Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Áp dụng Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tốt nghiệp tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: Khóa luận: Áp dụng Học thuyết “Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty” dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
Nội dung chính
2.1. Tổng quan về việc áp dụng học thuyết “Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty”
Điểm qua một góc lịch sử PCV, có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt trong cách hiểu và vận dụng học thuyết này tại các quốc gia trên thế giới. Suốt nhiều năm kể từ khi hình thành, đây thực sự là một vấn đề gây nhiều tranh cãi bởi sự khó dự đoán, thậm chí chính trong cách nó được áp dụng cũng còn thể hiện nhiều sự mâu thuẫn. Một dấu hiệu điển hình về sự mâu thuẫn này là sự tồn tại của những bài kiểm tra thiếu sự hệ thống và thiếu sự nhất quán. Đôi khi sự thất bại trong việc trả cổ tức/lợi nhuận trong công ty là một tiêu chí trong bài kiểm tra việc áp dụng PCV[1], trong khi trong bối cảnh khác, việc trả cổ tức/lợi nhuận lại là dấu hiệu để áp dụng PCV[2]. Luôn có nhiều nỗ lực cả từ phía tòa án lẫn các các nhà nghiên cứu để xác định một cách hệ thống các nhân tố để dự đoán việc áp dụng PCV.
2.1.1. Việc áp dụng học thuyết “Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty” của các nhà nghiên cứu
Bằng việc kiểm tra thực nghiệm 1.600 trường hợp áp dụng PCV từ năm 1930 đến năm 1985, Robert Thompson đã tìm ra 11 lý do[3] để áp dụng PCV, đồng thời cũng chỉ ra rằng các tòa án có xu hướng áp dụng PCV trong các trường hợp cá nhân là thành viên/cổ đông hơn là pháp nhân là thành viên/cổ đông và tòa án cũng thường xuyên thủng màn che trong các vụ kiện liên quan đến vi phạm hợp đồng hơn là trong các vụ kiện liên quan bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (“tort cases”).[4] Công trình nghiên cứu duy nhất có tính hệ thống về việc áp dụng PCV ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Lê Duy Hậu (2010), cũng dựa trên việc áp ba dụng ba nhóm lý do mà Robert. B. Thompson đã chỉ ra trong nghiên cứu của mình. Đó là: (1) căn cứ vào mức độ chi phối, điều hành công ty của người góp vốn; (2) căn cứ vào mức độ đầu tư của người góp vốn (hay còn gọi là “thiếu vốn” hoặc “đầu tư không đủ vốn”); và (3) căn cứ vào mức độ tách bạch giữa công ty và người góp vốn. Tuy nhiên, J.Macey (2014) cho rằng, những nỗ lực của Thompson chỉ xác định những lý do nào được tòa án đưa ra để áp dụng PCV mà không chỉ ra được những nguyên nhân thực sự đằng sau đó. John Matheson cũng đã tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm sâu rộng sử dụng nhiều những lý luận hồi quy phức tạp để xác định trường hợp PCV được áp dụng.[5]
Giáo sư Powell trong khái luận về luận doanh nghiệp của mình đã giới thiệu một bài kiểm tra ba bước, trong đó ông chỉ ra rằng, một công ty sẽ bị áp dụng PCV nếu chứng minh được ba yếu tố: (1) người góp vốn hoặc thành viên chi phối hoàn toàn công ty, (2) việc điều khiển hay chi phối hoàn toàn đó nhằm mục đích lừa gạt hay thực hiện hành vi sai trái, và (3) hành vi sai trái trên gây thiệt hại cho nguyên đơn.[6] Ngoài ra, ông cũng giới thiệu danh sách 11 yếu tố giúp dễ dàng hơn trong việc áp dụng PCV giữa công ty mẹ và công ty con. Đó là: Khóa luận: Áp dụng Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty.
