Luận văn: Thực trạng Nhà nước quản lý công trình xây dựng

Rate this post

Đối với một đất nước đang trên đà phát triển như nước ta, công trình xây dựng là một phần quan trọng không thê thiếu, có lẽ vì vậy mà tác giả lựa chọn Luận văn: Thực trạng Nhà nước quản lý công trình xây dựng, làm bài luận văn thạc sĩ của mình. Công trình xây dựng là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt phục vụ cho sản xuất và các yêu cầu của đời sống con người. Hàng năm vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, của doanh nghiệp và của người dân dành cho xây dựng rất lớn. Chất lượng công trình là yếu tố quyết định đảm bảo công năng, an toàn công trình khi đưa vào sử dụng và hiệu quả đầu tư của dự ánn. Chi tiết tại Đề tài: Quản Lý Nhà Nước Về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình dưới đây.

Nội dung chính

2.1. Tổng quan về huyện Lệ Thủy

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Lệ Thuỷ là huyện vùng chiêm trũng của tỉnh Quảng Bình. Nằm vào khoảng 16055’ đến 17022’ vĩ độ bắc và kinh độ 106025 và 106059’. Phía Bắc giáp huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình; phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị; phía Tây giáp biên giới Việt – Lào, có đường biên giới dài 42,8 km, phía Đông giáp biển Đông có đường bờ biển dài hơn 30 km. Diện tích tự nhiên của huyện là 141.413 ha, với 26 xã, 2 thị trấn.

Về địa hình, huyện Lệ Thủy nằm ở sườn Đông của dãy Trường Sơn, có địa hình phía Tây là núi cao và thấp dần từ Tây sang Đông; huyện Lệ Thủy có địa hình đa dạng được chia thành vùng núi cao, vùng đồi trung du, vùng đồng bằng chiêm trũng và vùng cát ven biển.

Khí hậu huyện Lệ Thủy mang đặc trưng của chế độ khí hậu Nhiệt đới gió mùa, lắm nắng nhiều mưa; một năm được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu vào giữa tháng 9 và kết thúc vào tháng 2 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 24,60C. Nhiều năm về mùa mưa thường có lũ lụt trên diện rộng và bão lốc; mùa khô nắng gắt có gió Tây Nam khô nóng với lượng nước bốc hơi lớn, độ ẩm không khí thấp, gây hạn hán nghiêm trọng. Đây là những yếu tố gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp và thủy sản, làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện.

Hệ thống sông ngòi, hồ đập, đầm phá huyện Lệ Thủy khá phong phú, phân bố khá đều trong huyện với có tổng diện tích 1.496 ha, chiếm khoảng 1,06 % diện tích tự nhiên. Sông suối ở Lệ Thuỷ có đặc điểm là chiều dài ngắn, dốc nên tốc độ dòng chảy lớn và có sự phân bố dòng chảy theo mùa rõ rệt. ( Luận văn: Thực trạng Nhà nước quản lý công trình xây dựng )

Tài nguyên đất: Toàn huyện có 8 nhóm đất với 33 đơn vị đất, trong đó nhiều nhóm thuận lợi cho đến sản xuất nông nghiệp như: Nhóm đất phù sa chiếm 4,28% diện tích tự nhiên, nhóm đất xám chiếm 71,72% diện tích tự nhiên; nhóm đất đỏ chiếm 0,16% diện tích tự nhiên; nhóm đất cát chiếm 11,46% diện tích tự nhiên.

Tài nguyên nước: Nhờ có hệ thống sông ngòi, ao hồ, đầm phá nên huyện Lệ Thủy có lượng nước mặt và nước ngầm khá phong phú, đảm bảo tưới tiêu cho hơn 13.000 ha vùng đồng bằng của huyện. Toàn huyện có 28 hồ đập chứa nước nhân tạo với dung tích trên 235 triệu m3 nước, đầm phá tự nhiên diện tích gần 7,8 km2. Ngoài ra còn có nguồn nước từ cát chảy ra vùng Quốc lộ 1A có thể phục vụ tưới từ 550 ha-600 ha.

Tài nguyên biển và đầm phá: Huyện Lệ Thuỷ có đường bờ biển với chiều dài hơn 30 km; vùng biển rộng có trữ lượng hải sản tương đối lớn và phong phú về loài (hầu hết các loại có ở Việt Nam) có giá trị kinh tế. Diện tích đầm phá khoảng 1.300 ha, trong đó có Bàu Dum, Bàu Sen xã Sen Thuỷ, phá Hạc Hải. Tại các đầm phá còn có nhiều loài tôm cá có trữ lượng lớn và điều kiện phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản.

Tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất có rừng toàn huyện năm 2016 là 104.611,91 ha, Rừng tự nhiên có nhiều loại gỗ quý như: lim, táu, sến, gụ, huỳnh, trầm hương,… Đặc sản dưới tán rừng khá đa dạng, phong phú và có giá trị kinh tế cao như: song mây, lá nón… và các loại dược liệu quý, chim thú ở trong rừng khá phong phú như công, trĩ, gà lôi, nai, sơn dương, khỉ, vượn, báo, sóc….

Tài nguyên khoáng sản: Theo các tài liệu điều tra hiện có, trên địa bàn huyện Lệ Thủy tập trung một số loại khoáng sản có thể khai thác phục vụ phát triển kinh tế như vàng, bạc, sắt, titan, chì, kẽm (được phân bố chủ yếu ở phía Nam huyện); đá Ngọc Bích, đá vôi ở phía Tây huyện. Đặc biệt, huyện Lệ Thủy có suối nước khoáng nóng Bang có nhiệt độ tại điểm phun sôi 1050 C, được khai thác để sản xuất nước khoáng và điểm du lịch nghĩ dưỡng và có khả năng xây dựng nhà máy địa nhiệt điện.

Nhìn chung, các điều kiện về tự nhiên cho phép huyện Lệ Thủy phát triển nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng, quy mô lớn, đặc biệt với tài nguyên khá phong phú có điều kiện để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng…

2.1.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội ( Luận văn: Thực trạng Nhà nước quản lý công trình xây dựng )

Tình hình kinh tế – xã hội của huyện Lệ Thủy được thể hiện ở tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân năm 2016 đạt 8,67%; ngành nông – lâm nghiệp – thuỷ sản tăng 5,16%, ngành công nghiệp – xây dựng tăng 5,64% và các ngành dịch vụ tăng 15,02%. Cơ cấu kinh tế đến năm 2017 cụ thể như sau: ngành Nông-lâm nghiệp-thủy sản chiếm 36%; ngành Công nghiệp-xây dựng chiếm 27%; các ngành Dịch vụ đạt 37% [1].

Mạng lưới dịch vụ, thương nghiệp: Các loại hình thương mại, dịch vụ phát triển khá nhanh. Mạng lưới kinh doanh thương mại phát triển rộng khắp, hàng hóa phong phú, đa dạng.

Đã đầu tư xây dựng chợ Tréo thành trung tâm kinh doanh, thương mại của huyện và Sửa chữa, nâng cấp một số chợ nông thôn, các điểm kinh doanh hàng hóa tập trung. Toàn huyện có 29 chợ và trên 5.500 tổ chức, cá thể hoạt động kinh doanh, thương mại, dịch vụ. Tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng bình quân hàng năm là 14,3%. Giá trị ngành dịch vụ bình quân hàng năm tăng 14,9% [1].

