Luận văn: Giải pháp phát triển hiệu quả văn hoá dân tộc Ê Đê là một bài luận văn thạc sĩ giáo viên đánh giá cao, cho nên mình muốn chia sẻ đến các bạn học viên biết thêm nhiều hơn văn hóa Việt Nam, từ đó hoàn thành tốt bài luận văn có đề tài tương tự. Văn hoá là một hiện tượng xã hội có tính kế thừa bền vững. Nó luôn luôn tồn tại trong dòng chảy của sự vận động, phát triển của lịch sử. Trên chiều dài lịch sử ấy, bên cạnh những cái dở, cái lạc hậu lại có biết bao nhiêu những đều hay, điều tốt do chính bản thân con người sáng tạo ra. Dưới đây là Bài mẫu Đề tài: Giữ Gìn Và Phát Huy Giá Trị Văn Hoá Của Dân Tộc Ê Đê Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Lắk Hiện Nay bản đầy đủ.
Nội dung chính
3.1.Những giải pháp cơ bản đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của dân tộc Êđê ở Đắk Lắk.
3.1.1. Tác động của hội nhập và toàn cầu hóa văn hóa.
Quá trình hội nhập cũng là quá trình toàn cầu hóa về văn hóa, không thể phát triển bền vững nếu không đặt văn hóa trong các chiến lược phát triển kinh tế.Vì vậy, đầu tư cho bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc được coi là đầu tư cho phát triển bền vững. Các quốc gia trên thế giới ngày càng đề cao, tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc, cũng chính là bảo vệ sức mạnh nội tại, phát huy sức đề kháng của di sản văn hóa dân tộc. Xử lý tốt mối quan hệ giữa giao lưu, mở cửa, hội nhập với bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc sẽ là điều kiện thuận lợi cho bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc Đắk Lắk
Công nghiệp văn hóa đang có chiều hướng phát triển nhanh, tạo ra nhiều sản phẩm mới nhưng nếu không quản lý chặt chẽ sẽ dẫn đến các hiện tượng không lành mạnh, ảnh hưởng đến bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk (sự truyền bá các sản phẩm văn hóa độc hại-phim ảnh, băng đĩa, sách báo…).Sự bùng nổ thông tin sẽ lôi cuốn đồng bào các dân tộc theo một xu hướng chung, tạo ra các thách thức như áp lực từ bên ngoài sẽ khuynh đảo đời sống ngôn luận, nhào nặn tin tức theo các giá trị kiểu Mỹ, triệt tiêu các thông tin, xóa mòn hệ giá trị ích, chân, thiện, mỹ; tác động bất lợi đến lớp thanh thiếu niên là người dân tộc thiểu số, hình thành lối sống bạo lực, phi luân, thực dụng, vô chính phủ, tách cá nhân ra khỏi cộng đồng.
3.1.2. Quá trình CNH, HĐH tác động đến bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk : ( Luận văn: Giải pháp phát triển hiệu quả văn hoá dân tộc Ê Đê )
Trên cơ sở đường lối và định hướng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội từ nay đến năm 2020 của Đảng và Nhà nước ta, có thể khái quát 3 đặc điểm, chủ yếu có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk nói chung và dân tộc Ê đê nói riêng:
- Mọi nguồn lực và nỗ lực của đất nước được huy động tối đa cho công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nhằm mục tiêu lớn đưa nước ta tới năm 2020 trở thành nước công nghiệp phát triển.
- Tiếp tục phát triển lâu dài nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo, coi trong yếu tố con người, công bằng và tiến bộ, bảo vệ môi trường và duy trì phát triển bền vững.
- Đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền và an ninh quốc
Quá trình CNH, HĐH sẽ làm cho xã hội có nhiều thay đổi sâu sắc và toàn diện, các khu đô thị mới hình thành, dân số tăng ở các khu thành thị. Từ đó, có những thay đổi về nếp sống, lối tập tục, lễ hội, các trò chơi, sự cư xử đối với di sản văn hóa dân tộc. Lớp trẻ thích các sản phẩm mới, ca nhạc, sân khấu hiện đại, truyền hình kỹ thuật số, internet, bỏ rơi các sản phẩm văn hóa truyền thống. Ở nông thôn, thiết chế cổ truyền bị lung lay, văn hóa buôn có nguy cơ bị đe dọa.Việc gia nhập Asean, bình thường hóa với Mỹ, ký hiệp định thương mại song phương Việt –Mỹ, gia nhập AFTA và WTO, đã, đang và sẽ là những thách thức lớn đối với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc.
