Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Thực trạng pháp luật bảo hiểm xã hội người lao động hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tốt nghiệp tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: Khóa luận: Thực trạng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Bảo hiểm xã hội cho người lao động Việt Nam làm việc ở Nhật Bản dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
Nội dung chính
3.1. Thực trạng người lao động Việt Nam đi làm việc theo hợp đồng ở Nhật Bản
Từ đầu thế kỷ XXI, tình trạng người lao động từ nước này sang nước khác làm việc (đôi khi gọi là di trú lao động), đã thực sự nổi lên như là một trong những vấn đề toàn cầu. Số người lao động ngoài biên giới nước mình hiện cao hơn bất cứ thời kỳ nào trong lịch sử nhân loại, và ngày càng có thêm nhiều người trên thế giới đi ra nước ngoài làm việc. Theo thống kê của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), hiện có 215 triệu người đang làm việc ở nước ngoài, chiếm 3.3% tổng dân số của thế giới [19]. Còn theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trung bình cứ 25 người lao động trên thế giới thì có một người là lao động di trú. Số lượng người lao động di trú trên thế giới trong những thập kỷ gần đây tăng rất nhanh. Nếu như trong giai đoạn 1965-1990, mỗi năm trên thế giới có thêm khoảng 45 triệu người lao động ra nước ngoài làm việc, với tỷ lệ tăng 2,1%/năm, thì hiện tại mức tăng này là 2,9%.
Ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, việc ra nước ngoài tìm việc làm rất phổ biến.
Thực tế cho thấy, dòng người lao động di trú chủ yếu là từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển, tuy nhiên, cũng có một phần diễn ra giữa các nước đang phát triển (từ những nước nghèo hơn tới các nước giàu có hơn). Dù vậy, trong mọi trường hợp, đích đến của những người lao động di trú là các nước có nhiều cơ hội việc làm và cải thiện cuộc sống hơn so với nước mình. Khóa luận: Thực trạng pháp luật bảo hiểm xã hội người lao động.
Trong 30 năm phát triển vừa qua, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Cải cách kinh tế và chính trị thời kì Đổi mới bắt đầu từ năm 1986 đã thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, và đưa Việt Nam từ một trong các nước nghèo nhất thế giới trở thành nước có thu nhập trung bình thấp. Từ năm 1990, tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam thuộc loại nhanh nhất trên thế giới, trung bình 6,4% một năm vào những năm 2000. Kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng vào năm 2015 với tỷ lệ tăng trưởng GDP là 6,7%. Tăng trưởng cũng đi kèm với giảm nghèo và nhiều thành quả xã hội to lớn. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng từ khoảng 100 đô la Mỹ vào những năm 1980 tới khoảng 2.115 đô la Mỹ vào năm 2016.
Việt Nam chính thức bắt đầu phái cử lao động vào những năm 1980. Khi đó, trong khuôn khổ hợp tác nhiều mặt với các nước Đông Âu (Cộng hòa dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Bun-ga-ri) và Liên Xô, Việt Nam đã ký kết các hiệp định cấp chính phủ phái cử lao động sang làm việc tại các xí nghiệp công nghiệp của các nước nói trên. Mục đích hàng đầu của việc cử lao động đi làm việc ở nước ngoài lúc đó là bồi dưỡng tay nghề, chuẩn bị lực lượng công nhân kỹ thuật cho công nghiệp hóa sau này, đồng thời tăng thu nhập cho một bộ phận lao động. Trong thời gian khoảng mười năm (1980-1990), đã có 277.183 người lao động đi làm việc ở các nước nói trên, bao gồm 112.338 người đi Liên Xô, 72.786 người đi CHDC Đức, 37.659 người đi Tiệp Khắc, và 35.099 người đi Bun-ga-ri. Ngoài khu vực Liên Xô và Đông Âu, kể từ những năm 1983-1984, Việt Nam mở rộng phái cử lao động và chuyên gia sang một số nước Trung Đông và Châu Phi như I-rắc, An-giê-ri, Cônggô, Ang-gô-la… làm việc trong lĩnh vực xây dựng, chăm sóc y tế, giáo dục và nông nghiệp. Vào cuối năm 1990, tổng số lao động được được đưa đi làm việc tại các quốc gia này là 19.301 người, trong đó tại I-rắc có 14.000 người lao động/chuyên gia…[19]
Trong những năm gần đây, mỗi năm có trên 100.000 người đi làm việc ở nước ngoài. Tuy có mặt ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng thực tế lao động Việt Nam chủ yếu tập trung ở 04 thị trường chính là Ma-lay-xi-a, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Năm 2014, tại Ma-lay-xi-a có khoảng 20.000 người làm việc; tại Đài Loan có khoảng 139.000 người; tại Hàn Quốc có trên 54.000 người, tại Nhật Bản có khoảng 28.000 tu nghiệp sinh.
Có thể bạn quan tâm đến dịch vụ:
Bảng 3.1. Một số nước/vùng lãnh thổ tiếp nhận nhiều người lao động Việt Nam nhất năm 2012-2016
Việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong xu thế hội nhập, mở cửa, phù hợp với xu hướng di cư quốc tế hiện nay, góp phần phát triển quan hệ mọi mặt với các nước trên thế giới, trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Hoạt động này ngày càng mở rộng đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, tạo nhiều cơ hội lam việc với thu nhập khá hơn cho người lao động Việt Nam, góp phần nâng cao đời sống của một bộ phận dân cư, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội và xây dựng một đội ngũ lao động có trình độ tay nghề và tác phong công nghiệp.
Có 4 hình thức đưa người lao động Việt Nam đi lam việc ở nước ngoài: qua doanh nghiệp dịch vụ hoặc tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động Việt Nam đi lam việc ở nước ngoài; qua doanh nghiệp trung thầu, nhận thầu, đầu tư ra nước ngoài; qua doanh nghiệp đưa người lao động đi lam việc dưới hình thức thực tập sinh nâng cao tay nghề; va đi làm việc theo hợp đồng cá nhân. Trong đó, đa số lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua các công ty, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ và tổ chức sự nghiệp có chức năng va được cấp phép đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (sau đây được gọi chung là các doanh nghiệp phái cử). Khóa luận: Thực trạng pháp luật bảo hiểm xã hội người lao động.
Theo báo cáo của Cục Quản lá Lao động Ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), số lao động đi làm theo hợp đồng có thời hạn do các doanh nghiệp phái cử theo các địa bàn như sau: Malai-xi-a khoảng 88.000, Nhật Bản 18.000, Han Quốc 63.000, Trung Quốc (Đai Loan) khoảng 90.000, còn lại ở cac nước khu vực Châu Phi – Trung Đông, Châu Âu, Châu Úc. Ngoài ra còn có hang trăm thuyền viên làm việc trên các tàu nước ngoài ở các vùng biển khác nhau thuộc các nước như In-đo-ne-xi-a, Pa-nama, Me-hi-co, Bờ biển Nga, Cốt-xta-ri-ca…
Năm 2017 cả nước đưa được 134.751 lao động đi nước ngoài làm việc, vượt 28,3% so với kế hoạch năm và bằng 106,7% so với tổng số lao động đi xuất khẩu trong năm 2016. Đây là năm thứ tư liên tiếp số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt mức 100.000 lao động/năm.
