Khóa luận: Giải pháp pháp luật về mua bán hàng hóa qua giao dịch

Rate this post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Giải pháp pháp luật về mua bán hàng hóa qua giao dịch hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tốt nghiệp tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: Khóa luận: thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

3.1. Thực trạng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa nước ta

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra thì tổng sản phẩm trong nước GDP năm 2015 ước tính tăng 6,68% so với năm 2014. Trong đó giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2015 tính theo giá so sánh 2010 ước tính đạt 858,4 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% so với năm 2014, bao gồm: Nông nghiệp đạt 637,4 nghìn tỷ đồng, tăng 2,3%. Sản xuất công nghiệp năm 2015 ước tính tăng 9,8% so với năm 2014, cao hơn nhiều mức tăng 5,9% của năm 2013 và 7,6% của năm 2014.

Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, yếu tố quan trọng trong việc phát triển hàng hóa nông nghiệp là lưu thông và tiêu thụ. Để giải quyết vấn đề này Việt Nam đã áp dụng phương thức mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, các nhà làm luật đã gói gọn quy chế pháp lý dành cho hoạt động này tại mục 3 chương 2 Luật Thương mại và hướng dẫn thi hành tại Nghị định 58/2006/NĐ-CP. Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa đã phần nào giúp cho người sản xuất cũng như các Doanh nghiệp hạn chế được rủi ro về sự biến động giá cả của thị trường, cũng như quyết định đầu tư trong tương lai.

Tháng 3-2002, Sàn giao dịch hạt điều do Hiệp hội Điều Việt Nam mở tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh với mục đích là mang lại hiệu quả về việc cân bằng giá bán cho người mua (Doanh nghiệp) và người bán (nông dân) khi tham gia mua bán qua Sàn giao dịch. Tuy nhiên, Sàn giao dịch đã ngừng hoạt động sau nhiều tháng không có khách. Tháng 3-2010, Công ty Cổ phần Giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín (Sacom – STE) đã thành lập sàn giao dịch đường với hai mặt hàng là đường thô và đường tinh. Sacom – STE đã đầu tư một hệ thống cơ sở hạ tầng gồm một phần mềm giao dịch, bảng điện tử, hệ thống lưu ký và đặc biệt có tập đoàn tài chính Sacombank đứng sau hỗ trợ cho giao dịch thanh toán. Tuy nhiên, qua tám tháng hoạt động, mỗi phiên chỉ giao dịch được trên dưới 10 tấn đường, trong khi đó, để có thể tiến hành giao dịch, sàn cần 50 tấn đường. Thời gian sau đó, giá đường trong nước và thế giới tăng cao, do vậy Sacom – STE cũng gần như ngưng hoạt động vì không còn người giao dịch. Khóa luận: Giải pháp pháp luật về mua bán hàng hóa qua giao dịch.

Cho đến hiện nay, có khá nhiều sở giao dịch hàng hóa được thành lập để giúp nông dân cũng như các doanh nghiệp có sự đảm bảo chắc chắn hơn về giá cả và cơ hội tiêu thụ hàng hóa. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng một số Trung tâm giao dịch đã đi vào hoạt động theo Quy trình của Sở giao dịch hàng hóa. Trong đó phải kể đến Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột và Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm đến dịch vụ:

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Luật

3.1.1. Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột

Việt Nam có các yếu tố tự nhiên như đất đai và khí hậu vô cùng thuận lợi nên cây cà phê ở Việt Nam có ưu thế hơn các nước khác và đặc biệt là các nước trong khu vực. Hiện tại cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực và là một trong năm mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu có tỉ trọng cao ở Việt Nam.

Với mục đích hướng đến sự phát triển bền vững của ngành cà phê Việt Nam và hướng đến lợi ích chính đáng của người sản xuất,kinh doanh cà phê. Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột(BUONMATHUOT COFFEE EXCHANGE CENTER- BCEC) đã được thành lập theo Quyết định số 2278/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2006 của UBND tỉnh ĐắkLắk, có trụ sở đặt tại 153 – Nguyễn Chí Thanh – thành phố Buôn Ma Thuột – tỉnh Đắk Lắk.

