Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Phân tích thực trạng tài chính tại công ty Giao Nhận hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Phân Tích Thực trạng tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn Giao Nhận Và Vận Tải Hải Phòng dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
Nội dung chính
2.1. Một số nét khái quát về Công ty TNHH giao nhận và vận tải Hải Phòng
2.1.1. Một số thông tin cơ bản về Công ty
- Tên giao dịch tiếng Việt: CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VÀ VẬN TẢI HẢI PHÒNG
- Tên giao dịch quốc tế: HAI PHONG TRANS
- Vốn điều lệ: 1.000.000.000 VNĐ
- Trụ sở chính :8/4/382 Phủ Thượng Đoạn- Phường Đông Hải 1- Quận Hải An- Thành phố Hải Phòng.
- Mã số thuế: 0202133556
Công ty TNHH giao nhận và vận tải Hải Phòng là một công ty tư nhân, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, hạch toán độc lập. Cũng như các Công ty dịch vụ khác, công ty luôn lấy phương châm: “Đảm bảo uy tín, phục vụ nhanh chóng, an toàn chất lượng, mọi lúc mọi nơi” làm phương châm phục vụ khách hàng. Chính vì thế trong 4 năm hoạt động, công ty đã tạo dựng cho mình một vị thế khá vững trong ngành dịch vụ giao nhận và đã được nhiều khách hàng lớn cả trong, ngoài nước tin cậy và chọn lựa. Công ty không những mở rộng được mạng lưới kinh doanh mà còn đẩy mạnh các loại hình kinh doanh như: đại lý vận tải quốc tế, vận tải nội địa, dịch vụ khai thuế Hải quan, xuất nhập khẩu ủy thác, dịch vụ gom hàng…
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
2.1.2 Chức năng và phạm vi hoạt động của Công ty:
2.1.2.1 Chức năng cuả công ty Khóa luận: Phân tích thực trạng tài chính tại công ty Giao Nhận.
Công ty thực hiện một số công việc liên quan đến quá trình vận tải và giao nhận hàng hóa như: đưa hàng ra cảng, làm thủ tục Hải quan, tổ chức xếp dỡ, giao hàng cho người nhận tại nơi quy định, họat động ủy thác xuất nhập khẩu.
Ngoài chức năng chính là giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển và đường hàng không, công ty còn đảm nhận thêm những dịch vụ khác như: thu gom và chia lẻ hàng, khai thuế Hải quan, tư vấn về hợp tác đầu tư, gia công, kinh doanh hàng xuất nhập khẩu…
2.1.2.2 Phạm vi hoạt động của Công ty:
a, Dịch vụ vận tải:
- Vận tải nội địa
- Đại lý vận tải quốc tế bằng đường biển và đường hàng không
b, Lĩnh vực thương mại:
- Nhập khẩu hàng hóa
- Xuất khẩu hàng hóa
- Ký kết hợp đồng thương mại
c, Dịch vụ giao nhận:
- Giao nhận hàng hóa nội địa
- Đại lý giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển, hàng không, đường bộ
- Dịch vụ gom hàng
- Dịch vụ thủ tục hàng hóa XNK, hàng chuyển cửa khẩu v.v…
- Dịch vụ ủy thác XNK
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty Khóa luận: Phân tích thực trạng tài chính tại công ty Giao Nhận.
2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH giao nhận và vận tải Hải Phòng
2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban
Như sơ đồ trên, ta nhận thấy cơ cấu tổ chức của công ty như là một hệ thống được liên kết một cách chặt chẽ. Đứng đầu công ty là Giám Đốc, dưới là Phó Giám đốc và dưới Phó Giám Đốc là các phòng ban. Nhìn chung công ty được tổ chức theo mô hình kinh doanh rộng.
Theo mô hình quản lý trên thì các vấn đề phát sinh trong các bộ phận chức năng sẽ do cán bộ phụ trách chức năng quản lý. Đối với những vấn đề chung của công ty sẽ có sự bàn bạc giữa Giám Đốc và Phó Giám Đốc, Giám đốc sẽ là người đưa ra phương hướng giải quyết cuối cùng và hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Phó Giám Đốc: là người thay mặt Giám đốc điều hành công việc theo chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, có trách nhiệm đôn đốc thực thi các hoạt động kinh doanh, hổ trợ Giám đốc trong quản lí và hoạch định.
Phòng xuất nhập khẩu bao gồm bộ phận giao nhận và bộ phận chứng từ, đây là phòng có vị trí quan trọng nhất trong cơ cấu tổ chức của công ty, trực tiếp nhận các hợp đồng xuất nhập khẩu, hợp đồng ủy thác, phân công cho các nhân viên thực hiện công việc một cách hiệu quả và nhanh chống. Khóa luận: Phân tích thực trạng tài chính tại công ty Giao Nhận.
Bộ phận giao nhận: bộ phận này trực tiếp tham gia hoạt động giao nhận, chịu trách nhiệm hoàn thành mọi thủ tục từ khâu mở tờ khai đến khâu giao hàng cho khách hàng của công ty. Với đội ngủ nhân viên năng động, được đào tạo thành thạo nghiệp vụ chuyên môn. Có thể nói phòng giao nhận giữ vai trò trọng yếu trong việc tạo uy tín với khách hàng
Bộ phận chứng từ: Theo dõi, quản lý lưu trữ chứng từ và các công văn. Soạn thảo bộ hồ sơ Hải quan, các công văn cần thiết giúp cho bộ phận giao nhận hoàn thành tốt công việc được giao. Thường xuyên theo dõi quá trình làm hàng, liên lạc tiếp xúc với khách hàng để thông báo những thông tin cần thiết cho lô hàng.
Phòng kinh doanh: tổ chức và điều hành các hoạt dộng kinh doanh của công ty, đồng thời có nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát thị trường, chủ động tìm kiếm khách hàng mới. Phòng kinh doanh có vai trò rất quan trong trong hoạt động của công ty, góp phần mở rộng thị phần, đem lại nhiều hợp đồng có giá trị cho công ty.
