Luận văn Thực trạng phát triển du lịch giữa Lào và Hà Nội

Rate this post

Liên kết phát triển du lịch giữa Luangprabang (Lào) và Hà Nội (Việt Nam) đã nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn về hoạt động liên kết phát triển du lịch của hai thành phố Luangprabang và thành phố Hà Nội. Từ thực tế đó, cần có một đề tài tập trung phân tích, tìm hiểu những điều kiện thuận lợi góp phần thúc đẩy phát triển quạn hệ hữu nghị giữa hai thành phố cũng như giữa hai đất nước, bài viết đề tài Luận văn Thực trạng phát triển du lịch giữa Lào và Hà Nội. 

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ LUANGPRABANG VÀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Nội dung chính

2.1. Khái quát về du lịch thành phố Luangprabang- thành phố Hà Nội

2.1.1. Khái quát về du lịch thành phố Luangprabang

Luangprabang nằm trong địa bàn trọng điểm phía Bắc của Lào, với diện tích: 16.875 km². Hiện nay tiếp giáp với các tỉnh Phongsaly ở phía Bắc; Viêng chăn ở phía Nam; Huaphan và Xiêngkhoang ở phía Đông; Udomxay và Xayyabuly ở phía Tây. Luangprabang là một trung tâm du lịch lớn nhất của Lào nói chung và là một trung tâm lớn nhất miền bắc Lào nói riêng. Lượng khách du lịch quốc tế đến Luangprabang chiếm 40% lượng khách đến Lào. Luangprabang còn là trung tâm tiếp nhận và phân phối khách du lịch đến các vùng du lịch phía Bắc và các vùng miền khác trên lãnh thổ Lào cũng như tới các nước trong khu vực.

Luangprabang có vị trí địa lí thuận lợi, giao thông vận tải phát triển và các tài nguyên du lịch nhân văn rất phong phú với các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội truyền thống, các làng nghề thủ công, ca múa nhạc, các món ăn đặc sản và các khu phố cổ cùng với chùa chiền, đền đài; tài nguyên du lịch tự nhiên: dòng sông – thác nước, rừng, hang động… là cơ sở để địa phương náy phát triển kinh tế du lịch. Cố đô Luangprabang đã được Tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày 9, tháng 12, năm 1995 cũng tạo ra tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế du lịch

  • Tài nguyên du lịch Luangprabang

Luangprabang nằm ở phía Bắc miền Trung Lào, nơi hợp lưu những con sông nhỏ với sông Mê Công, cách Viêng Chăn 425km về phía Bắc, bao quanh bởi những đồi cây, vốn là thủ đô của đế chế Lan Xang, vương quốc đầu tiên của Lào (1350 – 1545). Vào thế kỷ 16, mặc dù thủ đô được chuyển đến Viêng Chăn, nhưng Luangprabang vẫn bảo tồn được vị thế của nó như là cái nôi của nền văn hóa đa dạng Lào. Luangprabang cũng là nơi bảo tồn di sản về nghệ thuật và kiến trúc: với hơn 30 cung điện tráng lệ, đa số được xây dựng từ thế kỷ 14; khoảng 40 ngôi chùa cổ được xây dựng từ những triều đại khác nhau mà mỗi ngôi chùa là một công trình văn hóa có giá trị nghệ thuật cao; hàng trăm ngôi nhà cổ bằng gỗ được thiết kế theo phong cách riêng rất đẹp, được sắp xếp trật tự dọc theo các dãy phố nhỏ dài tạo nên vẻ xinh xắn và yên ắng. ( Luận văn Thực trạng phát triển du lịch giữa Lào và Hà Nội )

Ở Luangprabang, các kiệt tác kiến trúc như Wat Xiengthong – điện thờ hoàng gia cổ xưa được xây dựng vào năm 1560 và Wat May với những mái ngói lợp dày 5 lớp, là hai trong nhiều lăng mộ tuyệt đẹp có những đường nét kiến trúc, có những tác phẩm chạm khắc trên gỗ và trang trí rất phong phú. Ngoài ra còn có chùa Wat Visounarath, chùa có rất nhiều tượng Phật quý giá được cất giữ trong các ngôi tháp. Do thời gian và sự tàn phá của thời tiết nên các ngôi tháp đã trở nên đổ nát, những bức tượng phật đều đã được chuyển về cất giữ ở bảo tàng Hoàng cung, trong đó có bức tượng Phật nổi tiếng bằng vàng không lồ Prabang Buddha đã tồn tại ở đây suốt trong khoảng thời gian từ năm 1513 đến năm 1894.

Một thắng cảnh khác nữa là Wat Vixun (chùa Vixun), được xây dựng năm 1513 và sau đó được xây dựng lại vào năm 1898. Nó thờ bức tượng Phật lớn nhất Luangprabang. Trong cùng quần thể kiến trúc này còn có That Mak Mo nổi tiếng vì kiến trúc hình bán cầu tuyệt vời. Tới đây, du khách có thể leo lên 328 bậc thang của Phousi (khối đá đặt trên đỉnh chùa ở trung tâm Luangprabang). Những đài tưởng niệm tôn giáo ở đây rất nhỏ nhưng hình dáng rất đẹp. Một trong những mái nhà của thành phố mà du khách có thể nhìn thấy từ trên Phousi là lăng mộ hoàng gia ngày xưa – hình thập tự đôi rất ấn tượng trong sự kết hợp giữa những chi tiết kiến trúc khéo léo tinh vi của Lào và Pháp. Giờ đây, những lăng mộ này đã trở thành viện bảo tàng với nhiều hiện vật quý. Năm 2007, Luangprabang lọt vào danh sách 10 thành phố được lựa chọn nhiều nhất do bạn đọc tạp chí uy tín Leisure Travel bình chọn.

  • Về Giao Thông

Thành phố Luangprabang có giao thông vận tải thuận lợi, cho phép đẩy mạnh phát triển kinh tế dịch vụ, thương mại và công nghiệp, nhất là dịch vụ du lịch và dịch vụ vận tải đường bộ. Hệ thống giao thông của thành phố Luangprabang khá đa dạng (có mặt đầy đủ cả đường bộ, đường thủy, đường hàng không) tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa và phát triển du lịch.

Trên địa bàn thành phố, trong những năm qua nhiều tuyến đường bộ đã được cải tạo, nâng cấp và mở rộng, làm cho giao thông đường bộ thuận tiện. Thành phố cũng cải thiện, nâng cấp đường bộ từ địa bàn thành phố đến các huyện, đến nơi du lịch. Một số tuyến đường chính như quốc lộ 13 kết nối Luangprabang tới tỉnh Viêng Chăn, thủ đô Vientiane và các tỉnh đông bắc Thai Lan ở phía nam, quốc lộ 1 kết nối các tỉnh ở phía bắc Lào và cac tỉnh phía Bắc Việt Nam. Ngoài ra hệ thống giao thông thành phố còn các trạm xe buýt, xe khách, taxi dịch vụ hành khách và đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải phục vụ các hướng khác nhau.

Một số tuyến đường bộ chính như:

  • Luangprabang – Chiang Mai – xe buýt này trực tiếp đến Chiang Mai giá vé 1.500 baht một chiều. Hành trình xe thông qua Udomxai và Luang Nam Tha trước khi được vận chuyển qua sông Mê Kông bằng thuyền và tiếp tục đến Chiang Tổng số thời gian hành trình là 18 giờ.
  • Luangprabang – Văng Viêng – Viêng chăn – các xe máy lạnh VIP có giá vé khoảng 150.000 kip, cùng một mức giá như xe buýt Viêng Chăn. Xe buýt nhỏ để lại từ Văng Viêng lúc 09:00 và chi phí 100.000 kip. Trạm xe buýt nhỏ là phía bắc của thị trấn. Chuyến đi kéo dài 6-7 giờ
  • Luangprabang- Udomxay – Điện Biên (Việt Nam) mất khoảng 14 giờ. Chi phí 000 kip
  • Luangprabang – Luang Nam Tha – mất 8 – 9 giờ và chi phí 000 kíp.
  • Luangprabang – Huay Xai – lên đến 15 giờ đi. Chi phí 000 kip. Luangprabang – Phonsavan -xe buýt mất khoảng 8 tiếng đồng hồ và chi phí 100.000 kip.

Hệ thống đường hàng không: Đường hàng không có ý nghĩa vô cùng quan trọng trọng việc phát triển du lịch thành phố Luangprabang. Thành phố có Sân bay quốc tế Luangprabang (Vietnam Airlines và Laos Airlines có tuyến bay với Hà Nội). Có thể bay từ Đà Nẵng đến Pakse (Laos Airlines), từ Tp Hồ Chí Minh bay đến Pakse (Laos Airlines) nối chuyến đến Luangprabang, Viêng Chăn (Vietnam Airlines) rồi đi tiếp đến Luangprabang bằng đường bộ hoặc đường hàng không. Sân bay nằm ở ngay phía bắc thành phố, không những giữ vài trò trung chuyển khách du lịch mà còn là nơi có vai trò chiến lược để thành phố đón lượng khách nước ngoài đến du lịch ngày càng tăng. ( Luận văn Thực trạng phát triển du lịch giữa Lào và Hà Nội )

Hệ thống đường thủy: Tổng chiều dài đường thủy đang được khai thác vận tải là 660 km có vài trò to lớn trong phục vụ thương mại, du lịch và xuất nhập khẩu hàng hóa.

Nhìn chung, hệ thống giao thông vận tải của thành phố Luangprabang khá đầy đủ và hoàn thiện. Tuy nhiên, một số tuyến giao thông liên huyện, liên bản đóng vai trò kết nối các điểm du lịch, vận chuyển khách du lịch và thu hút đầu tư phát triển du lịch còn nhiều hạn chế chưa khắc phục được.

  • Về khách du lịch

Luangprabang là một trong những điểm đến đặc sắc đối với du khách quốc tế. Nhờ có chính sách quản lý và vận hành phát triển du lịch hợp lý nên ngành du lịch của nơi này đạt mức độ phát triển cao và ổn định, số lượng khách quốc tế đến đây luôn tăng mạnh trong những năm gần đây. Một trong những thành công quan trọng nhất ở Luangprabang được du khách, bạn bè quốc tế và các chuyên gia trong ngành đánh giá cao đó là việc kết hợp hài hòa giữa các giá trị truyền thống mang đậm bản sắc Lào với hoạt động du lịch một cách bền vững. Tiêu biểu là chính sách quản lý về bảo tồn di sản văn hóa. Chính quyền nơi đây đã chú trọng đến việc xây dựng hệ thống quản lý về bảo tồn di sản văn hóa quốc gia, quốc tế. Trọng tâm của hệ thống quản lý về bảo tồn di sản văn hóa là việc chính quyền đã phác thảo khung pháp lý liên quan đến việc bảo tồn di sản văn hóa, trong đó có luật Bảo tồn di tích lịch sử – danh lam thắng cảnh tự nhiên, luật Bảo tồn tài nguyên quý hiếm quốc gia và luật Bảo vệ tài sản Văn hóa; sử dụng các di sản văn hóa cho hoạt động du lịch; chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch với cộng đồng và trao quyền cho cộng đồng với sự phát triển ngành du lịch.

  • Khách quốc tế

Đề phát huy tiềm năng thế mạnh về tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch tự nhiên, trong chiến lược phát triển, Đảng bộ tỉnh Luangprabang đã chỉ đạo đưa du lịch của tỉnh thành ngành kinh tế đặc biệt quan trọng, phát triển theo hướng XHH, bắt đầu từ phát triển kết cấu hạ tầng. Thị trường du lịch phát triển với nhiều chính sách, biện pháp, bước đi phù hợp để vừa phát triển tốt dịch vụ du lịch. Điều đáng chú ý ở Luangprabang là: ngoài phát triển để tăng cường đón khách nội địa thì hướng chính là thu hút khách quốc tế. Nhờ có chính sách và biện pháp phù hợp với yêu cầu khách quan, hàng năm, du lịch Luangprabang đã tiếp nhận được số lượng lớn khách nội địa và quốc tế.

