Khóa luận thực trạng khai thác du lịch di sản văn hóa Hoàng Thành Thăng Long

Rate this post

Với đề tài Khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tại di sản văn hóa Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội, nhằm giúp đát nước phát triển du lịch văn hóa bền vững, cần có biện pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên trong đó đặc biệt là bảo vệ di sản. Yêu cầu đặt ra là phải quản lý các di sản một cách hiệu quả, nhằm đạt được kết qủa tích cực cho cả du lịch và di tích khảo cổ học. Để làm được việc này, cần tạo mối quan hệ gắn bó giữa các bên tham gia, nâng cao nhận thức về vai trò của di sản khảo cổ học đối với du lịch và trong bài Khóa luận thực trạng khai thác du lịch di sản văn hóa Hoàng Thành Thăng Long, tác giả cũng thể hiện sự ủng hộ của bản thân, cộng đồng địa phương, để giảm thiểu các tác động tiêu cực giữa du lịch và di tích khảo cổ học.

Nội dung chính

2.1 Khái quát về Hoàng Thành Thăng Long

2.1.1. Vị trí địa lý, diện tích

Khu di tích Hoàng thành Thăng Long nằm ở giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội bên phía Đông bờ sông Hồng là vùng đất có vị trí và địa thế đẹp. Cụm di tích này nằm ở Quận Ba Đình – Hà Nội và được bao bọc bởi 4 con đường: phía bắc là đường Phan Đình Phùng, phía nam là đường Điện Biên Phủ, phía đông là đường Nguyễn Tri Phương và phía tây là đường Hoàng Diệu.

Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội có tổng diện tích là 126.395 ha.

Vùng lõi di sản có diện tích 18.395 ha bao gồm khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu ( 4.530 ha) và khu di tích Thành cổ Hà Nội (13.863 ha). Trong đó khu di tích Thành Cổ Hà Nội bao gồm các di tích còn xót lại như Bắc Môn, Đoan Môn, Hậu Lâu, rồng đá điện Kính Thiên, nhà con rồng, nhà D67, cột cờ Hà Nội, tường bao và 8 cổng hành cung thời Nguyễn.

Vùng đệm có diện tích 108 ha, có địa giới cụ thể được giới hạn như sau: Phía Bắc giáp đường Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám; phía Nam giáp đường Trần Phú, Ông Ích Khiêm, Sơn Tây; phía Đông giáp đường Nguyễn Tri Phương tiếp giáp Bộ Quốc phòng; phía Tây giáp đường Ngọc Hà.

2.1.2. Lich sử hình thành ( Khóa luận thực trạng khai thác du lịch di sản văn hóa  )

Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là một phần của kinh thành Thăng Long, cùng với khu phố cổ và khu phố Pháp là những cấu thành quan trọng nhất tạo ra đô thị Hà Nội thời cận đại. Khu Di sản là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long -Đông Đô -Hà Nội, bắt đầu từ thời Tiền Thăng Long (thế kỷ 7-9) qua thời Đinh -Tiền Lê (thế kỷ 10) và phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là trung tâm chính trị của nước ta, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích ở nước ta.

Thời kỳ nhà Đường, đây là trung tâm của An Nam đô hộ phủ, lần đầu tiên vùng đất này nắm giữ vai trò một trung tâm quyền lực chính trị. Năm 886, Cao Biền xây dựng một thành trì mới, Tống Bình được đổi tên thành Đại La.

Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, sáng lập vương triều Lý. Tháng 7 năm 1010, nhà vua công bố thiên đô chiếu (chiếu dời đô) để dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La. Tương truyền rằng khi vua Lý Công Uẩn rời kinh đô thì thấy rồng bay lên nên nhà vua đã đổi tên kinh đô mới là Thăng Long, hay “rồng bay lên” theo nghĩa Hán Việt. Ngay sau khi dời đô, Lý Công Uẩn đã cho gấp rút xây dựng Kinh thành Thăng Long, đến đầu năm 1011 thì hoàn thành. Khi mới xây dựng, Kinh thành Thăng Long được xây dựng theo mô hình tam trùng thành quách gồm: vòng ngoài cùng gọi là La thành hay Kinh thành, bao quanh toàn bộ kinh đô và men theo nước của 3 con sông: sông Hồng, sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu. Kinh thành là nơi ở và sinh sống của dân cư. Vòng thành thứ hai (ở giữa) là Hoàng thành, là khu triều chính, nơi ở và làm việc của các quan lại trong triều. Thành nhỏ nhất ở trong cùng là Cấm thành, nơi chỉ dành cho vua, hoàng hậu và số ít cung tần mỹ nữ.

Nhà Trần sau khi lên ngôi đã tiếp quản Kinh thành Thăng Long rồi tiếp tục tu bổ, xây dựng các công trình mới. Sang đến đời nhà Lê sơ, Hoàng thành cũng như Kinh thành được xây đắp, mở rộng thêm ra. Trong thời gian từ năm 1516 đến năm 1788 thời nhà Mạc và Lê trung hưng, Kinh thành Thăng Long bị tàn phá nhiều lần.

Đầu năm 1789, vua Quang Trung dời đô về Phú Xuân, Thăng Long chỉ còn là Bắc thành. Thời Nguyễn, những gì còn sót lại của Hoàng thành Thăng Long lần lượt bị các đời vua chuyển vào Phú Xuân phục vụ cho việc xây dựng kinh thành mới. Chỉ duy có điện Kính Thiên và Hậu Lâu được giữ lại làm hành cung cho các vua Nguyễn mỗi khi ngự giá Bắc thành.

Năm 1805, vua Gia Long cho phá bỏ tường của Hoàng thành cũ và cho xây dựng Thành Hà Nội theo kiểu Vauban của Pháp với quy mô nhỏ hơn nhiều. Năm 1831, trong cuộc cải cách hành chính lớn, vua Minh Mạng đã cho đổi tên Thăng Long thành tỉnh Hà Nội. Khi chiếm xong toàn Đông Dương, người Pháp chọn Hà Nội là thủ đô của liên bang Đông Dương thuộc Pháp và Thành Hà Nội bị phá đi để lấy đất làm công sở, trại lính cho người Pháp. Từ năm 1954, khi bộ đội ta tiếp quản giải phóng thủ đô thì khu vực Thành Hà Nội trở thành trụ sở của Bộ quốc phòng. Như vậy giá trị đầu tiên của khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội thể hiện ở chỗ nó gần như là một “bộ lịch sử sống” chảy suốt theo cả chiều dài lịch sử hơn 10 thế kỷ của Thăng Long- Hà Nội, kể từ thành Đại La thời tiền Thăng Long đến thời đại ngày nay. ( Khóa luận thực trạng khai thác du lịch di sản văn hóa  )

2.1.3. Vai trò, ý nghĩa của Hoàng Thành Thăng Long đối với sự phát triển đất nước

Nước Đại Việt kể từ các triều đại vua Hùng đã diễn ra nhiều cuộc định đô và dời đô, mỗi lần như vậy hoặc là phản ánh yêu cầu khác nhau của từng giai đoạn lịch sử, hoặc là chọn vùng ảnh hưởng hoặc quê hương của vị vua triều đại đó. Vì vậy mà có đất Phong Châu của vua Hùng, Cổ Loa của Thục Phán, Mê Linh của Hai Bà Trưng, Hoa Lư của Đinh Bộ Lĩnh. Nhưng đến Lý Công Uẩn thì ông lại không chọn quê hương Kinh Bắc mà lại chọn Đại La làm kinh đô.