Năm 2017, Lệ Thuỷ có dân số là 141.380 người, mật độ dân số bình quân 100,12 người/km2. Dân số trong độ tuổi lao động 83.347 người, chiếm 58,95% dân số toàn huyện. Xu hướng phân công lao động đã có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ, từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp, song sự chuyển dịch đang còn chậm. Vấn đề này đặt ra cho nông thôn Lệ Thuỷ là cần phải phát triển ngành dịch vụ, tạo công ăn việc làm cho người lao động, trong đó phát triển thương mại, nghành nghề nông thôn là một biện pháp hữu hiệu.

Toàn huyện có 96 cơ sở giáo dục gồm: 30 trường Mầm non , 33 trường tiểu học (trong đó có 01 trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật), 24 trường THCS (trong đó có 01 trường PTDT nội trú), 05 trường TH&THCS (trong đó có 03 trường PTDT bán trú), 04 trường THPT, Thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục, dạy nghề, đề án phát triển sau đại học và “phát triển giáo dục miền núi rẻo cao” [1].

Hệ thống trường lớp các cấp được phân bố khá hợp lý ở các vùng trên địa bàn huyện, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập, đào tạo và rèn luyện của con em trong huyện, nhất là bậc học mầm non, tiểu học, THCS và THPT; Trung tâm GDDN, Trường trung học phổ thông kĩ thuật đã góp phần việc nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn.

Hệ thống y tế có 37 cơ sở y tế, trong đó gồm bệnh viện trung tâm, trung tâm y tế dự phòng và 28 cơ sở y tế xã và phòng khám tư nhân phân bố khá hợp lý trên địa bàn. Tổng số xã, thị trấn có trạm y tế là 28/28 đạt 100% số xã có trạm y tế. Tổng số giường bệnh là 193 giường, đạt 13,56 giường bệnh/10.000 dân; tổng số bác sỷ có 83 người, bình quân có 5,5 bác sỹ trên 10.000 dân. ( Luận văn: Thực trạng Nhà nước quản lý công trình xây dựng )

Toàn huyện có 85% làng văn hoá, 95% đơn vị văn hoá. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn đã được chú trọng. Chất lượng các hoạt động văn học – nghệ thuật, thông tin, báo chí, truyền thanh ngày càng được nâng cao. Giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, bản sắc dân tộc, nếp văn hóa nơi công cộng được kế thừa và phát triển đúng hướng.

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

2.2.1. Thực trạng chất lượng các dự án, công trình xây dựng trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Như đã trình bày ở phần trên, những năm gần đây vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân dành cho xây dựng các CTXD ở huyện Lệ Thủy là rất lớn:

Theo báo cáo của cơ quan chức năng, trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2017 có 1.014 CTXD được thẩm định (chỉ tính các công trình do phòng Kinh tế và Hạ tầng thẩm định) với tổng dự toán trên 712 tỷ đồng. Chính vì vậy chất lượng CTXD luôn là vấn đề được các cấp, ngành và người dân hết sức quan tâm.

  1. Số lượng các CTXD trên địa bàn huyện Lệ Thủy (trừ nhà ở riêng lẻ).
  2. Quản lý chất lượng CTXD thông qua công tác thẩm tra, thẩm định và kiểm tra chất lượng công trình

2.2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn huyện Lệ Thủy ( Luận văn: Thực trạng Nhà nước quản lý công trình xây dựng )

  • Ủy ban nhân dân huyện

Vị trí, chức năng UBND huyện về công tác quản lý nhà nước về chất lượng CTXD

Căn cứ Điều 6 Quyết định số 36/2015/QĐ-UBND ngày 28/10/2015 của UBND tỉnh Quảng Bình về phân công, phân cấp trách nhiệm QLNN về chất lượng CTXD trên địa bàn tỉnh Quảng Bình quy định [35]:

  • UBND dân cấp huyện chịu trách nhiệm QLNN về chất lượng công trình xây dựng trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý đối với các công trình sau: Công trình do UBND cấp huyện, UBND cấp xã quyết định đầu tư và công trình do UBND cấp huyện, UBND cấp xã cấp phép xây dựng .
  • Nội dung QLNN của UBND cấp huyện: Thực hiện các nội dung sau (theo Khoản 3 Điều 55 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP):

+ Hướng dẫn UBND cấp xã, các tổ chức và cá nhân tham gia HĐXD trên địa bàn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng CTXD;

+ Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng CTXD đối với các CTXD được ủy quyền quyết định đầu tư và cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn;

+ Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở quản lý CTXD chuyên ngành kiểm tra việc thực hiện bảo trì CTXD và đánh giá sự an toàn chịu lực và vận hành công trình trong quá trình khai thác;

+ Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở quản lý CTXD chuyên ngành kiểm tra CTXD trên địa bàn khi được yêu cầu;

+ Báo cáo sự cố và giải quyết sự cố theo quy định của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP;

+ Tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh và Sở Xây dựng định kỳ hàng năm, đột xuất việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng CTXD và tình hình chất lượng CTXD trên địa bàn.

Đồng thời, theo Điều 1, Điều 3, khoản 4, 5 Điều 4 Quyết định số 41/2017/QĐ-UBND ngày 05/10/2017 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phân cấp thẩm định dự án, thiết kế, dự toán và ủy quyền kiểm tra công tác nghiệm thu các CTXD trên địa bàn quy định [36]:

  • Trách nhiệm của UBND cấp huyện:

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND tỉnh trong việc thực hiện các nội dung được phân cấp và ủy quyền;

+ Giao Phòng Kinh tế và Hạ tầng (đối với huyện), Phòng Quản lý đô thị (đối với thị xã, thành phố) chủ trì thẩm định dự án CTXD sử dụng vốn ngân sách nhà nước; chủ trì thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, dự toán CTXD sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách và thẩm định thiết kế bản vẽ thi công các công trình sử dụng vốn khác; thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu CTXD được phân cấp, ủy quyền theo Điều 1, Điều 3 Quyết định này;

+ Chủ động, kiểm tra, giám sát công tác thẩm định dự án, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình xây dựng, thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu CTXD trên địa bàn được phân cấp, ủy quyền; ( Luận văn: Thực trạng Nhà nước quản lý công trình xây dựng )

+ Xử lý, giải quyết kịp thời các vướng mắc về quy trình, thủ tục và phối hợp thực hiện công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình, kiểm tra nghiệm thu CTXD được phân cấp, ủy quyền;

  • Phòng Kinh tế và Hạ tầng
  • Vị trí

Phòng Kinh tế và Hạ tầng là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện. Đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Xây dựng, Sở Xây dựng Vận tải. Được thành lập theo Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ.

