Khóa luận: Giải pháp quản lý chất thải rắn bảo vệ môi trường, nhằm phân tích khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố là rất lớn, việc thu gom và vận chuyển rác thải còn nhiều hạn chế và bất cập, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân. Bởi vậy, việc quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hải Phòng nói chung, quận Lê Chân nói riêng là hết sức cần thiết và cấp bách. Dưới đây là bài mẫu đề tài: Tìm hiểu hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Quận Lê Chân Hải Phòng từ bài luận xác định rõ tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sống, lãnh đạo Quận Lê Chân đã có các chính sách, biện pháp bảo vệ và giải quyết các vấn đề về môi trường.
Nội dung chính
3.1. Thu gom và phân loại chất thải rắn tại nguồn
Phân loại chất thải rắn tại nguồn trước khi thu gom là bước quan trọng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt của khu dân cư.
3.1.1. Thu gom và phân loại chất thải rắn để tái sinh
Phân loại các thành phần chất thải rắn bao gồm giấy loại, carton, lon nhôm, thùng nhựa tại nguồn phát sinh là một trong những phương thức hiệu quả nhất để thu hồi và tái sử dụng vật liệu. Khi các thành phần chất thải đã được tách riêng, vấn đề đặt ra là chủ hộ sẽ giải quyết các thành phần này như thế nào cho đến khi chúng được thu gom? Đề nghị các chủ hộ lưu trữ những thành phần đã phân loại ở nhà họ và chuyển định kỳ đến các thùng chứa chất thải đã phân loại.
3.1.2. Thu gom và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình
Có nhiều cách phân loại nhà ở khu dân cư, tuy nhiên, phân loại theo số tầng là cách phù hợp nhất đối với mục đích quản lý và phân loại chất thải rắn ở các hộ gia đình. Theo cách phân loại này, nhà thấp hơn 4 tầng được gọi là nhà thấp tầng, nhà từ 4 đến 7 tầng được gọi là trung bình, và nhà cao hơn 7 tầng được gọi là nhà cao tầng. Các nhà thấp tầng còn có thể phân thành căn hộ riêng rẽ, dãy các căn hộ riêng rẽ, và căn hộ nhiều gia đình. ( Khóa luận: Giải pháp quản lý chất thải rắn bảo vệ môi trường )
Đối với những hệ thống có phân loại chất thải, phần chất thải rắn còn lại sau khi đã tách riêng những thành phần có khả năng tái sinh tái sử dụng, được chứa trong những thùng chứa lớn hơn. Thành phần đã tách riêng được chứa trong những thùng chứa đặc biệt hoặc các túi. Ở một số khu dân cư, máy ép được dùng để làm giảm thể tích chất thải thu gom. Chất thải sau khi ép được chứa trong các thùng hoặc túi nhựa hàn kín. Cư dân có trách nhiệm mang thùng chứa rác và thùng chứa chất thải đã tách riêng để tái sinh tái sử dụng đến lề đường nơi thu gom chất thải. Nhiều hệ thống thu gom khác nhau, có và không có tái sinh chất thải được trình bày tóm tắt trong
Lưu trữ ngoài trời/thu gom bằng thiết bị cơ khí. Ở nhiều căn hộ thấp tầng và trung bình, các thùng chứa lớn được đặt bên ngoài ở khu vực có rào chắn đặc biệt Các thùng chứa lớn này được đổ vào các xe thu gom có trang bị thiết bị cơ khí. Những thùng chứa chất thải tái sinh thường đặt ở gần hoặc trong khu vực chứa rác. Cư dân mang chất thải và những vật liệu tái sinh đến khu vực chứa rác và đổ vào các thùng tương ứng theo quy định. Trong trường hợp cần thiết, nhân viên bảo trì có trách nhiệm mang các thùng chứa đến nơi thu gom. Cũng tương tự như trên, nhân viên bảo trì có nhiệm vụ thu gom chất thải và vật liệu tái sinh ở bên ngoài cửa, lối đi của các căn hộ hoặc phòng chung của mỗi tầng.
3.2 Giải pháp phân loại rác tại nguồn
Để đảm bảo xử lý rác có hiệu quả cần phải có biện pháp phân loại rác từ khâu phát sinh, đến khâu thu gom, vận chuyển. Đặc biệt là phân loại rác ngay tại nguồn phát sinh.
Thực hiện phân loại CTRSH ngay tại các hộ gia đình: mỗi gia đình cần được trang bị ít nhất 2 túi màu đựng rác riêng biệt để tách các chất thải vô cơ (sành sứ, thủy tinh, nilon,…) và chất thải hữu cơ (rau, củ, quả, thực phẩm thừa,…).