Đối với Đắk Lắk , một tỉnh có 44 dân tộc anh em, vừa là miền núi, vừa có đường biên giới với vương quốc Cămpuchia, đới sống của đồng bào còn khó khăn, trình độ dân trí còn thấp lại đang bị áp lực từ các thế lực thù địch âm mưu muốn chia để trị, đòi thành lập nhà nước Đê ga độc lập trên nền tảng của Tin lành Đê ga, xúi dục nhân dân biểu tình, bán chiêng ché, không tham gia tổ chức lễ hội, ảnh hưởng bất lợi đến việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc ở địa phương.
Điều đáng lo là ở Đắk Lắk, xu hướng đồng hóa tự nhiên về văn hóa đang làm mai một các di sản văn hóa dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk. Có một bộ phận không nhỏ là người dân tộc thiểu số Ê đê có hiện tượng ngày một “Kinh hóa” ví như họ bỏ nhà dài, nhà sàn truyền thống để làm nhà theo kiểu người Kinh, ăn mặc như người Kinh, nói tiếng Việt, ăn tết Nguyên đán…
Ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng 3, trình độ dân trí còn thấp, kinh tế chậm phát triển khiến các hiện tương mê tín dị đoan, các tập quán hủ tục trỗi dậy trói buộc người dân, làm cho văn hóa truyền thống phát triển thiếu lành mạnh, suy giảm ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc của địa phương.
Do đời sống của đồng bào còn khó khăn nên nhiều sản phẩm văn hóa truyền thống đã bị mang đi bán hoặc bị đánh cắp (chiêng, che,tượng nhà mồ, các khu mộ cổ bị đào bới để lấy cắp cổ vật).Các di tích danh lam thắng cảnh đang bị xâm phạm và chưa có biện pháp khắc phục.
Có thể bạn quan tâm:
3.2. Giải pháp
3.2.1. Nhóm giải pháp chung ( Luận văn: Giải pháp phát triển hiệu quả văn hoá dân tộc Ê Đê )
Thực hiện tốt việc xóa đói giảm nghèo, ổn định và nâng dần mức sống của đồng bào Ê đê ở Đắk Lắk. Muốn thực hiện tốt mục tiêu này phải xúc tiến kiện toàn Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo từ tỉnh đến cơ sở đủ mạnh để chỉ đạo thực hiện; triển khai điều tra xác định lại hộ đói nghèo theo tiêu chí mới, phân loại diện đói nghèo để có các chính sách ưu tiên; tăng cường công tác cho vay vốn và nâng mức cho vay cho từng giai đoạn ngắn hạn; chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo vùng lãnh thổ, qui hoạch lại đất đai, thực hiện chính sách giao đất giao rừng cho đồng bào quản lý và bảo vệ; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã vùng 3 gồm: điện, đường, trường, trạm, chợ, nước sạch; đào tạo và nâng cao trình độ dân trí cho cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo thôn, buôn.
Mở mang nâng cao dân trí, xã hội hóa, đa dạng hóa công tác giáo dục, đào tạo ở các cấp học phổ thông và dạy nghề, củng cố hệ thống trường phổ thông dân tộc- nội trú để đào tạo cán bộ nguồn, bằng nguồn vốn Trung ương và địa phương, tập trung đầu tư cho 2 trường đào tạo nghề thanh niên dân tộc và trường công nhân kỹ thuật cơ điện để trở thành trường đạo tạo đa chức năng, trong đó chú trọng đẩy nhanh tốc độ xây dựng trường đào tạo nghề thanh niên dân tộc trở thành một trong những trường trọng điểm của cả nước.
Nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp và toàn thể xã hội về công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc;đưa công tác này vào các chương trình công tác của tỉnh, của các ngành, các địa phương tiếp tục tuyên truyền Nghị quyết Trung Ương 5 đến đồng bào các dân tộc nói chung trong dó có đồng bào dân tộc Ê đê nói riêng
3.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức:
Niên học 2002-2003, trường trung học văn hoá nghệ thuật Đắk Lắk có 196 học sinh theo học, trong đó có 14 dân tộc, chủ yếu là dân tộc thiểu số bản địa. Theo quyết định 168/2001/QĐ-TTg ngày 30-10-2001 về việc định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001-2005 và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên, Thủ tướng chính phủ quyết định nâng cấp Trường trung học văn hoá nghệ thuật thành trường Cao đẳng văn hoá nghệ thuật với lưu lượng học sinh từ 800 đến 1000 em /năm. Theo đó, trường sẽ có một tổ bộ môn nghiên cứu, bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc và học sinh sẽ có các chương trình ngoại khoá và học dệt thổ cẩm, chế tác và sử dụng các nhạc cụ dân tộc, cách làm rượu cần, đánh chiêng, kể sử thi, hát Aray…
Đây là trường đào tạo cán bộ quản lý văn hoá, cán bộ nguồn, các hạt nhân phong trào văn nghệ quần chúng. Sau khi ra trường, các em về địa phương công tác và sẽ là những hạt nhân cho công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hoá ở địa phương.
Xây dựng bảo tàng Đắk Lắk: trong đó ngoài việc trưng bày các hiện vật gồm những di sản văn hoá vật thể, phải có phòng giới thiệu di sản văn hoá phi vật thể. Trong hơn 10 năm qua, tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp với trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia và Bộ văn hoá thông tin (thông qua các viện nghiên cứu văn hoá dân gian, Khảo cổ học, dân tộc học…) thực hiện nhiều đề tài về bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc thiểu số ở địa phương. Do vậy, việc đưa các sản phẩm ấy về bảo tàng để lưu giữ và phục vụ khách tham quan là hết sức cần thiết. Vấn đề đặt ra là phải có một hệ thống thết bị, sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu mới.
3.2.3. Nhóm giải pháp về lực lượng tham gia: ( Luận văn: Giải pháp phát triển hiệu quả văn hoá dân tộc Ê Đê )
Đối với tỉnh uỷ, HĐND và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (về chủ trương):
Tỉnh uỷ Đắk Lắk: đưa công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hoá Đắk Lắk vào các Nghị quyết và có sự quan tâm cụ thể, thiết thực đến công tác này. Trước mắt, trong nhiệm kỳ này của Đảng bộ, tỉnh uỷ ra chỉ thị về bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của dân tộc Êđê ở Đắk Lắk trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.
Hội đồng nhân dân tỉnh: đưa công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hoá của dân tộc Êđê vào các nghị quyết, chương trình nghị sự của các kỳ họp của Hội đồng , tạo sự chuyển biến trong nhận thức về công tác này cho đại biểu Hội đồng nhân dân.
Uỷ ban nhân dân tỉnh: Triển khai các nghị quyết, chỉ thị của tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh có đề án , kế hoạch, chương trình về bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc Êđê; phối hợp với phân viện Đà Nẵng (Học viện chính trị quốc gia HCM), Viện nghiên cứu văn hoá (Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia), Viện văn hoá thông tin, Cục di sản văn hoá, Vụ văn hoá dân tộc (Bộ văn hoá – thể thao và du lịch) tổ chức hội thảo về bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của dân tộc Êđê (phân tích thực trạng và tìm ra các giải pháp, biện pháp tích cực và hữu hiệu cho vấn đề trên trong thời kỳ từ nay đến 2020).
Sở văn hoá thông tin, Hội văn học nghệ thuật, Sở khoa học công nghệ, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Tây Nguyên (Đại học Tây Nguyên), tham gia đề xuất kế hoạch bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá.
Huy động và có chính sách động viên các chuyên môn tâm huyết với di sản văn hoá dân tộc thiểu số ở các ngành, các cấp, các đơn vị, trong hệ thống chính trị địa phương, các trường Đại học Tây Nguyên, Cao đẳng Sư phạm, cao đẳng nghề thanh niên dân tộc,Trường nội trú dân tộc…đặc biệt quan trọng nhất trong lực lượng này là cán bộ nghiệp vụ của phòng Nghiệp vụ quản lý văn hoá có sự phối hợp với cán bộ chuyên môn của bảo tàng tỉnh, các nhà khoa học ở các Viện, trường Đại học.
Vận động đồng bào dân tộc Êđể ở Đắk Lắk tham gia với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” và với tư cách là người trong cuộc. Trong lực lượng quần chúng này, nghệ nhân là những kho báu nhân văn sống, những người cung cấp các tư liệu với “phẩm chất thật” về di sản văn hoá dân tộc thiểu số ở địa phương.
