Khóa luận: Nâng cao phát triển loại hình du lịch sinh thái Tràng An 

Rate this post

Khóa luận: Nâng cao phát triển loại hình du lịch sinh thái Tràng An  là một bài luận văn tốt nghiệp thuộc chuyên ngành Du lịch. Ngày nay du lịch là một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người . Với nhịp sống hối hả như hiện nay thì sau những giờ làm việc mệt mỏi ,nhu cầu được nghỉ dưỡng hay khám phá những địa điểm mới và được gần gũi với thiên nhiên là điều rất cần thiết. Trong đó có loại hình du lịch sinh thái (DLST) là một trong những lại hình đang ngày càng phát triển và được rất nhiều người quan tâm đến đều được tác giả triển khai trong Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển loại hình du lịch sinh thái tại Tràng An, Ninh Bình.

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

.Hiện nay mối lo ngại về ô nhiễm môi trường cũng đang ngày càng lớn dần nên đó cũng là lí do tại sao DLST lại đang được mọi người chú ý và coi trọng đến vậy . DLST giúp con người có điều kiện tiếp xúc với thiên nhiên nhiều hơn, được chiêm ngưỡng và hòa mình cùng văn hóa bản địa , thỏa mãn sở thích khám phá điều mới mẻ của con người .

Ninh Bình là một tỉnh có nhiều khu di tích và địa điểm phát triển nhiều loại hình du lịch. Trong đó có quần thể danh thắng Tràng An, nơi được UNESCO công nhận là sở hữu các di sản thiên nhiên và văn hóa Thế Giới .

Trước đó, khu du lịch sinh thái Tràng An đã được Chính Phủ Việt Nam xếp vào di tích quốc gia đặc biệt quan trọng. Nơi có nhiều giá trị về thiên nhiên và văn hóa như vậy thì Tràng An ngày càng được ưu tiên lựa chọn làm địa điểm DLST của nhiều du khách .

Chính vì Tràng An là nơi đang và có thể phát triển hơn nữa về loại hình DLST nên em chọn đề tài này để tìm hiểu và sau đó xin được đưa ra 1 số giải phát khắc phục thực trạng , phát triển du lịch tại nơi đây .

2. Mục đích nghiên cứu ( Khóa luận: Nâng cao phát triển loại hình du lịch sinh thái Tràng An  )

Dựa trên những kiến thức đã được học và trải nghiệm về khái niệm DLST để nghiên cứu thực trạng và phát triển DLST tại Tràng An để nhằm quảng bá địa danh của Việt Nam đến với nhiều du khách trong và ngoài nước hơn . Và quan trọng hơn là tìm hiểu về cách khai thác du lịch của địa phương để từ đó xác định được hướng khai thác tốt nhất cho danh thắng , song song đó cũng đưa ra một số biện pháp phát triển kinh tế và biện pháp bảo vệ môi trường cho Tràng An.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

* Đối tượng: khóa luận nghiên cứu về thực trạng và phát triển loại hình du lịch sinh thái tại Tràng An .

* Phạm vi nghiên cứu:

  • Không gian : đề tài nghiên cứu về khu du lịch sinh thái Tràng An có diện tích 168 ha, nằm trên địa bàn 8 xã, phường thuộc huyện Hoa Lư, huyện Gia Viễn , Ninh Bình.
  • Thời gian : kể từ khi khu du lịch sinh thái Tràng An được UNESCO công nhận vào 6/2014 cho đến thời điểm hiện nay .

4. Phương pháp nghiên cứu

-Thu thập và xử lý tài liệu:

Đối với hầu hết các công trình nghiên cứu khoa học nói chung, phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tich tài liệu, xử lí số liệu thống kê được coi là phương pháp phổ biến và cực kì quan trọng. Việc vận dụng phương pháp này nhằm đảm bảo tính kế thừa những nghiên cứu trước đó.