BCEC là một tổ chức dịch vụ thương mại, thực hiện việc giao dịch mua, bán các loại cà phê được sản xuất tại Việt Nam theo phương thức đấu giá tập trung, công khai; gồm giao dịch mua bán giao ngay và giao dịch mua bán tương lai; hoạt động theo nguyên tắc thành viên. Các hoạt động giao dịch trên được quản lý, điều hành bằng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, các phần mềm vận hành và được điều chỉnh bổi hệ thống các quy chế, quy trình nghiệp vụ cụ thể. BCEC là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Sở Công thương, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Theo Quyết định 84/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2007 của ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đắk Lắk, về việc phê duyệt Quy chế tổ chức hoạt động của BCEC, Trung tâm có các nhiệm vụ chính:

  • Tổ chức một sàn giao dịch đấu giá khép lệnh tập trung, công khai cho các tổ chức, đơn vị từ người sản xuất, chế biến đến kinh doanh, xuất khẩu mặt hàng cà phê nhân theo mô hình hoạt động hiện đại phù hợp với xu thế và tập quán kinh doanh, mua bán, giao dịch trên thế giới. Khóa luận: Giải pháp pháp luật về mua bán hàng hóa qua giao dịch.
  • Tổ chức biên tập và cung cấp thông tin và cung ứng các dịch vụ tư vấn về trồng, chăm sóc, sản xuất, chế biến, kinh doanh… cà phê cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu, đặc biệt hỗ trợ cung cấp thông tin và tư vấn cho nông dân, người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm;
  • Tổ chức hệ thống chế biến cùng với kho hàng nhằm chuẩn hóa và phục vụ việc chuyển giao mặt hàng cà phê đưa vào giao dịch. Đồng thời phối hợp với các đơn vị khác cung cấp các dịch vụ về ký gửi hàng hóa, tín dụng, môi giới giao dịch, chế biến, dịch vụ kho bãi và xa hơn nữa là các dịch vụ logistic và kho ngoại quan;
  • Phối hợp với tổ chức môi giới (được Ngân hàng Nhà nước cho phép) tổ chức giao dịch cà phê với các sàn giao dịch của thế giới (LIFFE – thị trường London, NYBOT- New York,…).

Bộ máy tổ chức BCEC:

Ngoài ra, Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột có 2 tổ chức uỷ thác:

  • Ngân hàng uỷ thác thanh toán, thực hiện vai trò trung tâm thanh toán, thanh toán bù trừ các khoản vốn, ký quỹ theo kết quả giao dịch tại Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột;
  • Tổ chức kiểm định chất lượng sản phẩm, thực hiện việc xác định chất lượng sản phẩm trong quá trình chuyển giao khi thực hiện hợp đồng.

Để làm tốt các chức năng, nhiệm vụ trên và nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, chế biến, xuất khấu cà phê, nhất là đối với người trực tiếp sản xuất cà phê, Trung tâm giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột cùng với TECHCOMBANK và doanh nghiệp quản lý khi triển khai hoạt động ký gửi hàng hóa, cung cấp dịch vụ tín dụng, các dịch vụ kho bãi, các dịch vụ khác về kiểm định, gia công, chế biến, giao nhận hàng hóa khi khách hàng có nhu cầu, với hệ thống gồm 04 kho và 01 xưởng chế biến ngay tại Trung tâm. Khóa luận: Giải pháp pháp luật về mua bán hàng hóa qua giao dịch.

BCEC khai trương và bắt đầu hoạt động từ ngày 11/12/2008, sau gần 5 năm thai nghén. Cho đến năm 2015 đã được 7 năm đi vào hoạt động nhưng các giao dịch của BCEC vẫn còn thưa thớt, vắng vẻ. Lượng giao dịch tại Trung tâm cũng rất khiêm tốn; hiệu quả đạt được không hề như mong đợi mặc dù đã được đầu tư khá nhiều trang thiết bị cơ sở hạ tầng hiện đại. Do thiếu kinh nghiệm, không có tiền lệ, hơn nữa phương thức giao dịch khá phức tạp, bởi vậy giao dịch qua Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột không được nhiều người đón nhận. Dưới tiền thân là Trung tâm giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột, Sở giao dịch Cà phê và hàng hóa Buôn Ma Thuột (BCCE) đã được thành lập để khắc phục bớt phần nào những nguyên nhân trên.