*Chức năng

Chức năng QLNN về chất lượng CTXD của phòng Kinh tế và Hạ tầng quy định như sau [36]:

  • Chủ trì thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước; thiết kế bản vẽ thi công (trừ phần thiết kế công nghệ), dự toán xây dựng công trình của Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách do Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư có tổng mức đầu tư dưới 10 (mười) tỷ đồng.
  • Chủ trì thẩm định thiết kế bản vẽ thi công (trừ phần thiết kế công nghệ) công trình công cộng cấp III, công trình có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn cộng đồng sử dụng vốn khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp phép xây dựng theo phân cấp;
  • Chịu trách nhiệm trước UBND cấp huyện và trước pháp luật về việc thực hiện quy trình, trình tự, thủ tục, tiến độ và chất lượng đối với công tác thẩm định dự án, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình xây dựng và công tác kiểm tra nghiệm thu công trình xây dựng thuộc phạm vi được phân cấp, ủy quyền theo quy định hiện hành;
  • Tham mưu, đề xuất với UBND cấp huyện đảm bảo các nguồn lực và điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ được phân công, sắp xếp, bố trí cán bộ có đủ năng lực phù hợp nhiệm vụ chuyên môn để thực hiện công tác thẩm định, thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng được phân cấp, ủy quyền;
  • Gửi kết quả thẩm định dự án, thiết kế, dự toán các công trình được phân cấp thẩm định về các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành để theo dõi, tổng hợp trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định.

2.2.3. Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng tại huyện Lệ Thủy giai đoạn từ năm 2014 đến 2017 ( Luận văn: Thực trạng Nhà nước quản lý công trình xây dựng )

2.2.4.1. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức và cá nhân tham gia HĐXD trên địa bàn huyện thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng CTXD

  • Trong những năm qua, UBND tỉnh Quảng Bình rất coi trọng công tác hướng dẫn pháp luật nói chung, pháp luật về đầu tư xây dựng nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc phát triển kinh tế – xã hội. Chỉ tính trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2017, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã tổ chức soạn thảo và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng như:
  • Quyết định số 16/2014/QĐ-UBND ngày 18/8/2014 của UBND tỉnh Quảng Bình ban hành Quy định phân công, phân cấp trách nhiệm QLNN về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;
  • Quyết định số 36/2015/QĐ-UBND ngày 28/10/2015 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc ban hành Quy định phân công, phân cấp trách nhiệm QLNN về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;
  • Quyết định số 36/2016/QĐ-UBND ngày 02/11/2016 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phân công, phân cấp về lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý quy hoạch xây dựng và cấp phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;
  • Quyết định số 41/2017/QĐ-UBND ngày 05/10/2017 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phân cấp thẩm định dự án, thiết kế, dự toán và ủy quyền kiểm tra công tác nghiệm thu các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh đã đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về chất lượng công trình xây dựng. Các văn bản được ban hành đúng thẩm quyền, nhiều văn bản được ban hành kịp thời, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội tại Quảng Bình, đáp ứng được yêu cầu quản lý và nhu cầu đầu tư xây dựng trên địa bàn.

Căn cứ vào các văn bản Quy phạm pháp luật của Chính phủ, Bộ Xây dựng, UBND tỉnh Quảng Bình, phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện đã tham mưu UBND huyện Lệ Thủy ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện cho các chủ đầu tư, ban quản lý các dự án huyện, các đơn vị tư vấn, thi công trên địa bàn. Chỉ tính trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2017, Uỷ ban nhân dân huyện Lệ Thủy đã tổ chức soạn thảo và ban hành nhiều văn bản hướng dẫn quản lý chất lượng công trình xây dựng như:

  • Công văn 1156/UBND-KT&HT ngày 28/8/2014 về phân công trách nhiệm QLNN về chất lượng công trình trên địa bàn huyện;
  • Công văn 376/UBND-KT&HT-TCKH ngày 27/3/2015 về hướng dẫn thực hiện dự án đầu tư theo Luật Xây dựng 2014;
  • Công văn 1152/UBND-KT&HT ngày 10/8/2015 về việc thực hiện quản lý dự án theo quy định của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý DAĐT xây dựng;
  • Công văn 1697/UBND-TCKH ngày 19/8/2016 về nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng;
  • Công văn 261/UBND-KT&HT ngày 14/02/2017 về tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng;
  • Công văn 2833/UBND-KT&HT ngày 19/12/2017 về việc tăng cường công tác quản lý dự án và chất lượng công trình xây dựng,…

Qua các văn bản hướng dẫn đã giúp cho UBND các xã, thị trấn, Ban quản lý các dự án, các chủ đầu tư và các đơn vị liên quan nắm bắt được các quy định của pháp luật về xây dựng trong quá trình triển khai thực hiện. Đồng thời, đã tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực xây dựng kịp thời chấn chỉnh những sai phạm, góp phần nâng cao chất lượng CTXD và hiệu quả đầu tư.

Có thể bạn quan tâm:

Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

2.2.4.2. Tổ chức kiểm tra định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất của quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng được ủy quyền quyết định đầu tư ( Luận văn: Thực trạng Nhà nước quản lý công trình xây dựng )

  • Kế hoạch kiểm tra chất lượng công trình xây dựng của các cơ quan quản lý nhà nước

Hàng năm, phòng Kinh tế và Hạ tầng, phòng Thanh tra huyện tổ chức kiểm tra định kỳ theo kế hoạch cũng như tiến hành kiểm tra đột xuất HĐXD của các chủ thể tham gia xây dựng CTXD và kiểm tra chất lượng các CTXD khi cần thiết. Tổ chức kiểm tra định kỳ bao gồm tổ chức kiểm tra các công trình đang thi công, các hạng mục thi công của các công trình đang xây dựng thuộc thẩm quyền phụ trách của đơn vị.

Cơ quan QLNN về chất lượng CTXD trên địa bàn huyện mà nòng cốt là phòng Kinh tế và Hạ tầng tiến hành lập kế hoạch và thực hiện thanh kiểm tra chất lượng thường xuyên và đột xuất nhằm phát hiện, cảnh báo, ngăn chặn các vi phạm về chất lượng công trình với nội dung theo bảng sau:

  • Các quy trình thanh tra, kiểm tra chất lượng công trình xây dựng
  • Kiểm tra việc thiết lập hệ thống quản lý

Mục đích chính của công tác quản lý chất lượng ở bước này là nhằm thiết lập một hệ thống quản lý dự án hoặc quản lý chất lượng phù hợp. Việc thiết lập một hệ thống quản lý dự án hoặc quản lý chất lượng tốt là vấn đề thiết yếu để kiểm soát chất lượng hiệu quả trong suốt quá trình thi công. Việc kiểm tra kỹ thuật chủ yếu được thực hiện trên giấy tờ hồ sơ, chẳng hạn như thực hiện hoặc việc xác nhận mặt bằng thi công (bàn giao mặt bằng…). Việc sắp xếp tốt các hồ sơ này thường thể hiện chủ đầu tư và Ban quản lý dự án, tư vấn quản lý dự án có ý thức cao. Đồng thời, việc kiểm tra và đưa các chỉ dẫn khi cần thiết về vấn đề sắp xếp hồ sơ và kiểm tra việc khắc phục hạn chế của các bước trước đó.