Tại các trường học, bệnh viện, chợ, khu thương mại, nơi công cộng trang bị 3 loại thùng rác có màu sắc khác nhau để phân loại rác:
- Thùng màu xanh: chứa rác hữu cơ dễ phân hủy như rau quả, thực phẩm, lá cây, sản phẩm nông nghiêp,…
- Thùng màu đỏ: chứa rác tái chế như giấy vụn, nhựa, da, cao su, thủy tinh, kim loại,… ( Khóa luận: Giải pháp quản lý chất thải rắn bảo vệ môi trường )
- Thùng màu đen: chứa các loại rác khác như tro, gạch, sành sứ, vải, bao bì, nilon,…
Việc phân loại rác tại nguồn giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí quản lý, xử lý CTRSH. Giảm quy mô xây dựng và vận hành bãi chôn lấp rác vì không phải chôn lấp một lượng lớn rác hữu cơ và rác có thể tái chế, tái sử dụng. Giảm ô nhiễm môi trường đáng kể.
Việc phân loại rác tại nguồn còn mang lại hiệu quả kinh tế cao từ việc sản xuất phân hữu cơ phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Vấn đề hiện nay là cần có một nhà máy tái chế rác phục vụ nhu cầu tái chế rác thải của quận. tạm thời thì lượng rác này được thu gom và bán cho các cơ sở kinh doanh phế liệu.
Cần phải nói đến hiệu quả lớn nhất mà việc phân loại rác tại nguồn đem lại là chúng ta có thể kiểm soát ô nhiễm môi trường một cách tốt hơn, từ đó đem lại hiệu quả về mặt kinh tế – xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Có thể bạn quan tâm:
3.3 Giải pháp cải thiện công tác thu gom, vận chuyển
Công tác thu gom, vận chuyển CTRSH là một khâu quan trọng trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường quận. Hiện nay việc thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn quận còn rất lạc hậu, chủ yếu phải sử dụng sức người: rác sau khi được thu gom bằng xe đẩy tay được vận chuyển đến các điểm trung chuyển rồi xúc thủ công lên ô tô. Phương pháp này mất rất nhiều thời gian, công sức và không đảm bảo sức khoẻ cho người công nhân, ngoài ra rác đổ trực tiếp xuống đường còn gây mất mỹ quan đô thị. Vì vậy, phương thức thu gom, vận chuyển này cần phải được cải tiến. Để có thể đưa ra được một phương án thu gom, vận chuyển chất thải vừa đảm bảo vấn đề môi trường, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, thành phố Hải Phòng cùng với UBND Quận Lê Chân Thành Phố Hải Phòng cần có quy hoạch tổng thể cho việc đầu tư mua sắm thêm các trang thiết bị thu gom, vận chuyển rác thải theo công nghệ tiên tiến như máy kéo, xe tải, các xe ép rác có trọng tải lớn, xe có cần nâng để lấy rác trực tiếp từ các xe đẩy tay, giảm được khâu xúc rác thủ công từ dưới lòng đường lên trên xe tải. Sử dụng phương tiện này có thể giảm bới sức người và rút ngắn thời gian lấy rác, vận chuyển rác, đồng thời vấn đề vệ sinh môi trường cũng được cải thiện.
- Đối với công nhân thu gom phải được trang bị đầy đủ kiến thức cũng như trang thiết bị để có thể phân loại rác ngay khi thu gom ví dụ như xe thu gom rác phải có các ngăn phụ chứa rác thải nguy hại hay các bao túi treo ở xe để phân loại các loại rác…
3.4 Giải pháp cải thiện công tác xử lý ( Khóa luận: Giải pháp quản lý chất thải rắn bảo vệ môi trường )
Hiện nay, trên địa bàn quận mới chỉ áp dụng biện pháp xử lý CTRSH bằng chôn lấp tạm thời, không đúng yêu cầu kỹ thuật của chôn lấp hợp vệ sinh nên hiệu quả xử lý chưa cao gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và sức khỏe cộng đồng dân cư. Để đảm bảo vệ sinh môi trường cần áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp và đúng kỹ thuật. Cần thiết phải xây dựng khu xử lý rác thải tập trung của quận hợp vệ sinh, áp dụng các biện pháp triệt để nhất ít gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh khu vực bãi chôn lấp và mạch nước ngầm.
Cải tạo lại các bãi chôn lấp bằng cách: tiến hành đào kênh mương thu nước rỉ rác, nước mưa chảy tràn xung quanh bãi chôn lấp về hồ chứa tập trung để xử lý.
Cần phải vận hành bãi theo đúng quy định về bãi chôn lấp hợp vệ sinh.
- Sau khi san, gạt, đầm, nén tiến hành phủ lớp đất dày 40
- Các loại rác được chôn lấp phải là loại rác sinh hoạt thông thường không lẫn với rác thải công nghiệp có thành phần nguy hại.
