Khóa luận: Giải pháp du lịch thiền tại thiền viện Trúc Lâm – Yên Tử

Rate this post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Giải pháp du lịch thiền tại thiền viện Trúc Lâm – Yên Tử hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tốt nghiệp tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: Một Số Giải pháp nhằm phát triển du lịch thiền tại thiền viện Trúc Lâm – Yên Tử dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

3.1. Xây dựng nhận thức khai thác Zen tourism:

Đối với các thiền sư những người hành đạo và theo đạo: Cần phải cho họ thấy Zen tourism là loại hình du lịch mới có nhiều tiềm năng, có nhiều giá trị đẩy mạnh khai thác để họ chủ động tiếp nhận hoạt động du lịch Thiền tại các thiền viện của mình như mở các hoạt động du lịch Thiền, đồng thời là các hướng dẫn viên trực tiếp cho du khách, giới thiệu cho du khách biết về Phật giáo Việt Nam và Thiền phái Trúc Lâm, nâng cao vị thế của các thiền viện, giúp thực hiện tôn chỉ gắn việc Đạo với việc Đời. Tôn giáo không chỉ là di sản của quá khứ mà cần phải được thực hành trong đời sống hiện đại mới có giá trị.

Đối với những người làm du lịch (Công ty du lịch, Hướng dẫn viên du lịch, Du khách): Xây dựng nhận thức cho họ đây là một loại hình du lịch mới mẻ, có nhiều khác biệt so với loại hình du lịch khác nên phải có sự chuẩn bị đầy đủ về mặt tinh thần khi tiếp nhận hình thức du lịch này, phải lịch sự, trang nghiêm thành kính, phải có ý thức tham gia giữ gìn bảo tồn những giá trị, không nên chỉ có tâm lý hưởng thụ, phải tham gia hết mình để thực sự cảm nhận được giá trị của du lịch Thiền.

Đối với dân cư địa phương: Làm cho họ hiểu về giá trị, ý nghĩa của du lịch Thiền để có thái độ tôn trọng du khách, có ý thức giữ gìn bảo vệ tài nguyên môi trường.

3.2. Tạo nguồn khách thông qua các hoạt động hướng dẫn thực hành Thiền:

Nhu cầu du lịch ai cũng có nhưng nhu cầu tập thiền định hoặc Yoga thì chưa có nhiều; ngoài ra việc gắn các hoạt động này vào du lịch thuần túy khiến cho du khách chưa thực sự cảm thấy hợp lý. Rút kinh nghiệm từ du lịch thiền của Thái Lan gồm các hoạt động dịch vụ du lịch tổng hợp như: đi thăm quan + tu tập một trong vài ngày tại một ngôi chùa khiến cho tính chất của chuyến du lịch mang tính hỗn hợp. Đây cũng là một phương pháp tiếp cận dần dần nguồn khách thuần túy tham gia các hoạt động du lịch Thiền để họ tham gia một phần hoạt động đó rồi mới khơi dậy nhu cầu thực sự của họ.

Để đẩy mạnh được nguồn khách tham gia các chuyến tour Thiền tại Yên Tử nói riêng và Việt Nam nói chung, các hoạt động hoằng dương Phật pháp cần đưa vào thêm các hoạt động thiền định nhằm tạo ra tiền đề cho việc tọa thiền cũng như hoạt động du lịch Thiền. Hoạt động tu tập và tổ chức cho các thanh niên cần triển khai sâu rộng hơn nữa. Chính các thanh niên và các hoạt động tu thiền này là nền tảng cơ bản để tổ chức các tour du lịch Thiền.

3.3. Quy hoạch lại không gian du lịch Thiền của Thiền viện:

Ngoài nơi sinh hoạt tu tập của chư tăng, nên quy hoạch riêng những công trình giành cho hoạt động du lịch Thiền của du khách. Ví dụ: Xây dựng thiền đường dành riêng cho du khách tu tập Thiền bên cạnh Thiền đường của chư tăng, xây dựng trai đường nơi thưởng thức ẩm thực chay, xây dựng giảng đường nơi giảng đạo thuyết pháp, xây dựng thư viện để cho du khách đến đọc sách, tìm hiểu nghiên cứu về Phật học, giáo lý thiền phái Trúc Lâm…, mở rộng quy mô nhà khách để có thể đón lưu lượng khách nhiều hơn.

