Khóa luận thực trạng khai thác tài nguyên phát triển văn hóa du lịch

Rate this post

Với tất cả những tài nguyên du lịch sẵn có được nếu trong bài luận đề tài Khóa luận thực trạng khai thác tài nguyên phát triển văn hóa du lịch và những tài nguyên mới được đầu tư xây dựng thì du lịch lưu vực sông Giá. Hy vọng sẽ có những bước chuyển biến đáng kể trong thời gian tới. Và đóng góp vào sự phát triển chung của du lịch Thủy Nguyên cũng như du lịch Hải Phòng. Đồng thời, trong bài viết này mình cũng xin chia sẻ đến các bạn đọc giả Khai thác tài nguyên nhằm phát triển văn hóa du lịch ở lưu vực sông Giá huyện Thủy Nguyên_thành phố Hải Phòng , lấy làm tài liệu hoàn thành tốt bài luận của mình hơn.

Nội dung chính

2.1. Khái quát chung về huyện Thủy Nguyên

2.1.1 Vị trí địa lý

Thủy Nguyên là một huyện lớn nằm bên dòng sông Bạch Đằng lịch sử. Phía Bắc, Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Tây Nam giáp huyện An Dương và nội thành Hải Phòng; phía Đông Nam là cửa biển Nam Triệu.

Thủy Nguyên là huyện có thế mạnh về địa lý với tư cách là một huyện ven đô liền kề nội thành Hải Phòng, đây được xem là chiếc cầu nối giữa Hải Phòng với thành phố Hạ Long, cửa khẩu quốc tế Móng Cái và các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Với các trục giao thông bộ, thủy quan trọng chạy qua như quốc lộ 10, sông Cửa Cấm, sông Bạch Đằng…

Huyện Thủy Nguyên nằm ở cửa ngõ phía Bắc thành phố Hải Phòng với diện tích tự nhiên: 242 km2 và dân số trên 30 vạn người.Huyện có 37 đơn vị hành chính: 35 xã, 2 thị trấn gồm thị trấn Núi Đèo, Thị trấn Minh Đức và các xã: Gia Minh,Gia Đức,Lưu Kiếm, Minh Tân, Liên Khê, Lưu Kì, Kênh Giang, Hòa Bình,Thủy Đường,Thiên Hương,Ngũ Lão, Trung Hà, Lâm Động, Hoa Động, Hoàng Động,Tam Hưng, Lập Lễ, Phả Lễ, Phục Lễ,Thủy Triều, Thủy Sơn. An Sơn, Đông Sơn, Quảng Thanh, Mỹ Đồng, Lại Xuân , Phù Ninh, Hợp Thành, Cao Nhân, Kiền Bái, Tân Dương, Dương Quan, Chính Mỹ, An Lư.

2.1.2 Địa hình ( Khóa luận thực trạng khai thác tài nguyên phát triển văn hóa du lịch )

Địa hình Thuỷ Nguyên khá đa dạng, dốc từ phía Tây Bắc xuống Đông Nam, vừa có núi đất, núi đá vôi, vừa có đồng bằng và hệ thống sông hồ dày đặc.Đây chính là những điều kiện tự nhiên thuận lợi để huyện Thuỷ Nguyên phát triển một nền kinh tế đa dạng về ngành nghề bao gồm cả nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thuỷ sản và du lịch.

Là huyện có cấu trúc địa hình phức tạp, ở vào vị trí chuyển tiếp của hai vùng tự nhiên: đồng bằng sông Hồng và vùng đồi núi Đông Bắc tạo cho Thủy Nguyên sự đa dạng về cảnh quan. Trong đó, đặc biệt có ý nghĩa là khu vực núi đá vôi kéo dài từ Trại Sơn, Doãn Lại đến khu vực Minh Tân, Minh Đức với diện tích 953 ha.Vùng núi đá sa thạch kéo dài từ An Sơn qua Kỳ Sơn tới Ngũ Lão giáp với Phà Rừng chiếm diện tích gần 1700ha.Ngoài ra còn có vùng đồng bằng màu mỡ Hợp Thành, Lâm Động, Cao Nhân, Lập Lễ.Đồng bằng thích hợp trông các loại cây ăn quả, cây lương thực,…

2.1.3 Khí hậu

Với những khác biệt về địa hình, về vị trí địa lý cũng như lịch sử hình thành khí hậu của huyện Thủy Nguyên có tính chất riêng và chung so với các vùng khác ở Hải Phòng cũng như các vùng khác ở khu vực.Nhìn chung khí hậu huyện Thủy Nguyên mang tính nhiệt đới. khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt:mùa mưa và mùa khô. Mùa đông thường lạnh có thể xuống tới 5ºc và mùa hè thường nóng có khi nhiệt độ cao tới 38-39ºc.Nhiệt độ trung bình vào khoảng 23ºc-24ºc. Tổng lượng nhiệt đạt khoảng 8500ºc.Lượng mưa trung bình vào khoảng 1500mm-1700mm.Độ ẩm trung bình từ 82%- 85%.

2.1.4 Thủy văn

Thủy Nguyên như một hòn đảo nhỏ được bao quanh bởi hệ thống sông. Phía bắc và phía đông là sông Đá Bạc và sông Bạch Đằng.Phía tây là sông Kinh Thầy và Sông Hàn Mấu. Phía nam là sông Cấm. Hồ sông Giá với lượng nước dự trữ khoảng 3 triệu km³ kéo dài từ đông sang tây.Các dòng sông chính chảy qua huyện Thủy Nguyên đều là phần hạ lưu cuối cùng của hệ thống sông Thái Bình gồm những nhánh sông nhỏ như: sông Bạch Đằng(30 km), sông Kinh Thầy (27km), sông Hàn(8km), sông Ruột Lợn (5km), và sông Giá.

2.1.5 Điều kiện lịch sử- xã hội- kinh tế ( Khóa luận thực trạng khai thác tài nguyên phát triển văn hóa du lịch )

2.1.5.1. Lịch Sử

Thế kỷ thứ X là thế kỷ bản lề của lịch sử dân tộc được đánh dấu bằng 4 sự kiện lịch sử trọng đại: Năm 905, họ Khúc được sự ủng hộ của dân chúng đã nổi dậy lật đổ chính quyền đô hộ của nhà Đường, xây dựng chính quyền tự chủ, làm cơ sở trực tiếp dẫn đến nền độc lập hoàn toàn. Cuối năm 938 ở cửa sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã làm nên trận chung kết lịch sử toàn thắng của dân tộc Việt Nam ta trong cuộc đọ sức nghìn năm với kẻ thù phương Bắc.

Khi thực dân Pháp xâm lược Bắc Kỳ, trên đất Thuỷ Nguyên có căn cứ Trại Sơn, cù lao Hai Sông của nghĩa quân Đốc Tít.v.v Những năm đầu thế kỷ XX, nhất là từ

khi có Đảng cộng sản lãnh đạo, trên đất Thuỷ Nguyên có nhiều cơ sở cách mạng, trở thành chiếc cầu nối hai trung tâm cách mạng ở hai khu công nghiệp Hải Phòng- Hòn Gai. Năm 1940, Chi bộ Đảng cộng sản thành lập ở Dưỡng Động (Minh Tân).

Ngày 16-8-1945, quần chúng cách mạng chiếm Trịnh Xá – Phủ lị Thuỷ Nguyên giành chính quyền. Thuỷ Nguyên nằm trong tứ giác nước: Sông Bạch Đằng và Đá Bạch ở phía Bắc, sông Cấm ở phía Nam, sông Kinh Thầy, sông Hàn Mấu ở phía Tây và phía Đông có một phần giáp biển.

Với vị trí và địa thế quan trọng, huyện Thủy Nguyên – cửa ngõ phía bắc của Hải Phòng, đã ghi dấu những chiến công hiển hách, chôn vùi ý đồ xâm lăng của nhiều đạo quân xâm lược. Nơi đây là căn cứ cách mạng của liên tỉnh Hải Phòng – Kiến An, Quảng Yên trong kháng chiến chống thực dân Pháp mà cao điểm là cuộc nổi dậy “tổng phá tề, trừ gian” ngày 25-10-1948; Thủy Nguyên từng là tấm áo giáp bảo vệ thành phố Cảng, phá tan âm mưu của đế quốc Mỹ phong tỏa đường ra biển trên các cửa sông Bạch Ðằng, Nam Triệu, Cửa Cấm, mở thông tuyến đường biển giao lưu với bạn bè quốc tế và chi viện cho chiến trường miền nam.Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mặc dù bị đánh phá ác liệt, quân dân Thuỷ Nguyên đã hạ 63 máy bay và đóng góp nhiều sức người, sức của cùng quân dân cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Ngày 25-10 ấy đã đi vào lịch sử đấu tranh cách mạng và trở thành ngày truyền thống “Thủy Nguyên quật khởi”.

