai và thứ ba lại có sự đan xen với các bài hát hiện đại nhiều hơn. Qua việc phỏng vấn, bước đầu chúng tôi thống kê số trường hợp sử dụng văn học dân gian trong hát ru ở nhóm cư dân thứ nhất là 70%; nhóm thứ hai hơn 50%và nhóm thứ ba chỉ gần 40%. Tuy nhiên, ở hai nhóm thứ hai và thứ ba, chúng tôi quan sát và thấy rằng họ có sử dụng đan xen nhiều bài ca dao – dân ca của miền Nam. Chẳng hạn, các bài dân ca Nam bộ như: Lý Áo vá quàng ; lý con sáo ; lý cái Mơn,… được sử dụng rất nhiều. Hoặc là một số bài ca dao địa phương sau cũng được sử dụng rộng rãi:

  • “Xứ đâu bằng xứ Cạnh Đền

Muỗi kêu như sáo thổi đĩa lội lềnh tựa bánh canh”.

“Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc

Đất nào dốc bằng đất Nam Vang”. Hay là

“Thơm nào ngọt bằng thơm

Tắc cậu Dưa hấu nào đỏ bằng dưa hấu

Mỹ Lâm Chiếu Tà Niên anh dệt cho em nằm

Phải lương duyên chồng vợ thì ngàn năm anh cũng chờ”.

“Đường Mong Thọ tuy dài mà hẹp

Gái Mong Thọ vừa đẹp vừa có duyên

Anh hùng gặp gái thuyền quyên

Bơi đua hò hát nên duyên vợ chồng”.

Nếu như hình thức hát ru sử dụng chủ yếu là ca dao – dân ca thì hình thức kể chuyện lại sử dụng chủ yếu lại là truyện dân gian. Qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng hình thức này do người lớn tuổi thực hiện (Ông – bà kể cho con cháu nghe) và những thể loại sử dụng chủ yếu là : truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười và truyện trạng. Theo thống kê hình thức kể chuyện diễn ra nhiều nhất ở nhóm thứ nhất với 42/77 trướng hợp sử dụng. Trong khi đó, nhóm cư dân thứ hai là 23/71 trường hợp và nhóm cư dân thứ ba số trường hợp sử dụng văn học dân gian bằng hình thức kể chuyện là 7/68…

  • Hình thức sinh hoạt trong phạm vi làng xóm : ( Luận văn: Truyền thống văn học dân gian ở nhóm cư dân phía Bắc )

Hình thức sinh hoạt phổ biến là trong liên hoan, tiệc tùng. Đây là hình thức sinh hoạt không thường xuyên và cũng rất phức tạp nhưng cũng rất phong phú. Chúng tôi nói như vậy bởi lẽ không phải có tiệc tùng, liên hoan là xuất hiện hình thức sinh hoạt văn học dân gian và đối tượng tham gia ở đây cũng có sự đan xen giữa cư dân di cư từ miền Bắc vào và cư dân bản địa. Vì vậy, khi khảo sát hình thức sinh hoạt này, chúng tôi rất khó xác định trong số những người tham gia ai là người di cư, ai là người bản địa. Hơn nữa, chúng tôi cũng không thể trực tiếp tham gia những buổi sinh hoạt như thế này mà chỉ khảo sát thông qua hoạt động phỏng vấn, tuy nhiên, thông qua phỏng vấn, chúng tôi thống kê ở nhóm cư dân thứ nhất cí khoảng 30% những buổi sinh hoạt văn nghệ mang tính làng xã như thế này có sinh hoạt văn học dân gian và tỷ lệ này giảm dần gần một nửa ở nhóm cư dân thứ hai và nhóm cư dân thứ ba lại không được một nửa của nhóm thứ hai.

Về thể loại văn học dân gian sử dụng, ngoài các bài dân ca, những người tham gia sinh hoạt chủ yếu là sử dụng thể loại ca dao, đặc biệt là ca dao trào phúng dưới hình thức đọc hoặc ngâm. Chẳng hạn những câu ca dao sau:

“Chưa giàu đã học làm sang

Leo thang nhiều nấc tuộc thang có ngày”.

“Tiếng đồn cha mẹ anh hiền

Cắn cơm không bể căn tiền bể tươi”.

Hay:

  • “Con gái nhà giàu như tàu chuối hột

Cửa đóng then cài có một đứa con”,….

