Luận Văn: Thực Trạng Giá Trị Bảo Tồn Văn Hóa Dân Tộc Ê Đê

Rate this post

Luận văn: Thực Trạng Giá Trị Bảo Tồn Văn Hóa Dân Tộc Ê Đê là một bài luận văn thạc sĩ giáo viên đánh giá cao, cho nên mình muốn chia sẻ đến các bạn học viên biết thêm nhiều hơn văn hóa Việt Nam, từ đó hoàn thành tốt bài luận văn có đề tài tương tự.  Văn hoá là một hiện tượng xã hội có tính kế thừa bền vững. Nó luôn luôn tồn tại trong dòng chảy của sự vận động, phát triển của lịch sử. Trên chiều dài lịch sử ấy, bên cạnh những cái dở, cái lạc hậu lại có biết bao nhiêu những đều hay, điều tốt do chính bản thân con người sáng tạo ra. Dưới đây là Bài mẫu Đề tài: Giữ Gìn Và Phát Huy Giá Trị Văn Hoá Của Dân Tộc Ê Đê Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Lắk Hiện Nay bản đầy đủ.

2.1.Thực trạng của việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá Êđê ở Đăk Lăk hiện nay.

Việc giữ gìn và phát huy, phát triển các giá trị văn hoá tốt đẹp của mỗi dân tộc và củng cố cộng đồng các dân tộc Việt Nam vì sự phát triển toàn diện cho mỗi dân tộc Việt Nam ( trong đó có dân tộc Êđê ở Đăk Lăk) là phương hướng và nội dung cơ bản của chính sách dân tộc của nước ta hiện nay. Đó cũng là xuất phát từ quan niệm coi việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của các dân tộc là trung tâm của chính sách dân tộc về lĩnh vực văn hoá.

Như chúng ta đã biết, giữ gìn và phát huy là hai khái niệm khác nhau nhưng có liên quan mật thiết với nhau. Ở đây, giữ gìn có nghĩa là không thể để cho mất, hư hỏng, nhưng giữ gìn phải như thế nào? Đó là giữ gìn những giá trị văn hoá tốt đẹp của mỗi dân tộc, để phát huy, phát triển nó và để cho nó trở thành một nhân tố của sự phát triẻn, chứ không phải giữ gìn như một cổ vật đơn lẻ. Như vậy, vấn đề: “giữ gìn” và “phát huy” được nhìn nhận từ góc độ vận động, phát triển.

Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, không phải giá trị văn hoá nào cũng thích hợp, cũng có thể phát huy tác dụng để thúc đẩy sự phát triển xã hội. Có nhiều giá trị văn hoá lại làm cản trở sự phát triển, vì nó đã lỗi thời, không phù hợp với thời kỳ mới. Thậm chí, ngay trong một giá trị văn hoá, có mặt còn là nhân tố thúc đẩy có mặt lại cản trở. Vì vậy, nói giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của dân tộc Êđê hiện nay trước hết phải xuất phát từ yêu cầu của sự phát triển của từng địa phương mà xem xét, lựa chọn tránh chung chung, trừu tượng.

Có thể bạn quan tâm:

Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

2.1.1. Thực trạng hoạt động của một số ngành chức năng đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của dân tộc Êđê ở Đặk Lăk ( Luận Văn: Thực Trạng Giá Trị Bảo Tồn Văn Hóa Dân Tộc Ê Đê )

Với tư cách là ngành hoạt động sự nghiệp, ngành văn hoá thông tin Đắk Lắk đứng trước hai nhiệm vụ: Một là, quản lý nhà nước, tổ chức mọi phong trào liên quan đến văn hoá thông tin ở cơ sở; Hai là, sưu tầm, nghiên cứu vốn văn hoá truyền thống trên địa bàn tỉnh.

Với nhiệm vụ sưu tầm, nghiên cứu vốn văn hoá nghệ thuật truyền thống, phối hợp với nhiều cơ quan chức năng ở trung ương và địa phương, ngành đã tiến hành nhiều đề tài nghiên cứu về văn hoá cổ truyền trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tiêu biểu là những đề tài:Văn hoá dân gian Êđê, Luật tục Êđê, Văn hoá truyền thống Êđê…

Cùng với các công trình trên, các cán bộ nghiên cứu văn hoá Êđê ở Đắk Lắk đã tiến hành sưu tầm, bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể gồm nhiều lĩnh vực khác nhau đã in thành sách và lưu hành rộng rãi ở địa phương như: Truyện cổ Êđê tập 1, tập 2. Văn hoá dân Êđê, Từ điển Êđê-Việt…

Đồng thời, ngành cũng đã tổ chức nhiều đợt hoạt động lớn về văn hoá văn nghệ dân gian trong tỉnh như: Lễ kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam; đề cương tuyên truyền, cổ động và kịch bản cho lễ kỷ niệm 30 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột- giải phóng tỉnh Đắk Lắk được hình thành, một loạt các hoạt động được tổ chức bài bản, mang tính chuyên nghiệp cao, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, điều hành tổ chức thực hiện giàu kinh nghiệm, đầy nhiệt huyết. Chỉ trong ngày 9/3/2005 có tới 5 hoạt động lớn diễn ra: Khai mạc hội thảo về chiến thắng lịch sử Buôn Ma Thuột, Khai mạc triển lãm sinh vật cảnh tại trung tâm Văn hoá tỉnh ; khai mạc phòng trưng bày tội ác của thực dân đế quốc tại Bảo tàng tỉnh; Khánh thành công trình trùng tu tôn tạo Di tích lịch sử Đình Lạc Giao; khai mạc Festival Tây Nguyên; rồi đến lễ mít tinh trọng thể sáng ngày 10/3/2005, lực lượng văn hoá Thông tin với 300 người và gần 300 đội viên thông tin lưu động, 30 con voi nhà của huỵên Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk, Krông Bông tham gia diễu hành cùng lực lượng quần chúng và các đêm diễn nghệ thuật đã để lại ấn tượng sâu sắc về một Buôn Ma Thuột-Đắk Lắk anh hùng có nền văn hoá giàu bản sắc.Ngành văn hoá Thông tin Đắk Lắk còn sẵn lòng hỗ trợ, hợp tác với các tỉnh bạn khi yêu cầu: Kỷ niệm 30 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam (30/4/2005) tại TP. Hồ Chí Minh; gặp gỡ 3 miền tại Hải Phòng nhân kỷ niệm giải phóng Hải Phòng (13/5/2005); 115 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/2005) với Hội chợ làng nghề truyền thống, Liên hoan tiếng hát Làng Sen tại Nghệ An, ngày hội văn hoá các dân tộc vùng Đông Bắc tại Quảng Ninh (5/2005), ngày hội Di sản văn hoá Việt Nam tại Hà Nội (11/2005)…Đắk Lắk đều có mặt, mang đến cho các tỉnh bạn nét văn hoá riêng của vùng đất đỏ bazan đậm đà hương vị cà phê, nồng ấm tình người. Bên cạnh đó còn được Bộ văn hoá Thông tin và các cục, Vụ thuộc bộ và các ngành , đoàn thể Trung ương tin tưởng, giao phó cho đăng cai tổ chức các hoạt động lớn: Liên hoan các đội TTLĐ ( thể thao lưu động) tuyến đường Hồ Chí Minh gồm 14 tỉnh phía Bắc và miền Trung –Tây Nguyên (tháng 3/2005); truyền hình trực tiếp chương trình “30 năm trở lại chiến trường xưa” (4/2005); tiếp lửa hành quân “vang mãi khúc quân hanh” của Hội Cựu chiến binh Việt Nam (4/2005); liên hoan tiếng hát dân ca trên sóng Phát thanh truyền hình Việt Nam (6/2005); Hội nghị tổng kết sử thi Tây Nguyên, Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột (12/2005), Huyền thoại voi Tây Nguyên (12/2009); Liên hoan văn hoá cồng chiêng. Dân ca, dân vũ và trình diễn trang phục các dân tộc lần thứ V (2010); Lễ hội Festival cà phê lần thứ III (3/2011)…. ( Luận Văn: Thực Trạng Giá Trị Bảo Tồn Văn Hóa Dân Tộc Ê Đê )

Điều đáng quan tâm là, tiếng nói chữ viết của dân tộc Êđê đang được sử dụng trong các lĩnh vực văn hoá – thông tin, thể hiện ở nhiều dạng thức khác nhau: Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng có chương trình lồng tiếng dân tộc vào các bộ phim, cung cấp cho các đội chiếu bóng của các huyện, thành phố và các đồn biên phòng để chiếu phục vụ đồng bào (chủ yếu là tiếng Êđê); Trung tâm văn hoá Thông tin tỉnh: đã và đang biên tập, in và phát hành tờ Thông tin Đắk Lắk, song ngữ Việt-Êđê, 2.500 bản mỗi kỳ phát hành, cấp đến tận các buôn, thôn, tổ dân phố. Nhiều đĩa nhạc, băng cassette tuyên truyền và panô, áp phích, tờ rơi cũng được trung tâm thực hiện bằng song ngữ Việt –Êđê; Phòng nghiệp vụ quản lý sở văn hoá thông tin Đắk Lắk, hàng năm đã sưu tầm, biên dịch và xuất bản bình quân mỗi năm 5 đấu sách về truyện cổ, lời nói vần, luật tục, nghi lễ-lễ hội, sử thi Êđê; Đài tiếng nói Việt Nam thường trú tại Đắk Lắk có chương trình phát thanh tiếng dân tộc trong đó có tiếng dân tộc Êđê; Đài phát thanh truyền hình tỉnh có chương trình phát thanh và truyền hình bằng tiếng dân tộc Êđê; một số sở, ban ngành, đoàn thể cũng đã in các sách, tài liệu, tờ rơi song ngữ Việt –Êđê phát đến các buôn làng để tuyên truyền cho các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, tuyên truyền các luật của nhà nước đến với công chúng như luật đất đai, Luật Dân sự, Luật hôn nhân gia đình… Nhiều quy ước buôn, thôn của đồng bào Êđê đã được dịch và in song ngữ để phát cho các gia đình thực hiện.