Huyện Thuỷ Nguyên ngày nay, tên cũ là huyện Thủy Đường. Tên gọi Thuỷ Nguyên có từ năm 1886 vì kiêng tên húy vua Đồng Khánh (Ứng Đường), nhưng vùng đất này đã hình thành từ rất sớm, vào loại cổ nhất Hải Phòng. ( Khóa luận thực trạng khai thác tài nguyên phát triển văn hóa du lịch )

2.1.5.2 Xã hội

Về mặt xã hội, Thủy Nguyên là vùng đất được hình thành lâu đời với nhiều di chỉ khảo cổ đã được phát hiện như: di chỉ Tràng kênh (Minh Đức), Việt Khê (Phù Ninh). Nơi đây còn bảo lưu một kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc; sự đa dạng về tôn giáo, tín ngưỡng với hàng trăm lễ hội văn hóa dân gian đã tạo nên tính thống nhất trong đa dạng văn hóa của mảnh đất này. Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn còn lưu giữ được trên 150 di tích văn hóa, lịch sử, cách mạng (trong đó 61di tích được xếp hạng cấp Quốc gia và Thành phố). Tiêu biểu là cụm di tích tưởng niệm Trạng Nguyên Lê Ích Mộc (xã Quảng Thanh), đình Kiền (xã Kiền Bái), đền Trần Quốc Bảo (thị trấn Minh Đức)… Bên cạnh được biết đến bởi các di sản văn hóa phi vật thể độc đáo như: Hát Đúm (xã Phục Lễ, Phả Lễ, Lập Lễ )…

2.1.5.3 Kinh tế

Trong những năm qua, Ðảng bộ và nhân dân huyện Thủy Nguyên luôn gìn giữ, phát huy truyền thống năm xưa, đoàn kết một lòng vượt qua khó khăn thử thách trong công cuộc xây dựng địa phương phát triển toàn diện và vững chắc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện đạt 16,8%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực: tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng từ 56,9% (năm 2003) lên 67,5% (năm 2007); nông nghiệp giảm từ 43,1% xuống còn 23,8%. Sản xuất nông, lâm, thủy sản nhiều bước tiến mới. Năng suất lúa bình quân toàn huyện đạt 102 tạ/ha, nhiều cánh đồng đạt giá trị sản xuất hơn 50 triệu đồng/ha, sản lượng lương thực đạt từ 76 – 78 nghìn tấn. Sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản trên 20 nghìn tấn với phương tiện tham gia đánh bắt gần 1.454 chiếc tàu cá.

Lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ của Thủy Nguyên đã có bước phát triển rõ rệt và mạnh mẽ. Ðang hình thành và phát triển theo quy hoạch các cụm công nghiệp: Nam cầu Kiền, Ðông Sơn – Hòa Bình – Kênh Giang; Gia Minh – Gia Ðức, Tràng Kênh – Bến Rừng và một phần khu kinh tế trọng điểm Ðình Vũ – Cát Hải… Nhiều dự án trọng điểm về sản xuất công nghiệp đã được đưa vào khai thác sử dụng như Nhà máy xi-măng Hải Phòng, dây chuyền 2 Nhà máy xi-măng Chinfon và việc đầu tư nâng cao năng lực đóng mới các tàu biển lớn cho xuất khẩu ở các Tổng công ty Nam Triệu, Phà Rừng… Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng 1 và 2 đang được đẩy nhanh tiến độ đưa vào hoạt động, sẽ góp phần cung ứng sản lượng điện lớn. Tổ hợp khu nghỉ dưỡng Sông Giá với tổng vốn đầu tư 580 triệu USD, lớn nhất từ trước tới nay trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ ở Hải Phòng, vừa được khởi công xây dựng trên diện tích 637 ha ở Thủy Nguyên đã và đang chứng tỏ tiềm năng, lợi thế và sức hấp các nhà đầu tư của mảnh đất nơi đây

Hàng hoá tết trong các siêu thị mini, trung tâm thương mại, chợ “đường dài” trên địa bàn Thuỷ Nguyên phong phú, đa dạng không hề kém trong nội thành. Thậm chí có những loại mặt hàng còn “hoành tráng” hơn, như các gốc đào thế, chậu cảnh lâu niên, dáng khúc khuỷu, tán xoè rộng, những quái thạch, linh thạch khổng lồ… vốn chỉ hợp để trang trí cho các ngôi nhà vườn, các toà nhà gỗ lim được bày đặt theo thuyết phong thuỷ, hoài cổ… Bởi thế, Thuỷ Nguyên bỗng trở thành nơi xum vầy của nhiều loại sản vật, đồ gia bảo, hàng hoá của Kinh Môn, Thanh Hà (Hải Dương), Đông Triều, Yên Hưng, Uông Bí, Hạ Long, Móng Cái (Quảng Ninh), Cát Bà, An Dương (Hải Phòng)

2.2. Sông Giá_ địa văn hóa và lịch sử ( Khóa luận thực trạng khai thác tài nguyên phát triển văn hóa du lịch )

Đôi bờ Sông Giá núi đồi nhấp nhô tạo mạch cho dòng nước uốn lượn.Theo đó nếu nhìn từ trên cao sông Giá như một dải lụa trắng mềm mại nằm vắt ngang huyện Thủy Nguyên. Xuôi dòng sông Giá, bên tả là các xã Liên Khê, Lưu Kiếm, Minh Tân và thị trấn Minh Đức. Bên Hữu là các xã Lại Xuân, Kỳ Sơn, Chính Mỹ, Kênh Giang, Hòa Bình, Trung Hà, Tam Hưng, Ngũ Lão. Đây đều là những vùng quê giàu tiềm năng phát triển của huyện Thủy Nguyên.

Sông Giá là một chi lưu của hệ thống sông Bạch Đằng, xưa có tên gọi là Đô Lý Giang, bắt nguồn từ sông Đá Bạch tại khu vực xã Lại Xuân chạy qua các xã thuộc phía Đông Bắc của huyện, rồi đổ vào sông Bạch Đằng tại khu vực Đầm De thuộc thị trấn Minh Đức. Trong năm 1965, do nhu cầu nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, sông Giá được chặn dòng tạo thành hồ chứa nước ngọt lớn nhất của huyện với chiều dài trên 16km từ đập Minh Đức đến đập Phi Liệt, chiều rộng vào khoảng 300m, độ sâu từ 5-6m.

Trong lịch sử đấu tranh xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nhờ vào vị thế hiểm yếu của mình, sông Giá góp phần tạo nên những chiến thắng vẻ vang trong lịch sử chống ngoại xâm của quân và dân huyện Thủy Nguyên. Tiêu biểu là trận Trúc Động trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ III của quân và dân nhà Trần. Sử sách còn ghi: trước nguy cơ bị quân và dân Đại Việt diệt trừ, Thoát Hoan cho lui binh theo 2 đường. Đường bộ do Thoát Hoan cầm đầu lui theo đường Lạng Sơn.

Đường thủy do Ô mã Nhi cầm đầu phụ trách trốn theo đường sông Bạch Đằng.

Trước tình hình đó, Trần Hưng Đạo đã cho dàn thế trận tại khu vực ngã ba sông Chanh và sông Bạch Đằng. Sau đó ta cho chặn đánh địch tại khu vực sông Giá, buộc chúng phái sa lầy vào trận thế cọc do quân tan bày bố từ trước. Để tưởng nhớ những chiến công vẻ vang đó, những con người bên dòng sông Giá đã cho xây dựng nhiều lưu tích đên Thụ Khê, chùa Thiểm Khê, chùa Mai Động Đó là những tượng đài sừng sững biểu thị cho ý chí và lòng yêu nước của con người Thủy Nguyên nói chung và những người dân bên bờ sông Giá hiền hòa nới riêng. ( Khóa luận thực trạng khai thác tài nguyên phát triển văn hóa du lịch )

Một dòng sông màu mỡ cũng đã góp phần tạo nên những miền quê giàu truyền thống văn hóa, địa linh nhân kiệt. Trong lịch sử 845 năm các khoa thi của phong kiến Việt Nam với 118 khoa thi, những miền quê bên dòng sông Giá đã đóng góp 7/17 vị đại khoa của huyện Thủy Nguyên. Trong đó nhiều vị thành danh mà công lao của họ đã được nhiều người biết đến như: Nguyễn Thế Khoa (xã Kỳ Sơn); Dương Tông Hải (xã Ngũ Lão); Lưu Công Ngạn (xã Tam Hưng); Vũ Cảnh (xã Minh Tân)….