Với vùng đất Hoa Lư, đây là một nơi có địa thế lợi hại, triều Đinh đã đánh bại các thế lực cát cứ địa phương, khôi phục và củng cố nền thống nhất quốc gia; triều Tiền Lê đã đập tan cuộc xâm lược lần thứ nhất của nhà Tống, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Trong vòng 41 năm (968-1009), kinh đô Hoa Lư đã xứng đáng với sự lựa chọn của Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành và đã làm tròn vai trò lịch sử của nó. Tuy nhiên, Lý Công Uẩn thấy rõ tầm quan trọng của kinh thành đối với vận mệnh của đất nước và vương triều. Theo ông, việc định đô phải nhằm “Mưu toan nghiệp lớn, tính kế cho con cháu muôn vạn đời”. Mùa Thu năm Canh Tuất (1010), vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La và đổi tên là thành Thăng Long. Chiếu dời đô của nhà vua có đoạn viết: “…Thành Đại La, đô cũ của Cao vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện hình thế nhìn sông dựa núi. Vùng này đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời…”

Vị trí của vùng đất Thăng Long trong mối quan hệ với đồng bằng Bắc Bộ cũng như với cả nước và khu vực là rất quan trọng về văn hóa, kinh tế, chính trị. Thăng Long, sau này là Đông Đô và hiện nay là Hà Nội đã trở thành Kinh đô của nước Đại Việt, rồi là Thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945 – 1975), và hiện nay là Thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (từ 1976), dẫu rằng đôi lúc danh hiệu Thủ đô/ Kinh đô một số vương triều đã đặt ở vùng đất khác. Song với vị thế hiện nay, Hà Nội đang có cơ hội rất lớn để phát triển thành một thủ đô hiện đại văn minh, thật xứng đáng với vùng đất “ thượng đô kinh sư mãi muôn đời.”

2.2. Điều kiên phát triển du lịch văn hóa taị Hoàng Thành Thăng Long ( Khóa luận thực trạng khai thác du lịch di sản văn hóa  )

2.2.1. Giá trị cuả Hoàng Thành Thăng Long

Giá trị về lịch sử: Hoàng thành Thăng Long là một di tích có nhiều giá trị lịch sử độc đáo. Đó là bề dày lịch sử của một trung tâm quyền lực chính trị, cho đến nay vẫn giữ vai trò trung tâm của nước Việt Nam hiện đại. Toàn bộ Khu di sản là trung tâm của Cấm thành, Hoàng thành – nơi ở và làm việc của vua và Hoàng gia, gắn với các triều đại Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng và lịch sử thăng trầm của Kinh đô Thăng Long, kinh đô của quốc gia Đại Việt từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII.

Trên thế giới, nhiều kinh thành có lịch sử trên nghìn năm, nhưng thủ đô một nước hiện nay có bề dày lịch sử với vai trò trung tâm quyền lực gần 13 thế kỷ, trong đó gần nghìn năm liên tục là quốc đô thì rất hiếm. Tính liên tục và lâu dài của một trung tâm quyền lực cho đến ngày nay, đó là đặc điểm và giá trị lịch sử nổi bật của khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Với những giá trị lịch sử to lớn đó đây là địa điểm có thể phát triển đa dạng các loại hình du lịch như: du lịch nghiên cứu, học tập, tham quan, tìm hiểu… Đồng thời qua đó giáo dục truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc đối với các thế hệ người Việt Nam.

Giá trị về kiến trúc: Khi nhắc đến Hoàng thành người ta thường nghĩ đến kiến trúc cung đình với những tòa thành đồ sộ, những lầu son gác tía. Tuy nhiên khác với cố cung của nhà Minh, nhà Thanh, Tử Cấm Thành của Trung Quốc hay Kinh thành Huế của triều đại nhà Nguyễn, Hoàng thành Thăng Long có kiến trúc là các tầng di tích và di vật được xếp chồng lên nhau và trải qua nhiều triều đại lịch sử khác nhau. Di tích Hoàng thành Thăng Long cũng thể hiện nét đặc sắc của nghệ thuật kiến trúc biểu thị trong các kiến trúc, di vật, cách xử lý xây dựng kiến trúc đô thành, cách xử lý quan hệ với thiên nhiên (qua các di chỉ khảo cổ dòng sông, con thuyền). Nhờ khảo cổ học, ta có thể tìm hiểu về cuộc sống cung đình, thấy sự hội tụ của kiến trúc tiêu biểu nhất của bề dày văn hóa Việt Nam. Đó không chỉ là việc của thế hệ này, mà của cả những thế hệ sau.

Giá trị về văn hóa: Khu Di sản Văn hóa Thế giới Hoàng thành Thăng Long bên cạnh giá trị lịch sử còn mang giá trị văn hóa to lớn mà gần như ít có thủ đô nào trên thế giới có được. Giá trị của khu Di sản Văn hóa Thế giới Hoàng thành Thăng Long đã đáp ứng được ba trong số 6 tiêu chí đánh giá về Di sản Văn hóa Thế giới của UNESCO đó là thể hiện ở 3 điểm cốt lõi sau:

Thứ nhất, tại đây có các di tích trên mặt đất rất quí giá như: nền điện Kính thiên, Đoan Môn, Bắc Môn, cột cờ Hà Nội, rồi Tổng hành dinh của Quân đội nhân dân Việt Nam của thời đại Hồ Chí Minh. Hệ thống các di tích và hiện vật đã khai quật tại di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu càng cho chúng ta thấy trong lòng đất ở khu vực này chứa đựng một dòng chảy văn hoá chảy suốt cả lịch sử Thăng Long Hà Nội, bao gồm cả thời kỳ tiền Thăng Long ngược lên thành Đại La thế kỷ thứ VII cho đến thế kỷ thứ VIII, thứ IX, đặc biệt từ khi Vua Lý Thái Tổ định đô Thăng Long cho đến ngày nay. Như vậy giá trị đầu tiên của Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội thể hiện ở chỗ nó gần như là một “bộ lịch sử sống” chảy suốt theo cả chiều dài lịch sử Thăng Long- Hà Nội.

