Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính của công ty Xây Dựng hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính của công ty TNHH đầu tư xây dựng mạnh toàn giai đoạn năm 2016-2018 dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
Nội dung chính
2.1.Tổng quan về Công ty TNHH Đầu tư Xây Dựng Mạnh Toàn
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Đầu tư Xây Dựng Mạnh Toàn
- Tên Công ty: Công ty TNHH Công ty TNHH Đầu tư Xây Dựng Mạnh Toàn
- Mã số doanh nghiệp: 0201646315
- Trụ sở: Số 21B4, lô 6B Lê Hồng Phong – Phường Đông Khê – Quận Ngô Quyền – Hải Phòng
- Điện thoại: 02253.558.666 Fax:02253.568.588
- Tài khoản ngân hàng số: 203704070009979 tại Ngân hàng HD Bank – PGD Hải Đăng -Chi nhánh Hải Phòng
- Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Quý Hào
- Chức vụ: Giám đốc
- Vốn điều lệ: 10.000.000.000đ
Công ty thành lập từ ngày 01/09/2015 đến nay từng bước phát triển, công ty đã và đang khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực xây dựng công trinh dân dụng, xí nghiệp, nhà xưởng, các khu chế tác trong và ngoài địa bàn các tỉnh thành lân cận.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Ngành Marketing
2.1.2. Nhiệm vụ hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Đầu tư Xây Dựng Mạnh Toàn Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính của công ty Xây Dựng.
2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ công ty
Xây dựng, tổ chức và thực hiện các mục tiêu kế hoạch đề ra, sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích thành lập doanh nghiệp.
Tuân thủ chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước về quản lý quá trình thực hiện sản xuất và tuân thủ những quy định trong các hợp đồng kinh doanh với các bạn hàng trong và ngoài nước.
Thực hiện việc nghiên cứu phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như thu nhập của người lao động, nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị trường trong và ngoài nước
Chịu sự kiểm tra và thanh tra của các cơ quan Nhà nước, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật
Thực hiện những quy định của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi của người lao động, vệ sinh và an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện đúng những tiêu chuẩn kỹ thuật mà công ty áp dụng cũng như những quy định có liên quan tới hoạt động của công ty.
2.1.2.2. Đặc điểm chung về hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Đầu tư Xây Dựng Mạnh Toàn
- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác (Xây dựng công trình công nghiệp, công trình dân dụng, cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng khu đô thị).
- Sản xuất các cấu kiện kim loại
- Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại
- Xây dựng nhà các loại
- Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ
- Xây dựng công trình công ích
- Chuẩn bị mặt bằng
- Lắp đặt hệ thống điện
- Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí
- Lắp đặt hệ thống xây dựng khác
- Hoàn thiện công trình xây dựng
- Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác
- Bán buôn kim loại và quặng kim loại
- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Đầu tư Xây Dựng Mạnh Toàn Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính của công ty Xây Dựng.
Sơ đồ 2.1 – Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Cơ cấu tổ chức của Mạnh Toàn được tinh giảm tối đa với mục tiêu xây dựng cơ cấu tổ chức năng động, kiêm nhiệm các nhiệm vụ để thực hiện tốt hơn dịch vụ, tiếp nhận, xử lý ngay các yêu cầu dịch vụ, phản hồi từ khách hàng.
Nhân sự: Công ty có 140 lao động phân bố vào các phòng ban như sau *Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban
Ban giám đốc:(gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc) Là cấp quản lý cao nhất trong công ty trực tiếp quản lý kinh doanh và chịu trách nhiệm trước cơ quan Nhà nước và các tổ chức cá nhân có liên quan về tình hình và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Phòng kế toán: (5 người) Là bộ phận quản lý tài chính, thực hiện hạch toán kế toán, giám sát việc chấp hành kỷ luật tài chính, phân tích tư vấn cho ban giám đốc các giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Bộ máy kế toán có chức năng thu thập, phân loại, xử lý, tổng hợp số liệu, thông tin về sản xuất kinh doanh, lập báo cáo tài chính sau đó cung cấp các thông tin về tài chính , kết quả sản xuất kinh doanh phục vụ công tác quản lý. Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính của công ty Xây Dựng.
Phòng kinh doanh: (22 người) Giúp Giám đốc đưa ra các chiến lược phát triển kinh doanh ngắn hạn và lâu dài; thu thập thông tin thị trường, giao dịch, tìm kiếm khách hàng để ký kết các hợp đồng kinh tế. Theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng của khách hàng theo đúng các cam kết đã ký trong hợp đồng. Quan tâm, chăm sóc khách hàng.
Phòng kế hoạch- kỹ thuật: (12 người) Nghiên cứu, soạn thảo các nội quy, quy chế về tổ chức lao động trong nội bộ Công ty, nghiên cứu, đề xuất các phương án cải tiến tổ chức quản lý, sắp xếp cán bộ, công nhân cho phù hợp với tình hình phát triển kinh doanh. Giúp Giám đốc về công tác quản lý kỹ thuật của toàn Công ty, xây dựng kế hoạch định hướng cho Công ty. Có nhiệm vụ giám sát, chỉ đạo quá trình kinh doanh để đảm bảo chất lượng và tiến độ đã đề ra.
Phòng kỹ thuật có trách nhiệm kiểm tra, nghiệm thu và lập hồ sơ quyết toán sau khi đã hoàn tất công việc
- Phòng tổ chức – hành chính: (3 người): Tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý cán bộ, tuyển dụng, đào tạo nhân viên trong toàn công ty. Chịu trách nhiệm phân tích, đánh giá , thiết lập các mục tiêu chất luợng từng thời kỳ của phòng tổ chức – hành chính phù hợp với mục tiêu chung và định huớng phát triển của công ty.
- Đội thi công công trình: (95 người) thi công lắp đặt các công trình theo hợp đồng của công ty.