Đối với những tác phẩm thuộc thể loại tự sự dân gian, họ lại rất hay kể chuyện cười, truyện trạng. Đặc biệt là những mẫu chuyện về Bác Ba Phi của người bản địa được ưu tiên nhiều nhất.

2.1.5. Nhóm tư liệu từ việc điều tra bằng phiếu trắc nghiệm ( Luận văn: Truyền thống văn học dân gian ở nhóm cư dân phía Bắc )

Để tiện cho việc khảo sát, sau khi thu phiếu điều tra trắc nghiệm trng từng nhóm cư dân, chúng tôi dựa vào một số tiêu chí, đặc điểm để phân loại. Từ đó, chúng tôi rút ra những đặc thù trong sinh hoạt văn học dân gian của các nhóm cư dân này ở chương sau. Trong điều kiện có thể chúng tôi tiến hành khảo sát với số lượng người tham gia trả lời qua phiếu trắc nghiệm là 1310 người (trong đó nhóm cư dân thứ nhất: 452 người; nhóm cư dân thứ hai: 427 người và nhóm cư dân thứ ba: 426 người) theo từng tiêu chí đặc điểm cụ thể, chúng tôi thống kê kết quả như sau:

2.2. Nhóm tư liệu đã được sưu tầm, nghiên cứu lưu hành

Nhìn chung, ở nhóm tư liệu này, chúng tôi thu thập được vẫn còn hạn chế. Như nói ở phần lịch sử vấn đề, hầu như người viết chưa tìm thấy công trình nghiên cứu hoặc sưu tầm nào về sinh hoạt văn học dân gian của người Bắc vào Nam. Chính vì vậy, chúng tôi chỉ có thể chọn lọc những tư liệu có liên quan đã được lưu hành và một số tư liệu sưu tầm để phần nào đối chiếu với nhóm tư liệu điền dã.

2.2.1. Nhóm tư liệu sưu tầm

Nhóm tư liệu sưu tầm ở đây bao gồm những tư liệu đã được các tác giả sưu tầm trong vài chục năm gần đây đã được lưu hành, xuất bản. Ở nhóm tư liệu này, chúng tôi chia làm hai dạng: Tư liệu sưu tầm những tác phẩm văn học dân gian bản địa (văn học dân gian của địa bàn tỉnh Kiên Giang và cà văn học dân gian của Nam Bộ) và văn học dân gian miền Bắc (quê hương của những người di cư).

2.2.1.1. Tư liệu văn học dân gian bản địa

  • Công trình sưu tầm của ba tác giả: Lư Nhất Vũ, Nguyễn Văn Hoa và Lê Giang:”Dân ca Kiên Giang”. Tài liệu này, chúng tôi dùng để đối chiếu những bài dân ca dùng trong hình thức hát ru của cả ba nhóm cư dân.
  • Công trình sưu tầm: “Truyện cười Ba Phi” do Hoàng Chương sưu tầm. Tài liệu này, chúng tôi dùng để đối chiếu chủ yếu trong sinh hoạt dưới hình thức kể chuyện (phạm vi gia đình và phạm vi tập thể).
  • Công trình sưu tầm của khoa Ngữ văn Trường Đại học Cần thơ”Văn học dân gian Đồng bằng Sông Cửu Long”: Tài liệu này chúng tôi dùng để đối chiếu để tìm ra một số bài ca dao của Đồng bằng Sông Cửu Long góp mặt trong những lần sinh hoạt văn học dân gian của người Bắc di cư.
  • Tài liệu sưu tầm “Truyện cổ Khơme Nam Bộ” của nhà nghiên cứu văn học dân gian Huỳnh Ngọc Trảng: Chúng tôi sử dụng tài liệu này để đối chiếu các truyện kể được sử dụng trong các hình thức sinh hoạt văn học dân gian của cả ba nhóm cư dân để tìm sự ảnh hưởng, giao thoa trong sinh hoạt văn học dân gian với người Khơ me bản địa.

Tuy vẫn còn hạn chế về mặt tài liệu những những tài liệu kể trên cũng phần nào giúp chúng tôi hoàn thành được nhiệm vụ đã đề ra ở phần đầu củ luận văn. Từ kết quả của sự đối chiếu này, chúng tôi làm cơ sở để rút ra quy luật vận động về sự giao thoa văn hóa của khối cộng đồng dân cư trên địa bàn này ở chương sau.

