Khóa luận: Giải pháp PL về tác động môi trường ở các KCN

Rate this post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Giải pháp PL về tác động môi trường ở các KCN hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tốt nghiệp tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: Khóa luận: Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về Đánh giá tác động môi trường ở các khu công nghiệp Việt Nam dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về Đánh giá tác động môi trường trong các khu công nghiệp

Ô nhiễm môi trường hiện nay là vấn đề nóng bỏng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên toàn thế giới. Những tổ chức phi chính phủ vì môi trường được lập ra ở các quốc gia để thực hiện công tác hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường, điển hình như AFD của Pháp. Những hội nghị về biến đổi khí hậu được triển khai trên toàn thế giới để đưa đến cho người dân nhận thức về sự ô nhiễm môi trường hiện nay.

Ở Việt Nam, trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có những chính sách đổi mới về tư duy trong vấn đề bảo vệ môi trường. Công tác quản lý Nhà nước đối với đánh giác tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường đang ngày càng hoàn thiện để tiến tới phát triển bền vững. Trong Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam được phê duyệt bởi Quyết định 153/2004/QĐ-TTg, xác định phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế, phát triển xã hội (thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên)[1].  Đảng và Nhà nước ta đã ban hành những chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường thông qua việc ban hành Luật bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học, Luật bảo vệ rừng … để hướng đến sự phát triển bền vững. Khóa luận: Giải pháp PL về tác động môi trường ở các KCN.

Trên cơ sở Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật từ nay đến 2020, pháp luật về đánh giá tác động môi trường tại các khu công nghiệp hiện nay được xây dựng trên cở sở mục tiêu và quan điểm như sau:

Thứ nhất, về mục tiêu, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về Đánh giá tác động môi trường nói chung và Đánh giá tác động môi trường trong các khu công nghiệp nói riêng một cách đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần bảo vệ môi trường; xây dựng pháp luật trên cơ sở mục tiêu phát triển bền vững, thực hiện quyền con người được sống trong môi trường trong lành theo quy định của Hiến pháp 2013.

Thứ hai, về quan điểm chỉ đạo việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường trong các khu công nghiệp:

  • Cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về bảo vệ, gìn giữ môi trường, quyền con người được sống trong môi trường trong lành.
  • Phát huy tính tích cực, chủ động hội nhập quốc tế trên cơ sở thực tiễn của Việt Nam để học hỏi trong quá trình lập pháp và thi hành pháp luật về Đánh giá tác động môi trường.
  • Phát huy tính dân chủ, tăng cường pháp chế trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thi hành pháp luật.

Thứ ba, về định hướng xây dựng pháp luật về Đánh giá tác động môi trường trong các khu công nghiệp ở Việt Nam bao gồm: hoàn thiện các quy định trong công tác tham vấn cộng đồng; quy định rõ trách nhiệm đối với chủ thể tham gia vào việc lập,thẩm định,phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường; cho phép các doanh nghiệp được lựa chọn quyền tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo Đánh giá tác động môi trường; củng cố hoạt động giám sát sau phê duyệt; nghiêm minh trong xử lý vi phạm pháp luật về Đánh giá tác động môi trường trong các khu công nghiệp.

Có thể bạn quan tâm đến dịch vụ:

===>>> Hỗ Trợ Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Luật

3.2. Kiến nghị cụ thể Khóa luận: Giải pháp PL về tác động môi trường ở các KCN.

3.2.1. Quy định về cơ chế đảm bảo sự tham gia của cộng đồng vào công tác ĐTM

Hiện nay, trong Luật Bảo vệ môi trường 2014 cũng như Nghị định 18/2015/NĐ-CP, Thông tư 27/2015/BTN&MT đã uy định cụ thể hơn về lấy ý kiến của cộng đồng. Tuy nhiên, khái niệm về cộng đồng vẫn còn chung chung, không có quy định nào nói rõ về cộng đồng dân cư là ai? Nên dù quy định cụ thể hơn nhưng vẫn luẩn quẩn “lấy ý kiến của cộng đồng dân cư” là “lấy ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư” nhưng ai là đại diện của cộng đồng dân cư thì lại không có quy định. Điều này dễ dẫn tới việc áp dụng tùy tiện trong thực tiễn. Ở những nước phát triển như Đức trong bộ luật Đánh giá tác động môi trường quy định cần phải tổ chức một phiên điều trần giữa cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và người dân. Tất cả mọi người dân trong vùng ảnh hưởng của dự án đều được tạo điều kiện để tham gia phiên điều trần này. Trong khi đó ở nước ta, mặc dù việc lấy ý kiến của cộng đồng dân cư được quy định ngay từ trong Luật Bảo vệ môi trường 2014 nhưng quy định này vẫn chưa được cụ thể hóa. Vì thế các chủ đầu tư thường xem nhẹ việc này khi thực hiện việc lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường.