Hoạt động du lịch của thành phố Luangprabang trong thời gian vừa qua có tốc độ tăng trưởng nhanh. Trong vòng 3 năm liền (2006, 2007, 2008) và năm 2010, cố đô Luangprabang đã đạt danh hiệu “Thành phố du lịch văn hóa tốt nhất” được tổ chức UNESCO trao tặng Huân chương vàng và được ASEAN trao giải “Asean Green Hotel Standards” (Đạt tiêu chuẩn Khách sạn xanh). Nếu như năm 2015 khách du lịch mới đạt 445,872 lượt khách quốc tế lượt người thì đến năm 2019, lượng khách đã đạt hơn 638,101lượt người. Năm 2018 và năm 2019 lượng khách đến Luangprabang vẫn tăng hơn hẳn, nhờ ảnh hưởng của các sự kiện chính trị – xã hội trên toàn thế giới. Đó là việc tổng thống Mỹ Obama tới thăm Lào và các nguyên thủ quốc gia tới tham dự các kỳ họp, tiếp xúc ngoại giao. Thu nhập từ du lịch của Luangprabang ngày càng tăng, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội của tỉnh phát triển mạnh và tăng liên tục, năm 2015 doanh thu từ du lịch đạt 189,841,680 triệu USD [27; tr 65] thì đến năm 2019 doanh thu đạt 266,530,029 triệu USD. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trên 7,0% /năm; lĩnh vực du lịch chiếm 40% tổng thu nhập của tỉnh. ( Luận văn Thực trạng phát triển du lịch giữa Lào và Hà Nội )

Nếu chia theo châu lục, khách quốc tế đến Luangprabang có thị phần khách từ các nước láng giềng là lớn nhất, tổng số khách đến từ Châu Á – Thái Bình Dương chiếm phần lớn, trung bình 90% cho giai đoạn từ 2005 đến 2010, và giai đoạn từ 2010 đến nay chiếm khoảng 78%, trong số đó khách từ các nước ASEAN chiếm trung bình 67%. Thị trường lớn thứ hai là thị trường khách Châu Âu, thị trường này chiếm trung bình 14% trên tổng số lượng khách. Thị trường khách đến từ Châu Mỹ chiếm trung bình 7% và khách đến từ Châu Phi và Trung Cận Đông chiếm không đáng kể: 0,7%.

* Khách nội địa

Trong khi đó, thị trường khách du lịch nội địa đến với Luangprabang cũng chiếm tỷ trọng lớn hàng đầu cả nước, với lượng khách trung bình hàng năm chiếm trên 15% tổng lượng khách du lịch nội địa của Lào. Khách du lịch nội địa đến Luangprabang với mục đích khác nhau và từ khắp các tỉnh thành của cả nước, trong đó khách đến thành phố với mục đích du lịch thuần túy, đi công tác, thăm thân nhân và chữa bệnh.

Nguồn khách du lịch nội địa tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2015 khách nội địa đến với thành phố là 161,712 nghìn lượt khách. Năm 2019, khách du lịch nội địa tại Luangprabang đạt 221,934 nghìn lượt khách.Thành phố Luangprabang luôn là một trong những thị trường có lượng khách du lịch nội địa dẫn đầu cả nước.

Có thể bạn quan tâm:

Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

2.1.2. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Cơ sở vật chất hạ tầng du lịch bao gồm: các tiện nghi lưu trú, tiện nghi ăn uống, các tiện nghi thể thao và vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển và các tiện nghi phục vụ du lịch khác…

Cơ sở lưu trú: Từ khi tiến hành chủ trương xã hội hóa du lịch, số lượng cơ sở lưu trú và số phòng khách sạn của Thành phố Luangprabang tăng tương đối nhanh (với tốc độ tăng trưởng trung bình 16-20%/năm). Năm 2015 ở Luangprabang có 403 cơ sở lưu trú, có 6.098 phòng, thì đến năm 2019 đã tăng lên tới 497 cơ sở với 228 địa điểm du lịch.Các loại hình cơ sở lưu trú cũng ngày càng đa dạng, gồm cả khách sản, khu nghỉ dưỡng và nhà nghỉ. Vì Luangprabang là một thành phố lớn của Lào nên tập trung một số lượng lớn các cơ sở lưu trú và là trung tâm du lịch chính của nước Lào, nơi tập trung các công trình kiến trúc có giá trị văn hóa, hồ, thác nước và tài nguyên thiên thiên rất đẹp…

Nhìn chung hệ thống khách sạn có chất lượng tương đối cao, ngày càng đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Các nhà khách, nhà nghỉ chiếm tỷ lệ lớn, tiện nghi và trang thiết bị tốt, phòng ngủ chủ yếu có điều hòa, TV, tủ lạnh. Nhìn chung có thể thỏa mãn được nhu cầu của các đối tượng khách.

Hệ thống cơ sở ăn uống, nhà hàng

Phần lớn các khách sạn, nhà nghỉ có quy mô trên 30 phòng và đều có restaurant phục vụ khách lưu trú. Theo thống kê của Sở văn hóa du lịch thành phố Luangprabang năm 2015 toàn thành phố có 286 nhà hàng, đến năm 2019 có 311 nhà hàng. Ngoài ra, các khách sạn lớn với các cơ sở ăn uống phong phú hơn như bar, coffee, snack-bar… Các cơ sở ăn uống ở bên ngoài khách sạn gần đây cũng phát triển nhanh và phát triển các dịch vụ ăn uống ở cơ sở vui chơi giải trí. Các nhà hàng hiện chủ yếu phục vụ các món ăn Lào, một loại món ăn có thể là quá cay đối với du khách Châu Âu. Hiện nay, do yêu cầu phát triển, hàng loạt cửa hàng ăn uống đặc sản đã phục vụ các món ăn Âu, món ăn Thái, món ăn Việt Nam, món ăn Nhật Bản, món ăn Hàn Quốc.

Các tiện nghi thể thao và vui chơi giải trí để hấp dẫn và thu hút du khách ở Lào chưa phát triển. Hiện nay, toàn thành phố có 228 địa điểm khu vui chơi giải trí, các hoạt động vui chơi giải trí chủ yếu là tham quan các chùa chiền, hang động, thác nước và cảnh quan thiên nhiên… Mặt dù, khách du lịch trong nước và quốc tế đến với thành phố Luangprabang ngày càng tang, nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng du lịch thành phố.

Các cơ sở dịch vụ du lịch khác ở Luangprabang

Shopping là một nhu cầu của du khách, nó góp phần tạo công ăn việc làm khuyến khích sản xuất trong nước phát triển. Thành phố Luangprabang có rất nhiều các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm làm từ gỗ, vàng bạc và đá quý được bày bán rộng rãi ở khắp các cửa hàng trong thành phố. Lượng khách qua biên giới Lào và Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc với mục đích buôn bán chiếm một tỷ trong tương đối lớn. Trong vòng 13 năm trở lại đây các cửa hàng bán đồ lưu niệm đang tăng lên nhanh chóng, từ 69 cửa hàng năm 2003 lên hơn 300 cửa hàng vào năm 2019 bước đầu giải quyết nhu cầu việc làm cho người dân.

  • Về doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, vận chuyển

Luangprabang hiện có khoảng 250 xe ô tô chuyên dụng chở khách du lịch, 7 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ taxi với hơn 300 đầu xe, hơn 200 xe Túk tuk, 200 thuyền đò. Tính đến năm 2019, toàn thành phố có 97 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành hoạt động, trong đó 50/97 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, hướng dẫn viên được cấp thẻ là 649 người…

2.1.3. Doanh thu từ du lịch ( Luận văn Thực trạng phát triển du lịch giữa Lào và Hà Nội )

Doanh thu và nộp ngân sách của ngành du lịch trong giai đoạn từ năm 2015 – 2019 của TP Luangprabang có mức độ tăng trưởng nhanh và liên tục. Hàng năm ngành kinh tế du lịch thành phố đã góp phần quan trọng vào việc đưa kinh tế thành phố khởi sắc, việc đóng góp vào ngân sách thành phố ngày càng tăng. Có thể so sánh đóng góp của kinh tế du lịch trong bảng sau:

Trong những năm qua, phát triển kinh tế du lịch cũng đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP Luangprabang.Với việc xác định du lịch là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, kinh tế du lịch TP Luangprabang đã khai thác có hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần không nhỏ vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm thay đổi bộ mặt đô thị cũng như đời sống của nhân dân thành phố. Cơ cấu kinh tế đã cơ bản chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng các ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ; đáng chú ý hơn cả là ngành du lịch có tốc độ tăng trưởng 29,64%.Có thể thấy vai trò của ngành du lịch như sau.

Sự phát triển kinh tế du lịch đã góp phần tăng thu ngoại tệ, tăng thu ngân sách nhà nước, đưa tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP lên đến 40,2% năm 2018, thu nhập đạt trên 641 triệu USD. Các số liệu trên bảng cho thấy thu nhập từ ngành kinh tế du lịch đã đứng ở top đầu, có xu hướng tăng hàng năm và bền vững. Đó chứng tỏ sự lớn mạnh và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, nhiều năm qua đã đóng góp không nhỏ cho nguồn thu quốc gia và ngày càng có vai trò to lớn đối với sự phát triển nền kinh tế đất nước.

Đề phát huy tiềm năng thế mạnh về tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch tự nhiên, trong chiến lược phát triển, Luangprabang cũng đã chú trọng đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch, xúc tiến du lịch và lôi cuốn du khách đến với những nét văn hóa, những sản phẩm du lịch rất đặc trưng của một cố đô yên bình và xinh đẹp. Chính quyền nơi đây đã xây dựng chiến lược, mục tiêu cụ thể để phát triển toàn ngành du lịch, tiến tới xây dựng một thương hiệu, một hình ảnh rõ ràng, đủ sức đối đầu với cuộc cạnh tranh khốc liệt của các quốc gia trong khu vực. Đảng bộ tỉnh Luangprabang đã chỉ đạo đưa du lịch của tỉnh thành ngành kinh tế đặc biệt quan trọng, phát triển theo hướng XHH, bắt đầu từ phát triển kết cấu hạ tầng. Thị trường du lịch phát triển với nhiều chính sách, biện pháp, bước đi phù hợp để vừa phát triển tốt dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó, tỉnh Luangprabang còn chủ động mở rộng hợp tác kinh tế, thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo đòn bẩy để thúc đẩy các ngành kinh tế nói chung và du lịch nói riêng phát triển.

2.1.4. Khái quát về du lịch thành phố Hà Nội ( Luận văn Thực trạng phát triển du lịch giữa Lào và Hà Nội )

Hà Nội hiện nay tiếp giáp với các tỉnh Nguyên – Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam – Hòa Bình ở phía Nam; Bắc Giang – Bắc Ninh – Hưng Yên ở phía Đông và Hòa Bình – Phú Thọ ở phía Tây. Hà Nội là hai trung tâm du lịch lớn nhất của Việt Nam nói chung và miền bắc Việt Nam nói riêng. Lượng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội chiếm 30% lượng khách đến Việt Nam. Hà Nội còn là trung tâm tiếp nhận và phân phối khách du lịch đến các vùng du lịch phía Bắc và các vùng miền khác trên lãnh thổ Việt Nam cũng như tới các nước trong khu vực.

  • Tài nguyên du lịch Hà Nội

Hà Nội có tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa phong phú như: Hệ thống hồ đẹp; khu di tích Hoàng Thành Thăng Long; Lễ Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc, Ca trù được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới; hệ thống các văn bia tiến sĩ thời Lê Mạc tại Văn Miếu Quốc Tử Giám được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới thuộc chương trình ký ức thế giới của UNESCO; tổng số di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội là 5000 di tích, trong đó có 803 di tích đã được xếp hạng. Mặt khác, Hà Nội là nơi tập trung hệ thống cơ sở văn hóa, thông tin của cả nước như trung tâm phát thanh truyền hình, nhà hát lớn, các bảo tàng lớn; các nhà biểu diễn nghệ thuật dân gian như Nhà hát Chèo, múa rối nước rất hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế.

  • Về Giao Thông

Từ thủ đô Hà Nội có thể đi khắp mọi miền đất nước bằng các loại phương tiện giao thông đều thuận tiện.

Đường bộ: Xe ôtô khách liên tỉnh xuất phát từ các bến xe Phía Nam như : Gia Lâm, Lương Yên, Nước Ngầm, Mỹ Đình tỏa đi khắp mỏi miền trên toàn quốc theo các quốc lộ 1A, quốc lộ 2, quốc lộ 3, quốc lộ 5, quốc lộ 6.

Đường sắt: Hà Nội là đầu mối giao thông của 5 tuyến đường sắt trong nước gồm: Hà Nội – TP Hồ Chí Minh; Hà Nội – Lào Cai; Hà Nội – Hải Phòng; Hà Nội – Đồng Đăng; Hà Nội – Cảng Cái Lân (chở hàng) và đường sắt vành đai Hà Nội trở thành một vòng khép kín, trong đó có 2 ga lập tàu khách, 2 ga lập tàu hàng. Có đường sắt liên vận sang Bắc Kinh Trung Quốc, đi nhiều nước Châu Âu.