Hồ sông Giá khí hậu mát mẻ quanh năm.Mặt nước lúc nào cũng trong xanh một màu. Khi đứng ở sông Giá người ta không cảm nhận được cái nóng của mùa hè.Sông Giá được ví như Hạ Long trên cạn.

Từ lợi thế về một dòng sông lớn với hai bên làng mạc trù phú, trong quá khứ khu vực đôi bờ sông Giá đã trở thành một trong những trung tâm buôn bán sầm uất huyện Thủy Nguyên nói chung và của Hải Phòng nói riêng. Các nhà nghiên cứu đã khẳng định huyện Thủy Nguyên xưa (hay còn gọi là tổng Thủy Đường) nằm trên con đường giao thương giữa kẻ chợ Vân Đồn với các thương nhân vùng Đông Á và Đông Nam Á. Sử sách Trung Quốc có ghi: “Các tổng Yên Khoái, Vạn Ninh huyện Nghiêu Phong(Cát Hải), dòng thuyền đi lại thông với miền MỸ Giang(sông Giá) tỉnh Hải Dương) và Khâm Châu (tỉnh Quảng Đông Trung Quốc). Theo đó, một hệ thống chợ cận sông một thời buôn bán sầm uất trên bến dưới thuyền đã được hình thành từ rất sớm như: Chợ Giá (xã Kênh Giang), chợ xóm Bến, chợ xóm Lò (Minh Tân). Chính từ sự sầm uất nhộn nhịp của hệ thống chợ mà từ xưa nhân dân bản địa đã đúc kết thành câu phong dao: Nhất cao là núi U Bò Nhất đông chợ Giá, Nhất to sông rừng

2.3 Tài nguyên du lịch nhân văn ở lưu vực sông Giá ( Khóa luận thực trạng khai thác tài nguyên phát triển văn hóa du lịch )

2.3.1 Di chỉ khảo cổ học Tràng Kênh

Đây là di tích lịch sử nằm ở thôn Tràng Kênh, thị trấn Minh Đức, huyện Thuỷ Nguyên, thuộc khu di tích và danh thắng đã xếp hạng. Đây là một di chỉ xưởng chế tác đồ trang sức bằng đá lớn nhất Đông bắc Tổ quốc, phản ánh sự tiến bộ kĩ thuật của người Việt cổ ở giai đoạn chuyển tiếp từ hậu kì đá mới sang sơ kì thời đại đồng thau có niên đại cách ngày nay trên 3.400 năm.

Di chỉ Tràng Kênh có diện tích hàng vạn m2 được chia thành 2 khu vực: khu A và khu B. Khu A là thung lũng của 3 ngọn núi đá vôi: Hoàng Tôn, Ao Non, áng Rong, trong đó tầng văn hoá tập trung ở phía đông chân núi Hoàng Tôn. Khu B nằm ở phía Đông bắc chân núi Ao Non. Khu vực này có nhà ở của dân cư thôn Tràng Kênh và một con đường giao thông nằm dọc trên di chỉ.

Khai quật tầng văn hoá di chỉ Tràng Kênh, các nhà khảo cổ phát hiện một số lượng lớn hiện vật thuộc nhiều loại hình, chất liệu khác nhau, điển hình là đồ gốm, đồ đá và đồ đồng. Đồ gốm khai quật được ở Tràng Kênh mang đậm nét bản sắc con người Tràng Kênh thời tiền sử. Nét đặc trưng nhất của loại hình di vật này là gốm xốp.

Xương gốm pha nhiều cát và vỏ nhuyễn thể, có màu xám trắng, hồng, nhiệt độ nung thấp. Hoa văn trang trí trên gốm rất phong phú, kiểu văn vạch đậm, văn đai đắp nổi là nét riêng của gốm Tràng Kênh. Về loại hình, ngoài kiểu miệng loe phổ biến còn có loại miệng khum, miệng thành dầy, đặc biệt loại gốm miệng có mái độc đáo chỉ tìm thấy ở Tràng Kênh và Bãi Tự (Hà Bắc). Bên cạnh đồ gốm, các di vật bằng đá ở Tràng Kênh là bộ mặt đặc trưng nhất của di chỉ Tràng Kênh. Đây là công xưởng chế tác đồ trang sức bằng đá có quy mô rất lớn với kĩ thuật đạt đến đỉnh cao của văn minh thời tiền sử ở Hải Phòng nói riêng và Việt Nam nói chung.

Với những công cụ sản xuất như rìu tứ giác, đục không vai kích thước nhỏ, mũi khoan, mảnh lưỡi cưa và bàn mài, người cổ Tràng Kênh đã làm ra những sản phẩm trang sức làm đẹp thêm cho cuộc sống như vòng tay, vòng tai, nhẫn, hạt chuỗi…

Điều đặc biệt là đồ trang sức ở đây rất đẹp mắt và chau chuốt. Điều đó cho thấy nhu cầu thẩm mỹ, hưởng thụ cái hay, cái đẹp của con người đã được hình thành và phát triển rất sớm.

Đồ đồng được phát hiện không nhiều ở Tràng Kênh, chủ yếu phân bổ ở lớp trên cùng. Loại hình đồ đồng có rìu gót vuông, rìu cân, đục vũm, giáo, dao găm. Chủ nhân của những di vật này thuộc nền văn hoá Đông Sơn định cư ở đây sau chủ nhân Tràng Kênh thuộc nền văn hoá Phùng Nguyên.

Kể từ khi được phát hiện và nghiên cứu đến nay, di chỉ khảo cổ học Tràng Kênh luôn được các nhà khảo cổ học trong nước và quốc tế đánh giá là một di sản văn hoá có giá trị về nhiều mặt, một địa điểm tiêu biểu của loại hình di chỉ xưởng thuộc hậu kì đá mới, sơ kì thời đại đồng thau ở Việt Nam.Di chỉ khảo cổ học Tràng Kênh và khu mộ cổ Việt Khê cùng với hệ thống các địa điểm khảo cổ học văn hoá Phùng Nguyên, văn hoá Đông Sơn khác trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên là nguồn sử liệu hết sức quan trọng đối với việc nghiên cứu về thời đại Hùng Vương ở Việt Nam.

2.3.2 Đền thờ Trần Quốc Bảo ( Khóa luận thực trạng khai thác tài nguyên phát triển văn hóa du lịch )

Đền thờ Trần Quốc Bảo là công trình tưởng niệm về vị tướng của vương triều Trần (1225-1400) có công trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông của dân tộc ta ở thế kỷ XIII. Di tích nằm ở phía nam chân núi Hoàng Tôn, thôn Tràng Kênh, thị trấn Minh Đức, huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng

Căn cứ vào các nguồn tư liệu như bản ngọc phả, văn bia, sắc phong của đền và chính sử nước ta thì thấy Trần Quốc Bảo là con trai của một vị Hoàng tộc trong vương triều Trần, cháu gọi vua Trần Nhân Tông (1279-1293) bằng ông. Trong trận chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, Trần Quốc Bảo đã anh dũng hi sinh, góp phần quan trọng vào thắng lợi vĩ đại của quân và dân nhà Trần. Vì vậy sau khi ông mất, triều đình nhà Trần đã truyền cho nhân dân địa phương vùng Tràng Kênh (nơi ông đóng quân và hy sinh) lập miếu thờ và truy phong làm Thái Tử. Các triều đại phong kiến tiếp theo đều thừa nhận công lao của Trần Quốc Bảo và suy tôn là ‘Thượng đẳng phúc thần’, phong sắc ‘Thành hoàng làng Tràng Kênh’.

