Khóa luận thực trạng mở rộng hoạt động tín dụng tại ngân hàng

Rate this post

 Hiện nay, các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, các công ty TNHH càng ngày càng đông đảo, phát triển và mở rộng trong nước, cho nên tác giả lựa chọn đề tài Khóa luận thực trạng mở rộng hoạt động tín dụng tại ngân hàng đồng thời nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này cũng tăng lên, mà nơi có thể đáp ứng vốn cho họ chính là các ngân hàng thương mại. Dưới đây là Một số giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài gòn Hà Nội – Chi nhánh Hải Phòng, mời các bạn đọc giả tham khảo nhé

Nội dung chính

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHTMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI

2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển

  • Tên tiếng Việt: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI
  • Tên viết tắt tiếng việt: NGÂN HÀNG SÀI GÒN – HÀ NỘI
  • Tên tiếng Anh: SAIGON – HA NOI COMMERCIAL JOINT STOCK BANK
  • Tên viết tắt tiếng anh: SHB
  • Hội sở chính: Số 77, Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Thành phố hà Nội.
  • Thời gian đi vào hoạt động ngày 12/12/1993.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 57030000085 do Sở Kế hoạch Đầu tư Tp. Cần Thơ cấp ngày 10/12/1993 và giấy phép số 0041/NN/GP do ngân hàng Nhà nước Việt Nam caaos ngày 13/11/1993.
  • Vốn điều lệ: Vốn điều lệ tính đến 01/10/2016 của Ngân Hàng Sài gòn – Hà Nội là 9.500.000.000.000 đồng

Sứ mệnh: Tạo ra những giải pháp tối ưu đem lại giá trị cao nhất cho khách hàng và nhà đầu tư, đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của cộng đồng và xã hội   thông qua việc xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên tâm huyết, am hiểu nhu cầu của khách hàng.

Tầm nhìn: Trở thành ngân hàng đa năng dẫn đầu về dịch vụ ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.

Giá trị cốt lõi:

  • Khách hàng là trọng tâm

Thấu hiểu và thân thiện. Thỏa mãn khách hàng là động lực tăng trưởng.

Cam kết mang lại giải pháp phù hợp nhu cầu.

  • Chuyên nghiệp: Thể chế minh bạch; Chuyên môn nghiệp vụ vững vàng; Văn hóa ứng xử chuẩn mực.
  • Tốc độ: Khát vọng tiên phong và dẫn đầu; Quy định đơn giản và nhanh chóng tác nghiệp chính xác và hiệu quả.
  • Sáng tạo: Chủ động nắm bắt cơ hội và đối phó nguy cơ; Sản phẩm, dịch vụ khác biệt; Liên tục cải tiến.

Mạng lưới kênh phân phối: Hiện nay, mạng lưới của SHB gồm 202 chi nhánh và phòng giao dịch tại hầu hết các tỉnh thành và các địa bàn kinh tế trọng điểm trên toàn quốc.

2.1.2 Sự hình thành và phát triển của Ngân Hàng TMCP Sài gòn Hà Nội – Chi nhánh Hải Phòng ( Khóa luận thực trạng mở rộng hoạt động tín dụng tại ngân hàng )

Ngày 15 tháng 12 năm 2008, NHTMCP Sài gòn – Hà Nội chính thức khai trương chi nhánh Hải Phòng (SHB Hải Phòng) tại Tòa nhà DG số 15 Trần Phú , quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. SHB Hải Phòng là chi nhánh cấp 1 trực thuộc Hội sở chính SHB và được thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn của khách hàng dưới mọi hình thức, cấp tín dụng theo các kỳ hạn ngắn, trung, dài hạn cho các nhóm đối tượng khách hàng, các dịch vụ ngân hàng điện tử, thanh toán thẻ, dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước, thu đổi ngoại tệ, dịch vụ chuyển tiền kiều hối, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ chi trả lương qua tài khoản cho các doanh nghiệp, các thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng khác.

Sau gần 10 năm xây dựng và trưởng thành, hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài gòn Hà Nội – Chi nhánh Hải Phòng đã tập trung sức mạnh tổng hợp, phát huy nội lực, vươn lên từ khó khăn không ngừng đổi mới và phát triển, khẳng định vị trí là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu, thể hiện thế đi lên vững chắc và khả năng to lớn góp phần thực hiện có kết quả chính sách tiền tệ – tín dụng Quốc gia, từng bước hạn chế và đẩy lùi lạm phát, thúc đẩy sự hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động và chức năng, nhiệm vụ các bộ phận

2.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh

  • Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận

_ Giám đốc:

Điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của đơn vị.

Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban.

Đề xuất, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hay nâng lương cho các cán bộ công nhân viên trong đơn vị, ngoại trừ kế toán trưởng và kiểm soát trưởng.

Thực hiện công việc khác theo ủy quyền của Chủ tịch HĐQT/ Tổng GĐ. ( Khóa luận thực trạng mở rộng hoạt động tín dụng tại ngân hàng )

_ Phòng kế toán – ngân quỹ:

Nhân viên kế toán: tổng hợp số liệu cuối ngày, gửi file phát sinh về hội sở; cân đối nội bảng – ngoại bảng hàng ngày. Hạch toán bù trừ, báo Có, báo Nợ tài khoản khách hàng, theo dõi thu chi nội bộ. Kiểm tra, đánh số hoàn tất các chứng từ phát sinh trong ngày. Cho và giải ký hiệu mật trong thanh toán điện tử liên

Lập và kiểm tra các bảng cân đối, các báo cáo hàng tháng, hàng năm gửi về hội sở và các cơ quan có liên quan (NHNN, Cục thuế, Cục thống kê, …). Tổng hợp, báo cáo số liệu hàng ngày cho GĐ. Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán các kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương.

Nhân viên ngân quỹ: Cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời Thu – Chi – Tồn quỹ tiền mặt vào Sổ Quỹ – báo cáo khi cần cho BGĐ, KTT. Thực hiện đúng quy định về trách nhiệm về quản lý quỹ tiền mặt.

_ Phòng hành chính nhân sự:

Chức năng văn thư: Nhận và lưu trữ công văn, fax đến. Photocopy và phân phối các văn bản, tài liệu GĐ, các phòng nghiệp vụ. Soạn thảo văn bản theo yêu cầu của GĐ.

Chức năng hành chính: Trực tổng đài điện thoại. Theo dõi, quản lý hồ sơ của nhân viên, cộng tác viên, tài sản của chi nhánh. Thực hiện chế độ BHXH, BHYT của nhân viên, chế độ thôi việc, nghỉ việc, công tác tuyển nhân viên. Lập danh sách chế độ tiền thưởng. Theo dõi hình thức chi tiền hành chính, quản lý cấp phát văn phòng phẩm, ấn phẩm. Lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng sửa chữa các thiết bị, máy móc, kiểm tra công tác bảo vệ trụ sở và vệ sinh cơ quan.

_ Phòng tín dụng- kinh doanh: ( Khóa luận thực trạng mở rộng hoạt động tín dụng tại ngân hàng )

Có chức năng kinh doanh chính của ngân hàng trong lĩnh vực tín dụng, tiếp cận nắm bắt các nhu cầu vay vốn và thông qua hoạt động tín dụng để phát triển các sản phẩm dịch vụ khác cũng như mở rộng hơn nữa quy mô tín dụng. Gồm đối tượng khách hàng:

+ Khách hàng doanh nghiệp

  • Thực hiện việc giải ngân vốn vay cho khách hàng vay là tổ chức trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt
  • Mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới.
  • Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội, ngoại tệ của khách hàng

+ Khách hàng cá nhân

  • Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch với khách hàng là cá nhân
  • Thực hiện việc giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt.
  • Mở tài khoản tiền gửi, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới. Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội, ngoại tệ của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới.
  • Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội, ngoại tệ của khách hàng.

_ Phòng giao dịch:

Có chức năng hạch toán báo sổ thực hiện một số giao dịch với khách hàng theo ủy quyền của chi nhánh.

Bộ phận giao dịch thực hiện việc giao dịch trực tiếp giữa khách hàng với ngân hàng như những giao dịch gửi, rút tiền, phát hành và tất toán sổ tiết kiệm… Các nhân viên giao dịch đồng thời thực hiện hạch toán các giao dịch của khách hàng với ngân hàng, đảm bảo các giao dịch của khách hàng được thực hiện nhanh chóng.

