Luận văn: Giữ Gìn và Phát Huy Giá Trị Văn Hoá Của Dân Tộc Ê Đê là một bài luận văn thạc sĩ giáo viên đánh giá cao, cho nên mình muốn chia sẻ đến các bạn học viên biết thêm nhiều hơn văn hóa Việt Nam, từ đó hoàn thành tốt bài luận văn có đề tài tương tự. Văn hoá là một hiện tượng xã hội có tính kế thừa bền vững. Nó luôn luôn tồn tại trong dòng chảy của sự vận động, phát triển của lịch sử. Trên chiều dài lịch sử ấy, bên cạnh những cái dở, cái lạc hậu lại có biết bao nhiêu những đều hay, điều tốt do chính bản thân con người sáng tạo ra. Dưới đây là Bài mẫu Đề tài: Giữ Gìn Và Phát Huy Giá Trị Văn Hoá Của Dân Tộc Ê Đê Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Lắk Hiện Nay bản đầy đủ.
Nội dung chính
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những cái gì trong quá khứ mà ông cha ta đã tạo nên dù hay dù dở cũng có thể có mặt trong hôm nay và trong những gì sắp tới. Sẽ là sự may mắn của chúng ta nếu những gì tốt đẹp, tinh tuý của ông cha ta chọn lọc, mang theo mình và quyện vào trong một thời đại mới. Nhưng sẽ là nổi khổ và điều bất hạnh đối với chúng ta nếu những gì của quá khứ mà chúng ta bê nguyên xi không có chọn lọc để áp dụng vào hiện tại hôm nay.
Lịch sử phát triển của loài người đang vào những năm đầu của thế kỷ XXI với nhiều mối quan hệ hữu cơ chằng chịt, tác động qua lại lẫn nhau, đan xen vào giữa các sự vật, hiện tượng và các quá trình phát triển của thế giới. Đặc biệt toàn cầu hoá được xem như là quá trình liên kết phát triển giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ cuốn hút tất cả các nước, các dân tộc trên thế giới vào quá trình quốc tế hoá mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Các mâu thuẫn cơ bản vốn có của thế giới vẫn đang tồn tại và ngày càng diễn biến phức tạp. Điều đó dẫn đến một nguy cơ lớn dễ nhận thấy là mối đe doạ tiềm tàng về khả năng đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc đối với các nước có nền kinh tế chậm phát triển, trong đó có Việt Nam, mặc dù nó cũng đem lại cho các quốc gia, dân tộc không ít những thuận lợi và cơ hội lớn.
Trong thời đại ngày nay với vai trò sứ mệnh lịch sử của mình giai cấp vô sản và quần chúng nhân dân lao động đã tự giác nắm lấy tất cả những gì tốt đẹp, những gì tinh tuý nhất của quá khứ, của hiện tại để làm phong phú và giàu đẹp cho sự nghiệp văn hoá của mình. Văn hoá cũng được xem như là “chứng minh thư” mà thiếu nó thì mỗi quốc gia, dân tộc sẽ có nguy cơ đứng bên bờ vực thẳm của sự đánh mất hay tiêu tan chính bản thân mình. Vì vậy, văn hoá đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của mỗi quốc gia, dân tộc “ văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội, đồng thời là một mục tiêu của chủ nghĩa xã hội” [9-51] ( Luận văn: Giữ Gìn và Phát Huy Giá Trị Văn Hoá Của Dân Tộc Ê Đê )
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc (54 dân tộc anh em) được phân bố đều khắp các vùng khác nhau của Tổ Quốc. Do đặc điểm và điều kiện, hoàn cảnh địa lý của tường vùng khác nhau dẫn đến hình thành các vùng văn hoá khác nhau. Trong các vùng văn hoá của Việt Nam, Đắk Lắk một tỉnh của Tây Nguyên là nơi tập trung một vùng văn hoá dân tộc đặc sắc của cộng đồng dân cư lâu đời. Nền văn hoá ấy ảnh hưởng sâu xa đến từng dân tộc, từng con người Đắk Lắk. Nó biểu hiện ở thế giới quan, nhân sinh quan, phong cách, tư duy lối sống, sinh hoạt, ứng xử….của con người. Vì sự vận động, biến đổi của thế giới luôn diễn ra không ngừng, điều đó không thể không ảnh hưởng đến văn hoá Đăk Lăk, đó là giá trị văn hoá của dân tộc Êđê ở Đăk Lăk. Hơn nữa, vấn đề quan trọng được đặt ra là không thể có bình đẳng dân tộc nếu không giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc. Dân tộc Ê đê, một dân tộc bản địa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, cùng với quá trình sinh sống và phát triển của mình dân tộc Êđê đã để lại những giá trị văn hoá độc đáo, sâu sắc. Đó là trường ca Đam San với chàng Đam San mạnh mẽ không chịu khuất phục trước số phận và trước sức mạnh của thiên nhiên, là không gian văn hoá cồng chiêng cùng với những lễ hội kéo dài hàng tuần cùng với nó là những ché rượu cần làm ngây ngất lòng người, đó là chiếc Kpan dài được làm từ cây cổ thụ được đặt vào trong nhà sàn dành cho các nghệ nhân đánh chiêng khoe tài năng và sự khéo léo của mình.
Thế nhưng một điều đáng buồn hiện nay, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, do ảnh hưởng mặt trái của nền văn hoá phương Tây; sự lợi dụng dân tộc và tôn giáo của các thế lực thù địch để phá hoại nền văn hoá dân tộc bản địa Đắk Lắk, nên đã nảy sinh lối sống hướng ngoại, phủ nhận văn hoá dân tộc, sống thực dụng, làm cho văn hoá các dân tộc bản địa Đắk Lắk đang đứng trước những thử thách nghiệt ngã và có nguy cơ mai một. Sự chi phối của đồng tiền đã làm thay đổi quan niệm về những giá trị văn hoá đó, những giá trị văn hoá đó đang bị xem thường, đang bị mai một dần theo thời gian không còn giữ được những giá trị nguyên sơ như nó vốn có. Một điều đáng buồn hơn nữa đó là một số người trong chính những cộng đồng đã tạo ra nó đã từ chối sự tồn tại của nó, đặc biệt là thế hệ trẻ của chính dân tộc Êđê đã không biết được những tập quán của mình. Cho nên, việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk mang tính thời sự, cấp bách, nhằm góp phần bảo tồn bản sắc văn hoá, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của dân tộc Ê đê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay. ” cho luận văn Thạc sĩ của mình.
Có thể bạn quan tâm:
2. Lịch sử nghiên cứu ( Luận văn: Giữ Gìn và Phát Huy Giá Trị Văn Hoá Của Dân Tộc Ê Đê )
Từ trước đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề văn hoá dưới các khía cạnh khác nhau:
Có nhiều bài viết, công trình khai thác về mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển: Trần Ngọc Hiên “ Văn hoá và phát triển-từ góc nhìn Việt Nam” NXB Khoa học xã hội, HN, 1993; Phạm Văn Đồng “Văn hoá và đổi mới” NXB Chính trị Quốc gia, HN,1998; Hoàng Trinh “Vấn đề văn hoá và phát triển” NXB Chính trị Quốc gia, HN,1996;
Một số công trình, bài viết về văn hoá dưới góc độ triết học: Vũ Thị Kim Dung-cách tiếp cận vấn đề văn hoá theo quan điểm triết học Mác, tạp chí triết học số 11/1998; Vũ Đức Khiển- Văn hoá với tư cách một khái niệm triết học và vấn đề xác định bản sắc dân tộc của văn hoá, tạp chí triết học số 6/2000; Nguyễn Huy Hoàng “Văn hóa trong nhận thức duy vật lịch sử của C.Mác, NXB Văn hoá thông tin, Viện văn hoá, Hà Nội, 2002.
Các bài viết làm rõ tầm quan trọng của văn hoá trong nền kinh tế thị trường hiện nay như: Đặng Hữu Toàn-Vai trò của văn hoá trong sự phát triển lâu bền theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạp chí triết học số 2/1999; Đặng Quang Định-Vai trò của văn hoá đối với sự phát triển kinh tế-xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạp chí Lý luận Chính trị sô 12/2001.
Nhiều công trình viết về bản sắc văn hoá, dân tộc và bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số ở Việt Nam như: Trần Ngọc Thêm “Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam”, NXB.TP.HCM; Đỗ Huy- Trường Lưu “Bản sắc dân tộc của Việt Nam”, Viện văn hoá,1999; Huy Cận “Suy nghĩ về bản sắc văn hoá dân tộc” NXB Chính trị QG, HN,1994; Ngô Văn Lệ “Văn hoá các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”, NXB Giáo dục, HN, 1998; Ngô Đức Thịnh “ Văn hoá dân gian Êđê”, NXB Văn hoá dân tộc, HN,1992; Phan Đăng Nhật “Sử thi Êđê”, NXB khoa học xã hội, HN, 1991; Chu Thái Sơn “ Hoa văn cổ truyền Đắk Lắk”, NXB văn hóa dân tộc, HN, 1997; Y Thih- Trương Bi “ Truyện cổ Êđê” (tập 1,2), Sở văn hoá thông tin Đắk Lắk, 1983; Lê Huy Vũ “Lễ hội dân gian Êđê”, NXB văn hoá dân tộc, HN 1995.
Nhìn chung các công trình chưa đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống “Vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của dân tộc Êđê ở Đắk Lắk hiện nay”. Vì thế, việc nghiên cứu “vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của dân tộc Êđê ở Đắk Lắk hiện nay” là một vấn đề cần được đi sâu làm rõ.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu ( Luận văn: Giữ Gìn và Phát Huy Giá Trị Văn Hoá Của Dân Tộc Ê Đê )
3.1 Mục đích
Nghiên cứu văn hóa dân tộc Ê-đê để nhằm đưa ra giải pháp giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Ê-đê trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Ê-đê.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về văn hoá và giá trị văn hoá, luận văn làm rõ giá trị văn hoá của dân tộc Êđê ở Đắk Lắk. Đồng thời, vạch ra thực trạng và giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của dân tộc Êđê ở Đắk Lắk.
4. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ giá trị và vai trò của giá trị văn hoá đối với đời sống của đồng bào Ê-đê đối với sự phát triển kinh tế – xã hội nói chung và ở Đắk Lắk nói riêng.
5. Phương pháp nghiên cứu
–Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp duy vật biện chứng – duy vật lịch sử; phương pháp phân tích – tổng hợp; phương pháp lôgic -lịch sử; phương pháp so sánh – đối chiếu.
-Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra; phương pháp phỏng vấn; phương pháp quan sát; phương pháp thống kê toán học và các phương pháp khác.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có 2 chương và 4 tiết
Chương 1 VĂN HOÁ VÀ GIÁ TRỊ VĂN HOÁ CỦA DÂN TỘC Ê ĐÊ Ở TỈNH ĐĂK LĂK
1.1.Quan điểm Mác xít về văn hoá và giá trị văn hoá ( Luận văn: Giữ Gìn và Phát Huy Giá Trị Văn Hoá Của Dân Tộc Ê Đê )
1.1.1.Khái niệm văn hoá
Văn hoá là gì? Câu hỏi đã được đặt ra từ lâu với tư duy nhân loại. Trong lịch sử lơài người, xuất phát từ những cách tiếp cận khác nhau bằng cách này hay cách khác, đã có rất nhiều định nghĩa về văn hoá. Trong tiếng Việt, văn hoá được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức ( trình độ văn hoá), lối sông (nếp sống văn hoá); theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ văn minh của một giai đoạn (văn hoá Đông Sơn) … “Đề cương về văn hoá Việt Nam” của Đảng cộng sản Đông Dương năm 1943 đã xếp văn hoá bên cạnh kinh tế, chính trị và xem nó bao gồm cả tư tưởng, học thuật, nghệ thuật, Uỷ ban Unesco của Liên hiệp quốc thì xếp văn hoá bên cạnh khoa học và giáo dục, tức là đặt hai lĩnh vực này ra ngoài khái niệm văn hoá.
Ở phương Đông, từ ngữ “văn hoá” đã xuất hiện rất sớm từ thời Tây Hán (thế kỷ II TCN) ở Trung Quốc. Trong bài: “Chi Vũ”, sách Thuyết Uyển, Lưu Hương viết: “Thánh nhân cai trị thiên hạ, trước hết dùng văn đức, sau mới dùng vũ lực. Phàm khi đã dùng vũ lực thì không khuất phục nổi, văn hoá không sửa đổi được cuối cùng sẽ bị suy kiệt”
Ở phương Tây, từ ngữ “văn hoá” (tiếng La tinh là: Cultura) khởi đầu có ý nghĩa là vỡ đất, chăm bón đất đai trong lao động nông nghiệp. Sau này chuyển nghĩa nói về tính chất khai trí, tính chất có giáo dục, có học vấn của con người. Ngay từ những năm 45 trước công nguyên, Xixêrôn đã coi triết học như là “văn hoá của trí tuệ” ông khẳng định cần phải rèn luyện và vun xới trí tuệ như người nông dân vun xới đất đai. Ông nhìn thấy nội dung cơ bản của văn hoá là sự phát triển các năng lực tinh thần của con người.
Thời phục Hưng người ta bắt đầu xem văn hoá như lĩnh vực tồn tại chân chính của con người, lĩnh vực “tính người” thật sự, đối lập với lĩnh vực “tính tự nhiên”, “tính động vật”. Văn hoá được coi như là sự phát triển của con người phù hợp với bản chất của nó. Nhưng do quan niệm lệch lạc về bản chất con người nên khái niệm văn hoá bị bóp méo.
Triết học tư sản do quan niệm duy tâm về lịch sử và bản chất con người, họ đã quy văn hoá chủ yếu vào lĩnh vực ý thức tinh thần thuần tuý độc lập với lĩnh vực tồn tại vật chất của con người, tách rời các lợi ích thực tiễn.
Federico Mayor, tổng giám đốc Unesco cho biết: “Đối với một số người, văn hoá chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối với những người khác, văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động. Cách hiểu thứ hai này đã được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hoá họp năm 1970 tại Venise”[51-21]. Với cách hiểu rộng này, văn hoá là đối tượng đích thực của văn hoá học. Trong các công trình nghiên cứu, ngay cả với một cách hiểu cũng đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Thông thường, do phải trình bày một cách rất ngăn gọn ( mà ngắn gọn không phải bap giờ cũng đầy đủ), cho nên các định nghĩa thường là đầu mối của những cuộc tranh luận nhiều khi vô bổ.
Các quan niệm trên, ở khía cạnh này hay khía cạnh khác đã phản ánh được những nét đặc trưng của văn hoá. Song văn hoá là một phạm trù hết sức rộng lớn, phong phú và đa dạng, là một hiện tượng xen kẽ và thẩm thấu trong tất cả mọi hoạt động trong tất cả mọi hoạt động của xã hội. Do vậy, những quan niệm về văn hoá vừa rất linh hoạt vừa có nhiều nghĩa, khó có thể có được một công thức, một định nghĩa gon gàng mà bao hàm đầy đủ ý nghĩa của nó. Hơn thế nữa ví văn hoá là một hiện tượng xã hội khá phức tạp và phần nào đó sẽ vượt ra ngoài những quan niệm trên. Vì rằng: văn hoá là kết quả của quá trình lao động và hoạt động xã hội của con người, nên đề cập đến vấn đề này, các nhà lãnh đạo Đảng và nhà nước ta đã khẳng định: “văn hoá sản sinh ra trong quá trình con người tác động vào tự nhiên và tiến hành đấu tranh xã hội” [5-257]. ( Luận văn: Giữ Gìn và Phát Huy Giá Trị Văn Hoá Của Dân Tộc Ê Đê )
Như vậy, văn hoá là sản phẩm trực tiếp của con người, văn hoá bao giời cũng mang tính lịch sử, tính giai cấp. Hay nói khác đi, ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, văn hoá cũng có những đặc điểm riêng biệt là phục vụ lợi ích cho giai cấp thống trị. Bởi lẽ, văn hoá bao gồm những tư tưởng, những giá trị, những chuẩn mực đạo đức của một giai cấp nhất định trong xã hội. Chính từ cội nguồn của nó, người ta khẳng định văn hoá ra đời là nhờ lao động.
Văn hoá trước hết phải có tính hệ thống. Mọi hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hoá đều có liên quan mật thiết với nhau. Nhờ có tính hệ thống mà văn hoá, với tư cách là một đối tượng bao trùm mọi hoạt động của xã hội, thực hiện được chức năng tổ chức xã hội. Chính văn hoá thường xuyên làm tăng tốc độ ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.
Đặc trưng quan trọng thứ hai của văn hoá là tính giá trị. Trong từ “văn hoá” thì văn có nghĩa là “vẻ đẹp”, văn hoá có nghĩa là “ trở thành đẹp, thành có giá trị”. Văn hoá chỉ chứa cái đẹp, chứa các giá trị. Nó là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người.
Đặc trưng thứ ba của văn hoá là tính nhân sinh. Văn hoá là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm hoạt động thực tiễn của con người. Văn hoá đối lập với tự nhiên, nó là cái tự nhiên đã được biến đổi dưới tác động của con người, là “phần giao” giữa tự nhiên và con người.
C.Mác và Ăngghen đã xuất phát từ chủ nghiã duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét văn hoá. Các ông đã nhìn nhận văn hoá là sản phẩm của lịch sử, là kết quả hoạt động cái thực tiễn qua nhiều thế hệ người tạo ra. Trình độ phát triển văn hoá phụ thuộc vào trình độ khám phá, làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ chính bản thân mình. Trong tác phẩm “ Hệ tư tưởng Đức”C.Mác cho rằng, có thể xem lịch sử dưới hai mặt, có thể chia lịch sử tự nhiên và lịch sử nhân loại. C.Mác cho rằng, con người là “một thực thể song trùng” thống nhất “giữa cái tự nhiên và cái xã hội” trong đó “tự nhiên là thân thể vô cơ của con người” [38-91].
Trong quá trình hoạt động, con người đã khách thể hoá lực lượng bản chất của mình vào trong tự nhiên chưa được khai phá để tạo nên: “thiên nhiên thứ hai” cái mà vẫn được gọi thông thường là văn hoá, nhằm thoả mãn những nhu cầu chinh phục về tự nhiên, xã hội và về bản thân mình. Nói cách khác cái “thiên nhiên thứ hai” có được do cơ chế hoạt động riêng của con người. Mác cho rằng, động vật trực tiếp đồng nhất với bản thân mình. Nó không phân biệt nó với hoạt động sống của nó, bởi lẽ động vật sinh ra đã hoạt động như đúng loài của mình. Các hình thức, phương thức và chương trình hoạt động của chúng được truyền theo dòng máu, theo cơ chế sinh học nên đã nằm trên thân thể của nó từ khi mới ra đời. Đối với con người thì sự việc hoàn toàn khác. Nếu không được tiếp xúc với thế giới bên ngoài, với thế giới văn hoá và cái gọi là thân thể vô cơ của con người, thì con người ngay từ khi sinh ra chẳng bao giờ trở thành người với tư cách là người. Nhờ sự khách thể hoá, các hình thức, phương thức hoạt động của con người không chỉ tồn tại ở thân thể của nó mà còn ở thân thể văn hoá, thân thể vô cơ của con người. Như vậy, xét đến cùng, văn hoá có nguồn gốc từ lao động. Mọi hoạt động sáng tạo của con người nhằm biến đổi xã hội bao giờ cũng bắt đầu từ lao động, mà văn hoá thường gắn liền với sự sáng tạo và năng lực của con người, làm cho con người ngày càng trở nên hoàn thiện hơn, thoát ly dần với bản năng động vật và tiến tới bản chất “tộc loài” của mình.
Như vậy, văn hoá được hình thành và phát triển trên cơ sở sự hình thành và phát triển con người. Trình độ phát triển chung của văn hoá phụ thuộc vào trình độ chinh phục tự nhiên của con người.
Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc, bảo vệ và phát triển các nguyên lý của triết học Mác, V.I.Lênin cũng phân tích sâu sắc thêm về mặt xã hội của văn hoá với cách tiếp cận từ hình thái kinh tế-xã hội. Chính Lênin đã đề ra nguyên tắc quan trọng trong quá trình xây dựng nền văn hoá mới. Đó là những nguyên tắc về tính đảng, tính nhân dân, tính dân tộc và tính nhân loại trong văn hoá; xác định sự nghiệp văn hoá là một bộ phận trong guồng máy cách mạng vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Nói đến bản chất của văn hoá, Hồ Chí Minh có quan niệm về văn hoá rất rộng gắn liền với hoạt động sống của cá nhân, cộng đồng và ý nghĩa của văn hoá rất bao quát, Người viết “ Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người phải sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [41-4]. Khái niệm văn hoá trong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh nhấn mạnh mục đích của văn hoá là đáp ứng nhu cầu đời sống và sự sinh tồn. Cách đặt vấn đề này nhắc nhở người ta cách ứng xử với văn hoá và cách sử dụng văn hoá. Con người cần phải biết trân trọng văn hoá, giữ gìn và phát huy nó để đến lượt mình, nó đáp ứng những nhu cầu của con người.
Sau cách mạng tháng tám 1945, trong bộn bề công việc chống thù trong giặc ngoài, Hồ Chí Minh đã không ngừng quan tâm đến văn hoá. Trong diễn văn khai mạc hội nghị văn hoá toàn quốc (11-1946), Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa văn hoá và chính trị. Đồng thời, Người đề cao vai trò của văn hoá: “Văn hoá soi đường cho quốc dân đi”. Văn hoá phải phục vụ đắc lực cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc, đồng thời phải làm cho thế giới biết về những thành tích kháng chiến kiến quốc của quân dân ta. Nhiệm vụ của văn hoá trở nên rộng hơn khi Hồ Chí Minh yêu cầu: “Các nhà văn hoá ta phải có những tác phẩm xứng đáng, chẳng những để biểu dương sự nghiệp kháng chiến kiến quốc bây giờ, mà còn để lưu truyền cái lịch sử oanh liệt kháng chiến kiến quốc cho hậu thế” [43–464]. Văn hoá còn có nhiệm vụ đào tạo con người mới cho cuộc kháng chiến kiến quốc và tẩy trừ đi mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hoá đế quốc. ( Luận văn: Giữ Gìn và Phát Huy Giá Trị Văn Hoá Của Dân Tộc Ê Đê )
Đất nước bước vào thời kỳ xây dựng hoà bình. Cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới diễn ra gay gắt trong mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị đặc biệt là văn hoá. nền văn hoá của nước Việt Nam mới đang hình thành đã phải chịu sự tác động của nhiều luồng văn hoá khác nhau: vốn cũ của nền văn hoá dân tộc, những tàn tích còn khá nặng nề của văn hoá thực dân, văn hoá ngoại lai …Sự thoái hoá, biến chất của một số cán bộ có chức quyền gây nhiều hậu quả xấu cho xã hội. Phải xác định rõ hơn, cụ thể hơn những nhiệm vụ của văn hoá. Hồ Chí Minh quan niệm rằng văn hoá luôn quan hệ với chính trị. Người làm công tác văn hoá phải xác định rõ: văn hoá phục vụ ai? Nền văn hoá của nước Việt Nam mới phải nhằm phục vụ công nông binh.Muốn vậy, cán bộ văn hoá phải sâu sát với dân, hiểu tâm tư nguyện vọng, hiểu tâm lý của dân.
Trong quan điểm của Đảng ta, văn hóa là một lĩnh vực thực tiễn của đời sống xã hội, nó cũng có quy luật vận động và phát triển riêng, trong đó tính dân tộc được coi là thuộc tính cơ bản của văn hóa, phản ánh mối quan hệ giữa dân tộc và văn hóa trong điều kiện dân tộc đã hình thành. Tính dân tộc là nội dung quan trọng luôn được Đảng ta đặt lên vị trí hàng đầu. Trong bản đề cương văn hóa (1943) Đảng ta khẳng định nền văn hóa mới, phải đảm bảo tính dân tộc, tức là bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của văn hóa dân tộc. Quan điểm này tiếp tục được khẳng định trong suốt quá trình tiến hành cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa. Tới hội nghị Trung ương 5 khóa VIII quan điểm đó được cụ thể hóa trong nghị quyết “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Tại Đại hội IX, nghị quyết đại hội một lần nữa khẳng định: “xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội”.
Như vậy, nói đến văn hóa là nói đến con người. Lịch sử văn hóa là lịch sử của con người và loài người: con người tạo ra văn hóa và văn hóa làm cho con người trở thành Người. Điều đó có nghĩa là tất cả những gì liên quan đến con người, đến mọi cách thức tồn tại của con người đều mang trong nó cái gọi là văn hóa. Có thể nói, văn hóa là sự phát triển lực lượng vật chất và tinh thần, là sự thể hiện những lực lượng đó trong lĩnh vực sản xuất vật chất và lĩnh vực sản xuất tinh thần của con người. Từ đó, văn hóa được chia làm hai lĩnh vực cơ bản: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ có tính tương đối, bởi cái gọi là “ văn hóa vật chất” về thực chất cũng chỉ là “vật chất hóa” các giá trị tinh thần, và các giá trị văn hóa tinh thần không phải bao giờ cũng tồn tại một cách thuần túy tinh thần, mà thường được “vật thể hóa” trong các dạng tồn tại vật chất. Ngoài ra còn các giá trị tinh thần tồn tại dưới dạng phi vật thể, nhưng vẫn mang tính tồn tại vật chất khách quan như văn hóa trong các lĩnh vực đạo đức, giao tiếp, ứng xử, lối sống, phong tục tập quán…Văn hóa tồn tại và phát triển trong mối quan hệ thích nghi giữa con người với tự nhiên, giữa con người với con người. Vì vậy, văn hóa không phải là giá trị cố định, bất biến mà văn hóa luôn phát triển. Văn hóa là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế – xã hội.
Văn hóa không phải là “cái chung trừu tượng” giống nhau ở mọi xã hội, mọi cộng đồng – dân tộc. Nếu mỗi cộng đồng – dân tộc có đời sống xã hội riêng biệt, đặc thù, một lịch sử hình thành và một hiện thực con người không đồng nhất với các cộng đồng khác, thì tất nhiên văn hóa mang tính riêng biệt, đặc thù của mỗi dân tộc. Một dân tộc tồn tại là tồn tại cùng với nền văn hóa do chính mình tạo ra. Văn hóa in dấu của mọi mặt đời sống xã hội thuộc một dân tộc nhất định, của một cộng đồng riêng biệt, chúng ta gọi là “bản sắc dân tộc của văn hóa” hay “bản sắc văn hóa dân tộc”.
Tháng 7 năm 1998, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 5 (khoá VIII) ra Nghị quyết về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Toàn bộ tinh thần của Nghị quyết đã làm sáng lên bức tranh của nền văn hoá đất nước trong tương lai. Đó là nền văn hoá với vai trò là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển, gắn với sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH- HĐH) đất nước, gắn với những vấn đề nảy sinh trong xu thế toàn cầu hoá và nền kinh tế thị trường. Cần khẳng định rằng, đó còn là một tầm nhìn rộng và xa của Đảng về sự phát triển bền vững của đất nước, ít nhất là trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.
Đến Đại hội IX, những tư tưởng chủ yếu của Đảng về phát triển văn hoá tiếp tục được thể hiện trên cơ sở thực tiễn thực hiện Nghị quyết TW 5 (khoá VIII); nhấn mạnh vị trí, vai trò của văn hoá trong lịch sử phát triển của dân tộc ta; khẳng định sức sống lâu bền của những quan điểm, tư tưởng nêu trong nghị quyết TW 5 (khóa VIII) trong đời sống xã hội, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Về ý nghĩa “văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội”, Nghị quyết nhấn mạnh đó là tầm cao, chiều sâu của sự phát triển của dân tộc, khẳng định và làm rõ vị trí của văn hoá trong đời sống dân tộc, trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tại hội nghị Trung ương 10 (khoá IX), Ban Chấp hành Trung ương đã tổ chức kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) và ra kết luận tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá làm nền tảng tinh thần xã hội, gắn kết và đồng bộ với phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt. ( Luận văn: Giữ Gìn và Phát Huy Giá Trị Văn Hoá Của Dân Tộc Ê Đê )
Đại hội X, Đảng xác định tiếp tục phát triển sâu rộng, nâng cao chất lượng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Gắn kết chặt chẽ hơn với phát triển kinh tế xã hội. Làm cho văn hoá thấm sâu và mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam. Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, sinh viên, học sinh, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá Việt Nam. Đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến, di sản văn hoá vật thể, phi vật thể. Kết hợp hài hoà giữa bảo tồn, phát huy với kế thừa và phát triển, giữ gìn di tích với phát triển kinh tế du lịch, tinh thần tự nguyện, tính tự quản của nhân dân trong xây dựng văn hoá. Đa dạng hoá các hoạt động của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Xây dựng và phát triển chương trình giáo dục văn hoá, thẩm mỹ, nếp sống văn hoá hiện đại trong nhân dân. Phát huy tiềm năng, khuyến khích sáng tạo văn học, nghệ thuật, tạo ra những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật. Đồng thời tăng cường quản lý nhà nước về văn hoá. Xây dựng cơ chế chính sách, chế tài ổn định. Tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hoá. Chống sự xâm nhập văn hoá độc hại, lai căng, phản động. Xây dựng, nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hoá. Tạo điều kiện cho các lĩnh vực xuất bản, thông tin đại chúng phát triển. Nâng cao chất lượng tư tưởng văn hoá, hiện đại về mô hình, cơ cấu, cơ sở vật chất kỹ thuật. Xây dựng cơ chế quản lý khoa học, phù hợp. Đảm bảo tự do, dân chủ cho những hoạt động sáng tạo văn hoá, văn học, nghệ thuật. Đi đôi với phát huy trách nhiệm công dân của văn nghệ sỹ. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, cơ cấu tổ chức của các hội văn học- nghệ thuật từ trung ương đến địa phương.
