Chia sẻ đề tài Tiểu Luận: Giá trị văn hoá của người Khmer cho các bạn đang chuẩn bị làm bài tiểu luận cùng nhau tham khảo nhé. Tiểu luận môn học là một trong những yêu cầu bắt buộc của các trường đại học, và Cao Học. Đối với sinh viên hay học viên tất cả các khóa học đều bắt buộc phải làm một bài tiểu luận, với đề tài bắt buộc hoặc là một đề tài cụ thể nào đó ví dư như đề tài: Tiểu Luận: Giá trị văn hoá của người Khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh các bạn cùng tham khảo đề tài tiểu luận dưới đây nhé.
Nội dung chính
PHẦN 1. LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đồng bào Khmer Nam Bộ có nền văn hóa truyền thống mang đậm màu sắc bản địa và tôn giáo. Trong suốt quá trình phát triển của cộng đồng các dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long nền văn hóa Khmer đã giao hoà, gắn kết với các nền văn hóa khác, góp phần hình thành nền văn hóa Việt Nam phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc. Trà Vinh là một trong hai tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long có đông đồng bào dân tộc Khmer – sau tỉnh Sóc Trăng. Tuy là vùng đất trẻ nhưng Trà Vinh có kho tàng văn hoá đa dạng, đặc biệt là văn hoá vật thể và phi vật thể của người Khmer nên rất thích hợp để phát triển theo định hướng du lịch văn hoá. Nhận định từ thực tế như vậy, qua đề cương này, tôi chọn đề tài “Giá trị văn hoá của người Khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh” nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu với mong muốn trang bị thêm kiến thức nghề nghiệp tương lai của sinh viên ngành Văn hoá du lịch, song song với mong muốn đưa bản sắc dân tộc Khmer vào định hướng phát triển du lịch ở tỉnh Trà Vinh cũng như loại hình du lịch văn hoá cho Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu “Tiểu Luận: Giá trị văn hoá của người Khmer”
Mục đích nhiên cứu
Qua nghiên cứu, chúng ta có thể phần nào góp công trong hoạt động duy trì và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của người Khmer tạo sản phẩm đa dạng để đưa vào phát triển loại hình du lịch văn hoá và từ đó có thể giới thiệu văn hoá Khmer đến người dân trong nước cũng như bạn bè quốc tế. Cụ thể trong đề cương này là khai thác điểm riêng biệt tiềm năng để đưa vào định hướng phát triển du lịch cho tỉnh Trà Vinh.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nêu được những giá trị văn hoá tiêu biểu của người Khmer ở tỉnh Trà Vinh.
- Tình hình khai thác các giá trị văn hoá tiêu biểu của người Khmer ở tỉnh Trà Vinh.
- Đưa ra những đề xuất, kiến nghị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: nét văn hoá của người Khmer ở tỉnh Trà Vinh.
- Phạm vi không gian: tại tỉnh Trà Vinh.
- Phạm vi thời gian: từ năm 2005 đến nay.
4. Phương pháp và quan điểm nghiên cứu “Tiểu Luận: Giá trị văn hoá của người Khmer”
- Phương pháp:
- Phân tích và tổng hợp lý thuyết
- Quan sát, tham dự
- Chụp ảnh
- Phân tích và tổng hợp từ kinh nghiệm, từ thực tế kết hợp lý thuyết
- Quan điểm: phát triển du lịch bền vững
5. Lược sử nghiên cứu vấn đề:
- Sách “Phong tục và nghi lễ vòng đời người Khmer Nam Bộ” của tác giả Trần Văn Bổn.
- Sách “Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch” của tác giả Dương Văn Sáu (2004), Đại học Văn Hóa Hà Nội
Bố cục: gồm 3 chương
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ VĂN HOÁ
Chương này tập hợp các khái niệm về du lịch và văn hoá để làm cơ sở lý luận cho bài tiểu luận
CHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI KHMER Ở TỈNH TRÀ VINH TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
Chương 2 nêu tổng quan về tỉnh Trà Vinh và người Khmer; đề cập đến những giá trị văn hoá của người Khmer ở tỉnh Trà Vinh, những kết quả và hạn chế của các giá trị văn hoá Khmer tiêu biểu đã được khai thác du lịch ở tỉnh.
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG, ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN
Chương 3 nêu ra những định hướng và những kiến nghị, đề xuất đối với việc đưa giá trị văn hoá của người Khmer vào phát triển du lịch ở tỉnh Trà Vinh.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ VĂN HOÁ “Tiểu Luận: Giá trị văn hoá của người Khmer”
1,1 Các khái niệm, định nghĩa
- Du lịch:
Theo IUOTO (International Union of Official Travel Organization): Du lịch là một hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải làm ăn, sinh sống.
Theo Hội Nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch tại Ý (21/08 – 05/09/1963): Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình.
Theo kinh tế học: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.
Theo Bộ luật Du lịch Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/01/2006: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, tìm hiểu, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định.
- Du lịch văn hoá
Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 tại Khoản 1, Điều 4, Chương I có ghi: “Du lịch văn hoá là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống”.