Kiến trúc đền thờ Trần Quốc Bảo tiêu biểu cho mô hình của một trung tâm sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng, gồm có hai phần. Phần trong còn gọi là hậu cung (hay nội điện), nơi thờ tự đức thánh Trần Quốc Bảo. Phần ngoài còn gọi là tiền đường (hay đại bái) có kiến trúc độc đáo gồm 2 tầng, 8 mái đao cong, đắp mô típ ‘rồng chầu, phượng mớm’, xung quanh bái đường không xây tường, làm cửa nhà mà để ngỏ 4 mặt, tạo ra sự thông thoáng, mát mẻ. Chính giữa là ‘Trung đình’, nơi đặt hương án, đồ thờ. Hai bên tả hữu của đại bái là nơi hội họp của các quan viên làng xã xưa kia. ( Khóa luận thực trạng khai thác tài nguyên phát triển văn hóa du lịch )

Đền Trần Quốc Bảo đã phải trải qua rất nhiều lần tu sửa do đổ nát, xuống cấp, vết tích vật chất thể hiện ở kiến trúc, đồ thờ…có niên đại sớm ở thời kỳ Trần Lê hầu như không còn. Lần tu sửa mới đây (1994) chỉ giữ lại được các cột vì xà trong hậu cung mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn (thế kỷ XIX). Nhưng nét độc đáo của quần thế kiến trúc chữ ‘nhị’ rất tiêu biểu thường thấy ở các di tích thuộc huyện Thuỷ Nguyên (như miếu Thuỷ Tú, đình Trung, đình Thượng ở Thuỷ Đường, đền Đông Môn ở Hoà Bình) Toà đại bái thường có một khoảng cách với toà hậu cung, không có toà ‘ống muỗng’, nhưng mô típ kiến trúc toà đại bái với kiểu 2 tầng, 8 mái thì chỉ thấy có ở đền Trần Quốc Bảo Tràng Kênh mà thôi.

Tràng Kênh đã đi vào lịch sử dân tộc như một địa bàn quan trọng của chiến thắng Bạch Đằng vĩ đại. Đền thờ Trần Quốc Bảo vị danh tướng của vương triều Trần đứng sừng sững trông ra cửa sông Bạch Đằng Nam Triệu như một tượng đài kỷ niệm, nhắc nhở chúng ta về những chiến công oanh liệt chống giặc ngoại xâm.

Có thể bạn quan tâm:

Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp

2.3.3 Cụm di tích lịch sử Liên Khê

Liên khê là một xã ở phía đông bắc huyện Thuỷ Nguyên ngày nay. Nơi đây là một danh thắng, một khu di tích lịch sử trong phòng tuyến Trúc Động Tràng Kênh – Bạch Đằng của quân đội nhà Trần hồi thế kỷ XIII. Cách Hải Phòng chưa đầy 30 km, giao thông thuận tiện, Liên Khê là một trong những nơi thu hút du khách tới thăm quan.

Nơi đây còn lưu truyền nhiều câu chuyện, huyền tích lịch sử đầy thú vị cách đây hơn 700 năm, kể từ khi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn lấy Trúc Động (tên cũ của Liên Khê) làm căn cứ để tiến ra cửa sông Bạch Đằng, sông Chanh tiêu diệt và bắt sống đạo thuỷ binh của đế quốc Nguyên Mông, viết lên một trang sử hào hùng của dân tộc.

Liên Khê xưa kia thuộc tổng Trúc Động, huyện Thuỷ Đường phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương. Liên Khê là vùng đất phù sa có lịch sử lâu đời, nằm trên mạch núi già của vòng cung Đông Triều. Con người đến sinh cơ lập nghiệp tại mảnh đất này từ rất sớm. Những hiện vật khảo cổ học tìm thấy dưới lòng đất Liên Khê gồm đồ gốm và đồ đá mách bảo về một nền văn minh cách đây trên 2000 năm. Thư tịch cổ cho thấy vào những năm tháng đầu công nguyên, nhân dân Liên Khê dưới sự lãnh đạo của ba anh em họ Trương, người trang Thiểm Khê đã kéo về Mê Linh (Vĩnh Phúc) theo Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Đông Hán.

Ba mặt của Liên Khê được bao bọc bởi sông Đá Bạc, sông Giá (tên cổ là Đô Lý), phía đông bắc có tám dãy núi đá cao nằm sát sông Đá Bạc, tạo thành tấm bình phong thiên nhiên kỳ vĩ. Mười quả núi đất liền nhau chạy dọc theo chiều dài của xã là chỗ dựa cho các ngôi nhà và vườn đồi bậc thang qui tụ thành những xóm thôn trù mật. ( Khóa luận thực trạng khai thác tài nguyên phát triển văn hóa du lịch )

Lịch sử đã đi qua mảnh đất này và để lại những nét son oanh liệt. Không những đẹp về cảnh, có lịch sử lâu đời, Liên Khê còn có vị trí chiến lược quan trọng. Các triều đại nhà Trần, nhà Mạc, nhà Nguyễn và thời thuộc Pháp đều nhận thấy điều đó và đặt đồn luỹ ở đây. Lịch sử kể rằng, trước nguy cơ bị quân dân Đại Việt tiêu diệt, Thoát Hoan viên tướng cầm đầu đạo quân viễn chinh Nguyên Mông phải tìm cách rút quân về nước. Quân Nguyên Mông chia làm hai đạo rút binh, cánh quận bộ do Thoát Hoan trực tiếp chỉ huy chạy theo đường Lạng Sơn, cánh quân thuỷ do Ô Mã Nhi cầm đầu tháo lui theo đường cửa sông Bạch Đằng. Do vị trí hiểm yếu nên Liên Khê được chọn là trận địa chốt giữ, đánh chặn không cho thuyền giặc lọt vào sông Giá. Tương truyền trận đánh này trực tiếp do Trần Quốc Tuấn chỉ huy. Ngày mồng 7 tháng 3 âm lịch (tức ngày 8-4-1288), đoàn chiến thuyền của Ô Mã Nhi sau nhiều ngày đánh nhau liên tục với phục binh ta trên nhiều tuyến đường, mệt mỏi rẽ vào sông Giá để ra sông Bạch Đằng liền bị quân ta chặn đánh kịch liệt, buộc phải quay thuyền tháo lui theo đường sông Đá Bạc.

Để ghi lại chiến thắng Trúc Động (tên cũ của Liên Khê) và nhớ ơn vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, người trực tiếp chỉ huy trận Trúc Động – Bạch Đằng, nhân dân địa phương đã xây một ngôi đền thờ ông trên nền đại bản doanh xưa. Đó là đền Thụ Khê (còn gọi là Từ Thụ). Cạnh đền thờ Trần Quốc Tuấn có ngọn núi Từ Thụ cao vút là nơi quốc công truyền lại cho dân làng thanh gươm báu và kế sách chống giặc.

* Đền Thụ Khê

Đền Thụ Khê trước đây là một công trình lớn, kiến trúc theo kiểu ‘Nội công, ngoại quốc’, gồm toà bái đường, cung chữ ‘đinh’ và hai dãy dải vũ. Thời gian và chiến tranh đã làm cho ngôi đền không còn nguyên vẹn như xưa, nhưng hiện tại đền Thụ Khê vẫn còn những hiện vật quí như: cỗ ngai và bài vị thờ đức thánh Trần Hưng Đạo trong tư thế thiết triều; ngai thờ, bài vị cùng duệ hiệu tướng quân Phạm Ngũ Lão (con rể đức thánh Trần Hưng Đạo) và một số hiện vật khác còn lại trong di tích mang niên đại nghệ thuật Nguyễn đầu thế kỷ XX. ( Khóa luận thực trạng khai thác tài nguyên phát triển văn hóa du lịch )

*Chùa Mai Động

Đến cụm di tích Liên Khê, người ta không thể bỏ qua ngôi chùa Mai Động – một công trình lưu niệm về chiến thắng Bạch Đằng (1288) chống để quốc Nguyên Mông của dân tộc. Tương truyền, chùa Mai Động được xây dựng trên mảnh đất đã từng là kho quân lương tiền phương của quân đội nhà Trần.

Chùa Mai Động tên chữ là Lễ Sơn Tự – một công trình kiến trúc có qui mô vừa phải và vẫn giữ được dáng dấp của nghệ thuật dân tộc cổ truyền. Chùa nằm trên sườn của dãy núi yên ngựa thấp. Khuôn viên chùa dốc theo độ thoải của sườn đồi khoảng 15 độ. Chùa quay hướng nam, trước chùa còn bảo lưu được 4 ngôi tháp mộ trong số hơn hai chục tháp sư của chùa.