Thứ hai, đây là kinh thành- nơi qui tụ các di sản văn hoá của cả nước, tinh hoa của nền văn hoá của cả nước. Hơn thế nữa, nơi đây không phải chỉ kết tinh nền văn hoá của dân tộc, toả sáng ra trong nước, mà còn là nơi hấp thu các giá trị văn hoá của khu vực và thế giới. Đây vừa là nơi kết tinh, toả chiếu nền văn hoá lâu đời của nước Đại Việt trước đây, Việt Nam hiện nay, vừa là nơi biến các yếu tố văn hoá ngoại sinh thành nội sinh, làm phong phú và đa dạng thêm cho nền văn hoá dân tộc. ( Khóa luận thực trạng khai thác du lịch di sản văn hóa  )

Giá trị thứ ba thể hiện ở chỗ nơi đây là trung tâm quyền lực, trung tâm chính trị của đất nước. Đây là nơi các vương triều trước đây, cũng như Đảng và Nhà nước trong thời hiện đại đã đưa ra các quyết sách trong xây dựng đất nước, cũng như trong bảo vệ đất nước, tạo nên các thời kỳ huy hoàng của lịch sử, vượt lên bao khó khăn, thử thách.

Giá trị phát triển du lịch: Với những giá trị nổi bật của mình hệ thống di sản Hoàng thành Thăng Long sẽ biến Hà Nội thành một địa chỉ du lịch lớn của thế kỷ XXI. Hoàng thành Thăng Long có đầy đủ các yếu tố để phát triển du lịch một cách bền vững nhất. Hơn thế nữa, nơi đây có lợi thế hơn so với các kinh thành ở Việt Nam như kinh thành Huế hay Cố đô Hoa Lư bởi Hoàng thành Thăng Long nằm ở giữa khu trung tâm của Thủ đô Hà Nội – trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước. Nơi đây có các điểm du lịch gần kề nhau như Văn Miếu Quốc Tử Giám, Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Viện Bảo Tàng, Hồ Gươm, Đền Ngọc Sơn… Chính vì vậy, đây là điều kiện thuận lợi cho những nhà làm du lịch có thể thiết kế những tour du lịch vừa ý nghĩa lại đặc sắc, thuận lợi cho du khách khi đi du lịch trong ngày có thể tham quan được nhiều nơi mà khoảng cách giữa các điểm đến lại rất hợp lý. Cùng với những tài liệu lịch sử, những phát hiện khảo cổ học từ lòng đất khu trung tâm Hoàng thành thì Hoàng thành Thăng Long là một điểm có tiềm năng phát triển du lịch đặc biệt. Bởi lẽ, đây không chỉ là điểm du lịch văn hóa ngay giữa trung tâm Hà Nội mà còn gắn bó mật thiết với bề dầy của kinh đô ngàn năm văn hiến.

Giá trị phát triển giáo dục: Việc giữa gìn và bảo vệ di tích Thăng Long sẽ có giá trị cung cấp một công cụ giáo dục truyền thống hết sức sinh động và có sức thuyết phục đối với mục đích tuyên truyền giảng dạy của các trường học và đại học. Nâng cao hiểu biết và lòng tự hào về lịch sử Thăng Long – Hà Nội và lịch sử dân tộc. Góp phần vào việc hung đúc lòng tự hào dân tộc, từ điểm tựa của quá khứ củng cố niềm tin của các thế hệ hôm nay vững bước trên con đường xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nhằm phát huy hết những giá trị của khu di sản.

2.2.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ phát triển du lịch văn hóa

Tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long số lượng các cơ sở dịch vụ phục vụ khách tham quan du lịch còn khá ít, hiện tại chỉ có một số quầy lưu niệm bán kết hợp nước uống và đồ lưu niệm. Tuy nhiên, nước uống cũng hạn chế và được bán bằng máy bán nước tự động, đồ lưu niệm cũng chưa thực sự đa dạng và phong phú, thiếu các sản phẩm mang hình ảnh riêng của Thăng Long Hà Nội.

Hiện tại, ở khu di tích có căng tin, có khu bệnh xá và khu dịch vụ ở khu vực phía Bắc để phục vụ các nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi của khách tham quan. Nhưng nhìn chung dịch vụ phục vụ nhu cầu cho khách tham quan du lịch tại Hoàng thành Thăng Long còn thiếu và hầu như không có.Trong khuôn viên khu di tích chỉ có duy nhất một nhà hàng Ngự Viên tại cổng 19C – nơi tiếp đón khách tham quan phục vụ nhu cầu ăn uống của khách. Bãi đỗ xe thường tận dụng khoảng trống liền kề đường Hoàng Diệu vì vậy sức chứa k đủ lớn và không có mái che, bóng mát. Bên cạnh những hạn chế đó thì các phòng trưng bày tại đây có đầy đủ trang thiết bị máy móc như máy chiếu phim, hệ thống tủ kính, thiết bị ánh sáng đèn điện rất hiện đại. Điều đó rất thuận lợi cho quá trình tham quan, tìm hiểu của du khách, thông tin và giá trị của các di tích, di vật, khảo cổ học sẽ được truyền tải một cách dễ dàng hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp

2.2.3. Các điểm thăm quan tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long ( Khóa luận thực trạng khai thác du lịch di sản văn hóa  )

  • Kỳ Đài:

Kỳ đài thường là điểm đến đầu tiên của du khách mỗi khi đến thăm quan tại khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long.Kỳ Đài còn được gọi 1 cách gần gũi là cột cờ Hà Nội dù trải qua hàng trăm năm mưa nắng vẫn sừng sững cho đến ngày nay. Cột cờ Hà Nội được xây dựng từ năm 1805 và hoàn thành vào năm 1812 dưới thời vua Gia Long. Đây là công trình kiến trúc còn nguyên vẹn và hoành tráng nhất trong quần thể di tích Hoàng Thành Thăng Long. Cột cờ là kết cấu dạng tháp ,kiến trúc cột cờ bao gồm 3 tầng đế, thân cột và đỉnh. Các tầng đế hình chop vuông cụt, nhỏ dần và chồng lên nhau xung quanh ốp gạch và có 4 cửa. Thân cột cờ hình trụ 8 cạnh, toàn thể cột được soi sáng bằng 39 lỗ hình hoa thị và 6 lỗ hình rẻ quạt. Từ đỉnh cột cờ có để quan sát cả một vùng rộng lớn vì vậy thời nhà Nguyễn Kỳ Đài còn có chức năng là vọng canh . Đó cũng chính là lý do Thực Dân Pháp đã không những không cho phá hủy công trình này trong thời gian tạm chiếm từ 1894-1897 còn dùng cột cờ làm đài quan sát và đặt trạm thông tin liên lạc.Toàn bộ cột cờ cao hơn 33m tính cả trụ treo cờ thì cao hơn 41m. Trong thân có cầu thang 54 bậc xây theo hình xoáy chôn ốc lên tới đỉnh. Đỉnh cột cờ hình khối bát giác có trụ để cắm cờ. Hơn hai thế kỷ kể từ khi được xây dựng cột cờ Hà Nội vẫn bề thế hiên ngang chứng kiến những nét thăng trầm cùng thủ đô, đất nước. Hình tượng cột cờ được chọn làm mẫu trên các pano áp phích, con tem , bìa sách và in đậm trong trái tim mỗi người Việt Nam.