Trong các năm gần đây công tác điền dã ở các huyện Lắk, Krông Bông, Buôn Đôn, Ea Hleo, Krông Buk, Cưmgar…cán bộ nghiên cứu văn hoá đã ghi âm được một hệ thống truyện cổ Êđê trên 40 băng, nếu in thành sách song ngữ Êđê- Việt, mỗi tập khoảng 300 trang thì khoảng 15 tập, một hệ thống lời nói vần Êđê, các bài cúng, hơn 1000 câu gia phả, đặc biệt đã sưu tầm thống kê hệ thống danh mục sử thi gồm 400 sử thi Êđê. Với việc phát hiện kho tàng sử thi này, tỉnh Đắk Lắk đã góp phần không nhỏ vào việc thực hiện dự án tổng thể về “điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất phát bản kho tàng sử thi Tây Nguyên” do viện nghiên cứu văn hoá dân gian phối hợp với các tỉnh Tây Nguyên thực hiện. Và để giữ gìn tài sản quý giá này nhà nước đã quyết định chi 20 tỷ đồng cho công tác sưu tầm, biên soạn sử thi Tây Nguyên.

Ngoài ra nhiều đề tài nghiên cứu bảo tồn, phát huy di sản văn hoá dân tộc, ngành văn hoá thông tin đã triển khai như: chế tác nhạc cụ dân tộc của đoàn ca múa dân tộc Đắk Lắk, nghiên cứu di tích lịch sử văn hoá của bảo tàng tỉnh, sưu tầm nghiên cứu truyện cổ Êđê, nghiên cứu lễ hội Êđê, nghiên cứu lời nói vần Êđê. Nhiều cuộc hội thảo đã được tổ chức, ngành khảo cổ học đã tìm thấy một số thanh đàn đá, nguyên bộ cồng chiêng ngàn năm tuổi. Đội ngũ cán bộ trí thức Êđê ngày càng được phát triển. Hiện nay ở Đắk Lắk cán bộ công chức của đồng bào dân tộc đã chiếm hơn 10% trong tổng số cán bộ của tỉnh, trong đó có trên 10% người có trình độ đại học, cao đẳng, trên 90% số xã được phủ sóng truyền hình, trên 70% số xã có điện thắp sáng. Hầu hết các xã trong tỉnh đã có đường Ôtô đến trung tâm xã, phường, thị trấn; trong đó có 125 xã là đường nhựa, 44 xã đường cấp phối…do đó, việc lưu thông, dịch vụ, buôn bán thuận lợi, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, thu hẹp khoảng cách, sự chênh lệch giữa các vùng nông thôn với đô thị, vùng gần với vùng sâu, vùng xa, giữa đồng bào Kinh với đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay đã có 97% số xã có trạm y tế, hơn 80% số xã có bác sĩ, các thôn, buôn đều có nhân viên y tế; công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ngày càng tốt hơn, thực hiện khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo. Các chính sách về giáo dục con em vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh đã tạo điều kiện và thu hút học sinh là con em đồng bào các dân tộc thiểu số ra lớp ngày càng đông. ( Luận Văn: Thực Trạng Giá Trị Bảo Tồn Văn Hóa Dân Tộc Ê Đê )

Năm học 2008-2009, tổng số học sinh từ mần non đến trung học phổ thông là 167.180 em, chiếm tỷ lệ 32,1% tổng số học sinh toàn tỉnh. Năm học 2009-2010, tổn số học sinh từ mần non đến trung học phổ thông là 158.828 em, chiếm tỷ lệ 32,25% trên tổng số học sinh toàn tỉnh. Giáo viên dân tộc thiểu số ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng; hiện có 2.419 người, chiếm 8,4% tổng số giáo viên của toàn tỉnh.

Hệ thống trường lớp kiên cố và bán kiên cố, trên 93% ở các huyện trong tỉnh đều có trường phổ thông dân tộc nội trú; hàng năm tuyển sinh tiếp nhận hơn 2.500 học sinh dân tộc thiểu số vào hệ đào tạo chính quy ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Bản sắc văn hoá của dân tộc được quan tâm giữ gìn, phong trào xây dựng buôn, thôn văn hoá phát triển rộng khắp, hiện nay đã có 522/584 buôn có nhà văn hoá cộng đồng. Các lễ hội truyền thống được khôi phục; bưu điện, phát thanh, truyền hình…đã mở rộng và phủ sống đến tận các buôn, thôn, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng kháng chiến trước đây.

Phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, phong trào xây dựng buôn văn hoá, nhà dài văn hoá, đặc biệt là các chương trình hành động thực hiện nghị quyết ban chấp hành TW 5 (khoá VIII) về xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở các tỉnh Tây Nguyên đã tạo nên một diện mạo mới cho văn hoá Êđê nhưng vẫn còn giữ được nét độc đáo, đậm đà của cư dân bản địa.

Song song với công tác sưu tầm, nghiên cứu các di sản văn hoá phi vật thể , tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp với trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia tổ chức hội thảo luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam, ngành văn hoá thông tin phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức hội thảo bảo tồn, phát triển cồng chiêng và voi trong đời sống cộng đồng các dân tộc Đắk Lắk, hội thảo về việc tang, việc cưới hỏi, lễ hội. Đây chính là những gợi mở có tác động đến nhận thức của những người quản lý văn hoá trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá phi vật thể ở địa phương. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã tổ chức ngày hội văn hoá các dân tộc ở các cụm huyện phía đông, phía Nam, phía Tây, tổ chức liên hoan văn hoá cồng chiêng, hội đưa voi. Đó là những hoạt động khơi gợi hướng về các giá trị văn hoá cổ truyền, gắn kết cộng đồng, động viên nhau sản xuất, chiến đấu, xây dựng buôn làng giàu đẹp.

Bằng những tư liệu, tài liệu sưu tầm và các công trình nghiên cứu bước đầu, trên cơ sở những luận chứng khoa học đáng tin cậy, đã bước đầu hình dung khái quát toàn bộ diện mạo và giá trị của kho tàng văn hoá, văn nghệ dân gian các dân tộc trong tỉnh, với những nét đặc trưng đáng chú ý. Đó là sự hiện diện của một nền văn hoá cổ ở nước ta, lại đang tồn tại như một cơ thể sống, một kho tàng quý hiếm, một hiện tượng văn hoá đặc biệt mà có thể không một nơi nào trên đất nước ta có được như ở vùng đất Đắk Lắk này.

Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh Đăk Lăk hiện có 3.167 dàn chiêng, 8.535 người biết đánh chiêng, 4.435 người biết hát dân ca, 306 người biết kể chuyện sử thi, 5.128 người biết dệt vải, thổ cẩm, 1.263 người biết sử dụng các nhạc cụ dân tộc, 284 người biết tạc tượng nhà mồ và 130 người biết thuần dưỡng voi. Ngày 25/11/2005 Unesco đã công nhận kiệt tác truyền khẩu và không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.

Thông qua những việc làm cụ thể của ngành, trong thực tế cuộc sống đã phần nào làm cho mọi người ý thức được giá trị di sản văn hoá các dân tộc ở Đắk Lắk, qua đó có thể ngăn chặn được một phần tình trạng xem thường và huỷ hoại nó, đồng thời phát huy nó trong chừng mực nhất định vào cuộc sống hiện tại ở địa phương, giới thiệu với bên ngoài và cung cấp được nhiều tư liệu, tài liệu cho việc nghiên cứu văn hoá xã hội đối với Đắk Lắk nói chung và Êđê nói riêng. ( Luận Văn: Thực Trạng Giá Trị Bảo Tồn Văn Hóa Dân Tộc Ê Đê )

Trong thời gian qua ngành cũng đã có cơ sở lập kế hoạch chính xác thiết thực triển khai công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy di sản văn hoá dân tộc, thể hiện được thái độ ủng hộ thoả đáng trong tình hình cụ thể hiện nay đối với tài nguyên xã hội vô giá này của địa phương cũng như của cả nước.

Những kết quả đạt được như   trên là rất quan trọng, rất xứng đáng với công sức và vốn đã bỏ ra, kết quả trước hết là sự quan tâm lãnh đạo đầu tư của các cơ quan lãnh đạo tỉnh, cùng với sự góp sức của các ngành ở các địa phương và nhân dân trong và ngoài tỉnh. Mặt khác, có một thực trạng tình hình đối với di sản văn hoá của dân tộc Êđê đáng phải lưu tâm là những gì đã biết vẫn còn chưa nhiều so với những cái mà chúng ta cần biết, những gì làm được còn quá ít so với cái phải làm và trên thực tế xu hướng chung, phổ biến hiện đại vẫn là tình trạng xem thường giá trị to lớn của kho tàng văn hoá dân gian của dân tộc Êđê ở Đắk Lắk. Hơn nữa, cũng chưa có chủ trương, chính sách đầu tư khai thác và quản lý thích đáng, dẫn đến sự mất mát, huỷ hoại đang ngày càng một gia tăng, và đây chính là một nguy cơ thật sự đối với các giá trị văn hoá của đồng bào dân tộc Êđê ở Đắk Lắk.

Với nhiệm vụ quản lý, tổ chức mọi phong trào liên quan đến việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của dân tộc Êđê, có thể nhìn nhận hoạt động của ngành văn hoá –thông tin tỉnh qua hoạt động của các đơn vị trong ngành như sau:

Tính đến nay, Đăk Lăk có một trung tâm văn hoá- thông tin cấp tỉnh, 15 nhà văn hoá cấp huyện. Hoạt động của hệ thống nhà văn hoá đã góp phần tích cực vào việc phục hồi đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Nhà văn hoá các huyện và tỉnh là nơi tổ chức các cuộc liên hoan nghệ thuật quần chúng hàng năm, là nơi tổ chức các lớp năng khiếu nghệ thuật cho thanh- thiếu niên các dân tộc trong tỉnh, nơi hướng dẫn nghiệp vụ văn hoá cho cán bộ địa phương.

