Tiểu luận: Giải pháp xây dựng hiệu quả văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Rate this post

Tiểu luận: Giải pháp xây dựng hiệu quả văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, dưới đây sẽ không làm các bạn thất vọng. Một tổ chức chỉ có thể phát triển khi tất cả mọi thành viên đều hiểu được họ đang đi đâu? Họ đang làm gì? Và vai trò của họ đến đâu? Với những mục tiêu rất cụ thể, họ được sống trong một môi trường tự do cống hiến, chia sẻ ý tưởng, được ghi nhận khi thành công… tất cả đều được hiểu rằng, họ là thành phần không thể thiếu của công ty. Họ như một mắt xích trong một chuỗi dây truyền đang hoạt động. Và nếu mắt xích đó ngừng hoạt động, toàn bộ hệ thống cũng phải ngừng theo. Mời các bạn đọc giả tham khảo đề tài Tiểu luận Văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay và cảm nhận.

3.1 Bài học rút ra cho các doanh nghiệp Việt Nam để xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công

Trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế toàn cầu, khi đối mặt với các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam muốn đứng vững được thì trước tiên phải xây dựng cho mình văn hoá doanh nghiệp lành mạnh. Bởi một thực tế là sự thắng thế của bất cứ một doanh nghiệp nào không phải ở chỗ là có bao nhiêu vốn và sử dụng công nghệ gì mà nó được quyết định bởi việc tổ chức những con người như thế nào. Con người ta có thể đi lên từ tay không về vốn nhưng không bao giờ từ tay không về văn hoá. Văn hoá chỉ có nền tảng chứ không có điểm mốc đầu cuối. Chính vì vậy, không có bất cứ doanh nghiệp nào mà không có văn hoá, điều quan trọng là doanh nghiệp đó có ý thức tác động vào nó, sử dụng nó hay không mà thôi.

3.1.1. Bài học về xác định giá trị cốt lõi ( Tiểu luận: Giải pháp xây dựng hiệu quả văn hóa doanh nghiệp )

Khi bắt tay vào thay đổi hay định hướng lại văn hoá, các doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo phải tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi: Các giá trị được đề cao trong kinh doanh là gì? Điều gì là quan trọng đối với tổ chức này? Chúng ta sẽ làm việc với nhau như thế nào? Những câu hỏi này rất quan trọng với mọi tổ chức, từ những tổ chức chỉ có 5 người cho đến những tổ chức có 5000 người. các giá trị này là những nguyên tắc mang tính hướng dẫn để chỉ ra những hành vi nào là cần thiết cho sự thành công và những hành vi nào là không thể chấp nhận được. Harley Davidson- hãng sản xuất xe đạp và xe gắn máy nổi tiếng thế giới đã mô tả những giá trị học đề cao như sau:

  • Nói sự thật;
  • Công bằng;
  • Biết giữ lời hứa;
  • Tôn trọng mọi cá nhân;
  • Khuyến khích sự tìm tòi sáng tạo.

Nếu như làm việc tại Harley Davidson, công ty sẽ kỳ vọng bạn là người luôn nói sự thất và biết giữ lời hứa. Một số công ty đã đặt những giá trị họ đề cao vào một tấm card ép plastic và mỗi nhân viên đều được trao một tấm card này. Tuy nhiên các giá trị cần phải hữu hình, có tính thực tiễn và có tính chuẩn hoá. Và những định hướng này nếu không phù hợp với yêu cầu đổi mới, hoặc không rõ ràng sẽ khiến các thành viên trong doanh nghiệp mất phương hướng, lúng túng khi thực hiện. Các nghiên cứu về lý thuyết giá trị dựa trên khảo sát đời sống của nhiều tổ chức trong xã hội công nghiệp phát triển, người ta thấy có 4 giá trị quan trọng cần được đề cao là:

  • Sự hoàn thành công việc
  • Sự giúp đỡ, cảm thông, học hỏi
  • Sự lương thiện
  • Sự công minh, công bằng.

Khi nhiều người trong doanh nghiệp chia sẻ các giá trị này thì hiệu quả của doanh nghiệp mới cao. Khi không cùng giá trị thì dễ tạo ra xung đột trong doanh nghiệp. Đây có thể coi là những giá trị chung mà các doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành xây dựng văn hoá không thể bỏ qua.

3.1.2 Một số ví dụ về tuyên bố giá trị của các công ty hàng đầu:

  • Bán cho nhân viên bán hàng (Hewlett Packard)
  • “Người lên kế hoạch phải thực hiện kế hoạch” (Texas Instruments)
  • “Dịch vụ 48 giờ bất cứ đâu trên thế giới” (Caterpillar)
  • “Hoạt động liên tục 10 năm không có vấn đề” (Maytag)
  • “IBM có nghĩa là dịch vụ” (IBM)
  • “Không bất ngờ” (Holidays Inns)
  • “Không bao giờ bóp chết ý tưởng về sản phẩm” (3M)
  • “Kỹ thuật để khuấy động tinh thần của con người” (Mercedes-Benz)
  • “Áp đặt sự tưởng tượng đối với công việc’ (Digital)
  • ‘Trong 160 năm, chúng ta không mất một giây” (Baume & Mercier)
  • “Tổng cộng bởi tên, tổng cộng bởi bản chất” (Total).

Quan sát tình hình hiện nay, sẽ thấy được có rất nhiều doanh nghiệp quan tâm đến hoạt động xây dựng văn hoá cho riêng mình. Nhưng tất cả những hoạt động đó dường như chỉ đang dừng lại ở mặt hình thức, mọi doanh nghiệp xem nó như là một xu hướng thời thượng mà chưa thực sự đi sâu tìm hiểu để xây dựng cho mình một văn hoá doanh nghiệp lành mạnh đúng nghĩa. Việc xác định giá trị phi vật thễ cũng chưa được chú trọng vì thực tế có không nhiều những doanh nghiệp có tuyên bố rõ ràng về viễn cảnh, sứ mệnh, mục tiêu và giá trị cốt lõi của mình. Như vậy, qua việc tham khảo những giá trị của các công ty hàng đầu trên, các doanh nghiệp Việt Nam có thể sáng tạo cho mình những giá trị mang bản sắc riêng.

Mời bạn tham khảo thêm:

Dịch Vụ Viết Thuê Tiểu Luận

3.2. Bài học về vai trò “làm gương” của người lãnh đạo: ( Tiểu luận: Giải pháp xây dựng hiệu quả văn hóa doanh nghiệp )

Các công ty muốn đạt được hiệu quả kinh tế – xã hội trong kinh doanh thì lãnh đạo công ty chẳng những đưa ra được những tuyên bố công khai về những giá trị mà công ty phải hướng tới mà các giá trị này còn được nhóm lãnh đạo cao nhất cam kết thực hiện bằng việc gương mẫu và chuyển tải chúng thường xuyên, liên tục vào các hoạt động của công ty. Thực tế này sẽ tạo dựng niềm tin và hành vi noi theo cho nhân viên. Các thành viên thường chịu ảnh hưởng từ tác phong, cử chỉ, cách nói… của người đứng đầu với mong muốn được thành công như sếp của mình. Hai giá trị mà Genneral Electric đề cao đó là:

  • Có sự đam mê trở thành một người nổi trội và ghét thói quan liêu.
  • Có một nguồn sinh lực lớn lao và có khả năng tiếp sinh lực cho người khác.

Tất nhiên Jack Well – Tổng giám đốc điều hành của GE trong suốt 10 năm qua đã trở thành một tấm gương cho những giá trị mà ông đưa ra. Điều đó đã làm cho những nhân viên của GE thật sự tin tưởng vào ông, cũng như những sứ mệnh và tầm nhìn mà ông đã đưa ra.

Trong thực tế, mọi tín ngưỡng, tôn giáo đều thiết lập những nguyên tắc cho những tín đồ của mình. Tương tự như vậy, các nhà lãnh đạo đều phải thiết lập những giá trị, những nguyên tắc hướng dẫn và những quy định hoạt động để xác định điều gì là quan trọng nhất trong công ty, cũng như các nhân viên trong công ty sẽ làm việc với nhau như thế nào. Các nhà lãnh đạo phải là người đầu tiên chứng minh việc thực thi các giá trị bằng chính hành động và hành vi của mình. Kim Krisco, tác giả cuốn sách “ Sự lãnh đạo theo cách của bạn”, đã nói rằng nếu các giá trị chỉ được truyền tải bằng miệng, mà không được phản ánh dưới dạng hữu hình, chỉ là những lời nói rỗng tuếch.

Nói tóm lại, không thể xây dựng văn hoá doanh nghiệp khi không có văn hoá doanh nhân. Trước khi xây dựng văn hoá doanh nghiệp, doanh nhân-người chủ doanh nghiệp nên bắt tay xây dựng văn hoá cho chính mình; xây dựng các giá trị cốt lõi, những triết lý sống, những nguyên tắc sống lành mạnh, phù hợp; cụ thể hoá những giá trị, triết lý, nguyên tắc sống thành những chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực hành vi và kiên trì thực hiện chúng. Chỉ khi đó, người lãnh đạo mới có thể truyền lửa cho nhân viên, làm cho nhân viên cảm nhận và đặt trọn niềm tin vào những giá trị ấy thông qua việc cảm nhận và trực tiếp chứng kiến những hành vi của người lãnh đạo doanh nghiệp.

3.3.Bài học về sự kiên trì

“Dục tốc bất đạt”, câu thành ngữ này sẽ song hành cùng quá trình thay đổi văn hoá của các doanh nghiệp Việt Nam. Vì như đã trình bày ở trên, nhược điểm của các doanh nhân Việt Nam là tầm nhìn còn ngắn hạn, và điều này sẽ dẫn đến thực trạng là không ít doanh nghiệp bỏ cuộc giữa chừng khi thấy những thay đổi mà mình tiến hành chưa đem lại hiệu quả. Hơn nữa, thực tế cho thấy, một số ít doanh nghiệp khi sử dụng hướng tiếp cận văn hóa doanh nghiệp đã không đủ kiên trì trong củng cố các giá trị văn hóa mà họ đề xướng, rút cục văn hóa mà lãnh đạo doanh nghiệp đề xướng vẫn chỉ là khẩu hiệu treo trên tường, là bài phát biểu trong các sự kiện mang tính nghi lễ. Vì vậy, khi tiến hành xây dựng/thay đổi văn hoá doanh nghiệp, người lãnh đạo phải luôn ghi nhớ một điều rằng cần một thời gian thích hợp cho sự thay đổi văn hóa của doanh nghiệp: từ 5 đến 10 năm. Vì cái mới đưa vào doanh nghiệp phải trở thành cái được các thành viên chấp nhận, chia sẻ và áp dụng. Do đó cần độ dài thời gian cần thiết đủ cho sự kiểm nghiệm của cộng đồng doanh nghiệp.

3.3.1 Bài học về quan niệm lấy con người làm gốc ( Tiểu luận: Giải pháp xây dựng hiệu quả văn hóa doanh nghiệp )

“Đừng xem con người như chi phí, mà hãy xem con người như tài sản vô giá”. Đây là châm ngôn mà những doanh nghiệp muốn thành công phải ghi nhớ. Vì trong tất cả các nguồn lực, nguồn lực con người là quý giá nhất. Vì vậy, đề xây dựng văn hoá doanh nghiệp thành công thì mỗi doanh nghiệp phải lấy việc nâng cao tố chất toàn diện của con người làm trung tâm để nâng cao trình độ quản lý của mình. Điều đó bao gồm các nội dung cơ bản:

  • Bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm của công nhân viên chức để phát huy tính tích cực, tính chủ động của họ;
  • Bồi dưỡng quan điểm giá trị doanh nghiệp và tinh thần doanh nghiệp để nó trở thành nhận thức chung của đông đảo công nhân viên chức và trở thành động lực nội tại khích lệ tất cả mọi người phấn đấu;
  • Tăng cường đào tạo và phát triển tài nguyên văn hóa trong doanh nghiệp nhằm tạo ra không khí văn hóa tốt đẹp để nâng cao tố chất văn hóa và trình độ nghiệp vụ của công nhân viên chức;
  • Có chế độ thưởng, phạt hợp lý, có cơ chế quản lý dân chủ khiến cho những người có cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp đều được tôn trọng và được hưởng lợi ích vật chất xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ

3.3.2 Bài học về xây dựng quan niệm khách hàng là trên hết

Doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải hướng tới khách hàng, vì khách hàng, phải lấy khách hàng làm trung tâm. Bởi thực tế đã chứng minh là lòng trung thành của khách hàng càng cao thì tuổi thọ của doanh nghiệp càng lớn. Về điểm này, các doanh nghiệp Việt Nam phải học hỏi rất nhiều từ các doanh nghiệp lớn trên thế giới như Dell Computer, Walt Disney, AT&T…Đối với những tổ chức này, quan niệm hướng tới khách hàng không chỉ được thể hiện bằng lời nói suông mà nó còn được thể hiện rõ trong bản tuyên bố sứ mệnh của từng tổ chức và trở thành châm ngôn hành động của toàn thể nhân viên của họ.

Một số ví dụ về tuyên bố sứ mệnh:

  • Walt Disney: Làm cho mọi người hạnh phúc
  • Dell Computer: Trở thành công ty máy tính thành công nhất trên thế giới dựa vào việc cung cấp kinh nghiệm tốt nhất cho khách hàng trên các thị trường. Nhờ việc làm như vậy, Dell đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng về chất lượng, dẫn đầu về công nghệ, giá cả cạnh tranh, đáp ứng cả các cá nhân và tổ chức, tốt nhất về dịch vụ và hỗ trợ linh hoạt theo yêu cầu chế tạo của khách hàng và ổn định về tài chính.
  • AT&T: Chúng tôi sẽ cống hiến cho thế giới tốt đẹp nhất, mang mọi người lại với nhau, làm cho họ dễ dàng tiếp cận với người khác và với nhữgn thông tin và dịch vụ mà họ muốn-bất cứ khi nào, bất kỳ nơi đâu.
  • Cisco Systems: Cung cấp cho khách hàng, những nhân viên, các nhà đầu tư và các đối tác sự phát triển trong tương lai về Internet bằng cách tạo ra các giá trị và cơ hội chưa từng có.

Tại Việt Nam, tư tưởng hướng về khách hàng cũng trở thành châm ngôn hành động cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên không có nhiều doanh nghiệp phát biểu điều này thành bản tuyên bố sứ mệnh của mình, vì vậy mà nó không phát huy được hết sức mạnh vốn có. Một vài doanh nghiệp đi tiên phong trong việc cụ thể hoá tư tưởng lấy khách hàng làm trung tâm là Mai Linh và Transerco với tuyên bố “Khách hàng phải là người hưởng lợi từ văn hoá doanh nghiệp”

Vì vậy, trong quá trình hoàn thiện văn hoá doanh nghiệp, mỗi đơn vị phải cụ thể hoá tư tưởng hướng về khách hàng theo các bước sau:

  • Căn cứ vào yêu cầu và ý kiến của khách hàng để khai thác sản phẩm mới và cung cấp dịch vụ chất lượng cao;
  • Xây dựng hệ thống tư vấn cho người tiêu dùng, cố gắng ở mức cao nhất để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ để tăng cường sức mua của khách hàng;
  • Xây dựng quan niệm phục vụ là thứ nhất, doanh lợi là thứ hai. Tiến hành khai thác văn hóa đối với môi trường sinh tồn của doanh nghiệp, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp tốt đẹp.

3.3.3  Bài học về ý thức bảo vệ môi trường và an sinh xã hội. ( Tiểu luận: Giải pháp xây dựng hiệu quả văn hóa doanh nghiệp )

Các doanh nghiệp trong quá trình phát triển phải tăng cường ý thức đạo đức chung, quan tâm đến an sinh xã hội. Từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX vấn đề bảo vệ môi trường, vấn đề sản xuất các loại hàng hóa tiêu dùng không độc hại đã thành định hướng giá trị mới của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đó là một thách thức lớn đối với tất cả các doanh nghiệp. Ở nước ta hiện nay, các doanh nghiệp phát triển nhanh chóng nhưng hậu quả của sự phát triển ấy cũng hết sức nặng nề mà biểu hiện rõ nhất là ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên. Để khắc phục tình trạng đó, cần thông qua văn hóa doanh nghiệp hướng tới mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững tránh được tình trạng phát triển vì lợi ích trước mắt mà bỏ quên lợi ích con người. Trong thời gian qua, dư luận đã bức xúc trước sự thật được phơi bày về việc thải chất độc ra sông Thị Vải của Vedan. Với hành động vô văn hoá này, Vedan đã gây ra những tác hại nghiêm trọng đối với môi trường, con người và xã hội Việt Nam, chỉ vì hai chữ “lợi nhuận”. Và cuối cùng cái giá phải trả không chỉ là một khoản tiền đền bù 45,7 tỷ, mà nghiêm trọng hơn là vedan đã đánh mất uy tín và khách hàng của mình. Đây cũng là bài học lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Vì không ai dám chắc là không có thêm một Vedan thứ 2 như vậy. Từ đó các doanh nghiệp phải kết hợp một cách hữu cơ sự phát triển của mình với tiến bộ của loài người nhằm bảo đảm sự phát triển một cách liên tục, ổn định, hài hòa.

PHẦN KẾT LUẬN

Trong điều kiện kinh tế của nước ta hiện nay, sẽ có nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp để xây dựng cho mình một nét văn hóa hoàn thiện và riêng biệt. Và chúng tôi hy vọng bài viết này có thể đóng góp một cách hiểu đúng đắn tổng thể về văn hóa doanh nghiệp, một hướng tiếp cận để nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Bài viết của chúng tôi cũng mong muốn giúp cho người đọc hiểu được vai trò rất quan trọng của văn hóa doanh nghiệp. Sự duy trì và phát triển nền văn hóa doanh nghiệp sẽ có những tác động rất lớn đến thành công của doanh nghiệp. Điều đó có tác dụng rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nước ta theo yêu cầu phát triển kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Thông qua việc nêu lên một số ví dụ điển hình về văn hóa doanh nghiệp của Mỹ và Nhật Bản và với những thực trạng về văn hóa doanh nghiệp mà các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải, chúng ta phải thừa nhận rằng cần phải thay đổi văn hóa ở một số doanh nghiệp nước ta. Thay đổi trên cơ sở giữ gìn những văn hóa tốt đẹp đã có và tiếp thu những cái mới sao cho phù hợp với thực tế. Các doanh nghiệp phải tìm cho mình một hướng đi đúng nhưng đồng thời phải thể hiện được bản sắc cùng nét văn hoá riêng của doanh nghiệp. Chúng ta hy vọng sẽ ngày càng có nhiều hơn những doanh nghiệp điển hình về văn hóa như FPT, Mai Linh…

Mời bạn tham khảo thêm:

Tiểu luận Quản trị học: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] → Tiểu luận: Giải pháp xây dựng hiệu quả văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện … […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993