Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Thực trạng pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tốt nghiệp tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: Khóa luận: Thực trạng Việt Nam về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
Với sự phát triển của Internet, 3G và các thiết bị di động, đặc biệt là smartphone cùng hàng ngàn thẻ ngân hàng phát hành mỗi ngày, thương mại điện tử tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Theo Cục thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, (Bộ Công Thương), thương mại điện tử đang có bước phát triển rất nhanh nhờ hệ thống viễn thông phát triển vượt bậc với khoảng 1/3 dân số Việt Nam truy cập Internet. Tỷ lệ website có tính năng đặt hàng trực tuyến là 58%, trong đó tỷ lệ website có tính năng thanh toán trực tuyến là 15%. Theo kết quả khảo sát năm 2015 của Cục thương mại điện tử và CNTT, giá trị mua hàng của một người mua hàng trực tuyến trong năm ước đạt 160 USD, doanh số thương mại điện tử B2C đạt khoảng 4,07 tỷ USD, tăng 37% so với năm trước đó, chiếm khoảng 2,8% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Loại hàng hóa, dịch vụ được mua trực tuyến phổ biến nhất là quần áo, giày dép và mỹ phẩm (64%). Tiếp theo là đồ công nghệ và điện tử, thiết bị đồ dùng gia đình, sách – văn phòng phẩm – hoa – quà tặng. Phần lớn người mua hàng trực tuyến vẫn lựa chọn hình thức thanh toán tiền mặt với 91% đối tượng khảo sát cho biết có sử dụng phương thức này, tiếp theo là 48% sử dụng phương thức chuyển khoản qua ngân hàng, 20% người tham gia khảo sát cho biết từng sử dụng các loại thẻ thanh toán. [11]
Bảng 2.1. Tỷ lệ tham gia thương mại điện tử năm 2015
Dự báo đến năm 2020, sẽ có khoảng 30% dân số tham gia mua sắm online, đạt 350 USD/người. Theo đó, thương mại điện tử trên nền tảng di động và thương mại điện tử định vị sẽ tiếp tục là xu thế chủ đạo trên thế giới, chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ toàn cầu. Khóa luận: Thực trạng pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng.
Sự phát triển của thương mại điện tử mang lại nguồn lợi kinh tế lớn cho các thương nhân cũng như nền kinh tế của đất nước nhưng cũng mang lại các bất lợi nhất định, đặc biệt là đối với người tiêu dùng, đặc biệt hiện nay cũng mới là giai đoạn đầu phát triển của thương mại điện tử. Hiện nay ở nước ta, tình trạng quyền lợi của người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử bị xâm hại nghiêm trọng ngày càng trở nên phổ biến. Chưa có một văn bản pháp luật cụ thể nào tổng quan về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử, mà tất cả các quy định mới chỉ nằm rải rác ở một số luật và nghị định khác nhau.
Có thể bạn quan tâm đến dịch vụ:
Nội dung chính
2.1. Thực trạng vấn đề vi phạm quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam
Mặc cho những nỗ lực từ phía các cơ quan quản lý nhà nước và Hội bảo vệ người tiêu dùng vẫn không ngăn cản được sự gia tăng theo cấp số nhân các hành vi vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng với quy mô, phạm vi ngày càng rộng, hình thức tinh vi và phức tạp hơn. Theo số liệu của Cục Quản lý cạnh tranh, trước năm 2012, mỗi năm Cục Quản lý cạnh tranh chỉ nhận “khiêm tốn” được vài chục vụ khiếu nại từ người tiêu dùng thì năm 2013 nhận trên 200 vụ việc phản ánh qua hệ thống Tổng đài bảo vệ người tiêu dùng và 70 vụ việc gửi qua Trang tin bảo vệ người tiêu dùng. Và đến năm 2014, con số vụ việc khiếu nại đã lên đến gần 1000 vụ.
Trong một cuộc khảo sát của Cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin năm 2015 về ý kiến của Người tiêu dùng đối với những trở ngại khi mua sắm trực tuyến, các tiêu chí được đưa ra gồm có: giá cả, sản phẩm kém chất lượng so với quảng cáo, cách thức đặt hàng trực tuyến rắc rối, mất thông tin cá nhân, dịch vụ vận chuyển và giao nhận còn yếu, website thiết kế chưa chuyên nghiệp. Theo kết quả nhận được, 73% Người tiêu dùng quan ngại về sản phẩm kém chất lượng so với quảng cáo là tiêu chí mà Người tiêu dùng quan ngại nhiều nhất, theo sau đó là giá cả với 61%, dịch vụ vận chuyển và giao nhận còn yếu với 45%, mất thông tin cá nhân với 38%.
2.1.1. Chất lượng hàng hoá Khóa luận: Thực trạng pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng.
Do các giao dịch thương mại điện tử mà người tiêu dùng thường xuyên tham gia là các giao dịch mua bán những mặt hàng tiêu dung phục vụ nhu cầu hàng ngày nên vấn đề hợp đồng người tiêu dùng thường không quá coi trọng. Hơn nữa, việc giao kết hợp đồng ở đây được làm theo trình tự người tiêu dùng đặt hàng trên website hoặc qua điện thoại rồi bên bán mới giao hàng đến tận nhà nên người tiêu dùng thường không được xem trước hàng hoá, mà chỉ xem qua ảnh minh hoạ. Điều này dẫn đến nhiều trường hợp chất lượng hàng hoá mà người tiêu dùng nhận được không giống như trong quảng cáo mà doanh nghiệp bán hàng đưa ra. Đơn cử là hai vụ việc được Cục Cạnh tranh ghi nhận trong năm 2016 vừa qua.
Thứ nhất là về vụ việc mua bảo hiểm xe máy qua trang web Hotdeal.vn. Ngày 12 tháng 5 năm 2016, Cục Quản lý cạnh tranh nhận được đơn khiếu nại của người tiêu dùng Nguyễn Th. L. về việc mua bảo hiểm xe máy qua trang web Hotdeal.vn, theo đó, ngày nhận được bảo hiểm xe máy chỉ cách ngày hết hạn 01 tuần. Người tiêu dùng sau đó đã liên hệ với Hotdeal để phản ánh tình trạng trên, tuy nhiên không được hỗ trợ từ công ty. Sau khi nhận được đơn khiếu nại, Cục Quản lý cạnh tranh đã liên hệ với Hotdeal để thông báo về khiếu nại trên, đồng thời nêu ra các quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về giao kết hợp đồng từ xa. Sau đó, Hotdeal đã thu lại bảo hiểm xe máy cũ và đổi bảo hiểm xe máy mới cho người tiêu dùng.
Thứ hai là vụ việc ngày 20 tháng 5 năm 2016, Cục Quản lý cạnh tranh nhận được đơn khiếu nại của người tiêu dùng Phạm X. V. về việc mua sản phẩm lược nhuộm tóc Tengya của Công ty TNHH Thương mại Family Shopping qua điện thoại. Theo đó, khi thực hiện giao dịch, người tiêu dùng yêu cầu công ty chứng minh nguồn gốc của sản phẩm, tuy nhiên khi nhận được sản phẩm, người tiêu dùng nhận thấy không có bất kỳ thông tin nào về nguồn gốc cũng như xuất xứ trên nhãn sản phẩm. Sau đó, người tiêu dùng yêu cầu trả lại hàng nhưng không được công ty chấp nhận. [9]
Sau khi tiếp nhận đơn khiếu nại, Cục Quản lý cạnh tranh đã liên hệ và thông báo với công ty về vụ việc, đồng thời đưa ra các quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về việc thực hiện hợp đồng giao kết từ xa. Sau đó, công ty đã đồng ý nhận lại hàng và trả lại tiền cho người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, một mặt hàng gần đây thường xuyên nhận được phản ánh từ phía người tiêu dùng đó là “quần áo online”. Mạng lưới dịch chuyển cho phép chúng ta có thể chuyển hàng từ Nam ra Bắc, hay thậm chí là đi khắp cả nước. Tuy nó mang lại lợi ích kinh tế lớn cho người bán hàng, mang lại sự thuận tiện, nhanh chóng, tiết kiệm cho người tiêu dùng nhưng nhiều khi cũng xảy ra những tình huống dở khóc dở cười. Các cửa hàng quần áo hiện nay đều có dịch vụ “ship hàng” toàn quốc. Dù là ở Lạng Sơn muốn mua hàng quần áo ở Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh, bạn ở Cà Mau muốn mua một chiếc váy ở tận Hà Nội cũng đều rất dễ dàng với đôi ba dòng tin nhắn hỏi giá cả, phí “ship”, bạn chỉ cần chuyển tiền trước, gửi số điện thoại và gửi địa chỉ nhận hàng thì trong vòng ba ngày sẽ nhận được hàng, thậm chí có chuyển trong phạm vi tỉnh thành hoặc từ Hà Nội vào Đà Nẵng hay Thành phố Hồ Chí Minh chỉ mất một ngày chờ. Loại hình này ngày nay đang cực kỳ phát triển trên các mạng xã hội, các cửa hàng quần áo, nhất là mặt hàng phục vụ cho giới trẻ mọc lên như nấm và họ lấy mạng xã hội như Facebook, Instagram làm phương tiện quảng cáo chính. Tuy nhiên, thông tin về sản phẩm thì chỉ có duy nhất những bức ảnh chụp những mặt hàng họ bán và giá đính kèm theo hàng, nhiều khi ảnh còn là ảnh lấy của cửa hàng khác chứ không thực sự là ảnh thật của mặt hàng đó. Tuy nhanh gọn là vậy nhưng đã nhiều trường hợp khách hàng nhận được hàng trong tình trạng dở khóc dở cười. Hàng mẫu được chụp trên mạng và hàng thật khách hàng nhận được lại một trời một vực, có người thì béo quá không mặc nổi, có người thì rộng thùng thình như khoác cái chăn, có những bộ quần áo mà chất xấu đến mức người ta nói quá lên một chút thì không khác gì giẻ lau. Khóa luận: Thực trạng pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng.
Thời gian cuối năm 2016, đầu năm 2017 vừa qua vừa có hàng loạt bài báo phản ánh về việc các cửa hàng online trên mạng xã hội “treo đầu dê bán thịt chó”. Theo đó, chị T., trú ở phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, Hà Nội, có đặt mua 2 bộ quần áo qua 1 shop trên facebook. Khi trao đổi qua facebook, chị T. đã nói rõ số đo cơ thể để người bán hàng tư vấn và chọn size phù hợp. Chị T. không lăn tăn về giá cả, chỉ cần hàng đẹp đúng như mẫu và mặc vừa là được. Tuy nhiên, sau khi chuyển khoản hơn 1 triệu đồng, chị T. nhận được 2 bộ quần áo không thể ních nổi vào người, và cũng không đẹp giống như mẫu. Chị gọi điện lại cho chủ shop tắt không nghe máy; nhắn tin trên facebook thì phát hiện facebook của mình đã bị shop chặn. Bức xúc về kiểu làm ăn chộp giật và không trung thực của người bán hàng, chị T lần tìm bằng được địa chỉ của người bán hàng và đồng thời báo cho lực lượng Công an đến giải quyết. Cuối cùng cô gái trẻ bán hàng lừa đảo đã phải nhận lại hàng, trả lại tiền và xin lỗi chị T. [16]
Trường hợp của chị T như đã nói bên trên vẫn còn may mắn khi lấy lại được tiền. Nhiều trường hợp khách hàng cũng chỉ biết ngậm ngùi cho qua và coi đó như một bài học cho mình. Vì sau khi nhận được đồ, đến khi ấy thắc mắc lại với chủ cửa hàng thì cũng không có tác dụng gì vì đúng là hàng giống như hình, tiền thì cũng chuyển vào tài khoản của người ta rồi. Thậm chí đối với một số cửa hàng chỉ gọi là bán online trên mạng mà không có địa chỉ cửa hàng thì họ sẵn sàng phủi trách nhiệm và chặn tin nhắn điện thoại hay trang cá nhân của khách hàng.
Như vậy, chất lượng của hàng hoá nhận được thông qua các giao dịch thương mại điện tử vẫn là một vấn đề đặt dấu hỏi lớn cho người tiêu dùng. Các cá nhân, doanh nghiệp cung ứng các loại hàng hoá, dịch vụ thông qua các giao dịch thương mại điện tử vẫn đang bất chấp pháp luật, bất chấp uy tín của mình để kiếm lợi nhuận một cách chộp giật. Làm như vậy không chỉ gây ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế về sau này của họ mà nó còn ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng với cả một mảng kinh doanh thông qua các giao dịch thương mại điện tử.
2.1.2. Thanh toán.
2.1.2.1. Quy trình thanh toán điện tử tại Việt Nam
Do đặc thù là giao dịch thương mại điện tử nên việc thanh toán chủ yếu của loại giao dịch này cũng là dùng các loại thanh toán điện tử. Thông thường, các bước cơ bản trong quy trình thanh toán điện tử khi giao dịch qua mạng gồm có:
- Khách hàng lựa chọn các sản phẩm trên website của người bán
- Phần mềm e-cart tự động tính toán giá trị và hiển thị hóa đơn/chi tiết đơn hàng trong quá trình khách hàng lựa chọn
- Khách hàng điền thông tin thanh toán (ví dụ số thẻ tín dụng, tên chủ thẻ, ngày cấp, ngày hết hạn…)
- E-cart hiển thị hóa đơn để khách hàng xác nhận
- Thông tin thanh toán được mã hóa, gửi đến ngân hàng phát hành thẻ để kiểm tra tính xác thực và khả năng thanh toán. Nếu đủ khả năng thanh toán sẽ xử lý trừ tiền trên tài khoản của người mua và chuyển tiền sang tài khoản của của người bán tại ngân hàng của người bán.
- Kết quả được gửi về cho máy chủ của người bán để xử lý chấp nhận đơn hàng hay không
- Nếu không đủ khả năng thanh toán, e-cart hiển thị thông báo không chấp nhận
- Nếu đủ khả năng thanh toán, e-cart hiển thị xác nhận đơn hàng để khách hàng lưu lại hoặc in ra làm bằng chứng sau này
- Sau đó người bán tiến hành thực hiện giao hàng.
2.1.2.2. Các loại hình thanh toán tại Việt Nam Khóa luận: Thực trạng pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng.
Các loại hình thanh toán được các công ty kinh doanh thương mại điện tử áp dụng tại Việt Nam hiện nay bao gồm:
- Thanh toán trực tuyến bằng thẻ
Thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc ghi nợ quốc tế: khách hàng sở hữu các loại thẻ mang thương hiệu Visa, Master, American Express, JCB có thể thanh toán hơn 60 website đã kết nối với cổng thanh toán OnePay.
Thanh toán bằng thẻ ghi nợ nội địa: Các chủ thẻ đa năng Đông Á và chủ thẻ Connect 24 của Vietcombank đã có thể thực hiện thanh toán trực tuyến tại các website đã kết nối với ngân hàng Đông Á và công thanh toán OnePay.
- Thanh toán qua cổng
Cổng thanh toán điện tử F@st MobiPay: là một dịch vụ nằm trong giải pháp cổng thanh toán điện tử của Ngân hàng Techcombank, cho phép khách hàng mở tài khoản tại Techcombank thanh toán hóa đơn bằng tin nhắn điện thoại gửi tới tổng đài 19001590. Trong trường hợp khách hàng e ngại về các vấn đề bảo mật, khách hàng có thể thanh toán chuyển khoản bằng hệ thống ngân hàng điện tử rất an toàn
Cổng thanh toán Đông Á: Tháng 7/2007, Ngân hàng Đông Á đã cung cấp cho các chủ thẻ đa năng Đông Á dịch vụ thanh toán trực tuyến trên kênh giao dịch “Ngân hàng Đông Á Điện tử”, cho phép chủ thẻ mua hàng tại các website đã kết nối với Ngân hàng thực hiện thanh toán trực tuyến qua kênh Internet Banking/SMS Banking/Mobile Banking.
- Thanh toán bằng ví điện tử
Sở hữu ví điện tử của Mobivi, Payoo, VnMart, khách hàng có thể thanh toán trực tuyến trên một số website đã chấp nhận ví điện tử này.
Ví điện tử Mobivi: là sản phẩm của Ngân hàng VIB và Công ty cổ phần hỗ trợ dịch vụ thanh toán Việt Phú.
Ví điện tử Payoo: là sản phẩm của Công ty cổ phần dịch vụ trực tuyến Cộng đồng Việt (Vietunion), được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định cho phép thực hiện thí điểm vào ngày 18/2/2009.
Ví điện tử VnMart: Tháng 11/2008, Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) và Công ty cổ phần giải pháp thanh toán Việt Nam (VnPay) ra mắt dịch vụ ví điện tử VnMart. Khách hàng là chủ thể E-Partner của VietinBank có thể đăng ký sử dụng dịch vụ ví điện tử VnMart để mua sắm qua mạng Internet. Chủ thể E-Partner có thể nạp tiền từ thẻ ATM của mình sang ví điện tử VnMart thông qua dịch vụ nhắn tin di động VnTopup đã được VietinBank triển khai sau khi đăng ký dịch vụ lần đầu.
Ví điện tử net Cash – PayNet: là sản phẩm của Công ty cổ phần mạng thanh toán VINA (PayNet) được công bố tháng 11/2008.
- Thanh toán bằng điện thoại di động Khóa luận: Thực trạng pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng.
Với dịch vụ này khi đi mua sắm, khách hàng không cần phải mang theo ví tiền vì các khoản chi trả sẽ được thanh toán trực tuyến thông qua điện thoại cầm tay.
Hệ thống thanh toán qua điện thoại xây dựng trên mô hình liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ: ngân hàng, các nhà cung cấp viễn thông, hệ thống tiêu dùng, người tiêu dùng.
- Trả tiền mặt khi giao hàng
Đây là hình thức được người mua hàng yêu thích hơn. Đa phần các website thương mại điện tử đều áp dụng phương thức COD (Cash on delivery) cho phép người dùng đặt hàng và nhận hàng mà không cần phải thanh toán trước. Sau khi hàng được mang đến tận tay người dùng để kiểm tra, nếu người mua hài lòng sẽ tiến hành thanh toán trực tiếp cho người giao hàng. Hình thức này được xem là hiệu quả nhất tại Việt Nam hiện nay do thương mại điện tử chưa mang lại niềm tin tuyệt đối cho người dùng.
- Chuyển khoản ngân hàng
Thông qua ATM hoặc giao dịch trực tiếp tại ngân hàng, chủ tài khoản chuyển khoản sang tài khoản của người bán một số tiền trước khi nhận hàng.
Các thức này chỉ nên thực hiện khi người mua có thể tin cậy ở người bán, thông thường khi hai bên là khách quen trên các website mua sắm hoặc người bán là một đối tác có uy tín. Phương thức này rất hữu ích trong trường hợp người mua và người bán ở cách xa nhau không thể thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, nhưng có rủi ro cho người mua, khi người bán không giao hàng hoặc giao hàng kém phẩm chất so với khi rao bán.
2.1.2.3. Bất cập trong thanh toán điện tử tại Việt Nam
Đồng nghĩa với các tiện ích nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm thời gian thì khi sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử, Người tiêu dùng có thể sẽ phải nhận những rủi ro nhất định như:
- Sao chụp thiết bị: Trong các hệ thống dựa trên thẻ, phương pháp tấn công là làm giả một thiết bị khác được chấp nhận như thiết bị thật, bao gồm cả chìa khóa giải mã, số dư và các dữ liệu khác trên thẻ. Thẻ giả sẽ có chức năng như thẻ thật nhưng chứa số dư giả mạo.
- Sửa đổi hoặc sao chép dữ liệu hoặc phần mền: Mục tiêu là thay đổi trái phép dữ liệu lưu trữ trên thiết bị của phương tiện thanh toán điện tử. Khóa luận: Thực trạng pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng.
- Lấy trộm thiết bị: Một phương pháp tấn công đơn giản là lấy trộm thiết bị của người tiêu dùng hoặc người bán và sử dụng trái phép số sư trên đó. Giá trị lưu trên thiết bị cũng có thể bị lấy trộm bằng sự tái tạo phi pháp.
- Sự cố hoạt động: các phương tiện thanh toán điện tử có thể bị sự cố ngẫu nhiên hoặc bị mất các dữ liệu lưu trên thiết bị, một chức năng nào đó ngừng hoạt động, như chức năng kế toán hoặc chức năng bảo mật, hoặc lỗi trong quá trình truyền tải, xử lý thông tin.
Trong điều kiện nhiều hacker thành thạo kỹ thuật Social Engineering tới mức họ hiểu rõ việc tạo lập các website giả mạo và cả hành vi của người dùng, dẫn dụ thành công người dùng vào việc đăng nhập tài khoản và mật khẩu, chìa khoá để vượt qua các hệ thống bảo mật. Kịch bản đơn giản nhất cho các hacker trong hàng loạt các vụ khách hàng bị “rút ruột” tài khoản là “phishing”. Để đánh lừa, hacker đã xây dựng một trang web giả mạo giống y hệt trang mà người dùng muốn truy cập. Trên thế giới, để hạn chế tối đa việc các hacker sử dụng kỹ thuật phishing, nhiều doanh nghiệp đã mua những domain vệ tinh, gần liên quan đến domain chính để tránh việc người dùng có thể gõ nhầm, hoặc nhìn nhầm domain của họ. Doanh nghiệp nước ngoài xem xét rất kỹ những vấn đề này, nhưng doanh nghiệp Việt Nam thì chưa. Có thể lấy trường hợp của Google.com, nếu gõ Gogle.com thì trang đích vẫn dẫn đến trang chủ của Google. Tương tự như vậy, trang chủ của Vietcombank là vietcombank.com.vn, tuy nhiên, chỉ cần một dấu – ở giữa các domain này cũng có thể khiến điều hướng đến trang đích bị thay đổi. Ví dụ, các hacker có thể lợi dụng những tên miền như vietcom-bank.com.vn, viet-combank.com.vn… để giả lập giao diện website của Vietcombank, dẫn dụ người dùng vào việc làm cho họ nhầm tưởng rằng, họ đang truy cập vào trang chủ của Vietcombank.
Có thể lấy vụ việc vừa xảy ra vào đầu tháng 5 năm 2016 của ngân hàng Vietcombank làm ví dụ. Theo đó, chị H.T.N.Hương (phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội), khách hàng của Vietcombank cho biết qua một đêm tài khoản của chị bị người khác chuyển đi 500 triệu đồng. Cụ thể, chỉ trong vòng 2 ngày 4-8 và 5-8, đối tượng lạ đã xâm nhập vào tài khoản của chị Hương và chuyển tiền liên tục 7 giao dịch với tổng cộng 500 triệu đồng. Theo vị khách hàng này, điều bất thường là trong những giao dịch chuyển tiền này chị đều không nhận được tin nhắn mã xác thực OTP (mã xác thực được NH gửi cho khách hàng, có hiệu lực một lần ngay thời điểm giao dịch) như thường lệ, còn thẻ ATM vẫn ở trong túi xách. Sau đó, phía ngân hàng Vietcombank đã xác nhận có vụ việc trên xảy ra và qua điều tra thì đưa ra kết luận là vị khách hàng này đã bị đối tượng lừa đảo đánh cắp thông tin tài khoản, mật khẩu thông qua một website lừa đảo, mạo danh website của Vietcombank.
Vietcombank là một ngân hàng lớn với uy tín cao tại Việt Nam mà còn xảy ra tình trạng như trên. Như vậy, người tiêu dùng cần phải cẩn trọng đối với các giao dịch thương mại điện tử của mình, đặc biệt là xem xét đến các thông tin cá nhân cũng như mã số, mật khẩu tài khoản ngân hàng.
Ngoài những rủi ro mất an toàn như phần trên, người tiêu dùng có thể gặp những loại rủi ro khác như: chi tiết giao dịch được ghi nhận lại không đầy đủ để có thể giúp giải quyết khi có tranh chấp hoặc sai sót; rủi ro nếu nhà phát hành tiền điện tử lâm vào tình trạng phá sản hoặc mất khả năng chi trả. Họ cũng có thể gặp rủi ro khi không thể hoàn tất một khoản thanh toán mặc dù có đủ tiền để thực hiện việc thanh toán, ví dụ khi thẻ tín dụng hết hạn hiệu lực, gặp trục trặc khi vận hành thiết bị ngoại vi hoặc thẻ…
2.1.3. Thông tin cá nhân Khóa luận: Thực trạng pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng.
Vấn đề lớn tiếp theo mà người tiêu dùng cũng có thể gặp phải khi sử dụng phương thức thanh toán điện tử đó là những thông tin cá nhân liên quan đến các giao dịch thanh toán bị công khai mà không có sự chấp thuận, đặc biệt khi các thông tin này bị sử dụng cho các mục đích xấu.
Do đặc thù của giao dịch thương mại điện tử là được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng, các đối tác thực hiện giao dịch mua bán, thanh toán, nhận hàng mà không cần phải gặp mặt trực tiếp, nên nhu cầu về thông tin cá nhân là rất lớn, bao gồm cả những thông tin riêng tư nhất của khách hàng. Vì vậy, đối với các giao dịch thương mại điện tử, bên cạnh các thông tin có giá trị kinh tế như thông tin về thẻ tín dụng, tài khoản của người sử dụng thì các thông tin như số điện thoại, email, địa chỉ của người tiêu dùng cũng đang dần trở thành những thứ có giá trị đối với các doanh nghiệp.
Nguyên tắc cơ bản nhất trong thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân trên môi trường mạng là phải được sự đồng ý trước của chủ thể thông tin, và việc sử dụng thông tin cá nhân phải phù hợp với mục đích đã thông báo trước.
Tuy nhiên, hiện nay, với nhiều công nghệ hiện đại như cookie, phần mềm gián điệp, định vị toàn cầu và các cơ sở dữ liệu số hóa cũng, các doanh nghiệp chuyên kinh doanh trên Internet có thể dễ dàng thu thập và xử lý thông tin cá nhân của khách hàng để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau của mình. Thậm chí, còn có một số công ty kinh doanh qua thương mại điện tử và dùng chính những thông tin khách hàng cung cấp để giao dịch mua bán hàng hoá, dịch vụ với công ty mình để bán ra ngoài kiếm lời. Một trong những hình thức vi phạm bảo vệ dữ liệu cá nhân rất phổ biến trong thời gian qua là việc thu thập địa chỉ thư điện tử cá nhân trái phép để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, từ quảng cáo trực tuyến đến bán danh sách các địa chỉ này cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu. Điều này đang gây tác động tiêu cực tới hoạt động giao dịch thương mại điện tử, gây bất lợi cho người tiêu dùng và làm giảm sút niềm tin của cộng đồng khi tham gia giao dịch thương mại điện tử.
Bởi vì còn tồn tại quá nhiều bất cập như đã nêu trên nên tại Việt Nam, hiện nay thanh toán điện tử qua mạng vẫn chưa phổ biến. Thanh toán điện tử đang được coi là một trở ngại lớn cho sự phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp thương mại điện tử phải áp dụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau, kể cả kết hợp với các phương thức truyền thống như thanh toán trực tiếp, thanh toán bằng chuyển tiền bưu điện, hoặc thanh toán qua thẻ ATM hay phát hành thẻ thanh toán trả trước. Trong đó, phương thức giao hàng và thanh toán trực tiếp vẫn là phương thức được người tiêu dùng Việt Nam yêu thích và cũng là phương thức phổ biến nhất hiện nay.
2.2. Bất cập trong các quy định pháp luật hiện nay Khóa luận: Thực trạng pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng.
Đầu tiên phải kể đến đó là các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử hiện nay còn chồng chéo. Chưa có một luật cụ thể nào về bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử hay một phần riêng biệt về bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử trong luật bảo vệ người tiêu dùng, mà tất cả các quy định về bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử đang nằm rải rác tại các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Có thể kể đến là các văn bản pháp luật như: Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ban hành ngày 16 tháng 05 năm 2013 về thương mại điện tử, Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ban hành ngày 27 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,…
Thứ hai, đi vào các quy định chi tiết thì đầu tiên phải kể đến đó là quy định về hợp đồng trong giao kết thương mại điện tử với đặc trưng cơ bản là một bên đưa ra các điều kiện và điều khoản soạn sẵn mà bên kia chỉ có quyền chấp nhận hoặc không chấp nhận mà không có quyền đàm phán, thương lượng về các điều kiện và điều khoản đó. Điều này vô hình chung đặt người tiêu dùng vào thế yếu hơn so với thương nhân, thế yếu này chủ yếu bắt nguồn từ sự bất cân xứng về vị thế của các bên trong quan hệ hợp đồng này. Hơn nữa, vì lý do bảo vệ tối đa lợi ích của mình, khi dự thảo hợp đồng trong giao dịch thương mại điện tử, thương nhân thường soạn sẵn những điều kiện và điều khoản có lợi cho mình, bất lợi cho người tiêu dùng. Chính vì vậy, khi tham gia giao kết hợp đồng trong giao dịch thương mại điện tử, người tiêu dùng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu thấu đáo các điều kiện và điều khoản đó, dẫn đến hệ quả là có những quyết định không đúng đắn khi giao kết hợp đồng.
Trên thực tế, có sự bất bình đẳng, bất cân xứng về thông tin và khả năng đàm phán, thương lượng giữa các bên, cũng như quy trình, phương thức giao kết và thực hiện hợp đồng, những yếu tố đó tạo ra bất lợi lớn cho người tiêu dùng, nhưng không phải người tiêu dùng nào cũng nắm rõ được các vấn đề nêu trên để có biện pháp hạn chế rủi ro cho mình khi giao kết và thực hiện hợp đồng. Chính vì vậy, yêu cầu từ thực tiễn đặt ra là cần phải có sự can thiệp của pháp luật để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng – bên yếu thế trong quan hệ hợp đồng giao dịch thương mại điện tử.
Theo nguyên tắc chung, đối với những hợp đồng điện tử được ký kết bằng cách các bên không trực tiếp gặp gỡ nhau, mà chỉ trao đổi thông tin qua lại bằng thư từ, quy trình tạo lập và hình thành hợp đồng bao gồm 02 giai đoạn mang nặng tính pháp lý về thủ tục, đó là: Giai đoạn đề nghị giao kết hợp đồng và giai đoạn chấp nhận giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, Luật giao dịch điện tử năm 2005 không quy định cụ thể về 02 giai đoạn này mà mới chỉ đưa ra quy định những vấn đề liên quan đến yếu tố kỹ thuật của việc trao đổi trong giao dịch điện tử gồm có: Người khởi tạo thông điệp dữ liệu – Điều 16; Thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu – Điều 17; Nhận thông điệp dữ liệu – Điều 18; Thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu – Điều 19; Gửi và nhận tự động thông điệp dữ liệu – Điều 20. Khóa luận: Thực trạng pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng.
Luật chưa đưa ra được các quy định mang tính thủ tục pháp lý liên quan đến các giai đoạn đề nghị và chấp nhận đề nghị giao dịch ký kết hợp đồng điện tử. Chính điều này đã làm phát sinh nhiều vấn đề gây khó khăn cho việc giải quyết tranh chấp nếu có sau này. Cụ thể, nội dung đề nghị giao kết hợp đồng điện tử của một bên phải chứa đựng những nội dung gì để có tính ràng buộc trách nhiệm của người gửi? Vấn đề thay đổi, rút lại hoặc hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng điện tử có gì khác so với đề nghị giao kết hợp đồng dân sự thông thường? Thế nào là một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng điện tử? Thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng điện tử được giới hạn trong thời hạn bao lâu?,… Nên đây là những bất cập trong các quy định của pháp luật nước ta về quy trình, thủ tục giao kết hợp đồng điện tử.
Đến năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử đã phần nào bù đắp được cho những thiếu sót của Luật giao dịch điện tử năm 2005 với các quy định đảm bảo được về mặt thủ tục pháp lý trong giao kết hợp đồng thương mại điện tử giữa các bên như: Đề nghị giao kết hợp đồng – Điều 17; Thông báo mời đề nghị giao kết hợp đồng – Điều 15; Trả lời đề nghị giao kết hợp đồng – Điều 19; Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng – Điều 20; Thời điểm giao kết hợp đồng khi sử dụng trên website thương mại điện tử – Điều 21; Giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử mua hàng – Điều 23. Tuy nhiên, một số quy định trong Nghị định 52/2013/NĐ-CP, như tên gọi của nó, chỉ áp dụng cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử và còn chứa nhiều bất cập.
Một là, với hợp đồng trong lĩnh vực dân sự, pháp luật về hợp đồng điện tử nói chung và giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử nói riêng vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể thực hiện quy trình và thủ tục ký kết hợp đồng điện tử.
Hai là, cách dùng từ thuật ngữ “thông báo mời đề nghị giao kết hợp đồng” tại Điều 12 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, đây là khái niệm mới có vẻ phức tạp và không phù hợp với thực tiễn giao kết hợp đồng tại Việt Nam. Thực tế cho thấy, để tiến hành giao kết hợp đồng giữa các bên, trước đó một bên hoặc cả đôi bên đã thực hiện thủ tục chào hàng tự do, nhằm giới thiệu sản phẩm, trong Bộ Luật dân sự hiện hành của nước ta qua nghiên cứu tác giả cũng không tìm thấy thuật ngữ “thông báo mời đề nghị giao kết hợp đồng”, như Nghị định 52/2013/NĐ-CP đã sử dụng thuật ngữ này.
Ba là, trong các quy định của pháp luật về ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử còn thiếu một số quy định liên quan đến điều kiện có hiệu lực của hợp đồng điện tử. Cụ thể, tại Chương IV – Giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử của Luật GDĐT, có 6 điều (từ Điều 33 đến Điều 38) quy định về: Hợp đồng điện tử; Thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử; Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử; Giao kết hợp đồng điện tử; Việc nhận, gửi, thời điểm, địa điểm nhận, gửi thông điệp dữ liệu trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử; Giá trị pháp lý của thông báo trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử. Mà không có quy định nào đề cập đến điều kiện có hiệu lực của hợp đồng điện tử; không một điều luật nào của chương này dẫn chiếu đến quy định khác về hợp đồng nói chung liên quan đến điều kiện có hiệu lực của hợp đồng điện tử. Ngoài ra, các văn bản dưới luật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hướng dẫn thi hành Luật GDĐT, cũng không quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng điện tử, cũng như không quy định các trường hợp hợp đồng điện tử bị coi là vô hiệu, hậu quả pháp lý của hợp đồng điện tử vô hiệu. Khóa luận: Thực trạng pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng.
Bốn là, trong hầu hết các văn bản luật và dưới luật liên quan đến giao dịch điện tử, hợp đồng điện tử, thương mại điện tử, chữ ký điện tử,… đều không có sự kết nối với các văn bản pháp luật trong hệ thống pháp luật của nhà nước ta về hợp đồng, giao kết hợp đồng, hợp đồng điện tử bị vô hiệu và cách giải quyết. Tác giả cho rằng, đây là những bất cập, sự không đồng bộ của quy định pháp luật về giao dịch hợp đồng điện tử nói chung và Luật giao dịch điện tử năm 2005, Nghị định 52/2013/NĐ-CP nói riêng.
Bất cập thứ ba phải kể đến đó là việc quản lý tên các website có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Điều 63 của Nghị định 52/2013/NĐ-CP cho phép Bộ Công Thương công khai trên cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử danh sách các website bị phản ánh về việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhưng không giới hạn những người có quyền phản ánh website có dấu hiệu vi phạm pháp luật và cũng không quy định chi tiết quy chế xác thực, dẫn tới rủi ro các đối thủ cạnh tranh lợi dụng phản ánh lẫn nhau.
Thứ tư là sự ràng buộc giữa các chủ thể khi thực hiện giao dịch thương mại điện tử. Theo như đã phân tích ở phần cơ sở lý thuyết, chủ thể trong giao dịch thương mại điện tử không chỉ bao gồm quan hệ giữa người mua và người bán hàng mà còn xuất hiện chủ thể thứ ba trung gian đó là chủ sở hữu các sàn giao dịch thương mại điện tử. Hiện nay, Bộ Công thương mới chỉ có Thông tư số 46/2010/TT- BCT quy định trách nhiệm của các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử, tham gia cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Song khi xảy ra tranh chấp, Thông tư lại không khẳng định chủ website phải chịu trách nhiệm. Ngay cả Cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin cũng chỉ có thể đưa ra khuyến cáo người tiêu dùng nên thận trọng khi tham gia và phát hiện, phản ánh hoạt động kinh doanh không đúng pháp luật của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử với cơ quan chức năng để xử lý.
Còn đối với hoạt động mua bán online giữa cá nhân với cá nhân, những chiêu lừa đảo trên mạng xảy ra khá nhiều và sẽ còn tiếp diễn bởi chúng ta chưa quản lý được những trang web – “chợ ảo”. Chủ các trang web – “chủ chợ” này có nguồn lợi ổn định từ việc thu phí tham gia của doanh nghiệp hoặc cá nhân đăng tải thông tin gian hàng và kinh doanh trên “chợ” của họ nên không quan tâm kiểm tra chất lượng, nguồn gốc sản phẩm… mặc dù họ có trách nhiệm yêu cầu người bán trước khi rao bán sản phẩm trên “chợ ảo”, phải xuất trình những giấy tờ bảo đảm về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm cũng như thông tin về người mua, bán cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có vi phạm. Khi xảy ra hiện tượng lừa đảo hay có tranh chấp, khiếu nại, “chủ chợ” thường né tránh việc chỉ dẫn, giúp đỡ nạn nhân truy tìm thủ phạm. Tóm lại là hoàn toàn đứng ngoài cuộc.
Thứ năm là để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, mặc dù có những vấn đề pháp luật đã quy định rất rõ ràng như nội dung hợp đồng thương mại điện tử, chất lượng hàng hoá phải đảm bảo,… nhưng các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá dịch vụ vẫn ngang nhiên vi phạm. Lí do là hầu hết các chế tài mới dừng lại ở mức phạt hành chính và mức phạt này cũng chưa đủ răn đe. Khóa luận: Thực trạng pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng.
“Theo quy định tại Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi Điều 72 Nghị định 185/2013/NĐ-CP, hành vi vi phạm về hợp đồng giao kết từ xa bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với thương nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ giao kết hợp đồng với người tiêu dùng có điều khoản không có hiệu lực theo quy định.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp là hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
- Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định tại khoản 1 và 2 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”
Hay là đối với hành vi vi phạm về thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động, mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Giả mạo hoặc sao chép giao diện website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để kiếm lợi hoặc để gây nhầm lẫn, gây mất lòng tin của khách hàng đối với thương nhân, tổ chức, cá nhân đó;
- Đánh cắp, tiết lộ, chuyển nhượng, bán các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức khác hoặc thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong thương mại điện tử khi chưa được sự đồng ý của các bên liên quan.
Đối với hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin cá nhân trong hoạt động thương mại điện tử, mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Khóa luận: Thực trạng pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng.
- Thu thập thông tin cá nhân của người tiêu dùng mà không được sự đồng ý trước của chủ thể thông tin;
- Thiết lập cơ chế mặc định buộc người tiêu dùng phải đồng ý với việc thông tin cá nhân của mình bị chia sẻ, tiết lộ hoặc sử dụng cho mục đích quảng cáo và các mục đích thương mại khác;
- Sử dụng thông tin cá nhân của người tiêu dùng không đúng với mục đích và phạm vi đã thông báo.”
Vì khoản lợi thu được từ các sai phạm này lớn hơn nhiều so với mức phạt nên các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá, dịch vụ sẵn sàng vi phạm, nộp phạt, rồi lại vi phạm. Nó trở thành một vòng luẩn quẩn mà người thiệt thòi nhất vẫn là người tiêu dùng.
Thứ sáu, là các chế tài liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng xuyên biên giới. Do cơ chế đặc biệt của giao dịch thương mại điện tử nên khoảng cách địa lý giữa các giao dịch không phải là vấn đề. Khách hàng có thể đặt sản phẩm của bất kỳ doanh nghiệp nào tại nước ngoài, thanh toán qua thẻ và nhận hàng mà không cần gặp gỡ trực tiếp. Tuy nhiên, cũng vì khoảng cách địa lý nên khi có các vấn đề xảy ra, các bên đều lúng túng không biết tìm cách nào để giải quyết. Tại “Hội thảo về tăng cường bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử giữa khu vực ASEAN và Hàn Quốc” trong hai ngày 05 và 06 tháng 9 năm 2016 vừa qua, tại Thành phố Đà Nẵng đã xác định rõ các yếu điểm chung của các nước Asean trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử bao gồm: [23]
- Không có một đạo luật cụ thể về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử.
- Không có khả năng khắc phục cho người tiêu dùng đối với các giao dịch qua biên giới, thiếu các cơ chế liên quan đến khiếu nại mua sắm trực tuyến
- Còn yếu kém trong đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng. Khóa luận: Thực trạng pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>> Khóa luận: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietthuethacsi.com/ – Hoặc Gmail: dicvuluanvanthacsi@gmail.com