Việc khuyến khích sự tham gia của cộng đồng là một trong những giải pháp để thúc đẩy tính thực chất trong hoạt động tham vấn cộng đồng. Và chúng ta có thể học tập các quy định của Canada trong việc cấp kinh phí trong công tác tham vấn cộng đồng để thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng dân cư. Như vậy, chúng ta cần phải có cơ chế đảm bảo sự tham gia của cộng đồng địa phương vào quá trình lập, thẩm định và giám sát thực hiện báo cáo Đánh giá tác động môi trường. Trong đó, quy định đối tượng cần phải lấy ý kiến, thời gian lấy ý kiến và đặc biệt cần phải có diễn đàn tạo điều kiện cho mọi người dân tham gia. Ngoài ra, cũng quy định chủ dự án phải cung cấp những thông tin xác thực để cộng đồng biết về dự án và tham gia ý kiến vào việc lập, thẩm định báo cáo Đánh giá tác động môi trường đối với các dự án xây dựng các khu công nghiệp.

3.2.2 Quy định cụ thể rõ trách nhiệm đối với chủ thể tham gia vào việc lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Hiện nay, báo cáo Đánh giá tác động môi trường được phê duyệt rất nhiều nhưng cũng có rất nhiều báo cáo Đánh giá tác động môi trường làm rất sơ sài những vẫn được thông qua. Sở dĩ có tình trạng này là chúng ta chưa có văn bản cụ thể nào quy định về trách nhiệm của cá nhân, tổ chức tham gia lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường. Vì vậy, để hạn chế tình trạng trên chúng ta nên làm rõ trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào việc lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường đảm bảo trong trường hợp các dự án được phê duyệt làm tổn hại đến môi trường xuất phát từ chất lượng của báo cáo Đánh giá tác động môi trường thì sẽ có chủ thể phải chịu trách nhiệm về hậu quả này. Cụ thể là trong trường hợp báo cáo Đánh giá tác động môi trường được lập với chất lượng không cao, không đánh giá đầy đủ các tác động môi trường cũng như thiếu những giải pháp cần thiết để đảm bảo hạn chế tác động tiêu cực của dự án đến môi trường mà vẫn được phê duyệt thì sẽ xác định trách nhiệm của người phê duyệt, người thẩm định và chủ dự án. Bên cạnh đó, cần quy định trách nhiệm cho Sở TN&MT giám sát việc thực hiện báo cáo Đánh giá tác động môi trường trong khi triển khai dự án.

3.2.3 Cho phép các doanh nghiệp được lựa chọn quyền tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Khóa luận: Giải pháp PL về tác động môi trường ở các KCN.

Ở các nước trên thế giới như Trung quốc, Đức, Mỹ…thường cho phép chủ đầu tư tự đứng ra thuê một tổ chức dịch vụ thẩm định làm công tác thẩm định báo cáo Đánh giá tác động môi trường và chịu trách nhiệm kết quả thẩm định. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường chỉ thực hiện nhiệm vụ thẩm tra kết quả thẩm định.

Để đảm bảo được vấn đề này, chúng ta nên nghiên cứu sửa đổi các quy định hiện nay theo hướng xã hội hóa hoạt động thẩm định giống như một số nước tiên tiến trên thế giới, cụ thể:

Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đưa ra các quy định về điều kiện, năng lực của tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo Đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, cần căn cứ vào tình hình thực tế để đưa ra mức phí thẩm định phù hợp.

Cho phép chủ dự án lựa chọn tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo Đánh giá tác động môi trường và ký hợp đồng dịch vụ thẩm định với tổ chức này.

Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ về báo cáo Đánh giá tác động môi trường, cơ quan quản lý nhà nước về Đánh giá tác động môi trường sẽ thẩm tra kết luận của Tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo Đánh giá tác động môi trường.

