Việc xây dựng chiến lược Marketing hợp lý giúp cho các bạn đọc giả có cái nhìn khách quan hơn đối với những đề tài luận văn Xây dựng chiến lược marketing cho khách sạn khách sạn cổ Saigontourist. Trên thực tế, ngoài những nhân tố đã được phân tích thì còn một số nhân tố khác góp phần giải thích thêm chất lượng dịch vụ như nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh, các chính sách khác… những vấn đề này gợi mở cho những nghiên cứu tiếp theo của tác giả
Nội dung chính
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Hơn 20 năm chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, Việt Nam đã đạt được một số thành tựu nhất định. Nền kinh tế có tốc độ phát triển kinh tế cao và liên tục trong nhiều năm. Trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, lữ hành nói riêng và du lịch nói chung cũng đã có những bước chuyển mình. Tại TP. Hồ Chí Minh, năm 2005 số đơn vị kinh doanh trong ngành du lịch là 33.598 cơ sở, thì đến cuối năm 2010 con số này là 63.110 cơ sở . Tổng doanh thu trong ngành du lịch tính đến năm 2010 là 44.933 tỷ đồng (Nguồn: Cục thống kê TP. Hồ Chí Minh).
Sự thay đổi mạnh mẽ trong ngành du lịch đến từ việc lượng khách du lịch từ nước ngoài đến Việt Nam ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, lượng khách trong nước xuất phát chủ yếu từ nhu cầu đi lại, công tác, chiêu đãi… cũng gia tăng đáng kể. Nhiều tập đoàn khách sạn lớn của thế giới đầu tư đã vào Việt Nam như: Sofitel, Park Hyatt, Inter Continental, Sheraton… đã tạo ra một sân chơi lớn và quyết liệt hơn bao giờ hết.
Như vậy, việc đặt ra chiến lược Marketing là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay và tương lai của cụm khách sạn cổ thuộc Saigontourist . Việc xây dựng chiến lược Marketing hợp lý giúp cho cụm khách sạn cổ của Saigontourist có thể phát huy hết sức mạnh của mình trước áp lực cạnh tranh hết sức khốc liệt từ các đối thủ đến từ trong và ngoài nước. Đây là việc làm hết sức cấp thiết không những có ý nghĩ lý luận khoa học mà còn là sự tồn vong của doanh nghiệp. ( Luận văn Xây dựng chiến lược marketing cho khách sạn )
2. Mục đích của Đề tài
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận cơ bản về Marketing du lịch, có tính đến kinh nghiệm của một số khách sạn lớn và thực trạng tại cụm khách sạn cổ của Saigontourist để xác định chiến lược Marketing phù hợp.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về Marketing trong lĩnh vực du lịch mà cụ thể là trong kinh doanh khách sạn.
- Nghiên cứu các mô hình, chiến lược Marketing thành công của các khách sạn trong và ngoài nước.
- Xác định quan điểm phương hướng và mục tiêu của chiến lược Marketing tại cụm khách sạn cổ của
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đề tài nghiên cứu 7 yếu tố trong Marketing khách sạn và áp dụng vào việc xây dựng chiến lược Marketing cụm khách sạn cổ của Saigontourist (Grand Hotel – 1930, Majestic Hotel – 1925, Continental Hotel – 1880).
- Về không gian: giới hạn trong cụm khách sạn cổ của
- Về thời gian: đề tài lấy mốc thời gian 2007 – 2011 để đánh giá thực trạng và từ đó đưa ra chiến lược Marketing cho giai đoạn 2012 –
Phương pháp luận
Tác giả tiếp cận vấn đề ở hai phương diện: tầm vĩ mô và tầm vi mô. Tầm vĩ mô là dựa vào các số liệu lưu trữ của các Sở, ban ngành và của Saigontourist từ năm 2007 – 2011; Tầm vi mô dựa vào khảo sát thực tế tại cụm khách sạn cổ của Saigontourist. Các bước nghiên cứu thực hiện như sau:
Các phương pháp kỹ thuật
- Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích định lượng để khảo sát các yếu tố tác động đến việc xây dựng chiến lược Marketing; phương pháp so sánh, phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp thống kê…
- Dựa vào số liệu của các ngành, đặc biệt là của Cục thống kê TP. Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Tổng công ty du lịch Sài gòn (Saigontourist ) và Cụm khách sạn cổ để tổng hợp, xử lý, phân tích nhằm đảm bảo tính khách quan và thực tiễn cho các nhận xét và đánh giá. Ngoài ra, đề tài cũng kế thừa các kết quả nghiên cứu của các Bộ, ngành và các đơn vị khác có liên quan đến đề tài.
Kết quả dự kiến đạt được
- Tổng hợp một số vấn đề lý luận cơ bản trong việc xây dựng chiến lược Marketing trong lĩnh vực khách sạn.
- Đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động cụm khách sạn cổ của
- Đưa ra chiến lược Marketing mang tính toàn diện và đột phá cho cụm khách sạn cổ
4. Bố cục và nội dung chính của Luận văn ( Luận văn Xây dựng chiến lược marketing cho khách sạn )
Nội dung chính của đề tài gồm 3 chương, cụ thể:
Chương 1: Trong chương này, tác giả đưa ra những quan điểm khoa học về vai trò của Marketing đối với ngành kinh doanh dịch vụ du lịch, nhà hàng và khách sạn; Chỉ ra các thành phần Marketing-Mix theo quan điểm mới của lĩnh vực khách sạn như Sản phẩm, Giá, Kênh phân phối, Chiêu thị, Con người, Quy trình và Phương tiện hữu hình; Các mô hình sử dụng trong phân tích nghiên cứu đề tài và các mô hình Marketing của các khách sạn cổ (Boutique Hotel) trên thế giới.
Chương 2: Tác giả tóm tắt sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Saigontourist nói chung và từng khách sạn cổ nói riêng để từ đó đưa ra những cơ sở nền tảng cho việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, môi trường kinh doanh và những khảo sát ý kiến của các du khách đang lưu trú tại cụm khách sạn cổ. Dựa vào kết quả khảo sát, phân tích các điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và rủi ro từ đó làm căn cứ để xây dựng chiến lược Marketing cho cụm khách sạn cổ.
Chương 3: Căn cứ vào cơ sở nền tảng khoa học và phân tích tình hình thực tế tại cụm khách sạn cổ, tác giả xây dựng chiến lược Marketing cho cụm khách sạn cổ của Saigontourist giai đoạn 2012-2015. Tác giả cũng chỉ ra mục tiêu chiến lược của cụm khách sạn cổ trong giai đoạn này, các chiến lược và nhóm giải pháp cần thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra.
Có thể bạn quan tâm:
CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC MARKETING VÀ QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH KHÁCH SẠN
1.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA MARKETING ĐỐI VỚI NGÀNH KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH, NHÀ HÀNG, KHÁCH SẠN
Có thể nói Marketing là quá trình ghép nối một cách có hiệu quả nguồn lực của doanh nghiệp với nhu cầu của thị trường. Marketing quan tâm chủ yếu tới mối quan hệ tương tác giữa sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp với nhu cầu, mong muốn của khách hàng và đối thủ cạnh tranh.
Cùng với sự hoàn thiện về các triết lý quản trị kinh doanh thì Marketing cũng có nhiều quan điểm ra đời và cũng đã áp dụng trong từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể. ( Luận văn Xây dựng chiến lược marketing cho khách sạn )
- Marketing là hoạt động của con người hướng tới sự thỏa mãn nhu cầu và ước muốn thông qua tiến trình trao đổi. Marketing bao gồm một loạt các nguyên lý về lựa chọn thị trường mục tiêu, định dạng các nhu cầu của khách hàng, triển khai các dịch vụ thỏa mãn nhu cầu mang lại giá trị đến cho khách hàng và lợi nhuận về cho công ty – Philip
- Marketing là sự thực hiện các hoạt động kinh doanh để điều khiển lưu thông hàng hóa hoặc dịch vụ từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng – Hiệp hội Marketing Mỹ.
- Marketing du lịch là một triết lý quản trị mà nhờ nghiên cứu, dự đoán, tuyển chọn dựa trên cơ sở nhu cầu của du khách nhằm đem sản phẩm ra thị trường sao cho phù hợp với nhu cầu tiêu dùng và nhằm mục đích thu nhiều lợi nhuận của tổ chức du lịch đó – Tổ chức du lịch thế giới.
- Marketing du lịch là một hệ thống những nghiên cứu và lập kế hoạch nhằm tạo lập cho tổ chức du lịch một triết lý quản trị hoàn chỉnh với các chiến lược và chiến thuật thích hợp để đạt được mục đích – Michael
- Marketing du lịch là chức năng quản trị, nhằm tổ chức và hướng dẫn tất cả các hoạt động kinh doanh tham gia vào việc nhận biết nhu cầu của người tiêu dùng và biến sức mua của khách hàng thành cầu về một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể, chuyển sản phẩm hoặc dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng để đạt lợi nhuận mục tiêu hoặc mục tiêu của doanh nghiệp hoặc của tổ chức du lịch đặt ra – JC
Vậy ta có thể hiểu, Marketing du lịch là quá trình thu thập, tìm hiểu, đánh giá và thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu đã lựa chọn và xác định bằng quá trình phân phối các nguồn lực của các tổ chức nhằm thỏa mãn nhu cầu đó.
1.2 Marketing khách sạn
Marketing trong kinh doanh khách sạn là sự vận dụng Marketing dịch vụ vào trong ngành khách sạn. Khái niệm Marketing khách sạn – du lịch mới được các chuyên gia ngành du lịch Châu Âu sử dụng vào những năm 1950s.
Người ta quan niệm rằng: Marketing khách sạn – du lịch là sự tìm kiếm liên tục mối tương quan thích ứng giữa một doanh nghiệp khách sạn – du lịch với thị trường của nó.
Khách sạn là một trong những bộ phận rất quan trọng của ngành du lịch. Kinh doanh khách sạn là hình thức kinh doanh dịch vụ lưu trú. Hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bằng cách cho thuê các phòng nghỉ đã được chuẩn bị sẵn với các tiện nghi cần thiết cho khách nghỉ qua đêm hay thực hiện các kỳ nghỉ dài hạn.
Ngoài dịch vụ lưu trú, các khách sạn còn có thể cung cấp thêm một số dịch vụ kèm theo như: nhà hàng, quán bar, massage và các dịch vụ vui chơi giải trí khác.
1.3 Những đặc trưng cơ bản của sản phẩm khách sạn ( Luận văn Xây dựng chiến lược marketing cho khách sạn )
- Tính vô hình. Khác với sản phẩm vật chất, các sản phẩm dịch vụ đều vô hình. Khách hàng không thể nhìn thấy, nếm, ngửi hay nghe thấy được trước khi Những nhân viên kinh doanh của khách sạn không thể mang một phòng ngủ để bán cho khách hàng qua cuộc gọi điện thoại bán hàng. Nhân viên kinh doanh khách sạn không thể bán phòng mà chỉ bán quyền sử dụng phòng trong một khoảng thời gian nhất định. Khi mua một dịch vụ của khách sạn sau đó rời phòng, khách hàng không mang theo một thứ gì của khách sạn mà mang theo những trải nghiệm có thể chia sẻ với người khác.
- Tính không thể tách rời. Vì khách hàng luôn có mặt khi dịch vụ được thực hiện nên sự tác động qua lại giữa những người cung ứng và khách hàng là một đặc trưng của sản phẩm khách sạn. Thực phẩm trong nhà hàng của khách sạn có thể hoàn hảo, nhưng nếu nhân viên phục vụ không ân cần, không chu đáo thì khách hàng có thể đánh giá thấp về toàn bộ món ăn của nhà hàng. Tính không thể tách rời cũng có nghĩa khách hàng là một phần của sản phẩm.
- Tính không đồng nhất. Các dịch vụ không ổn định vì nó phụ thuộc và người thực hiện dịch vụ, thời gian, địa điểm thực hiện nhiệm vụ đó. Có nhiều nguyên nhân về sự thay đổi này như dịch vụ được cung cấp và tiêu thụ cùng lúc nên việc kiểm tra chất lượng bị hạn chế. Sự dao động về nhu cầu tạo nên khó khăn cho việc cung cấp dịch vụ của nhân viên tiếp xúc với khách hàng. Một khách hàng có thể nhận được dịch vụ tốt của ngày hôm qua, nhưng cũng có thể nhận được dịch vụ xấu cho ngày hôm nay. Nguyên nhân có thể do nhân viên cung cấp dịch vụ hôm qua làm tốt nhưng cũng có thể xuất phát từ khách hàng. Sự thay đổi và thiếu ổn định về chất lượng của sản phẩm dịch vụ thường là nguyên nhân chính dẫn đến sự thất vọng của khách hàng.
- Tính không lưu giữ được. Dịch vụ không thể tồn kho. Như vậy, việc kinh doanh phòng tại khách sạn nếu không bán được ngày hôm nay sẽ không để tồn cho ngày mai được (mất doanh thu).
1.4 CÁC THÀNH PHẦN CỦA MARKETING-MIX TRONG LĨNH VỰC KHÁCH SẠN ( Luận văn Xây dựng chiến lược marketing cho khách sạn )
Chiến lược Marketing-Mix trong lĩnh vực khách sạn bao gồm những yếu tố có thể kiểm soát được mà công ty phối hợp sử dụng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thị trường mục tiêu. Cụ thể như sau:
- Sản phẩm (Product)
Được hiểu là việc quản lý tổng thể những yếu tố quyết định của sản phẩm, dịch vụ khách sạn (thương hiệu, tính năng, chất lượng…) trong việc tung sản phẩm vào thị trường để thỏa mãn nhu cầu và thị hiếu của khách hàng trong từng giai đoạn phù hợp với chiến lược kinh doanh của khách sạn.
Các khách sạn không chỉ kinh doanh một loại sản phẩm mà kinh doanh một số sản phẩm khác nhau. Các sản phẩm khác nhau đó tác động lẫn nhau, cạnh tranh lẫn nhau và bổ sung cho nhau.
Hầu hết các sản phẩm hay dịch vụ không thể tồn tại mãi trên thị trường mà sẽ thay đổi theo thời gian và thường trải qua bốn giai đoạn trong vòng đời của nó từ khi sản phẩm được tung ra thị trường cho đến khi phải rút lui khỏi thị trường. Các giai đoạn đó là:
- Giai đoạn giới thiệu: lúc này, marketing có 2 nhiệm vụ: Một là xây dựng ý thức về chủng loại sản phẩm và hai là hướng dẫn khách hàng tiềm năng cách họ có thể sử dụng sản phẩm đó nhằm phục vụ lợi ích bản thân. Trong giai đoạn này chi phí cao, lợi nhuận thấp.
- Giai đoạn tăng trưởng: là thời kỳ sản phẩm được thị trường chấp nhận và mức tiêu thụ tăng lên nhanh chóng. Thách thức trong giai đoạn này là xây dựng thương hiệu, vì các đối thủ cạnh tranh có thể tham gia thị trường và bán các sản phẩm cạnh tranh nên doanh nghiệp phải có những chính sách để giữ khách hàng truyền thống và thu hút thêm khách hàng mới.
- Giai đoạn bão hòa: trong thời kỳ này, doanh thu bắt đầu suy giảm vì người tiêu dùng thay đổi thị hiếu của mình hoặc có sản phẩm tốt hơn được tung ra thị trường. Lúc này thị trường đã bão hòa nên các đối thủ cạnh tranh không thu được lợi nhuận từ quá trình tăng trưởng mà phải cạnh tranh một cách khốc liệt để duy trì hoặc gia tăng thị phần trong một thị trường có quy mô không đổi.
- Giai đoạn suy thoái: ở giai đoạn này, doanh thu bán sản phẩm liên tục giảm, các nhà marketing nỗ lực cải thiện công dụng mới cho sản phẩm, tìm thị trường mới khi vòng đời sản phẩm sắp đến hồi kết thúc.
Trong kinh doanh khách sạn, một số sản phẩm được xác định vòng đời khác với những sản phẩm khác. Với sản phẩm là phòng lưu trú, vòng đời được xác định trải qua hai giai đoạn Tăng trưởng và Bão hòa. Ngoài ra sản phẩm này còn mang tính thời vụ rất cao. Vì vậy, thách thức cho những người làm Marketing cho sản phẩm này là phải tạo nên sự khác biệt về giá hoặc bất kỳ đặc điểm mới nào mà nhân viên bộ phận nghiên cứu và phát triển tích hợp được vào sản phẩm. ( Luận văn Xây dựng chiến lược marketing cho khách sạn )
Phát triển sản phẩm mới là việc rất quan trọng đối với ngành kinh doanh khách sạn. Thị trường thay đổi liên tục, nhu cầu ngày càng đa dạng đòi hỏi các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khách sạn phải luôn thay đổi, cải thiện sản phẩm để phục vụ đáp ứng tốt nhất những nhu cầu chưa được thỏa mãn. Đổi mới giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt và tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Mặc dù giữ vai trò quan trọng, nhưng việc phát triển sản phẩm mới là việc làm khó khăn và rất tốn kém. Doanh nghiệp không thể phá và bỏ toàn bộ khách sạn hiện có để xây một khách sạn mới để phát triển sản phẩm mới. Ngoài ra, việc phát triển một sản phẩm mới luôn chứa đựng những rủi ro vì doanh nghiệp không thể chắc chắn là sản phẩm mới sẽ được thị trường đón nhận và tồn tại. Doanh nghiệp cần phải cân nhắc giữa việc “Phát triển sản phẩm mới“ hay “Cải tiến sản phẩm cũ“ để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Sản phẩm là xương sống của chiến lược Marketing. Sản phẩm định hướng triển khai, kết hợp có hiệu quả các chính sách khác của hoạt động Marketing và là điều kiện đảm bảo cho doanh nghiệp khách sạn thực hiện các mục tiêu chiến lược đề ra.
- Kênh phân phối (Place)
Phân phối là quá trình định hướng và thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu giữa người bán và người mua. Do sản phẩm có đặc tính là không tách rời khỏi nguồn gốc, nên khách hàng phải đến với doanh nghiệp cung ứng mới sử dụng được dịch vụ. Vì vậy để bán được sản phẩm các doanh nghiệp phải sử dụng nhiều kênh phân phối khác nhau.
Mục đích của phân phối là thiết lập mối quan hệ giữa cung và cầu, đưa sản phẩm, dịch vụ của khách sạn đến với khách hàng và ngược lại.
Bước 1 – Xác định mục tiêu: Cần xác định thị trường nào mà hệ thống phân phối cần vươn tới. Ở đó, mức độ phục vụ khách hàng đến đâu, các trung gian phân phối phải hoạt động thế nào?
Bước 2 – Xác định các lựa chọn chủ yếu: Các lựa chọn chủ yếu bao gồm: xác định hình thức và số cấp kênh, xác định những kiểu trung gian, xác định số lượng trung gian, xác lập các mối quan hệ trách nhiệm.
Bước 3 – Đánh giá lựa chọn kênh chính: Việc đánh giá để lựa chọn kênh chính được tiến hành theo các tiêu chuẩn khác nhau và thường mâu thuẫn nhau. Tùy thuộc vào từng thời điểm, tiêu chuẩn nào phù hợp với mục tiêu và khả năng của khách sạn sẽ được ưu tiên áp dụng. Các tiêu chuẩn để lựa chọn thường là:
Tiêu chuẩn kinh tế: mức doanh số đạt được, mức chi phí, sản lượng hòa vốn.
Tiêu chuẩn kiểm soát: khả năng lựa chọn trung gian, mức độ áp đặt các điều kiện cho trung
Tiêu chuẩn thích nghi: kỳ hạn giao ước, khả năng chuyển đổi hình thức phân phối, mức độ ủy quyền cho trung ( Luận văn Xây dựng chiến lược marketing cho khách sạn )
- Chiêu thị (Promotion)
Yếu tố thứ ba trong Marketing – Mix là quảng bá sản phẩm. Quảng bá sản phẩm bao gồm tất cả các cách thức doanh nghiệp có thể nói với khách hàng về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.
Các công cụ được sử dụng để quảng bá, tiếp thị cho kinh doanh khách sạn:
Quảng cáo là hình thức giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay một ý tưởng… Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng, khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp theo cách thuyết phục về sản phẩm, dịch vụ cần bán.
Khuyến mãi là một loạt các biện pháp để kích thích nhu cầu của thị trường trong ngắn hạn.
Tuyên truyền, quan hệ với công chúng là việc tạo ra các kích thích gián tiếp, làm tăng uy tín của sản phẩm, doanh nghiệp bằng cách đưa ra những thông tin về sản phẩm hay về doanh nghiệp theo hướng tích cực làm cho nhiều người biết đến và chú ý.
Bán hàng trực tiếp là quá trình giao tiếp trực tiếp giữa nhân viên kinh doanh khách sạn với khách hàng. Thông tin trong bán hàng cá nhân khác với ba hình thức trên, thông tin trong bán hàng cá nhân là thông tin hai chiều.
- Giá cả (Price)
Giá cả có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của khách sạn. Nó là một trong những yếu tố cơ bản quyết định việc lựa chọn của người mua. Giá cả là yếu tố duy nhất trong Marketing tạo ra doanh thu. Giá ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của khách sạn.
Trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, khi xây dựng các quyết định về giá cần lưu ý sự tác động của một số yếu tố nội tại của công ty và của một số yếu tố bên ngoài.
1.5 Những yếu tố nội tại ảnh hưởng đến các quyết định về giá ( Luận văn Xây dựng chiến lược marketing cho khách sạn )
- Mục tiêu Marketing: trước khi định giá, công ty phải quyết định xem với sản phẩm đó thì cần phải đạt được điều gì. Nếu công ty chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường cẩn thận, thì chiến lược phối hợp Marketing bao gồm cả giá cả, sẽ thực hiện khá dễ dàng. Đồng thời, công ty còn có các mục tiêu khác nữa. khi mục tiêu được xác định rõ ràng, việc định giá càng dễ dàng hơn. Các mục tiêu phổ biến là sự tồn tại, tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa thị phần và dẫn đầu về chất lượng sản phẩm.
- Chiến lược phối thức Marketing: giá cả là một trong các công cụ thuộc phối thức Marketing mà công ty sử dụng để đạt được mục tiêu Marketing của mình. Các quyết định về giá phải được phối hợp với những quyết định về mẫu mã, phân phối, cổ động cho sản phẩm để hình thành một chương trình Marketing nhất quán và có hiệu quả. Các quyết đưa ra cho những khâu khác thuộc phối thức Marketing đều có ảnh hưởng đến những quyết định về giá.
- Phí tổn: phí tổn tạo nền cho việc định giá sản phẩm. Công ty muốn đề ra một mức giá có thể trang trải cho mọi phí tổn về sản xuất, phân phối bán sản phẩm gồm cả một tỉ lệ lời hợp lý cho những nỗ lực và rủi ro của mình. Công ty phải xem xét các loại phí tổn, nếu chi phí của công ty cao hơn chi phí của các nhà cạnh tranh khi sản xuất và bán một sản phẩm tương đương, công ty phải đề ra một mức giá cao hơn các đối thủ cạnh tranh hoặc kiếm lời ít hơn và phải ở vào một thế bất lợi về cạnh
- Tổ chức định giá: cấp lãnh đạo công ty phải xem ai là người chịu trách nhiệm định giá. Ở các công ty nhỏ giá cả thường do giới quản trị cao cấp định ra hơn là do phòng Marketing hay phòng Kinh doanh. Ở các công ty lớn việc định giá thường do các quản trị viên sản phẩm hay nhóm sản phẩm xử lý. Ở các thị trường công nghiệp, nhân viên bán hàng được phép thương lượng với khách hàng trong phạm vi giá cả nào đó trên cơ sở chính sách và mục tiêu về giá do ban quản trị cao cấp đề
1.6 Những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến các quyết định về định giá
- Thị trường và nhu cầu: phí tổn tạo nền cho việc lập giá còn thị trường và nhu cầu thì tốc độ Cả khách hàng tiêu dùng lẫn khách hàng kinh doanh đều cân bằng gía cả của sản phẩm và dịch vụ dựa trên những lợi ích có được từ sản phẩm hay dịch vụ đó. Như thế, trước khi định giá, nhà Marketing phải hiểu được mối quan hệ giữa giá cả và mức cầu đối với sản phẩm của mình.
- Định giá trong các thị trường khác nhau: bề rộng của định giá của người bán thay đổi khác nhau theo các thị trường khác nhau. Ở thị trường cạnh tranh thuần túy cả người bán lẫn người mua đều chấp nhận thời giá thị trường. Việc định giá đặc biệt mang tính chất thách đố trong những thị trường mang tính độc quyền. Việc định giá định hướng theo người mua nghĩa là nhà Marketing không chỉ thiết kế, sản xuất ra sản phẩm đưa ra chương trình Marketing rồi cứ thế mà định giá. Muốn định giá có hiệu quả cần bắt đầu bằng sự phân tích nhu cầu của người tiêu dùng và những cảm nhận về giá của họ. Giá cả phải được xem xét đúng với những yếu tố biến đổi khác thuộc phối thức Marketing, trước khi để ra chương trình Marketing.
- Phân tích mối quan hệ giá cả- nhu cầu: mỗi mức giá mà công ty có thể đưa ra đều dẫn đến một mức cầu khác Thông thường nhu cầu và giá cả có tỷ lệ nghịch tức là giá càng cao, sức cầu càng thấp và ngược lại. ( Luận văn Xây dựng chiến lược marketing cho khách sạn )
- Cạnh tranh: giá cả của đối thủ cạnh tranh và phản ứng của họ về giá ảnh hưởng không nhỏ đến việc định giá của công Người tiêu dùng đánh giá về giá trị và giá cả của một sản phẩm dựa trên những giá cả và giá trị của sản phẩm tương đương. chiến lược định giá của công ty cũng có thể ảnh hưởng đến sự cạnh tranh. Một chiến lược giá cao, mức lời cao, có thể thu hút sự cạnh tranh, trong khi một chiến lược giá thấp, mức lời thấp có thể làm nản các đối thủ cạnh tranh hay làm họ rút lui khỏi thị trường.
- Các yếu tố bên ngoài khác: khi định giá, công ty cũng phải xét đến những yếu tố khác thuộc môi trường bên ngoài của mình chẳng hạn, tình hình kinh tế có thể có một tác động mạnh đến hiệu năng của các chiến lược định giá khác nhau. Các yếu tố kinh tế như lạm phát, tăng trưởng hay suy thoái và lãi suất, đều ảnh hưởng đến các quyết định lập giá, bởi vì chúng ảnh hưởng đến phí tổn sản xuất của một sản phẩm lẫn những cảm nhận của người tiêu thụ về giá cả và giá trị của sản phẩm đó.
Tóm lại: Chính sách giá có quan hệ mật thiết với chính sách sản phẩm, nó phối hợp một cách chính xác các điều kiện giữa sản xuất và thị trường. Chiến lược giá của doanh nghiệp phải được xây dựng dựa trên sự ước lượng được tổng cầu về hàng hóa, dịch vụ của thị trường. Đối với người làm Marketing, giá cả được xác định trên cơ sở sự cảm nhận của khách hàng về dịch vụ đó. Đối với doanh nghiệp, giá cả phải trang trải được toàn bộ các khoản chi phí để tạo ra sản phẩm dịch vụ cộng với một mức dịch vụ thỏa đáng.
- Con người (People)
Con người là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong kinh doanh khách sạn. Là yếu tố nền tảng cuả doanh nghiệp và nhân viên là tài sản quý của doanh nghiệp.
Nhân viên khách sạn là người giao tiếp trực tiếp với khách. Họ là người đại diện cho khách sạn nhưng đồng thời cũng phải biết bảo vệ quyền lợi cho khách hàng. Vì vậy, doanh nghiệp khách sạn cần phải đưa ra những tiêu chí rõ ràng, cần thiết khi tuyển dụng nhân viên. Nhân viên phải là người hiểu tâm lý, có kỹ năng giao tiếp tốt.
Đồng thời doanh nghiệp cũng phải có những chính sách đãi ngộ thỏa đáng, có chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân viên để động viên tinh thần làm việc và khuyến khích nhân viên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Đối với khách hàng, chính sách con người của doanh nghiệp hướng tới những khách hàng mà doanh nghiệp có khả năng đáp ứng nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ và đem lại lợi nhuận cao nhất. ( Luận văn Xây dựng chiến lược marketing cho khách sạn )
Chính sách con người trong các doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực khách sạn, cần được quan tâm thường xuyên và đặt lên hàng đầu bởi vì con người chính là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại trong kinh doanh của doanh nghiệp.
- Minh chứng hữu hình (Physical Evident)
Minh chứng hữu hình là những biểu hiện ra bên ngoài của dịch vụ như: Bao bì, Internet, thủ tục giấy tờ (chẳng hạn như hóa đơn, vé và các ghi chú), tài liệu quảng cáo, đồ nội thất, biển báo, đồng phục, danh thiếp…
Do đặc tính của kinh doanh khách sạn là sản phẩm tính vô hình, nên doanh nghiệp phải cố gắng thể hiện chất lượng dịch vụ của mình ra một cách rõ ràng nhất. Như việc, khi khách hàng bước vào khách sạn, thì mong đợi của họ sẽ là được các nhân viên đón tiếp ân cần, một môi trường lịch sự, sạch sẽ.
- Quy trình (Process)
Sản phẩm của ngành khách sạn hầu hết là các sản phẩm dịch vụ. Muốn đảm bảo chất lượng dịch vụ đạt tiêu chuẩn nhất định thì phải làm sao lượng hóa quá trình sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ đó. Vì thế, để quản lý chất lượng dịch vụ khách sạn, doanh nghiệp cần đưa ra các quy trình để cụ thể hóa các công đoạn trong quá trình tạo ra các sản phẩm dịch vụ.
Trong ngành kinh doanh khách sạn, hầu hết các sản phẩm đều có sự tham gia của nhân viên vào quá trình sản xuất và cung cấp sản phẩm tới khách hàng, do vậy chỉ cần mất tập trung tại thời điểm nào đó trong quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ là chất lượng sẽ bị ảnh hưởng.
Ngoài việc triển khai các quy trình quản lý chất lượng dịch vụ, phải thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra và giám sát việc thực hiện quy trình của nhân viên để đảm bảo chất lượng dịch vụ.
2. MÔ HÌNH SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ( Luận văn Xây dựng chiến lược marketing cho khách sạn )
Tất cả các tổ chức phải hoạch định các hoạt động của họ để cung cấp triển vọng hoạt động trong tương lai. Về bản chất, bất kỳ chiến lược nào cũng bao gồm một tuyên bố về mục tiêu, một khuôn khổ tài nguyên cần thiết và chương trình hoạt động nhằm đạt được mục tiêu.Tư duy chiến lược là một phần quan trọng của tiến trình nhờ đó các tổ chức có thể làm hài lòng các nhà đầu tư về xu hướng mà họ đang theo đuổi.
Việc hoạch định chiến lược là quy trình mà nhờ đó một tổ chức phân tích điểm mạnh, điểm yếu của nó trong các thị trường hiện có và triển vọng, xác định các mục tiêu và các cơ hội nó tìm kiếm để phát triển, và xác định các chiến lược và các chương trình hoạt động đã tính chi phí để đạt mục tiêu.
Chiến lược Marketing xác định và chịu trách nhiệm chính cho việc tạo ra lợi nhuận bán hàng trong tương lai. Chiến lược Marketing chỉ rõ các phân khúc, sản phẩm và chương trình hành động cần để đạt được doanh số và thị phần so với đối thủ cạnh tranh và làm hài lòng khách hàng.
Mô hình phân tích SWOT là kết quả của một cuộc khảo sát trên 500 công ty có doanh thu cao nhất do tạp chí Fortune bình chọn và được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Standford trong thập niên 60-70, nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân vì sao nhiều công ty thất bại trong việc thực hiện kế hoạch. Nhóm nghiên cứu gồm có Marion Dosher, Ts. Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert Stewart và Birger Lie. Tất cả các công ty trên đều thừa nhận rằng các kế hoạch dài hạn này không xứng đáng để đầu tư công sức bởi không có tính khả thi, chưa kể đây là một khoản đầu tư tốn kém và có phần phù phiếm.
Trên thực tế, các doanh nghiệp đang thiếu một mắt xích quan trọng: làm thế nào để ban lãnh đạo nhất trí và cam kết thực hiện một tập hợp các chương trình hành động mang tính toàn diện mà không lệ thuộc vào tầm cỡ doanh nghiệp hay tài năng của các chuyên gia thiết lập kế hoạch dài hạn.
Để tạo ra mắt xích này, năm 1960, Robert F. Stewart thuộc Viện nghiên cứu Standford, Menlo Park, California, đã tổ chức một nhóm nghiên cứu với mục đích tìm hiểu quá trình lập kế hoạch của doanh nghiệp nhằm tìm ra giải pháp giúp các nhà lãnh đạo đồng thuận và tiếp tục thực hiện việc hoạch định, điều mà ngày nay chúng ta gọi là “Thay đổi cung cách quản lý”. ( Luận văn Xây dựng chiến lược marketing cho khách sạn )
Otis Benepe đã xác định “Chuỗi lôgíc”, hạt nhân của hệ thống như sau:
- Values (Giá trị)
- Appraise (Đánh giá)
- Motivation (Động cơ)
- Search (Tìm kiếm)
- Select (Lựa chọn)
- Programme (Lập chương trình)
- Act (Hành động)
- Monitor and repeat steps 1, 2 and 3 (Giám sát và lặp lại các bước 1, 2 và 3)
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, không thể thay đổi giá trị của nhóm làm việc hay đặt ra mục tiêu cho nhóm làm việc, vì vậy nên bắt đầu bước thứ nhất bằng cách yêu cầu đánh giá ưu điểm và nhược điểm của công ty. Nhà kinh doanh nên bắt đầu hệ thống này bằng cách tự đặt câu hỏi về những điều “Tốt” và “Xấu” cho hiện tại và tương lai.
Những điều “Tốt” ở hiện tại là “Những điều hài lòng” (Satisfactory), và những điều “Tốt” trong tương lai được gọi là “Cơ hội” (Opportunity); những điều “Xấu” ở hiện tại là “Sai lầm” (Fault) và những điều “Xấu” trong tương lai là “Nguy cơ” (Threat).
Công việc này được gọi là phân tích SOFT. Khi trình bày với Urick và Orr tại Hội thảo về Lập kế hoạch dài hạn tại Dolder Grand, Zurich, Thụy Sĩ năm 1964, nhóm nghiên cứu quyết định đổi chữ F thành chữ W và từ đó SOFT đã chính thức được đổi thành SWOT.
SWOT được Urick và Orr quảng bá tại Anh quốc như một dạng bài tập cho tất cả mọi người. Những điều cần phải làm trong khi lập kế hoạch chỉ là phân loại các vấn đề theo một số danh mục được yêu cầu.
Bước thứ hai được điều chỉnh thành “Nhóm sẽ làm gì?” với từng phần trong danh mục. Quá trình lập kế hoạch này sau đó được thiết kế thông qua phương pháp “Thử và sai” mà kết quả là một quá trình gồm 17 bước, bắt đầu bằng SOFT/SWOT với mỗi mục ghi riêng vào từng trang.
Quá trình này đã được sử dụng thành công rất nhiều lần ở nhiều doanh nghiệp và tổ chức thuộc các lĩnh vực khác nhau. Và tới năm 2004, hệ thống này đã được phát triển đầy đủ, đã chứng minh được khả năng giải quyết hàng loạt các vấn đề hiện nay trong việc xác lập và nhất trí các mục tiêu mang tính thực tiễn hàng năm của doanh nghiệp mà không cần dựa vào các cố vấn bên ngoài.
Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự lô gíc dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định. Các mẫu SWOT cho phép kích thích suy nghĩ hơn là dựa trên các phản ứng theo thói quen hoặc theo bản năng. Mẫu phân tích SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận 2 hàng 2 cột, chia làm 4 phần: Strengths, Weaknesses, Opportunities, và Threats.
Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản:
- SO (Strengths – Opportunities): Các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trường.
- WO (Weaks – Opportunities): Các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường.
- ST (Strengths – Threats): Các chiến lược dựa trên ưu thế của của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường.
- WT (Weaks – Threats): Các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ thị trường.
Mô hình phân tích SWOT thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng của công ty thông qua việc phân tích tinh hình bên trong (Strengths và Weaknesses) và bên ngoài (Opportunities và Threats) công ty. SWOT thực hiện lọc thông tin theo một trật tự dễ hiểu và dễ xử lý hơn.
Các yếu tố bên trong cần phân tích có thể là: văn hóa công ty, hình ảnh công ty, cơ cấu tổ chức, nhân lực chủ chốt, khả năng sử dụng các nguồn lực, kinh nghiệm đã có, hiệu quả hoạt động, năng lực hoạt động, danh tiếng thương hiệu, thị phần, nguồn tài chính, hợp đồng chính yếu, bản quyền và bí mật thương mại.
Các yếu tố bên ngoài cần phân tích có thể là: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường, nhà cung cấp, đối tác, thay đổi xã hội, công nghệ mới, môi truờng kinh tế, môi trường chính trị và pháp luật.
Mời bạn tham khảo thêm:
2.1 CÁC MÔ HÌNH KHÁCH SẠN CỔ (KHÁCH SẠN BOUTIQUE) TRÊN THẾ GIỚI ( Luận văn Xây dựng chiến lược marketing cho khách sạn )
Theo định nghĩa của Tổng cục du lịch Việt Nam thì khách sạn theo phong cách cổ điển (Khách sạn Boutique) được định nghĩa là:
“Cơ sở lưu trú cải tạo từ một tòa nhà được bảo tồn một cách đặc biệt hoặc xây mới theo phong cách cổ, có quy mô nhỏ (dưới 50 phòng), thường do tư nhân sở hữu, hướng tới việc cung cấp dịch vụ cho từng khách.“
“Cơ sở lưu trú có quy mô nhỏ, hướng tới thị trường khách có thu nhập cao và khách của các công ty, số lượng các dịch vụ trong cơ sở này thường có nhiều và hướng tới việc cung cấp dịch vụ cho từng khách.“
Từ định nghĩa trên ta có thể thấy một khách sạn Boutique có đặc điểm về độ lớn cộng với thiết kế và dịch vụ được cá nhân hóa. Các khách sạn Boutique cũng thường thuộc sở hữu độc lập và có các đặc điểm thiết kế hoặc theo chủ đề độc đáo. Điều quan trọng là các khách sạn này có thể thay đổi theo các trải nghiệm riêng của từng du khách.
Thuật ngữ “Khách sạn Boutique” xuất hiện ở New York sau khi có sự thành lập của khách sạn Morgan – do Ian Schrager sở hữu và được thiết kế bởi Andrée Putman – trên Đại Lộ Madison vào năm 1984.
Ngoài việc phải có các tiêu chuẩn theo định nghĩa về Boutique của Agoda, các tiêu chí lựa chọn danh sách 10 khách sạn hàng đầu của Agoda bao gồm cả sự nổi tiếng của khách sạn về mặt nhận xét và đặt phòng của khách.
“Điều quan trọng cần lưu ý là hàng trăm khách sạn Boutique đúng là đã được xây dựng tại khu vực Đông Nam Á trong vòng 10 năm qua và việc xây dựng đang tăng nhanh hơn. Chúng ta hy vọng rằng hoạt động này của ngành công nghiệp sẽ tăng trưởng đáng kể trong những năm tới.” Kenny nói.
2.1.1 Khách sạn Kemang Icon Jakarta ở Inđônêsia
Khách sạn Boutique này kết hợp rất khéo léo các thiết kế phong cách đương đại với các trang trí nghệ thuật trong một bối cảnh và tông màu lạnh. Tám phòng Courtyard và bốn phòng Edge Suites đều được thiết kế riêng với các tiện nghi, phụ kiện và mùi hương phòng tắm đều được cá nhân hóa.
Tất cả các sở thích của khách đều được lưu ý trước khi khách nhận phòng để mỗi giỏ hoa quả, loại cà phê hoặc chè, tuyển tập các bài hát trong i-Pod, thương hiệu đồ dùng trong phòng tắm và thậm chí cả cách bố trí ánh sáng đều được điều chỉnh phù hợp với gu của bạn trước khi bạn thậm chí bước vào phòng. Với loại phòng “Edge”, mỗi bữa ăn còn có thể điều chỉnh để phù hợp với các yêu cầu sức khỏe và sở thích của khách.
Kemang Icon quả thực là một sự kết hợp thú vị của tính lịch sự và ấm cúng, tạo ra một hành trình đa cảm giác không gì sánh được, nơi gần như mọi khía cạnh chất lượng cuộc sống đều được cá nhân hóa.
2.1.2 Khách sạn Scarlet ở Xing-ga-po
Gây ấn tượng sâu sắc, nồng nàn, say đắm và phóng khoáng đó là những đặc tính chủ đạo của khách sạn Scarlet. Nằm trong tòa nhà Art Deco 1924 và một dãy các cửa hàng 1868 trên con phố Erskine lịch sử là năm phòng hạng sang được trang trí theo chủ đề với những cái tên như Splendour (lộng lẫy) và Lavish (phóng khoáng), 26 phòng Executive và 24 phòng Premium, 15 phòng Deluxe và 24 phòng Tiêu Chuẩn.
Khách sạn đã hết sức cố gắng lưu ý trang trí từng phòng với các đặc tính riêng. Các đặc điểm trong phòng gồm quán Bar riêng với tuyển tập dành cho những người sành ăn uống và một danh sách các loại gối.
2.1.3 Khách sạn Dream, Băng Cốc, Thái Lan ( Luận văn Xây dựng chiến lược marketing cho khách sạn )
Từ chiếc giường đến quầy Bar, khách sạn Dream là một sự quyến rũ tinh khiết. Nội thất được bao phủ bởi một tập hợp màu sắc phong phú cùng với kỹ thuật ánh sáng thanh tao tạo nên một sự hấp dẫn kỳ lạ.
Với 100 phòng theo chủ đề đặc sắc và thân thiện với vật nuôi trong nhà, điểm nổi bật chính là “Chiếc giường trong mơ” được sáng tạo và sản xuất cẩn thận với mong muốn đem đến những giấc ngủ ngon.
2.1.4 Khách sạn Khu nghỉ dưỡng và Spa AKA – Hua Hin, Prachuabkirikhan, Thái Lan
Năm mươi mốt biệt thự rộng rãi hoàn toàn tách biệt với nhau trải dài trên 10 mẫu đất phong cảnh nhiệt đới, với những hồ tự nhiên và một sườn đồi phía xa. Rút ra từ triết lý của AKA, một bộ lạc sống ở đồi núi với nguồn gốc ở Cao Nguyên Tây Tạng và Vân Nam, Trung Quốc.
Khu nghỉ dưỡng hòa trộn một cách hoàn hảo tính duy linh, sự tĩnh lặng và sự đơn giản và những điều này được thể hiện qua lối kiến trúc, dịch vụ Zen spa và các dịch vụ ẩm thực của khách sạn. Các bể bơi riêng không tường ngăn, các khối nhà vườn, các sân riêng và các khu vườn mái dốc.
2.1.5 Khách sạn Dela Paix, Xiêm Rệp, Campuchia
Được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng Bill Bensley, khách sạn Dela Paix nổi bật với sự kết hợp của lối trang trí nghệ thuật và phong cách Khmer truyền thống. Khách sạn được xây dựng xung quanh một sân trong lộng lẫy với đặc điểm là nước và vườn đá sỏi.
Khách sạn này nằm ở trung tâm Siem Reap có các phòng tiêu chuẩn và hạng sang, được phân loại theo năm sở thích và thiết kế độc đáo và có kèm theo sự hỗ trợ cá nhân. Đầu bếp người Pháp và là chủ khách sạn Joannes Riviere đưa các trải nghiệm ẩm thực độc đáo lên bàn ăn với các món ăn Khmer theo mùa và quốc tế trong khi đó các món ăn Địa Trung Hải, Italia, cà phê và đồ uống theo kiểu Khmer và các giỏ thức ăn được chuẩn bị cẩn thận tại quán Café Dela Paix. ( Luận văn Xây dựng chiến lược marketing cho khách sạn )
2.1.6 Khách sạn S15 Sukhumvit, Băng Cốc, Thái Lan
Nằm ngay ở quận trung tâm mua sắm và kinh doanh của Băng Cốc, khách sạn S15 Sukhumvit mới này có 72 phòng đầy phong cách được trang hoàng bởi các ngọn đèn Italia, các phòng tắm lát đá cẩm thạch và kiểu dáng đẹp cùng với đồ gỗ hiện đại. Bản chất thiết kế của khách sạn Boutique này là vẻ thanh lịch ẩn đối lập rõ ràng với sự bận rộn không ngừng nghỉ của thành phố.
2.1.7 Khách sạn Nagas – Luông Pha bang, Lào
Nếu bạn vào Khách sạn Boutique 3 Nagas cũng có nghĩa là bạn đã vào ba tòa nhà mang tính lịch sử được Tổ Chức Di Sản Quốc Tế UNESCO bảo vệ. Được phục hồi theo đúng phong cách Lào cổ, khách sạn rất kỳ lạ với sàn gỗ, tường torchis truyền thống và mái ngói đất sét.
Tổng số 12 phòng thường và 3 phòng hạng sang với các thiết kế độc đáo đã tạo nên một khách sạn đáng tin cậy này tại trung tâm thành phố Luông Pha Bang.
2.1.8 Khách sạn Nam Hải, Hội An, Việt Nam
Trần cao, bồn tắm sang trọng, phòng tắm rộng rãi, bục được đắp nổi, sàn thấp hơn phòng khác cùng với tầm nhìn ra Biển Đông không bị che khuất đã tạo nên 60 biệt thự một giường và 40 biệt thư có bể bơi tại Nam Hải.
Ngay lập tức du khách sẽ cảm thấy thoải mái bởi cảm giác rộng lớn về không gian và sự riêng tư tách biệt tại khu nghỉ dưỡng spa độc đáo, với bãi biển trước mặt trải dài trên 35 héc ta dọc bãi biển Hà My này. Tất cả các biệt thự đều được trang bị vòi tắm nước mưa, máy nghe nhạc iPod, dịch vụ ăn tại phòng 24 giờ, người gác cửa 24 giờ.
2.1.9. Khu nghỉ dưỡng JapaMala – Đảo Tioman, Malaysia
Thân thiện với môi trường sinh thái, các biệt thự Sarang bằng gỗ tếch, các nhà gỗ Sea Cliff và Tree Top nép mình trong các khu rừng nhiệt đới um tùm của Đảo Tioman (ở bờ biển phía Đông của Ma-lai-xi-a) với khung cảnh và âm thanh của biển xanh thẳm và bãi biển cát trắng lôi cuốn các giác quan của bạn.
Nhà Hàng Tamarind Terrace phục vụ cả ngày, phong cách tự nhiên, ăn ở ngoài trời và chuyên về các món hải sản của Thái Lan và Đông Dương. Có một công viên biển được bảo vệ, các địa điểm lặn và khu rừng nhiệt đới ngầm bao quanh khu nghỉ dưỡng sang trọng và tách biệt này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ( Luận văn Xây dựng chiến lược marketing cho khách sạn )
Chiến lược Marketing trong kinh doanh khách sạn giữ vai trò rất quan trọng. Chiến lược Marketing giữ quyết định trong việc thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Với đặc thù riêng biệt của ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú (Khách sạn), chiến lược Marketing phụ thuộc vào 7 yếu tố cơ bản đó là: Sản phẩm, Giá, Kênh phân phối, Chính sách chiêu thị, Con người, Quy trình và Minh chứng hữu hình.
Hiểu được tầm quan trọng của chiến lược Marketing đến hoạt động của doanh nghiệp, để tạo một hướng đi mới cho doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ các hướng đi tiên tiến trên thế giới, cụm khách sạn cổ của Saigontourist cần phân tích môi trường thực tế tại Việt Nam nói chung và tại doanh nghiệp nói riêng từ đó triển khai ứng dụng vào doanh nghiệp.
Mời bạn tham khảo thêm:
→ Luận văn Thực trạng xây dựng chiến lược marketing khách sạn
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietthuethacsi.com/ – Hoặc Gmail: dicvuluanvanthacsi@gmail.com