Chia sẻ đề tài Tiểu Luận: Thực trạng xử lý vi phạm hành chính cho các bạn đang chuẩn bị làm bài tiểu luận cùng nhau tham khảo nhé. Tiểu luận môn học là một trong những yêu cầu bắt buộc của các trường đại học, và Cao Học. Đối với sinh viên hay học viên tất cả các khóa học đều bắt buộc phải làm một bài tiểu luận, với đề tài bắt buộc hoặc là một đề tài cụ thể nào đó ví dư như đề tài: Tiểu Luận: Vi Phạm Hành Chính và Trách Nhiệm Hành Chính trong pháp luật Việt Nam hiện nay các bạn cùng tham khảo đề tài tiểu luận dưới đây nhé.
THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH:
Góp ý cho dự thảo Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 15-10, các thành viên Hội đồng Khoa học Bộ Tư pháp đặc biệt nhấn mạnh tới việc kiểm soát thẩm quyền của Chính phủ trong việc ban hành các quy định về xử phạt vi phạm hành chính. Kết quả rà soát thống kê của ban soạn thảo cho thấy hiện đang có trên 100 nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính, mà nhiều quy định trong số đó trùng lắp, chồng lấn nhau về phạm vi điều chỉnh; mâu thuẫn, chồng chéo nhau giữa các hành vi, mức xử phạt… Từ đó, đa số các thành viên ban soạn thảo đề xuất phương án căn cứ vào phạm vi các lĩnh vực quản lý nhà nước của mỗi bộ, cơ quan ngang bộ, Chính phủ sẽ ban hành một nghị định quy định xử phạt chung cho toàn bộ nội dung quản lý thuộc bộ, ngành đó. Nếu theo phương án này, số lượng các nghị định xử phạt vi phạm hành chính sẽ được giới hạn dưới 30 văn bản.
Hiện nay có rất nhiều văn bản quy định về xử phạt vi phạm hành chính tuy nhiên vẫn thiếu quy định xử phạt trong một số lĩnh vực chuyên ngành như: quản lý trật tự, tư pháp, an toàn thực phẩm… Ví dụ, vi phạm các quy định về hành nghề luật sư phải đúng biển hiệu, dán nhãn mác hàng hóa không đúng… Tiểu luận: Thực trạng xử lý vi phạm hành chính.
Ở nước ta hiện nay, các chế tài xử lý vi phạm hành chính được sử dụng rất phổ biến và trở thành một công cụ quản lý quan trọng của bộ máy hành chính, nhưng hầu hết các địa phương đều bức xúc vì phải xử phạt quá nhiều.
Hành vi vi phạm xuất hiện ở mọi lĩnh vực nhưng quy định lại chưa theo kịp. Ví dụ, gần đây ở các thành phố có lượng khách du lịch lớn như TPHCM, Hà Nội, Vũng Tàu, Nha Trang, các hành vi vi phạm của người nước ngoài ngày càng tăng nhưng chưa có các quy định xử phạt phù hợp với đối tượng này.
Tuy nhiên, ở một số lĩnh vực, dù đã có quy định về xử phạt vi phạm hành chính với đầy đủ thẩm quyền, hình thức xử phạt, mức phạt nhưng vẫn không xử phạt được. Ví dụ các vi phạm về quảng cáo do khó bắt quả tang nên hầu như không xử lý được.
Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính mới được sửa đổi năm 2008 nhưng đã bộc lộ nhiều bất cập. Nhiều địa phương bức xúc về các quy định không phù hợp thực tế của pháp lệnh. Song song với pháp lệnh là các luật và nghị định có những quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính theo pháp luật chuyên ngành nên nảy sinh nhiều mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản pháp luật. Tiểu luận: Thực trạng xử lý vi phạm hành chính.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
Rõ ràng, xử phạt vi phạm hành chính chỉ áp dụng với những người có hành vi gây ra lỗi. Nhưng thực tế phát triển, nhất là ở các địa phương đang đô thị hóa nhanh, thì nguyên nhân vi phạm nhiều khi không hẳn thuộc về người dân mà do quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Các địa phương lập quy hoạch khắp mọi nơi và lấp đầy bằng các dự án.