2.2.1.2. Tư liệu văn học dân gian gốc Bắc ( Luận văn: Truyền thống văn học dân gian ở nhóm cư dân phía Bắc )

  • Tư liệu sưu tầm “Văn học dân gian Thái Bình” của nhiều tác giả: Đây là công trình sưu tầm, chọn lọc mang tính địa phương. Chúng tôi dùng tài liệu này để đối chiếu lại những tác phẩm văn học dân gian mà nhữngcư dân có quê gốc ở tỉnh Thái Bình hoặc lân cận thể hiện.
  • Tư liệu “Truyền thuyết Việt Nam”: Chúng tôi dùng tư liệu này để đối chiếu những truyền thuyết mà cả ba nhóm cư dân sử dụng trong quá trình sinh họa văn học dân gian trên vùng đất định cư. Ở đây, chúng tôi nhận thấy phần lớn đó là truyền thuyết lịch sử và truyền thuyết địa

-“Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” gồm năm tập của Nguyễn Đổng Chi là tài liệu chúng tôi dùng để đối chiếu những truyện cổ tích mà những cư dân này thể hiện. Tư liệu này chúng tôi cũng dùng chủ yếu để đối chiếu trong hình thức sinh hoạt kể chuyện trong phạm vi gia đình.

Nhìn chung, nhóm tư liệu này chúng tôi chủ yếu dùng để đối chiếu và kết quả của sự đối chiếu này, chúng tôi cũng sẽ làm cơ sở để rút ra tâm thức về văn học dân gian của những người di cư này.

2.2.2. Nhóm tư liệu đã được nghiên cứu, lưu hành

Nhóm tư liệu này bao gồm những công trình nghiên cứu đã được công bố, lưu hành của một số tác giả, nhà nghiên cứu chuyên ngành. Chúng tôi sử dụng những tư liệu này để làm rõ về cơ cấu từng thể loại để tìm ra những đặc thù về cơ cấu thể loại trong sinh hoạt văn học dân gian của cư dân miền Bắc di cư trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

  • Tư liệu nghiên cứu đã được xuất bản, lưu hành “Truyền thuyết Việt Nam và vấn đề thể loại” của Hồ Quốc Hùng: Chùng tôi sử dụng tư liệu này để phân tích, làm rõ về cơ cấu thể loại truyền thuyết trong sinh hoạt văn học dân gian của cả ba nhóm cư dân.
  • Bài nghiên cứu của Trần Kim Liên: “Tính thống nhất và sắc thái riêng của thể thơ lục bát trong ca dao ba miền Bắc, Trung, Nam” được đăng trên tạp chí Văn hóa dân gian và công trình nghiên cứu “Thi pháp ca dao” của Nguyễn Xuân Kính. Những tư liệu này ngoài việc dùng để làm rõ về cơ cấu thể loại ca dao, chúng tôi còn sử dụng đối chiếu, góp phần tìm ra những đặc thù trong sinh hoạt văn học dân gian của cả ba nhóm cư dân đối với thể loại ca dao
  • Những công trình nghiên cứu in trong “Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa”do viện nghiên cứu văn hóa dân gian do Nguyễn Đức Thịnh chủ biên; Ở tài liệu này, chúng tôi sử dụng chủ yêu phần nghiên cứu thuộc các chương hai: “vùng văn hóa Đồng Bằng Bắc Bộ” và chương sáu: “Vùng văn hóa Nam Bộ”của phần thứ nhất để làm cơ sở khảo sát ở chương một. Ngoài ra, chúng tôi cũng dùng chương hai của phần thứ ba “Vùng truyền thuyết – diễn xướng” để làm cơ sở đối chiếu tư liệu ở chương hai và chương
  • Tư liệu”Những vấn đề về thi pháp văn học dân gian”của Nguyễn Xuân Đức: Chúng tôi cũng dùng tư liệu này làm cơ sở khi bàn đến các vấn đề về cơ cấu thể loại cũng như việc đi sâu làm rõ một số tác phẩm văn học dân gian ở gốc độ thi pháp.

Tóm lại, những tư liệu mà chúng tôi nêu trên đây mặc dù vẫn còn hạn chế nhưng chúng tôi sẽ cố gắng sử dụng sao cho hiệu quả nhất để có thể đối chiếu tìm ra những vấn đề làm cơ sở để tìm hiểu chương ba: Đặc thù trong sinh hoạt văn học dân gian của cư dân miền Bắc di cư vào Nam trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

2.3. Nhận xét tư liệu ( Luận văn: Truyền thống văn học dân gian ở nhóm cư dân phía Bắc )

Chúng tôi dành mục này để nhận xét các kết quả của việc khảo sát các nhóm tư liệu. Thông qua đó, chúng tôi tiến hành bước đầu đối chiếu các nhóm tư liệu để làm cơ sở cho việc khảo sát những nét đặc thù trong sinh hoạt văn học dân gian của các nhóm cư dân này ở chương ba.