Thực hiện chức năng của mình, bảo tàng cách mạng và bảo tàng văn hoá các dân tộc đã trưng bày chuyên đề tại bảo tàng và tổ chức triễn lãm chuyên đề lưu động tại các huyện hàng năm phục vụ trên 80.000 lượt người xem, xây dựng sa bàn chiếng thắng Buôn Ma Thuột, mô hình hoá trận đánh quyết chiến chiến lược Buôn Ma Thuột tháng 3-1975 tạo thế và lực mới cho chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, phục vụ mỗi năm trên 1 vạn người xem, tham quan… Gần đây phối hợp với bảo tàng dân tộc học và viện khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật trên 15 điểm và đã thu được trên 10.000 hiện vật đồ đá, đồng (rìu, cuốc, dao, chiêng, ché..) của người tiền sử góp phần khẳng định Cao nguyên Đắk Lắk từ lâu đời đã là nơi cư trú của người Việt cổ. Bên cạnh đó, Bảo tàng Đắk Lắk đã tiến hành sưu tầm, nghiên cứu và lập được 75 hồ sơ di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh;

Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk có 10 di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di tích cấp quốc gia. Trong đó có: 05 di tích lịch sử cách mạng: Nhà đày Buôn Ma Thuột, số 18, đường Tán Thuật, phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột; Nhà Biệt điện Bảo Đại, số 02 đường Y Ngông, thành phố Buôn Ma Thuột; Đồn điền CADA, xã Ea Yông, huyện Krông Păk; Hang đá Đắk Tuôr, xã Chư Pui, huyện Krông Bông; Đình Lạc Giao, số 67, đường Phan Bội Châu, thành phố Buôn Ma Thuột; 01 di tích kiến trúc: Tháp Chăm Yang Prong, xã Ea Rôk, huyện Ea Súp; 04 di tích danh lam thắng cảnh: Hồ Lăk, thị trấn Liên Sơn, huyện Lăk; Thác Dray Sáp thượng, xã Ea Na, huyện Krông Ana; Thác Drai Kpơr, xã Chư Bông, huyện Ea Kar; Thác Drai Dlông, xã Ea Mdroh, huyện Cư M’gar.

Hầu hết các di tích này đã được trùng tu, đưa vào sử dụng, phục vụ khách tham quan, du lịch có hiệu quả.

Để tạo môi trường thuận lợi cho việc bảo tồn và phát triển không gian văn hoá cồng chiêng, Đắk Lắk đã sớm có chính sách đối với những gia đình, những người giữ gìn cồng chiêng, chỉnh chiêng, đồng thời khôi phục lại lẽ hội truyền thống, tổ chức liên hoan dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc; tập trung điều tra, khảo sát số lượng cồng chiêng, ten chiêng, độ tuổi, chủ nhân của tùng bộ chiêng, tổ chức tập hợp, mở các lớp dạy đánh cồng chiêng, truyền đạt kỹ chỉnh chiêng, sử dụng các loại nhạc cụ dân tộc. Các nghệ nhân dân tộc Êđê được hỗ trợ kinh phí để truyền đạt kỹ thuật đánh chiêng, chỉnh chiêng cho con em đồng bào dân tộc Êđê. ( Luận Văn: Thực Trạng Giá Trị Bảo Tồn Văn Hóa Dân Tộc Ê Đê )

Trong những năm qua Đoàn ca múa Dân tộc Đắk Lắk đã cải tiến đưa vào sử dụng 18 loại nhạc cụ dân tộc như: Đinh năm, dàn ching K’ram cộng hưởng, đàn t’rưng, đinh puốc không lỗ, đinh puốc 6 lỗ, đinh ktúut, ching đá, ….Đoàn đã xây dựng được nhiều chương trình nghệ thuật (mỗi năm hai chương trình) mang đậm bản sắc dân tộc, tổ chức đi phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa từ 70 đến 90 buổi/năm, và tham gia hội diễn khu vực miền Trung-Tây Nguyên, hội diễn toàn quốc đạt nhiều giải thưởng xuất sắc.

Bên cạnh đó Trung tâm văn hoá thông tin đã khai thác các loại hình văn hoá dân gian Êđê và đã xây dựng trên 100 chương trình văn hoá nghệ thuật, phục vụ sự hưởng thụ của đồng bào các dân tộc trong tỉnh (trung bình từ 90 đến 120 buổi /năm) và tham gia liên hoan toàn quốc, liên hoan khu vực, giành nhiều giải thưởng cao được dư luận khán giả hoan nghênh.

Cũng trong những năm qua, ngành văn hoá thông tin đã tổ chức nhiều đợt tổng kiểm kê di sản văn hoá cồng chiêng các dân tộc, cụ thể năm 2003 đã kiểm kê được: 3.375 bộ cồng chiêng của các dân tộc bản địa trong tỉnh (trong đó dân tộc Êđê:2.680 bộ); có 8.535 nghệ nhân biết sử dụng cồng chiêng, 1.549 trống Hgơr,

1.084 nhạc cụ tre nứa; 300 nghệ nhân kể sử thi; 1.200 nghệ nhân biết kể truyện cổ; 170 nghệ nhân biết tạc tượng…Đặc biệt ngày 25/11/2005, Unesco công nhận không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác di sản văn hoá truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Đây là niềm tự hào của các dân tộc Tây Nguyên trong đó có Đắk Lắk. Nó là nguồn động viên cổ vũ đồng bào dân tộc Êđê về ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá cồng chiêng trong cuộc sống xây dựng và phát triển kinh tế- văn hoá-xã hội ở vùng đất Đắk Lắk kiên cường giàu đẹp.

Đến nay toàn tỉnh có trên 700 đội cồng chiêng ở các buôn làng, trong đó có 200 đội cồng chiêng thanh, thiếu niên. Bên cạnh đó tỉnh Đăk Lăk cũng mua cấp 150 bộ cồng chiêng cho 150 nhà văn hoá cộng đồng ở các buôn vùng sâu, vùng xa, đến năm 2010, toàn bộ 576 nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng trên địa bàn tỉnh đều có bộ cồng chiêng.

Đối với lễ hội đua voi, đâm trâu thì tổ chức các lễ hội thường niên, phù hợp với hoàn cảnh của các cộng đồng Êđê nói riêng các cộng đồng dân cư khác nói chung, từ trong lễ hội này tuyên truyền cho mọi người hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa cũng như giá trị của lễ hội này. Khi tổ chức lễ hội, phải có kế hoạch cụ thể, sát thực tránh các hình thức sân khấu hoá quá nhiều không đảm bảo tính chân thực, để tránh cho mọi người có cảm giác dã man, không thể hiện được tinh thần thượng võ, không thể hiện được sự hào hùng của của trình chinh phục tự nhiên, xây dựng buôn làng của tổ tiên để lại.

Đối với trang phục truyền thống của người Êđê, hiện nay các cấp ban ngành có liên quan đã có những hình thức khuyến khích, kế thừa, bảo tồn và phát huy như: hình thành các làng nghề chuyên dệt thổ cẩm, trang phục truyền thống để cung cấp cho thị trường khác du lịch trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó còn có chính sách đào tạo ra những người dệt thổ cẩm ở ngay trong chính cộng đồng của dân tộc đó bằng cách đưa những giáo viên hướng dẫn, chỉ đạo nhiệt tình, có tâm huyết, có kỹ năng thành thạo trong việc làm ra các sản phẩm. Một hình thức nữa nhằm giữ gìn và phát huy những trang phục của người Êđê, đó là hiện nay nghề dệt thổ cẩm được đưa vào chương trình học nghề cũng như nmột ngành riêng biệt mà cụ thể là ở trường Cao đẳng nghề thanh niên dân tộc tỉnh Đắk Lắk. ( Luận Văn: Thực Trạng Giá Trị Bảo Tồn Văn Hóa Dân Tộc Ê Đê )

Vào những năm đầu của thế kỷ XXI, cùng với nhiều hoạt động tích cực nằm đưa thông tin về cơ sở, ngành văn hoá thông tin tỉnh đã xin nhà nước đầu tư kinh phí, đồng thời vận động các cơ quan ban ngành, các đơn vị bộ đội đóng chân trên địa bàn tỉnh ủng hộ tiền, công để xây dựng và mua sắm trang thiết bị cho một loại thiết chế văn hoá ở cơ sở có kiến trúc kiểu nhà dài. Việc làm này đã nhận được sự ủng hộ của nhiều cơ quan và cả sự tán đồng của những người dân vùng được chọn xây dựng nhà dài văn hoá. Cư dân bản địa sống trong những làng, cụm nhỏ lẻ, trong điều kiện khí hậu 6 tháng mưa dầm, các phương tiện thông tin đều rất hiếm hoi, việc được xem biểu diễn nghệ thuật lại càng xa vời thì việc có một thiết chế văn hoá được làm theo kiểu kiến trúc nhà dài, gần gũi với cuộc sống dân làng, lại được trang bị các phương tiện nghe nhìn như đầu máy vidio, máy phát điện …là một việc làm mang ý nghĩa thiết thục. Thời gian trôi qua, nhà dài văn hoá đã bước đầu khẳng định được vị trí của mình trong việc tập hợp quần chúng tham gia các sinh hoạt văn hoá- xã hội. Những người làm văn hoá thông tin cũng không chủ trương sử dụng nhà dài văn hoá như một hội trường, như nhà văn hoá xã đơn thuần mà có gắng làm cho nhà dài văn hoá được người dân chấp nhận và coi nó là một bộ phận của buôn làng.

Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá các dân tộc ỏ Đắk Lắk trong thời kỳ Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước, Uỷ ban Nhân dân tỉnh chỉ thị:

Uỷ ban Nhân dân các huyện, thành phố Buôn Ma Thuột tăng cường chỉ đạo, tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân thực hiện Luật di sản văn hoá, Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11-11-2002 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hoá; có chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội gắn với bảo tồn, phát huy di sản văn hoá các dân tộc.

Giao cho sở văn hoá thông tin có trách nhiệm thống kê những di tích văn hoá trên địa bản tỉnh đang bị hư hỏng, xuống cấp, chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch, lập dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích văn hoá, đề nghị chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt. Kinh phí cho việc thực hiện bảo tồn di sản văn hoá dân tộc hàng năm từ ngân sách sự nghiệp của tỉnh.

Tổ chức điều tra, phát hiện, thống kê, phân loại và lập hồ sơ Di sản văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể; quy hoạch, lựa chọn phân loại các di tích danh lam thắng cảnh và lập hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận; có biện pháp phát huy các di sản văn hoá, nhất là văn hoá nhà dài, văn hoá cồng chiêng, văn hoá sử thi, văn hoá voi, văn hoá lễ hội, dân ca, dân vũ của đồng bào các dân tổctong tỉnh; đè nghị khen thưởng, biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá các dân tộc.

Hàng năm, nhân ngày 23/11 “ngày di sản văn hoá Việt Nam” tỉnh tổ chức các hoạt động văn hoá, nhằm góp phần bảo tồn di sản văn hoá các dân tộc ở Đắk Lắk.