Mời bạn tham khảo thêm:
3.2.4. Nhóm giải pháp đẩy mạnh việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc thiểu số ở địa phương: ( Luận văn: Giải pháp phát triển hiệu quả văn hoá dân tộc Ê Đê )
- Đối với di sản văn hoá vật thể:
Thống kê một cách chính xác các loại hình di tích (lịch sử, khảo cổ, kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh), xác định địa điểm, xác định di tích cấp tỉnh, di tích quốc gia.
Lập hồ sơ khoa học cho từng di tích, có kế hoạch trình Bộ văn hoá thể thao và du lịch công nhận di tích quốc gia hoặc cấp tỉnh gồm: Mộ thầy giáo Y Jút (buôn Păn Lăm, phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột), hồ Ea Đờn (xã Quảng Điền, huyện Krông Ana), hang Ba Tầng (xã Krông Nô, huyện Lắk), thác Ea Drai Si (xã Ea Ta, huyện Cư Mgar), thác Ea M’năng (xã Ea M’năng, huyện Cư Mgar), buôn Tring (xã Ea Blang, huyện Krông Buk), đồi Chư Cúc (xã Ea K’mút, huyện Ea Kar), thác Bay ( khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, huyện Eakar), thác M’drăk (huyện M’drăk), thác Drai Knao (huyện M’ drăk), đèo Phượng Hoàng (km 114-118, quốc lộ 26, xã Ea Trang, huyện M’drăk), thác suối Mơ (xã Ea Wi, huyện Ea H’leo), hồ Ea Súp (xã Ea Súp, huyện Ea Súp), khu bảo tồn thiên nhiên Nam Ka (huyện Lắk), rừng Thủy Tùng (xã Ea Ral, huyện Ea H’leo), chùa Khải Đoan (đường Phan Bội Châu, tp Buôn Ma Thuột), căn cứ H3 và H7 (buôn Dliê Ya, huyện Krông Năng)
Tranh thủ kinh phí của chương trình mục tiêu quốc gia cho tu bổ, tôn tạo các di tích được xếp hạng quốc gia (Bộ văn hóa thể thao và du lịch xếp hạng), phần còn lại do ngân sách địa phương và huy động các đơn vị và nhân dân tham gia, trước mắt ưu tiên tu bổ tôn tạo các di tích lịch sử đã được nhà nước xếp hạng (nhà đày Buôn Ma Thuột, đồn điền CADA).
Tổ chức sưu tầm, kiểm kê, bảo quản và trưng bày các hiện vật về lịch sử, về văn hóa mẫu hệ, cồng chiêng, trang phục, ẩm thực, voi, lễ hội…có kế hoạch hiện vật trong dân. Mỗi hiện vật phải có lí lịch gốc và được bảo quản một cách khoa học.
Điều tra các buôn cổ, kiến trúc nhà ở, bến nước, phương tiện sản xuất truyền thống của đồng bào Ê đê. Điều tra nhà dài truyền thống, ghế Kpan gắn với sinh hoạt văn hóa lễ hội, các sinh hoạt cộng đồng.
Bảo tàng Đắk Lắk mỗi năm mở cửa phục vụ 100 ngàn lượt người/năm.
- Đối với di sản văn hóa phi vật thể:
Tổng kiểm kê, thống kê di sản văn hóa của đồng bào dân tộc Ê đê ở Đắk Lắk gồm sử thi, truyện thần thoại, cổ tích, dân ca, ca dao, tục ngữ (lời nói vần), các lễ hội, các điệu múa, các ngành nghề truyền thống, luật tục…Đẩy mạnh công tác nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể, sưu tầm có hệ thống, tránh trùng lặp, lãng phí. ( Luận văn: Giải pháp phát triển hiệu quả văn hoá dân tộc Ê Đê )
Phục hồi, bảo tồn và phát huy môi trường diễn xướng không gian văn hóa cồng chiêng, các lễ hội truyền thống, các đội chiêng cổ, các đội chiêng trẻ, các bài chiêng, nghề chỉnh chiêng…và các hoạt động văn hóa liên quan đến văn hóa phi vật thể của dân tộc Ê đê. Phát triển chữ viết của dân tộc Ê đê, biện soạn từ điển, sách học song ngữ, có chế độ khuyến khích học tiếng dân tộc, các sáng tác bằng tiếng dân tộc.