Cũng theo đánh giá của Cục Quản lý lao động ngoài nước, năm 2017, một số thị trường xuất khẩu lao động chính vẫn tiếp tục có nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam cao như Đài Loan, Nhật Bản. Các thị trường khác vẫn có nhu cầu tiếp nhận ổn định, riêng thị trường Nhật Bản nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam ngày càng tăng, đa dạng về ngành nghề.
Thị trường Nhật Bản có sự tăng trưởng vượt bậc với 54.504 lao động (24.502 lao động nữ). Các thị trường khác như Đài Loan là 66.926 lao động; Hàn Quốc với 5.178 lao động; Ả rập Xê út là 3.626 lao động; Malaysia với 1.551 lao động; Algeria với 760 lao động… Cùng với Đài Loan, Nhật Bản cũng được đánh giá là một thị trường xuất khẩu lao động nhiều tiềm năng. Đặc biệt, đây là một trong các thị trường có điều kiện làm việc và thu nhập tốt, được nhiều lao động Việt Nam quan tâm và đăng ký tham gia.
Tính đến hết tháng 12/2017, số lượng thực tập sinh được phái cử sang Nhật Bản đạt 54.504 người, bằng 136,47% so với cùng kỳ năm 2016 theo báo cáo của Hội nghị tổng kết công tác năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018 và công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) ngày 18/01/2018, nâng tổng số thực tập sinh Việt Nam đang thực tập tại Nhật Bản lên hơn 100 nghìn người, vượt Trung Quốc và trở thành nước có số lượng thực tập sinh phái cử nhiều nhất trong số 15 nước phái cử thực tập sinh sang Nhật Bản. Trong đó, thị trường Nhật Bản có sự tăng trưởng vượt bậc với 54.504 lao động (trong đó, có 24.502 lao động nữ), tăng 36,47% so với năm 2016, nâng tổng số thực tập sinh Việt Nam đang thực tập tại Nhật Bản lên hơn 100 nghìn người (nhiều nhất trong 15 nước có thực tập sinh tại Nhật Bản). Qua đánh giá, trong năm 2017, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Một số thị trường xuất khẩu lao động chính tiếp tục có nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam cao như thị trường: Đài Loan, Nhật bản. Các thị trường khác vẫn có nhu cầu tiếp nhận ổn định, riêng thị trường Nhật
Bản nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam ngày càng tăng, đa dạng về ngành nghề.
Một số thị trường có nhu cầu tuyển dụng một số nhóm ngành nghề mới mà Việt Nam có khả năng đáp ứng tốt, có nhu cầu đưa đi như điều dưỡng, hộ lý và lao động trong một số lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, lao động có tay nghề, kỹ thuật cao, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động khi lựa chọn phương án đi làm việc ở nước ngoài. Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21 tháng 9 năm 1973. Đến nay, hai nước đã xây dựng và không ngừng phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác rất gắn bó và toàn diện. Quan hệ hai nước đã đạt đến một đỉnh cao mới, trở thành “đối tác chiến lược vì hoà bình và phồn vinh Châu Á”. Khóa luận: Thực trạng pháp luật bảo hiểm xã hội người lao động.
Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ ba toàn cầu. Nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài của Nhật Bản rất lớn, mỗi năm tiếp nhận hơn 100.000 thực tập sinh nước ngoài, trong đó có khoảng 6.000 thực tập sinh Việt Nam. Nhật Bản được đánh giá là thị trường tiềm năng rất lớn cho thực tập sinh Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam có gần 20.000 thực tập sinh đang làm việc tại Nhật Bản trong 63 nhóm ngành nghề khác nhau, là quốc gia có số lượng thực tập sinh lớn thứ hai trong tổng số 15 quốc gia phái cử, chỉ sau Trung Quốc, vượt lên trên Indonesia, Philippines và Thái Lan.
Nhìn chung, lao động Việt Nam được thị trường chấp nhận, đa số nỗ lực, chủ động học tập, nắm bắt công việc, sáng tạo va cần cù trong lao động, được chủ lao động quý mến. Thu nhập của lao động Việt Nam ở nước ngoài tương đối ổn định, có thể cao gấp 2-3 lần so với thu nhập trong nước cùng ngành nghề, trình độ. Sau khi trừ các chi phí sinh hoạt, thu nhập của lao động còn khoảng 2-3 triệu đồng/tháng ở thị trường sử dụng lao động giản đơn như Ma-lay-xi-a, và 6-7 triệu đồng/tháng tại thị trường có thu nhập trung bình như UAE. Tại Hàn Quốc, Nhật
Bản, người lao động có mức thu nhập cao hơn, lên đến 15-20 triệu đồng/tháng. Công việc của lao động Việt Nam tập trung vao một số ngành nghề như sản xuất chế tạo, may mặc, điện tử, giúp việc gia đình, hộ lý, thuyền viên,… Có thể nói phụ thuộc vào từng nước tiếp nhận mà nghề nghiệp của lao động ở mỗi nơi có khác nhau.
Bảng 3.2: Tình hình lao động Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài/vùng lãnh thổ bên ngoài và mức thu nhập trung bình hằng tháng năm 2014
Hiện nay tình hình lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài đang ngày càng tăng nhanh chính vì vậy việc bảo vệ quyền và các lợi ích cơ bản của họ cần được chú trọng. Một lần nữa càng khẳng định việc nghiên cứu bảo vệ Người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài hoàn toàn phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay.
3.2. Thực trạng Pháp luật Bảo hiểm xã hội cho người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng ở Nhật Bản.
Bảo vệ người lao động là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt trong hệ thống pháp luật lao động Việt Nam với triết lí người lao động là kẻ yếu trong quan hệ lao động, trên thị trường lao động và lực lượng lao động xã hội là nguồn tài nguyên vô giá của quốc gia. Tình hình người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ở Nhật Bản ngày càng tăng nhanh. Trong đó, người lao động đi làm việc ở nước ngoài là đối tượng cần quan tâm đặc biệt bởi vì họ là người “phải sống xa gia đình, xa quê hương, tổ quốc, xa những người hướng dẫn, hỗ trợ và bảo vệ; chính vì vậy, họ rất dễ bị bóc lột, phân biệt đối xử và xâm phạm các quyền”. Ngoài ra người lao động làm việc ở nước ngoài cũng gặp phải những vấn đề khó khăn như: họ phải lo các chi phí học tiếng, học nghề, phương tiện đi sang nước khác làm việc, ký kết hợp đồng làm việc, đặt cọc tiền…Thực tế cho thấy, nhiều người đã phải cầm cố toàn bộ tài sản trong nước thậm chí là đi vay tiền để lo các chi phí chuẩn bị đi lao động ở nước ngoài, nhiều trường hợp bị lừa hết tiền mà vẫn không được đi; Cũng có những trường hợp do không hiểu biết nên đã ký hợp đồng bất lợi cho mình… Khóa luận: Thực trạng pháp luật bảo hiểm xã hội người lao động.