  • Đoan Môn:

Theo trục chính tâm của Hoàng Thành du khách sẽ bắt gặp 1 cổng thành nguy nga, tráng lệ đó là Đoan Môn – di tích nằm thẳng trục với Cột Cờ Hà Nội. Đây là cổng chính phía Nam dẫn lối vào Cấm Thành. Căn cứ vào vật liệu xây dựng và phong cách kiến trúc hiện còn của di tích, có thể khẳng định Đoan Môn hiện nay được xây dựng được xây dựng vào thời Lê và được tu bổ sửa sang vào thời Nguyễn. Đoan Môn được xây dựng theo chiều ngang, cấu trúc hình chữ U với 5 cổng thành được dựng cuốn vòm cân xứng.Cửa giữa lớn nhất giành cho nhà vua, hai bên có 4 cửa nhỏ hơn dung để các quan, hoàng thân quốc thích ra vào cung cấm. Vật liệu chủ yếu là gạch vồ, loại gạch phổ biến của thời Lê và đá, cuốn vòm cửa. Hai bên cổng thành có cầu thang bằng gạch đưa du khách lên tầng hai. Trên nóc của Đoan Môn được xây dựng 1 nhà Phương Đình nhỏ kiểu hai tầng 8 mái, mái lợp ngói ta, hai đầu nóc đắp 2 con rồng kìm.Tuy nhiên kiến trúc này đã được cải tạo lại và hình dáng của nó đã có nhiều đổi khác so với ban đầu.Khoảng sân và tầng lầu rộng rãi này chính là nơi nhà vua ngự giá để úy đạo binh sĩ hay xem biểu diễn võ nghệ trò chơi dân gian phía dưới.

  • Con đường lát gạch hoa chanh thời Trần:

Năm 1999, các nhà khảo cổ học đã chọn hố khai quật ngay tại chính giữa cửa Đoan Môn hiện còn để lần tìm dấu vết con đường Ngự đạo xưa. Ngay ở độ sâu 1,3m đã xuất lộ một đường viền đá lát chân tường Đoan Môn, một sân lát đá gạch vồ thời Lê và ở độ sâu 1,9m đã xuất lộ dấu tích một con đường lát gạch “hoa chanh” thời Trần.. Dưới con đường thời Trần là hai con đường thời Lý được dùng lại. Và đây chính là con đường thần đạo con đường ngự đạo giành vua Vua đi ra vào Cấm Thành và giành cho các quan đại thần, hoàng thân quốc thích khi tổ chức nghi lễ lớn tại Điện Kính Thiên thì sẽ đi bằng con đường này. ( Khóa luận thực trạng khai thác du lịch di sản văn hóa  )

  • Điện Kính Thiên:

Rời Đoan Môn tiếp tục theo con đường chính tâm là đến khu vực Điện Kính Thiên. Đây là công trình quan trọng nhất, chiếm vị trí trung tâm của Hoàng Thành Thăng Long nằm trên núi Long Đỗ – rốn rồng được coi là huyệt đạo của kinh thành Thăng Long xưa.Và nơi mà các bạn đang nhìn thấy đây chính là trung tâm của Cấm Thành Thăng Long xưa chính là nơi ở và nơi làm việc của vua và hoàng gia. Và phía sân này chính là sân Đan Trì hay sân Rồng. Sau khi định đô ở Thăng Long , trước hết vua Lý Thái Tổ đã cho xây dựng 1 tòa chính điện trên đỉnh núi Nùng, vùa đặt tên cho tòa chính điện đó là điện Càn Nguyên. Càn Nguyên có nghĩa là nơi khởi nguồn của trời đất. Năm 1027 điện Càn Nguyên đã bị sét đánh hư hỏng nặng và bị phá bỏ trong vụ loạn Tam Vương. Sau khi vua Lý Thái Tổ băng hà ,năm 1029 người kế nghiệp là vị vua Lý Thái Tông đã nhìn thấy rồng hiện lên trên nền cũ của điện Càn Nguyên và cho rằng đây là nơi đất tốt nên đã cho xây lại 1 tòa chính điện mới và đổi tên tòa chính điện là đó là Thiên An. Thiên An có nghĩa là nơi bình yên của trời đất.Và điện Thiên An tồn tại suốt thời kỳ Lý, Trần. Năm 1428 khi khởi nghiệp của nhà Lê , sau khi đánh thắng giặc Minh thống nhất non sông đất nước vua Lê Thái Tổ đã cho trùng tu mở rộng trên nền cũ của điện Thiên An và đổi tên mới đó là Điện Kính Thiên. Kính Thiên có nghĩa là nơi thờ trời, thờ đất và là nơi trung tâm của trời đất. Hiện nay, thềm rồng đá Điện Kính Thiên là dấu tích còn lại duy nhất của Điện Kính Thiên bao gồm 4 con rồng được tạc vào giữa thế kỷ thứ 15 chia thềm điện thành 3 lối lên. Rồng đá Điện Kính Thiên đã phần nào thể hiện được quy mô hoành tráng của Điện Kính Thiên xưa Khi nhà Nguyễn được thành lập kinh đô được rời vào trong Phú Xuân (Huế) thì điện Kính Thiên đã đổi thành Hành Cung Kính Thiên tức chỉ là nơi ở mỗi khi vua ngự giá bắc tuần mà thôi.Tuy nhiên hành cung Kính Thiên đó cũng đã phá hủy hoàn toàn vào năm 1886 khi Thực Dân Pháp xâm chiếm nước ta . Và người Pháp đã xây dựng trên nền cũ của Điện Kính Thiên 1 tòa nhà hai tầng, bảy gian,gọi là Nhà Con Rồng

,người Pháp đã sử dụng tòa nhà này là tòa sở truy pháo binh của Pháp.Ngày 10- 10-1954 quân và dân ta đã tiếp quản thủ đô Hà Nội,quân đội nhân dân Việt Nam đã sử dụng lại tòa sở truy pháo binh của Pháp làm trụ sở của Bộ Quốc Phòng, Bộ Tổng Tham Mưu và là phòng họp của Bộ Chính Trị và quân ủy Trung Ương.

