Tiểu Luận: Những quy định của pháp luật về thừa kế

Rate this post

Chia sẻ đề tài Tiểu Luận: Những quy định của pháp luật về thừa kế cho các bạn đang chuẩn bị làm bài tiểu luận cùng nhau tham khảo nhé. Tiểu luận môn học là một trong những yêu cầu bắt buộc của các trường đại học, và Cao Học. Đối với sinh viên hay học viên tất cả các khóa học đều bắt buộc phải làm một bài tiểu luận, với đề tài bắt buộc hoặc là một đề tài cụ thể nào đó ví dư như đề tài: Tiểu Luận: Những quy định của pháp luật về thừa kế, các bạn cùng tham khảo đề tài tiểu luận dưới đây nhé. 

I: Thực trạng về những quy định của pháp luật về thừa kế

1. Nhiều quy định của pháp luật còn mâu thuẫn

Hiện nay trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật xảy ra tình trạng các luật quy định cùng một nội dung giống nhau nhưng lại không thống nhất với nhau.Việc không thống nhất giữa quy định của pháp luật dẫn đến khó khăn khi vận dụng vào thức tiễn.

Ví Dụ: Khoản 1 điều 651 và khoản 5 điều 652 Bộ luật dân sự quy định về hình thức di chúc miệng như sau: “trong trường hợp tính mạng của một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Và “di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng” Tiểu Luận: Những quy định của pháp luật về thừa kế

Như vậy , theo quy định thì di chúc miệng chỉ được lập trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt, đó là tính mạng của người để lại di chúc bị đe dọa, được hiểu là người di chúc không còn khả năng hoặc không thể lập di chúc bằng văn bản. Và nếu sau thời gian pháp luật quy định mà người lập di chúc còn sống minh mẫn thì di chúc miệng đó mặc nhiên vô hiệu. Di chúc miệng phải trước ít nhất hai người làm chứng và những lời di chúc sẽ được ghi chép lại và công chứng trong thời hạn năm ngày, sau thời hạn này thì coi như không hợp pháp. Tuy nhiên Luật Công chứng được Quốc hội thông qua ngày 29.11.2006 có hiệu lực thi hành ngày 1.7.2007 quy định rất cụ thể về thủ tục công chứng. Điều 48 luật này quy định về công chứng di chúc thì người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác công chứng di chúc. Quy định này chỉ đúng với trường hợp thực hiện công chứng đối với di chúc được lập thành văn bản. Còn đối với di chúc miệng thì người lập di chúc không thể tự yêu cầu cống chứng được trong khi tính mạng bị đe dọa. Như vậy có thể thấy rằng với quy định trên Luật công chứng đã phủ nhận hoàn toàn tính hợp pháp của loại hình di chúc miệng.

Từ phân tích trên cho thấy, giữa các luật quy định cùng một nội dung đã xảy ra những sự mâu thuẫn với nhau. Chính sự mâu thuẫn này đã dẫn đến tình trạng vô hiệu hóa các quy định của pháp luật trong các luật khác nhau, gây ra tình trạng khó áp dụng trong thực tiễn những quy định của pháp luật. Đây là vấn đề cần được xem xét kỹ lưỡng trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật hiện nay.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Viết Tiểu Luận Kết Thúc Môn

2. Pháp luật còn nhiều vướng mắc Tiểu Luận: Những quy định của pháp luật về thừa kế

Việc áp dụng chế định thừa kế trong Bộ luật dân sự 2005 trong thực tiễn vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh cãi như sau:

  • Người thừa kế: Pháp luật dân sự ghi nhận quyền thừa kế cá nhân, tổ chức. Điều 638 Bộ luật dân sự quy định:
  • Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã hình thành thai trước thời điểm người để lại di sản chết.
  • Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức, thì phải là cơ quan,tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Tất nhiên,người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân, còn người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Vấn đề dặt ra cần làm rõ là:

Thứ nhất: Hiểu thế nào về “người còn sống vào thời điểm thừa kế” đặc biệt trong trường hợp những người thừa kế chết mà không xác định ai chết trước, ai chết sau. Thực tế chỉ ra rằng, có nhiều trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau chết cách nhau một khoảng thời gian rất ngắn, vụ việc tranh chấp thừa kế một thời gian dài sau đó mới phát sinh, do vậy việc xác minh thời điểm chết của từng người rất khó khăn, tạo phức tạp trong quá trình giải quyết vụ án (có lẽ trường hợp này căn cứ pháp lý duy nhất là giấy chứng tử nhưng trong nhiều trường hợp giấy chứng tử không ghi cụ thể giờ,phút chết của cá nhân) Tiểu Luận: Những quy định của pháp luật về thừa kế

Thứ hai: Điều luật cho phép người đã thành thai trước thời điểm mở thừa kế nhưng sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế vẫn có quyền thừa kế tài sản. Vấn đề ở chỗ trường hợp nào được coi là sinh ra và còn sống?. Đứa trẻ ra đời có thể chỉ sống được 30 phút,01 giờ,24 giờ, 7 ngày…sau đó mới chết. Việc xác định khi nào đứa trẻ đó được coi là người thừa kế có ảnh hưởng rất lớn đối với tỷ phần thừa kế của người khác. Điều luật chưa có quy định cụ thể về vấn đề này nên có nhiều cách hiểu khác nhau trong quá trình áp dụng. Theo tôi nên áp dụng Nghị định 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 về đăng ký hộ tịch: đứa trẻ sinh ra và còn sống được 24 giờ rồi chết thì phải khai sinh và khai tử để từ đó xác định được thời gian được coi là sinh ra và còn sống của đứa trẻ (24 giờ).Tuy nhiên điều này phải cần được ghi rõ trong Bộ luật dân sự.

Thứ ba: Quyền thừa kế của các tổ chức (pháp nhân) đã sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể,phá sản.

  • Theo quy định của luật dân sự, các pháp nhân cùng loại có thể bị chấm dứt khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách. Nhưng trong trường hợp pháp nhân không chấm dứt tuyệt đối mà quyền và nghĩa vụ của nó được chuyển giao cho các pháp nhân khác. Vậy những pháp nhân này có được thừa kế không?
  • Pháp nhân cũng có thể bị chấm dứt theo quy định về giải thể hoặc phá sản. Lúc này pháp nhân chấm dứt tuyệt đối. Sau khi chấm dứt một thời gian sau mới phát sinh vụ việc tranh chấp thừa kế mà pháp nhân đó được chỉ định là người thừa kế và tại thời điểm mở thừa kế pháp nhân chưa bị giải thể hoặc phá sản thì ai, cơ quan nào sẽ thay mặt pháp nhân để nhận di sản hay khi này tài sản được coi là vô chủ và thuộc về nhà nước. Mặt khác theo quy định của luật dân sự, pháp nhân bị giải thể, vị tuyên bố phá sản có thể được thành lập lại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy trường hợp pháp nhân đó bị giải thể trước thời điểm mở thừa kế nhưng sau thời điểm mở thừa kê lại được thành lập lại thì pháp nhân đó có được quyền thừa kế không? Tiểu Luận: Những quy định của pháp luật về thừa kế

Từ chối nhận di sản:

Điều 645 Bộ luật dân sự quy định: Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Khi từ chối nhận di sản, người thừa kế phải lập thành văn bản và phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, công chứng nhà nước hoặc UBND cấp xã nơi mở thừa kế biết về việc từ chối nhận di sản. Tuy nhiên người thừa kế chỉ có quyền từ chối nhận di sản trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày mở thừa kế (tức là ngày người có tài sản chết hoặc là ngày tòa án tuyên bố người để lại di sản là đã chết). Quy định này đặt ra một số vấn đề:

Thứ nhất: Điều luật quy định người từ chối nhận di sản phải thông báo cho một số người, cơ quan có liên quan. Vậy trong trường hợp người từ chối nhận di sản đã thống báo nhưng không thông báo đủ cho những người này ( ví dụ: chỉ thông báo cho những người thừa kế, không thông báo cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi mở thừa kế…), sau đó người này lại thay đổi ý kiến, yêu cầu được nhận di sản thừa kế thì có cho phép hay không? Bộ luật dân sự chưa quy định cụ thể vấn đề này.