Có thể bạn quan tâm đến dịch vụ:

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Du Lịch

3.4. Xây dựng sản phẩm du lịch Thiền tại Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử:

3.4.1. Mở các khóa tu tập thiền dành cho mọi đối tượng:

Ngoài tăng ni phật tử, bất kỳ ai cũng có thể tham gia các khóa học này. Có thể mở các khóa tu tập bảy ngày, một ngày, khóa tu mùa hè hay khóa tu dành cho những người khiếm thị, khuyết tật. Các hoạt động khách có thể tham gia trong các khóa tu như tọa Thiền, nghe giảng đạo, thuyết pháp, ăn chay, học pháp lý, tham gia hội thảo, viết kinh phật thư pháp… mục đích nhằm nâng cao thể lực, trí lực sống đời sống như một hành giả, làm cho tâm hồn thanh thản trước khi quay trở lại cuộc sống lo toan vất vả đời thường.

3.4.2. Đa dạng hóa các dịch vụ du lịch cho Zen tourism: Khóa luận: Giải pháp du lịch thiền tại thiền viện Trúc Lâm – Yên Tử.

Khi tham gia du lịch Thiền, du khách có cơ hội thưởng thức các hoạt động như: Vãn cảnh trong vườn Thiền: Ngắm hoa, cây cỏ, suy ngẫm về triết lý cuộc đời, tìm hiểu cách bố cục một khu vườn Thiền, tận hưởng thiên nhiên kỳ thú. Tuy nhiên vườn Thiền ở Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử còn đơn giản, cần phải đầu tư thêm nhiều chất liệu như đá, cát, sỏi và nước để tạo ra một mô hình không gian mở rộng, khoáng đạt của núi rừng. Nhưng cần chú trọng nhiều loại cây gần gũi với người Việt chỉ tạo không gian thân quen và thanh tịnh.

Vẽ tranh, viết tranh chữ (thư pháp): Tranh thiền là loại tranh vẽ khó thực hiện vì đòi hỏi người vẽ có sức tập trung cao. Được vẽ trên một loại giấy rất mỏng, dễ rách nên nét vẽ không thể dừng lâu ở một chỗ và cũng không thể bôi sửa vì sẽ làm rách giấy. Mỗi một nét vẽ cần có sự định thần và vét vẽ đi cọ phải rứt khoát, đều đặn mới có thể thành công trong một bức họa. Thường chỉ vẽ bằng một màu mực đen. Đây là một phương pháp để người Thiền thể hiện sức định của tâm trí. Vẽ tranh thiền đặt con người ta vào mối quan hệ thực chất với thiên nhiên và vũ trụ mà không diễn tả bằng lời. Các bức tranh Thiền được vẽ để chỉ trạng thái tĩnh tâm của người tu Thiền.

Viết kinh Phật, thư pháp: Đặc tính của thư pháp Thiền là mực được làm từ nhọ đèn trộn với keo. Mực khi dùng được nhúng ướt và mài cho tới khi đạt được độ đậm nhạt vừa ý. Cọ từ lông thú, nhúng ướt và để cho khô trước khi dùng. Khi viết cọ được nhúng ngập trong mực, được giữ trong tư thế thẳng đứng với giấy và được viết với những nét cọ nhanh, chắc chắn và có độ dày khác nhau. Thư pháp viết kinh Phật không cho phép sai sót nên nó thể hiện trạng thái của tâm, các nét cọ và biến đổi theo cùng lúc và không dự đoán trước cũng như không tuân theo phép tắc nào. Khóa luận: Giải pháp du lịch thiền tại thiền viện Trúc Lâm – Yên Tử.

Thưởng thức trà: Xây dựng không gian thưởng thức trà riêng, xây dựng trà thất, hoặc trong không gian vườn Thiền. Các thiền sư phải nắm bắt được cái tinh túy của trà đạo, nghệ thuật pha trà, nghệ thuật uống trà để chỉ dẫn cho du khách.