Tình hình người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cả nước đưa được 134.751 lao động đi nước ngoài làm việc vào năm 2017, vượt 28,3% so với kế hoạch năm và bằng 106,7% so với tổng số lao động đi xuất khẩu trong năm 2016. Đây là năm thứ tư liên tiếp số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt mức 100.000 lao động/năm. Trong đó, thị trường Nhật Bản có sự tăng trưởng vượt bậc với 54.504 lao động (trong đó, có 24.502 lao động nữ), tăng 36,47% so với năm 2016, nâng tổng số thực tập sinh Việt Nam đang thực tập tại Nhật Bản lên hơn 100 nghìn người (nhiều nhất trong 15 nước có thực tập sinh tại Nhật Bản).
Người lao động làm việc ở nước ngoài được hưởng quyền lợi như người lao động làm việc trong nước trong đó quyền về an sinh xã hội cũng được nhấn mạnh trong khuôn khổ đa chiều về lao động di trú của ILO. Hệ thống chế độ BHXH là nội dung chính của pháp luật BHXH, pháp luật BHXH cụ thể hóa chính sách vào trong các chế độ, với các quy định về đối tượng hưởng, điều kiện hưởng, thời gian hưởng và mức trợ cấp BHXH trong từng chế độ cụ thể. Bên cạnh đó chế độ BHXH dành cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cũng còn chưa được thực sự chú trọng. Chế độ BHXH áp dụng cho Người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài được chia thành hai trường hợp. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề, Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức hợp đồng cá nhân thì chỉ được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. Tuy nhiên, Người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì vẫn hưởng đầy đủ các chế độ BHXH như chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ TNLĐ-BNN, chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.
Trong báo cáo của Vụ BHXH (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) trong 9 tháng đầu năm 2016 chỉ có khoảng 1500 Người lao động làm việc ở nước ngoài tham gia BHXH trên tổng số mấy chục nghìn lao động xuất cảnh.
Còn thống kê của BHXH Việt Nam cho thấy, sau gần một năm triển khai quy định đóng BHXH bắt buộc của Người lao động đi làm việc ở nước ngoài của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, hiện có tất cả 4.878 Người lao động ở nước ngoài tham gia BHXH. Con số này quá thấp so với số lượng hơn 100 nghìn lao động xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài mỗi năm, và rất thấp so với mấy trăm nghìn lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài. Khóa luận: Thực trạng pháp luật bảo hiểm xã hội người lao động.
Phần lớn người lao động Việt Nam đi sang Nhật Bản dưới hai hình thức là thông qua các doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và thông qua hình thức đưa tu nghiệp sinh, thực tập sinh thực tập nâng cao tay nghề ở nước ngoài. Hai hình thức trên phổ biến nhất trong số các hình thức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên vẫn phải kể đến trường hợp Người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng đang ngày càng tăng lên. Một trong số các doanh nghiệp trúng thầu cử Người lao động sang làm việc ở Nhật Bản phải kể đến là Công ty Cổ phần FPT Software.
Đào tạo “10.000 kỹ sư cầu nối” là 1 trong 2 chương trình chiến lược của FPT cho thị trường Nhật Bản, đã được FPT chính thức công bố triển khai từ trung tuần tháng 11/2014. Theo đó, từ năm 2015 đến 2018, FPT đặt mục tiêu đào tạo 10.000 kỹ sư cầu nối cho thị trường Nhật Bản nhằm giúp FPT nói riêng và các công ty CNTT của Việt Nam nói chung đủ khả năng tiếp nhận lượng công việc ủy thác dịch vụ CNTT (IT Outsourcing) từ Nhật Bản, đồng thời giúp các công ty Nhật Bản có thêm nguồn kỹ sư CNTT trẻ. Trong số 10.000 kỹ sư cầu nối đào tạo cho thị trường Nhật của FPT, sẽ có 5.000 học viên được đào tạo tại Nhật và số còn lại được đào tạo tại Việt Nam. Với chương trình đào tạo tại Việt Nam, cùng với các khóa đào tạo nội bộ, FPT Software cũng liên kết, hợp tác với các trường đại học trên toàn quốc để tăng thêm nguồn lực cho chương trình. Đối với chương trình đào tạo 5.000 kỹ sư cầu nối tại Nhật, năm 2015, FPT Software dự kiến sẽ đưa khoảng 500 học viên sang Nhật Bản đào tạo theo chương trình du học. Với các học viên được đào tạo tại Nhật, FPT Software cam kết bảo lãnh tài chính và tạo điều kiện tốt nhất về việc làm tại Nhật với mức lương tối thiểu 2.000 USD/tháng.
Trong khi đó, nếu làm việc ở Hàn Quốc, Người lao động phải đặt cọc 450 USD để đóng bảo hiểm hồi hương, bảo hiểm rủi ro, thất nghiệp. Sang Nhật Bản làm việc, người lao động Việt Nam vẫn được tham gia đầy đủ các loại bảo hiểm theo pháp luật Nhật Bản như bảo hiểm xã hội, y tế, bảo hiểm an toàn lao động…khám sức khỏe định kỳ theo quy định của chính phủ Nhật Bản.
Có thể thấy Người lao động Việt Nam thường tham gia chế độ BHXH dài hạn như chế độ hưu trí và chế độ tử tuất theo quỹ BHXH Việt Nam còn tham gia chế độ BHXH ngắn hạn tại Nhật Bản do phần lớn người lao động Việt Nam đi sang Nhật Bản dưới hai hình thức là thông qua các doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và thông qua hình thức đưa tu nghiệp sinh, thực tập sinh thực tập nâng cao tay nghề ở nước ngoài. Bên cạnh việc tìm hiểu các chế độ hưu trí và chế độ tử tuất ở Việt Nam thì các chế độ BHXH Nhật Bản bao gồm hai phần: A) BHXH (bảo hiểm hưu trí, BHYT); B) Bảo hiểm lao động (bảo hiểm việc làm, bảo hiểm bồi thường tai nạn cho người lao động) [53].
