Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Học thuyết Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tốt nghiệp tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: Khóa luận: Học thuyết “Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty” tại Việt Nam dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
Nội dung chính
3.1. Học thuyết “Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty” trong pháp luật doanh nghiệp Việt Nam
Với vị thế của một nền lập pháp đi sau và đa phần là học hỏi, dù còn nhiều hạn chế nhưng pháp luật doanh nghiệp Việt Nam cũng đã thừa nhận và tạo ra những khung pháp lý nhất định để áp dụng học thuyết PCV.
Về cơ bản, có hai luồng quan điểm về học thuyết PCV ở Việt Nam: (1) PCV trong pháp luật Việt Nam được quy định trong hai điều luật về nghĩa vụ của thành viên hay cổ đông trong công ty TNHH và CTCP: Khoản 5, Điều 51 và Khoản 6, Điều 96, Luật doanh nghiệp 2014 và (2) PCV được quy định rải rác trong nhiều điều của pháp luật doanh nghiệp, thường có dạng “người góp vốn/người quản lý phải chịu trách nhiệm liên đới hoặc/và bồi thường thiệt hại” do một hành vi nào đó của mình.[1]
Tuy nhiên, quan điểm cá nhân của tác giá cho rằng, cho dù là cách tiếp cận (1) hay (2) nêu trên thì đây cũng không phải hoàn toàn là nội hàm của học thuyết PCV.
Cụ thể: Khóa luận: Học thuyết Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty.
Theo cách tiếp cận (1) thì PCV chỉ áp dụng cho công ty TNHH hai thành viên trở lên và doanh nghiệp nhà nước (tức công ty TNHH một thành viên có 100% vốn Nhà nước). Điều này tức là loại trừ đi việc áp dụng PCV trong trường hợp là công ty TNHH một thành viên vốn ngoài Nhà nước, trường hợp đáng lẽ phải được áp dụng PCV một cách triệt để nhất bởi sự phổ biến trong việc thành lập loại hình công ty này để lừa đảo tại Việt Nam[2], và công ty cổ phần. Điều này khác với phạm vi chủ thể áp dụng của học thuyết PCV là toàn bộ những doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và người góp vốn/người quản lý điều hành đều được hưởng trách nhiệm hữu hạn.
Theo cách tiếp cận (2) thì các điều luật này mang tính chất là trừng phạt việc núp danh công ty của người góp vốn/hoặc người quản lý điều hành để thực hiện những điều sai trái. Dưới góc độ này thì phát sinh hai vấn đề nằm ngoài nội hàm của PCV.
Thứ nhất, dưới góc nhìn này, tư cách pháp nhân của công ty mà có người góp vốn/hoặc người quản lý bị áp dụng các điều luật này vẫn đương nhiên tồn tại dù người góp vốn/hoặc người quản lý có phải chịu trách nhiệm bởi hành vi của mình gây ra. Ví dụ điển hình nhất là những bê bối xoay quanh việc người quản lý của các ngân hàng bị truy tố về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế hiện nay. Cách tiếp cận này khác với nội hàm của PCV là việc một công ty hoàn toàn bị chi phối bởi người góp vốn/người quản lý điều hành và vốn dĩ bản thân công ty mà người góp vốn/hoặc người quản lý thành lập ra đã không (nên) có (hoặc được trao) tư cách pháp nhân (tùy quan điểm mỗi quốc gia) mà tư cách thực sự của nó chỉ là một công cụ, một phương tiên để người góp vốn/người quản lý điều hành thực hiện hành vi gây thiệt hại của mình và vì thế, đương nhiên là những người góp vốn/người quản lý điều hành của công ty này không thể được hưởng chế độ trách nhiệm hữu hạn.
Thứ hai, mặc dù nhìn nhận theo cách này thì pháp luật doanh nghiệp Việt Nam mở rộng việc áp dụng trách nhiệm vô hạn đối với những người quản lý điều hành/hoặc người góp vốn trong trường hợp CTCP và có tính đến trách nhiệm của công ty mẹ với công ty con. Cụ thể, Khóa luận: Học thuyết Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty.