Phòng kế toán: hoạch toán đầy đủ các nghiệp vụ kế toán phát sinh, báo cáo các số liệu chính xác định kỳ, theo dõi và tổ chức cho hoạt động kinh doanh liên tục và hiệu quả, chi tạm ứng cho nhân viên giao nhận hoàn thành công tác.Các chi nhánh chịu sự quản lý trực tiếp của văn phòng chính.
Dưới sự quản lý gián tiếp của Giám đốc và sự quản lý trực tiếp của Phó Giám đốc đối với từng phòng ban, từng cá nhân đã làm cho hoạt động của công ty ngày càng trở nên nề nếp, đồng bộ và phát triển.
2.2. Phân tích thực trạng tài chính tại Công ty TNHH giao nhận và vận tải Hải Phòng Khóa luận: Phân tích thực trạng tài chính tại công ty Giao Nhận.
2.2.1. Đánh giá chung về tình hình tài chính công ty qua bảng cân đối kế toán
2.2.1.1. Phân tích đánh giá sử dụng tài sản của công ty
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản tại Công ty TNHH giao nhận và vận tải Hải Phòng giai đoạn 2021-2023
Bảng 2.1: Cơ cấu tài sản tại Công ty TNHH giao nhận và vận tải Hải Phòng giai đoạn 2021-2023
2.2.1.1. Phân tích đánh giá sử dụng tài sản của công ty
Qua bảng và biểu đồ phân tích cơ cấu sử dụng tài sản trên, ta thấy tổng tài sản của doanh nghiệp có xu hướng tăng. Tổng tài sản năm 2021 so với năm 2022 tăng 1.727.292.440 đồng, tương ứng với 10,27%. Tổng tài sản năm 2022 so với năm 2023 tăng 2.776.032.786 đồng, tương ứng với 14,96%. Nguyên nhân chủ yếu là do tài sản dài hạn năm 2022 tăng 1.120.137.968 đồng tương ứng với mức tăng 8,3%, năm 2023 tăng thêm 1.544.030.311 đồng tương ứng với mức tăng 10,57%. Tài sản ngắn hạn tăng từ 3.338.533.449 đồng năm 2021 lên 3.945.687.921 đồng tương ứng với mức tăng 18,19% vào năm 2022. Năm 2023 TSNH lên tới 5.177.690.396 đồng tương ứng với mức tăng 31,22%. Tài sản dài hạn cũng tăng về giá trị là 13.487.578.753 đồng năm 2021 tăng lên 14.607.716.721 đồng trong năm 2022, và tăng mạnh vào năm 2023 lên thành 16.151.747.032 đồng, nhưng xét về mức độ cơ cấu trong tài sản thì tài sản dài hạn lại có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2022 cơ cấu TSDH giảm 1,43% so với năm 2021. Năm 2023 tiếp tục giảm thêm 3,01% so với năm 2022. Điều này cho thấy sự phù hợp trong lĩnh vực kinh doanh của công ty , tuy nhiên ta chưa thể kết luận cơ cấu tài sản của công ty là tốt hay xấu vì vậy chúng ta cần xét do đâu mà tài sản tăng và việc tăng này ảnh hưởng tốt hay xấu đến công ty.
Đối với tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn của công ty từ năm 2021 là 3.338.533.449 đồng đến năm 2022 tăng lên là 3.945.687.921 đồng. Năm 2023 TSNH lên tới 5.177.690.396 đồng. Có sự tăng trên là do sự biến động của các chỉ tiêu tài sản ngắn hạn. Nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng lên của tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn khác, các khoản đầu tư tài chính,… Trong đó: Khóa luận: Phân tích thực trạng tài chính tại công ty Giao Nhận.
Tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền của công ty chủ yếu là tiền mặt, chiếm tỷ trọng 31.59% trên tài sản ngắn hạn trong năm 2021. Năm 2022 tiền và các khoản tương đương tiền tăng 291.020.406 đồng tương ứng với tỷ trọng tăng 27.59%. Năm 2023 tiền và các khoản tương đương tiền tăng thêm 1.617.553.183 đồng tương đương làm tỷ trọng tăng lên 120.2% so với năm 2022.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Đầu tư tài chính ngắn hạn là việc bỏ vốn mua các chứng khoán có thời hạn thu hồi dưới một năm hoặc trong một chu kì kinh doanh hoặc mua vào bán ra chứng khoán để kiếm lời. Công ty hoạt động ở lĩnh vực đầu tư này đã đạt được thành tích khá cao về mặt giá trị năm 2021 là 567.875.960 chiếm tỷ trọng 17.01% giá trị tài sản ngắn hạn năm 2022 giá trị tăng lên là 687.523.695 đồng tương ứng với tỷ trọng là 17.42% trên tổng tài sản ngắn hạn, năm 2023 giá trị tăng lên là 864.523.659 đồng tương ứng với tỷ trọng là 16.7% trên tổng tài sản ngắn hạn. Mặc dù giá trị có tăng nhưng tỷ trọng lại có xu hướng giảm do tốc độ tăng của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn nhỏ hơn tốc độ tăng của TSNH.
Các khoản phải thu ngắn hạn: Là giá trị tài sản của công ty bị các đơn vị khác chiếm dụng, nếu giảm được các khỏan phải thu sẽ được đánh là tích cực nhất. Các khoản phải thu ngắn hạn có sự biến động trong tài sản ngắn hạn. Nếu như năm 2021, giá trị là 1.574.632.587 đồng tương ứng với tỷ trọng trên tài sản ngắn hạn là 47.17%, năm 2022 giá trị là 1.235.621.354 đồng tương ứng tỷ trọng là 31.32% trên tổng TSNH. Năm 2023 giá trị là 1.125.678.974 đồng tương ứng tỷ trọng là 21.74% trên tổng TSNH. So sánh năm 2022 với 2021, giá trị của các khoản phải thu ngắn hạn giảm mạnh lên tới 339.011.233 đồng, sang năm 2023 tiếp tục giảm thêm 109.942.380 đồng. Kết quả này cho thấy sự nỗ lực trong việc duy trì mối quan hệ khách hàng của công ty tuy nhiên cũng có rủi ro liên quan đến khả năng thu hồi công nợ và công ty đang trong tình trạng bị chiếm dụng vốn. Đây được đánh giá là khuyết điểm của công ty trong công tác quản lý và sử dụng vốn. Khóa luận: Phân tích thực trạng tài chính tại công ty Giao Nhận.
