Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch ở thiền viện Trúc Lâm hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tốt nghiệp tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: Tiềm Năng Và Thực trạng hoạt động du lịch thiền ở thiền viện Trúc Lâm – Yên Tử dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
Nội dung chính
2.1. Khái quát về khu di tích, danh thắng Yên Tử:
2.1.1. Khái quát về điểm du lịch Yên Tử:
Yên Tử nằm trong địa bàn thị xã Uông Bí, là địa phương có nhiều cảnh quan và di tích lịch sử. Non nước ở đây sơn thủy hữu tình, hình thế sông núi phong quang, hoành tráng: có hang Son – một kỳ tích của tạo hóa, thác Lựng xanh – nằm gần thị xã có tới năm tầng thác hiện còn giữ được vẻ đẹp nguyên thủy cũng như sự trong lành hiếm có. Đặc biệt ở Uông Bí còn có quần thể di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử, mà giá trị của nó nói như các nhà quy hoạch du lịch thì: “Trong những danh thắng nước ta, Yên Tử là danh thắng kết hợp hài hòa giữa hai mặt chiều sâu lịch sử và cảnh đẹp thiên nhiên”. Tại đây, vua Trần Nhân Tông (1258-1308), vị anh hùng dân tộc sau khi hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông đã lựa chọn làm nơi tu hành và xây dựng nên Trung tâm Thiền phái Trúc Lâm. Ở thời kỳ hưng thịnh nhất, thiền phái này đã phát triển lớn mạnh khắp vùng Đông Bắc tổ quốc, với khoảng 800 chùa lớn nhỏ và trên 15.000 chúng tăng.
2.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên:
Cũng như nhiều khu du lịch khác, các thắng cảnh của Yên Tử là ưu thế nổi trội để phát triển du lịch.
Với một thắng cảnh hùng vĩ, thơ mộng song cũng rất thâm nghiêm. Khu di tích, danh thắng Yên Tử có những rừng trúc, rừng mai xanh tươi, chim hót quanh năm, trăm hoa đua nở bốn mùa hòa quyện với suối nước, mây trời… đã làm say đắm tâm hồn biết bao du khách. Chẳng thế mà nhiều nhà văn hóa lớn của đất Việt khi đứng trước cảnh đẹp kỳ vĩ với nhiều giá trị về: quốc phòng, quân sự như Nguyễn Trãi đã phải rung động khắc họa thành thơ:
- “Trên non Yên Tử vòm cao ngất
- Trời mới sáng canh đã sáng tinh
- Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả
- Nói cười người ở giữa mây xanh
- Muôn ngàn giáo ngọc tre cài cửa
- Bao dải tua châu đá rủ mành
- Di tích Nhân Tông còn lưu đấy
- Trùng Đồng thấy giữa áng Quang Minh”.
(Đào Duy Anh dịch)
Yên Tử là một di sản thiên nhiên văn hóa có giá trị lớn về nhiều mặt, trong đó có gía trị Quốc gia đặc biệt về phương diện chiến lược quân sự, khoa học và bảo tồn vẻ đẹp thiên nhiên. Những giá trị đó đã được Bộ Văn hóa thông tin cấp bằng công nhận Yên Tử là khu di tích lịch sử văn hóa danh thắng đặc biệt quan trọng của quốc gia từ ngày 13/3/1974.
Nắm bắt được ưu thế đó, thắng cảnh Yên Tử đã và đang được khai thác phục vụ cho việc phát triển du lịch và đã thu hút được đông đảo khách du lịch về thăm quan. Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch ở thiền viện Trúc Lâm.
Khách thập phương đến với chương trình du lịch “hành hương về cội nguồn Yên Tử” được bước đi dưới tán lá xanh của những cây đại thụ và tiếng vang của núi rừng, tiếng róc rách của nước suối chảy, tiếng ào ào của thác nước đổ, hít thở không khí trong lành của rừng núi Yên Tử và tận hưởng cảm giác thanh thản tách biệt khỏi cuộc sống đời thường.
Trên đỉnh gần tận cùng của núi Yên Sơn có một bức tượng đá An Kỳ Sinh do thiên tạo đã đứng đó bao đời: An Kỳ Sinh đứng đó mặt quay xuống núi chắp tay cung kính trong tà áo cà sa bay thướt tha trong gió, gió núi với rừng núi đại ngàn trùng điệp, tất cả tạo nên cảnh đẹp “sơn thủy hữu tình”, “trời mây non nước hòa quyện”, đây cũng là điểm lý tưởng để cho khách du lịch vào những ngày trời quang mây tạnh phóng tầm mắt ra xa để có thể nhìn thấy cả một vùng Đông Bắc rộng lớn: Hạ Long mờ mờ những núi đá, biển xanh; Hải Phòng thấp thoáng những con thuyền lớn đậu trên đất cảng… Đây là điểm đặc biệt để khách du lịch dù mệt mỏi cũng gắng sức leo lên đỉnh chựa Đồng.
Đặc biệt với sự đa dạng về sinh học, Yên Tử còn là điểm đến lý tưởng cho những nhà nghiên cứu khoa học, sinh học bởi nơi đây có rừng nguyên sinh với nhiều giống loài động thực vật quý hiếm, có rừng trúc xanh rì và để tìm hiểu điều kỳ lạ tại sao cây sú vẹt chỉ sống ở vùng ẩm thấp ven biển lại “lên” tận đỉnh chùa Đồng sinh sống, tại sao loài hoa mai vàng đặc trưng của mùa xuân phương Nam cũng nở vàng rộ ở vùng Yên Tử ?
Có thể nói ban quản lý Yên Tử có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái đặc biệt này.
Có thể bạn quan tâm đến dịch vụ:
2.1.3. Tài nguyên du lịch văn hóa – nhân văn:
Ngoài nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, Yên Tử còn có nhiều tiềm năng về tài nguyên du lịch nhân văn. Từ xa xưa Yên Tử là vùng đất có nhiều tộc người sinh sống, quá trình con người bắt đầu đến định cư, sinh sống trên vùng đất này đã xây dựng nên những nét nổi bật, đặc thù về văn hóa xã hội. Mỗi cộng đồng người đều có những phong tục tập quán khác nhau mà quá trình sinh hoạt làm ăn kinh tế, khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng như công việc đấu tranh sinh tồn đã góp phần hình thành nên. Dần dần những nét đặc thù đó đã được định hình, được phát triển trở thành bản sắc văn hóa cộng đồng – một nguồn tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo của Yên Tử. Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch ở thiền viện Trúc Lâm.
Không chỉ có thế, về với Yên Tử là về với cội nguồn của “Đạo Phật Việt Nam”. Qua sử sách, khảo sát, khai quật và bằng các hiện vật thu được, các nhà sử học và các chuyên gia khảo cổ đã khẳng định Yên Tử là nơi phát tích của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Đây là thiền phái đạo Phật duy nhất do người Việt Nam sáng lập, cũng là thiền phái duy nhất kết tinh được tinh hoa của dân tộc để trở thành một chấm son trong lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử Phật giáo nói riêng. Nhờ ở bề dày lịch sử đó mà Yên Tử đã mang tải trong mình những giá trị của nguồn tài nguyên du lịch nhân văn to lớn.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Yên Tử còn là căn cứ cách mạng của nhân dân chiến khu. Bao lớp thanh niên chống Mỹ đã về đây tập luyện và lên đường xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, chi viện cho miền Nam góp phần đánh tháng giặc Mỹ, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Chính vì vậy có thể nói mỗi đoạn đường, mỗi vùng đất của Yên Tử hôm nay đều mang một giá trị tự nhiên và nhân văn sâu sắc thể hiện qua những bước đi trong tiến trình phát triển của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử cũng như quá trình dựng nước của dân tộc Việt Nam.
Bên cạnh những giá trị lịch sử và tâm linh, kể từ thời Trần Nhân Tông, trong quá trình tu hành của mình, ông và các vị thiền sư đã để lại cho thế hệ mai sau những di vật vô cùng quý giá. Đó là hệ thống chùa, am tháp, tượng bia phong phú với nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc đặc biệt. Tất cả các di sản đó là tinh hoa của nên văn minh Đại Việt phát triển thịnh vượng dưới thời Trần. Tâm hồn, tư tưởng và cốt cách văn hóa của con người Việt Nam được phản ánh rõ nét trong từng di vật, di tích. Trải qua hàng trăm năm hình thành, phát triển và tồn tại, hiện nay khu di tích danh thắng Yên Tử còn lưu giữ nhiều di vật có giá trị.