2.1.3. Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Công ty TNHH Đầu tư Xây Dựng Mạnh
Bảng 2.1.Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Công ty TNHH Đầu tư Xây Dựng Mạnh Toàn giai đoạn 2018-2020
Nhìn chung trong ba năm qua Công ty TNHH Đầu tư Xây Dựng Mạnh Toàn hoạt động có sự biển động tăng giảm doanh thu và lợi nhuận. Cụ thể như sau:
Doanh thu:
Từ bảng số liệu ta thấy doanh thu của công ty tăng dần qua các năm. Từ 47.252.510.500 đồng năm 2018 tăng thêm 6.372.303.201 đồng năm 2019 với tốc độ tăng là 13%. Năm 2020 doanh thu tăng mạnh lên 207.004.633.727 đồng, tăng lên 153.379.820.026 so với năm 2019 tương ứng với tốc độ tăng là 286%. Sở dĩ doanh thu năm 2020 tăng cao vậy là do nhu cầu xây dựng thiết kế các công trình tăng cao, các công trình dở dang những năm trước đều hoàn thành nghiệm thu vào năm 2020. Các năm trước khối lượng các công trình dở dang còn nhiều nên doanh thu thấp.
Giá vốn hàng bán Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính của công ty Xây Dựng.
Song song với sự tăng dần của của doanh thu thì ba năm qua chi phí hoạt động của công ty cũng tăng dần qua các năm. Trong năm 2019 chi phí tăng so với năm 2018 là 1%, nhưng đến năm 2020 chi phí tăng 307% so với năm 2019, do chi phí hoàn thiện các công trình tăng cao, tăng theo doanh thu của công ty.
Lợi nhuận:
Cùng với sự tăng lên của doanh thu thì lợi nhuận cũng tăng dần qua ba năm. Năm 2018 lợi nhuận doanh nghiệp là -342.55.680đ, nhưng đến năm 2019 lợi nhuận tăng lên 3.849.974.888đ so với năm 2018. Đến năm 2020, lợi nhuận doanh nghiệp tăng lên đáng kể, tăng 6.600.040.799 so với năm 2019, tương ứng 171%. Năm 2018 doanh nghiệp bị lỗ do doanh thu thấp, vì các công trình vừa mới nhận chưa hoàn thiện, nhưng những chi phí cố định như khấu hao TSCĐ, tiền lương, các chi phí vốn vay ngân hàng,… vẫn phải trang trải. đây ta chỉ mới phân tích khái quát tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty xem những năm qua công ty hoạt động như thế nào. Để hiểu rõ hơn tình hình tài chính của công ty ta sẽ đi sâu nghiên cứu trong phần sau.
2.2.Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH Đầu Tư Xây Dựng Mạnh Toàn giai đoạn 2018-2020. Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính của công ty Xây Dựng.
2.2.1.Phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua sự biến động về nguồn vốn qua các năm.
Các chủ doanh nghiệp, kế toán trưởng và chủ đầu tư, các đối tượng quan tâm khác cần phân tích kết cấu nguồn vốn nhằm đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như mức độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu.
Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng thì điều đó cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp là cao, mức độ phụ thuộc về mặt tài chính đối với các chủ nợ là thấp và ngược lại.
Ta lập bảng phân tích kết cấu nguồn vốn để xem xét tỷ trọng từng khoản, nguồn vốn chiếm trong tổng số là cao hay thấp.
Bảng 2.2.: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN QUA BA NĂM 2018-2020
Qua bảng số liệu phân tích ta thấy tổng nguồn vốn của công ty biến động qua 3 năm cho thấy quy mô hoạt động của công ty không ổn động. Năm 2019 tổng nguồn vốn là trên 27 tỷ đồng giảm hơn 17 tỷ đồng so với năm 2018 với tốc giảm là 39%. Năm 2020 tổng nguồn vốn của công ty là hơn 100 tỷ đồng tăng hơn 73 tỷ đồng so với năm 2019 tương ứng tốc độ tăng 286,6%. Nguyên nhân tổng nguồn vốn là do sự biến động của các khoản nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu biến động. Ta xét riêng từng khoản mục.
a)Nợ phải trả: Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính của công ty Xây Dựng.
Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao, cho thấy nguồn vốn của doanh nghiệp củ yếu là các khoản chiếm dụng. Nợ phải trả giảm mạnh từ 34.658.343.381đ năm 2018 xuống còn 14.424.076.956đ năm 2019 và sang năm 2020 lại tăng đột biến lên 79.266.180.134 đồng. So sánh giữa năm 2019 với năm 2018 nợ phải trả giảm 20.234.266.425đồng tương ứng với tốc độ giảm 58,4%. Năm 2020 thì tăng 64.842.103.178 đồng tương ứng tăng 449,5% so với năm 2019. Nợ phải trả biến động qua các năm là do chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau:
Nợ ngắn hạn: Là nguồn tài trợ nhanh nhất cho doanh nghiệp khi nguồn vốn không xoay vòng kịp tuy nhiên khi sử dụng nợ ngắn hạn nhiều sẽ dẫn đến mất an toàn cho hoạt động của đơn vị khi các khoản nợ này đến hạn mà đơn vị không thanh toán được. Trong ba năm qua thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 100% trong nợ phải trả. Nợ ngắn hạn năm 2019 giảm mạnh từ 34.658.343.381 đồng năm 2018 xuống còn 14.424.076.956 đồng. Năm 2020 và tăng lên 79.266.180.134đồng. So sánh giữa năm 2019 với năm 2018 nợ ngắn hạn giảm 20.234.266.425đồng tương ứng với tốc độ giảm 58,4%. Năm 2020 so với năm 2019 thì tăng 64.842.103.178 đồng tương ứng tăng 449,5%.
Năm 2018, nợ ngắn hạn cao cho thấy công ty đang gặp khó khăn về nguồn vốn trong kinh doanh. Tuy nhiên đến năm 2018 doanh nghiệp đã khắc phục được tình trạng trên cho thấy doanh nghiệp đã từng bước thực hiện hiệu quả công việc hoạt động kinh doanh. Tuy vậy đến năm 2020 công nợ tăng lên rất nhiều cho thấy doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Để thấy rõ hơn ta đi vào phân tích từng khoản mục trong nợ ngắn hạn.
Vay ngắn hạn: công ty không có khoản phát sinh vay ngắn hạn.
Phải trả người bán biến động tăng giảm qua các năm từ 5.191.767.451 đồng năm 2018 chiếm 14,89% trong nợ ngắn hạn giảm hết chiếm 0% tổng nợ ngắn hạn và năm 2019 cho thấy năm 2019 công ty đã giải quyết được hết phần nợ của mình. Đến năm 2020 thì khoản mục phải trả người bán vẫn tiếp tục tăng đột biến lên 14.034.293.857 đồng so với năm 2019. Điều này cho thấy tình trạng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đang gia tăng mạnh vào năm 2020. Doanh nghiệp cần có những biện pháp khắc phục tình trạng trên. Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính của công ty Xây Dựng.
Người mua trả tiền trước biến động qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong nợ ngắn hạn cho thấy doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn nhiều. Điều này tuy làm giảm áp lực chi phí nhưng cũng là dấu hiệu xấu về khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Năm 2018 các khoản người mua ứng trước tiền hàng chiếm 83,61%, đến năm 2019 các khoản này không còn, nhưng đến năm 2020 lại tăng lên 37.089.291.238đ, chiếm 46,79% trong nợ ngắn hạn. Mặc dù năm 2020 số tiền người mua ứng trước tăng lên nhưng tỷ trọng lại giảm cho thấy doanh nghiệp dần chủ động trong khả năng huy động vốn của mình.
Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước tăng dần qua các năm và nhìn chung chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong nợ ngắn hạn.
Các khoản phải trả cho người lao động giảm dần qua các năm, đến năm 2020 thì không còn và cũng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong nợ ngắn hạn, chỉ chiếm hơn 1%
Các khoản phải trả ngắn hạn khác của doanh nghiệp năm 2018 là không có, đến năm 2019 là 13.900.000.000đ chiếm 96,37% tỷ trọng nợ ngắn hạn. Các khoản này là khoản doanh nghiệp thu hộ khách hàng đối tác chưa xử lý. Đến năm 2020 các khoản này tăng lên 27.050.000.000đ nhưng tỷ trọng trong nợ ngắn hạn giảm xuống 34,13%. Tỷ trọng này vẫn khá cao, nên doanh nghiệp cần có những biện pháp xử lý các khoản này. Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính của công ty Xây Dựng.
Nợ dài hạn: Doanh nghiệp không có các khoản nợ dài hạn.
b) Nguồn vốn chủ sở hữu:
Vốn chủ sở hữu là nguồn tài trợ quan trọng và an toàn nhất quyết định tính tự chủ của đơn vị trong hoạt động kinh doanh. Cụ thể vốn chủ sở hữu năm 2018 là 9.657.444.320 đồng chiếm 21,8% trong tổng nguồn vốn, năm 2019 là 12.805.935.839đồng chiếm 47% trong tổng nguồn vốn. Sang năm 2020 là 21.111.455.074đồng chiếm 21% trong tổng nguồn vốn. Tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản tăng giúp công ty chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh. Qua 3 năm vốn chủ sở hữu cũng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng nguồn vốn chứng tỏ công ty vẫn còn thiếu vốn hoạt động hay công ty vẫn đang chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Nguồn vốn chủ sở hữu là sự cấu thành của các khoản mục:
Lợi nhuận chưa phân phối của các năm tăng đều. Năm 2018 doanh nghiệp lỗ cho thấy năm 2018 hoạt động của doanh nghiệp đang giảm sút. Đến năm 2019 lợi nhuận này đã tăng lên đáng kể là 2.805.935.839đồng và đến năm 2020 tăng 296% so với năm 2019, tăng thêm 8.305.519.235đồng cho thấy doanh nghiệp đang có xu hướng phát triển.
Trên đây là những nguồn thuộc sở hữu của công ty nên việc nguồn vốn và quỹ biến động không ngừng càng cho thấy khả năng độc lập về tài chính của công ty không ổn định
Nhận xét chung:
Nợ phải trả của công ty biến động và chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn qua ba năm đặc biệt là nợ ngắn hạn cho thấy công ty đang gặp khó khăn về tài chính, công ty phải chịu thêm gánh nặng về khoản thanh toán nợ. Công ty cần xem xét để giảm bớt các khoản nợ vay và các khoản chiếm dụng vốn của người khác. Tuy nhiên tỷ trọng của nợ phải trả so với tổng nguồn vốn đang có xu hướng giảm trong khi công ty đang mở rộng hoạt động kinh doanh cho thấy công ty ngày càng chủ động hơn trong nguồn vốn kinh doanh của mình. Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính của công ty Xây Dựng.
Nguồn vốn chủ sở hữu tăng dần qua ba năm nhưng nhìn chung công ty cũng ngày càng chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh nhưng xét về mặt tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy công ty đang thiếu nguồn vốn kinh doanh nên công ty cần tìm nguồn vốn từ bên ngoài.
2.2.2.Phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua sự biến động về tải sản giai đoạn 2018-2020
Bảng 2.3: TÌNH HÌNH TÀI SẢN QUA BA NĂM 2019-2020
Qua bảng số liệu phân tích ta thấy tổng tài sản của công ty biến động qua 3 năm cho thấy quy mô hoạt động của công ty không ổn động. Năm 2019 tổng tài sản là trên 27 tỷ đồng giảm hơn 17 tỷ đồng so với năm 2018 với tốc giảm là 39%. Năm 2020 tổng tìa sản của công ty là hơn 100 tỷ đồng tăng hơn 73 tỷ đồng so với năm 2019 tương ứng tốc độ tăng 286,6%. Nguyên nhân tổng tài sản là do sự biến động của các khoản tài sản ngắn hạn và dài hạn. Ta xét riêng từng khoản mục.
Trong tổng số vốn của doanh nghiệp thì tài sản ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn hơn tài sản dài hạn đều hơn 99%, cụ thể năm 2018, tài sản ngắn hạn là 44.266.966.186 đồng chiếm 99,9% tổng tài sản, năm 2019 tổng tài sản ngắn hạn là 26.953.982.261 đồng, chiếm 99% tổng vốn kinh doanh, giảm 17.312.983.925 đồng so với năm 2018 tương ứng giảm 39,1%. Năm 2020, tài sản ngắn hạn tăng lên đến 99.686.244.521 đồng, chiếm 99,3% trong tổng số vốn, tăng 72.732.262.260 đồng tương ứng 269,8% so với năm 2019.. Nguyên nhân làm tài sản ngắn hạn biến động trong ba năm do sự biến động chủ yếu của các khoản phải thu ngắn hạn. Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính của công ty Xây Dựng.
Qua bảng số liệu trên ta thấy tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp giảm dần đều qua các năm. Năm 2018 tiền và các khoản tương đương tiền của công ty là 3.716.090.568 (đồng), chiếm 8,4% trong tổng tài sản ngắn hạn. Năm 2019 vốn bằng tiền giảm xuống còn 2.639.466.593 (đồng) chiếm 9,8% tổng tài sản ngắn hạn. Năm 2020 tiền và các khoản tương đương tiền tiếp tục giảm còn 400.275.139 đồng chiếm 0,4% tổng số tài sản ngắn hạn. Mặc dù tiền và các khoản tương đương tiền biến động qua các năm nhưng tỷ trọng trong tổng tải sản ngắn hạn lại chiến tỷ lệ rất nhỏ và giảm dần, điều này cho thấy hoạt động đầu tư của doanh nghiệp chưa được hiệu quả. Lượng tiền dự trữ quá ít sẽ gây khó khăn trong việc thanh toán tức thời cho doanh nghiệp.
Các khoản phải thu ngắn hạn biến động qua các năm qua các năm. Năm 2018, trị giá các khoản phải thu là 6.067.328.006 (đồng) chiếm 13,7% tổng tải sản ngắn hạn. Năm 2019 trị giá các khoản phải thu giảm xuống còn 6.016.017.832 (đồng) tỷ trọng 22,3% tổng số tài sản ngắn hạn. So sánh với năm 2018 ta thấy trị giá các khoản phải thu năm 2018 giảm 51.310.174 (đồng) tương ứng giảm 0,8%, tỷ lệ giảm nhỏ không đáng kể. Năm 2020, trị giá khoản phải thu là 11.241.088.441 (đồng) chiếm 11,3%. Như vậy trị giá các khoản phải thu ngắn hạn của năm 2020 đã tăng rất nhiều so với năm 2019 tăng 5.225.070.609(đồng) tương ứng tăng 86,9%. Ta thấy hoạt động bán chịu của công ty là tương đối nhiều, điều này có thể làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường song cũng là yếu tố làm giảm khả năng sinh lời do vốn bị chiếm dụng cũng như rủi ro đối với công ty.
Hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tài sản ngắn hạn. Cụ thể năm 2018 chiếm 71,1%, năm 2019 chiếm 63% và năm 2020 chiếm 81,5%. Do đặc điểm doanh nghiệp là công ty xây dựng nên lượng dự trữ các nguyên vật liệu xây dựng lớn, các công trình dở dang cũng cần thời gian để hoàn thành nên hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên nếu dự trữ quá nhiều hàng tồn kho sẽ làm tăng chi phí lưu kho, nên doanh nghiệp cần có những biện pháp giảm lượng dự trữ hàng tồn kho. Xét thấy năm 2019 trị giá hàng tồn kho giảm 14.502.707.809đông so với năm 2018 tương ứng giảm 46,1%, cho thấy năm 2019 doanh nghiệp đã thực hiện tốt công tác hàng tồn kho. Tuy nhiên đến năm 2020 trị giá hàng tồn kho tăng lên 81.252.582.633đồng tức là tăng thêm 64.275.098.021 đông, tương ứng 378,6% so với năm 2019. Bởi vì năm 2020 doanh nghiệp ký kết được nhiều công trình, nên lượng dự trữ hàng tồn kho là lớn. Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính của công ty Xây Dựng.
Tài sản ngắn khác năm 2018 tài sản ngắn khác của công ty là 3.003.355.161 (đồng), chiếm 6,8% trong tổng tài sản ngắn hạn. Năm 2019 tài sản ngắn hạn giảm xuống 1.321.013.194(đồng) chiếm 4,9 % tổng tài sản ngắn hạn. Năm 2020 tài sản ngắn hạn khác tăng lên 6.792397.784 chiếm 6,8% trong tổng tài sản ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng tài sản và chủ yếu là các khoản thuế GTGT được khấu trừ.
Qua bảng số liệu trên ta cũng thấy tài sản dài hạn của công ty chiếm tỷ trọng thấp hơn hơn tài sản ngắn hạn, chiếm chưa đến 1% về tỷ trọng. Điều này là chưa hợp lý vì công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng nên cần doanh nghiệp cần đầu tư giá trị tài sản dài hạn cao. Mặc dù vậy nhưng tài sản dài hạn của doanh nghiệp đang có xư hướng tăng dần qua các năm làm cho tỷ trọng cũng dần cao hơn. Giá trị chủ yếu của tài sản dài hạn là đầu tư các máy móc công trình
Năm 2018 tài sản dài hạn từ 48.821.515đồng tăng lên 276.030.534 (đồng), tương ứng tăng 227.209.019đ và 465,4%. Đến năm 2020 tài sản dài hạn lại tăng lên 691.390.687 đồng, tăng 415.360.153 đồng so với năm 2019, tương ứng tăng 150,5%. Tài sản dài hạn tăng nhanh do doanh nghiệp đầu tư thêm tài sản cố định để mở rộng kinh doanh. Đây là hướng đi phù hợp với tính chất và qui mô kinh doanh của công ty. Tuy nhiên cũng cần phải có những biện pháp đầu tư tài sản cố định, cải tiến kĩ thuật để mang lại hiệu quả cao hơn. Qua đó cho ta thấy tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng tài sản, cơ cấu như vậy là chưa hợp lý đối với một Công ty có quy mô lớn hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cần có giá trị TSCĐ chủ yếu là máy móc thiết bị có giá trị lớn. Tài sản tăng tức là đầu tư có hiệu quả và đang mở rộng nhiều hơn nữa các mối quan hệ kinh doanh.
Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
Mối quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn thể hiện sự tương quan về giá trị tài sản và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Mối quan hệ cân đối này giúp nhà phân tích phần nào nhận thức được sự hợp lí giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động và việc sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ, sử dụng có hợp lí, hiệu quả hay không. Mối quan hệ cân đối này được thể hiện qua các bảng phân tích sau: Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính của công ty Xây Dựng.
Vốn lưu chuyển ròng của doanh nghiệp cả 3 năm đều lớn hơn 0 chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản ngắn hạn tài trợ cho nguồn vốn dài hạn.
Nhìn vào bảng trên ta thấy tài sản ngắn hạn luôn lớn hơn nợ ngắn hạn trong 3. Điều này hợp lý vì dấu hiệu này thể hiện doanh nghiệp giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sử dụng đúng mục đích nợ ngắn hạn. Đồng thời nó cũng chỉ ra một sự hợp lý trong chu chuyển tài sản ngắn hạn và kỳ thanh toán nợ ngắn hạn. Doanh nghiệp có khả năng đáp ứng nhu cầu hoàn trả nợ ngắn hạn.Tài sản dài hạn luôn lớn hơn nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu cho thấy đảm bảo về mặt hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Cả 3 năm 2018, 2019 và 2020 tài sản dài hạn nhỏ hơn nợ dài hạn và nguồn vốn chủ sở hữu. Vậy nợ dài hạn ngoài việc đầu tư cho tài sản dài hạn thì đã có một phần đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Điều này đảm bảo tính an toàn về mặt tài chính nhưng không đảm bảo về mặt hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì gây ra sự lãng phí trong kinh doanh. Khi sử dụng nguồn vốn vay dài hạn sẽ an toàn nhưng tốn nhiều chi phí hơn so với nguồn vốn vay ngắn hạn.
2.2.3.Phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính của công ty Xây Dựng.
Là xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu trên phần lãi, lỗ giữa kỳ này so với kỳ trước thông qua việc so sánh số tuyệt đối và số tương đối theo từng chỉ tiêu. Dựa trên cơ sở này, giúp cho việc phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận năm nay so với năm trước, tình hình hoạt động của doanh nghiệp để từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục những hạn chế (nếu có), cũng như phát huy thế mạnh của doanh nghiệp. Đồng thời kết hợp với việc so sánh tài sản cuối kỳ với số đầu năm để xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu là tốt hay xấu, tìm ra những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan và đưa ra biện pháp kịp thời khắc phục cho doanh nghiệp.
Bảng 2.7: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BA NĂM 2018-2020
Theo bảng phân tích ta thấy lợi nhuận sau thuế của công ty có xu hướng tăng nhưng năm 2018 lợi nhuận sau thuế lại âm. Lợi nhuận sau thuế biến động là do sự ảnh hưởng của các thành phần sau
Doanh thu:
Từ bảng số liệu ta thấy doanh thu của công ty tăng dần qua các năm. Từ 47.252.510.500 đồng năm 2018 tăng thêm 6.372.303.201 đồng năm 2019 với tốc độ tăng là 13%. Năm 2020 doanh thu tăng mạnh lên 207.004.633.727 đồng, tăng lên 153.379.820.026 so với năm 2019 tương ứng với tốc độ tăng là 286%. Sở dĩ doanh thu năm 2020 tăng cao vậy là do nhu cầu xây dựng thiết kế các công trình tăng cao, các công trình dở dang những năm trước đều hoàn thành nghiệm thu vào năm 2020. Các năm trước khối lượng các công trình dở dang còn nhiều nên doanh thu thấp.
Giá vốn hàng bán
Song song với sự tăng dần của của doanh thu thì ba năm qua chi phí hoạt động của công ty cũng tăng dần qua các năm. Trong năm 2019 chi phí tăng so với năm 2018 là 1%, nhưng đến năm 2020 chi phí tăng 307% so với năm 2019, do chi phí hoàn thiện các công trình tăng cao, tăng theo doanh thu của công ty. Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính của công ty Xây Dựng.
Doanh thu từ hoạt động tài chính: tăng đều qua các năm. Tuy nhiên con số này rất nhỏ không đáng kể so với tổng doanh thu của doanh nghiệp chỉ là những khoản tiền lãi gộp của ngân hàng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Đây là khoản mục chi phí có ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động điều hành và quản lý của doanh nghiệp. Chi phí này năm 2019 là 2.043.460.701đ tăng 1.691.593.113 đồng hay tốc độ tăng 481,3% so với năm 2018. Đến năm 2020 chi phí này lại tăng lên 2.358.279.165đồng, tăng 314.818.464 đồng, tương ứng tốc độ tăng 15,4% so với năm 2019. Sở dĩ chi phí này tăng lên là do chi phí lương cũng như chi phí đào tạo của công ty tăng lên do chính sách quản lý của đơn vị nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên, thêm vào đó chi phí khấu hao các tài sản cố định dùng trong quản lý cũng tăng, các chi phí về hao mòn TSCĐ và các chi phí để hoàn thiện các công trình dân dụng cũng tăng lên
Thu nhập khác: Hầu như không đáng kể.
Lợi nhuận trước thuế:
Cùng với sự tăng lên của doanh thu thì lợi nhuận cũng tăng dần qua ba năm. Năm 2018 lợi nhuận doanh nghiệp là – 342.55.680đ, nhưng đến năm 2019
lợi nhuận tăng lên 3.849.974.888đ so với năm 2018. Đến năm 2020, lợi nhuận doanh nghiệp tăng lên đáng kể, tăng 6.600.040.799 so với năm 2019, tương ứng 171%. Năm 2018 doanh nghiệp bị lỗ do doanh thu thấp, vì các công trình vừa mới nhận chưa hoàn thiện, nhưng những chi phí cố định như khấu hao TSCĐ, tiền lương, các chi phí vốn vay ngân hàng,… vẫn phải trang trải. Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính của công ty Xây Dựng.
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp: Do năm 2018 doanh nghiệp lỗ nên không phát sinh khoản thuế TNDN phải nộp. Đến năm 2019, 2020 doanh thu tăng nhanh, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp tăng lên kéo theo phần thuế TNDN phải nộp cũng tăng lên đáng kể.
Lợi nhuận sau thuế: là khoản cuối cùng mà công ty quan tâm, phản ánh hiệu quả kinh doanh của công ty.. Do khoản lợi nhuận trước thuế của công ty tăng lên nên lợi nhuận sau thuế của công ty cũng biến đổi theo cùng tốc độ.
Tóm lại: Sau khi phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty qua ba năm đang từng bước đi lên. Năm 2020 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tốt nhất, năm 2018 kém nhất. Do đó công ty cần có biện pháp để vừa nâng cao doanh thu và lợi nhuận vừa giảm chi phí hoạt động đặc biệt trong giai đoạn hiện nay.
2.2.4.Phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua các chỉ số tài chính
2.2.4.1.Các tỷ số về khả năng thanh toán
Bảng 2.8: Bảng tính chi số khả năng thanh toán
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (h1):
Khả năng thanh toán tổng quát của công ty 3 năm đều lớn hơn 1. Chứng tỏ tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp đủ để thanh toán các khoản nợ hiện tại của doanh nghiệp và tất cả các khoản huy động bên ngoài đều có tài sản đảm bảo. Năm 2018, doanh nghiệp cứ đi vay 1 đồng thì có 1,28 đồng đảm bảo. Năm 2019, doanh nghiệp cứ đi vay 1 đồng thì có 1.89 đồng đảm bảo và năm 2020 doanh nghiệp cứ đi vay 1 đồng thì chỉ có 1,27 đồng đảm bảo. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty tương đối tốt, tình hình tài chính nhìn chung khá lành mạnh và vững vàng .
- Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (h2)
Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty 3 năm đều lớn hơn 1,chứng tỏ tài sản ngắn hạn của công ty đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp biến động qua các năm, năm 2019 chỉ số này là 1,87 lần, tăng 0,59 lần ( tương ứng tăng 46,31%) so với năm 2018. Năm 2020 chỉ số này là 1,26 tăng 0,61 lần (tức giảm 32,7%) so với năm 2019. Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính của công ty Xây Dựng.
Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn. Năm 2018, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bởi 1.28 đồng tài sản lưu động. Năm 2019, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 1.87 đồng tài sản lưu động. Năm 2020, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bởi 1.26 đồng nợ ngắn hạn.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh (h3)
Chỉ số này bằng 1 là lí tưởng nhất. Chỉ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp trong 3 năm đều nhỏ hơn 1. Cụ thể năm 2019 là 0,69 lần, tăng 0,32 lần ( tương ứng 87,47%) so với năm 2018. Năm 2020 chỉ số này là 0,23 lần, giảm 0,46 lần ( tương ứng 66,38%) so với năm 2019.Chỉ số này của doanh nghiệp thấp là do tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao so với tài sản dài hạn.
Chỉ số này của doanh nghiệp 3 năm đều thấp thì có thể doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, vì vào lúc cần doanh nghiệp có thể buộc phải sử dụng các biện pháp bất lợi như bán các tài sản với giá thấp để trả nợ. Tuy nhiên hệ số này có phù hợp hay không còn phụ thuộc vào kỳ hạn thanh toán món nợ phải thu phải trả trong kỳ của doanh nghiệp.
2.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu hoạt động
Bảng 2.9: Bảng tính chỉ số hoạt động
- Kỳ thu tiền bình quân:
Nhìn vào bảng phân tích ta có thể thấy kỳ thu tiền bình quân năm 2018 là 46.2 ngày, năm 2019 là 40.6 ngày, giảm 6 ngày so với 2018. Đến năm 2020 kỳ thu tiền bình quân là 30 n gày giảm 11 ngày so với năm 2019. Điều này cho thấy công ty đang làm rất tốt công tác thu hồi các khoản phải thu, công ty cần cố gắng phát huy mặt này.
- Vòng quay hàng tồn kho:
Qua bảng phân tích trên ta thấy vòng quay hàng tồn kho năm 2018 là 1.5 vòng và kì luân chuyển hàng tồn kho là 239.8 ngày. Năm 2019 vòng quay hàng tồn kho là 2.2 vòng và kỳ luân chuyển hàng tồn kho là 162.7 ngày. Năm 2019 vòng quay hàng tồn kho giảm làm cho kỳ luân chuyển tăng 77 ngày. Năm 2020 vòng quay hàng tồn kho giảm còn 2.1, giảm 0.1 so với năm 2019 làm cho kỳ luân chuyển hàng tồn kho giảm 8 ngày só với năm 2019. Điều này cho thấy lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp khá cao, do đặc thù kinh doanh của công ty là doanh nghiệp xây dựng, nên lượng dự trự nguyên vật liệu cũng như các công trình chưa hoàn thiện cao. Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính của công ty Xây Dựng.
Sở dĩ năm 2019 vòng quay hàng tồn kho tăng là do doanh thu năm 2019 tăng nhưng hàng tồn kho lại giảm do một số công trình được nghiệm thu vào đầu năm. Nhưng đến năng 2020 mặc dầu doanh thu và hàng tồn kho đều tăng nhưng vòng quay hàng tồn kho lại giảm do tốc độ tăng của hàng tồn kho cao hơn tốc độ tăng của doanh thu.
- Vòng quay tải sản cố định:
Qua bảng phân tích ta thấy, số vòng quay tài sản cố định đều rất lớn. Nguyên nhân là do phần tài sản cố định của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng tài sản dài hạn và tổng tài sản. Xét về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, tài sản cố định quá ít là chưa phù hợp với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có những biện pháp để gia tăng tài sản cố định cho doanh nghiệp.
- Vòng quay tổng tài sản:
Vòng quay tổng tài sản tăng dần qua các năm. Ở năm 2018 vòng quay là 1.1, năm 2019 là 2.0 vòng, đến năm 2020 là 2.1. Điều này cho thấy cứ 1 đồng vốn sử dụng tăng đều qua các năm. Lý do là tổng tài sản và tổng doanh thu thuần của doanh nghiệp tăng đều qua các năm. Doanh nghiệp cần tiếp tục pháp huy.
Qua phân tích các chỉ số hoạt động cho thấy công ty sử dụng vốn vào hoạt động kinh doanh năm sau tốt hơn năm trước. Vòng quay hàng tồn kho có tăng giảm nhưng cũng phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Kỳ thu tiền bình quân cũng liên tục giảm cho thấy chính sách quản lý khoản phải thu của công ty khá tốt tốt. Vòng quay tổng tài sản liên tục tăng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn ngày càng cao. Tuy vậy công ty vẫn cần phải luôn luôn cải thiện các chỉ số hoạt động, tìm kiếm nhiều khách hàng hơn nữa, tăng cường đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nhằm tăng doanh thu… có như thế mới tạo cơ sở vững chắc cho công ty thực hiện các chủ trương đường lối về mở rộng thị trường
2.2.4.3.Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính của công ty Xây Dựng.
Bảng 2.10: Bảng tính chi số cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư
- Hệ số nợ :
Hệ số nợ (hv) cho biết trong một đồng vốn kinh doanh của công ty đang sử dụng có mấy là vay nợ, mấy đồng là vốn chủ sở hữu. Hệ số nợ của công ty năm 2019 là 0,53 lần thấp hơn năm 2018 là 0,252 lần ( tương ứng 32,27 %). Năm 2020 hệ số nợ là 0,79 lần tăng lên 0,26 lần ( tương ứng 49,08 % ) so với năm 2019.
Năm 2018, trong 1 đồng vốn kinh doanh thì có 0,782 đồng hình thành từ vay nợ bên ngoài. Năm 2019 giảm đi, trong 1 đồng vốn kinh doanh thì có 0,53 đồng hình thành từ vay nợ bên ngoài. Năm 2020, trong 1 đồng vốn kinh doanh chỉ có 0,79 đồng hình thành từ vay nợ bên ngoài.
Doanh nghiệp có mức độ độc lập tương đối với các chủ nợ, do đó ko bị ràng buộc hoặc sức ép nhiều lắm từ các khoản nợ vay, nhưng khi hệ số nợ cao hơn thì doanh nghiệp lại có lợi hơn, vì được sử dụng 1 lượng tài sản lớn mà chỉ đầu tư 1 lượng nhỏ.
- Hệ số vốn chủ: (hay còn gọi là tỷ suất tự tài trợ)
Tỷ suất tự tài trợ của công ty trong giai đoạn 2018-2020 nhìn chung còn thấp. Năm 2019 tỷ suất tự tài trợ của công ty là 0,48 lần, tăng 0,252 lần ( tương ứng 115,8%) so với năm 2018. Năm 2020 tỷ suất tự tài trợ của công ty là 0,21 giảm 0,26 ( tương ứng 55,28%) so với năm 2019. Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính của công ty Xây Dựng.
Năm 2018, cứ 100 đồng vốn doanh nghiệp sử dụng thì có 21,8 đồng vốn chủ. Năm 2019 , cứ 100 đồng vốn doanh nghiệp sử dụng thì có 47 đồng vốn chủ. Đến năm 2020 lại giảm xuống, cứ 100 đồng vốn doanh nghiệp sử dụng thì có 21 đồng vốn chủ sở hữu. cả 3 năm hệ số tự tài trợ của công ty thấp chứng tỏ công ty có ít vốn tự có, mức độ tự tài trợ của công ty với vốn kinh doanh của mình là chưa tốt, với mức độ tự tài trợ như vậy thì trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay công ty sẽ gặp nhiều khó khăn .
Hệ số đảm bảo nợ
Hệ số đảm bảo nợ năm 2018 của công ty là 0,279 lần, năm 2019 là 0,888 lần tăng 0.609 lần so với năm 2018, năm 2020 là 0,266 giảm 0,621 lần so với năm 2019. Hệ số này cho ta biết năm 2018 cứ 1 đồng vốn vay thì có 0,279 đồng vốn chủ đảm bảo, năm 2019 là 0.888 đồng đảm bảo, và năm 2020 là 0,266 đồng đảm bảo. Chỉ số đều rất nhỏ, nên không có lợi cho doanh nghiệp.
Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn
Tỷ suất đầu tư vào tsdh cho biết việc bố trí cơ cấu tài sản của công ty. Tỷ suất đầu tư của công ty trong 3 năm đều thấp ( chỉ dao động từ 0.1% -> 1% ). Năm 2019, tỷ suất đầu tư của công ty là 0,10 lần cao hơn 0,009 lần (tương ứng 820,15%) so với năm 2018. Năm 2020 tỷ suất đầu tư của công ty là 0,007 lần giảm 0,003 lần (tương ứng 32,05% ) so với năm 2019
Ta có thể thấy công ty vẫn chưa chú trọng việc đầu tư vào tài sản cố định (chiếm tỷ lệ rất nhỏ tài sản dài hạn ).
- Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính của công ty Xây Dựng.
Tỷ suất đầu tư vào tsnh năm 2018 trong 100 đồng vốn kinh doanh thì có 99,9 đồng bỏ vào đầu tư cho tsnh, năm 2019 thì có 99 đồng, năm 2020 là 99,3 đồng. Tỷ lệ này đang có xu hướng giảm dần là phù hợp vói ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn
Năm 2018 vốn chủ của doanh nghiệp chỉ tự đầu tư được 197,81% tài sản dài hạn. Năm 2019 giảm xuống vốn chủ đầu tư được 46,39% tài sản dài hạn. Năm 2020, vốn chủ tự đầu tư lại giảm 34,18% còn 30,535% tài sản dài hạn so với năm 2019
Nhìn chung cả 3 năm doanh nghiệp đã từng bước đầu tư vào tài sản dài hạn. Doanh nghiệp cần có những biện pháp tối ưu hóa kết quả kinh doanh.
2.2.4.4.Nhóm chỉ số sinh lời
Bảng 2.11: Bảng tính chi số cơ sinh lời
Ta thấy tỷ lệ sinh lời trên doanh thu năm 2018 là -0,007. Năm 2019 tỷ lệ này là 0,059 có nghĩa là 100đ doanh thu thì được 5,9đ lợi nhuận sau thuế, và năm 2020 tỷ lệ này là 0,04 có nghĩa là 100đ doanh thu thì thu được 4đ lợi nhuận sau thuế. Tỷ lệ này còn thấp cho thấy gia đoạn 2018-2020 doanh nghiệp làm ăn chưa được nhiều hiệu quả. Nguyên nhân là mặc dù doanh thu cao nhưng lợi nhuận thấp dẫn đến tỷ suất sinh lời rất thấp
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản năm 2018 âm do năm 2018 doanh nghiệp bị lỗ. Năm 2019 là cứ 100đ vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh thì tạo ra 11,6đồng lãi cho tài sản, năm 2020 là 8,3% có nghĩa là cứ 100đ vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh thì tạo ra 8,3đồng lãi cho tổng tìa sản.
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ năm 2018 âm do năm 2018 doanh nghiệp bị lỗ. Năm 2019 là cứ 100đ vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh thì tạo ra 24,6đồng lãi cho chủ sở hữu, năm 2020 là 39,3% có nghĩa là cứ 100đ vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh thì tạo ra 39,3đồng lãi cho chủ sở hữu. Công ty cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính của công ty Xây Dựng.
Qua bảng phân tích có thể thấy năm 2018 các chỉ tiêu sinh lợi đều âm cho thấy năm 2018 doanh nghiệp sử dụng vốn và kinh doanh không đạt hiệu quả. Năm 2019,2020 doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn nhiều so với năm 2018, thể hiện tất cả các chỉ tiêu sinh lợi tăng một cách đáng kể đặc biệt là lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Vì vậy công ty nên duy trì tình hình kinh doanh này vào năm 2021 để đạt lợi nhuận cao hơn.
2.2.4.5. Phân tích các tỷ số tài chính qua sơ đồ Dupont
Phân tích phương trình dupont sẽ cho ta thấy được mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), các nhân tố ảnh hưởng tới hai tỷ suất này, trên cơ sở đó có thể đưa ra biện pháp cải thiện tình hình tài chính cho công ty.
- Phân tích ROA
Doanh lợi tài sản của công ty năm 2020 thấp hơn năm 2019, cho thấy năm 2020 công ty sử dụng tài sản kém hiệu quả hơn năm 2019.
Từ đăng thức trên ta thấy cứ bình quân đưa ra 100 đồng giá trị tài sản vào sử dụng trong năm 2019 tạo ra được 11,6 đồng LNST và năm 2020 tạo ra được 8,3 đồng LNST, năm 2018 là -0.8 đồng LNST là do :
Sử dụng bình quân 100 đồng giá trị tài sản vào kinh doanh năm 2019 tạo ra được 196,9 đồng doanh thu thuần, năm 2020 tạo ra được 206,2 đồng doanh thu thuần, năm 2018 là 106,6 đồng doanh thu thuần
Trong 100 đồng doanh thu thuần thực hiện trong năm 2018 có -7 đồng LNST và năm 2019 có 5,9 đồng và năm 2020 là 4 đồng.
Như vậy, có hai hướng để tăng ROA là tăng tỷ suất LNST trên doanh thu thuần (ROS) hoặc tăng vòng quay vốn kinh doanh.
- Tăng ROS bằng cách tiết kiệm chi phí Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính của công ty Xây Dựng.
- Tăng vòng quay vốn kinh doanh bằng cách tăng doanh thu và giảm giá bán và tăng cường hoạt động xúc tiến bán hàng.
Phân tích ROE
- ROE 2016 = -0,008 x 4,59 = -0,035
- ROE 2017 = 0,116 x 2,13 = 0,246
- ROE 2018 = 0,083 x 4,75 = 0,393
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ năm 2018 là âm do năm 2018 doanh nghiệp làm ăn lỗ.
Năm 2019 và 2020 tỷ suất này tăng cũng là chủ yếu do tỷ suất doanh lợi doanh thu tăng.
Ta thấy bình quân 100 đồng vốn csh bỏ vào kinh doanh năm 2019 tạo ra được 24,6 đồng LNST và năm 2018 tạo ra được -3.5 đồng LNST và năm 2020 tạo ra được 39,3 đồng LNST là do:
Trong 100 đồng vốn kinh doanh bình quân năm 2018 có 459 đồng hình thành từ vốn chủ sở hữu, năm 2019 có 213 đồng hình thành từ vốn chủ sở hữu và năm 2020 là 475 đồng.
Sử dụng bình quân 100 đồng giá trị tài sản năm 2018 tạo ra được (0,7) đồng doanh thu thuần, năm 2019 tạo ra được 5,9 đồng doanh thu thuần và đến năm 2020 tạo ra được 4 đồng doanh thu thuần.
Có hai hướng để tăng ROE: tăng ROA hoặc tăng tỷ số tổng tài sản/vốn chủ sở hữu.
Tăng ROA làm như phân tích trên.
Tăng tỷ số tổng tài sản/vốn chủ sở hữu bằng cách giảm vốn chủ sở hữu và tăng nợ. Ta thấy tỷ số nợ càng cao thì lợi nhuận của vốn chủ sở hữu càng cao. Tuy nhiên khi tỷ số nợ tăng thì rủi ro sẽ càng tăng lên. Do đó, doanh nghiệp sẽ phải hết sức thận trọng khi sử dụng nợ. Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính của công ty Xây Dựng.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Khóa luận: Giải pháp nâng cao tình hình tài chính tại Cty Xây Dựng

Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietthuethacsi.com/ – Hoặc Gmail: dicvuluanvanthacsi@gmail.com