- công ty mẹ có sở hữu tất cả hoặc phần lớn vốn điều lệ của công ty con;
- công ty mẹ và công ty con sử dụng chung một bộ máy những nhân sự quan trọng;
- công ty mẹ tài trợ cho công ty con;
- công ty mẹ mua toàn bộ vốn cổ phần của công ty con hoặc bằng cách khác dẫn đến việc thành lập công ty con;
- công ty con có số vốn không đáng kể;
- công ty mẹ chi trả tiền lương và các chi phí hoặc tổn thất khác của công ty con;
- công ty con không có hoạt động kinh doanh chính trừ các giao dịch với công ty mẹ hoặc không có tài sản, ngoại trừ những tài sản được chuyển giao bởi công ty mẹ;
- trong các báo cáo của công ty mẹ hoặc các báo cáo của các nhân viên một trong hai hoặc cả hai công ty, công ty con được mô tả như là một bộ phận hoặc bộ phận của công ty mẹ;
- công ty mẹ sử dụng tài sản của công ty con như của riêng mình;
- các giám đốc hoặc giám đốc điều hành của công ty con không hành động độc lập vì lợi ích của công ty con mà nhận các mệnh lệnh từ công ty mẹ vì lợi ích của công ty mẹ;
- không tuân thủ các yêu cầu pháp lý về hình thức của công ty con.[7]
Hay gần hơn, Peter Oh đã kiểm tra gần 3.000 trường hợp áp dụng PCV và phát hiện ra rằng yếu tố “lừa đảo” (“fraud claim”) là một trong những tiêu chí quan trọng để quyết định xuyên thủng “tấm bình phong”. Gần đây nhất, dựa trên những kết quả nghiên cứu của những người đi trước, Jonathan Macey cùng nhóm nghiên cứu của mình tại Đại học Yale đã thực hiện một công trình hệ thống hóa các lý do áp dụng PCV vào ba nhóm chính: (1) Nhằm đạt được mục tiêu của một kế hoạch lập pháp cụ thể (“a particular regulatory or satutory schemme”); (2) tránh sự lừa đảo (“fraud”) hoặc cung cấp thông tin sai sự thật (“misrepresentation”); và (3) nâng cao giá trị của việc phá sản trong việc loại bỏ sự ưu tiên giữa các chủ nợ khỏi dòng tiền của doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm đến dịch vụ:
2.1.2. Việc áp dụng học thuyết “Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty” của các tòa án Khóa luận: Áp dụng Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty.
Trong thực tiễn xét xử, tòa án bang California (Mỹ) đã giới thiệu một gói test pháp lý gồm hai bước (“two-prong test”), trong đó: một công ty sẽ bị áp dụng PCV nếu như thỏa mãn hai điều kiện (1) không có sự tách bạch về lợi ích giữa người góp vốn và công ty và (2) một hậu quả không công bằng, mang tính chính sách sẽ xảy ra nếu như hành vi bị kiện chỉ được xem là hành vi của công ty.
Tại Mexico, tòa án chỉ được phép áp dụng học thuyết PCV nếu chứng minh được sự tồn tại của ba yếu tố sau: (1) yếu tố khách quan, tức là có sự chi phối tuyệt đối của người góp vốn đối với công ty bằng các hình thức như chi phối về tài sản, về các quyết định của công ty, về nhân sự… (2) yếu tố chủ quan, tức là có sự lợi dụng công ty để thực hiện các hành vi lừa gạt để gây bất lợi cho các chủ thể khác… (3) yếu tố hậu quả, tức là có một hậu quả không công bằng về chính sách hoặc cho nguyên đơn nếu như PCV không được áp dụng.[10]
Giai đoạn trước năm 1945, Tòa án Đế chế Đức, tiền thân của Tòa án liên bang bây giờ trước năm 1945, chỉ đưa ra những nhận định pháp lý mang tính khái quát về việc áp dụng PCV, cụ thể:“người góp vốn và công ty phải được coi là một chủ thể thống nhất khi và chỉ khi những đòi hỏi về kinh tế và chứng cứ buộc thẩm phán phải phớt lờ đi tính độc lập của pháp nhân đối với người góp vốn”.[11] Với một nhận định hết sức mơ hồ như vậy, Tòa án Đế chế Đức thời điểm này từ chối giải thích những đòi hỏi về kinh tế là gì, và khi nào thì chứng cứ được xem là đủ thuyết phục tòa án áp dụng PCV. Sau năm 1945, Tòa án liên bang Đức tiếp tục phát triển hai trường hợp để áp dụng PCV: (1) khi tư cách pháp nhân của công ty bị sử dụng không phù hợp với những mục tiêu của hệ thống pháp luật,[12] hoặc (2) khi vụ án đòi hỏi PCV phải được áp dụng để giải quyết các vấn đề về tính công bằng hay thiện chí trong kinh doanh.[13]
2.1.3. Đánh giá
Như đã trình bày ở trên, với phạm vi của bài luận này, tác giả không tham vọng và cũng không thể tham vọng tìm ra câu trả lời cuối cùng cho “ cuộc chiến” chưa thực sự có hồi kết này. Tuy nhiên, tác giả xin mạo muộn góp một vài quan điểm cá nhân trong việc đưa ra giả thuyết về việc áp dụng PCV sau quá trình nghiên cứu của riêng tác giả. Hi vọng rằng, với một quy mô nghiên cứu lớn hơn với đầy đủ thời gian và nguồn lực, tác giả có thể tiếp tục mở rộng đề tài này bằng cách chứng minh giả thuyết mình đã đặt ra trong bài luận này. Khóa luận: Áp dụng Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty.
