Khóa luận: Giải pháp khai thác du lịch tại các di tích ở Đồ Sơn

Rate this post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Giải pháp khai thác du lịch tại các di tích ở Đồ Sơn hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tốt nghiệp tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: Thưc trạng và một số giải pháp đẩy mạnh việc khai thác phục vụ phát triển du lịch tại các di tích dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

3.1. THỰC TRẠNG KHAI THÁC PHÁT TRIỂN DU LỊCH

3.1.1. Thực trạng hoạt động du lịch của quận Đồ Sơn trong những năm gần đây

Từ xa xưa Đồ Sơn là mảnh đất gắn liền với những cư dân làm nghề đi biển. Diện tích không lớn nhưng Đồ Sơn lại có một nguồn tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú. Nơi đây tập trung khá nhiều các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hóa gắn liền với tên tuổi các vị anh hùng dân tộc, những sự kiện trọng đại của đất nước. Trong những năm qua với đường lối, chính sách phát triển du lịch hợp lí, Đồ Sơn đã trở thành sự lựa chọn của nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế.

Dưới đây là bảng thống kê số lượt khách đến, doanh thu của Đồ Sơn qua các năm 2006, 2007, 2008, 2009.

Qua số liệu trên cho thấy trong những năm qua khách du lịch đến Đồ Sơn ngày một tăng, bất chấp cả sự suy thoái về kinh tế vào năm 2009, Đồ Sơn vẫn thu hút được khá đông đảo khách du lịch đến đây tham quan, nghỉ dưỡng. Tổng số lượt khách đến Đồ Sơn du lịch năm 2009 là 2.050.000 lượt khách tăng 147 % so với năm 2006, 120,58 % so với năm 2007, 104,06 % so với năm 2008.Tuy nhiên phần lớn khách đến đây là khách nội địa (trên 90 %), lượng khách quốc tế chỉ chiếm một lượng rất nhỏ, dưới 5 % trong tổng số lượt khách đến với Đồ Sơn, riêng trong năm 2009 lượng khách quốc tế đến Đồ Sơn giảm mạnh từ 78.000 lượt năm 2008 xuống còn 45.000 lượt . Khóa luận: Giải pháp khai thác du lịch tại các di tích ở Đồ Sơn.

Qua nghiên cứu cho thấy lượng khách đến Đồ Sơn chủ yếu tập trung vào mùa hè, khi thời tiết trở nên nóng hơn, thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch biển. Đây cũng là thế mạnh của du lịch Đồ Sơn. Hàng năm cứ đến ngày 30/4 thì Đồ Sơn bắt đầu khai mạc mùa du lịch biển. Trong năm 2010 từ ngày 29/4 đến 2/5, Hải Phòng sẽ tổ chức Liên hoan Du lịch, dự kiến sẽ có nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao (bắn pháo hoa tầm thấp, biểu diễn dù bay, đua thuyền rồng, bóng chuyền bãi biển…). Do đó rất nhiều du khách đã chọn Đồ Sơn là điểm đến trong dịp 30/4, 1/5. Khách tăng đột biến, dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn giao thông, các nhà hàng, khách sạn quá tải. Những khách sạn, nhà nghỉ có uy tín đã được đặt trước và hết chỗ từ cách đó cả tháng. Thời điểm này, du khách muốn đặt phòng tại Đồ Sơn phải chấp nhận mức giá gấp 2-3 ngày thường. Tình trạng khách bị “chặt chém với giá cắt cổ” mà vẫn phải sử dụng các dịch vụ du lịch ngày càng tăng cao. Đây chính là mặt hạn chế trong vấn đề khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Đồ Sơn hiện nay.