2.3.1. Nhận xét kết quả nhóm tư liệu điền dã

Từ sự mô tả lại kết quả khảo sát trong quá trình điền dã, chúng tôi cũng rất khó khi đưa ra những nhận xét hợp lý. Vì rằng, dù là nguồn tư liệu chính để khảo sát nhưng nó rất phức tạp.

Như đã nói ở phần chương một, với đề tài này, chúng tôi tìm hiểu sinh hoạt văn học dân gian gắn kết với môi trường diễn xướng, Chính vì vậy, những số liệu mà chúng tôi đã dẫn là những số liệu thực tế ở thời điểm hiện tại gắn liền với từng nhóm cư dân trên địa bàn. Dựa vào kết quả thống kê của cả hai loại điền dã, chúng tôi đưa ra một số nhận xét bước đầu như sau:

Thứ nhất, về việc sử dụng văn học dân gian trong sinh hoạt hàng ngày, chúng tôi nhận thấy nhóm cư dân thứ nhất và thứ hai dùng nhiều hơn nhóm cư dân thứ ba rất rõ rệt. Kết quả của hai nhóm tư liệu điều tra phỏng vấn và trả lời trên phiếu trắc nghiệm cho thấy gần như thống nhất với nhau về điều này.

Thứ hai, xét trên từng phương diện như đã khảo sát thì ở mỗi nhóm cũng có sự khác nhau:

+ Về đặc điểm lứa tuổi: Chúng tôi nhận thấy ở cả ba nhóm cư dân đều cho kết quả nhất quán rằng tuổi tác càng lớn thì sinh hoạt văn học dân gian càng nhiều và ngược lại, tuổi càng ít thì sinh hoạt văn học dân gian cũng giảm dần. Không chỉ có vậy, từ tư liệu khảo sát, chúng rôi nhận thấy tuổi tác càng lớn thì càng sử   dụng đa dạng các thể loại văn học dân gian. Đặc biệt ở thể loại chèo, rất ít được sử dụng trong sinh hoạt văn học dân gian của cả ba nhóm cư dân và mật độ sử dụng cũng giảm dần theo tuổi tác (Nhóm độ tuổi từ 6 đến 18 tuổi hầu như không sử dụng thể loại này).

+ Xét về đặc điểm giới tính: Từ bảng thống kê cho thấy cả ba nhóm cư dân thì nhũng cư dân có giới tính nam lại sinh hoạt văn học dân gian nhiều hơn. Tuy nhiên, sự chênh lệch ở đây chiếm tỷ lệ không đáng kể (Ở nhóm thứ nhất tỷ lệ là: 45,9 % – 42,8% ; nhóm thứ hai tỷ lệ là : 52% – 51,6%   và nhóm thứ ba tỷ lệ là 29,5% – 23,2%). Mặc khác, khảo sát việc sử dụng các thể loại văn học dân gian thì chúng tôi nhận thấy nử lại sử dụng nhiều thơ dân gian và chèo hơn nam. Trong khi đó từ bảng thống kê, chúng tôi nhận thấy ở thể loại truyện dân gian và câu nói thì nam lại sử dụng nhiều hơn nữ.

+ Xét về đặc điểm nghề nghiệp: Về phương diện này nhóm cư dân thứ ba cũng có tỷ lệ thấp hơn nhiều so với nhóm thứ nhất và thứ hai. Tỷ lệ này ở nhóm thứ nhất và thứ hai gần như tương đương với nhau. Trong khi đó, xem xét kết quả thống kê về sử dụng các thể loại văn học dân gian thì thấy rằng những người làm nông nghiệp lại sử dụng nhiều thơ và câu nói dân gian. Trong khi đó, nhóm công chức, học sinh lại dùng nhiều thể loại truyện dân gian hơn. Đặc biệt, kết quả thống kê cho thấy những người thuộc nhóm những nghề nghiệp khác(ở đây, chúng tôi khảo sát những người làm nghề buôn bán, công nhân, thợ thủ công, đi biển….) lại sử dụng thể loại chèo nhiều hơn. ( Luận văn: Truyền thống văn học dân gian ở nhóm cư dân phía Bắc )