Sở văn hoá thông tin, Sở thương mại và Du lịch, Sở xây dựng, Sở tài nguyên

và môi trường, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Cục hải quan, Chi cục thuế có kế hoạch phối hợp, chỉ đạo, kiểm tra nhằm ngăn chặn các hành vi chiếm doạt trái phép, làm sai lệch giá trị văn hoá, huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá; đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh; mua bán, trao đổi trái phép bảo vật, cổ vật và di vật văn hoá thuộc di tích; lợi dụng việc bảo vệ di tích, di sản văn hoá để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định: Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Vì vậy, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước cũng như địa phương đã ban hành nhiều chính sách để đầu tư, hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm phát triển kinh tế- xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, xoá đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn bản sắc văn hoá, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Cụ thể là:

2.1.1.1. Lĩnh vực kinh tế: ( Luận Văn: Thực Trạng Giá Trị Bảo Tồn Văn Hóa Dân Tộc Ê Đê )

Thực hiện Chương trình 135, giai đoạn I, đầu tư hơn 117 tỷ đồng, với tổng số công trình đã được đầu tư xây dựng tại 38 xã là 267 hạng mục công trình và 13 trung tâm cụm xã, bao gồm các hạng mục chính như: đường giao thông nông thôn, trường học, thuỷ lợi, điện sinh hoạt, nhà chợ, khai hoang đất sản xuất, nước sinh hoạt, nhà văn hoá cộng đồng…

Hầu hết các công trình đã phát huy được tác dụng, mang lại hiệu quả thiết thực phục vụ nhu cầu sản xuất, đời sống sinh hoạt cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn. Đã xây dựng các tiểu vùng kinh tế- xã hội, hình thành các trung tâm cụm xã, nhiều khu chợ thương mại đi vào hoạt động phục vụ việc giao lưu mua, bán trao đổi hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm trong vùng đồng bào dân tộc các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh. Do vậy, trong giai đoạn I, đã có 15 xã/38 xã được đánh giá cơ bản hoàn thành các mục tiêu của Chương trình 135.

Kết quả thực hiện Quyết định 132 ngày 8/10/2002 và 134/QĐ- TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ: Tỉnh đã có nhiều cố gắng với nhiều biện pháp đồng bộ, nhằm nhanh chóng ổn định và từng bước cải thiện đời sống kinh tế- xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Đồng thời chỉ đạo công tác kiểm tra, rà soát các phương án; qua đó đã giảm được số hộ và diện tích cần phải giải quyết như: số hộ trùng tên, có đất xâm canh, hoặc do giảm tiêu chí…Tính đến nay, kết quả đạt được như sau:

+ Nhà ở: 8.136/15.963 nhà- đạt 51% kế hoạch.

+ Nước sinh hoạt: Cấp nước phân tán 9.986/14.527 hộ- đạt gần 69% kế hoạch; riêng cấp nước tập trung đã cấp vốn 14/19 công trình và đưa vào sử dụng 8 công trình cấp cho 892 hộ.

+ Đất sản xuất: 1.457,08/5.608,56 ha- đạt 26% kế hoạch. Cùng với kết quả qua rà soát đã giảm 3.565 hộ- 1.439,8 ha, nâng tỷ lệ giải quyết đạt 51,7% về diện tích.

+ Đất ở: 79,82/208,2 ha- đạt 38,3% kế hoạch. Qua kết quả rà soát hạ tiêu chí giảm 1.894 hộ- 40,06 ha, nâng tỷ lệ giải quyết đạt 57,6% về diện tích. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện chậm.

Chương trình trợ giá, trợ cước vận chuyển: Đầu tư từ năm 1998- 2005, với tổng nguồn kinh phí là 197,581 tỷ đồng, trong đó: kinh phí Trung ương uỷ quyền và cấp có mục tiêu là 83,331 tỷ đồng; kinh phí địa phương cấp không thu tiền các mặt hàng thiết yếu là 114,250 tỷ đồng. Ngoài ra, hàng năm từ nguồn kinh phí thường xuyên tỉnh đã chỉ đạo, triển khai thực hiện trợ giá, trợ cước vận chuyển một số mặt hàng thiết yếu cho nhân dân sinh sống tại địa bàn các xã khu vực III như: trợ giá, trợ cước vận chuyển giống cây trồng, muối Iốt, phân bón, dầu hoả thắp sáng, máy thu thanh đơn giản, xây dựng trạm truyền thanh cơ sở… và trợ cước vận chuyển tiêu thụ sản phẩm (từ năm 2006, nguồn kinh phí này được chuyển sang hỗ trợ đầu tư trực tiếp cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ). ( Luận Văn: Thực Trạng Giá Trị Bảo Tồn Văn Hóa Dân Tộc Ê Đê )

Một số chính sách về phát triển nông- lâm nghiệp:

  • Thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU, ngày 17/11/2004 của Tỉnh uỷ, nhằm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và theo phương thức đầu tư trực tiếp đến hộ dân để phát triển trồng trọt, chăn nuôi. Tỉnh đã dùng nguồn ngân sách địa phương để đầu tư thí điểm cho 13 buôn tại 12 huyện và thành phố, với nguồn kinh phí là 6,5 tỷ đồng, bình quân 500 triệu đồng/buôn. Qua mô hình thí điểm này, bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, trợ giúp cho bà con đồng bào dân tộc tại chỗ có điều kiện phát triển kinh tế hộ, nâng cao thu nhập, từng bước cải thiện đời sống, góp phần xoá đói giảm nghèo.
  • Tỉnh đã ban hành Chính sách phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Trong đó, đã hỗ trợ vốn lưu động và hỗ trợ mua trang thiết bị để thành lập mới và chuyển đổi một số hợp tác xã vùng đồng bào dân tộc tại chỗ tại các huyện, thành phố: HTXNN Quyết Thắng (xã CưDliêM’Nông- huyện CưM’gar), HTXNN Cao Sơn (thị trấn Ea Kar), HTXNN Cư Puôi (xã Cư Huê- huyện Ea Kar), HTXNN Kô Siêr, HTXNN Păn Lăm (phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột)…với tổng kinh phí 180 triệu đồng.
  • Công tác giao rừng hưởng lợi theo Quyết định số 178/2001/QĐ- TTg, ngày 12/11/2001, của Thủ tướng Chính phủ, đã thực hiện tại 5 huyện: Ea Kar, Krông Buk, Ea H’Leo, Krông Bông, Lăk với kết quả: Tổng diện tích giao từ năm 1999- 2006 là: 075 ha, trong đó đất có rừng là 17.438 ha, đất không có rừng là 7.637 ha. Tổng số hộ được giao là 3.401 hộ, trong đó có 2.778 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, chiếm 81% số hộ được giao. Qua một năm thực hiện việc thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ đồng bào và cộng đồng trong buôn làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, đã giao được hơn 8.000 ha- đạt 80% kế hoạch, nhiều huyện đã thực hiện tốt như: M’Đrăk, Ea Súp, Ea H’leo.

2.1.1.2. Văn hoá- xã hội:

Lĩnh vực Giáo dục- đào tạo: Chính sách phát triển giáo dục- đào tạo nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, tạo ra sự chuyển biến sâu sắc về số lượng và chất lượng đối với giáo dục và đào tạo học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số.

Hiện nay, tổng số học sinh các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông có gần 525 ngàn học sinh, trong đó học sinh dân tộc thiểu số hơn 171 ngàn em, chiếm 32,5%, hàng năm tăng bình quân 10%. Học sinh phổ thông là con em dân tộc thiểu số được miễn học phí, cấp giấy vở và sách giáo khoa. Tổng kinh phí chi gần 62 tỷ đồng, bình quân mỗi năm chi từ 14- 18 tỷ đồng. Ngành Giáo dục đã triển khai dạy chương trình thực nghiệm tiếng Êđê cho 59 trường tiểu học (với 359 lớp, 9.667 học sinh) và 10/14 trường phổ thông dân tộc nội trú (với 26 lớp, 880 học sinh). Hệ thống trường, lớp được xây dựng kiên cố và bán kiên cố; năm 2006 đã xây dựng thêm hơn 1 ngàn phòng học mới và cơ bản xoá được tình trạng học ca ba, phòng học tạm. Hầu hết các huyện trong tỉnh đều có trường phổ thông Dân tộc nội trú, ở tỉnh có thêm trường Dạy nghề thanh niên dân tộc. Hàng năm tuyển sinh hàng trăm học sinh con em dân tộc vùng sâu, vùng xa vào trường để đào tạo về văn hoá và dạy nghề. Trường Đại học Tây Nguyên, Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk thu hút ngày càng nhiều sinh viên là con em đồng bào dân tộc thiểu số theo học. Chất lượng giáo dục ở các trường Dân tộc nội trú ngày càng được nâng cao, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trên 95%, các điều kiện sinh hoạt, học tập ngày được cải thiện. ( Luận Văn: Thực Trạng Giá Trị Bảo Tồn Văn Hóa Dân Tộc Ê Đê )

Lĩnh vực Y tế: Thực hiện Quyết định 139/2002/QĐ-TTg, ngày 15/10/2002, của Thủ tướng Chính phủ về việc khám chữa bệnh cho người nghèo đặc biệt là đồng bào dân tộc. Trong những năm qua, ngành Y tế đã đầu tư, sửa chữa nâng cấp các cơ sở khám, chữa bệnh đảm bảo kịp thời khám, chữa bệnh cho nhân dân. Củng cố phát triển mạng lưới y tế thôn, buôn, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ là người dân tộc thiểu số, trang bị đầy đủ thuốc chữa bệnh thông thường cho cơ sở để phục vụ nhân dân. Đến nay, đã có 30 xã đạt chuẩn quốc gia về y yế, khoảng 80% trạm xá xã có bác sỹ; dịch bệnh được khống chế, đẩy lùi, không có dịch bệnh lớn xảy ra.

Tổng kinh phí khám chữa bệnh cho người nghèo là 108,714 tỷ đồng, đã khám chữa bệnh cho 1.896.678 lượt người (theo đối tượng), tổng số tiền thực chi là 77,866 tỷ đồng, ước đạt bình quân 71,62% tổng kinh phí. Từ năm 2006, chuyển qua hình thức mua thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số. Đã cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 160.112 hộ- với 713.953 người, trong đó thuộc diện nghèo là 377.941 người, đồng bào dân tộc thiểu số 198.489 người, xã đặc biệt khó khăn 137.523 người.

