Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tốt nghiệp tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: Khóa luận: Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
Nội dung chính
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua một quá trình hình thành và phát triển, pháp luật công ty đã có một chặng đường dài để định hình hai nguyên tắc cơ bản, được coi là nền tảng: “tính trách nhiệm hữu hạn” và “tính độc lập của pháp nhân”. Tuy vậy, tiến trình lịch sử này phản ánh không ít những vụ tranh chấp liên quan đến vấn đề hai nguyên tắc này bị các thương nhân lợi dụng với mong muốn đem lại lợi ích riêng cho mình và gây phương hại đến các chủ thể khác trong nền kinh tế.
Các luật gia trên khắp thế giới đã nỗ lực để tìm gia giải pháp nhằm hạn chế vấn đề nêu trên. Và một trong số đó là việc áp dụng Học thuyết “Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty” (Piercing the Corporate Veil doctrine – PCV). Điều đó đồng nghĩa với việc, khi tòa án áp dụng học thuyết này, tức là họ đã thực hiện một ngoại lệ của đồng thời hai nguyên tắc cơ bản: “tính trách nhiệm hữu hạn” và “tính độc lập của pháp nhân”.[1]
Tuy vậy, câu chuyện chưa bao giờ là đơn giản bởi cho đến nay, việc áp dụng học thuyết này như thế nào vẫn là một “cuộc chiến tranh tư duy” còn dang dở. Lý do cho những sự mâu thuẫn này, một phần vì kết quả của bài toán ngoại lệ cho một nguyên tắc đã có bề dày lịch sử cũng như những lợi ích đáng kể về mặt kinh tế và pháp lý – tính trách nhiệm hữu hạn – chưa bao giờ là đơn giản, một phần khác được hình thành từ sự đa dạng, khác biệt trong cách tiếp cận, nhìn nhận nguyên tắc “pháp nhân độc lập” của các nền tài phán. Khóa luận: Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty.
Bằng cách học hỏi và tiếp nhận pháp luật, dù chưa có một nền tảng lý thuyết vững chắc nào, nhưng pháp luật công ty Việt Nam cũng đã và đang thừa nhận và tiếp thu sự tồn tại của học thuyết này, biểu hiện qua những điều luật tản mạn trong luật doanh nghiệp các thời kỳ. Tuy vậy, Việt Nam chưa từng ghi nhận một thực tiễn áp dụng pháp lý nào về việc người góp vốn hoặc người quản lý chịu trách nhiệm cho hành vi của pháp nhân được tiếp cận dưới góc độ của học thuyết này.
Có thể nói rằng PCV, một học thuyết đã gây nên sự tranh cãi từ những thập nhiên 80 của thế kỉ XIX trên thế giới, hiện còn vô cùng mới mẻ với cả pháp luật thực định cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật tại Việt Nam. Chính sự mới mẻ này đã khuyến khích cho việc nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật công ty cũng như việc áp dụng pháp luật đó trên thực tế.
Vì lý do nêu trên, tác giả quyết định lựa chọn HỌC THUYẾT “XUYÊN MÀN TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CÔNG TY” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp chương trình đào tại cử nhân luật kinh doanh của mình.
Có thể bạn quan tâm đến dịch vụ:
2. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Như đã trình bày ở trên, cho đến nay, cuộc tranh luận về cách áp dụng PCV một cách hợp lý vẫn chưa đến hồi kết, vẫn tồn tại nhiều ý kiến trái chiều về học thuyết này, thậm chí có những nghiên cứu còn nhận định việc áp dụng nó như một bãi đầm lầy (“morass”).[2]
Với mục tiêu và thời gian có hạn của một khóa luận, bài luận này không tham vọng tìm ra giải pháp cho những cuộc tranh luận nêu trên. Mục đích của tác giả khi thực hiện công trình nghiên cứu này để: (1) Người đọc có những cái nhìn cơ bản nhất về học thuyết; và (2) Thông qua việc phân tích các vụ kiện thực tế để hiểu hơn về cách áp dụng của học thuyết này.
Để đạt được mục đích này, tác giả đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu đồng thời cũng là phạm vi nghiên cứu của đề tài này như sau:
- Trình bày nền tảng pháp lý của Học thuyết – Lịch sử hình thành, vai trò của “tính trách nhiệm hữu hạn” và cách tiếp cận chế định “pháp nhân độc lập” trên thế giới;
- Giới thiệu và phân tích khái niệm học thuyết PCV;
- Trình bày lịch sử hình thành của học thuyết PCV;
- Giới thiệu về việc áp dụng học thuyết và đưa ra các vụ việc (“case study”) để minh chứng;
- Phân tích các quy định về PCV trong pháp luật doanh nghiệp Việt Nam và đánh giá các hiện tượng pháp lý có thể áp dụng PCV trong thực tiễn áp dụng pháp luật tại Việt Nam.
Tác giả mong muốn rằng, khóa luận này có thể đem đến cho những người quan tâm đến lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, có thêm những góc nhìn về một vấn đề còn ít được tìm hiểu và khai thác tại Việt Nam, về một học thuyết đã được thừa nhận trong Luật doanh nghiệp mà ít nhiều còn gây tranh cãi trên thế giới. Đồng thời, thông qua khóa luận này, tác giả hy vọng rằng đây sẽ là một nguồn tham khảo hữu ích cho các bạn sinh viên có quan tâm đến PCV.
3. Đối tượng nghiên cứu Khóa luận: Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty.
Học thuyết “Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty” và sự tiếp thu học thuyết này trong pháp luật công ty ở Việt Nam cũng như thế giới.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp.
Đề tài sử dụng tài liệu tham khảo từ các án lệ, sách, bài nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài này. Từ những phân tích các tài liệu nêu trên, tác giả sẽ so sánh với tình hình thực tế của Việt Nam và đưa ra những kiến nghị phù hợp
5. Bố cục đề tài
Kết cấu của đề tài bao gồm 3 chương:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận về Học thuyết “Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty”
- Chương 2: Áp dụng Học thuyết “Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty”
- Chương 3: Học thuyết “Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty” tại Việt Nam
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỌC THUYẾT “XUYÊN MÀN TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CÔNG TY”
1.1 Tính trách nhiệm hữu hạn và tư cách pháp nhân của công ty
Lịch sử phát triển của pháp luật công ty gắn liền với hai nguyên tắc cơ bản là “tính trách nhiệm hữu hạn” (“limited liability”) và “tính độc lập của pháp nhân độc lập” (“separate legal personality”).
Ban đầu, những người góp vốn tập hợp lại với nhau như một hội đoàn, cùng nhau làm ăn, cùng nhau chia sẻ lợi ích và rủi ro. Công ty lúc này nếu tồn tại chỉ như một cơ chế giúp cho việc hoạt động và phân chia lợi nhuận giữa những người góp vốn được dễ dàng và thuận tiện.[3] Khi này, người tham gia góp vốn phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với những nghĩa vụ của công ty.
Song hành cùng sự phát triển của kinh tế, việc kinh doanh dần trở nên phức tạp và rủi ro hơn, khiến người góp vốn phải đối mặt với tâm lý e ngại khi bỏ vốn vào nền kinh tế. Để thúc đẩy việc đầu tư, các nhà làm luật đã từng bước trao cho người góp vốn vào công ty những đặc quyền nhất định để bảo vệ họ trước những rủi ro người góp vốn có thể gặp phải trong những giao dịch của công ty. Từ đó, tính trách nhiệm hữu hạn của người góp vốn ra đời. Người góp vốn khi này chỉ phải chịu trách nhiệm với các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn mình đã góp. Khóa luận: Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty.
Để đảm bảo được tính trách nhiệm hữu hạn này, công ty đã được các nhà lập pháp trao cho một tư cách: Tư cách pháp nhân – Một “tấm màn” (“corporate veil”) bảo vệ người góp vốn.[4] [Cách thức mà “tấm màn” này đảm bảo sự hợp lý và hợp pháp của tính “trách nhiệm hữu hạn” qua đó bảo vệ người góp vốn sẽ được phân tích cụ thể tại Mục 1.1.4].
Như vậy, có thể nhận định rằng, “tính trách nhiệm hữu hạn” và “tư cách pháp nhân” là công cụ để bảo vệ hữu hiệu cho công việc làm ăn kinh doanh của các thương nhân.
Tuy nhiên, tâm lý “được voi đòi tiên” đã khiến người góp vốn có xu hướng lạm dụng các nguyên tắc này để tạo ra những hành vi lừa gạt (“fraud”), che giấu (“concealment”), lẩn tránh (“evasion”) khỏi các trách nhiệm thực sự của mình. Hệ quả là làm phương hại đến các chủ thể khác trong nền kinh tế.
Trong những trường hợp này, một trong những cách mà tòa án có thể giải quyết vấn đề là thực hiện việc xuyên thủng tấm màn (“corporate veil”). Học thuyết “Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty” về cơ bản ra đời trên nền tảng như vậy.[5]
Với mục đích phần nào đó giúp người đọc sáng tỏ về nền tảng của PCV, bài luận này dành một phần để trình bày sơ qua những điểm trong nội dung của hai nền tảng này mà tác giả nhận định là quan trọng, liên quan đến học thuyết này.
1.1.1 Nguồn gốc pháp lý của tính trách nhiệm hữu hạn
Sự phát triển kinh tế luôn đi kèm với mong muốn mở rộng sản xuất của chủ doanh nghiệp. Muốn thế họ cần phải huy động vốn từ nhiều người khác nhau và phải sẵn sàng chia sẻ quyền điều hành với những người đó. Điều này phát sinh nhu cầu góp vốn. Đối với chính quyền thì nhu cầu này có lợi cho nền kinh tế nói chung.
Tuy nhiên, quy định về “trách nhiệm vô hạn” là một rào cản quá lớn để người đầu tư có thể bước qua tâm lý ngần ngại bỏ vốn. Bởi một khi doanh nghiệp thua lỗ, họ không chỉ phải mang tài sản góp vào công ty để trả nợ mà thậm chí còn phải về nhà lấy thêm tiền nuôi vợ con để trả khoản nợ ấy. Và vì vậy, bằng cách tạo ra các loại hình công ty khác nhau mà độc lập về mặt địa vị pháp lý với người góp vốn, chính quyền trao cho người tham gia góp vốn “trách nhiệm hữu hạn”, ban đầu là những người góp vốn không tham gia quản lý sau đó là tất cả những người góp vốn. Bằng cách này, nếu khi kinh doanh thua lỗ, người tham gia góp vốn chỉ mất số tiền họ đã bỏ vào công ty (hữu hạn). Và vì thế, khái niệm về “trách nhiệm hữu hạn” đã ra đời.[6]
Cho đến nay, nội dung về tính trách nhiêm hữu hạn của công ty dường như trở thành lý thuyết căn bản trong khoa học pháp lý và được thừa nhận rộng rãi ở Việt trong Luật Công ty đầu tiên ra đời năm 1990, Luật Doanh nghiệp 2000 và Luật Doanh nghiệp 2005. Luật doanh nghiệp 2014[7] tiếp tục khẳng đinh nguyên tắc này tại Điểm a, Khoản 1, Điều 47: “Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp”; Khoản 1, Điều 73: “Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty” và Điểm c, Khoản 1, Điều 110 “Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp”
Nội dung tưởng chừng cơ bản này đã được thừa nhận trong pháp luật về công ty ở Việt Nam từ những thập niên 90 của thế kỉ trước và tất yếu là một sự kế thừa từ các nền lập pháp tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên, việc xác định lịch sử trong câu chuyện hình thành của tính “tính trách nhiệm hữu hạn” chưa bao giờ là dễ dàng. Theo J.Mickletwait và A.Woolridge (2003)[8], dấu hiệu về loại hình lâu đời nhất của Công ty được ghi nhận từ khoảng 3.000 năm trước Công nguyên, từ người Assyria, Phoenicia rồi người Hy Lạp.[9] Nhưng mãi đến thời La Mã cổ đại, tính trách nhiệm hữu hạn mới được nhen nhóm hình thành trong các corpora hay collegia (công ty). Khóa luận: Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty.
Sự phát triển của tính trách nhiệm hữu hạn sau đó song hành cùng với sự ra đời và bánh trướng mạnh mẽ của công ty cổ phần (CTCP) ở Mỹ và khắp châu Âu.
Tuy vậy, việc các công ty bán cổ phần trên thị trường tạo ra những sự lũng loạn, cơn sốt giá và phá sản do những người đầu cơ gây ra khiến Quốc hội Anh phải ban hành việc hạn chế thành lập CTCP và tính trách nhiệm hữu hạn khi này tại Anh cũng chỉ được áp dụng cho lĩnh vực kinh doanh quốc tế. Cho đến năm 1441, chỉ có một vài trường hợp thành viên của một công ty đủ tư cách được trao tính trách nhiệm hữu hạn đầy đủ trong tư duy pháp lý ở Anh.[10]
Trong khi ở Mỹ, CTCP vẫn phát triển rất mạnh mẽ. Năm 1811, bang New York còn ban bố luật để mở rộng tính trách nhiệm hữu hạn sang cả các công ty sản xuất. Tiền vì thế ùn ùn đổ về bang này và tính trách nhiệm hữu hạn trở nên phổ biến vì bang nào không dùng đến nó sẽ không thu hút được đồng vốn. Đến năm 1855, Anh cũng không thể đứng ngoài cuộc cuộc chơi này, và vì vậy trước nỗi sợ mất doanh nghiệp, cùng năm đó Anh đã ra Luật về trách nhiệm hữu hạn (“Limited Liability Act”). Do có sự khác biệt về văn hóa, Pháp có những bước tiến chậm hơn vì thế khi đến năm 1863, luật công ty trách nhiệm hữu hạn mới ra đời ở nước này.[11]
Tuy nhiên, ngay cả khi có Đạo luật về trách nhiệm hữu hạn thì vẫn xảy ra nhiều cuộc tranh luận nảy lửa trước khi đưa ra được kết luận cuối cùng về ý niệm trọn vẹn của tính trách nhiệm hữu hạn trong công ty 12. Cho đến khi có phán quyết của Thượng Nghị viện Anh (“House of Lords”) trong vụ kiện Salomon vs. Salomon & Co. (1897), các ý niệm về tính trách nhiệm hữu hạn trong công ty mới được củng cố. Vụ kiện này được xem như là một vụ kiện mang tính bước ngoặt (“a landmark case”) và là hòn đá tảng (“keystone”) của pháp luật về công ty hiện đại.[12] Trong vụ này, Thẩm phán Halsbury đã đưa ra những nhận định nổi tiếng:
“Công ty hoặc là một thực thể pháp lý hoặc không phải là thế. Nếu là một thực thể thì công việc kinh doanh là của nó chứ không phải của ông Salmon. Nếu nó không phải là một thực thể thì không có một ai hay một vật nào được nó ủy quyền cho một quyền hành gì; và không thể cùng lúc nói rằng vừa có một công ty và vừa không có một công ty.”[13] hay
“Một công ty là một thực thể pháp lý, phân biệt với chủ sở hữu và người điều hành, thì cá nhân không phải chịu nghĩa vụ đối với các nghĩa vụ của công ty. Do đó, các chủ nợ không thể đi ra sau tấm màn công ty (“the corporate veil”) để theo đuổi các cổ đông cũng như người điều hành công ty hoặc các công ty con của công ty cho các khoản nợ của công ty đó. Một cách công bằng, các chủ nợ của người quản lý công ty cũng không thể theo đuổi công ty đối với các khoản nợ của cá nhân người quản lý đó.” [14]
Như vậy, trong ngôn ngữ của khoa học pháp lý, trách nhiệm vô hạn là khi một người phải dùng tất cả tài sản mình đang có để thực hiện nghĩa vụ và/hoặc trách nhiệm với một người khác. Một người chịu trách nhiệm hữu hạn trong công ty tức là chỉ phải dùng số tài sản mình đã bỏ vào công ty để thực hiện nghĩa vụ và/hoặc trách nhiệm với chủ thể khác.16
1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của tính trách nhiệm hữu hạn của Công ty Khóa luận: Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty.
Mở đầu bài viết “Trách nhiệm hữu hạn trong bối cảnh lịch sử” (“Limited Liability in historical perspective”)[15], G. KEMPIN, JR.[16] khẳng định rằng: “Đối với công chúng, không có thuộc tính nào của công ty hiện đại gắn liền với nó hơn là tính trách nhiệm hữu hạn của các cổ đông”.[17] Điều này đủ cho ta thấy phần nào đó vai trò quan trọng của tính trách nhiệm hữu hạn trong đời sống của các công ty.
Xét về mặt kinh tế, đặt chế độ trách nhiệm hữu hạn vào công ty khiến cho hiệu quả kinh tế được đẩy lên cao nhất. Hai tác giả Reiner R. Kraakman và Henry Hansmann (2004)[18] đã có những bình luận khá hay về khía cạnh này. Hai ông cho rằng:
Cách làm này thuận tiện khi cho phép chủ nợ của doanh nghiệp có quyền ưu tiên tiếp cận tài sản doanh nghiệp, trong khi chủ nợ của người góp vốn có quyền ưu tiên tiếp cận tài sản của người góp vốn. Việc đặt chế độ trách nhiệm hữu hạn lên công ty để tách bạch nợ công ty và nợ của người góp vốn khiến cho chủ nợ xác định được mình phải đòi ai, và đòi ở đâu.
Từ đó tiết kiệm đáng kể những chi phí trong việc thu hồi nợ.
Nó giúp cho các doanh nghiệp làm ăn lớn, có nhiều công ty con, có khả năng chia rủi ro khi giao dịch ra làm nhiều phần nhỏ. Điều này cũng giúp các doanh nghiệp lớn có khả năng thế chấp một phần tài sản làm đảm bảo khi vay nợ dễ dàng hơn, từ đó giúp chủ nợ khoanh vùng khối lượng tài sản cần theo dõi.
Bằng việc quy định trách nhiệm hữu hạn, phần nào đó, luật công ty đã chuyển rủi ro về tài chính từ nhà đầu tư sang cho chủ nợ. Nhà đầu tư đã sẵn sàng mất tiền, trong khi chủ nợ có động cơ hơn để đòi giám sát hoạt động của công ty. Từ đó buộc chủ nợ phải tham gia giám sát hoạt động của công ty một cách chặt chẽ hơn.
Xét về tính công bằng, công ty và người góp vốn là hai chủ thể tách biệt nhau. Hàng chục, hàng trăm người góp vốn có thể cùng tham gia một công ty, nhưng những người thực sự vận hành nó lại ít hơn con số này, thậm chí chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Hệ quả là, sẽ có những nhà đầu tư rơi vào thế đặt tài sản của mình vào tay người khác quản lý. Để các nhà đầu tư hạn chế các rủi ro mình phải đối mặt (do đã biết trước được cái giá đắt nhất họ phải trả) khi bỏ vốn, đồng thời nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư bỏ vốn hơn nữa, pháp luật đặt ra vấn đề giới hạn trách nhiệm cho những người góp vốn.[19] Và khi này, công ty trở nên tách biệt với người bỏ vốn, trở thành một “tấm màn”, một “công cụ” bảo vệ người góp vốn.[20]
Về vấn đề này luật sư Nguyễn Ngọc Bích đã có một ví von rất hay: “Bỏ vốn vào một loại hình công ty mà được hưởng chế độ trách nhiệm hữu hạn với bỏ vốn vào một loại hình công ty mà phải chịu trách nhiệm vô hạn y như khi nói lên xe đạp thì phải đạp, còn lên xe máy thì khỏi đạp.” [21]
1.1.3. Tư cách pháp nhân của công ty – Công cụ hợp lý và hợp pháp hóa tính “trách nhiệm hữu hạn”
Cho đến nay, mặc dù chưa có một định nghĩa chính xác nào về pháp nhân nhưng các quốc gia đều thừa nhận sự tồn tại của nó. [22] Hiểu một cách đơn giản, pháp luật bằng những quy định của mình tạo ra cơ sở để hình thành một “con người”, mặc dù không có tứ chi, ngũ quan nhưng về mặt pháp lý có địa vị pháp lý bình đẳng như một “tự nhiên nhân”.
Có nhiều các học thuyết pháp lý khác nhau để các quốc gia sử dụng làm cơ sở cho các quan điểm của mình về pháp nhân.[23] Hiện nay, có hai quan niệm quan trọng và cơ bản: Khóa luận: Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty.
Quan điểm thứ nhất, quan điểm thắng thế trong nền tài phán Hoa Kỳ, cho rằng quá trình thành lập một công ty là đặc quyền (“privilege”) mà chính phủ trao cho công dân của họ. Dưới cách tiếp cận của quan điểm này, việc một công ty được thành lập là dựa trên một sự cho phép của chính phủ. Hệ quả là, chính phủ có quyền điều chỉnh tất cả các vấn liên quan đến sự tồn tại hay chấm dứt của các công ty. Như vậy, quyền sử dụng hình thức công ty để kinh doanh luôn tồn tại song hành cùng với nghĩa vụ vận hành công ty một cách có trách nhiệm. Trường hợp công ty bị lạm dụng, thì chính phủ có nghĩa vụ phải tước đi “đặc quyền” đó. Tư duy này đã đưa đến việc hình thành khái niệm “trách nhiệm xã hội” của doanh nghiệp như là một tiêu chuẩn hành vi đối với các công ty, đặc biệt là các tập đoàn xuyên quốc gia, trong bối cảnh hiện nay xuất hiện những chỉ trích mạnh mẽ đối với việc sử dụng công ty như một lá chắn của các thương nhân và trách nhiệm hữu hạn bị cho là gây ra sự vô trách nhiệm về tài chính. Lý thuyết này tạo ra những bước đi quan trọng trong tư duy của người dân Mỹ qua nhiều năm.
Đứng ở một góc độ khác, dưới góc nhìn của các lý thuyết về hợp đồng, quan điểm thứ hai giải thích bản chất của công ty là một thỏa thuận giữa các cá nhân riêng rẽ hay nói cách khác là một bản hợp đồng. Theo đó, trách nhiệm hữu hạn của các thành viên/cổ đông là kết quả của sự tự do ý chí, tự do thỏa thuận của các bên thay vì là một hành động hay một sự can thiệp của chính phủ. Lý thuyết này cũng cho rằng chính phủ nên tôn trọng sự thỏa thuận này và kết quả là tòa án chỉ nên xuyên qua bức “bình phong” trong trường hợp có sự vi phạm về hợp đồng.[24]
Việc hiểu rõ về cách tiếp cận của hai quan điểm này là vô cùng quan trọng vì qua đó ta có thể lý giải được tại sao có những nền tài phán rất dễ dàng chấp nhận và áp dụng PCV (như Hoa Kỳ) nhưng một số khác thì không (như Anh).
Sẽ là một câu chuyện dài khi tiếp tục bàn về “tư cách pháp nhân của công ty”. Tuy nhiên, khác với lịch sử phát triển của “tính trách nhiệm hữu hạn”, quan tâm đến sự phát triển của các lý thuyết về pháp nhân có lẽ là không cần thiết trong phạm vi bài luận này. Điều quan trọng hơn cần giải quyết là bằng cách nào “tư cách pháp nhân” bảo đảm được tính “trách nhiệm hữu hạn” trong công ty?
Dưới góc nhìn của tư cách pháp nhân này, tư duy của vấn đề sẽ đồng thời xảy ra hai điều sau: (1) công ty tồn tại một cách độc lập với người tham gia góp vốn hay nói cách khác công ty có quyền và nghĩa vụ tách bạch khỏi các thành viên/cổ đông của nó; và (2) việc góp vốn của thành viên/cổ đông sẽ giống như việc “trao đổi” tài sản giữa thành viên/cổ đông đó và một “người” khác – công ty, cụ thể là thành viên/cổ đông sẽ chuyển giao tài sản của mình cho công ty thông qua việc góp vốn nhờ vậy công ty có vốn để tiến hành hoạt động kinh doanh và đổi lại công ty “chấp nhận” để thành viên được hưởng một khoản lợi nhuận nếu công ty làm ăn sinh lời.
Bằng cách này, khi công ty tham gia một giao dịch, quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch hoàn toàn thuộc về công ty và công ty chỉ sử dụng tài sản của mình để thực hiện các nghĩa vụ của chính nó mà không được với tay đến tài sản của người khác – thành viên/cổ đông của nó. Ngược lại, người góp vốn vì đã “trao đổi” tài sản với công ty, nên số tiền tối đa họ sẽ mất chính bằng số tiền đã “trao đổi” đó, nhờ vậy, phạm vi của rủi ro chỉ nằm trong số vốn họ đã góp vào. “Tư cách pháp nhân” vì thế được xem là một công cụ để hợp lý và hợp pháp hóa tính “trách nhiệm hữu hạn” của các thành viên/cổ đông trong công ty.[25]
1.1.4. Việc lợi dụng tính “trách nhiệm hữu hạn” của người góp vốn Khóa luận: Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty.
Mặc dù có rất nhiều ưu điểm [đã chỉ ra ở Mục 1.1.2], nhưng như một con dao luôn có hai lưỡi và một đồng xu luôn có hai mặt, vấn đề trách nhiệm hữu hạn không dừng lại ở những lợi ích. Chế định này cũng vấp phải những chỉ trích trái chiều. Nhiều người cho rằng, bản chất của vấn đề này thực ra chỉ là sự chuyển dịch rủi ro từ nhà đầu tư sang cho xã hội. Những lập luận được đưa ra đứng dưới góc độ tâm lý của những người bỏ vốn. Họ cho rằng, việc người góp vốn có được trách nhiệm hữu hạn tức là họ đã xác định từ trước số tài sản tối đa mà họ chắc chắn mất, vì vậy họ sẽ có xu hướng lạm dụng đặc quyền này để tham gia vào các giao dịch có tính rủi ro cao thậm chí trở nên thiếu trách nhiệm với các giao dịch của mình, gây ảnh hưởng đến các chủ thể khác trong nền kinh tế. Cũng giống như hiện tượng Moral Hazard (“Suy thoái đạo đức”)[26] trong bảo hiểm, đây là điều mà pháp luật công ty cũng cần tính đến.
Một ví dụ điển hình cho vấn đề này là hình thức công ty TNHH một thành viên. Một người góp vốn với những bước đăng ký hết sức đơn giản có thể lập ra một công ty và trên cơ sở đó hưởng chế độ trách nhiệm hữu hạn. Người này, sau khi thất bại với các giao dịch rủi ro cao hoặc mắc kẹt với những khoản nợ vượt quá khả năng chi trả, có thể xin phá sản công ty và thành lập một công ty khác mà không chịu ảnh hưởng gì từ những món nợ cũ. Tòa án xét xử vụ việc trên đây, đánh giá đây là một hành vi liều lĩnh (hazard) và là sự “chuyển rủi ro của bản thân cho xã hội vì mục đích tư lợi”[27]
Một ví dụ khác, X cam kết không tham gia vào thị trường cạnh tranh với Y để đổi lấy những lợi ích vật chất nhất định. Nhưng sau đó, X lại thành lập công ty A để cạnh tranh với Y trong cùng một thị trường. Khi này, về lý thuyết, công ty A mới là chủ thể cạnh tranh với Y và vì vậy X vẫn giữ lời hứa của mình là không cạnh tranh với Y. Tòa án xét xử vụ việc trên cũng đánh giá công ty A khi này chỉ là một sự giả tạo, một bức bình phong của X nhằm vi phạm hợp đồng đã ký trước đó với Y. [28]
Ngày nay, vấn đề này càng trở nên nóng bỏng kể từ sau vụ nhà máy Bhopal gây thiệt hại ở Ấn Độ, vượt xa mức số tài sản thực của công ty hay vụ Hồ sơ Panama tiết lộ một số lượng khủng khiếp các thông tin liên quan đến việc các cá nhân thành lập các công ty con để lợi dụng thiên đường thuế Panama hòng trốn thuế.
Đối mặt với tính lịch sử lâu đời cũng như lợi ích to lớn của tính trách nhiệm hữu hạn như đã phân tích nêu thì việc đưa ra một giải pháp để giải quyết chưa bao giờ là dễ dàng. Một trong các biện pháp phổ biến nhất hiện nay được áp dụng là việc sử dụng học thuyết “Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty” như đã nêu ở trên. Bằng cách này chủ nợ có thể với tay đến số tài sản riêng của người góp vốn, độc lập với công ty trong một số trường hợp thông qua việc yêu cầu tòa án xuyên thủng “tấm màn che” của công ty, để ngăn chặn sự lợi dụng hình thức công ty của người góp vốn hòng tư lợi.
1.2. Học thuyết “Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty” Khóa luận: Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty.
1.2.1. Khái niệm về Học thuyết “Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty”
Từ điển Black’Law định nghĩa cụm từ PCV là “một thủ tục tư pháp áp đặt trách nhiệm cá nhân đối với các cán bộ, giám đốc và cổ đông của công ty đối với các hành vi sai trái của công ty, hay còn được gọi là việc lờ đi thực thể công ty.” [29]
Theo Trương Nhật Quang (2016), PCV là một học thuyết pháp lý được phát triển bởi nền tư pháp của Anh – Mỹ và liên quan đến các trường hợp ngoại lệ khi áp dụng tính chất trách nhiệm hữu hạn của các thành viên hoặc cổ đông trong công ty. Theo học thuyết này, trong một số trường hợp nhất định, ví dụ sự vi phạm pháp luật hoặc để đảm bảo công bằng cho các bên liên quan hoặc công ty được cho là trở thành công cụ tư lợi của chủ sở hữu và gây hại cho bên thứ ba, tòa án có thể không chấp nhận sự độc lập về mặt pháp lý của công ty với tư cách là một pháp nhân mà yêu cầu thành viên/cổ đông của nó có trách nhiệm cá nhân với các nghĩa vụ nợ của công ty.[30]
Tại thời điểm hình thành, sự tồn tại của PCV trong pháp luật Common Law, không phải dưới dạng một điều luật cụ thể mà tồn tại dưới hình thức lập luận mà chủ nợ của công ty sử dụng nó khi mong muốn người góp vốn chịu trách nhiệm trực tiếp với các nghĩa vụ của công ty.[31] Trên cơ sở xem xét “tính công bằng và hợp lý” của sự việc, tòa có quyền chấp nhận hay bác bỏ lập luận đó.[32]
Vụ việc Salomon vs. Salomon & Co. (Mục 1.1.1) nêu trên là tiêu biểu cho hình thức tồn tại này. Tuy nhiên, chính vụ kiện này cũng chính là một trở ngại đáng kể cho “trào lưu” nêu trên, biến “tấm màn công ty” trở thành một “tảng đá kiên định” (“unyielding rock”) không dễ gì loại bỏ.[33]
Mặc dù vậy, các tòa án vẫn luôn cảnh giác rằng, cần thiết phải có một số giới hạn với việc công ty được bảo vệ bởi tính trách nhiệm hữu hạn để đảm bảo sự trung thực của các giao dịch kinh doanh. Một nền kinh tế thị trường tự do phát triển dựa trên vai trò của tính trách nhiệm hữu hạn (vì nó cho phép nhà đầu tư dám đương đầu với các rủi ro trong kinh doanh trong khi nếu chịu trách nhiệm vô hạn họ sẽ không thực hiện điều này), nhưng nó cũng cần giữ được sự công bằng trong các giao dịch. Điều này được ghi nhận bởi thẩm phán Denning LJ trong vụ kiện Lazarus Estates Ltd v Beasley [1956] 1 QB 702 . Thẩm phán này cho rằng: Khóa luận: Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty.
“Không có tòa án nào trong vùng đất này cho phép một người giữ được lợi thế mà người đó có được do gian lận. Không phán quyết của tòa án, không có lệnh của Bộ trưởng, có thể được phép đứng lên điều đó nếu nó có được do gian lận. Gian lận tháo gỡ mọi thứ. Toà án không tìm hành vi gian lận, trừ khi được yêu cầu và chứng minh rõ ràng. Nhưng một khi nó đã được chứng minh, nó sẽ hủy bỏ các bản án, các hợp đồng và bất cứ giao dịch nào …”
Tuyên bố này về học thuyết PCV đã củng cố tất cả những nỗ lực trước đó để xuyên qua tấm màn công ty. Tòa án sẽ không cho phép một pháp nhân công ty được sử dụng để bảo vệ các cá nhân khỏi những hành động sai trái. Hành động gian lận cũng như các công ty trách nhiệm hữu hạn được sử dụng như một mặt tiền (“façade”) hay một sự giả tạo (“sham”) sẽ không được bảo vệ.[34]
Không chỉ được áp dụng trong phạm vi quốc gia, PCV còn mở rộng trong cả pháp luật thương mại quốc tế như một biện pháp để các quốc gia tiếp nhận đầu tư có thể chống lại các hành vi “treaty shopping” của người góp vốn.[35]
Ví dụ 1: Hai nước B và C ký hiệp ước đầu tư song phương X (BIT X) với nhau, trong khi A không ký kết với B bất kì hiệp ước nào tương tự. Nhà đầu tư Y là công dân nước A muốn đầu tư vào B. Để được hưởng ưu đãi trong BIT X, Y thành lập một công ty con Z ở C, tự mình điều hành, chi phối hoạt động công ty Z. Sau đó, công ty Z đầu tư trực tiếp vào B để hưởng ưu đãi từ nước B theo BIT X như các công dân nước C khác đầu tư vào B. Trong hoàn cảnh tranh chấp xảy ra, nước B có thể yêu cầu cơ quan tài phán áp dụng học thuyết PCV để nhìn nhận công ty Z như là một công dân của nước A chứ không phải công dân nước C. Đây là cách các quốc gia tự vệ trước hành vi “treaty shopping” của các nhà đầu tư.[36]
Ví dụ 2: Hiện tượng chuyển giá nhằm trốn thuế
Nước A áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%. Nước B đặt ra nhiều ưu đãi trong đó có việc một số công ty khi đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định sẽ không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp nếu làm ăn với công ty nước ngoài (ưu đãi C).[37] Lợi dụng điều này, tập đoàn đa quốc gia X lập ra hai công ty con: Y ở nước A và Z ở nước B. Y thực hiện ký kết hàng loạt các hợp đồng mua nguyên vật liệu có giá trị lớn từ Z, nhờ vậy Z được hưởng ưu đãi ở nước C và đồng thời khi Y báo cáo tài chính với cơ quan thuế của nước A thì liên tục báo lỗ dù doanh thu của Y hàng năm liên tục tăng nhưng chi phí mua nguyên liệu đầu vào lớn nên công ty Y không thể làm ăn có lãi. Nhờ vậy, một khoản lợi nhuận lớn X thu được từ việc kinh doanh thông qua công ty Y và Z đã không bị đánh thuế. Khi này, nước A hoàn toàn có thể yêu cầu cơ quan tài phán nhìn nhận X mới thực sự là nhà đầu tư vào hai nước A và B, Y và Z chỉ là một công cụ thể X “né thuế” nhằm mục đích tư lợi.
1.2.2. Sự hình thành và phát triển của Học thuyết “Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty”
Anh bắt đầu quan tâm đến thuật ngữ PCV kể từ phán quyết của vụ kiện Salomon vs. Salomon & Co. (1897). Cheng, khi miêu tả về lịch sử của PCV tại Anh tuyên bố rằng: “Học thuyết PCV đã có một sự nghiệp hỗn loạn và thái độ của các Tòa án Anh đã dao động từ ôm hôm nhiệt tình đến sự thù địch ngay lập tức”[38] Cheng chia lịch sử của học thuyết PCV trong pháp luật công ty của Anh thành ba giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên từ năm 1897 đến Chiến tranh thế giới thứ hai. Ông cho rằng giai đoạn này là giai đoạn thử nghiệm của học thuyết. Trong suốt giai đoạn này, các tòa án Anh đã nỗ lực tiếp cận nó dưới nhiều cách khác nhau. Giai đoạn hai bắt đầu từ khi kết thúc Thế chiến thứ hai đến năm 1978. Trong giai đoạn này, PCV đã đạt đến đỉnh cao vào năm 1969, với những phán quyết[39] được cho là hợp lý (tại thời điểm bấy giờ) của thẩm phán Denning, một người luôn theo đuổi một cuộc vận động để khuyến khích việc nâng bức màn che công ty vì đòi hỏi của công lý. Giai đoạn ba bắt đầu từ năm 1978 đến nay, đánh dấu thời kì đi xuống của PCV tại Anh,[40] khi mà thẩm phán Keith trong vụ kiện Woolfson v. Strathclyde đã bác bỏ các phán quyết của Denning và thiết lập những thông số (“parameters”) của Học thuyết PCV mang tính thuyết phục hơn. Keith cho rằng các phán quyết của Denning đi theo hướng coi các tập đoàn như là một thực thể thống nhất về kinh tế, điều này làm mất đi sự chắc chắn và an toàn của cấu trúc công ty cổ phần. Năm 1988, quyết định nổi tiếng của Tòa phúc thẩm trong vụ việc Evpo Agnic do thẩm phán Donaldson MR thụ lý đã thừa nhận tính hợp pháp của các công ty cùng với chủ nghĩa không can thiệp vào các cấu trúc hợp pháp của các công ty. Đến năm 1989, con lắc tiến xa hơn về phía chủ nghĩa không can thiệp bằng quyết định của Tòa án phúc thẩm trong vụ việc Adams v. Cape. Vụ kiện này đã chỉ ra rằng các tập đoàn không thể chỉ được coi như là một sự thống nhất về kinh tế và không thể vén bức màn của công ty chỉ vì đòi hỏi của sự công bằng.[41] Năm 2013, nguyên tắc này đã được xác nhận bởi Tòa án tối cao trong vụ kiện nổi tiếng Petrodel v. Prest, điều này tiếp tục làm giới hạn phạm vi áp dụng của học thuyết này. Bản án này tuyên bố rằng, nếu học thuyết “Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty” tồn tại, thì các trường hợp áp dụng nó phải được giới hạn và phải rõ ràng nhất có thể.44 Tính đến thời điểm hai vụ kiện Petrodel v. Prest and VTB Capital v. Nutritek, thì có một sự thống nhất mạnh mẽ giữa các nhà chức trách rằng bức màn công ty chỉ bị vén lên nếu có một bằng chứng xác thực về việc lừa đảo (“fraud”) hoặc sử dụng công ty như một bức bình phong (“façade”) để né tránh (“evade”) hoặc che giấu (“conceal”) trách nhiệm.[42] Như vậy, học thuyết PCV tại Anh đến nay đã bị hạn chế hơn so với thời điểm hình thành, có lẽ bởi sự phát triển lâu đời và lợi ích đáng kể mà tính trách nhiệm hữu hạn đã đem lại cho nền kinh tế hoặc cũng có thể bởi sự mơ hồ và trừu tượng của học thuyết này, quan trọng hơn tác giả tin rằng nguyên nhân một phần do cách tiếp cận tư cách pháp nhân dưới góc nhìn của quan hệ hợp đồng. Cho dù vì lý do gì thì cũng không điều gì thay đổi được lịch sử PCV đã viết ra ở Anh. Khóa luận: Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty.
Tại Mỹ, PCV là một học thuyết tinh hoa của bang hơn là một học thuyết của Liên bang.46 Tuy vậy, Tòa án tối cao Liên bang Hoa kỳ, trong vụ kiện Simmons Creek Coal Co. v. Doran,[43] mới là Tòa thiết lập nên những nền tảng cơ bản cho sự phát triển của PCV ở cấp độ các bang đơn lẻ. Trong vụ kiện này, Tòa án cho rằng nhận thức của những người thành lập đối với các sự việc diễn ra trong một công ty khép kín đã thiết lập nên nền tảng cho việc vén bức màn che công ty.[44] Vài năm sau đó, vào năm 1905, Tòa án lưu động phía Đông Wisconsin lần đầu tiên đã đưa ra quy tắc chung về việc xuyên tấm màn che công ty trong một vụ kiện quan trọng giữa Liên bang Hoa kỳ v. Milwaukee Refrigerator Transit Co.[45] Theo đó, Tòa án chỉ ra rằng “Theo những nguyên tắc chung, một công ty sẽ được coi như một pháp nhân cho đến khi có lý do hợp lý cho điều ngược lại xuất hiện.” Sau đó, tòa án đã thiết lập những nguyên tắc nền tảng tiếp theo cho việc nâng màn che công ty: “Khi khái niệm về pháp nhân được sử dụng để chống lại lợi ích chung của cộng đồng, biện minh cho những sai phạm, bảo vệ cho sự lừa đảo hoặc biện hộ cho tội phạm, thì pháp luật phải nhìn nhận nó như một nhóm các cá nhân”. Trong suốt thể kỷ XX, sự mở rộng của PCV chủ yếu xoay quanh khái niệm về lừa đảo (“fraud”) trong công ty. Trên thực tế, lừa đảo là một nền tảng cho để chọc thủng bức màn che vì nó phát sinh trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, bao gồm cả lừa dối; giả mạo về mục đích của công ty, về vốn, các khoản nợ, tài sản, sự độc lập hay người đại diện của nó. Ba năm sau vụ Milwaukee, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ khi xét xử vụ J.J. McCaskill Co. v. United States tuyên bố bức màn che của công ty sẽ bị xuyên thủng trong trường hợp một cổ đông biết về sự lừa đảo của cổ đông khác.[46] Vụ kiện Hoa Kỳ v. Reading Co. năm 1912 là một trong những ví dụ đầu tiên cho việc không thể sử dụng quan hệ giữa công ty mẹ – con để thoát khỏi trách nhiệm. Tòa án Tối cao trong vụ kiện này đã coi các công ty trong hệ thống của Reading. Co là một thực thể duy nhất. Năm 1925, Tòa án Tối cao đã làm rõ hơn những nguyên tắc chung về trách nhiệm pháp lý trong mối quan hệ giữa công ty mẹ – con trong vụ kiện Davis v. Alexander. Cụ thể, Tòa án cho rằng khi một công ty con được kiểm soát bởi công ty mẹ và khi cả hai hoạt động như một hệ thống duy nhất, thì công ty chi phối phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ do sơ suất (“negligence”) của công ty con.[47] Hình thức công ty giai đoạn này đối mặt với sự khủng hoảng trầm trọng trong suốt thời kỳ Đại suy thoái (“Great Depression”) do bị cảnh báo vì tình trạng lạm dụng bức “bình phong” công ty. Chính trong những năm này, Tòa án Phúc thẩm New York – Tòa án phúc thẩm cao nhất tại cấp Bang, đã can thiệp vào một trường hợp được coi là quan trọng nhất trong việc xuyên bức màn che công ty: Berkey v. Third Avenue Railway Co. Có rất nhiều yếu tố được đưa ra trong vụ kiện này để xem xét về sự tách bạch giữa công ty mẹ và các công ty con như sự tách bạch về tài sản, về sự độc lập trong hạch toán tài chính và trong hoạt động kinh doanh… [48] Với quyết định trong vụ kiện này, chỉ vài thập kỉ sau đó, các tòa án ở Mỹ đã mở rộng phạm vi nền tảng của việc xuyên tấm màn che từ lừa đảo (“fraud”) cho đến phạm vi như ngày nay bao gồm cả lỗi bất cẩn (“negligence”).
Có thể thấy rằng, có một sự trái ngược giữa Anh và Mỹ khi phát triển học thuyết PCV. Điều này, như đã chỉ ra tại Mục 1.1.3, khác biệt là ở sự tiếp cận lý thuyết về bản chất của công ty. Việc có hay không một tòa án sẽ xuyên qua bức màn che của công ty phụ thuộc nhiều vào yếu tố này. Các tòa án ủng hộ cách tiếp cận “pháp nhân là đặc quyền của Chính phủ trao cho công dân” sẽ có xu hướng dễ dàng áp dụng PCV hơn những Tòa án tiếp cận công ty dưới lý thuyết của hợp đồng. Sự thắng thể của quan điểm thứ nhất ở Mỹ đã phần nào giải thích lý do tại sao PCV lại có lịch sử phát triển rực rỡ như vậy tại Mỹ. Các quốc gia khác trong hệ thống Thông luật như Canada và Úc bắt đầu tiếp nhận học thuyết PCV từ thập niên 30 của thế kỉ XX.[49]
Với sự phát triển của chế định công ty tại khu vực Dân luật, học thuyết PCV dần được du nhập đến các quốc gia Mỹ Latin. Theo thống kê, các luật gia cho rằng học thuyết PCV được du nhập vào Mỹ Latin sớm nhất là ở Mexico từ năm 1940[50]
Cho đến nay, phần lớn các quốc gia tương đối phát triển ở Mỹ Latin đều có những quy định về trách nhiệm cho người góp vốn hay người điều hành pháp nhân trong một số trường hợp đặc biệt để đảm bảo sự công bằng cho thị trường.[51] Trên thực tế, việc áp dụng PCV của các quốc gia Mỹ Latin đều khác nhau. Mexico mặc dù là quốc gia đi đầu trong việc luật hóa nội dung học thuyết PCV vào năm 1940. Nhưng phải đến năm 1983, 43 năm sau khi đạo luật được thông qua, Tòa án tối cao Mexico mới áp dụng quy định về PCV này lần đầu tiên.[52] Các quốc gia khác như Argentina quan tâm đến PCV ở cường độ cao hơn còn Venezuela áp dụng ở mức hạn chế hơn.[53] Tuy có sự khác biệt về sự du nhập PCV, nhưng nhìn chung các quy định PCV tại các quốc gia này có xu hướng đi theo một trong hai cách thức sau: Khóa luận: Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty.
Thứ nhất, quy định PCV thành một quy định có tính phổ quát, nguyên tắc, có thể áp dụng trong mọi trường hợp, mọi loại quan hệ pháp lý.[54] Cho đến nay, ở Mỹ Latin chỉ còn Brazil là đi theo hướng đi này.
Thứ hai, các quốc gia có thể quy định về PCV dưới nhiều các điều luật nhỏ, áp dụng cụ thể trong nhưng đạo luật chuyên ngành. Đây là cách mà phần lớn các quốc gia mở Mỹ Latin đang theo đuổi.[55] Thông thường, những quy định về PCV chỉ được lồng ghép vào các ngành luật có nhiệm vụ bảo vệ chính sách công[56], ví dụ như luật thuế, luật ngân hàng, luật bảo vệ người tiêu dùng, luật chứng khoáng, luật chống độc quyền và luật lao động.[57]
Các học giả cũng nhận định rằng, mặc dù là các quốc gia cùng chịu ảnh hưởng của khu vực Dân luật, nhưng cũng có một vài quốc gia như Tây Ban Nha, Đức – Những quốc gia không quá cứng nhắc trong việc áp dụng luật thành văn, thậm chí luật thành văn đôi lúc chỉ đóng vai trò định khung cho tòa án áp dụng dựa trên thực tiễn vụ án[58] – đã tự phát triển một lý thuyết có nội dung giống với học thuyết PCV nhằm trừng phạt những người núp danh công ty làm điều sai trái.[59]
Như nhận định của một học giả Đức, luật Đức là một điển hình cho việc có thể có sự tồn tại song song giữa các quy định công bằng và các điều luật thành văn.[60] Học thuyết PCV được phát triển ở Đức cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó. Cho đến nay, PCV ở Đức được phát triển thông qua ba nguồn chính: (1) hoạt động lập pháp của Quốc hội Liên bang, (2) hoạt động tư pháp của Tòa án Liên bang và (3) sự đóng góp của các học giả.[61] Thuật ngữ “Durchgriffshaftung” (có nghĩa như PCV) tại Đức được phát triển và giới thiệu bởi một học giả độc lập chứ không phải là các nhà lập pháp.[62] PCV ở Đức có một sự khác biệt về vai trò với PCV ở Mỹ. Nếu như ở Mỹ, học thuyết PCV được áp dụng với mục đích duy trì sự công bằng trong kinh tế thị trường thì PCV ở Đức được tòa án và luật pháp công nhận chỉ trong thủ tục giải quyết phá sản để bảo đảm thanh toán nợ cho chủ nợ khi công ty lâm vào tình trạng phá sản. Khóa luận: Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>> Khóa luận: Áp dụng Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietthuethacsi.com/ – Hoặc Gmail: dicvuluanvanthacsi@gmail.com