Bên cạnh việc thu thập các dữ liệu từ các nguồn như sách, giáo trình, báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo, các đề tài nghiên cứu khoa học của tỉnh Ninh Bình, Tổng Cục Du lịch, Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch, các thông in trên mạng internet … Các tài liệu có được trong quá trình thu thập phục vụ đề tài này hầu hết từ các nguồn chính thống như Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình, Cục Thống kê Ninh Bình …

Sau khi thu thập đầy đủ các tài liệu cần thiết, tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp các tài liệu phục vụ cho việc đánh giá thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình, từ đó đề xuất những giải pháp cần thiết góp phần thúc đẩy du lịch Ninh Bình phát triển hơn nữa trong thời gian tới. ( Khóa luận: Nâng cao phát triển loại hình du lịch sinh thái Tràng An  )

-Thống kê xã hội học: sử dụng bảng hỏi, phiếu điều tra để biết được gần hơn với nhu cầu của du khách .

-Phương pháp so sánh tổng hợp:

Đây cũng là một trong những phương pháp rất quan trọng, không thể thiếu được trong quá trình làm đề tài. Trong khi thực hiện đề tài về phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình, phương pháp này đã phát huy rất rõ vai trò của mình, nó giúp cho việc nhận định, đánh giá, dự báo trên cơ sở phân tích các số liệu thống kê và phép đối chiếu so sánh khoa học đạt được những kết quả nhất định. Qua việc các số liệu, các thông tin được đưa vào xử lí, phân tích, so sánh đã giúp cho việc đưa ra những kết luận, những nhận định có giá trị thực tiễn cao.

-Phương pháp khảo sát thực địa :

Khảo sát thực địa là phương pháp nghiên cứu truyền thống nhưng lại là công việc bắt buộc đối với mỗi đề tài nghiên cứu. Việc có mặt tại thực địa, quan sát trực tiếp và phỏng vấn những người có trách nhiệm các vấn đề có liên quan tới đề tài là rất cần thiêt. Để từ đó bổ xung cho lý luận được hoàn chỉnh. Là cơ sở đánh giá ban đầu và thẩm định lại trong quá trình nghiên cứu. Trên cơ sở đó giúp đề ra các giải pháp hợp lý và khả thi.

5. Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận bài khóa luận thì nội dung bài khóa luận của em gồm 3 phần chính sau :

  • Chương I : Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
  • Chương II : Hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái ở Tràng
  • Chương III : Định hướng và một số giải pháp phát triển sinh thái tại Tràng

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Khái niệm về du lịch sinh thái. ( Khóa luận: Nâng cao phát triển loại hình du lịch sinh thái Tràng An  )

Du lịch sinh thái (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới mẻ , đang là mối quan tâm của nhiều người ở nhiều lĩnh vực khác nhau .Có nhiều cách đặt vấn đề về du lịch sinh thái và sự tìm kiếm đi đến sự thống nhất bản chất , nhận thức của loại hình du lịch sinh thái vẫn đang được tiếp tục trên nhiều diễn đàn quốc tế và trong nước .

Loại hình du lịch sinh thái về thực chất là loại hình có quy mô không lớn, nhưng có tác dụng hoà nhập môi trường tự nhiên với điểm du lịch, khu du lịch và nền văn hoá đó. Chính loại hình du lịch này cũng là loại hình du lịch bền vững mà hiện nay Tổ chức Du lịch thế giới đã khẳng định đối với các hoạt động du lịch nhằm vừa đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách cùng người dân ở vùng có du khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng v.v.. đồng thời chú trọng tới việc tôn tạo nhằm bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch để có điều kiện phát triển hoạt động của du lịch trong tương lai.

  • Hector Ceballos-Lascurain- một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh thái(DLST), định nghĩa DLST lần đầu tiên vào năm 1987 như sau: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động-thực vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá trong những khu vực này” trích trong bài giảng Du lịch sinh thái của Nguyễn Thị Sơn.
  • Năm 1994 nước Úc đã đưa ra khái niệm “DLST là Du lịch dựa vào thiên nhiên, có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên được quản lý bền vững về mặt sinh thái”.
  • Theo Hiệp hội DLST Hoa Kỳ, năm 1998 “DLST là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương”.
  • Một định nghĩa khác của Honey (1999) “DLST là du lịch hướng tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra ít tác hại và với quy mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiêp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyên kích tôn trọng các giá trị về văn hóa và quyền con người”.
  • Ở Việt Nam vào năm 1999 trong khuôn khổ hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái đã đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn”.
  • Năm 2000, Lê Huy Bá cũng đưa ra khái niệm về du lịch sinh thái “DLST là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triền môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững”.
  • Trong luật du lịch năm 2005, có một định nghĩa khá ngắn gọn “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”. Theo quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên, do bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành năm 2007, thì Du lịch Sinh thái được hiểu là “Du lịch sinh thái: Là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng dân cư ở địa phương nhằm phát triển bền vững”.
  • Theo Hiệp hội Du lịch Sinh Thái (The Internatonal Ecotourism society) thì “DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”.