Đối với tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn cũng là một yếu tố góp phần tạo nên sự biến động về tổng giá trị tài sản của Công ty. Năm 2021, tài sản dài hạn của công ty là 13.487.578.753 đồng với tỷ trọng 80.16%; đến năm 2022 là 14.607.716.721 đồng ứng với tỷ trọng 78.73% trên tổng tài sản tương ứng giảm đi 1.43% so với năm 2021. Năm 2023 tỷ trọng TSDH chỉ còn 75,73% tương ứng đã giảm 3.01% so với năm 2022. Nguyên nhân góp phần vào sự biến động của tài sản dài hạn là do:
Tài sản cố định: Năm 2022, tài sản cố định tăng 1.401.074.703 đồng so với năm 2021. Năm 2023 tiếp tục tăng thêm là 1.888.925.328 đồng. Nguyên nhân khiến TSCĐ tăng là do năm 2022 và 2023 công ty tiến hành mua thêm 1 số thiết bị. Năm 2021 tỷ trọng của tài sản cố định trên tài sản dài hạn là 85.74%, năm 2022 tăng lên là 88,76%, năm 2023 con số này lên tới 91.97% đây cũng là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong khối tài sản dài hạn với 14.854.752.962 đồng.
Các khoản phải thu dài hạn năm 2022 so với năm 2021 đã giảm 37.804.716 đồng tương ứng với mức giảm 3.69%, năm 2023 giảm 232.931.694 đồng tương ứng mức giảm 23.59%. Đây được coi là thành tích của doanh nghiệp trong việc thu hồi nợ dài hạn.
2.2.1.2 Phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn tại Công ty TNHH giao nhận và vận tải Hải Phòng giai đoạn 2021-2023
Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn tại Công ty TNHH giao nhận và vận tải Hải Phòng giai đoạn 2021-2023
Dựa vào bảng phân tích và biểu đồ cơ cấu sử dụng nguồn vốn trên đây ta thấy được năm 2022 so với năm 2021 giá trị tổng nguồn vốn của Công ty tăng lên là 1.727.292.440 đồng, tỷ lệ tăng là 10.27%. Năm 2023 so với năm 2022 giá trị tổng nguồn vốn của Công ty tăng với giá trị là 2.776.032.786 đồng, tỷ lệ tăng là 14.96%. Có sự biến động như vậy nguyên nhân chủ yếu là sự tăng lên của nợ phải trả. Khóa luận: Phân tích thực trạng tài chính tại công ty Giao Nhận.
Năm 2021, nợ ngắn hạn là 5.010.640.847 đồng, chiếm 66.62% tỷ trọng nợ phải trả thì đến 2022 là 6.199.604.254 đồng tương ứng tỷ lệ là 66.20 %. Sang năm 2023 nợ ngắn hạn là 7.821.074.614 đồng, chiếm 63.65% tỷ trọng nợ phải trả. Cho thấy công ty đang có nguồn vốn ngắn hạn để quay vòng vốn nhanh, phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh ngắn hạn. Một lợi thế của việc sử dụng nợ ngắn hạn đối với công ty đó là các khoản nợ vay tín dụng trong ngắn hạn thì điều kiện cho vay thường ít khắt khe hơn so với các khoản nợ vay tín dụng dài hạn, chi phí sử dụng cũng thấp hơn và giúp công ty có thể dễ dàng linh hoạt điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn. Tuy nhiên có một lưu ý đối với các khoản nợ ngắn hạn đòi hỏi công ty có nghĩa vụ thanh toán trong thời gian ngắn, nếu không đáp ứng được sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn gây ra những áp lực đối với quá trình sản xuất kinh doanh nhất là khi sử dụng nợ ngắn hạn để đầu tư cho tài sản dài hạn do thời gian thu hồi vốn lâu. Vì vậy, Công ty cần có biện pháp tích cực trong việc đẩy mạnh khả năng thanh toán trong ngắn hạn nhưng đồng thời tìm kiếm các khoản nợ dài hạn có điều kiện và thời gian dài hơn để không lỡ những cơ hội đầu tư, góp phần vào đẩy mạnh sản xuất kinh doanh trong thời gian tới . Năm 2021 nợ dài hạn đạt giá trị 2..510876.021 đồng, chiếm tỷ trọng trên nợ phải trả là 33.38% năm 2022 nợ ngắn hạn tăng lên là 3.165.426.436 đồng chiếm tỷ trọng 33.8% , năm 2023 đạt 4.465.683.889 đồng tương ứng chiếm 36.35% trên nợ phải trả. Đây được coi là thành tích của doanh nghiệp khi đã tăng được các khoản nợ dài hạn, làm cho áp lực thanh toán nhanh được giảm bớt. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm nhưng không đáng kể từ 9.304.595.334 đồng xuống 9.188.373.952 đồng năm 2022, chỉ còn 9.042.678.925 đồng vào năm 2023.
Điều này thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối của các cổ đông vào chính sách cũng như chiến lược phát triển kinh doanh của công ty mà ban lãnh đạo đã đề ra trong thời gian tới. Nhìn lại, có thể thấy rằng, cơ cấu nguồn vốn của công ty đang có sự chuyển dịch tích cực, đa dạng hóa nguồn huy động để thực hiện tái cơ cấu. Tuy nhiên, công ty cần đảm bảo được mức độ hợp lý của các khoản nợ vì rủi ro trong thanh toán các khoản nợ trong tương lai.
2.2.1.3 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh. Khóa luận: Phân tích thực trạng tài chính tại công ty Giao Nhận.