Giả thiết riêng mà tác giả đưa ra tại đây trong việc áp dụng học thuyết PCV cụ thể là, để xác định được một công ty có bị áp dụng PCV hay không cần phải chứng minh được hai vấn đề sau:
- Doanh nghiệp bị áp dụng PCV chỉ tồn tại như là một bức bình phong, một công cụ của chủ sở hữu hoặc người quản lý của nó để thực hiện những hoạt động kinh doanh không minh bạch và hợp pháp.
- Sự tồn tại của doanh nghiệp bình phong này gây phương hại đến các chủ thể khác hoặc là thông qua việc vi phạm pháp luật, hoặc là thông qua việc cung cấp sai thông tin hoặc là làm mất đi sự công bằng đối với các chủ nợ trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản theo cách mà J. Macey đã tiếp cận.
Quan điểm cá nhân của tác giả cho rằng, thiếu đi một trong hai yếu tố này đều không thể áp dụng học thuyết PCV. Cụ thể hơn, nếu thiếu yếu tố thứ nhất thì không thể có cơ sở để áp dụng học thuyết này bởi nó vi phạm đến vấn đề nền tảng của nội dung học thuyết và nếu thiếu yếu tố thứ hai thì việc áp dụng PCV trở nên không còn ý nghĩa. Dưới đây, tác giả xin giới thiệu vụ kiện Oriental Commercial and Shipping Co. vs. Rosseel để minh họa cho việc áp dụng PCV theo cách nhìn nhận nêu trên.
2.2. Ví dụ minh họa về việc áp dụng PCV – Vụ kiện Oriental Commercial and Shipping Co. vs. Rosseel Khóa luận: Áp dụng Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty.
2.2.1. Tóm tắt nội dung vụ kiện Oriental Commercial and Shipping Co. vs. Rosseel
Vụ kiện này có nhiều tình tiết phức tạp.82 Tuy nhiên, có thể tóm tắt ngắn gọn là tranh chấp liên quan đến một thương vụ mua bán nguyên liệu dầu mỏ trị giá 34 triệu đô giữa Rosseel và Oriental U.K, một công ty có trụ sở tại London và thuộc sở hữu của Abdul Hamed Bokhari người cũng đang sở hữu Oriental S.A, một công ty có trụ sở tại Ả-rập Xê-út.
Bokhari thuê Clements, đại diện cho mình và đại diện cho Oriental U.K điều hành các hoạt động của công ty này tại London và rất ít khi Bokhari ghé qua công ty này, hầu hết các trao đổi công việc đều qua điện thoại và điện tín, Clements thậm chí còn được quyết các hoạt động của Oriental U.K mà không cần thông báo cho Bokhari. Công ty này chỉ có bốn lao động là Clements, kế toán là vợ của Clements, Rudd và một người thư ký.