Đối với thành viên Hội đồng quản trị của CTCP, Khoản 4, Điều 149, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: “Trong trường hợp nghị quyết do Hội đồng quản trị thông qua trái với quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty gây thiệt hại cho công ty thì các thành viên tán thành thông qua nghị quyết đó phải cùng liên đới chịu trách nhiệm cá nhân về nghị quyết đó và phải đền bù thiệt hại cho công ty; thành viên phản đối thông qua nghị quyết nói trên được miễn trừ trách nhiệm.” hay tại Khoản 4, Điều 157, Luật doanh nghiệp 2014 quy định: “Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và nghị quyết của Hội đồng quản trị. Trường hợp điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.”
Đối với quan hệ công ty mẹ – công ty con, Khoản 3, Điều 190, Luật doanh nghiệp 2014 quy định: “Trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.”
Khi xem xét các điều luật này, ta cũng dễ dàng nhận thấy một điều, Luật doanh nghiệp 2014, đối với trường hợp này chỉ đặt ra vấn đề áp dụng trách nhiệm của người quản lý điều hành/người góp vốn trong trường hợp chủ thể này thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mà gây phương hại đến công ty, tức giải quyết quan hệ giữa Công ty và người quản lý điều hành/người góp vốn. Cách tiếp cận này hoàn toàn khác so với bản chất của PCV là phương tiện giúp bên thứ ba loại bỏ vai trò của công ty và yêu cầu người quản lý điều hành/người góp vốn phải chịu trách nhiệm cá nhân cho các hành vi của công ty trước đó, tức PCV giải quyết quan hệ giữa người thứ ba bị thiệt hại và người quản lý điều hành/người góp vốn của công ty.
Như vậy, nói một cách chính xác thì bản thân cách tiếp cận của quy định hiện hành trong pháp luật doanh nghiệp Việt Nam cũng không hoàn toàn là cách tiếp cận theo bản chất của PCV và nếu phân tích một cách kĩ lưỡng thì chỉ một khía cạnh của PCV được phản ánh qua các quy định này.
Có thể bạn quan tâm đến dịch vụ:
3.2. Học thuyết “Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty” trong áp dụng pháp luật doanh nghiệp tại Việt Nam Khóa luận: Học thuyết Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty.
Phải khẳng định một điều rằng, thực tiễn tòa án Việt Nam chưa từng áp dụng PCV dưới bất kì dạng thức nào. Và các cơ quan nhà nước thường giải quyết quan hệ giữa bên thứ ba bị thiệt hại và người quản lý, điều hành/người góp vốn vào công ty dưới những góc độ khác bằng những công cụ khác. Dưới đây, tác giả sẽ đánh giá các hiện tượng pháp lý có thể áp dụng PCV trong thực tiễn áp dụng pháp luật tại Việt Nam.
3.2.1. Thành lập công ty TNHH một thành viên để lừa đảo
Đây là một hiện tượng đã được báo động nhiều năm trước tại Việt Nam. Bởi cách thức thành lập loại hình công ty này rất đơn giản, không cần chứng minh tài chính và chỉ cần một cá nhân cũng có thể thành lập công ty. Về mặt tích cực, đây là hình thức pháp lý đặc biệt ,được cho là tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân, tạo cơ hội để họ dám bỏ vốn kinh doanh. Tuy nhiên, về mặt hạn chế, hình thức pháp lý này lại là việc tạo điều kiện để những thương nhân tư lợi, gây thiệt hại đến nền kinh tế. Lại một lần nữa bài toán để cân đối các yếu tố chưa bao giờ là dễ dàng.
Dưới đây là một ví dụ minh họa điển hình cho hình thức này.