  • Công tác kiểm tra chất lượng trong quá trình thi công

Mục đích của công tác kiểm tra kỹ thuật trong quá trình thi công là nhằm để đảm bảo rằng dự án có thực hiện công tác quản lý dự án và quản lý kỹ thuật phù hợp. Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan quy định về việc thiết lập hệ thống quản lý chất lượng và chi tiết về kiểm tra nghiệm thu, nhưng không quy định chi tiết về kiểm tra trong quá trình thi công. Bất kỳ khiếm khuyết nào cũng cần được phát hiện càng sớm càng tốt để có những biện pháp khắc phục. Nói chung, việc sửa các khiếm khuyết sẽ dễ dàng hơn nếu phát hiện ra ngay khi vừa thi công xong bộ phận đó. ( Luận văn: Thực trạng Nhà nước quản lý công trình xây dựng )

  • Tổng hợp, đánh giá chất lượng công trình qua công tác thanh kiểm tra

Trong quá trình hoạt động thanh tra, kiểm tra đã phát hiện nhiều sai phạm về quản lý chất lượng CTXD trên địa bàn huyện. Việc sai phạm xảy ra hầu hết trong các khâu từ khảo sát xây dựng đến hoàn thành công trình đưa vào sử dụng. Thông qua việc việc thanh kiểm tra chất lượng theo kế hoạch và đột xuất đã chỉ ra nhiều khiếm khuyết phải khắc phục dẫn đến việc tăng kinh phí đầu tư, kéo dài tiến độ xây dựng giảm hiệu quả đầu tư. Các vi phạm về chất lượng công trình đều được xử lý theo phân cấp tùy theo mức độ ảnh hưởng của sai phạm mà có các hình thức xử lý và khắc phục khác nhau. Thống kê tình hình vi phạm chất lượng CTXD trong các năm vừa qua như sau:

  • Một số sai phạm thường gặp đối với chất lượng CTXD ở khâu thi công xây dựng

Về mặt trực quan thì công trình không đảm bảo chất lượng thường hay được nói đến ở khâu này. Qua tổng hợp được từ công tác thanh tra, kiểm tra qua các năm từ 2014-2017 có nhiều công trình vi phạm, chủ yếu vi phạm ở các lỗi như sau:

  • Không tuân thủ hồ sơ thiết kế được duyệt, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng; Giảm kích thước cấu tạo (chiều dày lớp bê tông; kích thước móng, cấu kiện, bê tông,…); Bỏ bớt chi tiết của công trình; Sai lệch về tim, cốt; Sai lệch về hình học; không đảm bảo quy trình kỹ thuật xãy ra hầu hết ở khâu hoàn thiện như thi công lắp đặt thiết bị,…
  • Công nhân xây dựng đa số là không được đào tạo cơ bản qua các lớp chứng chỉ nghề mà chủ yếu là tự học, qua kinh nghiệm thực tế làm rồi biết. Mặt khác, thợ chủ yếu là thợ vụ mùa nên lực lượng không ổn định, không đảm bảo tiến độ, chất lượng.

Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra của Chính quyền đã phát hiện nhiều cấu kiện, bộ phận hạng mục công trình không đảm bảo an toàn, kém chất lượng phải phá bỏ làm lại hoặc xử lý bằng các biện pháp gia cố tốn kém. Nhiều công trình tiềm ẩn sự kém chất lượng chưa được kiểm tra, nhanh chóng xuống cấp.

2.2.4.3. Thẩm định thiết kế xây dựng công trình theo phân cấp ( Luận văn: Thực trạng Nhà nước quản lý công trình xây dựng )

  • Quy trình về thẩm định thiết kế xây dựng

Thẩm định thiết kế là một công đoạn quan trọng trong tiến trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đã được nhà nước quy định rất cụ thể trong các Thông tư, Nghị định, Luật liên quan đến quy trình quản lý chất lượng CTXD tại Việt Nam. Theo quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng thì nội dung thẩm định thiết kế của cơ quan nhà nước đối với công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước cần thẩm định nội dung “sự hợp lý của hồ sơ thiết kế bảo đảm tiết kiệm chi phí và hiệu quả đầu tư”.

Do đó, với các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách thì cơ quan nhà nước thẩm định dự toán CTXD như tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP. Cơ quan chủ trì thẩm định có trách nhiệm tổ chức thẩm định các nội dung của thiết kế, dự toán công trình.

Theo Quyết định số 41/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Bình phân cấp cho Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân các huyện (phòng Kinh tế và Hạ tầng), thị xã, thành phố (sau đây gọi tắt là UBND cấp huyện) thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật, thiết kế, dự toán các công trình thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành như sau [36]:

Chủ trì thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước; thiết kế bản vẽ thi công (trừ phần thiết kế công nghệ), dự toán xây dựng công trình của Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách do Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư có tổng mức đầu tư dưới 10 (mười) tỷ đồng, riêng thành phố Đồng Hới dưới 15 (mười lăm) tỷ đồng.

Chủ trì thẩm định thiết kế bản vẽ thi công (trừ phần thiết kế công nghệ) công trình công cộng cấp III, công trình có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn cộng đồng sử dụng vốn khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp phép xây dựng theo phân cấp.

  • Tổng hợp, đánh giá thông qua công tác thẩm định thiết kế xây dựng ( Luận văn: Thực trạng Nhà nước quản lý công trình xây dựng )

Các hồ sơ thiết kế công trình nêu ở Bảng 2.5 dưới đây là những hồ sơ thiết kế đã được phát hiện trong quá trình thẩm định theo phân cấp quản lý dự án công trình xây dựng trên địa bàn huyện Lệ Thủy, do đó đã được xử lý, khắc phục. Tổng hợp kết quả thẩm định của phòng Tài chính – Kế hoạch, phòng Kinh tế và Hạ tầng trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2017 số hồ sơ thiết kế không đảm bảo chất lượng chiếm tỷ lệ trên 25%.

Dự toán thiết kế thiếu chính xác: Thiếu hoặc thừa khối lượng; sai đơn giá; giá vật tư, vật liệu; áp dụng không đúng chế độ chính sách; dùng vật liệu không phù hợp thiết kế do dự kiến suất đầu tư không chính xác, hoặc do chế độ chính sách thay đổi, do trượt giá vật liệu, nhân công,….

Tổng hợp số liệu các năm 2014 đến 2017 giá trị dự toán thẩm định, thẩm tra như sau:

Dự toán do phòng Tài chính – Kế hoạch, phòng Kinh tế và Hạ tầng thẩm định, qua công tác thẩm định thì dự toán thẩm định so với chủ đầu tư trình giảm bình quân trên 2%, cụ thể ở bảng sau:

Dự toán thiết kế CTXD là một bộ phận không thể thiếu trong thành phần hồ sơ thiết kế. Dự toán quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải bảo đảm mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án đã được phê duyệt, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật xây dựng 2014 và nguồn vốn sử dụng. Chi phí đầu tư xây dựng CTXD phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thị trường tại thời điểm xác định chi phí và khu vực xây dựng công trình. Chủ đầu tư vẫn chưa thực sự coi trọng đến công tác này, vì vậy cần có chế tài đủ mạnh từ cơ quan QLNN cho công tác này để quản lý vốn nhà nước một cách hiệu quả.

  • Kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh

Để giải quyết việc kiểm tra công trình trước khi nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng một cách có hiệu quả, hướng tới sự chuẩn mực phù hợp với quy định của pháp luật, tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 41/2017/QĐ-UBND ngày 05/10/2017, theo đó ủy quyền cho UBND cấp huyện kiểm tra công tác nghiệm thu đối với các công trình thuộc dự án có tổng mức đầu tư đến 05 (năm) tỷ đồng sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách, các công trình sử dụng vốn khác thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện theo phân cấp. Thông qua công tác kiểm tra đưa công trình vào sử dụng năm 2014 đến 2017 theo quy định nêu trên, kết quả cho thấy bộc lộ một số vấn đề về chất lượng CTXD giai đoạn nghiệm thu đưa vào sử dụng cần được khắc phục trước khi đưa công trình vào sử dụng.