Tham gia học tập nghệ thuật nấu đồ chay và thưởng thức các bữa ăn chay: Trong trai đường, có thể mở lớp dạy nấu ăn chay nếu du khách có nhu cầu. Bữa cơm chay tại Thiền viện không chỉ là sự khám phá về nghi lễ ẩm thực của sự chay tịnh trong Phật giáo mà còn là một khám phá về tính khoa học trong các món chay thật tinh tế.

Trước mỗi bữa ăn, tất cả các nhà sư, tiểu tăng, cư sĩ làm lễ, trước là ơn Đức Phật, sau là tạ ơn Người đã cho họ được trọn vẹn thành tâm hướng thiện về Đức Phật. Trong bữa ăn là một sự im lặng gần như tuyệt đối, tất cả dường như chỉ chú tâm vào việc ăn (với những người tu Thiền thì ăn là một cách nạp năng lượng như hít thở không khí, như một cách Thiền nên khi ăn không được tạo ra tiếng động, gây ảnh hưởng đến người khác). Sau bữa ăn cũng có một nghi lễ nhỏ để chấm dứt rồi dọn dẹp và bắt đầu một công việc tu Thiền khác trong ngày. Mâm cơm chay là sự tổng hòa của màu sắc, của hương vị và sự kết hợp hài hòa những chất bổ dưỡng từ các loài thực vật. Ngoài ra còn có thức uống từ các loại quả, mùa nào thức ấy. Trong bữa trưa ở thiền viện ít nhất có 6 món, gồm 3 đĩa và 3 bát có màu sắc rất đẹp mắt và ngon miệng. Và uống, một nghi thức uống được nấu từ nhiều loại lá rừng là những loại thuốc nam tránh gió, chống cảm mạo, hàn khí vào mùa rét, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Như vậy có thể thấy đây là một loại hình du lịch có thể giúp con người, đặc biệt là những khách du lịch có tâm trạng mệt mỏi hay cảm thấy căng thẳng trong cuộc sống và công việc, hay những khách du lịch muốn đi tìm những trạng trái tĩnh lặng để thư giãn hay để được sống với cuộc sống thực tại của bản thân mình và quên đi cái tôi của quá khứ, cái tôi trong cộng đồng và cái tối của tương lai nhằm tìm cho mình những chân lý và triết lý của cuộc đời.

3.5. Kiến nghị với Nhà nước, Bộ Thể thao văn hóa và du lịch, Tổng cục du lịch và các cấp chính quyền: Khóa luận: Giải pháp du lịch thiền tại thiền viện Trúc Lâm – Yên Tử.

Các hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tỉnh hội Phật giáo của từng địa phương theo quan điểm của các cấp chính quyền từ trước đến nay mang tính chất tôn giáo, tín ngưỡng và lễ hội nhiều hơn là mang tính du lịch như theo cách tiếp cận của loại hình du lịch này. Do vậy, với đặc tính của các cấp chính quyền, cơ sở quản lý di tích cũng chỉ tập trung vào việc làm thế nào để chỉnh trang điểm du lịch trên căn cứ di tích hiện có mà không có tầm nhìn xa để định hướng phát triển cho loại hình du lịch này. Do đó, người viết xin kiến nghị một số nội dung sau:

  • Chính Phủ cần quan tâm đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất cho Thiền viện để nơi đây không chỉ là nơi tham quan, lễ Phật, mà còn để tu tập thiền định.
  • Đầu mối tổ chức buổi làm việc của các doanh nghiệp lữ hành với trụ trì Thiền viện để thống nhất được chương trình cụ thể áp dụng thông qua và từ đó triển khai thành tuyến tour thực tế. Việc phối hợp này cần thực hiện chặt chẽ bởi việc bố trí các cao tăng giảng pháp không phải là thường xuyên và còn phụ thuộc vào các lịch tu tập và các khóa an cư của họ.
  • Tăng cường học hỏi kinh nghiệm quốc tế về du lịch Thiền của các quốc gia đã có nhiều kinh nghiệm như: Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ… để áp dụng tại Thiền viện đặc biệt là các hình thức tổ chức Temple Stay của Hàn Quốc để phát triển du lịch Thiền theo hướng bền vững, thân thiện với mội trường và vì sức khỏe của cộng đồng.
  • Chỉ đạo chương trình hành động và năm du lịch Quốc gia với các chương trình cụ thể của tỉnh Quảng Ninh đối với loại hình du lịch mới này, trong đó có lộ trình và kế hoạch chi tiết cho các hạng mục, nội dung chương trình du lịch.
  • Đẩy mạnh hoạt động đào tạo nhân viên nghiệp vụ du lịch hiểu biết về hoạt động du lịch Thiền, các hướng dẫn viên loại hình du lịch này không những chỉ am hiểu về mặt lý luận mà còn là người có thể thực hành và hỗ trợ các du khách trong việc tập thiền.