- Bãi chôn lấp hợp vệ sinh phải được lắp đặt hệ thống thu khí gas và nước rỉ rác, nước rác được xử lý thường xuyên để đảm bảo yêu cầu nguồn nước đầu ra đạt tiêu chuẩn cho phép.
Do đặc điểm chất thải rắn sinh hoạt của Quận Lê Chân Thành Phố Hải Phòng có thành phần chất hữu cơ cao, vì vậy sau khi phân loại rất thích hợp làm phân bón, sử dụng phương pháp này sẽ giảm diện tích chôn lấp chất thải rắn, hạn chế sự ô nhiễm môi trường. Mặt khác, Quận Lê Chân Thành Phố Hải Phòng đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ nhưng quận vẫn chú trọng ngành nông nghiệp vì thế rất cần nguồn cung cấp phân hữu cơ để đảm bảo nông nghiệp phát triển ổn định và bền vững. Trong tương lai, lượng CTRSH của quận thải ra ngày càng cao, để giải quyết triệt để những tồn tại hiện nay của CTRSH, UBND quận cần có những giải pháp xây dựng cơ sở chế biến chất thải rắn sinh hoạt thành phân hữu cơ, góp phần tiết kiệm đất xây dựng và tăng tuổi thọ cho bãi chôn lấp chất thải rắn.
3.5 Biện pháp giáo dục ý thức cộng đồng ( Khóa luận: Giải pháp quản lý chất thải rắn bảo vệ môi trường )
Công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động cộng đồng giữ gìn vệ sinh môi trường, thực hiện tốt việc phân loại chất thải tại nguồn là công tác cần được quan tâm hàng đầu nhằm tạo ý thức và thói quen cho người dân. Các biện pháp cần áp dụng trong công tác giáo dục cộng đồng như sau:
- Thay đổi thói quen tiêu thụ sản phẩm trong xã hội.
- Xử lý hành chính, xây dựng khung tiền phạt cao để đánh vào kinh tế để người dân không tái phạm có như thế mới thực hiện được công tác làm môi trường sạch đẹp trang thiết bị camera quan sát đường phố để phát hiện và xử lí những người sử dụng các sản phẩm từ nhựa vứt bừa bãi số tiền thu được sẽ thu lại và đóng góp vào việc các công tác bảo vệ môi trường
- Tăng các hình thức để người dân sử dụng túi nylon ít đi bằng cách đánh thuế thật nặng các công ty sản xuất túi nylon khiến giá thành cao và người dân sẽ phải đắn đo trong việc sử dụng túi nylon thay vào đó sẽ dung các loại sản phẩm túi khác.. khiến cho các công ty sản xuất túi nylon phải đề ra các phương án sử dụng nguyên liệu để than thiện và dễ phân hủy trong môi trường.
- Trang bị bảo hộ lao động khi thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải.
- Phát động phong trào toàn dân bảo vệ môi trường, xây dựng phường, xã đạt tiêu chuẩn môi trường. Giải pháp này bao gồm vận động toàn dân tham gia bảo vệ môi trường, duy trì phát triển phong trào, hàng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm cho các năm
- Xây dựng hộ gia đình xanh sạch đẹp, gia đình sinh thái, lồng ghép trong hoạt động của phong trào toàn dân bảo vệ môi trường. Hàng năm xét công nhận danh hiệu và khen thưởng xã, phường, hộ gia đình làm tốt công tác bảo vệ môi trường và coi đây là một trong những tiêu chí công nhận xã, phường, hộ gia đình văn hoá.
- Phát huy tối đa hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng: truyền thanh, truyền hình, báo chí,… trong việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường của nhân dân. Tổ chức biên soạn nội dung chương trình phát thanh, truyền thanh phong trào toàn dân bảo vệ môi trường, nêu gương điển hình trong hoạt động bảo vệ môi trường, phổ cập, cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường…
- Tăng cường giáo dục môi trường trong các trường học. Lồng ghép các kiến thức môi trường một cách khoa học với khối lượng hợp lý trong các chương trình giáo dục của từng cấp học. Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức tự giác bảo vệ môi trường, tình yêu thiên nhiên, đất nước của học sinh tại các trường học.
- Huấn luyện, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công tác quản lý CTRSH: tổ chức đào tạo lại, đào tạo mới, hình thành đội ngũ cán bộ chuyên ngành tại Quận bằng các khóa học trong nước và nước ngoài.
- Trao đổi về cách quản lý của các Quận khác, các nước khác để học tập kinh nghiệm và áp dụng những công nghệ mới vào địa phương nhằm giảm thiểu ô nhiễm tại địa phương.