Riêng về nơi thờ tự có 10 chùa: chùa Bí Thượng (chùa Trình Yên Tử), cùa Suối Tắm, chùa Cầm Thực, chùa Lân (thiền viện Trúc Lâm Yên Tử), chùa Giải Oan, chùa Hoa Yên (chùa Cả, chùa chính), chùa Một Mái, chùa Vân Tiêu, chùa Bảo Sái, chùa Đồng. Ngoài ra còn một hệ thống các di tích khác như các vườn tháp Huệ Quang, tháp Tổ (là nơi linh thiêng nhất của Yên Tử), Hòn Ngọc, vọng Tiên Cung, các tháp ở khu vực chùa Lân, chùa Hoa Yên, chùa Bảo Sái, chùa Một Mái, các địa danh lịch sử như am Ngọa Vân, am Thiền Định, am Lò Rèn, Đường Tùng trên 700 tuổi, dốc Hạ Kiệu, dốc Voi Qùy, dốc Dây Diêu, suối Giải Oan, suối Tắm, dốc Cửa Ngăn, tượng An Kỳ Sinh. bia Phật và hơn 6000 các di vật các di tích, các giá trị lịch sử văn hóa phi vật thể khác.
Tất cả những di sản này đã góp phần tạo nên một Yên Tử với giá trị nhân văn vô cùng tớn mang đậm nét văn hóa dân tộc Việt Nam. Để ngày nay Yên Tử hiện lên trong tâm trí của khách hành hương là một nơi có cảnh đẹp hiếm có, nơi lưu giữ di tích của dòng Thiền Trúc Lâm với những công trình kiến trúc cổ, độc đáo hòa trong cảnh sắc thiên nhiên tạo nên vẻ đẹp kỳ thú vè huyền bí đến lạ thường và nổi bật lên tất cả đó là một tinh thần Phật giáo giản đơn mà sâu sắc, vừa mang trong mình những nét chung của Phật giáo Việt Nam, vừa lung linh một tinh thần rất riêng của Thiền Trúc Lâm Yên Tử.
2.2. Thiền viện Trúc Lâm – Yên Tử: Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch ở thiền viện Trúc Lâm.
2.2.1. Qúa trình xây dựng:
Từ nửa sau thế kỷ XX, cùng với cuộc chấn hưng đạo Phật, hòa thượng thiền sư Thích Thanh Từ cũng là người đi đầu trong việc chủ trương khơi dậy mạch Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Chính vì vậy, được sự giúp đỡ của các tăng ni phật tử, hòa thượng thiền sư Thích Thanh Từ đã phát tâm xây dựng hàng chục ngôi Thiền viện trên suốt dải đất miền Nam. Với sự ra đời của các Thiền viện này, một lần nữa ánh sáng của một dòng Thiền đã lu mờ hàng trăm năm lại bừng thắp. Song có lẽ công cuộc chấn hưng đó sẽ chưa thật sự có ý nghĩa nếu như vẫn chưa có một Thiền viện được xây dựng tại chính nơi phát tích của Thiền phái Trúc Lâm. Vì lẽ đó, hòa thượng Thích Thanh Từ cùng với các tăng ni Phật tử của giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tìm về với non thiêng Yên Tử. Sau quá trình tìm hiểu, khảo sát thực địa, Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử chính thức được xây dựng vào ngày 19 tháng 1 năm Nhâm Ngọ (14/12/2002); Thiền viện Trúc Lâm chính thức được khánh thành sau hơn 9 tháng xây dựng. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử do thượng tọa Thích Kiến Nguyệt chủ trì thiết kế, tổ chức thi công và tiến hành mọi thủ tục. Sau đó Viện thiết kế và quy hoạch tỉnh Quảng Ninh đã hoàn chỉnh đồ án với sự góp ý của hòa thượng Thích Thanh Từ – lúc này đang là Viện trưởng Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt.
Thiền viện tọa lạc trên đỉnh núi hình con Kỳ Lân, trên địa thế của chùa Lân (chùa Long Động). Mặc dù thiền viện Trúc Lâm được xây dựng khá muộn so với các Thiền viện khác của Thiền phái Trúc Lâm trong cả nước nhưng lại được coi là Thiền viện số một, Thiền viện trung tâm của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử chính bởi vì Thiền viện mang trong mình những giá trị lịch sử và kiến trúc vô cùng to lớn.
2.2.2. Các giá trị của Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử:
2.2.2.1. Giá trị lịch sử, văn hóa tư tưởng của Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử:
Do vị thế lịch sử đặc biệt của mình, Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử mang trong mình nhiều giá trị văn hóa tư tưởng sâu sắc bởi Thiền viện được xây dựng trên chính nơi khơi nguồn, nơi phát tích của Thiền phái Trúc Lâm – Thiền phái riêng của Việt Nam với ông tổ là người Việt Nam. Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch ở thiền viện Trúc Lâm.
Thiền viện được xây dựng trên nền móng của chùa Lân (chùa Long Động) cũ. Thiền viện tọa lạc trên đỉnh núi giống như hình con Kỳ Lân nằm phủ phục, chính vì vậy người xưa khi xây dựng đã đặt tên theo dáng núi – Chùa Lân. Tên chùa còn được hiểu theo nghĩa khác: ngày xưa, trước khi ngập trắng cả vùng Nam Mẫu, muốn lên chùa phải chống gậy mà lên. Nhà chùa mến khách, dùng dây cho khách bám lân vào. Công việc lân dây lên chùa trở thành quen, đến nỗi đặt luôn chùa là “chùa Lân”.
Trong quá trình khai quật nền móng chùa Lân để xây dựng Thiền viện đã tìm thấy rất nhiều di vật, hiện vật từ thời Trần, đó là những mảnh tháp, các bệ men, gạch lát có niên đại từ thế kỷ XIII, XIV… đó là những kiến trúc nổi bật của thời Trần, là di sản văn hóa vô giá của dân tộc, là sản phẩm của văn minh Đại Việt. Thiền viện đã trở thàng nơi lưu giữ những dấu tích, những di vật và di chỉ khảo cổ có ý nghĩa, cho phép dựng lại diện mạo, đời sống kỹ thuật và nghệ thuật kiến trúc thời Trần.
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử là nơi lưu giữ những cổ vật của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, qua đó góp phần giới thiệu sự phát triển của Phật giáo Việt Nam, của dòng thiền Trúc Lâm qua các thời kỳ lịch sử, góp phần giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, thắp sáng ngọn đền Thiền Tông Việt Nam, giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam, tôn vinh giá trị văn hóa phi vật thể của Yên Tử.
Tinh thần Thiền Tông thời Trần là một tư tưởng đạo đức lớn của ông cha ta, các ngài đã “xem ngai vàng như dép rách” để nêu gương cho các tăng ni phật tử tu theo, để dậy cho nhân dân con cháu noi theo hãy sống đời đạo đức (tu tập Thiền) để được quả phúc lành trong hiện đời và đời sau.
Nhờ truyền thống văn hóa đạo đức đó mà dân tộc ta còn tồn tại và phát triển đến ngày nay. Nếu ông cha ta không khéo gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và sống đời đạo đức thì có lẽ dân tộc ta cũng như các dân tộc khác thời bấy giờ đã có thể bị tiêu diệt hay đồng hóa theo quy luật nhân quả, tuần hoàn của vũ trụ. Do nhận thức sâu sắc về tư tưởng đạo đức và đường lối tu hành của Thiền phái Trúc Lâm “tin tâm mình là Phật, hay Phật tại tâm” mà hòa thượng thiền sư Thích Thanh Từ cùng các tăng ni phật tử và giáo hội Phật giáo Việt Nam đã về Yên Tử xây dựng thiền viện Trúc Lâm Yên Tử thắp sáng ngọn đèn chánh pháp tại chốn tổ Yên Tử, xây dựng lại chiếc nôi của “ đạo Phật Việt Nam” đã có từ xa xưa, để đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng cho nhân dân và phật tử tu hành về Yên Tử trong thiên niên kỷ này.
2.2.2.2. Giá trị kiến trúc của Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử: Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch ở thiền viện Trúc Lâm.
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử tọa lạc trên ngọn núi hình con kỳ lân. Thiền viện được xây dựng theo kiến trúc của ngôi chùa Việt Nam thế kỷ mới chứ không phải ngôi chùa Việt Nam thế kỷ XVI, XVII. Các công trình chính điện, nhà thờ tam tổ, lầu trống, lầu chuông, nhà trưng bày, nhá sách đều được xây dựng theo kiến trúc hiện đại, kiên trúc hoành tráng uy nghi, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ. Người chủ trì thiết kế, tổ chức thi công và tiến hành mọi thủ tục là thượng tọa Thích Kiến Nguyệt.