………

Tiểu kết chương 3

Nhu cầu đi du lịch ngày càng tăng và đa dạng. Việc đưa ra loại hình du lịch hấp dẫn du khách không chỉ phụ thuộc vào tính đa dạng, độc đáo của tài nguyên du lịch điểm đến mà còn căn cứ vào thực trạng cơ sở vật chất – hạ tầng, hoạt động xúc tiến quảng bá của người làm du lịch, sự quan tâm của chính quyền địa phương…

Đặc biệt du lịch Thiền lại là loại hình du lịch hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam. Làm thế nào để giới thiệu, thu hút du khách tham gia vào chương trình du lịch Thiền là một vấn đề rất cần thiết, từ đó đưa loại hình du lịch này ngày càng phát triển ở Việt Nam.

Trong chương 3, em đó đưa ra được một số giải pháp để phát triển du lịch Thiền tại Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử. Trong đó nhấn mạnh đến việc nâng cao nhận thức khai thác Zen tourism, tăng cường nguồn khách thông qua các hoạt động hướng dẫn thực hành Thiền để từ đó tạo ra nguồn cầu nội địa và đẩy mạnh việc học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đã có nhiều kinh nghiệm đối với loại hình du lịch này.

KẾT LUẬN Khóa luận: Giải pháp du lịch thiền tại thiền viện Trúc Lâm – Yên Tử.

Nghiên cứu các điều kiện để phát triển du lịch Thiền tại Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử là một công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển sản phẩm du lịch mới. Hình thức thực hiện loại hình đi du lịch này hoàn toàn mới lạ ở Quảng Ninh nói riêng và ở Việt Nam nói chung, mới chỉ có tính chất nghiên cứu ở các khía cạnh liên quan đến văn hóa hoặc tôn giáo mà chưa có nghiên cứu chính thức nào về các điều kiện và thực trạng phát triển loại hình du lịch này.

Đề tài đã đề cập đến cơ sở hình thành nên du lịch Thiền tại các quốc gia có hoạt động du lịch Thiền phát triển mạnh như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… và so sánh các đặc điểm và điều kiện phát triển du lịch thiền tại Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, trong đó nhấn mạnh các yếu tố chung như khởi nguồn của thiền phái Trúc Lâm, mối liên hệ của tôn giáo này đối với hoạt động phát triển và duy trì du lịch Thiền.

Phát triển du lịch Thiền là một hướng phát triển mới cho sản phẩm du lịch Quảng Ninh, bổ sung vào danh mục các loại hình sản phẩm du lịch cần đầu tư, triển khai kinh doanh. Bên cạnh việc nổi tiếng với di tích – danh thắng Yên Tử, nơi đây còn hấp dẫn du khách bởi các sản phẩm du lịch đa dạng như du lịch văn hóa, tham quan, lễ hội… Kinh doanh và phát triển mạnh mẽ các loại hình du lịch này đã thúc đẩy sự tăng trưởng vượt bậc của du lịch tỉnh Quảng Ninh thông qua việc thu hút khách nội địa và du khách quốc tế đến Việt Nam với số lượng khách năm sau đều cao hơn năm trước. Việc hình thành nên loại hình du lịch mới này sẽ đem lại một sức sống mới cho ngành du lịch, góp phần vào phát triển du lịch Quảng Ninh nói riêng và du lịch Việt Nam bền vững, phát huy được đầy đủ bản sắc văn hóa dân tộc. Khóa luận: Giải pháp du lịch thiền tại thiền viện Trúc Lâm – Yên Tử.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Khóa luận: Tìm hiểu về du lịch Thiền ở Thiền viện Trúc Lâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Khóa luận: Giải pháp du lịch thiền tại thiền viện Trúc Lâm – Yên Tử […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993