Xây dựng gia đình, buôn, thôn văn hóa để có điều kiện bảo tồn và phát huy những thuần phong mỹ tục trong lối sống, nếp sống của đồng bào dân tộc thiểu số, bài trừ các hủ tục, mê tín dị đoan (ma lai, tục nối dây) có hại đến di sản văn hóa dân tộc.
Duy trì và phát huy các giá trị văn hóa tiêu biểu của lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hóa cộng đồng, chống các biểu hiện tiêu cực, thương mại hóa trong tổ chức và hoạt động lễ hội.
Khai thác và phục hồi các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Ê đê gắn với môi trường diễn xướng văn hóa truyền thống như: lễ kết nghĩa anh em, lễ cúng bến nước, lễ cầu mưa, lễ cúng sức khỏe, lễ trưởng thành, lễ đón bạn…
Thống kê một cách chính xác các nghệ nhân là đồng bào Ê đê coi họ là bảo tàng nhân văn sống và có chính sách đối với các nghệ nhân này, những người đang nắm giữ trong trí nhớ nhiều di sản phi vật thể quý hiếm.
Mở lớp bồi dưỡng, đào tạo cán bộ văn hóa thông tin, buôn để quản lý, tổ chức và duy trì các hoạt động văn hóa truyền thống ở cơ sở.
- Nhóm giải pháp để phát huy sức mạnh tổng hợp:
Sở văn hóa-thể thao và du lịch, sở giáo dục đào tạo: Kết hợp với các môn lịch sử, chính trị, giáo dục công dân để xây dựng các bài học về di sản văn hóa Ê đê và đưa vào giảng dạy phụ trợ phù hợp với từng cấp học.Tổ chức chương trình ngoại khóa bắt buộc “hướng về các di sản văn hóa dân tộc”. Tổ chức đưa học sinh đi tham quan bảo tàng, các di tích lịch sử.
Sở văn hóa – thể thao và du lịch, đài phát thanh và truyền hình, báo Đắk Lắk và các phương tiện thông tin đại chúng khác: mở chuyên mục “hướng về di sản văn hóa dân tộc Ê đê, có sơ kết, tổng kết, khen thưởng nhân ngày di sản văn hóa Việt Nam. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng cùng các đội thông tin trong tỉnh, các đội văn nghệ quần chúng, đội chiếu bóng bằng các biện pháp tuyên truyền sinh động đến đồng bào các dân tộc trong tỉnh về các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc.
Sở văn hóa -thể thao và du lịch, bộ chỉ huy bộ đội biên phòng: Xây dựng phòng tuyến văn hóa biên giới ở các đồn biên phòng và các xã biên giới. Tổ chức giao lưu văn hóa truyền thống, sưu tầm giữ gìn các di sản văn hóa dân tộc gắn với chống sự xâm nhập các văn hóa phẩm độc hại từ phía biên giới làm ảnh hưởng đến lối sống, cách sống, phong tục tập quán tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc.
Sở văn hóa –thể thao và du lịch và Sở khoa học công nghệ: Triển khai các đề tài khoa học về luật tục, truyện cổ, sử thi, lời nói vần, mẫu hệ, nghi lễ, tín ngưỡng dân gian, các đề tài về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng Đắk Lak giai đoạn 2010-2015. In các công trình nghiên cứu khoa học về các di sản văn hóa, đưa trở lại phục vụ đồng bào.