Thứ ba, trong sinh hoạt văn học dân gian, những cư dân mà chúng tôi khảo sát hầu như sử dụng rất nhiều tác phẩm văn học dân gian có nêu địa danh cụ thể của một địa phương nào đó gắn với một nét độc đáo nào đó. Loại này, chúng tôi thấy rằng diễn ra nhiều nhất ở   ca dao và truyền thuyết. Mặc khác, qua khảo sát chúng tôi ghi nhận nét mới trong sinh hoạt văn học dân gian của nhóm cư dân thứ ba là đan xen nhiều tác phẩm văn học địa phương bản địa. Cụ thể ở đây là căn cứ quan trọng để tìm ra sự giao thoa trong văn hóa của khối cộng đồng dân cư mà chúng tôi sẽ tiến hành làm rõ ở chương sau.

Thứ tư, trong quá trình điền dã, chúng tôi ghi nhận sự độc đáo việc sử dụng truyền thuyết dân gian trong các lễ hội. Tuy nhiên, hình thức sinh hoạt này vẫn còn hạn chế rất nhiều về số lượng và thời gian. Bên cạnh đó, thể loại chèo gần như rất ít được sử dụng trong sinh hoạt, thậm chí như đã nói ở phần trên, nhóm những người trẻ tuổi mà chúng tôi khảo sát hầu như không hề sử dụng thể loại này.

Tóm lại, ở những nhóm tư liệu điền dã, chúng tôi đã rút ra được một số nhận xét bước đầu. Thiết nghĩ, những nhận xét này   sẽ là cơ sở cho quá trình làm rõ vấn đề trọng tâm ở chương ba.

2.3.2. Nhận xét kết quả đối chiếu tư liệu

Công việc đối chiếu tư liệu ở đây chính là quá trình chúng tôi đối chiếu nhóm tư liệu điền dã với nhóm tư liệu siêu tầm, nghiên cứu trong điều kiện có thể. Ở đây, chúng tôi chỉ xin đề cập đến vấn đề nội dung trong sinh hoạt văn học dân gian, chủ yếu là tìm ra những nét khác biệt. Sau khi tiến hành đối chiếu, chúng tôi tìm ra một số vấn đề sau:

Thứ nhất, những tác phẩm văn học dân gian của những cư dân trong quá trình sinh hoạt mà chúng tôi ghi nhận phần lớn là những tác phẩm văn học dân gian có nguồn gốc từ miền Bắc. Tuy nhiên, những tác phẩm này càng ít dị bản đối với người sử dụng là người đã có tuổi. Ở những người ít tuổi, khi họ sử dụng lại có một số pha tạp từ ngữ, hình ảnh, chi tiết ,…có khi đó là những phương ngữ của người miền Nam hoặc những hình ảnh, chi tiết trong ca dao Nam Bộ. Chẳng hạn, chúng tôi ghi nhận những câu ca dao sau:

Qua đối chiếu, chúng tôi nhận thấy ở bài ca dao gốc không dùng từ”Con cò”mà dùng từ”Cái cò”. Như vậy, ở tư liệu điền dã lại dùng theo kiểu người miền Nam (Từ”Cái cò”của miền Bắc thành”Con cò”của miền Nam)….

Qua thống kê sơ bộ, chúng tôi nhận thấy số lượng tác phẩm sử dụng có hiện tượng này tuy không nhiều nhưng cũng là một hiện tượng ghi nhận một biểu hiện của sự giao thoa văn hóa của nhóm cư dân miền Bắc di cư vào vùng đất mới. ( Luận văn: Truyền thống văn học dân gian ở nhóm cư dân phía Bắc )