Hơn nữa đội ngũ lao động phục vụ chuyên nghành du lịch còn ít, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa cao. Những người có trình độ chuyên môn phần lớn tập trung chủ yếu trong lĩnh vực khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng. Hiện tại Đồ Sơn có trên 200 khách sạn, nhà nghỉ, 80 nhà hàng chuyên phục vụ ăn uống gồm (cả bình dân và cao cấp). Trong đó có 1 khách sạn 4 sao, 1 khách sạn 3 sao, 7 khách sạn 2 sao, 70% các khách sạn, nhà nghỉ ở Đồ Sơn là nhà nghỉ thời bao cấp.Nhiều khách sạn vẫn do Bộ, ngành Trung ương quản lí như: khách sạn Lâm Nghiệp, nhà nghỉ Bộ quốc phòng, nhà khách thành phố … là nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém trong phục vụ cung ứng các sản phẩm du lịch. Tình trạng cơ sở vật chất, cơ sở kĩ thuật phục vụ du lịch của Đồ Sơn hiện nay đã được đầu tư nâng cấp song vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém. Ở bến Nghiêng và bến tàu Đảo Dáu mỗi năm có khoảng 10.000 lượt khách du lịch từ Đồ Sơn đi thăm Đảo Dáu và Cát Bà. Nhưng hiện trạng bến bãi không có gì thay đổi nhiều so với hạ tầng được xây dựng từ thời Pháp, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mất an toàn. Tất cả những tình trạng này đã phần nào làm giảm đi sự hấp dẫn của tài nguyên và nó trở thành một vấn đề nan giải cần giải quyết đối với ngành du lịch Đồ Sơn nói riêng và Hải Phòng nói chung.

Mặc dù Đồ Sơn là một nơi tập trung rất nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị nhưng khả năng khai thác phục vụ phát triển du lịch ở những điểm du lịch này còn nhiều hạn chế. Ngoài đền Bà Đế, đền Nam Hải Thần Vương là nơi thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan, thắp hương thì hầu hết các di tích còn lại khách du lịch đến rất ít như: Bến Nghiêng, bến Tàu Không Số, biệt thự Bảo Đại … Khóa luận: Giải pháp khai thác du lịch tại các di tích ở Đồ Sơn.

Hiện nay nhận thấy rõ được hiệu quả kinh tế, xã hội mà du lịch mang lại Đồ Sơn đã và đang triển khai những dự án nhằm khắc phục những hạn chế đang tồn tại như: xây dựng bãi đỗ xe, nâng cấp một số tàu, thuyền phục vụ du khách ra tham quan đảo Dáu.Xây dựng một số công trình : sân gold, khu resort Hòn Dáu, nâng cấp và tu sửa các công trình văn hóa góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng thêm sự hấp dẫn đối với du khách. Mùa hè năm 2008, Công ty Công trình công cộng dịch vụ du lịch mạnh dạn đầu tư 1,5 tỷ đồng mở dịch vụ dù bay tại khu 2 Đồ Sơn, bước đầu thu hút hàng trăm du khách mỗi ngày. Ngoài ra du khách có thể tới thưởng thức các món thịt nướng, hải sản tại khu Đồ Sơn Resort của Công ty Liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng tại khu Thung lũng xanh.

Đặc biệt trong những năm gần đây Đồ Sơn đã có những chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch, các dự án quy mô lớn đang triển khai trong khu du lịch đã bắt đầu có hình hài. Các công trình vườn cây, thảm cỏ, công viên, khu vui chơi giải trí được đầu tư xây dựng. Dự án Hòn Dáu Resort có cả bể bơi cho khách tắm mùa Đông. Khu giải trí Nacimex Đồ Sơn tọa lạc trên khu đất 5ha tại khu 1 bãi biển Đồ Sơn, bao gồm khách sạn 5 sao 16 tầng, khu biệt thự nhà gỗ, dự án phỏng dựng, tôn tạo chùa Tháp Tường Long đang được gấp rút triển khai … Với đường lối, chính sách phát triển đúng đắn trong những năm gần đây ngành du lịch Đồ Sơn trong tương lai hứa hẹn sẽ mang lại cho du khách nhiều sự trải nghiệm thú vị, bổ ích.

Có thể bạn quan tâm đến dịch vụ:

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Du Lịch

3.1.2. Thực trạng khai thác và phát triển du lịch tại các điểm di tích

Quá trình nghiên cứu đã cho thấy các di tích lịch sử tôn giáo tín ngưỡng: chùa Hang,chùa tháp Tường Long, đền Nghè đều được hình thành từ rất sớm. Các di tích này đều có những ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Đồ Sơn. Ở mỗi một di tích ta đều tìm thấy những giá trị độc đáo, những nét đặc trưng riêng. Điều đó đã khẳng định các di tích trên không chỉ có ý nghĩa về mặt tâm linh, văn hóa mà còn có những giá trị rất to lớn đối với du lịch. Đây chính là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để khai thác loại hình du lịch tìm hiểu về tôn giáo, tín ngưỡng.

