Khóa luận: Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập công ty cổ phần ở VN

Rate this post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập công ty cổ phần ở VN hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tốt nghiệp tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: Khóa luận: một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động sáp nhập công ty cổ phần tại Việt Nam dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam đã đạt được một số thành tựu nhất định, đặc biệt là những thành tựu kinh tế. Nền kinh tế giờ đây là nền kinh tế thị trường vô cùng rộng mở với nhiều thành phần khác nhau. Số lượng các doanh nghiệp, công ty gia tăng ngày một nhanh chóng. Dẫn đến thị trường M&A nói chung cũng như sáp nhập nói riêng hoạt động ngày càng mạnh mẽ và sôi động, đòi hỏi pháp luật phải có những sự điều chỉnh thích hợp và toàn diện. Đứng trước nhu cầu trên, việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động sáp nhập Công ty cổ phần tại Việt Nam vô cùng cần thiết. Nền tảng pháp luật đầy đủ sẽ là điều kiện rất quan trọng để hoạt động sáp nhập Công ty cổ phần phát triển ổn định, bềnh vững và mang lại nhiều giá trị cho nền kinh tế nước ta.

3.1. Kiến nghị về chính sách pháp luật

Các chính sách pháp luật có một vai trò quan trọng trong việc định hướng cho sự pháp triển của hoạt động sáp nhập Công ty cổ phần. Những chính sách đúng đẵn sẽ mang lại những lợi ích to lớn với hoạt động này.

Thứ nhất, cần phải tạo môi trường thuận lợi và hành lang pháp lý ổn định cho hoạt động sáp nhập Công ty cổ phần thông qua việc xóa bỏ độc quyền ngành trong một số lĩnh vực, mở rộng khả năng tiếp cận quyền kinh doanh của khối doanh nghiệp dân doanh theo mô hình đấu thầu tư nhân đối với quyền khai thác theo tiêu chuẩn chọn thầu là hiệu quả khai thác tối ưu; nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng vốn, tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực khác của đất nước nhằm thực hiện chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế mà Quốc hội đã đề ra.

Mục đích nhằm thu hút được nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài.

Thứ hai, cần có những chính sách khuyến khích hoạt động sáp nhập của các công ty thuộc mọi thành phần. Sử dụng sự liên kết này như một rào cản đối với các vụ sáp nhập có yếu tố nước ngoài bên cạnh những ràng buộc khác của nhà quản lý.

Thứ ba, tạo hành lang pháp lý để thu hút vốn từ nước ngoài thông qua hoạt động mua bán, sáp nhập và tổ chức lại doanh nghiệp; Bảo đảm an ninh xã hội và đảm bảo quản lý, kiểm soát hiệu quả của nhà nước, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế;  Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, phát huy tính cạnh tranh của các thành phần kinh tế.

Thứ tư, hoàn thiện một số chính sách bổ trợ cho hoạt động sáp nhập Công ty cổ phần như: các biện pháp để nâng cao hơn vai trò của hiệp hội doanh nghiệp, các hiệp hội ngành; nâng cao tính minh bạch trong quản trị công ty; giảm thiểu sự can thiệp chính trị hay những quyết định mang tính hành chính đối với hoạt động sáp nhập. Song song với đó, các chính sách kinh tế ngành cũng cần đảm bảo sự hỗ trợ lẫn nhau. Khóa luận: Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập công ty cổ phần ở VN.

Có thể bạn quan tâm đến dịch vụ:

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Luật

3.2. Kiến nghị về các quy định pháp luật

Hoạt động sáp nhập Công ty cổ phần không chỉ là hành vi sáp nhập thông thường. Vì đối tượng của hoạt động sáp nhập rất đặc biệt (công ty-một thực thể pháp lý đang tồn tại), phương thức tiến hành đa dạng, hoạt động sáp nhập công ty vốn đã rất phức tạp và liên quan đến nhiều hệ thống luật như: Luật dân sự với những quy định về tài sản, hợp đồng; Luật doanh nghiệp với các quy định về cách thức hoạt động, vận hành của mỗi loại hình công ty; Luật thương mại với các quy định về quyền tự do đầu tư kinh doanh; Luật đầu tư với những quy định về điều kiện, thủ tục đầu tư cho các nhà đầu tư ..v.v.. Vì thế, để đưa ra được một khung pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động mua bán công ty đòi hỏi sự kết hợp của nhiều ngành luật khác nhau. Hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành phần nào tạo ra một nền tảng pháp lý cho các chủ thể tiến hành hoạt động sáp nhập Công ty cổ phần, tuy nhiên lại thiếu đi những quy định cụ thể để điều chỉnh và hướng dẫn thực hiện hoạt động này. Như vậy, hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay đã sẵn có những quy định mang tính chất nền tảng, những quy định chung cho hoạt động sáp nhập, pháp luật Việt Nam chỉ cần bổ sung những quy định điều chỉnh trực tiếp hoạt động này