Thứ hai: Thời hạn từ chối là 6 kể từ ngày mở thừa kế. Như vậy, theo tinh thần của điều luật, nếu người thừa kế từ chối nhận di sản sau thời hạn trên thì không chấp nhận việc từ chối đó. Vậy hậu quả pháp lý đối với phần thừa kế của người đó được giải quyết như thế nào trong trường hợp họ nhất quyết từ chối nhận di sản? Thêm nữa,trường hợp người thừa kế từ chối nhận di sản đúng thời hạn trên, nhưng sau đó họ lại thay đổi ý kiến, xin nhận di sản thì giải quyết như thế nào, chấp nhận hay không chấp nhận cho họ nhận di sản?

Đây là những vấn đề hết sức bức thiết cần phải sửa đổi bổ sung trong luật dân sự.Theo quan điểm của tôi là: trong trường hợp di sản chưa chia thì cho phép người từ chối nhận di sản có quyền thay đổi ý kiến, trường hợp di sản đã phân chia thì để bảo vệ quyền lợi cho những người thừa kế khác, thúc đẩy quan hệ dân sự phát triển, thì không cho phép người đã từ chối nhận di sản thay đổi ý kiến. Tiểu Luận: Những quy định của pháp luật về thừa kế

3. Một số vấn đề trong thực tiễn giải quyết tranh chấp

Sau khi Bộ luật Dân sự có hiệu lực thi hành, số vụ tranh chấp thừa kế mà Tòa án nhân dân các cấp thụ lý có phần giảm hơn trước. Theo số liệu thống kê thì:

  • Năm 1998 toàn ngành thụ lý sơ thẩm 1055 vụ thừa kế, giải quyết 633 vụ, đình chỉ, tạm đình chỉ, cho rút đơn 249 vụ, chuyển cơ quan có thẩm quyền 34 vụ, hòa giải 112 vụ, xét xử 268 vụ. Thụ lý phúc thẩm toàn ngành 226 vụ, giải quyết 153 vụ, giữ nguyên bản án sơ thẩm 54 vụ, sửa một phần bản án sơ thẩm 46 vụ,sửa toàn bộ bản án 12 vụ, hủy án và đình chỉ 3 vụ, hủy để xét xử lại 23 vụ, hủy chuyển vụ án sang cơ quan khác 3 vụ, còn lại là hình thức giải quyết khác.
  • Năm 1999 toàn ngành thụ lý sơ thẩm 2234 vụ thừa kế, giải quyết 1190 vụ, tạm đình chỉ, đình chỉ, cho rút đơn 390 vụ, chuyển cơ quan có thẩm quyền 78 vụ,hòa giải 235 vụ, xét xử 487 vụ.
  • Năm 2000 (theo số liệu tháng 9) toàn ngành thụ lý sơ thẩm 1438 vụ thừa kế,giải quyết 917 vụ, tạm đình chỉ, đình chỉ, cho rút đơn 331 vụ, chuyển cơ quan có thẩm quyền 52 vụ, hòa giải 133 vụ, xét xử 401 vụ.

Mặc dù vậy, nhưng do tính chất của các vụ án lại có phần ngày càng khó khăn và phức tạp, phát sinh nhiều vấn đề mới, nhiều tranh cải hơn đã làm cho các cơ quan tòa án khó giải quyết trọn vẹn hết tất cả. Mặc khác cũng do sự lơ là làm ngơ của các tòa án đã làm cho các vụ tranh chấp ngày càng kéo dài. Chẳng hạn như vụ tranh chấp thừa kế tại phường Tân Chánh Hiệp-quận 12-tp Hồ Chí Minh đã phải hủy án nhiều lần để xét xử lại. Tranh chấp kéo dài từ năm 2004 đến nay, đã qua nhiều lần xét xử.Vụ việc cụ thể như sau: Tiểu Luận: Những quy định của pháp luật về thừa kế