Sở giao dịch Cà phê và hàng hóa Buôn Ma Thuột BCCE được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột, trực thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk với vốn điều lệ 75,5 tỷ đồng, trong đó UBND tỉnh Đắk Lắk chiếm 42% vốn, CTCP Đầu tư và Kinh doanh vàng Việt Nam (VGB) chiếm 43% và hơn 10% của các cổ đông khác. BCCE sẽ hoạt động theo phương thức kết nối minh bạch, sát với giá thế giới và trực tuyến. Mua bán qua BCCE được thực hiện theo sản phẩm giao ngay (spots) và hợp đồng tương lai (futures).BCCE chính thức đi vào hoạt động từ ngày 10/3/2015.

Tuy vậy, cho đến thời điểm hiện tại, BCCE còn gặp khá nhiều vướng mắc chưa tháo gỡ được, đặc biệt là về vốn góp, chưa kể hành lang pháp lý để cà phê VN được bán qua sàn giao dịch cũng chưa có. Nghị định 158 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về việc thành lập sở giao dịch hàng hóa và hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, được ban hành vào tháng 12- 2006 nhưng đến nay vẫn chưa có các hướng dẫn cụ thể hơn. Hơn nữa, muốn giao dịch qua sàn thì hành lang pháp lý về thuế, hóa đơn chứng từ, trung tâm thanh toán bù trừ… cần hoàn thiện và phù hợp với các thông lệ quốc tế nhưng đến nay vẫn chưa có. Với những bất cập như vậy, việc BCCE có thể phát triển trở thành một sàn giao dịch cà phê lớn nhất cả nước, hội nhập được với bạn bè thế giới quả thật không phải là việc dễ dàng. Chúng ta vẫn cần có sự quan tâm hơn của các cơ quan Nhà nước, cần có các quy định cụ thể để có thể tiến hành thực thi  một cách dễ dàng trên thực tế hoạt động mua bán hàng hóa qua BCCE.

3.1.2. Sở giao dịch VNX Khóa luận: Giải pháp pháp luật về mua bán hàng hóa qua giao dịch.

Ngày 20 tháng 10 năm 2010, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ ra mắt Sở giao dịch hàng hóa Triệu Phong (TPE). Sở giao dịch đầu tiên được cấp phép hoạt động tại Việt Nam theo quyết định số 4596/GP- BCT do Bộ Công thương ký ban hàng ngày 01/9/2010. Cổ đông sáng lập của TPE gồm 2 pháp nhân là Công ty Cổ phần chứng khoán SME(SMES) và Công ty Cổ phần Vàng Quốc tế Triệu Phong(TPG) và các thể nhân. TPE có vốn điều lệ là 150 tỉ đồng, được phép giao dịch tất cả các loại hàng hóa do Bộ Công thương quy định tại Quyết định số 4361/QĐ-BCT ký ngày 18/8/2010, bao gồm Cà phê, Cao su và Thép.

Với tiền thân là Sở giao dịch hàng hóa Triệu Phong. Ngày 11/1.2011, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (VNX) đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động, trụ sở chính tại số 18-20 Phước Hưng, Quận 5 và Sàn giao dịch được đặt tại 52 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.

VNX là sở giao dịch hàng hóa đầu tiên được Bộ Công Thương cấp phép hoạt động tại Việt Nam. VNX có vốn điều lệ 150 tỷ đồng, ba mặt hàng chủ yếu được giao dịch gồm cà phê, cao su và thép. Mô hình hoạt động của VNX gồm 3 phần là sàn giao dịch, trung tâm thanh toán bù trừ, trung tâm kiểm định và giao dịch hàng hóa. Sở sẽ là nơi cung cấp địa điểm, phương tiện các dịch vụ cần thiết cho việc thực hiện giao dịch.

Hàng hóa được mua bán tại các sàn giao dịch phải qua giám định đạt những tiêu chuẩn chung, gọi là chuẩn chất. Giá cả giao dịch theo nguyên tắc đấu giá công khai, đấu giá mua và cả đấu giá bán. Nơi đây là nơi tập trung tất cả những đầu mối buôn bán với khối lượng giao dịch lớn về loại mặt hàng đó. Tất cả sẽ thông qua một bộ phận môi giới để có thể giao dịch các hàng hóa của mình nhằm đảm bảo tính trung thực hàng hóa trong mọi thương vụ cũng như việc bảo đảm thanh toán. VNX sẽ là nơi niêm yết giá chuẩn cho các mặt hàng cà phê, cao su, thép trong nước dựa trên cơ chế khớp lệnh liên tục.