Thông qua các môi giới, Oriental U.K đã ký kết hợp đồng mua bán dầu mỏ nêu trên với ông Rosseel. Trong suốt quá trình từ ký bắt đầu đàm phán, đến khi ký kết, Clements và Rudd luôn khẳng định rằng Oriental U.K là chi nhánh tại London của Oriental S.A, và Oriental U.K sẽ luôn nhận được sự “hậu thuẫn” từ Bokhari. Việc tuyên bố này không phải là không có cơ sở, do Bokhari và Oriental S.A đã sản xuất các ấn phẩm quảng cáo chứa nội dung nêu trên và ủy quyền cho Oriental U.K phân phát nó. Oriental U.K thậm chí được đặt trụ sở tại tòa nhà thuộc sở hữu của Bokhari mà không cần thanh toán tiền thuê và nhiều lần nhận được các chu cấp tài chính từ Bokhari mà không có bất kỳ hợp đồng bằng văn bản, chứng từ ghi nhận về sự hoàn trả của Oriental U.K.
Khi hợp đồng bị vi phạm do Oriental U.K không giao được hàng, Oriental S.A đã phủ nhận quan hệ với Oriental U.K và cho rằng đây là hai công ty hoàn toàn độc lập.
Phía nguyên đơn, ông Rosseel tìm kiếm trách nhiệm của Bokhari và Oriental S.A cho những thiệt hại của mình sau khi hợp đồng bất thành thông qua việc yêu cầu tòa áp dụng PCV.
2.2.2. Lập luận của tòa án Khóa luận: Áp dụng Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty.
Có hai lập luận đã được đưa ra khi tòa án xét xem có nên áp dụng PCV trong truờng hợp này hay không (1) Oriental U.K. đã được kiểm soát bởi Bokhari khi thực hiện giao dịch với Rosseel hay nói cách khác Oriental U.K là công cụ của Bokhari, không có sự tách bạch với Bokhari trong giao dịch này và (2) Oriental U.K. đã được Bokhari sử dụng để thực hiện hành vi lừa đảo hoặc cung cấp các thông tin sai lệch gây thiệt hại cho bên thứ ba.
Oriental U.K. là công cụ của Bokhari, không có sự tách bạch với Bokhari khi thực hiện giao dịch với Rosseel
Để phân tích luận điểm đầu tiên, tòa án dựa trên ba tiêu chí (a) việc lờ đi các thủ tục công ty (“Disregard of Corporate Formalities”); (b) Không đủ vốn (“Inadequate Capitalization”); và (c) hành vi cá nhân trong doanh nghiệp (“Personal Conduct of Corporate Business”).
Đối với tiêu chí đầu tiên, lập luận của phía nguyên đơn, ông Rosseel đưa ra như sau:
- Oriental U.K. đã không tổ chức cuộc họp đại hội đồng cổ đông hàng năm mà theo yêu cầu của pháp luật Anh là phải tổ chức cuộc họp này lần đầu tiên trong vòng 18 tháng kể từ khi doanh nghiệp thành lập; và
- Oriental U.K. không thực hiện việc báo cáo tài chính theo đúng quy định. Cụ thể là, theo luật công ty thì kỳ kế toán của doanh nghiệp bắt đầu kể từ ngày đầu tiên doanh nghiệp thành lập, trong đó: kỳ kế toán đầu tiên không ít hơn 6 tháng và không quá 18 tháng; các kỳ kế toán tiếp sau đó là 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán đầu tiên. Báo cáo năm tài chính đầu tiên của Oriental U.K cho kỳ kế toán từ 15/9/1983 đến 31/3/1984. Tuy nhiên, 18 tháng sau kỳ kế toán đầu tiên này, tức 9/9/1985, báo cáo tài chính năm của Oriental U.K mới được đệ trình theo yêu cầu của tòa và thậm chí, Clements còn không nhìn thấy bản nháp của bản Báo cáo tài chính này cho đến tận 6/1985.
