Nhận định được khách đến ngày càng tăng nên ngành kinh doanh khách sạn nhanh chóng trở thành một nghề hấp dẫn cả doanh nhân trong và ngoài nước. Do vậy, Khóa luận giải pháp nâng cao cạnh tranh kinh doanh khách sạn được tác giả triển khai trong một vài năm, lượng khách sạn được xây dựng đã vượt quá mức cầu, dẫn đến tình trạng công suất phòng giảm xuống nhanh chóng. Một số khách sạn hoạt động kinh doanh không hiệu quả đã phải chuyển đổi kinh doanh sang lĩnh vực khác hoặc bị phá sản. Trên cơ ở đó em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần Khách sạn Du Lịch Đại Dương” làm đề tài tốt nghiệp nhằm đề xuất một số biện pháp.
Nội dung chính
3.1 XU HƯỚNG CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG KINH DOANH KHÁCH SẠN VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1.1 Xu hướng phát triển của du lịch Việt Nam trong những năm tới
Với cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 xuất phát từ Mỹ- quốc gia đầu tàu trong nền kinh tế thế giới đã kéo theo một loạt sự sụp đổ hệ thống. Dẫn đến lạm phát năm 2009 của Việt Nam vào khoảng 22%. Với việc ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, lượng khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt 3,7 triệu lượt, giảm khoảng 11% so với năm 2008 nhưng lượng du khách nội địa lại tăng 19% so với năm 2009. Đó là nhờ những nỗ lực của nghành xây dựng trong chương trình “ Ấn tượng Việt Nam”
Bên cạnh đó ngành khách sạn Việt Nam được đánh giá là có cơ sở vật chất tương đối tốt. Nhưng bộ máy tổ chức, con người, kinh nghiệm và hiểu biết về quản lý điều hành kinh doanh khách sạn còn nhiều hạn chế như: Sự phối hợp giữa các cấp các ngành trong quản lý chưa thật chặt chẽ và thiếu đồng bộ, mâu thuẫn giữa việc muốn mở cửa thu hút khách du lịch với việc đảm bảo an ninh quốc phòng, giữa việc tăng tốc độ hợp tác du lịch với sự thiếu hiểu biết thông tin về đối tác. Đây chính là những trở ngại rất lớn cho ngành du lịch Việt Nam trong thời gian tới.
Trong xu hướng chung của toàn cầu là mở cửa, hợp tác và hoà nhập nên nhu cầu du lịch ngày càng tăng, các loại hình du lịch trở lên phong phú và đa dạng hơn, đòi hỏi các chuyên gia phải chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật tốt hơn và hình thành xu hướng phát triển chung. Hiện nay Việt Nam đang thực hiện công cuộc CNH- HĐH đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã xác định Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển theo định hướng và chỉ đạo chung là: Phát triển du lịch bền vững, văn hoá cảnh quan môi truờng, không ngừng tạo ra các sản phẩm du lịch mang tính độc đáo, đặc thù, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, đảm bảo an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội.
Theo chương trình hành động của chính phủ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịchTổng cục du lịch đã đưa ra các nhiệm vụ chủ yếu để phát triên ngành du lịch (giai đoạn 2007- 2012) ( Khóa luận giải pháp nâng cao cạnh tranh kinh doanh khách sạn )
- Về phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành Du lịch
- Về tăng cường năng lực đội ngũ lao động trong ngành du lịch
- Về xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch
– Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch phù hợp với xu hướng thị trường và có sức cạnh tranh
- Về công tác xúc tiến quảng bá, phát triển thị trường
- Bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững
Do tình hình kinh tế những năm gần đây dần đi vào ổn định, năm 2009 tống doanh thu của toàn ngành du lịch đạt 68- 70.000 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2008, còn năm 2010 là 96.000 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2009
3.1.2 Xu hướng phát triển của du lịch Hải Phòng trong những năm tới
Hoà vào không khí chung của cả nước, Hải Phòng đang cố gắng để thực sự trở thành một điểm du lịch văn hoá quan trọng và hấp dẫn nhất cả nước. Sở du lịch cũng như ban lãnh đạo thành phố đã xác định:
- Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng của thành phố. Phát triển ngành du lịch sẽ thúc đẩy ngành khách sạn và các ngành kinh tế khác phát triển
- Phát triển du lịch phải đảm bảo mối quan hệ giữa yêu cầu của việc phát triển kinh tế và giữ gìn phát huy bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa của văn hoá thế giới, mở rộng giao lưu văn hoá với các nước khác. Chỉ có dựa trên cơ sở này, du lịch Hải Phòng mới phát triển đúng hướng và có kết quả tốt, đảm bảo được di sản văn hoá dân tộc truyền thống, tránh được những tác động tiêu cực của ngành du lịch với nền văn hoá.