Thứ hai, chúng tôi ghi nhận qua kết quả khảo sát, những cư dân gốc Bắc ngoài việc sử dụng văn học dân gian của vùng đất cố cựu thì có sử dụng nhiều nguồn văn học dân gian của cư dân bản địa. Qua đối chiếu các nhóm tư liệu, chúng tôi nhận ra một số tác phẩm văn học dân gian của địa bàn tỉnh Kiên Giang và các địa bàn lân cận. Và như đã trình bày ở phần trước, những cư dân sử dụng nguồn văn học dân gian này chủ yếu thuộc nhóm cư dân thứ ba (Nhóm cư dân chủ yếu di cư sau năm 1975). Như đã dẫn ở phần trước, ở thể loại ca dao – dân ca, số lượng tác phẩm dạng này sử dụng trong sinh hoạt văn học dân gian được chúng tôi thống kê là phong phú nhất. Ngoài ra, còn phải kể đến những thể loại tự sự dân gian được dùng khá nhiều như : Truyền thuyết, truyện cười, truyện trạng…Chẳng hạn, trong đời sống sinh hoạt văn học dân gian của những cư dân này vẫn thường sử dụng những truyền thuyết địa phương Nam Bộ như: Truyền thuyết về bà Chúa Xứ núi Sam”,”Truyền thuyết về Bảy Núi”hoặc vẫn lưu hành những truyền thuyết hình thành đất Hà Tiên, nhóm truyền thuyết về người anh hùng Nguyễn Trung Trực,…

Ngoài truyền thuyết, nhóm truyện trạng cũng được sử dụng khá nhiều, nhất là nhóm truyện trạng Ba Phi. Có thể nói, những tác phẩm này là sản phẩm tinh thần độc đáo của người miền Nam. Thế nhưng, khi được đưa vào đời sống sinh hoạt văn học dân gian, những người dân di cư này lại một lần nữa làm cho nó đi vào đời sống tinh thần của cộng đồng cư dân mình.

Một vấn đề nữa khi nhận xét phần kết quả tư liệu đối chiếu, chúng tôi thấy rằng vùng Đồng bằng Bắc Bộ là cái nôi của sân khấu dân gian, đặc biệt là nghệ thuật hát chèo. Riêng tỉnh Thái Bình và Nam Định lại là cái nôi của nghệ thuật hát chèo. Ca dao có câu:

Hỡi cô thắt dãi lưng xanh

Có xem chèo Khuốc với anh thì về”.

Ngoài chèo làng Khuốc nỗi tiếng đã đi vào ca dao thì tỉnh Thái Bình còn có các làng chèo khác như: Chèo Sáo Dền (Huyện Vũ Thư); Chèo Hà Xá   (Huyện Hưng Hà),… tỉnh Nam Định cũng có những làng chèo nổi tiếng như: Làng chèo Đặng Xá (Huyện Mỹ Lộc); làng chèo Bồng Xuyên (huyện Ý Yên), làng chèo Phú Văn Nam (Huyện Hải Hậu),… Thế nhưng xem xét tư liệu điền dã, thể loại này hầu như đã mai một, ít được sư dụng, phát triển. Ở mỗi nhóm cư dân, chúng tôi chỉ khảo sát được vào các trường hợp có sử dụng hát chèo trong sinh hoạt văn học dân gian, chiếm tỷ lệ rất thấp so với các thể loại khác. Hơn nữa, như đã nói ở phần trước, những trường hợp này chỉ có chủ yếu ở những người lớn tuổi.

Vấn đề thứ tư, phạm vi khảo sát của đề tài này là sinh hoạt về văn học dân gian, tức là khảo sát văn học dân gian gắn liền với môi trường sống, môi trường diễn xướng. Trên từng địa bàn khảo sátv, chúng tôi ghi nhận rằng mỗi nhóm cư dân đều có những nét riêng trong việc diễn xướng các thể loại mà họ sử dụng, mặc dù các thể loại văn học dân gian có sử dụng theo thống kê cũng chỉ dùng vơi những cách thức phổ biến là hát (dùng trong hát ru, chèo), nói (lời nói hàng ngày) và kể (dùng trong kể chuyện).Ở chương ba, chúng tôi sẽ đề cập vấn đề này một cách kĩ càng hơn.

Tóm lại, trong chương này chúng tôi đã nêu lên kết quả của quá trình khảo sát tư liệu và cả việc nhận xét các kết quả khảo sát trên cơ sở đối chiếu, so sánh. Trên cơ sở những vấn đề về hình thức tư liệu đã nêu ở đây, chương ba của luận văn, chúng tôi sẽ tiến hành giải quyết tường tận để làm rõ những vấn đề trọng tâm của đề tài, hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra ở phần mở đầu. ( Luận văn: Truyền thống văn học dân gian ở nhóm cư dân phía Bắc )

Mời bạn tham khảo thêm:

Luận văn: Đặc thù văn học dân gian ở phía Bắc tỉnh Kiên Giang

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] → Luận văn: Truyền thống văn học dân gian ở nhóm cư dân phía Bắc […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993