Đường Thủy: Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng với bến Phà Đen, có các con sông lớn như: Sông Hồng; sông Đà; sống Đáy; sông Tích. Có cảng sông có hệ thống kho bãi và công trình phụ trợ. ( Luận văn Thực trạng phát triển du lịch giữa Lào và Hà Nội )

Hàng không: Trên địa bàn Thành phố hiện này có các sân bay: Nội Bài (đi quốc tế và nội địa); Gia lâm (bay dịch vụ kết hợp dân sự); Bạch Mai, Hòa Lạc và Miếu Môn ( đều là sân bay quân sự).

  • Về Khách Du Lịch

Khách quốc tế: Năm 2015, tổng số lượng khách quốc tế đến với Hà Nội là 3,4 triệu lượt người. Đến năm 2019, tổng số lượng khách quốc tế đến với Hà Nội là 7 triệu lượt người. Khách du lịch quốc tế đến Hà Nội với nhiều mục đích, trong đó mục đích du lịch chiếm khoảng 70%; khách công vụ, thương mại chiếm 15,9%, hội nghị hội thảo chiếm 4,0%, thực hiện các nhiệm vụ của chính phủ chiếm tương ứng 2,9%; thăm thân nhân là 5,1%. Như vậy, giai đoạn 2015- 2019, dù gặp khó khăn nhưng lượng khách du lịch quốc tế đến với Thủ đô vẫn tăng đều với mức tăng trung bình trên 10%, chiếm tỷ trọng 40% so với cả nước.

  • Khách nội địa

Trong khi đó, thị trường khách du lịch nội địa đến với Hà Nội cũng chiếm tỷ trọng lớn hàng đầu cả nước, với lượng khách trung bình hàng năm chiếm trên 20% tổng lượng khách du lịch nội địa của Việt Nam. Khách du lịch nội địa đến Hà Nội với mục đích khác nhau và từ khắp các tỉnh thành của cả nước, trong đó khách đến Hà Nội với mục đích du lịch thuần túy, đi công tác, thăm thân nhân và chữa bệnh.

Nguồn khách du lịch nội địa tăng đều qua các năm từ giai đoạn năm 2015 đến năm 2019. Năm 2019, khách du lịch nội địa tại Hà Nội đạt 22 triệu lượt, tăng 8% so với năm 2018. Luôn là một trong những thị trường có lượng khách du lịch nội địa dẫn đầu cả nước. Trong đó lượng khách hàng năm vượt trung bình từ 18% đến 20%.

  • Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
  • Về cơ sở lưu trú

Tính đến hết năm 2016, thành phố có 1.751 cơ sở lưu trú phục vụ du lịch với hơn 25.532 buồng, trong dó có 233 cơ sở đã được thẩm định đạt tiêu chuẩn và các hạng sao theo qui định, chiếm 48,2% với 12.326 buồng.

Năm 2016, tổng số cơ sở lưu trú được xếp hạng trên địa bàn là 556 cơ sở, trong đó có 5 khách sạn 5 sao, 14 khách sạn 4 sao và 45 khách sạn 3 sao, 6 căn hộ du lịch cao cấp. Năm 2019, Theo Sở Du lịch Hà Nội, trên địa bàn thành phố hiện có 3.499 cơ sở lưu trú du lịch. Số cơ sở lưu trú được xếp hạng là 572, trong đó có 66 khách sạn được xếp hạng từ 3-5 sao, 8 khu căn hộ du lịch cao cấp từ 4-5 sao, 222 cơ sở đã được xếp hạng sao còn hạn quyết định, 490 nhà nghỉ đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt. Công suất sử dụng phòng trung bình toàn khối đạt 55,2%, ngày lưu trú bình quân của khách du lịch đạt 1,3 ngày/khách. Trong đó, các thị trường khách quốc tế đứng đầu về lượng khách gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á, Mỹ, Pháp, Úc. Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Đức Hải cho biết, năm 2019, nhiều sự kiện quan trọng diễn ra tại Hà Nội và cả nước, đây là cơ hội để ngành Du lịch Thủ đô tạo nhiều dấu ấn cho bạn bè trong nước và quốc tế, điển hình như Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ – Triều Tiên lần 2; Đại lễ Phật đản Vesak; các hoạt động kỷ niệm quan hệ ngoại giao với các quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản… “Việc các cơ sở lưu trú nâng cấp chất lượng dịch vụ, trong đó có nhiều cơ sở đạt chuẩn “sao” quốc tế, thêm khẳng định, Hà Nội là điểm đến uy tín, hấp dẫn có thể đáp ứng nhiều đối tượng du khách trong và ngoài nước”, ông Trần Đức Hải nhận định. ( Luận văn Thực trạng phát triển du lịch giữa Lào và Hà Nội )

Về doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, vận chuyển

Hà Nội hiện có khoảng 1100 xe ô tô chuyên dụng chở khách du lịch, 117 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ taxi với hơn 17000 đầu xe, 300 xe xích lô, 1000 thuyền đò, 2 doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng ô tô điện tại khu vực phố cổ và xung quanh Hồ Tây,.. Tính đến năm 2019, toàn thành phố có 1.500 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành hoạt động, trong đó có 600/1.425 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, hướng dẫn viên được cấp thẻ là 3.649 người…

  • Doanh thu từ du lịch

Theo báo cáo của Sở VHTT&DL Hà Nội, tổng thu từ du lịch của Hà Nội có mức tăng trưởng tương đối ổn định và khá cao so với các địa bàn trọng điểm du lịch trong cả nước. Tăng trưởng trung bình giai đoạn 2015 – 2019 đạt 26,7%/năm.

Tổng thu từ khách du lịch tới Hà Nội tăng ổn định, giai đoạn 2014 – 2019 tăng bình quân 26,7%/năm. Năm 2016, tổng thu từ khách du lịch đạt 61.778 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2015. Năm 2019, tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 103.800 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2018. Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế ở Hà Nội đạt khoảng 110 USD/ngày và khách nội địa khoảng 55 USD/ngày. Thị trường khách có khả năng chi trả cao như: Tây âu, Đông Bắc Á, Bắc Mỹ… Thành phố tiếp tục mở rộng quảng bá, xúc tiến du lịch.

Theo nghị quyết, du lịch Hà Nội phấn đấu đến năm 2020, Năm 2020, ngành Du lịch Hà Nội phấn đấu thu hút khoảng 32 triệu lượt khách, tăng 10,2% so với năm 2019; trong đó khách quốc tế là 8,22 triệu lượt (khách lưu trú là 5,77 triệu khách), tăng 17%. Tổng thu từ du lịch đạt 116.762 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm 2019. Công suất sử dụng phòng trung bình của cơ sở lưu trú, khách sạn đạt từ 65- 68%. Hà Nội cũng phấn đấu đào tạo, bồi dưỡng nghề, bồi dưỡng kiến thức du lịch cho khoảng 90.500 người.

Mời bạn tham khảo thêm:

Tổng hợp bài mẫu Luận văn Thạc Sĩ

2.1.5. Các đặc điểm và lợi thế du lịch ở thành phố Luangprabang và thành phố Hà Nội ( Luận văn Thực trạng phát triển du lịch giữa Lào và Hà Nội )

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ, Hà Nội sở hữu nhiều di sản tự nhiên và văn hóa. Thủ đô Hà Nội là một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất của Việt Nam, Hà Nội có sân bay quốc tế Nội Bài và là trung tâm du lịch quốc gia nơi thu hút khách hàng đầu của cả nước và là đầu mối phân phối khách du lịch quốc tế cho các địa phương phía Bắc. Những năm qua, du lịch Hà Nội đã có sự phát triển đáng ghi nhận, đóng góp vào sự phát triển chung của du lịch Việt Nam.

Trong khi đó, thành phố Luangprabang có nhiều nét tương đồng với thành phố Hà Nội trong phát triển DL, có nhiều sản phẩm có giá trị văn hóa cao cho DL. Trong quá trình phát triển DL, Luangprabang luôn coi trọng việc giữ gìn cảnh quan môi trường và tài nguyên du lịch nhân văn. Thành phố nhỏ nhắn này vẫn lưu giữ được vẻ mặt của một cố đô, mang đậm dáng dấp cổ xưa với những bức tường, mái ngói phủ kín rêu phong đặc trưng, không gian đẹp, có cả những đàn cá bơi lội tung tăng trong con suối trong vắt.Có thể thấy, nền văn hóa Lào từ truyền thống đến hiện đại là một nguồn mạch dồi dào giàu bản sắc, nhất quán trong đặc điểm dân tộc và tính thời đại để phát triển DL. Nhờ các chiến lược phù hợp, Luangprabang đã nhận thức và chú trọng việc quảng bá văn hóa của dân tộc mình ra khắp các vùng miền trên thế giới; đưa DL khám phá, trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng của nơi đây trở thành một loại hình sản phẩm DL quan trọng của quốc gia; khai thác tốt tiềm năng DL trong các giá trị văn hóa truyền thống.

  • Tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú và hấp dẫn

Thủ đô Hà Nội và thành phố Luangprabang đều là những thành phố có nguồn tài nguyên du lịch phong phú. Thủ đô Hà Nội có hơn 5000 di tích lịch sử, trong số đó có một số di tích được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới đã được xếp hạng. Thành phố Luangprabang có vị trí địa lí thuận lợi, giao thông vận tải phát triển và các tài nguyên du lịch nhân văn rất phong phú với hơn 1000 di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội truyền thống, các làng nghề thủ công, ca múa nhạc, các món ăn đặc sản và các khu phố cổ cùng với chùa chiền, đền đài; tài nguyên du lịch tự nhiên: dòng sông – thác nước, rừng, hang động… là cơ sở để địa phương náy phát triển kinh tế du lịch. Cố đô Luangprabang đã được Tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày 9, tháng 12, năm 1995 cũng tạo ra tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế du lịch

  • Hoạt động du lịch phát triển

Thành phố Hà Nội và thành phố Luangprabang có nguồn thu từ khách du lịch rất lớn, chiếm tỷ lệ tới 30% của Việt Nam và 40% ở Lào. Cơ cấu nguồn thu từ lưu trú (chiếm 65,5%); ăn uống (15,3%); bán hàng (12%); vận chuyển (7,0%); còn lại từ các dịch vụ khác. Lượng khách du lịch đến Hà Nội và Luangprabang liên tục tăng theo các năm trong tương quan với sự phát triển du lịch ở một số thị trường trong điểm của cả nước, đặc biệt là trong sự phát triển của du lịch phía Bắc của Lào và du lịch đồng bằng Bắc Bộ ở Việt Nam. ( Luận văn Thực trạng phát triển du lịch giữa Lào và Hà Nội )

– Giao thông thuận lợi

Hà Nội và Luangprabang đều có hệ thống giao thông rất thuận lợi, hai thành phố đều có sân bay quốc tế, có những tuyến đường nối các tỉnh thuận lợi cả về đường bộ và đường thủy. Vì thế thời gian đi lại giữa các tỉnh trong nước và hai thành phố được rút ngắn, tạo tiền đề cho sự liên kết phát triển du lịch giữa hai thành phố

2.2. Các hoạt động liên kết giữa thành phố Luangprabang và thành phố Hà Nội

2.2.1. Liên kết phát triển chuỗi sản phẩm du lịch

  • Liên kết giữa các cơ quan quản lý Nhà nước của hai đất nước Việt Nam – Lào

Theo Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam cho biết, thời gian qua, hợp tác phát triển du lịch giữa Việt Nam và Lào được triển khai dưới hai hình thức song phương và đa phương. Hợp tác song phương thông qua việc triển khai Hiệp định hợp tác du lịch cấp Chính phủ, các thỏa thuận giữa hai bộ chủ quản du lịch. Bên cạnh đó, hai nước tích cực tham gia và thúc đẩy hợp tác du lịch đa phương chủ yếu qua các khuôn khổ: “Ba quốc gia một điểm đến”, “Tam giác phát triển” (Việt Nam – Lào – Campuchia), “Bốn quốc gia một điểm đến” (Việt Nam – Lào – Campuchia – Myanmar), “Hành lang Đông Tây”, “Tiểu vùng Mê Kông mở rộng” (GMS), “Mê Kông – Lan Thương”…