Đại hội XI, nhiệm vụ chăm lo phát triển văn hóa được đúc kết cô đọng hơn, cụ thể hơn, tập trung vào 4 nội dung quan trọng:
Một là: Củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội…; triển khai cuộc vận động xây dựng gia đình Việt Nam góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hóa, còn người Việt Nam, nuôi dưỡng giáo dục thế hệ trẻ.
Hai là: Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật; bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống, cách mạng. Theo đó, tiếp tục phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu chất nhân văn, dân chủ, vươn lên hiện đại, phản ánh chân thật, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước; cổ vũ, khẳng định cái đúng, cái đẹp, đồng thời lên án cái xấu, cái ác. Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, về bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc. Xây dựng và thực hiện các chính sách, chế độ đào tạo, bồi dưỡng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tạo điều kiện để đội ngũ những người hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật.
Ba là: Chú trọng phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ hoạt động báo chí, xuất bản vững vàng về chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ và có năng lực đáp ứng tốt yêu cầu của thời kỳ mới.
Bốn là: Đổi mới, tăng cường việc giới thiệu, truyền bá văn hóa, văn học, nghệ thuật, đất nước, con người Việt Nam với thế giới. Xây dựng một số trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài và trung tâm dịch thuật, quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài. Tiếp thu những kinh nghiệm tốt về phát triển văn hóa của các nước, giới thiệu các tác phẩm văn học, nghệ thuật đặc sắc của nước ngoài với công chúng Việt Nam. Ngăn chặn, đẩy lùi, vô hiệu hóa sự xâm nhập và tác hại của các sản phẩm đồi trụy, phản động từ nước ngoài vào nước ta; bồi dưỡng và nâng cao sức đề kháng của công chúng nhất là thế hệ trẻ.
Như vậy, đến Đại hội XI, các quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam theo mục tiêu tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tiếp tục được khẳng định. Nhưng từ thực tiễn đời sống văn hóa của đất nước những năm qua, đặc biệt là trong xu thế hội nhập, có sự tác động nhiều chiều của quá trình toàn cầu hóa, của nền kinh tế thị trường…, Đảng ta đã xác định bốn đầu việc cần được cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và nhất là ngành văn hóa coi trọng, tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhằm tiếp tục xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội. Trong đó, việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng có ý nghĩa rất quan trọng, chi phối và gắn bó hữu cơ với ba công việc sau. Cần nhận thức đầy đủ rằng, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh cũng chính là góp phần tạo ra môi trường chính trị- xã hội ổn định, an toàn và bền vững trên cơ sở đời sống kinh tế được đảm bảo. ( Luận văn: Giữ Gìn và Phát Huy Giá Trị Văn Hoá Của Dân Tộc Ê Đê )
Quá trình xây dựng môi trường văn hóa phải chú trọng xây dựng đời sống văn hoá, vì đó là bước đi ban đầu của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá. Xây dựng đời sống văn hóa cần phải được tổ chức một cách bài bản, có chủ trương, chiến lược và từ trong từng gia đình Việt Nam, trong thôn, bản, khu phố, trong các tổ chức đoàn thể…, không chỉ là vài cuộc liên hoan văn nghệ quần chúng theo định kỳ hay chào mừng, cổ vũ một vài ngày kỷ niệm, sự kiện nào đó. Đối với văn học, nghệ thuật hay bảo tồn phát huy các di sản văn hóa cũng phải có mục tiêu cụ thể, nhằm đạt tới kết quả cuối cùng là có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, thực sự phát huy chức năng giáo dục, định hướng thẩm mỹ cho công chúng, nâng cao ý thức dân tộc, trách nhiệm của mỗi người với những giá trị đó. Các cơ quan thông tin, truyền thông đặc biệt là báo chí, xuất bản là những công cụ trực tiếp, đắc lực, có trách nhiệm tuyên truyền cho quá trình chăm lo phát triển văn hóa của đất nước trên cơ sở vì mục đích, lợi ích của nhân dân và đất nước. Đương nhiên, đội ngũ đó phải được quan tâm, chăm lo đào tạo, rèn luyện chính trị, tư tưởng, có năng lực chuyên môn đồng thời phải có đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân, nếu không sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu thông tin, giáo dục, tổ chức và xã hội phù hợp với môi trường văn hóa lành mạnh theo quan điểm của Đảng.
Công việc đổi mới, tăng cường việc giới thiệu, truyền bá văn hóa, văn học, nghệ thuật, đất nước, con người Việt Nam với thế giới…thực chất cũng là nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đa dạng, phong phú. Vì văn hóa Việt Nam muốn phát triển không thể không có lộ trình, kế hoạch cụ thể để quảng bá ra nước ngoài; muốn quảng bá phải có thiết chế, phải có đầu tư về con người và cơ sở vật chất cho nhiệm vụ này (một vài trung tâm văn hóa của Việt Nam ở nước ngoài như hiện nay là không thể hoàn thành được). Đồng thời chọn lọc, giới thiệu những giá trị văn hóa của bè bạn thế giới vào nước ta cũng là công việc cần được quan tâm để làm đẹp thêm bức tranh văn hóa nước nhà.
Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng theo quan điểm của Đảng nêu trên, là sự kiên định (kế thừa, bổ sung, phát triển) quan điểm xây dựng và phát triển văn hóa của Đảng trong hơn nửa thể kỷ qua, đưa quan điểm đó trở thành hiện thực trong đời sống văn hóa của dân tộc sẽ tạo ra sức đề kháng khỏe mạnh trong cơ thể văn hóa Việt Nam.
Theo chúng tôi, văn hoá là khái niệm dùng để chỉ sự phản ánh tổng thể những năng lực bản chất người trong tất cả các dạng hoạt động của họ, là tổng thể các hệ thống giá trị (cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần) do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiến lịch sử xã hội của mình.
Với cách hiểu như vậy văn hoá được chia làm hai lĩnh vực cơ bản: văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần.
Văn hoá vật chất là toàn bộ những giá trị sáng tạo của con người được thể hiện trong các của cải vật chất do xã hội tạo ra, bao gồm: các tư liệu sản xuất (trước hết là công cụ lao động) và tư liệu tiêu dùng của xã hội. Nó được hiểu như là những giá trị vật chất phát triển của xã hội tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển khác nhau. Có thể gọi văn hoá vật chất là văn hoá sản xuất, văn hoá của môi trường sản xuất, của điều kiện sản xuất và của người lao động.
Văn hoá tinh thần là toàn bộ những giá trị của đời sống tinh thần, bao gồm: khoa học và mức độ áp dụng những thành tựu khoa học vào sản xuất và sinh hoạt; trình độ học vấn, tình trạng giáo dục, y tế, văn hoá nghệ thuật, những chuẩn mực đạo đức trong hành vi ứng xử của các thành viên trong xã hội và trình độ phát triển nhu cầu của con người…Văn hoá tinh thần được trầm tích “trong các vật thể”, với tất cả những cái đó đã bảo vệ toàn bộ sự giàu có của tinh thần con người; đồng thời nó còn bao gồm cả những phong tục tập quán, những phương thức giao tiếp và ngôn ngữ.
Chủ nghĩa Mác-Lênin coi giữa văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần có sự thống nhất chặt chẽ với nhau trong đó cơ sở vật chất đóng vai trò quan trọng quyết định sự phát triển văn hoá nói chung. Là một hiện tượng lịch sử xã hội, văn hoá không chỉ phản ánh sự khác biệt cơ bản giữa hoạt động sống của con người với các hình thức lịch sử trong hoạt động của con người ở những giai đoạn phát triển khác nhau (như văn hoá cổ đại…văn hoá xã hội chủ nghĩa). Song điều đó không có nghĩa là sự đứt đoạn trong sự phát triển văn hoá, là sự tiêu diệt hoặc từ chối những di sản và truyền thống văn hoá quá khứ, mà mỗi hình thái kinh tế – xã hội mới tất yếu phải kế thừa các thành tựu của văn hoá quá khứ. ( Luận văn: Giữ Gìn và Phát Huy Giá Trị Văn Hoá Của Dân Tộc Ê Đê )
Văn hoá có rất nhiều chức năng, song tựu chung lại có những cức năng cơ bản sau:
Chức năng giáo dục: Đây là chức năng cơ bản của văn hoá, nó hưóng tới xây dựng một mẫu người nhất định phù hợp với tính chất và nhiệm vụ của một xã hội cụ thể. Nói tới chức năng giáo dục, là nói tới việc định hướng xã hội, là hướng lý tưởng, đạo đức và hành vi của con người vào “điều hay lẽ phải”, theo đúng những khuôn mẫu mà xã hội quy định. Tính giai cấp và tính dân tộc của văn hoá chủ yếu được biểu hiện ở đây. Mỗi dân tộc, do những điều kiện lịch sử riêng đã hình thành những truyền thống tâm lý riêng. Các quan niệm và tâm lý đó tạo nên các bản sắc dân tộc. Văn hoá của dân tộc là sự biểu hiện tập trung nhất cái bản sắc dân tộc, đồng thời các hoạt động văn hoá có tác dụng giáo dục, phổ biến rộng cái bản sắc dân tọc đó. Đã bao đời nay các thế hệ người Việt Nam đã được nuôi dưỡng về tinh thần bằng kho tàng văn hoá dân gian, bằng những áng văn thơ tuyệt tác, bằng những phong tục và lễ hội, bằng những di tích lịch sử oai hùng. Bản chất đôn hậu, giàu tình thương, trọng lao động, khát khao cuộc sống hoà bình, gắn bó mật thiết với non sông, đất nước…đã làm nên nội dung cơ bản, của văn hoá Việt Nam. Chức năng giáo dục của văn hoá Việt Nam cũng hình thành từ đó.