Một điểm đễ nhận thấy ở kiến trúc của Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử cũng như một số Thiền viện Trúc Lâm khác trong cả nước là sự thanh thoát, nhẹ nhàng và đậm tính dân tộc. Nếu như kiến trúc chùa Việt Nam ngày xưa sử dụng phần lớn chữ Hán thì tại Thiền viện đều sử dụng chữ Quốc ngữ với chủ trương Việt hóa, đề cao bản sắc dân tộc. Thiền viện được xây dựng theo một trục chính xuyên và được chia làm hai khu vực chính đó là: khu nội viện và khu ngoại viện.
Nội viện là khu dành riêng cho các chư tăng chuyên tu bao gồm thiền đường, khu ở của chư tăng, trai đường… đây là khu vực mà người ngoài không được vào thăm quan.
Ngoại viện là khoảng không gian phía ngoài dành riêng cho khách thăm quan, lễ Phật. Cũng giống như các Thiền viện khác, Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử được xây dựng theo mô hình kiến trúc bao gồm các công trình tòa chính điện, nhà thờ tổ, nhà trưng bày, nhà kinh sách, nhà khách, lầu trống, lầu chuông. Mỗi công trình trong toàn thể kiến trúc Thiền viện đều mang sắc thái riêng nhưng ở đây người viết chỉ trình bày đôi nét kiến trúc về khu vực ngoại viện của Thiền viện.
Từ ngoài đặt chân tới Thiền viện ta gặp ngay ngõ chùa lát đá như tấm thảm. Xưa kia, ngõ chùa Lân rất lớn, đã từng được nhắc đến trong câu: “ngõ chùa Lân, sân chùa Muống, ruộng chùa Quỳnh” là ba cái nhất không thể so bì ở ba cảnh chùa khác nhau vào thời pháp phái Thiền Trúc Lâm rất thịnh vượng. Khi xây dựng Thiền viện, lối đi lát đá đó vẫn được giữ nguyên. Mặt đá nhẵn bóng, hơi khuyết chứng minh thời gian và người vô lượng qua. Khi xây dựng Thiền viện, nhiều ngôi tháp cổ vẫn được giữ nguyên làm tăng vẻ cổ kính của Thiền viện. Tháp cổ ghi rõ hành trạng của các bậc thiền sư khả kính tu hành ở chùa Lân chủ yếu vào thời hậu Lê ví như các ngôi tháp Giao Quang, Thiếu Từ, Từ An, Phù Ty, Phổ Minh, Nhà Thừa, Liên Phương, Bảo Quang… Trong vườn Thiện viện Trúc Lâm Yên Tử còn ba ngôi tháp, hai ngôi tháp trước cửa là tháp Viên Minh và tháp Viên Quang. Tháp nổi tiếng nhất là tháp Tịnh Quang Kinh Tháp được triều đình nhà Lê ban sắc xây dựng năm 1762, ngự ở phía sau Thiền viện, quán xá lợi của Tuệ Tăng hoà thượng Tổ Chân Nguyên – một bậc đại giác tuệ được triều Lê sắc phong là Tăng thống chính giác hòa thượng, là người có công rất lớn trong việc khơi dậy mạch nguồn Yên Tử vào thế kỷ XVII. Hiện nay Yên Tử còn 23 ngôi tháp. Sau khi công thành quả măn, các Thiền sư đã hóa thân Bồ Tát trở về dưới Phật đài, đương thời lập tháp để phụng thờ, khắc vào bia đá để lưu dấu tích cho đời sau. Qua lối ngõ vào chùa 100m là cổng tam quan, khi chưa tôn tạo hai bên có đắp đôi câu đối cổ: Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch ở thiền viện Trúc Lâm.
“Thiệu Long phật tổ chi tâm tông
Hoằng phát thánh hiền chi pháp chi”
Ngày nay khi xây dựng Thiền viện, các nghệ nhân đương đại đắp lại khắc đôi câu đối:
“Đồng ruộng vùng dậy cưỡi bủa mưa pháp
Kỳ lân xuất hiện tai ách thảy tiêu tan”
Bước qua cổng tam quan là tòa chính điện. Trước cửa tòa chính điện là hố nền móng của chùa Lân cũ. Nền chùa được làm bằng đất sét đắp lên nền sinh thổ khoảng 2cm, bên trên rải một lớp đá cuội phẳng có kích cỡ khác nhau tạo thành một lớp 0,5m, bên dưới lớp đá cuội thứ hai cách lớp trên 3cm. Gạch đắp đất sét nung màu đỏ, chất liệu đất sét mịn, gạch nung lửa đều, có hai kích cỡ khác nhau 22cm x 11cm x 4cm; 22cm x 10cm x 5cm. Sau thời Lê, nhà Nguyễn xây dựng lại trên nền chùa cũ, cao hơn 0,4cm. Nền xây gạch hiện đại có kích cỡ 22cm x 11cm x 4cm, loại nhỏ 20cm x 10cm x 1,5cm. Gạch thời Nguyễn có màu xám, chất liệu đất khô, gạch nung khá già, nhiều viên cong lên. Tòa chính điện được xây dựng theo kiến trúc “cổ lầu” tức là tòa nhà bao gồm hai tầng mái, khoảng cách giữa mái trên và mái dưới là cổ lầu, hầu hết các công trình trong Thiền viện đều được xây dựng theo kiến trúc này. Tòa chính điện giống như đầu rồng, hai cửa sổ viên giác ở phía dưới tòa phía dưới được ví như hai mắt của con rồng, cửa chính được ví như miệng rồng. Con đường trải dài từ cổng tam quan vào chính điện là lưỡi rồng. Trước tòa chính điện là quả cầu như ý xung quanh có nước phun với ý tưởng rồng ngậm hạt ngọc và phun nước. Rồng là con vật thể hiện cho sự thịnh vượng, may mắn mưa thuận gió hòa, là sức mạnh, là tinh thần người Việt. Qủa cầu như ý tượng trưng cho ý nghĩa báo ân Phật tổ. Qủa cầu như ý được làm từ đá hoa cương ở Bình Định, trọng lượng của quả cầu khá lớn nặng tới 6,5 tấn được làm tại Hà Nội do kỹ sư Đinh Văn Túy đảm nhận. Qủa cầu được làm trong vòng 18 tháng (từ tháng 5/2003 đến 1/2005) và được đưa về Thiền viện. Hình ảnh quả cầu như ý nổi trên mặt nước sử dụng lực đẩy của nước, các nghệ nhân muốn thể hiện sự hưng thịnh, thời kỳ đổi mới và phát triển. Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch ở thiền viện Trúc Lâm.
Trên tòa chính điện, có bức đại tự đề “Phật – Pháp – Tăng” – ba ngôi tôn quý của thế gian (Tam Bảo). Nếu như các ngôi chùa Việt Nam, nhà thượng điện thường là nơi quan trọng nhất, nơi thờ điện Phật với nhiều pho tượng Phật được thờ từ thấp đến cao như tượng Thích ca sơ sinh, Thích ca mầu ni ở tuổi trưởng thành, bộ tượng Tam thế và hệ thống các tượng chư phật (tượng Di Lặc, tượng A di đà, các pho tượng đạo giáo)… thì trong tòa chính điện của Thiền viện thỉ thờ ba pho tượng chính, ở giữa là tượng đức Phật Thích ca mầu ni, là bậc đạo sư đã chỉ cho chúng ta con đường đi đến giác ngộ giải thoát. Tượng được làm bằng đồng tại lò đúc Huế, có kích thước khá lớn, cao hơn 2m, nặng khoảng 5 tấn. Bên trên là tượng Bồ Tát Văn Thù tượng trưng cho hạnh nguyện độ sinh, khi có trí tuệ cần phải có hạnh nguyện lớn để vượt qua mọi thử thách, gian lao, để cứu độ chúng sinh. Bức tranh vẽ hai pho tượng này được làm tại Hải Phòng.
Nét đặc sắc trong cảnh trang trí của tòa chính điện là chín bức tranh về quá trình tu hành và đắc đạo của đức Phật được trang trí hai bên tường, tranh được đắp bằng xi măng và mạ đồng do các nghệ nhân Hà Nội làm. Tranh không được tạc trực tiếp lên tường mà được các nghệ nhân tạc từ trước sau đó lắp ghép từng mảng lên tường. Các bức tranh đã mô tả các giai đoạn nổi bật nhất trong cuộc đời tu hành đắc đạo của đức Phật, được vẽ theo chu kỳ thời gian.