  • Quy trình, tổ chức công tác kiểm tra công trình trước khi nghiệm thu đưa vào sử dụng ( Luận văn: Thực trạng Nhà nước quản lý công trình xây dựng )

Mục đích của việc kiểm tra trước khi nghiệm thu là để kiểm tra chi tiết chất lượng của công trình hoàn thành hoặc gần hoàn thành. Việc thiết lập kế hoạch kiểm tra, thực hiện kiểm tra nhằm góp phần quản lý một cách có hệ thống, hiệu quả đầu tư CTXD. Mặt khác tạo cho người quyết định đầu tư nắm rõ về hệ thống quản lý chất lượng giai đoạn thực hiện đầu tư.

Về trình tự kiểm tra theo quy định tại Khoản 4 Điều 32 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP; Điều 13 của Thông tư số 26/2016/TT-BXD, theo đó, kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng quy định như sau [14]:

  • Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày khởi công công trình, chủ đầu tư phải báo cáo thông tin công trình bằng văn bản đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định;
  • Cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện kiểm tra từ khi khởi công đến khi hoàn thành công trình không quá 03 lần đối với công trình cấp đặc biệt và công trình cấp I, không quá 02 lần đối với các công trình còn lại, trừ trường hợp công trình có sự cố về chất lượng trong quá trình thi công xây dựng hoặc trong trường hợp chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu theo quy định tại Khoản 3 Điều 31 Nghị định 46/2015/NĐ-CP. Căn cứ vào loại và cấp của từng công trình, cơ quan chuyên môn về xây dựng quyết định thời điểm tổ chức kiểm tra khi công trình kết thúc các giai đoạn thi công quan trọng.

Ví dụ: đối với công trình xây dựng dân dụng, các giai đoạn thi công quan trọng gồm móng và phần ngầm – kết cấu phần thân – cơ điện (thiết bị) và hoàn thiện; đối với công trình cầu, các giai đoạn gồm móng, mố trụ – dầm cầu – hoàn thiện; đối với công trình đường, các giai đoạn gồm nền đường (các lớp nền) – móng đường – áo đường; …

  • Kết thúc đợt kiểm tra, cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả kiểm tra bằng văn bản gửi chủ đầu tư.

Kiểm tra công tác nghiệm thu khi hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng được quy định như sau:

  • Chủ đầu tư gửi văn bản đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định;
  • Cơ quan chuyên môn về xây dựng tổ chức kiểm tra theo các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 32 Nghị định 46/2015/NĐ-CP và thông báo kết quả kiểm tra bằng văn bản gửi chủ đầu tư;
  • Sau khi nhận được thông báo của cơ quan chuyên môn về xây dựng, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, rà soát và tổ chức khắc phục các tồn tại (nếu có), tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định; gửi biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng và báo cáo về việc khắc phục các tồn tại (nếu có) đến cơ quan chuyên môn về xây dựng;
  • Căn cứ vào biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng và báo cáo về việc khắc phục các tồn tại (nếu có) của chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư.

Tổng hợp, đánh giá thông qua công tác kiểm tra trước khi nghiệm thu đưa vào sử dụng

Qua công tác kiểm tra nghiệm thu và phối hợp kiểm tra nghiệm thu với các Sở chuyên ngành có tác động tích cực đến ý thức và trách nhiệm của các chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia HĐXD trong việc thực hiện trình tự thủ tục đầu tư xây dựng và quản lý chất lượng công trình. Công trình trước khi đưa vào sử dụng phải được Sở chuyên ngành, phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện kiểm tra công tác nghiệm thu, bước đầu đạt kết quả khả quan, đảm bảo chất lượng, kỹ mỹ thuật, đảm bảo hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều CTXD chất lượng thấp, cá biệt có công trình vừa xây dựng xong đã xuống cấp, làm lãng phí tiền của, không phát huy được hiệu quả vốn đầu tư.

Chất lượng CTXD mang tính đặc thù, hình thành trong cả quá trình chuẩn bị và đầu tư xây dựng. Qua tổng hợp thống kê các CTXD nêu trên của cơ quan QLNN về chất lượng công trình trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2017 thấy rằng, vấn đề về chất lượng công trình còn nhiều hạn chế phải khắc phục.

2.3. Đánh giá của cán bộ, công chức, đơn vị thi công và mức độ hài lòng của người dân về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn huyện Lệ Thủy ( Luận văn: Thực trạng Nhà nước quản lý công trình xây dựng )

Để có cơ sở điều tra, thu thập số liệu khách quan, khoa học đảm bảo tin cậy, tác giả đã xây dựng phiếu điều tra về đánh giá theo thang điểm được cho từ 1 dến 5, trong đó:

  • Tương ứng với mức 1: Hoàn toàn không đồng ý;
  • Tương ứng với mức 2: Không đồng ý;
  • Tương ứng với mức 3: Bình thường;
  • Tương ứng với mức 4: Đồng ý;
  • Tương ứng với mức 5: Hoàn toàn đồng ý.

Sau khi điều tra, tổng hợp số liệu theo mức độ đánh giá trung bình của các nội dung khảo sát để có phân tích, đánh giá từng nội dung cụ thể. Đối tượng điều tra gồm 03 thành phần: Cán bộ, công chức; đơn vị thi công và người dân trên địa bàn huyện Lệ Thủy với tổng số phiếu điều tra là 120 phiếu tập trung vào các nội dung chủ yếu về công tác QLNN về chất lượng CTXD và mức độ hài lòng của người dân về chất lượng CTXD trên địa bàn.

Kết quả điều tra khảo sát như sau:

2.3.1. Đánh giá của cán bộ, công chức và đơn vị thi công về chất lượng công trình xây dựng ( Luận văn: Thực trạng Nhà nước quản lý công trình xây dựng )

Từ kết quả điều tra thể hiện ở Bảng 2.8 cho thấy các nội dung QLNN về chất lượng CTXD đánh giá trên mức bình thường và dưới mức độ đồng ý, điều đó chứng tỏ rằng công tác QLNN về chất lượng CTXD ở mức khá. Công tác hướng dẫn của UBND cấp huyện về các văn bản QPPL đã được UBND huyện quan tâm chỉ đạo; công tác kiểm tra chất lượng CTXD, thẩm định thiết kế xây dựng, kiểm tra công tác nghiệm thu của phòng ban chuyên môn cơ bản thực hiện đúng theo các quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, trong các nội dung QLNN về chất lượng CTXD vẫn còn một số nội dung còn hạn chế như Công tác tập huấn phổ biến pháp luật chưa được thực hiện thường xuyên; xử lý, khắc phục vi phạm về chất lượng CTXD sau thanh tra, kiểm tra của các đơn vị thực hiện chưa tốt; năng lực của đơn vị chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, xây lắp vẫn còn hạn chế; chất lượng hồ sơ thiết kế công trình còn ở mức độ trung bình; hồ sơ quản lý chất lượng công trình cũng như chất lượng thi công công trình còn thấp,…