Kiến trúc chùa có bố cục hình chữ ‘đinh’ quen thuộc gồm 3 gian tiền đường và 3 gian hậu cung. Trong chùa có nhiều di vật quí hiếm: Đó là hệ thống tượng tháp; toà tam bảo được bày trọn trong toà hậu cung trên hệ thống bệ thờ xây bằng gạch chắc khoẻ, cân đối. Chùa Mai Động còn lưu giữ một số bia đá, Thạch thiên đài, những thư tịch cổ văn của thế kỷ XVII, XVIII. Thạch thiên đài trụ dựng ở sân chùa là một cột đá hình chữ nhật vuông (cao 1,65m, rộng 22cm). Đỉnh cột tạo dáng búp sen tròn trên một đầu vuông thắt đáy (cạnh trên 38cm, cạnh dưới 30cm và chiều cao 16cm). Mặt trên đấu sen trang trí hình cánh sen đẹp, mỗi cạnh ba cánh. Trụ đá, hai đầu tạo đấu vuông. Đấu phía trên, mặt trước, mặt sau chạm nổi rồng và phượng đối nhau, hai bên mặt chạm cánh sen cách điệu. Đấu vuông chân cột mặt trước chạm nổi hình thú vờn chân, mặt sau chạm 3 con cá chụm đầu vào nhau tạo thành bông hoa ba cánh và hai mặt bên chạm bông sen mãn khai. Diềm cột trụ chạy hàng hoa dây cúc, rồng, phượng. Thân trụ khắc chìm chữ Hán trong ô tạo dáng cánh sen chữ ‘nhật’.

Với kiến trúc trên, có thể thấy chùa Mai Động là một thực thể không thể thiếu được của cụm di tích lịch sử văn hoá xã Liên Khê.

Cụm di tích Liên Khê (Trúc Động xưa) là niềm tự hào của huyện Thuỷ Nguyên, của thành phố Cảng Hải Phòng và đã được Bộ Văn hoá thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa.

*Chùa Thiểm Khê ( Khóa luận thực trạng khai thác tài nguyên phát triển văn hóa du lịch )

Thiểm Khê là một làng nằm ven sông Giá (tên cổ gọi là Đô Lý giang) huyện Thủy Nguyên, nơi đã từng xảy ra trận Trúc Động lẫy lừng, chặn đánh đoàn thuỷ quân của giặc Mông- Nguyên.Thiểm Khê còn có một ngôi chùa cổ được xem như đài tưởng niệm về chiến thắng Trúc Động. Đó là chùa Hoa Linh, còn gọi là chùa Thiểm Khê.

Chùa Hoa Linh dựng trên sườn cao của một thung lũng, lưng dựa vào núi thiểm, bên phải có núi Chùa Hang, bên trái là núi Mẫu Ba. Dưới con mắt phong thuỳ, chùa Hoa Linh toạ lạc trên khu đất mang thế ỷ ngai, hai bên có tay long tay hổ. Thật là chốn địa linh hiếm thấy. Phía trước chùa, các dãy núi mở ra để cửa Tam Bảo có điều kiện hướng về Tây Phương cực lạc của giáo chủ A-di-đà, xa xa là dòng sông Giá trong xanh, lững lờ và đôi bờ dạt dào sóng lúa. Vườn chùa xanh thẫm một màu của “rừng” vải xum xuê in nền hoa gấm trên dãy núi đồi phe-ra-lít đỏ au và đẹp đến đột ngột khi gặp “nắng quái chiều hôm”. Tương truyền, thung lũng chùa Thiểm này, ở thời điểm chuẩn bị cho trận “quyết chiến chiến lược” trên sông Bạch Đằng năm 1288, được Trần Quốc Tuấn chọn làm nơi đóng quân, luyện tập binh sĩ, yết bảng tuyển chọn nhân tài phục vụ chiến dịch.

Chùa Hoa Linh nguy nga, tráng lệ thuở nào đâu còn nữa, ngoài những cấp nền bạt núi hình bậc thang, gieo vào lòng người nỗi luyến tiếc khôn nguôi về một cổ tự nằm sâu trong miền “sơn cước”. Chùa đã từng là nơi nuôi dưỡng những câu hò giao duyên của bao thế hệ “trai thanh nữ tú” Thiểm Khê, trong các buổi hội chùa, những đêm trăng rằm. Hò giao duyên Thiểm Khê rất cần được sưu tầm, phổ biến và đó cũng là một trong những viên ngọc văn hoá quý giá của người Thuỷ Nguyên.

Về kiến trúc, chùa đã bị giặc phá hoại hồi kháng chiến chống Pháp, nên hầu hết những công trình hiện còn tuổi đời còn rất non trẻ. Những công trình kiến trúc, mặc dù còn vắng bóng những nét đẹp của nghệ thuật truyền thống này, nhưng nơi đây còn bảo lưu nhiều pho tượng quý, có giá trị nghệ thuật cao, được xếp vào loại tượng gỗ cổ nhất còn lại ở nước ta, đó là: bộ Tam Thế, bộ Di Đà Tam Tôn, Quan âm Chuẩn Đề… Niên đại của tượng được xếp vào nửa đầu thế kỷ 17, cùng phong cách và niên đại với pho tượng cùng loại ở chùa Thầy, do Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan cúng tiến. Pho tượng này đã góp phần san lấp khoảng trống cho nghệ thuật điêu khắc thế kỷ 17 ở Hải Phòng và của dân tộc.

Thông qua kỹ thuật tạo tượng, chúng ta có thể tin, tượng có niên đại cuối thế kỷ thứ 16, cùng thời với niên đại nhà Mạc xây dựng thành quách (Thành Dền) của mình ở Liên Khê – Trúc Động, Chùa Thiểm Khê, một di sản của nghệ thuật Mạc.

2.3.4 Chùa Mỹ Cụ ( Khóa luận thực trạng khai thác tài nguyên phát triển văn hóa du lịch )

Chùa Mỹ Cụ nằm trên địa bàn của xã CHính mỹ.Xã Chính Mỹ nơi có sông Giá chảy qua. Đây là ngôi chùa cổ có nhiều giá trị và được nhà nước quan tâm phục vụ cho sinh hoạt tâm linh của người dân trong vùng cũng như ở các nơi khác.

Chùa Mỹ Cụ tên chữ là Linh Sơn tự thuộc thôn Mỹ Cụ, Đây được coi là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất của huyện Thủy Nguyên, cũng như của thành phố Hải Phòng. Tương truyền song thân vua Lê Đại Hành đã đến chùa cầu tự sau đó sinh ra vua, tức là vào khoảng thế kỷ thứ X chùa đã được xây dựng.

Văn tự cổ nhất còn lại ở chùa là cây Thạch trụ dài niên hiệu Chính Hòa (1680 – 1705) đời vua Lê Hy Tông, ghi lại việc trùng tu, xây dựng chùa. Đến đời Lê Trung Hưng vào năm Vĩnh Thịnh thứ 13 Đinh Dậu ( 1717 ) vua Lê Dụ Tông, vị hòa thượng Thích Tế Cổn tư Tuệ huấn thiền sư trụ trì chùa đứng lên hưng công, phát tích công đức, tu tạo chùa vơi quy mô lớn. Chùa được xây dựng lại với 12 gian to rộng, nhà tổ, nhà tăng… Tạc được 19 pho tượng , các đồ tế khí được sơn son thiếp vàng. Hiện nay chùa còn giữ một bia đá ghi lại sự kiện này. Ban đầu chùa Mỹ Cụ theo Thiền phái Trúc lâm ( đời Trần) đến đời Lê Trung Hưng theo Thiền phái Tế trúc dòng tổ. Năm Minh Mạng thứ 9 ( 1838) ngài Vô cấu luật sư kiêm Thiền sư họ Phạm trụ trì chùa. Chùa lại được tu bổ, tôn tạo thêm nhiều tượng mới, đồ tế mới.

Năm Nhâm Ngọ ( 1942 ) chùa lại được tu sửa, nhưng lần này đã làm mất đi màu sắc cũ của chùa. Ngôi chùa hiện nay được làm mới vào năm 1979 trên nền đất cũ và cơ bản vãn còn dựa vào nét kiến trúc chính của lần trùng tu năm Nhâm Ngọ ( 1942 ). Chùa nằm tựa lưng vào một núi đất nhỏ chạy dài có tên là “ Núi con rồng ”. Địa điểm xây dựng chùa là một đầu của dãy núi đó có tên “đầu phượng”, dân gian có câu ca “ linh sơn núi phượng”. Chùa quay hướng nam trong một địa thế rất đẹp hai bên có “ Hổ phục Quy chầu ”, Tổng thể chùa được thiết kế theo ba tầng cao dần từ chân núi lên.