2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA SHB HẢI PHÒNG ( Khóa luận thực trạng mở rộng hoạt động tín dụng tại ngân hàng )

Khép lại năm 2017, khi thị trường tài chính ngân hàng thế giới gặp nhiều khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị thế giới bất ổn định. Hơn nữa, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt hơn với xu hướng mở cửa thị trường tài chính ngân hàng và việc các ngân hàng trong và ngoài nước đẩy nhanh tiến trình cải cách, tăng năng lực tài chính đầu tư công nghệ, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, sự tham gia của các tập đoàn kinh tế vào ngân hàng, sự mở rộng lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng, thành lập công ty chứng khoán, thành lập quỹ đầu tư…là những điểm then chốt ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng.

Trong ba năm trở lại đây thì tình hình hoạt động kinh doanh của SHB Hải Phòng gặp nhiều thuận lợi và đã đạt được kết quả sau:

Từ bảng số liệu ta có thể thấy rằng: nguồn thu chủ yếu của SHB Hải Phòng là từ thu nhập từ hoạt động cho vay, cấp tín dụng. Mặc dù sang năm 2017 thị trường tài chính có nhiều thay đổi về các quy chế, quy định trong quản lý kinh doanh tiền tệ tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nhằm giảm bớt áp lực nợ xấu cho nền kinh tế nhưng chi nhánh SHB Hải Phòng vẫn tạo ra các nguồn thu nhập đủ đảm bảo kinh doanh có lãi. Cụ thể năm 2015 thu lãi từ tín dụng đối với khách hàng DN chiếm 62,9% (đạt giá trị 49.062 triệu đồng), năm 2016 tỷ trọng thu nhập lãi này chiếm 61,4% (đạt mức 54.683 triệu đồng tăng so với năm trước là 10,2%), và năm 2017 thu lãi từ khách hàng DN tăng lên đạt tỷ trọng 65,8% trên tổng thu nhập của chi nhánh SHB Hải Phòng (với giá trị lãi là 59.984 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 9,7% so với năm 2016). Chất lượng tín dụng của Chi nhánh dần được nâng cao, quy mô tín dụng đối với khách hàng DN ngày càng mở rộng cả về chất và lượng.

Kết quả của việc tăng thu nhập trong đó là mức tăng trưởng của thu nhập lãi từ hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng DN đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận cho Chi nhánh SHB Hải Phòng. Năm 2015 lợi nhuận của Chi nhánh đạt mức 2.592 triệu đồng thì đến năm 2016 đã tăng lên đạt mức 2.780 triệu đồng với tốc độ tăng là 7,3%. Sang đến năm 2017 thì lợi nhuận có mức tăng trưởng đáng kể so với năm trước, đạt giá trị 5.103 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 83,6%. Đây được xem là bước tiến tích cực của Chi nhánh SHB Hải

Phòng, vì trong giai đoạn từ năm 2013, 2014 Chi nhánh liên tục báo lỗ do ảnh hưởng của suy giảm trong hoạt động tín dụng làm thu nhập của ngân hàng giảm, trong khi đó vẫn phải duy trì các khoản chi phí nên dẫn đến kết quả kinh doanh của Chi nhánh giảm sút mạnh và bị thua lỗ (lợi nhuận âm). Với sự điều chỉnh và quyết tâm phục hồi đà tăng trưởng tín dụng theo chính sách và định hướng của Hội sở chính nên Chi nhánh SHB Hải Phòng đã có những thay đổi tích cực trong việc quảng bá thương hiệu của ngân hàng, giới thiệu và mở rộng các sản phẩm tín dụng đối với các đối tượng khách hàng trong đó đặc biệt quan tâm đến khách hàng DN vừa và nhỏ. Chính vì vậy đã tạo ra sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh và kết quả là giúp Chi nhánh tăng trưởng cả về thu nhập và lợi nhuận.

2.2.1. Tình hình huy động vốn của SHB Hải Phòng ( Khóa luận thực trạng mở rộng hoạt động tín dụng tại ngân hàng )

Huy động vốn là nghiệp vụ không thể thiếu của các NHTM vì đó là nguồn vốn chính để ngân hàng có thể duy trì và phát triển kinh doanh. Với lượng vốn mà ngân hàng huy động được sẽ phần nào đáp ứng được các nhu cầu xã hội và là yếu tố để cạnh tranh lãi suất với các ngân hàng khác. Công tác huy động vốn của ngân hàng được đáng giá là có hiệu quả khi luôn đảm bảo cho mình một lượng vốn dồi dào đáp ứng nhu cầu của khách hàng đến vay, đáp ứng với nhu cầu phát triển của đất nước. Bên cạnh đó việc huy động vốn luôn dựa trên cơ sở xác định thị trường đầu ra, định hướng được hiệu quả của các dự án đầu tư cũng như mức độ ảnh hưởng của lãi suất.

Tuy điều kiện huy động vốn có nhiều yếu tố không thuận lợi như lạm phát ở mức cao đã gây cho người dân tâm lý không muốn gửi tiền vào ngân hàng; thị trường bất động sản, vàng, chứng khoán cạnh tranh trực tiếp trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và sự cạnh tranh quyết liệt từ phía các ngân hàng khác nhưng hoạt động huy động vốn của SHB Hải Phòng vẫn duy trì ổn định và có xu hướng tăng lên trong 3 năm. Với nguồn vốn huy động được giúp Chi nhánh SHB Hải Phòng đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu tăng trưởng tín dụng và mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Đánh giá tình hình huy động vốn tại chi nhánh:

Theo số liệu ở bảng 2, tình hình huy động vốn của chi nhánh liên tục tăng qua các năm, tổng nguồn vốn huy động của SHB Hải Phòng tính đến thời điểm 31/12/2017 đạt 1.215.746 triệu đồng, tăng 203.746 triệu đồng, tỷ lệ tăng 20,1% so với 31/12/2016; tăng 295.165 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 32,1% so với 31/12/2015. Nhìn chung, tổng nguồn vốn huy động năm sau luôn cao hơn năm trước. Để đạt được kết quả trên là do SHB Hải Phòng đã thực hiện áp dụng các hình thức huy động vốn với nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích đối với khách hàng gửi tiền như: huy động tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm khuyến mại đối với khách hàng có số dư tiền gửi lớn, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm linh hoạt… với nhiều hình thức trả lãi: quý, tháng, năm, trả lãi trước, trả lãi sau, trả linh hoạt, phù hợp với mặt bằng chung của các TCTD trên địa bàn. Bên cạnh đó cần phải kể đến sự đóng góp của đội ngũ giao dịch viên chuyên nghiệp với thương hiệu của ngân hàng TMCP Sài gòn – Hà Nội và các chương trình khuyến mại, kết hợp với tính năng động và sáng tạo trong hoạt động của các khối kinh doanh đã đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động trong những năm qua. Ngoài ra, việc ra đời khối Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ($ FDI) đã góp phần thúc đẩy huy động vốn từ các tổ chức kinh tế.

2.2.2 Tình hình sử dụng vốn của SHB hải Phòng ( Khóa luận thực trạng mở rộng hoạt động tín dụng tại ngân hàng )

Mặc dù giai đoạn qua là giai đoạn cực kì khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam cũng như nền kinh tế toàn cầu, hàng hóa vật tư của nhiều doanh nghiệp bị

ứ đọng không tiêu thụ được, đa số doanh nghiệp không dám mở rộng sản xuất kinh doanh. Thị trường tiêu dùng trong nước cũng có xu hướng giảm do ảnh hưởng từ giảm sút về việc làm và thắt chặt chi tiêu kinh tế ngày càng tăng cao, đã gây ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của chi nhánh SHB Hải Phòng. Cho nên cùng với hoạt động huy động vốn ngân hàng cũng không ngừng hoàn thiện và nâng cao hoạt động đầu tư vốn tín dụng cho mọi thành phần kinh tế ở mức cao nhất.