Ở hai đối tượng điều tra có địa vị pháp lý khác nhau, một bên là cán bộ, công chức đại diện cho đơn vị QLNN, một bên là đơn vị thi công là một chủ thể tham gia vào HĐXD, đối tượng trực tiếp xây dựng các CTXD, nhưng qua số liệu điều tra cơ bản mức độ đánh giá tương đồng nhau. Điều đó chứng tỏ rằng quá trình điều tra phản ánh khách quan thực tiển công tác QLNN về chất lượng CTXD trên địa bàn huyện Lệ Thủy. Qua số liệu điều tra nhận thấy rằng vẫn có một số nội dung hai đối tượng có sự đánh giá khác nhau như Công tác tập huấn phổ biến pháp luật đối tượng cán bộ, công chức đánh giá ở mức khá, nhưng đơn vị thi công đánh giá mức bình thường, điều đó phản ánh quá trình tập huấn, phổ biến pháp luật các đơn vị thi công ít được tiếp cận; công tác xử lý, khắc phục vi phạm về chất lượng CTXD sau thanh tra, kiểm tra; chất lượng thi công CTXD công chức đánh giá ở mức trung bình, nhưng đơn vị thi công đánh giá mức khá; lý do là vì công tác thi công, khắc phục chủ yếu do lỗi của đơn vị thi công nên về mặt chủ quan họ đánh giá việc thi công, khắc phục của mình là đáp ứng được yêu cầu.

2.3.2. Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng công trình xây dựng

Với những CTXD, để đánh giá chất lượng bên cạnh đánh giá về mặt kỹ thuật của cơ quan chuyên môn và những đơn vị chức năng hoặc đơn vị xây dựng thì cần có sự đánh giá của người sử dụng trong quá trình sử dụng. Chất lượng công trình ảnh hướng tới mức độ hài lòng của người sử dụng, người sử dụng trực tiếp sẽ có đánh giá khách quan về chất lượng các công trình. Mức độ hài lòng của người sử dụng là thước đo chất lượng công trình cũng như đánh giá chất lượng quản lý của cơ quan nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Người sử dụng công trình là người trực tiếp tiếp xúc và sử dụng các hạng mục xây dựng trong công trình nên sẽ nắm được chất lượng thực sự của công trình dưới tác động của thời gian.

Đứng dưới góc độ là người sử dụng sẽ có cái nhìn khách quan về công trình, công trình được xây dựng gắn bó trực tiếp với các hoạt động trong công việc hàng ngày của họ. Công trình xây dựng là những công trình được xây dựng phục vụ cho mọi mặt đời sống của xã hội, của người dân; nguồn vốn được lấy từ ngân sách (tiền thuế), nguồn đóng góp của người dân nên người dân vừa là người hưởng lợi vừa là người đóng góp xây dựng gián tiếp. ( Luận văn: Thực trạng Nhà nước quản lý công trình xây dựng )

Qua khảo sát với 50 người dân tập trung ở các xã Mỹ Thủy, Xuân Thủy, Hưng Thủy, Cam Thủy, Liên Thủy và thị trấn Kiến Giang với độ tuổi trung bình 40 tuổi (trình độ đại học chiếm 42% và trình độ Trung cấp và THPT chiếm 58%) thì kết quả ý kiến đánh giá của người dân về chất lượng một số CTXD thể hiện trong bảng 2.9 dưới đây:

Kết quả điều tra cho thấy tổng số 50 ý kiến được hỏi đánh giá quá trình xây dựng cũng như chất lượng công trình xây dựng và mức độ hài lòng của người dân về chất lượng CTXD đều ở mức đánh giá bình thường, chứng tỏ rằng chất lượng CTXD trên địa bàn về cơ bản tương đối tốt, trong quá trình xây dựng đảm bảo tiến độ, chất lượng và được tổ chức giám sát. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng CTXD vài trò giám sát cộng đồng cũng như công tác bảo dưỡng, bảo trì chưa được thực hiện thường xuyên, đặc biệt trong quá trình sử dụng vẫn còn một số công trình xãy ra tình trạng lún, nứt,…Điều đó cho thấy rằng, để nâng cao chất lượng CTXD thì cần phải có các giải pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế trên.

2.3.3. Đánh giá chung kết quả điều tra, khảo sát

Tham khảo ý kiến đánh giá của người trực tiếp sử dụng hoặc là người quản lý công trình xây dựng là hình thức phổ biến được áp dụng, kết quả là khách quan. Đa số các ý kiến đều đánh giá các CTXD đã được sử dụng chất lượng tương đối tốt, đây là một tín hiệu đáng mừng chứng tỏ hoạt động QLNN về xây dựng đã phát huy vai trò tích cực trong việc giám sát HĐXD các công trình từ khâu thiết kế đến khâu hoàn thiện. Bên cạnh những công trình có chất lượng thì một số công trình chưa đảm bảo chất lượng, chất lượng công trình bị ảnh hưởng rất nhiều bởi thời gian và mức độ sử dụng của công trình đó.

Do đó, để nâng cao công tác QLNN về chất lượng CTXD trên địa bàn huyện Lệ Thủy thì cần phải có đánh giá, tổng kết về kết quả đạt được, chỉ ra nguyên nhân của hạn chế và đưa ra những giải pháp căn cơ, cụ thể để thực hiện nhằm nâng cao chất lượng CTXD góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện Lệ Thủy.

2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2017 ( Luận văn: Thực trạng Nhà nước quản lý công trình xây dựng )

2.4.1. Những kết quả đạt được

Được sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn của UBND tỉnh Quảng Bình, Sở Xây dựng cùng các Sở chuyên ngành, trong thời gian qua công tác QLNN về chất lượng CTXD trên địa bàn huyện Lệ Thủy đã có sự chuyển biến đáng tích cực, cụ thể:

  • Việc ban hành các văn bản QLNN về chất lượng CTXD kịp thời đã góp phần tăng cường công tác QLNN về quản lý chất lượng CTXD từ bước lập chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư đến triển khai thực hiện dự án đảm bảo thực hiện đúng thẩm quyền, trách nhiệm theo quy định của Luật Xây dựng 2014; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP về quản ý chất lượng công trình xây dựng; Thông tư số 26/2016/TT-BXD về hướng dẫn Nghị định số 46/2015/NĐ-CP và các văn bản pháp lý liên quan khác;
  • Công tác thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật, thẩm định thiết kế bản vẽ thi công – dự toán, thẩm định thiết kế các dự án đầu tư trên địa bàn huyện về cơ bản thực hiện đúng theo thẩm quyền, trình tự và thời gian quy định. Thông qua công tác thẩm định đã kịp thời điều chỉnh, khắc phục những sai sót trong hồ sơ thiết kế, dự toán đảm bảo đúng theo chủ trương đầu tư đã được phê duyệt, góp phần làm tăng chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn tạo điều kiện quan trọng để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội của huyện Lệ Thủy. Trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2017, phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện đã tham mưu thẩm định 1.014 công trình xây dựng, làm lợi cho ngân sách nhà nước trên 11 tỷ đồng góp phần nâng cao chất lượng CTXD trên địa bàn huyện.
  • Việc kiểm tra chất lượng công trình về cơ bản đã có nhiều điểm tích cực, góp phần làm chuyển biến nhận thức của các chủ thể tham gia xây dựng công trình, làm tăng hiệu quả đầu tư các dự án. Đồng thời, thông qua công tác kiểm tra, thanh tra đã phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những sai phạm về chất lượng CTXD góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN. Trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2017 đã thực hiện thanh tra 112 công trình xây dựng, giảm trừ và thu hồi trên 1,8 tỷ đồng, kiến nghị xử lý nhiều tập thể, cá nhân vi phạm.
  • Công tác kiểm tra nghiệm thu đã từng bước đi vào nề nếp, có tác động tích cực đến ý thức và trách nhiệm của các chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát trong việc thực hiện các quy định về thủ tục đầu tư và quản lý chất lượng công trình. Công trình trước khi nghiệm thu đưa vào sử dụng phải được phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện theo phân cấp kiểm tra công tác nghiệm thu, bước đầu đã đạt được kết quả khả quan, cơ bản đảm bảo về thiết kế đã được phê duyệt và đảm bảo về chất lượng, hiệu quả đầu tư. Trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2017, phòng Kinh tế và Hạ tầng đã thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu 323 công trình xây dựng, yêu cầu chỉnh sửa, khắc phục trên 25% công trình được kiểm tra trước khi nghiệm thu đưa vào sử dụng góp phần nâng cao chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn.