Hàng năm nhà chùa mở hội vào ngày mồng 6 tháng giêng âm lịch, đây là hội làng có truyền thống từ rất lâu đời trải qua nhiều thế hệ được duy trì liên tục kể cả trong điều kiện chiến tranh, thu hút đông đảo nhân dân trong vùng tham gia.

2.3.5 Hang vua ( Khóa luận thực trạng khai thác tài nguyên phát triển văn hóa du lịch )

Hang Vua nằm trên địa bàn của xã Minh Tân huyện THủy Nguyên thuộc lưu vực sông Giá .Là một di tích lịch sử có giá trị về lịch sử và du lịch. Bộ Lễ thời Hậu Lê đã thống kê, trong danh sách thờ bách thần có tới 1021 đình, đền; 944 làng xã thờ Hùng Vương, thân nhân và tướng lĩnh của các vua Hùng. Hang Vua là một động thiên tạo kỳ vĩ ở núi Vệ. Cửa hang quay hướng nam, thoáng mát về mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Trong lòng hang có nhiều ngách toả ra các hướng: nhánh thông lên đỉnh núi; nhánh xuyên sang hang Xộp (còn gọi là hang Thành uỷ); nhánh ăn sâu vào lòng đất… Núi Vệ là một trong những ngọn kỳ vĩ nhất của vùng đất thiêng Tràng Kênh – Dưỡng Động – Bạch Đằng.

Nơi đây có một truyền thuyết rất ý nghĩa lưu truyền rằng, vào thời Hùng Vương dựng nước, vùng Tràng Kênh – Dưỡng Động – Bạch Đằng là cửa ngõ của nước Văn Lang, quân Thục nhiều lần nhòm ngó muốn xâm chiếm. Khi đất nước thanh bình, có một bộ chủ của Duệ Vương là Phục Công, người Châu Ái (Thanh Hoá nay) đi chu du thiên hạ bằng thuyền, đến động Dãng, thấy đất đai tươi tốt, phong cảnh hữu tình, bèn ở lại vui thú non tiên.

Cũng tại hang Vua, cách đây 70 năm, ngày 4-2-1940, dưới sự chỉ đạo của Ban cán sự Đảng liên tỉnh uỷ B, Chi bộ Đảng Cộng sản Dưỡng Động được thành lập, gồm 3 đảng viên: Nguyễn Phú Thập, Hồ Xuân Vang, Nguyễn Phú Toán; đồng chí

Nguyễn Phú Thập được phân công làm Bí thư chi bộ. Linh tích hang Vua còn được Bộ Tư lệnh quân chủng Hải quân do tướng Tạ Xuân Thu, Nguyễn Bá Phát chọn làm nơi đặt sở chỉ huy trong suốt những năm tháng chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1965-1973). Thời gian này, hang Vua là địa điểm tổ chức đón Tổng bí thư Lê Duẩn về thăm cán bộ, chiến sĩ quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam cùng cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Minh Tân…

Cùng với việc khôi phục lễ hội hang Vua, bên cạnh việc nghiên cứu phục hồi nghi thức quốc lễ, rước kiệu thành hoàng về dự giỗ tổ, các trò chơi dân gian (cờ người, chọi gà…), thi làm bánh giầy, hát đúm, ca trù, chèo, các món ăn dân gian…, xã Minh Tân đang tích cực trình các cấp có thẩm quyền cho phép lập quy hoạch và lập dự án đầu tư tôn tạo khu di tích – danh thắng này thành điểm tham quan du lịch sinh thái nhân văn và du lịch về nguồn hấp dẫn của thành phố và đất nước.

2.3.6 Các lễ hội ( Khóa luận thực trạng khai thác tài nguyên phát triển văn hóa du lịch )

Khách du lịch đến với Thủy Nguyên không chỉ vì biết đến những di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh đẹp như đình Kiền Bái, đền Lê Ích Mộc, chùa Hoàng Pha, Hang Vua..Khách du lịch đến với Thủy Nguyên còn được đắm mình trong không khí lễ hội sôi động với nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật diễn ra trong các ngày lễ hội.

Một hoat động văn nghệ, lễ hội đáng chú ý và được khách du lịch đó là hoạt động chơi đu. Hằng năm vào dịp tết rất nhiều địa phương trên địa bàn huyện trên lưu vực sông Giá đã tổ chức vui xuân bằng cách trồng đu.Tiêu biểu như ở các xã: Lưu Kiếm, Thủy Đường, Hòa Bình,Liên Khê…

Nguồn gốc của đu xuân có từ bao giờ không có sử sách nào nhắc đến nhưng các vị cao niên cho biết thì hội đu xuân đã được hình thành ở Thủy Nguyên từ rất lâu đời. Đây là một trong những trò chơi không thể thiếu trong mỗi dịp tết đến, xuân về, cũng là trò chơi rất hấp dẫn với mọi lứa tuổi, chơi vui mà lại là điểm gặp gỡ giao lưu của rất nhiều đôi trai gái.

Trước ngày hội xuân khoảng ngày 28 đến 30 tháng Chạp âm lịch trên các bãi đất khô ráo ở các địa phương đều tiến hành trồng đu.Các cây tre to và dài được chọn để trồng đu.Một gốc đu được trồng bởi 4,5 cây tre to.Cần đu cũng là những cây tre dài nhưng thon nhỏ, thường là tre đực để lúc người đu nắm vào cho gọn và chắc tránh xảy ra trượt hay tuột tay lúc đu mạnh, nhanh.

Chơi đu cũng giống như một cuộc đua tài đòi hỏi ở bạn sự nhanh nhẹn , tháo vát, dẻo dai và cả sự dũng cảm .Khi một người lên cần đu có thể nhờ một người khác đẩy cho mình có đà.Sau đó là tùy người đu nhún tùy ý .Muốn đu được cao , đu đẹp , đu lâu phải có sức khỏe dồi dào và luyện tập công phu .Bắt đu cũng cần biết cách và có sức khỏe , nếu không đu văng sẽ bị ngã ,người nào mà bắt được đu thì không ai tranh nữa .Đó là quy định chung của hội ,khi đu lúc muốn xuống phải báo hiệu cho mọi người biết bằng cách khép tay đu lại vòng qua ngực .

Tùy theo sở thích của bạn có thể chọn đu một người, hoặc đu đôi nam nữ, một trai một gái.Nhưng đẹp nhất vẫn là đu đôi ,các đôi trai gái ưng ý lựa chọn nhau lên đu, người nhún người đẩy .Tài năng và lòng dũng cảm của các chàng trai cô gái được phô bày ở đây như dịp tự thể hiện bản thân .Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã miêu tả trò chơi đu rằng :

Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới Đôi hàng chân ngọc duỗi song song

Không khí ngày tết xung quanh gốc đu hết sức đông vui, người dân nơi đây thường có tục chơi đu, tết mà không có đu thì không phải là tết .Các thanh niên trai tráng trổ tài, các cụ già cũng góp vui vài kiểu nhún lão luyện và đẹp mắt , mọi người xung quanh quây quần bên dưới chiêm ngưỡng và reo hò khi có những đường đu đẹp mắt .Bên cạnh đó là những trò tập thể như đá bóng hay chơi cờ người .

Chơi đu xuân là một trò chơi thể thao dân tộc có từ lâu đời được tuổi trẻ rất thích , là dịp trai gái gặp gỡ nhau thi tài tìm hiểu và cũng là một nét văn hóa đậm sắc dân gian của người dân nơi đây .