Ngày 28/6/2016, các tỉnh miền tây rúng động vì vụ việc Võ Vũ Bình, Giám đốc công ty Du lịch Đại Dương và hai người cháu ruột của Bình là Võ Hoàng Thám, Giám đốc công ty TNHH một thành viên Hoàng Thuận Phát và Trang Hồng Sơn, Giám đốc công ty TNHH một thành viên thương mại sản xuất Hồng Sơn cũng bị khởi tố về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, số tiền chiếm đoạt lên đến hơn 70 tỷ đồng.[3] Theo điều tra, ông Bình là chủ Công ty Du lịch Đại Dương bằng quan hệ đã được Ngân hàng TMCP Ngoại thương Tây Đô cho vay 60 tỷ đồng, dù tài sản thế chấp chỉ 27 tỷ đồng, hồ sơ vay không đảm bảo, sử dụng vốn vay không đúng mục đích dẫn đến mất cân đối thanh toán. Sau đó, ông Bình chỉ đạo cháu của mình là Trang Hồng Sơn thành lập công ty TNHH một thành viên để tiếp tục vay 60 tỷ đồng tại ngân hàng này nhằm bổ sung vốn lưu động thanh toán tiền thức ăn thủy sản, mua bán sắt thép. Để được giải ngân, ông Sơn sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng khống của các công ty đối tác đàn em. Tài sản đảm bảo của Sơn là mảnh đất trị giá hơn 3,2 tỷ đồng. Trong khi đó, người cháu khác của Bình là Võ Hoàng Thám cũng được chỉ định để thành lập một công ty TNHH khác và thế chấp tài sản trị giá hơn 200 triệu đồng nhưng được vay 15 tỷ đồng. Thám bị mất cân đối, không thể trả được nợ cho ngân hàng. Qua điều tra, số tiền Thám vay được chuyển cho ông Bình sử dụng.
Không đánh giá về các khía cạnh khác của vụ việc, nhìn vào vụ việc này ta có thể thấy rằng cả hai công ty TNHH một thành viên Hoàng Thuận Phát do ông Võ Hoàng Thám làm Giám đốc và công ty TNHH một thành viên thương mại sản xuất Hồng Sơn do Trang Hồng Sơn làm giám đốc lập ra với mục đích duy nhất là một công cụ để ba chú cháu ông Bình thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bởi hai công ty này không hoạt động kinh doanh chính, bị chi phối hoàn toàn bởi giám đốc, tài sản không đủ để thực hiện những giao dịch tín dụng với giá trị gấp hàng chục lần. Dưới góc nhìn của PCV, ta thấy rằng rất dễ hiểu để tòa án xem xét đến người góp vốn/người quản lý để truy cứu trách nhiệm của họ mặc dù tất cả các giao dịch này đểu do pháp nhân thực hiện.
Tuy nhiên, PCV chưa từng được một lần viện dẫn ở các vụ việc tương tự như trên trong suốt quá trình tiến hành xét xử, Tòa án vẫn đương nhiên truy cứu trách nhiệm của người quản lý/người góp vốn với chuỗi hành vi do pháp nhân thực hiện vì có dấu hiệu lừa đảo. Không rõ là một sự ngầm hiểu hay thực ra là tùy tiện trong cách áp dụng pháp luật, nhưng rõ ràng, vắng bóng PCV, việc áp dụng pháp luật trong trường hợp này trở nên thiếu cơ sở, thể hiện sự tùy tiện, vi phạm vào những nguyên tắc cơ bản về tính trách nhiệm hữu hạn và pháp nhân độc lập trong pháp luật doanh nghiệp.
3.2.2. Các tập đoàn đa quốc gia thành lập công ty để trốn thuế Khóa luận: Học thuyết Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty.