Tuy nhiên, bác lại các lập luận này, Tòa cho rằng trường hợp của Oriental U.K. không đáp ứng được tiêu chí này. Tòa khẳng định rằng “giao dịch Rosseel phát sinh khi Oriental U.K.chỉ mới 6 tháng tuổi kể từ ngày thành lập. Và do vậy, tại thời điểm thực hiện giao dịch, Oriental U.K. không vi phạm các quy định pháp luật nêu trên”
Đối với tiêu chí thứ hai, không đủ vốn, sau các tính toán cụ thể, tòa án chỉ ra rằng tại thời điểm thực hiện giao dịch, vốn hoạt động của Oriental U.K chỉ có 100 Bảng nhưng lại thực hiện một giao dịch lên đến 34 triệu đô la. “Rõ ràng, tài sản ảm đạm của Oriental U.K so với mức độ của giao dịch Rosseel cho thấy Oriental U.K đã bị thiếu vốn nghiêm trọng.” Tuy nhiên, tòa án căn cứ vào các án lệ trước đó cũng khẳng định rằng “một mình yếu tố thiếu vốn là không đủ làm nền tảng cho việc lờ đi hình thức của công ty” hay “chỉ mình yếu tố thực thể có thể hay không đáp ứng vốn cho một giao dịch tiềm năng là không công bằng khi áp dụng PCV” Khóa luận: Áp dụng Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty.
Đối với tiêu chí thứ ba, phía Bokhari cho rằng (1) Oriental U.K có tài khoản ngân hàng riêng và Clements có một chữ ký đối với tài khoản ngân hàng đó; (2) Clements ký kết các giấy tờ đại diện cho Oriental U.K và phê duyệt các chứng từ chi tiêu của Oriental U.K; (3) Bản sao kê của ngân hàng chỉ gửi đến Oriental U.K chứ không phải là Bokhari; và (4) Oriental U.K lưu trữ sổ sách kế toán riêng và bản thân công ty này cũng có kiểm toán riêng.
Tuy vậy, tòa bác toàn bộ các lập luận trên bằng những căn cứ thuyết phục:
Bokhari và các thành viên của gia đình ông này sở hữu tất cả các cổ phần của Oriental U.K.; (2) cả ông ta và vợ đều là giám đốc của Oriental U.K.; (3) Bokhari cũng có một chữ ký trên tài khoản ngân hàng của Oriental U.K; (4) Chính Bokhari đã thừa nhận, Oriental U.K. “không phải là một doanh nghiệp thực sự, đó chỉ là một hoạt động kinh doanh mang tính phô diễn (“a show business”); (5) trong 18 tháng hoạt động đầu tiên, Oriental U.K được đặt tại tòa nhà mà Bokhari sở hữu mà không phải trả tiền thuê; (6) Oriental U.K bắt đầu hoạt động với khoản vay 100.000 đô từ Bokhari vào 11/1983, khoản cho vay tiếp theo chị giá 86.000 đô được thực hiện vào 4/1984 đến 9/1985 nhưng không có hợp đồng bằng văn bản, không có chứng minh về nghĩa vụ phải thanh toán cũng như không có bất kỳ việc hoàn trả khoản vay nào từ Oriental U.K; (7) Oriental U.K. phụ thuộc hoàn toàn vào các khoản tiền định kỳ từ Bokhari để thanh toán chi phí hoạt động. Trên thực tế, việc tài trợ cho Oriental U.K. là khá đơn giản. Khi Oriental U.K. cần thêm tiền để trả lương và các chi phí hoạt động khác, Clements chỉ cần gặp Bokhari và nói: “chúng ta đang có rất nhiều chi phí, ông có thể cho chúng tôi thêm chút tiền”; và (8) vào thời điểm hợp đồng với Rosseel, Oriental U.K. không trả tiền thuê, không có bảo hiểm, không có đăng ký, cũng không phải bất kỳ “mức giá” hoặc “phí dịch vụ”.
Với những lập luận nêu trên, tòa khẳng định Oriental U.K. là một cái tôi khác (“alter ego”) của Bokhari và nó không thực sự tách bạch với Bokhari.
Oriental U.K. đã được Bokhari sử dụng để thực hiện hành vi lừa đảo hoặc cung cấp các thông tin sai lệch
Dựa trên các án lệ trước đó[15], yêu tố lừa đảo được định nghĩa là “(1) sự cam kết về một tình tiết (“fact”) không đúng sự thật hoặc được biết đến như một điều không đúng sự thật; hoặc (2) là một hành vi thiếu thận trọng cái mà được đưa ra để lừa đối bên kia và khiến họ hành động trên cơ sở sự lừa dối đó và gây ra thiệt hại”.