  • Nhà D67:

Nằm ở phía sau Nhà Con Rồng có 1 căn nhà rất bình dị đó là Nhà D67 – một di tích lịch sử cách mạng ,là trung tâm sở chỉ huy của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh 1954-1975. Ngôi nhà được thiết kế và xây dựng vào năm 1967 nên được gọi là nhà D67. Trong 7 năm ngôi nhà đã bảo đảm an toàn cho Bộ Chính Trị Quân Ủy Trung Ương làm việc , hoạch định chủ trương , chiến lược chỉ đạo thực hiện thắng lợi giai đoạn cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ngoài phòng họp ở trung tâm ngôi nhà, phía đông có 1 căn phòng nhỏ là nơi Đại Tướng Võ Nguyên Giáp làm việc,phòng phía Tây là nơi làm việc của Đại Tướng Văn Tiến Dũng.Từ nhà D67 có 2 cầu thang nối thẳng xuống hầm ngầm D67 –Hầm ngầm Quân ủy Trung Ương. Chắc hẳn trong thời kỳ chiến tranh đây là những nơi tuyệt đối được giữ bí mật. Mỗi du khách khi đến đây được tận mắt chiêm ngưỡng những hiện vật giản dị của Sở chỉ huy năm xưa chắc chắn sẽ không thể quên được quá khứ oai hung mà thế hệ đi trước đã phải đánh đổi bằng máu xương để đất nước trọn niềm vui. ( Khóa luận thực trạng khai thác du lịch di sản văn hóa  )

  • Hậu Lâu ( Lầu Công Chúa):

Công trình này đã được trùng tu, cải tạo nhiều lần và kiến trúc đã có nhiều thay đổi so với nguyên bản. Từ khi xuất hiện đã là nơi ở của các cung tần mỹ nữ, hoàng hậu hay công chúa. Có thể vì thế mà Hậu Lâu còn được biết đến với tên gọi là Lầu Công Chúa. Sau này người Pháp xây mới tòa lầu này làm nơi ở và làm việc của quân Pháp do vậy kiến trúc tòa Hậu Lâu hiện nay là sự hòa trộn giữa kiến trúc cung đình Việt Nam và kiến trúc Pháp.

  • Bắc Môn:

Bắc Môn là điểm cuối của trục chính tâm đi qua Hoàng Thành. Bắc Môn của Bắc nằm trong hệ thống thành Hà Nội được nhà Nguyễn xây dựng năm 1805 trên nền cửa bắc thời Lê theo lối vọng lâu.Công trính được xây bằng gạch theo lối quấn vòm, trên đỉnh vòm có tấm đá chạm 3 chữ “ chính Bắc Môn “ xung quanh trang trí viền hoa dây.Bắc Môn là cổng thành duy nhất còn xót lại bên cạnh những cổng thành khác đã bị tàn phá của thành Hà Nội.

  • Khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu:

Một điểm đến vô cùng quan trọng nữa mà du khách không thể bỏ qua khi tới thăm Hoàng Thành Thăng Long đó là khu di tích khảo cổ học tại số 18 Hoàng Diệu. Những hiện vật tại đây là minh chứng cho sự hiện hữu và trường tồn của Thăng Long – Hà Nội qua hàng ngàn năm lịch sử. Tháng 2 năm 2003 một cuộc khai quật khảo cổ với quy mô lớn ở trung tâm Hoàng Thành Thăng Long   đã lộ ra nhiều di tích và di vật phong phú, đa dạng để từ đó cho chúng ta hiểu sự phát triển liên tục của lịch sử qua các triều đại ở Thăng Long- Hà Nội. Tại các khu vực này đều đã phát hiện các loại hình di tích kiến trúc, di vật có niên đại xen lẫn nhau chồng xếp lên nhau qua suốt 1300 năm. Đây là một đặc điểm nổi bật góp phần tạo nên giá trị to lớn và tính độc đáo của khu di tích. Thăm quan tại khu khảo cổ này du khách có thể dễ dàng phát hiện ra các nền móng của các cung điện, bệ đá, chân cột, hệ thống thoát nước và đặc biệt là rất nhiều giếng khơi. Theo các chuyên gia khảo cổ chỉ trong diện tích 3,3 ha đã tìm thấy 26 giếng nước cổ. Giếng nước cổ được tìm thấy trong Hoàng Thành đã gây ngạc nhiên lớn cho các nhà khoa học về độ bền chắc, độ trong lành của nguồn nước. Điều đó cho thấy kỹ thuật đào giếng khơi của người Việt từ xa xưa đã rất cao siêu

2.2.4. Công tác tổ chức quản lý và nhân lực du lịch ( Khóa luận thực trạng khai thác du lịch di sản văn hóa  )

Ngày 28 tháng 12 năm 2011, Hoàng thành Thăng Long đã được Viện Khoa học xã hội Việt Nam bàn giao cho Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm quản lý khu di tích sau gần 9 năm nghiên cứu khai quật để thống nhất quản lý di tích đồng thời để có thể phát huy được các giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội. Sau khi bàn giao, Viện Khoa học xã hội sẽ tiếp tục chỉ đạo Viện Khảo cổ học và các cơ quan hữu quan phối hợp với các cơ quan của Hà Nội trong việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị của khu di tích

2.3. Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa tại Hoàng thành Thăng Long

2.3.1. Thị trường khách

Trong những năm qua số lượng khách tham quan đến với khu di sản còn khá khiêm tốn. Theo Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội cho biết số lượng khách đông nhất vào năm 2010 – năm kỉ niệm nghìn năm Thăng Long Hà Nội. Sau Đại lễ cho đến nay Hoàng Thành được trả lại vẻ yên tĩnh bởi sự vắng vẻ của khách tham quan. Số lượng khách tham quan đến với khu di sản có sự biến động giữa các năm, thậm chí giữa các tháng trong năm. Điều đó hết sức dễ hiểu bởi phần lớn giá trị của di sản nằm sâu 2-4 mét dưới lòng đất, vì vậy đòi hỏi trình độ hướng dẫn viên với chương trình tham quan đa dạng mới có thể thực sự hấp dẫn du khách.