Những năm gần đây, báo chí Việt Nam xôn xao dư luận xung quanh việc các ông lớn nước ngoài như Coca–Cola, Keangnam, Adidas, PepsiCo, Nestle hay Metro “không có cơ hội” đóng thuế do liên tục lỗ mặc dù vào thị trường Việt Nam cả chục năm và vẫn đang không ngừng mở rộng sản xuất.[4]
Cách thức thực hiện của các ông lớn này mặc dù chín tin mười ngờ, chưa có những điều tra chính thức nhưng thông qua sự kiện Hồ sơ Panama chấn động toàn cầu, người ta cũng có thể hình dung về các thủ đoạn này.
“Chuyên gia tài chính Peter Pham (người đã có 15 năm kinh nghiệm tham gia thị trường vốn trong vai trò nhà đầu tư và giám đốc quản lý quỹ, nhà tư vấn thị trường vốn có uy tín trên bình diện toàn cầu) cho biết, một công ty đa quốc gia thường sẽ thành lập chi nhánh ở các nước để hoạt động. Những chi nhánh hoạt động hiệu quả sẽ chuyển lợi nhuận của mình về công ty mẹ. Như vậy phần thu nhập tạo ra sẽ bị đánh thuế bởi các chính phủ hoặc là ở công ty mẹ hoặc là ở chi nhánh ở nước ngoài.
Tuy nhiên, để tối thiểu hóa phần thuế phát sinh từ các thị trường nước ngoài, một công ty đa quốc gia sẽ thành lập thêm một công ty con trung gian ở các quốc gia thiên đường thuế.
Các công ty con này thường không thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể. Do đó, nó không cần quan tâm đến việc mua máy móc hay nhập hàng tồn kho. Các công ty này thường sẽ chỉ là một cái tên được đăng ký để hợp thức hóa hay tiến hành các thủ thuật kế toán để lách thuế phát sinh từ các quốc gia khác mà thôi.
Công ty mẹ sẽ chuyển một số tài sản liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ như bằng sáng chế hoặc phát minh cho công ty con ở thiên đường thuế. Công ty con này sẽ khai thác các bằng sáng chế/phát minh để hút phần lớn doanh thu tạo ra tại các công ty con ở các quốc gia khác thông qua hợp đồng sử dụng bản quyền với mức phí cao. Mức phí bản quyền cao dẫn đến kéo giảm lợi nhuận của các công ty con khác, do đó, giảm số tiền đóng thuế tại quốc gia nó đang hoạt động.
Ông cho biết, việc cấu trúc này có hợp pháp hay không sẽ dựa trên liệu hợp đồng mua bán giữa các công ty con với nhau có phải là hoạt động chuyển giá để tránh thuế tại các quốc gia sở tại hay không
Tuy nhiên, vị chuyên gia cũng lưu ý rằng, đối với các ngành nghề được mô tả ở trên, việc xác định có chuyển giá hay không rất khó vì chúng ta không thể dễ dàng lượng hóa được giá trị hợp lý của các hợp đồng liên quan đến sản phẩm sở hữu trí tuệ này.
Các công ty đa quốc gia có thể sẽ cấu trúc mô hình phức tạp hơn với sự tham gia luân chuyển dòng vốn qua nhiều quốc gia hơn. Bằng cách đó, nguồn lợi nhuận từ hoạt động quốc tế sẽ được giữ ở các thiên đường thuế mà không cần chuyển về công ty mẹ. Khóa luận: Học thuyết Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty.
Như vậy, xét dưới góc độ của PCV, các công ty con được thành lập tại thiên đường thuế chỉ là một bức bình phong, một công cụ không hơn không kém để các ông lớn đa quốc gia tối đa hóa các lợi nhuận của mình. Mặc dù, điều khó nhất của câu chuyện không nằm ở việc xác định hình thức công ty có hợp pháp hay không mà nằm ở việc định giá các giao dịch giữa các công ty. Tuy nhiên, PCV vẫn là một nền tảng, một cơ sở pháp lý hợp lý để buộc các ông lớn phải chịu trách nhiệm, tất nhiên là với điều kiện chứng minh được điều kiện tiên quyết vừa đề cập.