Với chức năng giáo dục, văn hoá tạo nên sự phát triển liên tục của lịch sử nhan loại và lịch sử mỗi dân tộc. Văn hoá duy trì và phát triển bản sắc dân tộc, văn hoá là chiếc cầu hữu nghị gắn bó nhiều dân tộc, nhiều thế hệ trong mục tiêu: hướng về cái chân, thiện, mỹ. Không bao giờ cắt đứt con người với lịch sử, nên cũng không thể tách con người khỏi văn hoá, vì văn hoá cũng là bản thân lịch sử của con người, là cội nguồn của mỗi người. Với ý nghĩa đó, việc giáo dục con người bằng văn hoá, bằng giá trị và truyền thống văn hoá có vai trò rất quan trọng.
Chức năng nhận thức: Đây là chức năng trang bị cho con người những tri thức cần thiết để làm chủ tự nhiên, xã hội, để tiến hành lao động sản xuất, để xác định phương hướng hoạt động của con người trong xã hội, đồng thời còn giúp cho con người phát hiện cái mới, tìm ra biện pháp, con đường để xây dựng đời sống tinh thần của xã hội.
Nâng cao nhân thức của con người cũng chính là phát huy những tiềm năng ở con người. Đó là bước đầu rất quan trọng để hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội, không phải ngẫu nhiên, trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp- Bác Hồ lại đề ra khẩu hiệu diệt giặc dốt bên cạnh khẩu hiệu diệt giặc ngoại xâm và giặc đói. V.I.Lênin từng nói: người mù chữ đứng ngoài chính trị. Thanh toán nạn mù chữ, tiến tới giáo dục, phổ cập cho nhân dân là một trong những công việc cấp thiết hiện nay. Sự nghiệp đổi mới tư duy về chhủ nghĩa xã hội, vai trò càng ngày càng quan trọng của cuộc cách mạng khoa học đối với tiến bộ xã hội, xu hướng ngày càng tăng của việc quốc tế hoá đời sống xã hội đang đòi hỏi nhiều ở chức năng nhận thức của văn hoá. Cần khẳng định rằng, việc phát huy chức năng nhận thức của văn hoá, đặc biệt đối với quần chúng lao động, sẽ là một lực lượng quan trọng thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, rút ngắn khoảng cách giữa các nước chậm phát triển [5-274;275]
Chức năng thẩm mỹ: Đây là chức năng có tầm quan trọng đặc biệt, nhưng cũng là chức năng thường bị coi nhẹ. Đây là biểu hiện của quan niệm giản đơn về văn hoá nghệ thuật, và cũng là biểu hiện giản đơn của quan niệm về con người.
Cùng với nhu cầu hiểu biết, con người còn có nhu cầu hướng tới cái đẹp- đây là dấu hiệu cơ bản phân biệt cơ bản phân biệt con người với con vật. Mác viết: “Bản chất con người là biết nhào nặn hiện thực theo quy luật cái đẹp”. Cảm xúc thẩm mỹ, tức khả năng biết rung động trước cái đẹp, ở một mức độ nào đó, tạo nên giá trị đạo đức của con người.
Văn hoá nghệ thuật là biểu hiện tập trung nhất sự sáng tạo theo quy luật cái đẹp. Lý tưởng thẩm mỹ cảm xúc và tình cảm của thẩm mỹ, khả năng phát hiện và sáng tạo thẩm mỹ đều bộc lộ ở đây, có nhiên là thông qua – các hình tượng nghệ thuật sinh động. Từ hình tượng nghệ thuật hay nói cách khác, bị thu hút bởi sức mạnh của các hình tượng nghệ thuật, người đọc, người xem như lạc vào một thế giới của cái đẹp. Kết quả là công chúng được tiếp nhận một sự giáo dục thẩm mỹ. Mọi tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của quần chúng như được thanh lọc theo hướng vươn tới cái đẹp, khắc phục cái xấu trong mỗi con người. Sự hoàn thiện của con người và xã hội được hình thành dần dần từ đó. Chức năng thẩm mỹ không tách rời chức năng nhận thức và đều hướng tới chức năng giáo dục con người. ( Luận văn: Giữ Gìn và Phát Huy Giá Trị Văn Hoá Của Dân Tộc Ê Đê )
Chức năng định hướng giá trị:Chức năng này xác định chuẩn mực và điều chỉnh các ứng xử của con người; nhằm giúp con người đánh giá các giá trị. Nó đề xuất một hệ thống các chuẩn mực theo yêu cầu- của một giai cấp nhất định trong một xã hội cụ thể; của mọi người trong lao động, trong sinh hoạt, trong đấu tranh, trong quan hệ giữa các cá nhân. Trên cơ sở đó nó điều chỉnh hành vi, cách ứng xử của con người cho phù hợp với lý tưởng xã hội, chính trị, đạo đức và thẩm mỹ.
Như vậy, với sự phân tích các chức năng cơ bản của văn hoá, chúng ta có thể thấy rõ được bản sắc của văn hoá. Là hoạt động nhằm sản xuất ra các giá trị tinh thần, văn hoá là một tổng thể của rất nhiều hoạt động. Các hoạt động đó đều hướng tới cái chân, cái thiện, cái mỹ. Văn hoá không năm ngoài kinh tế và chính trị, nhưng văn hoá có “đời sống”riêng của nó. Mục tiêu cao cả nhất của hoạt động văn hoá là vì con người, vì sự phát triển và hoàn thiện con người. Về phương diện đó, mục tiêu của văn hoá thống nhất với mục tiêu hoạt động kinh tế, chính trị của chủ nghĩa xã hội. Văn hoá không thể phát triển đầy đủ ngoài quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội; ngược lại, chủ nghĩa xã hội khó phát triển vững chắc nếu văn hoá không phát triển.
Từ trước đến nay không ít người vẫn thường sử dụng từ ngữ “văn minh” như một từ đồng nghĩa với “văn hoá”. Thực ra, như viện sĩ D.Likhachov có nhận xét, “ đây là những khái niệm gần gũi, có liên quan mật thiết với nhau, song không đồng nhất. Văn hoá giàu tính nhân bản, nó hướng tới những giá trị muôn thủa; trong khi đó thì văn minh thường hướng tới sự hợp lý, sắp đặt cuộc sống sao cho tiện lợi”. Nói đến văn minh, người ta chủ yếu nghĩ đến các tiện nghi vật chất. Như vậy, văn hoá và văn minh khác nhau trước hết là ở tính giá trị: trong khi văn hoá là một khái niệm bao trùm, nó chứa cả các giá trị vật chất lẫn tinh thần, thì văn minh thiên về các giá trị vật chất mà thôi.
Văn hoá và văn minh còn khác nhau ở tính lịch sử: trong khi văn hoá luôn luôn có bề dày của quá khứ thì văn minh chỉ là một lát cắt đồng đại, nó chỉ cho biết đến trình độ phát triển của văn hoá, từ “văn minh” có thể được định nghĩa khác nhau trong các từ điển khác nhau, song chúng thường có chung một nét nghĩa là nói đến “ trình độ phát triển”. Văn minh luôn là đặc trưng của một thời đại: nếu như vào thế kỷ XIX, chiếc đầu máy hơi nước đã từng là biểu tượng của văn minh thì sang thế kỷ XX, nó trở thành biểu tượng của sự lạc hậu, nhường chỗ cho tên lửa vũ trụ và máy tính. Một dân tộc có trình độ văn minh cao vẫn có thể có một nền văn hoá rất nghèo nàn, và ngược lại, một dân tộc lạc hậu vẫn có thể có một nền văn hoá phong phú.
Sự khác biệt của văn hoá và văn minh về giá trị tinh thần và tính lịch sử dẫn đến sự khác nhau về phạm vi: văn hoá mang tính dân tộc, bởi lẽ có giá trị tinh thần và tính lịch sử, mà cái tinh thần và tính lịch sử là của riêng, không dễ gì mua bán hoặc thay đổi được; còn văn minh thì có tính quốc tế, nó đặc trưng cho một khu vực rộng lớn hoặc cả nhân loại, bởi lẽ nó chứa giá trị vật chất, mà cái vật chất thì dễ phổ biến, lây lan.
Văn hoá có trước văn minh về mặt thời gian tồn tại trong suốt tiến trình phát triển của xã hội loài người. Ngược lại, văn minh chỉ xuất hiện ở một giai đoạn nhất định khi mà văn hoá đạt đến một trình độ nào đó. Ăng ghen đã nói rằng: xã hội loài người chuyển từ mông muội sang văn minh gắn liền với sự phân công lao động và sự phát triển của lực lượng sản xuất. Trên một phương diện nào đó, có thể nói văn hoá là tiền đề thiết yếu của văn minh, ngược lại khi văn minh xuất hiện thì bản thân sự phát triển của văn hoá tiếp theo chỉ có thể đạt được dựa trên cơ sở của văn minh. Tuy nhiên sự phát triển của văn hoá và văn minh không phải bao giờ cũng trùng khớp. Có lúc văn hoá và văn minh phát triển tương đối cân xứng, nhưng có lúc không ăn nhập với nhau. Chẳng hạn ở các nước tư bản phát triển, dù nó đã tạo ra nền sản xuất lớn với toàn bộ trang thiết bị hiện đại mà từ trước đến nay nhân loại chưa bao giờ biết đến hay nói một cách khác, chủ nghĩa tư bản đã đạt tới trình độ văn minh tương đối cao nhưng gắn liền với văn minh đó và đồng thời với nó là cái phản văn hoá. Bên cạnh sự kỳ diệu của kỹ thuật và công nghệ, bên cạnh nền văn minh tin học hiện đại còn tồn tại vô vàn những hiện tượng không văn hoá. Đó là sự tha hoá của con người từ sự phát triển của một nền khoa học kỹ thuật hiện đại, là sự suy đồi về một nền đạo đức xã hội, là sự sáng tạo đến mức lạnh lùng của nhân cách. Quan hệ giữa con người và con người trong tình yêu, tình bạn, trong lối sống luôn bị đồng tiền chi phối. Dân chủ tuy có bước phát triển nhất định nhưng vẫn là nền dân chủ hình thức-dân chủ cho những người thiểu số. Nạn thất nghiệp, nạn ma tuý, mại dâm, sự phân biệt chủng tộc…Như một căn bệnh của xã hội vẫn còn phổ biến.