Để đáp ứng yếu tố lừa đảo, Rosseel phải chứng minh rằng Oriental U.K. đã được Bokhari sử dụng để thực hiện hành vi lừa đảo hoặc sai trái khiến Rosseel phải chịu thiệt hại một cách bất công.
Trong bối cảnh vụ kiện này, cách thức này thể hiện thông qua việc Bokhari ủy quyền cho Rudd phát những ấn phẩm quảng cáo mô tả rằng Oriental S.A. là một tập đoàn đa quốc gia với trụ sở chính tại Ả-rập Xê-út và một chi nhánh tại London. Các tài liệu này đều chỉ ra rằng Oriental S.A. đã tham gia vào nhiều hoạt động hàng hải và dầu nhiên liệu bao gồm cả “kinh doanh”, và Oriental S.A. sở hữu các tàu phục vụ cho việc vận chuyển dầu. Tuy nhiên, Oriental U.K. không phải là một chi nhánh của Oriental S.A. Việc phát tán các tài liệu quảng cáo này kết hợp với địa điểm của Oriental U.K đặt tại văn phòng mà Oriental SA sở hữu cũng như sự đồng nhất của telex và số điện thoại đã đánh lừa các nhà môi giới và Rosseel về người bán.
Phía nguyên đơn cho rằng, Bokhari đã tham gia đầy đủ vào sự cam kết. Ông và Oriental S.A. đã sản xuất và ủy quyền cho Oriental U.K. phát tán các tài liệu quảng cáo này. Bokhari hiểu rằng việc đưa ra một tuyên bố rằng Oriental U.K. là chi nhánh của Oriental S.A là không đúng sự thật nhưng ông ta vẫn đưa ra tuyên bố này không quan trọng là với ý định đánh lừa hay với sự coi thường hậu quả của hành vi cung cấp thông tin sai sự thật này. Với tập quán thương mai và thực tế là Rudd có sử dụng những ấn phẩm quảng cáo để xác minh các khẳng định của mình nên việc các nhà môi giới và Rosseel có cơ sở để tin điều mà Bokhari đưa ra là hợp lý. Khóa luận: Áp dụng Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty.
Và tòa đã kết luận rằng: “Bokhari đã tuyên bố với thế giới rằng văn phòng của ông tại London là một phần của công ty tại Ả-rập Xê-út của ông ta. Ông đã thuê một nhà kinh doanh dầu có kinh nghiệm trong ngành và cho phép ông này phân phối tài liệu quảng cáo của công ty tại Ả-rập Xê-út cho thấy công ty ở London là một phần của công ty tại Ả-rập Xê-út. Sau thỏa thuận về dầu mỏ lớn bị sụp đổ, công ty tại Ả-rập Xê-út tuyên bố văn phòng ở London và công ty này là “hai thực thể khác nhau”. Bokhari tìm kiếm những lợi ích từ việc tuyên bố Oriental U.K. là một chi nhánh của Oriental S.A, nhưng lại từ chối trách nhiệm. Đó là gian lận và Tòa án sẽ không cho phép sử dụng hình thức của công ty cho mục đích như vậy”.
Trên đây là những lập luận của Tòa án khi tiếp cận vụ kiện này. Qua lập luận này, ta hoàn toàn có thể thấy các lập lập luận của tòa án nhằm làm rõ hai tiêu chí đã được đề cập ở phần trước: (1) Doanh nghiệp bị áp dụng PCV chỉ tồn tại như là một bức bình phong, một công cụ của chủ sở hữu hoặc người quản lý của nó để thực hiện những hoạt động kinh doanh không minh bạch và hợp pháp. (2) Sự tồn tại của doanh nghiệp bình phong này gây phương hại đến các chủ thể khác, trong trường hợp này là thông qua việc lừa đảo hay đúng hơn là cung cấp các thông tin sai lệch. Khóa luận: Áp dụng Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>> Khóa luận: Học thuyết Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietthuethacsi.com/ – Hoặc Gmail: dicvuluanvanthacsi@gmail.com
[…] ===>> Khóa luận: Áp dụng Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty […]