Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Giải pháp của làng gốm Bát Tràng để phục vụ du lịch hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tốt nghiệp tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: Một số giải pháp nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng của làng gốm Bát Tràng để phục vụ phát triển du lịch dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
Nội dung chính
3.2. Một số giải pháp nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng của làng gốm Bát Tràng để phục vụ phát triển du lịch
3.2.1. Giải pháp quản lý, quy hoạch phát triển du lịch
Bát Tràng nên thành lập một ban quản lý làng nghề có cơ cấu tổ chức chặt chẽ hơn, gọn nhẹ, bớt cồng kềnh và đặc biệt là tránh được sự chồng chéo nhau trong tổ chức quản lý, tạo điều kiện cho làng nghề cũng như du lịch làng nghề phát triển.
Hoàn thành việc quy hoạch làng gốm Bát Tràng theo dự án “Quy hoạch chi tiết làng nghề truyền thống Bát Tràng” đã được đề ra dưới sự phê duyệt của Sở quy hoạch kiến trúc, Sở giao thông công chính, Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội. Dự án bao gồm: quy hoạch xây dựng làng nghề và khu dân cư tách xa nhau (với diện tích khu sản xuất mới là 16,4 ha) vừa đảm bảo được môi trường, sức khoẻ cho người dân, cho khách du lịch, vừa phục vụ tốt cho việc sản xuất cũng như việc áp dụng các công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất; quy hoạch các công trình kiến trúc có giá trị khu làng cổ ( xóm 1 và xóm như nhà cổ, lò gốm cổ, đình, chùa, đền để lưu giữ, bảo tồn những giá trị truyền thống phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội cũng như cho du lịch của làng gốm.
3.2.2. Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng
3.2.2.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội
Sửa chữa, nâng cấp mở rộng tuyến đường bộ dài khoảng 10 km từ chân cầu Chương Dương đến làng gốm Bát Tràng. Cùng với đó là xây dựng hệ thống đèn cao áp chiếu sáng trên đoạn đường này.
Cần có các kế hoạch và dự án cụ thể xây dựng bờ kè sông Hồng phía Tây làng để ngăn xói lở vì dòng sông Hồng đã gây ra sự xói mòn, sạt lở rất nghiêm trọng cho làng gốm Bát Tràng khiến cho diện tích của làng đã hẹp nay lại càng bị thu hẹp hơn.
Đường đi trong làng cổ vẫn rất chật hẹp và ngoắt ngoéo và đó là nét đặc trưng của làng. Nhưng để khách du lịch có thể tiện đi lại thì cần có biển chỉ dẫn bởi lối đi trong làng nếu không phải người làng thì rất khó tham quan được mọi nơi trong làng.
Đường làng ngõ xóm đã được bê tông hoá nhưng chưa có một hệ thống cống rãnh phù hợp nên đường xá vẫn thường xuyên bị ngập úng, nước thải bị đọng. Vì vậy cần phải tiến hành nâng cấp hệ thống cống rãnh thoát nước để giải quyết tình trạng úng ngập, nhất là vào mùa mưa. Khóa luận: Giải pháp của làng gốm Bát Tràng để phục vụ du lịch.
Làng Bát Tràng đi theo đường bộ thì phải đi qua một làng khác là làng Giang Cao cũng có rất nhiều cửa hàng gốm sứ mĩ nghệ và lò sản xuất. Nên để du khách có thể tới được làng Bát Tràng truyền thống cần có thêm những biển chỉ đường trên dọc đường đê và cần thiết nhất là con đường qua làng Giang Cao để có thể tới thẳng được cổng làng.
Xây dựng hệ thống xử lý rác thải trong quá trình sản xuất gốm làm giảm mức độ ô nhiễm môi trường tại làng. Sử dụng các thiết bị chụp hút khí thải và bụi như: thiết bị lọc tĩnh, lọc túi, tuỳ theo mức độ công suất của làng nghề mà sử dụng công suất hợp lý đảm bảo lượng khí thải không vượt quá tiêu chuẩn cho phép; xây dựng ống khói hợp lý đảm bảo khí phát tán đều ra môi trường.
Tiến hành cải tiến kĩ thuật trong sản xuất gốm, đặc biệt là quá trình nung gốm chuyển từ nung bằng lò than sang nung bằng gas để giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác động xấu đến môi trường, từ đó sẽ thu hút khách du lịch đến với Bát Tràng nhiều hơn. Và tới đây, làng gốm Bát Tràng sẽ liên kết với trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh áp dụng phương pháp mới “dùng dầu hoả” để nung gốm thay cho gas và than vừa đảm bảo môi trường, giá thành lại hợp lý nên dễ dàng áp dụng đối với thực tế làng gốm Bát Tràng.
Cần xây dựng một bãi đỗ xe với quy mô lớn hơn và có tổ chức, quản lý quy củ, hợp lý hơn.
Xây dựng và nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc tại làng như xây dựng các điểm truy cập internet công cộng, các cột điện thoại công cộng, các phương tiện thông tin đại chúng như: đài phát thanh của thôn, phát hành theo định kì các ấn phẩm giới thiệu về làng gốm Bát Tràng… Khóa luận: Giải pháp của làng gốm Bát Tràng để phục vụ du lịch.
Xây dựng và mở rộng các cơ sở y tế xã nói chung, và nên mở thêm một vài trung tâm y tế tại làng gốm Bát Tràng để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch trong những trường hợp cần thiết.
Đây không chỉ là những cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho phát triển ngành du lịch nói riêng mà nó còn phục vụ cho chính nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội nói chung của làng gốm Bát Tràng và xã Bát Tràng.
3.2.2.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch
Tiến hành xây dựng, mở rộng, nâng cấp các cơ sở nhà hàng phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách, đảm bảo được số lượng cũng như chất lượng phục vụ.
Hiện nay, tại Bát Tràng chưa có hệ thống nhà nghỉ hay khách sạn để phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách. Đây là một hạn chế lớn mà làng gốm Bát Tràng cần khắc phục ngay để có thể thu hút được khách du lịch đến với làng nghề. Cần xây dựng những nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn để phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách đây cũng cần phải xây dựng thêm một số điểm vui chơi giải trí để phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của du khách.
Cần có các chính sách trùng tu, bảo vệ các công trình di tích của làng có ý nghĩa lịch sử, văn hoá, xã hội như: đình, chùa, đền, văn chỉ làng một cách cụ thể để vừa giữ được các công trình di tích, vừa không làm mất đi các giá trị văn hoá truyền thống. Bên cạnh đó, cũng cần có các biện pháp tu sửa, bảo vệ các di tích lịch sử có ý nghĩa khác trong làng như di tích Bác Hồ về thăm làng năm 1958 hay di tích nơi in tờ báo “Độc lập” đầu tiên, và cũng là nơi mà cố nhạc sĩ Văn Cao đã sáng tác bài Quốc ca bất hủ của nước ta hiện nay. Đây là những di tích vô cùng có ý nghĩa không chỉ với làng gốm Bát Tràng mà còn có ý nghĩa với cả đất nước ta. Đó là các tài nguyên du lịch nhân văn vô cùng có ý nghĩa cần được trùng tu, tôn tạo để đưa vào khai thác, phát triển du lịch tại làng gốm Bát Tràng.
Cần phải khôi phục lại Bảo tàng gốm của làng, mở rộng phát triển Bảo tàng gốm tư nhân để khách du lịch đến đây có thể tham quan, ngắm nhìn các sản phẩm gốm Bát Tràng qua các thời kì lịch sử khác nhau và để họ có cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn về sản phẩm gốm Bát Tràng, cũng như lịch sử phát triển của làng gốm.
Có thể bạn quan tâm:
3.2.3. Giải pháp trong giới thiệu sản phẩm và hình ảnh làng gốm Bát Tràng Khóa luận: Giải pháp của làng gốm Bát Tràng để phục vụ du lịch.
Nâng cấp trang web giới thiệu về làng gốm Bát Tràng với đầy đủ những thông tin cần thiết, tạo ra cơ hội quảng bá thương hiệu và sản phẩm, để kích cầu loại hình du lịch làng nghề phát triển. Đồng thời đây cũng là những địa chỉ tin cậy để du khách có thể tự tìm kiếm, nghiên cứu kĩ lưỡng những thông tin cần thiết trước khi lựa chọn các chương trình du lịch đến với làng gốm Bát Tràng.
Phát hành những tờ rơi, tập gấp với những hình ảnh minh hoạ sinh động về làng gốm Bát Tràng để phát cho du khách khi tới tham quan làng nghề, để họ có được những thông tin, chỉ dẫn khái quát nhất về làng.
Hiện nay sản phẩm của Bát Tràng đã rất đẹp và phong phú, tuy nhiên những sản phẩm dành cho du lịch chưa nhiều. Sản phẩm của Bát Tràng vẫn đơn thuần chỉ là đồ gia dụng như: cốc, chén, bình, vò… du khách cũng rất thích và mua rất nhiều. Tuy nhiên để là một vật lưu niệm, có lẽ điều mà khách du lịch mong muốn chỉ là một món đồ nho nhỏ, xinh xinh tiện mang đi để về làm quà hoặc trưng bày để nhớ dấu ấn về những nơi họ đã đi qua. Ví dụ như các đồ vật nhỏ, có hình ảnh như đĩa, bình rượu…
Một thực tế là các hoa văn, hình ảnh phỏng theo các điển tích cổ sẽ rất khó bán cho khách du lịch vì họ không am hiểu về những điển tích đó, mà chỉ đơn thuần là muốn có một kỉ niệm về nơi mà họ đã đến thăm. Do đó, bên cạnh việc vẫn duy trì một số sản phẩm truyền thống đặc trưng, Bát Tràng cũng cần phải có những sản phẩm mang hình ảnh gắn liền với điểm du lịch và chỉ nên phân phối các sản phẩm này tại các điểm du lịch đó. Đối với khách du lịch trong nước, các hình ảnh này có thể là hình ảnh về Hà Nội, về làng gốm Bát Tràng, còn đối với khách quốc tế, có thể sản xuất các sản phẩm có hình ảnh chung về Việt Nam., để thông qua các sản phẩm này quảng bá, giới thiệu tới du khách về làng gốm Bát Tràng cũng như về đất nước, con người Việt Nam, lưu lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách khi họ đặt chân tới làng gốm Bát Tràng. Đây là một hình thức quảng bá miễn phí nhưng đem lại hiệu quả vô cùng to lớn cho làng gốm Bát Tràng. Khóa luận: Giải pháp của làng gốm Bát Tràng để phục vụ du lịch.
Nếu như du khách có ghé vào thăm một lò gốm nào đó trong làng thì có thể hỏi những người thợ dễ dàng về những gì độc đáo và thú vị của sản phẩm. Nhưng tại các gian hàng, sản phẩm rất đa dạng và phong phú mà không hề thấy có một chỉ dẫn, giới thiệu gì đối với từng sản phẩm, nên nếu du khách chỉ muốn tự mình xem và tìm hiểu thì sẽ rất khó, buộc phải hỏi thăm người bán hàng. Nên để du khách hiểu biết được về gốm Bát Tràng và tự do tham quan thì các ngăn trưng bày cần có những thông tin sơ bộ về hàng hoá như: loại men, màu sắc, nơi sản xuất,… đặt cạnh mỗi sản phẩm hay chung cho cả một dãy hàng.
Xây dựng các chương trình quảng cáo, giới thiệu về điểm du lịch làng nghề Bát Tràng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: trên báo chí như Tạp chí du lịch, báo du lịch, các tờ báo khác có mục du lịch được nhiều du khách quan tâm chú ý…; trên đài phát thanh với chương trình địa phương, tự giới thiệu…; trên đài truyền hình với các chương trình du lịch qua màn ảnh nhỏ, các chương trình giới thiệu về văn hoá làng nghề…, trên internet tại các trang web của các công ty du lịch, của tổng cục du lịch, sở du lịch, các trang báo điện tử khác…
Bên cạnh đó cũng cần phối hợp với các công ty du lịch, các hãng lữ hành xây dựng các chương trình du lịch đến với Bát Tràng mang đậm màu sắc văn hoá làng nghề. Đây là một hình thức quảng cáo trực tiếp đến với khách hàng mang lại hiệu quả rất lớn.
Tham gia hội chợ triển lãm hàng thủ công truyền thống được tổ chức hàng năm, tham gia các Festival làng nghề. Gốm Bát Tràng được bình chọn là sản phẩm thủ công truyền thống tiêu biểu tại Festival các làng nghề thủ công truyền thống tổ chức tại Huế. Và làng gốm Bát Tràng được hiệp hội làng nghề Việt Nam bầu chọn là làng nghề truyền thống tiêu biểu. Đây chính là một phương thức quảng bá thương hiệu gốm Bát Tràng nói riêng và làng gốm Bát Tràng nói chung tới du khách trong và ngoài nước.
3.2.4. Giải pháp cho nguồn nhân lực và đào tạo nghệ nhân kế tục
3.2.4.1. Đào tạo nghệ nhân kế tục Khóa luận: Giải pháp của làng gốm Bát Tràng để phục vụ du lịch.
Đào tạo một đội ngũ thợ thủ công lành nghề, trẻ, năng động, sáng tạo, tâm huyết với nghề. Hầu hết các làng nghề của Việt Nam nói chung và tại làng gốm Bát Tràng nói riêng, đội ngũ thợ lành nghề được đào tạo theo phương pháp “ cầm tay chỉ việc”, “ vừa làm vừa học”. Cứ như thế các thế hệ thợ thủ công lành nghề kế tiếp, đan xen nhau, đời sau nối tiếp đời trước. Để làm được điều này, việc trước mắt là phải giáo dục lòng yêu nghề cho thế hệ trẻ trong làng, để họ thấy được những giá trị văn hoá truyền thống quý báu của mỗi sản phẩm để từ đó họ thấy yêu làng, yêu nghề truyền thống của quê hương hơn, và sẽ có những việc làm thiết thực để giữ gìn, phát huy nghề. Chỉ có như vậy họ mới lĩnh hội được hết những tinh hoa của nghề gốm, mới có những sáng tạo riêng của bản thân mình và mới có đủ nhiệt huyết để biến “nghề gốm trở thành cái nghiệp của mình”.
Làng gốm cần khuyến khích sự hợp tác giữa các nghệ nhân, các trường dạy nghề trong khâu truyền nghề cho lớp trẻ. Bên cạnh việc truyền nghề cho con cháu trong dòng họ, trong làng là chính, cũng nên khuyến khích dạy nghề cho con em vùng khác – những người yêu thích, đam mê với nghề gốm truyền thống. Đây sẽ là một giải pháp trước mắt giải quyết nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cho làng gốm Bát Tràng trong quá trình phát triển nghề của mình.
Nhà nước nên mở trường chuyên đào tạo các thợ thủ công truyền thống với đủ các ngành nghề, trong đó có nghề gốm như trường dưới thời Pháp thuộc, gọi là trường “ Mỹ nghệ” hay trường Bôda.
3.2.4.2. Giải pháp nguồn nhân lực cho phát triển hoạt động du lịch tại làng
Nguồn nhân lực trong quản lý du lịch: cần phải có những chính sách cụ thể để thu hút nguồn nhân lực có trình độ quản lý du lịch được đào tạo chính quy có bài bản, đặc biệt là những con em trong làng về làng công tác. Hoặc có thể phối kết hợp với những trường đào tạo về quản lý du lịch để gửi các cán bộ quản lý của mình theo học. Hoặc có thể phối hợp với các trường này trong việc mời các giảng viên, các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý du lịch về giảng dạy tại làng cho những khoá học, những lớp tập huấn ngắn hạn để nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ tại địa phương.
Đối với đội ngũ hướng dẫn viên tại điểm du lịch làng gốm Bát Tràng, cần có các chính sách thu hút và đãi ngộ đặc biệt, nhất là với con em trong làng – những người một thời đã gắn bó với làng gốm. Từ đó họ sẽ có những am hiểu sâu sắc hơn về sản phẩm gốm cũng như về làng, cộng với trình độ chuyên môn được đào tạo, lòng yêu nghề, yêu làng, họ sẽ là những người truyền đạt tối đa và có hiệu quả nhất những giá trị vật chất cũng như văn hoá tinh thần đến du khách.
Làng cũng có thể tạo điều kiện cho những con em trong làng học ngành khác nhưng có nhu cầu, mong muốn được trở thành hướng dẫn viên du lịch tại điểm của làng bằng cách tạo điều kiện cho họ tham gia các khoá học đào tạo hướng dẫn viên kéo dài từ 2 đến 6 tháng do một số trường đủ tiêu chuẩn mở để thi lấy thẻ hướng dẫn viên.
3.2.5. Các chính sách khuyến khích phát triển du lịch làng gốm Bát Tràng (bao gồm các chính sách về vốn, đầu tư, công nghệ và thuế) Khóa luận: Giải pháp của làng gốm Bát Tràng để phục vụ du lịch.
3.2.5.1. Chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển du lịch làng nghề truyền thống nói chung và du lịch làng gốm Bát Tràng nói riêng:
Đảng và Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thủ công truyền thống nói chung và phát triển loại hình du lịch làng nghề nói riêng.
Chính sách cho vay vốn dài hạn đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh gốm truyền thống, tạo một hành lang pháp lý thông thoáng cho việc phát triển mở rộng làng nghề. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất áp dụng các công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất.
Cần có những chính sách thuế cụ thể và những ưu đãi đối với việc sản xuất kinh doanh tại các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề đã và đang được đưa vào khai thác phục vụ hoạt động du lịch.
Các chính sách trong quản lý phát triển du lịch làng nghề của Nhà nước phải đồng bộ. Bên cạnh việc khôi phục làng nghề thủ công truyền thống nên đồng thời đưa các làng nghề này vào khai thác phát triển du lịch nhưng song song với nó là việc giữ gìn các giá trị văn hoá truyền thống vốn có của làng nghề.
3.2.5.2. Các chính sách của Thành phố và Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội trong việc phát triển du lịch làng gốm Bát Tràng: Khóa luận: Giải pháp của làng gốm Bát Tràng để phục vụ du lịch.
Thành phố Hà Nội, mà chủ yếu là Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội cần phải quan tâm hơn nữa đến việc khôi phục, phát triển các làng nghề trên địa bàn thành phố để đưa vào phát triển du lịch, đặc biệt là làng gốm Bát Tràng.
Thành phố cần có những biện pháp cụ thể hơn trong việc tạo điều kiện cho làng gốm Bát Tràng phát triển, như các dự án đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng chung, cũng như cơ sở hạ tầng để phục vụ cho du lịch tại làng.
Bên cạnh đó, thành phố cũng cần có những chính sách khuyến khích, kêu gọi đầu tư từ bên ngoài để phát triển làng gốm Bát Tràng cũng như du lịch tại làng nghề như các dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng, dự án về chuyển giao công nghệ.
Có những chính sách phát huy nguồn nội lực trong dân cư làng gốm Bát Tràng như các vấn đề về vốn, chất xám, kĩ thuật sản xuất truyền thống… khuyến khích họ tham gia phát triển du lịch làng nghề. Thành phố cần thực hiện chính sách Nhà nước và nhân dân cùng làm để thúc đẩy làng gốm Bát Tràng phát triển.
Mặt khác, thành phố nên hỗ trợ vốn một phần cho các hộ sản xuất kinh doanh trong việc chuyển đổi công nghệ từ lò nung bằng than sang lò nung bằng gas vì quá trình chuyển đổi công nghệ này rất tốn kém, mỗi lò nung bằng gas phải đầu tư khoảng 400 triệu đồng. Rất nhiều hộ sản xuất gốm lâu đời, tâm huyết với nghề nhưng không có đủ vốn để áp dụng công nghệ vào sản xuất, để có thể phát huy hết khả năng sáng tạo, sự tài hoa của người thợ thủ công trên sản phẩm.
Đặc biệt, thành phố cần có những chủ trương, chính sách cụ thể hơn nữa trong việc đào tạo nguồn nhân lực (cả vấn đề đào tạo nghệ nhân kế tục và nguồn nhân lực cho phát triển du lịch) cho làng gốm, tạo điều kiện để người dân có thể phát huy lòng yêu nghề và tính sáng tạo trong sản xuất.
3.2.5.3. Các chính sách khuyến khích của địa phương
Để việc sản xuất gốm nói chung và du lịch tại làng gốm Bát Tràng nói riêng phát triển tương xứng với tiềm năng thì chính quyền địa phương phải thực sự vào cuộc bằng các chủ trương, chính sách, kế hoạch cụ thể.
Chính quyền xã Bát Tràng cần phải vạch ra được những kế hoạch phát triển cụ thể, chi tiết cho cả xã nói chung và cho làng gốm Bát Tràng nói riêng trong từng giai đoạn nhất định để có thể chủ động thích ứng với những thay đổi của thị trường cũng như nhu cầu của khách hàng. Khóa luận: Giải pháp của làng gốm Bát Tràng để phục vụ du lịch.
Chính quyền xã cần có những biện pháp phát triển kinh tế chung cho cả xã sao cho phù hợp, tránh tình trạng phân hoá sâu sắc trong tổ chức sản xuất kinh doanh, cũng như trong cơ cấu lao động giữa hai làng Bát Tràng và Giang Cao như hiện nay.
Chính quyền nên có những biện pháp khuyến khích phát triển sản xuất gốm và hoạt động du lịch tại làng như tuyên dương, khen thưởng các hộ sản xuất kinh doanh giỏi; các cá nhân có những thành tựu, sáng kiến, những sản phẩm gốm độc đáo có ảnh hưởng lớn tới làng gốm; những tổ chức, cá nhân có những ý kiến đóng góp, việc làm thiết thực cho sự phát triển hoạt động du lịch của làng nói riêng, hoạt động kinh tế của làng nói chung.
Chính quyền xã cần phải có những biện pháp khuyến khích để thu hút nguồn nhân lực có kĩ thuật, chuyên môn nghiệp vụ và lòng yêu nghề về xã làm việc, đặc biệt là đội ngũ lao động có chuyên môn nghiệp vụ về du lịch.
3.2.6. Giải pháp bảo vệ môi trường du lịch
Một vấn đề lớn đặt ra cho các điểm du lịch dù lớn hay nhỏ, đó là vấn đề rác thải và ô nhiễm môi trường do các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch thải ra. Và làng gốm Bát Tràng cũng không phải là một ngoại lệ. Để giải quyết vấn đề này, Bát Tràng cần phải:
Xây dựng hệ thống xử lý rác thải mà trước tiên là khâu thu gom rác thải với các thùng rác công cộng, tiếp đến là khâu phân loại rác và cuối cùng là khâu xử lý rác thải. Với các rác thải dễ phân huỷ thì có thể tiến hành bằng các phương pháp thủ công như đốt hoặc chôn, còn với rác thải công nghiệp như túi nilông, vỏ chai nhựa thì nên xử lý đưa vào tái sử dụng.
Ngoài ra cũng cần xây thêm một số nhà vệ sinh công cộng, đảm bảo phục vụ nhu cầu của khách, đặc biệt là khu chợ gốm và tại các công trình di tích khác của làng như đình, văn chỉ,…
Chính quyền địa phương cần phải đưa ra một số quy định bắt buộc đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, các hàng quán phục vụ khách du lịch về việc giữ gìn vệ sinh môi trường nơi mình kinh doanh, buôn bán. Và phải có những hình thức xử lý nghiêm đối với các cơ sở, cá nhân vi phạm, có hành vi chống đối. Có như vậy mới nâng cao ý thức tự giác của họ trong vấn đề bảo vệ môi trường tại làng.
Bên cạnh đó cũng cần phải tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức tự giác của người dân địa phương cũng như khách du lịch trong việc giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cảnh quan môi trường làng gốm.
3.2.7. Giải pháp giữ gìn những giá trị văn hoá truyền thống của làng nghề Khóa luận: Giải pháp của làng gốm Bát Tràng để phục vụ du lịch.
3.2.7.1. Giữ gìn những nét đẹp trong văn hoá sinh hoạt hàng ngày
Cần phải giữ gìn những nét đẹp trong văn hoá ứng xử của người Hà Thành từ lời ăn tiếng nói, cách ăn mặc, đi đứng, cách đối nhân xử thế với mọi người xung quanh.
3.2.7.2. Giữ gìn các giá trị tâm linh, tinh thần
Giữ gìn những phong tục tập quán tốt đẹp của làng gốm Bát Tràng như tình cảm yêu nghề thể hiện qua việc không ngừng nâng cao chất lượng mẫu mã của các sản phẩm gốm, không chỉ phát triển các sản phẩm truyền thống mà còn sáng tạo ra những sản phẩm mới đáp ứng được những yêu cầu phong phú của người tiêu dùng.
Giữ gìn những lễ hội truyền thống của làng gốm Bát Tràng như lễ hội làng từ 14 đến 16 tháng 2 âm lịch và lễ hội đền Mẫu từ 22 đến 24 tháng 9 Âm lịch hàng năm với những nghi lễ thuộc về tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống cùng với các trò chơi dân gian đậm đà bản sắc dân tộc. Đáng chú ý nhất là nên khôi phục lại cuộc thi làm gốm giữa các thợ gốm trong làng diễn ra vào dịp lễ hội như xưa. Vì đây không chỉ là cuộc thi vui hay thi giành phần thưởng mà ý nghĩa sâu xa của nó là nhằm nâng cao tay nghề cho người thợ, giữ gìn và phát huy những tinh hoa của sản phẩm gốm truyền thống, nâng cao lòng yêu nghề cho mọi người.
Cần khôi phục lại lễ hội tại Văn Chỉ làng nhằm tuyên dương khuyến khích tinh thần học hành khoa cử của làng như dưới các triều đại phong kiến trước kia làng vẫn tổ chức.
Đặc biệt là cần giữ gìn truyền thống học hành, khoa cử của làng. Đây không chỉ là một làng nghề có truyền thống lâu đời mà đây còn là một làng khoa cử có truyền thống học hành được xếp vào hàng thứ 7 của đất Thăng Long. Thời Nho học, làng có 364 vị đỗ đạt, trong đó có 1 Trạng nguyên Giáp Hải (dưới thời Mạc), 8 vị Tiến sĩ và 9 vị được phong là quận công, có 1 vị là quận công lưỡng quốc. Hiện nay, Bát Tràng có rất nhiều người là cử nhân, kĩ sư và hơn 50 người có học hàm, học vị Giáo sư, Tiến sĩ đang công tác trên mọi miền Tổ quốc. Đây là một nét đẹp, một truyền thống văn hoá vô cùng quý giá mà người dân Bát Tràng hôm nay và mai sau nên giữ gìn, phát huy. Khóa luận: Giải pháp của làng gốm Bát Tràng để phục vụ du lịch.
3.2.7.3. Giữ gìn những giá trị văn hoá trong các sản phẩm truyền thống
Tiến hành giữ gìn, bảo tồn những sản phẩm gốm có chất lượng cao, có giá trị, ý nghĩa lịch sử văn hoá không chỉ với sự phát triển của làng gốm Bát Tràng mà nó còn có ý nghĩa đối với sự phát triển của cả dân tộc.
Sản xuất các sản phẩm không chỉ mang ý nghĩa hàng hoá đơn thuần mà còn là một sản phẩm du lịch, chứa đựng các giá trị văn hoá truyền thống của làng nghề, của cộng đồng dân cư đậm đà bản sắc dân tộc.
Bằng các kĩ thuật, công nghệ hiện đại và tài năng của nghệ nhân cố gắng khôi phục lại những kĩ thuật sản xuất gốm truyền thống đã bị thất truyền, những dòng sản phẩm, những loại men cổ truyền của Bát Tràng.
Bên cạnh việc phát triển các lò nung với công nghệ hiện đại, Bát Tràng cũng cần phải giữ lại một số lò gốm cổ và quy trình làm gốm theo phương pháp cổ truyền vừa có tác dụng bảo tồn, lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống, vừa là nơi tham quan thú vị cho khách du lịch.
3.2.8. Giải pháp giữ gìn trật tự trị an
Phát triển hoạt động du lịch có quy mô, tổ chức cụ thể, từng ban ngành có trách nhiệm quản lý rõ ràng.
Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao tinh thần cảnh giác của người dân trong việc phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội. Đặc biệt là đối với thế hệ trẻ của làng – những thanh thiếu niên, thông qua các phong trào, các lễ phát động về phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội trong các dịp hè.
Tăng cường lực lượng, nâng cao chất lượng của đội ngũ an ninh thôn xóm, thành lập các đội tự quản của từng xóm.
Chính quyền địa phương và người dân cùng phối hợp thực hiện trong việc phòng chống, bài trừ các tệ nạn xã hội.
Tiểu kết chương 3 Khóa luận: Giải pháp của làng gốm Bát Tràng để phục vụ du lịch.
Trên đây là thực trạng khai thác tiềm năng du lịch tại làng gốm Bát Tràng và một số giải pháp nhằm khai thác tốt hơn những tiềm năng đó. Tuy nhiên để có thể phát huy tối đa những nguồn lực mà làng nghề truyền thống này có được, cần phải có sự phối hợp toàn diện của các cấp, ngành có liên quan và người dân nơi đây. Em chỉ xin đưa ra một số giải pháp chủ quan của cá nhân, hi vọng sẽ góp phần đem lại một hình ảnh mới cho làng nghề và khai thác có hiệu quả hơn những tiềm năng to lớn mà làng nghề này có được, đặc biệt là loại hình du lịch làng nghề tại đây vẫn chưa được khai thác triệt để. Nguồn lực con người luôn đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động kinh tế. Do vậy, để du lịch làng nghề tại Bát Tràng không còn là tiềm năng, cần phát huy tối đa yếu tố con người. Họ sẽ là những người gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống quý báu của làng nghề, khắc phục những mặt còn hạn chế và quảng bá một cách đầy đủ, toàn diện nhất về hình ảnh một làng nghề có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam, để nơi đây thực sự là điểm sáng của làng nghề gốm sứ, làng nghề du lịch trong cả nước.
KẾT LUẬN
Làng gốm cổ truyền Bát Tràng vốn đã nổi tiếng trong và ngoài nước về những sản phẩm gốm sứ. Tuy nhiên, ngoài những sản phẩm đó, ngôi làng cổ này còn tiềm ẩn một tiềm năng to lớn nhưng hiện vẫn chưa được khai thác hết, đó là tiềm năng về du lịch với loại hình du lịch làng nghề đặc trưng. Do vậy, sau khi nghiên cứu đề tài này, chúng ta có thể rút ra một số kết luận sau:
Làng gốm Bát Tràng có lịch sử phát triển rất lâu đời. Chính điều này đã tạo ra một kho tàng văn hoá to lớn và rất đáng được quan tâm, nghiên cứu. Đây cũng chính là đìều hấp dẫn khách du lịch đến tìm hiểu và tham quan.
Hiện nay, việc sản xuất ở làng nghề Bát Tràng không những không bị mai một mà đang ngày càng phát triển, sản phẩm gốm sứ của làng hiện rất đa dạng, có thể đá ứng nhiều nhu cầu khác nhau. Việc sản xuất của làng nghề hiện là sự kết hợp giữa nét truyền thống và hiện đại, vừa có tính kế thừa, vừa có sự tiếp thu những phương pháp mới có hiệu quả kinh tế. Đặc biệt, sản phẩm của làng hiện còn có thể đáp ứng được tính thời vụ đối với các ngày lễ trong năm và rất thích hợp cho nhu cầu về hàng lưu niệm trưng bày. Do đó, có thể nói nền sản xuất tại Bát Tràng tự nó đã mang những yếu tố kích thích sự phát triển của du lịch. Tuy nhiên việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở Bát Tràng vẫn còn nhiều bất cập và việc giới thiệu tại chỗ nền sản xuất của làng đến khách tham quan hiện đang gặp khó khăn do nhiều điều kiện khách quan.
Tiềm năng phát triển du lịch ở Bát Tràng rất lớn xuất phát từ chính nội tại của nền sản xuất ở Bát Tràng, cảnh quan rất đặc trưng đối với một làng nghề cổ phát triển trong quá khứ còn lưu giữ được và vị trí địa lý thuận lợi để tổ chức các tour du lịch theo cả đường bộ và đường sông ( không chỉ là những tour riêng biệt mà có thể kết hợp theo các tour du lịch dọc theo sông Hồng).
Thế nhưng, hiện nay du lịch vẫn chưa thực sự đem lại lợi ích kinh tế và thúc đầy sự phát triển chung cho làng gốm Bát Tràng như những tiềm năng vốn có của nó. Trong nội dung đề tài nghiên cứu này, em đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để góp phần khai thác tốt hơn nữa những tiềm năng du lịch của làng nghề Bát Tràng và qua đó thúc đẩy sự phát triển du lịch ở Bát Tràng. Khóa luận: Giải pháp của làng gốm Bát Tràng để phục vụ du lịch.
Tuy nhiên, làm sao để Bát Tràng giữ được nét riêng trong những sản phẩm gốm của mình trước vòng cuốn của nền kinh tế thị trường và nhu cầu xuất khẩu gốm, theo mẫu mã của các nước cũng là một vấn đề lớn cần quan tâm. Nếu như làng gốm không còn giữ được những nét độc đáo, đặc trưng của riêng mình và cùng với cuộc sống phát triển, gốm Bát Tràng sẽ thay đổi cùng với dòng chảy của thời gian, thì liệu rằng khách du lịch còn có thể đến đây để chiêm ngưỡng những giá trị vang danh của một thời? Điều này luôn là câu hỏi lớn, mà chính chúng ta, những thế hệ trẻ tiếp nối phải giải đáp. Vâng, và để trả lời được câu hỏi đó, thì trước tiên các thế hệ nghệ nhân kế tục phải có ý thức giữ gìn, duy trì những sản phẩm truyền thống và cũng cần có sự tiếp thu chọn lọc bên cạnh việc sáng tạo những mẫu mã mới, sản xuất và bán hàng một cách chuyên nghiệp hơn. Có như vậy, những đồ gốm mới sẽ lại tiếp nối, nói với các thế hệ con cháu mai sau về những gì đã và đang diễn ra của ngày hôm nay. Hi vọng trong một tương lai không xa, sản phẩm gốm Bát Tràng và du lịch đến làng gốm Bát Tràng sẽ được bạn bè Năm châu biết đến và trở thành một điểm đến không thể bỏ qua cho những ai yêu mến nền văn hoá cổ truyền của Việt Nam.
Du lịch làng nghề truyền thống đang và sẽ là một loại hình du lịch mang lại lợi ích cao cho nền kinh tế đất nước. Xin mượn lời của Tiến sĩ Phạm Trung Lương để khẳng định thêm cho tiềm năng du lịch của làng nghề truyền thống: “Làng nghề truyền thống được xem như một dạng tài nguyên du lịch nhân văn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi các sản phẩm du lịch làng nghề luôn bao hàm trong nó cả những giá trị vật thể và phi vật thể. Việt Nam là nước có nhiều tiềm năng để khai thác phát triển du lịch làng nghề, nếu được đầu tư đúng mức, khai thác hợp lý, đây sẽ là phương tiện giao lưu, quảng bá đất nước, con người mạnh mẽ và sâu rộng nhất. Khi văn hoá được giao thoa một cách tích cực thì giới hạn về không gian, địa lý sẽ không còn ý nghĩa, lợi ích kinh tế, văn hoá và vị thế của địa phương, quốc gia sẽ tăng lên gấp bội”. Khóa luận: Giải pháp của làng gốm Bát Tràng để phục vụ du lịch.
Trên đây là toàn bộ những hiểu biết của em về làng gốm cổ truyền Bát Tràng và tiềm năng của làng nghề trong phát triển du lịch. Những hiểu biết đó còn rất sơ khai và không thể tránh khỏi sự thiếu sót do khả năng của bản thân còn có hạn. Em rất mong có được sự góp ý và chỉ bảo của các thày cô cùng các bạn sinh viên để em có thể dần hoàn thiện kiến thức của mình.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Khóa luận: Làng gốm Bát Tràng và tiềm năng phát triển du lịch
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietthuethacsi.com/ – Hoặc Gmail: dicvuluanvanthacsi@gmail.com
[…] ===>>> Khóa luận: Giải pháp của làng gốm Bát Tràng để phục vụ du lịch […]