  • Nhìn chung dư nợ tín dụng của Chi nhánh trong đó có dư nợ đối với khách hàng DN đều có xu hướng tăng trưởng qua 3 năm. Mức dư nợ đối với khách hàng DN tại thời điểm 31/12/2017 của Chi nhánh là 849.268 triệu đồng, tăng 103.728 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 14% so với 31/12/2016. So với năm 2015 thì mức dư nợ của năm 2017 đã tăng 215 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng 45,9%.
  • Doanh số cho vay và doanh số thu nợ của Chi nhánh cũng có diễn biến cùng chiều với nhau, nghĩa và bên cạnh việc mở rộng cho vay Chi nhánh vẫn thực hiện khá tốt nhiệm vụ thu hồi các khoản cho vay mới và đôn đốc khách hàng thực hiện các nghĩa vụ hoàn trả nợ cũ. Đặc biệt năm 2017 doanh số thu hồi nợ tăng 16% so với năm 2016, góp phần làm giảm nợ quá hạn của Chi nhánh xuống còn mức 30.324 triệu đồng ứng với tỷ lệ 3,6% trên tổng dư nợ cho vay (trong đó nợ xấu chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ là 0,8%).
  • Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng có xu hướng giảm. Năm 2015 vòng quy vốn tín dụng đối với khách hàng DN là 1,54 vòng thì đến năm 2016 chỉ còn 1,31 vòng, giảm 0,23 vòng; năm 2017 tiếp tục giảm xuống còn 1,15 vòng. Sở dĩ có hiện tượng trên là do diễn biến bất lợi của nền kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng của SHB Hải Phòng. Nguy cơ phát sinh nợ quá hạn và nợ xấu tăng cao. Ban lãnh đạo chi nhánh đã chủ động giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng và giảm khẩu vị rủi ro trong hoạt động cho vay theo hướng thận trọng, rà soát chất lượng cả các khoản vay, tăng cường quản lý rủi ro tín dụng và quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng và kiểm soát chặt chẽ và phát triển bền vững hoạt động tín dụng của chi nhánh.
  • Tổng nợ quá hạn tính đến ngày 31/12/2017 là 30.324 triệu đồng, chiếm 3,6% trên tổng dư nợ cho vay trong đó nợ xấu là 0,8%. So với các năm trước là năm 2015 và 2016 thì tỷ lệ nợ quá hạn đặc biệt là nợ xấu đã giảm. Năm 2015 tỷ lệ nợ quá hạn là 5,6% trong đó nợ xấu là 3,4%; năm 2016 tỷ lệ nợ quá hạn tăng 8% so với cùng kỳ năm trước và chiếm tỷ lệ 4,7% trên tổng dư nợ cho vay trong đó nợ xấu giảm tỷ lệ còn 2,1%.Kết quả đó có được là do Chi nhánh đã tập trung thu hồi nợ và cơ cấu lại một số khoản nợ vay của các Doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn do tác động của các yếu tố khách quan từ nền kinh tế gây ra, như ảnh hưởng của mưa bão, nước ngập úng, … Các chính sách tín dụng của Chi nhánh là tiếp tục tăng tín dụng luôn được điều chỉnh kịp thời, phù hợp với diễn biến của thị trường và sự thay đổi của chính sách nhà nước.

Có thể bạn quan tâm:

Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp

2.2.3 Các hoạt động khác ( Khóa luận thực trạng mở rộng hoạt động tín dụng tại ngân hàng )

Sản phẩm thẻ: sản phẩm thẻ của Ngân Hàng TMCP Sài gòn Hà Nội – Chi nhánh Hải Phòng bao gồm: Thẻ ATM lucky, Thẻ noname, Thẻ sinh viên, Thẻ tín dụng nội địa ECC, Thẻ quốc tế.

Ngân hàng điện tử: SHB online, SHB mobile, SHB SMS.

_ Dịch vụ chuyển tiền:

+ Dịch vụ chuyển tiền trong nước: Chi nhánh luôn tuân thủ nguyên tắc đảm bảo hiệu quả, nhanh chóng và an toàn.

Đặc điểm:

  • Chuyển bằng VND hoặc ngoại tệ (đối với người nước ngoài theo quy định quản lý ngoại hối Việt Nam).
  • Không hạn chế mức chuyển tối thiểu hay tối đa.
  • Không tính phí chuyển trong cùng hệ thống cùng địa bàn. Tiện ích:
  • Giao dịch chuyển tiền nhanh chóng, thuận tiện đến người thân, bạn bè
  • Khách hàng có thể chuyển tiền trong hoặc ngoài hệ thống

+ Dịch vụ chuyển tiền nước ngoài: Quý khách có nhu cầu chuyển tiền ra nước ngoài để thanh toán phí dịch vụ, hội phí, học phí và các loại chi phí khác theo quy định về quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể sử dụng dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài của SHB

Đặc điểm:

  • Đối tượng Khách hàng: Tất cả Khách hàng Cá nhân có nhu cầu chuyển tiền ra nước ngoài.
  • Tuỳ vào từng mục đích chuyển tiền khác nhau, Khách hàng chuẩn bị các hồ sơ phù hợp theo quy định.

Tiện ích:

  • Chuyển tiền ra nước ngoài các mục đích mà pháp luật cho phép. ( Khóa luận thực trạng mở rộng hoạt động tín dụng tại ngân hàng)

+ Dịch vụ chuyển tiền kiều hối Western Union: Với mạng lưới điểm giao dịch rộng khắp cả nước, SHB  thực hiện Dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài

thông qua công ty kiều hối Western Union giúp khách hàng có thể chuyển tiền đến các nước trên thế giới chỉ trong vòng vài phút, mục đích chuyển phù hợp theo quy định quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Đặc điểm:

  • Người gửi tiền là khách hàng cá nhân có đủ hồ sơ về mục đích chuyển tiền/nguồn gốc số tiền hợp pháp.
  • Số tiền tối đa được phép chuyển phụ thuộc vào từng mục đích chuyển tiền khác nhau.
  • Khách hàng nộp USD mặt để chuyển ra nước ngoài, người nhận sẽ nhận tiền bản xứ hoặc

Tiện ích:

Khách hàng được tham gia các chương trình khuyến mãi hấp dẫn theo quy định của SHB trong từng thời điểm.

+ Dịch vụ nhận tiền kiều hối Western Union: Dịch vụ nhận kiều hối Western Union nhận chuyển tiền từ hơn 200 quốc gia trên thế giới về Việt Nam. Với mạng lưới điểm giao dịch rộng khắp cả nước, SHB kết hợp cùng công ty Western Union thực hiện nhận và chi trả các khoản kiều hối từ nước ngoài gửi về cho khách hàng trong nước với chất lượng dịch vụ tốt nhất và hoàn toàn không thu phí người nhận tiền.

Đối tượng:

  • Cá nhân người Việt
  • Cá nhân người nước ngoài (cư trú, không cư trú). Đặc điểm:
  • Chỉ trong vài phút, Khách hàng sẽ nhận được tiền tại bất kỳ điểm chi trả kiều hối Western Union của
  • Khách hàng không cần mở tài khoản tại
  • Khách hàng không phải chịu thuế thu nhập đối với khoản tiền kiều hối được nhận.
  • Khách hàng không phải khai báo nguồn gốc số tiền chuyển về

Tiện ích:

  • Khách hàng có thể nhận tiền VND hoặc ( Khóa luận thực trạng mở rộng hoạt động tín dụng tại ngân hàng)
  • Khách hàng không phải chịu bất kỳ loại phí nào khi nhận tiền.
  • Khách hàng được tham gia các chương trình khuyến mãi hấp dẫn theo quy định của SHB trong từng thời điểm.

_ Dịch vụ thu hộ

+ Dịch vụ thu hộ tiền điện Đặc điểm:

  • Đối tượng Khách hàng: Tất cả cá nhân có nhu cầu thanh toán tiền
  • Các kênh thanh toán:
  • Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt tại quầy giao dịch của
  • Thanh toán bằng chuyển khoản.
  • Thanh toán qua SHB Mobile, SHB Tiện ích:
    • Thủ tục đơn giản.
    • Thời gian giao dịch nhanh chóng giúp khách hàng tiết kiệm thời
    • Không hạn chế số tiền và số lần thanh toán dịch vụ.
    • Với mạng lưới giao dịch rộng khắp và thực hiện trên các kênh SHB Mobile, SHB Online khách hàng có thể thanh toán mọi nơi.
    • Khách hàng sẽ được gạch nợ và nhận hóa đơn GTGT ngay sau khi thanh toán (đối với giao dịch tại quầy).
    • Khách hàng không phải mất phí khi sử dụng dịch vụ.