Ngay sau khi trở thành Di sản Thế giới, khu di sản đã gấp rút triển khai một đợt chỉnh trang lớn nhằm tạo dựng diện mạo khang trang, sạch đẹp thông suốt từ Đoan Môn đến Hậu Lâu để đón khách tham quan. Khu khảo cổ học được thành phố đầu tư kinh phí để xây dựng hệ thống cầu dẫn và chính thức bắt đầu mở cửa từ tháng 10/2010 trong dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.Thời điểm đó, Khu di sản Hoàng thành Thăng Long đã đón một lượng khách rất lớn là 300.000 lượt khách/tháng, mỗi ngày có hàng vạn lượt khách thăm di sản và nhiều nhà quản lý dự báo trong các năm tiếp theo, lượng khách tới Khu di sản sẽ tiếp tục tăng với khoảng 1,5 triệu lượt khách/năm. Và theo như tính toán của các chuyên gia Pháp trong Kế hoạch quản lý di sản thì với diện tích hơn 18.3 ha, quần thể này có đủ khả năng đón tiếp một lượng khách du lịch lên tới gần 2,4 triệu người/năm. Cụ thể, khu khảo cổ18 Hoàng Diệu có thể đón 1500 khách/ngày trong khi khu thành cổ đón 5000 du khách/ngày. Tuy nhiên, theo thống kê của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội thì lượng khách đến Khu Di sản chỉ bằng khoảng 1/10 so với dự báo. Trong ba tháng cuối năm 2012 có 44.829 lượt khách thăm quan di sản. Trong năm 2013 và 2014, các con số này là 120.000 và 160.000 lượt người. Còn ở thời điểm tháng 11/2015, theo một thống kê thì có khoảng 150.000 lượt người đã tới HTTL trong năm 2015. Trong đó, khách trong nước chiếm 80%, chủ yếu là người cao tuổi, sinh viên. Còn khách quốc tế chỉ chiếm 20% và chủ yếu là khách Nhật Bản. Khách đi theo đoàn là chính, chiếm 85% lượng khách (năm 2008) và giảm xuống 77% (2009); lượng khách lẻ 15% (2008) tăng lên 23% (2009). Lượng khách đến khu di sản thường tăng đột biến vào những tháng cuối năm do nhu cầu tham quan thưởng ngoạn và chụp ảnh tại khu di sản của giới trẻ và học sinh, sinh viên, lượng khách nước ngoài đến theo tour cũng tăng đáng kể, đặc biệt là khách Nhật Bản. Tuy nhiên vào những thời điểm khác trong năm, khu di sản chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của khách tham quan.

2.3.2. Các dịch vụ du lịch và doanh thu ( Khóa luận thực trạng khai thác du lịch di sản văn hóa  )

Để thu hút số lượng khách du lịch đến với di sản, trong những năm gần đây, Trung tâm quản lý và bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội đã có nhiều nỗ lực trong việc đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ phục vụ khách. Tổ chức những hoạt động du lịch hấp dẫn, xây dựng các tour du lịch phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách và thời gian tham quan, cụ thể: tour tham quan tổng thể Hoàng thành giúp cho khách có cái nhìn khái quát về di sản; tour tâm linh về nguồn, tham quan thềm điện Kính Thiên, Hậu Lâu và Bắc Môn, dâng hương tưởng nhớ 52 vị vua các triều đại dành cho du khách phụ nữ, người trung niên và người cao tuổi; tour tham quan cho đối tượng học sinh cấp 2-3 xem phim, chương trình tương tác dán quạt, vẽ gốm; tour dành cho trẻ em tiểu học, cho các em tham gia trò chơi, tham quan di tích khảo cổ, tham gia chương trình tương tác em làm nhà khảo cổ; tour đặc thù khám phá Hoàng thành về đêm, kết hợp với tổ chức các sự kiện văn hóa, ngoại giao tại khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu; tour ngoài giờ phục vụ du khách… Hiện tại Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long- Hà Nội còn mở cửa tham quan cả buổi trưa, tạo điều kiện tốt nhất cho du khách tham quan Hoàng thành.

Để làm phong phú cho các hoạt động phục vụ du khách tại Hoàng thành Thăng Long, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội còn tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội thường niên: lễ dâng hương tưởng nhớ các bậc tiên đế vào dịp đầu xuân, chương tình vui tết trung thu, lễ trồng cây nêu và thả cá chép vào dịp tết ông Công ông Táo, các triển lãm, tái hiện ký ức Hà Nội, hội sách, festival áo dài, liên hoan âm nhạc quốc tế thường niên Gió mùa…

Mặc dù, khu di sản đã cố gắng tổ chức nhiều hoạt động nhằm thu hút khách đến với Hoàng thành Thăng Long, đặc biệt là các bạn trẻ, nhưng phần lớn khách đến cũng chỉ để đến chụp ảnh, tham gia sự kiện, chứ ít người có nhu cầu đi tham quan, tìm hiểu các di tích hay nội dung trưng bày để biết được giá trị văn hóa – lịch sử của khu di tích. Thêm nữa, hầu hết các hoạt động sự kiện này cũng được tổ chức trong khu vực Thành cổ Hà Nội tại khu vực cổng Đoan Môn là chính nên số lượng khách đến thăm quan khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu không hề tăng lên và những giá trị khảo cổ học của khu di tích cũng không được nhiều người biết đến.

Giá vé vào cổng Hoàng thành Thăng Long đối với người lớn: 30.000 đồng/lượt. Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên (nếu có thẻ học sinh, sinh viên), người cao tuổi (60 tuổi trở lên) là công dân Việt Nam (xuất trình chứng minh thư hoặc bất kỳ giấy tờ khác chứng minh là người cao tuổi): 15.000 đ/lượt. Miễn phí tham quan cho trẻ em dưới 15 tuổi và người có công với cách mạng.

Mặc dù đã cố gắng đa dạng các hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch nhưng do số lượng khách hạn chế nên doanh thu của khu di sản còn khá khiêm tốn, chủ yếu là nguồn thu từ vé vào cổng.

2.3.3. Hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ khách tại điểm ( Khóa luận thực trạng khai thác du lịch di sản văn hóa  )

Để phát triển du lịch tại Hoàng thành thì đội ngũ hướng dẫn viên và tình nguyện viên đóng vai trò rất quan trọng. Hiện nay khu di tích có khoảng 30 hương dẫn viên và tình nguyện viên. Tuy nhiên, những ngày cao điểm, đơn vị quản lý khu di tích đã phải huy động toàn bộ lực lượng cán bộ, nhân viên lên đến cả trăm người, cùng với khoảng 30 tình nguyện viên để hướng dẫn, thuyết minh cho các đoàn tham quan tại các di tích Kỳ Đài, nhà D67, khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu. Tuy nhiên phần đông trong số đó chưa có nhiều kinh nghiệm nghiệp vụ về loại hình di tích khảo cổ học.

Các doanh nghiệp lữ hành cũng thừa nhận, các giá trị khảo   cổ học, bề dày lịch sử qua hàng nghìn năm của Khu trung tâm Hoàng thành nếu không có sự giới thiệu, tìm hiểu thấu đáo sẽ chỉ thấy sự khô cứng, thiếu hấp dẫn.Trong khi đó, theo quan sát, phần lớn khách lẻ đến thăm quan Khu di sản sẽ không có hướng dẫn thăm quan, hệ thống chỉ dẫn lại rất hạn chế, không đầy đủ nên rất khó thăm quan, thậm chí là bỏ sót các điểm tham quan

Thêm nữa, cảm nhận chung khi đến thăm quan di sản là đội ngũ cán bộ- nhân viên thiếu tính chuyên nghiệp và sự nhiệt tình. Nhân viên bán vé ngoài việc đưa vé, đưa tờ rơi giới thiệu cũng không có sự giải thích, hay hướng dẫn lộ trình thăm quan; thậm chí các cán bộ trong các khu trưng bày chỉ làm việc riêng và cũng không hề quan tâm đến khách thăm quan.