Lĩnh vực Văn hoá: Bản sắc văn hoá các dân tộc được khôi phục và phát huy, nhiều hoạt động văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số được tổ chức ở các cấp. Chủ trương xây dựng Nhà văn hoá cộng đồng các buôn được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức, tạo điều kiện cho bà con có nơi sinh hoạt lễ hội, giao lưu văn hoá; đã xây dựng được 498 nhà văn hóa cộng đồng, (chiếm 90,87%) và có 4 bến nước được khôi phục. Chương trình phát thanh- truyền hình, xây dựng trạm phát thanh cơ sở đã phủ khắp các xã đặc biệt khó khăn trong tỉnh. Toàn tỉnh đã có 100% số xã có trạm, đài truyền thanh; tỷ lệ số dân được xem truyền hình là 93%, nghe phát thanh là 97%; 100% số xã có điện thoại. Bản tin ảnh Dân tộc và Miền núi của Thông tấn xã Việt Nam được dịch ra tiếng Êđê với số lượng 3.000 cuốn/số/tháng được chuyển tận đến các thôn, buôn.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001-2005 của Thủ tướng Chính phủ: Đã ban hành Chính sách hỗ trợ hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, với mức hỗ trợ bình quân 1,5 triệu đồng/hộ. Trong đó: Hỗ trợ đời sống 0,5 triệu đồng/hộ; hỗ trợ phát triển sản xuất 1 triệu đồng/hộ. Qua 6 năm thực hiện (từ năm 2001- 2006), tổng số vốn được Trung ương hỗ trợ là 4.180 triệu đồng, đầu tư cho 2.804 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ thuộc các xã và 59 thôn, buôn thuộc khu vực III của 13 huyện, thành phố nhằm hỗ trợ để phục vụ đời sống và hỗ trợ phát triển sản xuất.

Thực hiện Quyết định 168/2001/QĐ- TTg, ngày 30/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ: Từ năm 2001- 2006, đã thực hiện 15 chính sách với tổng số vốn đầu tư qua các năm là 311.334 triệu đồng. Mục đích sử dụng: Cấp sách giáo khoa và giấy vở cho học sinh dân tộc thiểu số; cấp muối, dầu hoả, thuốc chữa bệnh và miễn viện phí cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ chính sách. Hỗ trợ nhà ở cho giáo viên và cán bộ y tế xã; hỗ trợ phụ cấp cho cán bộ thôn, buôn và cán bộ cấp cơ sở; hỗ trợ học bổng cho học sinh dân tộc thiểu số. Kéo điện thắp sáng cho các hộ đồng bào dân tộc (thay cho chương trình cấp vải, quần áo), đưa số buôn đồng bào dân tộc thiểu số có điện lưới quốc gia lên 90,4% và xây dựng trạm truyền thanh cơ sở. ( Luận Văn: Thực Trạng Giá Trị Bảo Tồn Văn Hóa Dân Tộc Ê Đê )

Công tác xoá đói giảm nghèo đã được các ngành, các cấp quan tâm triển khai thực hiện bằng nhiều biện pháp. Hàng năm số lao động được giải quyết việc làm khoảng 32.000 người, trong đó có gần 10.000 lao động dân tộc thiểu số; do vậy, tỉ lệ hộ đói, nghèo hằng năm giảm xuống. Năm 2001, số hộ đói nghèo là 94.477 hộ, chiếm tỉ lệ 25,55% số hộ toàn tỉnh, đến cuối năm 2003 số hộ đói nghèo giảm còn 53.798 hộ chiếm tỉ lệ là 14,6%. Bình quân mỗi năm giảm được 3,65%. Đến ngày 01/01/2004, thời điểm chia tách tỉnh, số hộ đói nghèo của tỉnh Đắk Lắk mới là 42.748 hộ, chiếm tỉ lệ 13,3% tổng số hộ; theo tiêu chí mới, toàn tỉnh có hơn 90 ngàn hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 27,55% tổng số hộ, trong đó số hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số hơn 47 ngàn hộ, chiếm 52,35% tổng số hộ nghèo (chiếm khoảng 48% hộ dân tộc thiểu số). Đến nay số hộ nghèo còn 23,26%.

Những đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc bảo tồn, phát huy di sản văn hoá từ trước đến nay, trên thục tế đã trở thành một hành lang pháp lý cho công tác quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần hạn chế các hành vi chiếm đoạt trái phép, làm sai lệch giá trị văn hoá, ngăn cấm kip thời các nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá, đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh; mua bán, trao đổi trái phép bảo vật, cổ vật ….đồng thời cũng đã phát huy, khuyến khích, tạo điều kiện cho các tập thể, cá nhân tiến hành hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, xuất bản, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu các di sản văn hoá dân tộc đến với cộng đồng bằng nhiều hình thức nhằm cùng nhau giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá của dân tộc ở Đắk Lắk trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Mời bạn tham khảo thêm:

Tổng hợp bài mẫu Luận văn Thạc Sĩ

2.1.2. Thực trạng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc Êđê ở Đăk Lăk hiện nay.

2.1.2.1. Văn hoá vật chất: ( Luận Văn: Thực Trạng Giá Trị Bảo Tồn Văn Hóa Dân Tộc Ê Đê )

Đời sống vật chất của các dân tộc trước hết thể hiện ở ăn, mặc, ở các phương tiện sinh hoạt. Đây là lĩnh vực có nhiều biến động nhất vì những yếu tố này phụ thuộc vào nguyên vật liệu, giá cả thị trường và những thị hiếu mới. Buôn là một trong những biểu hiện của bản sắc văn hoá của dân tộc Êđê ở Đăk Lăk.Trong nền kinh tế thị trường cách bố trí kiến trúc nhà ở dân gian, cách sắp đặt nơi sinh hoạt hàng ngày có sự thay đổi khá rõ rệt.

Do dân số tăng, nhất là việc người Kinh ở miền xuôi lên làm kinh tế mới, môi trường sinh sống của đồng bào dân tộc nơi đây bị ảnh hưởng, rừng bị tàn phá, không gian sinh tồn của đồng bào dân tộc ở đây ngày một thu hẹp và chất lượng môi trường sống ấy cũng đã sa sút đã đe doạ tới nhiều mặt, thiếu đất làm rẫy, thiếu ruộng, nguồn nước ăn và sinh hoạt; nguyên liệu để sử dụng và thực phẩm từ rừng bị cạn kiệt…Từ những thay đổi đó, cách bố trí Buôn làng theo những kiểu cách truyền thống của dân tộc không còn như xưa. Các hình thức bố trí theo kiểu hình tròn, hình bầu dục, đã thay đổi. Các triền rừng đầu nguồn, rừng cấm (rừng thiêng), bãi chăn thả trâu, bò, sông suối để bắt tôm, cua, cá…là môi trường sống gắn bó với Buôn làng bị thu hẹp dần. Hơn nữa, do thiếu thốn nguyên liệu, đặc biệt là gỗ làm nhà, do chịu ảnh hưởng tập quán làm nhà của người kinh, nên nhiều gia đình đồng bào dân tộc Êđê ở nhà sàn có xu hướng chuyển xuống ở nhà trệt. Điều này làm mất đi vẻ đẹp và sắc thái độc đáo của kiến trúc nhà ở của dân tộc. Ngoài ra một số hình thức kiến trúc gắn với tín ngưỡng cũng thay đổi, đặc biệt là hình thức nhà mồ không còn giữ được nét độc đáo nữa, nhất là các kiểu trang trí và tượng nhà mồ.

Hiện nay do chịu ảnh hưởng cách sống của người Kinh, của kinh tế thị trường nên các đồ dùng sinh hoạt, cách bài trí trong nhà có sự tiến bộ rõ rệt, sạch sẽ và tiện nghi hơn, song từ đó cũng nảy sinh những khía cạnh văn hoá cần phải xem xét như: do chuộng hàng ngoại, hàng lạ, nên các sản phẩm dân tộc tự tạo ra bị coi thường bên cạnh đó giữa nhà ở và các đồ vật dùng sinh hoạt bố trí chưa phù hợp, chẳng hạn ở các nhà sàn có cần thiết phải kê giường, tủ, bàn theo kiểu người miền xuôi hay không?…

Đồng bào dân tộc Êđê đều phổ biến vận chuyển bằng gùi qua vai. Do sống ở địa hình hiểm trở, khó khăn, nên đồng bào phải đi lại bằng đôi chân của mình. Tuy nhiên trong những năm gần đây, đồng bào có thêm các phương tiện vận chuyển mới và rất phổ biến như: xe cải tiến, xe máy, công nông… Riêng việc vận chuyển nước thì người Êđê vẫn đựng nước trong những quả bầu khô hay những can nhựa để vác hoặc gùi. Ăn uống không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh tồn của con người mà còn chứa đựng những thói quen, tập tục, khẩu vị, làm nên sắc thái độc đáo của dân tộc mình. Hiện nay do sản xuất phát triển, sự trợ giúp của nhà nước và giao lưu giữa các vùng dân tộc nên tình trạng thiếu đói của đồng bào dân tộc Êđê đã được khắc phục, bình quân lương thực đầu người đã được nâng lên.

Còn về thức uống, rượu cần là nét văn hoá độc đáo của dân tộc Êđê. Rượu cần là sản vật- nghi vật- lễ vật có mặt mọi lúc mọi nơi trong đời sống sinh hoạt xã hội, trong tình cảm, tâm linh của mọi gia đình hay cộng đồng, không có rượu cần thì không có lễ lạt, cưới xin, ma chay, bạn bè… Nó giữ vai trò là lễ vật kính dâng các thần linh, giao tiếp với các đáng siêu linh, với bạn bè. Là phương tiện chia sẻ niềm viu, nỗi buồn, hẹn hò, nhắn nhủ công việc, giao kết tình duyên lứa đôi. Trước khi thực hiện giao lưu tình cảm bạn bè. Rượu cần làm nhiệm vụ: thông báo, dâng mời và cầu xin các thần linh chứng giám hoặc ban phước.

Dù được sử dụng trong không gian, thời gian nào, tục uống rượu cần cũng là một nét văn hoá trong đời sống của đồng bào dân tộc Êđê ở Đăk Lăk.