Có thể nói them tại những đất nước phát triển ví dụ như nhật người ta cũng cố một sô biện pháp như sau:
Cách đây hơn 10 năm, thành phố Naha, tỉnh Okinawa (Nhật Bản) gặp một số vấn đề lớn về rác thải khi các trung tâm thiêu hủy rác thải đã quá cũ kỹ, diện tích chôn lấp rác ngày càng hạn hẹp, lượng rác thải hàng năm ngày càng tăng. Chính quyền thành phố Naha đã nghiên cứu cách thức giảm thiểu rác thải như: thu rác tại gia đình, tính lệ phí theo lượng rác thải; vận hành chính quyền theo nguyên tắc người dân, doanh nghiệp cùng phối hợp.
3.6 Xây dựng chế tài phân loại thu gom và trung chuyển rác thải cũng như xử lý rác thải được tốt hơn: ( Khóa luận: Giải pháp quản lý chất thải rắn bảo vệ môi trường )
- Đối với trường học, cơ quan, công sở, TTTM, công ty TNHH kí cam kết thực hiện vệ sinh môi trường xanh – sạch – đẹp thực hiện phân loại rác thải ngay tại nguồn, nếu như các đối tượng trên không thực hiện được thì công ty môi trường đô thị sẽ không thu gom và chuyển rác thải ở đó.
- Đối với chợ dân sinh Ban quản lí chợ sẽ kí cam kết về vệ sinh môi trường những hộ dân trong chợ hoặc tại mặt bằng của chợ phải đảm bảo thực hiện phân loại rấc. tuy nhiên đối với chợ dân sinh thì việc phân loại chất thải là khá dễ dàng tại tập trung chủ yếu thành phần của rác là chất hữu cơ và túi
- Tại các khu dân cư sinh sống cần phải phân loại rác thải ngay tại nguồn.
Tất cả những nơi nào có hành vi không làm đúng theo qui định sẽ có những hình thức xử phạt để nâng cao ý thức của khu vực.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết Luận: ( Khóa luận: Giải pháp quản lý chất thải rắn bảo vệ môi trường )
-Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Lê Chân chúng tôi đi đến kết luận như sau:
+Lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Lê Chân là 252 tấn/ngày,trung bình mỗi năm tăng khoảng 10-12% so với trước đó.
+Tốc độ phát sinh chất thải rắn khoảng 0.65 kg/người/ngày.
+Nguồn phát sinh rác thải ở các công sở trường học, khu công cộng là cao hơn so với các nguồn khác qua từng năm cho nên rất dễ dàng cho việc giảm thiểu sử dụng các biện pháp phân loại ngay tại nguồn dễ dàng.
+Rác thải thu gom tại các khu dân cư,đường phố,ven đô đạt khoảng 82%
+Rác thu gom tại các khu trung chuyển đạt 95%
+Công ty môi trường đô thị chưa lắp đặt hệ thống thùng rác trên các tuyến đường phố,công viên nên tình trạng người dân vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định vẫn tiếp diễn.
+Một số trạm trung chuyển chưa đạt tiêu chuẩn thiết kế,vệ sinh,vị trí hoat động như : không có tường bao quanh, nước rác thải chưa được xử lý triệt để làm ảnh hưởng đến môi trường nước, đất của khu vực dân cư xung quanh.
+Vẫn còn tình trạng rác thải được thu gom tại trạm tập kết tạm thời làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu dân cư và cảnh quan môi trường đô thị.
2 Kiến nghị: ( Khóa luận: Giải pháp quản lý chất thải rắn bảo vệ môi trường )
-Để nâng cao hiệu quả của việc quản lý chất thải rắn tại quận Lê Chân,một số ý kiến dựa trên các kêt quả khảo sát thực tế như sau :
+Khuyến khích giải thích cho người dân về vấn đề phân loại rác tại nguồn và lợi ích của việc phân loại đó.
+Phối hợp các cơ quan chức năng như công ty môi trường đô thị, sở tài nguyên môi trường nhằm quản lý chất thải rắn sinh hoạt tốt hơn như xây dựng chế tài xử phạt nặng về hành chính để nâng cao ý thức người dân. Đánh thuế nặng các công ty cơ sở sản xuất túi nilon để giảm thiểu người sử dụng bắt các doanh nghiệp sản xuất phải thay đổi nguyên liệu thân thiện với môi trường.
+Cần khảo sát để hiểu thêm lộ trình tuyến thu gom CTRSH tại khu vực địa bàn quận
+ Bổ sung thêm trang thiết bị máy móc hỗ trợ cho công tác thu gom vì số lượng xe thu gom đẩy tay,xe ép rác có bộ phận gắn cơ giới vẫn còn thiếu.
Mời bạn tham khảo thêm:
→ Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn nhằm bảo vệ môi trường
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietthuethacsi.com/ – Hoặc Gmail: dicvuluanvanthacsi@gmail.com
[…] → Khóa luận: Giải pháp quản lý chất thải rắn bảo vệ môi trường […]