Chia sẻ đề tài Tiểu Luận: Vấn đề tụt hậu xa hơn về kinh tế ở nước ta cho các bạn đang chuẩn bị làm bài tiểu luận cùng nhau tham khảo nhé. Tiểu luận môn học là một trong những yêu cầu bắt buộc của các trường đại học, và Cao Học. Đối với sinh viên hay học viên tất cả các khóa học đều bắt buộc phải làm một bài tiểu luận, với đề tài bắt buộc hoặc là một đề tài cụ thể nào đó ví dư như đề tài: Tiểu Luận: Biện pháp phòng chống về tham nhũng và vấn đề tụt hậu xa hơn về kinh tế các bạn cùng tham khảo đề tài tiểu luận dưới đây nhé.
1. Các vấn đề của tụt hậu kinh tế
Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường trong bố cảnh kinh tế – chính trị thế giới đang trong quá trình cơ cấu lại một cách sâu sắc. Hơn nữa, Việt Nam nằm trong khu vực châu á với nền văn minh Trung Hoa đặc sắc và có sự phát triển kinh tế năng động nhất trong mấy thập kỷ qua. Liệu Việt Nam có phát triển vượt lên theo con đường phương Đông, con đường Việt Nam riêng có của mình hay không?
So với nhiều nước trong khu vực, sự nghiệp phát triển của Việt Nam bị chậm vài thập kỷ. Việt Nam đã bị tụt hậu khá xa về kinh tế, là một trong những nước nghèo nhất thế giới và có nguy cơ sẽ còn tụt hậu mạnh hơn nữa nếu không có đường lối, chiến lược thông minh và một quyết tâm cao. “Tiểu Luận: Vấn đề tụt hậu xa hơn về kinh tế ở nước ta”
Để tránh tụt hậu, chắc chắn Việt Nam phải hội nhập vào cộng đồng thế giới, nhưng hội nhập thế nào, theo hướng nào, theo phương thức nào, tiếp thu cái gì là một vấn đề lựa chọn mang tính quyết định. Trong khi đang tiếp tục tiến hành mới và phát triển kinh tế Việt Nam phải đối mặt với chính mình với quá khứ và di sản của mình.
Khi đất nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là một cuộc giải phóng xã hội lần thứ 2, theo đó mỗi tiềm năng của môi cá nhân, mỗi tổ chức kinh tế, xã hội, mỗi địa phương và vùng lãnh thổ được “giải phóng”. Sự kết nối, tác động tương hỗ giữa chúng sẽ được thực hiện thông qua một cơ chế mới là cơ chế thị trường kết hợp với các chuẩn mực đạo đức, văn hoá và xã hội mang bản sắc Việt Nam.
Trên một thập kỷ qua, công cuộc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đa đưa đất nước ta thoát khỏi sự khủng hoảng kinh tế xã hội, đạt được sự tăng trưởng cao và liên tục từ năm 1991, đời sống nhân dân đã ngày được cải thiện, nhiều mặt của đời sống xã hội đã được thay đổi tích cực; nền kinh tế đã được mở cửa với thế giới giúp Việt Nam sử dụng được các lợi thế so sánh của mình có được nguồn tăng trưởng quan trọng bên ngoài… Tuy nhiên, cũng đã xuất hiện nhiều vấn đề mới khiến chúng ta phải suy ngẫm. Các quan hệ kinh tế thị trường một mặt phá vỡ những cơ cấu và cơ chế kìm hãm phát triển, nhưng mặt khác cũng gây ra những vấn đề mới, mặt tiêu cực, mặt trái cần phải được xem xét và xử lý.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
2. Nguyên nhân của tụt hậu xa hơn về kinh tế “Tiểu Luận: Vấn đề tụt hậu xa hơn về kinh tế ở nước ta”
Kể từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) đã lãnh đạo nhân dân ta vượt qua hết các khó khăn này tới khó khăn khác. Nhân dân ta đã đánh bại tên thực dân Pháp, đế quốc Mỹ… để xây dựng lên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Và kể từ khi đất nước được hoàn toàn giải phóng Đảng lại lãnh đạo nhân dân ta trong công cuộc phát triển kinh tế. Song, ngoài những thành tựu rất đáng kể, chúng ta còn có những khó khăn riêng. Đó là sự tụt hậu hơn so với đà phát triển của thế giới. Mà sự tụt hậu này ngoài những nguyên nhân chủ quan, còn có những nguyên nhân khách quan của nó.