Lãnh đạo ngành du lịch hai nước Việt Nam – Lào nói chung và hai thành phố Hà Nội – Luangprabang nói riêng thường xuyên trao đổi đoàn, thực hiện nhiều chuyến khảo sát nhằm nối các tuyến, điểm du lịch giữa hai nước, bao gồm: Tuyến Hà Nội – Luangprabang qua Cửa khẩu Huổi Puốc nằm trên địa bàn xã Mường Lói, huyện Điện Biên, nối tỉnh Điện Biên và tỉnh Luangprabang thông qua cửa khẩu tương ứng Na Son bên phía Lào; tuyến Hà Nội – Viêng Chăn – Luangprabang qua cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh); từ Luông Pha Băng (Lào) qua cửa khẩu Nậm Cắn (Nghệ An) tới Thừa Thiên Huế. Hai bên cũng phối hợp với Thái Lan phát triển các tuyến du lịch đường bộ liên hoàn từ Đông Bắc Thái Lan qua Nam Lào đến các tỉnh miền Trung Việt Nam và tuyến “Tam giác di sản thế giới” nối vịnh Hạ Long (Việt Nam) với cố đô LuôngPrabang (Lào) và Udon Thani (Thái Lan)…Hàng năm chính phủ hai nước Việt Nam và Lào luôn tổ chức những cuộc gặp song phương với những chuyến khảo sát nhằm kết nối các điểm đến mới. Từ cuộc khảo sát, cơ quan chức năng đã khẳng định việc liên kết giữa các địa phương để cùng phát triển du lịch hiện là nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. ( Luận văn Thực trạng phát triển du lịch giữa Lào và Hà Nội )

Trong khi đó, ngày 20/3/2018 tại Hà Nội, lãnh đạo Sở Du Lịch Hà Nội đã có buổi làm việc với lãnh đạo Sở Du lịch tỉnh Luangprabang (Lào) về việc xúc tiến kết nối du lịch Hà Nội – Luangprabang; Hà Nội – Luangprabang là hai địa phương có ngành du lịch phát triển bậc nhất của hai nước Việt Nam – Lào. Bên cạnh những nét tương đồng, mỗi địa phương có những thế mạnh riêng có thể bổ trợ nhau trong hoạt động liên kết phát triển du lịch. Chương trình Kết nối du lịch Hà Nội – Luangprabang do Sở Du Lịch Hà Nội và Sở Du lịch Luangprabang (Lào) phối hợp xúc tiến. Theo đó, hai bên sẽ phối hợp tuyên truyền du lịch, trao thông tin; kết nối tuyến du lịch Hà Nội – Luangprabang và đi một số địa danh vùng lân cận; thúc đẩy đầu tư du lịch; thường xuyên trao đổi hợp tác kinh nghiệm giữa hai địa phương. Được biết, ngoài việc xúc tiến kết nối với du lịch Hà Nội, Luangprabang còn mong muốn kết nối với các điểm du lịch là Di sản thế giới của Việt Nam. Trong tương lai, Sở Du lịch Luangprabang muốn phối hợp với Sở Du Lịch Hà Nội xây dựng tuyến du lịch giữa các nước Đông Dương, tạo thành chuỗi sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn. Luangprabang là tỉnh có nhiều tiềm năng du lịch, nhất là du lịch sinh thái. Thời gian qua, lượng khách Hà Nội đến Luangprabang và ngược lại bằng đường bộ và hàng không đang gia tăng. Hạ tầng cơ sở tại Luangprabang phục vụ du lịch tương đối tốt và là điểm phân phối khách đi các tỉnh.

Tổ chức ký kết chương trình hợp tác phát triển du lịch. Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tăng hiệu quả công tác liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa hai thành phố. Sở Du lịch thành phố Hà Nội – Sở du lịch thành phố Luangprabang đã ký chương trình hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2018 – 2023. Liên kết, hợp tác kết nối tour đón khách du lịch từ các tỉnh, thành phố trong hai nước Việt – Lào, thành phố các nước, các quốc gia, vùng lãnh thổ đến Hà Nội – Luangprabang và ngược lại. Với tinh thần” Hai thành phố, Một điểm đến”. Liên kết, hợp tác hai bên giữa nhà quản lý với các doanh nghiệp lữ hành, lưu trú, vận chuyển và các khu, điểm du lịch để tăng tính hấp dẫn, nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách du lịch đến với hai thành phố.

Mặt khác, lãnh đạo hai thành phố luôn phối hợp hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến du lịch thực hiện các thủ tục hành chính; thủ tục cấp visa; liên kết, xây dựng các sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, dịch vụ chuyên nghiệp. Thủ đô Hà Nội và thành phố Luangprabang có vai trò trung tâm kết nối các tour, tuyến du lịch quốc tế và cá tour, tuyến du lịch với các tỉnh, thành phố trong nước đảm bảo chất lượng cao, có sức cạnh tranh để phân phối nguồn khách du lịch đến với các tỉnh khác ở Việt Nam và Lào.

Đặc biệt, tăng cường sự liên kết, hợp tác kết nối tour đón khách du lịch từ các tỉnh, thành phố trong nước, thủ đô, thành phố các nước, các quốc gia, vùng lãnh thổ đến với Hà Nội và thành phố Luangprabang. Liên kết, hợp tác phải có trọng tâm, trọng điểm, kết nối hai bên giữa nhà quản lý với các doanh nghiệp lữ hành, lưu trú, vận chuyển bằng đường bộ, đường hàng không và các khu, điểm du lịch để tăng tính hấp dẫn, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút và đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của khách du lịch khi đến với hai địa phương.

Hàng năm, hai địa phương có kế hoạch tổ chức cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp du lịch, các nhà đầu tư lớn tìm hiểu các cơ hội, thực hiện các dự án phát triển du lịch tại thành phố Hà Nội và thành phố Luangprabang, tập trung vào các dự án phát triển du lịch, khách sạn cao cấp, khu vui chơi giải trí.. Tổ chức, trao đổi các đoàn framtrip, presstrip khảo sát, học tập kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư giữa hai địa phương; hợp tác xúc tiến trao đổi khách du lịch giữa thành phố Hà Nội và thành phố Luangprabang thông qua việc kết nối hoạt động của các doanh nghiệp du lịch. ( Luận văn Thực trạng phát triển du lịch giữa Lào và Hà Nội )

  • Liên kết giữa các doang nghiệp

Tạo những điểm nhấn tại tour du lịch. Công Ty TNHH MTV Lữ Hành Vitours, Công ty Lữ hành Hanoi tourist và nhiều doanh nghiệp lữ hành Hà Nội, đã phối hợp với doanh nghiệp Luangprabang tổ chức du lịch tuyến du lịch về miền đất cố đô Luangprabang nơi có cung điện Hoàng gia của xứ Lạng Xạng, đây là địa điểm rất nổi tiếng của thành phố. Tiêu biểu như năm 2018, Thực hiện sự chỉ đạo của Hiệp hội Du lịch Việt Nam và hưởng ứng Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam (VITM) – Hà Nội 2018, Với vị thế là thương hiệu lữ hành hàng đầu Thủ đô Hà Nội và cả nước, với tình cảm và trách nhiệm của mình, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự liên kết phát triển du lịch, tăng cường hiểu biết giữa nhân dân hai nước và đóng góp thiết thực cho sự hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Lào, Công ty Lữ hành Hà nội tourist hợp tác với Công ty Du lịch Xay Mung Khun (Lào) tại thành phố Luangprabang xây dựng và thực hiện chương trình du lịch HC aravan với chủ đề “Hành trình qua các kinh đô Việt-Lào” với lộ trình 7 ngày 6 đêm: “Hà Nội – Sơn La – Sầm Nưa – Luông Pra Băng – Viêng Chăn – Cánh Đồng Chum – Nghệ An – Hà Nội”. Cuộc hành trình đã giúp cho du khách hiểu được nền văn hóa phong phú của đất nước Lào nói chung và thành phố Luangprabang nói riêng.

Xây dựng được nhiều sản phẩm du lịch có tính liên vùng. Sự liên kết, hợp tác du lịch có vai trò quan trọng của các doanh nghiệp du lịch. Gần đây, đã hình thành được nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng, tuyến điểm du lịch và các khu nghỉ dưỡng du lịch cao cấp, có khả năng cạnh tranh quốc tế cao. Tiêu biểu là một số sản phẩm du lịch mang tính lịch sử tâm linh, sinh thái… Hiện trong cơ cấu tour liên Việt – Lào của các doanh nghiệp lữ hành, tour du lịch về thăm những di sản văn hóa thế giới của thành phố Luangprabang (Cung điện Hoàng Gia, chùa Xiêng Thong, chùa Wat Mai , khu phố cổ, trải nghiệm thăm rừng nguyên sinh) chiếm tới 60% số lượng tour của doanh nghiệp du lịch lữ hành của Hà Nội.

Nhiều chương trình được đánh giá cao về tính hấp dẫn và giá trị kinh tế, như các chương trình du lịch nối tour Hà Nội – Laungprabang với nhiều mức giá và chương trình khác nhau tương ứng với nhiều đối tượng khách, với thời gian khác nhau. Tuy nhiên, việc phát triển tour du lịch này gặp không ít khó khăn do dịch vụ ở hai nơi chưa đồng bộ về chất lượng, thiếu, yếu, ít dịch vụ hỗ trợ cho khách vui chơi, mua sắm,.. Việc đổi mới sản phẩm du lịch liên kết của hai địa phương chưa rõ nét. Các sản phẩm du lịch chủ yếu vẫn đi theo đường lối cũ, ít sáng tạo và mở rộng. ( Luận văn Thực trạng phát triển du lịch giữa Lào và Hà Nội )

Theo kết quả điều tra khách du lịch quốc tế và nội địa đánh giá về chất lượng dich vụ trong chương trình Hà Nội – Luangprabang như sau:

Trong các dịch vụ du lịch, dịch vụ được đánh giá cao nhất là dịch vụ tham quan với khách du lịch quốc tế là 41,3% và khách du lịch nội địa là 76,2%. Trong khi đó, khách du lịch nội địa cho răng dịch vụ mua sắm, giải trí so với dịch vụ khác còn kém với tỉ lệ đánh giá là 47,1% ;tỷ lệ thấp nhất là mục khác 84,2 %. Khách du lịch quốc tế đánh giá dịch vụ kém nhất trong các dịch vụ được điều tra là mục khác 91,2%. Điều đó cho thấy, sự đa dạng dịch vụ trong chương trình chưa cao thể hiện ở sự đánh giá mục khác mức kém chiếm tỷ lệ cao. Dịch vụ được đánh giá cao hơn tập trung vào các dịch vụ chính như: ăn uống, lưu trú và tham quan. Với tỷ lệ 100% các công ty lữ hành có hoạt động liên kết với các đơn vị ăn uống và lưu trú. Điều đó chứng tỏ hiệu quả của hoạt động liên kết mang lại.

Trên thực tế, Hà Nội – Luangprabang có số lượng và chất lượng dịch vụ du lịch không đồng đều. Vì vậy, việc tạo thành chuỗi sản phẩm chung là việc rất khó khăn. Hiện tại, hoạt động liên kết tạo thành chuỗi sản phẩm chung của hai địa phương chưa đúng nghĩa. Chủ yếu mới dừng lại ở việc kết hợp với nhau để tạo ra tuyến du lịch có một số dịch vụ của hai địa phương như: vận chuyển, tham quan, vui chơi giải trí, ăn uống, lưu trú, bảo hiểm,… Các dịch vụ như: dịch vụ thuê xe, dịch vụ ngân hàng, các điểm thu đổi ngoại tệ, trạm bán xăng dầu, bệnh viện, phòng khám, dịch vụ vui chơi thể thao, trung tâm hội nghị, truyền hình, đài phát thanh, các cơ sở giáo dục đào tạo,.. còn chưa được quan tâm. Chính vì vậy, dẫn đến sự không đồng đều trong các dịch vụ, cũng như ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chung.

Tuy nhiên, hoạt động liên kết giữa hai địa phương trong việc xây dựng tour du lịch vừa thiếu vừa yếu. Thực tế cho thấy, Hà Nội và Luangprabang đều có thế mạnh về du lịch tâm linh, nhưng việc phối hợp lỏng lẻo dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp du lịch khai thác một cách tự phát. Để khai thác triệt để những tiềm năng du lịch cua hai thành phố, cần có hành động thiết thực hơn trong việc liên kết với hai địa phương. Trong đó Hà Nội đóng vai trò quan trong nhất. Với dân số khoảng 8 triệu người, gần 1.500 doanh nghiệp và lượng khách quốc tế dự kiến năm 2020 là hơn 8 triệu lượt/năm.