Sở văn hóa thể thao và du lịch và hội văn học nghệ thuật: Phối hợp mở trại sáng tác về văn học, âm nhạc, mỹ thuật, điêu khắc trên cơ sở sử dụng các chất liệu địa phương.Có chế độ đặc thù cho các tác phẩm viết về di sản văn hóa dân tộc. Chú trọng bồi dưỡng, đào tạo các nhà văn, nhạc sỹ, họa sỹ, nhà điêu khắc, ca sỹ…là con em của dân tộc Ê đê
Thực hiện có kết quả Nghị quyết của HĐND vế cơ cấu giải thưởng Chư Yang Sin về văn hóa nghệ thuật, hàng năm xét khen thưởng kịp thời cho các tác phẩm viết về di sản văn hóa dân tộc Ê đê. ( Luận văn: Giải pháp phát triển hiệu quả văn hoá dân tộc Ê Đê )
- Nhóm giải pháp về hành chính
Xây dựng chương trình kế hoạch tổ chức lễ hội, liên hoan hàng năm từ cơ sở lên huyện, thành phố và tỉnh để góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, duy trì và phát triển sinh hoạt văn hóa ở thôn, buôn. Xây dựng đề án tổng thể về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc Ê đê ở Đăk Lắk (gồm văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể). Triển khai các nhóm đề tài nghiên cứu về bản sắc văn hóa (trang phục, nhạc cụ, kiến trúc, lễ hội, nghề truyền thống)
- Nhóm giải pháp để tăng cường nguồn lực
Tranh thủ kinh phí trung ương từ các nguồn lực: Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa.Triển khai quyết định 168 của Thủ tướng chính phủ về phát triển kinh tế -xã hội Tây Nguyên. Các nguồn khác của nhà nước (ủy ban dân tộc và miền núi, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Hội văn nghệ dân gian Việt Nam, Ủy ban khoa học xã hội và nhân văn quốc gia…)
Kinh phí địa phương từ các nguồn: Kinh phí sự nghiệp cấp cho Sở văn hóa- thể thao và du lịch. Kinh phí cấp cho nghiên cứu khoa học (Sở koa học Công nghệ). Kinh phí phối hợp với các ngành, đơn vị, huyện, Tp Buôn Ma Thuột
Kinh phí viện trợ của nước ngoài từ các nguồn: Viện trợ ODA, Quỹ FORD, Quỹ TOYOTA, Quỹ SIDA, Quỹ DANIDA, Quỹ ASEAN-COCI
Kinh phí huy động trong nhân dân, các mạnh thường quân.
Khuyến khích để tư nhân đầu tư xây dựng các bảo tàng tư nhân, phòng trưng bày, triển lãm cá nhân. Khuyến khích để tư nhân có những bộ sưu tập về cồng chiêng, thổ cẩm, tượng nhà mố, ché, ghế Kpan. Khuyến khích các cá nhân bỏ tiền ra để tham gia đi sưu tầm và có tinh thần cống hiến những hiện vật quý cho bảo tàng tỉnh. Khuyến khích tư nhân bỏ tiền ra để xuất bản các sách về di sản văn hóa của dân tộc Ê đê thông qua đó mà gây lòng tự hào dân tộc và ý thức bảo tồn văn hoá dân tộc. ( Luận văn: Giải pháp phát triển hiệu quả văn hoá dân tộc Ê Đê )
KẾT LUẬN
Di sản văn hóa của đồng bào Ê đê là toàn bộ sản phẩm sáng tạo của cộng đồng từ bao đời nay. Nó chứa đựng những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, với khát vọng vươn tới Chân-thiện-mỹ, được thể hiện dưới dạng hệ thống biểu tượng và được giữ gìn phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Về thiết chế xã hội, dân tộc Ê đê lấy đơn vị buôn làm địa bàn cư trú của cộng đồng. Bên cạnh thiết chế xã hội là sự tồn tại của dòng họ, khẳng định dòng họ của dân tộc Ê đê có từ lâu đời. Dân tộc Ê đê hiện có gần 50 dòng họ. Các dòng họ này gần gũi về truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa và ý chí chống giặc ngoại xâm giữ gìn sự bình yên của cộng đồng. Trong mỗi dòng họ, vai trò chủ bến nước (chủ buôn) gắn bó mật thiết với gia đình mẫu hệ. Gia đình mẫu hệ của dân tộc Ê đê nói riêng và của các dân tộc bản địa ở Đắk Lắk nói chung là nét độc đáo của bản sắc văn hóa Đắk Lắk . Gia đình mẫu hệ khẳng định quyền lực, uy tín, tài năng quản lý gia đình thuộc về người phụ nữ. Phong tục, tập quán, hôn nhân gia đình, nghi lễ, lễ hội, cồng chiêng không gian văn hóa cộng đồng có được giữ gìn và phát huy hay không chính là vai trò, trách nhiệm của gia đình mẫu hệ. Các gia đình mẫu hệ thường tồn tại dưới những mái nhà dài có kiến trúc khá đẹp và chắc chắn. Người Ê đê có ngôi nhà sàn dài “dài hơn tiếng chiêng ngân”. Trong mỗi ngôi nhà đều có gian khách và có gian cư trú của mỗi cặp vợ chồng, có bếp lửa, có kho lúa, cồng chiêng, ché và các công cụ lao động. Các nghi lễ- lễ hội hàng năm đều được tổ chức khá chu đáo, giàu bản sắc dưới mái nhà dài. Nhà dài là biểu tượng kiến trúc độc đáo của dân tộc Ê đê.