Rượu cần được làm thường xuyên, liên tục bất cứ tháng năm nào. Nhưng chủ yếu dùng vào những ngày “có việc” của buôn làng hay gia đình như: cúng Yàng, mừng thọ người già, lễ cưới, đám ma, làm nhà, có khách xa đến chơi…Gia đình hay buôn làng nào chuẩn bị “ có việc” như vậy, liền được sự đóng góp của cả họ làng. Mỗi gia đình chuản bị ché rượu to nhất, ngon nhất của mình để đem tới góp chung. Vừa chia sẻ, giúp đỡ vừa tạo nên sự thân tình, đầm ấm trong cộng đồng. ( Luận Văn: Thực Trạng Giá Trị Bảo Tồn Văn Hóa Dân Tộc Ê Đê )

Cũng như ăn uống, trang phục không chỉ mang tính dưỡng sinh và bảo vệ cơ thể mà còn mang nội dung văn hoá và là sắc thái văn hoá, bản sắc văn hoá dễ nhận biết của mỗi dân tộc. Trong xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, việc ăn mặc của đồng bào dân tộc Êđê ở Đăk Lăk hiện nay đang có sự thay đổi lớn, hiện nay Âu phục đã được mặc hàng ngày. Họ không say mê âm nhạc và các hình thức văn nghệ dân gian cổ truyền của dân tộc mình. Có những người còn muốn thay đổi cả tập tục cư trú sau hôn nhân của chế độ mẫu hệ. Nghệ thuật trang trí bị giản lược đị, hoa văn bị cắt bỏ đi nhiều. Tượng nhà mồ bị săn lùng, đánh cắp; nghẹ thuật nhà mồ bị suy thoái nhanh trong mấy chục năm gần đây. Đáng lo ngại hơn là tính thực dụng, vụ lợi hoặc lai căng cũng đã du nhập vào các loại hình này, gặm nhấm, bào mòn các giá trị văn hoá đích thực.

Ở một số nơi các điệu nhảy, múa bị lãng quên, số nghệ nhân kể sử thi và nghệ nhân cồng chiêng vơi dần theo năm tháng. Tệ hại hơn, nạn “chảy máu cồng chiêng” đã và đang diễn ra vô cùng đáng tiếc ở Đăk Lăk. Hàng chục năm nay, những tượng nhà mồ, ché rượu cần, nhạc khí, nhạc cụ dân tộc…và nhiều di sản khác ở Đăk Lăk đã lần lượt “ra đi” theo những kẻ kinh doanh văn hoá cồng chiêng không lành mạnh và sự thiếu hiểu biết của người dân địa phương. Ở Đăk Lăk trước đây hầu hết nhà nào trong buôn cũng đều có vài bộ cồng chiêng đồ sộ. Nhưng ở các vùng sâu, vùng xa do đói kém, trong nhà không có gì để ăn cho nên họ đã bán đi nhũng bộ cồng chiêng để đảm bảo cho sự tồn tại của mình (Dàn chiêng của thành phố Buôn Ma Thuột có 442 nay chỉ còn 87, huyện Mađrắc có 380 nay còn 115…)

Sự mất dần các giá trị văn hoá của dân tộc Êđê ngoài môi trường tự nhiên kinh tế-xã hội còn có một yếu tố tác động mạnh mẽ đó là sự du nhập của đạo tin lành. Bởi vậy mà trước đây các vật dụng theo quan niệm xưa của dân tộc Êđê là mọi vật đều có Yàng thì nay đã bị những người theo đạo tin lành chối bỏ…Vấn đề này hiện đang là một thách thức rất lớn đối với các cấp chính quyền ở địa phương phải có những đối sách kịp thời.

Về nghề dệt thổ cẩm hiện nay cũng đang đặt chúng ta trước những khó khăn cần phải có những biện pháp tích cực mới mong bảo lưu được. Ngày xưa do không có chợ nên nhà nào cũng trồng bông để kéo sợi, dệt khố, dệt váy để dùng trong gia đình. Ngày nay quần áo, chăn màn ở chợ bán rất nhiều mà giá cả lại rẻ hơn rất nhiều so với các sản phẩm thổ cẩm. Ngày nay, người dân trong buôn chỉ bỏ ra một ngày công đi làm cũng có thể mua được một hai bộ quần áo và một tấm mền để đắp, trong khi đó nếu dệt một bộ váy áo theo phương thức truyền thống cũng phải mất vài tháng, thậm chí cả năm trời. Trong xã hội hiện đại ngày nay gần như không còn việc truyền dạy nghề dệt thổ cẩm trong cộng đồng cư dân Êđê, nghề dệt thổ cẩm đang mất dần đi. Hiện nay chỉ còn lại một số ít các cụ bà biết dệt, thêu thổ cẩm và các cụ ông biết nghề thủ công mây tre đan.Chỉ cần dạo quanh TP. Buôn Ma Thuột để tìm hiểu thị trường thổ cẩm, bất kỳ ai cũng thấy đầu ra cho sản phẩm này thật sự đang gặp khó khăn. Những cửa hiệu bán đồ lưu niệm, trong đó có thổ cẩm của các dân tộc Êđê, J’rai, M’nông… thi thoảng mới được khách phương xa tìm đến mua một vài món (chủ yếu là túi xách, bóp, khăn choàng), còn những mặt hàng “cổ điển” khác như váy áo, tấm đắp… thì tuyệt nhiên không thấy. Và cũng vì thế, không chỉ trong các buôn làng vắng hoe khung cửi, mà ngay cả trong những HTX dệt thổ cẩm được thành lập nhiều năm trước đây, giờ cũng lay lắt, eo sèo. Có nơi thì đã giải thể như HTX dệt thổ cẩm AlêA (phường Ea Tam – Buôn Ma Thuột); có nơi đóng cửa suốt cả gần hai năm nay như HTX dệt thổ cẩm Dăm Ye nằm ngay cửa ngõ Buôn Ma Thuột, cạnh quốc lộ 14. Đến nay chỉ còn lại HTX dệt thổ cẩm Tơng Bông (xã Ea Kao-Buôn Ma Thuột) là họat động cầm chừng. Mỗi tháng một xã viên làm được chừng 1-2 sản phẩm (khăn tay, túi xách), sau đó gom lại đem đi bán dạo, hoặc nhờ người quen tiêu thụ giúp, nhưng vẫn chẳng ăn thua gì. Trước tình trạng ấy, đã có nhiều chị em phải rời xa khung dệt để theo nghề trồng trọt, hoặc chăn nuôi kiếm sống, vì đồng vốn đầu tư cho nghề truyền thống này đã trở nên hết sức khó khăn. Một số HTX thổ cẩm như Tơng Bông (xã Ea Kao – TP Buôn Ma Thuột), Buôn Sút (huyện Cư M’gar), Lak… đã mạnh dạn xây dựng kế hoạch “phục hưng” thổ cẩm bằng cách kết hợp ngành nghề truyền thống này với hoạt động du lịch văn hóa tại địa phương. Song khổ một nỗi, nguồn vốn đầu tư ban đầu không có, hạ tầng cơ sở để có thể kết hợp giữa du lịch và văn hóa thổ cẩm chưa thể đáp ứng được, nên lại rơi vào tình cảnh “lực bất tòng tâm”. ( Luận Văn: Thực Trạng Giá Trị Bảo Tồn Văn Hóa Dân Tộc Ê Đê )

Hiện nay, “cẩm nang” về văn hóa thổ cẩm của dân tộc Êđê đã có. Các nghệ nhân ở các HTX thổ cẩm có thể tường tận giới thiệu, hướng dẫn với mọi người về vốn văn hóa ấy của mình.Thổ cẩm là một loại vải thô được dệt thủ công bằng tay của các dân tộc thiểu số. Ở đó, tùy vào óc tư duy nghệ thuật và trình độ phát triển kinh tế mà mỗi dân tộc có mỗi cách phô diễn khác nhau về kỹ thuật dệt, màu sắc và đường nét hoa văn… nhằm đạt đến một giá trị văn hóa nhất định. So với các dân tộc ít người ở Tây Nguyên, người Êđê có truyền thống và bản sắc văn hóa thổ cẩm khá ấn tượng. Trong kỹ thuật dệt của họ chủ yếu dùng phương pháp chắp vải để tạo hoa văn. Và việc bố cục màu sắc đối với các nghệ nhân là hết sức quan trọng. Màu sắc truyền thống của người Êđê thể hiện trên những sản phẩm (váy, khố, áo, tấm đắp…) là những màu đen, đỏ và trắng. Tuy phổ màu không phong phú lắm, còn hạn chế nghệ nhân khi tung hứng sáng tạo, nhưng không vì thế mà thổ cẩm của họ không “bắt mắt”, bởi họ biết cách phối màu hợp lý, tạo ra những đường nét sống động và tinh tế, đạt đến phong cách ổn định và riêng biệt. Nhất là hai màu đen, trắng được người Êđê (và các dân tộc bản địa Tây Nguyên nói chung) sử dụng nhiều nhất. Hầu như nó được dành riêng để làm nền cho mặt trang trí; và chính nhờ sự tương phản mạnh mẽ đó mà thổ cẩm ở đây rất khỏe khoắn, ấn tượng. Nếu hiểu được những yếu tố văn hóa được chứa đựng trong đó thì hẳn ai cũng ra sức nâng niu, gìn giữ nghề truyền thống ấy là lẽ đương nhiên. Khốn một nỗi, những nỗ lực ấy, đến nay chưa được ai “tiếp sức”, khiến những cuộc “chia tay” với thổ cẩm vẫn đang là vấn đề ngày càng bức xúc hơn.

Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Êđê

Ngoài các nhạc cụ “âm vang núi rừng” như cồng chiên, trống còn có những nhạc cụ mang sắc thái độc đáo riêng như: đinh năm, đinh pa, đinh puốt, đinh tạc tà, đàn prô, đàn Goong…Trong những bộ đàn đá, chiêng đá (googcu) phát hiện ở huyện Lắk có ít nhất trên ngàn tuổi, được trưng bày trong bảo tàng Pari và đặc sắc hơn cả đó là nhà mồ, sản phẩm kết tinh của nhiều loại hình nghệ thuật, nó vừa là kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ vừa là nghệ thuật trang trí, nó gắn liền với cả một nếp sống hay cả một nền văn hoá sống động và độc đáo riêng ở Đăk Lăk. Nhà mồ của dân tộc Êđê ở Đăk Lăk tuyệt nhiên không có một hình ảnh nào gợi về cái chết như hình người chết, ma quỷ, thần linh…mà tất cả đều là trả về sự tái sinh cuộc sống. Biểu tượng nóc nhà mồ vễnh lên hai đầu rực rỡ đủ loại hoa văn như một con thuyền đang bồng bềnh trôi, những cột trang trí cao vút sừng sững như hình ảnh của cây đồi, những hình khắc vẽ đang thể hiện những cảnh sinh hoạt múa hát, đâm trâu, uống rượu cần, ân ái…những hoá văn, lá, cỏ, cây, những con vật và những tinh tú như trăng sao, mặt trời…là hình ảnh hiện thực của cuộc sống. Tất cả những đặc trưng đó tạo cho nhà mồ một sắc thái, một nét đẹp, một giá trị đảm bảo khó lẫn lộn với bất kỳ một kiểu kiến trúc nào của các dân tộc khác trên thế giới.