VNX còn khai thác, tổng hợp, phân tích và cung cấp thông tin về tình hình thị trường hàng hóa trong và ngoài nước, các thông tin có liên quan cho các thành viên và các chủ thể khác tham gia thị trường; thiết lập các giao dịch liên kết với các Sở giao dịch khác trên thị trường trong nước và thế giới. Khóa luận: Giải pháp pháp luật về mua bán hàng hóa qua giao dịch.

Ngoài ra, VNX còn là nơi niêm yết giá chuẩn cho các mặt hàng cà phê, cao su, thép trong nước dựa trên cơ chế khớp lệnh liên tục. Sở còn khai thác, tổng hợp, phân tích và cung cấp thông tin về tình hình thị trường hàng hóa trong và ngoài nước, các thông tin có liên quan cho các thành viên và các chủ thể khác tham gia thị trường, thiết lập các giao dịch liên kết với các sở giao dịch khác trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.

Do gặp phải thời điểm kinh tế khó khăn nên lượng giao dịch hàng hóa không lớn. Đến tháng 8-2012, VNX gặp sự cố về hệ thống công nghệ thông tin và đã tạm ngừng hoạt động. Sau một thời gian tạm dừng hoạt động, VNX lại trở lại và tiếp tục hoạt động tiếp, tuy vậy hoạt động của VNX vẫn còn khá tẻ nhạt, chưa có sự nổi bật.

3.2. Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa của Việt Nam

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế khách quan chi phối sự phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia. Hội nhập giúp cho việc mở rộng cơ hội kinh doanh, thâm nhập thị trường thế giới, tìm kiếm và lập thị trường ổn định, từ đó có điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, phát triển kinh tế trong nước. Việt Nam vẫn là một nước có nền nông nghiệp chiếm tỉ trọng không hề nhỏ, các sản phẩm mũi nhọn chủ yếu là nông phẩm như gạo, cà phê, bông, chè… Một đặc điểm chính của thị trường nông sản và cũng là thách thức khá lớn của Việt Nam là tính biến động cao về giá cả. Việc hình thành và phát triển phương thức mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế và toàn xã hội nếu chúng ta biết khai thác, phát triển theo đúng phương hướng…Dù vậy, từ khi ban hành các quy định liên quan đến Sở giao dịch hàng hóa cho đến nay, hoạt động của các Sở giao dịch không được sôi động.

Luật Thương mại 2005 và NĐ 158/2006/NĐ-CP được ban hành đã tạo lập những cơ sở pháp lý đầu tiên điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Pháp luật đã quy định những nội dung cơ bản về mua bán hàng hóa trên thị trường giao sau có tổ chức. Tuy nhiên, pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch vẫn có nhiều nội dung còn thiếu, cần tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện. Việc hoàn thiện môi trường pháp lý là yêu cầu hết sức cấp bách. Hoàn thiện pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa phải đặt trong xu thế hội nhập, bảo đảm sự phù hợp với pháp luật quốc gia và thông lệ quốc tế trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm các nước.

Bởi vậy cần có những thay đổi kịp thời, để phát triển Sở giao dịch hàng hóa ở nước ta. Trong giới hạn bài luận nghiên cứu này, tôi xin đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện cũng như phát triển hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.

3.2.1. Cần xây dựng Luật mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa Khóa luận: Giải pháp pháp luật về mua bán hàng hóa qua giao dịch.

Ngoài Luật Thương mại 2005, nghị định 158/2006/NĐ-VP và Thông tư 03/2009/TT-BCT thì chúng ta không hề có thêm bất cứ một văn bản luật hay hướng dẫn thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa.Từ khi các sàn giao dịch cũng như Sở giao dịch hàng hóa xuất hiện, cũng đã nảy sinh một số vấn đề mà các văn bản hiện hành chưa giải quyết được. Trước thềm hội nhập TPP, Việt Nam đứng trước cánh cửa lớn; trước xu thế hội nhập đó. Việc xây dựng Luật mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là điều cần thiết. Chúng ta còn phải có những văn bản dưới luật hướng dẫn một cách chi tiết hơn nữa về vấn đề mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Có như thế hệ thống pháp luật điều chỉnh vấn đề mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa mới có sự đồng bộ. Yêu cầu này là hoàn toàn hợp lý vì hoạt động mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch hàng hóa khó có thể diễn ra mà không có một khung pháp lý hoàn chỉnh.

Việc phát triển hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa không thể thiếu sự góp mặt của các thương nhân nước ngoài. Do đó một yêu cầu đặt ra là phải có một khung chính sách phù hợp thu hút được sự tham gia của các thương nhân này. Không những thế hoạt động mua bán hàng hóa qua Sờ giao dịch hàng hóa sẽ phức tạp hơn khi có thêm yếu tố nước ngoài. Do đó Nhà nước phải ban hành những văn bản pháp lý để có biện pháp quản lý hiệu quả. Mà cụ thể ở đây là phải ban hành Luật mua bán hàng hóa qua sở giao dịch. Khóa luận: Giải pháp pháp luật về mua bán hàng hóa qua giao dịch.

3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về cơ quan quản lý Sở giao dịch hàng hóa và hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

Trong khi xây dựng một đạo luật chuyên ngành về hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa. Chúng ta cần lập ra một cơ quan chuyên trách để quản lý các Sở giao dịch hàng hóa và hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch. Theo các quy định tại Nghị định 158/2006/NĐ-CP, Bộ Công thương, Ngân hàng nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư… mỗi Bộ lại quản lý phụ trách một nội dung khác nhau. Điều này dẫn đến sự không đồng bộ thống nhất trong việc quản lý,ngoài ra còn phức tạp cho các chủ thể tham gia vào Sở giao dịch.

Nhà nước cần lập nên một cơ quan chuyên trách để quản lý tổng thể các vấn đề về Sở giao dịch hàng hóa, điều này làm cho pháp luật Việt Nam phù hợp hơn với các điều ước, thông lệ quốc tế. Chúng ta nên thành lập một Ủy ban trực thuộc Bộ Công thương. Quyền và nhiệm vụ của Ủy ban này phải được quy định rõ ràng trong Luật mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Ủy ban sẽ thực hiện các hoạt động liên quan đến Sở giao dịch hàng hóa như cấp phép hoạt động cho Sở giao dịch, giám sát hoạt động của Sở giao dịch. Ngoài ra Ủy ban cũng chịu trách nhiệm cấp phép và giám sát các hoạt động của các chủ thể khác khi tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch.

Thành viên của Ủy ban phải là người có trình độ chuyên môn cao, am hiểu và có kinh nghiệm trong hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa.

Việc thành lập một Ủy ban thay mặt cho Nhà nước theo sát hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa sẽ giúp cho việc quản lý Sở giao dịch được hiệu quả hơn, đồng thời đưa ra những chính sách điều tiết phù hợp với thị trường mỗi khi có biến động. Khóa luận: Giải pháp pháp luật về mua bán hàng hóa qua giao dịch.

3.2.3. Hoàn thiện pháp luật về quy chế thành viên tham gia vào Sở giao dịch hàng hóa

Như đã trình bày ở trên, chủ thể tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa bao gồm thương nhân môi giới, thương nhân kinh doanh và khách hàng. Các khách hàng thông qua thành viên kinh doanh hoặc thành viên môi giới của Sở giao dịch hàng hóa để mua bán hàng hóa hoặc thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa hoạt động tự doanh.

Đối với thương nhân môi giới, luật Thương mại mới chỉ quy định các nguyên tắc chung khi xác định điều kiện hoạt động của thương nhân môi giới là đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật, tuy nhiên lại chưa có văn bản nào quy định rõ ràng các quy định cụ thể này. Hơn nữa đối với hoạt động môi giới của thương nhân môi giới bao gồm những hoạt động cụ thể gì, phạm vi hoạt động đến đâu cũng chưa được quy định cụ thể rõ ràng. Do đó cần có những định nghĩa rõ ràng để tránh gây sự nhầm lẫn cũng như lợi dụng kẽ hở của luật pháp để tư lợi. Luật Thương mại năm 2005 chỉ tập trung quy định về thành viên môi giới, còn Nghị định 158/2006/NĐ-CP tập trung quy định về thành viên kinh doanh nên còn thiếu sự đồng bộ về quyền, nghĩa vụ của thành viên môi giới cũng chưa được quy định đầy đủ như thành viên  kinh doanh.