Du lịch văn hoá là một trong những lại hình du lịch bền vững, hấp dẫn du khách, có nhiều điều kiện, nguồn lực để phát triển, được quan tâm đầu tư phát triển ở nhiều nước cũng như ở Việt Nam. “Tiểu Luận: Giá trị văn hoá của người Khmer”
Du lịch văn hoá là một sản phẩm du lịch sử dụng những giá trị văn hoá dậm đà bản sắc của địa phương, thông qua các vật dẫn hoặc phương thức biểu đạt, cung cấp cho du khách cơ hội để chiêm ngưỡng, thử nghiệm và cảm thụ văn hoá của các địa phương. Vật hấp dẫn bao gồm các công trình kiến trúc mỹ thuật, các di tích lịch sử, hoạt động tôn giáo, nghi thức xã hội đặc thù, đồ ăn, thức uống, biểu diễn âm nhạc kịch, vũ điệu địa phương, nghệ thuật sản xuất thủ công truyền thống và làng nghề, lễ hội, phong tục tập quán.
- Phát triển du lịch bền vững là quá trình điều hành quản lý các hoạt động du lịch với mục đích xác định và tăng cường các nguồn hấp dẫn du khách tới các vùng và các quốc gia du lịch. Quá trình quản lý này luôn hướng tới việc hạn chế lợi ích trước mắt để đạt được lợi ích lâu dài do các hoạt động du lịch đưa lại.
Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo và thỏa mãn 3 yếu tố sau :
- Mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên tự nhiên, môi trường và lợi ích kinh tế, xã hội, văn hóa
- Quá trình phát triển diễn ra trong một thời gian lâu dài
- Đáp ứng được nhu cầu hiện tại, song không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của các thế hệ tiếp theo.
- Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo sự hấp dẫn du lịch.
- Khách du lịch (Tourist) là khách thăm viếng, lưu trú tại một quốc gia hoặc một vùng khác với nơi ở thường xuyên trên 24 tiếng đồng hồ và nghỉ qua đêm tại đó với các mục đích như nghỉ dưỡng, tham quan, thăm viếng gia đình, tham dự hội nghị, tôn giáo, thể thao.
- Khách tham quan (Excursionist), còn gọi là khách thăm viếng 1 ngày (Day visitor), là loại du khách thăm viếng lưu lại ở một nơi nào đó dưới 24 tiếng đồng hồ và không lưu trú qua đêm.
- Du khách quốc tế (International Tourist): “Tiểu Luận: Giá trị văn hoá của người Khmer”
Ở Việt Nam, theo Điều 20 Chương IV pháp lệnh du lịch, những người được thống kê là du khách quốc tế phải có các đặc trưng cơ bản sau đây:
Là người nước ngoài hoặc cư dân Việt Nam định cư ở nước ngoài vài Việt Nam du lịch.
Là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi ra nước ngoài du lịch.
Mục đích chuyến đi của họ là tham quan, thăm thân nhân, tham dự hội nghị, kháo sát thị trường, đi công tác, chữa bệnh, thể thao, hành hương, nghỉ ngơi.
- Du khách nội địa (Domestic Tourist) là công dân của một nước đi du lịch (dưới bất kỳ hình thức nào) trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia dó.
- Văn hoá
- Lễ hội: là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên một địa bàn dân cư trong thời gian và không gian xác định, nhằm nhắc lại sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại, đồng thời là dịp để biểu hiện cách ứng xử văn hóa của con người với thiên nhiên thần thánh và con người trong xã hội .
Lễ hội cổ truyền hay hiện đại, dân tộc hay quốc tế đều gồm có 2 phần: phần lễ và phần hội:
- Phần lễ có tính nghiêm trang, bắt buộc với những quy định cụ thể về các nghi lễ; lễ tiết chặt chẽ để mọi người tuân thủ và cũng có thể cách tân làm cho phù hợp theo từng năm được mùa hay mất mùa theo kiểu “tùy biện hiện” (có gì cúng nấy).
- Phần hội với các trò vui, trò diễn, ca hát, nhảy múa, thi đấu thể thao, lạc khoán (ăn uống có cộng cảm), có tính khoán đặt tạo sự ngẫu hứng cho người tham gia lễ hội.
- Tín ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng mộ vào một sự vật, hiện tượng hoặc một đấng siêu nhiên.
1.2 Các quan điểm về văn hoá và bảo tồn giá trị văn hoá “Tiểu Luận: Giá trị văn hoá của người Khmer”
- Quan điểm của Đảng về văn hóa
Hội nghị Trung ương 10 (Khóa IX) có chỉ rõ cần tiếp tục thực hiện đầy đủ 5 quan điểm chỉ đạo đã được Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) đề ra đó là:
- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
- Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ (tinh hoa nhân loại), đó chính là lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH theo chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng động, giữa xã hội và tự nhiên.
- Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử mấy ngàn năm đấu tranh dựng nước giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – Tổ quốc; Lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đức tính cần cù sáng tạo trong lao động, sự tinh tế ứng xử, tính giản dị trong lối sống…
- Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo , trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.
- Văn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng. “Tiểu Luận: Giá trị văn hoá của người Khmer”
1.3 Các nguyên tắc và quan điểm phát triển du lịch bền vững
- Nguyên tắc:
- Sử dụng nguồn lực một cách bền vững :
Việc bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân văn là tối cần thiết, nó đảm bảo cho hoạt động kinh doanh du lịch phát triển lâu dài.