Bảng 2.3 Báo cáo kết quả kinh doanh công ty TNHH giao nhận và vận tải Hải Phòng 2021-2023
Lợi nhuận sau thuế năm 2022 so năm 2021 giảm 116.221.382 đồng tưong ứng giảm 14.44%, năm 2023 so với năm 2022 giảm 145.695.027 đồng tương ứng với mức giảm 21.17%, tổng doanh thu 2022 so năm 2021 tăng 3.037.809.344 đồng tương ứng 5.41% , năm 2023 so với năm 2022 tăng 2.999.986.472 tương ứng với mức tăng 5.07% chứng hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giảm mặc dù doanh thu có tăng. Giá vốn hàng bán năm 2022 so năm 2021 tăng 54.675.566 đồng tương ứng 0.13%, năm 2023 so năm 2022 tăng 2.577.241.500 đồng tương ứng 6.14%. Xét với tốc độ tăng của doanh thu so với tốc độ tăng của giá vốn hàng bán là tỷ số này nhỏ hơn 1, chứng tỏ tốc độ tăng của giá vốn hàng bán lơn hơn tốc độ tăng của doanh thu, cho thấy chi phí bỏ ra của doanh nghiệp khá lớn trong khi đó doanh thu đem về cho doanh nghiệp không tương ứng với chi phí . Ta cần xem xét nghiên cứu một số loại chi phí, trước hết là chi phí bán hàng năm 2022 so năm 2021 tăng 558.889.195 đồng tương ứng với 8.72%, năm 2023 so năm 2022 tăng 520.000.000 đồng tương ứng với 7.46% cho thấy rằng công ty chưa tiết kiệm chi phí bán hàng, và cung cấp dịch vụ để hạ giá thành sản phẩm. Về chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2022 so năm 2021 là tăng 779.957.964 đồng tương ứng với mức tăng 11.88%, năm 2023 so năm 2022 tăng 1.348.000.000 đồng tương ứng với mức tăng 18.36%. Vậy nguyên nhân chính làm cho lợi nhuận sau thuế giảm là giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp tăng, doanh nghiệp cần phải xem xét nguyên nhân khiến cho hai chỉ tiêu này tăng để có biện pháp khắc phục. Như vậy giá thành của doanh nghiệp mới giảm, làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
2.2.2. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính đặc trưng của Công ty TNHH giao nhận và vận tải Hải Phòng giai đoạn 2021-2023
2.2.2.1. Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của một công ty được đánh giá dựa trên qui mô và khả năng luân chuyển của tài sản ngắn hạn, là những tài sản có khả năng luân chuyển nhanh, phù hợp với thời hạn thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Bảng 2.4 Tỷ số khả năng thanh toán Công ty TNHH giao nhận và vận tải Hải Phòng giai đoạn 2021-2023
Hệ số thanh toán tổng quát : Khóa luận: Phân tích thực trạng tài chính tại công ty Giao Nhận.
Hệ số thanh toán tổng quát có xu hướng giảm dần, cụ thể là năm 2021 đạt 2.24 lần, năm 2022 giảm còn 1.98 lần đến năm 2023 chỉ còn 1.74 lần. Điều này có nghĩa là cứ 1 đồng vay nợ (nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) của công ty thời điểm năm 2021 có 2.24 đồng giá trị tài sản đảm bảo, còn thời điểm năm 2022 là 1.98 đồng giá trị tài sản đảm bảo, năm 2023 thì chỉ còn 1,74 đồng giá trị tài sản đảm bảo. Ta thấy hệ số thanh toán tổng quát của doanh nghiệp có xu hướng giảm nhưng trên theo mặt lý thuyết là khá tốt khi tất cả đều lớn hơn hệ số 1, điều này làm cho chủ nợ sẽ cảm thấy mức độ an toàn về khả năng tài chính của công ty. Với số liệu trên chứng tỏ tất cả các khoản huy động bên ngoài đều có tài sản đảm bảo. Hệ số này ở thời điểm năm 2022 thấp hơn so với năm 2021, và càng thấp hơn trong năm 2023 là do trong 2 năm 2022 và 2023 công ty đã huy động thêm vốn từ bên ngoài với tốc độ tăng của vốn vay tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữa điều này cho thấy công ty đang chiếm dụng tốt các nguồn vốn tài chơ từ bên ngoài. Cụ thể, nợ phải trả năm 2022 so với năm 2021 tăng giá trị là 1.843.513.822 đồng tương ứng với tốc độ tăng 24.51% còn tổng tài sản tăng ở mức 1.727.292.440 đồng tương ứng tốc độ tăng là 10.27%. Nợ phải trả năm 2023 so với năm 2022 tăng giá trị là 2.921.727.813 đồng tương ứng với tốc độ tăng 31.20% còn tổng tài sản tăng thêm với mức độ tăng là 2.776.032.786 đồng tốc độ tăng của tổng tì sản thấp hơn tốc độ tăng của nở phải trả . Điều này đã làm cho khả năng thanh toán tổng quát của công ty giảm dần qua 3 năm.
Hệ số thanh toán hiện thời:
Hệ số thanh toán hiện thời của công ty không ổn định, cụ thể năm 2021 là 0.666 lần, năm 2022 là 0.636 lần, năm 2023 là 0,662. Năm 2021 cứ một đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 0.666 đồng giá trị tài sản ngắn hạn. So với năm 2022 thì hệ số này giảm còn 0.636 lần, và tăng nhẹ lên 0.662 lần vào năm 2023 cho thấy dấu hiệu về khả năng thanh toán của công ty diễn biết không được ổn định. Mà mức độ an toàn của khả năng thanh toán hiện ở con số 1 sẽ đảm bảo , nhưng cả trong ba năm khả năng thanh toán hiện thời của của công ty đều nhỏ hơn 1 khả năng thanh toán hiện thời không được đảm bảo khi các khoản nợ ngắn hạn đến hạn công ty không có khả năng thanh toán các khoản nợ đó sẽ gây ra áp lực với quá trình sản xuất kinh doanh.
Hệ số thanh toán nhanh: Khóa luận: Phân tích thực trạng tài chính tại công ty Giao Nhận.
Hệ số thanh toán nhanh, đây là hệ số đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tài sản ngắn hạn không bao gồm hàng tồn kho của doanh nghiệp. Việc loại bỏ hàng tồn kho khi tính toán khả năng thanh toán nhanh là do hàng tồn kho sẽ phải mất thời gian hơn để chuyển chúng thành tiền mặt hơn so với các tài sản ngắn hạn. Năm 2021, hệ số này của Công ty là 0.6631 lần cho thấy để đảm bảo cho một đồng nợ ngắn hạn thì có 0.6631 đồng tài sản ngắn hạn không bao gồm hàng tồn kho. Nhưng nếu so sánh với năm 2022, thì hệ số này lại giảm còn 0.6334 %, khi so sánh với năm 2023 tăng nhẹ trở lại là 0.662 lần cho thấy khả năng thanh toán nhanh cũng không được ổn định.