- Bức một: Bức tranh Thái tử đản sinh.
- Bức hai: Thái tử đi dạo bốn cửa thành, thấy cảnh “sinh lão bệnh tử”.
- Bức ba: Bức tranh đức Phật cảm nhận được nỗi khổ của chúng sinh và quyết tìm chân lý, cắt tóc đi tu.
- Bức bốn: Bức tranh đức Phật áp dụng lối tu khổ hạnh nhưng không đắc đạo được.
- Bức năm: Bức tranh thể hiện hình ảnh đức Phật giác ngộ dưới gốc cây bồ đề.
- Bức sáu: Hình ảnh đức Phật độ cho năm anh em Kiều Trần Như là năm người bạn đồng tu với đức Phật.
- Bức bảy: Hình ảnh đức Phật truyền đạo, giảng dạy cho chúng thánh.
- Bức tám: Bức tranh “Niêm hoa vi Tiếu”, đức Phật cầm hoa, thể hiện việc truyền giao y bát của đạo Phật cho Ca Diếp.
- Bức chín: Bức tranh đức Phật nhập Niết Bàn.
Nếu không gian trong chùa thường nhỏ và thấp thì không gian trong nhà chính điện lại rất thoáng mát, uy nghi, hoành tráng. Sự kết hợp tài tình giữa kiến trúc phương Đông và kiến trúc của phương Tây, của ngôi chùa Việt Nam trong thiên niên kỷ mới nhưng lại được trang trí hoa văn thời Trần. Những bông hoa cúc được vẽ trên trần và khắc trên cửa chính đều là những hoa văn thời Trần. Sau tòa chính điện là một bức tranh lớn, vẽ Đạt Ma sư Tổ. Chiều cao của bức vẽ là 5m, rộng 7m, được mạ đồng rất tinh tế khiến người xem thoạt nhìn tưởng như tranh vẽ được làm hoàn toàn bằng đồng. Có thể nói, cả tòa chính điện là một công trình tuyệt mỹ, xứng đáng là trung tâm của Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử.
Phía sau tòa chính điện là nhà thờ Tam tổ, là nơi thờ ba vị tổ sư đầu tiên của thiên phái Trúc Lâm đó là đại đầu đà Trúc lâm Trần Nhân Tông, đệ nhị tổ Pháp Loa và đệ tam tổ Huyền Quang. Trong nhà thờ có treo bức hoành phi “Vô sư trí vô tôn”, trí tuệ không do thầy là tôn quý nhất, người tu hành phải khổ công tu hành gột rửa nội tâm cho thanh tịnh. Trong nhà thờ tam tổ có đôi câu đối: Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch ở thiền viện Trúc Lâm.
“ Yên Tử non cao chư tổ mồi đèn truyền tâm ấn
Trúc Lâm rừng vắng điều ngự nối đuốc lập tông phong”
Nếu như trong tòa chính điện được trang trí bởi bức tranh thể hiện quá trình tu hành đắc đạo của đức Phật thì nhà thờ Tam Tổ lại được trang trí bởi các bức tranh chăn trâu thể hiện 12 giai đoạn tu hành của một vị hành giả để đi đến quả vị tối cao.
Bên phải của nhà thờ là ảnh của một vị thiền sư, đó chính là chân dung viện trưởng Thiền sư Thích Thanh Từ, người đã chủ trương khôi phục thiền phái Trúc Lâm, nhen nhóm ngọn lửa Thần Tông Việt Nam. Hiện nay thiền sư đang nhập thất tại thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt.
Bên trái của nhà thờ là hình ảnh của Trần Nhân Tông xuất gia:
“Áo mã kim đai theo dòng nước
Chuông từ mõ trúc vọng chân không”
Trần Nhân Tông đã xuất bỏ ngai vàng, long bào để đổi lấy áo nâu của người tu sĩ bởi vì trên ngôi cao, vị vua anh hùng dân tộc này thấy mình chưa xóa hết được bể khổ của chúng sinh, ông mong muốn tìm thấy chân lý có thể giải thoát chúng sinh khỏi bể khổ. Vua đi tu không phải để trốn đời mà đi tu để nhập thế cứu đời cứu dân, làm vua chỉ chăm dân trăm họ, làm Phật cứu độ cả muôn loài. Bởi vậy tấm gương của vua Phật tuy ẩn mà hiện, tuy mờ mà sáng. Ngài bước khỏi các bình thường để vươn lên trở thành cái phi thường.
Hai bên tòa nhà chính điện là lầu trống và lầu chuông cũng được xây dựng theo kiến trúc cổ lầu. Phía tay phải của tòa chính điện là lầu trống, phía tay trái là lầu chuông.
Lầu chuông được nghệ nhân khắc đôi câu đối:
“ Hồi chuông thúc giục phong trần sớm tỉnh cơn mê Lời kệ nhẹ khuyên người cầu đạo quay về bến giác”
Ta có thể hiểu đôi câu đối đó là tiếng chuông của nhà Phật đã thức tỉnh du khách khi về đây lễ Phật sớm thoát khỏi dục vọng, những ham muốn tham lam của cuộc sống trần tục, những mê muội phàm tục. Lời kinh lời kệ của Phật nhẹ nhàng khuyên răn phật tử quay về bến giác. Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch ở thiền viện Trúc Lâm.
Lầu trống được khắc đôi câu đối:
“ Trống phá vang rền phá vỡ vô minh thành chính giác Lời kinh cảnh tỉnh dẹp tan mê muội đạt quang minh”
Chuông được làm bằng đồng nguyên chất có tên là Đại Hồng Chung đúc tại cở sơ đúc Nguyễn Trường Sơn, 362 Bùi Thị Xuân, phường đúc Huế dưới sự chỉ đạo của nghệ nhân Nguyễn Văn Sính, chuông nặng 1,4 tấn. Trống được làm tại Sài Gòn, tang trống từ chín mươi đến một mét, chiều dài của trống 1,6m. Chuông và trống chỉ được dùng trong những ngày đại lễ và lúc 3 già sáng mỗi ngày.
Đi hết khu ngoại viện thì đến khu nội viện. Trong khu nội viện, Thiền đường là một kiến trúc rất quan trọng của thiền viện, là nơi các chư tăng hàng ngày nhập thiền. Thiền đường được xây dựng ở nơi cao nhất của thiền viện. Trước cửa thiền đường là vườn hoa và tháp Chân Nguyên, được xây dựng làm hai tầng, có cầu thang bước từ vườn hoa lên. Hiện nay trong Thiền đường có đặt ba pho tượng Phật, tượng Bồ Tát Văn Thù và tượng Bồ Tát Phổ Hiền, đó là ba pho tượng được đưa về Thiền viện từ những ngày đầu khánh thành. Lúc đầu tượng được thờ ở tòa chính điện. Sau này khi có tượng mới và to thì tượng được chuyển lên Thiền đường để thờ. Tượng được làm tại làng Ngũ Xá (Hà Nội).
Thiền viện Trúc Lâm còn có nhà trưng bày, là nơi lưu giữ những hình ảnh, nền móng chùa Lân, những mảnh di vật tìm thấy trong quá trình xây dựng thiền viện và một số di vật khác do phật tử cung tiến. Các di vật được bố trí theo thứ tự. Nhà trưng bày dành riêng một khoảng không gian rộng để giới thiệu các sách, đĩa nói về Phật giáo. Nhà sách được sử dụng ngay cạnh nhà trưng bày, là nơi bán và giữ các sách viết về Phật pháp, về đường lối tu hành… Nhà khách là nơi tiếp khách của Thiền viện, được chia làm hai khu là khu dành cho phật tử, khách tham quan và khu dành cho các Ni sư khi về thiền viện.
Tất cả các công trình kiến trúc của Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử đều giản dị, đường nét thanh thoát hài hòa với cảnh núi rừng Yên Tử, phảng phất hồn thiêng dân tộc. Sự giản dị trong kiến trúc đó vẫn toát lên một quần thể kiến trúc hoành tráng nên thơ giữa cảnh núi trùng điệp, giữa rừng trúc bạt ngàn vi vu tiếng nhạc. Thiền viện là sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên núi rừng Yên Tử với thanh quy nghiêm túc khoa học, đậm đà tính Phật giáo dân tộc, là sự kết hợp tinh tế giữa kiến trúc phương Đông, phương Tây tạo nên sắc thái riêng của Thiền viện. Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch ở thiền viện Trúc Lâm.
2.2.2.3. Giá trị du lịch:
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử với giá trị lịch sử và kiến trúc của mình đã thực sự là điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch, phật tử bốn phương về đây tham quan lễ Phật.