Việc sử dụng bền vững, bảo tồn và bảo vệ các nguồn lực phát triển du lịch được xem là vấn đề sống còn đối với việc quản lý hợp lí mang tính chất toàn cầu và quốc gia.
- Giảm sự tiêu thụ quà mức và giảm chất thải :
Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải sẽ tránh được những chi phí tốn kém cho việc hồi phục tổn hại về môi trường và tăng chất lượng dịch vụ du lịch
Một số biện pháp để giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm rác thải :
- Các doanh nghiệp du lịch và ngành du lịch phải giảm tiêu thụ các nguồn lực du lịch
- Ưu tiên các nguồn lực hiện có ở địa phương hơn là nhập khẩu theo xu hướng thích hợp và bền vững
- Giảm nguồn rác thải và đảm bảo việc xử lý rác thải do du lịch thải ra một cách an toàn
- Sử dụng công nghệ xử lí rác thải, tái chế rác thải
- Có trách nhiệm phục hồi những tổn thất nảy sinh từ các dự án du lịch
- Trách tổn thất thông qua công tác tiền hoạch định đúng đắn và theo dõi, giám sát liên tục
- Duy trì tính đa dạng :
- Trân trọng giữ gìn tính đa dạng của thiên nhiên và nhân văn
- Đảm bảo nhịp độ quy mô và loại hình phát triển để bảo vệ tính đa dạng của văn hóa bản địa
- Ngăn ngừa sự phá hủy đa dạng sinh thái tự nhiên bằng cách tôn trọng sức chứa của mỗi vùng, áp dụng công thức sức chứa và nguyên tắc phòng ngừa trước “Tiểu Luận: Giá trị văn hoá của người Khmer”
- Giám sát tác động của du lịch đối với hệ sinh thái đặc biệt đối với các loài động vật
- Khuyến khích đa dạng kinh tế, xã hội bằng cách lồng ghép du lịch vào các hoạt động của cộng đồng địa phương
- Ngăn ngừa sự thay thế các ngành nghề truyền thống lâu đời bằng chuyên môn phục vụ du lịch
- Khai thác tốt các đặc trưng, đặc thù của vùng hơn là áp đặt các chuẩn mực đồng nhất
- Đảm bảo quy mô, nhịp độ và loại hình du lịch nhằm khích lệ lòng mến khách và sự hiểu biết lẫn nhau
- Phát triển du lịch phù hợp với văn hóa bản địa, phúc lợi và nhu cầu phát triển
- Hợp nhất du lịch vào quá trình quy hoạch như : du lịch và hoạch định chiến lược phát triển, du lịch và đánh giá tác động môi trường
- Hỗ trợ kinh tế địa phương :
- Đảm bảo các chi phí về môi trường được tính đến trong tất cả các dự án du lịch
- Hợp nhất những cân nhắc về môi trường và tất cả các quyết định kinh tế
- Hoạt động du lịch trong giới hạn cho phép của sức chứa và hạ tầng cơ sở sẵn có của địa phương
- Thực hiện sự đa dạng kinh tế bằng cáh phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, mang lợi ích đến cho nhiều thành phần hơn
- Đảm bảo các loại hình và quy mô hoạt động du lịch phù hợp với điều kiện của địa phương
- Tránh khai thác quá mức các điểm du lịch
- Hổ trợ tạo thu nhập cho địa phương và các doanh nghiệp nhỏ, đồng thời trích một tỉ lệ thỏa đáng từ thu nhập du lịch cho nền kinh tế địa phương, nơi diễn ra các hoạt động du lịch
- Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch : khi cộng đồng địa phương được tham gia vào phát triển du lịch thì họ trở thành đối tác cực, có vị trí đặc biệt trong khu vực và vùng. Khả năng bền vững của du lịch phụ thuộc rất lớn vào sự ủng hộ và tham gia của cộng đồng địa phương. Thông qua việc khuyến khích làm chủ các ngành thủ công nghiệp và nhà tranh, dịch vụ hướng dẫn, nhà hàng, tiệm ăn, sự tham gia của địa phương sẽ tạo điều kiện ngăn chặn sự thất thoát ngoại tệ và có lợi cho cộng đồng địa phương và du khách
- Các biện pháp để thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch :
- Tôn trọng nhu cầu và nguyện vọng của cư dân địa phương
- Tạo điều kiện cho cư dân địa phương phải quyết định sự phát triển của họ
- Khuyến khích sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương vào các dự án du lịch
- Ủng hộ các xí nghiệp và hợp tác xã địa phương cung cấp dịch vụ, hàng hóa và hàng thủ công
- Ủng hộ các cửa hiệu quán ăn và hướng dẫn do địa phương làm chủ
- Ngăn ngừa sự chia rẽ và di dân địa phương
- Lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng có liên quan :
- Tham khảo ý kiến và thông báo rộng rãi cho cư dân địa phương về những biến động, thay đổi trong phát triển du lịch
- Tham khảo và thông báo cho họ về các lợi ích do du lịch mang lại
- Giới thiệu các giải pháp từ khi lập sơ đồ quy hoạch để xin ý kiến đóng góp của quần chúng
- Tổ chức hội thảo để tham khảo ý kiến “Tiểu Luận: Giá trị văn hoá của người Khmer”
- Thông báo và tham khảo ý kiến đầy đủ với chính quyền địa phương và cơ quan chính phủ trước và trong quá trình tiến hành các dự án du lịch
- Đào tạo nhân viên :