2.1.2.2. Văn hoá tinh thần ( Luận Văn: Thực Trạng Giá Trị Bảo Tồn Văn Hóa Dân Tộc Ê Đê )

Bước sang thế kỷ XXI, trong quá trình hội nhập với thế giới, khi mà khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, nền kinh tế thị trường ngày càng mở rộng, Đảng ta đã nêu rõ quan điểm: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển… Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường”. Trong quá trình chủ động hội nhập, đứng trước những nguy cơ, thách thức “đồng hoá văn hoá”, “hoà nhập dẫn đến hoà tan”, dân tộc Việt Nam đã tìm thấy trong vốn văn hoá truyền thống của mình và những tinh hoa văn hoá của nhân loại những sức mạnh to lớn có thể huy động phục vụ có hiệu quả cho công cuộc phát triển kinh tế – xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để giải quyết những vấn đề gay gắt và phức tạp của toàn cầu hoá, Đảng đã chỉ rõ quan điểm chỉ đạo cơ bản nhất: “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội”.Tại Đại hội IX, Đảng đã khẳng định lại và nêu rõ: “Mọi hoạt động văn hoá nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hoá, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và ngoài xã hội. Văn hoá trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, xây dựng và bảo vệ tổ quốc”

Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá đa dạng trong thống nhất, là vườn hoa muôn màu muôn sắc toả ngát hương thơm thì văn hoá cổ truyền của dân tộc Êđê là một trong những bộ phận cấu thành rất quan trọng để làm nổi bật nên diện mạo đó. Sau ngày giải phóng (1975), Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng tại Đắk Lắk, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, trân trọng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc Êđê. Sau gần 20 năm đổi mới, cùng với sự phát triển chung của đất nước, bộ mặt kinh tế – xã hội Đắk Lắk có nhiều thay đổi tích cực, đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc được cải thiện rõ nét. Bên cạnh những thành tựu cơ bản đó, hiện nay nhiều vấn đề về kinh tế, văn hoá xã hội ở Đắk Lắk còn cần phải tiếp tục được giải quyết trong thời gian sắp đến, trong đó đáng chú ý là trên lĩnh vực văn hoá. Câu hỏi đặt ra là trong quá trình hội nhập và toàn cầu hoá, làm thế nào để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Êđê trên địa bàn Đắk Lắk?

Lần về cội nguồn, Đăk Lắk là địa bàn cư trú của 13 đồng bào dân tộc thiểu số bản địa có truyền thống văn hoá lâu đời như Bana, Êđê, M’nông, Striêng, Giarai, K’hor… Sau năm 1975, với chủ trương của Đảng và Nhà nước tổ chức di dân đi xây dựng vùng kinh tế mới, đến nay ở Đăk Lắk đã có khoảng hơn   40 dân tộc anh em cùng làm ăn sinh sống. Sống chan hoà, đan xen, đoàn kết trên dải đất cao nguyên hẹp từ bao đời nay, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã có sự giao lưu và những ảnh hưởng lẫn nhau về phong tục tập quán sản xuất, sinh hoạt văn hóa. Những nét tương đồng và dị biệt trong văn hoá các tộc người ở Đắk Lắk đã làm cho bức tranh đời sống văn hoá trong khu vực có nhiều mảng màu, sắc thái khác nhau. Nền văn hoá cổ truyền của dân tộc Êđê là nền văn hoá hình thành trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp nương rẫy, tự cấp, tự túc, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, gắn bó hoà quyện với thiên nhiên, mang nhiều dấn ấn của chế độ mẫu hệ và tàn dư của chế độ công xã thị tộc nguyên thuỷ. Các giá trị văn hóa, văn nghệ cổ truyền của dân tộc Êđê phản ảnh mơ ước, nguyện vọng ấm no, sung túc của con người nông nghiệp. Dù đang ở giai đoạn thấp của sự phát triển kinh tế – xã hội, nhưng đồng bào dân tộc Êđê rất giàu khả năng sáng tạo và biểu cảm nghệ thuật. Nhắc đến những sắc thái đặc sắc của văn hoá trong khu vực, người ta sẽ nhớ ngay đến sắc thái văn hóa cộng đồng với những bộ phận như: ( Luận Văn: Thực Trạng Giá Trị Bảo Tồn Văn Hóa Dân Tộc Ê Đê )

Bộ phận văn hoá thực thể với nhà dài và các nhà sàn theo nhiều kiểu dáng khác nhau, nhà mồ và tượng nhà mồ, một số vật dụng hàng ngày, các công cụ sản xuất và các nhạc cụ dành cho lễ hội như Cồng, Chiêng, các loại hình nghệ thuật dân gian như Đàn đá, Đàn tơrưng,…

Tất nhiên, cũng có những nguyên nhân chủ quan và khách quan để nền văn hoá truyền thống của dân tộc Êđê không tồn tại toàn vẹn như quá khứ. Chúng ta phải chấp nhận thực tế khách quan như lợp mái tôn thay mái tranh, cột bê tông thay cột gỗ vì lấy đâu ra gỗ to và tranh dày làm nhà khi rừng ngày càng thu hẹp và cạn kiệt. Các lễ hội không thể kéo dài ngày như ngày xưa mà phải nhanh, ngắn và nhỏ hơn trước. Hoặc thay vì độc canh thì chuyển đa dạng hoá sản xuất, phải ứng dụng kỹ thuật, phải định canh định cư, đất đai vì dân di cư có và không có tổ chức đến nay đã làm cho diện tích canh tác trên đầu người bị thu hẹp, không gian sinh hoạt văn hoá rộng rãi trước kia nay dần thu hẹp lại… Trước thực trạng trên, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách và dành hẳn chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá đến năm 2005 theo Quyết định 19/2003/QĐ-TTg ngày 28/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 124/2003/QĐ-TTg ngày 17/06/2003 phê duyệt đề án bảo tồn và phát triển các dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk. Chính sách dân tộc, đại đoàn kết, tôn giáo, đất đai gần nhất đã được Đảng ta nêu rất rõ trong các Nghị quyết Hội nghị VII BCH TW Đảng khoá IX nhằm giải quyết có hiệu quả các vấn đề nói trên. Quán triệt đường lối xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, trong thời gian qua, công tác giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của đồng bào dân tộc ở Đắk đạt được nhiều tiến bộ tích cực. Quan điểm của Đảng không chỉ bảo tồn, phát huy mà còn làm giàu thêm bản sắc văn hoá dân tộc ở Đắk Lắk. Trong mảng công tác này, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng sự đồng thuận giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân đã phát huy hiệu quả. Ví dụ, theo điều tra điền dã của Viện Văn hoá dân gian, đến nay công tác điền dã ở Đắc Lắc đã phát hiện được 45 sử thi Êđê . Mặc dù tình trạng chảy máu cồng chiêng còn diễn ra nhưng ở Đắc Lắc còn giữ được 3825 bộ với 25.488 cái. Đáng ghi nhận là hiện nay ở Tây Nguyên, nhiều cơ quan đơn vị doanh nghiệp kết nghĩa với từng buôn làng để chia sẻ những khó khăn với đồng bào dân tộc. Công tác xã hội hoá giáo dục có bước tiến bộ như bổ túc văn hoá, lập các Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, các Trung tâm Giáo dục thường xuyên, biên soạn sách giáo khoa song ngữ như Việt – Giarai, Việt – Bahnar, Việt – Êđê, phát thanh truyền hình dành một thời lượng nhất định phát bằng tiếng đồng bào dân tộc, lập các đội chiếu phim lưu động phục vụ bà con đồng bào vùng sâu, vùng xa được chú trọng. Tổ chức nhiều cuộc giao lưu liên hoan văn hoá, văn nghệ các dân tộc trên địa bàn khu vực, tổ chức các lễ hội có tính chất trang trọng, cộng đồng và mang nhiều âm hưởng Tây Nguyên hơn.

Đời sống tinh thần của dân tộc Êđê rất phong phú, đa dạng và có sự khác biệt giữa các dân tộc, sắc thái ở mỗi dân tộc được biểu hiện nhiều trong văn hoá tĩnh của từng dân tộc.

Trước hết phải kể đến ngôn ngữ là thành quả văn hoá lớn nhất của loài người và là biẻu hiện quan trọng nhất của đặc trưng một dân tộc, tộc người.Tiếng nói của người Ê Đê thuộc nhóm ngôn ngữ Mã Lai-Polynesia (ngữ hệ Nam Ðảo). Tiếng Êđê là một ngôn ngữ có quan hệ gần gũi với Tiếng Gia rai, Chăm, Malaysia, Indonêsia, Philippin. Tiếng Êđê ngày nay phát triển một âm tiết đơn lập; Đây là kết quả của sự ảnh hưởng của tiếng Mon-Khmer.