Phương hướng phát triển du lịch trong những năm tới :
“Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 13 và đặc biệt là chỉ rừ trong Nghị quyết số 09 ngày 22-11-2006 của Ban Thường vụ Thành ủy về phỏt triển du lịch Hải Phũng giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020.
Trên cơ sở đó, UBND thành phố có chương trỡnh hành động, từng bước xây dựng Hải Phũng trở thành một trong những cửa ngừ và trung tõm du lịch hấp dẫn; đào tạo nhân lực và quảng bá xúc tiến du lịch đến các địa phương phía Bắc, phấn đấu đến năm 2020, du lịch Hải Phũng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế – xó hội của thành phố, và trở thành trung tõm du lịch của vựng duyờn hải Bắc Bộ….” (Nguồn: http://haiphong.gov.com.vn)
3.1.3 Xu hướng cạnh tranh trên thị trường kinh doanh khách sạn ở Việt Nam hiện nay ( Khóa luận giải pháp nâng cao cạnh tranh kinh doanh khách sạn )
Khách đến ngày càng tăng nên ngành kinh doanh khách sạn nhanh chóng trở thành một nghề hấp dẫn các doanh nhân trong và ngoài nước. Do vậy chỉ trong một vài năm lượng khách sạn được xây dựng đã vượt quá cầu dẫn đến tình trạng công suất phòng giảm xuống nhanh chóng. Một số khách sạn hoạt động kinh doanh không hiệu quả đã phải chuyển đổi kinh doanh sang lĩnh vực kinh doanh khác. Điều này làm cho cạnh tranh trên thị trường kinh doanh khách sạn ngày càng trở nên gay gắt và khốc liệt.
Hiện nay các khách sạn cạnh tranh với nhau bằng việc đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, đưa ra các chính sách giá linh hoạt phù hợp với mọi đối tượng khách đồng thời cạnh tranh về uy tín vị thế của khách sạn trên thị trường.
Các khách sạn cạnh tranh với nhau là các khách sạn có cùng quy mô, hạng cùng tập trung kinh doanh các loại dịch vụ giống nhau và có cùng tập khách hàng.
Với sự tham gia một cách ồ ạt của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn như hiện nay, để có thể cạnh tranh thắng lợi buộc các doanh nghiệp phải:
- Không ngừng nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ.
- Thường xuyên nghiên cứu các sản phẩm mang những nét đặc trưng riêng biệt của khách sạn mình.
- Việc cải tạo hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị của khách sạn phải được tiến hành liên tục.
- Chú ý đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động nâng cao văn minh phục vụ khách hàng.
3.2 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA KHÁCH SẠN ĐẠI DƯƠNG ( Khóa luận giải pháp nâng cao cạnh tranh kinh doanh khách sạn )
Nâng cao chất lượng dịch vụ của khách sạn luôn là mục đích, là điều mong mỏi và phấn đấu thường xuyên của bất kỳ một khách sạn nào muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt. Song kết quả cố gắng của các nhà kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào việc nhận thức chính xác và biện pháp xử lý kịp thời, đúng đắn trước những tình huống ngẫu nhiên, những yếu tố nằm trong cũng như ngoài tầm kiểm soát của khách sạn.