Hệ số thanh tức thời:
Hệ số thanh toán tức thời là hệ số đảm bảo khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tài sản ngắn hạn được chuyển đổi thành tiền nhanh nhất, đó chính là tiền và tương đương tiền. Qua giai đoạn 2021-2023 cho thấy hệ số thanh toán tức thời của công ty còn ở mức rất thấp và đang có xu hướng tăng. Năm 2022 tăng so với 2021 là 3.12% và 2023 so với 2022 tăng tới 74.55%. Mặc dù khả năng thanh toán nhanh đã được cải thiện nhưng nó vẫn lằm ở mức thấp điều này lo ngại đối với công ty khi việc thanh toán bằng các khoản tiền và tương đương tiền, công ty cần phải cải thiện tình hình này hơn nữa để giúp cho khả năng thanh toán nhanh được đảm bảo.
Hệ số nợ phải trả, phải thu:
Hệ số nợ phải trả, phải thu trong hai năm: năm 2021 hệ số này là 2.25 lần, năm 2022 hệ số này là 2.373 lần và năm 2023 là 2.370 lần cho thấy tình hình thanh toán công nợ của công ty biến động không nhiều. Trong thời gian tới công ty cần có chính sách giải quyết tình hình công nợ cho công ty.
2.2.2.2. Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính Khóa luận: Phân tích thực trạng tài chính tại công ty Giao Nhận.
Các nhà đầu tư không chỉ quan tâm đến việc phân tích tài sản và nguồn vốn mà họ còn quan tâm đến mức độ độc lập hay phụ thuộc của Công ty với các chủ nợ, mức độ tự tài trợ của công ty đối với vốn kinh doanh của mình. Vì thế mà các hệ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư sẽ tạo điều kiện cho việc hoạch định các chiến lược tài chính trong tương lai.
Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc phân tích cấu tạo tài chính trong Công ty và đánh giá mức độ đầu tư của công ty trong kỳ kinh doanh và xem xét tính bất thường của hoạt động đầu tư. Qua đó, các nhà đầu tư và những người quan tâm có thể đánh giá được những khó khăn về tài chính mà Công ty phải đương đầu và rút ra được hoạt động kinh doanh của công ty có liên tục không?
Để hiều rõ hơn về tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của công ty ta tiến hành phân tích cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản và tình hình đầu tư của công ty.
Bảng 2.5 Cơ cấu tài chính Công ty TNHH giao nhận và vận tải Hải Phòng giai đoạn 2021-2023
Hệ số nợ là một chỉ tiêu tài chính phản ánh trong một đồng vốn hiện nay công ty đang sử dụng có mấy đồng vốn đi vay. Nếu như hệ số này càng cao thì tính độc lập về tài chính của công ty sẽ càng kém. Năm 2021 cứ 1 đồng vốn công ty đang sử dụng vào sản xuất kinh doanh có 0.44 đồng hình thành từ nguồn vay nợ. Năm 2022 trong 1 đồng vốn công ty đang sử dụng có 0.5 đồng là đi vay nợ. Năm 2023 trong 1 đồng vốn công ty đang sử dụng có 0.57 đồng là đi vay nợ. Hệ số nợ của công ty năm 2022 đã tăng so với năm 2021 là 13.04%, năm 2023 so với năm 2022 tăng thêm 14%. Điều này chứng tỏ công ty huy động rất tốt nguồn lực từ bên ngoài tận dụng được nguồn vốn vay để phát triển vào hoạt động kinh doanh. Công ty cần phát huy hơn nữa trong thời gian tới. Khóa luận: Phân tích thực trạng tài chính tại công ty Giao Nhận.
Hệ số vốn chủ sở hữu là một chỉ tiêu tài chính đo lường sự góp vốn chủ sở hữu trong tổng số vốn hiện có của công ty. Năm 2021 cứ 1 đồng vốn Công ty đang sử dụng có 0.552 đồng được hình thành từ vốn chủ sở hữu, sang năm 2022 hệ số này giảm đi là 0.49 đồng, năm 2023 chỉ còn 0,42 đồng. Kết quả này cho thấy mức độ độc lập về tài chính của công ty có xu hướng giảm, nhưng vẫn nằm ở trong phạm vi chấp nhận được.
Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn sẽ cho biết việc bố trí cơ cấu tài sản của công ty, phản ánh tình hình trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất cũng như khả năng cạnh tranh của công ty: Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn của Công ty có xu hướng biến động không ổn định, năm 2021 cứ 1 đồng vốn kinh doanh thì có 0.789 đồng đầu tư vào tài sản dài hạn nhưng tới năm 2022 thì cứ 1 đồng vốn kinh doanh có 0.841 đồng đầu tư vào tài sản dài hạn. Năm 2023 thì cứ 1 đồng vốn kinh doanh có 0.757 đồng đầu tư vào tài sản dài hạn
Chứng tỏ trong ba năm vừa qua, công ty tiếp tục đầu tư vào một số TSCĐ để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn: Năm 2021 cứ 1 đồng vốn kinh doanh thì có 0.247 đồng đầu tư vào tài sản ngắn hạn, năm 2022 con số là 0.270 đồng năm 2023 là 0.242 . Việc giảm đi chủ yếu là do khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng giảm. Như vậy mức độ quan trọng của tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản của công ty đang sử dụng ngày càng giảm.
Chỉ số cơ cấu tài sản: Cơ cấu tài sản của Công ty có xu hướng tăng từ 0.247 lần năm 2021 lên 0.270 lần năm 2022 rồi tăng lên thành 0.32 lần năm 2023. Do tài sản ngắn hạn được quan tâm chú ý hơn tài sản dài hạn, trong khi giá trị tài sản ngắn hạn tăng mạnh thêm 18.19% năm 2022 và 31.22% năm 2023 thì giá trị tài sản dài hạn tăng thêm 8.3% năm 2022 và 10.575 năm 2023.