  • Trong việc đảm bảo công bằng của hoạt động sáp nhập Công ty cổ phần

Xuất phát từ yêu cầu xây dựng các cơ chế hỗ trợ các quyền để đảm bảo cho các công ty mục tiêu như: khả năng có thể nhận thức được nguy cơ bị thâu tóm; có đủ thời gian cần thiết để xem xét những lời đề nghị hay hành động của công ty nhận sáp nhập; có được những thông tin đầy đủ để đảm bảo cho sự cân nhắc một cách đúng đắn nhất đối với những lời đề nghị hay hành động của bên nhận sáp nhập; có được các quyền cũng như những cơ hội ngang bằng trong khả năng hành động để tương xứng với khả năng hành động của công ty nhận sáp nhập, chúng ta cần hoàn thiện các quy định về công bố thông tin về sở hữu cổ phiếu số lượng lớn theo hướng bổ sung thêm các nội dung bắt buộc trong công bố thông tin. Ngoài các thông tin bắt buộc về người sở hữu cổ phần lớn, các thay đổi tỷ lệ cổ phần và các thông tin bất thường cũng cần quy định thêm về các thông tin: về mục đích sở hữu hay lý do thay đổi, số lượng và chủng loại cổ phiếu, thay đổi phương pháp và giá mua, nội dung các hợp đồng uỷ thác, hợp đồng thế chấp về cổ phiếu sở hữu và các hợp đồng quan trọng nhất. Bên cạnh đó, hoàn thiện hơn nữa các quy định  trong chế định chào mua công khai theo hướng: cho phép công ty mục tiêu được quyền phát hành chứng khoán bổ sung, được quyền mua lại cổ phiếu của chính mình trong thời gian chào mua công khai.

  • Trong việc bảo vệ cổ đông khi sáp nhập Công ty cổ phần Khóa luận: Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập công ty cổ phần ở VN.

Cần hoàn thiện quy định trong chế độ quyền yêu cầu mua cổ phiếu của cổ đông phản đối theo hướng quy định lại căn cứ xác định giá của cổ phiếu theo giá thị trường tại thời điểm cổ đông phản đối có yêu cầu chuyển nhượng lại cổ phần cho công ty. Việc này sẽ giúp cho hoạt động xác định giá rõ ràng và mang lại sự khách quan cho các cổ đông.

Hoàn thiện quy định trong chế định chào mua công khai theo hướng: thiết  lập nguyên tắc cấm các hành vi chào mua với mục đích lũng đoạn  giá; xác định lại thời điểm bảo vệ cổ đông trong thời gian chào mua công khai theo mô hình: trong một thời hạn nhất định sau khi đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước mà không cần sự chấp thuận của cơ quan thẩm quyền đối với chào mua công khai như quy định hiện nay; tạo ra các giải pháp cho cổ đông thiểu số của công ty nhận sáp nhập thông qua quy định “ép mua” đối với những người đã sở hữu một lượng cổ phiếu lớn của công ty mục tiêu nhằm bảo vệ các cổ đông này trước các biện pháp đáp trả cực đoan của công ty mục tiêu; nâng cao tính minh bạch trong quản trị công ty, tạo dựng thiết chế giám sát hiệu quả đối với các hoạt động của Hội đồng quản trị nói chung và việc xác định giá chào bán cổ phần mới nói riêng.

Bổ sung quy định về quyền của cổ đông công ty được yêu cầu tòa án xem xét lại giá mua lại cổ phần/phần vốn góp trong trường hợp cổ đông công ty yêu cầu công ty mua lại cổ phần/phần vốn góp của mình do bất đồng với quyết định của công ty. Hiện nay, Luật doanh nghiệp 2014 đã có quy định cho phép công ty cổ phần mua lại cổ phần của cổ đông nếu cổ đông đó phản đối quyết định về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty. Tuy nhiên, pháp luật chỉ quy định nghĩa vụ mua lại cổ phần này theo giá thị trường hoặc giá quy định theo nguyên tắc tại Điều lệ công ty, nhưng không nêu cụ thể loại giá nào sẽ được ưu tiên áp dụng, cũng như không đưa ra nguyên tắc xác định giá thị trường của cổ phiếu, đặc biệt về thời điểm định giá và định giá cổ phiếu trong Công ty cổ phần chưa niêm yết. Do đó, đề nghị bổ sung vào các văn bản pháp luật về doanh nghiệp nguyên tắc xác định giá mua lại cổ phần, phần vốn góp và ghi nhận quyền của cổ đông công ty được khởi kiện để yêu cầu Tòa án xác định giá mua lại cổ phần trong trường hợp này.