+ Dịch vụ thu hộ học phí

_ Dịch vụ khác

+ Dịch vụ giữ hộ vàng.

+ Kinh doanh ngoại tệ:

  • Mua/ Bán giao ngay (SPOT) ngoại tệ
  • Mua bán kỳ hạn (FORWARD) ngoại tệ
  • Hoán đổi (SWAP) ngoại tệ
  • Quyền chọn (OPTION) ngoại tệ

+ Thanh toán xuất nhập khẩu: Theo hình thức thư tín dụng (L/C), nhờ thu (D/A, D/P) và chuyển tiền (TTR).

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH SHB HẢI PHÒNG ( Khóa luận thực trạng mở rộng hoạt động tín dụng tại ngân hàng )

2.3.1 Chính sách tín dụng của Ngân hàng SHB – Chi nhánh Hải Phòng

2.3.1.1 Các giới hạn tín dụng của Ngân hàng SHB Hải Phòng

  • Tổng dư nợ cho vay của TCTD đối với 1 khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của TCTD
  • Tổng dư nợ cho vay của TCTD đối với 1 nhóm khách hàng có liên quan không vượt quá 50% vốn tự có của TCTD
  • Trường hợp nhu cầu vốn của 1 khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của hệ thống Ngân hàng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì Ngân hàng cho vay hợp vốn theo quy định của Thống đốc Ngân hàng.

2.3.1.2 Đối tượng khách hàng

  • Các TCTD được thành lập và thực hiện nhiệm vụ cho vay theo quy định của Luật các
  • Khách hàng vay vốn tại Chi nhánh SHB Hải Phòng bao gồm:

+ Các pháp nhân là: Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty TNHH, công ty cổ phần, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại Điều 94 Bộ Luật dân sự.

+ Cá nhân

+ Hộ gia đình

+ Tổ hợp tác

+ Doanh nghiệp tư nhân

+ Công ty hợp danh

2.3.1.3 Thời hạn cho vay ( Khóa luận thực trạng mở rộng hoạt động tín dụng tại ngân hàng )

– Theo quy định, các Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về thời hạn cho vay theo kỳ hạn. Tại Ngân hàng SHB Chi nhánh Hải Phòng cũng tuân

thủ theo cách thức cho vay này, cụ thể cho vay theo 03 loại kỳ hạn: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn:

+ Cho vay ngắn hạn: tối đa đến 12 tháng được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng

+ Cho vay trung – dài hạn: thời hạn cho vay được xác định phù hợp với thời hạn huy động vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng, tính chất nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng.

(-) Thời hạn cho vay trung hạn: trên 12 tháng đến 60 tháng.

(-) Thời hạn cho vay dài hạn: trên 60 tháng trở lên nhưng không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập đối với pháp nhân và không quá 15 năm đối với cho vay các dự án đầu tư phục vụ đời sống.

2.3.1.4 Các phương thức cho vay của Chi nhánh SHB Hải Phòng

_ Cho vay ngắn hạn từng lần

_ Cho vay ngắn hạn theo hạn mức tín dụng

_ Cho vay theo dự án đầu tư

_ Cho vay hợp vốn

_ Cho vay trả góp

_ Cho vay lưu vụ

_ Cho vay theo hạn mức thấu chi

_ Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng

_ Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng

_ Cho vay đối với người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

2.3.2 Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng DN có quan hệ tín dụng với chi nhánh SHB Hải Phòng ( Khóa luận thực trạng mở rộng hoạt động tín dụng tại ngân hàng )

Để có thể đánh giá được hoạt động tín dụng tại chi nhánh SHB Hải Phòng trước hết cần tìm hiểu số lượng khách hàng xin vay tại chi nhánh. Đây là một tiêu chí xác định mức độ mở rộng tín dụng của ngân hàng.

Qua bảng trên ta thấy rằng, số lượng khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với chi nhánh SHB Hải Phòng có xu hướng tăng lên trong ba năm gần đây. Mặc dù tốc độ tăng là không lớn qua 3 năm. Năm 2015 Chi nhánh SHB Hải Phòng có quan hệ giao tín dụng với 124 doanh nghiệp, sang năm 2016 số lượng khách hàng DN đã tăng so với năm 2015 là 14 đơn vị. Năm 2017 số lượng khách hàng doanh nghiệp đạt 139 doanh nghiệp tăng thêm 9 đơn vị so với năm 2016, tốc độ tăng năm 2017 là chậm hơn so với năm 2016 nhưng cũng đã thể hiện sự nỗ lực của Chi nhánh SHB Hải Phòng trong việc mở rộng khách hàng doanh nghiệp.

  • Số lượng công ty TNHH và công ty cổ phần chiếm chủ yếu trong tổng số lượng khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh SHB Hải Phòng. Năm 2015 tỷ trọng công ty TNHH và cổ phần có số lượng đơn vị lần lượt là 66 và 42 chiếm lần lượt là 53% và 34% trong tổng số doanh nghiệp có quan hệ tín dụng. Và tiếp tục tăng thêm vào năm 2017 với lượng tăng thêm của công ty TNHH là 7 đơn vị và công ty cổ phần thêm 3 đơn vị. Tỷ trọng khách hàng là công ty TNHH và công ty cổ phần lần lượt là 53% và 32%.
  • Các loại hình khác có xu hướng tăng nhẹ. Năm 2015 số lượng khác là 12 đơn vị thì đến năm 2017 đã tăng lên đạt 16 đơn vị, chiếm tỷ trọng khoảng 12% tổng số khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng.
  • Còn lại các DN có VĐTNN tăng nhưng mức độ tăng chậm (tăng thêm 1 đơn vị qua 3 năm). DN nhà nước không tăng thêm về số lượng.

Điều này được lí giải do những nguyên nhân sau:

  • Điều kiện vay vốn đối với so với các DN chưa thực sự có sự phân biệt rõ ràng. Yêu cầu các DN đều phải có phương án dự phòng, phương án dự án đầu tư, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả và thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của NHNN và của
  • Bên cạnh đó là vấn đề nhận thức của cán bộ ngân hàng: đánh giá chưa đúng vị trí và vai trò của DN đặc biệt là DN có quy mô vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường. Cán bộ tín dụng vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong phân tích, đánh giá, thẩm định các dự án vay vốn lớn, đặc biệt liên quan đến máy móc thiết bị kĩ thuật
  • Hệ thống thông tin khách hàng chưa đạt yêu cầu: các thông tin từ trung tâm TTTD của NHNN không đầy đủ, thiếu chính xác. Thông tin trong nội bộ của hệ thống SHB hiện chưa đáp ứng kịp với yêu cầu quản lý tín dụng và phân tích thẩm định khách hàng một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời.

Như vậy, tốc độ tăng số lượng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại chi nhánh SHB Hải Phòng là chưa tương xứng với tốc độ phát triển của các DN trong địa bàn thành phố hiện nay và tiềm lực tài chính của chi nhánh SHB Hải Phòng. Để có thể nâng cao thị phần và chiếm lĩnh thị trường thì việc chú trọng tới việc nâng cao thị phần cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp là hết sức cấp bách và cần thiết.

2.3.3 Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay ( Khóa luận thực trạng mở rộng hoạt động tín dụng tại ngân hàng )

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì quy mô kinh doanh của ngân hàng cũng được mở rộng. Kéo theo đó là sự tăng trưởng doanh số cho vay tại chi nhánh SHB Hải Phòng.

Bảng 5 dưới đây cho biết doanh số cho vay đối với khách hàng DN theo các tiêu chí phân loại của Chi nhánh SHB Hải Phòng.

Từ bảng 5 có thể thấy rằng: Doanh số cho vay của Chi nhánh có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2016 doanh số cho vay đạt 867.598 triệu đồng, tăng 72.978 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 9% so với năm 2015. Năm 2017 doanh số cho vay tăng thêm 51.091 triệu đồng, đạt mức 918.689 triệu đồng. Tốc độ gia tăng của doanh số cho vay năm 2017 có chậm lại chỉ còn ở mức tăng trưởng 6% so với năm 2016.Tuy nhiên qua biểu đồ 2 ta nhận thấy tỷ trọng cho vay theo kỳ ngắn hạn chiếm chủ yếu trong tổng doanh số cho vay và có xu hướng tăng qua 3 năm.