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử được xây dựng với tâm nguyện dựng lại một chứng tích của Phật giáo – của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử trên mảnh đất tổ nơi vị vua anh hùng dân tộc đã tu hành và lập nên một thiền phái mang tên Việt Nam. Đây là một chấm son trong lịch sử dân tộc nói chung, lịch sử Phật giáo Việt Nam nói riêng. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử còn là nơi lưu giữ những cổ vật của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử để giới thiệu về sự phát triển của thiền phái Trúc Lâm dưới triều đại nhà Trần cho đến ngày nay, qua đó giáo dục lòng yên nước và niềm tự hào dân tộc, là cơ hội khuyến khích Phật tử trong nước và ngoài nước trở về tìm hiểu nguồn gốc tu hành của tổ tiên mình., thăm lại quê hương, đất tổ để tìm hiểu về nguồn gốc lịch sử của “đạo Phật Việt Nam”. Những năm gần đây, khách hành hương về Yên Tử ngày một tăng với mong muốn tìm về cõi Phật, tìm về chốn tổ của thiền phái Trúc Lâm để thấy được đường lối tu hành mà chư tổ thời xưa đã đắc đạo ở đó. Cái quý báu, cái linh thiêng của Yên Tử là nhờ người tu đắc đạo trên đó. Trên con đường hành hương về cõi Phật, về chốn tổ phật tử phải trải qua một chặng đường dài đầy gian khổ, mệt nhọc để đạt tới “đỉnh thiêng Yên Tử” chinh phục chùa Đồng với đỉnh cao 1068m so với mực nước biển với mong muốn tìm thấy sự thanh thản, tĩnh tâm, sống tự tại trong sinh tử, an ổn không não phiền, vượt qua ranh giới ngăn chia trong đời sống thường nhật của con người. Phật tử có cảm giác an lành, bình an đó khi về thăm thiền viện Trúc Lâm Yên Tử. Không gian linh thiêng ở chốn tổ hòa quyện với cảnh trời của nong thiêng Yên Tử, phật tử sẽ được sống trong không gian Phật, được đàm đạo cùng các chư tăng, tìm hiểu về đạo Phật, về Thiền Tông và thiền phái Trúc Lâm.
Được xây dựng trên chính mảnh đất tổ, thiền viện hiện nay là trung tâm của Phật giáo miền Bắc, góp phần mở rộng và phát huy tinh thần Phật giáo Việt Nam đến mọi tầng lớp quần chúng nhân dân, phát triển quy mô trong nước và ra thế giới.
Với tất cả những lợi thế trên, Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử đã trở thành điểm dừng chân của phật tử, tín đồ mong muốn tìm về chốn tổ, tìm về chiếc nôi của “đạo Phật Việt Nam”. Thiền viện đã góp phần cùng Ban quản lý di tích lịch sử danh thắng Yên Tử xây dựng một khu di tích danh thắng cho Quảng Ninh và cho đất nước Việt Nam.
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử cùng với khu di tích Yên Tử góp phần phát triển kinh tế cho nhân dân địa phương, phát triển loại hình du lịch tâm linh, du lịch Thiền ở Yên Tử.
2.3. Tiềm năng phát triển du lịch Thiền (Zen tourism) của Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử: Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch ở thiền viện Trúc Lâm.
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử là một trong hai Thiền viện lớn nhất ở miền Bắc. Thiền viện là công trình kiến trúc độc đáo được xây dựng với tâm nguyện dựng lại một chứng tích của Phật giáo Việt Nam, của dòng thiền Trúc Lâm – một nét son trong lịch sử dân tộc. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử là một công trình kiến trúc mang bản sắc văn hóa dân tộc, bản sắc kiến trúc mỹ thuật truyền thống, có tính kế thừa và phát huy theo tiến trình phát triển của xã hội ở từng thời điểm. Thiền viện có giá trị về mặt lịch sử, tôn giáo, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật riêng và tồn tại trong tâm thức của người Việt Nam, được lưu truyền và chảy thành dòng chảy lịch sử, đứng vững trước những thử thách khắc nghiệt của thời gian, những giá trị đó luôn tồn tại và là nền tảng cho sự phát triển xã hội. Thiền viện là một công trình tôn giáo tiêu biểu cho thế hệ hôm nay nhằm hướng về các giá trị trong sáng chứ không phải là sự lặp lại hình thức quen thuộc của các ngôi chùa cổ trước.
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử nằm trong tổng thể khu di tích danh thắng Yên Tử đầy đủ tiềm năng để khai thác du lịch. Ngoài du lịch tham quan, hành hương, dã ngoại, nơi đây có thể phát triển một loại hình du lịch mới là du lịch Thiền (Zen tourism).
Mặc dù các thiền viện trong miền Nam hơn hẳn các thiền viện ở miền Bắc về giá trị cảnh quan và công sức đầu tư, song có thể nói rằng Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử cũng hội tụ trong mình đầy đủ những giá trị bà tiềm năng để khai thác loại hình du lịch Thiền. Trước hết, Thiền viện nằm trong khu di tích và danh thắng Yên Tử nổi tiếng cả nước mà mỗi năm thu hút hàng vạn lượt khách tới tham quan. Thứ hai, Thiền viện được trời phú cho một cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, khoáng đạt, một hệ thống động thực vật phong phú có thể khiến cho du khách say lòng. Trên tất cả, Thiền viện mang trong mình những giá trị lịch sử và tâm linh vô cùng sâu sắc, là cái nôi của Thiền Tông Việt Nam. Và như thế, thiền viện Trúc Lâm Yên Tử đã kết tinh trong mình sự linh thiêng của tâm hồn và tâm thức dân tộc. Cùng với đó là những giá trị văn hóa hàng xuyên mà ông cha ta để lại qua hàng ngàn năm lịch sử. Không phải bỗng nhiên mà trong không gian của mỗi ngôi Thiền viện bao giờ cũng có một khoảng không rộng lớn dành riêng cho cây cỏ. Nơi đó hội tụ những hoa thơm, thảo dược… Người Việt Nam vốn có truyền thống hòa mình vào thiên nhiên cây cỏ, và truyền thống đó được tiếp nối và được thực thi một cách tuyệt vời bởi các vị Thiền sư. Có thể nói sự có mặt của cây cỏ chính là hình ảnh “vườn Thiền” Việt Nam, không cầu kỳ hoa mỹ như các tế bonsai trong vườn thiền Trung Hoa, không góc cạnh triết lý thâm sâu như vườn thiền Nhật Bản mà nhẹ nhàng, đi sâu vào lòng người, hồn người như một phần thiết yếu của cuộc sống. Đến với không gian Thiền trong Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, du khách như được cảm nhận sâu sắc triết lý “cư trần lạc đạo” (vui đạo ở giữa đời) mà đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông đã gửi gắm khi tạo lập dòng thiền của riêng người Việt Nam. Và nếu biết quy hoạch hợp lý dành riêng cho một không gian riêng biệt, chắc chắn không gian vườn trong Thiền viện Yên Tử sẽ sớm trở thành “vườn Thiền” – một sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của loại hình du lịch Thiền – từ lâu đã được những nước như Trung Hoa, Nhật Bản khai thác. Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch ở thiền viện Trúc Lâm.
Bên cạnh không gian vườn, Thiền viện Yên Tử có nhiều tiềm năng khác để phát triển loại hình du lịch Thiền. Với các công trình được xây dựng như Thiền đường, Trai đường và nhà khách cho phép Thiền viện có thể mở cửa đón du khách về đây tu tập thiền và thưởng thức hương vị của nghệ thuật ẩm thực chay. Ngoài ra, cũng giống như Trung Hoa, Nhật Bản, ở đây hoàn toàn có thể phát triển nghệ thuật uống trà hay “trà đạo”. Nằm trong không gian văn hóa Á Đông, Việt Nam từ lâu cũng có lịch sử trà đạo của riêng mình. Nếu như trà Trung Hoa cầu kỳ ở cách thức pha chế, ở tên gọi; Trà Nhật Bản cầu kỳ ở nghi thức uống trà thì trái lại vẻ đẹp của trà đạo Việt Nam lại ở sự giản đơn mà tinh tế đến không ngờ. Chỉ cần một bộ bàn ghế nhỏ, một bộ ấm chén, một vài thực khách được xếp đặt trong một không gian có lá hoa, cây cỏ – như thế đã làm nên nghi thức uống trà của người Việt Nam. Những người sành trà nói rằng cái ngon của trà Trung Hoa do không khí thưởng thức và nghi thức thành kính, trang nghiêm; còn cái ngon của trà Việt Nam nằm ngày trong chính vị trà, tách trà và tâm hồn người uống trà. Dù cũng có nhiều loại, song cái vị chung của trà Việt Nam khi mới uống vào là chát, xuống đến cở rồi mới cảm nhận vị ngọt đang lan tỏa, khi uống xong là một cảm giác thật sảng khoái, thư thái, lâng lâng. Những cảm xúc và tâm trạng ấy cũng giống như khi người ta nếm trải những vị chua ngọt ở đời. Và như thế tách trà nhỏ bé chứa đựng trong mình một triết lý nhân sinh vô cùng sâu sắc. Tuy nhiên để chén trà Việt Nam đến được với du khách, để tâm hồn Việt Nam được cảm nhận tinh tế, thiết nghĩ không có nơi đâu thích hợp hơn là không gian của một khu vườn Thiền. Hay nói cách khác, thưởng thức trà mang hương vị Thiền Tông, đắm mình trong không gian của Thiền viện chính là một cách tốt nhất để gột rửa sạch bụi bặm của tâm hồn.