  • Trong việc kiểm soát tập trung kinh tế Khóa luận: Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập công ty cổ phần ở VN.

Việc pháp luật thừa nhận các biện pháp nhằm mục đích chống lại sáp nhập như là các quyền của công ty mục tiêu và các quy định hạn chế sự lạm dụng các quyền này thể hiện tính cân bằng trong việc điều chỉnh hoạt động sáp nhập. Làm thế nào để vừa mở rộng thị trường, nới lỏng các điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước để tăng nguồn vốn, kích thích sự phát triển của nền kinh tế song vẫn phải có những giới hạn để tránh tình trạng lạm quyền, gây độc quyền kinh tế, ảnh hưởng đến sự cạnh tranh công bằng là một câu hỏi không dễ.

Vì vậy, cần hoàn thiện quy định về cổ phiếu quỹ theo hướng ngăn cấm mọi hành vi mua lại cổ phiếu nhằm mục đích lũng đoạn giá hoặc với mục đích không tốt. Áp dụng chế độ minh bạch bắt buộc đối với cổ phiếu quỹ thông qua  các yêu cầu về nội dung thông tin công bố trong trường hợp mua lại cổ phiếu của chính mình: về mục đích mua, số lượng cổ phiếu tối đa dự kiến mua lại, nguồn  vốn để mua lại, nguyên tắc xác định giá, thời gian thực hiện giao dịch, tên công ty chứng khoán được chỉ định để thực hiện giao dịch.

Ngoài ra, cũng có thể điều chỉnh lại những quy định về kiểm soát tập trung kinh tế theo hướng giới hạn hoạt động sáp nhập ở một số ngành nghề nhất định (những ngành nghề đặc biệt, có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến cả kinh tế và xã hội). Nếu như có một sự kiểm soát tốt, vừa đủ để tạo điều kiện thuận lợi cho một môi trường sáp nhập sôi động và mạnh mẽ nhưng cũng ko làm nhẹ đi vai trò quản lý của Nhà nước đối với một hoạt động quan trọng với nền kinh tế, chắc chắc sẽ là cơ sở để hoạt động này phát triển ổn định và bền vững.

  • Trong quan hệ với các nhà đầu tư nước ngoài

Về quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài và tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, chúng ta cần xác định rõ khái niệm nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó cũng cần xây dựng một danh sách thống nhất và duy nhất về các ngành/lĩnh vực có hạn chế về tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài hoặc các điều kiện đầu tư khác. Có thể đề xuất nguyên tắc xử lý các trường hợp nhà đầu tư của các nước không thuộc WTO, theo hướng không hạn chế nếu pháp luật không có quy định hạn chế, nhưng không thuận lợi hơn chế độ đối xử dành cho nhà đầu tư của các nước thành viên WTO. Cuối cùng, về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, các lĩnh vực đầu tư có điều kiện với nhà đầu tư nước ngoài cần được xử lý ở một văn bản riêng hướng dẫn thi hành Luật đầu tư sửa đổi.

Tiểu kết chương III Khóa luận: Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập công ty cổ phần ở VN.

Hoạt động M&A ở Việt Nam đã và đang có giai đoạn phát triển rất sôi động và trong đó, sáp nhập đã trở thành một phương thức phổ biến để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau của các công ty và nhà đầu tư. Về tổng quan, Việt Nam đã có một hệ thống nền tảng các quy định pháp luật về sáp nhập Công ty cổ phần đủ để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp áp dụng khi thực hiện hoạt động này. Tuy nhiên, hệ thống các quy định pháp luật của Việt Nam về sáp nhập Công ty cổ phần còn bộc lộ nhiều bất cập và thiếu đồng bộ, cần phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện. Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập là một vấn đề cấp bách nhằm đảm bảo tuân thủ các cam kết quốc tế của Việt Nam, tạo lòng tin, sự uy tín của các quốc gia trên thế giới. Việc khắc phục những bất cập của các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam cần phải tiến hành đồng bộ, trên nhiều lĩnh vực  có sự liên kết với nhau như quản lý doanh nghiệp, đầu tư, cạnh tranh, thị trường chứng khoán, lĩnh vực ngân hàng, lao động… Nếu làm tốt điều này, chúng ta sẽ tạo ra một môi trường M&A minh bạch, giúp Việt Nam thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư  trực tiếp nước ngoài. Ngoài ra,việc hoàn thiện pháp luật về M&A hay sáp nhập còn góp phần bảo vệ cổ đông thiểu số, người có ít tiếng nói trong doanh nghiệp. Đồng thời, đem lại cho các công ty nội địa cơ hội cơ cấu lại tổ chức, mở rộng thị trường với khả năng tiếp cận vốn và công nghệ tiên tiến.