- Đưa các vấn đề về môi trường, văn hóa, xã hội vào chương trình đào tạo
- Nâng cao vị trí của cán bộ địa phương các cấp
- Đề cao ý thức tự hào trong công việc và sự chăm lo đến cộng đồng địa phương
- Đào tạo nhân viên hiểu biết bản chất phức tạp của du lịch hiện đại
- Khuyến khích việc giáo dục đa văn hóa và các chương trình giao lưu văn hóa
- Đào tạo cán bộ quản lý và lãnh đạo người địa phương
- Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm :
- Giáo dục du khách trước khi đến điểm du lịch và hướng dẫn cho họ những điều cần làm và những điều không nên làm về phương diện môi trường
- Sử dụng chiến lược tiếp thị tôn trong các dân tộc, cộng đồng và môi trường các đại phương
- Làm cho du khách nhận thức được trách nhiệm của họ đối với địa phương du lịch
- Tiếp thị du lịch phải trung thực, tương ứng với sản phẩm và chất lượng tour du lịch đã chào bán
- Cung cấp thông tin cho du khách về việc tôn trọng các di sản văn hóa và thiên nhiên của địa phương
- Khuyên bảo những cách cư xử đúng đắn như : ăn mặc, tập quán tôn giáo, thức ăn, đồ uống, đi lại lịch sử và chính trị
- Tiến hành nghiên cứu :
- Khuyến khích và hỗ trợ việc nghiên cứu đánh giá trước khi thực hiện dự án và các biện pháp giám sát đánh giá tác động kinh tế, xã hội, môi trường
- Phổ biến các kết quả nghiên cứu và điều tra đến các cơ quan trung ương, đội ngũ nhân viên du lịch và công chúng
- Quan điểm: “Tiểu Luận: Giá trị văn hoá của người Khmer”
Phát triển du lịch bền vững đã trở thành mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của toàn nhân loại trong thế kỷ XXI. Phát triển du lịch bền vững trở thành xu hướng và mục tiêu phát triển ngành kinh tế du lịch của nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong hiện tại và tương lai. Vì vậy, quan diểm phát triển này cần được soi sáng, vận dụng trong việc tổ chức quản lý triển khai đánh giá các hoạt động du lịch và trong việc nghiên cứu tiến hành quy hoạch du lịch.
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện cần vận dụng lý luận cũng như thực tiễn phát triển du lịch bền vững ở trong nước và trên thế giới để soi sáng, kiểm chứng, đánh giá. Và phát triển du lịch bền vững phải được coi là mục tiêu thực hiện; các nguyên tắc cũng như các loại hình du lịch bền vững phải được xem xét, vận dụng trong suốt quá trình thực hiện.
Theo Hội Đồng Thế giới về môi trường và phát triển (WCED): “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”.
Theo Khoản 21, Điều 4, Chương I – Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai”.
Như vậy, các kế hoạch, dự án được xây dựng để thực hiện phải xem xét tính toán các vấn đề cần giải quyết, các chiến lược,…không chỉ đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà còn phải đáp ứng nhu cầu du lịch của các thế hệ tương lai.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Tiểu Luận
CHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI KHMER Ở TỈNH TRÀ VINH TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH “Tiểu Luận: Giá trị văn hoá của người Khmer”
2.1 Tổng quan về tỉnh Trà Vinh
- Vị trí địa lý:
Trà Vinh là tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam; vị trí địa lý giới hạn từ 9°31’46” đến 10°4’5″ vĩ độ Bắc và từ 105°57’16” đến 106°36’04” kinh độ Đông.
Phía bắc Trà Vinh giáp với Bến Tre, phía nam giáp Sóc Trăng, phía tây giáp Vĩnh Long, phía đông giáp biển với chiều dài bờ biển 65 km.
- Hành chính:
Hiện nay Trà Vinh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thị xã Trà Vinh và 7 huyện với 94 xã, phường và thị trấn. Bảy huyện là:
- Càng Long
- Châu Thành
- Cầu Kè
- Tiểu Cần
- Cầu Ngang
- Trà Cú
- Duyên Hải
- Dân cư:
Dân số: “Tiểu Luận: Giá trị văn hoá của người Khmer”
- 1971: 411.190
- 2000: 973.065
- Điều tra dân dố 01/04/2009: 1.000.933 người
Trên địa bàn Trà Vinh có 29 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh (69%) và người Khmer (29%).
Dân số Trà Vinh chiếm 5,99% Đồng bằng sông Cửu Long (theo điều tra dân số năm 2000), trong đó hơn 87% sống ở khu nông thôn. Mật độ dân số 414 người/km², tỷ lệ tăng dân số năm 2000 là 1,65.
Theo tài liệu tổng điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 1999, trên địa bàn Trà Vinh có trên 290,9 nghìn người Khmer, chiếm 30,1% dân số toàn tỉnh và chiếm 27,6% số người Khmer của cả nước.
Đây là địa bàn cư trú lâu đời của cộng đồng dân tộc người Khmer có nền văn hóa dân tộc đặc trưng: tiếng nói, chữ viết, món ăn và đặc biệt là hệ thống chùa rất đặc thù.
- Khí hậu
Nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Trà Vinh cũng có những thuận lợi chung như: có điều kiện ánh sáng bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định, Tuy nhiên, do đặc thù của vùng khí hậu ven biển tỉnh Trà Vinh có một số hạn chế về mặt khí tượng như: gió chướng mạnh, bốc hơi cao, mưa ít.
Nhiệt độ trung bình toàn tỉnh là 26,6°C, biên độ nhiệt giữa tối cao: 35,8°C, nhiệt độ tối thấp: 18,5°C biên độ nhiệt giữa ngày và đêm thấp: 6,4°C. Nhìn chung nhiệt độ tương đối điều hòa và sự phân chia 4 mùa trong năm không rõ chủ yếu 2 mùa mưa, nắng.
Ẩm độ trung bình cả năm biến thiên từ 80-85%, biến thiên ẩm độ có xu thế biến đổi theo mùa; mùa khô đạt: 79%, mùa mưa đạt 88%. “Tiểu Luận: Giá trị văn hoá của người Khmer”
Tổng lượng mưa từ trung bình đến thấp (1588-1227 mm), phân bố không ổn định và phân hóa mạnh theo thời gian và không gian. Lượng mưa giảm dần từ Bắc xuống Nam, cao nhất ở Càng Long, Trà Vinh; thấp nhất ở Cầu Ngang và Duyên Hải.
Về thời gian mưa, có 90% lượng mưa năm tập trung vào mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11. Càng về phía biển, thời gian mưa càng ngắn dần tức là mùa mưa bắt đầu muộn nhưng kết thúc sớm. Huyện có số ngày mưa cao nhất là Càng Long (118 ngày), Trà Vinh (98 ngày); thấp nhất là Duyên Hải (77 ngày) và Cầu Ngang (79 ngày).
Hạn hàng năm thường xảy ra gây khó khăn cho sản xuất với số ngày không mưa liên tục 10-18 ngày. Cầu Kè, Càng Long, Trà Cú là các huyện ít bị hạn. Huyện Tiểu Cần hạn đầu vụ (tháng 6, 7) là quan trọng trong khi các huyện còn lại: Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải hạn giữa vụ (tháng 7, 8) thường nghiêm trọng hơn.
- Đất
Trà Vinh có diện tích tự nhiên 2.215,15 km² (tương đương 221.515,03 ha) – số liệu 2003, chia ra như sau:
- Đất ở: 3.151,36 ha
- Đất nông nghiệp: 180.004,31 ha
- Đất lâm nghiệp: 6.080,20 ha
- Đất chuyên dùng: 9.936,22 ha
- Đất chưa sử dụng: 22.242,94 ha
- Địa hình
Trà Vinh nằm ở phần cuối cù lao kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu. Địa hình chủ yếu là những khu đất bằng phẳng với độ cao trên dưới 1m so với mặt biển. ở vùng đồng bằng ven biển nên có các giồng cát, chạy liên tục theo bình vòng cung và song song với bờ biển. Càng về phía biển, các giồng này càng cao và rộng lớn. “Tiểu Luận: Giá trị văn hoá của người Khmer”
Do sự chia cắt bởi các giồng và hệ thống trục lộ, kinh rạch chằng chịt, địa hình toàn vùng khá phức tạp. Các vùng trũng xen kẹp với các giồng cao, xu thế độ dốc chỉ thể hiện trên từng cánh đồng. Riêng phần phía nam tỉnh là vùng đất thấp, bị các giống cát hình cánh cung chia cắt thành nhiều vùng trũng cục bộ, nhiều nơi chỉ ở độ cao 0,5-0,8 m nên hàng năm thường bị ngập mặn 0,4-0,8 m trong thời gian 3-5 tháng.
- Giao thông
Như hầu hết các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, giao thông đường thuỷ rất thông dụng và thuận lợi. Tuy nhiên trước đây đường bộ chủ yếu dựa theo trục lộ nối với Vĩnh Long và gần như là độc đạo. Hiện nay với sự phát triển hạ tầng giao thông đường bộ mạnh mẽ của tỉnh cùng với Bến Tre và Tiền Giang hình thành tuyến đường bộ thứ hai để đi Thành phố Hồ Chí Minh qua các phà nối sông Cổ Chiên có thể rút ngắn rất nhiều cự ly (chỉ còn khoảng 120 km thay vì gần 200 km nếu đi ngã Vĩnh Long).
Sau sự huỷ diệt của chiến tranh, ngày nay các con đường và cầu cống đang được khôi phục và làm mới tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và văn hoá cho người dân nhiều cơ hội hoà nhập với xu thế của cả nước.
- Sông ngòi
Trên địa bàn Trà Vinh có hệ thống sông chính với tổng chiều dài 578 km, trong đó có các sông lớn là sông Hậu, sông Cổ Chiên và sông Măng Thít. Các sông ngòi, kênh rạch trên địa bàn Trà Vinh hợp lưu đổ ra biển chủ yếu qua hai cửa sông chính là cửa Cổ Chiên hay còn gọi là cửa Cung Hầu và cửa Định An.
- Vùng biển
Biển Trà Vinh là một trong những ngư trường lớn của Việt Nam với trữ lượng 1,2 triệu tấn hải sản các loại, cho phép đánh bắt 63 vạn tấn/năm. “Tiểu Luận: Giá trị văn hoá của người Khmer”
- Lịch sử
Thời nhà Nguyễn, Trà Vinh là tên 1 huyện (trước đó là phủ) thuộc phủ Lạc Hóa, tỉnh Vĩnh Long (được lập ra năm 1832).
Năm 1876, Pháp chia tỉnh Vĩnh Long cũ thành 3 tiểu khu (hạt tham biện): Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre.
Trà Vinh được thành lập theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương trên cơ sở đổi tên gọi tiểu khu hay hạt tham biện (arrondissement) thành tỉnh (province), kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1900. Như vậy Trà Vinh là 1 trong 20 tỉnh ở Nam Kỳ lúc bấy giờ.
Dưới thời Pháp thuộc, Trà Vinh gồm 8 quận: Càng Long, Cầu Ngang, Cầu Kè (ban đầu thuộc tỉnh Cần Thơ, sau nhập vào tỉnh Vĩnh Long rồi Trà Vinh), Châu Thành, Long Toàn (nay là huyện Duyên Hải), Tiểu Cần, Trà Cú và Trà Ôn.
Ngày 27/6/1951, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ (thuộc chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) nhập 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Trà. Huyện Tiểu Cần được nhập vào huyện Càng Long. Tỉnh Vĩnh Trà tồn tại đến năm 1954.
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã đổi tên tỉnh Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Bình theo Sắc lệnh 143-NV của Tổng thống ngày 22 tháng 10 năm 1956.
Tuy nhiên, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận tên gọi này mà vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Trà Vinh.
Tháng 2/1976 Trà Vinh hợp nhất với Vĩnh Long thành tỉnh Cửu Long và cho đến ngày 26-12-1991 mới tách ra như cũ. Khi tách ra, tỉnh Trà Vinh có diện tích 2363,03 km², dân số 961.638 người, gồm thị xã Trà Vinh và 7 huyện như hiện nay.
- Văn hóa
Tuy là vùng đất trẻ nhưng Trà Vinh có kho tàng văn hoá đa dạng, đặc biệt là văn hoá vật thể và phi vật thể của người Khmer. Người Khmer có chữ viết riêng, các lễ hội truyền thống như Chol chnam thmay (mừng năm mới), Dolta (lễ cúng ông bà), Ok Om Bok (lễ cúng trăng), Lễ hội nghinh ông (lễ cúng biển), Dâng bông, Dâng phước và các phong tục tập quán có giá trị văn hoá khác. “Tiểu Luận: Giá trị văn hoá của người Khmer”
Người Khmer còn xây dựng trên địa bàn Trà Vinh nhiều chùa có kiến trúc độc đáo và hoà quyện thiên nhiên, tiêu biểu là chùa Âng, toạ lạc tên khu đất rộng 4 ha, trong thắng cảnh Ao Bà Om.Theo thống kê trên địa bàn Trà Vinh có tới 140 chùa Khmer, vượt xa số lượng của người Kinh, người Hoa và của các dân tộc khác hiện có trên địa bàn Trà Vinh cộng lại.
Ngoài ra có chùa Hang, ở khu đất 10 ha với những cây cổ thụ xum xuê rộn tiếng chim gọi bầy; chùa Nôdol còn gọi là chùa Cò vì trên khuôn viên chùa rộng 3 ha đã hơn 100 năm nay trở thành nơi cư trú của hàng ngàn con cò và nhiều loại con chim quý khác; chùa Samrônge, tương truyền được xây dựng lần đầu vào năm 642 và xây dựng lại năm 1850 với nhiều biểu tượng bằng đá quý và những tấm bia cổ khắc chữ Khmer.
Lễ hội cúng ông (Quan Công, địa phương gọi là “ông bổn”) của người Hoa vào rằm tháng 7 hàng năm tại huyện Cầu Kè.
Vài nơi tập trung khu xóm theo Thiên Chúa Giáo như Bãi San, Đức Mỹ… Nhà thờ tại thị xã Trà vinh có kiến trúc đẹp và cổ điển. Giáo xứ Nhị Long huyện Càng Long có Cha cố rất trẻ thụ phong Linh mục lúc 28 tuổi (Cha Sơn).
- Ẩm thực
Trà Vinh có một số đồ ăn thức uống đã trở thành các đặc sản địa phương như cốm dẹp trộn dừa kiểu Khmer; các món đuông như đuông chà là, đuông đất và đuông dừa; mắm rươi; rượu Xuân Thạnh, bánh tét, bánh tráng ba xe, mắm kho, bún nước lèo, lươn um lá cách, cá cháy Cầu Quan, tôm càng nấu lẩu chua cơm mẻ, chuột đồng khìa nước dừa, vọp chong nướng lụi, bánh xèo, bánh ống, bánh canh Bến Có v.v. “Tiểu Luận: Giá trị văn hoá của người Khmer”
- Kinh tế
Kinh tế chủ yếu dựa vào chăn nuôi, và trồng trọt. Thu nhập bình quân rất thấp. 50USD/người/tháng. Hiện tại tỉnh đang đầu tư vào hạ tầng cơ sở ở khu công nghiệp Long Đức nhằm thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp. Với mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động. Chủ yếu từ các ngành nghề như: may mặc, giày da, và các mặt hàng thủ công, sản xuất các mặt hàng tiêu dùng.
- Tiềm năng du lịch:
Tỉnh Trà Vinh có thực trạng và tiềm năng rất tốt, đặc biệt là tài nguyên du lịch biển và sông nước. Trà Vinh là nơi đất, trời sông, nước, thảm thực vật xanh quanh năm, phong cảnh rất hữu tình.
Các tuyến du lịch sông nước, các cù lao… đều rất có triển vọng: tham quan những cảnh đẹp của làng quê miền Tây dọc hai bờ sông, tham quan những vườn cây ăn trái đưa du khách tiếp xúc với những sinh hoạt văn hoá đặc trưng, giàu bản sắc của dân cư miền Tây nói chung, Trà Vinh nói riêng. Rừng là nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên có giá trị cao, nhất là du lịch sinh thái.
Ngoài ra, du khách có thể đến du lịch Trà Vinh theo loại hình du lịch văn hoá lịch sử thăm viếng Đền thờ Bác Hồ, các ngôi chùa mang đậm tính mỹ thuật điêu khắc của sắc thái văn hoá Khmer cũng như tham gia vào các lễ hội riêng thật đặc sắc của đồng bào Khmer nơi đây.
*Tuyến giao thông cho Khách du lịch: “Tiểu Luận: Giá trị văn hoá của người Khmer”
- Đường bộ: Tỉnh có 2.111,639 km đường bộ, quốc lộ chiếm 10,2%; tỉnh lộ 21,5%; huyện lộ 68,3%. Tỉnh đã và đang đầu tư phát triển mạng lưới đường bộ, đáp ứng nhu cầu đi lại và du lịch. Từ tỉnh lỵ Trà Vinh đi đường bộ đến thành phố Hồ Chí Minh 200km, đến thành phố Cần Thơ 100km, đến khu du lịch Biển Ba Động 60km.
- Đường thủy: Hệ thống bao gồm các trục dọc và trục ngang. Trục dọc gồm tuyến sông Cổ Chiên và Bassac. Kênh Trà Ngoa và Ba tháng Hai trục ngang có tuyến: Kênh Nguyễn văn Pho, sông Cần Chông, sông Bến Cát nối từ sông Hậu sang sông Tiền. Đó là những tuyến lưu thông hàng hoá đường thủy chính của Trà Vinh. Từ cửa biển Định An đi đến Côn Đảo mất từ 5 – 7 giờ chạy tàu, đi Cần Thơ mất khoảng 3 giờ chạy tàu.
Với tiềm năng du lịch hiện có của tỉnh Trà Vinh, nếu được khai thác và đầu tư, du lịch Trà vinh sẽ là nơi thu hút và đón tiếp rất tốt cho khách du lịch trong ngòai nước đến Trà Vinh.
2.2 Tổng quan về người Khmer “Tiểu Luận: Giá trị văn hoá của người Khmer”
Cộng đồng người Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh là một bộ phận dân cư của người Khmer Nam Bộ. Do vậy, họ mang đặc điểm và nét sinh hoạt văn hoá hằng ngày của người Khmer Nam Bộ nói chung. Tiếp cận, tìm hiểu về người Khmer ở Trà Vinh xem như cũng đã tiếp xúc được một phần văn hoá Khmer Nam Bộ.
2.2.1 Điều kiện cư trú và dân cư:
Dân tộc Khmer là 1 trong 54 dân tộc anh em ở Việt Nam. Với dân số khoảng hơn 1 triệu người, đây là tộc người đứng thứ 5 trong các tộc người thiểu số của Việt Nam, có số dân đông nhất trong các dân tộc nói tiếng Môn-Khmer ở Việt Nam và đứng thứ nhất trong các tộc người thiểu số ở đồng bằng sông Cửu Long. Riêng ở tỉnh Trà Vinh, dân tộc này chiếm khoảng 1/3 dân số của tỉnh, tức khoảng hơn 300.000 người. Dân tộc Khmer Nam bộ nói chung và dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh nói riêng vẫn bảo tồn được bản sắc văn hoá phong phú, đa dạng.
Ngoài tên tự gọi là “Người Khmer” ra, dân tộc này còn được biết đến với những tên gọi khác như: Cur, Cul, Cu, Thổ, Việt gốc Miên và Khmer K’rôm. Trước thế kỷ XII, người Khmer và văn hóa cả họ vẫn không có gì thay đổi. Họ thường sống tập trung các tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, trong đó nhiều nhất là 3 tỉnh: Sóc Trăng, Trà Vinh và Bạc Liêu. Trải qua quá trình phát triển của lịch sử, hệ thống tổ chức xã hội của người Khmer đã có nhiều biến đổi mạnh mẽ. Tuy nhiên một số yếu tố chính vẫn được bảo tồn và phát triển.
2.2.2 Các đặc điểm kinh tế – xã hội
Hoạt động sản xuất – kinh tế:
Người Khmer là cư dân nông nghiệp dùng cày và biết thâm canh lúa nước từ lâu đời. Đồng bào biết chọn giống lúa, biết làm thủy lợi và lợi dụng thủy triều để thau chua, xổ phèn cải tạo đất, có địa phương trồng nhiều dưa hấu. Bộ công cụ nông nghiệp của họ khá hoàn thiện và hiệu quả, có những dụng cụ độc đáo thích ứng với điều kiện địa lý sinh thái Nam Bộ như cái phảng thay cho cái chày chuyên dùng ở vùng đất phèn, mặn để phát cỏ, cù nèo (Pok) dùng để cơ vỏ, cái vòn gặt (Kần điêu) dùng để cắt lúa và cây nọc cấy (Sơ chal) chính là chiếc gậy chọc lỗ thời xưa, tạo ra lỗ để cấm cây lúa ở những chân ruộng nước nhưng đất cứng “Tiểu Luận: Giá trị văn hoá của người Khmer”
Ngoài ra người Khmer còn làm nghề đánh cá, chăn nuôi trâu bò cày cấy, nuôi lợn, gà, vịt đàn, dệt, đan lát, làm đường ăn từ cây thốt nốt và làm gốm để phát triển kinh tế toàn diện. Cày hai trâu là một đặc trưng kỹ thuật nông nghiệp của người dân Khmer. Bên cạnh đó, kỹ thuật làm gốm của họ cũng khá đặc trưng và đơn giản, gồm có công cụ chính là hòn kê (K’leng) và bàn dập (Chơ). Họ chưa dùng bàn xoay, sử dụng gốm mộc, không màu với độ nung thấp và không có lò nung cố định. Sản phẩm gồm chủ yếu là đồ dùng gia đình, tiêu biểu nhất là bếp (Cà ràng) và nồi (Cà om) rất được người Việt, người Hoa ở đồng bằng sông Cửu Long ưa dùng.
Nếu trước đây khi nào người ta cần trao đổi mua bán với người Khmer thì phải mang đến tận nơi họ sinh sống. Nhưng hiện nay, phần lớn người Khmer đã tự mang hàng hóa của mình ra chợ bán. Và từ đây, chợ búa của người Khmer đã mọc lên rất nhiều. Đặc điểm chợ cũng khá đặc biệt. Hầu hết người Khmer ngồi dưới đất buôn bán cho nên không phải là điều ngạc nhiên hay suy nghĩ nhiều khi người ta nghe nhắc đến những tên gọi chợ tự gọi dân xã như chợ “Chồm hổm”, chợ “Nhỏ” ở huyện Châu Thành, thị xã Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh chẳng hạn. Và một đặc điểm nữa là chợ của họ mở ra vào mọi lúc, khác với chợ người Việt buổi họp buổi tan và giá sản phẩm của họ rẻ hơn nên rất dễ buôn bán. Người Khmer buôn bán cả vào những lúc người Việt đã tan chợ, có thể ví như “làm việc ngoài giờ hành chánh”. Người Khmer rất đơn giản và do mức sống chưa cao nên họ không chú trọng lắm đến chất lượng mặt hàng mà chỉ chú trọng đến giá thành sản phảm, giá thành thấp thì mua. “Tiểu Luận: Giá trị văn hoá của người Khmer”
Quan hệ gia đình – xã hội:
Người Khmer có rất nhiều họ khác nhau bao gồm những họ Khmer thuần túy như Khan, U, Khum cho đến những họ do triều Nguyễn đặt ra trước đây như: Thạch, Kiên, Danh, Sơn, Kim và những họ của người Việt và người Hoa như: Nguyễn, Trần, Trương, Dương, Mã,… Chế độ đa thê, vấn đề ly hôn, loạn luân giữa những người có huyết thống trực hệ hoặc vấn đề ngoại tình ít xảy ra và tuyệt đối nghiêm cấm. Người Khmer còn rất coi trọng số chẵn trong sinh hoạt hằng ngày. Trong lễ cưới, chú rễ không đi đón dâu vào ngày lẻ, lễ vật nhà trai mang sang nhà gái cũng toàn số chẵn, lễ hỏa táng cũng kiêng ngày lẻ.
Người dân Khmer thường sống riêng theo mô hình gia đình nhỏ một vợ một chồng và là đơn vị kinh tế độc lập. Tuy có nơi vẫn có đến 3 – 4 thế hệ sống chung trong một nhà. Xã hội Khmer vẫn còn tồn tại nhiều tàn dư mẫu hệ, như trong hôn nhân chẳng hạn. Hôn nhân thường do cha mẹ xếp đặt, có sự thỏa thuận của con cái. Cưới xin phải trải qua 3 giai đoạn: làm mối, dạm hỏi và tiến hành lễ cưới (Pithi Pea Pipea), được tổ chức bên nhà gái, sau đó nguời con trai phải ở bên nhà vợ một giời gian. Một năm sau hoặc đến khi có con, họ có thể sống riêng nhưng vẫn cư trú bên ngoại. Từ đó dần hình thành các phum, sóc. Theo tiếng Khmer, phum có nghĩa là đất, thổ cư; mỗi phum gồm nhiều hộ gia đình có quan hệ huyết thống và quan hệ hôn nhân cùng cư trú và sóc là đơn vị cư trú gồm nhiều phum. “Tiểu Luận: Giá trị văn hoá của người Khmer”

Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietthuethacsi.com/ – Hoặc Gmail: dicvuluanvanthacsi@gmail.com