Như vậy, hoạt động liên kết tạo chuỗi sản phẩm du lịch thành phố Hà Nội – thành phố Luangprabang, bên cạnh một số tour kết nối…, thì nhìn chung chưa đạt hiệu quả so với tiềm năng du lịch của hai thành phố. Sản phẩm đặc thù của từng thành phố chưa được định hình, chưa có sản phẩm du lịch chung vùng liên kết. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm của từng thành phố được chú trọng đầu tư, đổi mới nhưng hiệu quả chưa đồng bộ. Sự kết nối tour của hai thành phố còn đơn điệu, chưa đa dạng và phát huy thế mạnh của từng thành phố, tạo sức mạnh cho sự liên kết giữa hai thành phố.

2.2.2. Liên kết xúc tiến, quảng bá du lịch ( Luận văn Thực trạng phát triển du lịch giữa Lào và Hà Nội )

  • Liên kết trong tổ chức sự kiện của địa phương

Năm 2019, nhân sự kiện khai mạc Tuần Văn hóa Việt Nam tại Lào năm 2019. Đây là chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam cùng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào phối hợp tổ chức. Thành phố Hà Nội đã phối hợp với thành phố Luangprabang tổ chức các sự kiện chào mừng khai mạc tuần văn hóa Việt Nam tại Lào, các hoạt động lễ hội được diễn ra tại Hà Nội như : lưu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân; biểu diễn nghệ thuật chào mừng; hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch phố cổ Hà Nội – Phố cổ Luangprabang, các gian hàng ẩm thực Việt – Lào tại phố đi bộ Hoàn Kiếm.v.v. Cùng với Hà Nội, Luangprabang cũng phối hợp tổ chức các hoạt động tại thành phố Luangprabang như: giới thiệu ẩm thực Việt – Lào; các chương nghệ thuật đặc sắc mang đậm văn hóa của hai địa phương; đặc biệt là có sự tham gia của các nghệ sỹ đến từ Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam. Với kỹ năng biểu diễn chuyên nghiệp và sự cống hiến hết mình, các nghệ sỹ Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam đã trình diễn, giới thiệu với nhân dân các dân tộc Lào và cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống tại Lào nhiều tiết mục hòa tấu nhạc cụ dân tộc Việt Nam độc đáo cùng những bài hát, điệu múa đặc sắc ca ngợi quê hương, đất nước, con người Việt – Lào hồn hậu… đem lại rất nhiều cảm xúc cho người xem với những tràng vỗ tay vang dội.

  • Kết hợp với hãng hàng không Vietnam Airline và Lào Airline quảng bá du lịch

Các địa phương tăng cường hợp tác với các đại sứ quán Việt Nam và Đại sứ quán Lào tại nước ngoài, các tổ chức quốc tế, hãng hàng không Vietnam Airline và Lào Airline, để chuyển tải hình ảnh du lịch hai địa phương đến thị trường các nước và tổ chức các sự kiện quảng bá, xúc tiến. Theo đó, Vietnam Airline và Lào Airline phân phối các ấn phẩm giới thiệu du lịch Hà Nội – Luangprabang tại các Văn phòng chi nhanh của Vietnam Airline và Lào Airline tại nước ngoài, trên một số ấn phẩm thông tin của Vietnam Airline và Lào Airline; mời các Famtrip, Presstrip.

  • Hoạt động liên kết xúc tiến, quảng bá còn mang tính địa phương

Theo nhận xét của cán bộ trung tâm xúc tiến du lịch Hà Nội: Bản thân mỗi địa phương chủ yếu tập trung vào tạo hình ảnh riêng cho địa phương mình mà chưa chú trọng đến vấn đề tạo hình ảnh chung trong liên kết. Do đó, các hoạt động xúc tiến độc lập, hiệu quả liên kết chưa cao. Mặc dù, các văn bản hợp tác, các cuộc hội thảo đề cập đến nhưng chủ yếu vẫn là khẩu hiệu, chưa có kế hoạch hay buổi làm việc cụ thể cho vấn đề này. Hình ảnh chung cho vùng chưa được xây dựng. Chính vì vậy, hình ảnh được nhắc đến là vẫn riêng cho mỗi địa phương.

Vì chưa xây dựng được hình ảnh, logo và slogan chung, nên việc xây dựng và phát triển thương hiệu chung cho hai thành phố cũng chưa có hiệu quả. Hà Nội – Luangprabang còn loay hoay chưa có một chiến lược xúc tiến, quảng bá du lịch chuyên sâu và chuyên nghiệp, làm nổi bật những giá trị đặc sắc và lợi thế so sánh của các sản phẩm du lịch đặc trưng của hai thành phố.Hoạt động liên kết chủ yếu dừng lại ở các hoạt động mời tham gia hội trợ, triển lãm giữa hai thành phố. ( Luận văn Thực trạng phát triển du lịch giữa Lào và Hà Nội )

  • Liên kết website chung cho vùng liên kết

Một trong những yếu tố kích thích nhu cầu du lịch của con người chính là thông tin và hình ảnh. Theo kết quả điều tra khách du lịch (cụ thể trong bảng 1,2 phần phụ lục), phần lớn khách du lịch quyết định đi du lịch dựa vào thông tin từ internet và từ gợi ý bạn, người thân. Trong quá trình hoạt động, công ty lữ hành chọn mức độ tiếp cận thông tin dịch vụ du lịch dễ 35,5% và bình thường là 55,4 % đó là tỷ lệ khá cao. Trong khi đó, khách du lịch đánh giá tính có sẵn của thông tin về dịch vụ du lịch dễ 55,8% và bình thường 32%. Thông tin của công ty được truyền tải nhiều nhất là qua internet và in ấn tỷ lệ bằng 100%. Trong khi đó, không có đơn vị nào chọn phát thanh làm phương tiện truyền tải thông tin du lịch. Tỷ lệ công ty chọn hội trợ, triển lãm cũng chưa cao với 37,4%. Chứng tỏ, vai trò của thông tin từ các trang web là vô cùng quan trọng. Đặc biệt, qua các trang web chung của vùng liên kết, khách du lịch có điều kiện tiếp cận với thông tin du lịch của hai địa phương trong vùng liên kết được dễ dàng,với thông tin cập nhật và thống nhất.

Hiện tại, Hà Nội và Luangprabang đều có website du lịch : http://hanoitour ism.gov.vn và tourismluangprabang.org. Nôi dung quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch tiêu biểu, các sự kiện,.. và hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố. Trên trang web của Hà Nội và Luangprabang có liên kết website với một số đơn vị và các tỉnh trong cả nước Việt Nam và Lào. Như vậy, bên cạnh website riêng của mỗi địa phương, hai địa phương vẫn chưa có website chung, các website của hai thành phố còn nhiều hạn chế về tính liên kết. Mặc dù, trên các trang web của hai thành phố đề cập một số thông tin du lịch và sự kiện của một số nơi khác ngoài thành phố. Nhưng do dàng trải với các địa phương khác, nên không thể hiện được vai trò của liên kết, sự khác biệt của hai thành viên trong vùng liên kết.

  • Liên kết xúc tiến, quảng bá thiếu trọng tâm

Hà Nội – Luangprabang có chung thị trường khách du lịch Trung Quốc. Mặc dù, Hà Nội khách du lịch Trung Quốc chiếm số đông hơn khách du lịch đến từ Châu âu và một số quốc gia khác. Còn Luangprabang thì lượng khách tương đối đồng đều hơn. Nhưng việc nghiên cứu nhu cầu thị trường nhất là phân khúc thị trường mục tiêu còn rất hạn chế. Nếu không xác định rõ phân khúc thị trường mục tiêu, sẽ không nắm bắt được nhu cầu thị trường để từ đó có cơ sở xác định dịch vụ du lịch để phục vụ khách du lịch. Trong việc cùng nhau nghiên cứu nhu cầu thị trường để phục vụ liên kết xúc tiến, quảng bá (Hà Nội – Luangprabang chưa thật sự chú trọng) Việc kết hợp điều tra du khách du lịch, đặc biệt là thị trường khách du lịch trọng điểm còn đơn lẻ, tự phát không có định hướng chung và không có kế hoạch cụ thể. Mặc dù, đây là công việc hết sức quan trọng làm định hướng cho phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch. Chính điều dó đã dẫn đến tình trạng xúc tiến, quảng bá ồ ạt, chồng chéo không có trọng điểm của hai địa phương trong vùng liên kết. Làm hạn chế hiệu quả liên kết giữa hai địa phương.

  • Liên kết trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý

Việc ứng dựng khoa học công nghệ vào quản lý, phục vụ công tác liên kết xúc tiến, quảng bá du lịch rất là quan trọng. E-marketing và e-commerce được xác định là hướng đi của ngành du lịch Việt Nam trong xúc tiến, kinh doanh du lịch. Tổng cục du lịch đã xây dựng 2 ứng dụng là : “ Hệ thống phân tích và phản hồi tự động về các phản hồi liên quan đến du lịch trên internet” và trang “ facebook fanpage” chính thức của du lịch Việt Nam. Địa chỉ truy cập trên internet là http://thuonghieu, tourism và http://facebook.com /Vietnamtourism. Trong khi đó tại Lào nói chung và thành phố Luangprabang, Tổng cục du lịch Lào cũng đã triển khai ứng dụng khoa học công nghệ một cách cụ thể trong hệ thống phân tích và phản hồi tự động về các phản hồi liên quan đến du lịch trên internet. Địa chỉ truy cập: https://www.tourismlaos/,http://www.ecotourismlaos, http://www.laotourismdevelopment

Trong những năm gần đây, được sự hỗ trợ của dự án EU và các tổ chức quốc tế, Tổng cục du lịch Việt Nam và Tổng cục du lịch Lào đã hoàn thành những phim ngắn 30 giây, 5 phút, 10 phút để quảng bá du lịch Việt Nam và du lịch Lào. Tổng cục cũng phối hợp đối tác thực hiện chương trình Mega Selfie, đặt các camera lớn ở các điểm du lịch nổi tiếng để khách tự chụp ảnh. Các ảnh này sẽ được chuyển trực tiếp về các website liên quan để bầu chọn, trao giải ảnh đẹp.. Hiệp hội du lịch Việt Nam cũng cho ra mắt sàn giao dịch trực tuyến về du lịch với trang web: www.tripi, cho phép khách hàng được trực tiếp tiếp cận với hàng nghìn tour du lịch, các dịch vụ đặt phòng khách sạn, vé may bay của các công ty để so sánh chất lượng, dịch vụ, giá cả và thực hiện giao dịch trực tuyến. Trong khi đó, hiệp hội du lịch Lào cũng có những trang web giao dịch trực tuyến về du lịch Lào như: http://www.tourismlaos.org; http://www.ecotourismlaos; http://www.laotourism development. ( Luận văn Thực trạng phát triển du lịch giữa Lào và Hà Nội )

Hà Nội và Luangprabang là hai địa phương có sự đầu tư du lịch rất lớn của hai nước Việt Nam và Lào. Tuy nhiên, do chưa có website chung cho vùng liên kết, nên việc theo dõi quản lý các phản hồi cũng như quảng bá hình ảnh hai địa phương liên kết còn gặp nhiều khó khăn. Hiện tại hai địa phương đều có trang web du lịch riêng, nếu áp dụng có hiệu quả hai ứng dụng trên công tác quản lý và quảng bá xúc tiến sẽ có nhiều kết quả nổi bật để tiến tới xây dựng trang web chung cho hai địa phương thì hiệu quả ứng dụng công nghệ vào quản lý xúc tiến quảng bá sẽ là chất xúc tác lớn, giúp hoạt động liên kết xúc tiến quảng bá du lịch của hai địa phương đạt hiệu quả cao

Với tinh thần “Hai thành phố – Một điểm đến”, thời gian tới hai thành phố sẽ tham gia các sự kiện du lịch, các hoạt động quảng bá xúc tiến, hội trợ các thị trường du lịch trong nước và quốc tế lớn do chính phủ hai nước Việt Nam và Lào tổ chức hàng năm. Hàng năm hai thành phố luân phiên phối hợp tổ chức từ 1 đến 2 chương trình, sự kiện du lịch chung..

Như vậy, hoạt động liên kết xúc tiến, quảng bá du lịch hai địa phương chủ yếu mang dấu ấn riêng rẻ của từng địa phương. Các hình thức xúc tiến, quảng bá du lịch chủ yếu của các địa phương là: phát hành tài liệu, ấn phẩm, đĩa DVD. VCD quảng bá về tiềm năng du lịch của địa phương. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài địa phương đặc biệt là trên internet, lập các trang web điện tử. Tham gia các hội trợ, triển lãm trong nước , tổ chức festival,.. Tổ chức các năm du lịch tại Hà Nội, Luangprabang. Tổ chức và tiếp đón các đoàn farm trip để giới thiệu quảng bá tài nguyên du lịch địa phương. Thành lập được Hiệp hội du lịch của địa phương và đã có được thành công nhất định trong công tác quảng bá.