Như vậy, vừa có tiềm năng nội tại, vừa được bề dày văn hóa truyền thống hậu thuẫn, Thiền viện Trúc Lâm Yên tử hoàn toàn có đủ khả năng khai thác loại hình du lịch Thiền – một loại hình còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Vấn đề là ở chỗ phải làm sao để những người làm du lịch cùng với những người hoạt động tôn giáo nhận thức được tiềm năng đó, chủ động khai thác nó để hình ảnh du lịch Việt Nam và Phật giáo Việt Nam ngày càng được biết đến sâu rộng hơn trong lòng bạn bè và du khách quốc tế.
2.4. Thực trạng hoạt động du lịch Thiền:
2.4.1. Hoạt động tu thiền tại Thiền viện Trúc Lâm – Yên Tử:
Thiền viện là nơi tổ chức các hoạt động Phật sự cho tăng ni và Phật tử, nhân dân trong vùng. Hoạt động chính của Thiền viện là quản lý các hoạt động tu tập của các tăng ni, hoằng pháp cho nhân dân và Phật tử. Các Phật tử đến nghe giảng pháp, nghe giảng kinh, tu tập để cầu an và mong muốn giải thoát cho tâm hồn. Các hoạt động tu tập thiền định được tổ chức thường xuyên và có chương trình cụ thể. Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch ở thiền viện Trúc Lâm.
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử có các khóa tu thiền 1 ngày, 3 ngày và hàng tháng, hàng năm. Các Phật tử có thể đăng ký trực tiếp với thiền viện để thu xếp lịch tu tập. Thông thường, lịch tu tập 1 ngày gồm các hoạt động sau:
- 7h30: Phật tử vân tập về thiền viện
- 8h00: Khóa lễ sám hối 6 căn và tụng tam quy ngũ giới
- 9h30 – 11h00: Sinh hoạt Phật pháp
- 11h15 – 1200: Thọ trai
- 13h00 – 14h00: Chỉ tịnh
- 14h00 – 15h00: Tọa thiền
- 15h30 – 16h00: Sinh hoạt Phật pháp
- 16h30: Hoàn mãn
Ngoài chương trình tu học 1 ngày cho các Phật tử có ít thời gian, các hoạt động tu tập hàng năm như các đạo tràng an cư kiết hạ thông thường kéo dài từ 1 đến 3 tháng được thực hiện liên tục và chương trình tu tập cụ thể, kéo dài thường từ 3h30 đến 22h00 hàng ngày.
Sự phát triển của đạo Phật hiện nay tại Việt Nam có thể đánh giá đang ở giai đoạn phát triển thịnh vượng, các hoạt động của đạo Phật đều hướng con người đến cuộc sống chân – thiện – mỹ, và các vấn đề xã hội rất quan tâm trong đó phải kể đến các hoạt động trợ giúp giáo dục, định hướng cho các thanh thiếu niên trong quá trình hội nhập với nền kinh tế mà các giá trị tinh thần để giữ đạo đức trong cư xử là yếu tố cấu thành nên giá trị xã hội. Nhằm đáp ứng các vấn đề này và nhu cầu rất đông của các gia đình Phật tử, dưới sự chỉ đạo của giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thiền viện đã lập các lớp học khóa tu cho các thanh thiếu niên, các hội trại hè Phật tử, các Phật tử có nhu cầu tu tập và các hoạt động này thực sự là nền tảng cho các hoạt động du lịch Thiền sau này. Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch ở thiền viện Trúc Lâm.
Hoạt động tu thiền hoặc đơn giản hơn các phương pháp tọa thiền đã được quảng bá thông qua nhiều chương trình thông tin đại chúng, qua báo chí, đài truyền hình, internet và không phân biệt đối tượng dù là người lao động chân tay hay lao động trí óc.
Nhiều tác phẩm mới được ra đời phục vụ cho nghiên cứu và tu học của tăng ni và Phật tử có giá trị như quyển: Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, Thiền Tông Đốn Ngộ, Trần Nhân Tông với thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, Đạt Ma Tổ Sư luận giảng giải, Thập mục ngưu đồ, Đức Phật là bậc thầy dẫn đường, Thông điệp đức Phật ra đời, Cửa Thiền hé mở, Từng bước an vui…
Về kinh còn có: Kinh Kim Cang giảng lục, Kinh Pháp Hoa giảng giải 3 tập…
Thiền viện đã thực sự góp phần nhỏ bé của mình vào kho tàng Phật học Việt Nam và Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Trong đó hầu hết những tác phẩm này đều do Thượng tọa Thích Thông Phương trụ trì Thiền viện trước tác.
Như vậy có thể thấy, các hoạt động Phật sự đã góp phần vào các hoạt động kinh tế – xã hội trong đó phải kể đến việc giáo dục đạo đức cho Phật tử, tạo ra lối sống lành mạnh, tạo ra sự lớn mạnh của đạo Phật. Tuy nhiên vẫn còn những vấn đề cần phát triển hơn nữa mới có thể tạo tiền đề để có thể khai thác phục vụ du lịch Thiền như: tăng cường gửi các tăng ni, du học sinh học tập tại các Thiền viện nước ngoài để có điều kiện sử dụng các ngôn ngữ khác nhau phục vụ cho hoạt động trao đổi giáo pháp với các quốc gia khác chưa kể việc học các ngôn ngữ văn bản gốc của đạo Phật như chữ Phạn, Pali để nghiên cứu một cách thấu đáo các bản gốc. Đẩy mạnh các hoạt động Phật sự hơn nữa và thiết thực để tạo tiền đề cho nhu cầu tu tập của Phật tử và là nhu cầu cho các hoạt động du lịch Thiền nội địa ngày càng phát triển.
2.4.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Thiền:
2.4.2.1. Giao thông:
Yên Tử nằm trong địa bàn của thị xã Uông Bí, một thị xã có đường quốc lộ 18A, 18B, đường 10 chạy qua nối liền Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh Duyên hải Bắc Bộ với thành phố Hạ Long – một trung tâm kinh tế, du lịch thương mại của Quảng Ninh và cửa khẩu Móng Cái. Từ Đông sang Tây có đường xe lửa quốc gia chạy qua. Phía Nam có sông Bạch Đằng chảy từ Tây sang Đông, sông Uông, sông Sinh bắt nguồn từ phía Bắc, chạy qua thị xã nối vào sông Bạch Đằng, thuyền bè có thể đi từ Uông Bí ra các huyện như: Yên Hưng, thành phố cảng Hải Phòng rất thuận lợi. Hơn nữa, từ đường 18A khách du lịch có thể đi vào thiền viện Trúc Lâm Yên Tử bằng 2 đường: Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch ở thiền viện Trúc Lâm.
Một đường đi từ ngã ba Dốc Đỏ vào Thiền viện: đây là con đường trải nhựa. Tuy nhiên về cơ bản đoạn đường này còn nhỏ, nhiều đoạn dốc cao, cua nguy hiểm, việc hai xe khách lớn tránh nhau trên cùng một đoạn đường là rất khó khăn… Đây cũng là vấn đề đang được đề cập rất nhiều trong kế hoạch đầu tư.
Đường thứ hai, khách du lịch có thể đi qua trung tâm thị xã Uông Bí đến cột Đồng hồ (trước nhà máy điện Uông Bí) đi vào đường mỏ than Vàng Danh, đến Cầu Lán Tháp rẽ trái, sau đó đến ngã tư Nam Mẫu rẽ phải và đi thẳng tới thiền viện Trúc Lâm (tất cả các đoạn rẽ đều có biển chỉ dẫn đường). Đoạn đường này do hỏng, vỡ, ổ gà khó đi nên khách du lịch thường ít hơn. Mặt khác, đây là đường xe chở than thường chạy qua, do đó nhiều bụi bẩn. Tốt nhất là đi đường Dốc Đỏ.