Thứ nhất, do hậu quả của 2 cuộc chiến tranh kéo dài đã tàn phá những thành tựu của dân tộc ta. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng đã phải chống đỡ với rất nhiều khó khăn: khó khăn về đất nước mất chủ quyền, và nền kinh tế bị lạm phát và Đảng và nhân dân ta đã phải gồng mình chống đỡ. Năm 1954 thì miền Bắc mới hoàn toàn giải phóng để đi lên phát triển kinh tế, nhưng miền Nam vẫn bị đô hộ của đế quốc Mỹ. Do đó lúc bấy giờ việc quan trọng nhất là giải phóng miền Nam. Và khi đó miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội với các khẩu hiệu: “Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”, “tất cả vì miền Nam thân yêu”. Nhưng không chỉ đơn thuần phát triển kinh tế, miền Bắc cũng phải chịu những cuộc rải thảm bằng bom rất ác liệt, nó được ví như “Điện Biên Phủ trên không”, đế quốc Mỹ đã ném xuống miền Bắc hàng triệu tấn bom để ngăn cản miền Bắc đi lên và sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam. Khi đó hàng trăm ngàn tấn bom đạn của Mỹ đã tàn phá rất nhiều những thành tựu của miền Bắc, nhưng không vì thế mà miền Bắc không phát triển, không viện trợ cho miền Nam ruột thịt. Miền Bắc vẫn phát triển và ngày càng viện trợ nhiều về người và tài sản cho miền Nam. Và đến năm 1975 đã chứng kiến cuộc một nước thuộc địa nhỏ đã đánh bại một tên trùm đế quốc xâm lược lớn. Kể từ đó nước ta hoàn toàn thống nhất, và nhân dân ta bây giờ chỉ còn việc bắt tay vào phát triển kinh tế. Nhưng nhìn vào toàn cảnh đất nước ta năm đó, thì Việt Nam bị tàn phá hết sức nặng nề mà để xây dựng lên các cơ sở hạ tầng như vậy để phục vụ cho phát triển thì ta cần rất nhiều thời gian, tiền của và công sức. “Tiểu Luận: Vấn đề tụt hậu xa hơn về kinh tế ở nước ta”
Thứ hai, ngay sau khi cách mạng tháng 8 thành công, đặc biệt là ngay sau khi miền Bắc đi vào xây dựng xã hội mới. Khi đang tìm tòi con đường nối tiếp hợp lý với lịch sử và bứt ra khỏi quá khứ thì do hoàn cảnh của lịch sử lúc đó, chúng ta đã thu nhập mô hình kế hoạch hoá tập trung của Liên Xô và Trung Quốc cùng với việc nhận thức và vận dụng chưa sáng tạo tư tưởng Mác – Lênin trong mô hình xây dựng kinh tế phù hợp với điều kiện nước ta. Khi đang còn mò mẫm với mô hình kinh tế du nhập nói trên và đang bắt đầu trăn trở với các vấn đề nảy sinh trong cuộc đấu tranh chống Mỹ, cứu nước làm gián đoạn con đường tìm tòi, sáng tạo mô hình kinh tế mới, mô hình tổ chức xã hội mới. Như vậy, ở Việt Nam có một sự kết hợp giữa tư tưởng Nho giáo, tư tưởng Mác – Lênin đã có phần bị giáo điều hoá và được nhận thức, được nuôi dưỡng trong môi trường chiến tranh lâu dài. Vì vậy mô hình kinh tế Việt Nam là một mô hình rất đặc trưng, pha trộn nhiều màu sắc, phản ánh nhiều xu thế và rất phức tạp.
Lý luận Mác – Lênin là học thuyết khoa học có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển xã hội, trong đời sống chính trị thế giới và phong trào công nhân quốc tế. Nó là nền tảng cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, thể hiện sự khát vọng cao cả của nhân loại, hướng tới một chế độ xã hội tốt đẹp hơn, tiến bộ hơn theo nghĩa đầy đủ nhất của từ này. Việc sụp đổ của hệ thống XHCN vừa qua không có nghĩa đơn giản là sự sụp đổ của tư tưởng Mác – Lênin. Với tư cách là một học thuyết khoa học. Tuy nhiên cần ý thứuc rằng một học thuyết khoa học thì không thể coi nó như kinh thánh và cũng không thể giáo điều; nó có sự sáng tạo và có những hạn chế tất yếu mang tính lịch sử. Do vậy, một nhà yêu nước chân chính phải là người có trách nhiệm, và sứ mệnh làu giàu học thuyết đó về khoa học và thực tiễn để nó tiếp tục có sức sống như một tinh hoa của nhân loại.
Nhưng đáng tiếc trong quá trình vận dụng tư tưởng Mác – Lênin đã có sự nhầm lãn giữa mục tiêu và phương tiện, có một sự trái ngược giữa lời nói và việc làm, có sự xa rời giữa triết lý nền tảng và phương pháp luận khoa học của nó. Đảng và Nhà nước ta sở dĩ lãnh đạo được cách mạng dân tộc dân chủ và giải phóng đất nước thành công và được nhân dân tin yêu, ủng hộ chính là nhờ trước hết vào việc Đảng ta đã đề ra được các mục tiêu phù hợp với lợi ích thiết tha của dân tộc, của nhân dân. Nhưng sau khi cách mạng thành công và trong công cuộc xây dựng kinh tế đã có sự nhầm lẫn trong cách xử lý mối quan hẹ giữa mục tiêu và phương tiện, coi trọng xử lý các vấn đề cơ chế, vì quan hệ sản xuất, coi đó mục tiêu, trong khi đó lại sao nhãng, coi nhẹ các vấn đề giải phóng lực lượng sản xuất để tạo ra của cải và dịch vụ cho xã hội. Bên cạnh đó còn rất nhiều thói quen, nhiều tập quán, nhiều di sản tác động không có lợi rất nhiều cho sự phát triển. “Tiểu Luận: Vấn đề tụt hậu xa hơn về kinh tế ở nước ta”
Nếu không thức được đầy đủ về ảnh hưởng về di sản quá khứ, ta sẽ không xác định được điểm xuất phát; không biết cái gì là thuận lợi, tích cực cần được tạo điều kiện để tận dụng và phát huy; không biết những cái gì là bất thuận lợi, tiêu cực cần phải hạn chế và vượt qua do đó ta sẽ khó hình dung được một cách rõ ràng mục tiêu và con đường sẽ đi, cũng như không thể ý thức được một cách rõ ràng và có chủ đích cái cần thiết, cái mới cần phải đưa vào thực tế. Tình hình đó có nguy cơ dẫn đến một quá trình tiến triển tự phát, xen lẫn cũ, mới, làm ta quyền mất không ý thức được cái cũ vãn đang tồn tại, vẫn nhạp vào tư duy hành động, vào thực tại, cái cũ này hoặc là tồn tại dưới dạng phân giải hoà nhập vào thực tại, hoặc dưới dạng chờ thời cơ trỗi dậy, hoặc được tân trang biến dạng, thay đổi màu da để thích nghi với thực tại.