Trong khi chính thức gia nhập vào cộng đồng các dân tộc Việt Nam và công nhận tiếng Việt là tiếng nói chính thức của cả nước, thì mỗi dân tộc, tộc người dù lớn hay nhỏ đều mong muốn tiếng nói của dân tộc mình sẽ không bao giờ mất đi, mà cứ sống mãi với các tiếng nói khác. Đây là một ước nguyện sâu sắc, chính đáng của người Êđê, Nhà nước và các cơ quan có trách nhiệm phải có chủ trương, đàm phán tích cực, không để cho tiếng nói của đồng bào dân tộc Êđê cũng như tiếng nói của các dân tộc khác bị mai một mất dần theo thời gian và bên cạnh đó một yêu cầu có tính chất thời đại đảm bảo sự sống còn đối với tiếng nói của dân tộc đó là chữ viết, dù dân tộc đó lớn hay nhỏ, phát triển hay chưa phát triển. Chữ viết của một dân tộc là nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển văn hoá, sản xuất trong dân tộc đó. ( Luận Văn: Thực Trạng Giá Trị Bảo Tồn Văn Hóa Dân Tộc Ê Đê )

So với các dân tộc ít người khác tại Việt Nam, người Ê Đê là sắc dân có chữ viết theo bảng chữ cái La tinh khá sớm, người Ê Đê có chữ viết từ những năm cuối thế kỷ XIX. Những người đã nghiên cứu dựa vào mẫu tự Latinh để ghi âm chữ Êđê là các cha cố: Alexandre de Rhodes, Borri va Merini. Năm 1851-1857 có các cha Bouillevaux, Fontaine, Azema xây dựng giáo đường ở Tây Nguyên đã dùng mẫu tự Latinh để ghi chép, biên soạn tiếng Êđê để dịch Kinh thánh, phục vụ cho việc truyền giáo ở vùng này. Công lao lớn nhất trong việc biên soạn bộ chữ này là cha Alexandre de Rhodes. Sau này, các nhà trí thức người Êđê là Y Jút Hwing, Y Ut Niê Buô Rĩt và Yblũl Niê Blô đã hoàn thiện dần chữ Êđê.

Gần với tiếng nói và chữ viết là văn hoá – nghệ thuật, ngôn ngữ tiêu biểu cho văn hoá Êđê là những trường ca đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia, sánh cùng nhân loại như: Đam San, Đăm Bri, chuyện kể Khan… là nét đặc sắc của văn hoá Êđê (lối kể có vần điệu, có động tác, nét mặt, ánh mắt phù hợp với diễn biến câu chuyện). Truyện kế dân gian Êđê biểu hiện sức mạnh cộng đồng, tình yêu thiên nhiên, con người vô cùng mãnh liệt. Bên cạnh đó phải kể đến hàng trăm luật tục, đó là những quy tắc, chuẩn mực để giúp người dân bản địa tự giác những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống cộng đồng, để giữ vững “nền nếp” cộng đồng mà bất kể già làng ở cụm dân cư, ở buôn nào cũng nắm vững.

Đặc biệt, bộ phận lớn nhất trong nền văn hoá cổ truyền dân tộc Êđê là các hình thức và hoạt động văn hoá phi vật thể. Đây là bộ phận có vai trò rất quan trọng, vừa là chỗ dựa tinh thần, vừa là tác nhân làm cân bằng đời sống xã hội và con người. Nền văn hoá cổ truyền của dân tộc Êđê tại Đắk Lắk nhìn chung đa số tồn tại dưới dạng văn hoá dân gian. Đó là các bộ sử thi nổi tiếng của đồng bào như Đam San, Xinh Nhã, ĐămBri, Dăm Dí, Rơ Păm, Khinh Dú với các nghệ nhân hát kể các bộ sử thi đó như Khan (Êđê),   hoặc có nhiều thầy cúng (Pơtau), các luật tục giống như Hương ước của người Kinh dưới xuôi. Các lễ hội cứ nối tiếp nhau từ mùa xuân năm nay đến năm sau như đâm trâu (Groongk’po), cầu an cho lúa (Sômah kwai), bỏ mả (Pớatpothi), cúng đất làng, lễ mừng, tết cơm mới, múa trống, múa xoang, múa khiên, đánh cồng, đánh chiêng… cùng với những lễ hội đó, đời sống tâm linh của các tộc người ở đây cực kỳ phong phú mà các nhà nghiên cứu dân tộc học gọi là tính ngưỡng “vạn vật hữu linh” với các hình thức biểu hiện như Tô tem giáo, Bái vật giáo,…

Rõ ràng, nền văn hoá truyền thống của các dân tộc Đắk Lắk vô cùng quý giá và đa dạng. Đây chính là những nhân tố góp phần vào hành trang văn hoá dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế. Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tiêu biểu của dân tộc cũng như bảo tồn và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, thực tế hiện tại trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, văn hoá cổ truyền của dân tộc Êđê tại Đắk Lắk đang bị tấn công và có những nét văn hoá bị mai một đi từng ngày, hoặc được chú ý giữ gìn nhưng lại mang hơi hướng “hiện đại hoá”. Cồng chiêng là những nhạc cụ, vật dụng quý giá, là niềm tự hào âm vang núi rừng của các tộc người Tây Nguyên bị bán, thất thoát hoặc đem làm đồng nát! Các giá trị văn hoá truyền thống là đặc trưng sắc thái của nền văn hoá dân tộc. Nó không bất biến đứng yên mà trái lại luôn năng động tiến triển, đổi mới liên tục. Văn hoá truyền thống của đồng bào dân tọcc Êđê cũng vậy, trong quá trình phát triển cũng cần phải loại bỏ dần những tập tục lạc hậu lỗi thời, cũng như cần tiếp tục chọn lọc cái mới, giữ gìn cái truyền thống còn ý nghĩa và tác dụng tích cực để bổ sung và làm phong phú thêm. Trong nguyên lý phát triển của chủ nghĩa Mác, đó chính là nguyên tắc kế thừa cần được quán triệt. Tuy nhiên, có lúc có nơi, ở cấp cơ sở, mang danh hiệu “hiện đại hoá” mà thực chất là phương Tây hoá những gì thuộc về nghệ thuật truyền thống. Ví như hát những bài hát mang âm hưởng của núi rừng Tây Nguyên thì người hát phải gào, hú, hét giống người nguyên thuỷ, bốc lửa kiểu Tây Nguyên! Nhưng đâu phải thế! Người Tây Nguyên thông minh, chân thật nhưng tinh tế, hồn nhiên và hóm hỉnh. Họ đâu có “gào, hú, hét” lên quá đáng như những người thể hiện kia. Hoặc lấy một dẫn chứng nữa là việc muốn đưa hương ước của người Kinh thay thế Luật tục, đặt ra những thiết chế văn hoá ở trung tâm thì người dân làm gì có thời gian để tham gia hoạt động. Văn hoá dân gian truyền thống dần mai một. Người già nắm giữ vốn văn hoá này lần lượt ra đi, lớp trẻ không được truyền dạy nên không thiết tha gì với văn hoá của ông bà. ( Luận Văn: Thực Trạng Giá Trị Bảo Tồn Văn Hóa Dân Tộc Ê Đê )

Luật tục là một chuẩn mực hướng dẫn và điều hành sự tồn tại và phát triển xã hội của đồng bào dân tộc Êđê. Luật tục đã khẳng định và nâng cao các phong tục tập quán thành các luật lệ như trong xã hội có nhà nước. Đây là bước chuyển tiếp từ tập tục lên luật pháp, cấp độ thấp hơn so với các lệ làng, hương ước của nông thôn trước cách mạng tháng tám.

Luật tục được giữ gìn, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng cách ghi nhớ truyền khẩu. Người có trách nhiệm bảo tồn luật tục là Pô Lăn ( chủ đất) và Pô Pin Ea (chủ bến nước). Người đứng ra trực tiếp xét xử cá vụ vi phạm, trang kiện là Pô Phat Kđi.

Trong mỗi buôn thường có nhiều Pô Phat Kđi. Mỗi dòng họ đều có riêng Pô Phat Kđi cho mình, họ thường là Dăm Dei (ông cậu trong gia đình đó) Pô Phat Kđi là người am hiểu phong tục truyền thống, thông thuộc những câu Duê Kdi ( lời nói vần) của ông bà để lại, có phẩm chất tư cách tốt, đối đáp giỏi và đã chứng tỏ qua nhiều lần phân xử trong buôn. Khi trong gia đình, dòng họ có chuyện phải tranh kiện, người ta thường mời tới phân xử cầu mong giành được phần thuận lợi hơn.

Cho đến nay luật tục còn có giá trị trong đời sống các buôn làng. Tính bền vững, khép kín của xã hội Êđê đã làm cho luật tục vẫn còn hiệu quả pháp lý, tồn tại song song với pháp luật Nhà nước. Ở mỗi buôn hiện nay đều có tổ hoà giải. Đây là hình thức phát triển mới của tổ chức luật tục. Những vụ va chạm, xích mích ở cơ sở đều do tổ hoà giải này phân xử trước, dựa trên cách giải quyết truyền thống của luật tục xưa kia và cũng có gắn phần đến luật pháp Nhà nước hiện hành. Chỉ khi nào tổ hoà giải cơ sở không xử lý được thì mới chuyển sự việc lên toà án huyện, tỉnh. Nhưng trường hợp này ít khi xảy ra. Điều đó chứng tỏ sức sống bền vững của luật tục trong đời sống hiện nay.

Giá trị tích cực của luật tục là đã giữ gìn những phong tục tập quán của đồng bào, bảo tồn được bản sắc văn hoá của dân tộc. Luật tục đã khảng định và pháp chế hoá các nội dung cơ bản của nếp sống cổ truyền. Vai trò quan trọng nhất là đã cũng cố, gắn bó các thành viên trong công xã, xây dựng cuộc sống chung hài hoà, chặt chẽ, đùm bọc giúp đỡ nhau. Giá trị giáo dục của luật tục đã tạo cho con người những đức tính quý báu như dân chủ, cộng đồng, chân thục, siêng năng, cần cù, chung thuỷ, hữu ái, rộng lượng. Những yếu tố đó rất cần thiết cho công cuộc xây dựng nếp sống và con người mới trong giai đoạn hiện nay.

Nhưng mặt khác luật tục cũng có tác dụng tiêu cự rất lớn.

Vì luật tục Êđê truyền thống đặt nền tảng trên một xã hội còn nhiều lạc hậu nên nó làm chậm quá trình giải thể những tàn dư của xã hội tiền giai cấp. Những lề luật lạc hậu đã làm vật cản cho sự giải phóng sức sản xuất, giải phóng con   người khỏi những mối quan hệ cũ xưa không còn phù hợp với cuộc sống mới hiện nay. Đồng thời việc duy trì luật tục đã hình thành nên tâm lý cục bộ, địa phương, gây tác động như “phép vua thua lệ làng” trong làng người Việt xưa. Điều đó làm giảm tác dụng của luật pháp Nhà nước.

Mời bạn tham khảo thêm:

Luận văn: Giá trị văn hóa ngày lễ của Dân tộc Ê Đê ở Đắk Lắk

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993