3.2.1 Nâng cao cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ Căn cứ thực hiện
Với 43,3% lượng khách hàng đánh giácơ sở vật chất và dịch vụ ở mức bình thường và 3,3% không hài lòng có thể thấy chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật của toàn khách sạn chưa thật gây ấn tượng mạnh mẽ tới khách hàng. Việc đầu tư vốn để xây dựng, cải tạo và nâng cấp hệ thống trang thiết bị tiện nghi cần phải được tính toán kỹ dựa trên cơ sở nghiên cứu về đặc điểm khách, qui mô khách, và thị trường mục tiêu.
Nội dung thực hiện
- Khu vực ăn uống: trong phòng ăn, phòng tiệc cần trang bị thêm: dụng cụ ăn đồng bộ, sang trọng, lọ hoa tươi cần chú ý hơn nghệ thuật cắm Phòng ăn Á và phòng ăn Âu đã có sự tách biệt nhưng khách sạn nên kết hợp giữa lối trang trí Á Đông và lối trang trí hiện đại có như vậy mới không tạo cảm giác nhàm chán cho khách.
- Trang bị wifi cho toàn bộ tòa nhà, lắp đặt tivi LCD tại các phòng cao cấp, trang bị thêm máy sấy cho các phòng.
- Khu vực khác:
+ Đầu tư xây dựng thêm một số gian hàng bán đồ lưu niệm với qui mô lớn hơn, nhiều mặt hàng, chủng loại đa dạng hơn.
+ Hoàn thiện hệ thống thông tin, trang bị thêm máy vi tính cho hệ thống quản lý khách sạn và máy in, máy fax cho bộ phận Marketing.
Mặc dù chi phí cho hoạt động đầu tư cơ sở vật chất chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi phí của khách sạn nhưng trong điều kiện kinh doanh hiện nay thì việc hoàn thiện cơ sở vật chất này giúp khách sạn khẳng định được uy tín và vị thế của mình trên thị trường. Tạo cho khách hàng sự yên tâm thoải mái khi tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ của khách sạn, nâng cao được sức cạnh tranh của khách sạn trên thị trường. Đây là một hoạt động hữu hiệu giúp khách sạn có thể nâng cao được chất lượng của sản phẩm dịch vụ mà khách sạn cung cấp cho các khách hàng của mình.
Do khách hàng đến với khách sạn thuộc nhiều đối tượng khác nhau nên nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ là khác nhau. Thực tế cho thấy số lượng sản phẩm của khách sạn còn chưa đa dạng và phong phú thể hiện qua số phòng hạng sang của khách sạn còn ít, thực đơn chưa được nghiên cứu thay đổi một cách thường xuyên, số lượng các món ăn cho khách lựa chọn chưa nhiều, các trang thiết bị của dịch vụ bổ sung đã cũ. Bởi vậy để có thể phục vụ tốt hơn nhu cầu khách hàng thì khách sạn nên đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ hơn nữa. ( Khóa luận giải pháp nâng cao cạnh tranh kinh doanh khách sạn )
Do lượng khách công vụ của khách sạn khá đông thường lưu trú dài ngày nên khách sạn có thể cung cấp thêm cho tập khách hàng một số dịch vụ:
- Dịch vụ đánh máy, photocopy vì nếu khách có nhu cầu sao chép, soạn thảo văn bản thì họ phải ra ngoài cửa hàng như vậy bất tiện cho khách.
- Dịch vụ báo chí, sách hướng dẫn du lịch, bản đồ, giấy bút. Những dịch vụ này không những cần thiết cho khách công vụ mà còn phục vụ cho khách du lịch và nhân viên.