Những giá trị to lớn là như vậy song hiện nay thực trạng khai thác du lịch tại những điểm này còn nhiều hạn chế. Ngoài đền Bà Đế, đền Nam Hải Thần Vương là những địa chỉ khách vẫn thường tới mỗi khi đến Đồ Sơn thì hầu hết các di tích: chùa Hang, chùa Tháp Tường Long, đền Nghè vẫn còn vắng bóng khách du lịch.Theo bà Vũ Thị Ngát – người trông coi chùa Hang, ông Bùi Văn Ninh – người trông coi đền Nghè thì các di tích này ngoài cư dân địa phương và nhân dân Đồ Sơn tới thăm viếng, thắp hương thì hầu như không có khách du lịch. Mặc dù giá trị tại những điểm di tích này không thua kém gì các điểm tham quan, du lịch nổi tiếng của Đồ Sơn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là chính sách quảng bá, giới thiệu hình ảnh các di tích này đến khách du lịch còn nhiều hạn chế. Rất nhiều du khách khi được hỏi về đền Nghè ở Đồ Sơn đều nhầm lẫn với đền Nghè thờ bà Lê Chân ở Quận Lê Chân, Hải Phòng. Mặc dù trong những năm gần đây các di tích này đã được trùng tu, tôn tạo như đền Nghè xây mới lại hoàn toàn vào năm 2005, chùa Tháp đang được tôn tạo từ năm 2009 … nhưng nhìn chung cơ sở vật chất kĩ thuật tại các di tích này vẫn còn nghèo nàn. Ở đền Nghè, Tháp Tường Long, chùa Hang hầu như không có bãi đỗ xe phục vụ khách du lịch đến tham quan … Khóa luận: Giải pháp khai thác du lịch tại các di tích ở Đồ Sơn.

Thực tế cho thấy đền Bà Đế hiện nay là di tích lịch sử tôn giáo, tín ngưỡng được du khách lựa chọn nhiều nhất trong các di tích lịch sử tôn giáo tín ngưỡng. Hàng năm cứ mỗi độ xuân về là khách từ Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng và một số vùng lân cận khác đổ dồn về đây để cầu tài, cầu lộc, cầu sức khỏe cho bản thân và gia đình. Riêng đầu năm 2010 đền Bà Đế đã thu hút được hàng vạn khách thập phương đến viếng đền, không phải là ngày khai hội, cũng không trùng vào ngày nghỉ nhưng rất nhiều đoàn khách về dự lễ hội. Để tiện lợi hơn cho du khách đến tham quan Ban quản lí di tích và chính quyền Đồ Sơn đã không ngừng nâng cấp một số cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật để phục vụ khách du lịch. Nếu như trước kia khi vừa đặt chân đến cổng đền Bà Đế du khách có thể cảm nhận thấy không khí ngột ngạt, cảnh chen lấn xô đẩy để vào trong đền thắp hương thì nay với sự giúp đỡ, hướng dẫn của nhà đền tình trạng này đã không còn. Dễ nhận thấy ở đây mọi thứ được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng và sạch đẹp chứ không có cảnh bát nháo thường thấy ở nhiều lễ hội.

Không có hiện tượng ăn xin, trộm cắp, hoạt động mê tín dị đoan hay cờ bạc diễn ra nơi đây. Mọi người đến lễ hội được hướng dẫn vào làm lễ và tham gia các hoạt động khá trình tự. Tuy nhiên khu vực vệ sinh lại bố trí chật hẹp ngay lối đi vào đền, gây phản cảm. Chính quyền địa phương chưa có kế hoạch bố trí điểm, bãi gửi xe rộng hơn hiện vẫn phải căng dây trông giữ xe ngay lối đi vào, ảnh hưởng đến giao thông.