2.3.7 Làng nghề truyền thống ( Khóa luận thực trạng khai thác tài nguyên phát triển văn hóa du lịch )

Một trong những tài sản quý báu của huyện là các làng nghề truyền thống .Căn cứ vào kết quả khảo sát trong toàn thành phố, Hải Phòng hiện có 12 làng nghề được công nhận đủ tiêu chuẩn để tập trung đầu tư phục vụ phát triển du lịch. Trong số đó huyện Thủy Nguyên đứng đầu thành phố kể cả về số lượng và đặc thù nghề.Các làng nghề của huyện đều có quy mô cấp toàn xã gồm: nghề đúc Mỹ Đồng, trồng cau Cao Nhân, mây tre đan Chính Mỹ, vận tải An Lư và khai thác đánh bắt thủy sản Lập Lễ, làng nghề đá mỹ nghệ Minh Tân.như vậy ở lưu vực sông Giá đã có 2 làng nghề trong tổng số các làng nghề của Thủy Nguyên..Mỗi một làng nghề đều chứa đựng những nét văn hóa riêng mang tính đa dạng, phong phú và đặc sắc.Trong xu thế hội nhập, du khảo văn hóa qua các làng nghề hiện nay cũng là một khuynh hướng được nhiều du khách quan tâm. Do vậy các làng nghề truyền thống đang là tiềm năng du lịch quan trọng có khả năng đóng góp những sản phẩm hữu ích trong việc phát triển du lịch ở Thủy Nguyên.

2.3.8 Công trình kiến trúc mới

Ngày 17/12/2010 Công ty Hyundai Amco đã chính thức khai trương khu tổ hợp resort Sông Giá giai đoạn 1 tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng.

Khu resort Sông Giá nằm ở nơi gặp gỡ của hai con sông hiền hòa: sông Móc và sông Giá. Nhiều hạng mục thiên nhiên được giữ nguyên, chỉ cải tạo cho sạch hơn, đẹp hơn. Giờ đây, lòng hồ được dọn quang, nước trong leo lẻo. Giữa hồ vẫn còn bụi lác để tạo cảnh quan. Nhà thiết kế khéo léo điểm xuyết trên mặt hồ một vài cây hoa súng lá xanh, hoa tím dịu dàng, e ấp. Nhiều rãnh nước vốn là các kênh, mương trước đây được giữ lại, điều chỉnh dòng lượn theo các hố gôn.Ven bờ hồ có cả các bụi chuối, đám lục bình, bèo tây…Các hồ nước được cải tạo với các đài phun nước dọc theo lòng hồ. Một bức tranh được tạo nên bởi hàng trăm loại cây cỏ nhiệt đới với các công trình kiến trúc sang trọng, hiện đại theo phong cách Địa Trung Hải.

Ở đây, mỗi hố gôn được đặt bằng những cái tên lãng mạn và hào hùng: hố số 9- dạ tiệc giữa sa mạc cát trắng; hố số 15- bản hợp xướng giữa rừng lau, nước và gió; hố số 10- nụ cười chiến thắng; hố số 8- cảm nhận bước đi của thời gian… Đây là nơi dành cho những người ham thích môn thể thao quý tộc đến từ khắp các châu lục trên thế giới.

Dự án tổ hợp khu resort Sông Giá gồm nhiều giai đoạn, do công ty xây dựng Huyndai Amco thuộc Tập đoàn Huyndai Motors của Hàn Quốc làm chủ đầu tư. Sau hơn ba năm xây dựng, vượt qua nhiều khó khăn, giai đoạn 1 gồm sân gôn 27 hố, khu tập và trường dạy chơi gôn, khách sạn tiêu chuẩn 5 sao với 60 phòng nghỉ hạng sang vừa hoàn thành.

Trong khách sạn có các nhà hàng, quầy bar, nhà câu lạc bộ, phòng hội nghỉ, bể bơi ngoài trời, sân tennis, phòng thể thao đa chức năng, spa…

Sông Giá resort được xây dựng như một khu nghỉ dưỡng nằm trong một đô thị tiêu chuẩn quốc tế, một công trình văn hoá xứng đáng với nền văn minh rực rõ của nhân loại với đầy đủ tiện ích: trường học quốc tế, bệnh viện, khách sạn, công viên, khu thương mại, biệt thự, sân golf. Với ý tưởng kết hợp giữa xu hướng truyền thống và hiện đại cùng hoà quyện với vẻ đẹp tự nhiên của dòng Sông Giá trong xanh hiền hoà. Không chỉ là nơi để nghỉ dưỡng thông thường, Sông Giá Resort Complex còn là nơi tổ chức hội nghị mang đẳng cấp quốc tế, nơi sẽ diễn ra các cuộc đối thoại của doanh nhân, tổ chức thương mại và các giải golf quốc tế.

Sông Giá resort có Theme Park là công viên giải trí quy mô lớn nơi bạn có thể vui chơi, tận hưởng những cảm giác chân thật và không gian văn hóa đa dạng thịnh hành trên thế giới và Wedding Park là công viên dành cho các dịch vụ đám cưới theo phong cách Việt Nam sẵn sàng mang đến cho những đôi vợ chồng trẻ một cảm nhận khác biệt.

Với sân golf 27 hố (18 hố chuẩn có thể tổ chức các cuộc thi đấu quốc tế và sân tập 9 hố) được kết hợp giữa thiết kế hiện đại và môi trường thiên nhiên tuyệt đẹp của Sông Giá, nơi đây sẽ mang lại cho bạn sự thoải mái, thư giãn và cảm nhận giá trị của cuộc sống. ( Khóa luận thực trạng khai thác tài nguyên phát triển văn hóa du lịch )

2.4 Thực trạng hoạt động du lịch trong thời gian qua

2.4.1 Hoạt động lễ hội các di tích đền, chùa, hang động…

Lưu vực sông Giá là nơi tập trung nhiều các di tích, hang động…và tương ứng cũng có nhiều lễ hội được tổ chức hàng năm nhưng chủ yếu tập trung vào tháng giêng, tháng hai âm lịch. Hoạt động du lịch diễn ra ở các di tích,hang động còn tương đối ít và kém. Lượng khách nội địa đến với các đình chùa, đền, miếu ..tập trung vào các ngày lễ hội nhất là các ngày đầu xuân. Khách quốc tế thì lượng khách tương đối thấp.Một số danh lam như sông Bạch Đằng, Hang Vua..hàng năm thu hút khoảng 5 đến 10 đoàn khách.

2.4.2 Hoạt động của các làng nghề

Một số công ty lữ hành khai thác một số tuyến du lịch văn hóa và khảo cứu nông thôn như công ty cổ phần du lịch và thương mại Hải Phòng, công ty OSC travel..Các công ty này thực hiện việc đón một số đoàn khách nước ngoài thuộc các tàu du lịch sang thăm Hải Phòng. Tại đây du khách được đi thăm một số làng nghề hoặc trực tiếp đến các gia đình tại địa phương để hiểu biết cách sinh hoạt hàng ngày của gia đình một số nông dân hay trực tiếp tham gia vào công việc tạo ra sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các làng nghề truyền thôn như mây tre đan Chính Mỹ, làng đá mỹ nghệ Minh Tân..Tuy nhiên hiệu quả khai thác chưa cao do còn tồn tại một số vấn đề như giao thông chưa thực sự thuận lợi, vấn đề vệ sinh môi trường, sản phẩm du lịch chưa phong phú, hơn nữa nhận thức của người dân tại điểm đến chưa cao.

2.4.3 Hoạt động của các công trình kiến trúc ( Khóa luận thực trạng khai thác tài nguyên phát triển văn hóa du lịch )

Công trình kiến trúc mới tiêu biểu và đáng chú ý nhất là tổ hợp khu resort sông Giá. Sau khi hoàn thành giai đoạn một đã được đưa vào hoạt động ngày 17/12/2010. khu resort khai trương vào những ngày cuối năm đã kịp đón mừng khách vào ngày lễ giáng sinh và năm mới 2011.Từ khi khai trương đến nay khu du lịch đã thu hút một lượng khách khá lớn đến tham quan, giải trí và mua sắm nhưng thành phần khách chủ yếu là khách nước ngoài: Hàn Quốc, Anh, Nhật…Đó là những đối tượng khách có khả năng chi trả cao.Lượng khách nội địa tương đối thấp.Công trình kiến trúc này đã và đang được khai thác khá hiệu quả.

2.4.4 Các hoạt động trên Sông Giá

Hàng năm vào các ngày hội cả đất nước, ngày lễ tết hay các dịp kỉ niệm của Hải Phòng và huyện Thủy Nguyên, phòng văn hóa thông tin huyện có phương án tổ chức các hoạt động lễ hội, trò chơi trên sông Giá như bơi lội, đua thuyền, bóng nước. Tuy vậy các trò chơi này diễn ra trên quy mô nhỏ, thu hút lượng người tham gia và cổ vũ rất ít, chỉ có một số dân xung quanh lưu vực như xã Lưu Kiếm, Minh Tân, Kênh

Giang…Do công tác tuyên truyền quảng bá còn kém và đạt hiệu quả thấp nên các hoạt động này chưa có sự thu hút và chưa tạo được sức lan tỏa ra toàn huyện cũng như thành phố.Hoạt động du lịch như du thuyền, câu cá dành cho khách hầu như là không có hoặc rất ít bởi cơ sở vật chất phục vụ du lịch không được chú ý và đầu tư đúng mức.