Đồng thời, ta cũng quên, hoặc không có khả năng nhận thức thực tế và nhận thức cái mới, thậm chí nhận thức của ta về lý tởng và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, của dân tộc có thể bị sai lệch và bị thành kiến. Và Đảng và Nhà nước ta đã có những nhận thức nhất định để định hướng sự phát triển kinh tế đất nước. Năm 1986 là năm chính thức nước ta mở cửa kinh tế vào một nền kinh tế mới là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đã có sự tăng trưởng quan trọng bên ngoài. Tuy nhiên các mặt trái của nó cũng là một trong các nguy cơ lớn gây sự kém phát triển của nước ta đó là sự cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm quyền tự do của người khác. Hai là, do những động cơ lợi nhuận và khuôn khổ của pháp lý chưa hình thành đầy đủ nên có sự xói mòn về các giá trị đạo đức và các giá trị văn hoá truyền thống. Đây là thách thức lớn nhất không chỉ với Việt Nam mà còn đối với tất cả các nước đang phát triển. Ba là, việc mở cửa nền kinh tế, hội nhập với khu vực và thế giới. Điều này cũng có nghĩa là Việt Nam phải đối mặt với nền văn minh mới của nền công nghiệp, nền văn minh phương Tây, nước ngoài, những sự lai về văn hoá cũng như những tệ nạn, sự tha hoá bên ngoài nhập vào Việt Nam. Những quá trình và những hiện tượng này không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến sự suy đồi về văn hoá, xã hội, cản trở sự phát triển ổn định và bền vững của đất nước.
3. Sự tụt hậu xa hơn của Việt Nam so với các nước trên thế giới “Tiểu Luận: Vấn đề tụt hậu xa hơn về kinh tế ở nước ta”
Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu số 1 của nhiều quốc gia và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Mặc dù, trong những năm đổi mới kinh tế, Việt Nam đã đạt được tỷ lệ tăng trưởng tương đối cao so với các nước trong khu vực, song chất lượng tăng trưởng vẫn là một khâu yếu, cần phải đánh giá trên các bình diện khác nhau và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, tránh tụt hậu xa hơn nữa về kinh tế. Đánh giá vềkt năm 1999 của Việt Nam, có ý kiến cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã vượt qua đây; ngược lại cũng có ý kiến cho rằng nền kinh tế chưa chặn được đà sút giảm của tốc độ tăng trưởng. Năm 1989: 4,69%; 1990: 5,10%; 1991: 5,96%; 1992: 8,56%; 1993: 8,07%; 1994: 8,83%; 1995: 9,54%; 1996: 9,34%; 1997: 8,15%; 1998: 5,8%; 1999: 4,7%.
Trong khi đó, cũng vào những năm cuối cùng của thể kỷ XX Tây Âu đang nhanh chóng trở thành một cực đặc biệt thu hút nền kinh tế thế giới và có sức mạnh kinh tế. Vớ hơn 340 triệu dân, tổng sản phẩm xã hội hơn 5,5 nghìn tỷ USD, các nước Tây Âu chiếm 1/3 sản phẩm công nghiệp của thế giới TBCN. Đặc biệt trong những năm đầu của thập kỷ 90, quá trình liên kết chính trị đang diễn ra ở Tây Âu đã giúp cho việc ổn định tình hình kinh tế khu vực, tạo điều kiện cho Tây âu phát triển về chất.
Với khu vực kinh tế châu á – Thái Bình Dương thập kỷ 90 thì được dự báo là tiếp tục tăng nhanh. Đại đa số cho rằng, kinh tế các nước đang phát triển ở Đông á tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong những năm 90. Trong đó, đặc biệt chú ý là cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, Thái Lan, Mailaixia, Trung Quốc. “Tiểu Luận: Vấn đề tụt hậu xa hơn về kinh tế ở nước ta”
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietthuethacsi.com/ – Hoặc Gmail: dicvuluanvanthacsi@gmail.com