Ở một địa thế có lợi thế về giao thông đường sắt, đường bộ và đường thủy. Do đó khách du lịch có thể đến với Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử một cách dễ dàng, thuận thiện về nhiều mặt.
2.4.2.2. Hệ thống thông tin liên lạc:
Yên Tử đã có các trạm phát sóng điện thoại di động, do đó ngày cả khi đứng trong Thiền viện vẫn có thể sử dụng điện thoại di động để liên lạc đi mọi nơi. Yên Tử cũng có Bưu điện ở ngay khu vực bến xe Giải Oan và bưu điện Nam Mẫu, có các bốt điện thoại thẻ trên dọc đường đi vào thiền viện, tại các quán có dịch vụ điện thoại phục vụ cho khách du lịch có thể gọi đi bất cứ đâu trong cả nước.
2.4.2.3. Hệ thống cung cấp điện nước:
Yên Tử đã có hệ thống điện lưới quốc gia và nhiều trạm biến áp, có thể cung cấp đủ cho nhu cầu sử dụng. Hiện nay hệ thống điện đã cung cấp cho Thiền viện và đến tất cả các chùa trên núi.
Hơn nữa, về nước sinh hoạt, do ở khu vực dưới thấp nên Thiền viện không phải lo lắng về vấn đề nước sạch vì lượng nước giếng đào, giếng khoan tương đối nhiều, nguồn nước này nói chung đảm bảo vệ sinh và cung cấp đủ nước sinh hoạt cho hoạt động du lịch. Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch ở thiền viện Trúc Lâm.
Một điều đặc biệt là hiện nay Yên Tử đã xây dựng được nhà máy lọc nước và đóng chai có thể cung cấp nước uống, nước sinh hoạt cho tất cả các nhà hàng, nhà nghỉ, hàng quán dịch vụ và nhu cầu khác nhau của khách du lịch.
Nhìn chung, cơ sở hạ tầng của khu du lịch Yên Tử và Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử đã và đang ngày càng phát triển theo chiều hướng tốt. Những tiến bộ mới trong cơ sở hạ tầng sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch nói chung ở Yên Tử và du lịch Thiền nói riêng ở Thiền viện Trúc Lâm diễn ra quanh năm.
2.4.2.4. Các công trình kiến trúc:
Đặc điểm chính của các tour du lịch Thiền khi được thiết kế là điểm đến là các công trình mang kiến trúc Phật giáo Việt Nam hoặc có ảnh hưởng phái sinh từ văn hóa đạo Phật. Trong số các công trình kiến trúc quan trọng nhất phải kể đến là các ngôi chùa, các thiền viện và các quần thể du lịch tâm linh.
Với hiện trạng Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử hiện nay có thể khẳng định các công trình kiến trúc đáp ứng được nhu cầu du lịch Thiền với đầy đủ nội dung, gồm các công trình phụ trợ như sau:
- Đại Điện (Đại Hùng Bảo Điện): là nơi diễn ra các hoạt động giảng pháp hoặc thực hành các khóa niệm như sám hối lục căn… Không gian của Đại Điện đủ lớn để cho các Phật tử, du khách ngồi nghe giảng pháp.
- Thiền đường: là nơi diễn ra các hoạt động thực hành tọa thiền hàng ngày của tăng ni và Phật tử tu thiền.
- Nhà thọ trai (Thực dưỡng đường): nơi an uống của tăng ni và Phật tử.
- Khuôn viên: thực hành hoạt động thiền hành.
- Khu nhà ở: gồm cả khu dành cho tăng, cho ni riêng biệt và phục vụ các tăng ni đến tham dự các khóa đạo tràng an cư kiết hạ và các Phật tử, du khách đến tham dự các khóa tu thiền tại Thiền viện.
Ngoài các công trình kiến trúc trên còn có các công trình đảm bảo cho hoạt động thường xuyên của Thiền viện như các công trình nhà vệ sinh thân thể cá nhân, phục vụ du khách; các công trình gác chuông, gác khánh cho đến các khu vực công cộng đảm bảo cho các hoạt động lễ hội của Thiền viện, nơi để xe của du khách…
2.4.3. Lao động trong du lịch Thiền: Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch ở thiền viện Trúc Lâm.
Đặc điểm nổi bật của lao động trong hoạt động du lịch Thiền chính là sự đóng góp tham gia của hệ thống các tăng ni trong việc trải nghiệm loại hình du lịch hoặc các sự hướng dẫn của những hướng dẫn viên, giáo viên có kinh nghiệm tập Thiền (Thiền định theo đạo Phật hoặc Thiền Yoga) hay giảng pháp, đồng thời cùng với sự am tường, hiểu biết của hướng dẫn viên tham gia trong chuyến tour.
Với các đối tượng được kể là lao động trực tiếp tại Việt Nam nói chung và tại Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử nói riêng hiện nay trong loại hình du lịch này có các đặc trưng và đặc điểm khác biệt so với các hình thức lao động khác:
Các tăng ni tham gia vào việc hướng dẫn tu thiền thường là các vị cao tăng, có kiến thức am hiểu Phật pháp và hướng dẫn tu thiền cho du khách, họ hoạt động không phải vì lợi nhuận và để được trả lương từ các doanh nghiệp lữ hành. Mặc dù vậy, số lượng cao tăng có thể sử dụng ngoại ngữ (tiếng Anh) trong trường hợp đối với các đoàn khách quốc tế hầu như không có và đây chính là sự hạn chế rất lớn đối với việc có thể đáp ứng nhu cầu tu tập của khách quốc tế.
Các tăng ni trong Thiền viện không được đào tạo về nghiệp vụ du lịch như là các nhân viên trong ngành nên sự đảm bảo các tiêu chuẩn du lịch là rất khó khăn, từ chuẩn mực giao tiếp đến việc đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.
Các giảng viên Yoga chuyên nghiệp để tham gia thực hiện các chuyến tour là rất hiếm bởi các hoạt động Yoga hiện nay tại các thành phố lớn mới có và phần lớn hoạt động tập Yoga chỉ là một sở thích của họ, hoặc họ hướng dẫn tập chỉ là mục đích làm tăng thêm thu nhập, tu tập cho chính mình.
Các lao động khác như hệ thống nhân viên của các doanh nghiệp lữ hành từ nhân viên bán hàng, marketing cho đến các hướng dẫn viên đều chưa có kinh nghiệm về hoạt động du lịch Thiền này. Các hoạt động thực tế thường là các hoạt động thuyết minh của hướng dẫn viên về kiến trúc của điểm đến, sự tích một số pho tượng, di vật tại các điểm đến hoặc các câu chuyện về các vị thiền sư, vị tổ của thiền phái mà chưa có kiến thức sâu sắc về Phật học.
Nhìn chung, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho hoạt động du lịch thiền nói riêng, có thể kết hợp với du lịch văn hóa, lễ hội và các loại hình du lịch khác về căn bản mới đáp ứng được 50%. Nguyên nhân chính ở đây là các lao động tham gia trong lĩnh vực hoạt động du lịch Thiền chưa đủ số lượng và chất lượng để có thể thực hiện các chuyến du lịch Thiền phục vụ nhu cầu nội địa hoặc quốc tế. Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch ở thiền viện Trúc Lâm.
2.4.4. Nguồn khách và khả năng đáp ứng của các nhà cung cấp:
Do xu hướng phát triển du lịch của cả nước nói chung và du lịch Quảng Ninh nói riêng, với ưu thế nổi trội về nguồn tài nguyên, hấp dẫn cả nguồn tài nguyên du lịch nhân văn lẫn tự nhiên, nên điểm du lịch Yên Tử trong những năm gần đây ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch đến thăm. Thành phần khách rất đa dạng.