Để quản lý cộng đồng một cách có hiệu quả, mỗi buôn làng đều có bộ luật tục riêng. Luật tục Ê đê có 236 điều, bao gồm các nội dung: quan hệ của chủ bến nước với dân buôn, quan hệ gia đình, vai trò của cha mẹ với con cái, hôn nhân gia đình, bảo vệ rừng, đất đai, nguồn nước, về tội phạm và xét xử các tội phạm…nó là tài liệu gốc để nghiên cứu xã hội tộc người, nó chứa đựng văn hóa cộng đồng và tri thức dân gian, hiện nay nó vẫn còn giữ được những giá trị đối với cuộc sống đương đại.
Bên canh đó, cồng chiêng và những nghi lễ-lễ hội liên quan đến sinh hoạt văn hóa cồng chiêng là một trong những giá trị độc đáo của người Ê đê. Ở đây cồng chiêng được tồn tại trong gia đinh mẫu hệ và gắn với hệ thống lẽ nghi vòng đời, nghi lễ nông nghiệp và gắn bó với không gian văn hóa của cộng đồng. Không gian văn hóa Cồng chiêng bao gồm: khu đất định cư, bến nước, khu đất rẫy, khu nhà mồ, khu rừng sinh sống của cộng đồng. Cồng chiêng được tồn tại trong không gian ấy, nếu không gian ấy bị phá vỡ thì sinh hoạt văn hóa cồng chiêng sẽ không tồn tại. Qua đó cho chúng ta thấy, muốn bảo tồn, giữ gìn không gian văn hóa cồng chiêng phải giữ gìn gia đình mẫu hệ. Có gia đình mẫu hệ sẽ có không gian văn hóa cồng chiêng và có sinh hoạt văn hóa cồng chiêng, có nghi lễ-lễ hội được tồn tại trong không gian ấy.
Sử thi Ê đê cũng được tồn tại, phát huy trong không gian văn hóa cộng đồng. Người Ê đê có sinh hoạt kể Khan (sử thi) vào các dịp lễ hội của cộng đồng ( sau mùa rẫy). Sử thi Ê đê là bộ “bách khoa toàn thư” là bức tranh toàn cảnh của người Tây Nguyên cổ đại. Nó chính là bức tranh hiện thực về cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên, cải tạo xã hội, chiến tranh giữa các thị tộc bộ lạc. Thông qua đó mà ca ngợi anh hùng lý tưởng, phản ánh xã hội cổ đại, phản ánh những phong tục tập quán của cộng đồng gắn với gia đình mẫu hệ. Sử thi Ê đê là những tác phẩm văn hóa tuyệt vời “một đi không trở lại”, và người đời sau không thể nào bắt chước được.
Song song với sử thi, dân tộc Ê đê còn có kho tàng truyện cổ dân gian khá phong phú, sinh động, bao gồm các thể loại: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích…Mỗi câu truyện là một bức tranh hiện thực về sự hình thành trời, đất, cây cỏ, sông núi, con người và muôn loài. Đặc biệt, các nghệ nhân đã khai thác sự huyền thoại của sông núi Tây Nguyên để sáng tạo nên những câu truyện đầy bi thương. Những đôi trai gái sống yêu nhau, sau khi chết biến thành dòng thác, ngọn núi, con sông gần gũi với cuộc sống cộng đồng. Thông qua đó mà giáo dục các thế hệ về tình yêu con người, yêu quê hương đất nước. ( Luận văn: Giải pháp phát triển hiệu quả văn hoá dân tộc Ê Đê )
Bên cạnh sử thi, truyện cổ, người Ê đê còn có một hệ thống lời nói vần (dân ca) vô cùng phong phú, giàu chất trữ tình, Nếu thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, sử thi là những bức tranh rộng lớn phản ánh cuộc sống lao động, chiến đấu, chiến tranh giữa các thị tộc, bộ lạc, thì lời nói vần là những nốt nhạc chiêng du dương trầm bổng phản ánh tình yêu trai gái, tình yêu lao động, tình cảm đối với gia đình, dân tộc và quê hương. Lời nói vần được thể hiện dưới dạng những bài dân ca đối đáp nam nữ (ay ray, kưưt, mmũn của dân tộc Ê đê), nhằm ca ngợi cuộc sống lao động, ca ngợi cuộc sống cộng đồng, ca ngợi tình yêu trai gái. Đó là những bài ca không bao giờ thiếu được trong cuộc sống cộng đồng.