Theo quy định thì ở những vùng đó sẽ không cấp đăng ký kinh doanh, nếu kinh doanh không đăng ký thì sẽ bị phạt theo Nghị định 43/2010 (trước đây là Nghị định 88). Nhưng, trên thực tế rất nhiều dự án không được triển khai, nhiều năm chưa giải phóng mặt bằng, người dân không được đền bù, tái định cư nên vẫn phải sinh sống và kiếm sống trên chính mảnh đất của mình. Thế là vi phạm luật và bị phạt. Cơ quan quản lý phạt xong lại cho tồn tại, không thể cưỡng chế. Tình trạng này rất phổ biến, nhưng lỗi không phải do người dân không muốn đăng ký kinh doanh mà không được đăng ký kinh doanh.
Đây là một ví dụ điển hình về sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các luật (pháp lệnh) và giữa luật với nghị định:
Ví dụ Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính quy định Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh chỉ được xử phạt đến 70 triệu đồng là không phù hợp với Luật Cạnh tranh. Hoặc Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính không quy định thẩm quyền của Chánh thanh tra tổng cục, thanh tra cục, nhưng các nghị định lại quy định, ví dụ như Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên môi trường. Tiểu luận: Thực trạng xử lý vi phạm hành chính.
Hay trong Nghị định xử phạt trong lĩnh vực hóa chất tách thẩm quyền xử phạt về ngành công thương, nhưng chức năng, nhiệm vụ theo dõi lĩnh vực này từ trước đến nay thuộc Quản lý thị trường (Bộ Tài chính). Nghị định 40/2009 xử phạt về thú y quy định chỉ có thanh tra thú y có thẩm quyền xử phạt, nhưng thanh tra thú y mới chỉ có ở cấp bộ, cấp tỉnh, chưa có ở cấp huyện, cơ sở,…
Nhiều địa phương đề nghị tăng thẩm quyền cho chính quyền cấp cơ sở vì nếu thực hiện đúng thẩm quyền theo luật định thì trong hầu hết các trường hợp vi phạm cấp cơ sở chỉ kiểm tra, phát hiện vi phạm và lập biên bản, báo cáo cấp trên, dẫn đến tình trạng quá tải ở cấp trên. Mặc dù quy định hiện nay đã nâng dần thẩm quyền xử phạt của cấp xã từ 500.000 lên 2 triệu đồng, cấp huyện từ 10 triệu lên 20 triệu nhưng cấp xã vẫn không phạt được vì phần lớn các hành vi vi phạm đều có mức phạt cao hơn, nên lại phải chuyển lên cấp quận, huyện. Quy định như vậy vô hình trung đã làm yếu đi chức năng quản lý cấp cơ sở.
Nghị định 34/2010 quy định phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi chiếm dụng đường phố để bày bán hàng hóa… là quá cao, không khả thi đối với những người buôn bán nhỏ. Phần lớn những người này không có tài sản, không có tài khoản nên không thể cưỡng chế được, còn tịch thu phương tiện, dụng cụ thì không có nơi cất giữ, thủ tục thanh lý phức tạp, mất nhiều thời gian, công sức. Tiểu luận: Thực trạng xử lý vi phạm hành chính.
Ngược lại, mức phạt 300.000 – 600.000 đồng hành vi vi phạm điều kiện vệ sinh là quá thấp đối với nhà hàng lớn nhưng lại quá cao đối với bán hàng vỉa hè.
Mặt khác, một hành vi vi phạm có khi lại do nhiều cơ quan cùng xử phạt: giao thông, công an, quản lý trật tự đô thị… dẫn đến “loạn” xử phạt, công tác phối hợp giữa các lực lượng rất yếu, quyền ai người nấy phạt, chồng chéo với nhau là chuyện thường xảy ra.
Thủ tục xử phạt chưa minh bạch. Các quy định hiện hành không thống nhất biểu mẫu giữa các lực lượng được giao thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Thời hiệu xử phạt quy định là một năm, trong trường hợp phức tạp thì chưa có quy định kéo dài thời hiệu. Hiện nay cũng chưa có hướng dẫn về thủ tục tống đạt quyết định nên thực tế trong quá trình thực hiện có nhiều bức xúc từ phía người bị phạt do các cơ quan chức năng chưa làm rõ thủ tục đối với người bị xử phạt, dẫn đến tâm lý bị phạt nhưng chưa “tâm phục khẩu phục”.