Tỷ suất tự tài trợ dài hạn của Công ty sẽ cung cấp thông tin cho biết số VCSH của công ty dùng để trang bị tài sản cố định là bao nhiêu. Năm 2021 là 0.689% sang năm 2022 con số này giảm nhẹ còn 0.629% và năm 2023 chỉ còn 0.559%.
Qua phân tích trên, ta có thể thấy trong cơ cấu tổng tài sản thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn tài sản dài hạn. Điều này cho thấy, cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty phần nào khá hợp lý đối với đặc thù của một Công ty kinh doanh dịch vụ vận tải. Khóa luận: Phân tích thực trạng tài chính tại công ty Giao Nhận.
Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động
Bảng 2.6: Nhóm chỉ tiêu hoạt động Công ty TNHH giao nhận và vận tải Hải Phòng giai đoạn 2021-2023
Qua số liệu trong bảng, ta thấy:
Vòng quay các khoản phải thu: Đi cùng với sự tăng trưởng của doanh thu, vòng quay khoản phải thu của doanh nghiệp càng lớn sẽ cho biết khả năng thu tiền từ hoạt động bán hàng càng đạt hiệu quả. Năm 2021 số vòng quay các khoản phải thu là 35.65 vòng, trung bình mất 10.24 ngày công ty mới thu được các khoản nợ. Năm 2022 tăng lên là 47.89 vòng và chỉ mất 7.62 ngày để thu nợ. Năm 2023 tăng lên là 55.23 vòng và chỉ mất 6.61 ngày để thu nợ. Như vậy tốc độ thu hồi các khoản nợ của Công ty có xu hướng tăng. Trong thời gian tới công ty cần có các chính sách cụ thể và hợp lý để đảm bảo việc thu hồi vốn bị chiếm dụng từ khách hàng mà không làm ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa khách hàng và công ty.
Vòng quay vốn lưu động: Vòng quay vốn lưu động qua ba năm có xu hướng giảm dần cụ thể là năm 2021 là 16.81 vòng và phải mất tới 21.71 ngày để thực hiện hết 1 vòng quay này, năm 2022 vòng quay giảm xuống còn 15 vòng mất 24.34 ngày để hết 1 vòng quay. Năm 2023 vòng quay giảm xuống còn 12.01 vòng mất 30.04 ngày để hết 1 vòng quay. Qua đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động có có xu hướng giảm so với các năm trước tuy nhiên kết quả đạt được vẫn còn tương đối thấp, chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty hiệu quả chưa cao.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Qua số liệu trên ta thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định của Công ty có xu hướng giảm. Năm 2022 trung bình 1 đồng vốn cố định thì tạo ra 4.05 đồng doanh thu thuần giảm 0.11 đồng so với năm 2021. Năm 2023 trung bình 1 đồng vốn cố định thì chỉ tạo ra 3.85 đồng doanh thu thuần giảm 2.67 đồng so với năm 2022 chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty giảm xuống. Khóa luận: Phân tích thực trạng tài chính tại công ty Giao Nhận.
Vòng quay tổng tài sản: Vòng quay tổng tài sản có sự biến động qua các năm, năm 2021 cứ trung bình 1 đồng vốn bỏ vào kinh doanh thì thu được 3.34 đồng doanh thu thuần, đến năm 2022 chỉ số này đã tăng lên là 3.19 đồng. Năm 2023 lại giảm xuống chỉ còn 2.91 đồng. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu thuần tăng chậm hơn tốc độ tăng của vốn kinh doanh.
Qua phân tích các chỉ số hoạt động cho thấy công ty sử dụng vốn cố định vào hoạt động kinh doanh chưa thực sự hiệu quả và có xu hướng đi xuống. Kỳ thu tiền bình quân giảm cho thấy chính sách quản lý khoản phải thu của công ty hiệu quả trong thời gian tới cần phải phát huy hơn nữa. Vì TSNH tăng lên nhanh chóng, cơ cấu tài sản chuyển dịch sang cơ cấu TSNH thay vì TSDH trên tổng tài sản vì vậy hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm đi và đương nhiên làm cho hiệu suất sử dụng vốn lưu động tăng lên.
2.2.2.4. Các tỷ số về doanh lợi
Các chỉ số sinh lời là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định và là đáp số sau cùng của hiệu quả kinh doanh, là một căn cứ quan trọng để các nhà hoạnh định đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai.
Bảng 2.7: Tỷ số khả năng sinh lời Công ty TNHH giao nhận và vận tải Hải Phòng giai đoạn 2021-2023
Nhận xét:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS): Theo số liệu thống kê tại Bảng 2.6 ta thấy ROS biến động có xu hướng giảm qua 3 năm. Cụ thể, năm 2021 trong 1 đồng doanh thu tạo ra được 0,014 đồng lợi nhuận, năm 2022 trong 1 đồng doanh thu tạo ra 0.011 đồng lợi nhuận, năm 2023 trong 1 đồng doanh thu tạo ra 0.008 đồng lợi nhuận. Chứng tỏ hiệu quả sinh lời trên doanh thu của công ty chưa tích cực. Nguyên nhân làm cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm là do lợi nhuận năm 2023 giảm 21,17 % so với tỷ lệ tăng doanh thu 5.07% năm 2023.
Tỷ suất sinh lời của tài sản: Năm 2021 bình quân cứ 1 đồng giá trị tài sản làm ra 0.047 đồng lợi nhuận sau thuế, tới năm 2022 cứ 1 đồng giá trị tài sản làm ra 0.037 đồng lợi nhuận, năm 2023 cứ 1 đồng giá trị tài sản chỉ làm ra 0.025 đồng lợi nhuận. Giá trị tài tài sản tăng đều qua các năm nhưng tỷ suất sinh lời trên tài sản có xu hướng giảm cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của công ty chưa tốt.
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu: Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm. Năm 2021 cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 0.086 đồng lợi nhuận sau thuế nhưng đến năm 2022 thì 1 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra được 0.074 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2023 con số này giảm xuống còn 0.06. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu giảm dần do tốc độ tăng của lợi nhuận nhỏ hơn so với tốc độ tăng của vốn CSH.