Hoạt động mua bán hàng hóa là một hoạt động phức tạp, đòi hỏi nhiều kỹ năng nghề nghiệp nhất định. Vì vậy, là thành viên của Sở giao dịch hàng hóa, thương nhân môi giới cũng như thương nhân kinh doanh cần phải có chứng chỉ hành nghề trong hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa. Trường hợp chủ thể đăng ký là cá nhân, cá nhân đó phải có chứng chỉ hành nghề. Trường hợp chủ thể đăng ký là doanh nghiệp, tổ chức, các nhân viên của họ phải có chứng chỉ hành nghề. Các cá nhân muốn cấp chứng chỉ hành nghề phải tham gia khóa đào tạo tại các cơ sở được cấp phép và đáp ứng yêu cầu của kỳ kiểm tra kết thúc khóa học.

Trong trường hợp có nhiều Sở giao dịch hàng hóa cùng hoạt động, pháp luật cần có những quy định cụ thể về việc đăng ký tư cách thành viên hay sự thừa nhận thành viên giữa các Sở giao dịch. Liệu thành viên giao dịch của Sở giao dịch này có thể được trở thành thành viên giao dịch của một Sở giao dịch khác hay không.

Về mặt nguyên tắc, phương thức giao dịch trên Sở giao dịch hàng hóa có nhiều điểm tương đồng với phương thức giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán, vì bản chất của giao dịch trên Sở giao dịch hàng hoá cũng là các dạng công cụ đầu tư phái sinh nên. Vậy có cho phép thành viên giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán đương nhiên có đủ tư cách giao dịch tại Sở giao dịch hàng hoá hay không? Có phải làm lại các thủ tục đăng ký tư cách thành viên hay không?

3.2.4. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa Khóa luận: Giải pháp pháp luật về mua bán hàng hóa qua giao dịch.

Hợp đồng và giao kết hợp đồng trong mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là một trong những nội dung quan trọng. Việc thiết lập các quan hệ mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa được thực hiện chủ yếu thông qua việc giao kết các hợp đồng. Pháp luật cần có những quy định cụ thể nhằm chuẩn hóa các tiêu chí giao kết hợp đồng, hình thức hợp đồng, các điều khoản cơ bản của hợp đồng… dựa vào đó, các Sở giao dịch hàng hóa sẽ xây dựng các hợp đồng mua bán hàng hóa phù hợp với các giao dịch do chính mình thực hiện.

3.2.5. Hoàn thiện pháp luật về các biện pháp xử lý vi phạm trong mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

Luật Thương mại 2005 quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động mua bán  hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.

Điều 97 Nghị định Số185/2013/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 15/11/2013. Nghị định đã liệt kê các hành vi và quy định mức xử phạt tương ứng cho các hành vi vi phạm của thành viên sở giao dịch cũng như Sở giao dịch hàng hóa để tạo thuận tiện, dễ dàng hơn cho cả chủ thể tham gia hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch và cả cơ quan nhà nước khi áp dụng chế tài để xử lý vi phạm.

Tuy nhiên, các mức phạt dường như vẫn còn quá nhẹ. Đối với thành viên của Sở giao dịch hàng hóa, mức phạt cao nhất là 50.00.000 triệu đồng. So với số vốn pháp định bỏ ra (Thành viên kinh doanh có vốn pháp định là 75 tỉ đồng trở lên, còn thành viên môi giới thì có vốn pháp định là 5 tỉ đồng trở lên) thì số tiền phạt đó không đáng là bao. Nhà nước cần thắt chặt mạnh hơn mức tiền phạt nhằm răn đe các chủ thể. Ngoài ra điều đó cũng có tác dụng lớn trong việc giáo dục, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch khi họ biết trước các chế tài mình phải chịu khi thực hiện các hành vi đó. Khóa luận: Giải pháp pháp luật về mua bán hàng hóa qua giao dịch.

3.2.6. Một số kiến nghị khác

Để giúp hình thành và phát triển hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam cần sự hỗ trợ rất nhiều mặt từ Nhà nước như sự hỗ trợ về mặt xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp. Nếu chỉ hoàn thiện pháp luật không thôi, điều này chưa đủ để các Sở giao dịch hàng hóa có thể phát triển một cách hiệu quả.