Chế độ hưu trí Nhật Bản được chia ra làm hai loại hình chính là: 1) Chế độ bảo hiểm hưu trí quốc gia áp dụng đối với công dân Nhật Bản tuổi từ 20 đến dưới 60 và thực hiện tự nguyện cho người dân Nhật Bản ở trong nước từ 60 đến dưới 65 tuổi, ở nước ngoài từ 20 đến dưới 65 tuổi; 2) Chế độ hưu trí cho người lao động thực hiện cho người lao động dưới 65 tuổi làm việc tại các tổ chức, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương, tại các công ty, tập đoàn, trường học tư.
Bảo hiểm hưu trí quốc dân cũng tương tự bảo hiểm quốc dân, đây là loại bảo hiểm bắt buộc áp dụng bắt buộc cho tất cả mọi người dân, bao gồm cả người nước ngoài có tư cách lưu trú tại Nhật Bản. Mục đích của loại bảo hiểm này là trợ cấp cho người già, người tàn tật và gia quyến của người đã mất. Khóa luận: Thực trạng pháp luật bảo hiểm xã hội người lao động.
Bảo hiểm hưu trí phúc lợi loại bảo hiểm này chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp sử dụng Người lao động theo diện biên chế, mục đích chính là để trợ cấp cho người già, người tàn tật và gia quyến của những người đã mất. Phí bảo hiểm do doanh nghiệp tiếp nhận và người lao động cùng trả, mỗi bên một nửa. Truy lĩnh lương hưu một lần khi thôi bảo hiểm hưu trí. Do thời gian thực tập sinh kỹ năng tại Việt Nam là ngắn hạn nên bảo hiểm hưu trí quốc dân và Bảo hiểm hưu trí phúc lợi sẽ hỗ trợ truy lĩnh lương hưu một lần khi thôi bảo hiểm. Trước khi về nước thực tập sinh kỹ năng có thể làm thủ tục để truy lĩnh một lần lương sau khi thôi bảo hiểm.
Bảo hiểm trợ cấp hưu trí áp dụng người đi làm trên 20 tuổi, làm trong công ty có từ 5 nhân viên trở lên phải tham gia bảo hiểm trợ cấp hưu trí. Người làm việc bán thời gian có tổng giờ làm việc và số ngày làm việc trên 3/4 so với giờ người làm việc chính qui cũng phải tham gia đóng bảo hiểm trợ cấp hưu trí (trường hợp người làm việc thời vụ có thời gian làm việc dưới tỉ lê 3/4 này, nhưng nếu có điều kiện lao động như làm viêc trên 20 giờ/tuần, có khả năng sẽ được tuyển dụng trên 01 năm, có tiền lương trên 88,000 yen/tháng, Người lao động không phải là học sinh-sinh viên, làm việc thường xuyên cho công ty có trên 501 nhân viên… thì phải tham gia đóng bảo hiểm này). Số tiền phải đóng được chia theo tỷ lệ 50% mỗi bên giữa Người lao động và công ty. Tuy nhiên mức đóng này khác nhau do mức lương và mức thưởng khác nhau. Công ty thực hiện việc đóng phí bảo hiểm này cho nhân viên. Nếu bạn không tham gia bảo hiểm trợ cấp hưu trí thì bạn phải tham gia đóng bảo hiểm trợ cấp quốc dân. Mức đóng bảo hiểm này không phụ thuộc vào thu nhập, hàng tháng được ấn định là 16,260 yên (năm 2016) [58]. Đối với bảo hiểm trợ cấp hưu trí và bảo hiểm trợ cấp quốc dân có “Chế độ hoàn tiền lại tạm thời”. Theo chế độ này, người nước ngoài khí sống và làm việc tại Nhật trên 6 tháng có tham gia đóng các loại bảo hiểm trên, trong 02 năm kể từ khi ra khỏi Nhật có quyền làm đơn xin hoàn lại tiền hưu trí. Khóa luận: Thực trạng pháp luật bảo hiểm xã hội người lao động.
Bảo hiểm khám chữa bệnh ở Nhật được chia thành 2 loại. Pháp luật quy định rõ người dân phải tham gia một trong hai loại bảo hiểm này. Ở Nhật Bản chi phí khám chữa bệnh khá đắt, nhưng tham gia bảo hiểm, chi phí khám chữa bệnh sẽ được bảo hiểm chi trả phần lớn. Người nước ngoài đang đăng ký lưu trú nếu có tư cách cư trú trên 3 tháng có thể tham gia bảo hiểm sức khỏe quốc dân. Bảo hiểm y tế quốc dân là loại bảo hiểm này bắt buộc, tất cả người dân và người nước ngoài đang sinh sống tại Nhật đều phải đóng, bảo hiểm này sẽ thực hiện trả chi phí điều trị y tế trong trườn hợp bị bênh hay bị thương. Trong đó bảo hiểm hỗ trợ lên đến 70% phí điều trị nếu bạn khám, chữa bệnh tại các bệnh viện. Người tham gia bảo hiểm chỉ chịu 30% chi phí y tế (người chưa đi học chịu 20%, người trên 70 tuổi và dưới 74 tuổi chịu 20%, (từ trước ngày 1 tháng 4 năm 2015 người vừa tròn 70 tuổi chịu 10%, người có thu nhập trên mức qui định chịu 30%). Những chi phí phụ phát sinh khi nhập viện có thể không được tính vào chi phí bảo hiểm chi trả. Bảo hiểm y tế phúc lợi cũng chi trả 70% chi phí điều trị cho người lao động. Phí bảo hiểm do xí nghiệp và người lao động cùng trả, mỗi bên một nửa.
Bảo hiểm việc làm là một chế độ bảo hiểm bắt buộc do Chính phủ quản lý liên quan đến việc làm một cách toàn diện, cung cấp các phúc lợi bao gồm: 1) Các trợ cấp thất nghiệp: trợ cấp tìm việc; trợ cấp xúc tiến việc làm; trợ cấp đào tạo và dạy nghề; trợ cấp tiếp tục làm việc; 2) Ba loại dịch vụ: a) ổn định việc làm: ngăn ngừa thất nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc, tăng cơ hội việc làm; b) Phát triển nguồn nhân lực: phát triển, trau dồi năng lực cho người lao động bằng việc xây dựng và quản lý các cơ sở đào tạo; c) Phúc lợi xã hội cho người lao động: tư vấn, dịch vụ hỗ trợ tìm việc làm, tuyển dụng.
Bảo hiểm bồi thường tai nạn cho người lao động (WACI) cung cấp bảo hiểm cho các tai nạn vì các lý do thương tật, ốm đau, tàn tật, chết của người lao động tại nơi làm việc hoặc trên đường đi đến nơi làm việc. Đến 3/2001 đã có khoảng 2,7 triệu đơn vị thực hiện WACI và bảo hiểm cho khoảng 48.550 nghìn lao động. Phúc lợi của chế độ WACI được chia làm hai phần: 1) Phúc lợi thương tật khi làm việc và trên đường đi đến nơi làm việc gồm: bồi thường chi phí y tế, trợ cấp 1 lần do mất khả năng lao động tạm thời, bồi thường thương tật và ốm đau, bồi thường tàn tật, trợ cấp tuất, mai táng phí, trợ cấp chăm sóc dài ngày; Phúc lợi phòng tránh bệnh tật gồm kiểm tra y tế và hướng dẫn về y tế sau khi kiểm tra; 2) Các dịch vụ phúc lợi lao động: dịch vụ phục hồi chức năng, dịch vụ hỗ trợ cho người bị thương tật, dịch vụ bảo đảm an toàn và điều dưỡng; dịch vụ bảo đảm điều kiện làm việc.