2.3. Phân tích phương trình Dupont Khóa luận: Phân tích thực trạng tài chính tại công ty Giao Nhận.
Phân tích phương trình Dupont sẽ cho ta thấy được mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), các nhân tố ảnh hưởng tới hai tỷ suất này, trên cơ sở đó có thể đưa ra biện pháp cải thiện tình hình tài chính cho Công ty.
2.3.1 Đẳng thức tỷ suất doanh lợi tài sản:
Để phân tích rõ hơn tỷ suất sinh lời của tài sản, ta sử dụng mô hình Dupont:
Theo mô hình Dupont, khả năng sinh lời của tài sản là kết quả tổng hợp của Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) với số vòng quay của tài sản. Phân tích sự tác động của các nhân tố lên ROA năm 2023 ta có:
- Năm 2022: ROA = 4.22 % x 2.30 = 9.71%
- Năm 2023: ROA = 5.67% x 1.74 = 9.87%
Ta thấy ROA năm 2023 so với 2022 tăng 0,16% là do ảnh hưởng hai nhân tố:
- Do tỷ suất sinh lời của doanh thu tăng làm tỷ suất sinh lời của tài sản tăng: ROA1 = (5.67% – 4.22%) x 2.30 = 3.33 %
- Do vòng quay của tổng tài sản tăng làm tỷ suất sinh lời của tài sản giảm: ROA2 = (1.74 – 2.30) x 5.67% = -3.17%
Tổng ảnh hưởng của hai nhân tố: ROA = ROA1 + ROA2 = 0,16% Khóa luận: Phân tích thực trạng tài chính tại công ty Giao Nhận.
Như vậy, tỷ suất sinh lời của tài sản năm 2023 của Công ty giảm xuống 0.16% chủ yếu là do tỷ suất sinh lời của doanh thu làm tỷ suất sinh lời của tài sản tăng là 3.33 %, trong khi đó vòng qua tổng TS lại khiến tỷ suất sinh lời của TS giảm đi. Nhưng như phân tích ở trên thì công ty cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để bắt kịp với sự phát triển của các doanh nghiệp cùng ngành và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ Dupont phân tích ROA của công ty TNHH giao nhận và vận tải Hải Phòng năm 2023
2.3.2 Đẳng thức tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu
Thông qua mô hình Dupont, ta xem xét từng chỉ tiêu tác động đến ROE năm 2023 của Công ty như sau:
ROE = ROS x Số vòng quay tài sản x Đòn bẩy tài chính
Tỷ suất sinh lợi của doanh thu (ROS) giảm từ 0.0749% năm 2022 xuống 0.06% năm 2023. Với cùng 1 đồng doanh thu thuần thu được thì năm 2023 đạt được lợi nhuận sau thuế thấp hơn năm 2022 là 0.0149 đồng lợi nhuận sau thuế tương ứng với tỷ lệ giảm 4.36%, góp phần giảm ROE.
Vòng quay tài sản giảm từ 3.19 vòng năm 2022 xuống còn 2.91 vòng năm 2023, với tỷ lệ giảm là 27%, phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của công ty giảm, từ đó làm giảm ROE.
Đòn bẩy tài chính cũng tăng, năm 2023 so với năm 2022 tăng 0.34 lần tương ứng với tỷ lệ tăng 16.81% do tổng tài sản và vốn chủ sở hữu đều tăng lên. Khóa luận: Phân tích thực trạng tài chính tại công ty Giao Nhận.
Phân tích sự tác động của các nhân tố lên ROE năm 2023 ta có:
- Năm 2022: ROE = 0.075 % x 3.19 x 0.34 = 8.1%
- Năm 2023: ROE = 0.06% x 2.91 x 0.22 = 3.8 %
Như vậy, tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu năm 2023 so với năm 2022 giảm 4.3% là do ảnh hưởng của ba nhân tố sau:
- Do tỷ suất sinh lợi của doanh thu (ROS) giảm làm cho ROE giảm: ROE1 = (0.075% – 0.06%) x 3.19 x 0.34 = 1.6 %
- Do vòng quay tổng tài sản tăng làm cho ROE tăng:
- ROE2 = 0.06% x (3.19 – 2.91) x 0.34 = 0.57 %
- Do đòn bẩy tài chính tăng làm cho ROE cũng tăng:
- ROE3 = 0.06% x 3.19 x (0.34 – 0.22) = 2.29 %
Tổng chênh lệch:
ROE = ROE1 + ROE2 + ROE3 = 1.60 % + 0.570 % + 2.29% = 4.46% Qua phân tích ở trên, ROE giảm chủ yếu do tỷ suất sinh lợi trên doanh thu giảm làm cho ROE giảm 1.6%, và cuối cùng là số nhân vốn chủ sở hữu giảm làm cho ROE giảm 0.57%. Từ kết quả này có thể thấy công ty đã có những dấu hiệu cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh đang đi xuống, và đang ở mức rất thấp.
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ Dupont phân tích ROS của công ty TNHH giao nhận và vận tải Hải Phòng năm 2023
2.4. Nhận xét và đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty
Qua quá trình phân tích tài chính của Công ty TNHH giao nhận và vận tải Hải Phòng , ta có bảng tổng hợp sau:
Bảng 2.8: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu tài chính đặc trưng
Đánh giá chung:
Thứ nhất: Về cơ cấu tài chính Khóa luận: Phân tích thực trạng tài chính tại công ty Giao Nhận.
Tài sản: Qua việc phân tích ta có thể thấy được kết cấu tài sản của công ty có một số sự thay đổi. Tổng tài sản năm 2022 cao hơn so với năm 2021 tăng 1.727.292.440 đồng tương ứng với mức tăng 10.27%, năm 2023 so với năm 2022 tăng lên 2.776.032.786 đồng tương ứng với mức tăng 13,2%. Tài sản ngắn hạn của Công ty năm 2022 so với năm 2021 tăng 607.154.472 đồng tương đương với 18.19%, năm 2023 so với năm 2022 tăng 1.232.002.475 đồng tương đương với 23.79%. Tài sản dài hạn của công ty năm 2022 so với năm 2021 tăng 1.120.137.968 đồng tương đương với 8.3%, năm 2023 so với năm 2022 tăng 1.544.030.311 đồng tương đương với 9.56%. Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự biến động của tài sản cố định là do công ty trong năm vừa qua tiếp tục đầu tư thêm máy móc, thiết bị sản xuất phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. So với tài sản dài hạn thì tài sản ngắn hạn cũng là một yếu tố góp phần tạo nên sự biến động về tổng giá trị tài sản của Công ty.