Nhà nước cần hỗ trợ các Sở giao dịch trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống kho chứa, kho lạnh, phương tiện giao dịch cũng như thanh toán điện tử. Từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của Sở giao dịch. Một trung tâm giao dịch sẽ phải có hệ thống giao dịch điện tử hiện đại. Tuy nhiên chi phí đầu tư vào lĩnh vực này quá cao, do đó rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước.

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực là một trong những vấn đề chủ chốt cho Sở giao dịch hoạt động và phát triển mạnh mẽ. Người quản lý, cũng như tham gia thành lập, kinh doanh Sở giao dịch phải có kiến thức về thị trường hàng hóa giao sau, về tổ chức và hoạt động cũng như quy chế pháp lý dành cho sở.

  • Nhà nước có thể tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn, tổ chức các hội nghị, hội thảo cho các cán bộ doanh nghiệp để giúp họ nâng cao hiểu biết đối với phương thức mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.
  • Nhà nước cần tạo điều kiện cho cán bộ các doanh nghiệp tham quan,khảo sát thị trường nước ngoài, học hỏi kinh nghiệm để có thể sử dụng hiệu quả phương thức mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.
  • Khuyến khích các hình thức phối hợp đào tạo giữa các doanh nghiệp với nhau hoặc doanh nghiệp với các tổ chức khác.

Thực tế, tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa còn có người tư vấn mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa (đó là những người thực hiện tư vấn cho người khác, trực tiếp hoặc gián tiếp, thông qua tài liệu, văn bản hoặc bằng các phương tiện và hình thức truyền thông khác liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa). Tuy nhiên hiện nay chúng ta chưa có các văn bản luật quy định cho hoạt động của những người này. Do đó trong việc hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa cần bổ sung các quy định cho hoạt động của người tư vấn mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng.

Cuối cùng, Việt Nam đã hoàn tất đàm phán để ký kết Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây được kỳ vọng sẽ trở thành một khuôn khổ thương mại toàn diện, có chất lượng cao. Việc tham gia vào TPP sẽ giúp Việt Nam nắm bặt và tận dụng tốt hơn các cơ hội trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực đem lại. Bởi vậy, để xây dựng một thị trường mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa có tính chất chuyên nghiệp, phù hợp với các thị trường quốc tế chúng ta cần nâng cao học hỏi kinh nghiệm, mô hình tổ chức, cách thức quản lý, điều hành…từ các Sở giao dịch hàng hóa của các nước bạn để vận dụng một cách có hiệu quả, phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay.

KẾT LUẬN Khóa luận: Giải pháp pháp luật về mua bán hàng hóa qua giao dịch.

Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa đã hình thành và phát triển rộng rãi, có hiệu quả tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường mua bán này còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Chúng ta có thể thấy được tầm ảnh hưởng của thị trường mua bán này đối với nền kinh tế đất nước cũng như đối với các nhà doanh nghiệp. Thông qua hoạt động này các doanh nghiệp cũng như các thương nhân, các nhà sản xuất có thể hạn chế được rủi ro có thể gặp phải khi gặp các biến động về thị trường và tìm kiếm lợi nhuận. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu trong nước, thu hút đầu tư.

Việt Nam đã bước đầu xây dựng được một hành lang pháp lý phù hợp cho việc hình thành và phát triển thị trường mua bán hàng hóa giao sau có tổ chức. Tuy nhiên các quy định của pháp luật còn khá nhiều bất cập và cần được hoàn thiện. Trên cơ sở đã phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Thông qua bài khóa luận này, tôi mong rằng đã chuyển tải được vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng sở giao dịch như một phương tiện hữu ích trong mua bán hàng hóa. Đồng thời đề ra những biện pháp nhằm tăng cường việc sử dụng sở giao dịch như một công cụ phổ biến đặc biệt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng tại nước ta hiện nay. Khóa luận: Giải pháp pháp luật về mua bán hàng hóa qua giao dịch.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Khóa luận: Pháp luật bảo hiểm xã hội đối với người lao động

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Khóa luận: Giải pháp pháp luật về mua bán hàng hóa qua giao dịch […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993