Chia sẻ đề tài Tiểu Luận: Chợ Làng Việt Nam cho các bạn đang chuẩn bị làm bài tiểu luận cùng nhau tham khảo nhé. Tiểu luận môn học là một trong những yêu cầu bắt buộc của các trường đại học, và Cao Học. Đối với sinh viên hay học viên tất cả các khóa học đều bắt buộc phải làm một bài tiểu luận, với đề tài bắt buộc hoặc là một đề tài cụ thể nào đó ví dư như đề tài: Tiểu Luận: Chợ Làng Việt Nam các bạn cùng tham khảo đề tài tiểu luận dưới đây nhé.
Nội dung chính
1. Thế nào là chợ làng?
Chợ làng hiểu một cách nôm na, đó là những ngôi chợ nhỏ, đơn sơ ở những làng quê, nó hoàn toàn mang tính tự phát do nhu cầu trao đổi mua bán những sản vật từ một nền kinh tế nông nghiệp tự sản tự tiêu của người nông dân Việt Nam.
Có 2 loại chợ: chợ phiên và chợ hôm
Chợ phiên họp vào những ngày theo một chu kỳ nhất định. Khi nói chợ họp ngày 3 và ngày 8, có nghĩa phiên chợ họp vào ngày mùng 3, mùng 8, mười ba, mười tám, hai ba, hai tám hàng tháng (theo âm lịch). Phiên chợ chính bao giờ cũng đông hơn phiên chợ xép (chợ họp không đúng phiên). “Tiểu Luận: Chợ Làng Việt Nam”
Chợ Hôm ngày nào cũng họp. Người mua, người bán chỉ thưa thớt, trao đổi những mặt hàng thiết yếu hàng ngày. Chợ thường họp vào buổi sáng hay chiều. Nếu chợ họp vào buổi chiều thì gọi là chợ chiều.
2. Thời gian xuất hiện:
Chợ làng xuất hiện ở Việt Nam từ thời nguyên thủy. Xuất phát từ nhu cầu trao đổi sản phẩm giữa các cư dân trong làng xã và các cư dân làng xã ở các địa phương với nhau mà chợ làng được hình thành.
Ngay từ thời Lý, khu sinh sống chính của người Việt là lưu vực sông ngòi lớn nhỏ và rất tự nhiên. Cái chợ sẽ nằm tại các ngã 3 nước để thuận tiên cho việc giao dịch trao đổi hàng hóa. Sử Việt còn ghi dưới thời Thái sư Trần Thủ Độ, Việt Nam có khoảng 100 chợ quê. Theo cấu trúc làng xã, Việt Nam còn có làng ven đồi và làng ven biển nữa. Làng ven đồi người dân làm nhà ở phía nam dãy đồi để tránh gió bấc thì cái chợ sẽ nằm ở phía nam cuối đường. Với làng ven biển, có chợ cá họp sát ngay mép sóng.
Thời Lê sơ hoạt động buôn bán phát triển nên nhà nước cho ban hành thể lệ họp chợ, quyết định quy tắc họp luân phiên chợ theo đó địa điểm chợ thay đổi xã này sang xã khác trong một cụm liên xã. Xã nào chưa có chợ thì Nhà nước khuyến khích việc làm chợ.
Đến thế kỉ XVI xuất hiện giao lưu quốc tế nên có cảng thị. Cảng biển cũng là cái chợ mở ra thông thương với bên ngoài mà thôi.
Sang thế kỉ XIX, văn minh đường cái mở ra, lại thêm cái chợ đường cái họp nơi ngã ba đường như chợ Bần bán tương nổi tiếng. Chung quy lại, chợ làng Việt Nam là chợ ngã ba và phổ biến nhất, cổ truyền nhất là cái ngã ba nước…
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Tiểu Luận
3. Chợ làng – Đặc trưng văn hóa làng xã: “Tiểu Luận: Chợ Làng Việt Nam”
Nhắc đến văn hóa làng xã người ta không thể không nhắc tới chợ làng. Quả thật một phần đời sống của những người dân quê được khắc họa qua sự phát triển của chợ làng. Ngoài ý nghĩa trao đổi buôn bán, chợ làng còn là nơi để thăm hỏi, mời gọi, nói chuyện con trâu, cái cày, chuyện ruộng vườn, đồi núi… Tất cả cứ ồn ã, xôn xao và đậm đà tình làng, nghĩa xóm. Bởi thế người xưa đã từng ao ước:
- “Muốn cho gần chợ mà chơi
- Gần sông tắm mát, gần nơi mà về”
Chợ quê đối với người Việt chúng ta là nơi gói ghém nhiều hình ảnh thân thương, là một nét đặc thù văn hóa dân tộc không thể thiếu ở mỗi làng quê Bắc Bộ, và hình như chỉ có ở Bắc Bộ, đặc biệt là đồng bằng châu thổ sông Hồng mới có, nơi được xem là cái nôi của nền văn minh lúa nước.
Quá trình trao đổi, buôn bán ở chợ làng:
Chợ làng là nơi trao đổi hàng hóa trong làng và các làng khác, chủ yếu là trong nội thị của làng mà thôi. Đã có những lời đánh giá rằng : “Muốn biết làng đó giàu hay nghèo, chỉ cần xem qua chợ buôn bán có đông vui tấp nập hay không là đủ biết“. Thế mới biết Chợ Làng quan trọng như thế nào trong đời sống cư dân.
Chỉ cần nhìn vào chợ làng người ta cũng thấy được đời sống kinh tế của người dân trong làng. Hình thành trên nền kinh tế tự cung, tự cấp, chợ làng chính là mô hình thu nhỏ của một nền kinh tế xưa cũ. Một phần đời sống của người dân quê được khắc họa và thể hiện qua cái chợ làng, từ tương cà, mắm, muối, đến vải vóc, áo quần, hàng tươi, hàng khô… đều có mặt đầy đủ với nhiều chủng loại phong phú phục vụ nhu cầu sinh hoạt ngày càng khá giả, thịnh vượng hơn của làng quê. Vai trò của tiền tệ không giữ vai trò chủ chốt mà ở đây chủ yếu là hàng đổi hàng, vật đổi vật, mua những thứ mình thiếu và bán ra những thứ đã dư thừa.
Chợ làng tồn tại trên cơ sở những cung ứng tự phát của nông dân, nó gắn bó với đời sống của nông thôn Việt Nam xưa, nhưng nó vừa có sức lôi cuốn, vừa có khả năng duy trì, phát triển văn hóa làng.
Chợ làng- nét văn hóa thể hiện qua đời sống hằng ngày: “Tiểu Luận: Chợ Làng Việt Nam”
Chợ làng không chỉ là nơi để mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi giao lưu văn hóa giữa mọi người trong làng, với người làng khác, giữa vùng này với vùng khác. Một phần đời sống của người dân quê được khắc họa qua sự phát triển của chợ làng. Chợ là nơi lưu giữ tổng thể những nét văn hóa cũng như tục lệ của người dân nơi đó. Thông qua hoạt động mua, trao đổi thông tin mà chợ trở thành nơi các phong tục văn hoá khác nhau tìm đến tiếng nói chung.
Tưởng chừng cái chợ chỉ là sự hiện hữu cụ thể người ta vẫn nhìn thấy, vẫn biết nhưng bản chất văn hóa bên trong của nó thì ít ai biết được. Chợ là nơi gói ghém những hình ảnh thân thương, là nét đặc thù văn hóa dân tộc
Những người đi chợ xem việc đi chợ là đi chơi, đi bình phẩm. Đến chợ thì biết đủ mọi chuyện trong họ ngoài làng. Vừa bán, vừa thông tin cho nhau về cuộc sống đời thường. Chợ còn là điểm sinh hoạt văn hóa, chốn hẹn hò. Phụ nữ đi chợ cốt để tâm sự, giải bày những uất ức trong cuộc sống gia đình, bởi nơi đó họ bị kìm áp nặng nề, và là nơi mọi nỗi lo toan bị biến mất. . Những chuyện hàng ngày của mỗi gia đình, mỗi người đều được thông tin qua cái chợ. Người làng đi chợ cũng là dịp để họ gặp nhau, hỏi thăm nhau. Hầu hết câu chuyện chỉ xoay quanh con trâu, mảnh ruộng, chuyện cấy cầy nhà nông. “Tiểu Luận: Chợ Làng Việt Nam”
Dù còn mang nặng tính tự túc, tự cấp nhưng chợ quê không phải vì thế mà đơn điệu, lạc lõng với thế giới bên ngoài. Người mua, kẻ bán, tất thảy đều xởi lởi, vui vẻ, có khi còn đùa tếu pha trò. Cụ già ngồi bán buồng cau, tiếp thị độc đáo bằng miếng trầu cánh phượng têm rất khéo đặt bên cạnh lát rễ chay và quả cau bổ tư tươi rói, người không biết ăn trầu nhìn cũng thấy hấp dẫn.
Người dân trong làng đã quen với tiếng mời mua hàng của các bà hàng rau, hàng thịt… Tiếng nói chuyện, ở góc nọ, góc kia của chợ, thậm chí cả tiếng chửi nhau của người bán và người mua. Đó là những cảm xúc rất thường nhật, là cái hiện hữu vô hình nhưng lại không thể thiếu. Người dân quê quen mặt hết các bà bán hàng, vì họ chẳng phải ai xa lạ, không là người trong làng thì cũng là người làng khác. Mà có là người làng khác thì cũng trong một xã, họ quen nhau. Vì vậy hôm nay thấy bà bán rau không đi, chị bán thịt vắng mặt người ta lại hỏi thăm nhau.
Chợ làng đi vào thơ văn
Chợ làng cũng vì vậy mà đi vào thơ ca, văn học dân gian như tâm hồn, bản tính người Việt. Thông qua thơ văn, chợ thể hiện sự gắn bó giữa người với người, tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào về sản vật của địa phương. Đến chợ, ta sẽ thấy hết được hương vị của làng, những lề thói dân dã, những mối quan hệ xóm làng, và nơi hẹn hò của những người đi chợ và đặc biệt là của trai gái yêu nhau,… Nó tràn ngập niềm vui và vơi đi những lo toan trong cuộc sống hằng ngày.
Chợ làng ngày Tết: “Tiểu Luận: Chợ Làng Việt Nam”
Chợ làng ngày Tết là dịp gặp gỡ của những người xa xứ. Người Việt có một đặc điểm dù đi đâu, làm gì và ở đâu thì hết năm thường về quê ăn Tết. Người xa quê thích nhất được đi sắm Tết ở chợ làng để mua những nải chuối quê, quả cau, lá trầu để cúng tổ tiên; lá dong, lá chuối về gói bánh chưng, bánh gai, mớ rau, củ hành để ăn trong ba ngày Tết bởi đó là những sản phẩm của người dân quê hương mà không nơi nào có và thay thế được.
Chính vì vây, nó đóng vai trò trong việc hình thành và phát triển văn hóa làng. Nó không chỉ tồn tại như một sự việc tái hiện hằng ngày mà là nét văn hóa được truyền từ đời này sang đời khác, đó là không gian văn hóa hết sức sâu đậm và vơi đi những nặng nhọc trong năm tháng vất vả.
Chợ Bưởi – điển hình chợ làng thời xưa
“Chợ Bưởi một tháng sáu phiên
Ngày tư, ngày chín cho duyên đèo bồng”
Chợ Bưởi thuộc vùng Kẻ Bưởi, một trong những chợ cổ nhất Hà Nội duy trì hình thức họp chợ phiên. Giống như nhiều chợ cổ Hà Nội (cận sông, tiện đường đi), chợ Bưởi nằm bên vị trí hợp lưu của sông Thiên Phù và sông Tô Lịch, thuận lợi về mặt giao thương trên bến dưới thuyền. “Tiểu Luận: Chợ Làng Việt Nam”
Chợ Bưởi ra đời từ thời gian nào thì không ai rõ, một số tài liệu cho rằng thời Lý, nhưng cũng có tài liệu cho rằng từ thế kỉ XI , nhưng điều không thể phủ nhận là chợ có tính lịch sử, văn hóa vào bậc nhất ở mảnh đất Thăng Long – Hà Nội này.
Mang tính chất chất chợ vùng ven, chợ Bưởi là nơi trao đổi, mua bán sản phẩm các làng nghề vùng Kẻ Bưởi làm ra như dệt lĩnh Yên Thái, Bái Ân, giấy của làng Yên Thái, Hồ Khẩu, Đông Xã và dụng cụ sản xuất nông nghiệp của vùng Xuân La, Xuân Đỉnh.
Người mua,kẻ bán đến chợ Bưởi lại được sống trong một phiên chợ quê thuần chất. Người ta mang ra đủ thứ hàng hóa, chủ yếu là mặt hàng nông sản, “cây nhà lá vườn” để mua bán, trao đổi với nhau. Một tháng, sáu phiên nhưng ngày mồng 4 và mồng 9 (âm lịch) là ngày chợ họp đông nhất. Cứ tầm 6 giờ sáng là người ta rục rịch mang hàng ra bày. Cứ thế chợ rộn rã, lao xao đến giữa trưa thì tan, người chơi chợ về nhà, còn cánh bán hàng thì đủng đỉnh dọn dẹp đến tối mịt.
Người Hà Nội cũ muốn mua bất cứ thứ gì mang tính dân dã, đến chợ Bưởi là sẽ tìm thấy. Vậy nên chợ Bưởi nghiễm nhiên trở thành nơi thăm thú của người yêu chim, thú họa cây cảnh khắp nơi trong Hà Nội. Đặc biệt, những năm xa xưa, cứ đến ngày 29 Tết, chợ Bưởi còn có thêm một nếp là mua trâu bò và giết mổ tại chợ rồi chia nhau ăn Tết,… Với nhiều người, họ chỉ chờ đến phiên để được đi chơi chợ, chẳng mua, chẳng bán gì, chỉ là thú vui lâu ngày thành quen không thể thiếu.
Có thể nói, chợ Bưởi là một trong những phiên chợ cổ, mang nhiều nét văn hóa, gắn liền với mảnh đất Thăng Long – Hà Nội nhất, trở thành một phiên chợ độc đáo, là nơi thăm thú của những người rảnh rỗi, nơi giao lưu, gặp gỡ giữa những người làm vườn, người có thú chơi cây cảnh và vật nuôi. “Tiểu Luận: Chợ Làng Việt Nam”
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietthuethacsi.com/ – Hoặc Gmail: dicvuluanvanthacsi@gmail.com