Hay ở bến Nghiêng trong năm 2010 chính quyền Đồ Sơn đã cho xây dựng bãi gửi xe, nâng cấp số tàu thuyền lên hơn 10 chiếc nhằm phục vụ chuyên chở khách tham quan từ Bến Nghiêng ra đảo Dáu, thăm viếng đền Nam Hải Thần Vương. Một chủ tàu cho biết, mỗi ngày vận chuyển khoảng 10 đoàn, mỗi đoàn 20- 30 người ra đảo, đông hơn hẳn mọi năm. Đây cũng là ngôi đền thu hút khá đông du khách đến thăm, trung bình mỗi năm có khoảng 10.000 khách du lịch lên đảo thăm quan và viếng đền.

Đặc biệt trong những năm gần đây Đồ Sơn đã cùng với Viện Khảo cổ học và Sở văn hóa thể thao và du lịch Hải Phòng tiến hành khảo cổ học tại di tích tháp Tường Long – một kì quan về Phật giáo của nhà Lý nhằm mục đích phỏng dựng, tôn tạo lại công trình này. Điều này không chỉ có ý nghĩa giữ gìn những giá trị văn hóa của cha ông mà còn có ý nghĩa trong việc khai thác du lịch. Dự án này cũng đã đi vào triển khai từ năm 2009, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2015 và sau khi hoàn thành nơi đây chắc chắn sẽ trở thành một điểm du lịch rất hấp dẫn. Khóa luận: Giải pháp khai thác du lịch tại các di tích ở Đồ Sơn.

Nhìn chung việc khai thác phục vụ phát triển du lịch ở các điểm di tích nói trên tuy có nhiều cố gắng song kết quả không cao. Tình trạng cơ sở vật chất kĩ thuật tại các di tích này còn quá nghèo nàn. Vốn đầu tư vào các công trình này còn ít, sản phẩm phục vụ du lịch, đồ lưu niệm, sách, tranh ảnh về các di tích hầu như không có. Ở những điểm thu hút nhiều du khách đến tham quan như đền Bà Đế vẫn thấy tình trạng chèo kéo khách, các sản phẩm dịch vụ du lịch chưa rõ nguồn gốc như thuốc nam, thuốc bắc được bày bán công khai. Điều này làm giảm đi phần nào giá trị của di tích.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH VIỆC KHAI THÁC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CÁC DI TÍCH

3.2.1. Đầu tư phát triển cở sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật

Đây là vấn đề rất quan trọng góp phần vào việc khai thác phục vụ phát triển tại các điểm di tích nói trên. Bởi lẽ quá trình nghiên cứu cho thấy phần lớn các di tích này cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch còn rất nghèo nàn. Vì vậy cần có kế hoạch cụ thể để nâng cấp, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật đồng bộ như bãi đõ xe, một số công trình phụ như hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, giao thông, nhà vệ sinh, nhà khách, xây dựng bến tàu du lịch để phát triển loại hình du lịch đường biển …

Cần có kế hoạch tôn tạo tu bổ, bảo tồn một số công trình ở các di tích đang bị xuống cấp.

Tích cực huy động vốn từ nhiều nguồn, xây dựng cơ chế phù hợp tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển du lịch.

3.2.2. Đẩy mạnh hiệu quả công tác quản lí

Chính quyền địa phuơng cùng chính quyền quận Đồ Sơn cần củng cố, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lí nhà nước về du lịch. Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích, động viên, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ tài nguyên, môi trường.Tăng cường kiểm tra giám sát, xử lí nghiêm các vi phạm.

Đối với ban quản lí di tích cần có những biện pháp cụ thể trong việc hướng dẫn, giúp đỡ du khách vào tham quan. Hạn chế tình trạng chèo kéo khách, chen lấn xô đẩy, các tệ nạn xã hội… Nhắc nhở tuyên truyền ý thức cộng đồng về trách nhiệm bảo vệ môi trường, cảnh quan chung của di tích. Khóa luận: Giải pháp khai thác du lịch tại các di tích ở Đồ Sơn.

3.2.3. Tăng cường đào tạo và củng cố nguồn nhân lực

Nhân tố con người đóng vai trò quan trọng nhất trong việc khai thác phục vụ du lịch. Vì thế cần phải có những kế hoạch cụ thể trong việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực này.