Có thể bạn quan tâm:

Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp

2. Lịch sử của du lịch sinh thái : ( Khóa luận: Nâng cao phát triển loại hình du lịch sinh thái Tràng An  )

DLST khởi đầu ở các nước đang phát triển vào cuối những năm 60 TK

Quần đảo Galapagos là nơi bắt đầu tổ chức DLST và ở khu vực Đông Phi, mặc dù nhiều lĩnh vực của du lịch thám hiểm như săn bắn không đủ tiêu chuẩn là DLST. Trong những năm 60 và 70 TK XX, DLST phân bố hạn chế, chiếm tỷ lệ rất nhỏ của thị trường du lịch quốc tế. Ở các nước phát triển, DLST là trò giải trí phổ biến mang tính nội địa được tổ chức trong những nhóm nhỏ, đặc biệt là nhóm người quan sát động vật hoặc du khách đến vui chơi ở công viên.

Đến cuối những năm 80 TK XX, DLST còn là hiện tượng xa lạ, chỉ mới bắt đầu xuất hiện là từ vựng phổ thông. Từ sau năm 1990, trên thế giới loại hình DLST dần phát triển ở một số quốc gia như Australia, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Pháp, Thụy Điển, Đan Mạch… Đến cuối những năm 90 TK XX, DLST phát triển mạnh và nổi bật ở các khu vực châu Phi, châu Mỹ, Nam Mỹ, châu Mỹ La Tinh…

Trong nghiên cứu của Lew năm 1997, DLST ở châu Á – Thái Bình Dương được chia theo 3 khu vực: Nam và Đông Nam Á, bao gồm các khu vực kết hợp với nhau là điểm đến quốc tế lớn; Australia và New Zealand, có các ngành kinh doanh DLST nội địa quan trọng, được xem là thị trường quốc tế thứ hai; khu vực sinh thái ngoại vi, bao gồm Trung Quốc và Nhật Bản, các đảo Thái Bình Dương.

Theo dự báo của UNWTO, du lịch kinh nghiệm trong đó bao gồm DLST, du lịch thiên nhiên, di sản, văn hóa và mạo hiểm… là một trong những lĩnh vực được dự đoán sẽ tăng trưởng nhanh nhất trong hai thập kỷ tiếp theo.

Ở Việt Nam, từ sau năm 1975, nhà nước chưa có điều kiện để tổ chức hoạt động du lịch. Đến những năm 90 TK XX, loại hình DLST ở Việt Nam mới bắt đầu tổ chức ở một số tỉnh, thành phố như TP. HCM, Huế, Hà Nội, Quảng Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Nha Trang, Bình Thuận… Dù mới bắt đầu, song loại hình DLST luôn được chú ý và đặt trong kế hoạch 2001 – 2010, nhiều nơi đã có quy hoạch mở rộng loại hình này.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đến đầu năm 2000, các sản phẩm DLST đích thực ở Việt Nam chưa có, mà mới chỉ là loại hình du lịch thiên nhiên mang màu sắc của DLST. Đến nay, DLST trong phạm vi cả nước nói chung còn đang trong giai đoạn phát triển đầu tiên. Các hoạt động mang tính tự phát, chưa có sản phẩm và đối tượng phục vụ, sự đầu tư quảng bá, nghiên cứu thị trường và công nghệ phục vụ cho DLST còn nhiều hạn chế…

3. Đặc điểm : ( Khóa luận: Nâng cao phát triển loại hình du lịch sinh thái Tràng An  )