Còn nhiều thủ tục chưa được hướng dẫn cụ thể. Ví dụ Pháp lệnh quy định bắt buộc phải có chữ ký của người vi phạm trong biên bản, điều này sẽ khó thực hiện nếu đối tượng vi phạm không chịu ký, không chịu giao tang vật.
Trong nhiều quy định về xử phạt vi phạm hành chính, các mức phạt đôi khi cũng chồng chéo nhau và không hợp lý. Chẳng hạn, Nghị định 111/2009 xử phạt trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử quy định mức phạt tối đa 100 triệu, nhưng Pháp lệnh chỉ quy định mức phạt cao nhất trong an toàn bức xạ là 70 triệu đồng.
Thực tiễn với nhiều bất cập, chồng chéo như vậy đòi hỏi cần có một khung pháp lý thống nhất, lập lại trật tự về xử phạt vi phạm hành chính, để phạt đúng người, đúng hành vi vi phạm, phát huy hiệu quả răn đe, giáo dục, chứ không nhằm là phạt được bao nhiêu tiền, thu được nhiều phương tiện, tháo dỡ được nhiều công trình xây dựng…
KIẾN NGHỊ Tiểu luận: Thực trạng xử lý vi phạm hành chính.
Từ những quy định pháp luật hiện hành về thẩm quyền XPVPHC và thực tiễn thực hiện thẩm quyền này, thiết nghĩ việc sửa đổi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính cần quán triệt một số nội dung sau:
Một là, cần quy định hợp lý hệ thống các cơ quan có thẩm quyền XPVPHC: Vấn đề không phải ở chỗ càng nhiều cơ quan có thẩm quyền XPVPHC thì càng tốt.
Ví dụ: Bộ Thương mại chưa thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành thương mại, và cơ quan quản lý thị trường được Chính phủ giao chức năng thanh tra chuyên ngành thương mại nên cần tiếp tục giao cho cơ quan quản lý thị trường thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Điều này bảo đảm cho công cuộc đấu tranh, xử lý các hành vi buôn lậu, kinh doanh trái phép, buôn bán hàng giả,… thu được nhiều kết quả.
Nhà nước không nên giao quyền XPVPHC cho cơ quan cảnh sát kinh tế, cảnh sát hình sự để đảm bảo cho các cơ quan này tập trung vào việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ chính của mình, tránh tình trạng hành chính hóa các quan hệ hình sự.
Đối với Tòa án nhân dân, để đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính được nhanh chóng, kịp thời, cần tiếp tục quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan này. Tuy nhiên, không dừng ở mức độ quy định Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa chỉ có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền mà còn có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt khác như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, buộc bồi thường thiệt hại…. Tiểu luận: Thực trạng xử lý vi phạm hành chính.
Việc quy định về các cơ quan có thẩm quyền XPVPHC phải dựa trên cơ sở: bất cứ hành vi vi phạm hành chính ở lĩnh vực nào cũng cần có chủ thể xử lý kịp thời, nhanh chóng, đúng pháp luật. Người có thẩm quyền quản lý ngành, lĩnh vực nào thì có thẩm quyền xử lý các vi phạm hành chính phát sinh trong ngành, lĩnh vực đó. Cần xác định chủ thể ra quyết định xử phạt là cá nhân có thẩm quyền để bảo đảm xử lý đúng đắn các vi phạm hành chính. Đồng thời quy định rõ trách nhiệm của họ trong việc ra quyết định xử phạt. Cần loại trừ tình trạng quyết định XPVPHC được ban hành dưới dạng như: TM. Ủy ban nhân dân; TM. Ban thanh tra…. Trong trường hợp những quyết định này có sự vi phạm về thời hạn ra quyết định xử phạt, mức phạt không tương xứng với tính chất, mức độ vi phạm… thì việc xác định trách nhiệm của chủ thể ra quyết định xử phạt sẽ rất khó khăn.
Pháp lệnh mới cần được xây dựng theo hướng khắc phục nhược điểm của Pháp lệnh năm 1989 và Pháp lệnh năm 1995 về việc xác định thẩm quyền xử phạt đối với trường hợp một người thực hiện nhiều vi phạm hành chính. Xuất phát từ thẩm quyền, từ chế độ hoạt động của Ủy ban nhân dân, nên quy định: Nếu một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà các hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan khác nhau thì hồ sơ vụ vi phạm được chuyển tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân để ra quyết định xử phạt. Tiểu luận: Thực trạng xử lý vi phạm hành chính.
Hai là, thẩm quyền xử phạt không chỉ thể hiện ở việc xác định cơ quan nào có quyền phạt mà trước hết thể hiện ở hình thức và mức phạt. Quy định về hình thức, mức phạt mà người có thẩm quyền áp dụng phải phù hợp với đặc thù quản lý ngành, lĩnh vực, với tình hình thực tế. Lĩnh vực quản lý nào càng quan trọng, càng phức tạp, hành vi vi phạm trong lĩnh vực đó càng nguy hiểm, mức phạt phải càng cao thì mới bảo đảm tác dụng răn đe, trừng phạt, phòng ngừa.
Pháp lệnh mới cần quy định giá trị tang vật, phương tiện bị tịch thu cho phù hợp, nếu không sẽ vi phạm nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính: “… phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp”. Nếu Pháp lệnh không quy định rõ về mức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm (một phần, toàn bộ hay giá trị bao nhiêu…) sẽ dẫn đến tình trạng khó xác định ranh giới tịch thu trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội và tịch thu trong quá trình truy cứu trách nhiệm hành chính đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính.
Một điểm dễ nhận thấy là: Trong các văn bản về xử phạt vi phạm hành chính hiện nay, chức vụ của người có thẩm quyền xử phạt càng cao thì thẩm quyền về mức phạt của họ cũng tăng lên. Điều này cần được kế thừa trong các văn bản sau này về XPVPHC. Cũng cần tăng mức phạt tiền cho người có thẩm quyền để phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội hiện nay. Ví dụ: cần tăng mức phạt tiền của thanh tra chuyên ngành, của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp. Đó cũng là điều kiện bảo đảm xử lí đúng đắn, kịp thời các vi phạm hành chính. Tiểu luận: Thực trạng xử lý vi phạm hành chính.
Ba là, quy định của pháp luật về hình thức phạt tiền cho thấy mức phạt tối thiểu và tối đa có khoảng cách khá xa. Để việc áp dụng mức phạt tiền được đúng đắn, trong các văn bản về XPVPHC cần cụ thể hóa hơn nữa các dấu hiệu của vi phạm hành chính. Cần chia nhỏ khung phạt tiền để tránh tình trạng: Các vi phạm hành chính có tính chất, mức độ như nhau nhưng người có thẩm quyền áp dụng các mức phạt rất khác nhau.
Cuối cùng, về thủ tục xử phạt, nơi nộp phạt cũng cần quy định theo hướng: phải có đủ thời gian để người có thẩm quyền xem xét kỹ, xử lý đúng các vi phạm hành chính. Quy định về nơi nộp tiền phạt cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức nộp phạt tại chỗ nếu cá nhân, tổ chức vi phạm bị phạt đến 100.000 đồng,… Quy định này sẽ khắc phục được tình trạng do nơi nộp phạt xa kho bạc nhà nước mà người bị xử phạt hối lộ cho người có thẩm quyền xử phạt với suy nghĩ “đôi bên cùng có lợi”.
Hoàn thiện các quy định về XPVPHC, trong đó có các quy định về thẩm quyền XPVPHC là nhu cầu cấp thiết hiện nay vì vi phạm hành chính xảy ra rất phổ biến, gây nhiều tác hại về kinh tế – xã hội. Việc xử lý đúng đắn các vi phạm hành chính phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một trong các yếu tố đó là những quy định đúng đắn về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Cùng với việc hoàn thiện các quy định pháp luật là trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến các văn bản về xử phạt vi phạm hành chính, nhằm tác động đến nhiều chủ thể gồm người có thẩm quyền xử phạt cũng như các tổ chức, cá nhân. Những quy định về thẩm quyền XPVPHC càng có điều kiện thực hiện tốt trên thực tế khi có một đội ngũ những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có phẩm chất, trình độ, năng lực và ý thức, trách nhiệm cao trong quá trình thực thi chức trách được giao. Tiểu luận: Thực trạng xử lý vi phạm hành chính.

Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietthuethacsi.com/ – Hoặc Gmail: dicvuluanvanthacsi@gmail.com