Sự khác biệt thứ tư, về nguồn gốc: Văn hoá gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp, còn văn minh gắn bó nhiều hơn với phương Tây đô thị.
Như vậy, văn minh là khái niệm có nguồn gốc từ phương Tây đô thị chỉ trình độ phát triển nhất định của văn hoá về phương diện vật chất và mang tính quốc tế.
Mời bạn tham khảo thêm:
1.1.2. Giá trị văn hoá ( Luận văn: Giữ Gìn và Phát Huy Giá Trị Văn Hoá Của Dân Tộc Ê Đê )
1.1.2.1. Giá trị và giá trị văn hoá
Khái niệm giá trị có lịch sử lâu đời, bắt nguồn từ thời Cổ đại ở trong triết học Hy Lạp, Trung Quốc, Ấn Độ…khi bàn đến cái cao cả, cái chân, cái thiện, cái mỹ. cái ích trong cuộc sống, nhưng mãi thế kỷ XIX trở đi thì khái niệm giá trị mới trở thành khái niệm trung tâm của giá trị học với tính cách là một khoa học, với sự khám phá phát hiện của các nhà triết học lớn như Kant, và nó đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực học thuật như kinh tế học, triết học, toán học, đạo đức học…giống như tính đa nghĩa của từ văn hoá, từ trước đến nay, đã có không ít định nghĩa về giá trị.
Tsunesabura Makiguchi định nghĩa: “giá trị là sự thể hiện có tính định hướng về mối quan hệ giữa chủ thể đánh giá và đối tượng của sự đánh giá” [57– 115;116]
James People và Garrick Bailey cho rằng: “Giá trị là cái ý tưởng về các loại mục đích hay các loại lối sống của một cá thể, nó được chia sẻ trong một nhóm hay trong toàn xã hội, nó được cá thể, nhóm hoặc toàn xã hội mong muốn hay được coi là có ý nghĩa. Đó là những phẩm chất cơ bản cần phải có để bảo đảm con đường sống, các chuẩn mực tối thượng chỉ đạo mọi hoàn cảnh thực tiễn”[ 57- 116]
V.M.Megiuep khẳng định: “giá trị là những quan hệ xã hội nhằm phát triển con người” [28- 133]
Ngoài ra, một số nhà lý luận còn xem xét giá trị, dưới góc độ giá trị học, đó là những cái được con người sáng tạo và sử dụng trong hoạt động của mình.
Giá trị là một phạm trù hàm chứa nhiều ý nghĩa, song chúng ta có thể hiếu một cách chung nhất rằng, giá trị là khái niệm dùng để chỉ cái làm cơ sở, căn cứ, tiêu chí để con người (bao gồm cá nhân, nhóm người, cộng đồng xã hội) dựa vào đó để xem xét, đánh giá, so sánh các sự vật, hiện tượng trong hiện thực cuộc sống của mình.
Cái nổi bật ở giá trị là nó thể hiện sự vươn tới cái ao ước có khả năng được hiện thực hoá của con người. Người ta nhận thấy rằng, ở các giá trị những quan niệm thầm kín hoặc những cái ao ước riêng có của một cá nhân hay một nhóm cộng đồng người nào đó bộc lộ ra. Những quan niệm đó chi phối sự lựa chọn các phương thức, phương tiện và mục đích khả thi của hành động của họ.
Tuy nhiên, cần phân biệt giữa giá và giá trị, chúng ta có thể hiểu từ giá và giá trị theo cách giải thích của triết học cổ điển Đức E.Kant, rằng: “vật nào có thể đem trao đổi được đều có một giá, duy có một số vật không lấy gì thay thế được thì có một giá trị” [57-115]. Chẳng hạn, chiếc đồng hồ có một giá, còn tình bạn, tình yêu, lòng yêu nước, tinh thần hy sinh vì đại nghĩa, kiệt tác nghệ thuật, tín ngưỡng, thần linh…là những cái vô giá, tức là những giá trị xã hội, giá trị văn hoá.
Giá trị thường gắn liền với nhu cầu, tạo nên động cơ hành động của con người. Đằng sau mỗi hành động của con người ẩn tàng một giá trị và đằng sau mỗi giá trị có ẩn dấu một nhu cầu. Trong trao đổi, nhu cầu của mỗi cá nhân, nhóm cộng đồng người được thoả mãn. Vì nhu cầu của con người là phong phú, đa dạng, biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nên cái bản chất xã hội của con người cũng không ngừng được mở rộng, được nâng cao trong trong quá trình trao đổi những nhu cầu của họ. Đó là một quá trình vận động biện chứng. Tuy nhiên, những nhu cầu mà mỗi cá nhân, nhóm người và cộng đồng xã hội muốn vươn tới phải là là những nhu cầu mang tính tích cực, có ý nghĩa cuộc sống cao đẹp, đem lại lợi ích tốt đẹp cho chính xã hội và bản thân con người. Tương ứng với nhiều nhu cầu thì xã hội cũng cần đến nhiều giá trị, đặc biệt là giá trị nhân tính, tức là tính cộng đồng ở con người đã phát sinh và được củng cố ở thời kỳ khởi nguyên của nhân loại, gắn liền với sự vận động, phát triển của nhu cầu của con người và xã hội.
Từ đó, có thể nói, sự phát triển phồn vinh của nhu cầu biểu hiện sự tiềm ẩn của văn hoá. Nếu hệ giá trị xã hội là dạng kết tinh hay là nội dung của văn hoá thì cái dùng như một tiêu chí để nhận xét, đánh giá, so sánh các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống xã hội chính là sự thể hiện ra bên ngoài của xu thế phát triển văn hoá cộng đồng xã hội. Chính ở khía cạnh này xác nhận văn hoá là động lực phát triển kinh tế- xã hội. ( Luận văn: Giữ Gìn và Phát Huy Giá Trị Văn Hoá Của Dân Tộc Ê Đê )
Giá trị văn hoá là cái dùng để căn cứ vào đó mà xem xét, đánh giá, so sánh giữa nền văn hoá dân tộc này với nền văn hoá dân tộc khác; là cái để xác định bản sắc văn hoá của một dân tộc, những nét đặc thù về truyền thống, phong tục, tập quán, lối sống của một dân tộc trên nền tảng các giá trị chân, thiện, mỹ.
Bản chất đặc trưng của giá trị văn hoá là chiều cạnh trí tuệ, năng lực sáng tạo, khát vọng nhân văn biểu hiện ở hoạt động sống của cá nhân, cộng đồng, dân tộc như: các hoạt động ăn, ở, mặc, đi lại, giao tiếp xã hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng…
Mục đích của giá trị văn hoá là nhằm hướng tới các giá trị nhân bản, hướng tới sự hoàn thiện của mỗi cá nhân nói riêng và của cả cộng đồng, dân tộc nói chung, mặc dù tiêu chuẩn của các giá trị văn hoá của mỗi cộng đồng, dân tộc là không như nhau. Tính mục đích đó của giá trị văn hoá được thể hiện ở ngay trong quá trình sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần.
Có thể nói, giá trị văn hoá của mỗi cộng đồng, dân tộc như là “mật mã di truyền xã hội” của tất cả các thành viên sống trong cộng đồng, dân tộc đó đã tích luỹ và lắng đọng trong quá trình hoạt động của mình. Chính quá trình hoạt động đó đã hình thành nên bản sắc văn hoá riêng của mỗi cộng đồng, dân tộc. Vì vậy, các giá tị văn hoá tồn tại và phát triển trong mỗi cộng đồng, dân tộc nhất định. Cộng đồng trở nên bền vững khi nó trở thành dân tộc. Yếu tố dân tộc là yếu tố quyết định nhất của một nền văn hoá.
Giá trị văn hoá còn mang tính khách quan, tức là không phụ thuộc vào bất cứ cái gì từ bên ngoài áp đặt vào để trở thành văn hoá của một cộng đồng, dân tộc. Nếu căn cứ vào nên văn hoá của một cộng đồng, dân tộc nào đó để xem xét, đánh giá các nền văn hoá của các cộng đồng, dân tộc khác là cao hay thấp, phát triển hay kém phát triển thì sẽ dẫn đến sai lầm nghiêm trọng, rơi vào bệnh chủ quan, tạo nên sự nô dịch hay sự áp đặt về văn hoá.
Trong xã hội có giai cấp, giá trị văn hoá cũng mang tính giai cấp. Bởi lẽ, văn hoá, về thực chất, là sản phẩm của một cộng đồng, dân tộc nhất định do những thành viên sống trong cộng đồng, dân tộc ấy tạo ra, và họ chịu dưới sự thống trị của một giai cấp thống trị nhất định- giai cấp lãnh đạo toàn thể xã hội, cho nên mọi sản phẩm của họ làm ra nhằm phục vụ cho giai cấp thống trị.
Với tư cách là phương thức sản xuất tinh thần, văn hoá không thể không phản ánh và chịu sự quy định của phương thức sản xuất. Điều kiện sinh hoạt vật chất của các giai cấp khác nhau sẽ làm nảy sinh những tư tưởng, tình cảm khác nhau. Vì vậy, quan tâm đến tính giai cấp của văn hoá là điều cần thiết để hiểu rõ sự vận động của văn hoá trong thời kỳ lịch sử có giai cấp, hiểu rõ tính phức tạp của đời sống văn hoá trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên từ đó mà tuyệt đối hoá tính giai cấp của văn hoá vì sự tác động của giai cấp vào văn hoá của một cộng đồng, dân tộc tuỳ thuộc vào từng biến động của lịch sử, tác động tới bước đi của nền văn hoá, chứ không thể quyết định được bản chất của nền văn hoá . Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị tất yếu có dấu ấn mạnh mẽ tới nền văn hoá của cộng đồng, dân tộc khi quyền lợi của giai cấp đó nhất trí với quyền lợi của cộng đồng, dân tộc. Lênin đã từng nhắc nhở chúng ta không được đồng nhất văn hoá với ý thức hệ vì văn hoá rộng hơn rất nhiều so với ý thức hệ.
Nói tới giá trị văn hoá là nói tới thành quả mà mỗi cộng đồng dân tộc và nhân loại đã đạt được trong quan hệ với tự nhiên, với xã hội và trong sự phát triển bản thân mình. Có những giá trị bị mai một, không còn thích ứng với sự phát triển liên tục của xã hội, nhưng cũng có những giá trị luôn tồn tại mãi mãi trong lịch sử. Chân, thiện, mỹ là những giá trị trường tồn trong lịch sử loài người; là ba trụ cột vĩnh hằng của văn hoá nhân loại. Những giá trị văn hoá ấy mang tính nhân loại. Sự trường tồn của những giá trị văn hoá đảm bảo tính liên tục trong lịch sử nhân loại và dân tộc. Khi nào cái chân, cái thiện, cái mỹ bị lãng quên, khi đó văn hoá sẽ trượt dốc đi xuống. Thay vào đó là sự xuất hiện của lối sống ích kỷ, tàn bạo, việc tuyên truyền cho chủ nghĩa hưởng lạc, các trường phái nghệ thuật suy đồi…đều là những biểu hiện suy thoái về văn hoá của con người. ( Luận văn: Giữ Gìn và Phát Huy Giá Trị Văn Hoá Của Dân Tộc Ê Đê )
Khi xem xét giá trị văn hoá, chúng ta thừa nhận rằng giá trị văn hoá mang tính dân tộc, tính giai cấp và tính nhân loại phổ biến. Như vậy, giá trị văn hoá là phạm trù lịch sử, được thực tại hoá trong truyền thống văn hoá dân tộc, luôn luôn vận động và phát triển cùng với sự vận động và phát triển của xã hội.
Ngày nay, giá trị văn hoá luôn có mặt trong các chương trình phát triển kinh tế- xã hội của các quốc gia, dân tộc bởi lẽ nó thể hiện cốt cách của một dân tộc và nó liên quan đến vận mệnh của mỗi dân tộc. Còn giá trị văn hoá tức là còn dân tộc, mất đi các giá trị văn hoá cũng có nghĩa là mất đi một dân tộc. Vì thế, việc giữ gìn và phát huy các di sản văn hoá của dân tộc là vấn đề có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với sự tồn vong của mỗi dân tộc.
Nhưng di sản văn hoá là gì? Đó là các sản phẩm, các giá trị văn hoá do các thế hệ trước sáng tạo ra và truyền lại cho các thế hệ sau bao gồm các di sản vật thể và phi vật thể (di sản tinh thần). Di sản văn hoá có tác dụng gắn kết cộng đồng dân tộc, tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc, là cơ sở để sáng tạo các giá trị mới và để giao lưu văn hoá với các cộng đồng khác. Như vậy, di sản văn hoá là cái còn lại, tồn tại gắn liền với con người trong quá trình vận động, phát triển không ngừng của lịch sử xã hội.
Một giá trị văn hoá có thể nằm trong nhièu di sản và ngược lại, một di sản có thể chứa đụng nhiều giá trị văn hoá. Chẳng hạn tính cố kết cộng đồng- một giá trị văn hoá tinh thần, thể hiện đậm nét trong lễ hội Pơthi (bỏ mả), trong hội mùa, trong lễ đâm trâu, trong các hình thức sinh hoạt cộng đồng…của đồng bào Êđê. Vì vậy, trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá, nhiều nhà nghiên cứu thường quan tâm tới hai loại giá trị cơ bản sau: giá trị văn hoá hữu hình ( hay giá trị văn hoá vật thể) và giá trị văn hoá tinh thần ( hay giá trị văn hoá phi vật thể). Nhìn chung, cách phân chia như vậy cũng chỉ mang tính chất tương đối mà thôi.
Giá trị văn hoá hữu hình bao gồm giá trị di tích và hiện vật. Giá trị di tích gồm những công trình kiến trúc, nghệ thuật, lịch sử, danh lam thắng cảnh, tôn giáo, tín ngưỡng. Còn giá trị hiện vật gồm hiện vật về lịch sử, về sinh hoạt, nghề nghiệp và nghệ thuật.
Giá trị văn hoá hữu hình của đồng bào Êđê ở Đăk Lăk là những công trình về nhà dài, nhà sàn hướng về phía Bắc –Nam, cửa ra vào được mở ở hai đầu hồi. Theo kinh nghiệm của người Êđê mở cửa theo hướng này tránh được gió đông bắc về mùa khô và gió tây nam về mùa mưa thốc vào nhà. Những cầu thang nhà dài, nhà sàn mang dáng bầu vú mẹ, tiêu biểu cho tư tưởng mẫu hệ của dân tộc Êđê. Đó là những ché rượu cần, những bộ cồng, chiêng quý chỉ dùng trong dịp lễ hội. Đó là những công cụ sản xuất thô sơ bằng đá, bằng đồng, những vòng bạc, vòng đồng đeo ở cổ tay trong ngày hỏi chồng, lễ cưới. Đó là những danh lam thắng cảnh nổi tiếng được con người cải biến để trở thành những điểm du lịch như: Buôn Đôn, thác Đrây Sáp, thác Trinh Nữ, hồ Lăk… .
Giá trị văn hoá tinh thần của đồng bào dân tộc Êđê tại Đăk Lăk được kết tinh chủ yếu ở phong tục, tập quá từ ăn, mặc,ở, đi lại cho đến các tập tục, lễ nghi thể hiện quan niệm tư duy của con người đối với các sự kiện quan trọng trong cuộc đời của con người và giữa con ngươì với đất trời thần thánh, với tổ tiên và cả cộng đồng. Phong tục, tập quán còn là sự biểu hiện mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên, mối quan hệ giữa con người với con người trong sinh hoạt vật chất và tinh thần. Không những thế, giá trị văn hoá tinh thần của đồng bào dân tộc Êđê ở Đăk Lăk còn hội tụ đậm nét ở lễ hội – một hình thái sinh hoạt tinh thần phong phú mang sắc thái độc đáo của người Êđê. Nó còn được thể hiện ở kỹ thuật đúc đồng để chế tạo nhạc khí cồng, chiêng, ở các nghệ nhân điêu khắc tượng nhà mồ, kỹ thuật dệt những hoa văn trên trang phục của trưyền thống của họ.
1.1.2.2. Những nhân tố tác động đến sự hình thành và biến đổi của các giá trị văn hoá ( Luận văn: Giữ Gìn và Phát Huy Giá Trị Văn Hoá Của Dân Tộc Ê Đê )
- Nhân tố kinh tế
Văn hoá không phải là một hiện tượng siêu nhiên từ bên ngoài áp đặt và ban phát cho con người, cũng không phải do ý muốn chủ quan của con người mà văn hoá nảy sinh và hình thành từ nhu cầu của đời sống xã hội. Như C.Mác đã từng khẳng định, con người muốn sống trước hết phải ăn, ở, mặc rồi mới đến các hoạt động chính trị, khoa học, nghệ thuật…nhưng để có cái ăn, ở, mặc thì con người phải sản xuất ra của cải vật chất. Trong quá trình hoạt động của mình, con người không chỉ sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội mà còn sản xuất ra chính bản thân mình, trong đó có văn hoá.
Khi nói kinh tế quyết định văn hoá, giá trị văn hoá thì điều quan trọng là phải chỉ ra những nhân tố nào của kinh tế phát huy tác dụng đối với văn hoá, giá trị văn hoá. Kinh tế tác động đến văn hoá làm cho nó phát triển. Sự phát triển kinh tế tạo nên cơ sở vật chất- kỹ thuật cho các hoạt động văn hoá. Nhưng văn hoá là hoạt động tinh thần mang tính chất sáng tạo. Điều đó có liên quan trực tiếp đến đời sống tinh thần của xã hội, đến nền đạo đức, lối sống xã hội. Vai trò của kinh tế cũng chính là ở đây. Một nền kinh tế phát triển lành mạnh, được xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc công bằng, bình đẳng, không có sự phân hoá giàu nghèo dữ dội; một nền kinh tế thực sự bảo đảm đời sống cho người lao động, tạo được niềm tin và sự tôn trọng giữa con người với con người…sẽ là cơ sở khách quan để xây dựng một đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh, tạo ra các giá trị văn hoá mang tính chất nhân văn, giàu lòng nhân ái, vị tha.
Thực tiễn đã chứng minh bản thân sự phát triển kinh tế trong thời gian qua, đặc biệt ở các nước tư bản chủ nghĩa, lại đang làm nảy sinh những mâu thuẫn, những nghịch lý. Nhiều nhà văn hoá lớn của thế giới từ lâu đã dự báo những thảm hoạ mà nhân loại sẽ phải chịu đựng do sự phát triển kinh tế của chủ nghĩa tư bản mang lại. Hơn 400 năm trước, Sếchxpia (1564-1622) đã nói đến vai trò mụ phù thuỷ của đồng tiền trong chế độ tư bản; G.G.Ruxô đã kêu gọi con người trở về với tự nhiên…Đó là những phải ứng của lương tâm, trí tuệ nhân loại đối với sự phát triển kinh tế TBCN. Theo C.Mác, sản xuất tư bản chủ nghĩa thù địch với một số ngành sản xuất tinh thần, ví dụ như thơ ca. Nền kinh tế XHCN, về bản chất, khắc phục được tình trạng đó. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những thành công mà nền kinh tế TBCN đã tạo ra, đặc biệt là những thành tựu của khoa học và công nghệ, đã góp phần to lớn trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có văn hoá.