Nguồn vốn: Cơ cấu nguồn vốn của công ty cũng có sự biến đổi. Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2022 so với năm 2021 giảm 116.221.382 đồng tương ứng với mức giảm 1.25%. Năm 2023 so với năm 2022 giảm 145.695.027 đồng tương ứng với mức giảm 1.95%. Năm 2022 thì nợ phải trả của Công ty đã tăng 1.843.513.822 đồng ứng với mức tăng 24.51% so với năm 2021, đến năm 2023 răng lên là 2.921.727.813 tương ứng với mức tăng là 31.2% , nợ phải trả tăng lên chủ yếu do nợ dài hạn tăng đáng kể năm 2021 nợ dài hạn là 2.510.876.021 đồng, tương ứng với 26.07%. đến năm 2023 tăng lên là 4.465.683.889 đồng tương ứng với mức tăng 41.08%. Sở dĩ có mức tăng đột biến như vậy là do chủ trương của Công ty đã huy động thêm nguồn vốn vay để đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh. Nếu công ty sử dụng nợ dài hạn sẽ phát sinh chi phí về lãi vay, gánh nặng nợ về dài hạn.
Xét hai hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu ta thấy công ty có xu hướng đi vay nợ nhiều hơn là sử dụng vốn chủ sở hữu, cụ thể hệ số nợ của công ty năm 2022 đã tăng so với năm 2021 là 0.45 lần, đến năm 2023 so với năm 2022 đã tăng lên là 0.51 lần. trong khi đó năm 2021 cứ 1 đồng vốn Công ty đang sử dụng có 0.55 lần được hình thành từ vốn chủ sở hữu, sang năm 2022 hệ số này giảm đi còn 0.5 lần, đến năm 2023 còn 0.42 lần.
Thứ hai: Về khả năng thanh toán Khóa luận: Phân tích thực trạng tài chính tại công ty Giao Nhận.
Các khoản vay nợ ngắn hạn của công ty đang ở mức báo động tài sản ngắn hạn không đủ để thanh toán cho các khoản vay ngắn hạn cụ thể là năm 2021 nợ ngắn hạn của công ty là 5.010.640.847 đồng nhưng tài sản ngắn hạn chỉ mức 3.338.533.449 đồng, có nghĩa là khả năng thanh toán hiện thời của công ty chỉ đạt ở mức 0.66 lần mà hệ số này theo tiêu chuẩn thì cần giữ ổn định ở mức từ 1 đến 1.5 lần. Năm 2022 nợ ngắn hạn của công ty là 6.119.604.254 đồng nhưng tài sản ngán hạn chỉ ở mức 3.945.687.921 đồng khả năng thanh toán giảm xuống còn 0.63 lần . Đến năm 2023 thì khả năng thanh toán có được cải thiện nợ ngắn hạn của công ty là 7.821.074.614 đồng còn tài sản ngán hạn là 5.177.690.396 đồng khả năng thanh toán nhanh là 0.66 lần. Nếu công ty không cải thiện tình hình này sẽ dẫn đến khả năng mất cán cân thanh toán đưa công ty vào tình trạng phải đóng cửa.
Thứ ba: Về hiệu quả hoạt động
Vòng quay các khoản phải thu của Công ty có xu hướng tăng lên. Cụ thể năm 2021 chỉ quay được 35.65 vòng và mất 10.24 ngày để quay môt vòng, đến năm 2022 thì vòng quay khoản phải thu là 47.89 vòng và mất 7.62 ngày con số này năm 2023 là 55.23 vòng và chỉ mất 6.61 ngày để quay được một vòng . Điều này chứng tỏ công ty đã có chính sách thu hồi vốn có hiệu quả, trong thời gian tới Công ty cần đẩy nhanh phát huy hơn nữa tốc độ thu tiền đối với các khoản phải thu của khách hàng, tiến hành phân tích chính sách bán hàng để tìm ra nguyên nhân còn tồn đọng. Khóa luận: Phân tích thực trạng tài chính tại công ty Giao Nhận.
Vòng quay vốn lưu động có xu hướng giảm năm 2021 là 16.81 vòng, năm 2022 là 15 vòng , đến năm 2023 con số này giảm xuống còn 12.01 vòng. Qua đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động có sự suy giảm, trong đó cơ cấu tài sản chuyển dịch sang tài sản ngắn hạn ngày càng tăng, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động là chưa tốt. Do vòng quay vốn lưu động giảm làm cho số ngày một vòng quay vốn lưu động của Công ty tăng lên.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty giảm nhẹ, hiệu suất sử dụng vố lưu động cũng giảm. Điều này chứng tỏ việc sử dụng vốn của công ty vào hoạt động sản xuất kinh doanh còn chưa thật sự hiệu quả.
Số vòng quay tổng vốn giảm chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản của công ty đang giảm mà nguyên nhân chủ yếu là do cách sử dụng tài sản dài hạn chưa hợp lý và hiệu quả, trong khi đó công ty lại tận dụng được triệt để được hiệu suất hoạt động của tài sản dài hạn.
Thứ tư : Về hoạt động kinh doanh Khóa luận: Phân tích thực trạng tài chính tại công ty Giao Nhận.
So với năm 2021 thì các tỷ suất sinh lợi của công ty năm 2022 đều có xu hướng giảm. Điều đó cho thấy công ty đã có những chính sách chưa hợp lí để tiết kiệm được chi phí. Trong khi tỷ suất sinh lợi của vốn chủ giảm mạnh nhất dẫn tới lợi nhuận của công ty bị giảm, đã chứng tỏ công ty chưa có khả năng tự chủ tốt về mặt tài chính. Trong thời gian tới ngoài việc đưa ra các chính sách nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh công ty cũng cần lưu ý đến việc hạn chế bị chiếm dụng vốn của công ty.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Khóa luận: Biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Cty Giao Nhận
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietthuethacsi.com/ – Hoặc Gmail: dicvuluanvanthacsi@gmail.com