Thống kê hàng năm của các cơ quan chức năng: Mỗi năm, lượng người hành hương về Yên Tử, kể cả trong mùa lễ hội cũng như rải rác trong các tháng, đều năm sau cao hơn năm trước một cách đáng kể. Năm 2004, con số thống kê số lượt khách tham quan khu di tích Yên Tử cả năm là 404.700 người; đến năm 2005, tăng lên là gần 615.000… Và từ năm 2006 trở đi, số du khách lên Yên Tử trong năm bắt đầu tính bằng con số gồm 7 chữ số; đặc biệt năm 2009, con số này là hơn 2.100.000 người, cao gấp đôi so năm 2008. Theo dự tính của các nhà quản lý, năm 2010 này lượng khách lên Yên Tử sẽ cũng đông hơn, có thể sẽ tới khoảng 2,6 – 2,7 triệu lượt người/năm. Và thực tế, điều đó là hoàn toàn có thể, bởi chỉ trong những ngày đầu mùa lễ hội năm nay, số lượng khách đến với Yên Tử đó phỏ vỡ các “kỷ lục” của những năm trước (chỉ tính trong ngày khai hội, số lượng người có mặt tại Yên Tử năm nay đó là trên dưới 10 vạn người, cao gấp 1,5 lần so với năm ngoái, năm đạt kỷ lục cao nhất đến thời điểm đó)…
Trong cơ cấu khách đến với Yên Tử, vẫn chủ yếu khách nội địa, với các nguồn khách chủ yếu là các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng duyên hải Bắc Bộ và nhân dân trong tỉnh, chiếm gần như tuyệt đối. Khách nội địa đến Yên Tử chủ yếu đi theo nhóm vài chục người tự tổ chức, thường không có hướng dẫn viên đi kèm, một số đi tự do theo nhóm vài người, thường chuẩn bị thức ăn sẵn hoặc ăn lẻ tại các nhà hàng ở Yên Tử. Các đoàn du lịch đi theo tour của các công ty lữ hành thường có hướng dẫn viên du lịch. Họ đặt cơm trưa tại các nhà hàng trước khi đến với các dịch vụ khác. Do đó, kể cả trong những ngày cao điểm, các đối tượng này vẫn được ưu tiên hơn.
Khách nước ngoài đến Yên Tử rất ít, chiếm tỷ lệ cực nhỏ. Điều này được giải thích là do Yên Tử chưa được các nhà hoạch định tour phục vụ khách du lịch nước ngoài nhiều; cũng là do cơ sở hạ tầng tại Yên Tử có nhiều tiến bộ so với trước đây nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu rất khắt khe của du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài – vốn có nhu cầu rất cao. Thị trường khách quốc tế quan tâm đến Yên Tử chủ yếu là các quốc gia có đạo Phật như Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản… Khách phương Tây tại Yên Tử chủ yếu với mục đích đến ngắm cảnh, tham quan, nghiên cứu văn hóa, sinh thái… Và thực sự, Yên Tử chưa có tính hấp dẫn cao đối với khách du lịch nước ngoài. Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch ở thiền viện Trúc Lâm.
Lượng khách đến Yên Tử ngày càng tăng là cơ hội để du lịch Thiền ở Thiền viện Trúc Lâm phát triển, nếu biết quy hoạch, khai thác hợp lý, tăng cường sự quảng bá rộng rãi cho mọi du khách, bên cạnh đó cũng cần sự quan tâm đầu tư của các cấp, ngành và những người làm trong lĩnh vực du lịch.
Hoạt động du lịch Thiền nói chung tại Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử tính đến thời điểm hiện nay đã đảm bảo cho các du khách tại các điểm đến mặc dù trong mùa vụ du lịch vẫn có những thay đổi bất thường đặc biệt là vào các dịp lễ hội đầu năm tại Yên Tử luôn trong tình trạng hết công suất hoặc vượt công suất của điểm đến dẫn đến tình trạng không kiểm soát được và chất lượng các dịch vụ cung cấp không đảm bảo. Ngược lại, vào những thời điểm cuối năm hoặc vào mùa đông thì ở đây rất vắng vẻ, hầu như không có du khách.
Khả năng đáp ứng của điểm đến và các đơn vị tổ chức lữ hành tính đến thời điểm hiện nay và với nguồn khách nội địa hiện tại có thể đảm bảo, tuy nhiên các du khách phần lớn đến Thiền viện dự các khóa tu tập trên căn cứ tự tổ chức hoặc theo chương trình của một hội Phật tử chủ động tự tổ chức mà chưa có sự tham gia của các doanh nghiệp lữ hành.
2.4.5. Hiện trạng các tour du lịch Thiền:
Các du khách nội địa cũng như các du khách quốc tế đến Việt Nam luôn có một mong ước đến Vịnh Hạ Long để tham quan di sản thiên nhiên của thế giới và với không quá 5h xe ôtô từ Hà Nội là du khách có thể tới Vịnh Hạ Long để ngắm cảnh. Tour du lịch Hà Nội – Hạ Long có rất nhiều và hầu hết các doanh nghiệp lữ hành nào trên địa bàn Hà Nội cũng có các tour du lịch này cung cấp cho du khách nhất là vào dịp hè.
Với đặc thù và tiềm năng du lịch Thiền sẵn có của tỉnh Quảng Ninh – nơi tổ chức lễ hội Yên Tử hàng năm và là nơi khởi nguồn của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nên việc tổ chức hoạt động du lịch của Quảng Ninh là một thế mạnh.
Các chương trình tour du lịch tổ chức đi Hạ Long hoặc đi lễ hội Yên Tử thường gồm 2 ngày – 1 đêm hoặc dài hơn với các điểm đến khác nhau hoặc kết hợp: Cát Bà, Bái Tử Long, Quan Lạn, Tuần Châu…
Chương trình lễ hội Yên Tử thường chỉ đi một ngày hoặc đi từ chiều hôm trước để ngày hôm sau leo núi sớm, các chương trình đi du lịch này đều có chương trình qua Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử nhưng chỉ là lễ Phật dâng hương và mua một số ấn phẩm của Thiền viện: sách, đĩa VCD mà không có chương trình tu tập nào mang tính chất và đặc điểm du lịch Thiền.
- Xây dựng và khai thác tour du lịch Thiền Hà Nội – Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử:
Căn cứ trên hoạt động chính của các lớp tu Thiền và các khóa tu tập của Thiền viện và kết hợp với kinh nghiệm tổ chức các chuyến tour du lịch Thiền của các quốc gia. Trước hết, chuyến tour được thiết kế với nội dung từ 2 đến 3 ngày tại Thiền viện và tập các khóa tu theo chương trình của Thiền viện. Như vậy, chương trình chuyến tour sẽ gồm các nội dung chính sau:
Tour 2 ngày trở lên: Xe xuất phát từ Hà Nội đến Thiền viện nhận chỗ ngủ, tuân thủ các quy định của Thiền viện và có thể bắt đầu chương trình tu tập của mình theo chương trình của Thiền viện. Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch ở thiền viện Trúc Lâm.
- 7h30: Phật tử vân tập về Thiền viện
- 8h00: Khóa lễ sám hối 6 căn và tụng tam quy ngũ giới
- 9h30 – 11h00: Sinh hoạt Phật Pháp
- 11h15- 12h00: Thọ trai (ăn chay)
- 13h00- 14h00: Chỉ tịnh
- 14h30-15h00: Tọa thiền
- 15h30-16h00: Sinh hoạt Phật Pháp
- 16h30: Hoàn mãn
Việc khai thác các chuyến tour du lịch Thiền thuần túy đòi hỏi việc quảng bá được lợi ích của việc thiền định và có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các doanh nghiệp tổ chức đối với Thiền viện bởi vì các Thiền viện chỉ có giới hạn nơi nghỉ ngơi, điểm tổ chức ăn uống và nơi tổ chức các hoạt động giảng pháp, tọa thiền…
Các du khách có nhu cầu sinh hoạt như một vị tăng ni có thể tham gia các khóa an cư hoặc các lớp tu tập dài hạn và khi đó thời gian biểu sẽ kéo dài từ 3h30 sáng cho đến 21h00.
Tiểu kết chương 2
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử được xây dựng với tâm nguyện thắp sáng ngọn đèn chánh pháp tại chốn Tổ, dựng lại một chứng tích của Phật giáo Việt Nam và của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, đáp ứng kịp thời nhu cầu tín ngưỡng cho nhân dân và Phật tử hành hương về đây lễ Phật… Với việc chứa đựng trong mình những giá trị lịch sử, giá trị kiến trúc và mĩ thuật vô giá, Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử thực sự trở thành điểm du lịch “không thể không đến” trong mỗi dịp hành hương về nơi đất Tổ Phật giáo Việt Nam. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử hôm nay và mai sau sẽ mãi là nơi linh thiêng, tôn quý cho các thiện nam tín nữ hàng năm về bái vọng như hướng về một miền nguồn cội tâm linh. Khóa luận: Thực trạng hoạt động du lịch ở thiền viện Trúc Lâm.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Khóa luận: Giải pháp du lịch thiền tại thiền viện Trúc Lâm – Yên Tử

Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietthuethacsi.com/ – Hoặc Gmail: dicvuluanvanthacsi@gmail.com