  • Thỏa mãn nhu cầu trải nghiệm thiên nhiên cho du khách: Du khách du lịch sinh thái thường có mong muốn trải nghiệm thiên nhiên hoang sơ, hệ sinh thái phong phú và nét văn hoá bản địa. Du khách có thể hoà nhập vào môi trường tự nhiên tại khu du lịch và nền văn hoá ở đó.
  • Nhiều trò chơi dân gian thư giãn, hấp dẫn: Du lịch sinh thái thường với lợi thế là điểm đến thoáng mát, gần gũi với thiên nhiên nên các đơn vị lữ hành thường thiết kế nhiều trò chơi dân gian thú vị và hấp dẫn du khách.
  • Thân thiện và gần gũi hơn với thiên nhiên: du lịch sinh thái thì thiên nhiên đóng vai trò rất quan trọng trong loại hình du lịch này. Những ai tham gia loại hình du lịch sinh thái sẽ có nhiều cơ hội hơn khi tìm về với thiên nhiên, đồng xanh, cây cỏ, bờ lau, con nước …
  • Hỗ trợ bảo tồn hệ sinh thái: Đây là một đặc điểm khác biệt nổi bật của du lịch sinh thái so với các loại hình du lịch khác. Trong du lịch sinh thái: hình thức, địa điểm và mức độ sử dụng cho các hoạt động du lịch được quản lí cho sự bền vững của cả hệ sinh thái.

3.1. Các nguyên tắc cơ bản để hoạt động du lịch sinh thái :

-Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường. Qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa Du lịch sinh thái với các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên khác.

Du khách khi rời khỏi nơi mình đến tham quan sẽ phải có được sự hiểu biết cao hơn về các giá trị của môi trường tự nhiên về những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hoá bản địa. Với những hiểu biết đó, thái độ cư xử của du khách sẽ thay đổi, được thể hiện bằng những nỗ lực tích cực hơn trong hoạt động bảo tồn và phát triển những giá trị về tự nhiên, sinh thái và văn hoá du lịch.

– Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái.

Cũng như hoạt động của các loại hình du lịch khác, hoạt động Du lịch sinh thái tiềm ẩn những tác động tiêu cực đối với môi trường và tự nhiên. Nếu như đối với những loại hình du lịch khác, vấn đề đó bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh thái chưa phải là ưu tiên hàng đầu thì ngược lại. Du lịch sinh thái coi đây là 1 nguyên tắc cơ bản, cần tuân thủ vì:

+ Việc bảo vệ môi trường và duy trì các hệ sinh thái chính là mục tiêu hoạt động của Du lịch sinh thái.

+ Sự tồn tại của Du lịch sinh thái gắn liền với môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái điển hình, sự xuống cấp của môi trường, sự suy thoái của các hệ sinh thái đồng nghĩa với sự đi xuống của hoạt động Du lịch sinh thái.

  • Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng.

Đây được xem là 1 trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động Du lịch sinh thái, bởi các giá trị văn hoá bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời của các giá trị môi trường của hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể.

Sự xuống cấp hoặc thay đổi tập tục, sinh hoạt văn hoá truyền thống của cộng đồng địa phương dưới tác động nào đó sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên vốn có của khu vực và vì vậy sẽ làm thay đổi hệ sinh thái đó. Hậu quả của quá trình này sẽ tác động trực tiếp đến Du lịch sinh thái. Chính vì vậy, việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng địa phương có ý nghĩa quan trọng và là nguyên tắc hoạt động của Du lịch sinh thái.

  • Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương

Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của Du lịch sinh thái. Nếu như các loại du lịch thiên nhiên khác ít quan tâm đến vấn đề này và phần lớn lợi nhuận từ các hoạt động đều thuộc về các Công ty du lịch thì ngược lại Du lịch sinh thái sẽ dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình để đóng góp nhằm cải thiện môi trường sống của cộng đồng địa phương.

Ngoài ra, Du lịch sinh thái luôn hướng tới việc huy động tối đa sự tham gia của người dân địa phương, như đảm nhiệm vai trò hướng dẫn viên, chỗ ở, cung ứng các nhu cầu về thực phẩm, hàng lưu niệm cho khác…thông qua đó sẽ tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương.