- Dịch vụ thể thao giải trí: khách sạn có thể kết hợp với một số cơ sở cung cấp các dịch vụ thể thao như các sân bóng tennis, bể bơi để phục vụ khách khi khách có nhu cầu về thể thao
- Xây dựng hệ thống dịch vụ để có thể đón tiếp và đáp ứng nhu cầu của tập khách du lịch như dịch vụ bán hàng lưu niệm, dịch vụ bán các tour du lịch, dịch vụ hướng dẫn viên du lịch, dịch vụ đặt vé máy bay sao cho phù hợp với quy mô và tập khách mà khách sạn đang nhắm tới. Dịch vụ ăn uống khách sạn nên xây dựng lại thực đơn theo món ăn Á, Âu, theo từng miền và chia thành nhóm món tráng miệng, nhóm món ăn chính, nhóm món ăn khai vị. Ngoài ra có thể kết hợp thực đơn theo ngày. Nếu khách gọi thực đơn theo ngày sẽ được phục vụ nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi do đó sẽ hấp dẫn được khách hơn. Khách sạn cần chủ động trong việc chuẩn bị nguyên liệu.
Khách sạn nên tạo cho mình những sản phẩm đặc trưng, riêng biệt để khách hàng có thể nhận biết và phân biệt với các đối thủ cạnh tranh khác của khách sạn. Như trong kinh doanh lưu trú thì tạo ra loại phòng đặc biệt là phòng chuyên dùng cho khách quen đã ở tại khách sạn làm cho khách hàng có cảm giác quen thuộc như ở nhà mình. Trong kinh doanh ăn uống khách sạn cần tạo ra những món ăn đặc trưng của thành phố biển như bánh đá cua, bánh dày đỗ. Đôi khi các dịch vụ mà khách sạn cung cấp đi cùng với thái độ phục vụ, những dịch vụ phụ thêm, những cải tiến phù hợp với quy mô khách sạn cho phù hợp với sự thay đổi nhu cầu của khách thì đó cũng là giải pháp tạo ra đặc trưng riêng cho sản phẩm của khách sạn.
3.2.2 Xây dựng chính sách giá hợp lý đối với sản phẩm dịch vụ của khách sạn ( Khóa luận giải pháp nâng cao cạnh tranh kinh doanh khách sạn )
Căn cứ thực hiện
Với việc chỉ có 33% lượng khách hài lòng và 3% rất hài lòng với mức giá phòng của khách sạn, điều này chứng tỏ giá phòng vẫn chưa là một điểm mạnh của khách sạn, giá phòng của khách sạn vẫn chưa thật sự cạnh tranh và mang lại nhiều lợi thế cho khách sạn trong việc thu hút khách du lịch
Nội dung thực hiện
Trong kinh doanh, giá cả đồng nghĩa với chất lượng dịch vụ. Điều khó khăn đối với các doanh nghiệp khách sạn là làm sao định giá để vừa thu hút được khách, vừa khẳng định được chất lượng của mình là tốt. Sản phẩm khách sạn là sản phẩm cao cấp. Nhiều khi khách hàng tiêu dùng sản phẩm không chỉ vì nhu cầu mà còn vì muốn khẳng định bản thân. Nhìn chung, khách hàng muốn tiêu dùng sản phẩm giá rẻ với chất lượng tốt. Như vậy muốn sử dụng hiệu quả chính sách giá để làm đòn bẩy cho sự phát triển của khách sạn thì khách sạn cần chú ý các vấn đề sau:
Bộ phận nhà hàng nên tìm và lựa chọn những nguồn cung cấp nguyên liệu với giá cả phù hợp và lên kế hoạch dự trữ mua sắm thực phẩm dựa vào số khách trong khách sạn để có sự ổn định về giá. Cần tránh gây những hiện tượng thất thường tạo cho khách sự thắc mắc khi có sự biến động về giá thì cần thông báo cho khách biết.
* Giá phân biệt theo đối tượng khách
Đối với tập khách hàng công vụ, khách thương gia lưu trú dài ngày ngoài việc khách sạn cần giảm giá phòng từ 15-20%, khách sạn nên cung cấp cho khách một số dịch vụ bổ sung khác với mức giá giảm từ 10-15%.
Khách hàng đến với khách sạn là khách quen ngoài việc được giảm 20% giá phòng như khách sạn đã đưa ra thì khách sạn có thể để khách hưởng thêm một số dịch vụ không mất tiền. Điều này sẽ tạo sự trung thành của khách hàng đến với khách sạn.