2.4.2. Những hạn chế về quản lý nhà nước đối với chất lượng công trình xây dựng ( Luận văn: Thực trạng Nhà nước quản lý công trình xây dựng )

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác QLNN về chất lượng CTXD trên địa bàn huyện cũng có những điểm hạn chế cần phải khắc phục, cụ thể như:

Về công tác hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng

  • Việc ban hành các văn bản hướng dẫn tuy đã kịp thời nhưng chất lượng các văn bản chưa cao, công tác phổ biến pháp luật về chất lượng CTXD chưa được thực hiện thường xuyên, chủ yếu do Sở Xây dựng tổ chức, còn ở cấp huyện thì chỉ lòng ghép vào các hội nghị của UBND huyện, chưa có hội nghị chuyên đề về công tác QLNN đối với chất lượng CTXD. Mặt khác, chất lượng các buổi hội nghị tập huấn, phổ biến pháp luật chưa cao dẫn đến việc nắm bắt pháp luật của các chủ thể tham gia HĐXD trên địa bàn còn chưa được kịp thời.
  • Việc cập nhật các văn bản cấp trên về chất lượng CTXD còn chưa kịp thời, thiếu tính chủ động. Công tác tổng kết, đánh giá về QLNN đối với chất lượng CTXD chưa được quan tâm đúng mức, trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2017, UBND huyện chỉ tổ chức được 01 hội nghị tổng kết, đánh giá hoạt động của ngành xây dựng, trong đó có công tác QLNN về chất lượng

Công tác kiểm tra, thanh tra

  • Công tác kiểm tra, thanh tra tuy đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên số lượng công trình thanh tra, kiểm tra còn ít; chất lượng các cuộc kiểm tra chưa
  • Công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan như phòng Kinh tế và Hạ tầng, phòng Tài chính – Kế hoạch, phòng Thanh tra, UBND cấp xã còn chưa được chặt chẽ.
  • Việc kiểm tra chỉ dừng lại ở mức độ nhắc nhở, các sai phạm chỉ áp dụng hình thức giảm trừ khối lượng, việc xử lý các vi phạm trong quản lý chất lượng CTXD thiếu kiên quyết, còn nể nang nên chưa có tính răn đe, nhiều công trình thi công chưa đảm bảo quy định kỹ thuật, chất lượng chưa

Công tác thẩm định thiết kế ( Luận văn: Thực trạng Nhà nước quản lý công trình xây dựng )

  • Công tác thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công dự toán nhiều công trình còn nhiều sai sót như sai về khối lượng, định mức, cự ly vận chuyển, phương án thi công,…
  • Thủ tục hành chính về thẩm định đã được UBND tỉnh ban hành, tuy nhiên nhiều công trình thực hiện chưa đảm bảo đúng quy định như hồ sơ trình thẩm định thiếu thành phần (như Biên bản nghiệm thu khảo sát, thiết kế, báo cáo khảo sát địa hình, địa chất, thuyết minh thiết kế kỹ thuật,…). Các công trình sau khi kiểm tra trả lại cho chủ đầu tư để chỉnh sửa không thực hiện bằng văn bản thông báo về việc chỉnh sửa mà đa số chỉ trao đổi trực tiếp với đơn vị tư vấn thiết kế. Quá trình nhận, trả hồ sơ chưa thực hiện đảm bảo đúng quy định như không có phiếu hẹn kết quả ngày trả hồ sơ.
  • Trong quá trình thẩm định hồ sơ thiếu kiểm tra thực địa công trình nên có nhiều công trình thiết kế biện pháp thi công, phương án thiết kế không phù hợp dẫn đến tăng suất đầu tư gây lãng phí vốn nhà nước (như nhiều công trình phương án thi công chủ yếu bằng nhân công nhưng thực tế thì sử dụng bằng máy thi công rất thuận lợi).

Công tác kiểm tra nghiệm thu của quan chuyên môn về xây dựng

  • Theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 32 của Nghị định 46/2015/NĐ-CP thì đối với công trình thuộc đối tượng phải kiểm tra công tác nghiệm thu sau khi khởi công, chủ đầu tư phải có trách nhiệm báo cáo cơ quan chuyên môn về xây dựng các thông tin liên quan đến công trình như: Tên và địa chỉ liên lạc của chủ đầu tư, tên công trình, địa điểm xây dựng, quy mô, tiến độ thi công dự kiến của công trình. Tuy nhiên, các chủ đầu tư thực hiện chưa nghiêm túc, đặc biệt chủ đầu tư là UBND cấp xã đa số là không thực hiện chế độ báo cáo, chỉ có các công trình do Ban quản lý các dự án huyện làm chủ đầu tư là có triển khai thực hiện, do đó việc cơ quan chuyên môn về xây dựng nắm bắt thông tin đối với các công trình còn hạn chế.
  • Công tác kiểm tra trong giai đoạn thi công tuy có thực hiện nhưng số lượng rất ít nên chưa kiểm soát được công tác quản lý chất lượng của chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát trong giai đoạn thi công.
  • Quá trình kiểm tra công tác nghiệm thu thực hiện còn chưa thật sự chặt chẽ, hồ sơ quản lý chất lượng công trình của chủ đầu tư chưa đảm bảo đúng quy định như hồ sơ báo cáo hoàn thành xây dựng công trình còn thiếu nhiều thành phần theo quy định, nhật ký thi công, bản vẽ hoàn công, nghiệm thu vật liệu đầu vào, thí nghiệm vật liệu,… Qua kiểm tra công tác nghiệm thu phát hiện nhiều công trình thi công không đúng bản vẽ đã được phê duyệt, chất lượng một số công trình thấp phải khắc phục, thậm chí phá bỏ làm lại.