Tuy nhiên, chưa có sự xúc tiến quảng bá cấp vùng, vì vậy chưa tạo dựng được hình ảnh du lịch vùng trong nước và quốc tế. Hầu hết các hoạt động xúc tiến quảng bá của hai địa phương tập trung vào quảng bá chủ yếu vào thị trường khách nội địa, còn phát triển công tác quảng bá ra nước ngoài chủ yếu đăng ký tham gia các hội chợ của Tổng cục du lịch. Công tác xúc tiến quảng bá chưa thực sự nhận được nhiều đầu tư từ ngân sách của hai thành phố. Nội dung xúc tiến quảng bá còn nghèo nàn, chưa tạo ra nét đặc sắc riêng biẹt. Công tác merketing, xúc tiến quảng bá du lịch chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường. Đặc biệt, công tác quảng bá xúc tiến chưa thực sự gắn với thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp; chưa tạo dựng được các sự kiện văn hóa – du lịch, thể thao – du lịch có tính chất định kỳ, thường niên mang dấu ấn của vùng liên kết. Nhìn chung, hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch của hai địa phương còn mang tính riêng lẻ, không thật sự gắn kết với các ngành liên quan dẫn đến tình trạng lệch pha nhau và kém hiệu quả. Bên cạnh đó, nguồn tài chính cho hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch vừa thiếu vừa không tập trung. Tính định hướng, đầu mối thực hiện của cơ quan quản lý du lịch và các hiệp hội du lịch với các doanh nghiệp còn hời hợt, hình thức, chưa sát thực, gâp ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển nói chung.

2.2.3. Liên kết đào tạo, phát triển nhân lực ( Luận văn Thực trạng phát triển du lịch giữa Lào và Hà Nội )

Liên kết đào tạo giữa các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch

Số lượng và chất lượng các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch của Hà Nội vượt trội hơn hẳn so với Luangprabang. Do vậy, Luangprabang nhận được nhiều sự hỗ trợ đào tạo nhân lực từ Hà Nội.

Tính từ năm 2015 đến năm 2019, ngành du lịch thành phố Luangprabang phối hợp với trường ĐH Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn (Đại học quốc gia Hà Nội) đào tạo thạc sĩ du lịch cho 10 cán bộ quản lý nhà nước về du lịch.. Ngoài ra, trường ĐH Du Lịch Hà Nội và ĐH Văn Hóa Hà Nội cũng thường xuyên đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho rất nhiều cán bộ quản lý nhà nước làm công tác trên lĩnh vực du lịch cho thành phố Luangprabang nói riêng và nước CHDCND Lào nói chung theo sự thỏa thuận hợp tác của hai Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào.

Ngoài ra, cả Hà Nội – Luangprabang cũng chú trọng liên kết đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại địa phương. Đặc biệt, tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn cho đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ du lịch ở địa phương.

Như vậy, hoạt động liên kết giữa các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch của hai địa phương tập trung chủ yếu vào lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao bên cạnh một số khóa đào tạo ngắn hạn

Liên kết đào tạo giữa các đơn vị sử dụng nhân lực du lịch

Hoạt động liên kết giữa các đơn vị sử dụng nhân lực du lịch giữa hai địa phương còn nhiều hạn chế. Chủ yếu tập trung ở một số tập đoàn, công ty lớn như, Saigontourist, Vietravel, Công ty Du lịch Xay Mung Khun (Lào), Công ty Green Discovery Luangprabang, công ty du lịch Phucgroup (PGC).. và hoạt động trong nội bộ tập đoàn.

Tại thành phố Luangprabang hầu hết các tập đoàn và công ty lớn mới đầu tư vào trong những năm gần đây và điển hình là Saigon tourist, Hanoi tourist, Công ty Du lịch Xay Mung Khun (Lào), Công ty Green Discovery Luangprabang, công ty du lịch Phuc group (PGC). Theo phỏng vấn một số lãnh đạo các công ty lữ hành tại địa phương, thì lao động hầu hết là đào tạo trong nội bộ các công ty. Các tập đoàn lớn khác cũng thường xuyên đào tạo và tái đào tạo tại chỗ nhân lực cho hệ thống công ty con. Nhân lực được đào tạo trong tổng công ty có thể được luân chuyển công tác

Ngoài những tập đoàn lớn ra, việc liên kết đào tạo giữa các đơn vị sử dụng nhân lực du lịch của hai địa phương còn nhiều vấn đề cần làm. Một số hoạt động liên kết chủ yếu ở những vị trí liền kề. Ví dụ, công ty cố phần du lịch Viet travel kết hợp với khoa du lịch trường ĐH Souphanouvong ở Luangprabang trong việc cung cấp việc làm tại các cơ sở dịch vụ của công ty cho sinh viên, với những nhu cầu khác nhau như: thực tập, thực hành, ký hợp đồng lao động.. đồng thời phối hợp với nhà trường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực du lịch dịch vụ.

Liên kết đào tạo giữa các quan quản nhà nước các đơn vị liên quan ( Luận văn Thực trạng phát triển du lịch giữa Lào và Hà Nội )

Hoạt động này chủ yếu diễn ra trong nội bộ từng thành phố. Ví dụ, năm 2019, Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức gần 40 lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ, kiến thức cho hơn 5.000 học viên là nhân lực trực tiếp tham gia quản lý nhà nước về du lịch các cấp và nhân lực đang phục vụ khách du lịch trên địa bàn Thủ đô. Sở du lịch Hà Nội đã phối hợp với các quận, huyện và một số trường đại học, Hiệp hội Du lịch Hà Nội tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về du lịch cho cộng đồng dân cư, bồi dưỡng nguồn nhân lưc cho cán bộ quản lý du lịch tại một số địa phương và cộng đồng dân cư, bồi dưỡng nguồn lực cho cán bộ quản lý du lịch tại một số địa phương và cộng đồng dân cư có làng nghề đang khai thác, phát triển du lịch. Điển hình như ngày 14/12/2019, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với UBND huyện Mỹ Đức tổ chức “Lớp bồi dưỡng kiến thức về du lịch cho cộng đồng dân cư năm 2019” cho lãnh đạo, cán bộ quản lý, người làm du lịch trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Huyện Mỹ Đức Với quần thể văn hóa – tôn giáo, gồm nhiều ngôi chùa thờ Phật, nhiều ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng… Chùa Hương có đầy đủ tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch. Chính vì thế, “Lớp bồi dưỡng kiến thức về du lịch cho cộng đồng dân cư năm 2019” tại xã Hương Sơn sẽ góp phần giúp người dân tại địa phương hiểu hơn về lợi ích du lịch đem lại, tự tin trong giao tiếp, tạo môi trường thân thiện, chuyên nghiệp phục vụ tốt nhất nhu cầu của du khách khi đến thăm quan, trải nghiệm. Đồng thời, hướng tới mục tiêu gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử, đẩy mạnh quảng bá điểm đến tới đông đảo du khách trong nước và ngoài nước, góp phần vào sự phát triển chung của ngành du lịch Thủ đô.

Sở du lịch thành phố Luangprabang hàng năm cũng thường xuyên tổ chức những lớp bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân viên làm công tác trên lĩnh vực du lịch với sự giúp sức của các công ty lữ hành du lịch trong nước và quốc tế. Năm 2019, Sở du lịch thành phố Luangprabang đã phối hợp mở được 28 lớp đào tạo hơn 200 học viên. Kết hợp với khoa du lịch trường ĐH Souphanouvong đào tạo tập trung chủ yếu đối tượng thuyết mình viên, hướng dẫn viên du lịch và các đối tượng tham gia vào du lịch cộng đồng. Nội dung đào tạo chủ yếu là kỹ năng giao tiếp nhiều thứ tiếng như : tiếng Anh, Pháp, Trung, Nhật, Việt Nam… và các kỹ năng ứng xử, nghiệp vụ nghề. Thông qua các khóa đào tạo đã giúp nhiều học viên nâng cao được trình độ, kỹ năng nghề.

Nhìn chung, hoạt động liên kết đào tạo giữa cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị liên quan chủ yếu diễn ra trong nội bộ, nhầm nâng cao nhận thức và đào tạo những kiến thức kỹ năng cơ bản cho nhân lực du lịch của mỗi địa phương.

Liên kết thông qua Hiệp hội du lịch và các chi hội nghề nghiệp

Hiệp hội được coi là cầu nối tạo sự liên kết giữa các doanh nghiẹp du lịch trong và ngoài vùng hay với các doanh nghiệp nước ngoài. Nhằm tạo cơ hội cho lao động du lịch giao lưu,trao đổi, học hỏi kinh nghiệm và có thể chia sẽ thiếu hụt lao động những lúc cao điểm. Đặc biệt, năm 2016 với sự ra đời của Hiệp hội đào tạo du lịch Việt Nam trực thuộc Hiệp hội du lịch Việt Nam là một lợi thế cho hoạt động liên kết đào tạo. Trong khi đó đối với đất nước CHDCND Lào nói chung và thành phố Luangprabang thì chưa hình thành được một hiêp hội đào tạo du lịch đúng nghĩa, mà chỉ là những đơn vị có kết nối với các công ty đào tạo các lĩnh vực ngành nghề liên quan đến du lịch

Tuy nhiên, vai trò của hiệp hội du lịch chủ yếu được đề cập đến trong phạm vi liên kết trong tỉnh, thành phố. Hoạt động liên kết đào tạo nhân lực du lịch giữa Hà Nội – Luangprabang thông qua Hiệp hội còn yếu. Hoạt động liên kết đào tạo nhân lực du lịch còn nhiều hạn chế, bất cập, vẫn còn rời rạc, chưa bài bản, thiếu tính bền vững nhất là trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều thay đổi,.. thông tin về nhu cầu đào tạo và nhu cầu lao động đến các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp chưa được làm thường xuyên dẫn đến “cung” không gặp “cầu”.

Tóm lại: Liên kết đào tạo nhân lực ngành du lịch theo nhu cầu xã hội ở Hà Nội – Luangprabang chưa tốt. Liên kết giữa 3 nhà: nhà nước – nhà trường – nhà sử dụng lao động vẫn còn rời rạc, thiếu bài bản. Liên kết giữa các cơ sở trong mạng lưới đào tạo về du lịch chưa hiệu quả. Thông tin về định hướng phát triển nhân lực du lịch (nhất là thông tin dự báo nhu cầu lao động, các chuẩn ngành, nghề) đến các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp chưa thường xuyên; cơ sở đào tạo và doanh nghiệp tự tìm tòi là chính, nên không biết đầy đủ nhu cầu đào tạo và nhu cầu nhân lực (cả số lượng, chất lượng và cơ cấu), làm cho cung không gặp cầu.

2.2.4. Liên kết giao thông và phát triển du lịch ( Luận văn Thực trạng phát triển du lịch giữa Lào và Hà Nội )

Du lịch là ngành kinh tế mang tính liên ngành, liên vùng. Trong thành tựu phát triển vượt bật của ngành du lịch luôn có sự đóng góp quan trọng của ngành giao thông vận tải. Thể hiện việc nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, nhà ga, bến tàu, các tuyến bay hàng không được tăng cường, mở rộng đến nhiều thị trường mới. Hệ thống mạng lưới, phương tiện vận tải đường biển, đường sông không ngừng được đầu tư, phục vụ tốt việc đi lại, vận chuyển khách.

  • Đường bộ

Hiện nay, Nối Hà Nội – Luangprabang phải đi qua cửa khẩu Huổi Puốc nằm trên địa bàn xã Mường Lói, huyện Điện Biên, nối tỉnh Điện Biên và tỉnh Luangprabang thông qua cửa khẩu tương ứng Na Son bên phía Lào; tuyến Hà Nội – Viêng Chăn -Luangprabang qua cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh); từ Luangprabang (Lào) qua cửa khẩu Nậm Cắn (Nghệ An) tới Hà Nội. Đây là những tuyến chính kết nối thành phố Hà Nội với thành phố Luangprabang được thuận lợi nhất. Trong thời gian sắp tới, được sự ủng hộ và tích cực phối hợp giữa các ban ngành của hai địa phương nói riêng và hai chính phủ Việt Nam nói chung các công ty du lịch đang dần hình thành tuyến du lịch với loại hình ô tô tự lái xuyên Việt – Lào đây (là một loại hình du lịch còn mới mẻ ở Việt Nam và Lào). Tuyến, góp phần thúc đẩy các dịch vụ đa dạng cung cấp phục vụ khách du lịch tại địa phương. Ngày 24/3/2018, Công ty Lữ hành Hanoi tourist ra mắt sản phẩm và xuất hành đoàn đầu tiên kết nối du lịch thành phố Hà Nội – thành phố Luangprabang, thành phần gồm cả những nhà tổ chức tour và khách hàng đã có kinh nghiệm trong việc du lịch ô tô tự lái trong nước, ngày 30/3/2018 đoàn trở về tới Hà Nội.

Có thể nói tuyến trục giao thông nối liền 2 địa phương mở ra cơ hội phát triển du lịch và thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.Trong thời gian sắp tới chính phủ hai nước Việt Nam – Lào sẽ thúc đẩy quá trinh xây dựng tuyến đường cao tốc nối hai nước, tạo tiền đề cho việc giao thương hàng hóa và mọi mặt đời sống kinh tế xã hội giữa hai nước Việt Nam – Lào nói chung và ngành du lịch hai nước nói riêng. Giao thông thuận lợi, thời gian đi lại rút ngắn là yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển du lịch.

Việc triển khai thi công tuyến đường cao tốc Viêng Chăn – Hà Nội sẽ mở hướng kết nối mới nhanh hơn giúp cho việc kết nối du lịch giữa thành phố Hà Nội – thành phố Luangprabang được rút ngắn thời gian đi lại bằng đường bộ, từ đó hiệu quả hơn để tạo cơ hội phát triển kinh tế xã hội, thu hút đầu tư, giải bài toán liên kết vùng kinh tế trọng điểm của hai nước Việt Nam – Lào. Việc liên kết phát triển giao thông đường bộ sẽ là một yếu tố giúp hoạt động liên kết phát triển du lịch giữa hai địa phương Hà Nội – Luangprabang phát triển trong thời gian tới.

  • Đường không

Hoạt động liên kết giao thông đường không phục vụ du lịch có vai trò đặc biệt vô cùng quan trọng với những thị trường khách quốc tế và các tỉnh, thành phố trọng điểm du lịch trong cả hai nước nhưng xa về mặt địa lý. Hà Nội và Luangprabang là hai địa phương có sân bay quốc tế. Đây là một điều kiện hết sức thuận lợi để liên kết phát triển du lịch. ( Luận văn Thực trạng phát triển du lịch giữa Lào và Hà Nội )

Thực trạng hoạt động của hai sân bay như: sân bay quốc tế nội bài cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 30 km có công suất hạ tầng hiện hữu khoảng 21 triệu hành khách (với 2 đường cất hạ cánh song song cách nhau 250 m) nhưng thực tế khai thác năm 2017 đã đạt gần 24 triệu hành khách. Sân bay Gia Lâm cách trung tâm Hà Nội khoảng 4km, dùng cho máy bay vận tải và máy bay nhỏ. Sân bay Luangprabang nằm ở phía bắc thành phố Luangprabang, cách trung tâm thành phố tầm 5 km là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Hiện tại sân bay Luangprabang với khả năng chuyên chở 500-1 triệu hành khách mỗi năm.

Hiện tại, hoạt động liên kết giao thông đường không phục vụ du lịch của hai địa phương là hoạt động liên kết giữa sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay Luangprabang với tần suất 1 ngày 1 chuyến và ngược lại. Tuy nhiên, đến nay nhìn chung hạ tầng kỷ thuật hàng không còn nhiều mặt hạn chế so với các nước trên thế giới đặc biệt là ở sân bay Luangprabang chưa đáp ứng được những nhu cầu phát triển kinh tế xã hội nói chung và du lịch nói riêng trong thời kỳ hội nhập. Chính vì vậy việc nâng cấp sân bay quốc tế thành phố Luangprabang là yêu cầu cần thiết cho việc phát triển du lịch của thành phố.

Tóm lại, hoạt động liên kết giao thông phục vụ phát triển du lịch Hà Nội – Luangprabang trong những năm gần đây diễn ra ngày càng phát triển đặc biệt là ngành hàng không. Tuy nhiên, bên cạnh giao thông đường bộ và đường hàng không thì vẫn chưa xây dựng được hệ thống giao thông đường sắt để kết nối hai nước Việt Nam – Lào nói chung và hai thành phố Hà Nội – Luangprabang nói riêng.

Theo qui hoạch tổng thể phát triển du lịch hai nước Việt Nam – Lào thì hoạt động liên kết phát triển du lịch hai nước là nội dung rất quan trọng nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự liên kết phát triển du lịch, tăng cường hiểu biết giữa nhân dân hai nước và đóng góp thiết thực cho sự hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Lào.Thành phố Hà Nội – thành phố Luangprabang có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, khai thác được nhiều loại hình du lịch, nếu thực hiện việc liên kết tốt sẽ bổ trợ lẫn nhau, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch lôi cuốn và mang lại những kết quả khả quan cho hoạt động du lịch. Sự liên kết du lịch giữa Luangprabang – Hà Nội sẽ tạo ra vùng du lịch trọng điểm giữa hai nước Việt Nam – Lào. Từ đó, sẽ góp phần nâng cao hình ảnh du lịch của hai nước nói chung và hai thành phố nói riêng ra khu vực bản đồ du lịch trên thế giới.

2.3. Nhận xét, đánh giá chung các hoạt động liên kết phát triển du lịch giữa thành phố Luangprabang và thành phố Hà Nội.

2.3.1. Nhận định của doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch đối với hiệu quả hoạt động liên kết

  • Liên kết có vai trò quan trọng là xu hướng tất yếu

Đối với hoạt động liên kết trong phát triển du lịch, tất cả những người được hỏi đều cho rằng đây là hoạt động rất cần thiết và là hướng đi tất yếu của hai địa phương.

Các nhà quản lý nhà nước về du lịch cho rằng “ hoạt động liên kết trong thời gian qua đã thu được những kết quả bước đầu thể hiện đây là hướng đi đúng và tất yếu trong xu hướng phát triển du lịch của các địa phương”{A1.03}. Các cơ quan quản lý về du lịch còn chỉ ra“ Liên kết giúp các địa phương phát huy lợi thế về tài nguyên và hạ tầng” {A1.04} trong khi “ hạn chế được sự phát triển tự phát và cạnh tranh nội vùng” {A1.01}.

Trong khi đó các nhà quản lý của doanh nghiệp lại nhìn nhận“ Liên kết tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong việc đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường cũng như tối ưu hóa chi phí” {B1.02}. Đồng thời họ cũng chỉ rõ “ Liên kết hoạt động không thể thiếu trong kinh doanh du lịch” {B1.01}. và “ đây là hoạt động thường xuyên và không thể thiếu trong quá trình phát triển của doanh nghiệp” B1.05}.

Như vậy, có thể thấy, cả cơ quan quản lý nhà nước về du lịch các doanh nghiệp đều cho rằng hoạt động liên kết mang lại rất nhiều lợi ích cho cả hai địa phương và doanh nghiệp cũng như nhận thức rõ về xu hướng tất yếu của hoạt động này.

  • Hoạt động liên kết thời gian qua đã được chú trọng và bước đầu mang lại kết quả nhất định ( Luận văn Thực trạng phát triển du lịch giữa Lào và Hà Nội )

Các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về du lịch đã đánh giá cao về những nổ lực chung của các địa phương trong hoạt động liên kết thời gian qua” đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của ngành” {A1.01}, đã bước đầu thu được kết quả rất khả quan” {A1.05}. và “ đã huy động được sự tham gia của toàn ngành du lịch và các ngành có liên quan” {A1.03}.

Trong khi đó, dù nhận định chưa thật tích cực, nhưng các doanh nghiệp cũng ghi nhận những nổ lực và kết quả bước đầu của hoạt động liên kết trong phát triển du lịch của hai địa phương. Các doanh nghiệp nhận định “ Hoạt động liên kết đã được chú trọng đẩy mạnh” {B1.06} và “ Hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều trong việc phát triển thị trường” {B1.02}. Hay “ các hoạt động liên kết đã góp phần thúc đẩy và mở rộng nhu cầu du lịch” {B1.03} và “ hỗ trợ doanh nghiẹp trong việc đa dạng hóa sản phẩm và giảm bớt các chi phí” {B1.06}.

  • Hoạt động liên kết còn đơn giản và nặng về hình thức

Trong các hoạt động liên kết, cả cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp đều đánh giá cao đối với việc liên kết về giao thông “ Hệ thống giao thông đã ngày càng hoạn thiện, đáp ứng nhu cầu phát triển” {A1.04} cũng như “ Việc di chuyển giữa hai địa phương bây giờ rất thuận tiện, tiết kiệm được thời gian và sức khỏe du khách” {B1.07}.

Tuy nhiên, đối với các hoạt động khác, ngay chính các cán bộ quản lý nhà nước về du lịch cũng chỉ ra rằng “ Hoạt động liên kết còn mang tính phong trào, chưa tạo ra sự chuyển biến sâu rộng” {A1.05} và “ chưa tác động đến nhiều đến sự phát triển của du lịch của địa phương”{A1.03}. Hầu hết người được phỏng vấn đều có chung nhận định “ Hoạt động liên kết chủ yếu nằm ở chủ trương” {A1.01} hay “ mới chỉ dừng ở việc tổ chức một vài sự kiện/ hoạt động chung” {A1.02}.

Các cán bộ quản lý du lịch của doanh nghiệp tỏ ra bi quan hơn khi cho rằng “ hoạt động liên kết hiện nay còn nặng về hình thức” {B1.03} và “hầu như không hỗ trọ gì cho doanh nghiệp” {B1.01}.

  • Thiếu cơ chế và hình thức liên kết

Các cán bộ quản lý nhà nước về du lịch của hai địa phương đều cho rằng, dù mong muốn đẩy mạnh hoạt động liên kết, nhưng hiện trạng hoạt động liên kết “ vẫn chưa có cơ chế rõ ràng và hiệu quả” {A1.01} hay “ cạn kiệt ý tưởng” {A1.03}

Cùng chung nhận định, các doanh nghiệp cho rằng hoạt động liên kết hiện nay “chỉ mang ý tự phát” {B1.03} “ thiếu chương trình tổng thể” {B1.07} và chủ yếu “dựa vào sự tự nguyện hay kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ” {B1.06}.

2.3.2. Đánh giá, nhận xét chung ( Luận văn Thực trạng phát triển du lịch giữa Lào và Hà Nội )

  • Những mặt tích cực đã đạt được trong hoạt động liên kết

Nhìn chung du lịch hai địa phương trong thời gian qua phát triển và ngày càng khẳng định vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội. Các chỉ tiêu phát triển chủ yếu về lượng khách, thu nhập, GDP từ du lịch của hai địa phương tăng với tốc độ khá cao góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

Khách du lịch nội địa vẫn là thị trường khách chính đến hai địa phương, chiếm khoảng 70% tổng lượng khách. Khách nội địa có sự tăng trưởng đều qua các năm, không chịu biến động nhiều như khách quốc tế đến vùng. Khách nội địa thường là khách đi theo nhóm do các công ty du lịch, lữ hành tổ chức hoặc do các nhóm tổ chức công đoàn của các cơ quan, xí nghiệp tổ chức hoặc tự tổ chức theo nhóm gia đình hoặc bạn bè đồng nghiệp.

Do có Thủ đô Hà Nội và thành phố Luangprabang đều là một trong những điểm thu hút khách lớn trong cả nước Việt Nam và Lào. Khách quốc tế đến với thành phố Hà Nội và thành phố Luangprabang tương đối cao so với mặt bằng trung của khách du lịch đến các tỉnh thành khác ở Việt Nam và Lào

Tổng thu từ khách du lịch tăng trưởng với tốc độ tương đối cao. Năm 2019, Tổng thu từ khách du lịch Việt Nam đạt 726.000 tỉ đồng, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó tổng thu từ khách du lịch ở Hà Nội đạt khoảng 103.800 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2018. Trong khi đó, tổng doanh thu du lịch Lào năm 2019 đạt 777,531 triệu/USD, trong đó tổng doanh thu từ khách du lịch thành phố Luangprabang đạt 266,530,029 triệu/USD

Bước đầu đã hình thành một số khu, điểm du lịch tương đối tiêu biểu, tạo động lực phát triển cho hai thành phố. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỷ thuật du lịch được quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng từ nguồn vốn ngân sách và xã hội hóa đã đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển du lịch các địa phương trong vùng để từng bước đáp ứng nhu cầu khách du lịch.

Thị trường khách du lịch ngày càng được mở rộng, đặc biệt là thị trường khách du lịch quốc tế. Sản phẩm du lịch đang từng bước được hình thành, đa dạng và nâng cao chất lượng để khẳng định vị thế đối với du lịch cả hai nước và tạo tiền đề phát triển du lịch trong giai đoạn tiếp theo nhu: các điểm tham quan di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, các cảnh quan thiên nhiên, các tuyến du lịch văn hóa tâm linh, khu du lịch sinh thái, khu du lịch nghỉ dưỡng, các dịch vụ lưu trú, nhà hàng, các làng nghề truyền thống.

Công tác xúc tiến, quảng bá, hợp tác phát triển du lịch đạt được những thành tựu đáng khích lệ góp phần nâng cao hình ảnh tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch của hai địa phương, thu hút được nhiều nhà đầu tư và lượng lớn khách du lịch.

Đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia các hoạt động kinh doanh du lịch và bước đầu tạo được sự chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh doanh góp phần tích cực vào nỗ lực đưa hình ảnh vùng liên kết thân thiện, an toàn và mến khách đến với đồng bào và du khách; bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ tài nguyên du lịch, giải quyết công ăn việc làm và xóa đói giảm nghèo..

Công thức quy hoạch tổng thể phát triển du lịch; quy hoạch cụ thể, khu du lịch và các dự án lớn đã được xây dựng, phê duyệt là định hướng cho công tác quản lý và thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh, quản lý tài nguyên du lịch.

Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch được quan tâm chú trọng. Hệ thống đào tạo nguồn nhân lực du lịch bước đầu được hình thành tại các địa phương… chương trình đào tạo nghề du lịch từng bước được hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của các tỉnh trong vùng.

Nhận thức về du lịch của các tầng lớp nhân dân có sự chuyển biến rõ rệt: lãnh đạo các địa phương, các cấp, các ngành ngày càng nhận thức đúng đắn hơn vai tr, vị trí của du lịch đối với đời sống xã hội, khẳng định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trong có tính chiến lược lâu dài góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của hai địa phương. Mức độ hiểu biết, ý thức của các tầng lớp nhân dân trong hoạt động du lịch, trong khai thác và bảo vệ tài nguyên được nâng lên.

2.3.2. Tồn tại, hạn chế trong liên kết ( Luận văn Thực trạng phát triển du lịch giữa Lào và Hà Nội )

Các hoạt động liên kết du lịch của hai địa phương chủ yếu được thực hiện ở những thỏa thuận hợp tác giữa hai thành phố, các cơ quan quản lý du lịch của hai địa phương. Nội dung chủ yếu là gặp gỡ để trao đổi, hỗ trợ thông tin, cung cấp các hình ảnh về điểm đến du lịch, thiết lập liên kết qua trang web chính thức về du lịch với tỉnh bạn. Chủ yếu duy trì quan hệ, giới thiệu tiềm năng, chờ cơ hội hợp tác, theo kiểu mạnh ai nấy làm chưa thực sự phát huy được lợi thế chung giữa hai địa phương.

Liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa hai địa phương còn nhiều hạn chế. Nhiều nội dung hợp tác chưa được thực hiện đầy đủ như việc liên kết xây dựng sản phẩm du lịch chung, đào tạo nguồn nhân lực du lịch,…

Liên kết, hợp tác cũng chưa sáng tạo, bứt phá, còn lúng túng trong việc tìm ra phương pháp hình thức liên kết hiệu quả. Các hoạt động liên kết chủ yếu là tự phát, xuất phát từ nhu cầu hoạt động thực tế, chưa có tầm nhìn và chiến lược, khoa học. Hoạt động liên kết phát triển du lịch của hai địa phương mới chỉ dừng lại trong việc tổ chức một số sự kiện cụ thể, chưa có sự liên tục, thực sự hợp sức để cùng xây dựng sản phẩm du lịch, quảng bá thương hiệu,.. thu hút du khách đến với hai địa phương.

Giữa hai địa phương chưa xây dựng được cơ chế ràng buộc, tính hiệu lực bắt buộc trong hoạt động liên kết một cách đầy đủ rõ ràng. Các doanh nghiẹp du lịch lữ hành trên địa bàn thụ động với hoạt động đưa khách du lịch đi du lịch trong tỉnh hoặc đưa khách du lịch là người Việt Nam và Lào đi du lịch nước khác mà chưa chú trọng đến khai thác khách du lịch đi hai thành phố Hà Nội – Mặt khác, sự thiếu dịch vụ du lịch, nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu phát triển và xu thế hội nhập.

Sự liên kết giữa hai địa phương trên mới chỉ ở cấp độ song phương, chưa tổ chức được các hoạt động xúc tiến du lịch chung. Chưa có sự phối hợp trong việc xây dựng, ban hành và áp dụng các quy định về điểm du lịch dịch vụ đạt chuẩn dẫn đến sự thiếu đồng bộ về giá cả và chất lượng.

Hiệu quả khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn chưa đồng nhất. Điều đó cho thấy sự thiếu cân đối trong cán cân cung cầu về du lịch, nên kết quả chưa

Chưa tạo được sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn để thu hút du khách. Việc tổ chức hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch chưa có kế hoạch dài hạn. Doanh nghiệp du lịch ở các địa phương tham gia hoạt động xúc tiến chưa chuyên nghiệp, do thiếu vốn, thiếu cán bộ và do cơ chế chính sách chưa phù hợp. Công tác trao đổi thông tin giữa các chương trình chưa thường xuyên, triển khai còn nhiều bất cập.

Thiếu đơn vị quản lý, điều hành đứng mãi chịu sào và làm công tác kích cầu. Liên kết phát triển du lịch của giữa hai địa phương vẫn chỉ theo kiểu tận thu những lợi thế sẵn có và mang tính thời vụ, chộp giật.

Việc quản bá du lịch trong toàn vùng không có cùng một chủ đề, chủ điểm và hình ảnh thống nhất. Mỗi địa phương lại hoạt động riêng lẽ với nguồn lực hạn chế, kinh nghiệm và phương pháp kém hấp dẫn. Việc liên kết giữa các địa phương thực ra chỉ là liên kết trong việc tổ chức sự kiện, chứ chưa thật sự liên kết để cùng phát triển sản phẩm du lịch.

Chưa có sự phối hợp trong việc xây dựng, ban hành và áp dụng các quy định về điểm du lịch dịch vụ đạt chuẩn dẫn đến sự thiếu đồng bộ về giá cả và chất lượng; việc khai thác cùng một lúc các cơ sở lưu trú tại hai địa phương còn chưa hiệu quả, chưa tạo được sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn để thu hút khách du lịch. Nguồn nhân lực ở hai địa phương còn thiếu, yếu và chưa đồng đều.

Doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong liên kết. Theo điều tra một số công ty du lịch trên địa bàn liên kết. Với tỷ lệ 91,2 công ty đánh giá hoạt động liên kết còn gặp khó khăn là một tỷ lệ rất lớn. Những khó khăn và mong muốn chủ yếu của họ là có cơ chế ràng buộc chặt chẽ hơn trong liên kết dịch vụ. Tránh tình trạng thích thì liên kết, gặp thời cơ thuận lợi lại bỏ liên kết dẫn đến khó khăn cho đối tác liên kết. Mặc dù, đó cũng là động lực thúc đẩy đối tác liên kết phải năng động, nhưng cũng là hạn chế khi có những biến động khách quan. Vì liên kết để cùng nhau phát triển nên cần có sự hỗ trợ nhau, tạo điều kiện tốt nhất cho nhau cùng phát triển. Không đáp ứng được yêu cầu dịch vụ liên kết cũng là một cản trở cho hoạt động liên kết của các công ty du lịch với các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch.

Tóm lại, hoạt động liên kết du lịch còn gặp nhiều khó khăn. Hiệu quả hoạt động liên kết chưa cao, sự gắn kết ràng buộc chưa chặt chẽ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó, sản phẩm du lịch đường bộ đi có dấu hiệu bão hòa, nhất là khách cao cấp, chất lượng phục vụ có phần giảm sút. Một số bất cập khác, đó là hệ thống đường sá chưa đồng bộ, nhiều đoạn xuống cấp; một số hạ tầng đặc biệt ở Bắc Lào chưa đảm bảo; thủ tục tại các cửa khẩu còn nhiều bất cập. Đặc biệt, ở các cửa khẩu không có khu vực đóng hộ chiếu riêng cho khách đoàn. Ngoài ra, chưa có sự phối hợp tích cực giữa các cơ quan quản lý du lịch và các cơ quan chức năng trong công tác quản lý và xúc tiến quảng bá du lịch. Mặc dù, có vai trò của các hiệp hội du lịch của hai nước Việt Nam – Lào, nhưng do tính chất chưa đồng bộ về dịch vụ, cũng như tư duy “ thời cơ, thời điểm” dẫn đến hiệu quả liên kết không bền vững và không hiệu quả.

Tiểu kết chương 2 ( Luận văn Thực trạng phát triển du lịch giữa Lào và Hà Nội )

Trong chương hai, luận văn đã khái quát được tình hình phát triển du lịch của Hà Nội, Luangprabang và những lợi thế của hai địa phương trong liên kết phát triển du lịch. Khẳng định đây là những thuận lợi, giúp hai địa phương có nhiều cơ hội thúc đẩy du lịch liên kết giữa hai nước Việt Nam – Lào nói chung và hai thành phố Hà Nội – Luangprabang nói riêng.

Đồng thời luận văn cũng làm rõ được thực trạng một số hoạt động liên kết giữa hai địa phương trong thời gian qua như: liên kết phát triễn chuỗi sản phẩm du lịch; liên kết xúc tiến, quảng bá; liên kết đào tạo, phát triển nhân lực; liên kết giao thông phục vụ du lịch. Nhìn chung, hoạt động liên kết phát triển du lịch đã đạt được một số kết quả như: sự nhận thức của ngưởi dân địa phương, người làm du lịch, nhà quản lý du lịch,.. được nâng lên; lượng khách du lịch tăng lên đáng kể; nhiều dự án được đầu tư; hạ tầng giao thông được thúc đẩy; quan tâm đến nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao; tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch trên nhiều phương diện; khảo sát những địa điểm du lịch mới để nghiên cứu nối tour, mở tour mới,..

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế cần được giải quyết như: sản phẩm đặc thù của từng tỉnh chưa được định hình, chưa có sản phẩm du lịch chung liên kết, hiệu quả chưa đồng bộ, sự kết nối tour còn đơn điệu, chưa đa dạng, sự gắn kết với các ngành liên quan dẫn đến tình trạng lệch pha nhau; xúc tiến, quảng bá du lịch vừa thiếu vừa không tập trung, tính định hướng, đầu mối thực hiện của cơ quan quản lý du lịch và các hiệp hội du lịch với các doanh nghiệp còn hời hợt, hình thức, chưa sát thực, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển nói chung; liên kết giữa hai địa phương vẫn còn chưa đạt hiệu quả cao so với tiềm năng của phát triển của hai thành phố Hà Nội – Luangprabang; liên kết giữa các cơ sở trong mạng lưới đào tạo về du lịch chưa hiệu quả, thông tin về định hướng phát triển nhân lực du lịch đến các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp chưa thường xuyên; cơ sở đào tạo và doanh nghiệp tự tìm tòi là chính, nên không biết đầy đủ nhu cầu đào tạo và nhu cầu nhân lực (cả số lượng, chất lượng và cơ cấu), làm cho cung không gặp cầu; bên cạnh giao thông đường bộ, vì không có giao thông đường thủy và đường sắt kết nối hai thành phố Hà Nội và Luangprabang. Chính vì vậy giao thông đường hàng không có vai trò rất lớn trong việc liên kết phát triển du lịch của hai thành phố.

Từ những phân tích, kết luận. Trong chương hai sẽ là cơ sở nghiên cứu những giải pháp khắc phục, để hoạt động liên kết phát triển du lịch của hai địa phương đạt kết quả tốt hơn trong thời gian tới – nội dung này được trình bày trong chương ba của luận văn. ( Luận văn Thực trạng phát triển du lịch giữa Lào và Hà Nội )

Mời bạn tham khảo thêm:

 Luận văn Giải pháp phát triển du lịch giữa Lào và Hà Nội

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993