Sử dụng chính sách giá phân biệt theo từng đoạn thị trường. Hiện nay khách sạn chưa đưa ra chính sách giá khác biệt cho từng đoạn thị trường do vậy để thu hút khách Trung Quốc, khách nội địa, khách đến từ các nước ASEAN thì khách sạn Đại Dương cần áp dụng chính sách giá thấp hơn từ 5-10% so với các thị trường khách khác để hấp dẫn họ.
* Giá chiết khấu
Khách sạn có thể áp dụng chính sách hạ giá vào thời điểm trái mùa khoảng 20- 30%.
Đối với dịch vụ bổ sung như: massage, xông hơi, khách sạn có thể tăng tỷ lệ giảm giá lên 20% cho khách lưu trú tại khách sạn. Trong những năm trước khách sạn đã trích tỷ lệ phần trăm hoa hồng cho các doanh nghiệp lữ hành, đại lý du lịch hay cung cấp giới thiệu khách cho khách sạn là 10%. Tuy nhiên trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay khách sạn nên đưa ra tỷ lệ hoa hồng cao hơn 5% so với năm trước để đảm bảo việc cung cấp khách cho khách sạn được ổn định và tạo được mối quan hệ trung thành với các công ty du lịch, doanh nghiệp lữ hành.
Kết quả mong đợi
Sau khi biện pháp được thực hiện có thể mang lại một số kết quả:
– Doanh thu lưu trú: tăng 4% (khoảng 135 triệu)
– Doanh thu từ dịch vụ: tăng 7- 10% ( khoảng 60- 85 triệu)
3.2.3 Tăng cường các hoạt động xúc tiến quảng cáo Căn cứ thực hiện giải pháp ( Khóa luận giải pháp nâng cao cạnh tranh kinh doanh khách sạn )
Có tới 27% lượng khách hàng được điều tra trả lời không tìm hiểu về khách sạn Đại Dương và 20% lượng khách tìm hiểu được về khách sạn Đại Dương qua internet trong khi đó có tới 40% lượng khách được hỏi tìm hiểu các thông tin về khách sạn qua internet trước khi đi du lịch.
Có thể nhận thấy là các hoạt động xúc tiến quảng cáo của khách sạn Đại Dương còn khá hạn chế và chưa được quan tâm đúng mực. Trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt hiện nay, hàng loạt các khách sạn mới mọc lên, vì vậy mang hình ảnh của mình tới du khách gần xa thì không còn cách nào khác khách sạn phải đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo của mình.
Nội dung thực hiện
Quan sát nhận xét đánh giá các hoạt động xúc tiến của đối thủ cạnh tranh xem xét đối thủ cạnh tranh xúc tiến như thế nào, tính toán khả năng áp dụng của khách sạn và tiến hành thử nghiệm. Khách sạn tự rút kinh nghiệm cho lần xúc tiến sau.
-Về hoạt động quảng cáo: Khách sạn cần có kế hoạch chi tiết cho những đợt xúc tiến quảng cáo theo một số yếu tố:
+ Phương tiện quảng cáo: Cần lựa chọn phương tiện phù hợp với quy mô, tiềm lực của khách sạn và đối tượng khách hàng, xây dựng trang web riêng của công ty, có thể quảng cáo trên truyền hình, vì thực tế trong những năm qua khách sạn chưa quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo qua 1 số dịch vụ vận tải hành khách như ga Hải Phòng, các hãng xe khách Hoàng Long, Thanh Long
+Hình thức quảng cáo: khách sạn có thể kết hợp với các đối tác trong việc cùng tham gia chương trình quảng cáo. Khách sạn nên kết hợp với các hãng du lịch, các khách sạn. Theo giải pháp này thì các bên vừa quảng cáo cho sản phẩm của mình vừa quảng cáo cho sản phẩm của đối tác, do đó tiết kiệm được chi phí quảng cáo và cùng nhau trên trận tuyến cạnh tranh với các đối thủ khác. Khách sạn có thể sử dụng các biểu ngữ, băng rôn quảng cáo tại khách sạn nhằm thu hút khách ở ngoài đến sử dụng những dịch vụ trong khách sạn.