KẾT LUẬN Khóa luận: Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập công ty cổ phần ở VN.

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp sẽ là động lực để các doanh nghiệp vươn lên, phát triển cả chiều ngang lẫn chiều rộng, và đương nhiên khi đó sẽ có công ty tồn tại, phát triển, sẽ có công ty phá sản, bị thôn tính. Từ đó hình thành nhu cầu cần mua, cần bán, sáp nhập, liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp để lớn mạnh hơn, phát triển hơn và hỗ trợ cho nhau tốt hơn. Tuy nhiên, như đã đề cập, việc sáp nhập công ty không đơn giản như mua bán một sản phẩm hàng hóa thông thường. Một thương vụ sáp nhập thành công hay không phụ thuộc vào vào rất nhiều yếu tố: nhu cầu, giá cả, giải quyết các vấn đề phát sinh hậu sáp nhập…

Với những ưu điểm rõ rệt như giảm thiểu chi phí gia nhập thị trường, tăng sức cạnh tranh, tăng năng suất lao động (đối với bên nhận sáp nhập), hay một cơ hội rút lui hiệu quả khỏi thị trường (đối với bị sáp nhập), sáp nhập Công ty cổ phần đã mang lại nhiều lợi ích cho các bên trong giao dịch. Đồng thời, với tính chất như một hình thức tổ chức lại của các công ty, sáp nhập công ty thực sự trở thành một trong những phương thức mà Nhà nước khuyến khích lựa chọn để tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng phát triển ổn định và bền vững. Giao dịch sáp nhập công ty là một giao dịch rất phức tạp liên quan đến nhiều vấn đề từ quản trị công ty, chứng khoán, ngân hàng đến các lĩnh vực như thương hiệu, định giá, cạnh tranh,… Hiện nay, các văn bản pháp lý thực sự để điều chỉnh hoạt động mua bán, sáp nhập ở Việt Nam còn rất ít, hầu hết đều nằm rải rác ở các điều luật liên quan đến từng vấn đề cụ thể. Với khung pháp lý hiện nay, các nhà đầu tư đang gặp nhiều khó khăn khi tiến hành đầu tư theo hình thức này, đặc biệt là đối với nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, nhà đầu tư trong nước còn khá rụt rè khi tiến hành các giao dịch sáp nhập công ty do thiếu kiến thức chuyên môn và thiếu hiểu biết pháp luật. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động M&A hay hoạt động sáp nhập công ty đang trở thành một nhu cầu cấp thiết hiện nay. Đặc biệt là trong điều kiện những năm tới đây nhiều lĩnh vực như bán lẻ, ngân hàng, chứng khoán, công nghệ thông tin, dược phẩm, v.v.. sẽ chứng kiến nhiều hơn nữa thương vụ sáp nhập ở quy mô lớn, số lượng các giao dịch sẽ tăng nhanh, nếu pháp luật không kịp điều chỉnh sẽ dẫn đến những rủi ro về mặt pháp lý cho bên bán và bên mua, rủi ro về mặt quản lý, điều hành nền kinh tế của Chính phủ. Vì lẽ đó, bản thân các công ty cũng cần phải luôn cập nhập xu hướng của pháp luật, tìm hiểu và nắm rõ những vấn đề pháp lý đối với công ty mình để có thể tự chủ, tham gia hoạt động sáp nhập một cách tự tin và hiệu quả nhất.

Hoạt động xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu, tập trung trí tuệ của nhiều nhà khoa học, nhiều chuyên gia kinh tế, pháp lý. Với những kết quả nghiên cứu được trình bày trong đề tài này, người viết hy vọng góp phần vào việc hoàn thiện khung pháp lý về sáp nhập Công ty cổ phần ở Việt Nam. Do kiến thức còn hạn chế nên người viết không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự góp ý từ các thầy/cô giáo để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Khóa luận: Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập công ty cổ phần ở VN.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Khóa luận: Pháp luật về sáp nhập công ty cổ phần ở Việt Nam

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993