3.3. Đánh giá
Nhìn chung, cả về mặt lập pháp lẫn thực tiễn áp dụng pháp luật thì PCV vẫn còn mới mẻ với môi trường pháp lý tại Việt Nam. Các quy định thì chưa thực sự hoàn thiện dưới lý thuyết của PCV và vì vậy, trong quá trình áp dụng, các cơ quan nhà nước thường chọn cách tiếp cận khác để giải quyết vấn đề. Tuy vậy, có thể nhìn nhận rõ, nếu thiếu vắng PCV thì việc áp dụng các cách tiếp cận kia dường như không chỉ thiếu đi nền tảng pháp lý mà còn vi phạm vào các nguyên tắc cơ bản khác trong khoa học pháp lý. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính dự đoán hay tính lường trước của pháp luật.
Phạm vi khóa luận này không cố gắng để tìm ra giải pháp cho việc hoàn thiện những vấn đề nêu trên ở Việt Nam, bởi cá nhân tác giả cho rằng, nếu chưa thực sự tìm ra được lời giải cuối cùng về cách thức áp dụng PCV (như đã đề cập ở chương 2) thì mọi đề xuất đều trở nên sáo rỗng. Hi vọng rằng, với một công trình nghiên cứu lớn hơn, sau khi đã tìm ra được câu trả lời cho việc áp dụng PCV chính xác và hiệu quả, pháp luật Việt Nam có thể thừa nhận và đưa nó vào đời sống như một cách thức hiệu quả để đảm bảo sự công bằng giữa các chủ thể trong nền kinh tế.
KẾT LUẬN Khóa luận: Học thuyết Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty.
Xuất phát từ những đòi hỏi chính đáng của những người bị thiệt hại bởi sự khiếm khuyết của pháp luật, học thuyết PCV được hình thành và đã trải qua một chặng đường dài trong quá trình phát triển. PCV được chào đón ở nhiều nền tài phán khác nhau điển hình như Hoa Kỳ và ngày càng được nhiều quốc gia thừa nhận để hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình, trong đó có cả Việt Nam. Tuy vậy, cũng còn không ít các Tòa án dè chừng trong việc áp dụng nó, có lẽ bởi sự đối chọi của học thuyết này với hai nguyên tắc được coi như là nền tảng cơ bản trong pháp luật công ty: tính trách nhiệm hữu hạn và tư cách pháp nhân.
Nhưng cho dù được đón nhận hay không, cũng không ai có thể phủ nhận được mục đích tốt đẹp của học thuyết này cũng như bao các học thuyết pháp lý khác, được đăt ra để đảm bảo sự công bằng nhất cho các bên trong quan hệ pháp lý dù là trong nước hay nước ngoài, từ đó đảm bảo sự lành mạnh trong nền kinh tế.
Pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng pháp luật tại Việt Nam bằng cách này hay cách khác, dưới góc độ này hay góc độ khác cũng đã cho thấy những dấu hiệu của việc thừa nhận không hoàn toàn học thuyết này. Tuy nhiên, vì lịch sử pháp lý của Việt Nam là một lịch sử của một quốc gia học hỏi, nên không thể kỳ vọng những sự tiếp cận có logic hơn khi mà trên thế giới cho đến nay, vẫn còn nhiều những tranh cãi trái chiều xung quanh việc áp dụng học thuyết này.
Tuy nhiên, với những nỗ lực to lớn và sự đầu tư quy mô, các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý trên thế giới đã và đang dần làm sáng tỏ hơn cách áp dụng học thuyết này. Và với triển vọng đó, hi vọng rằng Luật doanh nghiệp của Việt Nam sẽ sớm có cơ sở khoa học vững chắc để đưa ra những lý giải cụ thể cho các quy định về PCV còn bỏ ngỏ hiện nay. Khóa luận: Học thuyết Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietthuethacsi.com/ – Hoặc Gmail: dicvuluanvanthacsi@gmail.com
[…] ===>> Khóa luận: Học thuyết Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty […]