Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Thực trạng tiềm năng du lịch tại làng gốm Bát Tràng hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tốt nghiệp tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh khai thác tiềm năng của làng nghề truyền thống bát tràng phục vụ phát triển du lịch dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
Nội dung chính
3.1.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và tổ chức quản lý ở Bát Tràng hiện nay.
3.1.1.1. Cơ sở hạ tầng xã hội
Đoạn đường bộ từ chân cầu Chương Dương đến làng gốm dài khoảng 10 km đã được trải nhựa nhưng còn nhỏ hẹp và hiện nay đã bị xuống cấp nặng, xuất hiện rất nhiều ổ gà tương đối khó đi. Mùa khô thì bụi, mùa mưa thì bẩn và lầy lội.
Đường làng ngõ xóm đã được bê tông hoá nhưng ngoài một số trục đường chính lớn thì các đường ngõ còn rất nhỏ, chỉ khoảng một sải tay chạy vòng vèo sâu hun hút rất khó cho việc đi lại của người dân, đặc biệt rất dễ gây ra lạc đường cho người lạ, nhất là khách du lịch.
Hệ thống cống rãnh thoát nước chưa được xây dựng một cách có quy hoạch và đồng bộ nên nước thải vẫn tràn trên mặt đường tạo ra những mùi rất khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống của người dân cũng như khách du lịch. Đặc biệt vào mùa mưa các đường ngõ thường xuyên bị ngập trong nước bẩn.
Cảng sông Hồng tại làng (trước cổng đền Mẫu) trước kia là nơi tập trung rác thải và phế liệu, nay vừa mới được tu sửa, nâng cấp thành cảng du lịch nhưng đường từ cảng lên làng vẫn rất dốc gây khó khăn cho việc đi lại. Chính vì vậy mà nó chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của làng, cũng như chưa tương xứng với tiềm năng phát triển du lịch của làng gốm Bát Tràng. Khóa luận: Thực trạng tiềm năng du lịch tại làng gốm Bát Tràng.
Bát Tràng đã xây dựng được trung tâm trưng bày giới thiệu sản phẩm gốm sứ (hay còn gọi là chợ gốm) để trưng bày, giới thiệu một cách có hệ thống và khoa học các sản phẩm của làng. Tuy nhiên, chợ gốm còn nhỏ hẹp, các hộ kinh doanh tại chợ thì mạnh ai nấy làm, chưa có sự liên kết với nhau và Ban quản lý chợ thì chủ yếu mới tập trung vào quản lý hoạt động kinh doanh, còn hoạt động quản lý thu hút khách du lịch của làng thì chưa thật sự hiệu quả.
Hiện tại, Bát Tràng đã có một bãi đỗ xe chung cho cả làng, đó chính là bãi đỗ xe đối diện với chợ gốm của làng, nhưng đây vừa là điểm đỗ xe buýt (tuyến xe 47), vừa là bãi đỗ xe của các xe du lịch, xe của khách, xe trâu phục vụ du khách tham quan quang cảnh làng, cũng như xe của các hộ kinh doanh trong chợ. Mặt khác, quy mô của bãi đỗ xe còn quá nhỏ bé. Vào những ngày du lịch cao điểm như ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ, tết, bãi xe luôn trong tình trạng quá tải. Cách quản lý, tổ chức, sắp xếp tại bãi đỗ xe cũng chưa khoa học.
Hiện nay, Bát Tràng đã có hơn 300 doanh nghiệp và hơn 200 cơ sở sản xuất, kinh doanh. Nhưng các xưởng sản xuất còn nhỏ bé, đơn điệu thiếu quy hoạch trong tổ chức sản xuất, tiêu thụ và giới thiệu sản phẩm tới khách hàng. Thường các cơ sở sản xuất này cũng là nơi ăn, ở và sinh hoạt của các hộ gia đình. Vì vậy vừa không đảm bảo cho đời sống của người dân, vừa thiếu không gian phục vụ cho sản xuất, kinh doanh. Công nghệ cho sản xuất gốm tại làng còn lạc hậu, chủ yếu là các kĩ thuật thủ công, dù đã có sự ứng dụng của các thiết bị máy móc hiện đại song không đáng kể.
Hệ thống thông tin liên lạc của làng nghề tương đối phát triển, hầu hết các gia đình đều có điện thoại cố định để liên lạc, tỉ lệ người dân dùng điện thoại di động cũng khá nhiều nhưng hệ thống thông tin liên lạc công cộng của điểm du lịch này chưa phát triển. Cả xã Bát Tràng chỉ có một điểm bưu điện xã, chưa có điểm truy cập internet công cộng nào, chưa có hệ thống các trạm điện thoại công cộng.
Cả xã Bát Tràng mới có một trung tâm y tế là trạm y tế xã. Ở làng nghề Bát Tràng hiện nay chưa có một trung tâm y tế khám chữa bệnh nào tư nhân, chỉ có một vài hiệu thuốc do tư nhân mở chưa thật sự phục vụ được nhu cầu của người dân và khách du lịch.
Có thể bạn quan tâm:
===>>> Bảng Giá Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Du Lịch
3.1.1.2. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật du lịch
Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch còn rất yếu kém. Tại đây chỉ có duy nhất cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Nhưng dịch vụ phục vụ ăn uống ở đây chỉ có nhà hàng Lan Anh là có đủ khả năng phục vụ các đoàn khách du lịch và tối đa cũng chỉ được khoảng 100 khách một lúc. Còn một số cửa hàng ăn uống khác như cửa hàng “Phở 139” thì chỉ phục vụ các khách lẻ và người dân trong làng. Bên cạnh đó, chất lượng phục vụ và trình độ chuyên môn của nhân viên ở nhà hàng còn thấp.
Còn cơ sở lưu trú và các sơ sở hạ tầng phục vụ vui chơi giải trí thì chưa có. Nhiều khi khách muốn tham quan tìm hiểu sâu hơn về làng cần phải lưu trú nhưng họ lại phải lặn lội hơn 10 km về thành phố Hà Nội để lưu trú mà không thể lưu trú tại làng. Mặt khác, một số khách đến đây ngoài mục đích chính là tham quan, mua sắm, nghiên cứu tìm hiểu, họ cũng có các nhu cầu khác về vui chơi giải trí nhưng Bát Tràng chưa hề có những cơ sở phục vụ nhu cầu này của khách.
Hạ tầng cơ sở du lịch là một trong những điểm hạn chế lớn của Bát Tràng cần phải khắc phục ngay để thu hút và phát triển du lịch.
3.1.2. Thực trạng về môi trường du lịch Khóa luận: Thực trạng tiềm năng du lịch tại làng gốm Bát Tràng.
Làng gốm phát triển cũng làm nảy sinh nhiều bức xúc, đặc biệt là ô nhiễm môi trường. Trên địa bàn làng gốm Bát Tràng hiện còn có hơn 1000 lò nung các loại đang hoạt động. Mỗi năm, làng gốm Bát Tràng tiêu thụ khoảng 70.000 tấn than và 100.000 tấn đất vật liệu để sản xuất các sản phẩm gốm sứ. Quá trình sản xuất này đã thải ra khoảng 130 tấn bụi/năm, và làm rơi vãi, loại bỏ khoảng 225 tấn đất vật liệu và than. Các lò nung của Bát Tràng còn thải ra ngoài khoảng 6.800 tấn tro, xỉ/năm. Thêm vào đó, khói từ than và gỗ đốt lò đã gây ô nhiễm nghiêm trọng không khí trong làng. Môi trường ở làng gốm Bát Tràng đang bị ô nhiễm khá nặng nề. Theo thông tin mới đây trên trang web www.monre.gov. của Cục bảo vệ môi trường – Bộ tài nguyên và môi trường, lượng chất thải sinh ra như xỉ than, bụi và các khí độc hại như SO2, CO2, NO2… ở làng gốm Bát Tràng hiện nay đều vượt xa mức cho phép. Nồng độ các chất độc hại lớn hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,8 đến 2 lần. Xỉ phế thải thành từng đống, lấn cả đường đi, gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của người dân, mà theo khảo sát gần đây với 223 người dân làng gốm Bát Tràng thì 76 người mắc bệnh hô hấp và 23 người nhiễm bệnh lao phổi. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho du lịch ở đây chưa thật sự thu hút được khách du lịch. Tuy nhiên hiện nay tại làng nhiều cơ sở sản xuất đã chuyển từ lò than sang các lò gas để nung gốm, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do các lò than gây ra. Hi vọng trong thời gian sớm nhất, sẽ có nhiều lò gas được sử dụng để giảm thiểu tối đa lượng khí thải độc hại, đem lại môi trường trong sạch hơn cho làng nghề.
Bên cạnh đó, đến Bát Tràng hiện nay có thể thấy rằng không gian xanh của làng hầu như không có. Chính điều này cũng là một trong những nhân tố để cùng với nhiệt độ của các lò nung gốm toả ra làm cho nhiệt độ trung bình của làng lúc nào cũng cao hơn nhiệt độ trung bình của môi trường tự nhiên từ 2 đến 3 độ C.
Một thực tế rằng Bát Tràng hiện nay rất thiếu không gian, cảnh quan môi trường của một làng quê. Khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế không chỉ đến đây để tham quan làng nghề một cách đơn thuần, mà họ còn muốn tránh xa không khí ồn ào, náo nhiệt của các đô thị phát triển để thư giãn trong không khí tĩnh lặng, không khí thanh bình của cảnh làng quê. Thế nhưng đến với Bát Tràng hôm nay họ chỉ thấy nhà cửa san sát, ngõ ngách rất nhỏ, lại lầy lội, bụi bẩn. Không khí trong lành, tĩnh lặng và yên bình của một làng quê nay được thay bằng không khí hối hả, tấp nập của một đô thị. Điều này có lẽ sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh một làng quê Việt truyền thống. Khóa luận: Thực trạng tiềm năng du lịch tại làng gốm Bát Tràng.
3.1.3. Thực trạng về nguồn nhân lực
Các nghệ nhân của làng: làng gốm Bát Tràn hiện nay có khoảng 14 – 15 người được Nhà nước phong danh hiệu nghệ nhân, như nghệ nhân Lê Quang Chiến, Lê Văn Cam, Lê Minh Châu, Trần Độ, Lê Xuân Phổ… Trong số những nghệ nhân này, có những nghệ nhân tuổi đời còn rất trẻ như nghệ nhân Lê Xuân Phổ nhưng với lòng yêu nghề, nhiệt huyết tuổi trẻ đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo ra những sản phẩm gốm độc đáo, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy những giá trị tinh hoa của gốm sứ Bát Tràng để sản phẩm Bát Tràng ngày càng vươn xa hơn nữa.
Đội ngũ thợ lành nghề của làng tương đối đông đảo. Ngoài những lao động trong làng thì Bát Tràng còn có một lực lượng lao động từ các địa phương khác tới làm việc khoảng 3000 – 5000 người. Nhưng hiện nay có một thực trạng đáng báo động đối với làng gốm Bát Tràng là đội ngũ thợ thủ công lành nghề là người dân làng ngày càng ít đi, và thay vào đó là những người từ nơi khác đến học việc và trở thành thợ tại làng.
Nguồn nhân lực để phát triển du lịch còn mỏng và yếu, đặc biệt là đội ngũ cán bộ nhân viên phục vụ trực tiếp cho ngành du lịch như cán bộ quản lý du lịch, hướng dẫn viên du lịch. Các hướng dẫn viên tại điểm ở Bát Tràng có hiểu biết chưa sâu về làng nghề, cách giải thích vòng vo khiến cho du khách chưa thể có cái nhìn toàn diện về những giá trị đích thực của làng nghề. Hiện nay, làng gốm Bát Tràng chưa có một cán bộ nào được đào tạo qua trường lớp, có chuyên môn nghiệp vụ về du lịch, chỉ mới có một vài con em trong làng theo học chuyên ngành du lịch, được đào tạo chính quy, có chuyên môn nghiệp vụ nhưng lại không về công tác, phục vụ tại làng.
3.1.4. Hoạt động quảng bá để thu hút khách du lịch đến với làng nghề Khóa luận: Thực trạng tiềm năng du lịch tại làng gốm Bát Tràng.
Bát Tràng đã xây dựng được một số trang web giới thiệu, quảng bá về thương hiệu gốm Bát Tràng cũng như hình ảnh của làng tới du khách trong và ngoài nước. Làng đã có biểu tượng, logo riêng cho gốm sứ Bát Tràng. Xây dựng được thương hiệu gốm trong lòng bạn bè trong nước cũng như quốc tế. Nhưng các trang web về Bát Tràng nội dung chưa phong phú, đa dạng. Hầu hết đây mới chỉ là những trang web của các cơ sở kinh doanh tư nhân lập ra để quảng cáo cho công ty mình, cho các sản phẩm của mình chứ gần như không nói gì đến làng nghề và quảng bá giới thiệu du lịch làng nghề. Có duy nhất trang: www.battrang.in là trang thông tin chung của cả làng nhưng thông tin còn quá sơ sài, đặc biệt là những thông tin về du lịch. Chưa có một ấn phẩm sách, báo, tạp chí nào cụ thể và đầy đủ thông tin để giới thiệu về Bát Tràng cho du khách cũng như những người quan tâm muốn tìm hiểu về làng gốm Bát Tràng.
Bát Tràng đã tham gia rất nhiều cuộc hội chợ, triển lãm về hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong nước cũng như ở nước ngoài. Và đã được công nhận là một trong những làng nghề thủ công truyền thống tiêu biểu của Việt Nam. Đặc biệt, là cuộc triển lãm các sản phẩm thủ công truyền thống của Việt Nam tại Hoàng Thành Thăng Long vừa diễn ra từ ngày 29/4 đến 4/5/2008 nhân dịp chuẩn bị kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội. Qua các cuộc hội chợ, triển lãm này, du khách biết được nhiều hơn về làng gốm Bát Tràng cũng như sản phẩm gốm Bát Tràng.
Bát Tràng đã xây dựng được những không gian riêng cho du khách có thể tìm hiểu về gốm Bát Tràng, đó chính là các xưởng sản xuất gốm trong làng và cả một hội trường tầng 2 của chợ gốm được xây dựng dành riêng cho du khách, để du khách có thể tự mình thử tài làm một thợ gốm với một số khâu khác nhau của quá trình làm gốm từ vuốt nặn đến tô vẽ sản phẩm gốm.
Tại Bát Tràng đã có được một bảo tàng gốm tư nhân – bảo tàng gốm Vạn Vân. Bảo tàng vừa mang ý nghĩa lịch sử, vừa mang ý nghĩa tâm linh góp phần lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống. Đây là một việc làm vô cùng có ý nghĩa để du lịch làng gốm Bát Tràng có thể phát triển lâu dài. Khóa luận: Thực trạng tiềm năng du lịch tại làng gốm Bát Tràng.
Tại Bát Tràng đã bắt đầu có sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và người dân trong hoạt động du lịch. Đặc biệt là ý thức của người dân trong việc phát triển du lịch, đó là thái độ niềm nở, thân thiện đối với du khách. Tuy nhiên, theo nhận xét của các chuyên gia du lịch, người dân Bát Tràng mới chỉ quan tâm đến việc bán sản phẩm hàng hoá của làng nghề cho khách, mà chưa quan tâm đến việc thu hút khách từ chính hoạt động tạo ra sản phẩm của làng nghề. Nói cách khác, người dân dường như chú ý đến sinh kế hơn là bảo tồn di sản văn hoá và thiếu hẳn công nghệ tạo sản phẩm du lịch để tạo nên những tour hấp dẫn.
Trong tổ chức, quản lý và quy hoạch phát triển du lịch, các cán bộ phụ trách về du lịch tại đây hầu như chưa có chuyên môn về quản lý cũng như các nghiệp vụ du lịch khác.
Một trong số những yếu tố góp phần tạo nên sự thành công của loại hình du lịch làng nghề là các công ty lữ hành. Nhưng Bát Tràng chưa thật sự có những hoạt động liên doanh, liên kết với các công ty lữ hành trong việc sắp xếp, tổ chức các chương trình du lịch đến với làng gốm. Hầu hết các công ty lữ hành đều khai thác du lịch làng gốm theo kiểu hời hợt, dẫn khách đến mua sắm để kiếm tiền hoa hồng là chính, mà chưa nghiên cứu, đầu tư, khai thác một cách khoa học, bài bản để tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, giàu hàm lượng văn hoá. Những hướng dẫn viên theo đoàn của các công ty thường có kiến thức rất sơ sài về làng gốm, với cách giải thích vòng vo đôi khi tạo cho du khách những hiểu biết không đầy đủ về làng, về nghề gốm ở đây.
Việc kết hợp giữa làng gốm Bát Tràng và các điểm tham quan du lịch phụ cận đã được thiết lập nhưng chưa được xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá mạnh, chưa nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các công ty lữ hành nên việc xây dựng các tour, tuyến vẫn còn rất manh mún, nhỏ lẻ.
3.1.5. Du khách đến với làng nghề Bát Tràng
Nhiều du khách nhiều lần đến làng gốm Bát Tràng đều bị ấn tượng bởi những bờ tường cổ kính trát đen than, những bàn tay thợ cả, những lò gốm lửa hồng…Và đặc biệt điều khiến cho du khách không khỏi ngỡ ngàng là đi đâu cũng thấy gốm. Cả làng Bát Tràng làm nghề gốm, trên con đường đê phủ bụi và nắng, thấp thoáng từ đâu đó một tấm biển chỉ dẫn “Làng Bát Tràng”, và chỉ cần rẽ vào con đường đó là chúng ta sẽ thấy một thế giới khác – một thế giới với đủ màu sắc và hình thù của những sản phẩm gốm. Khóa luận: Thực trạng tiềm năng du lịch tại làng gốm Bát Tràng.
Có lẽ cũng bởi một điều giản dị đó mà du khách đến với Hà Nội ít ai lại không ghé qua một lần thăm làng gốm Bát Tràng. Ông Phùng Văn Hữu – trưởng Ban quản lý chợ gốm Bát Tràng cho biết, trung bình hàng tháng, chợ gốm Bát Tràng đón 25 – 30 nghìn lượt khách trong nước, 5 – 6 nghìn lượt khách quốc tế. Mặc dù năm 2009 được coi là năm khó khăn của nền kinh tế, nhiều làng nghề đều rơi vào hoàn cảnh khó khăn, sản xuất giảm sút, nhưng tại khu vực chợ gốm Bát Tràng, khách đến tham quan vẫn khá tấp nập, cho dù không phải là ngày cuối tuần. Từ khách nội thành đến khách du lịch ở các tỉnh khác, và tất nhiên, không thể vắng những du khách nước ngoài. Chị Nga, một người bán hàng tại khu vực chợ gốm Bát Tràng cho biết: “Lượng khách đến tham quan chợ gốm từ Tết ra đến giờ vẫn đông lắm, cả khách nước ngoài, khách các nơi khác đến, rồi học sinh, sinh viên các trường đại học cũng đi xe bus đến”.
Năm 2007, lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt hơn 3,35 triệu lượt, tăng 15% so với cùng kì năm 2006. Trong đó lượng khách quốc tế đạt hơn 650.000 lượt, tăng 14% so với cùng kì năm trước. Tuy nhiên trong năm 2009 – 2010, lượng khách quốc tế vào Hà Nội giảm 20% so với cùng kì năm 2008, khách nội địa đến Hà Nội tăng 3,1%.
Được biết lượng khách du lịch Hà Nội chiếm 1/3 tổng lượng khách của cả nước. Số lượng khách đến Hà Nội giảm mạnh trong thời gian qua nằm trong tình trạng chung mà toàn ngành du lịch đang phải đối mặt trước ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và dịch cúm A/H1N1. Tuy nhiên trong năm 2010, cùng với sự kiện kỉ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long, năm du lịch quốc gia 2010 tại Hà Nội sẽ là cơ hội tốt để quảng bá du lịch Hà Nội “An toàn, văn minh, thân thiện” với bề dày lịch sử đến bạn bè quốc tế. Ngành du lịch Hà Nội hi vọng sẽ đón lượng lớn khách du lịch quốc tế trong dịp này. Và đây cũng là cơ hội để quảng bá hình ảnh các làng nghề truyền thống của Hà Nội, mà làng gốm Bát Tràng là một địa danh không thể bỏ qua.
Những năm gần đây, trong số khách quốc tế đến Hà Nội thì lượng khách đến với Bát Tràng chiếm khoảng 6 – 7%. Mỗi năm làng gốm Bát Tràng đón khoảng 6000 – 7000 khách quốc tế đến đây để chiêm ngưỡng các sản phẩm và thực hiện các giao dịch thương mại với các nhà sản xuất và người bán lẻ. Và hàng vạn khách du lịch nội địa đến đây tham quan mua sắm, nghiên cứu, tìm hiểu.
Khách đến với Bát Tràng cũng vô cùng phong phú và đa dạng với nhiều mục đích khác nhau. Khách nội địa chủ yếu là học sinh, sinh viên; các chuyên gia, nhà nghiên cứu tìm hiểu về gốm Bát Tràng chiếm khoảng 60% và các doanh nhân, một số khách đến tham quan, mua sắm đơn thuần chiếm 40%. Khóa luận: Thực trạng tiềm năng du lịch tại làng gốm Bát Tràng.
Khách quốc tế đến với Hà Nội chủ yếu là khách châu Á, đứng đầu là khách Trung Quốc, chiếm tỷ trọng khoảng 12%, tiếp đến là khách Hàn Quốc 11%, Pháp 9,8% và ít nhất là khách châu Phi với chưa đến 1%. Khách quốc tế đến đây cũng với nhiều mục đích khác nhau là tham quan mua sắm đơn thuần chiếm 85%, và lượng khách đến tham quan tìm hiểu, đặt quan hệ làm ăn bằng các đơn đặt hàng chiếm khoảng 25%.
Tuỳ vào mục đích của khách mà họ có thể đến và lưu lại tại Bát Tràng với thời gian dài ngắn khác nhau. Du khách hay đến với Bát Tràng vào dịp cuối tuần, các ngày lễ, tết và thường tham quan trong vòng một ngày, thỉnh thoảng sẽ có khách lưu lại tham quan Bát Tràng hai ngày (số này rất ít, không đáng kể).
3.1.6. Các loại hình du lịch được khai thác tại Bát Tràng
3.1.6.1. Những hoạt động chính trong các chương trình du lịch làng gốm Bát Tràng
Tham quan đình, chùa, đền và văn chỉ của làng: khi tham quan tại các công trình di tích này du khách sẽ được nghe hướng dẫn viên thuyết minh cung cấp những thông tin về lịch sử hình thành và phát triển của làng cũng như của nghề, những bước đi trong tiến trình lịch sử của làng. Đồng thời sẽ được nghe giới thiệu những nét khái quát chung nhất về các công trình lịch sử này. Du khách sẽ được tự mình quan sát, ngắm nhìn kiến trúc, cách bài trí trong các công trình kiến trúc để phần nào hiểu được các giá trị lịch sử, văn hoá, tâm linh tinh thần mà nó mang trong mình.
Tham quan các cơ sở sản xuất, kinh doanh gốm: du khách sẽ được tham quan các xưởng sản xuất, trực tiếp quan sát quá trình làm gốm, giao lưu với các nghệ nhân, tham gia vào một công đoạn nào đó để tạo ra sản phẩm cho chính mình.
Tham quan mua sắm tại chợ gốm: du khách sẽ được thoả sức quan sát, chiêm ngưỡng và mua sắm các sản phẩm theo ý thích.
3.1.6.2. Những hoạt động tạo hứng thú cho du khách Khóa luận: Thực trạng tiềm năng du lịch tại làng gốm Bát Tràng.
Trong các chương trình du lịch đến với Bát Tràng đã được đưa vào khai thác thì theo cách đánh giá và nhận xét của đa số du khách cho thấy các hoạt động tạo được hứng thú cho họ là: hoạt động tham quan các cơ sở sản xuất gốm, hoạt động mua sắm tại chợ gốm và hoạt động tham quan quang cảnh làng trên những chiếc xe trâu.
Tham quan cơ sở sản xuất gốm: sở dĩ hoạt động tham quan các cơ sở sản xuất gốm gây được hứng thú cho du khách vì tại đây họ được nghe giới thiệu, thuyết minh về toàn bộ quy trình sản xuất gốm; được tận mắt quan sát các khâu khác nhau của quá trình tạo ra một sản phẩm; được ngắm nhìn các sản phẩm thô chưa qua quá trình nung; được giao lưu, trò chuyện, trao đổi trực tiếp với những nghệ nhân nổi tiếng, giàu kinh nghiệm trong nghề. Và điều đặc biệt nhất là du khách sẽ được tự mình tham gia vào một công đoạn nào đó trong quá trình làm ra một sản phẩm gốm. Họ có thể tự do thể hiện tài năng, óc sáng tạo cùng với trí tưởng tượng của bản thân trên sản phẩm của mình. Họ sẽ có cơ hội tự mình thử làm một thợ gốm thực thụ tại các xưởng gốm ở Bát Tràng, có thể là thợ vẽ gốm, cũng có thể là thợ nặn gốm. Các sản phẩm đó sẽ được nhà lò cho vào nung cho du khách, thời gian nung nếu vượt quá thời gian thăm viếng của du khách thì sản phẩm đó sẽ được gửi lại cho du khách thông qua đường bưu điện. Và thường các sản phẩm có sự tham gia của du khách sẽ được bán lại cho họ với giá chỉ bằng một nửa giá của sản phẩm nếu du khách mua sản phẩm. Sự thú vị này chỉ có thể tìm thấy khi bạn đến thăm làng gốm Bát Tràng.
Đây là một trong những yếu tố để thu hút khách du lịch của các làng nghề thủ công truyền thống nói chung và của làng gốm Bát Tràng nói riêng. Vì du khách không chỉ muốn được quan sát ngắm nhìn đơn thuần mà họ còn có mong muốn được hoà mình vào không khí làm việc, được thử cảm giác một lần làm thợ, từ đó họ sẽ phần nào hiểu được những giá trị ẩn chứa bên trong mỗi sản phẩm. Việc này không chỉ tạo hứng thú cho du khách mà còn giúp họ hiểu được ý nghĩa của sản phẩm, cảm nhận tâm hồn, tình cảm và tài hoa của người thợ gốm Bát Tràng.
Bên cạnh đó, hoạt động tham quan mua sắm tại chợ gốm cũng tạo cho du khách nhiều hứng thú vì sau khi xem sản xuất gốm tại các cơ sở, tự tay làm gốm, được ngắm các sản phẩm thô, thì sau khi tham quan chợ gốm, họ được ngắm nhìn, chiêm ngưỡng những sản phẩm gốm hoàn thiện để cảm nhận sự khác nhau giữa gốm thô và gốm sau khi đã hoàn thành. Đồng thời tại đây du khách sẽ được tham quan tất cả các sản phẩm gốm với đủ kích cỡ, chủng loại khác nhau, từ những chiếc bình gốm cao to, đắt tiền đến những sản phẩm cầu kì, độc đáo, những chiếc vòng đeo tay, đeo cổ xinh xắn làm quà lưu niệm. Từ đó họ có thể chọn mua cho mình, cho người thân, bạn bè những sản phẩm gốm mà họ ưng ý, có ý nghĩa và hợp với túi tiền của mình, với giá cả phải chăng và hàng hoá đảm bảo chất lượng. Khóa luận: Thực trạng tiềm năng du lịch tại làng gốm Bát Tràng.
Đặc biệt là có một hoạt động du lịch mới được đưa vào khai thác từ cuối năm 2006 đầu năm 2007 gây được hứng thú cho du khách, đặc biệt là du khách quốc tế. Chỉ mất không quá 1giờ đồng hồ cùng với 45000 Vnd, bạn đã có thể trở thành vị khách của một tour du lịch “độc nhất vô nhị” tại Việt Nam: cưỡi xe trâu khám phá cuộc sống làng nghề ở làng gốm Bát Tràng.
Ngồi trên chiếc xe trâu đủng đỉnh vòng quanh làng gốm Bát Tràng, ngắm những cửa hàng trưng bày sản phẩm… du khác sẽ được đắm mình trong thế giới thanh bình của một làng quê ngoại thành Hà Nội. Xe trâu du lịch xuất hiện ở Bát Tràng trong mấy năm trở lại đây, với mong muốn tạo ấn tượng mới lạ mà lại giữ được nét dân dã, thôn quê để thu hút khách tham quan làng gốm, nhất là du khách nước ngoài. Đây là ý tưởng của ông Nguyễn Mạnh Hùng – giám đốc công ty gốm sứ Minh Hải.
Mỗi chiếc xe trâu thường chở từ 10 đến 12 người/lượt. Điểm xuất phát hành trình du lịch được bắt đầu từ Uỷ ban nhân dân xã, rồi vòng quanh làng, thăm lò gốm cổ, các cửa hàng trưng bày sản phẩm cùng một số di tích lịch sử…
Khác với các phương tiện du lịch bằng động cơ, đi xe trâu mang những nét riêng bởi từng bước đi chậm rãi, túc tắc, đủng đỉnh, thơ thẩn chẳng vội vàng như ru hồn lữ khách về với cội nguồn của chốn tĩnh lặng, yên bình.
Ngồi trên xe trâu, buông tầm mắt ngắm những con ngõ nhỏ hút sâu của làng gốm, ngắm những bờ tường gạch rêu phong dãi dầu mưa nắng… lòng người bỗng nhiên thấy hoài cổ, thấy nhớ và yêu da diết làng quê Việt.
Gần đây lượng khách đến với Bát Tràng và có nhu cầu dạo quanh làng gốm bằng xe trâu ngày một đông lên từ tháng 3/2008. Công ty du lịch Minh Hương (thôn Giang Cao) đã cho ra đời thêm hai xe trâu mới, lấy điểm xuất phát là chợ gốm Bát Tràng. Nếu du khách đến làng Bát Tràng thì sẽ đi xe trâu của công ty Minh Hải, còn nếu đến chợ gốm Bát Tràng – thôn Giang Cao thì sẽ đi xe trâu của công ty Minh Hương. Vì là trâu làm du lịch nên khâu tìm kiếm, lựa chọn phải rất kĩ càng, công phu.
Tiêu chuẩn lựa chọn đầu tiên phải là trâu mộng to khoẻ, thuần tính, nước da đen bóng, cặp sừng cong dài, hình thức ưa nhìn… Chế độ ăn uống của những chú trâu làm du lịch cũng đặc biệt hơn nhiều so với các chú trâu thông thường: ngoài ăn cỏ, chúng còn được ăn thêm cám, cháo, ngô, mía… Khóa luận: Thực trạng tiềm năng du lịch tại làng gốm Bát Tràng.
Anh Trung, người lái xe trâu và cũng là người chăm sóc chính cho hai chú trâu của công ty Minh Hương cho biết: “Để huấn luyện cho các chú trâu du lịch thuộc lòng đường đi, nước bước trong làng, người lái xe đã phải dắt trâu đi đi lại lại theo một lộ trình đã định sẵn ròng rã cả tháng trời. Không những thế, vừa đi, người lái xe vừa phải vỗ về, trò chuyện với trâu như người bạn”. Để trâu biết nghe lời bằng ngôn ngữ của con người, các chủ xe phải rất kiên trì để dạy trâu. Công đoạn này cũng giống như kiểu huấn luyện cho trâu đi cày quen với ngôn ngữ “vắt” là đi vào, “diệt” là đi ra vậy.
Trâu có đặc điểm là mùi rất hôi, khó chịu nên cứ sau một, hai lượt chở khách, người lái xe lại phải tắm rửa, lau khô rồi xức nước hoa cho trâu thật cẩn thận. Những lúc rảnh rỗi, thưa khách, bốn chú trâu “sứ giả du lịch” ở Bát Tràng lại được tự do lên triền đê đầu làng nhấn nha gặm cỏ.
Nếu so sánh với một vài loại phương tiện du lịch đặc sắc khác như xe ngựa ở Nha Trang, Đà Lạt; xe xích lô ở Hà Nội, Huế; xe lam ở Đồng bằng sông Cửu Long… thì xe trâu có nhiều điểm thú vị riêng, đặc biệt đối với du khách nước ngoài. Một du khách Nhật Bản cho biết: “Đi xe trâu rất thong dong, cứ như mình đang thả bộ vậy”. Theo một tour du lịch xe trâu, du khách chỉ phải trả tiền trọn gói một lần và thoải mái vào các xưởng gốm, các nhà cổ, nhà trưng bày, chợ… khi khách muốn dừng lại ở đâu, chủ xe sẽ dừng lại chờ ở đó, bao lâu cũng được.
Một phần cũng nhờ có du lịch xe trâu mà đời sống người dân được cải thiện rõ rệt. ông Nguyễn Hưng – “tài xế xộ trâu” làng gốm Bát Tràng cho biết: “Nhờ nó mà mình có công ăn việc làm, một ngày Ban quản lý khu du lịch làng nghề trả công 100.000 đồng cả chi phí chăm sóc”. Lầm lũi, chịu khó, trâu là “thợ cày” truyền thống, là “công nông tự chế”, là tư liệu sản xuất không thể thiếu đối với con người.
Hoạt động du lịch bằng xe trâu đã và đang thu hút được sự chú ý lớn của du khách. 100% khách quốc tế đến đây đều tham gia vào hoạt động này. Những chiếc xe trâu sẽ tạo cảm giác mới lạ, tò mò đối với du khách nước ngoài – những người chỉ quen với những phương tiện tốc độ cao.
3.1.6.3. Những loại hình du lịch chính tại Bát Tràng Khóa luận: Thực trạng tiềm năng du lịch tại làng gốm Bát Tràng.
Du lịch tham quan làng gốm cổ đơn thuần.
Du lịch tham quan mua sắm tại làng gốm Bát Tràng.
Kết hợp tham quan mua sắm tại làng gốm Bát Tràng với việc tham quan một số công trình di tích lịch sử ở các vùng phụ cận.
Du lịch tham quan tìm hiểu, nghiên cứu về làng gốm và nghề gốm Bát Tràng.
Bát Tràng được đưa vào khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch với các chương trình du lịch có thể là độc lập, co thể là kết hợp với các điểm tham quan phụ cận chủ yếu là các điểm du lịch văn hoá, đã và đang thu hút được ngày càng nhiều khách du lịch đến với Bát Tràng, góp phần không nhỏ vào việc làm thay đổi diện mạo của làng nghề. Trong tương lai hi vọng sẽ có nhiều chương trình du lịch mới hấp dẫn và lôi cuốn du khách đến với làng gốm Bát Tràng hơn nữa.
3.1.6.4. Một số chương trình du lịch được khai thác tại làng gốm Bát Tràng
Chương trình 1: Hà Nội – Làng gốm Bát Tràng – Làng tranh Đông Hồ – Chùa Bút Tháp – Hà Nội (1 ngày)
- 08h00: xe đón khách tại điểm hẹn đi Bát Tràng
- 09h00: khách tham quan các xưởng sản xuất, giao lưu với các nghệ nhân gốm của làng, mua sắm tại chợ gốm Bát Tràng.
- 11h30: nghỉ ngơi và ăn trưa tại làng
- 13h00: khởi hành đi tham quan làng tranh Đông Hồ, sau đó tham quan chùa Bút Tháp – một trong những ngôi chùa cổ nhất của Việt Nam.
- 15h30: lên xe trở về Hà Nội, kết thúc chương trình du lịch.
Chương trình 2: Hà Nội – đền Dầm – đền Đại Lộ (Hà Tây cũ) – đền Chử
- Đồng Tử (Hưng Yên) – Hà Nội (1 ngày)
- 07h30: tàu đón khách tại 42 Chương Dương Độ đưa khách đi tham quan.
- 08h30: quý khách lên bờ tham quan đền Dầm – đền Đại Lộ.
- 10h45: quý khách trở lại tàu tiếp tục xuôi dòng sông Hồng.
- 11h15: tham quan đền Chử Đồng Tử
- 12h00: trở lại tàu, ngược dòng sông Hồng và ăn trưa trên tàu.
- 14h20: tham quan làng gốm Bát Tràng và mua sắm đồ lưu niệm.
- 15h30: lên tàu trở về Hà Nội
Chương trình 3: Đình Chèm – chùa Bồ Đề – Bát Tràng (1 ngày).
- 08h00: tàu rời bến đưa quý khách ngược dong sông Hồng.
- 10h00: tham quan đình Chèm – nơi thờ Lý Ông Trọng.
- 11h30: quý khách ăn trưa trên tàu.
- 12h40: quý khách tham quan chùa Bồ Đề (Gia Lâm)
- 14h30: tham quan làng gốm Bát Tràng
- 16h30: quý khách lên tàu trở về Hà Nội
Chương trình 4: Hà Nội – Bát Tràng – Hà Nội ( 1 ngày)
- 07h45: xe và hướng dẫn viên đón khách tại điểm hẹn đi Bát Tràng.
- 08h15: tham quan quang cảnh làng gốm bằng xe trâu.
- 08h45: tham quan đình làng
- 09h30: tham quan chùa.
- 10h00: tham quan cơ sở sản xuất và phòng trưng bày sản phẩm.
- 111h45: nghỉ ngơi và ăn trưa tại nhà hàng Lan Anh.
- 13h30: tham quan và mua sắm tại chợ gốm.
- 16h00: lên xe trở về Hà Nội.
- 16h45: trả khách tại điểm hẹn, kết thúc chương trình.
Chương trình 5: Làng gỗ Đồng Kỵ – làng rắn Lệ Mật – làng gốm Bát Tràng (1 ngày).
- 06h30: xe và hướng dẫn viên đón khách khởi hành đi tham quan làng nghề gỗ Đồng Kỵ (Bắc Ninh).
- 07h00: đoàn bắt đầu tham quan làng, nghe các nghệ nhân của làng giới thiệu về sản phẩm và quy trình sản xuất.
- 09h00: lên xe về làng rắn Lệ Mật.
- 09h30: tham quan các trang trại nuôi rắn, nghe các nghệ nhân trong làng kể về lịch sử của làng, của nghề và quy trình nuôi rắn. Khóa luận: Thực trạng tiềm năng du lịch tại làng gốm Bát Tràng.
- 11h00: đoàn nghỉ ngơi ăn trưa tại Lệ Mật.
- 11h30: đoàn lên xe đến tham quan làng gốm Bát Tràng.
- 14h00: tham quan, tìm hiểu làng gốm Bát Tràng, nghe các nghệ nhân giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của nghề gốm ở Bát Tràng.
- 15h30: quý khách tự do dạo chơi tham quan quy trình sản xuất gốm của làng, mua đồ lưu niệm.
- 16h30: lên xe về Hà Nội.
- 17h30: trả khách tại điểm hẹn, kết thúc chương trình du lịch.
Chương trình 6: Lăng Bác – Hồ Gươm – Văn Miếu – làng gốm Bát Tràng (2 ngày)
Ngày 1:
- 07h00: xe và hướng dẫn viên đón khách tại điểm hẹn đi thăm lăng Bác.
- 08h00: bắt đầu vào viếng Lăng Bác, tham quan và nghe giới thiệu về nhà sàn, ao cá Bác Hồ và chùa Một Cột.
- 10h30: đoàn tiếp tục tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh, nghe hướng dẫn viên giới thiệu về Người và quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Người.
- 11h30: đoàn tự do ăn uống và nghỉ ngơi tại bãi đỗ xe của Lăng Bác.
- 14h00: lên xe đi thăm hồ Gươm.
- 14h30: tham quan Tháp Bút, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn và nghe giới thiệu về sự tích Hồ Gươm.
- 15h30: đoàn lên xe về khách sạn nghỉ ngơi, ăn tối và ngắm thành phố về đêm.
Ngày 2:
- 07h00: đón khách tại khách sạn đi tham quan Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
- 08h00: nghe thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám, tự do tham quan các công trình kiến trúc như Khuê Văn Các, nhà bia…
- 11h30: tự do ăn trưa, nghỉ ngơi tại Văn Miếu.
- 13h00: xuất phát đi tham quan làng gốm Bát Tràng.
- 14h00: đoàn tham quan, tìm hiều về làng gốm Bát Tràng, nghe các nghệ nhân kể về lịch sử và quy trình sản xuất gốm sứ tại Bát Tràng.
- 15h30: quý khách tự do tìm hiểu các cơ sở sản xuất gốm và mua đồ lưu niệm tại các cửa hàng giới thiệu sản phẩm hoặc tại chợ gốm. Khóa luận: Thực trạng tiềm năng du lịch tại làng gốm Bát Tràng.
- 17h00: đoàn lên xe trở về điểm hẹn ban đầu, kết thúc chương trình du lịch.
3.1.7. Làng gốm Bát Tràng cùng các sự kiện thể thao – văn hoá – kinh tế
3.1.7.1. Làng gốm Bát Tràng triển lãm chào Sea Games
Chương trình triển lãm được khai mạc vào ngày 4/12/2003 tại làng gốm Bát Tràng. Đây không chỉ là hành động thiết thực chào đón Sea Games mà còn góp phần quảng bá cho một làng nghề gốm sứ truyền thống. Triển lãm được diễn ra trong vòng một tuần.
Các sản phẩm được trưng bày trong triển lãm bao gồm đồ gốm sứ truyền thống, xuất khẩu, các biểu tượng vui Sea Games như trâu vàng, chim hạc, đặc biệt là biểu tượng trâu vàng trong các tư thế của các môn thể thao.
Ông Nguyễn Văn Hoà – phó ban tổ chức cho biết, chỉ qua hai ngày đã có hàng nghìn khách du lịch đến tham quan. Triển lãm lần này hoàn toàn không mang mục đích thương mại mà chỉ có ý nghĩa chào đón Đại hội thể thao Đông Nam Á và giới thiệu sản phẩm với các đối tác, khách du lịch.
3.1.7.2. Làng gốm Bát Tràng trong những ngày APEC
Tại các tuyến phố và điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội như phố lụa Hàng Gai, làng gốm Bát Tràng, không khí đón chào APEC 2006 diễn ra rất khẩn trương và nô nức. Hai điểm tham quan trên được dự kiến sẽ là nơi dừng chân của phu nhân các nguyên thủ, quan chức và các doanh nhân tham dự hội nghị APEC lần này.
Tại Bát Tràng, trong những ngày tràn ngập không khí APEC, những tập pa-nô, áp phích, khẩu hiệu chào mừng APEC 2006, cùng cờ tổ quốc được trang hoàng rực rỡ trên khắp ngả đường.
Theo chủ các cửa hàng, những ngày này công tác vệ sinh môi trường luôn được chú trọng. Trước đó, trong những ngày hội họp, bà con đã được xã phổ biến những hiểu biết cơ bản về hội nghị APEC, được tập huấn cách giao tiếp và giữ gìn an ninh trật tự. Anh Nguyễn Văn Xuân, chủ shop gốm sứ Hương Xuân phấn khởi nói: “Tôi rất mừng vì hội nghị APEC diễn ra với sự có mặt của nhiều chính khách và các doanh nghiệp nước ngoài. Đây là cơ hội rất lớn để sản phẩm gốm sứ Bát Tràng được họ biết đến, thúc đẩy đầu tư và mở mang thị trường”. Khóa luận: Thực trạng tiềm năng du lịch tại làng gốm Bát Tràng.
Trong những ngày diễn ra hội nghị APEC, công an, quân sự và các ban ngành đoàn thể xã đã lên các phương án đảm bảo an ninh trật tự. Theo đó các lực lượng huy động 100% quân số, trực 24/24. Ngoài việc tổ chức các buổi họp bàn xây dựng nếp sống văn minh văn hoá, công tác phòng chống cháy nổ tại các cơ sở sản xuất cũng được xã và nhân dân đặc biệt quan tâm, phòng ngừa… Tất cả các hoạt động trên nhằm đảm bảo cho hội nghị diễn ra tốt đẹp, và đã để lại những dấu ấn khó quên về hình ảnh một làng nghề truyền thống thân thiện, cởi mở trong lòng mỗi du khách ghé chân qua đây.
3.1.7.3. Triển lãm “ Nghề gốm Bát Tràng – cổ truyền và hiện đại” kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Triển lãm sẽ diễn ra trong 5 ngày từ 05 – 09/10/2010 tại làng gốm Bát Tràng – xã Bát Tràng – huyện Gia Lâm – Hà Nội với các chủ đề như: “Huyền thoại gốm”, “Hoa của đất”, “Hội nhập” và “Lan toả”.
Hiện tại những công tác để chuẩn bị cho triển lãm vào đúng dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long đang được Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện Gia Lâm triển khai thực hiện, đảm bảo đúng nội dung, tiến độ, chất lượng.
Triển lãm hi vọng sẽ là dịp để bạn bè quốc tế và mỗi người dân đất Việt hiểu được sâu sắc hơn về những nét truyền thống và lịch sử đáng tự hào của đất nước.
3.1.8. Đánh giá chung Khóa luận: Thực trạng tiềm năng du lịch tại làng gốm Bát Tràng.
Có thể thấy rằng Bát Tràng có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, nhưng trên thực tế thì những tiềm năng đó chưa được khai thác thật sự có hiệu quả. Địa bàn Hà Nội có đến trên 1000 làng có nghề, các làng nghề có mật độ lớn, nằm dọc các trục đường giao thông và gắn liền với những di tích lịch sử, văn hoá, lễ hội nên rất thuận lợi cho các công ty du lịch lữ hành đầu tư, xây dựng những tour, tuyến du lịch. Tuy nhiên, theo đánh giá, việc phát triển các tour du lịch làng nghề trên địa bàn Thủ đô vẫn còn nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, giao thông yếu kém, phong cách phục vụ không chu đáo, thiếu sự chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, thuyêt trình viên tại các làng nghề vừa thiếu lại vừa yếu. Các bước triển khai các chính sách, dự án đầu tư của Nhà nước và tư nhân cũng còn diễn ra chậm chạp. Đây là tình trạng mà các làng nghề trên địa bàn Hà Nội nói chung và làng gốm Bát Tràng nói riêng đang gặp phải.
Theo ông Phạm Trung Lương – Viện nghiên cứu phát triển du lịch – “Mặc dù phát triển du lịch làng nghề được ưu tiên trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, nhưng chúng ta vẫn còn ít kinh nghiệm trong phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị làng nghề truyền thống, văn hoá cư dân bản địa và xoá đói, giảm nghèo ở vùng nông thôn”. Ông cũng cho rằng nguyên nhân chính của việc khai thác phát triển loại hình du lịch này đạt hiệu quả chưa cao là do các ban, ngành liên quan còn thiếu sự phối hợp cần thiết trong xây dựng, quy hoạch du lịch làng nghề.
Ngoài ra, việc phát triển làng nghề gắn với du lịch cũng chưa được triển khai đồng bộ và có tính chuyên nghiệp, phần lớn hoạt động du lịch mới chỉ diễn ra một cách tự phát. Ông Lê Văn Cảo, chủ nhiệm câu lạc bộ gốm sứ Bát Tràng đã nhận xét: “Hiện công tác du lịch chủ yếu là cắt ngọn, chưa có định hướng cụ thể, chưa có tính chuyên môn cao”.
Bởi vậy một vấn đề nhất thiết cần đặt ra là phải có các biện pháp hữu hiệu giúp khai thác phát triển du lịch tại làng gốm Bát Tràng có hiệu quả, xứng tầm với những tiềm năng mà làng nghề này có được. Sau đây em xin đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác tốt hơn những tiềm năng phát triển du lịch của làng gốm Bát Tràng. Khóa luận: Thực trạng tiềm năng du lịch tại làng gốm Bát Tràng.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Khóa luận: Giải pháp của làng gốm Bát Tràng để phục vụ du lịch
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietthuethacsi.com/ – Hoặc Gmail: dicvuluanvanthacsi@gmail.com