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ( Luận văn: Thực trạng Nhà nước quản lý công trình xây dựng )

Lĩnh vực QLNN về chất lượng CTXD trên địa bàn huyện, qua đánh giá thực trạng và qua công tác kiểm tra, thanh tra của các cấp còn một số hạn chế do các nguyên nhân chủ yếu như sau:

Nguyên nhân gián tiếp

  • Sự phối hợp về công tác quản lý chất lượng trong hệ thống QLNN của các cấp, các ngành trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế. Công tác quy hoạch xây dựng chưa đảm bảo tính định hướng. Việc thực hiện các chế tài về xử phạt vi phạm hành chính trong HĐXD chưa kiên quyết, chưa áp dụng các được các biện pháp xử phạt nặng mang tính chất răn đe Hiệu quả của công tác kiểm tra sự tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình hiện nay còn hạn chế do kết quả kiểm tra chỉ dừng ở mức độ nhắc nhở.
  • Đối với các công trình đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước, tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu vốn, chậm vốn, dẫn đến tiến độ chậm, tạo ra những yếu tố bất lợi cho nhà thầu (trượt giá, hiệu quả quay vòng vốn…) nảy sinh hiện tượng ăn bớt chất lượng để bù lỗ.
  • Năng lực QLNN về chất lượng CTXD của cấp huyện còn chưa đáp ứng yêu cầu quản lý (kể cả số lượng và năng lực cán bộ), năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức tại phòng Kinh tế và Hạ tầng chưa đồng đều, nhiều cán bộ trẻ mới ra trường còn thiếu kinh nghiệm tham gia vào xét duyệt, thẩm tra, thẩm định hồ sơ, chưa nắm rõ quy trình, quy định, phân công bố trí công việc còn chưa phù hợp, số lượng cán bộ phụ trách quản lý chất lượng CTXD còn ít. Công tác kiểm tra chất lượng CTXD trên địa bàn huyện chưa được chú trọng đúng mức, công tác phổ biến, cập nhật các văn bản của pháp luật về chất lượng CTXD chưa kịp thời.
  • Ở cấp xã Ban quản lý dự án không có cán bộ chuyên môn kỹ thuật, cán bộ kiêm nhiệm không được đào nghiệp vụ chuyên môn. Công tác quản lý chất lượng CTXD đều giao toàn bộ cho Tư vấn giám sát.

Nguyên nhân trực tiếp

Đối với Chủ đầu tư

  • Năng lực của các chủ đầu tư còn hạn chế, bộ máy quản lý chất lượng không đầy đủ, hoàn toàn ủy thác cho cán bộ giám sát (do chủ đầu tư thuê).
  • Đối với các dự án Ban quản lý các dự án làm chủ đầu tư có một số kỹ sư chưa có chứng chỉ hành nghề, một người tham gia giám sát nhiều công trình trong cùng một thời Thực hiện công việc còn mang tính hình thức, chưa bao quát hết công việc của tư vấn quản lý dự án, chưa tổ chức theo dõi và đôn đốc các nhà thầu thực hiện các công việc liên quan đến thay đổi thiết kế, bổ sung khối lượng, kiểm tra năng lực của nhà thầu, tư vấn giám sát…

Đối với các tổ chức tư vấn xây dựng

  • Tư vấn khảo sát, thiết kế, thẩm tra, thí nghiệm: Các đơn vị tư vấn tăng nhanh về số lượng nhưng năng lực hoạt động chuyên môn còn yếu kém, thiết bị, công nghệ của các đơn vị tư vấn chậm đổi mới, dẫn đến chất lượng hồ sơ khảo sát, hồ sơ thiết kế, chất lượng chưa cao, còn nhiều sai sót.

Trong thời gian qua công tác QLNN trong lĩnh vực này còn bị buông lỏng, dẫn đến một bộ phận chạy theo lợi nhuận kinh tế, hiện tượng “mua dấu, mua tư cách pháp nhân” đang diễn ra khá phổ biến trong hoạt động tư vấn xây dựng, chất lưọng hồ sơ tư vấn chưa cao gây lãng phí về kinh tế và chậm trễ tiến độ thi công. Việc giám sát tác giả của tư vấn thiết kế còn chưa nghiêm túc, trách nhiệm về sản phẩm thiết kế chưa cao, chưa chịu trách nhiệm đến cùng đối với sản phẩm thiết kế của mình. ( Luận văn: Thực trạng Nhà nước quản lý công trình xây dựng )

Công tác tư vấn giám sát: Thực trạng hiện nay tư vấn giám sát công trình trên địa bàn huyện mới thực hiện được một nhiệm vụ là kiểm soát chất lượng công trình nhưng chưa tốt, chưa giúp chủ đầu tư về công tác kiểm tra, kiểm soát đối với công tác khảo sát, thiết kế, thí nghiệm, chưa kiểm tra được chất lượng vật tư, vật liệu đưa vào xây dựng. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết về Quản lý chất lượng xây dựng của Chủ đầu tư, nhiều đơn vị tư vấn cử cán bộ giám sát là hợp đồng ngắn hạn, chưa có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát, hoặc thực hiện công tác giám sát thi công không phù hợp với chứng chỉ được cấp, thiếu kinh nghiệm trong việc giám sát thi công công trình, dẫn tới những khó khăn cho Chủ đầu tư, chất lượng công trình không cao. Tình trạng một người giám sát nhiều công trình cùng một thời gian diễn ra khá phổ biến trên địa bàn huyện hiện nay. Đặc biệt, còn có những công trình, tư vấn giám sát chỉ ký hồ sơ nhưng không có mặt thường xuyên tại hiện trường, dẫn đến chất lượng thi công công trình không đảm bảo về yêu cầu kỹ thuật.

Các doanh nghiệp xây lắp: Công tác đầu tư XDCB phát triển nhanh cả về quy mô và chiều sâu. Các doanh nghiệp xây lắp hiện nay tuy đã có cố gắng nhiều trong tổ chức bộ máy và đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất nhưng thực lực của một số nhà thầu vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện Hình thức tổ chức thi công ở các công trình xây dựng của các nhà thầu xây dựng hiện nay chủ yếu khoán gọn cho các đội sau khi đơn vị trúng thầu. Điều hành về kinh tế, tiến độ và kỹ thuật phụ thuộc năng lực của người đội trưởng từ đó dẫn đến hệ thống tổ chức đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp không có hoặc có thành lập cũng chỉ là hình thức, hiệu lực chưa cao. Công tác chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát để nâng cao được chất lượng xây lắp công trình bị buông lỏng (ví dụ: Lập tiến độ, biện pháp, thiết bị thi công, ghi chép nhật ký công trình, thí nghiệm các loại vật tư vật liệu và bán thành phẩm đưa vào công trình). Một số công trình còn có hiện tượng đưa vật liệu không đúng chủng loại, kém chất lượng vào công trình, thiết bị thi công chưa đáp ứng được với cấp và loại công trình theo hồ sơ dự thầu. Công tác thí nghiệm vật tư, vật liệu, cấu kiện bán thành phẩm để xác định chất lượng chỉ mang tính chất hình thức, đối phó nên chưa phản ánh được thực chất của chất lượng thi công.

Tiểu kết chương 2 ( Luận văn: Thực trạng Nhà nước quản lý công trình xây dựng )

Tóm lại, trong Chương 2, đề tài đã tập trung khái quát về các điều kiện kinh tế, xã hội của huyện Lệ Thủy.Thông qua Chương 2, học viên cũng đã phân tích khái quát và chi tiết thực trạng quản lý nhà nước về chất lượng CTXD địa bàn huyện. Trong đó tập trung nhấn mạnh đến một số nội dung: việc ban hành các văn bản hướng dẫn, công tác thẩm định, kiểm tra, thanh tra và công tác kiểm tra nghiệm thu CTXD trên địa bàn huyện. Chương 2 cũng đã đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế tổn tại và nguyên nhân của quá trình QLNN về chất lượng CTXD trên địa bàn huyện Lệ Thủy.

Mời bạn tham khảo thêm:

Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng công trình xây dựng

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993