3.2.4. Củng cố hoạt động giám sát sau phê duyệt

Công tác sau phê duyệt cần phải được kiểm soát chặt chẽ. Cần có quy định về năng lực giám sát của các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Việc giám sát này phải gắn bó chặt chẽ với quá trình giám sát của chính cộng đồng dân cư.

Bên cạnh đó, năng lực chuyên môn của các cán bộ trong lĩnh vực môi trường các cấp cần được nâng cao để đảm bảo chất lượng của việc đánh giá việc thực hiện báo cáo Đánh giá tác động môi trường. Các quy định về khuyến khích việc giám sát sau phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường và xử lý đối với việc không thực hiện tốt chức năng giám sát cũng cần được quy định cụ thể.

Việc bổ sung nhân lực, trang thiết bị cho việc giám sát cũng rất cần thiết. Đảm bảo và khai thác lực lượng cảnh sát môi trường để đạt được hiệu quả cao bởi hiện nay, lực lượng này là cơ quan chính phát hiện ra nhũng vụ sai phạm về môi trường nhưng quy định về phạm vi hoạt động, thẩm quyền xử lý của cơ quan này vẫn còn chưa rõ ràng. Đề xuất nên mở rộng phạm vi hoạt động và có những chính sách để lôi kéo nguồn nhân lực cho lực lượng này.

3.2.5. Nghiêm minh trong xử lý vi phạm pháp luật về Đánh giá tác động môi trường trong các khu công nghiệp Khóa luận: Giải pháp PL về tác động môi trường ở các KCN.

Hiện nay, trong pháp luật quy định về Đánh giá tác động môi trường chưa có quy định xử lý hành vi vi phạm của người trực tiếp lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường, người thẩm định báo cáo và người phê duyệt báo cáo. Trong khi đó pháp luật Trung Quốc đã có những cơ chế xử lý các hành vi vi phạm của ba chủ thể trên. Theo đó người lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường sẽ bị tước thẻ nghề, thành viên hội đồng thẩm định sẽ bị loại ra khỏi danh sách và nếu để lại hậu quả nghiêm trọng thì thành viên của hội đồng thẩm định có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việt Nam cũng nên học hỏi cơ chế này về việc xử lý vi phạm để tăng chất lượng quản lý cũng như tăng chất lượng của báo cáo Đánh giá tác động môi trường. Ngoài ra, cơ chế xử phạt hành vi sẽ tạo cho các chủ thể này có tính trách nhiệm cao hơn đối với những hành vi của mình.

Ngoài ra, ta có thể hình sự hóa tội phạm liên quan đến hoạt động đánh giá tác động môi trường ở các khu công nghiệp. Việc hình sự hóa hoạt động không thực hiện pháp luật Đánh giá tác động môi trường gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường sẽ tạo nên sự ràng buộc giữa các khu công nghiệp với môi trường, thúc đẩy ý thức bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Sự phát triển mạnh mẽ và những đóng góp to lớn của các khu công nghiệp là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, quá trình phát triển các khu công nghiệp Việt Nam trong thời gian qua còn tồn tại không ít những thách thức, bất cập, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Những bất cập trên nếu không được tháo gỡ nhanh chóng sẽ làm cản trở đến chiến lược phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam. Đánh giá tác động môi trường với vai trò như là một công cụ áp dụng cho tất cả các giai đoạn của tiến trình phát triển, báo cáo Đánh giá tác động môi trường cần phải được thực hiện đúng cách, làm tròn được chức năng vốn có của nó, có vậy mới không dẫn đến việc nhiều dự án được thực hiện gây ra nhiều thiệt hại cho môi trường cũng như đời sống của nhân dân.

Có thể thấy, việc nghiên cứu và hoàn thiện các quy định về Đánh giá tác động môi trường nói chung và hoạt động Đánh giá tác động môi trường ở các khu công nghiệp nói riêng là vô cùng quan trọng. Bởi nó sẽ là một nhân tố quan trọng giúp đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Phát triển bền vững các khu công nghiệp sẽ góp phần vào chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam. Khóa luận: Giải pháp PL về tác động môi trường ở các KCN.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>> Khóa luận: Đánh giá tác động môi trường tại các khu công nghiệp

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>> Khóa luận: Giải pháp PL về tác động môi trường ở các KCN […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993