+Nội dung của quảng cáo: cung cấp thông tin về giá và các hoạt động khuyến mãi về các sản phẩm của khách sạn. Vì vậy cần chú trọng đưa ra các sản phẩm đặc trưng, những sản phẩm mới, thái độ phục vụ, kinh nghiệm của những người đã sử dụng dịch vụ của khách sạn với mục đích giới thiệu và kích thích sự tò mò, sự tin tưởng vào sản phẩm dịch vụ của khách sạn.
+ Thời gian quảng cáo: cần định trước thời điểm để tiến hành các chương trình quảng cáo nên quảng cáo vào đầu thời vụ du lịch, thời gian quảng cáo có thể là một tuần hay một tháng tuỳ theo kinh phí mà khách sạn có được.
+Chu kì quảng cáo: khách sạn nên chọn cường độ quảng cáo phù hợp tránh sự khó chịu cho khách. Trước thời vụ kinh doanh có thể quảng cáo dồn dập để tạo được sự quan tâm, để ý của khách, sau đó nên tiến hành hoạt động quảng cáo nhắc lại để khách biết thông tin về sản phẩm của khách sạn. Lúc vào thời điểm chính vụ khoảng tháng 1, tháng 2 đầu năm khách sạn cũng nên quảng cáo dồn dập vì đây là thời điểm khách hàng tiến hành các hoạt động đặt chỗ.
KẾT LUẬN ( Khóa luận giải pháp nâng cao cạnh tranh kinh doanh khách sạn )
Được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1999 cho tới nay, với hơn chục năm kinh doanh lĩnh vực lưu trú, Công ty Cổ phần Khách sạn Du Lịch Đại Dương đã dần khẳng định được chỗ đứng của mình trong lĩnh vực kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố.
Qua kết quả nghiên cứu việc nâng cao sức cạnh tranh của khách sạn Đại Dương, kết quả mà đề tài này đã đạt được đó là:
- Hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản về khách sạn, kinh doanh khách sạn và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn.
- Khảo sát thực trạng của khách sạn Đại Dương, đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức với khách sạn, từ đó rút ra kết luận về năng lực cạnh tranh của khách sạn
- Trên cơ sở phân tích thực trạng, đánh giá được các điểm mạnh, điểm yếu của khách sạn, từ đó với mỗi điểm mạnh, điểm yếu đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của khách sạn Đại Dương.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ngày càng gay gắt, các khách sạn nói chung và khách sạn Đại Dương nói riêng luôn luôn phải ý thức được nâng cao khả năng cạnh tranh mình đế giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Trong điều kiện kiến thức để viết chuyên đề còn có hạn, em xin đưa ra một số giải pháp cho những vấn đề nêu trên, hi vọng những ý kiến này sẽ góp phần nào nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Đại Dương:
- Nâng cao cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ
- Xây dựng chính sách giá hợp lý đối với sản phẩm dịch vụ của khách sạn
- Tăng cường các hoạt động xúc tiến quảng cáo
Em hy vọng với những nội dung của đề tài nêu ra sẽ đóng góp vào việc nâng cao sức cạnh tranh của khách sạn Đại Dương. Từ đó giúp cho khách sạn mở rộng được thị trường, làm tăng uy tín và vị thế của khách sạn trên thị trường. Em xin bày tỏ lòng kính trọng và cảm ơn tới thạc sĩ Nguyễn Hoàng Đan cùng các thầy cô giáo trong bộ môn quản trị kinh doanh Trường Đại học dân lập Hải Phòng đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường và hoàn thành bản luận văn này. Do trình độ lý luận còn hạn chế và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên bài viết không tránh khỏi thiếu sót và khiếm khuyết. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và bạn đọc.
Mời bạn tham khảo thêm:
→ Khóa luận nâng cao năng lực cạnh tranh kinh doanh khách sạn
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietthuethacsi.com/ – Hoặc Gmail: dicvuluanvanthacsi@gmail.com
[…] → Khóa luận giải pháp nâng cao cạnh tranh kinh doanh khách sạn […]