Cụ Lê Văn Sáu và Cụ Trần Thị Hai có ba người con chung là ông Lê Văn Lang,bà Lê Thị Lá, ông Lê Văn Ngọt.Năm 1949 cụ Sáu mất, cụ Hai được người bà con cho mảnh đất 200m2. Năm 1963 cụ Hai xây dựng thành nhà tường gạch ngói,nền xi măng, tọa lạc tại số 11/6 ấp Chánh, xã Tân Chánh Hiệp, huyện Hóc Môn, nay là 11/6 tổ 41, khu phố 3, phường Tân Chánh Hiệp. Năm 1999 bà Lá và ông Ngọt đồng ý giao cho con ông Lang là Lê Văn Minh ở trông coi nhà đất nói trên. Năm 2001 cụ Hai mất, không để lại di chúc.Năm 2004 bắt đầu phát sinh tranh chấp căn nhà 11/6,, khi anh Minh và vợ chồng ông Lang bà Mát tiến hành làm thủ tục kê khai đăng ký nhà đất tại phường Tân Chánh Hiệp để xin UBND quận 12 cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhưng giấy chứng nhận này có những điểm bất bình thường như: từ căn nhà mang địa chỉ 11/6,tổ 41 lại được chuyển sang địa chỉ 5/6,tổ 39 (cách nhau 500m), nhà là tài sản thừa kế chung của 3 người nhưng lại đứng tên 1 người…Sau đó ông Lang bán căn nhà trên cho vợ chồng ông Nguyễn Đăng Ánh và bà Đỗ Thị Xuyến. Ngày 04/06/2004 bà Lá, ông Ngọt làm đơn đề nghị UBND phường Tân Chánh Hiệp đình chỉ việc mua bán căn nhà trên. Nhưng không hiểu sao tiến trình mua bán sang nhượng vẫn diễn ra bình thường? Quá bức xúc, ngày 19/07/2004 bà Lá, ông Ngọt làm đơn khởi kiện tại TAND quận 12. Việc tranh chấp đã được tòa sơ thẩm, phúc thẩm xét xử nhưng do có nhiều sai sót, Tòa Dân sự (Tòa án Nhân dân tối cao) đã có quyết định giám đốc thẩm hủy án và yêu cầu xét xử sơ thẩm lại. Ngày 02/12/2010, TAND quận 12 đã xét xử sơ thẩm vụ án trên và ra bản án số 313/2010/DS-ST.Theo đó, quyết định chấp nhận yêu cầu của các nguyên đơn về việc chia thừa kế căn nhà 11/6. Giao cho bà Lê Thị Lá toàn quyền sử dụng nhà đất số cũ 11/6, số mới 5/6 khu phố 3, phường Tân Chánh Hiệp, có diện tích 239m2. Bà Lá có trách nhiệm giao lại cho ông Lang , ông Ngọt mỗi người 453.030.000 đồng. Bác yêu cầu của ông Ánh và bà Xuyến,buộc ông Ánh bà xuyến trả căn nhà 5/6 cho các ông bà Lang, Lá, Ngọt. Tuy nhiên do chưa đồng tình với bản án,vợ chồng ông Ánh và bà Xuyến kháng cáo.

Dư luận mong chờ phiên tòa phúc thẩm của TAND Tp Hồ Chí Minh xét xử thấu tình đạt lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

II: Những giải pháp hoàn thiện chế định thừa kế. Tiểu Luận: Những quy định của pháp luật về thừa kế

1.Những giải pháp hoàn thiện pháp luật về thừa kế theo pháp luật có thể được sử dụng trong Tư pháp quốc tế Việt Nam

1.1. Giải pháp hoàn thiện bằng cách khai thác những quy phạm xung đột đã tồn tại

Một trong những quy phạm xung đột đã tồn tại mà chúng ta có thể khai thác là Điều 833 khoản 1, Bộ luật dân sự. Theo điều khoản này “việc xác lập, chấm dứt quyền sở hữu, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó,trừ trường hợp pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác”. Điều 833 khoản 1 không định nghĩa thế nào là “việc xác lập” quyền sở hữu đối với tài sản.Trước sự chung chung và trừu tượng này của Điều 833, khoản 1, thông qua việc giải thích pháp luật, chúng ta có thể coi thừa kế theo pháp luật là một “việc xác lập” quyền sở hữu đối với tài sản. Cách giải thích này có thể được chấp nhận vì theo Điều 176,khoản 5,Bộ luật dân sự “quyền sở hữu được xác lập với tài sản trong các trường hợp sau đây […] được thừa kế tài sản”. Vậy thông qua việc giải thích luật, chúng ta có thể hoàn thiện Tư pháp quốc tế nước ta về vấn đề xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật và nếu theo giải pháp này chúng ta có quy phạm xung đột sau: Vấn đề thừa kế theo pháp luật được điều chỉnh bởi pháp luật của nước nơi có tài sản. Đây cũng là giải pháp được thừa nhận tại Mê-hi-cô, Pa-na-ma, U-ru-goay và Vê-nê-du-ê-la.

Để hiểu thêm về giải pháp này,tôi xin lấy một ví dụ minh hoạ: Năm 1975 anh T.V.B sang sống cùng gia đình tại Pháp và sau đó nhập quốc tịch Pháp. Với sự mở của anh T.V.B về Việt Nam cư trú từ năm 1997.Do tai nạn, anh T.V.B qua đời tại Việt Nam năm 2003 và để lại di sản bao gồm: một ngôi nhà ở Pháp (di sản P), một căn hộ cùng một số động sản tại Hà Nội (di sản V và v), một số động sản quý tại một ngân hàng Thụy Sĩ (di sản t) và một số động sản gửi chị gái đang làm ăn tại Đức (di sản d). Do không tự thoải thuận được với nhau,con anh T.V.B quốc tịch Pháp và em trai anh T.V.B quốc tịch Việt Nam yêu cầu tòa án đứng ra giải quyết. Tiểu Luận: Những quy định của pháp luật về thừa kế

Áp dụng giải pháp bằng cách giải thích pháp luật,chúng ta dẫn đến kết quả sau: vấn đề thừa kế nêu trên được điều chỉnh bởi pháp luật nơi có tài sản, cụ thể là di sản P được điều chỉnh bởi pháp luật Pháp, di sản t được điều chỉnh bởi pháp luật Thụy Sĩ, di sản d được điều chỉnh bởi pháp luật Đức và di sản V,v được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam. Ngoài giải pháp khai thác quy phạm xung đột đã tồn tại bằng cách giải thích luật,để hoàn thiện. Tư pháp quốc tế nước ta về vấn đề xung đột pháp luật về thừa kế, chúng ta có thể xây dựng thêm quy phạm xung đột mới để điều chỉnh vấn đề này.

1.2. Giải pháp hoàn thiện bằng cách thiết lập quy phạm xung đột mới

1.2.1. Không phân biệt di sản là động sản hay bất động sản

Giải pháp thứ nhất là: chúng ta cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch điều chỉnh vấn đề thừa kế. Đây là giải pháp được thừa nhận tại An-ba-ni (trừ trường hợp khi di sản là bất động sản ở An-ba-ni, An-giê-ri, Đức (nhưng luật Đức có thể được chọn để áp dụng khi di sản là bất động sản ở Đức), Andora, Áo, Bun-ga-ri, Cuba, Ai Cập, Tây-ban- nha, Phần Lan, Gha-na, Hy Lạp, Hung-ga-ri, In-đô-nê-xi-a, I-ran, Ý, Nhật, Gioóc-đa-ni, Li- băng, Ma-li, Ma-rốc, Mô-ri-ta-ni, Ni-giê-ri-a, Phi-líp-pin, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Xê-nê-gan, Xlo-va-ki, Thụy Điển, Xi-ri, Tiệp Khắc, Thổ Nhĩ Kỳ (trừ trường hợp di sản là bất động sản ở Thổ Nhĩ Kỳ), Va-ti-căng, Nam Tư (cũ)…

Áp dụng giải pháp này vào ví dụ nêu trên, chúng ta có kết luận sau: Pháp luật Pháp sẽ là pháp luật điều chỉnh vấn đề thừa kế vì người để lại thừa kế có quốc tịch Pháp. Điều đó có nghĩa là pháp luật Pháp sẽ điều chỉnh di sản tại Pháp cũng như di sản ở Đức, ở Thụy Sĩ và ở Việt Nam ngay cả đối với bất động sản v. Tiểu Luận: Những quy định của pháp luật về thừa kế

Giải pháp thứ hai là: chúng ta cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng điều chỉnh vấn đề thừa kế. Đây là giải pháp được thừa nhận tại Ac-hen-ti-na, Bra-xin, Cô-xta Ri-ca (trừ trường hợp đối với di sản là bất động sản ở

Cô-xta Ri-ca), Chi lê, Cô-lôm- bia, Đan Mạch, Ê-cua-đo, En-Sa-va-đô, Ai-xlen, Na Uy, Pa-ra-goay (trừ trường hợp đối với di sản là bất động sản ở Pa-ra-goay), Mông Cổ, Nga (trừ trường hợp đối với di sản là bất động sản ở Nga), Thụy Sĩ. Áp dụng giải pháp này vào ví dụ nêu trên, chúng ta có kết luận sau: Pháp luật Việt Nam là pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế vì người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng tại Việt Nam. Điều đó có nghĩa là pháp luật Việt Nam sẽ điều chỉnh di sản V và v ở Việt Nam, di sản t ở Thụy Sĩ, di sản d ở Đức và di sản P tại Pháp ngay cả khi di sản P là bất động sản.

1.2.2. Phân biệt di sản là động sản hay bất động sản

Giải pháp thứ nhất là: chúng ta cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng điều chỉnh di sản là động sản và pháp luật của nước nơi có tài sản điều chỉnh di sản là bất động sản. Giải pháp này được thừa nhận tại Nam Phi, Úc, Ba-ha-ma, Bỉ, Ca-na-da, Trung Phi, Trung Quốc, Công-gô, Bờ biển Ngà, Mỹ, Pháp, Ga-bông, Ma-li, Ấn Độ, Ix-ra-en, Ai-len, Luýchc-xăm-bua, Ma-đa-gát-xca, Ca-lê-đô-ni, Anh, Xu-đăng, U-ru-goay… Áp dụng giải pháp này vào ví dụ nêu trên, chúng ta có kết luận sau: Di sản là bất động sản được điều chỉnh bởi pháp luật nơi có tài sản, cụ thể ở đây là di sản P ở Pháp được điều chỉnh bởi pháp luật Pháp và di sản V ở Việt Nam được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam. Đối với di sản là động sản, pháp luật Việt Nam là pháp luật điều chỉnh vì nơi cư trú cuối cùng của người để lại thừa kế là Việt Nam, cụ thể là pháp luật Việt Nam điều chỉnh vấn đề thừa kế đối với di sản d ở Đức, di sản t ở Thụy Sĩ và di sản v ở Việt Nam.

Giải pháp thứ hai là: chúng ta cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch điều chỉnh thừa kế đối với di sản là động sản và pháp luật nơi có tài sản để lại điều chỉnh vấn đề thừa kế đối với di sản là bất động sản. Đây là giải pháp được thừa nhận tại Ca-mơ-run, Mô-na-cô, Thái Lan, Ru-ma-ni…: Di sản là bất động sản được điều chỉnh bởi pháp luật nơi có tài sản, cụ thể ở đây là di sản P ở Pháp được điều chỉnh bởi pháp luật Pháp và di sản V ở Việt Nam được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam. Đối với di sản là động sản, pháp luật Pháp là pháp luật điều chỉnh vì quốc tịch của người để lại di sản là Pháp, cụ thể là pháp luật Pháp điều chỉnh vấn đề thừa kế đối với di sản d ở Đức, di sản t ở Thụy Sĩ và di sản v ở Việt Nam.

2. Một số giải pháp khác nhằm hoàn thiện chế định thừa kế Tiểu Luận: Những quy định của pháp luật về thừa kế

2.1. Tôi cảm thấy Bộ luật Dân sự quy định có phần thiên về hướng dẫn cách xử sự cho công dân, nhưng hầu hết các quy định trong phần thừa kế lại có tính chất dứt khoát, đã vậy lại có những quy định chưa sát với tâm lý, tập quán của người dân, trong khi người dân chưa hiểu biết về các quy định này, không hành xử đầy đủ như luật yêu cầu về hình thức thể hiện văn bản. Dù nội dung là đúng ý chí của họ; dẫn đến khó khăn khi áp dụng pháp luật, thậm chí có trường hợp áp dụng theo thực tế cuộc sống, chứ không theo quy định của luật, ví dụ vấn đề từ chối nhận di sản (Điều 645). Vì vậy khi quy định phải tính đến yếu tố tâm lý và trình độ dân trí chung của người dân.

2.2. Cần quy định rõ một số loại quyền cũng thuộc di sản thừa kế ( ngoài quyền sử dụng đất đã được quy định trong Bộ luật Dân sự thì còn có các quyền khác như: quyền sử dụng nhà cho thuê…. Ở Việt Nam nhà nước đã chính thức công nhận quyền chuyển nhượng, quyền sử dụng nhà cho thuê, nên quyền này đã được chuyển hóa thành một giá trị nhất định). Vấn đề thừa kế tài sản của doanh nghiệp tư nhân, cần quy định sao cho việc xử lý di sản không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Tiểu Luận: Những quy định của pháp luật về thừa kế

2.3. Cần phải quy định rõ hơn nữa về chủ thể trong quan hệ thừa kế mà người thừa kế là: cơ quan, tổ chức… (đặc biệt nếu là cơ quan, tổ chức nước ngoài). Những điều quy định về người quản lý di sản cũng cần có sự sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống và thực tiễn xét xử. Không thể để tồn tại quy định bất hợp lý trong luật là người vừa quản lý, sử dụng di sản cũng được hưởng thù lao theo cách thức giống như người chỉ quản lý di sản.

2.4. Chương thừa kế theo di chúc có nhiều điểm không hợp lý về nội dung cũng như cách thức thể hiện. Vì vậy cần có sự sửa đổi để có thể thực hiện trên thực tế việc tôn trọng ý chí đích thực của người để lại di sản, quy định rõ ràng, đầy đủ và chặt chẽ hơn di chúc miệng và di chúc bằng văn bản, di chúc chung của vợ chồng, vấn đề giải thích di chúc, di sản dùng vào việc thờ cúng … cho phù hợp với thực tế cuộc sống.

2.5. Chương thừa kế quyền sử dụng đất cũng nên sửa đổi theo hướng mọi người đều có quyền hưởng di sản là quyền sử dụng đất (nếu có hạn chế thì chỉ hạn chế việc được nhận hiện vật là đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản đối với những trường hợp không có nhu cầu, điều kiện canh tác …). Liên quan đến việc sửa phần thừa kế quyền sử dụng đất phải sửa cả phần thứ 5 Bộ luật Dân sự và Luật Đất đai để tạo ra sự nhất quán thì mới tháo gỡ được các vướng mắc trong thực tiễn hiện nay.

PHẦN 3: KẾT LUẬN Tiểu Luận: Những quy định của pháp luật về thừa kế

Sau quá trình nghiên cứu ta nhận thấy chế định thừa kế là một chế định quan trọng trong hệ thống các quy phạm pháp luật dân sự Việt Nam. Quyền để lại thừa kế và quyền thừa kế là những quyền cơ bản của công dân luôn luôn được pháp luật ở nhiều nước trên thế giới quan tâm, theo dõi và bảo hộ. Việt Nam là một trong những nước đang phát triển và có nền văn hóa với các truyền thống đạo đức lâu đời được truyền từ đời này qua đời khác. Do đó đối với người Việt Nam hiện nay, việc coi trọng các phong tục, tập quán, tình cảm cha con, vợ chồng, anh em gắn bó keo sơn…đã khiến cho không ít người bỏ qua việc đảm bảo quyền để lại thừa kế của mình bằng cách thảo một bản di chúc. Bên cạnh đó có những người đã lập di chúc nhưng lại chưa hiểu rõ về pháp luật khiến cho những bản di chúc này không rõ ràng khiến cho những người thừa kế phải nhờ pháp luật phân xử hộ (đưa ra tòa) làm giảm sút đi mối quan hệ tình cảm thân thuộc vốn có. Do đó,việc nghiên cứu các chế định về thừa kế nhằm nắm bắt được thực trạng của chế định này trong xã hội đồng thời có các biện pháp hoàn thiện là rất cần thiết, để mọi công dân đều được đảm bảo quyền lợi công bằng trong các mối quan hệ về tài sản nói chung và quyền thừa kế nói riêng….hướng đến công bằng ổn định xã hội… Tiểu Luận: Những quy định của pháp luật về thừa kế

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993