2.5 Đánh giá chung ( Khóa luận thực trạng khai thác tài nguyên phát triển văn hóa du lịch )

2.5.1 Những lợi ích từ du lịch mang lại

2.5.1.1 Phát triển kinh tế xã hội ở lưu vực sông Giá

Du lịch phát triển ở lưu vực Sông Giá sẽ tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương làm việc tại các khu du lịch. Khi điểm du lịch phát triển mạnh cũng chính là tạo cơ hội kinh doanh mới cho người dân. Chính vì vậy đời sống người dân được tăng lên dáng kể nhờ du lịch.

Ngành du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với các ngành kinh tế khác thế nên du lịch hỗ trợ một cách tích cực cho sự phát triển của kinh tế địa phương.

Phát triển du lịch giúp cải thiện chất lượng các sản phẩm dịch vụ, hạ tầng du lịch ở các địa phương như hệ thống giao thông vận tải, đường sá, điện nước, các nhà hàng, cửa hiệu và các nhà nghỉ trong khu vực. Để đáp ứng cho du lịch thì các hoạt động văn hóa ở địa phương như làng nghề thủ công, các loại hình biểu diễn nghệ thuật và âm nhạc được khuyến khích phát triển rộng rãi.Việc giữ gìn bản sắc văn hóa của người dân địa phương cũng được nâng cao nhờ lòng tự hào về bản sắc văn hóa bản địa.

Khu du lịch lưu vực sông Giá phát triển mạnh là điều kiện để người dân địa phương có nhiều cơ hội giải trí nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thông qua du lịch khách du lịch đến với lưu vực sông Giá cùng với sự giao lưu văn hóa giữa khách và người dân địa phương sự hiểu biết lẫn nhau sẽ tăng lên đẫn đến phá bỏ các hàng rào mới về ngôn ngữ, các hàng rào về xã hội, tôn giáo và chủng tộc giúp người dân địa phương tiếp xúc với những tư tưởng mới, những lối sống mới và nền văn hóa mới.

2.5.1.2 Môi trường xanh- sạch- đẹp

Du lịch đòi hỏi yêu cầu vệ sinh và các dịch vụ y tế phải được nâng cao.Đòi hỏi nhà đầu tư và chính quyền địa phương phải có chính sách và biện pháp trong các công tác như xử lý rác và nước thải. Như vậy dịch vụ môi trường sẽ được nâng cao, môi trường sẽ trong sạch hơn. ( Khóa luận thực trạng khai thác tài nguyên phát triển văn hóa du lịch )

Du lịch phát triển sẽ là động cơ phục hồi các công trình kiến trúc mang tính lịch sử, cải thiện diện mạo của khu du lịch, của địa phương trong lưu vực hợp với thị giác và có tính thẩm mỹ. Du lịch cải thiện môi trường sinh thái ở nhiều khía cạnh.

2.5.1.3 Hình ảnh Sông Giá được quảng bá thông qua du lịch

Sông Giá là con sông nhỏ trong rất nhiều con sông khác ở trong khu vực huyện Thủy Nguyên và Hải Phòng nói chung. Khi du lịch chưa phát triển sông Giá không được biết đến và ngược lai khi du lịch phát triển là cơ hội để quảng bá hình ảnh con sông với những giá trị về mặt lịch sử và những giá trị về mặt mỹ quan. Dòng sông

Giá êm đềm thơ mộng, nước sông Giá quanh năm trong xanh. Người dân địa phương nơi có con sông chảy qua sẽ thêm tự hào về quê hương của mình. Sông Giá được biết đến như một hình ảnh mới, một khu du lịch mới đẹp và hấp dẫn.

2.5.2 Những hạn chế cần khắc phục

  • Môi trường sinh thái

Sông Giá là do thiên tạo cho đến nay khi du lịch bắt đầu phát triển các tác động của con người còn ở quy mô nhỏ. Do sự tác động và cải tạo của con người rất ít nên con sông vẫn mang nét hoang sơ. Dọc hai bên bờ sông chạy dài là cỏ cây mọc với những bờ le, bờ dứa…

Người dân địa phương chưa ý thức được giá trị của con sông nên không có các biện pháp để bảo vệ. Hàng ngày con sông Giá vẫn phải hứng chịu biết bao nhiêu nguồn nước thải, rác thải đổ ra từ dân cư địa phương .

2.5.2.2 Quy hoạch phát triển lưu vực Sông Giá

Huyện Thủy Nguyên nói chung và lưu vực sông Giá nói riêng mặc dù đa dạng về tài nguyên nhưng trong những năm qua hoạt động du lịch chưa phát triển và nếu có phát triển thì cũng rất đơn lẻ, manh mún. Nguyên nhân là do thiếu sự đầu tư hợp tác khai thác một cách hợp lý, khoa học và hiệu quả.

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch trong lưu vực ít, thiếu đồng bộ, hoạt động tự phát, thiếu cả về số lượng và chất lượng. Các loại hình dịch vụ bổ trợ hầu như không có. ( Khóa luận thực trạng khai thác tài nguyên phát triển văn hóa du lịch )

Lưu vực sông Giá bao gồm rất nhiều các địa phương khác nhau. Hoạt động du lịch mang tính thời vụ cao chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên du lịch nhân văn đặc biệt là các di tích, lễ hội nên mùa du lịch ngắn chỉ tập trung vào tháng Giêng, tháng Hai âm lịch. Do từng địa phương khác nhau nên việc tổ chức và khai thác lễ hội khác nhau, còn nhiều bất cập. Phần lớn chưa khai thác được bản sắc riêng của văn hóa, chưa có sự đầu tư về hình thức tổ chức và cơ sở vật chất nên thiếu tính hấp dẫn với du khách.

Ở từng địa phương khác nhau có các chính sách phát triển và đầu tư khác nhau . Việc đầu tư cho công tác quảng bá, xúc tiến du lịch hay công tác bảo vệ môi trường còn mang tính tự phát ảnh hưởng không nhỏ đến thuần phong mỹ tục hay một số công tác khác. Khách du lịch cũng không biết đến lưu vực sông Giá thông qua các hoạt động truyền thông.

Các địa phương có các điểm du lịch gần như không có sự phối kết hợp với các đơn vị liên quan trong hình thành và xây dựng các tour, tuyến du lịch đặc biệt là sự phối kết hợp với các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài thành phố trong việc quảng bá đưa thông tin về sản phẩm du lịch cho khách là hầu như không có.Vì vậy sản phẩm du lịch của các địa phương lưu vực sông Giá vẫn đang ở giai đoạn hình thành, chậm hoặc không đưa vào khai thác được.

2.5.2.3 Phương cách tận dụng nguồn tài nguyên nước của Sông Giá

Sông Giá với chiều dài trên 16km kéo dài từ đập Minh Đức đến đập Phi Liệt, chiều rộng khoảng 300m và độ sâu từ 5-6m. Như vậy diện tích nước mặt là khá lớn.Tuy nhiên vẫn chưa tận dụng được tài nguyên nước mặt của sông Giá. Nếu có tận dụng được thì hiệu quả khai thác cũng tương đối thấp và kém chất lượng.

Tiểu kết chương 2 ( Khóa luận thực trạng khai thác tài nguyên phát triển văn hóa du lịch )

Thủy Nguyên nói chung và lưu vực sông Giá nói riêng có rất nhiều điều kiện để phát triển văn hóa du lịch. Bên cạnh các công trình kiến trúc mới được xây dựng đã và đang đưa vào khai thác sử dụng thì cũng có nhiều công trình đang được đầu tư xây dựng.

Tài nguyên du lịch sông Giá đa dạng và giàu tiềm năng phát triển. Nếu được đầu tư đúng mức và có các biện pháp chính sách phát triển đúng đắn phù hợp sẽ khai thác được những lợi thế của khu vực này phục vụ du lịch.

Mời bạn tham khảo thêm:

Khóa luận giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển văn hóa du lịch

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] → Khóa luận thực trạng khai thác tài nguyên phát triển văn hóa du lịch […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993