3.2. Các yếu tố đảm bảo thành công cho DL sinh thái ( Khóa luận: Nâng cao phát triển loại hình du lịch sinh thái Tràng An  )

-Yêu cầu đầu tiên để có thể tổ chức Du lịch sinh thái là một sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao

Sinh thái tự nhiên được hiểu   là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu tự nhiên và động thực vật bao gồm: sinh thái tự nhiên , sinh thái thực vật, sinh thái nông nghiệp, sinh thái khí hậu và sinh thái nhân văn.

Đa dạng sinh thái là một bộ phận và là 1 dạng thứ cấp của đa dạng sinh học, ngoài thứ cấp của đa dạng di truyền và đa dạng loài. Thể hiện ở sự khác nhau của các kiểu cộng sinh tạo ra một cơ thể sống, mối liên hệ giữa chúng với nhau và với các yếu tố vô sinh có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống như: Đất, nước, địa hình, khí hậu,… đó là các hệ sinh thái   và các nơi trú ngụ sinh sống của một hoặc nhiều loại đất.

-Yêu cầu thứ hai có liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của Du lịch sinh thái ở 2 điểm

+ Để đảm bảo trình giáo dục, nâng cao được hiểu biết cho khách Du lịch sinh thái. Người hướng dẫn viên ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt nên còn phải là người am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng địa phương.

+ Hoạt động Du lịch sinh thái đòi hỏi phải có được người điều hành có nguyên tắc, các nhà điều hành Du lịch sinh thái phải có được sự cộng tác với các nhà quản lý khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương nhằm tạo mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương với khách du lịch.

-Yêu cầu thứ ba nhằm hạn chế tới mức tối đa các tác động có thể của hoạt động Du lịch sinh thái đến tự nhiên và môi trường, theo đó Du lịch sinh thái cần được tổ chức với sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về ” sức chứa” được hiểu từ 4 khía cạnh:vật lý, sinh học, tâm lý học và xã hội học. ở góc độ vật lý. Sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa du khách mà khu vực có thể tiếp nhận.

+ Ở góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa du khách mà khu vực có thể tiếp nhận.

+ Ở góc độ xã hội: sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến đời sống văn hoá – xã hội, kinh tế – xã hội của khu vực.

+ Ở góc độ sinh học: sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà nếu lớn hơn sẽ vượt qua khả năng tiếp nhận của môi trường, làm xuất hiện các tác động sinh thái do hoạt động của du khách và tiện nghi họ sử dụng gây ra. ( Khóa luận: Nâng cao phát triển loại hình du lịch sinh thái Tràng An  )

+ Ở góc độ tâm lý: sức chứa được hiểu là giới hạn lượng khách mà nếu vượt quá thì bản thân du khách sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu về sự đông đúc và hoạt động của họ bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của du khách khác.

– Yêu cầu thứ tư là thoả mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách du lịch việc thỏa mãn mong muốn của khách Du lịch sinh thái về những kinh nghiệm, hiểu biết mới đối với tự nhiên, văn hoá bản địa thường là rất khó khăn, song lại là yêu cầu cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của Du lịch sinh thái vì vậy những dịch vụ để làm hài lòng du khách có vị trí quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn những gì họ tham gia.

3.3. Phân loại:

Cho đến nay vẫn chưa có sự xác định hoàn hảo về loại hình du lịch sinh thái. Những năm 1997-1998 Tổ chức Du lịch thế giới và Liên Hợp Quốc đã nêu một số quan điểm chuyển mạnh sang loại hình du lịch sinh thái phù hợp với điều kiện của sự phát triển du lịch

Một số nhà khoa học về du lịch cũng kết luận có các loại hình du lịch sinh thái như sau:

  • Du lịch xanh, du lịch dã ngoại.
  • Du lịch nhạy cảm, du thuyền trên sông, hồ, trên biển…
  • Du lịch thiên nhiên, tham quan miệt vườn, làng bản…
  • Du lịch môi trường.
  • Du lịch thám hiểm, mạo hiểm,lặn biển, thăm hang động…

Mời bạn tham khảo thêm:

Khóa luận: Thực trạng phát triển loại hình du lịch sinh thái Tràng An

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993