Bảo hiểm tai nạn lao động là chế độ chi trả các trợ cấp bảo hiểm cần thiết ví dụ như phí điều trị cho người lao động khi bị thương, bị bệnh hoậc tử vong mà nguyên nhân do làm việc hoặc đi làm. Bảo hiểm tai nạn lao động được áp dụng đối với cả người nước ngoài, chỉ cần đang làm việc tại Nhật Bản. Khóa luận: Thực trạng pháp luật bảo hiểm xã hội người lao động.
Phí bảo hiểm do chủ sử dụng lao động đóng góp và được thu cùng với phí bảo hiểm việc làm dưới hình thức thống nhất là “Phí bảo hiểm lao động”. Tỷ lệ đóng góp được phân loại theo ngành nghề trên cơ sở tần suất tai nạn lao động và một số yếu tố khác. Hiện tại tỷ lệ thấp nhất là 0,55% (ngành thương mại) và cao nhất 13,3% (xây dựng trạm thủy điện, đường ống).
NLĐ Việt Nam làm việc ở Nhật Bản không tham gia chế độ BHXH ngắn hạn ở Việt Nam như chế độ thai sản, chế độ TNLĐ-BNN,… điều này gây ảnh hưởng đến xây dựng quỹ BHXH ở Việt Nam. Đây là sự bất bình đẳng giữa Người lao động trong nước và Người lao động làm viêc ở nước ngoài. Họ đều là Người lao động nên đều phải được bình đẳng về quyền tham gia BHXH, an sinh xã hội. Bên cạnh đó chế độ thai sản thì cần có điều kiện đóng bảo hiểm tối thiểu mới được hưởng chế độ cụ thể là chế độ thai sản đủ 06 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con, viêc qui định trên đã gây thiệt thòi cho lao động nữ. Việc đi lao động ở nước ngoài đã phần nào làm gián đoạn thời gian tham gia BHXH của Người lao động ảnh hưởng trực tiếp tới việc nhận các chế độ có yêu cầu thời gian tối thiểu tham gia quỹ BHXH. Mặc dù họ được tham gia các chế độ BHXH ngắn hạn tại Nhật Bản tuy nhiên các chế độ BHXH đều chỉ áp dụng trong phạm vi quốc gia Nhật Bản. Vậy trường hợp người lao động quay trở về nước do ốm đau hoặc sinh con sẽ không được thụ hưởng chế độ này, mặc dù họ có tham gia tại Nhật. Còn khi về Việt Nam, do không tham gia các chế độ BHXH ngắn hạn tại Việt Nam nên họ sẽ không được thụ hưởng các trợ cấp thai sản hay trợ cấp ốm đau như Người lao động làm việc trong nước. Mà lao động VN khi làm việc ở nước ngoài đa phần sẽ phải quay về nước nếu sinh con hoặc ốm đau dài ngày. Hay khi Người lao động tham gia chế độ TNLĐ-BNN ở Nhật Bản thì đương nhiên họ sẽ nhận được trợ cấp BNN những BNN có tính chất lâu dài và rất khó để phát hiện ngay, có những trường hợp NLĐ quay trở lại Việt Nam thì mới phát hiện ra bị BNN mà khi đó thì Người lao động sẽ rất thiệt thòi vì không tham gia BHXH ở Việt Nam mà chế độ TNLĐ-BNN đã tham gia ở bên Nhật Bản cũng không được hưởng vì pháp luật quốc gia chỉ áp dụng trên lãnh thổ quốc gia. Trợ cấp BNN là được hưởng theo định kỳ hàng tháng, vậy khi Người lao động Việt Nam hết hợp đồng quay trở về nước thì sẽ không còn được hưởng trợ cấp này nữa. Điều này là một điểm thiệt thòi cho Người lao động vì họ không tham gia ở Việt Nam nên khi về nước cũng không được hưởng chế độ trợ cấp này. Đồng thời pháp luật BHXH Nhật Bản chưa có sự liên kết với pháp luật BHXH Việt Nam nên chế độ trợ cấp này sẽ chấm dứt khi Người lao động trở về nước.
Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, quy định về BHXH bắt buộc đối với Người lao động đi làm việc ở nước ngoài khá cụ thể. Phần lớn Người lao động đi làm việc ở nước ngoài chỉ tham gia quỹ BHXH bắt buộc ở 02 chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. Với Người lao động đã từng tham gia BHXH bắt buộc thì mức đóng hàng tháng bằng 22% tiền lương tháng đóng BHXH của Người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Với người chưa tham gia BHXH bắt buộc thì mức đóng bằng 22% của 2 lần mức lương cơ sở tại Việt Nam. Người lao động có thể đóng 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng/lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi cư trú trước khi đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức phái cử. Các doanh nghiệp không phải hỗ trợ tiền đóng BHXH cho Người lao động mà chỉ thu hộ. Trong khi đó, các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc chịu trách nhiệm thu hộ thì không biết phải thu BHXH bắt buộc của Người lao động theo hình thức nào, mức thu cụ thể bao nhiêu, trong trường hợp Người lao động cố tình không đóng thì giải quyết theo hướng nào? Khóa luận: Thực trạng pháp luật bảo hiểm xã hội người lao động.
Hiện nay phần lớn người đi lao động ở nước ngoài là lao động trẻ, chưa từng tham gia làm việc, hay đóng BHXH ở Việt Nam, công ty đã thông báo, giới thiệu về việc tham gia BHXH nhưng hầu như người lao động không muốn tham gia. Họ ít hiểu về chính sách BHXH mà chỉ quan tâm đến các nội dung, kỹ năng khi đi xuất khẩu lao động và các khoản bảo hiểm buộc phải đóng ở nước sở tại. Bên cạnh đó, nhiều Người lao động cũng bày tỏ thắc mắc về mức thu cao bằng 22% trên mức lương cơ sở. Bởi Người lao động làm việc ở các thị trường có mức thu nhập thấp như các nước Trung Đông, Malaysia lại đóng BHXH như người lao động ở các thị trường có thu nhập cao như Nhật Bản, Hàn Quốc… là chưa công bằng.
Hiện nay vẫn có một số ít Người lao động Việt Nam làm việc ở Nhật Bản đi làm việc với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa Người lao động đi làm việc ở nước ngoài vẫn bị bắt buộc tham gia vào chế độ BHXH ở Nhật Bản như đã trình bày ở trên dù họ vẫn tham gia đầy đủ 05 chế độ BHXH ở Việt Nam. Chính vì vậy có thể thấy Người lao động phải đóng BHXH hai lần, một là ở nước họ là công dân, hai là nước sở tại nơi họ làm việc, việc này tăng thêm gánh nặng kinh tế cho Người lao động. Ngoài ra pháp luật còn quy định chưa rõ ràng về thủ tục hưởng BHXH khi Người lao động về nước. Người lao động làm việc ở đâu đi chăng nữa thì những vấn đề khó khăn như bị ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp… đều có thể xảy đến. Người lao động sẽ được hưởng các chế độ BHXH như chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ TNLĐ-BNN khi thỏa mãn các điều kiện được hưởng chế độ là các sự kiện có thực tế. Các sự kiện này cần được xác minh cụ thể bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền ở nơi Người lao động làm việc thực tế. Về chế độ ốm đau, quỹ BHXH khó xác định và giám sát được tình hình thực tế của Người lao động khi họ làm việc ở Nhật Bản. Về chế độ trợ cấp thai sản điểm bất hợp lý là thời gian đóng BHXH trước khi hưởng trợ cấp dẫn đến việc gây mất công bằng trong việc hưởng thụ nhất là trong trường hợp trợ cấp nghỉ sinh con. Ngoài tra, khoản trợ cấp một lần khi sinh nhằm mục đích bồi dưỡng cho người mẹ được quy định bằng một tháng lương trước khi nghỉ hưởng trợ cấp là bất hợp lý vì cũng có người lương cao, người lương thấp trong khi đó sự kiện phát sinh nhu cầu là như nhau. Người lao động làm việc ở Nhật Bản thì mức lương thường cao hơn Người lao động làm việc trong nước vì vậy có thể gây ra tình trạng thâm hụt quỹ BHXH đặc biệt trường hợp nghỉ thai sản kéo dài 06 tháng. Hơn thế việc xác định Người lao động làm việc ở nước ngoài có đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản khác như xảy thai, những biện pháp tránh thai… cũng rất khó dẫn đến khó khăn để thực hiện việc chi trả BHXH. Hơn thế việc xác định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là hoàn toàn khó khăn. Chính bởi pháp luật quốc gia quy định định khác nhau và mỗi pháp luật quốc gia chỉ có giá trị pháp lý trên địa bàn lãnh thổ của mình nên không thể dùng luật BHXH của Việt Nam để xác định Người lao động có bị TNLĐ hay BNN ở nước Người lao động làm việc. Cách xác định theo quy định hiện hành còn chưa rõ ràng, đặc biệt là trường hợp TNLĐ trên đường từ nhà ở đến nơi làm việc và ngược lại. Đoạn đường và thời gian hợp lý như trong luật quy định khi xảy ra tai nạn là rất khó xác định trong trường hợp Người lao động làm việc ở nước ngoài. Hay danh sách BNN ở mỗi nước quy định là rất khác nhau nên khó xác định được chính xác bệnh này có thuộc đối tượng chi trả của quỹ BHXH hay không? Hơn thế BNN là vấn đề dài hạn nên có thể Người lao động về nước mới phát sinh bệnh một cách rõ ràng và với mức độ phù hợp với dấu hiệu của bệnh nghề nghiệp lúc này Người lao động không còn được chi trả BHXH theo chế độ TNLĐ-BNN. Chính vì còn thiếu sự liên kết pháp luật song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản nên đây chính là sự thiệt thòi của Người lao động. Khóa luận: Thực trạng pháp luật bảo hiểm xã hội người lao động.
Luật BHXH và nghị định hướng dẫn cũng chưa có bất cứ điều kiện nào quy định, ràng buộc trách nhiệm của lao động đi làm việc ở nước ngoài về việc tham gia BHXH. Hiện cũng chưa có chế tài nào cưỡng chế số lao động này thi hành quy định tham gia BHXH bắt buộc. Do đó, việc đảm bảo Người lao động tham gia BHXH còn gặp nhiều khó khăn trong thực tế. Các doanh nghiệp cũng như cơ quan chức năng luôn đón nhận các quy định mới hướng đến an sinh xã hội, bảo đảm quyền lợi chính đáng cho Người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, khi luật được thực thi thì lại vướng nhiều khó khăn khi Người lao động không muốn tham gia BHXH, doanh nghiệp ngại thu hộ.
Trên thực tế còn tồn tại nhiều bất cập trong pháp luật BHXH dành cho Người lao động Việt Nam làm việc ở Nhật Bản, chính điều này gây ra việc thất thu quỹ BHXH hơn thế không bảo đảm được quyền lợi an sinh xã hội của Người lao động, không thực hiện đúng ý nghĩa nhằm san sẻ rủi ro bù đắp và thay thế phần thu nhập đảm bảo ổn định cuộc sống cho Người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập của quỹ BHXH.
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Bảo hiểm xã hội cho người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng ở Nhật Bản.
Mục tiêu của hệ thống BHXH là xây dựng một xã hội nhân đạo và văn minh, tạo nguồn tích lũy từ các khoản đóng góp của người lao động, tăng nguồn tài chính quốc gia nhằm bảo vệ tối đa người lao động, thực hiện quyền bình đẳng của mọi người trong độ tuổi lao động và trong các khu vực kinh tế khác nhau. Vì vậy hoàn thiện pháp luật BHXH là một việc làm rất cần thiết vừa để bảo vệ quyền lợi của Người lao động vừa đảm bảo nguồn thu cho quỹ BHXH. Trên cơ sở đó, từ những nghiên cứu về quy định pháp luật BHXH tại Việt và thực trạng nhóm lao động Việt Nam tại Nhật Bản, tác giả đề xuất một số kiến nghị sau:
Tạo cơ hội tiếp cận mọi chế độ BHXH cho lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Khóa luận: Thực trạng pháp luật bảo hiểm xã hội người lao động.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, mọi người đều có quyền bình đẳng trong lao động và hưởng thụ, họ đều có quyền được bảo vệ trong các trường hợp rủi ro và biến cố mà không có sự phân biệt thành phần kinh tế, địa vị xã hội, giới tính, tôn giáo… Đây không chỉ đơn thần là nguyên tắc của BHXH mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược của BHXH đã được Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII chỉ rõ: “ … từng bước mở rộng vững chắc hê thống Bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội, tiến tới áp dụng chế độ Bảo hiểm cho mọi người lao động”. Thực tế cho thấy, Người lao động làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề, Người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức hợp đồng cá nhân đều là Người lao động vì vậy họ đều bình đẳng có quyền tham gia các chế độ BHXH như nhau không bị phân biệt đối xử. Pháp luật cần điều chỉnh về quy định vấn đề này sao cho phù hợp với tình hình kinh tế thị trường tự do hội nhập hiện nay. Theo đó, lao động Việt Nam ở nước ngoài dù với loại hình hợp đồng nào thì cũng nên được tạo điều kiện để tham gia tất cả các chế độ BHXH. Việc tham gia đó sẽ là cơ sở để họ có thể được thụ hưởng quyền lợi liên quan khi gặp rủi ro, hướng đến việc bảo vệ sức lao động và nguồn thu nhập từ sức lao động của đối tượng này.
Xây dựng cơ chế tương tác giữa hệ thống BHXH của Việt Nam và Nhật Bản.
Hiện nay, Người lao động đi làm việc ở Nhật Bản còn gặp nhiều khó khăn trong việc đóng BHXH, hưởng các chế độ trợ cấp hiện hành vì vậy cần phải sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật. Khi Người lao động Việt Nam sang làm việc ở Nhật Bản thì bắt buộc phải tham gia đầy đủ các loại bảo hiểm theo pháp luật Nhật Bản như bảo hiểm xã hội, y tế, bảo hiểm an toàn lao động…khám sức khỏe định kỳ theo quy định của chính phủ Nhật Bản. Trong khi đó Người lao động làm việc ở nước ngoài là đối tượng bắt buộc phải tham gia chế độ hưu trí và chế độ tử tuất ở Việt Nam. Do pháp luật BHXH Nhật Bản chỉ có hiệu lực pháp lý trên địa bàn Nhật Bản nên sau khi Người lao động về nước sẽ không được hưởng các chế độ trợ cấp đã tham gia ở Nhật Bản nữa như đã phân tích ở trên. Chính vì thế cần có sự liên kết pháp luật giữa nước đưa Người lao động đi làm việc ở nước ngoài và nước nhận Người lao động cụ thể là giữa Việt Nam và Nhật Bản cần có sự thống nhất về việc đóng BHXH và hưởng các chế độ trợ cấp. Nhằm bảo vệ quyền lợi của Người lao động hơn thì nên có sự quy đổi thời gian đã tham gia BHXH bên Nhật Bản vào thời gian đóng BHXH tại Việt Nam để tránh làm gián đoạn việc đóng vào quỹ BHXH của Người lao động đặc biệt là đối với các chế độ BHXH ngắn hạn. Tuy nhiên để thực hiện được điều đó thì việc quy đổi giữa quỹ BHXH của Nhật Bản và quỹ BHXH của Việt Nam cần có sự quy định rõ ràng có thể hình thành một quỹ BHXH chung nhằm chi trả cho Người lao động Việt Nam làm việc ở Nhật Bản để tránh các trường hợp Người lao động Việt Nam về nước sẽ không còn nhận được các khoản trợ cấp về TNLĐBNN. Vấn đề bảo vệ quyền lợi cho Người lao động phải đứng trên lợi ích lâu dài và vì lợi ích của toàn xã hội, toàn quốc gia, của các thế hệ Người lao động và các tập thể Người lao động khác nhau với mục đích và sự phát triển bền vững của xã hội chứ không thể chỉ đứng trên phương diện bảo vệ lợi ích của một tập thể nào. Có như vậy thì hoạt động BHXH mới phát triển bền vững và hiệu quả. Khóa luận: Thực trạng pháp luật bảo hiểm xã hội người lao động.
Trên thực tế có nhiều Người lao động đi làm việc ở nước ngoài chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần vì vậy họ có nhu cầu khi về nước cũng được hưởng trợ cấp BHXH luôn một lần. Hiện nay việc hoàn lại tiền còn gặp nhiều khó khăn do Người lao động không được hướng dẫn cụ thể về việc xin hoàn lại tiền hay Người lao động về nước rồi nên không hoàn thành được thủ tục hoàn lại tiền. Chính vì vậy, Nhà nước cần quy định cụ thể việc hưởng BHXH trợ cấp một lần và hỗ trợ Người lao động được hoàn lại tiền khi tham gia các chế độ BHXH. Hơn thế do Người lao động bị bắt buộc tham gia các chế độ BHXH ngắn hạn ở Nhật Bản bảo hiểm y tế, bảo hiểm bồi thường tai nạn cho Người lao động…, trong 2 năm kể từ khi ra khỏi nước Nhật có quyền làm đơn xin hoàn lại tiền. Tuy nhiên việc hoàn lại tiền này hoàn toàn khó khăn trong việc quỹ BHXH Việt Nam không chi trả cho các khoản trợ cấp này.
Chính vì thế, cần có các quy định cụ thể của pháp luật về việc này.
Bên cạnh việc Người lao động chỉ phải tham gia 2 chế độ là chế độ hưu trí và chế độ tử tuất ở Việt Nam thì Người lao động trong các doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa Người lao động đi làm việc ở nước ngoài lại tham gia đầy đủ 5 chế độ BHXH Việt Nam đồng thời vẫn phải tham gia chế độ BHXH dành cho người nước ngoài lao động tại Nhật Bản. Việc đóng BHXH 2 lần này là không hợp lý vì Người lao động khi bị ốm đau hay thai sản thì chỉ được hưởng một chế độ BHXH chính vì vậy gây ra sự thiệt thòi cho Người lao động. Hơn thế việc pháp luật quốc gia chỉ áp dụng trên lãnh thổ quốc gia gây cho Người lao động làm việc ở Nhật không thể dễ dàng được hưởng trợ cấp các chế độ của BHXH Việt Nam. Nhằm đảm bảo quyền lợi của Người lao động khi tham gia BHXH thì giữa Việt Nam và Nhật Bản cần thống nhất cách xác định Người lao động bị ốm đau, quy định rõ các trường hợp được coi là tai nạn lao động hay bổ sung danh mục bệnh nghề nghiệp bằng cách thiết lập các hiệp định song phương hoặc cơ chế hợp tác đa phương.
Để thực hiện tốt việc chi trả trợ cấp cho các chế độ BHXH thì cần có sự hợp tác giám sát tình hình của Người lao động ở Nhật Bản nhằm tránh sự gian dối của Người lao động gây lạm vào quỹ BHXH, đồng thời hỗ trợ Nhà nước trong việc đảm bảo công bằng giữa NLĐ trong nước và Người lao động ở nước ngoài. Hơn thế, để đảm bảo cho việc cân đối giữa thu và chi của quỹ BHXH được hợp lý và để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước đồng thời làm giảm bớt mức đóng góp từ Người lao động đến mức tối đa mà vẫn đảm bảo được chi ở mức tối đa cho phép đối với Người lao động, giúp họ vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Để hạn chế việc Người lao động trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH thì Nhà nước cần ban hành các chế tài xử phạt hợp lý.
Một trong những cách thức hợp tác pháp lý hiệu quả giữa các quốc gia về một số lĩnh vực chuyên biệt như BHXH là ký kết các hiệp định song phương hoặc cùng tham gia một cơ chế đa phương. Theo đó, Việt Nam và Nhật Bản có thể tham khảo cách thức tham gia và thụ hưởng từng chế độ BHXH để có thể có sự thoả thuận hợp lý trong lĩnh vực này. Cụ thể, một hiệp định song phương có thể giúp cho lao động Việt Nam tại Nhật Bản chỉ phải tham gia vào một hệ thống BHXH tại một thời điểm nhất định, nhưng quyền lợi của họ sẽ được đảm bảo ngay cả khi họ làm việc ở Nhật hay quay trở về Việt Nam. Từ đó, quyền lợi BHXH của đối tượng này mới được bảo vệ một cách toàn vẹn.
Điều chỉnh độ tuổi về hưu bình đẳng giữa lao động nam và nữ. Khóa luận: Thực trạng pháp luật bảo hiểm xã hội người lao động.
Bên cạnh việc tham gia các chế độ BHXH ngắn hạn ở Nhật Bản, thì Người lao động bắt buộc phải tham gia chế độ hưu trí và chế độ tử tuất ở Việt Nam. Về chế độ hưu trí, đây là chế độ có nhiều bất cập nhất trong các chế độ trợ cấp. Về độ tuổi nghỉ hưu hiện nay thì nam đủ 60 tuổi có đủ 25 năm đóng BHXH, nữ đủ 55 tuổi có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì được hưởng trợ cấp hưu hàng tháng. Trên thực tế sự chênh lệch về tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ là quá nhiều, không phù hợp với khả năng tâm sinh lý của Người lao động, bởi vì theo các điều tra về xã hội học thì tuổi thọ trung bình hiện nay của nữ cao hơn nam. Về chế độ tử tuất, việc quy định mức trợ cấp như hiện nay là thấp và không đảm bảo công bằng đối với Người lao động, đặc biệt là trong trợ cấp một lần. Nhà nước nên sửa đổi theo hướng: đối với Người lao động đang làm việc hoặc chờ giải quyết trợ cấp hưu trí mà chết thì mỗi năm được tính bằng 01 tháng lương (hiện này là ½ tháng) bình quan tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, tối đa không quá 20 tháng (hiện nay là 12 tháng); đối với người đang hưởng trợ cấp hàng tháng (hưu trí hoặc TNLĐ-BNN hàng tháng) mà chết thì cách tính như trên nhưng mỗi năm đã hưởng trợ cấp thì trừ đi 02 tháng trợ cấp, tối thiểu là 05 tháng (hiện nay là 03 tháng). Viêc quy định như vậy sẽ đảm bảo được công bằng hơn đối với các trường hợp chế khi chưa được hưởng trợ cấp hưu trí hoặc mới hưởng được ít.
Tóm lại BHXH là một bộ phận quan trọng trong chính sách kinh tế và xã hội của Nhà nước, là một trong các bước hiện thực hóa những chủ trương, đường lối để giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan đến một tầng lớp đông đảo Người lao động được Nhà nước quan tâm và các vấn đề kích thích phát triển kinh tế. Mặt khác, BHXH là một trong những bộ phận cấu thành nên hệ thống an sinh xã hội và việc nhìn vào cách thức tổ chức hệ thống BHXH của một quốc gia mà người ta có thể đánh giá được sự văn minh, tiến bộ của quốc gia đó như thế nào nên việc hoàn thiện hệ thống BHXH cũng như hoàn thiện pháp luật là rất cần thiết. Do đó, Việt Nam cần một mặt hoàn thiện quy định pháp luật quốc gia và mặt khác, tiền hành xây dựng hiệp định song phương và tham gia các cơ chế đa phương để bảo vệ quyền lợi chính đáng của Người lao động làm việc ở Nhật Bản nói riêng và Người lao động làm việc ở nước ngoài nói chung.
KẾT LUẬN Khóa luận: Thực trạng pháp luật bảo hiểm xã hội người lao động.
Ra đời và phát triển cùng với quá trình phát triển cao của các nền kinh tế sản xuất hàng hóa, các hình thức sản xuất hàng hóa, các hình thức hoạt động bảo hiểm, trong đó có hình thức BHXH đã được hình thành hàng trăm năm nay. Từ nhu cầu sơ khai ban đầu của hoạt động BHXH là nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động làm công ăn lương trong thời gian tạm thời mất sức lao động do ốm đau, thai sản hoặc bị tai nạn lao động,… Đến nay hình thức hoạt động của các hệ thống BHXH ở các nước trên thế giới đã phát triển rất đa dạng cả về hình thức tổ chức thực hiện cho đến các loại chế độ trợ cấp đối với người lao động.
Ở Việt Nam, trong những năm vừa qua đã đạt được những thành tựu nổi bật trong sự nghiệp phát triển kinh tế và ổn định xã hội, từng bước nâng cao đời sống của người dân. Người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài ngày càng nhiều đặc biệt ở thị trường Nhật Bản đã trở thành một trong những nước tiếp nhận người lao động Việt Nam nhiều nhất. Một trong những quyền lợi chính đáng mà những người lao động này quan tâm là quyền lợi về BHXH. Hơn nữa, ở cấp vĩ mô, các quy định của pháp luật BHXH vừa là động lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội vừa là thước đo trình độ văn minh của quốc gia. Hiện nay chúng ta đã hình thành được một hệ thống BHXH bảo vệ người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài hoàn toàn phù hợp với pháp luật quốc tế.
Vấn đề hoàn thiện các chế độ BHXH dành cho người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài đang cần được Đảng và Nhà nước quan tâm nhất là trong nền kinh tế hội nhập, việc người lao động di trú ngày càng tăng nhanh. Từ đó, bài nghiên cứu phân tích một số vấn đề pháp lý dẫn đến việc lao động Việt Nam tại nước ngoài chưa được thụ hưởng đầy đủ các quyền lợi và BHXH. Nội dung nghiên cứu còn tập trung đến nhóm lao động Việt Nam tại Nhật Bản để phát hiện những bất cập trong thực thi quy định pháp luật về BHXH. Từ đó, khoá luận đưa ra một số kiến nghị điều chỉnh sửa đổi pháp luật bằng cách hoàn thiện một số quy định pháp luật và xây dựng hiệp định song phương hoặc cơ chế đa phương.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận sẽ không tránh khỏi những sai sót nhất định. Do vậy, rất mong và chân thành tiếp thu những ý kiến đóng góp, nhận xét của các thầy cô giáo và bạn bè. Khóa luận: Thực trạng pháp luật bảo hiểm xã hội người lao động.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Khóa luận: Quản tài viên trong pháp luật phá sản Việt Nam
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietthuethacsi.com/ – Hoặc Gmail: dicvuluanvanthacsi@gmail.com
[…] ===>>> Khóa luận: Thực trạng pháp luật bảo hiểm xã hội người lao động […]