Xây dựng triển khai, tổ chức tốt công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch. Liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng, trường dạy nghề để mở các lớp đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên hiểu biết sâu rộng về lịch sử ,văn hóa, con người Đồ Sơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

Có những kế hoạch cụ thể để nâng cao, bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho cán bộ, công nhân viên hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

3.2.4. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, tuyên truyền và xúc tiến du lịch

Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch bằng nhiều hình thức linh hoạt, hấp dẫn, hiệu quả, chuyển tải nhiều nhất thông tin về các di tích lịch sử tôn giáo, tín ngưỡng nói trên đến mọi thị trường du lịch trong nước và quốc tế. In tờ rơi, áp phích quảng cáo hình ảnh các di tích tới khách du lịch.

Tổ chức những sự kiện lớn về văn hóa, thể thao, du lịch tại Đồ Sơn, kết hợp giới thiệu hình ảnh các di tích trên với hình ảnh du lịch của Đồ Sơn nhằm mục đích quảng bá sâu rộng tới du khách.

Xây dựng những thương hiệu, sản phẩm độc đáo của địa phương nơi có di tích, tạo ra những sản phẩm mang tính đặc trưng góp phần thúc đẩy du lịch phát triển. Khóa luận: Giải pháp khai thác du lịch tại các di tích ở Đồ Sơn.

3.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH CỤ THỂ

3.3.1 Chương trình 1: Hà Nội – Đồ Sơn ( 2 ngày 1 đêm)

Ngày 1: Hà Nội – Đồ Sơn

  • Sáng 6h 30: Xe đón quý khách tại điểm hẹn đi Đồ Sơn. Quý khách ăn sáng tại Hải Dương. Sau đó lên xe đi Đồ Sơn. Tới Đồ Sơn xe đưa quý khách tham quan đền Bà Đế, Chùa Hang.
  • 11h 30 Ăn trưa, nhận phòng tại khách sạn và nghỉ ngơi.
  • Chiều : Xe đưa Quý khách tham quan Biệt thự Bảo Đại, khu resort Hòn Dáu, tự do tắm biển hoặc tắm tại bể bơi của Resort.
  • Tối : Ăn tối tại khách sạn, sau đó xe đưa quý khách đi tham quan bên ngoài Casino, ngắm cảnh biển Đồ Sơn lúc về đêm.

Ngày 2 : Đồ Sơn – Hà Nội

  • Sáng 7h30 : Ăn sáng, lên xe đi thăm đảo Hòn Dáu – di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, thăm đền thờ Nam Hải Thần Vương – ngôi đền linh thiêng của người đi biển, thăm cây đèn biển.
  • 11h 30: Ăn trưa tại khách sạn, nghỉ ngơi, trả phòng khách sạn.
  • 13h 30 : Lên xe về Hà Nội, quý khách sẽ có thời gian mua sắm đồ hải sản tươi sống ở chợ Cầu Vồng để làm quà.

17h 30 : Xe đưa quý khách về điểm hẹn. Kết thúc chuyến tham quan.

3.3.2. Chương trình 2: Hải Dương – Đồ Sơn ( 2 ngày 1 đêm) Khóa luận: Giải pháp khai thác du lịch tại các di tích ở Đồ Sơn.

Ngày 1: Hải Dương – Đồ Sơn

  • Sáng 7h 30 : Xe đón quý khách tại điểm hẹn đi Đồ Sơn. Tới Đồ Sơn xe đưa quý khách đi tham quan Biệt Thự Bảo Đại, Casino Đồ Sơn – sòng bạc chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam,di tích lịch sử Bến tàu không số.
  • 11h 30: Ăn trưa, nhận phòng tại khách sạn và nghỉ ngơi.
  • Chiều : Xe đưa Quý khách tham quan Khu Resort Hòn Dáu, tự do tắm biển, khám phá khu du lịch Đồ Sơn.
  • Tối: Ăn tối tại khách sạn, nghỉ ngơi.
  • 20h 30 : Quý khách ra bãi biển tham gia chương trình lửa trại do hướng dẫn viên thực hiện. Quý khách sẽ cùng nhau đàn hát, nhảy múa và tham gia những trò chơi xung quanh đống lửa như: “đi tìm nhạc trưởng”, “bịt miệng gọi tên”, “lách cách đùng”…