Trong thế giới hiện đại, khoa học và công nghệ có thể giúp con người rút ngắn được rất nhiều thời gian trong hoạt động sản xuất ra các giá trị văn hoá, song nó cũng có thể làm biến đổi các giá trị văn hoá theo hướng tiêu cực của một số cá nhân hay nhóm người nào đó nhằm mục đích vụ lợi riêng của họ.
Ngày nay, xu thế ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ, xem chúng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển đất nước, tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước đã trở thành phổ biến đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Cho nên, nhân tố kinh tế, khoa học và công nghệ ngày càng có vị trí quan trọng, chi phối, thúc đẩy và làm biến đổi đời sống tinh thần của các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau, đặc biệt là làm biến đổi các giá trị văn hoá truyền thống của các quốc gia.
Ở Việt Nam, sự phát triển kinh tế đất nuớc, từ khi đổi mới đến nay, diễn ra sôi động, phong phú và không kém phần phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự biến đổi các giá trị văn hoá. Nhìn tổng quát, sự biến đổi của các giá trị văn hoá được thể hiện ở một số điểm sau đây:
Thứ nhất, số lượng các giá trị xã hội được nhân dân quan tâm tăng hơn so với trước kia. ( Luận văn: Giữ Gìn và Phát Huy Giá Trị Văn Hoá Của Dân Tộc Ê Đê )
Thứ hai, nội dung các giá trị xã hội đa dạng và phong phú hơn.
Thứ ba, sự mâu thuẫn, va chạm và xung đột giữa các giá trị xã hội cũng diễn ra gay gắt hơn. Nhiều giá trị cũ bị loại bỏ và được thay đổi nội dung để thích nghi với cuộc sống mới. Nhiều giá trị nảy sinh, trong đó có cả cái thật và cái giả, có cái sức sống trường tồn và có cái sẽ bị đào thải. Sự xung đột giá trị ở đây không chỉ diễn ra giữa các giá trị nảy sinh và tích tụ trong lòng xã hội Việt Nam từ trước đến nay mà còn là xung đột giữa các giá trị này với các giá trị nước ngoài tràn vào, kể cả phương Đông và các nước phương Tây.
Như vậy, khả năng phát triển trí tuệ của khoa học công nghệ là điều kiện để giải phóng và phát triển con người. Nhưng vấn đề là sử dụng trí tuệ, khoa học và công nghệ vào mục đích gì. Nếu lấy văn hoá làm mục tiêu của sự phát triển kinh tế cũng có nghĩa là phát triển kinh tế phải hướng vào phát triển và hoàn thiện con người, hướng vào phát triển và hoàn thiện xã hội. Đồng thời, cần chống lại chủ nghĩa cá nhân cực đoan, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa thực dụng xuất hiện và hoành hành xã hội, làm cản trở, thậm chí làm chệch hướng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
- Nhân tố chính trị-xã hội
Cùng với sự tác động của nhân tố kinh tế và khoa học- công nghệ, văn hoá còn chịu sự tác động của nhân tố chính trị.Văn hoá không thể nằm ngoài chính trị. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Văn hoá, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị” [44-368;369]. Chính trị là lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, các tập đoàn xã hội, các quốc gia trong việc giành, giữ và sử dụng chính quyền nhà nước. Chính trị tác động tới tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và đời sống cá nhân. Vì thế, chính trị là nhân tố quyết định phương hướng phát triển của văn hoá, tạo nên nội dung ý thức hệ của văn hoá và bằng hệ thống các chính sách pháp luật quản lý các hoạt động văn hoá.
Trong bất cứ xã hội nào, quan điểm và đường lối chính trị của một giai cấp đã lỗi thời, một giai cấp đối lập lại với đại đa số quần chúng, thì nó không thể phản ánh xu thế khách quan của lịch sử. Như vậy, mục đích của nền chính trị ấy xa lạ với bản chất của nền văn hoá tiến bộ. Một khi giai cấp đó vẫn duy trì những cái lạc hậu, lỗi thời của nó mà không có sự điều chỉnh, thay đổi để cho phù hợp với những điều kiện hiện tại, thì đến một lúc nào đó nó sẽ bị đánh đổ bằng một cuộc cách mạng xã hội. Cuộc cách mạng ấy được thực hiện do một giai cấp khác tiến bộ hơn hay do các lực lượng xã hội đang lên , đáp ứng được những nguyện vọng của số đông quần chúng nhân dân, tiếp nhận những giá trị văn hoá tiến bộ và coi văn hoá như một cơ sở tinh thần. Ví dụ: thời kỳ Phục Hưng, khi chế độ phong kiến đa lỗi thời, lạc hậu và bước vào thời kỳ tan rã. Sự phát triển của phương thức sản xuất TBCN đã trở thành một xu thế lịch sử không gì có thể ngăn cản nổi. Giai cấp tư sản tiến bộ trong thời kỳ đầu đã đòi hỏi khôi phục lại các tư tưởng, văn hoá cổ đại. Do đó, hàng loạt các di sản văn hoá, tư tưởng tiến bộ thời cổ đại (như văn hoá Hy Lạp, La Mã…) đã được phục hồi và phát triển.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là không nên dồng nhất chính trị với văn hoá. Không phải chính trị thế nào thì văn hoá thế ấy. Đôi khi chính trị lại ngược chiều với văn hoá. Một chế độ xã hội dù tiến bộ hay lạc hậu cũng có thể tạo ra nhiều giá trị văn hoá khác nhau. Một xã hội tiến bộ chưa hẳn sẽ góp phần tạo nên một nền văn hoá tiến bộ. Điều đó đã từng xảy ra trong lịch sử. Đó là vào thời kỳ Trung cổ, sự thay thế chế độ chiếm hữu nô lệ bằng chế độ mới- chế độ phong kiến, là một hiện tượng tiến bộ lịch sử vì đã sinh ra một nền văn minh mới, nhưng xét về mặt phát triển, thì văn hoá của những thế kỷ đầu thời kỳ trung cổ lại là bước thụt lùi so với thời kỳ cổ đại. Ngược lại, một chế độ xã hội lạc hậu chưa hẳn là nền văn hoá đó kém phát triển. Chẳng hạn, chế độ xã hội của Đức cho đến đầu thế kỷ XIX vẫn là một chế độ phong kiến lạc hậu so với sự thay đổi và phát triển nhanh chóng của các nước Tây Âu thời đó, nhưng triết học, văn hóa và nghệ thuật của nó lại phát triển chưa từng có trong lịch sử với nhiều nhà tư tưởng, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như: Hécđơ, Gớt, Sinlơ, Can tơ… ( Luận văn: Giữ Gìn và Phát Huy Giá Trị Văn Hoá Của Dân Tộc Ê Đê )
Văn hoá là hoạt động tinh thần, thuộc về ý thức của con người. Do vậy, sự phát triển của văn hoá chịu sự quy định của cơ sở kinh tế, chính trị của một chế độ xã hội nhất định. Nếu tách rời khỏi cơ sở kinh tế, chính trị ấy sẽ không thể hiểu được nội dung và bản chất của văn hoá, chẳng hạn văn hoá TBCN nảy sinh trên cơ sở của phương thức sản xuất TBCN chứa đựng những mâu thuẫn bên trong hết sức quyết liệt nên không thể không có những yếu tố phản tiến bộ, phản văn hoá. Còn văn hoá XHCN nảy sinh trên cơ sở của phương thức sản xuất mới XHCN tiến bộ, mang tính nhân đạo và nhân văn cao.
Kinh tế quyết định chính trị và văn hoá, nhưng văn hoá lại thẩm thấu vào kinh tế và chính trị tạo điều kiện để phát triển kinh tế và ổn định chính trị. Tuy nhiên, sự tác động phải thông qua các lực lượng xã hội, các giai cấp thống trị xã hội sử dụng các giá trị văn hoá đó như thế nào. Nếu đó là một giai cấp tiến bộ thì các giá trị văn hoá truyền thống sẽ được phát huy và trở nên có vai trò to lớn đối với sự phát triển xã hội cũng như đối với việc giữ vững nền chính trị. Còn đối với một giai cấp lạc hậu, lỗi thời thì các giá trị văn hoá tốt đẹp sẽ bị mai một và mất dần đi.
Trong thời đại ngày nay, sau khi đất nước ta được giải phóng, cả dân tộc chuyển từ thời kỳ chiến tranh sang hoà bình, xã hội được tổ chức theo kiểu quân sự chuyển sang xã hội dân sự. Nhu cầu chiến thắng kẻ thù xâm lược được giải toả. Những nhu cầu khác của một xã hội dân sự và hoà bình xuất hiện. Bảng giá trị xã hội chuyển đổi dần hướng vào mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Do đó, nhiều giá trị mới cũng xuất hiện và có vai trò không kém phần quan trọng trong đời sống xã hội. Mặt khác, nội dung của một số giá trị văn hoá truyền thống cũng biến đổi theo hướng thích nghi với yêu cầu của thời đại. Chẳng hạn, yêu nước giờ đây không chỉ thể hiện ở nội dung bảo vệ sự độc lập và bình yên của Tổ quốc mà còn thể hiện ở việc làm giàu cho Tổ quốc, cho nhân dân, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu; phẩm chất chính tị của cá nhân không phải chỉ bộc lộ ở địa vị chính trị mà còn thể hiện ở nhân cách chính trị của từng người.
Như vậy, nhân tố chính trị-xã hội có tác động hết sức quan trọng đến sự hình thành và biến đổi các giá trị văn hoá. Nó có thể góp phần làm phát triển rực rỡ một nền văn hoá tiến bộ, nhưng đồng thời cũng có thể làm băng hoại nền văn hoá ấy. Điều đó phụ thuộc phần lớn vào giai cấp thống trị xã hội trong một chế độ chính trị nhất định.
Mời bạn tham khảo thêm:
→ Luận văn: Tín ngưỡng giá trị văn hoá của dân tộc Êđê ở Đăk Lăk
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietthuethacsi.com/ – Hoặc Gmail: dicvuluanvanthacsi@gmail.com
[…] → Luận văn: Giữ Gìn và Phát Huy Giá Trị Văn Hoá Của Dân Tộc Ê Đê […]