2.3.4. Công tác xúc tiến, tuyên truyền và quảng bá du lịch

Muốn phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa tại Hoàng thành Thăng Long nói riêng thì công tác xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu về điểm đến giúp thu hút khách. Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng đó, Ban quản lý Di sản cũng rất chú trọng tới vấn đề này. Năm 2010 vừa qua Hà Nội kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, là cơ hội để ngành du lịch Thủ đô đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, giới thiệu tới bạn bè thế giới về điểm đến du lịch Hà Nội. Thông tin từ Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cho biết tháng 3/2009, khách du lịch quốc tế tới Hà nội đạt khoảng 100.000 khách, giảm tới 27,6% so với cùng kỳ năm 2008 bởi tác động của sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến du lịch còn yếu nên hiệu quả thu hút khách đến Hà Nội ngày càng giảm. ( Khóa luận thực trạng khai thác du lịch di sản văn hóa  )

Ban quản lý cũng phối hợp với Sở Du lịch để quảng bá giá trị khu di sản, thu hút du khách, chiều 22/9/2017, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm “Xây dựng sản phẩm và kết nối phát triển du lịch tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long” với sự tham dự của đông đảo các doanh nghiệp du lịch.

Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam VITM – Hà Nội năm 2018 đã diễn ra từ ngày 29/3 – đến 1/4 tại Cung Văn hóa Hữu Nghị Hà Nội, 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Đây là hội chợ Du lịch có tầm cỡ trong khu vực với quy mô 536 gian hàng cùng sự tham gia của hàng trăm cơ quan xúc tiến du lịch, các doanh nghiệp du lịch trong nước và quốc tế. Trong hội chợ đã diễn ra các hoạt động như trưng bày và bán hàng cho du khách trong đó có khá nhiều tranh ảnh mô phỏng kiến trúc , di tích, di vật của Hoàng thành; trao đổi, ký kết, thỏa thuận phát triển thị trường du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nước ngoài; tổ chức các hội thảo, hội nghị xúc tiến thị trường và sản phẩm du lịch; xúc tiến, giới thiệu sản phẩm; biểu diễn văn hóa và ẩm thực truyền thống Việt Nam cũng như các quốc gia tham gia. Đây là điều kiện thuận lợi để Hoàng thành Thăng Long trở thành một điểm du lịch văn hóa hấp dẫn trong con mắt của bạn bè quốc tế.

Liên quan đến các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch để chuẩn bị cho Đại lễ, bộ phim khoa học “ Hoàng thành Thăng Long – lịch sử nghìn năm từ long đất”, sách ảnh “ Hoàng thành Thăng Long – dấu ấn ngàn năm” đã được thực hiện một cách công phu , bài bản, có sự đầu tư lớn. Trung tâm cũng phối hợp với đoàn làm phim của Nhật Bản xây dựng bộ phim “Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Di sản Văn hóa thế giới”). Sự kiện xúc tiến quảng bá này đã đạt được thành công tốt đẹp, gây được tiếng vang trong nước và quốc tế. Tuy vậy,từ sau đại lễ cho đến nay công tác xúc tiến thực sự chưa có các hoạt động nổi bật, mang lại hiệu quả cao.

Mặc dù vậy, hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch của khu di tích vẫn còn thiếu tính chuyên nghiệp, hiệu quả chưa cao do kinh phí không đủ, cơ chế chưa rõ ràng, về cơ bản còn mang tính thụ động, chưa theo kịp với các hoạt động của du lịch khu vực và thế giới.

2.3.5. Công tác tổ chức quản lý và bảo tồn

  • Công tác tổ chức quản lý:

Một yếu tố đặc biệt không thể thiếu trong việc phát triển du lịch văn hóa tại Hoàng thàng Thăng Long đó là công tác tổ chức của các cơ quan quản lý tại đây. Thực tế cho thấy có sự quản lý tốt thì việc phát triển du lịch mới thực sự được diễn ra một cách thuận lợi, chuyên nghiệp nhất. Theo cơ quan quản lý, Hoàng thành Thăng Long mở cửa Thứ 3, Thứ 4, Thứ 5, Thứ 6, Thứ 7, Chủ Nhật từ 8h30 đến 17h00. Riêng thứ 2 nghỉ.

Khi đến thăm quan tại khu di sản du khách cần tuân theo những nội quy như: Thực hiện theo sơ đồ chỉ dẫn tham quan trong khu di tích. Không mang vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy, chất độc hại và những chất có mùi hôi tanh vào khu di tích. Trang phục gọn gàng, lịch sự. Không có những hành vi thiếu văn hóa như : nói tục, chửi bậy, viết vẽ lên tường, lên gốc cây, gây mất trật tự trong khu di tích. Các phương tiện ô tô, xe máy phải để đúng nơi quy định (tại 19 C Hoàng Diệu). Có ý thức bảo vệ di tích, di vật; giữ gìn vệ sinh môi trường, bỏ rác đúng nơi quy định. Không tự ý trèo cây, bẻ cành, hái quả, dẫm lên thảm cỏ. Đơn vị, tập thể có nhu cầu hướng dẫn tham quan, liên hệ với Phòng Hướng dẫn Thuyết minh để được phục vụ. Các cơ quan, cá nhân có nhu cầu quay phim, dựng phim phải có giấy giới thiệu và được sự đồng ý của lãnh đạo Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội. ( Khóa luận thực trạng khai thác du lịch di sản văn hóa  )

  • Công tác bảo tồn:

Bên cạnh việc tổ chức quản lý thì công tác bảo tồn cũng được coi trọng đặc biệt. Ngay từ khi mới khai quật, Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã tập trung triển khai thực hiện các công việc như: Tăng cường công tác bảo vệ và bảo quản

-di tích, di vật. Tổ chức nghiên cứu môi trường và sự tác động của nó tới di tích, n-ghiên cứu thực nghiệm chống rêu mốc, tiến hành bước đầu công tác bảo quản di cốt, đồ xương, đồ kim loại và đồ gỗ. Tranh thủ sự tư vấn của các tổ chức và chuyên gia quốc tế về bảo tồn, bảo tàng và xây dựng các chương trình hợp tác nghiên cứu, bảo tồn khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Hiện nay, Bộ -Ngoại giao và Đại sứ quán Nhật Bản đã tài trợ thiết bị máy móc phục vụ công tác bảo quản di vật của di tích từ năm 2006. Tiến hành nghiên cứu, bảo quản di vật theo từng chất liệu : gạch, sứ, gỗ,..Nghiên cứu bảo quản tại di tích, bảo quản trong kho