Ngày 2 : Đồ Sơn – Hải Dương

  • Sáng 7h30 : Ăn sáng, xe đưa quý khách đi tham quan khu di tích đền Nghè, Đình Ngọc Xuyên, đình Long Sơn, thăm Suối Rồng, Cây đa cổ thụ và cây thị bảy chồi nghìn năm tuổi.
  • 11h 30: Ăn trưa tại khách sạn, nghỉ ngơi, trả phòng khách sạn
  • 13h30 : Lên xe về Hải Phòng, tham quan chùa Dư Hàng – một ngôi chùa cổ của người Hải Phòng. Quý khách có ít thời gian để mua đồ tại chợ Ga Hải Phòng.
  • 17h30: Xe đưa quý khách về điểm hẹn.Kết thúc chuyến tham quan.

Chương trình trên bao gồm:

  •  Ô tô máy lạnh, khách sạn 2 – 3 người / phòng, phòng khép kín có nóng lạnh, điều hòa, ti vi.
  • Nước + khăn lạnh.
  • Các bữa ăn theo chương trình.
  • Vé thắng cảnh, Hướng dẫn viên nhiệt tình, kinh nghiệm.
  • Bảo hiểm du lịch.
  • Không bao gồm: Đồ uống, phòng đơn, chi phí cá nhân khác ngoài chương trình, VAT.
  • Lưu ý: Trẻ em dưới 5tuổi miễn phí, từ 5 – 10 tuổi tính bằng 50% giá người lớn, trên 10 tuổi tính 100% giá người lớn.

Tiểu kết chương 3

Trên đây là thực trạng phát triển du lịch chung của quận Đồ Sơn, thực trạng khai thác phục vụ phát triển du lịch tại các điểm di tích. Qua đó làm rõ hơn về những thế mạnh cũng như những hạn chế còn tồn tại ở các di tích này. Từ đó đề xuất một số biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục phần nào những hạn chế đó, góp phần làm tăng cường khả năng khai thác phục vụ phát triển du lịch ở các điểm di tích trên nói riêng và du lịch của Đồ Sơn nói chung.

KẾT LUẬN Khóa luận: Giải pháp khai thác du lịch tại các di tích ở Đồ Sơn.

Quá trình nghiên cứu đề tài: “Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngưỡng ở Đồ Sơn và vai trò của nó đối với phát triển du lịch” đã cho thấy những giá trị độc đáo có ở bản thân mỗi di tích. Những di tích này được hình thành từ rất sớm và gắn liền với cuộc sống của người dân Đồ Sơn. Sự tồn tại của các di tích nói trên đã minh chứng cho nền văn hóa từng phát triển qua nhiều thời kì khác nhau Đồ Sơn. Ở bản thân mỗi di tích không chỉ mang ý nghĩa về mặt tâm linh đối với người dân Đồ Sơn mà còn mang ý nghĩa khác nhau trên các lĩnh vực văn hóa, kiến trúc, lịch sử, …

Đồng thời qua nghiên cứu ta thấy rằng mặc dù những di tích lịch sử tôn giáo có những giá trị nhất định trong khả năng khai thác phục vụ du lịch. Tuy nhiên thực trạng khai thác tại các di tích này còn nhiều vấn đề bất cập cần phải giải quyết. Bản thân các di tích chưa được khai thác hết giá trị của nó, đây có lẽ là vấn đề khá phức tạp, nan giải đối với ngành du lịch cuả Đồ Sơn nói riêng và Hải Phòng nói chung.

Từ việc nghiên cứu này ngoài việc hiểu rõ hơn về những giá trị độc đáo của các di tích lịch sử tôn giáo tín ngưỡng nói trên, tác giả rất mong có thể một phần nào đó đưa hình ảnh của các di tích này tới khách du lịch, góp phần nâng cao giá trị của di tích, làm phong phú hơn sản phẩm du lịch của Đồ Sơn. Từ đó thúc đẩy du lịch phát triển, thu hút khách du lịch đến với Đồ Sơn ngày một đông. Khóa luận: Giải pháp khai thác du lịch tại các di tích ở Đồ Sơn.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Khóa luận: Phát triển du lịch di tích tôn giáo tín ngưỡng ở Đồ Sơn

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993