Năm 2015 là một năm có đầy biến động đối với nền kinh tế, hầu hết các DN đều gặp khó khăn trong vấn đề nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra…do vậy tỷ trọng DN được vay vốn tăng chậm. Tuy nhiên sang đến năm 2016, 2017 là giai đoạn phục hồi của nền kinh tế, số lượng khách hàng DN có quan hệ tín dụng với ngân hàng gia tăng trong đó chủ yếu là công ty TNHH và công ty cổ phần. Bên cạnh đó Chi nhánh SHB Hải Phòng vừa được chọn tham gia giai đoạn 3 của dự án tài trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEFP), bởi vậy tỷ trọng được vay vốn trong giai đoạn này cũng tăng lên đáng kể thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh số cho vay của Chi nhánh.

Biểu đồ 3 phản ánh doanh số cho vay theo lĩnh vực kinh tế. Chi nhánh SHB Hải Phòng chủ yếu vẫn cho vay đối với lĩnh vực xây dựng và thương mại dịch vụ. Đây là hai lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng qua 3 năm. Doanh số cho vay thương mại dịch vụ năm 2016 là 315.224 triệu đồng tăng 77.100 triệu đồng tương ứng vởi tỷ lệ tăng 32% so với năm 2015. Năm 2017 doanh số cho vay tiếp tục tăng trưởng 17% với giá trị tăng thêm 54.254 triệu đồng đạt mức 369.478 triệu đồng. Doanh số cho vay xây lắp năm 2016 là 246.745 triệu đồng giảm bớt 8.397 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 3% so với năm 2015. Sang đến năm 2017 do nhu cầu vốn tăng lên cho các công trình xây dựng đã thúc đẩy doanh số cho vay tăng 17% ứng với giá trị tăng 30.802 triệu đồng.

Ngoài ra cho vay đối với lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp và cho vay công nghiệp khá ổn định, không có sự tăng trưởng đột biến nào.Đối với các lĩnh vực cho vay khác Chi nhánh đã giảm dần doanh số cho vay từ 182.926 triệu đồng vào năm 2015, giảm xuống còn 146.998 triệu đồng vào năm 2017 với tỷ lệ giảm lần lượt điều chỉnh qua hai năm 2016 là 3% và 2017 là 17%. Sự điều chỉnh này nhằm hướng vào các đối tượng khách hàng DN nằm trong chính sách tín dụng và đường lối mở rộng tín dụng của SHB nói chung và Chi nhánh SHB Hải Phòng nói riêng. Điều đó góp phần giúp ngân hàng quản lý tín dụng tốt hơn, giảm bớt nợ quá hạn và xử lý các khoản nợ xấu một cách có hiệu quả nhằm phục hồi hoạt động của Chi nhánh cũng như tạo ra sự an toàn trong kinh doanh tín dụng.Biểu đồ 4 phản ánh doanh số cho vay phân tích theo loại hình doanh nghiệp. Trong 3 năm doanh số cho vay của Chi nhánh tập trung chủ yếu vào hai loại 2 hình doanh nghiệp là công ty cổ phần và công ty TNHH. Năm 2015 tỷ trọng doanh số cho vay đối với hai loại hình DN này lần lượt là 36,5% (ứng với giá trị 289.887 triệu đồng) và 48,7% (ứng với giá trị 387.113 triệu đồng). Đến năm 2017 xu hướng cho vay tăng mạnh ở nhóm công ty TNHH với tỷ trọng doanh số cho vay hơn 52,8% trong tổng doanh số (ứng với giá trị 485.117 triệu đồng), cho vay đối với công ty cổ phần chiếm 34,2% (ứng với giá trị 314.115 triệu đồng). ( Khóa luận thực trạng mở rộng hoạt động tín dụng tại ngân hàng )

Đối với doanh nghiệp NN doanh số cho vay có sự tăng trưởng: năm 2015 doanh số cho vay đạt 7.113 triệu đồng thì đến năm 2017 doanh số cho vay đã tăng gần gấp đôi đạt giá trị 15.224 triệu đồng. Xu hướng gia tăng là do DNNN đã có sự cải thiện đáng kể về tình hình tài chính và các điều kiện vay vốn. Điều đó giúp DN dễ dàng tiếp cận với vốn tín dụng ngân hàng hơn.

Năm 2017 Chi nhánh mở rộng thêm được quan hệ tín dụng với một DN có VĐT nước ngoài, điều này giúp cho doanh số cho vay năm 2017 tăng 7.000 triệu đồng so với năm 2016 đạt doanh số 16.224 triệu đồng với mức tăng trưởng 76% so với năm 2016. Đây là cơ hội mở ra để Chi nhánh có thể tiếp mở rộng tín dụng cho loại hình DN này.

Bên cạnh đó, Chi nhánh đã điều chỉnh cơ cấu cho vay, doanh số cho vay đối với nhóm khách hàng còn lại theo xu hướng giảm dần. Năm 2015 doanh số cho vay đối với nhóm này là 104.296 triệu đồng chiếm tỷ trọng hơn 13% đến năm 2017 chỉ còn chiếm 9,6% (ứng với giá trị 88.009 triệu đồng) trong tổng doanh số cho vay đối với khách hàng DN.Doanh số cho vay theo loại tiền tệ (biểu đồ 5) của Chi nhánh SHB Hải Phòng vẫn tập trung chủ yếu vào cho vay bằng đồng VND, trong 3 năm đều chiếm trên 90% dư nợ cho vay. Việc cho vay bằng ngoại tệ chỉ áp dụng cho một số công ty, doanh nghiệp có nhu cầu nhằm đáp ứng cho thanh toán hàng nhập khẩu. Tuy nhiên tỷ trọng cho vay bằng ngoại tệ năm 2017 khá nhỏ khoảng 6,8% (ứng với giá trị 62.475 triệu đồng) trong tổng doanh số cho vay.

2.3.4 Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng

Hiện nay phần lớn các DN trong đặc biệt là DN vừa và nhỏ đều gặp khó khăn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, hiện đại hóa công nghệ và tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Chi nhánh SHB Hải Phòng đã giúp các DN này tiếp cận nguồn vốn với chi phí hợp lý.Trong ba năm trở lại đây, dư nợ cho vay đối tượng này liên tục tăng tại chi nhánh SHB Hải Phòng.

Từ bảng 6 cho thấy dư nợ cho vay đối với khách hàng DN có xu hướng tăng dần qua 3 năm. Năm 2016 dư nợ cho vay đạt 745.540 triệu đồng tăng

163.487 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 28% so với năm 2016. Tiếp tục đà tăng trưởng đó, năm 2017 dư nợ cho vay tăng thêm 103.728 triệu đồng với tỷ lệ tăng 14% so với năm 2016 đạt giá trị 849.268 triệu đồng.

  • Dư nợ cho vay ngắn hạn và trung, dài hạn đều gia tăng về giá trị trong đó mức tăng chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn. Đây là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên nhằm bổ sung nguồn lực tài chính cho các DN trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đồng thời vốn ngắn hạn có vòng quay nhanh hơn giúp ngân hàng nhanh chóng thu hồi nợ và thúc đẩy tăng trưởng doanh ( Khóa luận thực trạng mở rộng hoạt động tín dụng tại ngân hàng )
  • Trong dư nợ cho vay theo loại hình doanh nghiệp thì dư nợ tập trung vào hai nhóm là công ty cổ phần và công ty TNHH. Trong đó xu hướng cho vay đối với công ty TNHH tăng khá nhanh: năm 2015 dư nợ ở mức 785 triệu đồng thì năm 2016 đạt giá trị 324.336 triệu đồng (tăng 109.551 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng 51%); đến năm 2017 dư nợ đã đạt mức 387.116 triệu đồng (tăng thêm 19% so với năm 2016). Điều này có được là do trong năm 2016 chi nhánh mở rộng quan hệ tín dụng thêm 6 đơn vị, năm 2017 tăng thêm 1 đơn vị nữa. Đồng thời các công ty TNHH có nhu cầu vốn lưu động khá lớn và linh hoạt nhằm đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Dự nợ của nhóm công ty cổ phần tăng từ mức 241.135 triệu đồng năm 2015 lên 284.177 triệu đồng vào năm 2016 (mức tăng 43.042 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng trường 18%); năm 2016 dư nợ tiếp tục tăng thêm 40.937 triệu đồng đạt mức 325.114 triệu đồng (tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng 14%). Mức tăng dư nợ này cũng phản ánh nhu cầu vốn lớn của nhóm công ty cổ phần.

Các nhóm đối tượng khác cũng tăng về giá trị dư nợ cho vay: DN nhà nước tăng gần 20 tỷ đồng; DN có VĐT nước ngoài tăng hơn 8 tỷ đồng và loại hình khác tăng gần 63 tỷ đồng qua 3 năm từ 2015 đến 2017.

  • Trong các phương thức cho vay thì Chi nhánh tập trung chủ yếu vào cho vay theo hạn mức tín dụng nhằm bổ sung vốn lưu động trong kỳ kinh doanh của các DN. Năm 2015 dư nợ cho vay theo hạn mức tín dụng là 264.715 triệu đồng, năm 2016 tăng thêm 81.056 triệu đồng đạt giá trị 345.771 triệu đồng với tỷ lệ tăng trưởng 31% so với năm 2015. Năm 2017 dư nợ cho vay tăng thêm 9.443 triệu đồng đạt mức 214 triệu đồng, tăng thêm 3% so với năm 2016.

Ngoài ra phương thức cho vay từng lần cũng giúp thỏa mãn nhu cầu tài trợ vốn cho các tổ chức kinh tế, đặc biệt là những khoản vay có tính chất thời vụ. năm 2016 dư nợ cho vay từng lần đạt mức 210.113 triệu đồng, tăng 94.749 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 82% so với năm 2015. Năm 2017 mức dư nợ cho vay từng lần tiếp tục tăng thêm 55.001 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng 26% so với năm 2016 đạt giá trị 265.114 triệu đồng.

Dư nợ cho vay khác có sự điều chỉnh giảm nhẹ vào năm 2016 với mức giảm 15.393 triệu đồng, tỷ lệ giảm 9% so với năm 2015. Nhưng sang đến năm 2017 mức dư nợ cho vay này đã tăng trưởng trở lại với với mức tăng 29.490 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 19% và đạt mức dư nợ cao hơn năm 2015 là 183.926 triệu đồng.

2.3.5 Cơ cấu dư nợ đối với khách hàng DN ( Khóa luận thực trạng mở rộng hoạt động tín dụng tại ngân hàng )

  • Xét theo thời hạn cho vay:

Ta thấy, dư nợ cho vay ngắn hạn của Chi nhánh SHB Hải Phòng luôn cao hơn dư nợ cho vay trung, dài hạn. Năm 2015 dư nợ cho vay ngắn hạn là 440.426 triệu đồng chiếm tỉ trọng 75,7% trong tổng dư nợ cho vay. Năm 2016 dư nợ cho vay ngắn hạn tiếp tục duy trì tỷ trọng 77,8% với mức tăng gần 140 tỷ đồng so với năm trước. Sang năm 2017 dư nợ cho vay ngắn hạn tăng lên về giá trị tuyệt đối đạt mức 625.146 triệu đồng, nhưng chỉ chiếm tỷ trọng còn 73,6% trong tổng dư nợ. Sở dĩ có hiện tượng này là do chi nhánh đã thực hiện tăng cho vay đáp ứng nhu cầu vốn lưu động ngắn hạn của các DN. Bên cạnh đó nhu cầu tài trợ vốn trung, dài hạn cho đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh và thực hiện dự án cũng tăng lên đáng kể qua 3 năm. Từ mức dư nợ cho vay trung, dài hạn năm 2015 đạt mức 141.627 triệu đồng (với tỷ trọng dư nợ là 24,3%) thì đến năm 2017 đã tăng lên đạt giá trị 224.122 triệu đồng (với tỷ trọng dư nợ đạt 26,4%). Xu hướng tăng trưởng cho vay trung, dài hạn sẽ còn tiếp tục trong giai đoạn tới khi nhu cầu vay vốn nhằm phục hồi sản xuất kinh doanh của một số công ty cổ phần tăng lên.

Xét theo lĩnh vực kinh tế

Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế cho ngành Thương mại – dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu dư nợ và có xu hướng tăng qua 3 năm (tỷ trọng dư nợ chiếm 25% trên tổng dư nợ cho vay vào năm 2015 sau đó tăng lên 39,7% năm 2016 và chiếm tỷ trọng 40,8% năm 2017). Ngành thương mại – dịch vụ là nhóm ngành phân phối và cung cấp các dịch vụ nên đòi hỏi vốn đầu tư ít, dễ thành lập và hoạt động nên số lượng DN hoạt động trong lĩnh vực này là tương đối cao. Chi nhánh ngân hàng SHB Hải Phòng cũng có xu hướng tăng đầu tư vào các DN có hoạt động thương mại dịch vụ.

Bên cạnh đó, do đặc thù của ngành xây dựng là có vòng quay vốn chậm, thời gian giải phóng mặt bằng lâu, dẫn tới khả năng thu hồi vốn và thời hạn trả nợ đúng hạn là thấp. Mặc dù dư nợ cho vay đối với lĩnh vực xây dựng chiếm khá cao (năm 2015 tỷ trọng cho vay là 36,8%; năm 2016 tỷ trọng này là 28,4%; năm 2017 là 31,2%) nhưng xét về xu thế thì Chi nhánh SHB Hải Phòng đang dần điều chỉnh giảm tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực xây dựng xuống nhằm hạn chế bớt các khoản cho vay có nguy cơ rủi ro.

Tình hình dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực khác cũng giảm về tỷ trọng từ dư nợ năm 2015 chiếm tỷ trọng 23% đã giảm xuống còn 15,6% vào năm 2017. Nguyên nhân là do Chi nhánh muốn có sự tập trung vốn vào những ngành nghề chủ chốt và các DN đang thu hút lực lượng lao động, có tốc độ tăng trưởng tốt hơn; đồng thời tránh dàn trải vốn tín dụng quá rộng. Điều này giúp Chi nhánh kiểm soát khả năng thu hồi nợ tốt hơn và giảm bớt nợ quá hạn, nợ xấu trong năm 2016 và 2017.

Xét theo loại hình doanh nghiệp

Tỷ trọng dư nợ cho vay của Chi nhánh chủ yếu tập trung vào loại hình công ty TNHH và công ty cổ phần (chiếm 45,6% và 38,3% trong tổng dư nợ cho vay). Nguyên nhân là do các công ty TNHH và công ty cổ phần sản xuất trong các lĩnh vực như: sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, lương thực, thực phẩm, kinh doanh xăng dầu, vận tải đang được Chi nhánh SHB Hải Phòng ưu tiên cho vay. ( Khóa luận thực trạng mở rộng hoạt động tín dụng tại ngân hàng )

Cho vay đối với các loại hình khác (hợp tác xã, DN tư nhân,..) có xu hướng giảm. Do Chi nhánh hạn chế loại hình khách hàng này và do chủ trương khuyến khách các khách hàng là DN tư nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh thực hiện đăng ký kinh doanh dưới dạng công ty TNHH hoặc công ty cổ phần để hưởng các chính sách cũng như ưu đãi nhất định của ngân hàng và chính phủ.

Đối với nhóm DN nhà nước và DN có VĐT nước ngoài có xu hướng tăng nhẹ. DNNN có tỷ trọng dư nợ tăng từ mức 2,1% vào năm 2015 lên 3,8% trên tổng dư nợ cho vay vào năm 2017. Còn DN có VĐT NN cũng có tỷ trọng cho vay trên tổng dư nợ dao động từ 2,6% đến 2,8% trong 3 năm. Mức tăng dư nợ này phản ánh hoạt động ổn định của các DN NN và có VĐT NN và nhu cầu vay của các đối tượng này không có sự điều chỉnh bất thường, đột biến.

Xét theo phương thức cho vay đối với khách hàng

Chi nhánh SHB Hải Phòng chủ yếu cung cấp phương thức cho vay từng lần và theo hạn mức, hạn chế cho vay theo dự án đầu tư và giảm cho vay khác. Cụ thể, tỷ trọng cho theo hạn mức tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ (41,8%), cho vay từng lần có xu hướng tăng lên qua các năm từ 19,8% năm 2015 đã lên 31,2% năm 2017. Chi nhánh có chính sách ưu tiên cho những khách hàng xin vay theo từng món vay, từng đối tượng vay cụ thể tại một số giai đoạn nhất định của chu kì sản xuất kinh doanh như: vay mua nguyên vật liệu, vay trả lương cho công nhân viên… Cho vay theo phương thức này Chi nhánh có thể quản lý dễ dàng hơn, hơn nữa phương thức vay này phù hợp với DN vừa và nhỏ. Chi nhánh cũng đã hạn chế cho vay theo dự án đầu tư, mà chỉ tập trung vào các khoản đã và đang giải ngân hoặc các khách hàng truyền thống, làm ăn có hiệu quả.

Dư nợ cho vay của Chi nhánh SHB Hải Phòng cũng chủ yếu tập trung vào hai phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng và cho vay từng lần. Tỷ trọng cho vay theo hạn mức tín dụng dao động từ 41,8% đến 46,4% trên tổng dư nợ của Chi nhánh trong 3 năm và có xu hướng tăng về giá trị tuyệt đối. Tỷ trọng cho vay theo từng lần có xu hướng tăng rõ rệt. Năm 2015 tỷ trọng cho vay từng lần chiếm 19,8% thì đến năm 2017 dư nợ cho vay từng lần tăng khá mạnh, chiếm 31,2% trên tổng dư nợ cho vay; đứng thứ hai sau dư nợ cho vay theo hạn mức tín dụng. Cho vay theo các hình thức khác có xu hướng giảm qua 3 năm; tỷ trọng của loại dư nợ theo hình thức khác dao động từ 29,2% năm 2015 xuống còn 21,7% vào năm 2017.

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VIỆC MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI – CHI NHÁNH HẢI PHÒNG ( Khóa luận thực trạng mở rộng hoạt động tín dụng tại ngân hàng )

2.4.1 Những thành công đạt được

Doanh số cho vay, dư nợ cho vay tăng trưởng đều qua các năm

Doanh số cho vay của Chi nhánh SHB Hải Phòng tăng trưởng đều đặn qua 3 năm với tỷ lệ tăng từ 6% – 9%. Dư nợ tín dụng cũng tăng qua 3 năm với mức tăng từ 14% đến 28%. Trong đó năm 2016 được đánh giá là năm tăng trưởng khá mạnh về cả doanh số cho vay, dư nợ cho và và mở rộng số lượng khách hàng doanh nghiệp. Năm 2017 Chi nhánh vẫn duy trì được mức tăng trưởng nhưng tỷ lệ không cao như năm 2016.

  • Chi nhánh chú trọng tăng doanh số và dư nợ cho vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động cho các DN thực hiện sản xuất kinh Cho vay trung, dài hạn giảm có xu hướng giảm với tỷ lệ giảm 15% – 18%.
  • Doanh số và dư nợ cho vay đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ tăng mạnh, chiếm tỷ trọng lớn trong mức giải ngân của Chi nhánh. Bên cạnh đó cho vay đối với DN xây lắp vẫn duy trì khá ổn định, năm 2016 có giảm nhẹ nhưng tăng trở lại vào năm 2017 do nhu cầu vốn cho các dự án vẫn còn đang dở dang cần hoàn thiện.
  • Chi nhánh ưu tiên cho vay đối với nhóm công ty TNHH và công ty cổ phần. Đây là loại hình DN chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế và của Chi nhánh. Trong đó số lượng khách hàng (tăng thêm 14 khách hàng DN) và doanh số, dư nợ cho vay đối với công ty TNHH tăng mạnh trong năm

Như vậy có thế thấy rằng chi nhánh SHB Hải Phòng đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc duy trì quan hệ với khách hàng vốn có của mình, cung ứng vốn kịp thời cho DN, trong đó chủ yếu là các DN thương mại dịch vụ, xây dựng. Và cũng có thể dễ dàng nhận thấy sự nỗ lực của chi nhánh trong việc tìm kiếm và mở rộng đối tượng khách hàng.

Về dịch vụ tư vấn đối với các Doanh nghiệp ( Khóa luận thực trạng mở rộng hoạt động tín dụng tại ngân hàng )

Xây dựng lòng tin, tạo ra mối quan hệ gắn bó giữa DN với NH trong quan hệ vay vốn và dịch vụ. Hầu hết các DN có quan hệ tín dụng với Ngân hàng đều gắn bó lâu dài trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh việc mở rộng thị phần tín dụng, góp phần làm tăng lợi nhuận của Chi nhánh ngân hàng thì sự gia tăng số lượng khách hàng DN đã giúp ngân hàng mở rộng và phát triển các dịch vụ hỗ trợ và phát triển các DN này. Trong đó có các dịch vụ tư vấn tài chính cho các DN, dịch vụ bảo lãnh, thanh toán trả lương qua tài khoản…cũng đã góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh cho DN, đồng thời góp phần thu hồi vốn đúng thời hạn cho ngân hàng. Không chỉ thể hiện qua các kết quả đạt được này, việc mở rộng thị phần tín dụng, còn giúp ngân hàng phân tán rủi ro nhờ đa dạng hóa hoạt động tín dụng.

Hoạt động cho vay với các sản phẩm tín dụng bán lẻ đa dạng đã góp phần duy trì thị phần tín dụng cho Chi nhánh SHB Hải Phòng. Đồng thời nhờ có sự phục vụ tận tình và giúp thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, ngân hàng giữ chân được khách hàng truyền thống và thu hút thêm được khách hàng tiềm năng, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của Chi nhánh. Đây là hướng đi rất quan trọng trong thực hiện mục tiêu chiến lược về phát triển dịch vụ của Ngân hàng SHB nói chung và Chi nhánh SHB Hải Phòng nói riêng.

Về nợ quá hạn và nợ xấu

Chi nhánh luôn đề ra chỉ tiêu hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu trong tất cả các hoạt động của mình. Có thể thấy rõ những thay đổi trong việc cố gắng giảm thiểu tối đa mức có thể nợ quá hạn của Ngân hàng trong thời gian vừa qua. Năm 2015, nợ quá hạn của Chi nhánh là 32.457 triệu đồng (ứng với tỷ lệ 5,6%), sang năm 2016 dư nợ quá hạn tăng lên đạt 35.114 triệu đồng (nhưng lại chiếm tỷ trọng 4,7% trên tổng dư nợ cho vay). Năm 2017, tỷ lệ nợ quá hạn còn 3,6% tương ứng với giá trị là 30.324 triệu đồng (trong đó tỷ lệ nợ xấu chỉ còn là 0,8% trên tổng dư nợ). Đây là thực trạng chung của rất nhiều ngân hàng trong cùng hệ thống không riêng gì chi nhánh SHB Hải Phòng. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng do hậu quả của việc tăng trưởng tín dụng dễ dãi trong giai đoạn trước đã tác động không nhỏ tới việc tăng nợ quá hạn của chi nhánh và do chất lượng quản lý tín dụng, thẩm định tín dụng của chi nhánh còn nhiều bất cập. Đồng thời Chi nhánh cũng cần phải cải tiến trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng.

Không những đáp ứng đầy đủ được nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN, mà Chi nhánh SHB Hải Phòng còn giúp các DN này đưa ra được kế hoạch tài chính hiệu quả, tiết kiệm được chi phí, sử dụng nhân lực một cách hợp lý, xây dựng cơ cấu vốn hợp lý, từ đó nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường, thông qua dịch vụ tư vấn mà ngân hàng cung cấp.

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân ( Khóa luận thực trạng mở rộng hoạt động tín dụng tại ngân hàng )

Bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động cho vay đối với khách hàng DN tại chi nhánh SHB Hải Phòng vẫn còn những hạn chế sau.

2.4.2.1 Hạn chế

  • nợ cho vay còn chưa tương xứng với tiềm năng

Tổng dư nợ của Chi nhánh có xu hướng tăng trưởng tương đối cao. Tuy nhiên Chi nhánh ngân hàng đã chưa thực sự chú trọng đến các sản phẩm tín dụng bán lẻ, yêu cầu vay vốn đối với khách hàng DN còn khá chặt chẽ, hầu hết DN muốn vay vốn đều phải có TSĐB hoặc phải có sự bảo lãnh của bên thứ ba, trong khi TSĐB là vấn đề mà hầu hết các khách hàng vay vốn đều gặp khó khăn. Với chủ trương chung của Hội sở SHB: “tăng trưởng tín dụng tài trợ thương mại và các dịch vụ cung cấp cho các DN có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu”, dư nợ cho vay của Chi nhánh đối với DN trong lĩnh vực thương mại dịch và và xây lắp vẫn chiếm tỉ trọng cao trong tổng dư nợ. Nhưng tiềm năng vay vốn và nhu cầu vốn của các đối tượng khách hàng này vẫn chưa được khai thác hết. Chi nhánh cần mở rộng thêm các sản phẩm tín dụng sao cho phù hợp và thỏa mãn nhu cầu vốn đa dạng cho đối tượng khách hàng này.

Trình độ năng lực của cán bộ tín dụng vẫn chưa đồng đều

Mặc dù trình độ cán bộ của chi nhánh đang được ngày càng cải thiện, với chất lượng cán bộ được nâng cao, số lượng cán bộ đạt trình độ thạc sỹ, cử nhân đang có xu hướng tăng dần. Tuy nhiên, số lượng cán bộ tín dụng trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn vẫn chiếm tỷ trọng cao nên có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng quản lý và tiếp cận với khách hàng DN, đặc biệt là những DN trong lĩnh vực xây lắp và công nghiệp.

Hơn nữa thông tin mà các khách hàng cung cấp thường không đầy đủ, trong khi thông tin từ tổ chức CIC, các trung tâm chuyên cung cấp thông tin thì hoạt động chưa chuyên nghiệp dẫn đến khả năng tiếp cận và xử lý thông tin của cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế dễ dẫn tới rủi ro cho chi nhánh.

Danh mục sản phẩm tín dụng đối với khách hàng DN còn ít chưa đa dạng, chưa phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng.

Với nhu cầu vay vốn đa dạng của DN cả vốn ngắn hạn và vốn dài hạn, trong khi các sản phẩm mà ngân hàng cung cấp cho DN lại rất hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của DN. Sản phẩm mà ngân hàng đưa ra để phục vụ các đối tượng khách hàng là DN vừa và nhỏ chỉ là những sản phẩm tín dụng đơn giản phổ biến, đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn là chính. Vì vậy Chi nhánh cần phải đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ để đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Thiếu thông tin về khách hàng vay vốn. ( Khóa luận thực trạng mở rộng hoạt động tín dụng tại ngân hàng )

Ngân hàng khi phân tích cho vay chủ yếu dựa vào những thông tin mà khách hàng cung cấp thông qua bộ hồ sơ. Những thông tin mà khách hàng cung cấp thường không chính xác, các nguồn thông tin khác lại không cập nhật như nguồn thông tin từ tổ chức CIC, các trung tâm chuyên cung cấp thông tin thì hoạt động chưa chuyên nghiệp, mà phải thu tập thêm thông tin từ các nguồn khác như đồng nghiệp, bạn hàng…

Thiếu sự đồng bộ giữa ngân hàng và các cơ quan hữu quan.

Sự phối hợp và ủng hộ của chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể với ngân hàng còn chưa đồng thuận, thiếu chặt chẽ. Nhiều nơi, chưa thực sự tạo điều kiện cho ngân hàng trong vấn đề cho vay và thu nợ.

Quy trình tín dụng còn rườm rà, gây mất thời gian cho khách hàng khi đến vay vốn tại ngân hàng, trong đó đáng lưu ý là thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo tiền vay. Ví dụ như: việc đăng ký giao dịch đảm bảo tiền vay bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là rất khó khăn, mất nhiều công đoạn. Điều này tạo ra tâm lý e ngại cho khách hàng và đôi khi họ còn gặp nhiều vướng mắc khi làm việc với cán bộ tín dụng.

2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

  • Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn

Một trong những trở ngại cho việc mở rộng cho vay đối với DN xuất phát từ chính bản thân các DN này. Các khó khăn và hạn chế mà DN gặp phải khi vay vốn ngân hàng đó là:

  • Tỷ trọng vốn chủ sở hữu của DN vừa và nhỏ trên tổng nguồn vốn hoạt động của DN thấp, DN hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn vay ngân hàng, nên hiệu quả kinh doanh thấp. Công nghệ sản xuất, kinh doanh của DN vừa và nhỏ lạc hậu, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường hạn chế, các báo cáo tài chính không được kiểm toán là những trở ngại đối với công tác thẩm định và quyết định cho vay của ngân hàng.
  • Mức độ tín nhiệm về tài chính và thương hiệu trong hoạt động của DN chưa cao khiến các ngân hàng ngần ngại trong việc cho các DN vay, nhất là các khoản vay dài hạn. Rất ít các DN xây dựng được các phương án/dự án khả thi để vay vốn. Lập luận về sự cần thiết của các dự án thường qua loa và thiếu tính khả thi, thiếu tính thuyết phục.
  • Do không chủ động được nguồn vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên đa số DN chưa lập được kế hoạch lưu chuyển tiền tệ trong năm gây khó khăn cho ngân hàng trong việc lập kế hoạch cho vay cũng như thu hồi nợ.
  • Lịch sử tín dụng của DN không có hoặc không rõ ràng, thiếu TSBĐ. Thủ tục về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay tài sản gắn liền với đất cho DN gặp nhiều khó khăn. Mà DN thường dùng TSBĐ cho khoản vay là tài sản cá nhân hoặc máy móc, thiết bị của chính DN. Tài sản cá nhân thường có giá trị thấp nên không vay được nhiều, tài sản là máy móc thiết bị nên phần lớn ngân hàng ngại vì khó kiểm soát. Ngoài ra khi DN làm ăn thua lỗ, việc xử lý tài sản lại gặp khó khăn, phức tạp, mất nhiều thời gian công sức mà không đem lại hiệu quả.
  • Sự thiếu hiểu biết của DN về quy chế cho vay của ngân hàng. Có những khi DNNVV đến vay vốn tại ngân hàng không hiểu rõ về quy chế cho vay của Ngân hàng, nên các yêu cầu mà ngân hàng đòi hỏi đã không đáp ứng được, do đó Chi nhánh không thể cho Mặt khác cũng có DNNVV có tâm lý sợ thủ tục rườm rà, phức tạp, việc giải quyết cho vay của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Điều này ảnh hưởng đến việc mở rộng cũng như nâng cao chất lượng tín dụng . ( Khóa luận thực trạng mở rộng hoạt động tín dụng tại ngân hàng )

Nguyên nhân từ Chi nhánh SHB Hải Phòng

Thứ nhất, Chính sách TSBĐ khắt khe, các thủ tục hành chính phức tạp. Do Ch nhánh SHB Hải Phòng quá coi trọng đến TSĐB vì thế Chi nhánh có thể bỏ qua các cơ hội kinh doanh có hiệu quả của DN.

Thứ hai, trình độ, năng lực của cán bộ tín dụng

Vai trò con người là vô cùng quan trọng trong bất kể lĩnh vực nào. Trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng lại đặc biệt quan trọng. Khi thẩm định khách hàng, ngân hàng có thể sử dụng các tiêu chí trong 5C hoặc CAMPARI trong đó có yếu tố thẩm định tính cách khách hàng là yếu tố phụ thuộc khá lớn vào chủ quan của con người. Do đó để đạt được hiệu qủa trong công việc đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có trình độ, năng lực, sự hiểu biết và những tố chất cần thiết của cán bộ tín dụng.

Thứ ba, Chưa làm tốt công tác tư vấn cho DN vừa và nhỏ

Các DN vừa và nhỏ thường có xuất phát điểm thấp, trình độ quản lý và am hiểu pháp luật kém nên thường gặp nhiều khó khăn khi lập thủ tục vay vốn ngân hàng. Nhưng đa số cán bộ ngân hàng chỉ cung cấp mẫu hồ sơ chứ không tư vấn cho DN lập kế hoạch/phương án kinh doanh một cách cụ thể, chi tiết. Vì vậy, đôi khi các DN chưa thể chuyển những ý tưởng kinh doanh của mình thành phương án kinh doanh có tính khả thi, giúp họ tiếp cận vốn vay ngân hàng.

Mời bạn tham khảo thêm:

Khóa luận giải pháp nâng cao công tác quản lý tín dụng ngân hàng

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] → Khóa luận thực trạng mở rộng hoạt động tín dụng tại ngân hàng […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993