Tuy nhiên, tháng 10/2009, Nhà Quốc hội đã được khởi công xây dựng. Theo Viện khảo cổ học, khi khoan hệ neo tường Nhà Quốc hội, đơn vị thi công đã làm vỡ cấu trúc tầng đất và đẩy nước bùn chứa polymer tràn sang di tích, phủ trùm lên di tích đang xuất lộ và bảo tồn tại khu vực phía Bắc. Tại khu vực phía Đông Bắc đơn vị thi công đã dùng máy xúc khoét sâu xuống tầng đất thời Đại La, đào phá vào các tầng đất thuộc chỉ giới bảo tồn và vượt qua chỉ giới bảo tồn di tích về phía Đông khoảng hơn 4m. Viện Khảo cổ học cho rằng, sự việc này không những đã vi phạm vào chỉ giới của di sản đã được xác định bảo tồn mà còn tiếp tục làm sụt lún đất của khu vực tiếp giáp, làm ảnh hưởng đến việc bảo tồn di tích kiến trúc quan trọng của thời Lý đã được phát hiện.

Trong khu di tích cũng có hàng triệu hiện vật đã phát lộ, hiện đang được lưu giữ trong các kho bảo quản và đang được Viện Khảo cổ học từng bước nghiên cứu, chỉnh lý, lập hồ sơ khoa học. Tuy vậy những biện pháp trên đây mới chỉ là bảo tồn tạm thời, về lâu dài toàn bộ khu di sản đang đứng trước những nguy cơ và thách thức không nhỏ về tình trạng bảo tồn, nhất là sự xâm hại của các nhân tố môi trường, khí hậu…

2.4. Đánh giá về hoạt động du lịch văn hóa tại Hoàng thành Thăng Long ( Khóa luận thực trạng khai thác du lịch di sản văn hóa  )

2.4.1. Thuận lợi – Ưu điểm

Khu Hoàng thành Thăng Long có đầy đủ các yếu tố tạo nên tính hấp dẫn của điểm du lịch văn hóa. Bản thân khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là một di sản văn hoá thế giới từ đó sẽ tạo được sức hút đối với du khách trong và ngoài nước. Nơi đây có lợi thế để phát triển du lịch vì nằm ở trung tâm Thủ đô, khả năng tiếp cận tốt, là nơi có tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng, trong đó có những tài nguyên đặc biệt có giá trị, được thế giới công nhận. Hơn thế nữa, Hoàng thành Thăng Long là một khu di tích có tầng văn hóa dày, phản ánh lịch sử của nhiều triều đại nối tiếp nhau và thể hiện rõ nét bản sắc văn hóa Việt Nam.

Xét về các khía cạnh bên ngoài đặc biệt về con người Việt Nam nói chung có sự hiếu khách cao, tình hình an ninh chính trị, an toàn xã hội ổn định, tạo môi trường lành mạnh cho du khách,   tạo ấn tượng tốt về môi trường xã hội và con người Hà Nội. Hệ thống cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật ngày càng được hoàn thiện và đồng bộ, đặc biệt là việc nâng cấp và mở rộng sân bay Nội Bài. Các dịch vụ phục vụ nhu cầu của du khách cũng đang được ban quản lý nên kế hoạch đầu tư với số lượng, chất lượng dịch vụ ngày càng hoàn thiện và đa dạng . Không chỉ vậy, bên cạnh Hoàng thành Thăng Long còn có rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn, quan trọng nhất Thủ đô : Lăng Bác, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hồ Tây. Điều đó sẽ tạo được sự thuận lợi trong sự liên kết các điểm du lịch trong tuor, tuyến du lịch của các công ty lữ hành nhằm mang đến cho du khách một chuyến đi hấp dẫn và bổ ích nhất có thể.

2.4.2. Khó khăn – Nhược điểm

Ở Việt Nam, du lịch văn hóa là một loại hình du lịch tuy đã có từ lâu nhưng nhà nước chưa thực sự đầu tư phát triển loại hình du lịch này. Có lẽ vì thế mà du lịch văn hóa vẫn chưa len được vào nhận thức của các nhà làm du lịch Việt Nam nên các công ty du lịch chưa có những sản phẩm du lịch đặc thù, việc phân khúc thị trường du lịch văn hóa cũng còn rất mờ nhạt. Trong thực tế, các di sản văn hóa ở Việt Nam hiện nay vẫn là những điểm chủ yếu thu hút khách du lịch quốc tế. ( Khóa luận thực trạng khai thác du lịch di sản văn hóa  )

Cơ sở vật chất, kĩ thuật còn nhiều hạn chế, khu dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách du lịch còn rất ít, việc trưng bày hiện vật, thông tin về hiện vật là chưa hấp dẫn, thuyết minh viên còn thiếu và yếu. Trên thực tế, du lịch văn hóa đặc biệt du lịch khảo cổ học là một loại hình khá kén khách. Tuy nhiên hiện nay số lượng khách am hiểu về khảo cổ học và loại hình du lịch này còn rất hạn chế.

Bên cạnh đó, công tác xúc tiến thiếu chuyên nghiệp, còn manh mún, thiếu sự phối hợp giữa các chủ thể quản lý trong công tác xúc tiến quảng bá du lịch đối với các di sản và tài nguyên du lịch, trong công tác kinh doanh du lịch, trong thực hiện xã hội hóa.

Thu hút đầu tư cho bảo tồn và phát triển các hoạt động du lịch và xúc tiến còn chưa hiệu quả. Vấn đề nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch và bảo tồn, phát huy giá trị di sản, tài nguyên chưa thực sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ, dẫn đến đầu tư dàn trải hoặc chưa quy hoạch cụ thể đã tiến hành đầu tư một số hạng mục chưa được các cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt, dẫn đến thiếu hiệu quả, tạo nguy cơ xuống cấp, suy giảm giá trị của tài nguyên, di sản.

Hơn thế nữa nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại đây còn mỏng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn nhiều hạn chế.

2.5. Tiểu kết chương 2

Chương 2 của khóa luận tác giả đã tìm hiểu, phân tích, đánh giá về hiện trạng hoạt động du lịch văn hóa tại khu di sản từ đó rút ra một số ưu điểm và hạn chế trong công tác phát triển các hoạt động du lịch tại đây. Đây sẽ là tiền đề để đề xuất các giải pháp, cho việc phát triển các hoạt động du lịch văn hóa tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long mà tác giả sẽ trình bày trong chương 3. ( Khóa luận thực trạng khai thác du lịch di sản văn hóa  )

Mời bạn tham khảo thêm:

 Khóa luận giải pháp khai thác du lịch di sản văn hóa Hoàng Thành Thăng Long

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993