Tất cả các nội dung trên của văn hóa Ê đê được thể hiện dưới dạng truyền miệng. Đặc biệt, từ khi có chữ viết thì các tác phẩm văn hóa Ê đê được sưu tầm và phổ biến dưới dạng văn bản. Nó góp phần làm cho các tác phẩm được lưu truyền, giữ gìn, bảo tồn có hiệu quả hơn; giúp cho các dân tộc hiểu biết về văn hóa Ê đê, trên cơ sở ấy mà bảo tồn ngôn ngữ, chữ viết của dân tộc này trong đời sống cộng đồng.
Trong những năm gần đây, đặc biệt là trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cuộc sống của đồng bào dân tộc Êđê ở Đắk Lắk có nhiều khởi sắc những cũng còn khó khăn nhiều mặt. Thời kỳ mới này cũng là thời kỳ có nhiều thách thức khi chúng ta giao lưu, hội nhập, mở của. Sự ảnh hưởng của các nền văn hoá, sự giao thoa, tiếp biến và đồng hoá tự nhiên xảy ra cùng với cuộc cách mạng thông tin.
Từ những điều kiện môi trường tự nhiên, sự phức tạp trong kết cấu kinh tế- xã hội đã hình thành nên một nền văn hoá đặc trưng ở Đắk Lắk hiện nay. Đó là một kho tàng di sản văn hoá phong phú, độc đáo và đa dạng. Tuy nhiên, việc bảo tồn giữ gìn và phát huy vốn di sản văn hoá này, đặc biệt là văn hoá của đồng bào Êđê, chưa được quan tâm một cách thoả đáng như nó vốn có.
Tuy vậy, di sản văn hóa của dân tộc Ê đê đang đứng trước nguy cơ bị mai một dần, thậm chí có loại hình đang bị mất hẳn. Nguyên nhân là do ảnh hưởng mặt trái của cơ chế thị trường; ảnh hưởng của nền văn hóa hiện đại phương Tây; đặc biệt là sự phá hoại của bọn đội lốt tôn giáo. Đứng trước thực trạng đó, trong những năm qua, ngành văn hóa Thông tin đã phối hợp với với các ngành chức năng của Trung ương và địa phương tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Ê đê. Cụ thể: sưu tầm, nghiên cứu văn hóa các dân tộc bản địa; phục hồi một số lễ hội truyền thống, như lễ cúng bến nước, lễ cúng vào nhà mới, lễ kết nghĩa anh em…; cải tiến các nhạc cụ dân tộc, tổ chức nhiều hội thi, hội diễn, liên hoan về văn hóa cồng chiêng, nhạc cụ dân tộc, nghệ thuật quần chúng, làng vui chơi làng ca hát, tổ chức các hội thảo về luật tục, về sử thi, về văn hóa cồng chiêng…thông qua đó mà tuyên truyền, giáo dục đồng bào ý thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy di sản văn hóa trong đời sống cộng đồng.
Đặc biệt, từ khi có Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) “về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Việc sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc bản địa Tây Nguyên được các địa phương quan tâm hơn bao giờ hết. Với tinh thần “Tiến hành điều tra, sưu tầm, chỉnh lý vốn văn hóa truyền thống…của các dân tộc thiểu số” trong những năm qua ngành văn hóa thông tin Đắk Lắk đã sưu tầm được 45 sử thi Ê đê, hàng ngàn trang trang truyện cổ, lời nói vần; hàng chục nghi lễ – lễ hội Ê đê liên quan đến không gian văn hóa cồng chiêng, xuất bản trên 100 đầu sách với hàng vạn bản phát hành đến cơ sở, nhằm góp phần bảo tồn, giữ gìn, phát huy di sản văn hóa Ê đê.
Mời bạn tham khảo thêm:
→ Luận văn: Giữ Gìn và Phát Huy Giá Trị Văn Hoá Của Dân Tộc Ê Đê
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietthuethacsi.com/ – Hoặc Gmail: dicvuluanvanthacsi@gmail.com
[…] → Luận văn: Giải pháp phát triển hiệu quả văn hoá dân tộc Ê Đê […]